Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Luyện thép Lưu Xá

LỜI NÓI ĐẦU Xã hội tồn tại và phát triển qua các giai đoạn là nhờ quá trình sản xuất sản phẩm. Để quá trình này diễn ra liên tục từ khâu đầu đến khâu đến cuối, một yếu tố không kém phần quan trọng là nguyên vật liệu - đầu vào của sản xuất. Nguyên vật liệu càng trở nên quan trọng hơn khi đặt vào ngành công nghiệp sản xuất, vì nó là cơ sở tạo nên sản phẩm thỏa mãn người tiêu dùng. Ở nước ta, ngành công nghiệp vật liệu đang trên đà phát triển và luôn được quan tâm hàng đầu. Xét trên góc độ doanh

doc114 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Luyện thép Lưu Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp, nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành đều đặn, thường xuyên đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhất là trong nền kinh tế thị trường, dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh….đã làm cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất phải luôn chú trọng tới yếu tố giảm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chi phí cơ bản của quá trình sản xuất và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất cũng như trong tổng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó buộc các doanh nghiệp phải tiết kiệm một cách triệt để và hợp lý nguyên vật liệu tránh tình trạng cung cấp thiếu gây ngừng trệ sản xuất hay thừa nguyên vật liệu gây ứ đọng vốn. Muốn vậy phải quản lý vật liệu toàn diện từ khâu cung cấp đến khâu dự trữ, sử dụng về số lượng chủng loại. Hiệu quả quản lý vật liệu quyết định hiệu quả sử dụng vốn lưu động và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy phải nhất thiết xây dựng được chu trình quản lý vật liệu. Điều đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kế toán là giúp hạch toán vật liệu được chính xác mà còn là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý và hạch toán vật liệu trở thành bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính có vai trò tích cực trong điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu vừa tiết kiệm nguồn lực cho sản xuất, cho doanh nghiệp và đồng thời rộng hơn cả là cho toàn xã hội. Kế toán nguyên vật liệu với chức năng là công cụ quản lý phải tính toán, theo dõi kịp thời về mặt số lượng và giá trị vật liệu nhập xuất tồn kho làm cơ sở cho việc xác định chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí sản xuất đồng thời tạo tiền đề cho kế hoạch tiết kiệm nguyên vật liệu. Nhận thức được ý nghĩa của chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí sản xuất cũng như vai trò quan trọng của kế toán nguyên vật liệu, trong thời gian thực tập tại Nhà máy Luyện thép Lưu Xá, em đã mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Luyện thép Lưu Xá”. Nhà máy Luyện thép Lưu Xá là đơn vị thành viên của Công Ty Gang Thép Thái Nguyên, là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất của nhà máy. Dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS-TS Nguyễn Minh Phương cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng kế toán của nhà máy đã giúp em hoàn thành đề tài này. Quá trình thực tập tại nhà máy giúp em thấy được vai trò của công tác kế toán nguyên vật liệu từ khâu lập và luân chuyển chứng từ đến việc sử dụng tài khoản kế toán, vào sổ kế toán. Trên quan điểm đó phạm vi nghiên cứu đề tài của em gồm các nội dung sau: Phần 1: Tổng quan về Nhà máy Luyện thép Lưu Xá. Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Luyện thép Lưu Xá. Phần 3: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Luyện thép Lưu Xá. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY LUYỆN THÉP LƯU XÁ I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY LUYỆN THÉP LƯU XÁ. 1.1 Giới thiệu chung Tên gọi đầy đủ : Nhà máy Luyện thép Lưu Xá Tên giao dịch quốc tế : Luu Xa Smelling Steel Factory Địa chỉ : Phường Cam Giá - Đường Cách Mạng Tháng 8 -Khu Gang Thép Thái Nguyên - Thành phố Thái Nguyên. Điện thoại : 0280 833040 Fax : 0280 83056 Nhà máy có con dấu riêng, có quyền giao dịch, ký kết các hợp đồng kinh tế theo sự phân cấp của Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Nhà máy có TK số 710A-06016 mở tại Ngân hàng Công thương Lưu Xá - Thành phố Thái Nguyên. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy. Tại hội nghị lần thứ 14 của TW Đảng khoá II (1/1956) đã quyết định xây dựng khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên nhằm thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế xây dựng CNXH ở Miền Bắc. Ngày 4/6/1956 Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập ban chỉ huy công trường Gang Thép, nhiệm vụ chủ yếu là “Chuẩn bị khởi công và xây dựng khu công trường Gang Thép Thái Nguyên”, đánh dấu mốc lịch sử của ngành luỵện kim Việt Nam. Đây là một dây chuyền luyện kim lớn do Trung Quốc giúp ta xây dựng, bao gồm 25 nhà máy và xí nghiệp thành viên, đảm nhận từ khâu khai thác nguyên vật liệu, luyện thép cùng các khâu phục vụ khác. Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá (trước đây gọi là xưởng Luyện Thép Lưu Xá) là một đơn vị thành viên của Công ty Gang Thép Thái Nguyên thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam (Viet Nam Steel Coporation - VSC ) được thành lập ngày 21/11/1964 (theo quyết định số 2472-KH/Công ty) gồm 1000 CBCNV trong đó có 20 kỹ sư, 100 cán bộ trung cấp được đào tạo trong và ngoài nước. Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá được xây dựng trên mặt bằng chính trung tâm của khu Gang Thép Thái Nguyên với thiết kế ban đầu gồm 2 lò luyện thép Martin (lò bằng) với tổng công suất thiết kế là 100000 tấn thép thỏi/năm. Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc của Đế quốc Mỹ việc xây dựng, lắp đặt thiết bị bị gián đoạn phải đưa máy đi sơ tán. Trong thời gian này, cán bộ công nhân nhà máy vừa tích cực bảo vệ, bảo dưỡng thiết bị, xây dựng công trường vừa anh dũng tham gia chiến đấu chông trả Đế quốc Mỹ. Trải qua bao gian khổ và khó khăn đến ngày 15/12/1976 lò Martin số 1 ra mẻ thép đầu tiên đánh dấu một thời kỳ mới của Nhà máy. Khi chiến tranh biên giới năm 1979 nổ ra, các chuyên gia Trung Quốc đã rút về nước do vậy việc lắp ráp hoàn chỉnh lò Martin số 2 và một số thiết bị khác phải ngừng lại. Do vậy trong thời gian này Nhà máy chỉ chạy lò 1 Martin với dung lượng 50T/mẻ với công suất thiết kế 50000T/năm. Việc đúc rót được thực hiện bằng phương pháp đúc xiphông thông qua hệ thống khuôn gang. Đến năm 1992 do yêu cầu đổi mới công nghệ luyện thép, Công ty Gang Thép Thái Nguyên quyết định đầu tư đổi mới cho Nhà máy Luyện thép Lưu Xá lắp đặt 01 lò điện hồ quang luyện thép 3T/mẻ với công suất thiết kế 92000T/năm (thiết bị Trung Quốc) thay thế cho công nghệ luyện thép Martin, đưa vào ổn định sản xuất từ năm 1994. Sau đó tiếp tục lắp đặt 01 máy đúc liên tục 4 dòng có bán kính cong 4m, công suất 120000T/năm (thiết bị của Ấn Độ) và đưa vào sử dụng từ tháng 6/1996 thay cho công nghệ đúc phôi xiphông. Tháng 11/2001 Công ty Gang Thép Thái Nguyên với sự giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức khởi công dự án “Đầu tư cải tạo mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên” với tổng vốn đầu tư lên gần 200 tỷ đồng. Nhà máy được lắp đặt 1 lò điện siêu cao, công suất mở đáy là 30T/mẻ, lò thùng tinh luyện 40T/mẻ, lò trộn nước gang 300T và nhiều hạng mục công trình khác nhằm đưa tổng công suất thiết kế của nhà máy lên 240000T/năm. Như vậy, Nhà máy đã sở hữu trong tay một dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến mới với những ưu điểm nổi bật như: thời gian nấu luyện nhanh, giảm chi tiêu tiêu hao định mức, sử dụng tối đa nguyên liệu sản xuất tại chỗ (nước gang lỏng) góp phần chủ động về nguyên vật liệu đầu vào, ổn định cho sản xuất. Đây là một ưu thế rất lớn của Nhà máy. Với những lỗ lực và phấn đấu không ngừng, Nhà máy thường xuyên ổn định sản xuất, cải tiến công nghệ thiết bị, giảm tiêu hao vật tư trên 1 tấn thép thỏi, nâng cao sản lượng hàng năm tiến dần tới công suất thiết kế. Gần 30 năm hoạt động, Nhà máy đã gặp không ít những khó khăn nhưng Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên toàn Nhà máy một lòng quyết tâm cùng nhau vượt qua, từng bước đứng vững và phát triển. Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy ngày càng mở rộng, thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng, đời sống của người lao động được nâng cao. Với những thành tích đã đạt được, Nhà máy luôn được cấp trên động viên, khen thưởng, được đón các đồng chí lãnh đạo Nhà nước về thăm. Dưới đây là kết quả sản xuất thép hàng năm của Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá. Biểu 1.1: Sản lượng phôi thực tế qua các năm của Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá Đơn vị tính: Tấn Năm Sản lượng Năm Sản lượng Năm Sản lượng 1976 1.700 1986 28.258 1996 38.90801 1977 31.000 1987 32.098 1997 43.305,84 1978 7.000 1988 31.913 1998 32.727,26 1979 42.000 1989 37.500 1999 31.386,92 1980 19.859 1990 35.194 2000 41.299,11 1981 8.616 1991 37.719,80 2001 45.979,052 1982 21.619 1992 41.506,99 2002 81.590,722 1983 23.014 1993 47.791,40 2003 160.640,138 1984 27.000 1994 46.211,50 2004 193.182,336 1985 28.084 1995 31.634,10 2005 206.156,020 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán -Thống kê -Tài chính) Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng thép của Nhà máy trong những năm gần đây ổn định và ngày càng tăng dần đến công suất thiết kế. 1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá là một đơn vị thành viên nằm trong dây chuyền sản xuất chính của Công ty Gang Thép Thái Nguyên, vì vậy Nhà máy không phải là một đơn vị hạch toán độc lập kinh doanh mà chỉ được phân cấp từng mặt có chức năng, nhiệm vụ như sau: - Tổ chức, quản lý sản xuất thép phôi có hiệu quả cấp cho các nhà máy cán thép trong Công ty Gang Thép Thái Nguyên. - Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. - Tổ chức, quản lý vận hành và sửa chữa thiết bị. - Tổ chức, quản lý mua, bán vật tư, nguyên nhiên vật liệu và phụ tùng thiết bị (có sự giám sát của Công ty). - Tổ chức, quản lý kinh doanh bán thép phôi hợp cách cho các nhà máy cán thép trong Công ty Gang Thép Thái Nguyên theo giá chu chuyển nội bộ. - Ổn định và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy. 1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá là một doanh nghiệp sản xuất phôi thép có đặc điểm sau: - Dây chuyền sản xuất thuộc loại dây chuyền cơ khí hoá, sản xuất gián đoạn có nhịp tự do, dây chuyền có một đối tượng, đối tượng chuyển động trong quá trình sản xuất.Theo đối tượng sản xuất và tính chất lặp lại thì sản xuất tại Nhà máy là loại hình sản xuất hàng loạt lớn, vì số lượng sản phẩm rất lớn, chủng loại ít, quá trình sản xuất ổn định, nhịp nhàng và tương đối đều đặn. - Nhà máy tổ chức chuyên môn hoá theo ngành nghề công việc. Công nhân được biên chế vào các tổ có nhiệm vụ riêng biệt theo tính chất và nội dung công việc như thợ lò, thợ đúc, thợ chuẩn bị liệu, thợ hàn cắt, thợ thuỷ lực, thợ vận hành, thợ cơ khí, thợ sửa chữa, thợ lái cẩu trục,… Theo yêu cầu công việc các tổ này được bố trí thành ca sản xuất, thành phân xưởng. 1.4.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 1.4.2.1 Đặc điểm sản phẩm, hàng hoá Sản phẩm mà nhà máy sản xuất là phôi thép thỏi, mác thép xây dựng thông thường như CT3; CT5; SD295A; SD300; SS400 để cung cấp cho các Nhà máy cán thép trong Công ty theo giá chu chuyển nội bộ và một phần nhỏ bán ra ngoài. Quy cách thép thỏi: Nhà máy sản xuất phôi thép có tiết diện 100mm x100mm hoặc 120mmx120mm có chiều dài từ 1,5m¸6m Ngoài ra còn sản xuất axêtylen đóng chai, vôi luyện kim,… chủ yếu phục vụ cho sản xuất. 1.4.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá hiện nay đang sản xuất thép lỏng từ thép phế và gang (lỏng hoặc thỏi) bằng lò điện hồ quang. Để sản xuất phôi thép bao gồm bốn công đoạn chính: chuẩn bị nguyên liệu; luyện thép ở lò SCCS30 tấn và tinh luyện ở lò LF40 tấn, đúc liên tục 4 dòng, xử lý thép thỏi và nhập kho. Chuẩn bị nguyên liệu: nguyên liệu chính để sản xuất phôi thép là gang lỏng, sắt, thép phế và chất tự dung được tập kết vào khu vực chuẩn bị liệu, tại đây chúng được gia công chế biến theo đúng yêu cầu để đưa sang khâu nấu luyện. Nấu luyện thép: nguyên vật liệu và các chất tự dung được nạp vào lò điện quang để tiến hành nấu luyện thép, tại đây nguyên liệu nóng chảy dưới nguồn nhiệt hồ quang điện, cho ra thép lỏng được sơ luyện (đã khử được cacbon, phôtpho, hyđrô và nitơ), có nhiệt độ 1650¸1680oC. Sau đó được đưa qua lò tinh luyện LF40T để tinh luyện thép lỏng mới được sơ chế. Tuỳ theo yêu cầu của mác thép và quy cách của thép sẽ tiến hành điều chỉnh thành phần hoá học, quy cách mác thép bằng đường kính của lò LF40T:2631mm đồng thời khử lưu huỳnh, ôxy, hợp kim hoá các nguyên tố hợp kim hoàn nguyên tại lò tinh luyện và cho ra thép lỏng hợp quy cách là nguyên liệu đầu vào của lò đúc liên tục bốn dòng. Đúc rót thép: Thép lỏng được rót trên máy đúc liên tục bốn dòng, bán kính cong 4m, phôi có tiết diện vuông 100mm ¸130mm có chiều dài 1,5m ¸ 6m và mác thép tuỳ theo kế hoạch về mặt hàng. Nghiệm thu và nhập kho: sản phẩm qua quá trình đúc được nghiệm thu và phân loại theo tiêu chuẩn quy định. Thép phôi hợp quy cách được nhập kho thành phẩm của nhà máy sau đó xuất cho khách hàng, phế phẩm hồi liệu được đưa trở lại khâu nguyên liệu để chuẩn bị cho khâu nấu luyện lại. Một số kết quả đạt được trong năm sản xuất kinh doanh của Nhà máy qua 2 năm 2004-2005. Biểu 1.2 Một số kết quả SXKD trong năm 2004 -2005 stt Chỉ tiêu Năm So sánh 2005 / 2004 2004 2005 ± D ± D % 1 Giá trị SXCN(1000đ) 531.795.924,000 577.797.000,000 46.001.076 8,65 2 Sản lượng sản xuất (tấn) 193.182,34 206.156,02 12.973,68 6,7 3 Sản lượng tiêu thụ nội bộ (tấn) 185.812,250 198.201,980 12.389,73 6,67 4 Doanh thu tiêu thụ nội bộ (1000đ) 973.901.987 1.201.749.163,523 227.847.176,523 23,40 5 Chi phí tiêu thụ nội bộ (1000đ) 22.760.734,313 25.164.120,214 2.403.385,901 10,56 6 Lợi nhuận tiêu thụ nội bộ (1000đ) 23.734.636,300 30.210.432,150 6.475.795,85 27,84 7 Tổng doanh thu các hoạt động(1000đ) 2.875.196,856 3.123.215,250 248.016,394 8,63 - HĐSX 2.740.327,656 2.945.730,125 205.402,469 7,50 - Hoạt động tài chính 57.219,200 67.458,940 10.239,74 17,89 - Hoạt động khác 77.650,000 110.299,185 32.649,185 42,05 8 Nộp NSNN( đồng) 1.799.848.529 2.420.807.846 620.959.317 34,50 9 Tổng vốn cố định (1000đ) 31.645.197,291 25.025.850,829 -6.619.346,462 -20,92 10 Tổng vốn lưu động định mức(1000đ) 9.118.922,000 7.688.460,000 -1.430.462 -15,96 11 Thu nhập bình quân(đồng/người/năm) 2.157.284 2.232.475 75.191 3,49 (Nguồn số liệu: Phòng Tài chính kế toán) Sản lượng năm sản xuất 2005 cao hơn năm 2004 là 12.973,63 (tấn) tương ứng với tốc độ tăng là 6,7%. Giá trị sản lượng sản xuất năm 2005 tăng lên so với năm trước 8.65% chỉ tiêu này cho thấy quy mô hoạt động của Nhà máy cũng được mở rộng hơn. Do sản phẩm thép phôi chủ yếu để bán cho các nhà máy trong nội bộ Công ty nên doanh thu của Nhà máy chủ yếu là doanh thu tiêu thụ nội bộ. Năm 2005 doanh thu nội bộ của Nhà máy tăng 227.847.176,523 (ngđ) so với năm 2004 tương ứng với tốc độ tăng là 23.4%. Lợi nhuận tiêu thụ nội bộ của Nhà máy năm 2005 tăng 27.84% so với năm 2004 mà chi ohí tiêu thụ nội