Hoàn thiện kế toán tại sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần LIXEHA

LỜI MỞ ĐẦU Tài sản cố định là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường

doc106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán tại sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần LIXEHA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện nay, nhất là khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ nói chung và TSCĐ hữu hình nói riêng là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ hữu hình trong các doanh nghiệp nói chung và trong Công ty cổ phần LIXEHA nói riêng, em đã lựa chọn phần hành kế toán về TSCĐ hữu hình làm đề tài nghiên cứu. Luận văn tốt nghiệp của em với đề tài “Hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty cổ phần LIXEHA” gồm những nội dung chính sau: Chương I : Lý luận chung về tổ chức kế toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty cổ phần LIXEHA. Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty cổ phần LIXEHA. Do kiến thức còn hạn chế, bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Bùi Thu Hà CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TSCĐ HỮU HÌNH 1. Khái niệm TSCĐ hữu hình Xã hội muốn tồn tại và phát triển được phải có quá trình sản xuất vật chất. Để tiến hành quá trình sản xuất phải cần có ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Tất cả các yếu tố này đều quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu thuộc quyền sở hữu và kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp, có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài theo chế độ quy định của Nhà nước. Tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ hữu hình thay đổi tùy theo từng thời kỳ khác nhau. Nó phụ thuộc vào điều kiện nền kinh tế cũng như trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003, TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị... Tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy. - Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. - Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây hoặc cây thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. 2. Phân loại TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình có rất nhiều loại, do vậy cần thiết phải phân loại để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán. Việc phân loại phải theo tiêu thức phù hợp và hiện nay thường dùng những tiêu thức phân loại sau: 2.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái vật chất - Nhà cửa, vật kiến trúc: bao gồm những TSCĐ được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, bến cảng, đường sá, cầu cống... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Máy móc, thiết bị: gồm toàn bộ máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị chuyên dùng; máy móc, thiết bị công tác; dây chuyền công nghệ, thiết bị động lực... - Phương tiện, thiết bị vận tải, truyền dẫn: gồm các loại phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường không, đường ống... và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băng tải... - Thiết bị dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị, dụng cụ phục vụ quản lý như thiết bị điện tử, máy vi tính... - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: gồm các loại cây lâu năm (chè, cà phê, cam...), súc vật làm việc (trâu, bò, ngựa, voi...cày kéo) và súc vật cho sản phẩm (trâu, bò sữa, sinh sản...) - Các loại TSCĐ khác (là những tài sản không thuộc loại trên) 2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu TSCĐ được chia ra: - TSCĐ tự có: là những tài sản do doanh nghiệp xây dựng, mua sắm bằng nguồn vốn tự có hoặc đi vay. - TSCĐ đi thuê trong đó gồm: + TSCĐ thuê tài chính: là những tài sản doanh nghiệp thuê dài hạn theo hợp đồng thuê với các công ty tài chính. + TSCĐ thuê ngắn hạn (thuê hoạt động): là những tài sản thuê trong thời gian ngắn dùng vào sản xuất kinh doanh, khi không thuê phải trả lại bên cho thuê. 2.3. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia ra: - TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh. Loại này phải trích khấu hao và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - TSCĐ phúc lợi: là tài sản được dùng vào phúc lợi công cộng như: nhà văn hóa, câu lạc bộ, trạm y tế... (TSCĐ này không trích khấu hao) - TSCĐ chờ xử lý: là những tài sản đã hư hỏng, lạc hậu về mặt kỹ thuật, sản xuất; không dùng nữa hoặc chờ thanh lý, nhượng bán. 3. Đánh giá TSCĐ 3.1. Nguyên giá TSCĐ - TSCĐ hữu hình do mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như các chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Đối với TSCĐ mua sắm dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua chưa có thuế GTGT. Đối với TSCĐ mua sắm dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án hoặc dùng cho hoạt động phúc lợi, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT. - TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan trực tiếp và lệ phí trước bạ (nếu có). Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây lâu năm đó từ lúc hình thành cho tới khi đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan. - TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán. - TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, không được tính lãi nội bộ vào nguyên giá của tài sản đó. Các chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động và các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. - TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác, được xác địng theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (Tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự trong cùng lĩnh vực linh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. - TSCĐ hữu hình được cấp, được chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được chuyển đến... bao gồm: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển... hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)... mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Riêng nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao lũy kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. - TSCĐ hữu hình nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, được tài trợ, được biếu tặng...: Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, được tài trợ, được biếu tặng... là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận, các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có).... Chỉ được thay đổi nguyên giá trong các trường hợp sau: - Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước. - Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ. - Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích hoặc làm tăng công suất của chúng. - Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra. - Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước. - Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ. 