Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú

LỜI NÓI ĐẦU Một doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu đặt lên hàng đầu là lợi nhuận, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất. Để giải quyết vấn đề đó có rất nhiều biện pháp được các nhà sản xuất kinh doanh đặt ra như: Tăng giá bán, tăng số lượng sản phẩm, marketing, tăng vòng quay của vốn, giảm chi phí sản xuất Để tìm được chỗ đứng trên thị trường, các doanh nghiệp đã từng bước mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và giảm tối thiểu chi phí nhằm h

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạ đến mức thấp nhất giá thành của sản phẩm. chính vì thế, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất nhìn chung chiếm một tỷ lệ lớn trong toàn bộ các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung khi được tập hợp theo phạm vi giới hạn và được tính toán cho các đối tượng liên quan gọi là giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp giảm bớt được chi phí sản xuất sẽ góp phần hạ giá thành, làm tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. điều đó đặt ra cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một nhiệm vụ quan trọng và nó có ý nghĩa to lớn trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất: phản ánh, kiểm soát chi phí sản xuất, từ đó cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú, tôi đã thấy công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trên cở sở những ý kiến thu được từ học tập, nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo: TS - Phạm Thị Bích Chi và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, các chị phòng kế toán công ty tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “ Hoàn thiện Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú“. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1 - Tổng quan về Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. Chương 2 - Thực trạng kế toán tập hợp hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. Chương 3 - Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. Do thời gian thực tập không nhiều và nhất là những hạn chế về trình độ và kinh nghiệm thực tế, tôi chắc rằng chuyên đề thực tập còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cũng như của các cán bộ kế toán trong Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú để chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PLASTIC VĨNH PHÚ. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, được thành lập theo Quyết định số: 01/GP-PT ngày 04/01/2005 của UBND tỉnh Phú Thọ với số vốn 100% vốn Hàn Quốc. Công ty có trụ sở tại: Số 5 - phường Bến Gót - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Tổng Giám đốc công ty là Ông: Kim Joo Yuong người Hàn Quốc. Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú tiền thân là công ty Liên doanh Plastic Vĩnh Phú, là công ty liên doanh giữa Công ty thương mại Sông Lô (Việt Nam) và Công ty SungLip (Hàn Quốc). Công ty Liên doanh Plastic Vĩnh Phú được thành lập theo quyết định số: 1434/BKH&ĐT ngày 29/11/1995 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chính thức đi vào sản xuất từ ngày 01/01/1998 với tỷ lệ vốn góp là 50/50. (Việt nam 50% và Hàn Quốc 50%). Từ ngày 01/03/2000 trở về trước Công ty là đơn vị trực thuộc Công ty thương mại Sông Lô thuộc quản lý của Sở thương mại và du lịch Phú Thọ. Từ sau ngày 01/03/2000 công ty tách ra thành đơn vị hạch toán độc lập và sau ngày 04/01/2005 công ty đổi tên giao dịch thành Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú theo tên gọi mới. Từ khi còn là Công ty Liên doanh Plastic Vĩnh Phú, công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh như: - Chưa có kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chưa tạo được uy thế cho riêng mình. - Do liên doanh liên kết với công ty nước bạn là một hình thức mới, giám đốc là người Hàn Quốc công nhân là người Việt Nam, do vậy cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc giao tiếp hàng ngày, đồng thời chưa tạo được mối quan hệ thân thiện giữa công nhan và cán bộ quản lý người Hàn Quốc do chưa hiểu rõ phong tục tập quán của nhau. Do mới đi vào sản xuất nên chi phí bỏ ra ban đầu lớn cho toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật máy móc thiết bị văn phòng và nhà xưởng nên chi phí khấu hao cao điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, sản phẩm kinh doanh của Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú.. Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú hoạt động với nghành nghề kinh doanh chủ yếu là tấm thảm trải nền PVC. Với lực lượng lao động toàn công ty là 180 người, trong đó có 8 chuyên gia người Hàn Quốc trực tiếp hướng dẫn sản xuất, cử nhân Kế toán có 3 người, cử nhân kinh tế có 12 người, trung cấp các ngành có 24 người. Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh căn cứ vào các chế độ chính sách của nhà nước, các quy chế và quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhằm phát huy tính sáng tạo, trình độ và năng lực của đơn vị mình. Nguyên tắc quản lý tài chính tập trung, dân chủ, công khai và tôn trọng pháp luật. 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. Là một công ty nhỏ sản xuất với quy mô nhỏ nên dây truyền cũng đơn giản gọn nhẹ, phù hợp với diện tích đất đai nhà xưởng và quy mô quản lý. Công nghệ bao gồm một dây truyền sản xuất được nhập khẩu từ Hàn Quốc; Máy trộn, máy cán luyện, máy cán tấm, máy in hoa và máy đóng gói. Sơ đồ 01 - Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ trộn Tổ cán luyện Tổ cán tấm Tổ đóng gói Tổ in hoa Công suất hoạt động thực tế tối đa của máy móc thiết bị là: 1.200.000m thành phẩm / tháng (số lượng quy chuẩn theo hệ số của công ty). Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty: Đây là sản phẩm dùng để thay thế cho gạch lát nền cho nên sản phẩm cũng đòi hỏi phải có độ bền nhất định. Sơ đồ 02 - Quy trình công nghệ của thành phẩm gồm 4 lớp. Tấm Nilon Tấm lót Giấy in In hoa Tấm lót: Đây là mặt dưới cùng của sản phẩm được làm từ SCRAT, CaCO3, và ST ACID có đặc điểm làm cho sản phẩm có độ dày, mỏng hoặc là cứng, mềm theo yêu cầu của khách hàng. Mặt tấm lót có độ sần không tạo được mặt phẳng. Giấy in: Dùng để ép lên mặt trên của tấm lót lấy mặt phẳng để in. In hoa: Sau khi tấm lót và giấy in được ép vào nhau thì sản phẩm sẽ được in hoa theo các mẫu trong Cataloge. Tấm Nilon: Muốn cho sản phẩm có độ bóng,đẹp và không bị phai màu. Nên công ty đã dùng tấm Nilon ép lên mặt sản phẩm tạo độ bóng đẹp cho sản phẩm. 1.2.3. Đặc điểm thị trường sản phẩm của công ty, quan hệ của công ty với các bên liên quan. Đặc điểm thị trường sản phẩm của công ty. Sản phẩm là tấm thảm PVC trải nền. 80%sản phẩm là xuất khẩu còn lại 20% là tiêu thụ trong nước, thị trường tiêu thụ chính ổn định. Cụ thể các nước: Malaysia, Indonesia, Philipine, Singapo, Mianma, Thái Lan...Vì là thị trường khó tính nên công ty cũng cần phải nghiên cứu kỹ các chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trước khi sản phẩm được tung ra thị trường. Quan hệ của công ty với các bên liên quan: + Quản lý Nhà nước + Ngân hàng: + Nhà cung cấp: 1.2.4. Hiệu quả hoạt động của công ty một số năm gần đây. Tuy nhiên tập thể công nhân và cán bộ công ty luôn luôn cùng nhau cố gắng để đạt kết kết quả kinh doanh là tốt nhất. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây doanh thu và lợi nhuận của công ty đã tăng lên đáng kể, Bảng số 1: (Trang bên) Bảng số: 01- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm. Đơn vị tính: đồng TT Chỉ tiêu Mã số Ghi chú Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu 01 16 115.352.882.087 117.887.150.845 142.044.033.215 Trong đó:Doanh thu hàng xuất khấu 02 85.974.037.828 88.919.599.025 111.050.704.315 Các khoản giảm trừ 03 233.400.000 74.279.900 46.206.375 Giảm giá hàng bán 06 233.400.000 74.279.900 46.206.375 Hàng bán bị trả lại 07 - - - Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp 08 - - - Thuế xuất khẩu phải nộp 09 - - - 1 Doanh thu thuần 10 115.119.482.087 117.812.870.945 141.997.826.840 2 Giá vốn hàng bán 11 97.221.722.761 96.441.622.782 120.538.850.445 3 Lợi nhuận gộp 20 17.897.759.326 21.371.248.163 21.458.976.395 4 Doanh thu hoạt động tài