Hoàn thiện kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và tình hình quản lý, sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ở tổng Công ty Giấy Việt Nam

Lời nói đầu Việt Nam đang trên đà phát triển về kinh tế, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, dẫn tới sức tiêu thụ hàng hoá ngày càng lớn. Một trong những mặt hàng không thể thiếu được trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong đời sống xã hội nói riêng đó là giấy - một trong 7 mặt hàng chiến lược của nền kinh tế do chính phủ trực tiếp quản lý. Tổng công ty Giấy Việt Nam thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài, nhằm đáp ứng tiêu thụ trong nước, cạnh tranh trên thị trường trong khu vự

doc99 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và tình hình quản lý, sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ở tổng Công ty Giấy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, tăng cường sức mạnh kinh tế - kỹ thuật góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, có được tiềm lực thực hiện nhiệm vụ then chốt do Đảng và Chính phủ giao cho. Để thực hiện mục tiêu quan trọng đó, kế toán trở thành công cụ thực sự cần thiết trong công tác quản lý. Vấn đề tổ chức kế toán nguồn vốn chủ sở hữu khoa học, hợp lý, luôn được cải tiến hoàn thiện và quản lý, sử dụng vốn chủ có hiệu quả, đúng mục đích phù hợp với yêu cầu, điều kiện và trình độ quản lý của TCTy sẽ giữ vị trí quan trọng để phát huy vai trò và chức năng kế toán. Là sinh viên chuyên ngành kế toán, để hiểu sâu hơn việc tổ chức kế toán và tình hình quản lý nguồn vốn chủ sở hữu nhằm củng cố nâng cao kiến thức đã học ở trường cũng như góp phần vào việc hoàn thiện kế toán ở TCty giấy trong điều kiện hiện nay, em mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và tình hình quản lý, sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ở Tổng công ty Giấy Việt Nam". Trong giới hạn luận văn, em chủ yếu trình bày về kế toán nguồn vốn, các quỹ tập trung và tình hình quản lý, sử dụng nguồn vốn, các quỹ tập trung. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về kế toán nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Nhà nước Chương II: Thực trạng kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và tình hình quản lý, sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ở Tổng công ty Giấy Việt Nam. Chương III: Hoàn thiện kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và quản lý, sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ở Tổng công ty giấy Việt Nam. Luận văn của em được nghiên cứu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam 25A – Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Thời gian thực hiện từ 16/01/ 2003 đến 03/05/2003. Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo – Tiến sĩ - Nguyễn Năng Phúc cùng sự chỉ bảo kỹ lưỡng của các cô chú trong phòng Tài chính – Kế toán Tổng công ty Giấy Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn và xin được nhận những ý kiến nhận xét hơn nữa để em hoàn thiện luận văn của mình. Hà nội, ngày 28 tháng 05 năm 2003 Sinh viên Phan Thị Bích Ngọc Chương I: lý luận chung về kế toán nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Nhà nước. I. khái quát nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Như vậy dựa trên cơ sở chủ thể sở hữu mà một phần nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp là nguồn vốn chủ sở hữu. * Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, có thể quy nguồn hình thành vốn chủ sở hữu từ ba nguồn sau: - Nguồn đóng góp ban đầu và bổ sung của các nhà đầu tư . Đây là nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp . Về thực chất, nguồn này do các chủ sở hữu đóng góp tại thời điểm thành lập doanh nghiệp và đóng góp bổ sung thêm trong quá trình SXKD. Nguồn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt động SXKD. Thực chất nguồn này là số lợi nhuận chưa phân phối (lợi nhuận lưu giữ) và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các quỹ doanh nghiệp (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi…). - Nguồn vốn chủ sở hữu khác: chênh lệch do đánh giá lại tài sản, ngân sách cấp kinh phí… * Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: - Nguồn vốn kinh doanh. - Chênh lệch do đánh giá lại tài sản. - Chênh lệch tỷ giá. - Nguồn vốn xây dựng cơ bản. - Lợi nhuận chưa phân phối. - Các quỹ của doanh nghiệp: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ quản lý cấp trên. - Nguồn kinh phí sự nghiệp. II. Sự cần thiết, nhiệm vụ, yêu cầu và nguyên tắc của kế toán nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Nhà nước . 1. Sự cần thiết của kế toán nguồn vốn chủ sở hữu. Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của công cụ quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tích cực phục vụ cho việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta cơ chế quản lý kinh tế tài chính đã và đang có những đổi mới căn bản, đòi hỏi kế toán phải thực hiện đổi mới đồng bộ và phù hợp đáp ứng những nhu cầu mới để kế toán thực sự trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh doanh của doanh nghiệp và của Nhà nước. Tổ chức công tác kế toán được coi như là một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: Tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin; tổ chức vận dụng chính sách chế độ, thể lệ kinh tế tài chính - kế toán vào doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho công tác kế toán phát huy hết vai trò, nhiệm vụ của mình, giúp cho công tác quản lý và điều hành hoạt động SXKD có hiệu quả. Chất lượng thông tin kế toán cung cấp nói chung và thông tin kế toán nguồn vốn chủ sở hữu nói riêng sẽ chi phối và quyết định chất lượng và hiệu quả những quyết định của nhà quản lý, các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp,... Trong khi đó chất lượng thông tin kế toán cung cấp phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận và xử lý thông tin, vận dụng các chế độ chính sách, thể lệ kinh tế tài chính ở các doanh nghiệp. Điều đó thể hiện rõ ý nghĩa, vị trí và sự cần thiết của tổ chức công tác kế toán nguồn vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang thực hiện đổi mới công tác tài chính và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước còn gặp nhiều những khó khăn nhất định. Sự cần thiết của tổ chức công tác kế toán nguồn vốn chủ sở hữu ở các doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện này một lần nữa được khẳng định. 2. Nhiệm vụ của tổ chức kế toán nguồn vốn chủ sở hữu. Nghiên cứu nhiệm vụ của tổ chức kế toán nguồn vốn chủ sở hữu ở doanh nghiệp là nghiên cứu, xem xét những vấn đề phải thực hiện trong quá trình tổ chức kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và quản lý sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. Nhiệm vụ cơ bản đó là: - Tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán ở đơn vị, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với điều kiện tổ chức SXKD, tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tài chính của doanh nghiệp. Thực hiện kế hoạch hoá công tác kế toán, đảm bảo cho công tác kế toán ở doanh nghiệp có hiệu quả cao, chất lượng tốt. - Tổ chức áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, khoa học hợp lý tiên tiến, tổ chức trang bị và ứng dụng kỹ thuật tính toán và thông tin hiện đại vào công tác kế toán, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên kế toán; đảm bảo cho công tác kế toán đáp ứng kịp thời, đầy đủ những thông tin phục vụ cho công tác quản lý và điều hành kinh doanh ở doanh nghiệp. - Hướng dẫn và kiểm tra cán bộ nhân viên kế toán trong đơn vị chấp hành các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán trong toàn đơn vị. Quá trình hoạt động của đơn vị chính là quá trình thực hiện các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước. Vì vậy khi tổ chức công tác kế toán phải có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra, uốn nắn những sai sót trong quá trình chấp hành chính sách chế độ ở doanh nghiệp nhằm đưa công tác kế toán và quản lý của doanh nghiệp đi vào nề nếp. 3. Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán nguồn vốn chủ sở hữu. Để tổ chức công tác kế toán phát huy hết vai trò của mình, khi tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo yêu cầu khoa học và hợp lý trên cơ sở chấp hành đúng các nguyên tắc tổ chức, các chính sách, chế độ, thể lệ quy định. - Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm, điều kiện thực tế khác nhau về tổ chức SXKD, tổ chức quản lý, quy mô và trình độ SXKD, trình độ quản lý. Do đó khi tổ chức công tác kế toán phải căn cứ vào đặc điểm SXKD, tổ chức quản lý và phân cấp quản lý của doanh nghiệp, không có mô hình tổ chức nào áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải dựa vào đặc thù của mình để thiết kế mô hình tổ chức công tác kế toán. - Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo thu nhận, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và Nhà nước. Thông tin tài chính kế toán là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán xuất phát từ yêu cầu quản lý của đối tượng cần thông tin. Do vậy khi tiến hành tổ chức công tác kế toán cần phải dựa vào mối quan hệ giữa hạch toán kế toán với hạch toán thống kê và hạch toán nghiệp vụ. - Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với biên chế và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có. Tổ chức công tác kế toán phải căn cứ vào trình độ, số lượng của đội ngũ kế toán và trình độ nghiệp vụ chuyên môn để bố trí sắp xếp, phân công. - Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo tiết kiệm hiệu quả. 4. Nguyên tắc hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu. - Các doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành nhưng cần phải hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại nguồn vốn, quỹ phải theo dõi chi tiết từng nguồn hình thành và theo dõi từng đối tượng góp vốn. - Nguồn vốn chủ sở hữu được dùng để hình thành các tài sản của doanh nghiệp nói chung chứ không phải cho một tài sản cụ thể nào. - Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác phải theo đúng chế độ và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết. - Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản các chủ sở hữu vốn chỉ được nhận những giá trị còn lại sau khi đã thanh toán các khoản nợ phải trả. iiI. Nội dung và phương pháp kế toán nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Nhà nước. 1. Kế toán nguồn vốn kinh doanh. 1.1. Khái niệm và nguyên tắc hạch toán nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp là nguồn vốn được dùng cho mục đích SXKD của doanh nghiệp. Số vốn này được hình thành khi mới thành lập doanh nghiệp và bổ sung trong quá trình hoạt động SXKD. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà sự hình thành nguồn vốn kinh doanh của từng doanh nghiệp có sự khác nhau. Vì vậy, phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng loại vốn kinh doanh, theo từng nguồn hình thành, chi tiết cho từng tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn. Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì nguồn vốn kinh doanh phải được hạch toán chi tiết từng nguồn: Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp; Nguồn vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh; Nguồn vốn liên doanh; Nguồn vốn cổ phiếu, trái phiếu. 1.2. Kế toán nguồn vốn kinh doanh. 1.2.1. Tài khoản sử dụng: Tình hình hiện có, biến động tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh được kế toán theo dõi trên tài khoản TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”. Tài khoản này được mở theo từng nguồn hình thành tuỳ theo tính chất doanh nghiệp và yêu cầu thông tin cho quản lý. Bên Nợ: Nguồn vốn kinh doanh giảm (trả lại vốn cho Ngân sách, cho cấp trên, cho liên doanh, cho cổ đông…). Bên Có: Các nghiệp cụ làm tăng nguồn vốn kinh doanh (nhận cấp phát, nhận liên doanh, trích bổ sung từ lợi nhuận…). Dư Có: Nguồn vốn kinh doanh hiện có tại doanh nghiệp . Ngoài tài khoản 411 kế toán còn sử dụng các sổ chi tiết, tổng hợp của các tài khoản liên quan TK111, TK112, TK152, TK156, TK211,... 1.2.2. Trình tự hạch toán: Căn cứ các chứng từ liên quan kế toán hạch toán theo sơ đồ sau: TK 111, 112,152, 311,... Hoàn trả vốn (NS, cấp trên…) bằng TSLĐ Hoàn trả vốn bằng TSCĐ (không đánh giá lại TSCĐ) TK 411 TK 111, 112, 152, 153, 211,... TK 421 TK 415, 414, 441, 412 Nhận vốn kinh doanh NVKD bổ sung từ lợi nhuận để lại Bổ sung NVKD từ quỹ dự phòng tài chính, từ chênh lệch tỷ giá, tăng NVKD khi xây dựng mua sắm TSCĐ bằng vốn đầu tư XDCB… TK 211,213 TK 214 GTHM GTHM TK 412 Chênh lệch giảm Chênh lệch tăng Hoàn trả vốn bằng TSCĐ (có đánh giá lại TSCĐ) TK 421 Dùng vốn kinh doanh để bù lỗ Sơ đồ 1: Hạch toán nguồn vốn kinh doanh. Chú ý: Thanh toán nội bộ là thanh toán giữa cấp trên với cấp dưới hoặc giữa doanh nghiệp hạch toán độc lập với các thành viên của doanh nghiệp về vốn kinh doanh, kinh phí sự nghiệp, các khoản thu hộ trả hộ và các khoản phải thu phải nộp theo cơ chế tài chính nội bộ. Hạch toán thanh toán nội bộ liên quan đến vốn kinh doanh: Uỷ quyền cho các đơn vị cấp dưới nhận vốn kinh doanh trực tiếp từ NSNN Uỷ quyền cho các đơn vị cấp dưới trực tiếp hoàn trả vốn cho NSNN TK 1361 TK 1361 TK 411 (NSNN) *Tại đơn vị cấp trên: Khi cấp trên cấp vốn kinh doanh cho cấp dưới bằng TSLĐ hoặc TSCĐ thì tại đơn vị cấp trên không ghi giảm vốn kinh doanh mà ghi giảm trực tiếp TSLĐ hoặc TSCĐ đó. Nợ TK 1361: Nợ TK 111,112,152…(nếu bằng TSLĐ) Hoặc Nợ TK 1361: Nợ TK 214: GTHM. Có TK 211,213: NG (Nếu bằng TSCĐ). Tương tự như vậy, khi cấp trên tiến hành thu hồi vốn kinh doanh từ các đơn vị cấp dưới thì không ghi tăng vốn kinh doanh mà ghi: Nợ TK 111,112 Có TK 1361. TK 411 Hoàn trả, điều chuyển VKD cho đơn vị khác bằng TSLĐ TK 111,112,152… TK 211, 213 TK 211,213 TK 214 Hoàn trả, điều chuyển VKH bằng TSCĐ GTCL GTHM Nhận VKD bằng TSLĐ do cấp trên cấp. Nhận VKD bằng TSCĐ do cấp trên cấp (giá trị thực tế) *Tại đơn vị cấp dưới: 2. Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận 2.1. Khái niệm, nội dung và phạm vi phân phối Lợi nhuận chưa phân phối là kết quả cuối cùng về hoạt động SXKD, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Đó chính là phần chênh lệch giữa một bên là doanh thu thuần và thu nhập thuần của tất cả các hoạt động với một bên là toàn bộ chi phí bỏ ra và được biểu hiện qua chỉ tiêu “lãi” hoặc “lỗ”. Chỉ tiêu lợi nhuận (hay lỗ) từ các hoạt động kinh doanh bao gồm: - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh : Là khoản chênh lệch giữa tổng số doanh thu thuần về bán sản phẩm, hàng hoá dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ. - Lợi nhuận hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa thu và chi của hoạt động tài chính (cho thuê tài sản, bán cổ phiếu, mua bán ngoại tệ, lãi tiền cho vay…) - Lợi nhuận hoạt động khác: Là số chênh lệch do thu bất thường lớn hơn chi bất thường (nợ không ai đòi, vật tư thừa không rõ nguyên nhân, lợi tức thanh lý, bán TSCĐ…). Lợi nhuận thực hiện cả năm còn bao gồm lợi nhuận năm trước phát hiện năm nay và được trừ đi khoản lỗ của năm trước (nếu có) đã xác định trong quyết toán. Việc phân phối chính thức lợi nhuận được tiến hành khi quyết toán năm được duyệt. Lợi nhuận được phân phối cho các nhu cầu: - Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định (kể cả thuế thu nhập bổ sung – nếu có). - Nộp tiền về thu sử dụng vốn (nếu lỗ thì không phải nộp) đối với doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách. - Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên doanh, vốn cổ phần theo tỷ lệ vốn góp. - Trích lập các quỹ xí nghiệp (quy định với doanh nghiệp Nhà nước). Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn thu Ngân sách cũng như cho các lĩnh vực khác, hàng tháng (quý), trên cơ sở thực lãi và kế hoạch phân phối lợi nhuận theo kế hoạch, doanh nghiệp tiến hành tạm phân phối lợi nhuận theo kế hoạch. Sang đầu năm sau, khi quyết toán được duyệt, sẽ thanh toán chính thức (số tạm phân phối các kỳ không được vượt quá 70% tổng lợi nhuận thực tế). 2.2. Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, kế toán sử dụng tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng hoạt động kinh doanh và theo từng năm, trong đó phân tích theo từng nội dung phân phối (nộp ngân sách, chia liên doanh…). Bên Nợ: - Số lỗ từ các hoạt động kinh doanh. - Phân phối lợi nhuận. Bên Có: - Số tiền lãi thu được từ hoạt động kinh doanh . Số tiền lãi do cấp dưới nộp lên. Số lỗ do cấp trên bù. Xử lý số lỗ. Dư Có: Số lợi nhuận chưa phân phối. Dư Nợ: Số lỗ chưa xử lý. 2.2.2. Trình tự hạch toán: Hạch toán lợi nhuận chưa phân phối được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Hạch toán lợi nhuận chưa phân phối. Kết chuyển lỗ Kết chuyển lãi từ các hoạt động kinh doanh Thuế phải nộp ngân sách (tạm nộp và nộp bổ sung) Quyết định xử lý lỗ (trừ vào vốn kinh doanh, quỹ dự phòng) Tạm chia và chia bổ sung cho các thành viên Lập quỹ xí nghiệp (tạm trích và trích bổ sung) Số tạm phân phối cho các lĩnh vực lớn hơn số phải phân phối khi quyết toán năm chính thức được duyệt Bổ sung vốn kinh doanh TK 911 TK 421 TK 911 TK 333 (3335, 3334) TK 411,138,415 TK 338,111,112 TK333,431,415,414 TK 415,414,431 TK 411 3. Nội dung và phương pháp kế toán các quỹ của doanh nghiệp Nhà nước Các quỹ xí nghiệp bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Các quỹ này được hình thành bằng cách trích một tỷ lệ nhất định từ phần lợi nhuận để lại doanh nghiệp theo quy định của chế độ tài chính và từ một số nguồn khác (viện trợ, tặng thưởng, cấp dưới nộp, cấp trên cấp bổ sung…). Các quỹ xí nghiệp được sử dụng cho từng mục đích chi tiêu riêng. 