Lời mở đầu
Ngày nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đang dần hoàn thiện và ngày càng phát triển. Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều trải qua 3 giai đoạn: Quá trình cung cấp, quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ. Mong muốn cuối cùng của doanh nghiệp là mang lại lợi nhuận cao nhất do đó các nhà kinh tế luôn học hỏi tìm tòi, sáng tạo để tìm ra phương thức hoạt động kinh doanh đem lại kết quả cao nhất, đồng thời luôn theo dõi giám sá
52 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH An Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quá trình sản xuất kinh doanh để phát huy những ưu điểm và khắc phục ngay những sai sót trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất- sản phẩm thì nguyên Vật liệu là một khâu vô cùng quan trọng để tạo nên một sản phẩm đẹp và hoàn thiện . Nói như vậy không phải nguyên Vật liệu là yếu tố duy nhất, trong doanh nghiệp còn phải có một bộ máy quản lý có hiệu quả , một đội ngũ công nhân lành nghề, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, thiết bị máy móc hiện đại, hệ thống kho cung cấp nguyên vật liệukịp thời chính xác. Do vậy công tác hạch toán nguyên vật liệu có vai trò hết sức quan trọng trong việc phản ánh kiểm tra ,theo dõi nguyên vật liệu từ khâu thu mua, dự trữ, bảo quản đến khâu cuối xuất vào sản xuất ra sản phẩm-giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Chính vì thế việc hạch toán nguyên vật liệu là vấn đề quan tâm hàng đầu . Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề hạch toán nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất là việc làm có ý nghĩa quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và của bộ phận kế toán nguyên vật liệu nói riêng trong tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh,em quyết định chọn đề tàI : "Hoàn thiện kế toán nguyên Vật liệu tại công ty TNHH An Phú" để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Nội dung cơ bản của đề tài bao gồm:
Chương I : Tổng quan về công ty TNHH An Phú.
Chương II : Thực trạng công tác kế toán nguyên Vật liệu tại công ty TNHH An Phú.
Chương III : Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán nguyên Vật liệu tại công ty TNHH An Phú.
Phần I : Tổng quan về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh vàcông tác kế toán công ty TNHH An Phú.
I. Đặc Điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của công ty tnhh an phú.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH An Phú
Công ty TNHH An Phú- tên viết tắt là ABC có hai thành viên với vốn điều lệ là 1.000.000.000đ được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 21- 09- 2000 và đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 27- 07- 2004 với nhiều ngành nghề kinh doanh hơn.
Địa chỉ trụ sở chính : Số 116 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Với đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty nên tỷ lệ công nhân nữ chiếm 90% trên tổng số 150 công nhân.
Trong quá trình phát triển công ty đã không ngừng đầu tư và đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao công nghệ và kỹ thuật. Hàng năm đưa nhiều mầu mã mới ra thị trường đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty THHH An Phú
2.1 Chức năng nhiệm vụ
Vì là một doanh nghiệp mà hoạt động của nó chủ yếu là sản xuất kinh doanh nên chức năng nhiệm vụ chính là: sản xuất, gia công giầy, dép sandal da, giả da, vải bạt xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
2.2 Ngành nghề và quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm và thị trường.
Công ty TNHH An Phú là doanh nghiệp mà hoạt động của nó là sản xuất- kinh doanh nên nghành nghề của Công ty là sản xuất ra các loại giầy dép có mẫu mã đa dạng phong phú dùng trong nước và xuất khẩu ra ngoài nước.
Là công ty có lịch sử hình thành và phát triển từ năm 2000 đến nay nên quy mô kinh doanh của công ty cũng đang phát triển ngày càng rộng rãi trên thị trường. Hàng năm Công ty còn nhận nhiều đơn đặt hàng lớn nhỏ ở khắp nơi trên cả nước và nước ngoài như :Tiệp Khắc, Trung Quốc, Inđô…. các sản phẩm của công ty sản xuất ra đều có số lượng lớn, không những đảm bảo về chất lượng mà còn phong phú về mẫu mã, chủng loại tạo niềm tin cho người sử dụng và được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Trong nền kinh tế thị trường với chính sách mở cửa đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải thực sự quan tâm tới tất cả các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp mình, sự tồn tại của công ty gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Nếu lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất hay tái sản xuất mở rộng. Công ty TNHH An Phú trong mấy năm gần đây đã đạt được một số kết quả cũng khá cao. Để thấy rõ hơn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH An Phú.
