Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2 (nhật ký chứng từ - ko lý luận)

MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Công ty Thiết bị Bưu điện – Nhà máy 2…….12 Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại nhà máy 2………………...14 Sơ đồ 1.3: Quy trình ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký – Chứng từ tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu Điện – Nhà máy 2…………...15 BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện từ năm 2005-2007………………………………….9 Biểu số 01: Sổ danh điểm nguyên, v

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2 (nhật ký chứng từ - ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật liệu………………………………...18 Biểu số 02: Phiếu nhập kho tại kho………………………………………...23 Biểu số 03: Phiếu đề nghị lĩnh vật tư……………………………………....24 Biểu số 04: Phiếu xuất kho…………………………………………………25 Biểu số 05: Thẻ kho…………………………………………………….... .26 Biểu số 06: Hóa đơn GTGT………………………………………………..28 Biểu số 07: Phiếu nhập kho tại phòng kế toán……………………………..29 Biểu số 08: Phiếu xuất kho nguyên, vật liệu……………………………….31 Biểu số 09: Thẻ kho kế toán………………………………………………..34 Biểu số 10: Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên, vật liệu…………….35 Biểu số 11: Sổ chi tiết tài khoản 331……………………………………….38 Biểu số 12: Nhật kí – Chứng từ số 5……………………………………….39 Biểu số 13: Nhật kí – Chứng từ số 10………………………………….......41 Biểu số 14: Nhật kí – Chứng từ số 1……………………………………….43 Biểu số 15: Nhật kí – Chứng từ số 2……………………………………….45 Biểu số 16: Bảng kê số 3……………………………………………….......48 Biếu số 17: Bảng phân bổ vật tư…………………………………………...49 Biểu số 18: Nhật kí – Chứng từ số 7…………………………………….....50 Biểu số 19: Sổ cái Tài khoản 152………………………………………......51 Biểu số 20: Biên bản kiểm kê vật tư……………………………………….52 MỞ ĐẦU Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải thực hiện chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe nhất của thị trường, trong đó giá cả và chất lượng là hai vấn đề luôn được đặt lên trên nhất. Vì vậy, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là luôn tìm mọi biện pháp để không ngừng hạ giá thành, song song với đó là nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cả trong nước lẫn quốc tế. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay là phải tính được chi phí sản xuất bỏ ra một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời nhất. Hạch toán chính xác chi phí sản xuất là cơ sở để tính đúng, tính đủ giá thành. Từ đó các doanh nghiệp sẽ có được những phương án cụ thể để hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với một doanh nghiệp, trong quá trình sản xuất thì nguyên, vật liệu là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất để cấu thành nên sản phẩm. Nguyên, vật liệu là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, do đó nó sẽ quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Chi phí nguyên, vật liệu cũng thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản phẩm, mỗi biến động về chi phí nguyên, vật liệu đều ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp hết sức đa dạng, phong phú về chủng loại, vì vậy công tác quản lý và bảo quản nguyên vật liệu cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Việc nhập kho và cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời sẽ góp phần làm sản xuất được liên tục, tiết kiệm chi phí vốn lưu động, từ đó góp phần hạ chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ thực tiễn trên, em đã thấy rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2, được giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Công, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2” làm chuyên đề thực tập. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề thực tập gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2. Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2. Phần 3: Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN – NHÀ MÁY 2 1.1 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện- Nhà máy 2 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện có tiền thân là Cơ sở bưu điện. Tháng 11/1954, Tổng cục Bưu điện đã quyết định đặt lại tên cho Cơ sở bưu điện thành Cơ sở Bưu điện Trung Ương, với nhiệm vụ chủ yếu là sửa chữa và tận dụng nguyên vật liệu sản xuất các loại máy thông tin liên lạc hữu tuyến, vô tuyến phục vụ cho việc khôi phục, phát triển hệ thống Bưu điện ở miền Bắc, mà đặc biệt là hệ thống bưu điện tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng. Ngoài ra Cơ sở Bưu điện Trung Ương còn phải góp phần phục vụ hệ thống thông tin liên lạc của quân đội, công an nhằm chống lại âm mưu dùng gián điệp phá hoại miền Bắc của Mỹ Diệm. Năm 1967, theo quyết định số 389/QĐ ngày 16/6/1967 của Tổng cục Bưu điện đã tách rời nhà máy bưu điên truyền thanh thành 4 nhà máy trực thuộc bao gồm nhà máy 1,2,3,4. Bước vào thập kỷ 90, do sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin nên nhu cầu thị trường ngày càng cao, để tăng cường năng lực sản xuất cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế, tháng 3/1993 Tổng cục Bưu điện tiến hành sát nhập các nhà máy lại với nhau, đồng thời Nhà máy cũng trở thành một thành viên độc lập thuộc Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông, theo quyết định thành lập doanh nghiệp số 202/QĐ – TCBĐ ngày 15/3/1995, giấy phép kinh doanh số 105.985 ngày 20/3/1995 do trọng tài kinh tế cấp, số hiệu tài khoản TK 10A009 Ngân hàng Công thương Ba Đình – Hà Nội. Đến năm 1996, Nhà máy được thành lập lại theo quyết định số 42 – TCKB ngày 9/9/1996 của Tổng cục Bưu điện. Nhà máy có 2 cơ sở sản xuất chính tại Hà Nội với tổng diện tích 3.000m2. Cơ sở 1 đặt tại Trần Phú, cơ sở 2 đặt tại Thượng Đình. Đến năm 1997, Nhà máy tiếp nhận thêm khu kho đổi Lim A02 Bắc Ninh, đây là bước ngoặt trong quá trình phát triển của Nhà máy. Khu đồi lim A02 đã được cải tạo nâng cấp đưa vào hoạt động và trở thành cơ sở thứ 3 của Nhà máy. Ngoài trụ sở chính ở Hà Nội, Nhà máy còn có 3 chi nhánh tiêu thụ, ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và 1 trung tâm bảo hành. Tháng 07/2005, Nhà máy Thiết bị Bưu điện đã chính thức chuyển sang cổ phần hóa với 51% vốn Nhà nước, trở thành Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện từ tháng 7/2005. Công ty có trụ sở chính tại số 61 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội, với số Vốn điều lệ: 150.000.000.000 đồng, trong đó Vốn thực góp là: 149.986.000.000 đồng. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện – Nhà máy 2 đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường và đã thu được những thành tựu nhất đinh. Có thể thấy qua bảng dưới đây: Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện giai đoạn 2005-2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu thuần 255.099 600.106 776.303 2 Lợi nhuận sau thuế 25.987 53.484 36.084 3 Tổng giá trị tài sản 322.434 532.250 539.467 4 Số lao động 585 625 628 5 Tỷ lệ trả cổ tức 9% 15% 16% Nguồn: Bản cáo bạch Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2 năm 2007 Qua bảng trên ta có thể thấy được sự phát triển ổn định của Công ty trong 3 năm qua, ở năm thứ 3 mặc dù kinh tế khó khăn, lãi suất ngân hàng tăng cao, dẫn đến chi phí đầu vào tăng nhưng doanh thu thuần của Công ty tăng cao nên vẫn đảm bảo có lãi. 1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện – Nhà máy 2 được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua. Vì vậy, Công ty thuộc quyền sở hữu các cổ đông, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được quyền mở tài khoản ngân hàng. Công ty có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ. Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành Công ty là điều lệ tổ chức và hoạt động được Đại hội đồng Cổ đông thông qua tháng 05 năm 2005, được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị cam kết sửa đổi theo Luật doanh nghiệp mới năm 2005. Là một đơn vị sản xuất lớn trong Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện, Nhà máy 2 cũng mang đầy đủ những nét đặc trưng cơ bản của Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện. Nhà máy 2 được tổ chức quản lý theo cơ cấu chung của công ty. Phụ trách chung là Giám đốc nhà máy. Dưới có các phòng ban giúp việc, các phân xưởng. Quản đốc phân xưởng là người trực tiếp nhận kế hoạch từ Giám đốc, hướng dẫn phân định công việc cụ thể, giám sát chất lượng sản phẩm sản xuất, chịu trách nhiệm trước Giám đốc. Mỗi phòng ban đều được đặt dưới sự quản lý của các trưởng phòng, được phân công nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thông suốt. Cụ thể, chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc và các phòng, ban như sau: Giám đốc Phân xưởng: là người đứng đầu phân xưởng, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của nhà máy, đồng thời cũng chính là người chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động tài chính trước Tổng giám đốc và Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện cũng như thu nhập của người lao động trong nhà máy. Phòng kế toán: kiểm soát và chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động tài chính trong nhà máy. Kịp thời thông báo với giám đốc về tình hình kết quả hoạt động tài chính trong nhà máy, lập các báo cáo, bảng biểu theo chế độ kế toán hiện hành. Phòng kế hoạch kinh doanh: lập kế hoạch chi tiết về tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm ngoài ngành, tìm kiếm nhu cầu thị trường khách hàng. Lên kế hoạch khai thác, tiêu thụ sản phẩm đồng thời dự báo nhu cầu sản phẩm có kế hoạch sản xuất phù hợp. Phòng điều độ và tiền lương: nhận kế hoạch cung cấp hàng hóa, sản phẩm từ các chi nhánh tiêu thụ trong công ty, các sản phẩm gia công công nghiệp... từ phòng kế hoạch điều độ và tổ chức kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng để đảm bảo sản phẩm cung ứng cho khách hàng đúng tiến độ yêu cầu, đảm bảo hàng hóa dự trữ trong kho đạt độ an toàn, tránh tình trạng hàng tồn kho ứ đọng quá nhiều gây ứ đọng vốn. Bộ phận tiền lương căn cứ vào tình hình sản xuất, các quy trình công nghệ tập hợp tính toán lương cho các phòng ban phân xưởng phù hợp với chế độ tiền lương hiện hành. Phòng nhân sự: chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ nhân sự cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Theo dõi chế độ chính sách về nhân sự, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Phòng vật tư: cân đối kế hoạch cung cấp vật tư theo kế hoạch sản xuất đã được phân bổ, cuối mỗi tháng, mỗi kỳ quyết sẽ toán vật tư cho từng phân xưởng. Trên cơ sở vật tư cung cấp và chi phí tiền lương, tính toán giá thành một số sản phẩm mới theo yêu cầu của giám đốc. Đồng thời, tập hợp chi phí giá thành các loại bán thành phẩm cung cấp cho các nhà máy trong công ty. Phòng công nghệ: lên quy trình công nghệ cho các sản phẩm mới. Tập hợp và tính toán cụ thể định mức công nghệ cho từng loại sản phẩm. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Thiết bị Bưu điện- Nhà máy 2 có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Thiết bị Bưu điện – Nhà máy 2 GIÁM ĐỐC NM2 Phòng Kế toán Phòng Vật tư Phòng KHKD Phòng Công nghệ PX 1, 10 PX 8 PX 6, N2 PX CĐ PX 5 PX4 PX 3 PX BC Tổ đột, Tổ từ Phòng ĐĐ & TL Phòng Nhân sự 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán 1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Theo đó, đơn vị chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở tất cả các phần hành kế toán. Phòng kế toán trung tâm thực hiện tất cả các công tác kế toán từ lập, thu, nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Ở các phân xưởng, Nhà máy có bố trí các nhân viên thống kê có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, hạch toán ban đầu về ngày, giờ công lao động, lượng vật liệu tiêu hao, chi phí phân xưởng và chuyển chứng từ về cho phòng kế toán trung tâm. Quan hệ giữa các nhân viên trong bộ máy kế toán là quan hệ theo kiểu trực tuyến, kế toán trưởng trực tiếp điều hành các kế toán phần hành. Các nhân viên trong bộ máy kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau xuất phát từ phân công lao động phần hành trong bộ máy kế toán. Cụ thể bộ máy kế toán của nhà máy có 3 nhân viên với các chức năng và nhiệm vụ như sau: Kế toán trưởng, có nhiệm vụ giám sát, tổ chức điều hành toàn bộ mạng lưới kế toán - tài chính của nhà máy đồng thời kiêm luôn nhiệm vụ kế toán tổng hợp. Kế toán vật tư kiêm kế toán ngân hàng và thủ quỹ, có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của vật tư cả về số lượng lẫn giá trị, đồng thời phụ trách công việc thanh toán với ngân hàng cũng như nhận các nhận các phiếu thu, phiếu chi để phát và thu tiền mặt tại quỹ nhà máy. Kế toán bán hàng, thành phẩm, bán thành phẩm có nhiệm vụ theo dõi tình hình sản phẩm, bán thành phẩm của nhà máy. Tổ chức bộ máy kế toán của Nhà máy có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy 2 Kế toán trưởng - Kế toán tổng hợp (Trưởng phòng) Kế toán ngân hàng, kế toán vật tư, thủ quỹ Kế toán bán hàng, thành phẩm, bán thành phẩm 1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Hiện nay, Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện- Nhà máy 2 đang áp dụng hình thức Nhật ký – Chứng từ để ghi sổ kế toán. Việc ghi sổ được thực hiện theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Theo hình thức ghi sổ này, bộ sổ kế toán của Công ty tương đối phức tạp, gồm có: Các Nhật ký chứng từ, Bảng phân bổ, Bảng kê, Sổ chi tiết và Sổ cái các TK. Đối với kế toán nguyên vật liệu, trình tự ghi sổ được kế toán thực hiện như sau: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ về nguyên vật liệu như: hóa đơn thuế giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, xuất kho, phiếu chi tiền mặt,… kế toán lấy số liệu ghi vào các Nhật ký – Chứng từ số 1, 2, 5, 10 và các sổ có liên quan. Từ các chứng từ liên quan, thông qua bảng phân bổ vật tư khi vào bảng kê 4,5. Từ bảng kê này, kế toán lấy số liệu vào vào Nhật ký – Chứng từ số 7. Cuối tháng, dựa trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các Nhật ký – Chứng từ 1, 2, 5, 7, 10, kế toán vào Sổ cái TK 152 và các TK liên quan. Trình tự kế toán Nguyên vật liệu tại Nhà máy 2 có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký – Chứng từ tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu Điện – Nhà máy 2 Chứng từ về NVL Bảng phân bổ NVL Sổ chi tiết TK 331 Nhật ký -Chứng từ số 1, 2, 7, 10 Bảng kê 4,5 Nhật ký – Chứng từ số 7 Nhật ký – Chứng từ số 5 Sổ cái TK 152 Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN – NHÀ MÁY 2 2.1 Đặc điểm nguyên, vật liệu và phân loại tính giá vật liệu 2.1.1 Đặc điểm, phân loại nguyên,vật liệu Nguyên, vật liệu của công ty phong phú và đa dạng cả về chủng loại và quy cách, với hơn 1200 loại như bột nhựa PVC, đồng Catos, thiết bị điện tử, nhựa công nghiệp, sắt thép kim khí và các vật tư phụ trợ khác,… 80% nguyên, vật liệu sử dụng của nhà máy được nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài có danh tiếng như Bayer(Singapore), Sumitomo, Lanxess, Wealland, Smithd( Hong Kong), Hitech, Yunnan, Shenzhen, Qiyu( Trung Quốc),… và 20% nguyên, vật liệu của nhà cung cấp trong nước như Công ty nhựa Phú Mỹ, Công ty TNHH Ánh Quang, Công ty thép