3.1. Nội dung và phương pháp kế toán quỹ đầu tư phát triển. Quỹ đầu tư phát triển được dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của doanh nghiệp. Góp phần liên doanh, mua cổ phần theo quy định hiện hành… Đối với các doanh nghiệp làm nhiệm vụ thu mua chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản được dùng quỹ này để trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu hoặc cho các thành phần kinh tế khác vay vốn phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của các quỹ, Hội đồng quản trị, Giám đốc (đối với các doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Việc trích nộp quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty Nhà nước (nếu là thành viên của TCTy) theo tỉ lệ do HĐQT TCTy quyết định hàng năm. Trường hợp cần thiết Nhà nước có thể điều động một phần quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp để đầu tư phát triển doanh nghiệp Nhà nước khác. 3.1.1. Tài khoản sử dụng: Hạch toán quỹ đầu tư phát triển, kế toán sử dụng tài khoản 414 “Quỹ đầu tư phát triển” với kết cấu như sau: Bên Nợ: Tình hình chi tiêu, sử dụng quỹ. Bên Có: Biến động tăng quỹ ĐTPT. Dư Có: Quỹ ĐTPT hiện có tại doanh nghiệp. Ngoài ra, kế toán sử dụng các sổ và tài khoản liên quan: TK 421, TK 111,TK 112, TK 441. 3.1.2. Trình tự hạch toán: TK 411 TK 421 TK 414 Cấp trên cấp, cấp dưới nộp lên. Nộp cho cấp trên, cấp cho cấp dưới. 136, 111, 112 Trích lập quỹ từ kết quả hoạt động SXKD. TK 336, 111, 112 Ghi tăng NVKD khi xây dựng, mua sắmTSCĐ bằng quỹ ĐTPT. Sơ đồ 3: Hạch toán quỹ đầu tư phát triển. 3.2. Nội dung và phương pháp kế toán quỹ dự phòng tài chính. Quỹ dự phòng tài chính: được trích từ 10% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp hàng năm. Khi số dư của quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không trích nữa. Việc trích nộp hình thành quỹ dự phòng tài chính của TCTy (nếu là thành viên TCTy) theo tỉ lệ do HĐQT TCTy quyết định hàng năm. Quỹ dự phòng tài chính tập trung của TCTy được sử dụng để bù đắp hỗ trợ các trường hợp thiệt hại về vốn do thiên tai địch hoạ, rủi ro trong kinh doanh của TCTy và các doanh nghiệp thành viên mà các khoản dự phòng được trích trong giá thành, tiền đền bù của cơ quan bảo hiểm không đủ bù đắp. Trong trường hợp cần thiết TCTy có thể huy động dưới hình thức vay với lãi suất nội bộ quỹ Dự phòng tài chính của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập để sử dụng trong TCTy hay hỗ trợ cho doanh nghiệp thành viên khi xảy ra rủi ro mất vốn. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán biến động tăng giảm và tình hình hiện có của quỹ dự phòng tài chính, kế toán sử dụng tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tài chính” và các tài khoản liên quan.Tài khoản 415 có kết cấu như sau: Bên Nợ: Tình hình chi tiêu, sử dụng quỹ. Bên Có: Biến động tăng quỹ dự phòng tài chính. Dư Có: Quỹ dự phòng tài chính hiện có tại doanh nghiệp. 3.2.2. Trình tự hạch toán: Quá trình hạch toán biến động quỹ dự phòng tài chính có thể khái quát lại theo sơ đồ sau: Nhận bồi thường của bên gây ra thiệt hại, của công ty bảo hiểm… Giá trị tổn thất 421 415 Trích từ kết quả SXKD. (1) Bổ sung tăng nguồn vốn kinh doanh 411 111, 112, 152, 211 Trả tiền bồi thường cho đơn vị khác 112, 111, 152, 156 336, 111,112 136, 111,112 Nộp cho cấp trên, cấp cho cấp dưới Cấp trên cấp, cấp dưới nộp lên Sơ đồ 4: Trình tự hạch toán quỹ dự phòng tài chính. 3.3. Nội dung và phương pháp kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: được trích từ 5% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Khi số dư này đạt 6 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp thì không trích nữa. Đối với TCTy thì được huy động từ 5% - 10% quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm trích trong kỳ của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập để thành lập quỹ tập trung. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm được dùng để trợ cấp cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ 1 năm trở lên bị mất việc làm tạm thời theo quy định của Nhà nước, chi đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việc mới, đặc biệt là đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp. Quỹ này chỉ dùng trợ cấp cho người lao động mất việc làm do các nguyên nhân khách quan như: lao động dôi ra vì thay đổi công nghệ, do liên doanh, do thay đổi tổ chức trong khi chưa bố trí công việc khác hoặc chưa kịp giải quyết cho thôi việc. Mức trợ cấp cho từng trường hợp cụ thể do Giám đốc quyết định sau khi có ý kiến của công đoàn doanh nghiệp. 3.3.1. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, kế toán sử dụng tài khoản 416 “Quỹ dự phòng mất việc làm”. Tài khoản 416 có kết cấu như sau: Bên Nợ: Tình hình chi tiêu, sử dụng quỹ. Bên Có: Biến động tăng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Dư Có: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hiện có tại doanh nghiệp. và các sổ chi tiết các tài khoản: TK 111,TK 112,TK 336, TK 334, TK 136… Trình tự hạch toán: Việc tiến hành hạch toán biến động tăng giảm quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm có thể khái quát lại theo sơ đồ sau: Chi cho người lao động TK 421 TK 416 Trích từ lợi nhuận Nộp cho cấp trên. Thu tiền cấp dưới nộp quỹ TK 111, 112, 334, 336 TK 111, 112, 136 Sơ đồ 5: Trình tự hạch toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. 3.4. Nội dung và phương pháp kế toán quỹ khen thưởng phúc lợi. Quỹ khen thưởng, phúc lợi: được trích từ lợi nhuận sau thuế sau khi doanh nghiệp đã trích lập các quỹ trên và chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu, mức tối đa 2 quỹ này căn cứ vào tỉ suất lợi nhuận, được trích 3 tháng lương trong các trường hợp: - Doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ năm nay cao hơn hoặc bằng năm trước. - Doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng kinh doanh trong thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tỉ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn năm trước. Đối với TCTy, được huy động không hoàn lại 10% quỹ khen thưởng phúc lợi trích trong năm của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập. * Quỹ phúc lợi được dùng để: - Đầu tư hoặc sửa chữa bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp, góp vốn đầu tư xây dựng công trình phúc lợi chung trong ngành. - Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể CNV doanh nghiệp. - Đóng góp quỹ phúc lợi xã hội. - Trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho CBCNV doanh nghiệp hoặc người lao động của doanh nghiệp đã nghỉ hưu, mất sức gặp khó khăn, xây nhà tình nghĩa, từ thiện. * Quỹ khen thưởng được dùng để : - Chi khen thưởng cho bộ máy quản lý và điều hành TCTy, các thành viên HĐQT, ban kiểm soát của TCTy; chi khen thưởng cho các đơn vị thành viên có thành tích xuất sắc, các tập thể cá nhân trong và ngoài ngành có thành tích cho ngành và hỗ trợ quỹ khen thưởng của các đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết do HĐQT quyết định. 3.4.1. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán quỹ khen thưởng phúc lợi, kế toán sử dụng tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng phúc lợi”. Tài khoản này được chi tiết thành: TK4311: Quỹ khen thưởng. TK4312: Quỹ phúc lợi. TK4313: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ. Kết cấu tài khoản 431 như sau: Bên Nợ: Tình hình chi tiêu, sử dụng quỹ. Bên Có: Biến động tăng quỹ khen thưởng phúc lợi. Dư Có: Quỹ khen thưởng phúc lợi hiện có tại doanh nghiệp. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các sổ chi tiết TK111, TK136, TK336, TK211.. Trình tự hạch toán: TK 136, 111, 112 Tiền thưởng, chi trợ cấp, nộp cấp trên, chi cho cấp dưới. TK 421 TK 431 Trích quỹ từ lợi nhuận. Bổ xung cho nguồn vốn XDCB, quỹ đầu tư phát triển Cấp dưới nộp lên, cấp trên cấp quỹ TK 111, 112, 336, 334 TK 414, 441 Sơ đồ 6: Trình tự hạch toán quỹ khen thưởng phúc lợi. 3.5. Nội dung và phương pháp kế toán quỹ quản lý cấp trên. Để duy trì bộ máy quản lý của cấp trên các đơn vị thành viên - đơn vị cấp dưới phải nộp lên cấp trên các khoản kinh phí để hình thành quỹ quản lý cấp trên. 3.5.1.Tài khoản sử dụng: Để theo dõi nguồn hình thành và chi tiêu kinh phí tại các tổng công ty, các tập đoàn, các cơ quan liên hiệp xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp…, kế toán sử dụng tài khoản 451 “Quỹ quản lý cấp trên” và các tài khoản liên quan để phản ánh tình hình trích lập, chi quỹ quản lý cấp trên. Kết cấu của tài khoản 451 như sau: Bên Nợ: Các khoản chi tiêu quỹ kinh phí quản lý. Bên Có: Số quỹ kinh phí quản lý do cấp dưới nộp. Dư Có: Số quỹ kinh phí quản lý hiện còn. 3.5.2. Trình tự hạch toán: Việc hạch toán có thể khái quát trên sơ đồ sau: TK 331, 311, 338, 111, 112, 152,... K/C cuối niên độ (dư Nợ) TK 111, 112, 136 Chi quản lý TK 642 TK 911 TK 451 Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý Số thu cấp dưới và đơn vị trực thuộc Cuối kỳ K/C nếu có hoạt động SXKD K/C cuối niên độ (dư Có) Sơ đồ 7: Trình tự hạch toán quỹ quản lý cấp trên. 4. Nội dung và phương pháp hạch toán chênh lệch đánh giá lại tài sản. 4.1. Nguyên tắc hạch toán chênh lệch đánh giá lại tài sản. Đây là nguồn vốn được hình thành do biến động giá cả thị trường, do quyết định của Nhà nước hoặc khi góp vốn liên doanh liên kết bằng vật tư hàng hoá, tài sản. Giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bằng giá Nhà nước ban hành hoặc giá hội đồng liên doanh, đại hội cổ đông hoặc HĐQT thống nhất xác định. Số chênh lệch do đánh giá lại tài sản phải được xử lý theo đúng chế độ tài chính ban hành. Tài sản của doanh nghiệp chỉ đánh giá lại trong các trường hợp sau: Kiểm kê, đánh giá lại theo quyết định của Nhà nước. Đánh giá lại tài sản khi góp vốn tham gia liên doanh hay góp vốn cổ phần (hoặc nhận lại tài sản cố định). Điều chỉnh lại giá để đảm bảo giá trị thực tế tài sản DN. Sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, một số ít trường hợp có thể và cần thiết phải đánh giá lại tài sản lưu động. Phần chênh lệch đánh giá lại chính là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với bảng giá Nhà nước ban hành hoặc giá do Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị hay thành viên liên doanh xác định. 4.2. Tổ chức kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản. 4.2.1. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản và tình hình xử lý chênh lệch ở doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” và các tài khoản: TK152, TK155, TK156, TK211, TK222,... Kết cấu của tài khoản 412 như sau: Bên Nợ: - Số chênh lệch giảm giá tài sản. Kết chuyển số chênh lệch tăng tài sản. Bên Có: - Số chênh lệch tăng giá tài sản. - Kết chuyển số chênh lệch giảm giá tài sản. Về nguyên tắc, tài khoản 412 không có số dư. Tuy nhiên trong trường hợp chưa xử lý số chênh lệch thì tài khoản 412 có thể có số dư Nợ (phản ánh chênh lệch giảm) hoặc số dư Có (phản ánh chênh lệch tăng). 4.2.2. Trình tự hạch toán: TK 152, 153, 155, 156, 211, 213,... Chênh lệch đánh giá giảm. (2) TK 412 TK 152, 153, 156, 211,... Chênh lệch đánh giá tăng TK 222 Đem tài sản đi góp vốn liên doanh. Trình tự kế toán đánh giá lại tài sản được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 8: Trình tự hạch toán chênh lệch đánh giá lại tài sản. 5. Nội dung và phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá. 5.1. Nguyên tắc hạch toán chênh lệch tỷ giá. * Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ ngoại tệ phát sinh trong kỳ: - Thời kỳ chuẩn bị đầu tư, xây dựng doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động hoặc công trình đầu tư, xây dựng chưa hoàn thành, bàn giao: Số chênh lệch tỷ giá luỹ kế đến thời điểm bàn giao được phân bổ đều vào thu nhập hoạt động tài chính ( nếu tài khoản chênh lệch tỷ giá dư Có) hoặc chi phí tài chính (nếu tài khoản chênh lệch tỷ giá dư Nợ). Thời gian phân bổ trên 5 năm tính từ khi công trình đưa vào sử dụng. - Thời doanh nghiệp đang hoạt động SXKD: Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ sẽ được tính vào chi phí tài chính (chênh lệch giảm) hay thu nhập tài chính (chênh lệch tăng). - Thời kỳ giải thể, thanh lý doanh nghiệp: Khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được tính vào thu nhập hay chi phí thanh lý doanh nghiệp. - Chênh lệch tỷ giá do mua, bán ngoại tệ được hạch toán trực tiếp vào chi phí tài chính hoặc thu nhập tài chính. * Đối với khoản chênh lệch do đánh giá lại số dư ngoại tệ và công nợ có gốc ngoại tệ cuối năm: - Khoản chênh lệch tỷ giá (tăng hoặc giảm) của số dư ngoại tệ, số dư nợ phải thu ngắn hạn, nợ phải trả ngắn hạn cùng với khoản chênh lệch tỷ giá tăng đối với các khoản phải thu dài hạn và khoản chênh lệch tỷ giá giảm đối với nợ dài hạn: Kế toán để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư. - Khoản chênh lệch tỷ giá giảm đối với nợ phải thu dài hạn và khoản chênh lệch tỷ giá đối với nợ phải trả dài hạn được tính vào chi phí tài chính. 5.2. Hạch toán chênh lệch tỷ giá. 5.2.1. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi số chênh lệch do thay đổi tỷ giá ngoại tệ của doanh nghiệp và tình hình xử lý số chênh lệch, kế toán sử dụng tài khoản 413 và các sổ chi tiết, sổ tổng hợp TK 413, các tài khoản có liên quan: TK 111 (1112), TK 112 (1122), TK 311, TK 331,... Kết cấu của tài khoản 413 như sau: Bên Nợ:- Khoản chênh lệch giảm tỷ giá đối với số dư ngoại tệ và công nợ phải thu cuối kỳ… - Khoản chênh lệch tăng tỷ giá đối với số dư công nợ phải trả cuối kỳ và doanh thu bán hàng trong kỳ. - Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá cuối kỳ._.. Bên Có: - Khoản chênh lệch tăng tỷ giá đối với số dư ngoại tệ và công nợ phải thu cuối kỳ… - Khoản chênh lệch tăng tỷ giá đối với số dư công nợ phải trả cuối kỳ và doanh thu bán hàng trong kỳ. - Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá cuối kỳ. Dư Nợ (nếu có): Số chênh lệch tỷ giá chưa có nguồn bù đắp. Dư Có (nếu có): Chênh lệch tỷ giá chưa sử dụng. 5.2.2. Trình tự hạch toán: Trình tự kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 111, 112, 311 TK 413 TK 152, 156, 211, 627, 641, 642 TK 1112, 1122, 131 Doanh thu thu nhập Mua vật tư hàng hoá, các khoản chi phí Tỷ giá hạch toán Tỷ giá hạch toán. Chênh lệch tăng Chênh lệch giảm Chênh lệch tăng Chênh lệch giảm Tỷ giá hạch toán Tỷ giá hạch toán Sơ đồ 9.1: Kế toán chênh lệch tỷ giá (sử dụng tỷ giá hạch toán). TK511,515,711 Chênh lệch giảm tính vào thu nhập tài chính TK 311, 315, 341, 342, 1112, 1122, 131 TK 413 TK 515 Chênh lệch giảm Chênh lệch giảm tính vào chi phí hoạt động tài chính TK 635 TK 413 Chênh lệch tăng Sơ đồ 9.2: Hạch toán chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ các khoản phải thu phải trả và xử lý chênh lệch cuối kỳ. 6. Nội dung và phương pháp kế toán nguồn vốn xây dựng cơ bản. 6.1. Nguyên tắc hạch toán, quản lý nguồn vốn xây dựng cơ bản. Nguồn vốn XDCB của doanh nghiệp là nguồn vốn được dùng cho việc XDCB và đầu tư mua sắm TSCĐ, đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô SXKD. Nguồn vốn XDCB được hình thành từ các nguồn khác nhau: - Nguồn Ngân sách cấp. - Nguồn từ các đơn vị góp vốn tham gia liên doanh, các cổ đông. - Nguồn từ các quỹ của doanh nghiệp. Kế toán nguồn vốn XDCB phải: theo dõi chi tiết từng nguồn hình thành, giám đốc việc sử dụng đúng nguồn vốn, tiết kiệm, thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục xây dựng cơ bản. Mọi công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở doanh nghiệp cần phải chấp hành và tôn trọng quy định về trình tự, thủ tục theo điều lệ quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước, phải có thiết kế, dự toán chi phí. Khi công tác XDCB và mua sắm TSCĐ mới hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng phải được ghi giảm nguồn vốn đầu tư, tăng nguồn vốn kinh doanh và phải được thanh quyết toán theo từng công trình, hạng mục công trình. 6.2. Hạch toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 6.2.1. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi nguồn hình thành và tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán sử dụng tài khoản 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản”. Nội dung phản ánh của tài khoản 441 như sau: Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Dư Có: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện còn. b) Trình tự hạch toán: Có thể khái quát quá trình hạch toán biến động nguồn vốn xây dựng cơ bản theo trình tự sau: TK 411 TK 441 TK 421, 414, 431 Kết chuyển vốn khi xây dựng, mua sắm TSCĐ hoàn thành Bổ sung từ các nguồn vốn chủ sở hữu khác TK 111, 112… TK 111, 112, 152… Trả vốn XDCB cho Ngân sách, cho cấp trên Nhận cấp phát, nhận viện trợ, nhận cổ phần… Sơ đồ 10: Trình tự hạch toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Chương II: Thực trạng kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và tình hình quản lý sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ở Tổng công ty Giấy Việt Nam. i. khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam. 1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Tổng công ty Giấy Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Công nghiệp, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ với tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước. Tổng công ty Giấy là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của Nhà nước. Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 256/ TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 52/CP ngày 02/08/1995 của Chính phủ ban hành điều lệ về tổ chức hoạt động của TCTy Giấy Việt Nam. Tổng công ty Giấy có trụ sở chính đặt tại 25A- Lý Thường Kiệt- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội. Đây là nơi làm việc của Ban lãnh đạoTổng công ty: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, đồng thời cũng là cơ sở của các phòng ban trực thuộc Văn phòng Tổng công ty. Tên giao dịch quốc tế là: VIET NAM PAPER CORPORATION ( VINAPIMEX ). Tiền thân của Tổng công ty Giấy Việt Nam là liên hiệp Giấy gỗ diêm. Năm 1978, liên hiệp Giấy gỗ diêm toàn quốc được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 công ty Giấy gỗ diêm phía Bắc và phía Nam theo nghị định 302/CP ngày 01/12/1978 của Hội đồng bộ trưởng. Liên hiệp vừa là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của các đơn vị thành viên vừa là cơ quan cân đối, phân giao kế hoạch SXKD. Đến năm 1995 ngành Giấy đề nghị Nhà nước cho tách riêng vì ngành gỗ diêm là một ngành kinh tế kỹ thuật khác, không gắn liền với ngành giấy mặc dù ngành giấy và ngành gỗ diêm cùng sử dụng nguyên liệu là gỗ. Chính vì vậy dẫn đến sự ra đời của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Tổng công ty GiấyViệt Nam là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn nhất ngành giấy, bao gồm nhiều thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập và đơn vị sự nghiệp có liên quan gắn bó chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo,... hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giấy và trồng rừng cây nguyên liệu giấy nhằm thực hiện tích tụ tập trung, phân công, hợp tác sản xuất thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao. 1.2. Đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty Với nội dung hoạt động khá phong phú, Tổng công ty Giấy Việt Nam không chỉ sản xuất kinh doanh các sản phẩm giấy mà còn trực tiếp xuất, nhập khẩu, nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu các mặt hàng, vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị... thuộc ngành Giấy. Các nhóm mặt hàng kinh doanh: - Mặt hàng xuất khẩu: chủ yếu là sản phẩm giấy đã hoàn thành. - Mặt hàng nhập khẩu: gồm các mặt hàng như nguyên liệu cho sản xuất giấy, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ... ngành Giấy như: hoá chất, bột giấy các loại, giấy vụn, lưới đồng, chăn len... - Mặt hàng sản xuất và tiêu thụ trong nước: các sản phẩm giấy phục vụ cho yêu cầu kinh tế, xã hội như giấy viết, giấy in, giấy làm báo... Thị trường kinh doanh: - Thị trường trong nước: Gồm các bạn hàng trong nước chủ yếu là một số đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành in và xuất bản, thị trường hàng tiêu dùng. - Thị trường hàng nước ngoài: Gồm các nhà nhập khẩu, xuất khẩu nước ngoài như Brazil, Nga, úc, Thụy Điển, Malayxia, Hong Kong, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Indonexia... Tổng công ty được phép tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, đàm phán, ký kết với các doanh nghiệp nước ngoài các hợp đồng kinh tế về xuất nhập khẩu. Tổng công ty có quyền đầu tư liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định; đồng thời có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty. 1.3. Quy mô của Tổng công ty Giấy Việt Nam Tổng công ty Giấy Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất ngành Giấy với nhiều thành viên gắn bó chặt chẽ với nhau. Biểu 1:Tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty Giấy Việt Nam năm 2002: Chỉ tiêu Giá trị (tỷ đồng) % so với kế hoạch % so với năm 2001 Giá trị tổng sản lượng 1.742,979 108% 112.8% Doanh thu 2.322,82 110,2% 102,7% Nộp ngân sách 111,877 107,7% 81,1% Lợi nhuận 62,879 114,3% 122% Tại tổng công ty Giấy Việt Nam: Biểu 2: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố tại Tổng công ty Giấy Việt Nam: ĐVT: đồng Yếu tố chi phí Số tiền 1. Chi phí nguyên vật liệu 2. Chi phí nhân công 3. Chi phí khấu hao TSCĐ 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 5. Chi phí khác bằng tiền 370.851.095.149 5.680.954.395 1.803.954.395 1.899.344.682 38.507.497.062 Tổng cộng 418.735.952.133 Biểu 3: Tình hình thu nhập của CBCNV ĐVT: đồng Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Kỳ trước Kỳ này 1. Tổng quỹ lương 2. Tiền thưởng 3. Tổng thu nhập 4. Tiền lương bình quân 5. Thu nhập bình quân 5.680.954.395 5.680.954.395 2.601.170 2.601.170 1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Giấy Việt Nam - Tổng công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước giao theo quy định của pháp luật và có quyền giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng. - Tổng công ty có quyền đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với mọi đối tượng trong và ngoài nước. - Tổng công ty có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty. - Tổng công ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, đổi mới công nghệ, trang thiết bị. - Tổng công ty được mời và tiếp đối tác kinh doanh nước ngoài. Được sử dụng vốn và các quỹ của Tổng công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn có hiệu quả. Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Nhà nước. - Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán tập trung đối với các đơn vị trực thuộc Tổng công ty và hạch toán kinh tế tổng hợp trên cơ sở hạch toán đầy đủ của các đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, tài khoản tại ngân hàng và con dấu riêng, có Điều lệ hoạt động theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty. Nhiệm vụ của Tổng công ty Giấy Việt Nam không chỉ đơn thuần thực hiện chỉ đạo sản xuất, kinh doanh và lưu chuyển hàng hoá trong và ngoài nước, thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu mà còn tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch và đầu tư áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ngành Giấy sao cho có hiệu quả hơn. Đồng thời Tổng công ty có nhiệm vụ hợp tác đầu tư liên doanh liên kết với các thành phần, các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước theo pháp luật Việt Nam để mở rộng thị trường kinh doanh. 2. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Giấy. Cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam bao gồm: - Hội đồng quản trị, ban kiểm soát. - Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. - Các đơn vị thành viên của Tổng công ty. Bộ máy quản lý của Tổng công ty do Tổng giám đốc qui định theo điều lệ của Tổng công ty được phê duyệt đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả: Sơ đồ 11: Mô hình tổ chức bộ máy quản trị Tổng công ty Giấy Việt Nam Hội đồng quản trị Ban giám đốc Công ty Giấy Bãi Bằng Công ty Giấy Tân Mai Công ty VPP Hồng Hà Trường Đào Tạo nghề giấy Viện nc giấy và Xenluylo Công ty Gỗ Đồng Nai Phòng xuất nhập khẩu Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng nghiên cứu phát triển Phòng quản lý kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Văn phòng .......... Văn phòng: Thay mặt Tổng giám đốc giao dịch với các cơ quan hữu quan, tham mưu truyền đạt những qui định của Tổng giám đốc về lĩnh vực hành chính, tổ chức in ấn lưu trữ tài liệu của Tổng công ty. Bố trí lịch làm việc của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và các phòng. Xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị phụ thuộc Tổng công ty, qui chế lao động, qui chế tiền lương, khen thưởng, kỉ luật, đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức lao động, lĩnh vực hành chính pháp chế và trong lĩnh vực đối ngoại. Phòng quản lý kỹ thuật: Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, kiểm soát và nghiên cứu các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, từ đó đưa ra các chính sách, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của mình và còn phải quản lý nhân viên của mình. Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ khảo sát tìm hiểu thị trường giúp Tổng giám đốc ra các quyết định chính xác, phù hợp trong sản xuất kinh doanh. Đôn đốc các đơn vị thành viên của Tổng công ty thực hiện các nhiệm vụ đã vạch ra, kết nối giữa các bạn hàng, các nhà cung cấp lớn cho các đơn vị thành viên. Xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, dài hạn, kế hoạch giá thành, điều phối tác nghiệp sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược thị trường để cân đối nhu cầu giấy các loại cho xã hội. Thực hiện việc bình ổn giá các sản phẩm giấy in, giấy viết, giấy in báo theo qui định của Nhà nước. Phòng nghiên cứu phát triển: Có trách nhiệm tìm hiểu ngành Giấy trên qui mô toàn cầu, nắm bắt các thông tin mới về khoa học kĩ thuật trong ngành Giấy để định hướng phát triển ngành, phối hợp với các đơn vị thành viên trong Tổng công ty triển khai các đề tài khoa học, nghiên cứu cải tiến kĩ thuật trong ngành, giúp Tổng giám đốc đưa ra các giải pháp kinh tế kĩ thuật, thực hiện chức năng quản lý cấp trên về kỹ thuật theo qui định của Nhà nước ban hành. Phòng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ khảo sát thị trường trong nước và nước ngoài về các mặt hàng xuất nhập khẩu; đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, máy móc với các đơn vị trong nước và nước ngoài; giúp Tổng giám đốc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm ổn định sản xuất và phát triển của ngành giấy; cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước, tham gia từng bước thị trường ngoài nước để tiến đến hoà nhập với ngành Giấy khu vực. Phòng tài chính kế toán: Có chức năng giúp tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính và kế toán, tổng hợp về vốn, chi phí sản xuất tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả hoạt động SXKD của toàn Tổng công ty. Tổ chức chỉ đạo công tác kế toán, hạch toán ở các đơn vị thành viên và đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo quy định của Nhà nước. Lập Báo cáo tài chính tổng hợp hàng năm của Tổng công ty trên cơ sở tổng hợp các Bảng cân đối kế toán của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trình Hội đồng quản trị để công bố Báo cáo tài chính năm theo quy định của Bộ Tài chính. 