ĐVT : 1.000 đ
STT
Chỉ tiêu
Đvt
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
+/ -
%
1
Tổng sản lượng
Đôi
168.158
233.599
65.441
38,91
2
Tổng doanh thu
VNĐ
8.768.935
11.929.667
3.160.732
36,04
3
Tổng giá thành
VNĐ
7.398.952
10.395.155
2.996.203
40,49
4
Tổngchi phí
VNĐ
8.155.915
11.118.597
2.962.682
36,32
5
Tổng lợi nhuận trước thuế
VNĐ
613.825
835.076
221.251
36,04
6
Nộp ngân sách
VNĐ
62.520
86.682
24.162
32,29
7
Thuế thu nhập DN
VNĐ
154.365,4
209.550,32
55.184,92
35,75
8
Lợi nhuận sau thuế
VNĐ
396.939,6
538.843,68
141.904,08
35,75
Căn cứ vào số liệu trên bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh , ta thấy tình hình tài chính của công ty trong năm 2005 đã tăng lên đáng kể so với năm 2004 là 3.160.732 nghìn đồng tương ứng với 36,04 % điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đầu năm 2005 sản xuất bị chũng lại do thị trường xuất khẩu giảm nhưng doanh nghiệp đã có hướng phát triển mạnh hơn trong thị trường nội địa đẩy mạnh sản lượng lên 65.441 đôi tương ứng với 38,91% so với năm 2004. Tổng doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận trước thuế cũng tăng so với năm 2004 là 141.904,08 tương ứng với 35,75 % , đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước : 296.232.320đ.
Như vậy trong ba năm vừa qua công ty đã không ngừng cố gắng để đạt được hiệu quả trong kinh doanh và đem lại đời sống ổn định, nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên của công ty, đóng góp vào ngân sách nhà nước một phần lợi nhuận để xây dựng cho xã hội.
3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH An Phú
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH An Phú được tổ chức theo mô hình phân cấp: Ban giám đốc Công ty chỉ đạo trực tiếp các phòng ban các phân xưởng công nghiệp.
3.1 Bộ máy công ty gồm:
Giám đốc, 2 Phó giám đốc và 1 Kế toán trưởng.
- Phòng kỹ thuật công nghệ:
- Kho nguyên Vật liệu
- Phân xưởng cơ điện
- Phân xưởng pha cắt
- Phân xưởng may
- Phân xưởng hoàn chỉnh
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý toàn công ty
giám đốc
phó giám đốc tài chính
giám đốc sản xuất
kế
toán trưởng
phòng
kt
công
nghệ
kho
nvl
phân
xưởng
cơ
điện
phân xưởng
pha
cắt
phân xưởng may
phân xưởng hoàn chỉnh
* Giám đốc công ty: là người đứng đầu trong công ty và là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng chức năng và quyền hạn của mình. Kinh doanh theo đúng hiến pháp và pháp luật bảo toàn và phát triển vốn, làm đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách, bảo đảm đời sống cho công nhân, cải thiện điều kiện lao động cũng như thu nhập…
* Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh tế, giá cả, công tác nội chính của đơn vị.
* Phó giám đốc tài chính: tham mưu giúp việc cho giám đốc về mặt quản lý tài chính, quản lý và sử dụng tốt các nguồn vốn làm sao cho đạt hiệu quả cao nhất, giám sát các hoạt động kinh tế, cung cấp các thông tư cần thiết cho giám đốc về các nghiệp vụ kinh tế bảo đảm chính xác kịp thời và đầy đủ. Thực hiện đầy đủ công tác kế toán, thống kê lập biểu mẫu báo cáo quyết toán theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước đúng thời gian quy định, bảo đảm tính chính xác trung thực.
* Phòng kỹ thuật công nghệ: nghiên cứu cải tiến kỹ thuật đảm bảo cho các mặt hàng đạt hiệu quả kinh tế cao phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình sản xuất nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Lập kế hoạch theo dõi kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm. Căn cứ vào công suất, năng lực hiện có của máy móc thiết bị, xây dựng hệ thống định mức, kỹ thuật tại mỗi thời điểm thích hợp.