bộ chỉ tăng 10.56%, điều này cho thấy Nhà máy đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Thu nhập bình quân của người lao động là 2.232.475(đ), tăng 3.49% so với năm 2004. Về tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Hàng năm, Nhà máy thực hiện nộp NSNN đầy đủ theo đúng quy định hiện hành. Năm 2005 Nhà máy nộp NSNN là 2.420.807.846 (đ) tăng 620.959.317 (đ) so với năm 2004. Trong năm tới Nhà máy lập kế hoạch thực hiện tăng sản lượng sản xuất, tiếp tục giữ vững và nâng cao doanh thu, lợi nhuận và giảm chi phí hơn nữa. Đồng thời cố gắng nâng cao đời sống của người lao động hơn, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Nhà máy: Tính đến cuối năm 2005 cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá như sau: Biểu1.3: Cơ cấu tài sản (Ngày 31 tháng 12 năm 2005) TÀI SẢN Mã số Số đầu năm Số cuối năm A.Tài sản ngắn hạn 100 119.428.008.189 139.303.751.475 I. Tiền 110 33.652.126 45.748.480 II.. Các khoản phải thu 130 344.874.312 137.144.098 II. Hàng tồn kho 140 118.815.864.800 138.967.015.446 IV. Tài sản ngắn hạn khác 150 2.200.000 4.000.000 V. Chi sự nghiệp 160 231.416.951 149.843.451 B.Tài sản dài hạn 200 119.110.599.368 100.214.159.396 I. Tài sản cố định 220 119.110.599.368 100.214.159.396 Tổng cộng Tài sản 270 238.538.607.557 239.517.910.871 Biểu 1.4: Cơ cấu nguồn vốn (Ngày 31 tháng 12 năm 2005) NGUỒN VỐN Mã số Số đầu năm Số cuối năm A.Nợ phải trả 300 232.188.490.308 235.538.618.990 I. Nợ ngắn hạn 310 232.110.254.669 235.455.804.290 II. Nợ khác 330 78.235.639 82.814.700 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 6.350.117.249 3.979.291.881 I. Nguồn vốn, quỹ 410 6.118.107.232 3.755.336.433 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 40.764.119.291 32.714.310.829 2. Chênh lệch tỷ giá 413 -26.498.712.422 -10.348.402.773 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 232.010.017 223.955.448 Tổng cộng Nguồn vốn 430 238.538.607.557 239.517.910.871 (Nguồn số liệu: Phòng Tài chính kế toán) 1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy 1.5.1 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá hiện nay có ba cấp quản lý: cấp Giám đốc, cấp Phòng ban, cấp phân xưởng. Giám đốc PGĐ Sản xuất PGĐ Thiết bị Phòng Kế toán tài chính Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kỹ thuật Phòng Kế hoạch kinh doanh Bộ phận Vận chuyển vật tư Phân xưởng Phân xưởng Nhà ăn hiện trường Phân xưởng Phân xưởng Phòng Bảo vệ tự vệ Phòng Cơ điện Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá 1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban : Ban giám đốc: Giám đốc: Phụ trách chung công tác sản xuất kinh doanh, chỉ đạo trực tiếp các phòng TCHC, KTTC, KHKD. Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức thực hiện kế hoạch tác nghiệp, kế hoạch SXKD tháng và các mặt thiết kế, kỹ thuật và quy trình công nghệ.Chỉ đạo trực tiếp các phòng Kỹ thuật, phân xưởng Công nghệ, bộ phận vận chuyển vật tư. Phó giám đốc thiết bị: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị và công tác an toàn, bảo hộ lao động và công tác an ninh trật tự. Chỉ đạo trực tiếp phòng Cơ điện, bảo vệ tự vệ, phân xưởng Cơ điện, phân xưởng sản xuất vật liệu luyện kim, nhà ăn hiện trường. Phòng chức năng, nghiệp vụ, phục vụ: Phòng kế hoạch kinh doanh: Căn cứ vào sản lượng hiện vật để lập kế hoạch thu mua vật tư, dự trữ vật tư cho quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy, xây dựng kế hoạch giá thành để giao khoán cho từng phân xưởng. Tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến sản xuất hàng ngày của Nhà máy và của Công ty. Báo cáo tình hình sản xuất và thiết bị, vật tư liên quan đến sản xuất hàng ngày. Phòng Cơ điện: Quản lý chi phí sửa chữa thường xuyên, quản lý máy móc thiết bị liên quan đến sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa thiết bị TSCĐ theo chu kỳ. Phòng Kỹ thuật: Căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Công ty giao, áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào quy trình công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh, xây dựng định mức tiêu hao kim loại cho một tấn thép phôi, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Phòng Tổ chức Hành chính và Y tế: Lập kế hoạch sử dụng lao động, quản lý và sử dụng định mức đơn giá tiền lương cho từng năm. Quản lý dụng cụ văn phòng, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng. Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy, thường xuyên kiểm tra vệ sinh phòng dịch trong toàn bộ khu vực Nhà máy. Phòng Kế toán Tài chính: Tập hợp toàn bộ các chứng từ ban đầu, ghi chép tính toán phản ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến công tác kế toán của Nhà máy. Thực hịên báo cáo thống kê và báo cáo qưyết toán tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy với Công ty. Phòng Bảo vệ - Tự vệ: Đảm nhận công tác bảo vệ tài sản và an ninh trong toàn Nhà máy, triển khai công tác phòng chông cháy, nổ trong Nhà máy. Các phân xưởng: Phân xưởng Công nghệ: Nấu luyện ra thép phôi. Phân xưởng Nguyên liệu: Gia công chế biến nguyên vật liêu phế thép, gang cung cấp cho phân xưởng Công nghệ để nấu luyện thép. Phân xưởng Cơ điện: Gia công, sửa chữa các phụ tùng thay thế và phục vụ công tác sửa chữa các thiết bị liên quan đến công tác nấu luyện thép. Phân xưởng sản xuất vật liệu luyện kim: Gia công chế biến các loại vật tư phục vụ quá trình nấu luyện, xây dựng sửa chữa các công trình xây dựng nhỏ. 1.5.3 Tình hình sử dụng lao động. Tổng số lao động của Nhà máy năm 2005 là 768 người, tình hình sử dụng lao động của Nhà máy được thể hiện dưới biểu dưới đây: Biểu1.5: Cơ cấu lao động của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá Chỉ tiêu 2004 2005 So sánh 2005/2004 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu(%) ± D ± D % I. Tổng số lao động 775 100 786 100 + 11 +1,42 - Lao động trực tiếp 677 87,4 692 88,04 +15 +2,22 - Lao động gián tiếp 98 12,6 94 11,96 - 4 -4,08 II. Trình độ lao động - Đại học và cao đẳng 94 12,1 100 12,72 +6 +6,38 - Trung cấp 104 13,4 101 13,23 - 3 -2,89 - Công nhân kỹ thuật 577 74,7 585 74,05 +8 +1,39 (Nguồn số liệu:Phòng Tài chính kế toán) Ta thấy trong năm 2005 số lượng lao động gián tiếp đã giảm xuống so với năm 2004, lao động trực tiếp đã tăng lên. Đồng thời số lao động có trình độ đại học cũng tăng, công nhân có trình độ, tay nghề tăng lên điều này cho thấy chất lượng của đội ngũ lao động của Nhà máy rất tốt. II. ĐẶC DIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY LUYỆN THÉP LƯU XÁ 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy Kế toán. Do đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, qui mô, phạm vi hoạt động sản xuất của Nhà máy, để đảm bảo nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán và phù hợp với yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán của Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá được tổ chức theo hình thức tập trung.Toàn bộ công tác kế toán của Nhà máy đều tập trung tại phòng Tài chính Kế toán, dưới các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ gửi về phòng Kế toán Nhà máy. Bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Trưởng phòng Phó phòng KTTH,XDCB,SCL Thống kê TH, bán hàng Kế toán thanh toán, tiêu thụ Kế toán lương BHXH,TSCĐ Kế toán vật liệu Kế toán quỹ Nhân viên kinh tế phân xưởng Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá Căn cứ vào biên chế lao động hàng năm do phòng Tổ chức lao động Nhà máy xây dựng và duyệt với cấp trên để xác định lao động được biên chế cho phòng Kế toán Tài chính, phòng bao gồm 7 người, được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: Trưởng phòng: Lập kế hoạch tài chính hàng năm, giải trình các chỉ tiêu vượt định mức vốn, kiểm tra, giám sát việc chi tiêu theo đúng chế độ tài chính hiện hành. Chỉ đạo công tác chung của phòng Kế toán. Phó phòng - Kế toán Tổng hợp - XDCB - SCL - Chức năng: Giúp Trưởng phòng về công tác kế toán, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các lĩnh vực được phân công. Được thay mặt Trưởng phòng điều hành các hoạt động khi được Trưởng phòng uỷ quyền. - Nhiệm vụ Tập hợp số liệu từ các kế toán phần hành, hạch toán kế toán, lập báo cáo quyết toán SXKD hàng tháng, hàng quý. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, lao vụ hàng tháng, quý đảm bảo tính chính xác và đúng tiến độ yêu cầu. Tính toán kết quả tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm hàng quý của nhà máy với Công ty. Tính toán tăng, giảm giá thành hàng tháng, quý cho các phân xưởng. Tập hợp theo dõi, lập báo cáo quyết toán các hạng mục xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn hoàn thành kịp thời để đảm bảo thu vốn. Đôn đốc các kế toàn phần hành kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán kịp thời các nghiệp vụ phát sinh trong sản xuất kinh doanh đảm bảo số liệu hạch toán được chính xác. Thống kê Tổng hợp - Bán hàng - Chức năng: Giúp Trưởng phòng về công tác Thống kê và bán hàng. - Nhiệm vụ: Thống kê toàn bộ những phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy như sản lượng sản xuất, tình hình nhân lực, tình hình hoạt động của ,máy móc thiết bị, an toàn trong lao động… Lập báo cáo tình hình thực hiện nhiện vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm. Các kỳ kiểm kê tiến hành kiểm kê thực tế và đảm bảo chính xác. Viết hoá đơn bán hàng ngoài, báo cáo sử dụng hoá đơn với cục thuế hàng tháng, quý, năm. Kế toán thanh toán, tiêu thụ - Chức năng: Theo dõi về quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn nội bộ. - Nhiệm vụ: Theo dõi quản lý tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Lập các chứng từ thu, chi khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạch toán thu chi các quỹ đúng với các đối tượng sử dụng. Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng mua vật tư đã được ký kết, theo dõi việc báo cáo tình hình công nợ với người bán. Bảo quản, lưu trữ các chứng từ thu, chi tài chính theo đúng chế độ tài chính của Nhà nước đã ban hành. Lập báo cáo tình hình thu chi tồn quỹ hàng ngày. Quản lý theo dõi số lượng, giá trị nhập xuất tồn kho các sản phẩm sản xuất trong tháng, quý lập thẻ kho theo dõi các mặt hàng đúng theo quy định. Hạch toán đầy đủ và đúng doanh thu các sản phẩm bên ngoài, bán nội bộ Công ty và sử dụng cho sản xuất Tính toán giá vốn xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí cấp trên , chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phi bất thường…theo đúng quy định. Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng bán hàng đã ký kết, theo dõi và báo cáo tình hình cung ứng với người mua. Thường xuyên đôn đốc việc thu hồi công nợ. Kiểm tra các chứng từ, hoá đơn bán hàng, việc thực hiện giá cả các chứng từ nhập, xuất kho theo đúng các thủ tục của Nhà nước và Bộ tài chính đã ban hành. Kê khai thuế GTGT đầu ra đầy đủ hàng tháng theo quy định của Cục thuế Tỉnh. Lập báo cáo tình hình sản xuất, nhập, xuất và tồn kho sản phẩm, kết quả SXKD, hoạt động tài chính… Thường xuyên đối chiếu với thủ kho, tiến hành kiểm kê thực tế và báo cáo chính xác, kịp thời đúng tiến độ. Kế toán lương, BHXH và TSCĐ - Chức năng: Theo dõi việc thực hiện quỹ tiền lương và BHXH - Nhiệm vụ: Hàng tháng có nhiệm vụ cùng các phòng chức năng rà soát và xác định quỹ lương cho các Phân xưởng, bộ phận theo kết quả sản xuất của từng đơn vị. Lập bảng phân bổ tiền lương, BHXH hàng tháng cho các đối tượng sử dụng. Tính toán tiền lương và thu nhập, BHXH hàng tháng cho khối văn phòng. Lập bảng tổng hợp lương, thu nhập và BHXH hàng tháng cho toàn Nhà máy. Lập bảng thanh quyết toán BHXH thực chi để báo cáo và thanh quyết toán với BHXH Tỉnh kịp thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Theo dõi, quản lý về số lượng, giá trị của TSCĐ, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của các danh mục TSCĐ đã đăng ký. Lập và tính toán phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng theo đúng quy định của Công ty và Bộ tài chính quy định. Theo dõi biến động tăng, giảm TSCĐ chính xác. Khi có TSCĐ được thanh lý, nhượng bán phải kết hợp với phòng Cơ điện và các phòng chức năng thực hiện phương pháp đấu giá theo quy định của Công ty và Nhà nước. Mở và theo dõi chặt chẽ tình hình sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị của toàn Nhà máy. Kế toán vật liệu - Chức năng: Quản lý, theo dõi, hạch toán quá trình phát sinh nguyên, nhiên vật liệu. - Nhiệm vụ: Quản lý theo dõi số lượng, giá trị nhập, xuất, tồn kho nguyên nhiên vật liệu. Lập thẻ kho, theo dõi các mặt hàng quý hiếm và có giá trị lớn một cách chặt chẽ. Hạch toán đầy đủ và đúng giá trị nguyên, nhiên vật liệu cho từng đối tượng sử dụng. Kiểm tra chứng từ hoá đơn mua hàng, các phiếu nhập xuất kho theo đúng các thủ tục pháp lý mà Nhà nước và Bộ tài chính ban hành. Kê khai thuế GTGT đầu vào hàng tháng đầy đủ theo quy định của cục thuế Tỉnh. Lập báo cáo tình hính nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng tháng, quý. Thừơng xuyên đối chiếu với thủ kho, thống kê vật tư. Tiến hành kiểm kê thực tế để lập báo biểu kiểm kê đảm bảo tính chính xác kịp thời đúng tiến độ. Kế toán quỹ - Chức năng: Quản lý, theo dõi thu, chi và bảo quản toàn bộ quỹ tiền mặt, theo dõi tình hình kết quả tiêu thụ và quản lý kho thành phẩm - Nhiệm vụ: Thu chi quỹ tiền mặt hàng ngày khi có chứng từ được lập từ kế toán thanh toán chuyển sang Rà soát, kiểm tra các chứng từ thu chi khi đã có đầy đủ tính pháp lý mà Nhà nước quy định mới được thu, chi. Khi tiến hành thu, chi phải kiểm tra các loại tiền đảm bảo tính chính xác về số lượng, chất lượng. Phải bảo vệ và bảo mật số lượng tiền mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Hằng ngày phải kiểm kê số tiền thực tế đối chiếu với sổ sách tránh nhầm lẫn mất mát. Cuối tháng lập báo cáo kiểm kê quỹ tiền mặt thực tế hiện có. 2.2 Hình thức kế toán và đặc điểm các phần hành công việc kế toán. Hình thức hạch toán kế toán. Chế độ kế toán Nhà máy đang áp dụng là chế độ kế toán theo quy định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam. Nhà máy sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán. Chế độ chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ Nhà máy sử dụng hiện nay tương đối đầy đủ theo đúng biểu mẫu do Nhà nước ban hành. Bắt đầu từ năm 1999, theo quy định của Bộ Tài chính Công ty chuyển sang hạch toán thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu, phương pháp tính thuế của Nhà máy là phương pháp khấu trừ thuế. Toàn bộ chứng từ được Công ty áp dụng theo dụng chế độ kế toán hiện hành. - Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng… - Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. - Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá… - Chứng từ về bán hàng: Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hoá đơn thu mua hàng… - Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, quyết toán nguồn tiền lương, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH… Chế độ tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản áp dụng trong Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá sử dụng bao gồm hầu hết hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính và các đợt sửa đổi, bổ sung theo các chuẩn mực và thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính. Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà máy không sử dụng một số tài khoản như TK 121, 129, 139, 159, 221, 228, 229, 244, 344, 611. ._.Một số tài khoản được mở chi tiết cho phù hợp với nội dung kinh tế của từng phần hành kế toán trong nhà máy. Chế độ sổ kế toán Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Nhà máy, cùng với hình thức tổ chức kế toán tập trung, cán bộ phòng Tài chính kế toán với trình độ chuyên môn cao và có sự chuyên môn hoá trong công việc nên Nhà máy đã sử dụng hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chứng từ. Đồng thời Nhà máy cũng sử dụng phần mềm kế toán Bravo4.1 để hỗ trợ cho công tác hạch toán kế toán, đây là phần mềm được thiết kế riêng cho các nhà máy thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Hệ thống sổ kế toán của Nhà máy bao gồm đầy đủ các sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ: hai loại sổ chính và các sổ phụ. Sổ chính bao gồm các Nhật ký chứng từ (NKCT) như NKCT số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và các sổ cái tài khoản tương ứng. Sổ phụ bao gồm các bảng phân bổ như: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ nguyên, nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ; các bảng kê 1, 2, 3, 4, 5, 8, 11; sổ chi tiết gồm sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiêt vật tư, các sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán… Chu trình ghi sổ kế toán được thể hiện dưới sơ đồ sau: Chứng từ gốc Bảng kê Sổ chi tiết Nhật ký chứng từ SỔ CÁI Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Đối chiếu Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức ghi sổ kế toán Chế độ báo cáo kế toán Hệ thống báo cáo tài chính được lập bao gồm: - Bảng cân đối kế toán : mẫu số B01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : mẫu số B01 - DN Ngoài ra, trong Nhà máy còn sử dụng một số loại báo cáo để giúp cho việc hạch toán được dễ dàng và theo dõi được toàn bộ tình hình của Nhà máy như: - Bảng tính chu chuyển nội bộ sản phẩm. - Bảng tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch - Biểu tính giá thành sản phẩm (lập theo tháng, quý, năm) - Biểu phân tích tăng giảm giá thành (lập theo tháng, quý, năm) - Biểu chi phí sản xuất yếu tố (lập theo tháng, quý, năm) - Biểu tình hình tăng giảm TSCĐ (lập theo quý, năm) - Báo cáo nhập xuất tồn kho sản phẩm (lập theo tháng, quý, năm) PHẦN 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY LUYỆN THÉP LƯU XÁ 2.1 Đặc điểm Nguyên vật liệu của Nhà máy. Nhà máy Luyện thép Lưu Xá là một doanh nghiệp sản xuất phôi thép, sản phẩm không đa dạng về chủng loại và mặt hàng. Tuy vậy, nguyên vật liệu của Nhà máy cũng hết sức đa dạng, số lượng lớn. Nguồn nhập: Cũng như các Nhà máy thành viên trong Công ty Gang thép Thái nguyên, nguồn nguyên liệu Nhà máy nhập để phục vụ sản xuất chủ yếu là sử dụng vật tư mua nội bộ của các Nhà máy trong Công ty như Nhà máy Cán thép Lưu Xá, Nhà máy Cơ khí, Nhà máy Luyện Gang, Nhà máy Kốc hoá, Xí nghiệp Phế liệu kim loại Phòng KHKD Công ty...Còn vật tư mua ngoài thường có số lượng ít nên hiện nay Nhà máy chủ yếu nhập vật tư của một số công ty ở Thái Nguyên và Hà nội như Công ty TM Quang Minh, Công ty TNHHTM & DV Việt Cường, Công ty TNHH TM Anh Trang... Công tác thu mua vật tư: Nguyên vật liệu là bộ phận tài sản thường xuyên biến động. Tuỳ theo kế hoạch sản xuất và định mức kinh tế kỹ thuật cho các sản phẩm chính cán bộ phụ trách thu mua vật tư lập “Kế hoạch mua vật tư” sau đó trình trưởng phòng KH-KD và Giám đốc Nhà máy phê duyệt. Một số vật tư tiêu hao thương xuyên hàng tháng như dây điện, bóng đèn thắp sáng, xăng dầu...và một số loại vật tư khác thì phòng KH-KD căn cứ vào thực tế tiêu hao bình quân các tháng trước để lấy báo giá mua phục vụ sản xuất. Khi các phân xưởng và các phòng ban chức năng cần vật tư để phục vụ mang tính đột xuất không có trong kế hoạch trung tu, sửa chữa lớn XDCB...thì các phân xưởng và các phòng ban cần lập “Phiếu yêu cầu mua vật tư” trình Giám đốc phê duyệt để phòng KH-KD có cơ sở tiến hành mua vật tư, xuất vật tư theo đúng yêu cầu. Công tác dự trữ, bảo quản vật tư: Hệ thống kho tàng,bãi...của Nhà máy theo quy định. Nguyên vật liệu mua hay tự sản xuất, chế biến được tiến hành kiểm tra trước khi nhập kho.Theo định kỳ nguyên vật liệu được kiểm kê để xác định số lượng, chất lượng nguyên vật liệu tồn kho, đồng thời so sánh với sổ sách kế toán, từ đó lập kế hoạch nhập, xuất vật tư cho sản xuất. Công tác sử dụng vật tư: Việc xuất vật tư sử dụng cho sản xuất được thực hiện theo kế hoạch, vật tư sử dụng còn thừa được thu hồi nhập kho và những vật tư có thể để lại tại phân xưởng để có thể sử dụng ngay trong kỳ sau. Phế liệu thu hồi được thu lại và có thể nhập kho. Công tác tổ chức, quản lý vật tư: Nguyên vật liệu đợc phân loại theo công dụng và được quản lý theo mã vật tư mà Nhà máy quy định. Các vật tư chi tiết của một loại vật tư được quản lý theo số thứ tự quy định. Các vật tư chính được ký hiệu với mã số đầu là chữ A. Các vật tư phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế được ký hiệu là chữ B và P. Chữ cái tiếp theo được ký hiệu theo tên của vật tư đó và số thứ tự được ký hiệu các loại vật tư thuộc cùng một loại. Ví dụ: Nguyên vật liệu chính Phế thép ký hiệu mã là APT01. Gang lỏng được ký hiệu là AGM02. Nguyên vật liệu phụ Gạch Manhê Cacbon được ký hiệu là BGM28 Thép tròn CT3 F6 được ký hiệu BTT01. Phụ tùng thay thế gố đỡ con lăn được ký hiệu PGD20. Các loại vật tư của Nhà máy được tập trung tại kho của Nhà máy. Nhà máy quy định mã kho nhà máy là “KNM”để tiện việc theo dõi, ghi chép và nhập mã vào máy tính. Khi làm kế toán máy, kế toán phải nhập theo mã vật tư đã được quy định. Công tác quản lý vật tư về mặt giá trị: Công tác này do kế toán nguyên vật liệu đảm nhiệm ghi chép, tính toán và phản ánh cả về số lượng và giá trị tình hình tăng, giảm nguyên vật liệu. Khi mua và xuất nguyên vật liệu đều phải đảm bảo đầy đủ chứng từ liên quan để kế toán ghi sổ. Việc hạch toán chi tiết và tổng hợp vật liệu được tổ chức và thực hiện theo hình thức Nhật ký chứng từ trên máy vi tính. Kế toán nguyên vật liệu có nhiệm vụ thu thập, kiểm tra các chứng từ như : Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm nghiệm...sau đó định khoản đối chiếu với sổ sách của thủ kho( qua các thẻ kho) rồi nhập dữ liệu vào máy, máy sẽ tự động tính các chỉ tiêu còn lại như : hệ số giá, giá trị vật liệu nhập, xuất, tồn kho cuối tháng. Cuối kỳ máy tính in ra các dữ liệu bảng biểu cần thiết như :Bảng kê số 3,Nhật ký chứng từ số 5, Bảng Tổng hợp nhập -xuất - tồn, Sổ cái TK 152... và các báo cáo khác theo yêu cầu phục vụ công tác hạch toán nguyên vật liệu. 2.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu. 2.2.1 Phân loại. Sản phẩm của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá tuy không đa dạng về chủng loại, sản phẩm của Nhà máy chỉ gồm : thép thỏi, axetylen đóng chai...Tuy vậy, nguyên vật liệu sử dụng để phục vụ sản xuất cũng có nhiều loại. Để công tác tổ chức quản lý và hạch toán được đảm bảo, thuận tiện nguyên vật liệu được phân ra nhiều loại dựa trên vai trò và tác dụng của từng loại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bao gồm các loại sau: Nguyên vật liệu chính(TK152.1): Bao gồm thép thỏi, gang lỏng, FeMn65%, FeSi45%, FeMn61.4%+60.24%... Nguyên vật liệu phụ (TK152.2): Bao gốm chất khử Cacbit Silic (C-Si), Đôlômit luyện kim, Vôi luyện kim, Vật liệu đúc vĩnh cửu, Nhôm thỏi, Gạch Manhê Cacbon... Nhiên liệu (TK152.3): Bao gồm Dầu Shell Irur Fruid, Dầu hạt cải, Than cục... Phụ tùng thay thế (TK152.4): Bulông M20, Lò xo bàn trượt kiểu thuỷ lực, Đầu vòi phunTy BQ04-14, Túi vải lọc tĩnh điện F200 L6400... Phế liệu thu hồi (TK152.6): Phế thép hồi lò. Theo cách phân loại như trên vừa đảm bảo được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại nguyên vật liệu vừa thuận tiện, tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng, giá trị nguyên vật liệu. 2.2.2 Công tác tính giá nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là một công tác rất quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. 