Tài liệu Hoàn thiện Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tạo Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn: ... Ebook Hoàn thiện Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tạo Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn
120 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tạo Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………1
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NVL, CCDC TRONG DOANH NGHIỆP
Đặc điểm NVL, CCDC và nhiệm vụ hạch toán………………………………1
Đặc điểm NVL, CCDC………………………………………………………1
Yêu cầu quản lý NVL, CCDC trong doanh nghiệp………………………….3
Nhiệm vụ hạch toán NVL, CCDC…………………………………………...4
Phân loại và tính giá NVL, CCDC………………………………………………5
Phân loại NVL, CCDC………………………………………………………5
Tính giá NVL, CCDC……………………………………………………….7
Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ nhập xuất kho NVL, CCDC…………...13
Chứng từ sử dụng…………………………………………………………...13
Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ………………………………………15
Hạch toán chi tiết NVL, CCDC………………………………………………..16
1.4.1. Nhiệm vụ, yêu cầu hạch toán chi tiết và các phương pháp hạch toán chi tiết16
1.4.2. Phương pháp thẻ song song…………………………………………………17
1.4.3. Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển……………………………………..19
1.4.4. Phương pháp Sổ số dư………………………………………………………21
1.5. Hạch toán tổng hợp tình hình luân chuyển NVL, CCDC trong doanh nghiệp..22
1.5.1. Các phương pháp hạch toán tổng hợp NVL, CCDC………………………...22
1.5.2. Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp KKTX……………….23
1.5.3. Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp KKĐK ………………33
1.6. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho…………………………………..35
1.7. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán tổng hợp về NVL, CCDC theo các hình thức sổ36
1.8. Kế toán NVL, CCDC của một số nước và khác biệt so với kế toán NVL, CCDC của Việt Nam………………………………………………………………………42
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN ............................................................................47
2.1.Đặc điểm, tình hình tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty ảnh hưởng đến công tác kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ………...……47
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ……...47
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý tại Công ty48
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 54
2.2. Tình hình thực tế kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty CP xi măng Bỉm Sơn …………………………………………………………………57
2.2.1. Đặc điểm nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ và yêu cầu quản lý tại Công ty……………………………………………………………………………………………………57
2.2.2. Phân loại nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ và căn cứ phân loại tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ………………………………………………………………60
2.2.3. Tính giá NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn …………………..62
2.2.4. Kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn……………………66
PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN ....................................99
3.1 Nhận xét và đánh giá khái quát công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ……………………………………………………………..99
3.1.1. Ưu điểm công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn………………………………………………………………………………....99
3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ……………………………………………………………100
3.2. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn. …………………………………………………105
3.2.1. Về tổ chức quản lý NVL, CCDC …………………………………………105
3.2.2. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ……………………………………..106
3.2.3.Phân bổ CCDC cho các kỳ hạch toán………………………………………107
3.2.4. Thanh lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho lâu năm ……………..109
KẾT LUẬN……………………………………………………………………..112
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chú giải
NVL
Nguyên vật liệu
CCDC
Công cụ, dụng cụ
CP
Cổ phần
TCT
Tổng công ty
DN
Doanh nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Số hiệu bảng biểu, sơ đồ
Tên bảng biểu, sơ đồ
Sơ đồ 1.1
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.2
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 1.3
Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp thẻ song song
Biểu 2.1
Tờ trình mua vật tư
Biểu 2.2
Bảng đề nghị mức giá mua vật tư, hàng hoá
Biểu 2.3
Hoá đơn GTGT mua Đá bazan
Biểu 2.4
Giấy chứng nhận phụ gia khoáng
Biểu 2.5
Biên bản kiểm nghiệm nhập kho đá bazan
Biểu 2.6
Phiếu nhập kho đá bazan
Biểu 2.7
Hoá đơn GTGT mua Thạch cao
Biểu 2.8
Biên bản kiểm nghiệm thạch cao
Biểu 2.9
Phiếu nhập kho Thạch cao
Biểu 2.10
Phiếu xuất kho NVL chính
Biểu 2.11
Phiếu xuất kho CCDC
Biểu 2.12
Phiếu xuất điều chuyển kho
Biểu 2.13
Thẻ kho NVL Thạch cao
Biểu 2.14
Thẻ kho ghim vòng (CCDC)
Biểu 2.15
Thẻ chi tiết vật tư
Biểu 2.16
Bảng tổng hợp Nhập-xuất-tồn
Biểu 2.17
Bảng đề nghị thanh toán tiền mua vật tư
Biểu 2.18
Gíây đề nghị chuyển tiền qua ngân hàng
Biểu 2.19
Phiếu chi
Biểu 2.20
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
Biểu 2.21
Sổ nhật ký mua hàng
Biểu 2.22
Bảng phân bổ chi phí tại các giai đoạn
Biểu 2.23
Sổ nhật ký chung
Biểu 2.24
Sổ Cái TK 152
Biểu 2.25
Biên bản kiểm kê tồn kho vật tư, hàng hoá, sản phẩm
Biểu 3.1
Bảng NVL tồn kho (ứ đọng)
Lêi më ®Çu
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như hiện nay đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh gay gắt, mỗi doanh nghiệp tìm mọi cách để không chỉ tồn tại mà còn phải đứng vững và phát triển. Mục đích chung của các doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Lợi nhuận càng lớn chứng tỏ các biện pháp, chính sách của doanh nghiệp là đúng đắn. Doanh nghiệp sản xuất với vai trò là nơi trực tiếp là nơi tạo ra sản phẩm cần đi trước một bước trong việc tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó tăng tích luỹ và mở rộng sản xuất. Một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí có hiệu quả là tiết kiệm chi phí về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Để đạt được điều đó doanh nghiệp không những phải lập kế hoạch chặt chẽ từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ mà còn phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sao cho có thể quản lý tổng thể toàn bộ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà còn có thể quản lý chi tiết tới từng loại cả về số lượng và giá trị của chúng. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đòi hỏi có thủ thục chặt chẽ, đúng đắn từ khâu thu mua đến lập chứng từ, đảm bảo cho xuất dùng kịp thời, đầy đủ cho quá trình sản xuất kinh doanh cũng như vào sổ sách và lên các báo cáo. Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình biến động của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tránh được hiện tượng lãng phí trong sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tiết kiệm chi phí nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
Với tầm quan trọng trên của công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và trong thời gian thực tập tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn, em nhận thấy công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ luôn được coi trọng và tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán về NVL, CCDC.
Xuất phát từ lý luận về vai trò của công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và từ thực tế thực trạng công tác này tại Công ty Cp xi măng Bỉm Sơn, Với sự hướng dẫn của cô giáo – TS. Trần Thị Nam Thanh và của các cô chú trong phòng KT – TK – TC đặc biệt là phòng Kế toán vật tư đã giúp em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp, và em xin chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tạo Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn” làm luận văn tốt nghiiệp của mình. Nội dung của Khoá luận tốt nghiệp này bao gồm 3phần:
Phần I: Cơ sở lí luận về kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
Phần II: Thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (NVL, CCDC) ở Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
PHẦN I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU,
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và nhiệm vụ hạch toán
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu
Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động. NVL là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá như: sắt thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sợi trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giày, vải trong doanh nghiệp may mặc…
Đối tượng lao động được coi là NVL khi có sự tác động của bàn tay con người vào đối tượng lao động và làm thay đổi tính chất hoá lý hoặc tình trạng bên ngoài.
Nói cách khác, lao động có ích của con người tác động vào các đối tượng lao động tạo ra NVL. Và NVL mang những đặc điểm cơ bản sau:
• NVL thường tham gia vào một chu kỳ sản xuất và tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình dạng vật chất ban đầu để tạo thành hình thái của sản phẩm.
• NVL là một loại hàng tồn kho được doanh nghiệp dự trữ với mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Mỗi một loại NVL nhất định lại gắn liền với một thời hạn bảo quản nhất định. Vì vậy doanh nghiệp phải dựa vào đặc điểm này của NVL để có kế hoạch trong việc thu mua, dự trữ và bảo quản NVL cũng như việc xuất NVL vào sản xuất.
• NVL là một bộ phận quan trọng trong tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Những đặc điểm trên xuất phát điểm quan trọng cho công tác tổ chức hạch toán NVL từ khâu tính giá, hạch toán và hạch toán chi tiết. Đối với từng doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà NVL có vai trò cụ thể . Song nhìn chung, với vị trí là một trong ba yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất. Việc sử dụng các loại NVL khác nhau vào quá trình sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và do đó ảnh hưởng đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất NVL có vai trò rất quan trọng, được thể hiện ở điểm sau:
• NVL là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp, là một trong các yếu tố tham gia hình thành nên chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí NVL là một bộ phận của giá thành sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp có thể xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ của doanh nghiệp.
• NVL là một loại hàng tồn kho được dự trữ để đáp ứng cho nhu cầu của quá trình sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp. NVL là thành phần thuộc về vốn lưu động. Giá trị NVL trong kho cuối niên độ không chỉ là giá trị được thể hiện trên báo cáo TC nà còn là chỉ tiêu để đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu “Vòng quay vốn lưu động”. Nếu quá trình thu mua, dự trữ và xuất dùng NVL được phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả sẽ làm tăng nhanh vòng quay của vốn.
Khái niệm, đặc điểm công cụ dụng cụ
CCDC là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định xếp vào TSCĐ. Mặc dụ CCDC được xếp vào loại hàng tồn kho, được quản lý và hạch toán giống như NVL nhưng thực tế NVL lại có những đặc điểm giống TSCĐ, đó là:
• CCDC thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất – kinh doanh, trong quá trình sử dụng, chúng giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu.
• Về mặt giá trị, CCDC cũng bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng, bởi vậy khi phân bổ giá trị của CCDC vào chi phí sản xuất – kinh doanh, kế toán phải sử dụng phương pháp phân bổ thích hợp sao cho vừa đơn giản cho công tác kế toán vừa bảo đảm được tính chính xác của thông tin kế toán ở mức có thể tin cậy.
Điểm khác biệt so với NVL là CCDC có các phương pháp phân bổ giá trị. Và có 3 phương pháp phân bổ giá trị:
Phương pháp phân bổ 1 lần:
Theo phương pháp này khi xuất dùng CCDC, kế toán phân bổ toàn bộ giá trị của nó voà chi phí sản xuất – kinh doanh của kỳ xuất dùng. Chỉ nên sử dụng trong trường hợp giá trị CCDC xuất dùng nhỏ hoặc thời gian sử dụng rất ngắn.
Phương pháp phân bổ 50%
Khi xuất dùng CCDC kế toán tiến hành phân bổ 50% vào chi phí của kỳ sản xuất. Khi các bộ phận sử dụng báo hỏng CCDC, kế toán tiến hành phân bổ phần giá trị còn lại của CCDC bị hỏng vào chi phí sản xuất – kinh doanh của kỳ báo hỏng.
Gtt CCDC hỏng
2
Tiền bồi thường
vật chất
GTCL của
CCDC báo hỏng
=
-
Giá trị phế
liệu thu hồi
-
Phương pháp phân bổ nhiều lần
Theo phương pháp này, căn cứ vào giá trị của CCDC và thời gian sử dụng hoặc số lần sử dụng dự kiến để kế toán tính ra mức phân bổ cho một kỳ hoặc một lần sử dụng.
Giá trị CCDC xuất dùng
Số kỳ hoặc số lần sử dụng
=
Mức phân bổ giá trị CCDC trong một kỳ (1lần) sử dụng
Căn cứ vào mức phân bổ trên, định kỳ kế toán phân bổ giá trị của CCDC vào chi phí sản xuất.
1.1.2.Yêu cầu quản lý NVL, CCDC trong các doanh nghiệp
NVL là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất – kinh doanh ở các doanh nghiệp. Giá trị NVL thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất – kinh doanh, vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện để bảo đảm chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu ở từng khâu như sau:
Khâu thu mua: Cần lập kế hoạch thu mua để bảo đảm doanh nghiệp luôn có nguồn cung cấp NVL với số lượng lớn, chất lượng tốt và giá cả ổn định hợp lý. Quản lý tốt quá trình vận chuyển NVL cũng như CCDC về kho, chống thất thoát, hao hụt, giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển. Đồng thời quan tâm đến chi phí thu mua nhằm hạ thấp chi phí NVL, CCDC đặc biệt là NVL một cách tối đa.