* Kho nguyên Vật liệu: chịu trách nhiệm cung ứng Vật tư, công cụ lao động theo yêu cầu của sản xuất, bám sát thị trường có kế hoạch mua Vật tư đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý đúng chủng loại không làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của đơn vị, dự trữ Vật tư vừa phải đảm bảo tránh lãng phí về vốn lưu động, giảm tỷ lệ hao hụt, bảo quản tốt hàng hoá khi mua về, cấp phát đúng quy định theo tỷ lệ, định mức hao phí công ty đã ban hành.
* 4 Phân xưởng: Cơ điện, pha cắt, may, hoàn chỉnh
- Phân xưởng giúp công ty quản lý các chức danh cán bộ thuộc diện công ty quản lý đang công tác tại công ty mình.
- Được quyền quản lý và sử dụng toàn bộ lao động thuộc phân xưởng quản lý để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Trực tiếp giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên của phân xưởng mình: nghỉ phép, ốm đau, chờ đợi, chế độ nghỉ của nữ công nhân…
- Bố trí lao động, tổ chức sản xuất hợp lý để khai thác tốt nhất về tiềm năng lao động, thiết bị, cơ sở kỹ thuật hiện có.
4. Xu hướng phát triển của công ty trong những năm tới :
Hiện nay, ngành giầy dép của nước ta nói chung và trên thành phố Hải Phòng nói riêng đang có biến động rất lớn. Đối với thị trường xuất khẩu, sau vụ kiện bán phá giá trên thị trường quốc tế thì đối với ngành như bị đóng băng lại với xuất khẩu. Các doanh nghiệp quay sang thị trường nội địa, Thị trường nội địa so sánh với thị trường xuất khẩu thì quá nhỏ, đó là khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp.
Công ty thành lập năm 1999 đến nay đã hơn 7 năm trưởng thành và phát triển, với nhứng năm đầu tiên gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt nhưng công ty vẫn vững bước và phát triển đi lên lớn mạnh. Sản phẩm được khách hàng đánh giá cao và được thị trường đón nhận, các sản phẩm của công ty không thua kém với hàng cao cấp nhập khẩu và vượt xa hàng Trung Quốc cả về mãu mã - chất lượng.
Mục tiêu cho những năm tiếp theo được ban lãnh đạo của công ty định hướng để phất triển công ty. Đầu tiên phải đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ cao để đáp ứng với thị trường đang không ngừng đi lên, phòng kỹ thuật công nghệ phải có năng lực tốt để ra những mẫu mã mới đi đúng hướng của thị hiếu người tiêu dùng.Các cán bộ công nhân viên không ngừng được học hỏi nâng cao tay nghề, các nhân viên quản lý được tham gia các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và các nghiệp vụ khác để quản lý công ty đựơc tốt hơn.
Đây là những vấn đề mà ban lãnh đạo công ty đã bàn bạc và đưa ra để củng cố và phát triển công đi vững mạnh hơn. Đó cũng là quyết tâm của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty để mục tiêu thực hiện được công ty đã đề ra các phương hướng sau :
- Đầu tiên phải thay một số máy móc đã quá cũ và đầu tư máy móc mới.
- Đầu tư trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao cho phòng kỹ thuật công nghệ. Thường xuyên thay đổi kiểu dáng và mẫu mã tung ra thị trường.
- Tìm các chủng loại nguyên vật liệu thay thế hàng phải nhập khẩu và thay thế các vật tư đắt tiền để hạ giá thành của sản phẩm nâng mức tiêu thụ lên nhiều hơn.
- Lắp đặt các thiết bị và phần mềm quản lý cho các cán bộ quản lý của công ty để bộ máy quản lý được tổ chức chặt chẽ và khoa học hơn.
- Bộ phận quản lý và cấp phất nguyên vật liệu cần được cải tạo và đầu tư thêm. Cán bộ quản lý của kho được học hỏi kinh nghiệm của các công ty bạn.
- Phấn đấu trong năm 2007 sẽ đạt được sản phẩm là hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Đẩy doanh thu của công ty luôn ở mức tháng sau cao hơn tháng trước
ii. đặc điểm công tác kế toán của công ty tnhh an phú
1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH An Phú
Công ty TNHH An Phú là một doanh nghiệp tư nhân, là một đơn vị độc lập với chức năng quản lý về mặt tài chính phòng kế toán góp phần quan trọng trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm của Công ty.
Xuất phát từ điều kiện sản xuất, trình độ quản lý của Công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. ở các phân xưởng không có bộ phận kế toán mà chỉ có nhân viên kế toán làm nhiệm vụ xử lý ban đầu định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán.