3.2. Giá trị hao mòn của TSCĐ Giá trị hao mòn của TSCĐ là phần giá trị giảm dần của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật. 3.3. Giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị chưa hao mòn của TSCĐ, được xác định: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn Khi xác định giá trị còn lại của TSCĐ cho phép đánh giá được hiện trạng TSCĐ của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư, trang bị, đổi mới TSCĐ, đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. 4. Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán TSCĐ hữu hình Do TSCĐ hữu hình là cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất, là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân nên cần sự tăng thêm và đổi mới không ngừng. Điều đó có tác dụng quyết định đến yêu cầu và nhiệm vụ của công tác và quản lý và sử dụng TSCĐ hữu hình. Mỗi ngành, mỗi địa phương cũng như từng doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm làm chủ các nguồn vốn, bảo tồn và bảo vệ an toàn triệt để, có hiệu quả cao mọi TSCĐ hữu hình hiện có nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm và giữ vững được thị trường đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp khác. 5. Nhiệm vụ tổ chức hạch toán TSCĐ hữu hình Xuất phát từ đặc điểm, vai trò, vị trí của TSCĐ hữu hình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán TSCĐ hữu hình phải đảm bảo các nhiệm vụ sau: - Tổ chức phân loại và đánh giá TSCĐ hữu hình theo đúng những nguyên tắc, quy định của Nhà nước. - Tổ chức xây dựng hệ thống chứng từ kế toán TSCĐ hữu hình. - Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán để hạch toán chính xác tình hình tăng, giảm, khấu hao, sửa chữa TSCĐ hữu hình theo đúng phương pháp và chế độ quy định. - Tổ chức tham gia kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ hữu hình. - Tổ chức phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình và lập những chỉ tiêu về TSCĐ hữu hình chính xác trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. II. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH 1. Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình. Để thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ hữu hình được chi tiết, chính xác và cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý đòi hỏi phải hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình. Thông qua hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình, kế toán sẽ cung cấp những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ hữu hình, tình hình phân bổ TSCĐ hữu hình, số lượng và tình trạng chất lượng của TSCĐ hữu hình cũng như việc huy động và sử dụng TSCĐ hữu hình, đồng thời quy trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo quản cho các bộ phận. Nội dung chính của hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình bao gồm: 1.1. Đánh số TSCĐ hữu hình Đánh số TSCĐ hữu hình là quy định cho mỗi TSCĐ hữu hình một số hiệu tương ứng theo những nguyên tắc nhất định. Việc đánh số TSCĐ hữu hình được tiến hành theo từng đối tượng TSCĐ hữu hình (gọi là đối tượng ghi TSCĐ hữu hình). Mỗi đối tượng ghi TSCĐ hữu hình không phân biệt đang sử dụng hay dự trữ đều phải có số hiệu riêng. Số hiệu của mỗi đối tượng ghi TSCĐ hữu hình không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hay bảo hành tại đơn vị. 1.2. Tổ chức kế toán chi tiết Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình bao gồm: - Chứng từ kế toán TSCĐ: chứng từ dùng trong kế toán TSCĐ bao gồm biên bản giao nhận TSCĐ, các hóa đơn có liên quan đến mua bán TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ. - Sổ kế toán TSCĐ bao gồm: sổ kế toán chi tiết TSCĐ, sổ kế toán tổng hợp TSCĐ phải mở ra cho toàn doanh nghiệp, cho từng bộ phận sử dụng. Trong đó phải phản ánh nguyên giá, tình hình tăng, giảm, số khấu hao về TSCĐ. Ngoài ra, mỗi sổ TSCĐ phải có bộ hồ sơ trong đó gồm các chứng từ, biên bản giao nhận, lý lịch của TSCĐ. Đối với hạch toán chi tiết TSCĐ phải tuân thủ theo quy định về chế độ quản lý hạch toán TSCĐ đồng thời phải đảm bảo các thủ tục quy định về chế độ thanh lý, nhượng bán, mua sắm, đầu tư, xây dựng... 2. Tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ hữu hình 2.1. Tài khoản sử dụng TK 211 “TSCĐ hữu hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh nguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có, biến động tăng, giảm trong kỳ. Bên nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ hữu hình theo nguyên giá (mua sắm, xây dựng, cấp phát...) Bên có: phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá (thanh lý, nhượng bán, điều chuyển...) Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có tại doanh nghiệp. TK 211 được mở thành các tài khoản cấp 2: TK 2112: Nhà cửa, vật kiến trúc TK 2113: Máy móc, thiết bị TK 2114: Phương tiện vận tải, truyền dẫn TK 2115: Thiết bị, dụng cụ quản lý TK 2116: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm TK 2118: TSCĐ khác 2.2. Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ hữu hình, kế toán ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh Trường hợp TSCĐ hữu hình được mua sắm * Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình (kể cả mua mới hoặc mua lại TSCĐ đã qua sử dụng) dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 (1332) - Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK 111, 112, 331, 341 * Trường hợp mua TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Tổng giá thanh toán) Có các TK 111, 112, 331, 341 * Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp dùng vào sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh Trường hợp mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp: - Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh: Nợ TK 211 (Nguyên giá - Ghi theo giá mua trả tiền ngay) Nợ TK 133 (1332) - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Nợ TK 242 (Phần lãi trả chậm) Có TK 331 (Tổng giá thanh toán) - Định kỳ thanh toán tiền cho người bán: Nợ TK 331 Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ) - Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ: Nợ TK 635 Có TK 242 Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh: Nợ TK 211 Có TK 711 Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu tặng tính vào nguyên giá, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có các TK 111, 112, 331... Trường hợp TSCĐ hữu hình tự chế - Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho sản xuất kinh doanh: Nợ TK 632 (Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành) Có TK 155 (Nếu xuất kho ra sử dụng) Có TK 154 (Nếu sản xuất xong đưa vào sử dụng ngay, không qua kho) - Đồng thời ghi tăng TCSĐ hữu hình: Nợ TK 211 - Nguyên giá TSCĐ Có TK 512 - Doanh thu (Giá thành sản xuất thực tế) - Chi phí lắp đặt, chạy thử... liên quan đến TSCĐ hữu hình ghi: Nợ TK 211 Có các TK 111, 112, 331 Trường hợp TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi * TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự: - Khi nhận TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 211 (Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi) Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi) * TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự: - Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi, kế toán ghi: Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn của TSCĐ đưa đi trao đổi) Nợ TK 811 (Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ đem đi trao đổi) - Phản ánh giá trao đổi của TSCĐ đem đi: Nợ TK 131 - Tổng giá thanh toán cho đối tác trao đổi Có TK 711 - Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi Có TK 3331 (33311) - Thuế GTGT phải nộp - Phản ánh tổng giá thanh toán của TSCĐ nhận về: Nợ TK 211 (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về do trao đổi) Nợ TK 133 (1332) - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 131 - Tổng giá thanh toán của bên trao đổi - Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đem đi trao đổi lớn hơn giá trị của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi: Nợ TK 111, 112 (Số tiền đã thu thêm) Có TK 131 - Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi, ghi: Nợ TK 131 Có TK 111, 112 Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 211 (Nguyên giá - chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc) Nợ TK 213 (Nguyên giá - chi tiết quyền sử dụng đất) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331 Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do đầu tư XDCB hoàn thành * Trường hợp quá trình đầu tư XDCB được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị: - Khi công tác XDCB hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá) Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang - Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thỏa mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình, kế toán ghi: Nợ các TK 152, 153 (Nếu là vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho) Có TK 241 - Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc các quỹ doanh nghiệp để đầu tư XDCB, kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB và các quỹ doanh nghiệp khi quyết toán được duyệt. * Trường hợp quá trình đầu tư XDCB không hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị (Đơn vị chủ đầu tư có tổ chức kế toán riêng để theo dõi quá trình đầu tư XDCB): Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá) Nợ TK 133 (1332) - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ) Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Phần vốn chủ sở hữu) Có TK 341 - Vay dài hạn (Phần vốn vay các tổ chức tín dụng); hoặc Có TK 343 - Trái phiếu phát hành (Phần vốn vay trực tiếp do phát hành trái phiếu) Có TK 136 - Phải thu nội bộ (Phần vốn đơn vị cấp trên giao) - Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nếu TSCĐ (Đầu tư qua nhiều năm) được nghiệm thu, bàn giao theo giá trị ở thời điểm bàn giao công trình (Theo giá trị phê duyệt của cấp có thẩm quyền), ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình được (Nguyên giá được phê duyệt) Nợ TK 133 (1332) - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ) Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Phần vốn chủ sở hữu) Có TK 341 - Vay dài hạn Có TK 136 - Phải thu nội bộ Bàn giao TSCĐ hoàn thành qua đầu tư, đồng thời với việc bàn giao các khoản vay dài hạn hoặc nợ dài hạn để hình thành TSCĐ đó. - Trường hợp công trình hoặc hạng mục công trình XDCB hoàn thành đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được duyệt quyết tóan vốn đầu tư thì doanh nghiệp căn cứ vào chi phí đầu tư XDCB thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng TSCĐ (Để có cơ sở và trích khấu hao TSCĐ đưa vào sử dụng). Sau khi quyết toán vốn đầu tư XDCB được duyệt, nếu có chênh lệch so với giá trị TSCĐ đã tạm tính thì kế toán thực hiện điều chỉnh tăng, giảm số chênh lệch. Trường hợp nhận vốn góp liên doanh của các đơn vị khác bằng TSCĐ hữu hình Căn cứ giá trị TSCĐ được các bên liên doanh chấp thuận, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh TSCĐ nhận được do điều động nội bộ Tổng công ty (không phải thanh toán tiền), kế toán ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn) Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Giá trị còn lại) Trường hợp dùng kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án để đầu tư, mua sắm TSCĐ - Khi TSCĐ mua sắm, đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có các TK 111, 112 Có TK 241 Có TK 331 Có TK 461 (4612) - Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Nợ TK 161 (1612) - Chi sự nghiệp Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - Nếu rút dự toán mua TSCĐ, đồng thời ghi đơn: Có TK 008 - Dự toán chi sự nghiệp, dự án Trường hợp đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi, khi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi, kế toán ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Tổng giá thanh toán) Có các TK 111, 112, 331, 341 - Đồng thời kết chuyển giảm quỹ phúc lợi: Nợ TK 4312 - Quỹ phúc lợi Có TK 4313 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ hữu hình như sửa chữa, cải tạo, nâng cấp - Khi phát sinh chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hữu hình sau khi ghi nhận ban đầu, kế toán ghi: Nợ TK 241 Nợ TK 133 (1332) Có các TK 112, 152, 331, 334... - Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng: + Nếu thỏa mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 241 + Nếu không thỏa mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, kế toán ghi: Nợ TK 623, 627, 641, 642 (Nếu giá trị nhỏ) Nợ TK 242 (Nếu giá trị lớn phải phân bổ dần) Có TK 241 TSCĐ phát hiện thừa - Nếu TSCĐ phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể: Nợ TK 211 Có các TK 241, 331, 338, 411,... - Nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ hữu hình, phải căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ sung khấu hao TSCĐ hoặc trích bổ sung hao mòn đối với TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi sự nghiệp, dự án, ghi: Nợ các TK Chi phí sản xuất, kinh doanh (TSCĐ dùng cho SXKD) Nợ TK 4313 (TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi) Nợ TK 466 (TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án) Có TK 214 - Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Nếu không xác định được các đơn vị chủ tài sản thì phải báo ngay cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp (nếu là DNNN) biết để xử lý. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh vào Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” để theo dõi giữ hộ. * Đánh giá lại TSCĐ hữu hình (Trường hợp đánh giá tăng so với giá trị ghi sổ: - Ghi tăng nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211 Có TK 412 - Giá trị hao mòn của TSCĐ tăng lên tương ứng: Nợ TK 412 Có TK 214 2.3. Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình trong các doanh nghiệp giảm thường là do nhượng bán những TSCĐ không cần dùng, lạc hậu về mặt kỹ thuật, thanh lý những TSCĐ đã hư hỏng, đưa TSCĐ đi góp vốn liên doanh, chuyển TSCĐ không đủ tiêu chuẩn sang công cụ, dụng cụ, phát hiện thiếu trong kiểm kê. Trong tất cả trường hợp nói trên đều phải làm đúng theo thủ tục quy định đối với chế độ quản lý TSCĐ. Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh - Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, số thu về nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi: Nợ các TK 111, 112, 131... Có TK 3331 (33311) Có TK 711 - Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thu về nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,... Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán) - Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán: Nợ TK 214 (Giá trị đã hao mòn) Nợ TK 811 (Giá trị còn lại) Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ) - Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”. Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án - Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán: Nợ TK 466 (Giá trị còn lại) Nợ TK 214 (Giá trị đã hao mòn) Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ) - Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi - Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ nhượng bán: Nợ TK 431 (Giá trị còn lại) Nợ TK 214 (Giá trị đã hao mòn) Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ) - Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ: Nợ các TK 111, 112,... Có TK 431 (4312) - Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 333 (3331) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Nếu có) - Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ: Nợ TK 431 (4312) Có các TK 111, 112,... Trường hợp thanh lý TSCĐ Hạch toán thanh lý TSCĐ cũng tương tự như hạch toán nhượng bán TSCĐ Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng TSCĐ hữu hình - Khi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng TSCĐ: Nợ TK 222 (Theo giá trị do các bên liên doanh đánh giá) Nợ TK 214 (Số khấu hao đã trích) Nợ TK 811 (Số chênh lệch giữa giá đánh lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ) Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ) Có TK 3387 (Số chênh lệch giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ sẽ được hoãn lại phần chênh lệch tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh) Có TK 711 (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh) - Định kỳ căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng, kế toán phân bổ doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ: Nợ TK 3387 (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát) Có TK 711 (Phần doanh thu chưa thực hiện được phân bổ trong kỳ) TSCĐ phát hiện thiếu TSCĐ phát hiện thiếu phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo chế độ tài chính hiện hành. * Trường hợp có quyết định xử lý ngay: - Đối với TSCĐ thiếu dùng vào sản xuất kinh doanh: Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn) Nợ các TK 111, 334, 1388 (Nếu người có lỗi phải bồi thường) Nợ TK 411 (Nếu được ghi giảm vốn) Nợ TK 811 (Nếu doanh nghiệp chịu tổn thất) Có TK 211 - Đối với TSCĐ thiếu dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án: + Phản ánh giảm TSCĐ, ghi: BT1) Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn) Nợ TK 466 (Giá trị còn lại) Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ) + Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi: BT2) Nợ TK 111 (Nếu thu tiền) Nợ TK 334 (Nếu trừ vào lương của người lao động) Có các TK liên quan (Tùy theo quyết định xử lý) - Đối với TSCĐ thiếu dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi + Phản ánh giảm TSCĐ, kế toán ghi: BT1) Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn) Nợ TK 4313 (Giá trị còn lại) Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ) + Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, kế toán ghi: BT2) Nợ TK 111 (Nếu thu tiền) Nợ TK 334 (Nếu trừ vào lương của người lao động) Có TK 4312 * Trường hợp TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý: - Đối với TSCĐ thiếu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: + Phản ánh giảm TSCĐ, phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu ghi: BT1) Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn) Nợ TK 1381 (Giá trị còn lại) Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ) + Khi có quyết định xử lý giá trị còn lại của TSCĐ thiếu ghi: BT2) Nợ TK 111 (Tiền bồi thường) Nợ TK 1388 (Nếu người có lỗi bồi thường) Nợ TK 334 (Nếu trừ vào lương của người lao động) Nợ TK 411 (Nếu được phép ghi giảm vốn) Nợ TK 811 (Nếu doanh nghi._.ệp chịu tổn thất) Có TK 1381 - Đối với TSCĐ thiếu dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án: + Phản ánh giảm TSCĐ, kế toán ghi: BT1) Nợ TK 214 (Giá trị đã hao mòn) Nợ TK 466 (Giá trị còn lại) Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ) + Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào Tài khoản 1381: BT2) Nợ TK 1381 Có TK 338 + Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, kế toán ghi: BT3) Nợ các TK 111, 334,... Có TK 1381 + Đồng thời phản ánh số thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào các tài khoản liên quan: BT4) Nợ TK 338 Có các TK liên quan (TK 333, 461,...) - Đối với TSCĐ thiếu dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi: + Phản ánh giảm TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn) Nợ TK 4313 (Giá trị còn lại) Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ) Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381: Nợ TK 1381 Có TK 4312 + Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, kế toán ghi: Nợ TK 111, 334,... Có TK 1381 Đối với TSCĐ hữu hình dùng cho sản xuất kinh doanh nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận theo quy định phải chuyển thành công cụ, dụng cụ, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu giá trị còn lại nhỏ) Nợ TK 242 (Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần) Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn) Có TK 211 (Nguyên giá TSCĐ) Đưa TSCĐ ra khỏi doanh nghiệp để cầm cố, ký quỹ Nợ TK 214 Nợ TK 144, 244 Có TK 211 Đánh giá lại TSCĐ có chênh lệch giảm so với giá trị ghi sổ Nợ TK 412 Có TK 211 3. Hạch toán khấu hao TSCĐ 3.1. Hao mòn TSCĐ hữu hình, khấu hao TSCĐ hữu hình - Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ là một hiện tượng khách quan. - Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng TSCĐ. 3.2. Một số quy định trích khấu hao TSCĐ - Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào sản xuất kinh doanh. - Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại và tính vào chi phí khác. - Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm: + TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ. + TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống,... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi. + Những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung của toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá... mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý. + TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh. - Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. - Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh. 3.3. Phương pháp tính khấu hao Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tùy thuộc vào quy định của Nhà nước, chế độ quản lý tài sản đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao được lựa chọn phải bảo đảm thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với việc trang trải chi phí của doanh nghiệp. Theo quy định hiện nay của Nhà nước thì các doanh nghiệp có thể dùng một trong ba phương pháp khấu hao TSCĐ: - Phương pháp khấu hao theo đường thẳng - Phương pháp khấu hao theo sản lượng - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 3.4. Tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình 3.4.1. Tài khoản sử dụng Để theo dõi tình hình biến động tăng giảm khấu hao, kế toán sử dụng tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ. TK 214 “Hao mòn TSCĐ”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê ngắn hạn). Bên nợ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của TSCĐ (do nhượng bán, thanh lý...) Bên có: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ (do trích khấu hao, đánh giá tăng...) Dư có: giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có TK 214 được mở thành các tài khoản cấp 2: TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình 3.4.2. Hạch toán khấu hao TSCĐ * Định kỳ, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán phản ánh giá trị hao mòn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng TSCĐ: Nợ TK 627 (Khấu hao thiết bị máy móc, nhà xưởng) Nợ TK 641 (Khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng) Nợ TK 642 (Khấu hao TSCĐ của bộ phận QLDN) Có TK 214 (Tổng số khấu hao phải trích) - Vào cuối năm tài chính, khi xem xét lại tình hình trích khấu hao và thực tế hao mòn của TSCĐ, nếu có sự chênh lệch cần phải điều chỉnh. + Nếu phải bổ sung thêm khấu hao để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thì số chênh lệch đó được ghi vào các chi phí SXKD có liên quan: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 214 + Nếu có chênh lệch giảm thì được ghi giảm chi phí SXKD: Nợ TK 214 Có TK 627, 641, 642 * Tính khấu hao TSCĐ hình thành từ các kinh phí, dự án: Nợ TK 466 Có TK 214 * Tính khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi: Nợ TK 4313 Có TK 214 * Tính khấu hao TSCĐ sửa chữa, nâng cấp: 4. Hạch toán sửa chữa TSCĐ Trong quá trình sử dụng vào SXKD, TSCĐ thường bị hỏng, hao mòn cần phải tiến hành sửa chữa nhằm để bảo dưỡng, khôi phục lại năng lực hoạt động của TSCĐ. Việc sửa chữa do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài, theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. Tùy theo mức độ hư hỏng, tùy theo quy mô sửa chữa và chi phí bỏ ra mà việc sửa chữa được chia ra: sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ. 4.1. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ Sửa chữa thường xuyên là hoạt động sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng, khối lượng sửa chữa nhỏ. Vì vậy, khi phát sinh chi phí được ghi trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận có TSCĐ sửa chữa. Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 152, 111, 112 Sửa chữa thường xuyên thuê ngoài: Nợ TK 627, 641, 642 (Giá sửa chữa chưa thuế) Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ) Có TK 331 (Tổng giá phải trả cho người nhận thầu sửa chữa) 4.2. Sửa chữa lớn TSCĐ Sửa chữa lớn còn gọi là sửa chữa theo định kỳ kỹ thuật, mang tính chất phục hồi năng lực hoạt động của TSCĐ. Nếu không tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết cần thiết thì TSCĐ không hoạt động được. Sửa chữa lớn thì chi phí nhiều, thời gian sửa chữa dài, tính chất sửa chữa phức tạp và phải ngừng hoạt động TSCĐ để sửa chữa. Chi phí phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ được tập hợp vào TK 241 (2413) Sơ đồ 1. Kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 111, 112, 152... 241(3) 623, 627, 641, 642 (1) Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo phương thức tự làm 1332 Thuế GTGT (nếu có) 331 1332 Thuế GTGT (nếu có) 142, 242, 335 211 (3) Ghi vào chi phí sản xuất, kinh doanh (2) Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành theo phương thức giao thầu (4) Trường hợp chi phí sửa chữa lớn có giá trị lớn phải phân bổ cho nhiều kỳ, hoặc đơn vị trích trước chi phí sửa chữa lớn (5) Trường hợp chi phí sửa chữa lớn đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LIXEHA I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LIXEHA 1. Giới thiệu vài nét về Công ty - Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần LIXEHA - Tên giao dịch Quốc tế: LIXEHA JOINT STOCK COMPANY - Tên giao dịch viết tắt: LIXEHA - Giám đốc hiện tại: Lê Anh Tuấn - Quyết định thành lập: Số 3476/QĐ-UB - Ngày thành lập: 16 tháng 7 năm 2005 - Trụ sở chính của công ty đặt tại: 231 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội Ngoài ra, Công ty có 2 cơ sở: + Cơ sở dịch vụ: 181 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội. + Nhà máy sản xuất: Khu liên cơ Pháp Vân - Hoàng Mai. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần LIXEHA Công ty cổ phần LIXEHA được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước - Công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội. Công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động chủ yếu là lĩnh vực kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội thành lập năm 1993 trên cơ sở văn phòng liên hiệp xí nghiệp xe đạp xe máy Hà Nội. Theo chỉ thị 58/CT của thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, theo quyết định số 1346/QĐ-UB ngày 01/04/1993, Công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội ra đời và có giấy phép kinh doanh số 100647 và giấy phép xuất khẩu số 2051047 cấp ngày 01/04/1995. Sau một thời gian hoạt động, để hội nhập với nền kinh tế khu vực và Quốc tế, đáp ứng được với nền kinh tế thị trường, thực hiện nghị quyết TƯ3 khoá IX về việc sắp xếp đổi mới phát triển, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước trong đó có vệc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và quyết định số 3476/QĐ-UB ngày 25/05/2005 của UBND Thành phố Hà Nội, Công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành “Công ty cổ phần LIXEHA”. Ngày 16/07/2005, Công ty bắt đầu đi vào hoạt động. Thời gian hoạt động của Công ty cổ phần LIXEHA là 30 năm, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Thời gian hoạt động của Công ty có thể được gia hạn hoặc rút ngắn do Đại hội đồng cổ đông quyết định và thực hiện theo Luật doanh nghiệp. Công ty cổ phần LIXEHA có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng, có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ bằng số vốn đó, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần LIXEHA được thành lập nhằn mục tiêu: - Không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông. - Tăng tích luỹ phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. - Góp phần thiết thực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, Công ty gặp không ít khó khăn, song Công ty vẫn cố gắng ổn định để phát triển sản xuất, tận dụng những thế mạnh vốn có. Qua thực tiễn hoạt động trong nền kinh tế thị trường, Công ty đã đứng vững trong cạnh tranh bằng uy tín và chất lượng sản phẩm của mình. 3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 3.1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh Các ngành nghề kinh doanh của Công ty: - Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu xe đạp, xe máy và phụ tùng. - Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng, vật tư, thiết bị, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nội thất văn phòng và gia đình, hàng thủ công mỹ nghệ: gỗ, sành sứ, sơn mài, mây tre, hàng nông sản, thủy hải sản, gia cầm và chế biến lâm sản. - Kinh doanh xuất nhập khẩu phương tiện vận tải, thiết bị, phụ tùng các loại, vật liệu cơ khí và xây dựng. - Cho thuê văn phòng đại diện, nhà khách, khách sạn và dịch vụ du lịch. - Liên doanh, liên kết, hợp tác, đầu tư với các tổ chức kinh tể trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh, làm đại lý, mở chi nhánh, cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm liên doanh. - Được phép tổ chức sản xuất, kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm. 3.2. Đặc điểm về sản phẩm hàng hóa và quy trình công nghệ Mặt hàng chủ yếu của Công ty sản xuất hiện nay là xe đạp với nhiều mẫu mã, chủng loại như: - Xe LIXEHA nữ võng - Xe LIXEHA nam - Xe LIXEHA một dóng 660 - Xe LIXEHA mini 62 - Xe LIXEHA82 - Xe LIXEHA thể thao 62 - Xe LIXEHA thể thao 72, xe LIXEHA thể thao 75 - Xe trẻ em 16, xe trẻ em 14, xe trẻ em 12… Mỗi loại sản phẩm đều có một quy trình công nghệ lắp ráp. Riêng đối với mặt hàng xe máy Công ty nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng sau đó lắp ráp thành sản phẩm bán ra thị trường. Sơ đồ 2. Dây chuyền công nghệ sản xuất khung xe Ống thép Các linh kiện khác Tạo hình Hàn ráp Nắn sửa Làm sạch bề mặt Sơn Kiểm tra Lắp ráp xe Cắt đoạn Gia công Sơ đồ 3. Dây chuyền công nghệ lắp ráp xe đạp Xe đạp hoàn chỉnh KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm) Xuất xưởng Cụm càng phuốc lắp với côn phuốc Khung xe Cụm tay lái Cọc lái Cụm nối trục giữa và đùi đĩa Cụm vành bánh, săm lốp Các chi tiết khác Bên cạnh việc sản xuất ra một số phụ tùng (chủ yếu là khung xe), Công ty mua, nhập khẩu nhiều phụ tùng khác để lắp ráp thành sản phẩm xe đạp hoàn chỉnh như: cồn phuốc, bi phuốc, bi trước, bi giữa, bàn đạp, xích, líp, săm, đùi đĩa vuông mini, đùi trục liên doanh, vành xe đạp... 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 4.1. Vốn điều lệ Vốn điều lệ khi thành lập Công ty là: 17,2 tỷ đồng Việt Nam. Trong đó: - Vốn của Nhà nước: 5,16 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 30% vốn điều lệ - Vốn của các cổ đông: 12,039 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 70% vốn điều lệ Trong đó: + Cổ đông mua theo giá ưu đãi: 1,487 tỷ đồng chiếm 8,65% + Cổ đông mua theo giá phổ thông: 7,387 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 42,95%. + Cổ đông mua đấu giá ngoài bán: 3,1659 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 18,4%. + Cổ phần của công ty là cổ phần phổ thông. Vốn điều lệ khi thành lập được chia thành 172.000 cổ phần. Cổ phần được phát hành dưới hình thức cổ phiếu. Giá trị một cổ phần là 100.000 đồng. * Sử dụng vốn điều lệ Vốn điều lệ chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, không được sử dụng vốn điều lệ để chia cổ tức hoặc phân tán cho các cổ đông. * Điều chỉnh vốn điều lệ Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh (tăng hoặc giảm) theo nhu cầu kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. Việc điều chỉnh vốn điều lệ do hội đồng quản trị quyết định theo đúng quy định của pháp luật. 4.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công ty - Công ty cổ phần LIXEHA tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tuân thủ pháp luật. - Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông. - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm. - Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần. 4.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ 4. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kinh tế - Tài chính Phòng Kỹ thuật - Đầu tư Phòng Xuất - Nhập khẩu Phòng Kinh doanh vật tư Phòng Kinh doanh, sản xuất xe đạp và xưởng sản xuất v Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần. Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông: - Thông qua báo cáo tài chính hàng năm và quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần. - Thông qua định hướng phát triển công ty, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị tài sản ghi trong sổ kế toán của công ty. - Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty. Bầu, miễn nhiệm, bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (nếu có). - Quy định mức phụ cấp và tiền thưởng (phạt) cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. - Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty (nếu có). - Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty (nếu có). - Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật doanh nghiệp. v Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần LIXEHA, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty giữa hai nhiệm kỳ đại hội, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần LIXEHA là 3 năm. Hội đồng quản trị của công ty cổ phần LIXEHA có 5 người, gồm chủ tịch và các thành viên. Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị: - Quyết định chiến lược phát triển công ty. - Quyết định phương án đầu tư. - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được được ghi trong sổ kế toán của công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, các bộ phận trực thuộc công ty. Quyết định mức lương, tiền thưởng và lợi ích khác của cán bộ quản lý do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. - Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp mua cổ phần của doanh nghiệp khác. - Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. - Kiến nghị mức cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. - Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty, định giá tài sản góp vốn không phải là đồng Việt Nam, ngoại tệ chuyển đổi, vàng. - Duyệt chương trình, nội dung, tài liệu, họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội cổ đông thông qua quyết định. - Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty. - Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp. v Cơ cấu Ban giám đốc Ban giám đốc gồm giám đốc và phó giám đốc. - Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi nhiệm và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ được giao. Giám đốc có quyền hạn và nhiệm vụ sau: + Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty. + Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, cách chức. + Tuyển dụng, bố trí, sắp xếp lao động theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh phù hợp với bộ luật lao động. + Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc. + Có quyền kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động, cho thôi việc đối với người lao động theo Bộ luật lao động. + Tổ chức công tác thống kê, kế toán, tài chính trong công ty, xây dựng báo cáo quyết toán hàng năm. + Giám đốc chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị và chịu sự kiểm tra của ban kiểm soát Công ty. + Giám đốc được hưởng tiền lương, thưởng và các phụ cấp khác (nếu có) do Hội đồng quản trị quyết định. + Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp. - Phó giám đốc: giám sát, bao quát toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh sự chỉ đạo của giám đốc, giúp giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công và ủy quyền, ký các văn bản theo chức năng và nhiệm vụ của mình. v Các phòng ban - Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu, đề đạt yêu cầu của cán bộ công nhân viên trong Công ty với lãnh đạo Công ty, có trách nhiệm giải quyết quan hệ đối nội, đối ngoại, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, làm thủ tục cho các đoàn đi nước ngoài, khảo sát và ký kết hợp đồng, giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ cho quản lý và các chế độ chính sách. - Phòng kinh tế tài chính: + Thực hiện các chức năng về tài chính kế toán, thu nhập số liệu phản ánh vào sổ sách và cung cấp thông tin kịp thời, thống kê kế hoạch của công ty và toàn liên hiệp. + Đảm bảo thu chi tài chính theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước và các quy định nội bộ của Công ty như: đảm bảo trích nộp đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ quy định về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước. + Đề xuất các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng nguồn vốn kinh doanh của Công ty. + Có nhiệm vụ huy động vốn kịp thời cho sản xuất xuất nhập khẩu, kiểm tra thanh quyết toán đảm bảo đồng vốn giúp cho giám đốc nắm rõ hơn tình hình sản xuất và hiệu quả của từng bộ phận trong Công ty. - Phòng kỹ thuật và đầu tư: Có chức năng đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý chất lượng sản phẩm, có nhiệm vụ kiểm tra hàng xuất nhập khẩu, phối hợp các phòng và các đơn vị kinh doanh để kiểm tra và đánh giá hàng tồn kho để có biện pháp giải quyết kịp thời. - Phòng xuất nhập khẩu: Làm thủ tục kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện các nhiệm vụ xuất nhập khẩu. Xuất khẩu chủ yếu là xe đạp, nhập khẩu ô tô, săm lốp ô tô, các hạt nhựa, tổ chức khai thác quản lý hàng xuất nhập khẩu. - Phòng kinh doanh vật tư: Chuyên nhập các loại sắt thép, nhôm, inox phục vụ cho sản xuất của ngành xe đạp, cụ thể: + Nhập theo đơn đặt hàng của xí nghiệp thành viên sản xuất phụ tùng xe đạp. + Nhập vật tư để bán lẻ. + Nhập ủy thác máy móc thiết bị. - Phòng kinh doanh, sản xuất xe đạp và xưởng sản xuất: Sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng xe đạp, phụ tùng xe đạp và các loại mặt hàng cơ khí. Bán buôn, bán lẻ và làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức kinh tế trong nước. 5. Bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại Công ty 5.1. Bộ máy kế toán 5.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần LIXEHA được tổ chức khá khoa học và hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính điều này đã giúp cho việc phát huy đầy đủ vai trò của hạch toán kế toán trong quản lý kinh doanh và quản lý tài chính của Công ty hiện nay. Để phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của mình, Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán của Công ty đều thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Các đơn vị trực thuộc, cụ thể là cơ sở dịch vụ ở 181 Nguyễn Lương Bằng và phân xưởng sản xuất tại Pháp Vân, không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ thực hiện hạch toán ban đầu, có nhiệm vụ thu thập, kiểm tra chứng từ và định kỳ gửi toàn bộ số chứng từ đó về phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán của Công ty tiếp tục kiểm tra xử lý chứng từ, ghi vào sổ sách tổng hợp chi tiết của các đơn vị phụ thuộc đó cùng với số liệu tại văn phòng trung tâm của Công ty để tập hợp thành số liệu chung của toàn Công ty. Công ty cổ phần LIXEHA áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung đã tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo công tác kế toán được tập trung thống nhất. Kế toán trưởng chỉ đạo kịp thời công việc hạch toán tại các đơn vị trực thuộc Công ty, đồng thời cũng rất thuận lợi cho việc phân công, chuyên môn hóa các phần hành công việc cho nhân viên kế toán và cũng thuận lợi cho việc trang bị kỹ thuật tính toán và xử lý thông tin. Hiện nay, công ty đã đưa máy vi tính vào hỗ trợ một số hoạt động như: lập bảng, biểu tổng hợp, lên các báo cáo kế toán... Với bộ máy kế toán gọn nhẹ, tổ chức khoa học và hợp lý, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung của kế toán trưởng, với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, xử lý thông tin, công tác kế toán của công ty đã góp phần không nhỏ vào việc quản lý, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. 5.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán của Công ty Sơ đồ 5. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ kiêm kế toán thanh toán Kế toán Ngân hàng kiêm thủ quỹ Bộ phận kế toán các đơn vị trực thuộc - Kế toán trưởng: Là người phụ trách, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phát hiện kịp thời những bất hợp lý trong kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt quản lý tài chính, thực hiện đầy đủ chức năng của Kế toán trưởng. - Kế toán tổng hợp: là người lập Báo cáo quyết toán, vào sổ cái, theo dõi kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc, có nhiệm vụ tính thuế, công nợ nội bộ hàng tháng để nộp thanh toán và giúp kế toán trưởng lập Báo cáo quyết toán, đồng thời là người theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư. - Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng của Công ty và làm nhiệm vụ quản lý quỹ. Ngoài ra còn có nhiệm vụ tính lương cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ các nội quy và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công việc của mình. - Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán thanh toán: có nhiệm vụ căn cứ vào chứng từ gốc đã được giám đốc duyệt để viết phiếu thu, phiếu chi, phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm vốn của Công ty, theo dõi tài khoản tạm ứng, trích và lập quỹ khấu hao tài sản cố định của Công ty. * Mối liên hệ giữa các bộ phận Các phần hành kế toán có mối liên hệ qua lại với nhau, các phần hành kế toán thực hiện nhiệm vụ được giao một cách độc lập nhưng cùng phải tổng hợp số liệu cho kế toán tổng hợp, và đồng thời cũng phải đối chiếu qua lại với nhau giữa các bộ phận có liên quan. Kế toán tổng hợp có mối quan hệ trực tiếp với các phần hành kế toán riêng lẻ, kiểm tra giám sát các bộ phận kế toán, còn các bộ phận kế toán riêng lẻ thì cùng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm điều hành tổ chức công tác kế toán tại Công ty. 5.2. Tổ chức công tác kế toán 5.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Để cho phù hợp với việc sản xuất kinh doanh của mình, công ty cổ phần LIXEHA đã sử dụng hai loại Sổ chi tiết và Sổ tổng hợp. * Sổ chi tiết: Hiện nay Công ty đang sử dụng các loại sổ chi tiết sau: + Thẻ kho. + Sổ chi tiết vật tư, thành phẩm, hàng hóa. + Sổ tổng hợp N-X-T kho. + Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán. + Sổ chi tiết tiền gửi, Sổ chi tiết giá vốn, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết phí, Sổ quỹ tiền mặt. * Sổ tổng hợp: + Các Bảng kê + Các Nhật kí chứng từ + Sổ cái tài khoản theo kiểu bàn cờ Công ty cổ phần LIXEHA là một đơn vị sản xuất kinh doanh với quy mô lớn. Trong quá trình kinh doanh, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, liên tục, đồng thời để phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và để phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của từng nhân viên kế toán trong Công ty, Công ty đã vận dụng hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ”. Sơ đồ 6. Hình thức kế toán Nhật kí chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ KT Bảng kê Nhật kí chứng từ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Ghi chú: : ghi hàng ngày : ghi cuối tháng : đối chiếu kiểm tra Đối với phần hành kế toán TSCĐ, quy trình luân chuyển chứng từ được mô tả như sau: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Chứng từ gốc Báo cáo tài chính NKCT số 5, 7, 9 Sổ cái TK 211, 214 Sổ (thẻ) chi tiết TSCĐ Sổ TSCĐ Sơ đồ 7. Quy trình luân chuyển chứng từ của kế toán TSCĐ hữu hình Để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ, Công ty sử dụng các loại sổ sau: Thẻ TSCĐ: Do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của Công ty. Thẻ được lưu tại phòng kế toán trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Các thẻ TSCĐ được sắp xếp một cách khoa học theo từng nhóm, loại TSCĐ và theo từng nơi sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm khi dùng thẻ. Sổ đăng ký thẻ TSCĐ: Ngoài việc bảo quản thẻ TSCĐ, sau khi lập thẻ, kế toán đăng ký thẻ vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ nhằm dễ phát hiện thẻ trong trường hợp thẻ bị thất lạc. Sổ TSCĐ: Mỗi loại TSCĐ được dùng riêng một sổ hoặc một sổ trong sổ kế toán để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn của các TSCĐ trong từng loại. Nếu mỗi loại TSCĐ có nhiều nhóm thì sổ được chia thành các thành phần để phản ánh các đối tượng ghi TSCĐ thuộc từng nhóm giúp cho việc sử dụng số liệu lập báo cáo định kỳ về TSCĐ được thuận tiện. * Quy trình luân chuyển chứng từ của kế toán TSCĐ tại Công ty: Khi có nghiệp vụ tăng TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ (Biên bản giao nhận TSCĐ, Hoá đơn bán hàng…) để lập thẻ TSCĐ theo từng đối tượng ghi TSCĐ, sau đó ghi vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ rồi bảo quản thẻ. Đồng thời kế toán ghi vào sổ TSCĐ (phần ghi tăng TSCĐ). Khi phát sinh nghiệp vụ giảm TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ giảm TSCĐ (Biên bản thanh lý TSCĐ, Phiếu thu… ) để ghi vào phần giảm TSCĐ trên thẻ TSCĐ liên quan. Đồng thời ghi giảm ở sổ đăng ký thẻ TSCĐ và lưu thẻ. Mặt khác, căn cứ vào các chứng từ liên quan để ghi vào phần giảm TSCĐ và xác định số khấu hao luỹ kế của TSCĐ giảm để ghi vào các cột liên quan trên sổ TSCĐ. Căn cứ vào số liệu ghi trên bảng tính và phân bố khấu hao, nhân viên kế toán tổng hợp số khấu hao hàng năm của từng đối tượng ghi TSCĐ và xác định giá trị hao mòn cộng dồn để ghi vào phần liên quan trong thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ toàn Công ty. 5.2.2. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng * Chứng từ Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần LIXEHA sử dụng cả chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn. - Chứng từ về TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ. - Chứng từ về lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảng kê thanh toán làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền ăn trưa. - Chứng từ về hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa... - Chứng từ về tiêu thụ hàng hóa: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, bảng kê bán cổ phiếu. - Chứng từ về tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc... * Hệ thống tài khoản, hệ thống báo cáo - Hệ thống tài khoản Công ty sử dụng để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được mở theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. Ngoài ra, để phục vụ cho việc theo dõi chi tiết, phần lớn các tài khoản được mở thành tài khoản cấp II, cấp III chi tiết theo từng đối tượng. Bên cạnh đó, trong quá trình kinh doanh, để phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và để phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của từng nhân viên kế toán trong Công ty, Công ty đã sử dụng thêm các tài khoản chi tiết để theo dõi các hoạt động của Công ty. Cụ thể là: + Công ty sử dụng TK 156K (156 kho) và TK 156Q (156 quầy) để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn hàng hóa tại kho hàng v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan_van_TN.doc
  • docMuc_luc_luan_van.doc
  • docPhu luc 10.doc
  • xlsSo cai.xls
Tài liệu liên quan