Khâu bảo quản: Điều kiện cần thiết giúp cho việc bảo quản tốt NVL, CCDC ở doanh nghiêp là phải có hệ thống kho tàng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, nhân viên thủ kho có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt. Ngoài ra, việc bảo quản đảm bảo đúng chế độ quy định phù hợp với tính chất lý hoá của mỗi loại.
Khâu dự trữ: Các doanh nghiệp cần xây dựng định mức dự trữ hợp lí cho từng danh điểm NVL, CCDC. Định mức tồn kho là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Dự trữ hợp lí, cân đối các loại NVL, CCDC trong doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất – kinh doanh được liên tục, tránh được tồn đọng vốn trong kinh doanh.
Khâu sử dụng: Yêu cầu sử dụng phải hợp lí, tiết kiệm và theo đúng các định mức kinh tế kỹ thuật đặt ra cho từng sản phẩm. Đây là một trong những khâu có tính quyết định đến việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp.
Như vậy để tiến hành tốt tổ chức công tác quản lý NVL, CCDC thì doanh nghiệp phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
Có đủ trang thiết bị vật chất đảm bảo cho việc bảo quản, cất giữ NVL, CCDC từ khâu thu mua đến khi đưa vào sử dụng.
Có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm trong các khâu trên.
Có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong công ty trong quá trình thu mua, dự trữ, sử dụng. Các bộ phận này bao gồm: Bộ phận cung ứng, bộ phận hạch toán, bộ phận kỹ thuật, bộ phận sử dụng…Giữa các bộ phận này phải đảm bảo có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả.
Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán NVL, CCDC, trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho NVL, CCDC. Hệ thống danh điểm và số danh điểm phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách của NVL hay CCDC đó.
Để quá trình kinh doanh liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm thì doanh nghiệp phải dự trữ NVL ở một mức độ hợp lý. Do vậy doanh nghiệp phải xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm NVL, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại NVL nào đó. Định mức tồn kho của NVL còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua NVL và kế hoạch tài chính của Doanh nghiệp.
Để bảo quản tốt NVL, CCDC dự trữ, giảm thiểu hư hao mất mát, các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý NVL tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho, tránh việc kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư.
Vai trò và nhiệm vụ của kế toán NVL, CCDC trong các doanh nghiệp
Để có thông tin cho công tác quản lý NVL, CCDC lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều nguồn tin khác nhau để khai thác như thông tin về giá thị trường, thông tin từ nhà phân phối… Tuy nhiên thông tin do kế toán vật tư cung cấp là thông tin quan trọng nhất. Thông tin đó được thể hiện ở các mặt sau:
Cung cấp thông tin cần thiết để quản trị mua hàng, quản trị hàng tồn kho, công nợ với người bán. Kế toán vật tư cung cấp thông tin về số lượng, giá trị của NVL, CCDC nhập, xuất kho của từng kho, từng đơn vị, cung cấp thông tin về trả khoản phải trả…
Cung cấp thông tin cần thiết để ghi các chỉ tiêu lên các báo cáo tài chính liên quan đến hàng tồn kho, các khoản phải trả…
Để cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quản lý NVL, CCDC trong các doanh nghiệp, kế toán NVL, CCDC phải thực hiện được các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của NVL, CCDC nhập kho.
Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL, CCDC xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao của từng loại.
Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất – kinh doanh.
Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL, CCDC tồn kho, phát hiện kịp thời NVL, CCDC thiếu thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
Tổ chức chứng từ, tìa khoản về kế toán, sổ sách kế toán phù hợp với tính hình biến động tăng, giảm của vật tư trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm cung cấp thông tin để tập hhợp chi phí sản xuất kinh doanh và phù hợp với các chuẩn mực, chế độ kế toán quy định
1.2. Phân loại và tính giá NVL, CCDC trong các doanh nghiệp
Phân loại NVL, CCDC
Phân loại NVL
NVL sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Trong điều kiện đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại NVL thì mới tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán NVL. Có nhiều cách phân loại NVL căn cứ vào chỉ tiêu khác nhau, sau đây là một số cách phân loại phổ biến.
v Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị NVL ở các doanh nghiệp được phân ra các loại sau đây:
Nguyên liệu và vật liệu chính (NVLC): Là nguyên vật liệu mà trong quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Danh từ Nguyên liệu ở đây dùng để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp.
Vật liệu phụ (VLP) là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất – kinh doanh, được sử dụng kết hợp với NVLC để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để bảo đảm cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý.
Nhiên liệu là những thứ dùng để tạo nhiệt năng như than đá, than bùn, củi, xăng, dầu… Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại VLP, tuy nhiên có được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm một tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại VLP thông thường
Phụ tùng thay thế là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ.
Thiết bị và vật liệu XDCB là các loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho hoạt động xây lắp, XDCB.
Vật liệu khác là các loại vật liệu đặc chủng của từng doanh nghiệp hoặc phế liệu thu hồi.
v Căn cứ vào nguồn hình thành NVL của doanh nghiệp thì NVL được chia thành các loại sau:
NVL nhập kho do mua ngoài
NVL do nhận góp vốn kinh doanh
NVL nhập kho do thuê gia công chế biến
NVL do biếu tặng, tài trợ
NVL do tự chế, tự sản xuất
Trong hai cách phân loại trên thì cách phân loại thứ nhất căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và tác dụng của NVL được sử dụng rộng rãi và thông dụng hơn. Hạch toán theo cách phân loại nói trên đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại NVL. Để đảm bảo thuận tiện, tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng thứ NVL, trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của NVL, các doanh nghiệp phải tiếp tục chi tiết và hình thành nên “Sổ danh điểm vật liệu”. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, ký mã hiệu, quy cách, số hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm NVL.
Phân loại CCDC
vXét về phương thức sử dụng, CCDC được chia làm 3 loại:
CCDC sử dụng thường xuyên cho quá trình sản xuất – kinh doanh tại doanh nghiệp (gọi tắt là CCDC)
Bao bì luân chuyển là bao bì sử dụng được nhiều lần để bao gói NVL mua vào hoặc sản phẩm, hàng hoá bán ra. Sau mỗi lần sử dụng bao bì luân chuyển sẽ được thu hồi lại.
Đồ dùng cho thuê: Là những CCDC chỉ sử dụng cho hoạt động cho thuê.
v Xét về nguồn hình thành CCDC được chia thành:
CCDC nhập mua ngoài
CCDC tự sản xuất, gia công
v Căn cứ vào các phương pháp phân bổ thì CCDC được chia thành các loại sau:
CCDC loại phân bổ 1 lần
CCDC phân bổ 2 lần
CCDC phân bổ nhiều lần
1.2.2Tính giá NVL, CCDC
1.2.2.1.Tính giá NVL, CCDC nhập kho
Tính giá là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL, CCDC. Tính giá NVL, CCDC là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng . Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho – Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được, cụ thể:
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: Giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khâu thương mại và giảm giá hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định, chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên, vật liệu thành thành phẩm.
Chi phí liên quan trực tiếp khác được tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho.
Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán NVL ở các doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế.
Giá thực tế của NVL là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra NVL. Giá thực tế của NVL nhập kho được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.
♦ Đối với NVL, CCDC mua ngoài thì các yếu tố để hình thành nên giá thực tế là:
Giá hoá đơn kể cả thuế nhập khẩu (nếu có):
+ Đối với những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT không được tính vào giá thực tế của NVL, CCDC.
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT được tính vào giá thực tế của NVL.
Thuế
(không hoàn lại)
Chi phí thu mua: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức… (cũng được xác định trên cơ sở phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp lựa chọn)
CK thương mại, giảm giá
-
+
+
Chi phí
thu mua
Giá
mua
=
Giá thực tế của
NVL mua ngoài
♦ Đối với NVL, CCDC gia công chế biến xong nhập kho thì thực tế bao gồm giá xuất và chi phí gia công chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ…
♦ Đối với NVL nhận vốn góp liên doanh hoặc cổ phần thì giá thực tế của NVL là giá trị được các bên tham gia góp vốn thừa nhận.
♦ Đối với NVL vay mượn tạm thời của đơn vị khác, thì giá thực tế nhập kho được tính theo giá thị trường hiện tại của số NVL đó.
♦ Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình từ quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp thì giá thực tế được tính theo đánh giá thực tế hoặc theo giá bán trên thị trường.
1.2.2.2. Tính giá NVL, CCDC xuất kho
Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế vật tư xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập - xuất kho, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp. Việc tính giá NVL, CCDC là cơ sở để xác định chi phí NVL trực tiếp. Do đó nó cũng là cơ sở để kế toán tính giá thành sản phẩm và ghi giá vốn hàng bán. Với mọi doanh nghiệp việc tính giá NVL, CCDC đều phải đảm bảo phương trình cân bằng sau:
NVL, CCDC tồn ĐK + nhập trong kì = NVL,CCDC tồn CK + xuất trong kì
Việc tính giá hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp giá thực tế đích danh
Phương pháp nhập trước - xuất trước
Phương pháp nhập sau - xuất trước
Phương pháp giá hạch toán
Các phương pháp sau đây được trình bày về tính giá NVL và các phương pháp đó được áp dụng chung cho cả CCDC trong doanh nghiệp.
v Giá thực tế đích danh (tính trực tiếp):
♦ Đặc điểm: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô NVL, nhập kho, vì vậy khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó.
♦ Ưu điểm: Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá NVL, xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô vật tư. Tuy nhiên, để áp dụng được áp dụng được phương pháp này, thì điều kiện cốt yếu là hệ thống kho tàng của doanh nghiệp cho phép bảo quản riêng từng lô nhập kho. Có thể nói đây là phương pháp lý tưởng, giá trị vật tư được phản ánh theo giá trị thực tế của nó, đồng thời phương pháp này tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp của hạch toán kế toán là chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế.
♦ Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi những điều kiện áp dụng rất khắt khe trong việc quản lý và phân lô sản phẩm. Chính vì thế mà doanh nghiệp rất kho có thể áp dụng phương pháp này nếu như không có bộ máy quản lý tốt.
Phương pháp này thường được áp dụng trong cấc doanh nghiệp có ít chủng loại NVL, giá trị của mỗi loại lớn, dễ phân biệt giữa các chủng loại với nhau.
v Phương pháp nhập trước - xuất trước
♦ Đặc điểm: NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhập vào kho trước sẽ được xuất dùng trước, vì vậy lượng NVL xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính giá thực tế của lần nhập đó. Nói cách khác, giá thực tế của số hàng nhập trước sẽ dùng làm giá để tính giá thực tế của số hàng xuất trước và vì thế giá thực tế của số vật tư tồn cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số hàng mua vào sau.
♦ Ưu điểm: Phương pháp này là nó gần đúng với luồng tiền xuất nhập hàng trong thực tế. Trong trường hợp vật tư được quản lý theo đúng hình thực nhập trước - xuất trước thì phương pháp này gần giống như phương pháp giá thực tế đích danh. Do đó sẽ phản ánh tương đối chính xác giá trị của vật tư xuất kho. Hơn nữa, giá trị vật tư còn lại cuối kỳ là giá trị hàng mua vào sau nên nó được phản ánh gần đúng với giá trị thị trường. Phương pháp này thích hợp với điều kiện hàng tồn kho luân chuyển nhanh.
♦ Nhược điểm: Phương pháp nhập trước - xuất trước là phải tính theo từng danh điểm NVL và phải hạch toán chi tiết NVL tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức. Ngoài ra phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL.
Phương pháp nhập trước - xuất trước chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.
v Phương pháp Nhập sau - xuất trước
♦ Đặc điểm: Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhập kho sau sẽ được xuất dùng trước, vì vậy việc tính gí xuất của NVL được làm ngược lại với phương pháp Nhập trước - xuất trước.
♦ Ưu điểm: Trước hết nó khắc phục được những nhược điểm của phương pháp Nhập trước - xuất trước, nó đảm bảo được nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, cụ thế là doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị của vật tư mới được thu mua vào ngày gần đó. Điều này dẫn đến việc kế toán sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác hơn về thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ. Phương pháp này đặc biệt đúng trong thời kỳ lạm phát.