* Phòng kế toán gồm những bộ phận sau :
- Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán thực hiện đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên về các thông tin kế toán cung cấp.Ngoài ra vì doanh nghiệp nhỏ cho nên kế toán trưởng phải làm cả nhiệm vụ kế toán tổng hợp như kiểm tra toàn bộ các chứng từ và các nhật ký để vào sổ cái và nên bảng cân đối kế toán, lập thuyết minh báo cáo tài chính.
- Thủ quỹ và kế toán lương, các khoản trích theo lương: chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình thu, chi, tồn quỹ của công ty. Hàng tháng làm báo cáo quỹ gửi lên giám đốc công ty; có nhiệm vụ thanh lương và nộp BHXH, BHYT, KPCĐ … cho các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
- Kế toán chi phí và giá thành : có nhiệm vụ theo dõi, tính toán và phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xáctình hình phát sinh chi phí ở bộ phận sản xuất cũng như giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất.
- Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động tài sản cố định của toàn công ty;
- Kế toán doanh thu và thuế : có nhiệm vụ theo dõi doanh thu thực hiện và các khoản phải thu của đơn vị hàng tháng, quý, năm. Hàng tháng làm thống kê và gửi báo cáo thuế VAT đầu ra và đầu vào cho cơ quan thuế Hải Phòng.
- Kế toán nguyên vật liệu : Theo dõi việc thu mua, xuất nhập toàn bộ nguyên vật liệu, hàng năm, tháng, quý kiểm kê kho, phát hiện thừa thiếuvật tư và phải đề nghị phương án xử lý
2 Tổ chức công tác kế toán theo cac phần hành kế toán của công ty TNHH An Phú:
Tại Phòng KH - TC dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty phòng có nhiệm vụ làm tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính, quản lý về vốn và tài sản của đơn vị, giám sát kiểm tra và thực hiện mọi nghĩa vụ kinh tế phát sinh của công ty phân công nhiệm vụ cho các kế toán viên theo đúng chức năng và nhiệm vụ của từng người đồng thời đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ trong phòng.
Trong bộ máy kế toán tổ chức các phần hành công việc kế toán được cụ thể như sau:
Tại bộ phận kế toán kho thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu để ghi "thẻ kho". Kế toán nguyên vật liệu cũng dựa trên chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu để ghi số lượng và tính thành tiền nguyên vật liệu nhập xuất vào "Sổ kế toán chi tiết vật liệu" (tương ứng với thẻ kho). Cuối kỳ kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên "sổ kế toán chi tiết vật liệu" với "thẻ kho" tương ứng do thủ kho chuyển đến. Đồng thời từ "Sổ chi tiết vật liệu" kế toán lấy số liệu để ghi vào (Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu) theo từng loại nguyên vật liệu để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp.
Tại bộ phận kế toán chi tiết bao gồm rất nhiều phần hành công việc được phân công cho các nhân viên kế toán tại công ty như sau:
Kế toán chi tiết về tiền lương hàng tháng kế toán công ty TNHH An Phú phải tính lương, tính thưởng và các khoản phải trả cho CNV. Căn cứ để tính là các chứng từ theo dõi thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan (như giấy nghỉ phép, biên bản ngừng việc …) tất cả các chứng từ trên phải được kế toán kiểm tra trước khi tính lương, tính thưởng và phải đảm bảo được các yêu cầu của chứng từ kế toán. Sau khi kiểm tra chứng từ kế toán bắt đầu tính lương, tính thưởng tính trợ cấp, phải trả cho CNV theo hình thức trả lương, trả thưởng đang áp dụng tại DN. Trên cơ sở các bảng thanh toán lương, thưởng, kế toán tiến hành lập chứng từ phân bổ tiền lương, tiền thưởng vào chi phí kinh doanh.
"Bảng thanh toán tiền lương" là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho công nhân viên làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Bảng thanh toán tiền lương được lập cho từng bộ phận (Phòng, ban, tổ, nhóm …) tương ứng với "Bảng chấm công". Khi tính tiền thưởng cho CNV, kế toán lập "Bảng thanh toán tiền thưởng" dựa trên các chứng từ ban đầu như "Bảng chấm công", phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành và phản ánh tiền thưởng đã được giám đốc phê duyệt.
