Hoàn thiện Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Nam Triệu

.Lời nói đầu Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế thị trường ,nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển dần từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nền kinh tế. Bằng hàng loạt các chính sách giá của Đảng và nhà nước, nước ta đã dần chuyển biến toàn diện về mọi mặt và từng bước phát triển mạnh mẽ cả về hình thức, quy mô và hoạt động kinh doanh. Đóng góp không nhỏ vào sự chuyển biến này chính là sự phấn đấu k

doc94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Nam Triệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông mệt mỏi của các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế nói chung và ngành đóng tàu nói riêng. Với sự cạnh tranh của cơ chế thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh thì công tác quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước sự thay đổi lớn của nền kinh tế, kế toán trở thành công cụ sắc bén và hết sức quan trọng trong quản lý. Nó thông tin một cách chính xác, kịp thời toàn diện và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp , giúp cho các nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp cho doanh nghiệp mình. Trong đó hạch toán chi phí mà đặc biệt là hạch toán kế toán “ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” luôn được coi trọng trong các ngành công nghiệp sản xuất. Là một trong ba yếu tố cơ bản của qúa trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu chiếm một vị trí to lớn, là khâu đầu vào của quá trình sản xuất, là yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt đó thì bản thân mỗi doanh nghiệp phải luôn luôn thay đổi mẫu mã, quy cách ,nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm .... tạo uy tín với người tiêu dùng. Để làm được điều này các doanh nghiệp phải sử dụng đồng bộ các biện pháp liên quan đến quả trình sản xuất. Một trong những công cụ không thể thiếu giúp cho các nhà quản lý mang lại hiệu quả cao nhất là công tác kế toán nói chung và hạch toán kế toán “ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” nói riêng. Việc tổ chức, cung cấp, sử dụng tránh lãng phí nguyên vật liệu đầu vào phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.Tổ chức kế toán một cách chính xác, đúng đắn hợp lý về chi phí luôn đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu, công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (tên gọi tắt là NASICO) đã xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu của mình trong sản xuất kinh doanh. Công ty đang đứng trước vấn đề là làm thế nào để quản lý và sử dụng một cách hợp lý nhất làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Trong nhiều năm qua công ty đã có nhiều nỗ lực cải tiến trong việc tổ chức công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu . Tuy nhiên để ngày càng có lợi nhuận cao thì công tác kế toán nguyên vật liệu trong công ty vẫn là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Qua thời gian thực tập , tìm hiểu tại công ty thấy rõ vai trò của kế toán đối với việc quản lý sản xuất kinh doanh nhất là đối với quản lý nguyên vật liệu kết hợp với quá trình học tập tại trường em đã đi sâu vào nguyên cứu và lựa chọn đề tài : "Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu " Nội dung chuyên đề gồm ba phần: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu. Do trình độ và thời gian thực tập còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của thầy giáo và ban giám đốc, phòng tài chính kế toán của công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán NVL Trong các doanh nghiệp sản xuất 1.1 Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm , yêu cầu quản lí NVL trong doanh nghiệp sản xuất. 1.1.1.1. Khái niệm Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa, là tài sản lao động dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Trong các doanh nghiệp sản xuất , chi phí về nguyên vật liệu chiếm một tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu giá thánh sản phẩm , liên quan trực tiếp đến các chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp như : chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, chỉ tiêu sản lượng , chỉ tiêu giá thành, chỉ tiêu lợi nhuận.... 1.1.1.2. Đặc điểm của NVL Nguyên vật liệu có biểu hiên dưới dạng hình thái vật chất như sắt thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sợi trong doanh nghiệp dệt , da trong doanh nghiệp sản xuất giày dép, vải trong doanh nghiệp may mặc, cao su trong doanh nghiệp sản xuất xăm lốp... Khác với tài sản cố định, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh nhất định, dưới tác động của lao động , nguyên vật liệu được chuyển hóa toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành lên thực thể của sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Những đặc điểm cơ bản trên của nguyên vật liệu đã tạo ra những đặc trưng riêng của tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp ,đồng thời đặt ra yêu cầu tăng cường công tác quản lý,sử dụng nguyên vật liệu để đảm bảo tiết kiệm hợp lý hiệu quả làm giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp cần đặt ra những yêu cầu trong công tác quản lý nguyên vật liệu. 1.1.1.3. Yêu cầu quản lí Là một trong những yếu tố góp phần thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm nên việc quản lý nguyên vật liệu ,công cụ dung cụ là không thể thiếu trong bất kì doanh nghiệp nào. Quản lý tốt nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ còn là điều kiện để xác định kết quả kinh doanh và đánh gía tài sản của công ty một cách trung thực khách quan trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vậy để quản lý tốt nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ các doanh nghiệp phải quản lý tốt ngay từ khâu mua vào đến khâu bảo quản dự trữ và sử dụng. ở khâu mua vào: nguyên vật liệu thuộc nhóm tài sản lưu động của doanh nghiệp ,chung thường xuyên được mua vào để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất cũng như các nhu cầu khác của doanh nghiệp. Vì vậy đòi hỏi quá trình thu mua phải đáp ứng đủ số lượng, đúng chủng loại, phẩm chất tốt, giá cả hợp lý , giảm thiểu hao hụt... Đồng thời phải quan tâm đến chi phí thu mua nhằm giảm chi phí đầu vào một cách tối đa mang lai hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. ở khâu bảo quản: cần đảm bảo đúng chế độ qui định phù hợp với tính chất hóa lý của mỗi loại vật liệu, tránh hư hỏng , hao hụt, tránh để lẫn lộn với nhau làm ảnh hưởng tới chất lượng của nguyên vật liệu. ở khâu dự trữ: doanh nghiệp cần xác định đươc định mức dự trữ tối đa và tối thiểu là bao nhiêu cho từng loại vật liệu nhằm đảm bảo cho tiến độ sản xuất được thông suốt không bị ngưng trệ, gián đoạn hay gây ứ đọng vốn. ở khâu sử dụng: sử dụng vật liệu hợp lý tiết kiệm trên cơ sở định mức và dự toán chi góp phần làm giảm chi phí , hạ giá thành, tăng thu nhập ,tăng tích lũy cho doanh nghiệp.Tình hình xuât dùng nguyên vật liệu phải đựơc phản ánh một cách đầy đủ , chính xác , kịp thời. Mặt khác để bảo quản tốt nguyên vật liệu các doanh nghiệp phải có hệ thống kho tàng bến bãi bảo quản vật liệu và các kho phải được trang bị các phương tịên cân , đong đo đếm cần thiết đầy đủ. Từ đó ta thấy đươc vai trò hết sức quan trọng của nguyên vật liệu ,do vậy viêc tổ chức kế toán nguyên vật liệu một cách khoa học , hợp lý có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả trong việc quản lý ,kiểm soát tài sản của doanh nghiệp, thúc đẩy việc cung cấp kịp thời ,đồng bộ những nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo từng đối tượng sử dụng, ngăn ngừa các hiên tượng mất mát, hư hỏng,lãng phí và tránh được tình trạng ứ đọng hoặc khan hiếm vật tư ảnh hưởng đến tốc độ kinh doanh.Góp phần làm giảm chi phí ,nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán NVL. 1.1.2.1 Vai trò. Từ những lí luận nêu trên ta thấy công tác quản lí điều hành NVL có tầm quan trọng to lớn đó chính là quá trình thu thập, xử lý thông tin nhăm đưa ra quyết định đối với đối tượng NVL . Các thông tin này phải bao quát được toàn bộ qúa trình hình thành , biến động loại bỏ cuả NVL mới cho phép có được cái nhìn tổng quan về NVL sợi dây liên hệ chặt chẽ với các bộ phận quản lý và sử dụng . Bộ phận kho chỉ quan tâm đến một số lượng hiện vật và quá trình bảo quản, bộ phận sử dụng chỉ quan tâm đến mạt chất lượng NVL sử dụng mức tiêu hao. Cả hai bộ phận chỉ quản lý mặt lượng tại một khâu cụ thể mà không có sự tổng quát liên hệ . Hạch toán kế toán (HTKT) là công viêc ghi chép phản ánh, thu nhập tổng hợp số liệu NVL theo suốt quá trình hoạt động : Nguồn hình thành ,thu mua, nhập-xuất-tồn , loại bỏ. Việc hạch toán kế toán đã bổ xung , lấp đầy lỗ trống quản lý do hai bộ phận tao ra . Hơn nữa HTKT còn quản lý bao trùm cả mặt giá trị , nhờ vậy cung cấp thông tin đầy đủ toàn diện ,liên tục hơn. Có thể nói, kế toán NVL Là công cụ hữu hiệu chủ yếu nhất của quá trình quản lý là trợ thủ đắc lực cho nhà quản trị . Kế toán nói chung hiện nay được hiểu là một hệ thống thông tin dùng để đo lường xử lý truyền đạt các thông tin về tài chính của một đơn vị kinh tế. Thông tin này giúp cho người sử dụng có được lựa chọn hợp lý trong các cách sử dụng dự phòng các thông tin hiếm hoi đó trong việc điều khiển đơn vị kinh tế, trèo lái các hoạt động . Kế toán được coi là các hoạt động dịch vụ là nền tảng của những quyết định bên trong và bên ngoài doanh nghiệp về toàn bộ các hoạt động quản trị như hoạch định chương trình , giải quyết vấn đề hướng dẫn sự quan tâm đánh giá xét duyệt. Mục đích chính không là thu nhâp xử lý các thông tin mà còn phải chú trọng đến các nhu cầu bức thiết của người sử dung thông tin kế toán. vì thế kế toán là một phương tiện hữu hiệu nhất. Cũng là kế toán hạch toán NVL cũng là hoạt đông dịch vụ là phương tiện quản lý đượcc tiến hành theo những nhu cầu người sử dụng làm cơ sở quyết định kinh tế là cầu nối giữa kho và phòng kinh doanh 1.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán NVL. Xuất phát từ vị trí yêu cầu của việc sử dụng và quản lý nguyên vật liệu trong công ty sản xuất cũng như vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý công ty, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau: Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời về số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại nguyên vật liệu công tác nhập xuất vật liệu và tồn kho. Thường xuyên đối chiếu số tồn sổ sách với giá thực tế. Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập, xuất, thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ hạch toán về vật liệu (lập chứng từ luân chuyển chứng từ) mở các loại sổ sách, thẻ chi tiết về vật liệu đúng chế độ công tác kế toán trong đơn vị và các cấp chủ quản. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao nguyên liệu, vật tư, phát hiện xử lý kịp thời vật liệu, vật tư thừa, thiếu ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng nguyên vật liệu, vật tư phi pháp lãng phí. Tham gia kiểm kê, đánh giá lại vật liệu theo đúng chế độ quy định của Nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành, phân tích kinh tế. Lưu giữ chứng từ đầy đủ theo đúng chế độ quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê. Chứng từ nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu phải đảm bảo nguyên tắc hợp lệ, hợp pháp theo quy định của Pháp lệnh Kế toán Thống kê. Cuối mỗi tháng tổng hợp tình hình nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật liệu, vật tư về cả khối lượng lẫn giá trị. Định kỳ cung cấp tài liệu cần thiết để tổng hợp chi phí và tính giá thành thành phẩm và lập báo cáo tài chính. 1.2. Phân loại và đánh giá NVL 1.2.1 Phân loại NVL Trong doanh nghiệp , nguyên vật liệu bao gồm nhiều chủng loại và tính năng cũng khác nhau.Để quản lý chặt chẽ và hạch toán chi tiết vật liệu ,công cụ dụng cụ phục vụ tốt cho quá trình sản xuất thì các doanh nghiệp cần phân loại chúng thành các tiêu thức nhất định. Tùy thuộc vào từng ngành sản xuất mà vật liệu được chia thành các loại sau: * Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp - Vật liệu chính: là đối tượng chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm như: vải trong doanh nghiệp may mặc,sợi trong doanh nghiệp dệt, xi măng sắt thép trong doanh nghiệp xây dựng..... - Nguyên vật liệu phụ : là loại vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, phối hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện, nâng cao tính năng và chất lượng sản phẩm - Nhiên liệu: bao gồm các loại thực thể ở thể rắn , lỏng , khí như: than , củi , dầu...dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. - Phụ tùng thay thế: là những chi tiết phụ tùng thay thế cho máy móc thiết bị ,phương tiện vận tải phục vụ cho công việc sửa chữa máy móc thiêt bị. Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại vật liệu và thiết bị như: cần lắp, vật kết cấu, công cụ , khí cụ....mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản. Vật liệu khác:là các vật liệu như bao bì đóng gói và các vật liệu đặc trưng Phế liệu: là các loại vật liệu thu hồi trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản có thể bán hay sử dụng. Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết, cụ thể của từng doanh nghiệp mà vật liệu , công cụ dụng cụ có thể chia ra thành từng nhóm *Căn cứ vào mục đích, công dụng của vật liệu , thì vật liệu được chia ra thành: - Nguyên vật liệu dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm - Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác phục vụ quản lý ở phân xưởng, tổ , đội, cho nhu cầu bán hàng , cho quản lý doanh nghiệp... *Căn cứ vào nguồn hình thành thì vật liệu được chia thành: -Vật liệu mua ngoài. Vật liệu gia công tự chế, nhận vốn góp liên doanh... 1.2.2 Đánh giá vật liệu Đánh giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức, hạch toán nguyên vật liệu. Đánh giá nguyên vật liệu là dùng đơn vị tiền tệ để biểu hiện giá trị của chúng theo một nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan và thống nhất. Đánh giá nguyên vật liệu về thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của nguyên vật liệu. 1.2.2.1 Đánh giá vật liệu theo giá thực tế. a. Đánh giá vật liệu theo giá nhập kho. * Vật liệu mua ngoài. Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập Các khoản giảm trừ Giá thực tế NVL nhập kho Giá ghi trên hoá đơn Thuế NK (nếu có) Chi phí thu mua + + - = + Đối với những công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT không được tính vào giá thực tế của nguyên vật liệu. Trừ công ty mua nguyên vật liệu về để sản xuất sản phẩm chịu thuế TTĐB thì thuế GTGT đầu vào được tính vào giá thực tế của nguyên vật liệu. + Đối với những công ty tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT được tính vào giá thực tế của nguyên vật liệu. +Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức…( các khoản nay cũng tính thuế GTGT theo phương pháp mà công ty đã lựa chọn). + Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua. * Đối với nguyên vật liệu tự gia công, chế biến: * Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế NVL nhập kho Giá thực tế của NVL xuất gia công chế biến Chi phí gia công chế biến + = Giá thực tế NVL nhập kho Giá thực tế của NVL xuất gia công chế biến Chi phí gia công chế biến + = + Chi phí vận chuyển trước và sau khi gia công chế biến * Đối với nguyên vật liệu do các đơn vị, cá nhân khác góp vốn liên doanh thì giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là do các hội đồng các bên tham gia đánh giá và chấp nhận * Đối với nguyên vật liệu được tặng, thưởng thì giá thực tế nhập kho của nguyên vật liệu là giá ghi trên biên bản bàn giao hoặc ghi theo giá trị thị trường tương đương. * Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất – kinh doanh của công ty thì giá thực tế là giá ước tính có thể sử dụng được, có thể tiêu thụ được chúng (giá có thể bán trên thị trường). b. Đánh giá vật liệu theo giá thực tế xuất kho. Trong công ty sản xuất, nguyên vật liệu được thu mua nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau do vậy giá thực tế của từng lần, từng đợt nhập kho cũng không hoàn toàn giống nhau. Vì thế, khi xuất kho kế toán phải tính toán xác định được giá thực tế xuất kho đăng ký áp dụng trong cả niên độ kế toán. Để tính giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho các công ty thường áp dụng một trong các phương pháp sau: * Phương pháp tính theo đơn giá thực tế tồn đầu kỳ: Theo phương pháp này thì giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất dùng và đơn giá bình quân nguyên vật liệu tồn đầu kỳ Giá thực tế NVL xuất kho Số lượng NVL xuất kho Đơn giá thực tế tồn đầu kỳ x = Đơn giá thực tế tồn đầu kỳ Giá thực tế tồn đầu kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ = * Phương pháp tính theo đơn giá bình quân gia quyền: Theo phương pháp này thì giá trị của từng loại nguyên vật liệu được tính theo giá trung bình của từng loại nguyên vật liệu đầu kỳ và giá trị từng loại nguyên vật liệu được mua trong kỳ. Giá trị trung bình có thể tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của công ty. Trong đó “Đơn giá thực tế bình quân” được tính như sau: + Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ Giá thực tế NVL xuất kho Số lượng NVL xuất kho Đơn giá thực tế bình quân x = Đơn giá thực tế bình quân Giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ Số lượng thực tế của NVL tồn đầu kỳ = Giá thực tế của NVL nhập trong kỳ Số lượng thực tế của NVL nhập trong kỳ + + Phương pháp này đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, nhưng công việc hạch toán lại dồn vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác, đồng thời sử dụng phương pháp này cần tiến hành tính giá theo từng danh điểm nguyên vật liệu. Phương pháp này thích hợp với các công ty có ít chủng loại nguyên vật liệu, có số lần nhập xuất của các nguyên vật liệu nhiều. + Đơn giá bình quân cuối kỳ trước Với phương pháp này kế toán xác định đơn giá bình quân dựa trên giá thực tế và số lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ trước. Đơn giá thực tế bình quân Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ (cuối kỳ trước) Số lượng thực tế NVL tồn đầu kỳ (cuối kỳ trước) = Phương pháp này giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán, nhưng độ chính xác của công việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả của nguyên vật liệu nên trong trường hợp giá cả của thị trường nguyên vật liệu có sự biến động lớn thì việc tính giá nguyên vật liệu trở nên thiếu chính xác. + Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập Sau mỗi lần nhập, kế toán xác định lại giá bình quân cho từng danh điểm nguyên vật liệu. Căn cứ giá đơn vị bình quân và lượng nguyên vật liệu xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho. Giá đơn vị bình quân Giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập = Cách tính cho phép kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm nguyên vật liệu. Phương pháp này chỉ sử dụng ở những công ty có ít danh điểm nguyên vật liệu và số lần nhập không nhiều. *Phương pháp tính theo giá thực tế Nhập trước – Xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở nguyên vật liệu nào nhập trước thì sẽ xuất dùng trước với giá của lô nguyên vật liệu nhập đó. *Phương pháp tính giá theo giá thực tế Nhập sau – Xuất trước ( LIFO) Theo phương pháp này nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giá nguyên vật liệu nào nhập kho sau sẽ được làm giá xuất nguyên vật liệu. Khi nào hết thi mới xuất đến hàng nhập kế trước. * Phương pháp thực tế đích danh: Phương pháp này tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo giá thực nhập đích danh của từng danh mục vật liệu. Mỗi phương pháp tính giá nguyên vật liệu có nội dung, ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng phù hợp nhất định. Công ty phải căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vào yêu cầu quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán để lựa chọn và đăng ký một phương pháp phù hợp. Phương pháp tính giá đã đăng ký phải được sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán. 1.2.2.2 Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán: Đối với những doanh nghiệp có nghiệp vụ nhập,xuất, tồn nguyên vật liệu nhiều, thường xuyên ,giá biến động lớn,việc xác định giá hàng ngày là rất khó khăn hoặc có thể xác định được hàng ngày đối với từng đợt từng lần nhưng quá tốn kém và phức tạp thì doanh nghiệp lên áp dụng phương pháp tính theo giá hạch toán. Giá hạch toán là giá ổn định được doanh nghiệp sử dụng thống nhất trong một thời gian dài. Do vậy nó chỉ được dùng để ghi sổ kế toán chi tiết hàng ngày và cuối kì phả điều chỉnh và ghi vào sổ tổng hợp và báo cáo. Việc điều chỉnh dựa trên công thức sau: Giá thực tế của VL xuất kho (hoặc tồn kho) = Giá hạch toán của VL xuất kho (hoặc tồn kho) x Hệ số giá Trong đó hệ số giá được tính như sau: Hệ số giá NVL = Giá thực tế của NVL + Tồn đầu kỳ Giá hạch toán của NVL + Tồn đầu kỳ Giá thực tế của NVL nhập trong kỳ Giá hạch toán của NVL nhập trong kỳ Tùy thuộc vào trình độ và đặc điểm yêu cầu mà doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp tính giá thưc tế hay phương pháp tính giá hạch toán cho tất cả các loại vật liệu hay từng loại vật liệu. 1.3. Công tác kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất 1.3.1. Kế toán chi tiết NVL. Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phải được tiến hành đồng thời cả ở kho và phòng kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất. Các công ty phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết trên cơ sở lựa chọn, vận dụng phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu cho phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu. Các công ty có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau để kế toán chi tiết nguyên vật liệu. 1.3.1.1. Phương pháp thẻ song song Nội dung của phương pháp: ở kho: Việc ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho vật liệu do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do kế toán lập theo mẫu quy định (mẫu 06 - VT) cho từng danh điểm vật liệu theo từng kho và phát cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực tế nhập xuất vào thẻ kho. Cuối ngày tính ra số nguyên vật liệu tồn kho ghi vào thẻ kho. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số liệu tồn kho ghi trên thẻ kho với số liệu thực tế còn lại ở kho để đảm bảo sổ sách và hiện vật luôn khớp nhau. Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ kho thủ kho phải chuyển các chứng từ nhập xuất đã được phân loại theo từng nguyên vật liệu về phòng kế toán. ở phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu theo các chỉ tiêu giá trị và hiện vật cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết nguyên vật liệu và đối chiếu với thẻ kho. Số lượng nguyên vật liệu tồn kho trên sổ (thẻ) kế toán chi tiết phải khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho. Ngoài ra, để có số liệu đối chiếu, kiểm tra với kế toán tổng hợp, kế toán nguyên vật liệu phải tổng hợp số liệu từ các sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho theo từng nhóm, loại vật liệu. Ưu điểm : Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu. Nhược điểm : Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. Mặt khác việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do đó hạn chế chức năng của kế toán. Điều kiện áp dụng :Phương pháp thẻ song song áp dụng ở các công ty có ít chủng loại vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ xuất nhập ít và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song Thẻ kho Sổ (Thẻ) KT chi tiết Chứng từ xuất Bảng tổng hợp N-X-T Kế toán tổng hợp Chứng từ nhập Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.3.1.2.Phương pháp sổ số dư Nội dung phương pháp: ở kho: Thủ kho vẫn dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho vật liệu theo chỉ tiêu số lượng như ở phương pháp thẻ song song. Cuối tháng căn cứ số tồn kho đã tính được trên thẻ kho ghi vào sổ số dư (cột số lượng), sau đó chuyển trả cho kế toán. Sổ số dư do kế toán mở cho từng kho, sử dụng cho cả năm, cuối mỗi tháng giao cho thủ kho ghi một lần. Phòng kế toán:Sau khi nhận được các chứng từ nhập xuất và phiếu giao nhận chứng từ do nhân viên phụ trách kho chuyển lên, kế toán nguyên vật liệu lập bảng kê nhập - xuất - tồn cho từng kho để ghi chép tình hình nhập xuất vật liệu hàng ngày hoặc định kỳ theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng khi nhận được sổ số dư do thủ kho gửi lên kế toán căn cứ số lượng tồn kho mà thủ kho đã ghi ở sổ số dư và đơn giá từng thứ vật liệu tính ra thành tiền ghi vào cột số tiền ở cột số dư. Số liệu trên cột số tiền ở sổ số dư sẽ được đối chiếu với sổ tồn kho trên bảng nhập xuất tồn và đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp Ưu điểm: Giảm nhẹ đáng kể khối lượng công việc ghi chép hàng ngày và công việc được tiến hành đều trong tháng. Phương pháp đã kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán nghiệp vụ và hạch toán kế toán. Kế toán đã thực hiện kiểm tra được thương xuyên việc ghi chép và bảo quản trong kho của thủ kho Nhược điểm:Do kế toán chỉ ghi theo giá trị nên qua số liệu kế toán không thể biết được tình hình biến động của từng thứ nguyên vật liệu mà muốn biết phải xem trên thẻ kho. Ngoài ra, khi kiểm tra đối chiếu nếu có sai sót sẽ gặp khó khăn. Điều kiện áp dụng :Phương pháp sổ số dư áp dụng thích hợp trong các công ty có khối lượng các nghiệp vụ về nhập xuất nguyên vật liệu lớn, nhiều chủng loại vật liệu, dùng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày và trình độ kế toán của công ty tương đối cao. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp số dư Chứng từ nhập Thẻ kho Chứng từ xuất Sổ số dư Bảng tổng hợp N-X-T kho NVL Kế toán tổn hợp Phiếu giao nhận chứng từ nhập Bảng luỹ kế N- X-T kho vật liệu Phiếu giao nhận chứng từ xuất Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.3.1.3 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Nội dung phương pháp: Tại kho: Giống phương pháp thẻ song song Tại phòng kế toán: Mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và số tiến của từng thứ (danh điểm) vật tư theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng thứ vật tư, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ. Cuối tháng đối chiếu số lượng vật tư trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp. Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn còn trùng lặp nên việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra trong công tác quản lý. Điều kiện áp dụng: Phương pháp này sử dụng thích hợp với các công ty, có ít khối lượng nghiệp vụ nhập, xuất không nhiều không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết vật liệu, do vậy không có điều kiện ghi chép theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày. Sơ đồ 1.3: sơ đồ hạch toán NVL theo sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê nhập vật liệu Chứng từ nhập Kế toán tổng hợp Sổ đối chiếu luân chuyển Thẻ kho Chứng từ xuất Bảng kê xuất vật liệu Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra,đối chiếu 1.3.2 Chứng từ sử dụng Mọi nghiệp vụ liên quan đến tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu đều phải được phản ánh, ghi chép vào các chứng từ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý để ghi chép phản ảnh vào Thẻ kho và các sổ kế toán liên quan. Chứng từ kế toán là cơ sở, là căn cứ để kiểm tra, giám sát tình hình biến động về số lượng của từng loại nguyên vật liệu, thực hiện quản lý có hiệu quả, phục vụ đầy đủnhu cầu nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo quyết định của Bộ Tài Chính, các chứng từ kế toán về nguyên vật liệu bao gồm: Hoá đơn GTGT (MS 01- GTGT) Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (MS 03 - BH) Hoá đơn cước phí vận chuyển ( MS 03 - BH Bảng kê chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào (MS03 - GTGT) Phiếu nhập kho (MS 01 - VT) Phiếu xuất kho (MS 02 - VT) Phiếu xuất kho kiêm phiếu vận chuyển nội bộ (MS 03 - VT) Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá (MS 08 - VT) Một số chứng từ có tính chất hướng dẫn: Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mâũ 04 - VT) Biên bản kiểm nghiệm (Mẫu 05 - VT) Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 07- VT) Ngoài ra các công ty còn sử dụng các chứng từ liên quan đến khác căn cứ vào tình hình thực tế của công ty. * Biểu Mẫu 1.1 Doanh nghiệp.......... Tên kho..................... Thẻ kho Mẫu số: 06-VT Ngày lập thẻ: Ban hành theo QĐsố:1141-TC-CĐKT Tờ số : 02 Ngày 01/11/1995 của bộ tài chính Tên nhãn hiệu quy cách vật tư ,sản phẩm hàng hóa : Thẻ nhập - xuất vật tư Đơn vị tính : Cái Ngày nhập xuất Chứng Từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số phiếu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên ) Doanh nghiệp:......... Phòng :..................... Phiếu xuất kho Số:............ Ngày. . . tháng .... năm Nợ:………... Có:………. Đơn vị nhận hàng: ............................................... Lý do xuất kho :............................................... Xuất tại kho : ............................................. STT Tên quy cách Vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Y/cầu Thực Xuất 1 2 3 4 5 6 7 8 Cộng Người nhận Thủ kho Phụ trách cấp phát (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) 1.3.3.Kế toán tổng hợp NVL Vật liệu , công cụ dụng cụ là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp . Theo chế độ kế toán quy định hiện hành ( theo QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995) trong một số doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Như vậy đối với vật liệu , công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất phương ph._.áp kế toán tổng hợp cũng được tiến hành theo một trong hai phương pháp thuộc chế độ quy định . 