Thuế là nguyên nhân làm cho phương pháp này được áp dụng phổ biến. Khi giá cả thị trường có xu hướng tăng lên, phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được số thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước.
♦ Nhược điểm: Phương pháp này bỏ qua việc nhập xuất vật tư trong thực tế. Vật tư trong kỳ được quản lý gần như phương pháp nhập trước - xuất trước. Hơn nữa, với phương pháp này chi phí quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể cao vì phải mua thêm vật tư nhằm tính vào giá vốn hàng bán những chi phí mới nhất với giá cao. Điều này trái ngược với xu hướng quản lý hàng tồn kho một cách có hiệu quả, giảm thiểu hàng tồn kho nhằm cắt giảm chi chí quản lý NVL.
Phương pháp này dẫn đến thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm trong điều kiện lạm phát. Các nhà quản lý trong doanh nghiệp dường như thích việc báo cáo việc lãi thuần tăng hơn là thấy thuế phải nộp ít đi. Một nhược điểm khác đó là giá trị NVL, trên Bảng cân đối kế toán có thể bị phản ánh thấp đi so với giá trị thực tế của nó. Vì theo phương pháp này giá trị hàng tồn kho sẽ bao gồm vật tư được nhập vờ đầu tiên với giá thấp hơn so với giá hiện thời. Điều này làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp thấp hơn giá thực tế HTK.
Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại NVL, số lần nhập ít, vật tư không có thời hạn bảo quản.
v Phương pháp thực tế bình quân gia quyền:
♦ Đặc điểm: Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá được gí bình quân của một đơn vị NVL. Căn cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong kỳ.
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL nhưng số lần nhập - xuất của mỗi danh điểm nhiều.
Theo nguyên tắc trên ta có công thức:
Giá thực tế của NVL xuất kho = Giá bình quân 1 đơn vị NVL × Lượng NVL xuất kho.
Trong đó Đơn giá bình quân 1 đơn vị NVL được tính theo công thức :
Trị giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ + Nhập kho trong kỳ
Số lượng NVL tồn kho đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
Gía bình quân
1 đơn vị
NVL
=
♦ Ưu điểm: Phương pháp Giá đơn vị cả kỳ dự trữ có ưu điểm là giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết NVL so với phương pháp Nhập trước - xuất trước và Nhập sau - xuất trước, không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất của từng danh điểm NVL.
♦ Nhược điểm: Dồn công việc tính giá NVL, xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm NVL.
v Phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập
♦ Đặc điểm: Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định giá bình quân của từng danh đ._.iểm NVL. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng NVL xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho.
Trị giá thực tế NVL, tồn trước lần nhập n + Nhập lần n
Số lượng NVL, tồn trước lần nhập n+ Số lượng NVL nhập lần n
Gía bình quân
Sau mỗi lần nhập
=
♦Ưu điểm: Phương pháp này cho phép kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời.
♦Nhược điểm: Khối lượng công việc tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm NVL. Phương pháp này chỉ sử dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL và số lần nhập của mỗi loại không nhiều.
v Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước
♦ Đặc điểm: Theo phương pháp này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và lượng NVL, tồn kho cuối kỳ trước. Dựa vào giá đơn vị bình quân nói trên và lượng NVL, xuất kho trong kỳ để kế toán xác định giá thực tế NVL, CCĐC xuất kho theo từng danh điểm.
♦ Ưu điểm: Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán.
♦Nhược điểm: Trong phương pháp này, độ chính xác của công việc tính toán phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả NVL, CCDC, trường hợp giá cả thị trường NVL, CCDC có sự biến động lớn thì việc tính giá NVL, CCDC xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác và có trường hợp gây ra bất hợp lý (tồn kho âm).
vPhương pháp trị giá hàng tồn cuối kỳ
♦Đặc điểm: Với các phương pháp trên, để tính giá thực tế của NVL, CCDC xuất kho đòi hỏi kế toán phải xác định được số lượng xuất kho căn cứ vào các chứng từ xuất. Tuy nhiên, trong thực tế có những doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL, CCDC với mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, lại được xuất dùng thường xuyên thì sẽ không có điều kiện để kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp phải tính giá cho số lượng NVL, CCDC tồn kho kỳ trước, sau đó mới xác định được giá thực tế của NVL xuất kho trong kỳ:
Gtt NVL tồn cuối kỳ = SL tồn kho cuối kỳ × Đơn giá NVL nhập lần cuối
Gtt NVL xuất kho = Gtt NVL nhập kho + Gtt NVL tồn ĐK – GTT NVL tồn CK
v Phương pháp giá hạch toán
Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại NVL, giá cả thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập - xuất diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán.
Phương pháp giá hạch toán là việc hạch toán chi tiết nhập xuất vật tư được sử dụng theo đơn giá cố định. Giá đó gọi là giá hạch toán, cuối kỳ điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế. Giá thực tế chỉ có giá trị trong hạch toán chi tiết không có giá trị trong hạch toàn tổng hợp. Giá hạch toán chỉ được sử dụng tạm thời và thường được quy ước xấp xỉ với giá thực tế, ổn định trong một niên độ kế toán.
Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dìa để hạch toán nhập, xuất, tồn kho NVL trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua VL ở một thời điểm nào đó hay giá vật liệu bình quân tháng trước để làm giá hạch toán. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán hàng ngày nhưng đến cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của vật liệu xuất, tồn theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán.
=
Hệ số giá
Gtt NVL tồn kho đầu kỳ + Gtt NVL nhập trong kỳ
Ght NVL tồn kho đầu kỳ + Ght NVL nhập kho trong kỳ
Gtt NVL xuất kho = Hệ số giá NVL × Ght NVL xuất kho
Phương pháp giá hạch toán thực chất là phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ. Hai phương pháp này co kết quả tính toán giống nhau. Trừ trường hợp để đơn giản doanh nghiệp thường tính hệ số giá chung cho nhiều chủng loịa vật tư thuộc cùng nhóm, loại vật tư. Trong khi đó, giá thực ttế bình quân cả kỳ dự trữ thường tính riêng cho từng chủng loại vật tư.
Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về NVL trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm NVL, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít.
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao.
1.3.Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ nhập, xuất kho NVL, CCDC
Chứng từ sử dụng
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ/-BTC ngày 20/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các chứng từ về vật tư bao gồm:
Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT)
Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT)
Biên bản kiểm nghiệm (mẫu 03-VT)
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (mẫu 05-VT)
Hoá đơn GTGT (mẫu 01-GTKT-3LL)
…….
Mỗi chứng từ kế toán NVL, CCDC phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian hợp lý phục vụ cho việc phản ánh, ghi chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận.
Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ
Chứng từ mua và nhập kho NVL, CCDC
Bộ phận luân chuyển
Công việc
Bộ phận KD
Thủ trưởng
KTT
Bộ phận cung ứng
Bộ phận kiểm nghiệm
Thủ kho
Kế toán
1. Lập kế hoạch vật tư
1
2. Ký kết hợp đồng mua
2
3. Tổ chức mua hàng, nhận-lập HĐ
3
4. Kiểm nghiệm hàng
4a
4b
5. Lập phiếu NK
5
5
6. Nhập kho
6
7. Ghi thẻ kho
7
8. Ghi sổ kế toán
8
9. Lưu chứng từ
9
Quy trình lập phiếu nhập kho NVL, CCDC
NV nhập kho
Người giao hàng
Ban kiểm nghiệm
Bộ phận cung ứng
Phụ trách phòng
Thủ kho
Kế toán HTK
Đề nghị nhập kho
Lập BB kiểm nghiệm
Lập phiếu nhập kho
Ký phiếu nhập kho
Kiểm nghiệm nhập kho
Ghi sổ
Lưu
Người giao hàng
Ban kiểm nghiệm
Bộ phận cung ứng
Phụ trách phòng
Thủ kho
Kế toán HTK
Đề nghị nhập kho
Lập BB kiểm nghiệm
Lập phiếu nhập kho
Ký phiếu nhập kho
Kiểm nghiệm nhập kho
Ghi sổ
Lưu
Giải thích:
Người giao hàng đề nghị nhập kho vật tư
Ban kiểm nghiệm: kiểm nghiệm số lượng, chất lượng, quy cách
Bộ phận cung ứng lập phiếu nhập kho
Phụ trách phòng kí phiếu nhập kho sau đó phiếu nhập kho được chuyển cho thủ kho
Thủ kho nhập kho số hàng, ghi số thực nhập, ký vào phiếu nhập kho sau đó tiến hành ghi thẻ kho và chuyển phiếu nhập kho cho kế toán.
Kế toán hàng tồn kho sau khi nhận chứng từ tiến hành kiểm tra chứng từ và thực hiện ghi sổ tổng hợp và chi tiết, sau đó bảo quản và lưu trữ.
Quy trình lập phiếu xuất kho
Bộ phận có nhu cầu sử dụng
Thủ trưởng
KTT
Bộ phận cung ứng
Thủ kho
Kế toán
Lập ctừ xin xuất
Duyệt lệch xuất
Lập phiếu xuất kho
Xuất kho
Ghi sổ
Lưu
NV xuất kho
Giải thích:
Bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư bằng cách viết giấy xin xuất vật tư
Thủ trưởng đơn vị, KTT ký duyệt lệnh xuất.
Bộ phận cung ứng lập phiếu xuất kho và chuyển cho thủ kho.
Thủ kho căn cứ vào lệnh xuất và phiếu xuất tiến hành kiểm giao vật tư xuất, ghi sổ thực xuất vào phiếu xuất kho, ghi thẻ kho và chuyển chứng từ cho kế toán.
Kế toán vật tư căn cứ giá xuất để ghi đơn giá vào phiếu xuất, định khoản, ghi sổ tổng hợp và chi tiết bảo quản chứng từ và đưa vào lưu.
1.4.Hạch toán chi tiết NVL, CCDC trong doanh nghiệp
1.4.1. Nhiệm vụ, yêu cầu hạch toán chi tiết NVL và các phương pháp hạch toán
Tổ chức kế toán chi tiết vật tư có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo quản, công tác kiểm tra tình hình cung cấp, sử dụng vật tư. Mục tiêu chủ yếu của công tác kế toán chi tiết vật tư là cung cấp thông tin cần thiết để quản lý từng danh điểm vật tư, giá trị tồn kho, tồn bãi. Hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà còn về mặt hiện vật, không chỉ theo tưừngkho mà chi tiết cho từng loại và được tiến hành đồng thời ở cấc kho và phòng kế toán.Các doanh nghiệp phải tổ chức hêệthống chứng từ, mở các dổ kế toán chi tiết và lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết cho phù hợp. Hạch toán chi tiết phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
Theo dõi chặt chẽ tình hình nhập - xuất – tồn theo chỉ tiêu hiện vật của từng danh điểm vật tư.
Tổng hợp tình hình luân chuyển và tồn kho của từng danh điểm theo từng kho và trên phạm vi toàn doanh nghiệp, tạo căn cứ để đối chiếu số liệu trên sổ cái TK 152, TK 153.
Trong thực tế công tác kế toán nước ta hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng 1 trong 3 phương pháp hạch toán chi tiết vật tư là:
Phương pháp thẻ song song
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Phương pháp sổ số dư
Mỗi phương pháp có hệ thống sổ sách riêng, trình tự ghi sổ khác nhau, và có đặc điểm cũng như ưu nhược điểm riêng nên mỗi phương pháp có điều kiện áp dụng khác nhau chỉ phù hợp với điều kiện áp dụng nhất định. Vì vậy mà mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, căn cứ vào đặc điểm NVL, CCDC để lựa chọn một phương pháp hạch toán thích hợp và hiệu quả nhất.
1.4.2. Phương pháp thẻ song song
Công việc tiến hành song song giữa kho và phòng kế toán như sau:
♦ Tại kho
Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập - xuất kho NVL, CCDC thủ kho phải kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp của chứng từ và ghi lượng nhập - xuất vào Thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn kho và ghi vào thẻ kho, định kỳ thủ kho chuyển các chứng từ nhập - xuất đã được phân loại cho phòng kế toán
♦ Tại phòng kế toán
Hàng ngày hoặc định kỳ kế toán xuống kho để lấy chứng từ nhập - xuất kho. Kế toán phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi căn cứ vào đó ghi vào sổ thẻ chi tiết NVL, CCDC theo chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị cho từng loại NVL, CCDC nhập xuất kho. Mẫu sổ, thẻ kế toán chi tiết tương tự như thẻ kho nhưng có thêm cột thành tiền.