Việt Bắc,…. Nguyên, vật liệu chiếm tỷ trọng từ 68% đến 70% tổng giá vốn hàng bán, do vậy những biến động giá nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Nhà máy 2 nói riêng cũng như Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện nói chung. Trong các chủng loại nguyên, vật liệu do Nhà máy sử dụng, các loại nguyên, vật liệu như đồng, sắt thép, kim khí các loại phụ thuộc rất nhiều vào giá thế giới, hạt nhựa PVC phụ thuộc rất nhiều vào biến động giá dầu mỏ. Do vậy, trong một năm kinh tế thế giới nhiều biến động như năm 2008, Nhà máy 2 cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, giá nguyên vật liệu tăng dẫn đến chi phí gia tăng, bên cạnh đó nguồn cầu về sản phẩm lại giảm dẫn đến Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2 cũng gặp nhiều khó khăn nhất định. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2 cũng luôn có chính sách dự trữ để đảm bảo nguồn nguyên, vật liệu trước biến động giá thị trường, loại trừ trường hợp giá nguyên liệu tăng đột biến. Qua kinh nghiệm quản lý nhiều năm, Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2 đã có lịch theo dõi ảnh hưởng của giá cả vật tư, do vậy đã có các giải pháp xử lý phù hợp không làm ảnh hưởng hoặc có thể hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc tăng giá vật tư đến quá trình sản xuất của nhà máy. Tùy biến động thị trường, Nhà máy luôn dự trữ nguyên, vật liệu đủ cho từ 1 đến 3 tháng sản xuất. Đối với những vật tư sẵn có, dễ kiếm Nhà máy mua đủ dùng nhưng vẫn đảm bảo được sản xuất. Do việc sử dụng khối lượng lớn nguyên, vật liệu và sự đa dạng về chủng loại, để dễ dàng trong việc quản lý nguyên, vật liệu, nhà máy đã tiến hành phân loại theo vai trò và tác dụng của nguyên, vật liệu trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Theo đặc trưng này, nguyên, vật liệu tại Nhà máy được phân thành các loại sau: Nguyên, vật liệu chính: đây là những nguyên, vật liệu chủ yếu cấu thành sản phẩm, chiếm khoảng 50% giá trị của sản phẩm bao gồm bột nhựa PVC, đồng Catot, thiết bị linh kiện điển tử, sắt thép kim khí các loại,… Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ sử dụng kết hợp với nguyên, vật liệu chính, bao gồm: nhựa công nghiệp, các chất phụ trợ,… Nhiên liệu: là những vật liệu có tác dụng tạo nhiệt năng trong quá trình sản xuất như xăng, dầu,……. Phụ tùng thay thế: là những chi tiết, phụ tùng, máy móc mà doanh nghiệp mua về phục vụ cho việc thay thế các bộ phận của phương tiện vận tải, máy móc thiết bị như vòng bi, vòng đệm,… Phế liệu: là những vật liệu thu hồi từ quá trình thu hồi trong sản xuất. Sổ Danh điểm nguyên, vật liệu của Nhà máy như sau: Biểu số 01: Sổ danh điểm nguyên, vật liệu STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư Đơn vị tính Đơn giá Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 I. Nguyên, vật liệu chính 1. Bột nhựa PVC 2. Đồng catot 3. Thép II. Nguyên vật liệu phụ Vít Bu lông III. Nhiên liệu Xăng Dầu Kg Kg Kg Cái Bộ Lít Lít 2.1.2. Tính giá nguyên, vật liệu Tính giá nguyên, vật liệu là một khâu quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán. Việc tính giá nguyên vật liệu có chính xác, đầy đủ, hợp lý thì mới biết được chi phí nguyên, vật liệu phát sinh trong quá trình sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2, thuế giá trị giá tăng được tính theo phương pháp khấu trừ. Giá nguyên, vật liệu nhập kho và xuất kho được tính như sau: Thứ nhất, tính giá nguyên, vật liệu nhập kho Giá trị của nguyên, vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập. Nguyên, vật liệu của Nhà máy chủ yếu là do mua ngoài từ các nhà cung cấp có uy tín, chủ yếu là nước ngoài, không có nguyên, vật liệu tự gia công chế biến. Đối với nguyên, vật liệu mua trong nước: giá thực tế nhập bao gồm giá ghi trên hóa đơn( không bao gồm thuế giá