1.3.3.1 Phương pháp KKTX 1.3.3.1.1 Đặc điểm phương pháp KKTX: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm nguyên vật liệu một cách thường xuyên liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại nguyên vật liệu. Phương pháp này sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên với những công ty có nhiều chủng loại nguyên vật liệu có giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán mà áp dụng phương pháp này sẽ tốn rất nhiều cồng sức. Dẫu vậy, phương pháp nay có độc chính xác cao và cung cấp thông tin về nguyên vật liệu một cách kịp thời cập nhật. Theo phương pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại nói chung và nguyên vật liệu nói riêng. Cuối kỳ hạch toán căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế nguyên vật liệu, so sánh đối chiếu với 1.3.3.1.2Tài khoản sử dụng *TK 151 - "Hàng mua đang đi đường" Nội dụng: Tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vật tư, hàng hoá công ty đã mua, đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho và hàng đang đi đường cuối tháng trước, tháng này nhập kho. Kết cấu: Bên Nợ ghi: Trị giá vật tư, hàng hoá đang đi đường (hàng thuộc quyền sở hữu của doanh nghệp) Bên Có ghi: Trị giá vật tư, hàng hoá đang đi đường tháng trước, tháng này đã về nhập kho hay đưa vào sử dụng ngay. Số dư Nợ: Phản ánh trị giá vật tư, hàng hoá đang đi đường cuối kỳ. * TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu: Nội dung: Tài khoản này được dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu theo giá vốn thực tế. Kết cấu: Bên Nợ ghi: + Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập trong kỳ. + Số tiền điều chỉnh tăng nguyên vật liệu khi đánh giá lại. +Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. Bên Có ghi: + Trị giá vốn thực tế của NVL giảm trong kỳ do xuất dùng. + Số tiền giảm giá, trả lại nguyên vật liệu khi mua. + Số tiền điều chỉnh giảm giá nguyên vật liệu khi kiểm kê. + Trị giá nguyên vật liệu phát hiệm thừa khi kiểm kê. Số dư Nợ: Phản ánh trị giá thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ. Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như TK 111, TK 112, TK 128, TK 141, TK 222, TK 331, TK 411, TK 412…. 1.3.3.1.3 Trình tự kế toán *Kế toán nhập nguyên vật liệu - Khi nhập nguyên vật liệu mua ngoài, hàng và hoá đơn cùng về. + Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. Nợ TK 152 Trị giá vốn thực tế không bao gồm VAT Nợ TK 133 Phần thuế VAT được khấu trừ Có TK 111, 112,141, 331 Tổng giá thanh toán +Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp. Kế toán ghi: Nợ TK 152 Trị giá vốn thực tế bao gồm VAT Có TK 111, 112,141, 331 Tổng giá thanh toán +Nếu vật tư về trước hoá đơn chưa về trong tháng doanh nghiệp đối chiếu với hợp đồng mua hàng, tiến hành kiểm nhận, lập phiếu nhập kho theo số thực nhận và giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Khi hoá đơn về sẽ điều chỉnh theo trị giá thực tế. +Nếu hoá đơn về trước, hàng mua chưa về, kế toán lưu vào cặp hồ sơ. Hàng đang đi đường, doanh nghiệp đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Kế toán ghi: Nợ TK 151 Nợ TK 133 (Nếu tính thuế VAT theo phương pháp chiết khấu) Có TK 331, 111, 112,141 +Sang tháng sau khi hàng về nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 151 -Khi nhập khẩu nguyên vật liệu doanh nghiệp phải tính thuế nhập khẩu theo giá trị cửa khẩu (giá CIF) và tính thuế VAT phải nộp cho ngân sách nhà nước. Căn cứ vào phiếu nhập khẩu nguyên vật liệu, kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 331 - Phải trả người bán Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NN(3333-Thuế XNK) +Tính thuế VAT của hàng nhập khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 133 (13312) – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NN (3331 – Thuế GTGT phải nộp) - Khi doanh nghiệp được hưởng chiết khấu mua hàng, hàng mua trả lại, giảm giá hàng bán. Căn cứ vào phiếu xuất kho, quyết định giảm giá, kế toán ghi: Nợ TK 331 Nợ TK 1388 Có TK 152 Có TK 133 (Thuế VAT của hàng bị trả lại và phần giảm giá) Có TK 711 Chiết khấu mua hàng được hưởng - Trường hợp nguyên vật liệu nhập kho thừa so với hoá đơn: Doanh nghiệp phải lập biên bản thông báo cho các bên liên quan biết và có biện pháp xử lý. Nợ TK 152 Giá vốn thực tế của số hàng nhập kho Nợ TK 133 Thuế VAT khấu trừ theo hoá đơn Có TK 331 Tổng giá thanh toán theo hoá đơn Có TK 338 Trị giá NVL thừa chưa có thuế VAT - Khi xử lý tuỳ theo quyết định của hai bên, kế toán định khoản sao cho phù hợp. Nếu mua lại số thừa, người bán viết bổ sung hoá đơn mới, kế toán ghi: Nợ TK 338 Phần trị giá NVL thừa Nợ TK 133 Thuế VAT được khấu trừ của NVL thừa Có TK 331 Tổng số thanh toán thêm Nếu trả lại cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 338 Có TK 152 - Trường hợp số NVL thừa không rõ nguyên nhân, doanh nghiệp coi đây như một khoản thu nhập bất thường, kế toán ghi: Nợ TK 338 Có TK 711 + Nếu doanh nghiệp chỉ nhập kho theo đúng số đã ghi trên hoá đơn, kế toán ghi số đúng theo nghiệp vụ: Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 331 Số thừa kế toán ghi đơn Nợ TK 002. Tuỳ theo quyết định xử lý, kế toán ghi sổ bằng các định khoản tương ứng đồng thời ghi đơn Có TK 002. Doanh nghiệp đồng ý mua lại số thừa, người bán ghi bổ sung hoá đơn, kế toán định khoản: Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331 + Nếu số dư không rõ nguyên nhân, đây được coi như một khoản thu nhập bất thường, kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 711 - Trường hợp nguyên vật liệu mua về thiếu so với hoá đơn, bộ phận chịu trách nhiệm thu mua vật tư phải thông báo kịp thời cho các bên có liên quan để cùng xử lý. Tại thời điểm nhận hàng, căn cứ vào háo đơn mua, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 152 Trị giá thực tế nhập kho Nợ TK 133 Nợ TK 1381 Giá trị NVL bị thiếu ( không bao gồm thuế VAT) Có TK 111, 112, 331 + Nếu người bán giao tiếp số còn thiếu, kế toán ghi: Nợ TK 152 Trị giá phần giao (không bao gồm thuế VAT) Có TK 1381 + Trong trường hợp người bán hết hàng, kế toán ghi: Nợ TK 331 Số thanh toán của phần NVL bị thiếu Có TK 1381 Có TK 133 + Nếu phần NVL bị thiếu không rõ nguyên nhân, thì đây coi như khoản chi phí khác, kế toán ghi: Nợ TK 811 Có TK 138 - Trường hợp nguyên vật liệu được nhập do tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến, kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 154 (chi tiết) - Trường hợp NVL được nhập từ các nguồn khác như: vay nội bộ, nhận viện trợ, cấp vốn kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 411,336,412,3381 Có TK642, 621, 641, 627 Vật liệu dùng không hết nhập lại kho * Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu - Đối với nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất, quản lý phân xưởng quản lý doanh nghiệp. Căn cứ vào chứng từ xuất kho nguyên vật liệu (bảng phân bổ) Kế toán ghi: Nợ TK 621,627,641,642 Có TK 152 – Nguyên vật liệu - Đối với nguyên vật liệu xuất bán: Căn cứ vào chứng từ xuất bán, kế toán ghi: Nợ TK 157 Nợ TK 632 Có TK 152 - Đối với nguyên vật liệu xuất góp vốn liên doanh thì trị giá vốn góp là giá do hội đồng liên doanh đánh giá. Phần chênh lệch giữa trị giá vốn góp và giá vốn thực tế của nguyên vật liệu sẽ được hạch toán vào TK 412. Cụ thể, kế toán ghi: Nợ TK 128, 222 Giá trị vốn góp Có TK 152 Giá vốn thực tế Có TK 412 (Nếu chênh lệch tăng) Sơ đồ:1.4 kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX (xem trang 29) 1.3.3.2 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) 1.3.3.2.1Đặc điểm Trái với phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp kiểm kê định kỳ không đòi hỏi việc phản ánh thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá. Theo phương pháp này kế toán chỉ phản ánh trị giá hàng tồn kho theo các lần kiểm kê định kỳ. Trên cơ sở số liệu kiểm kê đầu kỳ, số lượng nhập trong