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết vật tư để lập bảng kê nhập - xuất - tồn kho NVL, CCDC dể lập bảng kê nhập - xuất - tồn kho mỗi loại vật tư.
Việc đối chiếu số liệu số lượng giữa phòng kế toán với thủ kho thông qua đối chiếu số liệu tương ứng giữa thẻ kho với sổ, thẻ chi tiết vật tư và đối chiếu số lượng từng lần nhập - xuất. Việc đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết được thực hiện bằng việc đối chiếu chỉ tiêu thành tiền trên bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn với số liệu trên sổ cái TK 152, TK 153
Ưu điểm: Phương pháp này rất đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng danh điểm vật tư kịp thời, chính xác.
Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán cũng trùng lặp về chỉ tiêu số lượng làm tăng khối lượng công việc của kế toán, ngoài việc kiểm tra đối chiếu số lượng chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do vậy hạn chế tính chất kịp thời.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng kế toán máy. Đối với doanh nghiệp sử dụng kế toán thủ công thì chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư, khối lượng các nghiệp vụ nhập - xuất ít, không thường xuyên.
Có thể khái quát sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song như sau:
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Thẻ kế toán chi tiết vật liệu
Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn
Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
Ta có mẫu sổ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU
Số thẻ…… Số tờ……
Tên vật tư:………………………
Số danh điểm:…………………
Đơn vị tính:…………………… Kho:…………..
Chứng từ
Trích
yếu
Đơn
giá
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
SH
Ngày
tháng
SL
TT
SL
TT
SL
TT
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP – XUẤT - TỒN KHO VẬT LIỆU
Tháng…..năm……
Số danh điểm
Tên vật tư
Tồn đầu tháng
Nhập trong tháng
Xuất trong tháng
Tồn cuối tháng
1.4.3. Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển
Đặc điểm công việc tại phòng kế toán và tại kho:
♦ Tại kho
Việc ghi chép tại kho của thủ kho được thực hiện trên thẻ kho như đối với phương pháp thẻ song song.
♦ Tại phòng kế toán
Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập, tồn kho của từng vật tư của từng kho cho cả năm, mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Trước đó kế toán phải lập cấc bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ nhập xuất do thủ kho gửi lên.
Sổ đối chiếu luân chuyển được theo dõi cả về mặt chỉ tiêu số lượng và giá trị. Cuối tháng kế toán và thủ kho kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng nhập và tổng xuất giữa sổ đối chiếu luân chuyển và thẻ kho với số liệu tổng hợp.
Ưu điểm: Phương pháp này làm giảm nhẹ khối lượng ghi chép của kế toán do chỉ phải ghi một lần vào cuối tháng, tiết kiệm hơn công tác lập sổ so với phương pháp thẻ song song.
Nhược điểm: Dồn công việc ghi sổ, kiểm tra đối chiếu vào cuối kỳ, nên trong nhiều trường hợp số lượng chứng từ nhập , xuất của từng danh điểm vật tư nhiều thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn và hơn nữa ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có nhiều danh điểm vật tư nhưng số lần nhập, xuất không nhiều.
Có thể khái quát sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển như sau:
Phiếu nhập kho
Bảng kê
nhập vật tư
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ đối chiếu
Luân chuyển
Bảng kê
xuất vật tư
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư
Sổ
kế toán tổng hợp vật tư
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Mẫu sổ đặc trưng của phương pháp này:
SỔ ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN
Năm…..
Kho…
Số danh điểm
Tên vật tư
ĐVT
Đơn giá
Số dư đầu tháng 1
Luân chuyển tháng 1
số dư cuối tháng 2
Nhập
Xuất
SL
TT
SL
TT
SL
TT
1.4.4. Phương pháp sổ số dư
Đặc điểm
♦ Tại kho
Việc ghi chép ở kho của thủ kho cũng thực hiện trên thẻ kho giống như phương pháp ghi thẻ song song. Sau đó cuối tháng căn cứ vào thẻ kho, thủ kho ghi vào sổ số dư. Nhưng thủ kho chỉ ghi vào cột số lượng trên Sổ số dư mà không ghi vào cột giá trị.
♦ Tại phòng kế toán:
Định kỳ khoảng 3, 5, 10 ngày kế toán xuống kho cùng thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ nhập kho, chứng từ xuất kho. Kế toán căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ để tính thành tiền và ghi vào bảng luỹ kế nhập - xuất - tồn. Sau đó, khi nhận được sổ số dư và thẻ kho, kế toán tính giá trị thực tế của vật tư bằng cách lấy số lượng nhân với đơn giá thực tế để điền vào cột thành tiền trên sổ số dư và đối chiếu với bảng luỹ kế nhập - xuất - tồn.
Ưu điểm: Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lặp và dàn đều công việc ghi sổ trong kỳ, nên công việc không bị dồn vào cuối kỳ
Nhược điểm: Khó khăn trong kiểm tra, đối chiếu và phát hiện sai sót đòi hỏi nhân viên kế toán và thủ kho phải có trình độ chuyên môn cao.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng thích hợp cho doanh nghiệp có nhiều danh điểm và vật tư đồng thời số lượng nhập - xuất của mỗi loại khá nhiều .
Ta có thể khái quát sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ số dư như sau:
Phiếu nhập kho
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ số dư
Bảng kê luỹ kế nhập xuất, tồn kho vật tư
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Sổ kế toán tổng hợp về vật tư
Ghi chú : Ghi hàng ngày; Ghi cuối tháng ; Đối chiếu
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư
Mẫu sổ đặc trưng theo phương pháp sổ số dư bao gồm:
SỔ SÔ DƯ
Năm:……
Kho:…….
Số danh điểm
Tên vật tư
Đơn vị tính
Đơn giá
Đ/m dự trữ
Số dư đầu năm
Tồn kho cuối tháng 1
Tồn kho cuối tháng 2
SL
TT
SL
TT
SL
TT
BẢNG LUỸ KẾ NHẬP - XUẤT - TỒN
Tháng …năm…
Kho…..
Số danh điểm
Tên vật tư
Tồn kho đầu tháng
Nhập
Xuất
Tồn kho cuối tháng
Từ…
đến…
Từ…
đến…
Cộng nhập
Từ…
đến…
Từ…
đến…
Cộng xuất
1.5. Hạch toán tổng hợp tình hình luân chuyển NVL, CCDC trong doanh nghiệp
1.5.1. Các phương pháp hạch toán tổng hợp về NVL, CCDC
NVL là tài sản lưu động của doanh nghiệp và được nhập, xuất kho thường xuyên, tuy nhiên tuỳ theo đặc điểm NVL, CCDC của từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có các phương thức kiểm kê khác nhau. Có doanh nghiệp thực hiện kiểm kê theo từng nghiệp vụ nhập, xuất kho (mỗi lần nhập đều có cân đo đong đếm) nhưng cũng có những doanh nghiệp chỉ kiểm kê một lần vào thời điểm cuối kỳ bằng cách cân đo đong đếm, ước lượng vật tư tồn cuối kỳ. Tương ứng với 2 phương thức kiểm kê trên trong kế toán vật tư nói riêng và kế toán HTK nói chung có 2 phương pháp hạch toán tổng hợp là KKTX và KKĐK.
Phương pháp KKTX
Là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hang hoá trên sổ kế toán.
Trong trường hợp áp dụng phương pháp KKTX thì các TK HTK nói chung và TK NVL, CCDC nói riêng được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng giảm của vật tư, hàng hoá. Vì vậy giá trị vật tư, hang hoá trên sổ kế toán có thể xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ hạch toán.
Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hang hoá tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu tồn trên sổ kế toán để xác định số lượng vật tư thừa thiếu và tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp xử lý kịp thời.
Phương pháp KKTX áp dụng thích hợp trong các doanh ngiệp sản xuất và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn.
Phương pháp KKĐK
Là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra trị giá vật tư, hang hóa đã xuất trong kỳ theo công thức
Trị giá vật tư, hang hóa tồn cuối kỳ
Trị giá vật tư, hàng hóa tồn đầu kỳ
Tổng trị giá vật tư, hang hóa mua vào trong kỳ
+
=
Trị giá vật tư, hang hóa xuất kho
-
Theo phương pháp KKĐK mọi biến động vật tư hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các TK HTK. Giá trị vật tư, hàng hóa mua vào nhập kho được phản ánh trên 1 TK riêng (TK Mua hàng).
Công tác kiểm kê vật tư, hang hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ hạch toán để xác định giá trị vật tư, hang hóa tồn kho thực tế, trên cơ sở đó kế toán phản ánh vào các TK HTK. Như vậy, khi áp dụng phương pháp KKĐK, các TK HTK chỉ sử dụng đầu kỳ hạch toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ hạch toán (để kết chuyển số dư cuối kỳ).
Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hóa với quy cách mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và được xuất thường xuyên.
Phương pháp KKĐK HTK có ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán, nhưng độ chính xác về vật tư, hàng hóa xuất dùng cho các mục đích khác nhau phụ thuộc chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến, bãi…
1.5.2. Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp KKTX
154.2.1. Tài khoản sử dụng
v TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
TK này có tính chất của TK tài sản, được chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị. TK này có kết cấu như sau:
Bên nợ:
Trị giá thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn khác ;
Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê
Kết chuyển trị giá thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK.
Bên có:
Trị giá thực tế của NVL xuất kho dung vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài, gia công, chế biến,hoặc góp vồn liên doanh;
Trị giá NVL trả lại người bán hoặc được giảm giá
Trị giá NVL thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê,
Kết chuyển trị giá thực tế của NVL tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán HTK theo phương pháp KKĐK)
Số dư bên nợ:
Trị giá thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ
v TK 153 – Công cụ dụng cụ
Bên nợ:
Trị giá thực tế của CCDC nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn liên doanh.
Giá trị CCDC thuê nhập lại kho
Trị giá thực tế của CCDC thừa phát hiện khi kiểm kê.
Kết chuyển giá thực tế của CCDC tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán HTK theo phương pháp KKDK)
Bên có:
Trị giá thực tế của CCDC xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn lien doanh;
Trị giá CCDC trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá;
Trị giá CCDC thiếu phát hiện trong kiểm kê;
Kết chuyển trị giá thực tế của CCDC tồn kho đầu kỳ (trường hợp DN kế toán HTK theo phương pháp KKĐK)
Số dư bên nợ
Trị giá thực tế của CCDC tồn kho.
v TK 151 – Hàng mua đi đường: TK này được sử dụng để phản ánh giá trị các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng hàng chưa về nhập kho doanh nghiệp và tình hình hang mua đi đường đã về doanh nghiệp.
v TK 331 – Phải trả người bán: TK này dùng để phản ánh mối quan hệ giữa DN với người bán, người nhận thầu về các khoản vật tư, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký. TK 331 được mở chi tiết cho từng đối tượng cụ thể.
v TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
Ngoài ra kế toán tổng hợp NVL, CCDC còn sử dụng các TK liên quan khác nhau như: TK 111, TK 112, TK 128, TK 621, TK 627, TK 641, TK 642…..
Trình tự kế toán các nghiệp vụ tăng , giảm NVL trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt sau:
1.4.2.2. Hạch toán tổng hợp tăng vật tư
Nhập mua vật tư trong nước
v Trường hợp vật tư và hóa đơn cùng về trong kỳ: căn cứ vào phiếu nhập kho, hóa đơn và chứng từ thanh toán ( nếu đã thanh toán) kế toán ghi tên:
Nợ TK 152, 153 (chi tiết)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ)
Có 111, 112, 331, 311, 141…
* Nếu vật tư thừa so với hóa đơn
Có 2 cách để xử lý giá trị vật tư thừa so với hóa đơn.