trị gia tăng) cộng (+) các chi phí liên quan như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm cho vật liệu, công tác phí cho nhân viên thu mua. Giá thực tế vật Giá ghi trên Chi phí = + liệu nhập kho hóa đơn thu mua Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu: giá thực tế nhập kho bao gồm tổng giá trị thanh toán với người bán cộng (+) thuế nhập khẩu cộng (+) chi phí thu mua. Giá thực tế vật Tổng giá trị thanh toán Thuế Chi phí = + + liệu nhập kho với người bán nhập khẩu thu mua Đối với phế liệu nhập kho: giá thực tế nhập bằng giá bán phế liệu trên thị trường. Thứ hai, tính giá nguyên, vật liệu xuất kho: Tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2, nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp hệ số giá. Hàng ngày, kế toán sử dụng giá hạch toán để ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu và ghi trên các chứng từ nhập, xuất kho. Cuối kỳ, kế toán phải điều chỉnh lại theo giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp. Hệ số giá Tổng giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ = NVL Tổng giá hạch toán NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá thực tế Tổng giá hạch toán = * Hệ số giá NVL NVL xuất kho NVL xuất trong kỳ Phương pháp này tương đối phù hợp với việc tính giá nguyên vật liệu ở 1 nhà máy có nhiều chủng loại nguyên vật liệu,xuất dùng thường xuyên như Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2. 2.2 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2 Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2 là một doanh nghiệp sản xuất, vì vậy nguyên, vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất của nhà máy.Vì vậy, cần đảm bảo việc theo dõi tình hình biến động của từng loại nguyên, vật liệu một cách khoa học và chính xác. Hiện nay, nhà máy 2 đang áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên, vật liệu. Phương pháp này kết hợp việc theo dõi chi tiết từng loại nguyên, vật liệu cả tại kho lẫn phòng kế toán nhằm cung cấp thông tin nhập xuất, tồn của từng loại nguyên, vật liệu nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhất để phục vụ cho nhu cầu quản lý. Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên, vật liệu theo phương pháp thẻ song song tại Nhà máy như sau: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ kế toán chi tiết (4) Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn Sổ kế toán tổng hợp Ghi cuối ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại kho của Nhà máy bao gồm: kế toán chi tiết nhập nguyên, vật liệu và kế toán chi tiết xuất nguyên, vật liệu. Kế toán chi tiết nhập nguyên, vật liệu tại kho Hàng ngày, khi nhận được chứng từ nhập nguyên, vật liệu, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn và các chứng từ kèm theo, đồng thời kiểm tra thực tế lô hàng và tiến hành đối chiếu với các chỉ tiêu, chủng loại quy cách vật liệu, khối lượng, phẩm chất ghi trên hóa đơn, sau đó tiến hành thủ tục nhập kho. Sau khi nguyên, vật liệu được nhập kho, cán bộ thu mua viết Phiếu nhập kho thành 3 liên. Liên 1 lưu tại quyển. Liên 2 chuyển cho thủ kho. Liên 3 chuyển cho kế toán vật tư. Thủ kho ghi số lượng vào Thẻ kho, là nơi dùng để theo dõi sự biến động của nguyên, vật liệu về mặt số lượng và được lập cho từng danh điểm nguyên, vật liệu. Cuối tháng, thủ kho tính ra số tồn kho của từng danh điểm nguyên, vật liệu để đối chiếu với số liệu trong Thẻ kho kế toán do kế toán vật tư lập. Mẫu Phiếu nhập kho tại kho của Nhà máy như sau: Biểu số 02: Phiếu nhập kho tại kho Doanh nghiệp: CTCP Thiết bị Bưu điện – Nhà máy 2 Mẫu số:01 - VT Tên kho: Nhựa Theo QĐ số: 1141- TC/QĐ/ CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính PHIẾU NHẬP KHO Số: 353 Ngày 02 tháng 11 năm 2008 Nợ: TK 152 Có: TK 331 Họ và tên người giao hàng: Lê Đình Nam, CT Nhựa Phú Mỹ Theo hợp đồng số 37 ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Công ty Nhựa Phú Mỹ Nhập kho: Nhựa STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật phẩm (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1. Nhựa PVC Kg 37.680 37.680 10.190 383.959.200 Tổng cộng 383.959.200 Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm tám mươi ba triệu chín trăm năm mươi chín nghìn hai trăm đồng. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách vật tư Người giao hàng Thủ kho (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) Kế toán chi tiết xuất nguyên, vật liệu tại kho Khi có nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu, các phân xưởng lập phiếu xin lĩnh vật tư lên phòng vật tư. Phòng kế hoạch vật tư xem xét kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên, vật liệu của mỗi loại sản phẩm. Nếu vật liệu có giá trị lớn thì phải thông qua giám đốc nhà máy xét duyệt. Nếu là vật liệu xuất dùng định kỳ thì không cần qua xét duyệt của giám đốc nhà máy. Phiếu xin lĩnh vật tư của Nhà máy được lập theo mẫu sau: Biểu số 03: Phiếu đề nghị lĩnh vật tư PHIẾU ĐỀ NGHỊ LĨNH VẬT TƯ Số 259 Ngày 10 tháng 9 năm 2008 Phân xưởng sử dụng: Phân xưởng 8 Dùng vào việc: chế tạo điện thoại STT Tên nhãn hiệu Đơn vị tính Lượng đề nghị Lượng được duyệt Ghi chú 1 Thanh đồng Kg 200 200 Giám đốc Thủ kho Phân xưởng sử dụng Sau đó, phòng vật tư sẽ lập phiếu xuất kho chuyển cho thủ kho. Thủ kho xuất nguyên, vật liệu, ghi thẻ kho, ký phiếu xuất kho, chuyển cho kế toán ghi sổ, bảo quản và lưu trữ. Mỗi phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: Một liên lưu ở phân xưởng. Một liên lưu ở kho. Một liên giao cho kế toán nguyên, vật liệu để hạch toán. Mẫu Phiếu xuất kho và Thẻ kho của Nhà máy như sau: Biểu số 04: Phiếu xuất kho Doanh nghiệp: CTCP Thiết bị Bưu điện – Nhà máy 2 Mẫu số:02 - VT Tên kho: Kim khí Theo QĐ số: 1141- TC/QĐ/ CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính PHIẾU XUẤT KHO Số: 259 Ngày 13 tháng 9 năm 2008 Nợ: TK 621 Có: TK 152 Họ tên người nhận hàng: Trần Duy Nam Lý do: chế tạo cáp điện thoại Xuất tại kho: kim khí STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật phẩm (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1. Thanh đồng Đ027 Kg 200 200 20.000 4.000.000 Tổng cộng 4.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu đồng chẵn. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách vật tư Người nhận hàng Thủ kho (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) Biểu số 05 – Thẻ kho Doanh nghiệp: CTCP Thiết bị Bưu điện – Nhà máy 2 Mẫu số:12-DN Tên kho: Kim khí Theo QĐ số 15/1995/QĐ-BTC THẺ KHO Ngày lập thẻ: Ngày 01 tháng 3 năm 2008 Tờ số: 3 Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Dây súp đôi Đơn vị tính: M Mã số: KDS017 Ngày tháng năm Chứng từ DIỄN GIẢI Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số hiệu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất ……… …….. ……. ……… 28/2/2008 …….. ……... 10 T3/2008 26/03 32 26/03 Kim nhập dây súp đôi 200 210 27/03 26 27/03 Hùng-Phân xưởng 2 20 190 27/03 27 27/03 Thành-Phân xưởng 4 20 170 Tổng tháng 200 40 170 2.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại phòng kế toán Tại phòng kế toán, kế toán vật tư mở sổ chi tiết nguyên, vật liệu dưới dạng Thẻ kho kế toán để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên, vật liệu cả về số lượng lẫn giá trị. Thẻ kho kế toán được mở cho từng danh điểm nguyên, vật liệu tương ứng với thẻ kho. Căn cứ để lập thẻ kho kế toán là các chứng từ nhập, xuất nguyên, vật liệu. Dựa vào các chứng từ này, kế toán lấy số lượng và tính thành tiền ghi vào thẻ kho kế toán. Tương tự như tại kho, kế toán nguyên, vật liệu tại phòng kế toán cũng bao gồm: Kế toán nhập và kế toán xuất nguyên, vật