chính 21 58.492.020 6.806.094 663.470.266 5 Chi phí tài chính 22 6.184.517.755 997.811.771 902.225.611 Trong đó: lái vay phải trả 23 2.271.537.823 954.578.105 315.212.168 6 Chi phí bán hàng 24 17 6.756.785.681 7.576.306.774 7.297.574.572 7 Chi phí quản lý DN 25 18 1.614.092.118 1.543.549.408 1.810.263.154 8 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 30 3.400.855.792 11.260.386.304 12.112.383.324 9 Thu nhập khác 31 154.800.023 - 171.881.075 10 Chi phí khác 32 779 - 11 Lợi nhuận khác 33 154.799.244 - 171.881.075 12 Tổng lợi nhuận trước thuế 40 3.555.655.036 11.260.386.304 12.284.264.399 13 Thuế TNDN phải nộp 41 - - - 14 Lợi nhuận sau thuế 50 3.555.655.036 11.260.386.304 12.284.264.399 Nhìn vào số liệu biểu số 01 ta so sánh như sau: Qua biểu số: 01 ta thấy tổng doanh thu trong năm 2005 tăng so với năm 2004 là: 2.534.268.758 đồng tương ứng với tỷ lệ: 2,20%. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là: 24.156.882.370 đồng, tương ứng với tỷ lệ: 20,49%. Doanh thu tăng chủ yếu là tăng doanh thu hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng xuất khẩu đi các nước với thị trường khó tính như: Malẫyi, Indonẽia, Philipine, Singgapore... Qua đó ta thấy số hàng giảm giá của năm 2005 so với năm 2004 giảm: 159.120.100 đồng tương ứng với tỷ lệ: 68,17%, năm 2006 so với năm 2005 giảm: 28.073.525 đồng tương ứng với tỷ lệ: 37,79%. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 tăng lên so với năm 2005: -7.859.530.512 đồng tương ứng với tỷ lệ: 231,10% và năm 2005 tăng 851.997.020 đồng tương ứng với tỷ lệ: 7,56% đây là kết quả cố gắng nỗ lực toàn thể CBCNV trong công ty, cũng như phương pháp quản lý của Giám đốc tạo một bước chuyển hướng quan trọng vượt bậc trong 3 năm qua. 1.2.5. Phương hướng phát triển của công ty. Trong một vài năm tới công ty luôn luôn hướng tới các thị trường khó tính, đòi hỏi quy trình công nghệ hiện đại nên hiện nay công ty cũng đang muốn nghiên cứu và thực hiện các công nghệ đó để có thể ứng dụng vào thực tế mà đòi hỏi sản phẩm không làm mất thị trường. Đặc biệt là các sản phẩm thảm trần và thyamr tường. Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn hiện đại để đưa được vào các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, Anh… 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 1.3.1. Đặc điểm lao động và cơ cấu lao động trong công ty. Với lực lượng lao động toàn công ty là 180 người, trong đó có 8 chuyên gia người Hàn Quốc trực tiếp hướng dẫn sản xuất, cử nhân Kế toán có 3 người, cử nhân kinh tế có 12 người, trung cấp các ngành có 24 người. 1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty. Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh căn cứ vào các chế độ chính sách của nhà nước, các quy chế và quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhằm phát huy tính sáng tạo, trình độ và năng lực của đơn vị mình. Nguyên tắc quản lý tài chính tập trung, dân chủ, công khai và tôn trọng pháp luật. (Sơ đồ 03 - Trang bên) Sơ đồ 03 - Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Ban Giám đốc Văn phòng Nhà máy sản xuất Văn phòng xưởng Xưởng sản xuất Tổ đóng gói Tổ In hoa Tổ cán tấm Tổ cán luyện Tổ trộn Phòng tổ chức Phòng kế toán Phòng XNK Cơ cấu tổ chức hành chính công ty được bố trí gồm: Ban giám đốc văn phòng và nhà máy sản xuất, có chức năng nhiệm vụ như sau: - Ban Giám đốc: Là những người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty chịu trách nhiệm trực tiếp về sản xuất, hiệu quả kinh doanh. Ban giám đốc còn trực tiếp chỉ huy văn phòng và nhà máy sản xuất, là người đưa ra đường lối, phương hướng chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty. - Văn phòng: + Phòng Tổ chức hành chính: Tổ chức, tuyển chọn lao động theo kế hoạch được giao. Giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động theo đúng chế độ nhà nước quy định như: Lương, thưởng, phúc lợi, đào tạo...Tổ chức bố trí cán bộ phòng ban, tổ chức nhân sự trong công ty, nghiên cứu bố trí mức phù hợp giữa số lượng lao động và khối lượng công việc. Duy trì hoạt động của các tổ chức, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong công ty. + Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi công ty, hạch toán chi phí sản xuất: Đầu vào, đầu ra, hạch toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên, theo dõi các khoản thanh toán với người mua, người bán, xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, làm báo cáo quyết toán theo chế độ báo cáo kế toán của Nhà nước. Giúp lãnh đạo những thông tin kinh tế cần thiết, hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách như chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính. Lập kế hoạch về tài chính hàng năm cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. + Phòng XNK: Làm công tác hoàn tất các thủ tục nhập khẩu NVL, xuất khẩu sản phẩm, thủ tục hải quan...Vì có đến hơn 70% tổng sản phẩm được xuất khẩu và hơn 80% NVL phải nhập khẩu, do vậy nhiệm vụ của phòng XNK là vô cùng quan trọng. - Nhà máy sản xuất: + Văn phòng xưởng: Nhận nhiệm vụ trực tiếp kế hoạch sản xuất của tổng giám đốc, và phải cáo số liệu hàng tồn trong kho và mẫu mã chủng loại theo đơn đặt hàng. Tiếp nhận các mẫu khi có đơn hàng được chuyển xuống và chuyển xuống xưởng sản xuất thực hiện các đơn đặt hàng. + Xưởng sản xuất: Tại đây trực tiếp tiếp nhận các đơn hàng, thực hiện quá trình sản xuất theo mẫu của đơn hàng. - Tổ trộn: Nghiên cứu pha trộn NVL theo tỷ lệ phù hợp, chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào bước đầu tiên này. Sau khi trộn NVL sẽ được chuyển sang tổ cán luyện. - Tổ cán luyện: Có nhiệm vụ nghiền, nấu chín các loại NVL đã trộn. Kỹ thuật ở bước này đòi hỏi rất chính xác, nhiệt độ nấu luôn phải ở mức từ 180 đến 200°C, nếu cao hơn nhiệt độ cho phép, hỗn hợp sẽ cháy và phải huỷ bỏ, nếu thấp hơn nhiệt độ cho phép hỗn hợp sẽ bị sống và không thể đưa vào bước tiếp theo trong quá trình sản xuất, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Tổ cán tấm: Có nhiệm vụ dàn đều, dát mỏng và cán láng hỗn hợp. Sau đó cắt thành tám theo kích thước của đơn đặt hàng. yêu cầu của sản phẩm này là phải đều, mặt phảng đẹp có độ giáp nhất định. - Tổ In hoa: Sau khi cán tấm chuyển sang tổ in hoa. Hiện nay công ty có khoảng 1.200 mẫu in hoa đẹp, trang nhã với chất lượng in cao, mực tốt, không nhoè, không phai màu. - Tổ đóng gói: Sau khi in hoa xong sản phẩm sẽ được đóng gói và cho vào kho thành phẩm của công ty. 1.4. Tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Công ty có 1 phòng kế toán chỉ có 3 người có trình độ Đại học. Sơ đồ 04 - Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Kế toán trưởng Kế toán viên Thủ quỹ + Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: là tập trung. + Phương thức tổ chức bộ máy kế toán. + Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán. Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi điều phối vốn, vay vốn cho công ty sản xuất kinh doanh; Quản lý toàn bộ tài sản và các loại vốn, quỹ cho chủ công ty. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán hợp đồng với khách hàng, lo vốn cho chủ doanh nghiệp. Tham gia vào nghiệm thu các đơn đặt hàng theo mẫu yêu cầu, trả lương, thưởng cho người lao động. Theo dõi xuất, nhập vật tư, thiết bị khấu hao trong quá trình sản xuất; thực hiện chế độ báo cáo, chế độ kiểm kê định kỳ theo quy định quản lý của nhà nước và của công ty. Phối hợp chặt chẽ với phòng XNK trong công ty để thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty được kịp thời, chính xác. Đồng thời cũng phản ánh một cách trung thực, chính xác số liệu trong sổ sách kế toán cũng như các báo cáo quyết toán tài chính đúng chế độ kế toán theo quy định hiện hành. + Kế toán trưởng: Phụ trách kiểm tra cụ thể các khâu công việc hạch toán kế toán sao cho đúng chế độ chính sách của nhà nước đồng thời kiêm kế toán TSCĐ, kế toán tiền lương, BHXH, giao dịch ngân hàng, kế toán giá hành, kế toán tổng hợp, lập các báo cáo và xây dựng kế hoạch tài chính. + Kế toán viên: Có nhiệm vụ theo dõi thu chi tiền mặt và tình hình nhập xuất tồn vật liệu, lên bảng phân bổ, sổ chi tiết, thẻ kho có liên quan. Đồng thời theo dõi các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản tạm ứng và các khoản phải thu khác. + Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại công ty, tình hình nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt. 1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty. - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 theo năm dương lịch. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Công ty trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính trị giá vật liệu xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền. + Tổ chức vận dụng chứng từ. Công ty sử dụng chứng từ theo đúng Quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính và được bảo quản, lưu trữ theo qui định của nhà nước. + Tổ chức vận dụng tài khoản. Công ty sử dụng 33 tài khoản trong 86 tài khoản hiện hành và 14 tài khoản cấp 2. Trong 14 tài khoản cấp 2 công ty tự mở tài khoản riêng: 3111: Vay ngắn hạn VNĐ. 3112: Vay ngắn hạn ngoại tệ. 3422: Vốn đầu tư của công ty SungLip. 5322: Giảm giá hàng bán thành phẩm. + Tổ chức vận dụng sổ sách kế toán Công ty áp dụng theo hình thức kế toán Nhật ký chung và được thực hiện công tác kế toán phần mềm trên máy vi tính. Công tác phần hành kế toán tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú công ty sử dụng phần mềm kế toán Accounting theo tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ Tài chính. Sau khi nhập số liệu chính xác máy sẽ tự tính toán và kết chuyển theo yêu cầu của người sử dụng và KẾT XUẤT RA CÁC báo cáo cần thiết: Các phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất, các sổ kế toán và các báo cáo kế toán. Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính thông qua phần mềm kế toán. Máy tính tự động xử lý số liệu theo nguyên tắc của kế toán. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết bào), kế toán thực hiện thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán. Sơ đồ 05 -Trình tự ghi sổ: Phần mềm kế toán Accounting Chứng từ kế toán Báo cáo tài chính Báo cáo quản trị Kế toán Sổ tổng hợp Sổ chi tiết Sổ MÁY VI TÍNH Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày. In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra. Sau khi hết quý và hết năm tài chính, kế toán công ty có trách nhiệm lập ra các báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra trong vừa qua trình Ban giám đốc, cơ quan chủ quản (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế tỉnh Phú Thọ, Phòng thống kê tỉnh Phú Thọ) các ngân hàng giao dịch và lưu tại công ty. Các loại báo cáo tài chính của công ty gồm: Mẫu B01: Bảng cân đối kế toán.. Mẫu B02: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Mẫu B03: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mẫu B04: Thuyết minh báo cáo tài chính. + Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính và sổ kế toán tổng hợp. Sổ nhật ký chung: In sổ nhật ký chung Sổ cái tài khoản: In sổ cái các tài khoản Sổ quỹ tiền mặt tiền gửi: In sổ quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Sổ theo dõi chi tiết ngoại tệ: In sổ theo dõi ngoại tệ Bảng kê thuế GTGT mua vào: In bảng kê thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ mua vào Bảng kê thuế GTGT bán ra: In bảng kê thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ bán ra Bảng cân đối tài khoản: In bảng cân đối tài khoản Bảng cân đôi kế toán: In bảng cân đối kế toán Kết quả hoạt động kinh doanh: In báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền tệ: In báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính; In thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo quản trị. Bảng tổng hợp theo dõi đối tượng: In các bảng tổng hợp theo dõi đối tượng (công nợ) của các tài khoản. Sổ theo dõi chi tiết đối tượng (công nợ): In các sổ theo dõi chi tiết đôi tượng (công nợ) của các tài khoản. Sổ theo dõi chi tiết đối tượng theo HĐKT: In sổ theo dõi chi tiết đối tượng theo hợp đồng kinh tế. Bảng tổng hợp hàng hoá tồn kho; In các bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho các tài khoản, các kho. Sổ chi tiết vật liệu, hàng hoá: In các sổ chi tiết nguyên vật liệu, hàng hoá. Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng: In báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng. Sổ chi tiết doanh thu: In sổ chi tiết doanh thu bán hàng. Bảng tổng hợp chi phí cho một sản phẩm: In bảng tổng hợp chi phí cho một sản phẩm. Bảng tổng hợp TSCĐ: In bảng tổng hợp TSCĐ. Bảng tổng hơp CCDC: In bảng tổng hợp CCDC. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH PLASTIC VĨNH PHÚ. 2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 2..1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất. Cũng như các công ty khác. Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú cũng phải thực hiện các yêu tố cơ bản của công tác kế cũng như chế độ kế toán hiện hành trong các doanh nghiệp và cũng phải biết tận dụng tối đa chi phí tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh của doanh nghiệp.Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống. Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh luôn được đặt ra như là một yêu cầu cơ bản để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty. 2.1.2. Phân loại chi phí. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất, để tính được giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí phát sinh cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh. Việc phân loại chi phí sản xuất phải khoa học hợp lý, thuận tiện cho việc quản lý hạch toán chi phí sản xuất đáp ứng được yêu cầu của kế toán hạch toán chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm , Công ty cũng lựa chọn cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích và công dụng kinh tế; tức làchi phí được phân thành 3 loại: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Theo cách phân loại này sẽ giúp cho công ty dễ xác định được chi phí đã chi ra cho từng lĩnh vực hoạt động làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh cho từng lĩnh vực. 2.1.3. Đối tượng hạch toán chi phí. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của công ty, do công ty có một đặc tính riêng trong sản phẩm sản xuất là tấm thảm trải nền dùng để xuất khẩu đi các nước. Do vậy nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng là quan trọng, bởi vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì đối với doanh nghiệp là phải sản xuất ra các sản phẩm thị trườngcần chứ không sản xuất ra các sản phẩm mà mình có. Công ty có quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu chính, kết thúc tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, còn gọi là quy trình sản xuất liên sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 2.1.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của công ty được sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất để tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng kế toán chi phí đã xác định do vậy công ty sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất nào thì hạch toán vào đối tượng chi phí đó. Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao. Vì vậy, công ty đã sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện cho phép . Tuy nhiên trong một vài chi phí sản xuất trong công ty cũng phải thực hiện phân bổ theo phương pháp gián tiếp cụ thể: Chi trả lương cho chuyên gia trong công ty, khấu hao tài sản cố định… 2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ... sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong kỳ sản xuất kinh doanh. Chi phí nguyên vật liệu phải được tính theo giá thực tế khi xuất, sử dụng. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm: PVC: Bột Nhựa PVC nguyên chất DOP: Dầu hoá dẻo TIO2: Chất làm trắng STABILIZER: Chất ổn định nhựa PIGMENT: Bột màu CaCO3: Bột đá INK: Mực in Medium: Dung môi MEK: Metyl eeetyl ketone TOLUENE: ACETONE: ST A CID: A cid stearic SCRAP: Bột nhựa tái sinh Paper pipe: ống giấy Thủ tục xuất kho vật liệu dùng cho sản xuất: Căn cứ vào nhu cầu sử dụng ở xưởng sản xuất lệnh xuất vật tư có chứ ký của văn phòng xưởng, kế toán viết phiếu xuất kho vật liệu và chuyển xuống cho thủ kho, tại đây thủ kho sẽ xuất vật liệu theo số lượng trong phiếu xuất kho. Cách tính giá thực tế của vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất: Công ty sử dụng phần mềm kế toán, trong đăng ký chi tiết quản lý hàng tồn kho có các sự lựa chọn khác nhau, tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú lựa chọn việc tính trị giá của nguyên liệu, vật liệu tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. Khi xuất kho công ty tính giá xuất theo giá đích danh cho vật tư tính giá trung bình. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 6211 Chi phí NVL trực tiếp- Thảm trải nền PVC. Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sau khi thủ kho chuyển phiếu xuất kho lên phòng kế toán, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra lại đã đầy đủ thủ tục chưa (chữ ký trên phiếu xuất kho, lệnh xuất vật tư), kế toán sẽ nhập vào phần mềm kế toán các nội dung: Ngày, số chứng từ, diễn giải, mã tài khoản nợ, mã kho, mã hàng, số lượng... F4 thêm dòng, F8 xoá dòng, F5 xem phiếu nhập và lưu lại. Sau khi nhập xong phiếu xuất kho, máy sẽ tự động tính giá xuất theo phần mềm kế toán. Các thao tác cơ bản làm việc với Accounting. Mở chương trình: Nháy đúp chuột vào biểu tượng của chương trình trên màm hình. (hình đầu con cáo). Trang bên. bạn nhận được giao diện như sau: Các thông tin cơ bản khi mở chương trình: -Tên: Phải gõ đúng tên người dùng vào ô này -Mật khẩu: Gõ đúng mật khẩu của chương trình vào ô này. -Năm làm việc: Gõ năm tài chính đang thực hiện. Sau khi nhập tên và mật khẩu thì giao diện sẽ được mở ra. Màn hình giao diện Accounting thể hiện các dữ liệu: Các phân hệ nghiệp vụ: Thể hiện tất cả các phần hành kế toán cần thực hiện. Bạn muốn chọn phần hành kế toán nào thì hãy đưa ô xanh đến phần hành kế toán đó bằng cách dùng mũi tên lên trên, xuống dưới trên bàn phím. Ô bên cạnh thể hiện khi vào đến phân hệ nào thì sẽ có một menu để chọn phân hệ đó. Hiện tại đang thể hiện Kế toán tổng hợp: Thể hiện các báo cáo kế toán, hình thức sổ kế toán. Bạn muốn chọn báo cáo kế toán nào thì hãy đưa ô xanh đến báo cáo kế toán đó bằng cách dùng mũi tên lên trên, xuống dưới trên bàn phím. Giao dịch: Thể hiện phiếu kế toán, và các bút toán kết chuyển. Bạn muốn chọn chương trình làm việc nào thì hãy đưa ô xanh đến chương trình bạn muốn chọn bằng cách dùng mũi tên lên trên, xuống dưới trên bàn phím. F4: Thêm dòng F5: Xem nội dung F7: In chứng từ F8: Xoá dòng Ctrl T: Tìm kiếm Ctrl L: Lưu lại Ctrl M: Lập phiếu mới Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chinh và sổ kế toán tổng hợp. Sổ nhật ký chung: In sổ nhật ký chung Sổ cái tài khoản: In sổ cái các tài khoản Sổ quỹ tiền mặt tiền gửi: In sổ quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Sổ theo dõi chi ti’ết ngoại tệ: In sổ theo dõi ngoại tệ Bảng kê thuế GTGT mua vào: In bảng kê thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ mua vào Bảng kê thuế GTGT bán ra: In bảng kê thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ bán ra Bảng cân đối tài khoản: In bảng cân đối tài khoản Bảng cân đôi kế toán: In bảng cân đối kế toán Kết quả hoạt động kinh doanh: In báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền tệ: In báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính; In thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo quản trị Bảng tổng hợp theo dõi đối tượng: In các bảng tổng hợp theo dõi đối tượng (công nợ) của các tài khoản Sổ theo dõi chi tiết đối tượng (công nợ): In các sổ theo dõi chi tiết đôi tượng (công nợ) của các tài khoản Sổ theo dõi chi tiết đối tượng theo HĐKT: In sổ theo dõi chi tiết đối tượng theo hợp đồng kinh tế Bảng tổng hợp hàng hoá tồn kho; In các bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho các tài khoản, các kho Sổ chi tiết vật liệu, hàng hoá: In các sổ chi tiết nguyên vật liệu, hàng hoá Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng: In báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng Sổ chi tiết doanh thu: In sổ chi tiết doanh thu bán hàng Bảng tổng hợp chi phí cho một sản phẩm: In bảng tổng hợp chi phí cho một sản phẩm Bảng tổng hợp tài sản cố định: In bảng tổng hợp tài sản cố định Bảng tổng hơp ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6429.doc
Tài liệu liên quan