Cách 1 là nhập theo số thực nhập:
Nợ TK 152, 153: giá thực nhập
Nợ TK 133: VAT theo hóa đơn
Có TK 331: Tổng thanh toán theo hóa đơn
Có TK 3381, 3388: giá trị thừa chờ xử lý
Sau đó xử lý số thừa:
Nếu đem trả lại người bán:
Nợ TK 3381: Giá trị thừa
Có TK 152, 153:
Nếu mua lại số thừa của người bán:
Nợ TK 3381: Giá trị mua lại
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 Phải trả thêm cho người bán
Cách 2: Nhập theo đúng hóa đơn
Phần thừa được ghi đơn Nợ TK 002
Nếu mua lại của người bán:
Nợ Tk 152, 153
Nợ TK 133
Có TK 331
Và Ghi đơn Có TK 002: Số thừa
Nếu trả lại cho người bán
Ghi đơn Có TK 002
* Nếu vật tư thiếu so với hóa đơn
Phản ánh giá trị thực nhập và phần thiếu hụt được phản ánh vào TK 1381 hoặc TK 1388
Nhận nốt số thiếu do bên bán chuyển:
Nợ TK 152 : Giá trị thiếu
Có TK 1381
Không nhận tiếp số còn thiếu:
Nợ TK 331
Có TK 1381: Giá trị thiếu
Có TK 133: VAT số hàng thiếu
Không phải lỗi của bên bán
Nợ TK 1388: Cá nhân bồi thường
Nợ TK 811/632: Tính vào chi phí
Có TK 1381: Giá trị thiếu
v Vật tư về trước, hóa đơn về sau: Khi vật tư về ,lưu phiếu nhập kho vào tập hàng chưa có hóa đơn.Nếu trong kỳ hóa đơn về hạch toán hoàn toàn tương tự trường hợp trên.Nếu cuối kỳ hóa đơn chưa về thì kế toán phản ánh theo giá tạm tính.
Nợ TK 152, 153: Giá trị mua hàng theo giá tạm tính
Có Tk 331- Giá tạm tính
Khi hóa đơn vào kỳ sau, kế toán phản ánh thuế và điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế.
Nếu giá tạm tính nhỏ hơm giá trên hóa đơn:
Nợ TK 152, 153: Phần chênh lệch
Có TK 331 Chênh lệch
Phản ánh thuế: Nợ TK 133 VAT
Có TK 331
Nếu giá tạm tính lớn hơn giá trên hóa đơn
Nợ TK 331
Có TK 152, 153 (hoặc ghi đỏ phần chênh lệch)
Phản ánh thuế:
Nợ TK 133
Có 331
v Trường hợp Hóa đơn về trước, vật tư về sau: Lưu hóa đơn vào tập hồ sơ hàng mua đi đường.
Nếu trong kỳ hàng về nhập kho thì hạch toán bình thường
Nếu đến cuối kỳ hàng chưa về thì kế toán hạch toán vào hàng mua đi đường
Nợ TK 151
Nợ TK 133 VAT
Có TK 331
Đến kỳ sau khi vật tư về kế toán hạch toán:
Nợ TK 152, 153 Nhập kho
Nợ TK 621, 627, 641, 642 Sử dụng luôn không qua kho
Có TK 151
Nhập khẩu vật tư
- Giá trị NVL, CCDC nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua, vận chuyển…
Nợ TK 152, 153 Trị giá vật tư nhập khẩu
Có TK 3333 Thuế nhập khẩu phải nộp
Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán cho người bán
- Nếu hàng nhập khẩu dùng vào sản xuất hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT hang nhập khẩu sẽ được phản ánh
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩ
- Nếu hàng hóa nhập khẩu dung vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án văn hóa phúc lợi được đầu tư bằng các nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được tính vào giá trị hàng mua:
Nợ TK 152, 153
Có TK 33312 – Thuế GTGT hang nhập khẩu
1.4.2.3. Hạch toán tổng hợp giảm vật tư
* Xuất góp vốn liên doanh đầu tư vào công ty liên kết. Giá trị của vật tư được hội đồng liên doanh, liên kết đánh giá lại:
Nợ TK 222, 223 Theo giá đánh giá lại
Nợ TK 811 - Giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của vật tư,HH
Có TK 152, 153
Có TK 3387 – Giá đánh giá lại của VT,HH > giá trị ghi sổ
* Xuất cho vay mượn:
Nợ TK 1388, 136
Có TK 152, 153
* Xuất vật tư bán
- Phản ánh giá trị xuất
Nợ TK 632 – Trị giá ghi sổ của vật tư bán
Có TK 152, 153
- Phản ánh giá bán
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán
Có TK 511 – Giá bán chưa VAT
Có TK 33311 – Thuế VAT
* Kiểm kê thiếu NVL, CCDC
- Phản ánh trị giá vật tư thiếu khi kiểm kê:
Nợ TK 1381 – Giá trị vật tư thiếu
Có TK 152, 153
Xử lý số thiếu
Nợ TK 1388, 334, 111, 112 – cá nhân bồi thường
Nợ Tk 632, 811 – Tính vào chi phí
Có TK 1381 – Giá trị thiếu
Xuất dùng CCDC trong doanh nghiệp
v Đối với CCDC sử dụng thường xuyên tại doanh nghiệp
- Khi xuất dùng CCDC theo phương pháp phân bổ 1 lần:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 153 – Giá thực tế CCDC xuất kho.
- Trường hợp xuất dùng CCDC theo phương pháp phân bổ 50% khi xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 242 – 50% giá thực tế của CCDC
Nợ TK 627, 641, 642 – 50% giá thực tế của CCDC
Có TK 153 – Giá thực tế CCDC xuất kho
- Khi các bộ phận báo hỏng CCDC, kế toán ghi:
Nợ 627, 641, 642…- Ghi theo giá trị còn lại
Nợ TK 152 – Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho
Nợ TK 138 - Tiền bồi thường vật chất phải thu
Có TK 242 – 50% giá thực tế của CCDC hỏng
- Trường hợp xuất dùng CCDC theo phương pháp phân bổ dần dần, khi xuất dùng căn cứ vào giá thực tế CCDC, kế toán ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 153
Phản ánh mức phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh ở các kỳ hạch toán có sử dụng CCDC, kế toán ghi:
Nợ TK 627, 641, 642…
Có TK 242
v Hạch toán bao bì luân chuyển
- Khi xuất kho bao bì luân chuyển để sử dụng, căn cứ vào giá thực tế của bao bì kế toán ghi:
Nợ TK 242
Có TK 153(1532)
- Khi nhập lại bao bì luân chuyển, kế toán xác định giá trị hao mòn của bao bì để phân bổ vào chi phí, giá trị của số bao bì nhập kho và ghi:
Nợ TK 641 – Phân bổ giá trị hao mòn của bao bì vào CP BH
Nợ TK 152 – Phân bổ vào giá của NVL nhập kho
Nợ TK 138, 632…- Giá trị của bao bì bị hư hỏng, mất mát
Có TK 242 – Giá thực tế của bao bì nhập lại
v Hạch toán đồ dùng cho thuê
- Khi xuất đồ dùng cho thuê để giao cho thuê:
Nợ TK 242
Có TK 153 (1533)
- Phản ánh giá trị hao mòn của CCDC cho thuê và các chi phí khác phát sinh cho quá trình cho thuê:
Nợ TK 627 – Nếu hoạt động cho thuê có tính thường xuyên
Nợ TK 811 - Nếu hoạt động cho thuê có tính bất thường
Có TK 242 – Giá trị hao mòn của đồ dùng cho thuê
Có TK 111, 112…- Các chi phí khác liên quan
- Phản ánh thu nhập cho thuê:
Nợ TK 111, 112, 131 – Theo thanh toán
Có TK 511 - Nếu hoạt động cho thuê có tính thường xuyên
Có TK 711 – Nếu hoạt động cho thuê có tính bất thường
Có TK 33311 - Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Khi nhận lại đồ dùng cho thuê, kế toán xác định giá trị còn lại:
Nợ TK 1533
Có TK 242
Ta có thể khái quát sơ đồ hạch toán NVL, CCDC theo phương pháp KKTX:
Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán NVL, CCDC theo phương pháp KKTX
TK 515
TK 111,112,331
CK thanh toán
Giá CP mua NVL, CCDC nhập kho
TK 152,153
TK 111,112,331
TK 133
TK 133
TK 151
TK 621,627,641,642
TK 411
Nhận góp vốn LD bằng NVL,CCDC
TK 128,222
TK 711
TK 154
TK 411
TK 154
TK 412
TK 632
TK 128,222
TK 515
TK 635
TK 3381
TK 1381
TK1388,334…
CK thương mại giảm giá
Giá thực tế vật tư xuất kho
sử dụng trong kỳ
Vật tư được biếu tặng, viện trợ
NVL,CCDC thuê ngoài gia công
hoặc tự sản xuất nhập kho
Xuất NVL,CC góp vốn LD
Đánh giá tăng NVL, CCDC
Trả vốn góp LD
Xuất vật tư để sản xuất SP
Xuất bán NVL, CCDC
Thu hồi vốn góp LD bằng NVL,CCDC
VAT
Kiểm kê thiếu
Kiểm kê thừa NVL, CC
Hàng đi đường
1.4.3. Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp KKĐK
1.4.3.1. Tài khoản sử dụng toán
v TK 611 – Mua hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế của số vật tư, hàng hoá mua vào, xuất ra trong kỳ. Kết cấu của TK 611 như sau:
Bên nợ:
Trị giá thực tế hàng hoá NVL, CCDC tồn kho đầu kỳ
Trị giá thực tế hàng hoá, NVL, CCDC mua vào trong kỳ, hàng hoá đã bán bị trả lại
Bên có:
Trị giá hàng hoá, NVL, CCDC xuất trong kỳ
Trị giá thực tế hàng hoá đã gửi bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ trong kỳ
Trị giá vật tư, hàng hoá trả lại cho người bán hoặc được giảm giá
Trị giá thực tế hàng hoá, NVL, CCDC tồn cuối kỳ.
TK 611 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành các TK cấp 2:
TK 6111 – Mua nguyên vật liệu
TK 6112 – Mua hàng hoá
Đầu kỳ hạch toán, kế toán tiến hành kết chuyển NVL, CCDC tồn kho và đang đi đường:
Nợ TK 611
Có TK 151, 152, 153
Giá thực tế vật tư mua vào trong kỳ, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 611
Nợ TK 133 - Thuế GTGGT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…
Phản ánh giảm giá được hưởng hoặc trả lại vật tư cho nhà cung cấp, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 331..
Có TK 133 - Giảm thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 611
Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê vật tư tồn kho và đang đi đường, kế toán tính giá và ghi:
Nợ TK 151, 153, 153
Có TK 611
Sau khi ghi đầy đủ các bút toán trên, kế toán tính ra giá thực tế của vật tư đã sử dụng trong kỳ và ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642..
Có TK 611
Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp KKĐK được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp KKĐK
TK 151,152,153
TK 611
TK 111,112,331
TK331,111,112
TK 515
TK 133
Trị giá vật tư mua trong kỳ
TK 133
TK151, 152
TK 411,711…
TK621,627,641…
Kết chuyển giá trị tồn CK
CK
Kết chuyển giá trị tồn đầu kỳ
Tăng do các nguyên nhân khác
Trị giá vật tư xuất trong kỳ
CK thương mại, giảm giá
ttoánn
1.6. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Ngày 27/02/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/200._. ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Với khối lượng lớn NVL, CCDC chủng loại phong phú việc áp dụng hạch toán theo phương pháp Kê khai thường xuyên là hoàn toàn hợp lý. NVL, CCDC được ghi nhận theo giá thực tế, khối lượng tồn kho của NVL, CCDC được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng tháng. Với đặc điểm và yêu cầu quản lý về NVL, CCDC thì các chính sách áp dụng này áp dụng đúng dắn sẽ góp phần nâng cao công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn.