Kế toán chi tiết TSCĐ: Khi TSCĐ tăng do bất kỳ nguyên nhân nào đều phải cho bản kiểm nghiệm TSCĐ làm thủ tục nghiệm thu, đồng thời cùng với bên giao lập "Biên bản giao nhận tài sản" hồ sơ TSCĐ bao gồm biên bản nghiệm thu, biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hợp đồng, giấy vận chuyển. căn cứ vào hồ sơ TSCĐ phòng kế toán mở thẻ hoặc sổ để hạch toán chi tiết TSCĐ theo mẫu thống nhất. Thẻ TSCĐ lập làm 1 bản và để tại phòng kế toán để theo dõi, ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ. Sau khi lập xong thẻ TSCĐ được đăng ký vào sổ TSCĐ, sổ TSCĐ lập chuyển cho toàn công ty 1 quyển và cho từng phân xưởng sử dụng mỗi nơi 1 quyển.
Kế toán chi tiết về doanh thu và thuế: Đầu tiên kế toán mở sổ chi tiết bán hàng cho từng loại thành phẩm hàng hoá dịch vụ trong đơn vị, việc ghi chép được tiến hành theo từng hoá đơn bán hàng nhằm phản ánh doanh thu bán hàng trong kỳ. Kế toán theo dõi doanh thu thuần và cuối kỳ phải xác định được lãi gộp của từng loại sản phẩm hàng hoá, theo dõi chi tiết nợ TK 131, có TK 131 sau khi thực hiện xong hợp đồng kinh tế có kế toán thanh lý hợp đồng và viết hoá đơn VAT đầu ra làm sau đó thống kê sản lượng đã thực hiện, gửi báo cáo cho cơ quan chức năng, hàng tháng làm thống kê và gửi báo cáo thuế VAT đầu vào và đầu ra cho cơ quan thuế HảI Phòng.
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Kế toán tập hợp tất cả các chi phí hợp lý phát sinh trong kỳ quyết toán để tính giá thành. Những chi phí lên phải phân bổ làm nhiều kỳ thì cần xem xét để phân bổ cho hợp lý để giá thành phản ánh đúng chi phí cần bỏ ra trong kỳ báo cáo.
Bộ phận kế toán tổng hợp - kế toán trưởng: Cuối kỳ kế toán chi tiết chuyển toàn bộ hóa đơn chứng từ cho kế toán trưởng. Kế toán trưởng tổng hợp ghi chép các nhiệm vụ kế toán trên sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ trên các số liệu nhật ký chung để ghi sổ cái tài khoản (như TK152, 611, 334, 511, 641, 642 …).
Cuối năm kế toán trưởng phải lập Bảng cân đối kế toán, bảng cân đối thu chi và thuyết minh báo cáo tài chính dựa vào số liệu các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của năm báo cáo để gửi lên giám đốc công ty.
* Sơ đồ 2: Tổ chức phòng kế toán công ty TNHH An Phú
kế toán trưởng
( Tổng hợp )
kh
Kế toán
chi phí
và
giá thành
Kế
toán TSCĐ
Kế toán
DT và
Thuế
Kế toán
NVL
Thủ quỹ & KT
tiền lương
3. Hình thức hạch toán của Công ty
Phòng kế toán Công ty TNHH An Phú áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế xuất 0%, 5%,10%. Công ty thực hiện trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung. Nguồn vật tư được mua từ rất nhiều nơi phục vụ cho nhu cầu gia công và sản xuất của công ty. Định kỳ gửi hoá đơn về phòng kế toán làm cơ sở để phòng kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Các tổ trưởng quản lý theo dõi tình hình lao động trong phân xưởng, lập bảng chấm công, bảng thanh toán tiền công, giấy đề nghị tạm ứng, bảng thanh toán tiền công theo ngày, giờ, sản lượng sản phẩm. Sau đó gửi về phòng kế toán làm căn cứ cho việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Các chứng từ ban đầu nói trên ở các phân xưởng sau khi được tập hợp phân loại sẽ được đính kèm với" Giấy đề nghị thanh toán" do tổ trưởng phân xưởng lập có xác định của phòng kế toán xin thanh toán cho các đối tượng được thanh toán.
ở phòng kế toán, sau khi nhận được chứng từ ban đầu, kế toán tiến hành kiểm tra phân loại, xử lý chứng từ, ghi sổ hệ thống hoá số liệu và cung cấp thông tin kế toán để phục vụ nhu cầu quản lý. Đồng thời dựa trên cơ sở các báo cáo kế toán được lập tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế giúp lãnh đạo công ty trong việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc phát sinh, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào nhật ký chung theo thứ tự thời gian. Từ nhật ký chung ghi vào sổ cái có thể tiến hành định kỳ hoặc hàng ngày.