liệu. Kế toán chi tiết nhập nguyên, vật liệu tại phòng kế toán Đối với các nghiệp vụ nhập kho nguyên, vật liệu, sau khi nhận được phiếu nhập kho từ thủ kho, căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng do cán bộ thu mua chuyển lên, kế toán sẽ sử dụng phần mềm kế toàn nhập số liệu và hoàn thiện phiếu nhập kho nguyên vật liệu. Từ đó, chương trình kế toán máy sẽ tự động để làm căn cứ ghi thẻ kho kế toán. Mỗi nghiệp vụ nhập kho nguyên, vật liệu được ghi một dòng trên Thẻ kho kế toán. Hóa đơn GTGT của Nhà máy có mẫu như sau: Biểu số 06: Hóa đơn GTGT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT – 3LL KQ/2008B Liên 2:Giao cho khách hàng Ngày 25 tháng 10 năm 2008 Ký hiệu AA/98 Số: Đơn vị bán hàng: Công ty CP Truyền thông ảnh Mặt trời vàng Địa chỉ: Hà Nội Số tài khoản: Điện thoại: MS: 01 02 524700 Họ tên người mua hàng: Ông Nguyễn Sinh Kim Đơn vị: Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2 Địa chỉ: 61 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội Số tài khoản: 710A - 00050 Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS: 01 00 686865 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Dây súp đôi m 200 2.100 420.000 Cộng tiền hàng: 420.000 Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 42.000 Tổng tiền thanh toán: 462.000 Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm sáu mươi hai nghìn đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, đóng dấu, họ tên) Phiếu nhập kho được trình bày như mẫu sau: Biểu số 07: Phiếu nhập kho tại phòng kế toán Doanh nghiệp: CTCP Thiết bị Bưu điện – Nhà máy 2 Mẫu số:01 - VT Tên kho: Nhựa Theo QĐ: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính PHIẾU NHẬP KHO Ngày 02 tháng 11 năm 2008 Nợ: TK 152 Số: 353 Có: TK 331 Họ và tên người giao hàng: Lê Đình Nam, CT Nhựa Phú Mỹ Theo hợp đồng số 37 ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Công ty Nhựa Phú Mỹ Nhập kho: Nhựa STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật phẩm( sản phẩm hàng hóa) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Nhựa PVC N024 Kg 37.680 37.680 10.190 383.959.200 Tổng cộng 383.959.200 Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm tám mươi ba triệu chín trăm năm mươi chín nghìn hai trăm đồng. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách vật tư Người giao hàng Thủ kho (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) Kế toán chi tiết xuất nguyên, vật liệu tại phòng kế toán Đối với các nghiệp vụ xuất kho nguyên, vật liệu, do Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2 áp dụng phương pháp hệ số giá để tính giá nguyên, vật liệu xuất kho nên Phiếu xuất kho được ghi theo giá hạch toán, vào cuối mỗi quý kế toán sẽ tính ra hệ số giá và điều chỉnh. Mỗi nghiệp vụ xuất nguyên, vật liệu được ghi vào một dòng trên Thẻ kho kế toán. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu được lập theo mẫu sau: Biểu số 08: Phiếu xuất kho nguyên, vật liệu. Doanh nghiệp: CTCP Thiết bị Bưu điện – Nhà máy 2 Mẫu số:01 - VT Tên kho: Khí Theo QĐ: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính PHIẾU XUẤT KHO Ngày 13 tháng 9 năm 2008 Nợ: TK621 Số: 259 Có: TK 152 Họ tên người nhận hàng: Trần Duy Nam Lý do: chế tạo cáp điện thoại Xuất tại kho: kim khí STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật phẩm( vật phẩm hàng hóa) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực tế A B C D 1 2 3 4 1 Đồng thau Đ027 Kg 200 200 20.000 4.000.000 Tổng cộng 200 200 4.000.000 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách vật tư Người nhận hàng Thủ kho (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) Cuối quý, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên Thẻ kho kế toán do._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22200.doc
Tài liệu liên quan