Về áp dụng kế toán máy: Việc áp dụng kế toán máy đã giúp cho công tác kế toán giảm bớt khối lượng công việc, gọn nhẹ quá trình từ xử lý chứng từ, vào sổ sách kế toán và lập các báo cáo. Đặc biệt đối với công tác kế toán NVL, CCDC hiệu quả của kế toán máy lài càng thể hiện rõ. Do hệ thống máy tính được nối mạng trong Công ty , nên khi các nghiệp vụ nhập xuất NVL, CCDC phát sinh bộ phận thống kê tổng kho có nhiệm vụ viết phiếu nhập và lưu vào máy. Khi kế toán muốn cập nhật các phiếu nhập - xuất chỉ cần gọi lại các phiếu đó và định khoản theo đúng nghiệp vụ phát sinh mà không cần nhập lại.Với số lượng nhập xuất thường xuyên và tổng hợp số liệu để vào các sổ sách là một khối lượng kế toán rất lớn. Nhưng với việc áp dụng kế toán máy giúp cho kế toán NVL, CCDC tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức đảm bảo kế toán một cách chính xác cho hơn 5000 danh điểm vật tư tại Công ty. Các phiếu nhập xuất lưu trong máy giúp cho việc vào dữ liệu kế toán thống nhất với thống kê, thủ kho. Không xảy ra sai lệch về mã NVL, số lượng và sự trùng lặp các phiếu nhập xuất. Không chỉ có thế, sử dụng kế toán máy còn cho phép kế toán xem xét các số liệu, tìm kiếm hay sửa chữa dễ dàng, cho phép in ra các báo cáo, sổ sách tại thời điểm bất kỳ phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý, giúp các nhà quản lý ra quyết định kịp thời và chính xác.
Về hệ thống danh điểm NVL, CCDC
Tại Công có tới hơn 5000 các loại NVL, CCDC với chủng loại, quy cách đa dạng, phong phú nên rất dễ bị nhầm lẫn trong quá trình theo dõi, quản lý và hạch toán sự biến động của chúng. Để phục vụ cho công tác kế toán trên máy phát huy được hiệu quả cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý, Công ty đã xây dựng hệ thống danh điểm NVL, CCDC thống nhất trong toàn công ty. Hệ thống danh điểm này được xây dựng và áp dụng bắt đầu từ năm 2004, đây là một cải cách trong công tác kế toán tại công ty. Giúp cho công tác kế toán NVL, CCDC hiệu quả hơn rất nhiều.
Về thủ thục nhập - xuất kho NVL, CCDC
Với khối lượng NVL, CCDC lớn, chủng loại đa dạng, Công ty đã có nhiều biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua, khai thác bảo quản, dự trữ đến xuất dùng. Trong khâu thu mua Công ty đã quy định chặt chẽ các thủ tục khi tiến hành nhập kho. NCL, CCDC khi nhập kho phải có một hội đồng kiểm nghiệm với đày đủ các thành viên đại diện có liên quan.trong đó có một đại diện của phòng kế toán. Khối lượng nhập mua phải căn cứ vào kế hoạch phải có : “Tờ trình mua vật tư”, có “Bảng đề nghị mức giá mua vật tư hàng hoá”. Đối với 1 số NVL chính cấu thành nên thực thể sản phẩm thì trước khi nhập kho phải tiến hành phân tích các thành phần hoá học của NVL đó, nếu đảm bảo đúng qy định mới được nhập kho. Trước khi kiểm nghiệm NVL, CCDC các thành viên phải căn cứ vào giá đã duyệt, các hợp đồng kinh tế ký kết giữa 2 bên. Với các thủ tục đó cho thấy công tác kế toán NVL, CCDC là chặt chẽ đảm bảo được yêu cầu quản lý.
Quá trình xuất dùng NVL, CCDC phải thông qua xét duyệt yêu cầu sử dụng. Đối với NVl phải căn cứ vào định mức tiêu hao tại phòng kỹ thuật, căn cứ vào kế hoạch sản xuất… sau đó bộ phận tổng kho mới được phép viết phiếu xuất kho cho những NVL có giá trị lớn. Còn đối với NVL có giá trị nhỏ và CCDC các thủ tục này chỉ cần thông qua phòng. Nhìn chung có thể thấy công tác kế toán về thủ tục nhập, xuất là chặt chẽ, hợp lý có sự liên kết giữa các phòng ban chức năng, tạo thuận lợi cho quản lý, theo dõi tổng quát và chính xác biến động của các loại NVL, CCDD cung cấp thông tin kịp thời về tình hình nhập – xuất - tồn kho NVL, CCDC
Về phương pháp kế toán chi tiết NVL, CCDC
Việc áp dụng phương pháp Thẻ song song trong kế toán chi tiết NVL, CCDC là phù hợp và phát huy được hiệu quả tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn. Quá trình hạch toán chi tiết tới từng danh điểm NVL, CCDC tiến hành song song giữa thủ kho và kế toán đảm bảo cho hàng nghìn các loại NVL, CCDC đều được theo dõi thường xuyên về tình hình biến động của chúng, từ đó giúp các nhà quản trị có kế hoạch thu mua và dự trữ chính xác cho từng loại NVL, CCDC.
Với những ưu điểm trên thì công tác kế toán NVL, CCDC góp phần hoàn thiện kế toán nói chung trong Công ty, nâng cao hiệu quả quản lý cũng như hiệu quả sử dụng NVL, CCDC cho các quá trình, các mục đích khác nhau. Tuy nhiện, bên cạnh những ưu điểm bao giờ cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Những hạn chế này cần được khắc phục để công tác kế toán được cải thiện và dần được hoàn thiện.
3.1.2. .Những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
Với một khối lượng NVl, CCDC lớn trên 5000 các loại NVL, CCDC khác nhau nên ít nhiều Công ty sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình theo dõi và quản lý. Và do một số nguyên nhân khác nên công tác kế toán NVl, CCDC tại Công ty Bỉm Sơn còn có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, Công ty CP xi măng Bỉm Sơn trước đây toàn bộ các dây chuyền công nghệ sản xuất đều do Liên Xô trang bị và cung cấp, sau thời gian dài sử dụng, các thiết bị này sẽ bị hư hỏng và số còn lại trở nên lạc hậu không còn phù hợp để sản xuất sản phẩm nữa. Trước đây do các máy móc ngoại nhập thường ít hoặc hiếm các phụ tùng thay thế nên công ty đã tiến hành mua dự trữ để xuất dùng dần phục vụ cho sản xuất cũng như để sửa chữa máy móc, thiết bị. Hiện nay khi các dây chuyền công nghệ đã được thay thế, toàn bộ các phụ tùng và 1 số NVL khác dự trũ không còn cần thiết nữa trở thành NVL tồn kho lâu năm. Số lượng tồn kho này kế toán vẫn phải theo dõi, định kỳ tiến hành kiểm kê và ghi chép trên các sổ kế toán. Do tồn kho lâu năm nên một số NVl đã không còn sử dụng được nữa làm giá trị thực tế giảm đi rất nhiều, mặc dù về số lượng không thay đổi. Hơn nữa, giá trị của các NVL này tương đối lớn, gây cho công ty một khó khăn là vốn bị tồn đọng là khá lớn, làm cho chi phí cơ hội đối với số NVl này là tăng. Không chỉ có thế, mà công ty còn mất chi phí để bảo quản, quản lý, chi phí về nhân công, bến bãi…
Rất nhiều các NVL, CCDC từ nhiều năm nay không có sự biến động nào, số lượng, giá trị tại các cột “tồn đầu kỳ” và “tồn cuối kỳ” trên sổ kế toán giữ nguyên, nhưng kế toán NVL vẫn phải theo dõi trên các sổ kế toán, lập báo cáo HTK theo định kỳ, tiến hành kiểm kê như bình thường. Một số loại NVL như : Vòng bi 6017, vòi phun bla… Việc theo dõi, bảo quản các NVL tồn kho lâu năm lại kém chất lượng là không cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn mang lại nhiều hạn chế, vốn bị ứ đọng trong thời gian dài, tốn kém về chi phí bảo quản, tốn thời gian, công sức cho công tác kế toán. Đây là vấn đề công ty cần nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý để thu hồi phần vốn đầu tư ban đầu và giảm bớt công việc kế toán không cần thiết cho kế toán viên.
Thứ hai, tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn, bộ phận thống kê tổng kho phụ trách phiếu nhập, xuất NVL, CCDC và từng người theo dõi nhóm NVL, CCDC khác nhau. Tại phòng kế toán, từng kế toán lại phụ trách theo dõi tình hình nhập xuất theo kho. Xuất phát từ 2 đặc điểm trên mà trong công tác kế toán NVL, CCDC còn tồn tại một số bất cập.
Một số NVL, CCDC có cùng tên gọi, quy cách nhưng do nguồn nhập khác nhau, nên được hạch toán vào TK chi tiết khác nhau. Do việc mã hoá vật tư can cứ vào TK nên với nguồn nhập khác nhau thì mã vật tư cũng khác nhau. VD: Cùng Vật liệu Bạc biên Benla nếu nhập từ mua sắm thì được hạch toán vào TK 152411 với mã NVL là 2411.010204.045 nhưng nếu nhaaphkho bằng nguồn dự trũ đặc biệt thì được hạch toán vào TK 15242 với mã NVL là 242.030404.003. Ở bộ phận thống kê tổng kho chỉ quan tâm đến các mặt hàng, không quan tâm đến các nguồn nhập nên dễ nhầm lẫn khi báo mã vật tư. Ở bộ phận kế toán lại cập nhật theo mã vật tư nên dễ sai lệch khi đối chiếu số liệu giữa kho với kế toán. Mỗi kho do một kế toán vật tư theo dõi nhưng kho lại có nhiều mặt hàng khác nhau do nhiều người của bộ phận thống kê tổng kho theo dõi. VD chú Tâm theo dõi kho phụ tùng, trong kho phụ tùng lại có chú Hiền theo dõi phụ tùng ô tô, chú Lục theo dõi phụ tùng máy mỏ, cô Mai theo dõi phụ tùng máy mỏ… Do đó khi đối chiếu số liệu giữa kế toán với tổng kho, kế toán phải đối chiếu số liệu với từng bộ phận thống kê nên sẽ tốn nhiều thời gian và công sức và dễ nhầm lẫn, sai sót số liệu. Như vậy cần phải có biện pháp phân chia quản lý và theo dõi một cách khoa học hơn thuận tiện đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa tổng kho và bộ phận kế toán.
Thứ ba, tại công ty vẫn còn tình trạng một loại NVL được nhập vào ở 2 kho, cả 2 kho này cùng quản lý một loại NVL nên gây khó khăn cho việc hạch toán.
VD: Cáp AC95 (mã 2118.102001.012) có trong kho K02 và K03; Que hàn ESAB (mã 2118.104201.016) có trong 2 kho là kho K01 và kho K03; Đồng tấm 6 ly (mã 2118.030705.027) có trong kho K02 và K10.
Rõ ràng với tình trạng ở cả 2 kho cùng quản lý 1 loại NVL gây khó khăn trong công tác kế toán, sự quản lý chồng chéo gây sự bất tiện cho kế toán khi xác định tổng giá trị, số lượng tồn kho cũng như theo dõi tình hình biến động nhập - xuất dễ gây nhầm lẫn. Việc đối chiếu giữa thủ kho với kế toán sẽ mất nhiều thời gian, công sức hơn
Thứ tư, do bản chất khác nhau nên được phân chia thành NVL và CCDC nhưng tại Công ty vẫn còn một số NVL vừa được theo dõi trên TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, lại vừa được theo dõi trên TK 153 “Công cụ, dụng cụ” VD như: Cán thép. Với cùng một loại vật tư lại được theo dõi trên 2 tài khoản có tính chất khác nhau dẫn đến tình trạng không phản ánh đúng số lượng tồn trên sổ sách kế toán với số lượng thực trên thẻ kho và số tiền trên thực tế của loại vật tư này. Đây là 1 sai sót trong phân loại vạt tư tại Công ty hoặc là chưa có sự thống nhất về bản chất của vật tư này khi sử dụng tại công ty. Do đó công ty cần xem xét lại căn cứ hợp lý để xác định đúng bản chất và đưa về theo dõi trên 1 tài khoản hợp lý nhất.
Bên cạnh đó, trong phân loại giữa NVL, CCDC còn một số những tồn tại. Một số loại được xếp vào CCDC theo dõi trên TK 153 nhưng thực chất nên xác định là mang bản chất của NVL và theo dõi trên TK 152. VD như Mấm nhôm (mã 311.080201.062) theo dõi trên TK 153 nhưng sử dụng như NVL. Vì thế đây cũng là một hạn chế mà công ty cần xem xét về vấn đề phân loại NVL, CCCD trong công ty.