kỳ, số lượng tồn kho trong lần kiểm kê cuối kỳ, kế toán sẽ tính ra số lượng vật liệu xuất dùng trong kỳ. Giá trị NVL xuất dùng trong kỳ = Giá trị NVL tồn kho đầu kỳ + Tổng giá trị NVL tăng thêm trong kỳ - Giá trị NVL tồn kho cuối kỳ TK 152 TK 111,112,331 TK111,112 ,331 1111111111,112,331 Chênh lệch giảm do đánh giá lại nguyên vật liệu Chênh lệch tăng do đánh giá lại nguyên vật liệu TK 333(1,2) TK 151 TK 154 TK 133 Thuế GTGT hàng nhập khẩu tính theo phương pháp khấu trừ Giá mua và chi phí mua NVL nhập kho Xuất trả lại NVL cho người bán hoặc giảm giá hàng mua Thuế GTGT đầu vào Xuất nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm TK 621 Thuế GTGT hàng nhập khẩu tính theo phương pháp trực tiếp Nhập kho nguyên vật liệu đang đi đường kỳ trước Nhập kho nguyên vật liệu tự chế, thuê gia công TK 411 TK 128,222 Nhận lại vốn góp liên doanh bằng nguyên vật liệu TK 333(3) Thuế nhập khẩu tính vào giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu TK 338(1) Nguyên vật liệu phát hiện thừa khi kiểm kê TK 412 Nguyên vật liệu phát hiện thiếu khi kiểm kê Xuất nguyên vật liệu nhượng bán biếu tặng Xuất NVL trả lại góp vốn liên doanh Xuất NVL để góp vốn liên doanh TK 412 Xuất nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến Xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, bán hàng, QLDN TK627,641,642 TK 133 Thuế GTGT đầu ra Nhận góp vốn liên doanh TK 154 TK 128,222 TK 411 TK 632 TK 138(1),642 TK 412 TK 412 1.3.3.2.2Tài khoản sử dụng: Giá trị của vật tư, hàng hoá mua vào và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh ở một tài khoản riêng là tài khoản 611 - " Mua hàng", còn các tài khoản hàng tồn kho khác chỉ dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho lúc đầu và cuối kỳ. *TK 611- Mua hàng (6111- Mua nguyên vật liệu ): Nội dụng: Tài khoản này được dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm nguyên vật liệu, dụng cụ theo giá trị thực tế (giá mua và chi phí thu mua). Tài khoản này thường được mở chi tiết theo từng loại vật tư, hàng hoá. Kết cấu: Bên Nợ ghi: + Trị giá vốn thực tế của hàng mua, bán bị trả lại nhập kho + Kết chuyển trị giá vốn của hàng tồn kho đầu kỳ kỳ ( theo kết quả kiêm kê ) sang TK 152 Bên Có ghi: + Trị giá vốn của hàng xuất kho, hàng mua trả lại và giảm giá hàng mua + Kết chuyển trị gia vốn thực tế của hàng tồn kho cuối kỳ ( theo kết quả kiêm kê ) sang TK 152 TK 611 không có số dư TK 611 có hai tài khoản cấp 2 TK 6111- Mua nguyên vật liệu TK 6112 - Mua hàng hoá Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như TK 152, TK151 nhưng không dùng theo dõi tình hình nhập, xuất trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển trị giá thực tế của vật liệu đầu kỳ và cuối kỳ vào TK 611. 1.3.3.2.3 Trình tự kế toán - Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vật tư tồn kho, vật tư đang đi đường cuối kỳ trước sang TK 611 Nợ TK 611 - Mua hàng Có TK 151- Hàng mua đang đi đường Có TK 152 - Nguyên vật liệu - Trong kỳ căn cứ vào phiếu nhập kho giá trị giá vốn hàng nhập ( giá chưa có thuế GTGT đối với công ty áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và thanh toán đối với công ty áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT) - kế toán ghi: Nợ TK 611 - Mua hàng Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331… - Khoản tiền chiết khấu, giảm giá và hàng trả lại Nợ TK 331- Phải trả người bán Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 711 - Thu nhập khác (ghi phần chiết khấu mua hàng) Có TK 611 - Mua hàng Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (số thuế đầu vào của hàng trả lại và hang giảm giá) - Các trường hợp tăng nguyên vật liệu do nhận góp vốn liên doanh, kế toán ghi: Nợ TK 611 - Mua hang Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh - Cuối kỳ, tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh, gửi bán hoặc xuất bán trực tiếp - kế toán ghi: Nợ TK 621,641,642,632,157 Có TK 611 - Mua hàng - Trị giá nguyên vật liệu, hàng hoá kiểm kê cuối kỳ kết chuyển sang TK 152,153,156 Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu Nợ TK 153 - Công cụ dụng cụ Nợ TK 156 - Hàng hoá Có TK 611- Mua hàng Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK (xem trang 33) 1.3.4. Kế toán dự phòng giảm giá vật liệu 1.3.4.1. Mục đích lập dự phòng Giúp cho doanh nghiệp có nguồn vốn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Đảo bảo cho donah nghiệp phản ánh giá trị vật tư không cao hơn giá cả ngoài thị trường ( hay giá trị thuần có thể được thực được )tại thời điểm lập báo cáo 1.3.4.2. Nguyên tắc xác định Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được hàng tồn kho <giá gốc thì lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Việc lập sự phòng giảm giá nguyên vật liệu theo công thức sau: Mức dự phòng cần lập cho năm tới = Số vật liệu tồn kho cuối niên độ x Mức giảm giá vật liệu Trong đó: Mức giảm giá vật liệu = Đơn giá ghi sổ - Đơn giá thực tế trên thị trường Việc lập dự phòng giảm giá vật tư được tính riêng cho từng mặt hàng (từng thứ ) được thực hiện và cuối niên độ kế toán (31/12) trước khi lập báo cáo tài chính năm. Chỉ lập dự phòng cho vật tư thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK TK 151, 152 TK 611 TK 151,152 TK 111,112,311,331 TK 113 TK 133(1,2) TK 333(3) TK 411 Kết chuyển trị giá NVL tồn kho đầu kỳ Kết chuyển trị giá NVL tồn kho cuối kỳ TK 111,112,131 TK 113 Trị giá NVL mua vào trong kỳ Thuế GTGT đầu vào Giảm giá hàng mua hoặc trả lại nguyên vật liệu cho người bán Thuế GTGT hàng nhập khẩu theo phương pháp khấu trừ người bán Nhận góp vốn liên doanh Thuế GTGT hàng nhập khẩu theo phương pháp trực tiếp Thuế nhập khẩu tính vào giá trị nguyên vật liệu TK 412 Chênh lệch tăng do đánh giá lại nguyên vật liệu TK 621 Trị giá nguyên vật liệu dùng trực tiếp sản xuẩ kinh doanh Trị giá nguyên vật liệu sử dụng sản xuất chung, bán hàng, quản lý TK 632 Trị giá nguyên vật liệu xuất bán, biếu tặng TK 138(1),642 TK 412 Kiểm kê thiếu hụt, mất mát Chênh lệch giảm do đánh giá lại nguyên vật liệu TK 627,641,642 1.3.4.3 Tài khoản sử dụng Để phản ánh tình hình trích lập dự phòng và sử lý số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho kế toán sử dụng TK159-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Nội dung : Phản ánh việcc trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Kết cấu Bên Nợ ghi: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên Có ghi : Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính vào chi phí Số dư có : Phản ánh số trích lập dự phòng hiện có 1.3.4.4 Phương pháp kế toán + Cuối niên độ kế toán (ngày 31/12/N) căn ccú vào số lượng vật tư tồn kho và khả năng giảm giá của từng thứ vật tư để xác định mức trích lập dự phòng (theo chế độ tài chính ) tính vaò chi phí , kế toán ghi Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có TK159 dự phòng giảm giá hàng tồn kho + Cuối niên độ kế toán sau (31/12/N+1) tiếp tục tínhtoán mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm tiếp theo (Năm N+2) . Sau đó sẽ so sánh với số dự phòng đã lập cuối kỳ kế toán của năm trước *Nếu số dự phòng phải lập năm nay> số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lẹch lớn hơn được trích lập bổ xung , kế toán ghi Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho * Nếu số dự phòng phải lập năm nay<số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập Nợ TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 Giá vốn hàng bán 1.4 Sổ kế toán nguyên vật liệu: Các đơn vị căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị về quy mô, đặc điểm hoạt động,yêu cầu quản lý,điều kiện trang bị và ứng dụng kỹ thuật tính toán, thông tin, trình độ cán bộ kế toán, cán bộ quản lý mà lựa chọn hình thức kế toán thích hợp và phảI tuân thủ những nguyên tăc cơ bản của hình thức kế toán đã lựa chon về loại sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ cũng nhử trình tự và phương pháp ghi sổ.Có 4 hình thức ghi sổ kế toán. *Hình thức “Nhật ký chứng từ” *Hình thức “ Nhật ký sổ cái” *Hình thức “ Nhật ký chung” *Hình thức “ Chứng từ ghi sổ” 1.4.1 Hình thức nhật ký chứng từ - Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán này là mỗi nghiệp vụ kinh tế đều căn cứ vào chứng từ gốc để phân loại ghi vào các nhật ký chứng từ theo thứ tự thời gian. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu tổng hợp ở từng nhật ký chứng từ để lần lượt ghi vào sổ cái Trong hình thức kế toán nhật đã kết hợp giữa việc ghi sổ theo thứ tự thời gian với ghi sổ theo hệ thống, kết hợp giưa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết, kết hợp giữa ghi chép hàng ngày với yêu cầu tổng hợp các chỉ tiêu báo cáo ngay trên một trang sổ Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ + Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, ghi vào nhật ký chứng từ có liên quan. Đối với các nghiệp vụ kinh tế cần theo dõi chi tiết riêng thì ghi vào bảng kê trước khi ghi vào nhật ký –chứng từ. Các nghiệp vụ kinh tế phân bổ cần lập và ghi vào bảng phân bổ, cuối tháng chuyển vào nhật ký –chứng từ. + Cuối tháng khoá sổ , cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết cóliên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhậtký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. + Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Hình thức nhật ký chứng từ có ưu điểm lớn là giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán do việc ghi theo quan hệ đối ứng ngay trên tờ sổ và kết hợp kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết trên cùng trang sổ. Nhật ký – chứng từ thay cho cả chứng từ ghi sổ và đăng ký chứng từ ghi sổ, cho nên giảm khi trùng lặp. Công việc ghi sổ kế toán được dàn đều trong tháng, việc đối chiếu số liệu được tiến hành ngay trên các sổ kế toán, việc lập báo cáo kế toán cung được kịp thời Nhược điểm cuả hình thức nhật ký chứng từ: + Mẫu sổ phức tạp, không thuận tiện cho việc cơ giới hóa tính toán + Đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ kế toán có trình độ chuyên môn tương đối vững vàng và đồng đều Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sơ đồ1.6.Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký – chứng từ ` Ghi chú : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu, kiểm tra. 1.4.2 Hình thức nhật ký sổ cái. Đặc điểm của hình thức kế toán nhật ký sổ cái là sử dụng nhật ký sổ cái làm sổ kế toán tổng hợp duy nhất để ghi sổ theo thứ tự thời gian kết hợp với ghi sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế. Trình tự ghi sổ kế toán. + Hàng ngày, căn cứ vào những chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp, lập định khoản kế toán rồi ghi vào sổ nhật ký – sổ cái, đồng thời ghi vào các sổ chi tiết cần thiết . + Đối với các chứng từ có liên quan tới thu chi tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ, cuối ngày chuyển cho kế toán để ghi vào nhật ký- sổ cái, đồng thời ghi vào cần thiết . + Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết, kế toán lập bảng chi tiết số phát sinh + Căn cứ vào bảng chi tiết số phát sinh, kế toán tiến hành đối chiếu với số phát sinh, số dư của chính tài khoản đó trong sổ nhật ký – sổ cái để đảm bảo số liệu khớp đúng . + Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm, căn cứ vào số liệu ở nhật ký – sổ cái và bảng chi tiết số phát sinh để lập bảng cân đối kế toán và các báo báo kế toán khác. Sơ đồ 1.7: Sơ đồ ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký – sổ cái Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ Sổ kế toán chi tiết Nhật ký – Sổ cái Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác Bảng chi tiết số phát sinh Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc Ghi chú : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu 1.4.3 Hình thức nhật ký chung Đặc điểm của hình thức kế toán này là sử dụng sổ nhật ký chung để ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế- tài chính theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản sau đó sử dụng số liệu ở sổ nhật ký chung để ghi sổ cái các tài khoản liên quan Trình tự và phương pháp ghi sổ trong hình thức kế toán nhật ký chung + Căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, tiến hành lập định khoản kế toán và ghi trực tiếp vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản + Trường hợp các hoạt động khinh tế tài chính có yêu cầu quản lý riêng, diễn ra nhiêu lần thì căn cứ vào chứng từ gốc tiến hành lập định khoản kế toán rồi ghi vào sổ nhật ký chuyên dùng + Những chứng từ kế toán liên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển sổ quỹ kèm theo chứng từ thu chi tiền cho kế toán tổng hợp số liệu từ sổ quỹ lập định khoản kế toán và ghi sổ nhạt ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền. + Căn cứ vào số liệu ở sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký chuyên dùng hàng ngày hay định kỳ, kế toán ghi vào sổ cái tài khoản có liên quan . + Cuối tháng, căn cứ vào số liệu ở các sổ chi tiết lập các bảng chi tiết số phát sinh, căn cứ vào số liệu ở sổ cái các tài khoản lập bảng đối chiếu số phát sinh .+ Sau khi đối chiếu bảo đảm số liệu phù hợp, căn cứ vào số liệu ở bảng đối chiếu số phát sinh và các bảng chi tiết số phát sinh, lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác . Sơ đồ1.8: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung (xem trang 40) 1.4.4. Hình thức “ Chứng từ ghi sổ” Đặc điểm của hình thức này là tách rời việc ghi sổ theo thứ tự thời gian và việc ghi sổ theo hệ thống trên 2 loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sảô cái các tài khoản. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước khi ghi vào sổ cái phải được phân loại để ghi vào chứng từ ghi sổ Sơ đồ1.8: Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Nhật ký đặc biệt Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu -Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “ Chứng từ ghi sổ” + Căn cứ vào chứng từ gốc lập ra chứng từ ghi sổ, ghi rõ quan hệ đối ứng của nghiệp vụ kinh tế để giảm số lần ghi sổ. Thông thường cứ 5 ngày hay 10 ngày lập chứng từ ghi sổ một lần theo từng nhóm chứng từ gốc cùng loại + Đối với từng nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh nhiều lần có thể lập bảng tổng hợp chứng từ gốc hoặc báo cáo quỹ để giảm chứng từ ghi sổ phải lập. + Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập,đánh số thứ tự và ghi vào sổ đăng ký chứng tư ghi sổ . + Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã đăng ký ở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ lấy số liệu ghi sổ cái các tài khoản. + Các nghiệp vụ kinh tế cần ghi vào sổ kế toán chi tiết căn cứ vào các chứng từ đính kèm theo chứng từ ghi sổ để ghi vào các sổ chi tiết có liên quan. + Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở các sổ chi tiết, kế toán các bảng chi tiết số phát sinh. + Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở các sổ cái, kế toán lập bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản. Sơ đồ:1.9 CTGS Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng chi tiết số phát sinh Sổ quỹ Sổ nhật ký chứng từ Bảng kê Bảng phân bổ Sổ (thẻ) chi tiết Bảng cân đối kế toán Sổ cái Báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng công tác kế toán NVL tại Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam triệu 2.1: Đặc điểm tình hình chung tại công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam triệu: 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu: 2.1.1.1 Quá trình hình thành công ty Tên công ty : Công TY công nghiệp tàu thuỷ nam triệu Tên giao dich quốc tế: Namtrieu shipbuilding industry company Tên viết tắt :nasico Địa chỉ trụ sở chính : Xã Tam Hưng- Huyện Thuỷ Nguyên-HP Giám Đốc : Kỹ Sư Trần Quang Vũ Số ĐT :84.31.775533 Fax : 84.31.875135/575517 Email : namtrieu@nasico.com.vn Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu (NASICO) là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN) .