2.2.2.1 Đối với nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ. Nguyên vật liệu của Nhà máy chủ yếu là mua nội bộ của các Nhà máy trong Công ty Gang thép Thái nguyên, còn một số nguyên vật liệu khác là mua ngoài. Theo quy định của chuẩn mực kế toán Hàng tồn kho trong công tác hạch toán nguyên vật liệu, nguyên vật liệu của Nhà máy cũng được tính theo giá thực tế. Tùy theo từng nguồn nhập giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được xác định dựa trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp để tạo nên nguyên vật liệu. Đối với vật tư mua nội bộ trong Công ty: Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá mua trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Giá mua trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ = Số lượng * Đơn giá Ví dụ: Ngày 30/06/2006 mua Phế thép của Nhà máy Cán thép Lưa Xá nhập kho 227.343 tấn theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 17506, đơn giá 4.150.000 đồng/tấn. Khi đó giá nhập kho của Phế thép được tính như sau: Giá thực tế vật liệu nhập kho = 227,343 * 4.150.000 = 943.743.450 (đồng) Đối với vật tư mua ngoài: Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí thu mua thực tế Trong đó: Giá ghi trên hoá đơn là giá chưa có thuế GTGT đầu vào ( Nhà máy tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Chi phí thu mua thực tế bao gồm: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bảo quản, hao hụt trong định mức... Ví dụ: Ngày14/06/2006 thu mua Phế thép của Công ty TNHH TM Anh Trang nhập kho 1114.14 tấn, đơn giá 4160000 đồng/tấn. Khi đó giá của Phế thép nhập kho được tính như sau: Giá thực tế vật liệu nhập kho = 1.114,14*4.160.000 = 4.634.822.400 (đồng) 2.2.2.2 Đối với vật liệu xuất kho trong kỳ. Nhà máy Luyện thép Lưu Xá sử dụng phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền để tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này, căn cứ giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ kế toán xác định được giá bình quân của 1 đơn vị nguyên vật liệu xuất dùng. Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho = Giá bình quân 1 đơn vị nguyên vật liệu * Số lượng vật liệu xuất kho Trong đó giá bình quân của 1 đơn vị nguyên vật liệu được tính như sau: Đơn giá bình quân 1 đơn vị nguyên vật liệu xuất dùng = Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng + Giá trị nguyên vật liệu nhập kho trong tháng Số lượng nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng + Số lượng nguyên vật liệu nhập kho trong tháng Trong tháng 07/2006 đơn giá nguyên vật liệu Phế thép xuất kho được tính như sau: Tồn kho đầu tháng: - Số lượng: 5354,968 tấn - Giá trị thực tế: 20994605,253 (đồng) Nhập kho trong tháng: Ngày 04/07: PNK số 091: Nhập kho1618,790 tấn. Đơn giá 3.907.486,39 đồng /tấn Vậy giá trị thực tế vật liệu nhập kho = 1618,789 * 3.907486,39 = 6.325.399.900 (đồng) Tổng số lượng Phế thép thực tế nhập kho trong tháng 06/2006 là 15025.082 tấn Ngày 14/07: PNK số 096: Nhập kho 2123,744 tấn. Đơn giá 3.450.000 đồng/tấn. Vậy giá trị thực tế vật liệu nhập kho = 2123,744 * 3.450.000 = 7.326.916.800 (đồng) Ngày 21/07: PNK số 098: Nhập kho 790,95 tấn. Đơn giá 3.450.000 đồng/tấn. Vậy giá trị thực tế vật liệu nhập kho = 790,95 * 3.450.000 =2.728.777.500 (đồng) PNK số 099: Nhập kho 420,147 tấn. Đơn giá 4.150.000 đồng/tấn. Vậy giá trị thực tế vật liệu nhập kho = 420,147 * 4.150.000 = 1.743.610.050 (đồng) PNK số 100: Nhập kho 213,400 tấn. Đơn giá 4.155.277 đồng/tấn Vậy giá trị thực tế vật liệu nhập kho = 213,400 * 4.155.277 = 886.736.111 (đồng) PNK số 106: Nhập kho 64,11 tấn. Đơn giá 4.155.276,99 đồng/tấn Vậy giá trị thực tế vật liệu nhập kho = 64,11 * 4.155.276,99 = 266.394.808 (đồng) Ngày 31/07: PNK số 107: Nhập kho 0,07 tấn. Đơn giá 1.167.142,86 đồng/tấn Vậy giá trị thực tế vật liệu nhập kho = 0,07 * 1.167.142.86 = 81.700 (đồng) PNK số 110: Nhập kho 1.017,57 tấn. Đơn giá 4.186.958 đồng/tấn. Vậy giá trị thực tế vật liệu nhập kho = 1.017,57 * 4.186.958 = 4.260.522.852 (đồng) PNK số 111: Nhập kho 8.765,227 tấn. Đơn giá 4.250.657 đồng/tấn Vậy giá trị thực tế vật liệu nhập kho = 8.765,227 * 4.250.657 =37.257.981.075 (đồng) Tổng số lượng Phế tháp nhập kho trong kỳ là 15.014,008 tấn. Tổng giá trị Phế thép nhập kho trong kỳ là 60.796.420.796 (đồng) Như vậy, đơn giá 1 đơn vị nguyên vật liệu Phế thép xuất kho trong tháng được tính như sau: Đơn giá bình quân 1 đơn vị nguyên vật liệu = 20994605253 + 60.796.420.796 5354,968 + 15.014,008 = 4.015.470 ( đồng/tấn ) Ví dụ: Ngày 31/07: Xuất 9571,84 tấn Phế thép để sản xuất sản phẩm. Khi đó giá thực tế nguyên vật liệu Phế thép xuất dùng là: Trị giá thực tế Phế thép xuất dùng = 9571,84 * 4.015.470 = 38.435.442.939 ( đồng ) 2.3 Các chứng từ sử dụng và quá trình luân chuyển chứng từ. 2.3.1 Các chứng từ sử dụng. Trong quá trình hạch toán tổng hợp, kế toán nguyên vật liệu sử dụng những chứng từ sau: Phiếu nhập kho mẫu số 01-VT Phiếu xuất kho mẫu số 02-VT Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ mẫu số 03-VT Biên bản kiểm kê vật tư mẫu số 08-VT Biên bản kiểm nghiệm vật tư Hoá đơn giá trị gia tăng 2.3.2 Trình tự luân chuyển các chứng từ. 2.3.2.1 Thủ tục mua và nhập kho nguyên vật liệu. Căn cứ vào “Nhu cầu chi tiết vật tư cần mua” hàng tháng, phòng KH-KD sẽ lập “Phiếu yêu cầu mua vật tư”. Đối với vật tư mua nội bộ: Căn cứ vào nhu cầu chi tiết vật tư cần mua theo sự điều động của Công ty Gang thép, Nhà máy sẽ lập phiếu yêu cầu vật tư cần mua trong tháng. Đối với vật tư mua ngoài: Phòng KH-KD lập “Nhu cầu chi tiết vật tư cần mua” căn cứ vào đó để lập phiếu yêu cầu vật tư cho tháng. PHIẾU YÊU CẦU MUA VẬT TƯ THÁNG 07/2006 Mẫu số:BM-VT-003 Stt Tên vật tư Đvt Mã vật tư Số lượng Chất lượng kỹ thuật Tiến độ cần có 1 Phế thép Tấn APT01 15.014,1 Trước 10 ngày theo kế hoạch sản xuất 2 Gạch Manhê Cacbon Kg BGM28 60.598 3 ... ... ... ... ... ... Giám đốc Nhà máy Trưởng phòng KH-KD Người lập kế hoạch (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đối với nhà cung cấp nội bộ trong Công ty: Các nhà cung cấp nội bộ là những Nhà máy thuộc Công ty Gang thép Thái nguyên đã được Công ty điều động cung cấp vật tư cho các đơn vị nội bộ trong Công ty ngay từ đầu năm nên khi mua vật tư nội bộ thì Nhà mấy không phải lựa chọn nhà cung cấp. Thủ tục mua vật tư của các đơn vị nội bộ được thể hiện dưới sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Trình tự mua vật tư nội bộ Trưởng phòng KH-KD Trưởng phòng KH-KD Cán bộ thu mua Thủ kho Nhu cầu mua vật tư, Phiếu yêu cầu mua vật tư Phiếu phân phối vật tư Mua vật tư Kiểm tra, nhập kho Sau khi trưởng phòng vật tư ký duyệt, “Phiếu yêu cầu mua vật tư” sẽ được chuyển sang phòng KH-KD xem xét. Căn cứ vào đó phòng KH-KD cấp cho cán bộ thu mua “Phiếu phân phối vật tư”. Sau đó cán bộ thu mua mang phiếu đến đơn vị nội bộ để làm thủ tục mua vật tư..Giá mua vật tư là giá do Công ty quy định và là giá thoả thuận giữa các đơn vị với nhau nên Nhà máy không cần lấy phiếu báo giá khi mua hàng. Khi mua hàng, nhà cung cấp giao cho cán bộ thu mua “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”, vật tư về nhập kho sẽ được bảo vệ và thủ kho kiểm tra, nhập kho.