Thứ năm, đầu năm 2004 công ty tiến hành mã hoá lại toàn bộ NVL, CCDC mà công ty đang sử dụng do bộ phận thống kê tổng kho thực hiện. Với hàng nghìn các loại NVL, CCDC mà mỗi loại được mã hoá băng ký hiệu riêng thì việc nhầm lẫn, sai sót khi tiến hành mã hoá là không thể tránh khỏi. Hệ thống danh điểm còn đan xen cả mã cũ và mã mới. Do một số NVL, CCDC được mua dự trữ từ nhiều năm trước vẫn còn sử dụng các mã cũ, khi công ty tiến hành mua mới cùng loại NVL này đưa vào sử dụng và được mã hoã một mã mới mà không biết NVL này còn ở một kho khác nên xảy ra một số tồn tại.
VD Một số vật tư có cùng danh điểm nhưng lại mã hoá bằng 2 mã vật tư trên hệ thống danh điểm. Như cùng là con lăn máy lạnh nhưng có 2 mã là 242.035.N1108 và 2411.010204.045. Hoặc cùng một mã vật tư nhưng lại được tạo cho 2 loại vật tư khác nhau. Như mã 241.035.N1240 được mã hoá cho Áp tô mát và cũng mã hoá cho am pe kế.
Như vậy xung quanh việc mã hoá NVL, CCDC còn tồn tại nhiều bất cập cần khắc phục kíp thời để nâng cao hiệu quả của công tác kế toán.
Thứ sáu, để bảo quản dự trữ NVL, CCDC Công ty có hệ thống kho bãi để có thể đáp ứng với khối lượng vật tư lớn như thế. Có rất nhiều các kho được ký hiệu như K 01, K02…. Việc phân loại quản lý các vật tư trong kho phải thống nhất, hợp lý, ở công ty xi măng Bỉm Sơn có những kho theo dõi cả NVL và CCDC. Nên thống nhất quản lý sắp xếp kho NVL riêng, kho CCDC riêng sẽ hợp lý, thuận tiện hơn trong công tác quản lý và công tác kế toán.
Thứ bảy, CCDC khi xuất dùng chỉ phân bổ một lần duy nhất. Trên thực tế có nhiều loại CCDC xuất dùng một lần nhưng lại được dùng cho nhiều kỳ. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến công tác hạch toán và phân bổ chi phí không hợp lý trong kỳ. VD như đinh vít giá trị xuất dùng mỗi lần là tương đối lớn, được hạch toán hoàn toàn voà chi phí của 1 kỳ trong khi lại được sử dụng cho cả kỳ tiếp theo. Điều này phản ánh không đầy đủ và chính xác chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.
Vì thế, đối với một số loại CCDC khi xuất dùng mà sử dụng cho cả kỳ tiếp theo nên phân bổ cho từng kỳ.
Trên đây là một số ưu điểm và một số hạn chế cần được công ty khắc phục, giải quyết nhằm góp phần bổ sung, nâng cao và hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại công ty.
3.2 Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn.
Để nâng cao và hoàn thiện dần công tác kế toán nói chung và kế toán NVl, CCDC nói riêng, ngoài việc duy trì và phát huy những ưu điểm đã có thì bên cạnh đó cần nhanh chóng tìm ra các biện pháp khắc phục những hạn chế đang tồn tại làm ảnh hưởng nhất định đến công tác kế toán tai Công ty.
Với đặc điểm kinh doanh, tình hình thực tế, sau thời gian thực tập tại Công ty nhận thức được tầm quan trọng của kế toán NVL, CCDC đối với công tác kế toán nói chung em đưa ra một số kiến nghị sau dựa vào các hạn chế tồn tại cũng như điều kiện, tình hình thực tế của kế toán NVl, CCDC
Về tổ chức quản lý NVL, CCDC
Như đã trình bày ở phần trên, tổ chức quản lý NVL, CCDC còn tồn tại rất nhiều bất cập. Sự phân chia quản lý có sự khác nhau giữa bộ phận thống kê tổng kho với kế toán NVl, CCDC gây nhiều khó khăn cho việc đối chiếu số liệu giữa tổng kho - kế toán - thủ kho. Để có thể nâng cao được quản lý NVL, CCDC cần có sự phân chia quản lý khoa học tạo hiệu quả hơn so với cách phân chia cũ.
Theo cách phân chia cũ: Bộ phận thống kê thủ kho theo dõi vật tư về các loại mặt hàng, còn kế toán theo dõi vật tư theo kho, các vật tư nằm ở các kho và một kho thì có nhiều loại vật tư không thống nhất cho kho CCDC và kho NVL. Điều này làm cho quá trình đối chiếu số liệu trở nên chồng chéo, khó khăn cho cả 2 bên mà không đem lại được hiệu quả về mặt quản lý. Do đó cần phân công lại quản lý của tổng kho và kế toán thống nhất khi theo dõi mặt hàng hoặc cùng theo theo dõi theo chỉ tiêu kho để đơn giản và nâng cao hiệu quả quản lý và đối chiếu số liệu.
VD: Sắt thép có ở các kho K01, K02, K11, K12
Theo sự phân công cũ:
Bộ phận thống kê: Cô Mai theo dõi sắt thép ở cả 4 kho.
Bộ phận kế toán: Chú Tâm theo dõi K01, Cô Nghiên theo dõi K02, Chị Nhung theo dõi K 23, K24
Vòng bi có ở 2 kho K04 và K01
Bộ phận thống kê: Chú Lục theo dõi vòng bi ở cả 2 kho
Bộ phận kế toán: Chú Tâm theo dõi K01, Chị Nhung theo dõi K04.
Theo như sự phân công trên khi đối chiếu số liệu vào cuối tháng, cô Mai phải đối chiếu số liệu với 4 thủ kho và 4 kế toán. Chú Tâm phải đối chiếu với thủ kho và 2 thống kê tổng kho… Như vậy rõ ràng quá trình đối chiếu phức tạp gây khó khăn và hạn chế trong phát hiện sai sót.
Theo em, có thể phân chia quản lý theo cách mới, đó là một kho chỉ bảo quản một loại vật tư, chuyển toàn bộ số NVL, CCDC ở các kho về quản lý tập trung tại một kho. Theo như trường hợp trên, chuyển sắt thép về cùng một kho chẳng hạn kho K01, theo đó chú Tâm theo dõi K01, cô Mai theo dõi toàn bộ sắt thép ở K01, Với cách phân chia mới này, khi tiến hành đối chiếu số liệu chỉ cần chú Tâm, cô Mai và thủ kho K01 đối chiếu sẽ giảm thời gian, công sức kế toán mà hiệu quả được nâng cao lên rất nhiều.
Với cách quản lý như trên theo từng mặt hàng trong cùng một kho đồng nhất giữa tổng kho và kế toán không chỉ giảm nhẹ công việc kế toán cho các bên mà còn giúp cho quá trình theo dõi biến động của các NVL, CCDC chính xác, chặt chẽ và dễ dàng hơn.
Song trên thực tế, để thực hiện được giải pháp này không phải là đơn giản. Do công ty có nhiều kho, khối lượng NVl, CCDC lớn sự điều chuyển từ nhiều kho sang cùng 1 kho sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Và cần có kho bài đảm bảo cho bảo quản NVl, CCDC. Để thực hiện được như thế không thể tiến hành ngay mà cần có thời gian để thay đổi, điều chuyển các loại NVL, CCDC.
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hiện nay tại Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là chính xác. Giá trong thời gian gần đây của các loại NVL, CCDC đặc biệt là các loại NVL chính liên tục tăng. Ngày 27/02/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vận dụng một cách chính xác quy định này sẽ giúp cho Công ty hạn chế được rủi ro trong kinh doanh.
Công ty CP xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn nên khối lượng NVL, CCDC sử dụng rất nhiều. Nhập xuất NVL, CCDC diễn ra thường xuyên. Nguồn nhập chủ yếu là mua ngoài, khi tình hình hiện nay khi giá cả trên thị trường có nhiều biến động nên để hạn chế những rủi ro trong quá trình sản xuất klinh doanh bằng cách bù đắp tổn thất có thể xảy ra bằng nguồn tài chính dự phòng. Khi giá của các loại NVL, CCDC trên thị trường giảm công ty nên lập khoản “Dự phòng giảm giá HTK” phản ánh bằng TK 159 để dự phòng sự biến động giá cả của số NVL, CCDC tồn kho trong công ty.( Trường hợp NVL có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ NVL này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá NVL hay CCDC đó.
Cuối kỳ kế toán hàng năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá trị gốc thì phải lập dự phòng giảm giá HTK Số dự phòng giảm giá HTK được lập là số chênh lệch giữa giá gốc HTK lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Đơn giá ước tính có thể bán
Đơn giá gốc hàng tồn kho
Số lượng HTK
Ngày 31/12/N
Số dự phòng cần trích lập được xác định
-
x
=
Số dự phòng cần trích lập năm N+1
Việc lập dự phòng được tính riêng cho từng NVL, CCDC.
Cách lập dự phòng như sau:
+ Cuối niên độ kế toán (31/12/N) căn cứ vào số lượng vật tư tồn kho, giá trị thuần có thể thực hiện được để xác định mức lập dự phòng vào chi phí và được tình vào TK 632 – Giá vốn hàng bán. Kế toán sẽ định khoản như sau:
Nợ TK 632 (CT)
Có TK 159
+ Cuối niên độ kế toán năm sau (31/12/N+1) tiếp tục tính mức dự phòng cần lập cho năm tiếp theo.
Nếu khoản dự phòng phải lập cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá đã lập cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm:
Nợ TK 632 (CT)
Có TK 159
Nếu khoản dự phòng phải lập cho năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập:
Nợ TK 159
Có TK 632 (CT)
Phân bổ CCDC cho các kỳ hạch toán
Như đã trình bày ở phần trên, tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn CCDC xuất dùng chỉ phân bổ một lần. Nhưng trên thực tế có rất nhiều CCDC xuất dùng được hạch toán một lần vào chi phí nhưng lại được sử dụng cho nhiều kỳ. Để hạch toán chính xác việc phân bổ CCDC tránh sự chênh lệch về các khoản chi phí có liên quan đến CCDC.
Khi CCDC xuất dùng phân bổ 100% thì được hạch toán toàn bộ vào các TK chi phí như TK627, TK641, TK642…
Ngoài ra CCDC có thể được phân bổ theo phương pháp phân bổ 50% hoặc phân bổ nhiều lần.
+ Phương pháp phân bổ 50%
Theo phương pháp này khi xuất dùng CCDC kế toán tiến hành phân bổ 50% giá trị CCDC vào chi phí của kỳ hạch toán. 50% để trên TK242 chờ đến kỳ hạch toán sau:
Nợ TK627, TK 641, TK 642..
Nợ TK242
Có TK 153
+ Phương pháp phân bổ nhiều lần:
Theo phương pháp này, căn cứ vào giá trị của CCDC và thời gian sử dụng hoặc số lần sử dụng dự kiến để tính ra mức phân bổ cho một kỳ hoặc một lần sử dụng.
Giá trị CCDC xuất dùng
Số kỳ hoặc số lần sử dụng
=
Mức phân bổ giá trị CCDC trong 1 lần sử dụng
dungjNowj
Nợ TK 242
Có TK 153
Sau đó căn cứ vào mức phân bổ nói trên, định kỳ kế toán sẽ phân bổ giá trị của CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Nợ TK627,641,642…
Có TK 242
Đối với từng loại CCDC mà có phương pháp phân bổ thích hợp, phán ánh đúng các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ của Công ty.
3.2.4.Thanh lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho lâu năm
Công ty CP xi măng Bỉm Sơn đang có một khối lượng lớn NVL,CCDC tồn kho từ rất nhiêu năm, hiện nay không cần sử dụng mà phần lớn các vật tư này là các phụ tùng dự trữ đặc biệt.