Được thành lập năm 1966, khi đó công ty có tên khai sinh là “Công trường đóng tàu biển”. Có thể nói năm 1966 là một mốc thời giankhó quên bởi vì đó là quãng thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam đang diễn ra vô cùng ác liệt và nền kinh tế đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Khi ấy cùng với hậu phương lớn miền Bắc công trường được giao nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa các lọai tàu chuyên chở vũ khí và quân lương tiếp viện cho chiến trưòng miền Nam. Trải qua những năm khốc liệt của chiến tranh và sự khó khăn của nền kinh tế, công truờng đã không ngừng lớn lên, trưởng thành và ngày càng phát triển. Đến năm 1970 , công trường được mệnh danh là “Z21”, được nhà nước giao nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa tàu vận tải sông biển và tàu chiến quân sự phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 1976, “Z21” được đổi tên thành “Nhà máy sửa chữa tàu biển Lê Chân”. Năm 1989, nhà máy một lần nữa được đổi tên là “Nhà máy sửa chữa tàu biển Nam Triệu Năm 1994 Nhà máy được Cục Hàng HảI Việt Nam sát nhập thêm một xí nghiệp sửa chữa tàu biển II của công ty Cung ứng và Dịch vụ Hàng Hải tăng thêm năng lực cho Nhà máy . Từ năm 1996 nhà máy là thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Ngày 23/11/2000 Nhà máy đã đổi tên thành “Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu” như hiện nay 2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của công ty: *Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn từ 2001 đến 2005 Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu đã tiến hành đầu tư nâng cấp năng lực sản xuất của Công ty ,đa dạng hoá nghành nghề vệ tinh phục vụ cho công nghiệp đóng tàu. Các hạng mục chính : +Đà tàu 20.000 T +Đà tàu 70.000 T +Cầu tàu 10.000 T +Bến cập ụ nổi 14.000 T + ụ nổi 8.000 T +Xây dựng hệ thống nhà xưởng ,hệ thống điẹn ,cấp thoát nước toàn công ty . + Đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại đủ năng lực đóng mới tàu 50.000DWT *Giai đoạn 2006-2010 - Tiếp tục đầu tư mở rộng nâng cao năng lực sản xuất của Công ty lên một tầm cao mới,thêm diện tích đất trên 100 ha,xây dựng thêm 01đà tàu 50.000 T,chế tạo cổng trục 300 T,đầu tư máy móc thiết bị ,đào tạo nhân lực ,chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ đóng tàu tới 100.000 DWT và chuẩn bị thị trường cho những năm tiếp theo. - Chỉ đạo triển khai thực hiện đầu tư vào một số cơ sở đóng tàu tại miền Trung nhằm nâng cấp năng lực sản xuất và mở rộng quy mô. - Công ty luôn đặt vấn đề rút ngắn chu kỳ đóng ,hoàn thiện công nghệ và nângcao chất lượng sản phẩm,đổi mới cách thức sản xuất và chuẩn bị sản xuất,đặt biệt là việc đào tạo ,thu hút phát triển nguồn nhân lực cũng là những vấn đề quan trọng ,đòi hỏi cần phải đáp ứng ,giúp cho các sản phẩm của công ty CNTT Nam Triệu ngày càng hoàn thiện hơn ,đáp ứng ngày càng cao của thị trường và vững vàng trong quá trình phát triển vươn lên trở thành một trung tâm công nghiệp đóng tàu lớn nhất cả nước và có uy tín trên thị trường trong nước và Quốc tế. 2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của Cty 2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của Cty CNTT Nam Triệu. Cơ cấu tổ chức SXKD của Cty được tổ chức thống nhất từ trên xuống dưới theo kiểu hỗn hợp trực tuyến, chức năng. Nghĩa là Giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng, hợp đồng tư vấn các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế, xây dựng và lập phương án SXKD của Cty có mối liên hệ với nhau. Đó là mối liên hệ phụ thuộc giữa thủ trưởng và nhân viên hay bộ phận, giữa cán bộ chỉ huy với các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn và mối liên hệ chuyên môn, nghĩa vụ giữa các phòng ban với nhau. Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý của công ty CNTT Nam Triệu (xem trang 46) *Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: Cơ cấu tổ chức XSKD của Cty được tổ chức thống nhất từ trên xuống dưới theo kiểu hỗn hợp trực tuyến,chức năng .Nghiã là Giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng ,hợp đồng tư vấn các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế,xây dựng và lập phương án SXKD của Cty có mối liên hệ với nhau.Đó là mối liên hệ phụ thuộc giữa thủ trưởng và nhân viên hay bộ phận ,giữa cán bộ chỉ huy với các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn và mối liên hệ chuyên môn nghĩa vụ giữa các phòng ban với nhau. 1. Giám Đốc - Chỉ đạo, điều hành công tác SXKD, công tác đầu tư phát triển của toàn Cty. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổng Cty, các cơ quan chức năng và trước khách hành về mọi mặt của Công ty . - Xây dựng chính sách chất lượng, chỉ định đại diện lãnh đạo về chất lượng và thực hiện các công việc cần thiết để hệ thống quản lý chất lượng được thi hành có hiệu lực tại Công ty 2.Phó Giám Đốc(5 Phó giám đốc) - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chỉ đạo, diều hành công tác thuộc lĩnh vực mình chịu trách nhiệm - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và khách hàng về việc đảm bảo chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì thuộc lĩnh vực được phân công . - Trợ giúp việc cho Giám đốc, thay thế Giám đốc giải quyết những công việc trong Cty khi Giám đốc ủy quyền. - Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật những cá nhân, tập thể, nhân viên thuộc lĩnh vực được phân công. Sơ đồ 1.10 Mô hình tổ chức quản lý của công ty CNTT Nam Triệu : Giám Đốc PGĐ. Nội Chính PGĐ. Kinh Doanh PGĐSản xuất PGĐ.Kỹ Thuật PGĐ. Tài Chính PTC-KT P QLTB P TKCN P KCS P an toàn LĐ P Vật tư P ĐĐ SX CT VT Biển CTSXVLH CTCPVH CTĐT&XD PX hàn PX nguội PX Vỏ I...III PX máy PX cơ khí PX ống PX điện PX ụ đà PX làm sạch tôn PDV Đời S P.Y tế P BVQS VPGĐ Ban QLDA P TC-TL P Tổng hợp P KH-TT CTSCTB Chú thích: PGĐ : Phó Giám Đốc CTVTB Cty Vận Tải Biển P : Phòng CTSCTB :Cty Sửa Chữa Tàu Biển PX :Phân Xưởng CTSXVLH : Cty Sản Xuất Vật Liệu CTCPVH :Cty Cổ Phần Việt Hoàng CTĐT&XD :Cty Đầu tư và Xây dựng 3.Các phòng ban : 3.1 Phòng kế hoạch- Thị trường Tham mưu cho Giám đốc về công tác thị trường, công tác đầu tư, xây dựng và thực hiện kế hoạch trong năm, trung hạn và dài hạn phục vụ cho mục đích kinh doanh có hiệu quả 3.2 Phòng tài chính - kế toán. - Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính kế toán - Tham mưu chiến lược huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, biện pháp phát huy hiệu quả nguồn vốn. Quản lý tài sản của Cty. - Hoạch toán giá thành, thu - chi, báo cáo tài chính. - Quản lý chứng từ gốc trong hoạt động SXKD, thu hồi, chi trả, công nợ theo đúng quy định. - Đảm bảo trước trưởng ban cải tiến chất lượng, trước đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0682.doc
Tài liệu liên quan