Đối với những vật tư cần phải kiểm nghiệm trước khi nhập kho, Nhà máy sẽ thành lập hội đồng kiểm nghiệm vật tư. Kết quả kiểm nghiệm sẽ được ghi vào Biên bản kiểm nghiệm vật tư.Công việc kiểm nghiệm được tiến hành tại phòng KCS của Công ty Địa chỉ: Nhà máy Luyện thép Mẫu số 03-VT-3LL Điện thoại:... Ban hành theo quyết định số... Mã số thuế:.. PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ Ngày 27 tháng 07 năm 2006 Liên 3: Nội bộ Căn cứ lệnh điều động: Biên bản kiểm nghiệm ngày 27 tháng 07 năm 2006 của Nhà máy Cán thép Lưu xá. Họ tên người vận chuyển : Nguyễn Thị Ngọc. HĐ số :015693 Phương tiện vận chuyển : Xuất tại kho: Nhà máy Cán thép Lưu Xá Nhập tại kho: Nhà máy Luyện thép Lưu Xá Stt Tên,quy cách, phẩm chất vật tư(SP,HH) Mã vật tư Đvt Số lượng Đơn giá Tiền Thực xuất Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Phế thép APT01 Tấn 420,147 420,147 4.150.000 1.743.610.050 2 Cộng 1.743.610.050 Xuất, ngày 27 tháng 07 năm 2006 Nhập, ngày 31 tháng 07 năm 2006 Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) Đơn vị: Nhà máy Luyện thép Lưu Xá Mẫu số 01-VT Địa chỉ : Phòng KH-KD Ban hành theo quyết định PHIẾU NHẬP KHO Ngày 30 tháng 07năm 2006 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thị Ngọc Theo hợp đồng số: 015693 ngày 27 tháng 07 năm 2006 của Nhà máy Cán thép Lưu Xá. Nhập tại kho: Kho nhà máy Đơn vị: đồng, tấn Stt Tên,quy cách, phẩm chất vật tư (SP,HH) Mã số Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Phế thép APT01 Tấn 420,147 420,147 4.150.000 1.743.610.050 Cộng 1.743.610.050 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho ( Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập ) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên ) Đối với nhà cung cấp bên ngoài: Trưởng phòng KH-KD là người có trách nhiệm lựa chọn nhà cung cấp. Sau khi đã lựa chọn được nhà cung cấp, cán bộ phụ trách thu mua vật tư gửi “Nhu cầu mua vật tư” do phòng KH-KD lập đến nhà cung cấp thông qua fax, điện thoại, công văn...Khi nhận được phiếu báo giá do nhà cung cấp gửi đến, cán bộ phụ trách thu mua sẽ chuyển đến cho trưởng phòng KH-KD xem xét và trình giám đốc duyệt. Sau khi phiếu báo giá đã được phê duyệt, phòng KH-KD sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp vật tư. Khi mua hàng, nhà cung cấp sẽ giao cho Nhà máy “Hoá đơn giá trị gia tăng”. Vật tư về nhập kho phải được bảo vệ và thủ kho ký nhận. Đối với những vật tư cần kiểm nghiệm trước khi nhập kho sẽ được Hội đồng kiểm nghiệm vật tư của Nhà máy kiểm nghiệm.Việc kiểm nghiệm cũng được tiến hành như đối với vật tư mua nội bộ. Khi hàng nhập kho phòng KH-KD sẽ lập phiếu nhập kho. Thủ tục mua vật tư được thể hiện dưới sơ đồ sau: Sơ đồ 4: Trình tự mua vật tư ngoài Phòng KH-KD Nhà cung cấp Phòng KH-KD Cán bộ thu mua (4). Hợp đồng kinh tế (1). Phiếu nhu cầu vật tư (3.2). Phiếu báo giá (2). Phiếu nhu cầu vật tư (3.1). Phiếu báo giá (5). Hoá đơn GTGT (6). Phiếu nhập kho Mẫu số 01GTKT-3LL HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG LG/2005B Liên 2: Giao khách hàng 0081365 Ngày 10 tháng 07 năm 2006 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM Anh Trang Địa chỉ: 156 đường Minh Cầu –Phường Phan Đình Phùng –Thành phố Thái nguyên. Số tài khoản........... Điện thoại:.......... Mã số:...... Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thị Loan Tên đơn vị: Nhà máy Luyện thép Lưu Xá – Công ty Gang thép Thái nguyên Địa chỉ: Phường Cam Giá – Thành phố Thái nguyên. Số tài khoản :... Hình thức thanh toán: MS:..... Stt Tên hàng hoá, dịch vụ Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Phế thép Tấn 1.618,790 3.907.486,39 6.325.399.900 Cộng tiền hàng : 6.325.399.900 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 316.269.995 Tổng cộng tiền thanh toán: 6.641.669.895 Số tiền viết bằng chữ: Sáu tỷ, sáu trăm bốn mốt triệu, sáu trăm sáu chín nghìn, tám trăm chín năm đồng . Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký , họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: Nhà máy Luyện thép Lưu Xá Mẫu số: 01-VT Địa chỉ: Phòng KH-KD Ban hành theo QĐ .... PHIẾU NHẬP KHO Ngày 14 tháng 07 năm 2006 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thị Loan Theo hợp đồng số: 27/HĐLT ngày 13 tháng 07 năm 2006 của Công ty TNHH TM Anh Trang. Nhập tại kho: KNM Đvt: đồng, tấn Stt Tên, quy cách, phẩm chất vật tư(SP,HH) Mã vật tư Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Phế thép APT01 Tấn 1.618,790 1.618,790 3.907.486,39 6.325.399.900 Cộng 6.325.399.900 Nhập, ngày 14 tháng 07 năm 2006 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phiếu nhập kho sẽ được lập làm 3 liên: Liên 1: Phòng KH-KD giữ. Liên 2: Thủ kho dùng để ghi sổ sau đó chuyển cho kế toán vật tư ghi sổ. Cuối tháng kế toán lập “Bảng liệt kê chứng từ nhập” , “Báo cáo nhập - xuất - tồn” và gửi cho thủ kho để đối chiếu với thẻ kho. Liên 3: Thủ kho giữ dùng để làm căn cứ đối chiếu với kế toán vật tư. Phiếu nhập kho sau khi được thủ kho xác nhận thì phòng KH-KD giao phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT ( đối với vật tư mua ngoài) hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( đối vật tư mua nội bộ), biên bản kiểm nghịêm, kết quả kiểm kiêm nghiêm cho kế toán vật tư ghi sổ. 2.3.2.2 Thủ tuc xuất nguyên vật liệu. Quản đốc phân xưởng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tình hình thực tế tại phân xưởng để lập “Phiếu yêu cầu vật tư” chuyền cho phòng kỹ thuật thông qua giám đốc kí duyệt. Căn cứ vào “ Phiếu yêu cầu vật tư” do phòng kỹ thuật giao, phòng KH-KD sẽ lập “ phiếu xuất kho” để xuất vật tư. Sau khi vật tư đã được xuất kho thủ kho kí nhận, phòng KH-KD sẽ chuyển “phiếu xuất kho” cho kế toán vật tư ghi sổ. Trình tự thủ tục xuất vật tư được thể hiên dưới sơ đồ sau: Sơ đồ 5: Trình tự thủ tục xuất vật tư Quản đốc phân xưởng Phòng KH-KD Thủ kho Kế toán vật tư Phiếu yêu cầu vật tư Kiểm tra, phê duyệt Lập phiếu xuất kho Xuất vật tư. ký nhận Ghi sổ. Phòng kỹ thuật Dưới đây là mẫu phiếu xuất kho của vật liệu mua nội bộ và vật tư mua ngoài Đơn vị:Nhà máy Luyện thép Lưu Xá Mẫu số:02-VT Địa chỉ: Phòng KH-KD Số 13/PXCN PHIẾU XUẤT KHO Ngày 31 tháng 07 năm 2006 Họ tên người lĩnh vật tư: Nguyễn Ngọc Khánh Đơn vị: Phân xưởng Công nghệ Nội dung: Sản xuất thép thỏi Xuất tại kho: Kho nhà máy (KNM) Stt Mặt hàng Mã số Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Phế thép APT01 Tấn 9571.84 9571.84 4.015.470 38.435.442.939 Cộng 38.435.442.939 Cộng thành tiền (bằng chữ): Ba mươi tám tỷ,bốn trăm ba năm triệu triệu, bồn trăm bốn mươi hai nghìn, chín trăm ba chín đồng. Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: Nhà máy Luyện thép Lưu Xá Mẫu số: 02-VT Địa chỉ: Phòng KH-KD Số: 1033/PXCĐ PHIẾU XUẤT KHO Ngày 17 tháng 07 năm 2006 Họ tên người lĩnh: Trần Đức Xô Đơn vị: Phân xưởng Cơ điện. Lý do xuất kho: Phục vụ phân xưởng Xuất tại kho: Kho nhà máy (KNM) Stt Mặt hàng Mã vật tư Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Thép tròn F32 BTT08 Kg 240 240 7.922 1.901.375 Cộng 1.901.375 Cộng thành tiền ( bằng chữ): Một triệu chín trăm linh một nghìn ba trăm bẩy năm đồng. Xuất, ngày 17 tháng 07 năm 2006 Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tình hình thực tế, xem xét nhu cầu vật tư phòng KH-KD sẽ lập phiếu xuất kho và chuyển cho bộ phận cung tiêu duyệt. Người nhận và thủ kho xuống kho hàng, thủ kho sẽ ghi số lượng thực xuất vào phiếu xuất kho, số lượng thực xuất không được phép lơn hơn số lượng yêu cầu nhưng có thể nhỏ hơn số lượng yêu cầu nếu kho không đủ vật tư. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên: Liên 1: Phòng KH-KD lưu giữ. Liên 2: Thủ kho dùng để ghi sổ và chuyển lên cho kế toán vật tư ghi sổ.Cuối tháng, kế toán vật tư gửi “Bảng liệt kê các chứng từ xuất” và “Báo cáo nhập - xuất - tồn” cho thủ kho đối chiếu với thẻ kho. Liên 3: Thủ kho giữ. 2.4 Hạch toán chi tiết quá trình nhập, xuất kho nguyên vật liệu tại Nhà máy Luyện thép Lưu Xá. Trong các doanh nghiệp, nguyên vật liệu thường có nhiều chủng loại khác biệt nhau, nếu việc quản lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Chính vì vậy, việc hạch toán nguyên vật liệu phải đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của từng danh điểm nguyên vật liệu. Tại Nhà máy Luyện thép Lưu Xá việc hạch toán theo phương pháp thẻ song song. Ở kho: Theo phương pháp này thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu để ghi “Thẻ kho” (được mở theo từng danh điểm nguyên vật liệu) theo dõi về mặt hiện vật. Trên phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu dựa trên những chứng từ để ghi chép vào sổ kế toán số lượng và tính thành tiền nguyên vật liệu nhập, xuất. Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu nhập, xuất: Sơ đồ 6: Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Thẻ kho Sổ chi tiết nhập -xuất vật tư Bảng tổng hợp nhập- xuất - tồn Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu Trình tự ghi chép: Ở kho: Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để ghi số lượng thực nhập và số lượng thực xuất vào thẻ kho. Sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất kho hoặc cuối mỗi ngày đều phải tính ra số tồn trên thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng loại vật tư. Thủ kho phải đối chiếu, kiểm tra số lượng tồn trên thẻ kho với số lượng thực tế trong kho. Hằng ngày sau khi đã ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển phiếu nhập kho, phiếu xuất kho cho kế toán vật tư ghi sổ. Trên phòng kế toán:Khi nhận được phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan như hoá đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ...kế toán vật tư phải kiểm tra, đối chiếu và tính toán giá trị thực nhập, thực xuất vật tư. Kế toán căn cứ vào các chứng từ trên để ghi số lượng và giá trị vật tư nhập vào sổ chi tiết nhập vật tư do kế toán lập và theo dõi. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi số lượng và giá trị thực xuất vào sổ chi tiết xuất vật tư do kế toán lập và theo dõi. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết nhập, xuất vật tư trên cơ sở đã đối chiếu với thẻ kho để lập “Bảng tổng hợp nhập – xuất - tồn vật tư”. Số liệu trên “Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư” được dùng để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp. Bảng 01 THẺ KHO CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN Kho: KNM- Kho nhà máy Nhà máy Luyện thép Lưu Xá Mặt hàng: APT01- Phế thép Tháng 07 năm 2006 Chứng từ Diễn giải Số lượng Giá Thành tiền Ngày Số Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Tồn Tồn đầu kỳ 5354,97 3.920.583 20.994.605.253 04/07 091 Phế thép 1618,790 3907486,39 6.325.399.900 07/07 042281 Đồng phế 1,810 4.015.470 7.268.001 14/07 096 Phế thép 2123,744 3.450.000 7.326.916.800 21/07 098 Phế thép 790,950 3.450.000 2.728.777.500 21/07 099 Phế thép 420,147 4.150.000 1.743.610.050 21/07 100 Phế thép 213,400 4.155.277 886.736.111 21/07 106 Phế thép 64,110 4.155.276,99 266.394.808 31/07 107 Phế thép 0,070 1.167.142,86 81.700 31/07 110 Phế thép 1.017,570 4.186.958 4.260.522.852 31/07 111 Phế thép 8.765,227 4.250.657 37.257.981.075 31/07 799 Xuất vật tư 0,200 4.015.470 835.218 31/07 016 Xuất vật tư 9.571,84 4.015.470 38.435.442.939 31/07 017 Xuất vật tư 1.292,88 4.015.470 5.191.520.853 Cộng 15014,008 10.866,73 60.796.420.796 43.635.067.901 Tồn cuối kỳ 9.502,238 38.155.958.148 Ngày ... tháng .... năm 2006 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ký, họ tên) Bảng 02 CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN Nhà máy Luyện thép Lưu Xá Tháng 07 năm 2006 Kho: KNM (Kho nhà máy) Đvt: đồng, tấn Stt Tên vật tư Đvt Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị A ANVLC NVL chính 21.419.795.246 100.004.841.758 82.104.726.364 39.319.910.640 1 AFR01 FeMn65% Tấn 146,800 1.558.709.188 142,8 1.516.237.548 4,000 42.471.640 2 AGM02 Gang lỏng Tấn 111.89,690 35.042.081.255 11.189,69 35.042.081.255 3 APT01 Phế thép Tấn 5354,97 20.994.605.253 15025,82 60.796.420.796 10866,73 43.635.067.901 9.502,238 38.155.958.148 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... B BNVLP NVL phụ 8.588.204.205 10.685.435.444 9.658.651.670 9.614.987.979 1 BBM01 Bột Ma nhê Kg 8.560 21.501.670 3.210 8.063.127 5.350 13.438.543 2 BNT01 Nhôm thỏi Kg 16,7 631.373 16.110 601.660.000 9.506,7 355.051.151 6.620 247.240.222 .. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... C CNL Nhiên liệu 819.540.722 706.804.777 737.338.565 789.006.934 1 CDH03 Dầu hạt cải Kg 4.790 84.783.000 2.890 51.153.000 1.900 33.630.000 2 CXA01 Xăng A 92 Lít 200 2.005.455 1.055 10.578.773 1.055 10.578.773 200 2.005.455 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... D DCCDC Công cụ dụng cụ 319.417.148 174.822.226 208.475.000 285.764.374 E PCTT Phụ tùng thay thế 12.457.864.063 3.495.226.940 1.126.036.394 14.827.054.609 1 PNC01 Nút cấp cứu Cái 4.000 14.000.000 1.000 3.500.000 3.000 10.500.000 ... ... ... ... ... ... ... ... .... .... ... ... F PLTH Phế liệu thu hồi 2.011.871.911 3.000.787.311 3.285.309.011 1.727.350.211 1 TPH01 Phế thép hồi lò Tấn 398,649 1.555.682.987 830,645 3.254.581.160 830,245 3.190.674.337 399,049 1.619.589.810 ... .... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 45.616.693.295 118.067.918.456 97.120.537.004 66.564.074.747 Ngày ... tháng ... năm 2006 Người lập biểu Trưởng phòng Kế toán – tài chính Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nhận xét: Nhà máy Luyện thép Lưu Xá sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là rất phù hợp và thuận tiện cho việc hạch toán trên máy, điều này làm giảm nhẹ khối lượng công việc cho kế toán và thủ kho. Do quá trình hạch toán hầu hết đều được làm trên phần mềm kế toán Bravo 4.1 nên đảm bảo độ chính xác cao. 2.5 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu. 2.5.1 Tài khoản sử dụng. Dể phục vụ cho công tác hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, kế toán sử dụng TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”. Tài khoản này dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm nguyên vật liệu và số hiện có theo giá thực tế. TK 152 có các tài khoản chi tiết sau: TK1521: Nguyên vật liệu chính. TK1522: Nguyên vật liệu phụ. TK1523: Nhiên liệu. TK 1524: Phụ tùng thay thế. TK 1526: Phế liệu thu hồi. Ngoài ra Nhà máy còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như TK331, TK131, TK136, TK133, TK621, TK627, TK642, TK154.... 2.5.2 Chứng từ sử dụng. 2.5.2.1 Khi mua vật tư nội bộ. Kế toán sử dụng các chứng từ sau: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm nghiệm... 2.5.2.2 Khi mua vật tư bên ngoài. Kế toán sử dụng các chứng từ sau: Phiếu nhạp kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm... 2.5.3 Hạch toán tổng hợp qúa trình nhập nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu sử dụng trong Nhà máy chủ yếu là vật tư mua nội bộ của các nhà máy trong Công ty và một phần nhỏ mua ngoài. Trong tháng Nhà máy có các trường hợp tăng nguyên vật liệu chủ yếu sau: Tăng vật tư do mua ngoài (1) Tăng vật tư do mua nội bộ (2) Tăng do tự sản xuất tự dùng (3) Tăng do thuê ngoài gia công chế biến (3) Tăng do nhập kho phế liệu thu hồi (3) Tăng do xuất sử ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32888.doc
Tài liệu liên quan