Nhằm thu lại lượng vốn tồn đọng đã nhiều năm của công ty đang nằm trong kho NVL, CCDC công ty cần tiến hành thanh lý hoặc nhượng bán ngay. Do Công ty CP xi măng Bỉm Sơn trực thuộc và chịu sự quản lý của Tổng công ty xi măng Việt Nam nên muốn được thanh lý, nhượng bán các NVL, CCDC này, công ty cần làm thủ tục báo cáo lên TCT để được phê duyệt. Ví dụ như phụ lục các NVL, CCDC cần thanh lý nhượng bán trong bảng dưới đây:
Biểu số 3.1
TỔNG CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM
CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN
BẢNG NGUYÊN VẬT LIỆU TỒN KHO (Ứ ĐỌNG)
Ngày 31/12/2006
STT
Mã vật tư
Tên vật tư
Đơn
vị
tính
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Giá trị
1
2411.022324.008
B/ống mềm cao cấp HD1SNDN
06x315243.103
Cái
2,000
250.000
2
2411.28BI03.005
Bi cát đăng tay lái
Cái
9,000
2.2250.000
…
…
…
…
…
…
10
2411.28BL06.069
Bu long 16x40
Cái
278,000
5.000.000
11
2411.28BL06.069
Bu long bẹt 12x60
Cái
986,000
4.976.455
…
…
…
…
…
…
187
2411.022337.010
Ghi 37.0178000090
Cái
10,000
153.914.980
188
2411.022337.041
Ghi máy lạnh
Cái
5,000
55.957.490
…
…
…
…
…
…
607
2411.2833603.063
Độngcơ 3.12.526T.400
KW
Cái
2,000
41.383.800
608
2411.2833603.053
Động cơ ĐA3.800 KW
Cái
1,000
187.600.000
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
12.696.098.054
Khi có quyết định phê duyệt của TCT thì giá trị các NVL, CCDC tồn kho cần được đánh giá lại nhằm xác định giá trị hợp lý của NVL, CCDC tại thời điểm đánh giá lại do hội đồng hoặc ban đánh giá lại thực hiện.
Thường các NVL tồn từ nhiều năm tại công ty đã hao mòn, hỏng hóc, han rỉ nên có giá trị nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ kế toán.Căn cứ vào các chứng từ đánh giá lại NVL, kế toán ghi:
Nợ TK 412 (4122)
Có TK 152
Công ty nên tiến hành thanh lý, nhượng bán các loại NVL này nhằm thu hồi sớm nhất phần vốn đầu tư.
Khi xuất kho NVL để bán thì căn cứ vào giá thực tế, kế toán sẽ định khoản vào máy (Trên “phiếu xuất kho”)
Nợ TK 632 (6321)
Có TK 152
- Số tiền thu được từ việc nhượng bán NVL, kế toán định khoản trên “Hoá đơn bán hàng”:
Nợ TK 131 - Số tiền thực thu
Có TK 511 – Doanh thu
Có TK 333(33311) - Thuế GTGT
Khi thu tiền hoặc nhận giấy báo có của Ngân hàng thì Kế toán sẽ cập nhật vào “Phiếu thu” và “Giấy báo có”.
Để tiến hành thanh lý nhượng bán các NVL, CCDC tồn kho lâu năm tại Công ty là vấn đề cũng phức tạp mà từ rất nhiều năm nay chưa được phê duyệt và thực hiện .Tuy nhiên nếu làm được, Công ty không những thu hồi lại được một phần vốn đã đầu tư mà còn giảm bớt được khối lương lớn các công việc cho kế toán trong việc theo dõi, hạch toán và lên các báo cáo định kỳ cho các nguyên vật liệu đó. Đồng thời, công ty còn tiết kiệm được các chi phí trong việc cất giữ, bảo quản,…để giải phóng các kho,tập trung vốn đầu tư , nhân lực , quản lý cho các loại NVL, CCDC thiết yếu khác.
KÕt luËn
Đối với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất công tác kế toán NVL, CCDC đòi hỏi từ khâu bắt đầu xác định nhu cầu, đến thu mua, bảo quản, dự trữ, xác định nhu cầu xuất dùng. Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục thì NVL cung cấp phải kịp thời, chính xác và đầy đủ. Công tác kế toán NVL, CCDC có vai trò quan trọng để có thể thực hiện tốt mục tiêu tiết kiệm chi phí, góp phần hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong suốt quá trình thực tập, thông qua tìm hiểu về đặc điểm NVL, CCDC ở Công ty CP xi măng Bỉm Sơn sau đó là đi sâu tìm hiểu về chi tiết công tác kế toán NVL, CCDC, nhìn chung công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty là tuân thủ đúng quy định của Bộ tài chính, các thủ tục liên quan đến quá trình nhập xuất là tương đối chặt chẽ, đáp ứng được yêu cầu quản lý chung. Bên cạnh những ưu điểm, trong công tác kế toán NVL, CCDC còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý. Công tác kế toán là một trong những công cụ quản lý hết sức quan trọng vì thế, những hạn chế này cần được khắc phục, tìm các biện pháp để có thể giảm bớt và loại bỏ.
Xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty cũng như kiến thức đã được trang bị ở nhà trường em đã đưa ra một sô biện pháp để khắc phục và hạn chế những tồn tại làm ảnh hưởng đến công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn. Góp phần nâng cao và hoàn thiện hơn hiệu quả quản lý thông qua hoàn thiện một trong những công cụ của nó - công tác kế toán.
Đế có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Công tác kế toán NVL, CCDC và một số vấn đề cần hoàn thiện tại Công ty CP xi măng Bỉm Sơn”, em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong phòng KT – TK – TC đặc biệt là phòng Kế toán vật tư đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – TS. Trần Thị Nam Thanh đã hướng dẫn, góp ý kiến để em có thể thực hiện tốt và hoàn thiện chuyên đề. Và em hi vọng với chuyên đề thực tập của mình cùng với các kiến nghị sẽ góp một phần nhỏ để nâng cao hiệu quả công tác kế toán NVL, CCDC đây cũng là mục tiêu chính của đề tài mà em lựa chọn.
Biểu số 2.1
Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
C«ng ty cæ phÇn xi m¨ng BØm S¬n §éc lËp – Tù do – H¹nh phóc
Phßng CUVTTB
Tê tr×nh mua vËt t
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vật tư phục vụ cho sản xuất. Phòng cung ứng vật tư đề nghị mua vật tư đợt này số lượng như sau:
Số TT
Tên vật tư
ĐVT
Kế hoạch năm
2007
Thực hiện đến ngày
01/01
Kế hoạch bổ sung
Tồn kho đến ngày
01/01/07
Số lượng mua đợt này
Ghi chú
Đá bazan
Tấn
0
20.215,000
3069,38
Giám đốc duyệt Trưởng phòng cung ứng VTTB Bỉm Sơn, ngày1 tháng1 năm 2007
Đã ký Đã ký Người trình
(QT.06.01.BM04 ngày 1/5/2006)
Biểu số 2.2
C«ng ty cæ phÇn xi m¨ng BØm S¬n
Phßng VËt t thiÕt bÞ B¶ng ®Ò nghÞ møc gi¸ mua vËt t hµng ho¸
Số: 652 XMBS/VT Kính gửi: - Giám đốc Công ty
- Hội đồng tư vấn giá Công ty
- Phòng kế toán thống kê tài chính
Theo nhu cầu mau bán vật tư hàng hoá của Công ty, đến náy đã có một số đơn vị chào bán mặt hàng:Công ty CP KS XD phụ gia xi măng TH
Sau khi cân đối tồn kho, xem xét cụ thể khả năng cung cấp, tôi đề nghị:
STT
Tên vật tư hàng hoá, quy cách và đặc tính kỹ thuật
Ký hiệu mã mác
Nước sản xuất
ĐVT
Số lượng
Gía chào của các đơn vị
Gía đề nghị của phòng vật tư
Gía trình duyệt của P.KTTKTC
Gía duyệt của Giám đốc
Ghi chú
1
Đá bazan
VN
tấn
3069,38
47.188
Mức giá đề nghị trên: ….chưa …..tính thuế GTGT 10%….
Những điều kiện cần lưu ý: Trình hội đồng tư vấn giá, giám đốc duyệt mua để sản xuất xi măng
Phòng vật tư thiết bị Phòng Kế toán thống kê tài chính Chủ tịch hội đồng tư vấn giá Giám đốc
Ngày2 tháng2 năm 2007 Ngày2 tháng2 năm2007 Ngày2 tháng2 năm07 Ngày2 tháng 2năm07
Cán bộ cung ứng Trưởng phòng Cán bộ tính giá Trưởng phòng
Đã ký Đã ký Đã ký Đã ký Đã ký
Biểu số 2.16
CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN
B¶ng tæng hîp nhËp – xuÊt – tån
Kho 12 – Kho phụ gia
Từ ngày 01/02/2007 đến ngày 28/02/2007
stt
Mã vật tư
Tên vật tư
ĐVT
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
SL
GT
SL
GT
SL
GT
SL
GT
1
2114.060501.002
Phiến si lích
tấn
3.500
116.549.989
3.020,71
100.589.643
4.020,71
133.889.637
2.500
83.249.995
2
2116.060501.001
Đá bazan
tấn
21.215
1.859.950.724
22.006,020
2.018.492.076
17.927,020
1.646.784.508
24.294
2.231.658.292
3
2113.0604.01.002
quặng sắt
tấn
2.000
114.000.009
1.987,050
118.825.590
3.887,050
226.986.054
100
5.839.545
4
2115.060501.001
thạch cao
tấn
16.700
7.622.962.440
2.703,9
1.241.090.100
2.903,9
1.326.554.052
16.500
7.537.498.488
Tổng cộng
9.713.463.162
3.478.997.409
3.334.214.251
9.858.246.320
Biểu số 2.24
CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN
Sæ c¸I tµi kho¶n
Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Từ ngày 01/02/2007 đến ngày 28/02/2007
Số dư nợ đầu kỳ: 10 186 560 553
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
…
….
…
…
…
…
…
28/02
PN P208
Cty CP thạch cao xi măng
Nhập thạch cao Lào
331203
1.241.090.100
28/02
PN 26
Cty CP ks xd phụ gia TH
Mua đá bazan
331203
144.837.903
28/02
PX X/TC3
xưởng lò
Sản xuất xi măng
621116
1.326.554.052
…
…….
…
…
…
…
…
Tổng phát sinh nợ: 3 478 997 409
Tổng phát sinh có: 3 334 214 251
Số dư nợ cuối kỳ: 10 331 343 711
Ngày 28 tháng 2 năm 2007
KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ
Đã ký Đã ký
Biểu số 2.25
CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN Mẫu số : 08 – VT
Biªn b¶n kiÓm kª tån kho
VËt t, s¶n phÈm, hµng ho¸
Kho/ Đơn vị quản lý: Kho phụ gia
Thời điểm kiểm kê…giờ ngày 31 tháng 12 năm 2006
Ban kiểm kê gồm:
Ông, bà : Lê Hữu Phăng Trưởng ban
Ông, bà: Nguyền Văn Công uỷ viên
Ông, bà: Lê Thị Mai uỷ viên
Đã kiểm kê cho các mặt hàng dưới đây:
stt
Mã vật tư
Tên vật tư
ĐVT
Theo sổ sách
Theo kiểm kê
Chênh lệch
Phẩm chất
Thừa
Thiếu
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
tốt 100%
Kém phẩm chất
mất phẩm chất
152
Nguyên vật liệu
9 680 363 413
9 680 363 413
1
2114.060501.002
Phiến si lích
tấn
6 000
199 799 982
6 000
199 799 982
2
2116.060501.001
Đá bazan
tấn
30 037
2 814 594 710
30 370
2 814 594 710
3
2113.060401.002
quặng sắt
tấn
4 300
245 100 019
4 300
245 100 019
4
2115.060501.001
thạch cao
tấn
14 000
6 420 686 702
14 000
6 420 686 702
TỔNG
9 680 363 413
9 680 363 413
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Thủ kho Thống kê Kế toán Kế toán trưởng T rưởng ban kiểm kê Thủ trưởng đơn vị
Biểu số 2.22
Công ty CP xi măng Bỉm sơn
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ PHÁT SINH TẠI CÁC CÔNG ĐOẠN
Tháng 2 năm 2007
STT
Yếu tố chi phí
ĐVT
Bùn
Bột
Clinker dây chuyền 1
Clinker dây chuyền 2
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
Sản lượng sản phẩm
I
CPNVL trực tiếp
1
Thạch cao
tấn
2
Clinker
tấn
3
Phiến silich
tấn
1 392,71
46 377 241
2 628
87 512 396
4
Than cám
tấn
7 699,99
4 030 492 876
11 177
5 850 503 555
5
Quặng
tấn
1 257,62
73 439 045
2 629,43
153 547 009
6
Phụ gia
tấn
7
Bi đạn
tấn
21 050
288 385 000
…
….
…
….
…
…
…
…
…
…
….
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0739.doc