Các chứng từ cần hạch toán chi tiết đồng thời ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết, lập bảng tổng hợp các số liệu chi tiết vào cuối quý lấy bảng cân đối số phát sinh các tài khoản để kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để tổng hợp báo cáo tài chính.
* Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức "Nhật ký chung"
Chứng từ gốc
Các nhật ký chuyên dùng
Nhật ký chung
Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng đối chiếu số phát sinh
Báo cáo tài chính kế toán
Bảng cân đối tài sản
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối quý
: Đối chiếu, kiểm tra
4. Sổ kế toán và hình thức tổ chức sổ kế toán
Công tác kế toán trong một đơn vị hạch toán, đặc biệt là trong các doanh nghiệp, thường nhiều và phức tạp không chỉ thể hiện ở số lượng các phần hanh, mà còn ở mỗi phần hành kế toán cần thực hiện do vậy đơn vị hạch toán cần thiết phải sử dụng nhiều loại sổ sách khác nhau cả về kết cấu, nội dung, phương pháp hạch toán, tạo thành một hệ thống sổ sách kế toán. Các loại sổ kế toán này được liên hệ với nhau một cách chặt chẽ theo trình tự hạch toán của mỗi phàn hành. Mỗi hệ thống sổ kế toán được xây dựng là một hình thức tổ chức sổ nhất định mà doanh nghiệp cần phải có thể thực hiện công tác hạch toán.
Vậy, hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ kế toán khác nhau về chức năng ghi chép, về kết cấu, nội dung phản ánh theo một trình tự hạch toán nhất định trên cơ sở của chứng từ gốc. Các doanh nghiệp khác nhau về loại hình, quy mô và điều kiện kế toán sẽ hình thành cho mình một hình thức sổ kế toán khác nhau.
Đặc trưng cơ bản để phân biệt và định nghĩa được các hình thức tổ chức sổ kế toán khác nhau là ở số lượng sổ cần dùng, ở loại sổ sử dụng, ở nguyên tắc kết cấu các chỉ tiêu dòng, cột của sổ cũng như trình tự hạch toán. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức tổ chức sổ kế toán sau đây: Hình thức nhật ký sổ cái, hình thức nhật ký chung, hình thức nhật ký – chứng từ.
Để tiện theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phòng kế toán công ty TNHH An Phú đã sử dụng hệ thống sổ nhật ký chung
5. Hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo kế toán tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo theo định kỳ, nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết ủa và tình hình tài chính doanh nghiệp. Bởi vậy, hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thiết lập với mục đích sau:
Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động: thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp gồm 4 biểu mẫu báo cáo: Bảng cần đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn An Phú gồm 3 báo cáo: Bảng cân đối kế toán, bảng cân đối thu chi, thuyết minh báo cáo tài chính.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán nguyên Vật liệu tại công ty TNHH An Phú.
I. Khái quát chung về đặc điểm và tình hình quản lý nguyên Vật liệu tại công ty TNHH An Phú.
1. Đặc điểm yêu cầu quản lý sử dụng nguyên Vật liệu tại công ty TNHH An Phú.
1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu
Một trong những điều kiện cần thiết để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động. Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá, khác với tư liệu lao động, Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình tháI vật chất ban đầu để tạo ra hình tháI vật chất của sản phẩm. Do vậy toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Công ty TNHH An Phú là doanh nghiệp mà hoạt động của nó là sản xuất – kinh doanh. Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản phẩm giầy dép với số lượng sản xuất hàng năm lên đến 6-7 triệu chiếc. Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ, điều này phụ thuộc vào từng đơn đặt hàng và từng thời điểm sản xuất. Do đó. NVL được sử dụng vào sản xuất cũng rất phong phú với khối lượng lớn. 80% số sản phẩm do công ty sản xuất là hàng xuất khẩu ra các công ty nước ngoài, số còn lại công ty sản xuất và tiêu thụ trong nước.
Hiện nay ở công ty cũng đang thực hiện sản xuất các đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài như: Tiệp khắc, Trung Quốc, Inđô ...Với các đơn đặt hàng này, công ty chủ động tìm và mua NVL theo yêu cầu của các công ty đặt hàng theo hợp đồng đã ký.
Bên cạnh việc sản xuất hàng xuất khẩu, công ty cũng chủ động tìm kiếm và khai thác thị trường hàng da giầy trong nước. Công ty đã tự tổ chức thu mua NVL để sản xuất và tiêu thụ nội địa. Tuy số lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước chiếm tỉ trọng không lớn ( khoảng 20% ) nhưng công ty vẫn tiến hành sản xuất để tập trung nguồn năng lực sản xuất sẵn có, tạo việc làm và tăng thu nhập cho công nhân của công ty. Với số NVL này, kế toán phải theo dõi và hạch toán về cả mặt giá trị và số lượng của từng loại vật tư theo từng nguồn nhập.
Vật liệu của công ty được nhập theo các nguồn sau:
Vật liệu nhập từ các công ty liên doanh với nước ngoài
Vật liệu mua của các công ty sản xuất trong nước.
Vật liệu mua lẻ.
Phế liệu thu hồi.
Từ những đặc điểm trên đã đặt ra nhiệm vụ năng nề cho việc tổ chức kế toán NVL tại công ty: phải quản lý và hạch toán NVL một cách chặt chẽ, có hiệu quả từng theo từng loại từ khâu thu mua, giao nhân, vận chuyển đến khâu bảo quản, dự trữ và sử dụng, phải theo dõi thường xuyên và đảm bảo đủ vật tư phục vụ cho việc sản xuất. Vì vậy, khối lượng công việc của kế toán NVL là rất nhiều và có ảnh hưởng lớn tới công tác sản xuất, góp phần quan trọng đối với cố gắng hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.2 Yêu cầu quản lý Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp, giá trị Nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để thuận lợi trong công tác quản lý và hạch toán Nguyên vật liệu trước hết các doanh nghiệp phải xây dung được hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho Nguyên vật liệu. Hệ thống danh điểm và số danh điểm của Nguyên vật liệu phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại của Nguyên vật liệu.
Trong doanh nghiêp, vật liệu luôn được dự trữ ở một mức nhất định hợp lý nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Do vậy, các doanh nghiệp phải xây dung định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh đểm Nguyên vật liệu, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại Nguyên vật liệu nào đó. Định mức tồn kho của Nguyên vật liệu còn là cơ sở để xây dung kế hoạch thu mua Nguyên vật liệu và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Để bảo tốt Nguyên vật liệu dự trữ, giảm thiểu hư hao, mất mát, doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãI đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý Nguyên vật liệu tồn kho và các nghiệp vụ nhập xuất kho, tránh việc bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư.
1.3. Nhiệm vụ hạch toán Nguyên vật liệu
Để cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu phảI thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của nguyên vật liệu nhập kho.
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị nguyên vật liệu nhập xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xẩy ra.
2. Phân loại, tính giá nguyên Vật liệu tại công ty TNHH An Phú.
2.1 Phân loại nguyên vật liệu:
NVL được sử dụng trong công ty bao gồm rất nhiều thứ, nhiều loại khác nhau về tính năng, công dụng, về phẩm cấp chất lượng, về chất liệu và kích thước. Bên cạnh đó, khối lượng NVL rất lớn và thường xuyên biến động. Do đó, để quản lý và hạch toán được NVL cần phải tiến hành phân loại theo tiêu thức nhất định. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, có rất nhiều cách để phân loại NVl. Nhưng để phù hợp với đặc điểm của công ty và để việc quản lý NVL được dễ dàng và hiệu quả, NVL ở công ty TNHH An Phú được phân loại căn cứ vào công dụng kinh tế của chúng trong quá trình sản xuất như sau:
- Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành cơ bản nên thực thể sản phẩm như: Da váng, Da action, đế, vải cán, vải tráng nhựa, vải lót, bông...
- Vật liệu phụ: trong quá trình sản xuất có tác dụng hoàn thiện hoặc làm tăng chất lượng sản phẩm như : Khuy tam giác, khoá, nhãn mác, giấy độn ...
- Nhiên liệu: được sử dụng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh như điện để thắp sáng, để là...;dầu mỡ máy khâu...
- Phụ tùng thay thế: bao gồm các chi tiết phục vụ cho việc thay thế, sửa chữa các loại máy may, máy cắt...: kim khâu, bàn đạp, dây curoa, dao cắt, các vật liệu khác.
- Bao bì: là loại vật liệu dùng để đón._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32018.doc