3. Tổ chức bộ máy kế toán Tổng công ty Giấy là một đơn vị có mạng lưới hoạt động rộng rãi gồm nhiều đơn vị thành viên hạch toán độc lập và đơn vị hạch toán phụ thuộc. * Nhiệm vụ: - Cân đối vốn hiện có điều chỉnh vốn tăng giảm khi có sự thay đổi nhiệm vụ hoặc quy mô phát triển SXKD của các đơn vị thành viên theo quyết định của Tổng giám đốc. - Xây dựng kế hoạch tài chính năm của toàn Tổng công ty trên cơ sở kế hoạch tài chính của các đơn vị thành viên. - Tổ chức hạch toán tổng hợp các loại vốn, quỹ, tổng hợp giá thành, xác định kết quả SXKD trên cơ sở Báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên. Tổng hợp Báo cáo quyết toán của toàn Tổng công ty trình lên Bộ Tài chính xét duyệt. - Lập Báo cáo tài chính tổng hợp hàng năm của Tổng công ty trên cơ sở tổng hợp các Bảng cân đối kế toán của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trình Hội đồng quản trị để công bố Báo cáo tài chính năm theo quy định của Bộ Tài chính. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của mình. Đồng thời để đảm bảo làm sao cho cơ cấu bộ máy kế toán được hợp lý, gọn nhẹ và kịp thời, chính xác, đầy đủ và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin nên bộ máy kế toán ở Tổng công ty Giấy được tổ chức như sau: Sơ đồ 12: Tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán tổng hợp Văn phòng Phó phòng kế toán tổng hợp phụ trách tại phía Nam Kế toán tổng hợp toàn ngành Kế toán xây dựng cơ bản Kế toán thanh toán ngoại tệ Kế toán thanh toán nội tệ Thủ quỹ Bộ phận kế toán tại phía Nam Phòng kế toán tại Tổng công ty bao gồm 12 người được bố trí tại 2 địa điểm: Văn phòng Tổng công ty chính đặt tại Hà nội gồm 7 người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc tình hình hoạt động về tài chính - kế toán của Tổng công ty, tổ chức lập báo cáo, tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp thành viên tại phía Bắc; đồng thời hướng dẫn chỉ đạo bộ phận tài chính kế toán ở phía Nam. Bộ phận tài chính- kế toán của Tổng công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm 5 người có trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp Báo cáo tài chính cho kế toán tổng hợp toàn ngành. + Kế toán trưởng: Là người tổ chức chỉ đạo bộ máy kế toán trong toàn Tổng công ty, thông tin kế toán và hạch toán kinh tế đơn vị, tổ chức kiểm tra tài chính kế toán, phê duyệt báo của các đơn vị thành viên; xét duyệt quyết toán các hoạt động kinh doanh trong Tổng công ty trước khi gửi lên cấp trên. Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn trực tiếp tham mưu với Tổng giám đốc về các hoạt động tài chính, nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước và điều kiện cụ thể của Tổng công ty . + Phó phòng kế toán văn phòng: Phụ trách kế toán và kiểm tra kế toán, tổng hợp Báo cáo tài chính tại văn phòng Tổng công ty, thanh, quyết toán các hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, thanh toán công nợ bằng VNĐ và ngoại tệ, theo dõi TSCĐ và khấu hao tài sản cố định; tổ chức hạch toán và theo dõi tình hình quản lý sử sụng các quỹ của Tổng công ty cũng như nguồn kinh phí sự nghiệp. + Phó phòng kế toán tổng hợp tại phía Nam: Được uỷ quyền thay mặt kế toán trưởng xử lý, kiểm tra tổng hợp Báo cáo tài chính tại phía Nam. Là người được uỷ quyền phân công nhiệm vụ trong phòng tài chính- kế toán phía Nam. + Kế toán tổng hợp toàn ngành: Hướng dẫn chỉ đạo công tác kế toán cho các đơn vị phù hợp với yêu cầu quản lý của toàn Tổng công ty, thực hiện kiểm tra, tổng hợp tài liệu kế toán toàn Tổng công ty để lập báo cáo tài chính toàn ngành. + Kế toán ngoại tệ: Theo dõi phản ánh các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty. + Kế toán thanh toán nội tệ: Có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ có liên quan đến quỹ tiền mặt, lập phiếu thu, phiếu chi, ghi sổ kế toán liên quan, theo dõi và duyệt quyết toán kinh phí sự nghiệp. + Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tiến hành nhận, xuất tiền mặt; theo dõi quỹ tiền mặt tại ngân hàng và ghi sổ liên quan. Bộ phận kế toán tại phía Nam: Gồm kế toán tổng hợp, kế toán vốn bằng tiền nội tệ, ngoại tệ, thủ quỹ có nhiệm vụ giống như ở phía Bắc Tổng công ty. 4. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và ứng dung phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin ở Tổng công ty Giấy. Hình thức kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm các sổ kế toán, số lượng, mẫu sổ, mối quan hệ giữa các sổ kế toán để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu kế toán từ các chứng từ ban đầu, nhằm cung cấp các chỉ tiêu cần thiết cho việc lập báo cáo theo trình tự và phương pháp nhất định. Hiện nay Tổng công ty đang áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Nhằm hiện đại hoá khâu hạch toán, giúp nhà lãnh đạo có thông tin kịp thời để xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Tổng công ty đã áp dụng chương trình kế toán trên máy vi tính để phục vụ cho công tác kế toán ở Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Hình thức Chứng từ ghi sổ có đặc điểm là tách rời việc ghi sổ theo thời gian và ghi sổ theo hệ thống ở hai hệ thống sổ kế toán tổng hợp, đó là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán đều phân loại chứng từ, căn cứ vào các chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái các tài khoản. Theo hình thức này, việc ghi sổ kế toán tổng hợp phải thông qua chứng từ tổng hợp (chứng từ trung gian) đó là chứng từ ghi sổ. Hệ thống sổ kế toán tổng hợp được chia ra thành 2 loại sổ tách biệt giữa ghi sổ theo thời gian (trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và ghi sổ theo hệ thống tài khoản (trên sổ cái các tài khoản). Còn việc ghi sổ kế toán chi tiết được tiến hành đồng thời cùng với việc ghi sổ kế toán tổng hợp và hạch toán chứng từ gốc vào các sổ chi tiết bằng cách lập "Bảng chi tiết số phát sinh" để đối chiếu với sổ cái tài khoản tổng hợp liên quan. Việc kiểm tra đối chiếu kế toán tổng hợp được thực hiện thông qua việc lập "Bảng chi tiết số phát sinh" các tài khoản (Bảng cân đối kế toán). Với hình thức kế toán này tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đều được đưa vào chương trình kế toán trên máy bằng việc cập nhật chứng từ ban đầu. Chương trình sẽ tự động tính toán và vào các sổ chi tiết, tổng hợp, lập Báo cáo tài chính đến cuối kỳ. Chương trình kế toán trên máy gồm hai hệ thống: Hệ thống hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng VNĐ và hệ thống hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức này được thể hiện qua sơ đồ sau: Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ Chứng từ gốc Sổ chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng chi tiết số phát sinh Sổ cái Bảng đối chiếu số phát sinh Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 13: Trình tự hạch toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. 5. Trình tự kế toán tại Tổng công ty: * Các chứng từ thu chi tiền mặt hàng ngày kế toán thực hiện và in ấn trên máy vi tính, đồng thời các phiếu thu chi này được lưu lại trong máy thành các chứng từ gốc (chứng từ ghi sổ). - Căn cứ vào các chứng từ đã thu chi thủ quỹ theo dõi vào sổ quỹ. - Căn cứ vào sổ phụ và các chứng từ liên quan từ ngân hàng kế toán thanh toán nhập các chứng từ này vào chương trình kế toán đồng thời ghi các sổ chi tiết để theo dõi. * Căn cứ vào các quy định về quỹ lương, kế toán trích quỹ lương và tính toán mức BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn. Căn cứ vào số liệu này kế toán nhập chứng từ vào chương trình kế toán. * Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh các tài khoản trên đồng thời căn cứ vào quá trình thanh toán công nợ giữa các khách hàng (các đối tượng thanh toán công nợ), kế toán công nợ nhập các bút toán bù trừ công nợ vào chương trình kế toán và rút số dư công nợ từ chương trình kế toán để theo dõi. * Cuối kỳ căn cứ vào mức trích khấu hao cả năm được Bộ Tài chính phê duyệt, kế toán tổng hợp chia cho từng kỳ kế toán và tính toán phân bổ mức trích KHCB của từng bộ phận liên quan và định khoản các bút toán trích KHCB vào chương trình kế toán. * Cuối kỳ kế toán tổng hợp xem xét toàn bộ các số liệu trong chương trình kế toán thực hiện việc in ấn, đối chiếu tổng hợp các tài khoản so sánh số liệu với các sổ kế toán chi tiết. * Đến kỳ báo cáo tài chính, kế toán tổng hợp lập các báo cáo tài chính theo quy định. 6. Hình thức tổ chức công tác kế toán ở Tổng công ty. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động kinh doanh; dựa vào sự phân cấp quản lý kinh tế nội bộ, căn cứ vào đội ngũ cán bộ chuyên môn cũng như khối lượng, tính chất công việc kế toán, Tổng công ty Giấy đã xây dựng theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Theo mô hình này, ở Tổng công ty có phòng kế toán tập trung làm nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở văn phòng Tổng công ty, kiểm tra hướng dẫn công tác kế toán toàn Tổng công ty, tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính toàn ngành. Tại các đơn vị thành viên đều có phòng kế toán riêng thực hiện công tác hạch toán hoàn chỉnh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thuộc đơn vị mình theo sự phân cấp của phòng kế toán Tổng công ty lập báo cáo cần thiết để gửi lên phòng kế toán tập trung. Đơn vị chi nhánh Tổng công ty ở TP. Hồ Chí Minh, do vị trí địa lý cách xa Tổng công ty do đó phòng tài chính - kế toán tại chi nhánh thực hiện hạch toán tương đối hoàn chỉnh giúp kế toán trưởng thực hiện công việc hạch toán được thuận tiện và chính xác. Loại hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán có rất nhiều thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát của kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị thành viên. Mặt khác loại hình tổ chức công tác kế toán này còn hạn chế bớt những khó khăn trong việc phân công lao động, thực hiện chuyên môn hoá nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của kế toán cũng như thuận tiện trong việc ứng dụng các trang thiết bị kỹ thuật tính toán và thông tin kế toán. Tổng công ty tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán đã đáp ứng được yêu cầu tổ chức khoa học, hợp lý lao động, cán bộ và nhân viên kế toán xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bộ phận trong phòng kế toán sự phối kết hợp các bộ phận liên quan đảm bảo công việc thực hiện có hiệu quả và nhanh gọn. Mặt khác, việc tổ chức công tác kế toán này cũng đã tôn trọng các quy định có tính chất nguyên tắc đó là: cán bộ kế toán được đảm bảo độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, quy định trong các chế độ kế toán, cán bộ kế toán không được kiêm nhiệm làm thủ kho, thủ quỹ, tiếp liệu và phụ trách công tác kế toán,... Niên độ kế toán của Tổng công ty bắt đầu từ ngày 01/01/ N và kết thúc vào ngày 31/12/ N. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: đồng Việt Nam. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác là: tỷ giá quy đổi ngoại tệ được căn cứ theo giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương ngày hạch toán. Sau đó, tỷ giá năm quyết toán sẽ được xác định theo tỷ giá Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Phần chênh lệch sẽ được hạch toán vào khoản chênh lệch giá vào thời điểm cuối năm. Tổng công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo quyết định 1144/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ Tài chính. Việc mở các tài khoản chi tiết cấp 2 và cấp 3 được thực hiện theo đúng chế độ và phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD của TCTy. ii. thực trạng kế toán nguồn vốn chủ sở hữu tại tổng công ty giấy Việt Nam 1. Kế toán nguồn vốn kinh doanh ở Tổng công ty Giấy Việt Nam. Nguồn vốn kinh doanh: là nguồn vốn cơ bản hình thành nên các loại tài sản của TCTy. Nguồn vốn kinh doanh của TCTy được hình thành từ nguồn Ngân sách cấp và nguồn tự bổ sung từ kết quả hoạt động SXKD. Nguồn vốn kinh doanh trong năm tăng chủ yếu là do: - Kết chuyển từ nguồn vốn XDCB và quỹ đầu tư phát triển về nguồn vốn kinh doanh theo quyết định của HĐQT TCTy. - Tăng nguồn vốn kinh doanh cụ thể là tăng nguồn vốn rừng (TK 4113) do bảo toàn vốn. 1.1. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản: TK 411: “Nguồn vốn kinh doanh”. Được mở chi tiết 4 tài khoản cấp 2: - TK 4111: Vốn cố định. - TK 4112: Vốn lưu động. - TK 4113: Vốn rừng. - TK 4114: Vốn liên doanh. Riêng TK 4113 còn được mở chi tiết 2 TK cấp 3: + TK 41131- Nguồn vốn rừng chưa khai thác. + TK 41132- Nguồn vốn rừng đã khai thác được sử dụng tiếp. 1.2. Chứng từ sử dụng: Căn cứ vào các chứng từ: - Các quyết định của Hội đồng quản trị về điều động vốn kinh doanh. - Biên bản bàn giao công trình XDCB hoàn thành. - Hoá đơn tài chính,... Kế toán thực hiện cập nhật các chứng từ khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Phần mềm kế toán trên máy được cài đặt sẽ thực hiện tính toán và vào các sổ liên quan, sổ chi tiết, tổng hợp TK 411. 1.3. Trình tự hạch toán: TK111,112,151,152,156,211,213 TK 414,4312, 441 TK111,112,152,153,154,155,311… TK 111,112, 336… TK 411 (chi tiết theo nguồn) TK 421, 415, 412 TK111,112, 412… Nộp vốn lên cấp trên Trả vốn cho NS, liên doanh… Giảm vốn KD do cấp trên cấp Nhận vốn do NS cấp, viện trợ… Bổ sung vốn kinh doanh từ lợi nhuận, quỹ khác Bổ sung từ vốn chủ sở hữu khác khi công tác XDCB, mua TSCĐ đã hoàn thành Tại Tổng công ty giấy Việt Nam, trình tự hạch toán nguồn vốn kinh doanh được tiến hành theo sơ đồ sau: Sơ đồ 14: Trình tự hạch toán vốn kinh doanh: ở các đơn vị thành viên hạch toán độc lập khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ hạch toán theo đúng chế độ tài chính - kế toán hiện hành, cuối kỳ chuyển báo cáo về văn phòng TCTy để kế toán tổng hợp toàn ngành lập báo cáo tổng hợp TCTy. Trong năm 2002 nguồn vốn kinh doanh - vốn liên doanh (TK 4114) của toàn TCTy không biến động. Cụ thể, trong quý IV có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của TCTy như sau: Tổng công ty Giấy VN. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Số:1659/QĐ- HĐQT. Độc lập- Tự do-Hạnh phúc. ********o0o******** Hà Nội, Ngày 16 tháng 11 năm 2002. Quyết định của hội đồng quản trị tổng công ty giấy Việt Nam V/v: Điều chuyển vốn ngân sách cho Công ty Giấy Bãi Bằng. - Căn cứ nghị định 52/CP ngày 2/8/1995 của Chính phủ về ban hành điều lệ tổ chức hoạt động của TCTy Giấy. - Căn cứ quyết định 512/QĐ- HĐQT ngày của Hội đồng quản trị về ban hành quy chế tài chính của TCTy Giấy. Quyết định Điều 1: Điều chuyển 597.600.000 đ tiền Ngân sách cho Công ty Giấy Bãi Bằng. Điều 2: Tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng các đơn vị có trách nhiệm thực hiện quyết định này. Nơi nhận Ngày 16 tháng 11 năm 2002 - Như điều 3 T/M, Chủ tịch HĐQT. - Phòng TCKT (ký và đóng dấu) - Lưu VP Theo quyết định này của HĐQT, ngày 15 tháng 12 năm 2002, Tổng công ty chuyển nguồn cho Công ty Giấy Bãi Bằng số tiền mặt là 597.600.000đ. Đồng thời trong tháng 11, HĐQT quyết định bàn giao 1 xe 601 0929 cho giấy Đồng Nai theo quyết định số1677/QĐ- HĐQT, với mẫu chứng từ như trên với nguyên giá tài sản cố định là 402. 400.000đ. Dựa trên các chứng từ gốc, kế toán tiến hành lập các chứng từ ghi sổ theo các từng ngày phát sinh nghiệp vụ như sau: Chứng từ ghi sổ Số: 1153 Ngày 26 tháng 11 năm 2002 ĐVT: đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Điều động xe ĐN 4111 211 402.400.000 Cộng 402.400.000 Kèm theo...3 chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (Ký) (Ký) Chứng từ ghi sổ Số: 1158 Ngày 15 tháng 12 năm 2002 ĐVT: đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Điều động vốn BB 4111 111 597.600.000 Cộng 597.600.000 Kèm theo...3 chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (Ký) (Ký) Căn cứ vào các nghiệp vụ trên, kế toán văn phòng cập nhật các chứng từ vào máy tính, máy sẽ tự động ghi sổ chi tiết TK 411 như sau: Sổ chi tiết TK 4111. Nguồn vốn kinh doanh (vốn cố định) Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/12/2002. (Tổng công ty Giấy Việt Nam) ĐVT: Đồng Ngày tháng SốHCT Diễn giải TKĐƯ Nợ Có Dư đầu kỳ 11.006.991.589 26/11 20021677 Điều động xe ĐN 211 402.400.000 31/12 Cộng PS 402.400.000 31/12 Cuối kỳ 10.604.591.589 Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký) (ký) (Ký và đóng dấu) Sổ chi tiết TK 4112. Nguồn vốn kinh doanh(vốn lưu động). Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/12/2002. (Tổng công ty Giấy Việt Nam) ĐVT: đồng Ngày tháng SốHCT Diễn giải TKĐƯ Nợ Có Dư đầu kỳ 36.811.562.106 15/12 20021659 Điều chuyển NS 111 597.600.000 31/12 Cộng PS 597.600.000 31/12 Cuối kỳ 36.213.962.106 Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký) (ký) (Ký và đóng dấu) Cuối kỳ, kế toán tổng hợp tiến hành lập Sổ Cái TK 411 - nguồn vốn kinh doanh. Sổ cái Tài khoản: 411 Nguồn vốn kinh doanh (Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/12/2002.) ĐVT: đồng STT Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Nợ Có Dư đầu kỳ 50.689.686.155 1. Điều động xe Đ.N 211 402.400.000 2. Điều chuyển NS cho BB 111 597.600.000 Cộng phát sinh 1.000.000.000 Dư cuối._.ng công ty giấy Việt Nam. I. Một số nhận xét, đánh giá Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại TCTy Giấy nói chung và thực trạng tổ chức kế toán, tình hình quản lý sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu nói riêng, trong giới hạn khả năng nghiên cứu, xin trình bày một số nhận xét sau: 1. Ưu điểm. + Tổng Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức công tác kế toán nguồn vốn chủ sở hữu một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo được những yêu cầu của công tác kế toán. TCTy đã sớm tiếp cận với khoa học kỹ thuật, đưa máy tính vào phục vụ công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ phân công quản lý mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu quản lý. + Trong điều kiện chế độ tài chính, chế độ kế toán có sự thay đổi, đặc biệt là việc sửa đổi bổ xung chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước như hiện nay, TCTy đã triển khai thực hiện chế độ có kết quả tốt. TCTy cũng đã chú trọng công tác tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng việc thi hành chế độ mới cho bộ máy kế toán nhằm thực hiện tốt chế độ Nhà nước ban hành. Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao trình độ quản lý cũng như trình đọ tiếp cận khoa học kỹ thuật được coi trọng và triển khai tốt. + Việc tổ chức công tác hạch toán ban đầu từ khâu lập chứng từ, cập nhật chứng từ ban đầu đến lập báo cáo tài chính được TCTy triển khai tương đối hợp lý, khoa học vừa đảm bảo tính tuân thủ theo chế độ Nhà nước ban hành vừa thể hiện tính phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô hoạt động SXKD của TCTy. Điều đó thể hiện tính linh hoạt góp phần tạo điều kiện quản lý và sử dụng tốt, có hiệu quả nguồn vốn và các quỹ của TCTy vừa bảo toàn vốn vừa nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh. + Mọi thành viên trong bộ máy kế toán TCTy đều thấy được trách nhiệm chức năng và không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để xây dựng bộ máy kế toán thực sự có hiệu quả. 2. Hạn chế và những tồn tại cần giải quyết . Bên cạnh những mặt làm được kể trên, tổ chức kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và việc quản lý sử dụng vốn chủ sở hữu ở TCTy Giấy còn bộc lộ nhỉều mặt hạn chế như sau: + TCTy Giấy Việt Nam là doanh nghiệp cấp trên, trong quá trình hạch toán có phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến thanh toán nội bộ với các đơn vị cấp dưới. Tuy nhiên, khi có QĐ của HĐQT về điều chuyển vốn kinh doanh cho đơn vị cấp dưới, kế toán công ty lại phản ánh bằng bút toán: Nợ TK 411: Có TK 111, 211… Việc hạch toán như trên là sai với chế độ kế toán quy định vì khi tiến hành điều chuyển vốn kinh doanh bằng TSCĐ hoặc TSLĐ thì nguồn vốn kinh doanh không giảm mà chỉ có giảm TSCĐ hoặc TSLĐ đó. Việc hạch toán sai này sẽ dẫn đến số liệu phản ánh trên báo cáo tài chính (cụ thể nhất là BCĐKT) bị sai lệch, từ đó kéo theo rất nhiều ảnh hưởng đến việc ra các quyết định tài chính, thông tin kế toán … + Mặt khác, chương trình kế toán trên máy được thiết kế theo hai hệ thống hạch toán là: Hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng VNĐ, nên giữa hai hệ thống này không thống nhất được phương pháp hạch toán. Điều này dẫn đến sự khác nhau trong việc xác định chênh lệch tỷ giá (TK413). Cụ thể là: - Hệ thống hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ hạch toán theo tỷ giá hạch toán trên cơ sở tổng hợp số dư tài khoản từng loại ngoại tệ trên Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản theo hệ thống hạch toán này. - Hệ thống hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng VNĐ được hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ theo tỷ giá thực tế công bố tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ. Việc này dẫn đến số liệu tổng hợp của sổ cái TK 413 “Chênh lệch tỷ giá” giữa hai hệ thống là khác nhau, làm cho số liệu tổng hợp trên Bảng cân đối kế toán chưa được chính xác và việc quản lý nguồn vốn chênh lệch tỷ giá còn gặp nhiều khó khăn. + Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến ngoại tệ, kế toán thường xác định chênh lệch tỷ giá khi thanh toán hoặc kết thúc hợp đồng (xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ có kỳ hạn,...) mà không thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá vào cuối kỳ. Công việc hạch toán theo dõi chênh lệch tỷ giá khi kết thúc hợp đồng, thanh toán mặc dù là thuận tiện, dễ làm và xác định được chính xác số chênh lệch tỷ giá nhưng lại không đảm bảo nguyên tắc thận trọng và đúng kỳ. + Việc quản lý sử dụng các quỹ còn chưa đem lại hiệu quả cao và còn có hiện tượng sử dụng quỹ chưa đúng mục đích như việc ứng vốn trồng rừng cho CTy nguyên liệu giấy Vĩnh Phú từ quỹ hỗ trợ trồng rừng thuộc quỹ khen thưởng trong khi đó nguồn vốn kinh doanh được mở chi tiết cho nguồn vốn rừng. + Đối với các công trình đầu tư XDCB thực hiện còn chậm mà nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ giải ngân còn chậm, nguồn vốn XDCB của toàn TCTy chủ yếu là nguồn vốn ngân sách cấp còn nguồn vốn tự bổ sung của TCTy trong năm qua là không có, thể hiện tính chủ động, sáng tạo, tự lực của các đơn vị thành viên trong TCTy là chưa cao. Điều đó dẫn tới các công trình XDCB không được bàn giao sớm hoặc đúng theo kế hoạch, làm cho năng lực sản xuất chưa huy động hết. + Tổ chức hạch toán quỹ quản lý cấp trên chưa đúng với chế độ tài chính quy định. ở văn phòng TCTy có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhưng kế toán không thực hiện kết chuyển một phần chi phí quản lý từ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” vào TK 911 “Kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ tại văn phòng TCTy. + Nhìn chung chương trình kế toán trên máy ở TCTy chưa thực sự hoàn hảo. Việc hạch toán trên máy đã đảm bảo quan hệ ghi chép theo trật tự thời gian và ghi theo hệ thống kết hợp với nhau. Nhưng hạn chế là ở chỗ: chương trình kế toán trên máy lại được dựa trên hình thức chứng từ ghi sổ nên gây hạn chế nhất định đến việc xử lý và cung cấp thông tin. + Việc phân công lao động chưa được hợp lý, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán chưa được đồng đều, đặc biệt trình độ sử dụng máy vi tính ở một số nhân viên còn chưa cao làm ảnh hưởng tới tiến độ kế toán chung. Toàn bộ công việc tổng hợp kế toán nguồn vốn chủ sở hữu do kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm. Như vậy đến cuối kỳ, cuối niên độ kế toán công việc rất nhiều, ảnh hưởng tới tính kịp thời của báo cáo tài chính khi các đối tượng sử dụng thông tin có yêu cầu. II. Một số biện pháp kiến nghị góp phần hoàn thiện kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và tình hình quản lý sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ở TCTy Giấy Việt Nam Kế toán nguồn vốn kinh doanh: Việc hạch toán giảm vốn kinh doanh khi thực hiện điều chuyển TSCĐ hoặc TSLĐ cho đơn vị cấp dưới là không đúng với chế độ kế toán, vì vậy, kế toán TCTy cần phản ánh các bút toán này như sau: Nếu điều chuyển bằng TSLĐ: Nợ TK 1361: Có TK 111,112, 152… Nếu điều chuyển bằng TSCĐ: Nợ TK 1361: Nợ TK 214: GTHM TSCĐ. Có TK 211,213: nguyên giá TSCĐ 2. Kế toán chênh lệch tỷ giá. Hệ thống hạch toán kế toán trên máy vi tính của TCTy được thực hiện theo hai hệ thống: Hệ thống các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ và hệ thống các nghiệp vụ phát sinh bằng VNĐ. Việc sử dụng tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế của hai hệ thống đã dẫn đến sự khác nhau khi xác định chênh lệch tỷ giá. Mặc dù hiện nay chưa có một phần mềm kế toán nào được coi là hoàn hảo cho các doanh nghiệp nhưng cuối kỳ kế toán doanh nghiệp không xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ là không phù hợp với chính sách chế độ kế toán (cụ thể là thông tư số 44/TC- TCDN ngày 8/7/1997 về hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp nhà nước). Hệ thống các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ thực hiện đánh giá số dư ngoại tệ các tài khoản cuối kỳ chỉ để làm cơ sở xác định tỷ giá hạch toán cho các nghiệp vụ của kỳ sau. Kế toán chỉ xác định chênh lệch tỷ giá khi kết thúc hợp đồng, hoặc thanh toán các khoản phải thu phải trả mà không thực hiện đánh giá ở cuối kỳ. Cụ thể là nghiệp vụ thanh toán hợp đồng vay ngắn hạn 6 tháng ngân hàng ANZ ngày 11/12/2001. Theo chế độ kế toán ban hành thì ngày 31/12/2001, kế toán phải đánh giá lại số dư ngoại tệ của khoản vay ngắn hạn đó nếu chênh lệch tăng thì ghi: Nợ TK 413: 2.784.100 đ Có TK 311: 2.784.100 đ Đến đầu năm 2002 ghi ngược lại bút toán trên để xoá số dư. Đồng thời ngày 31/12/2001 kế toán cũng phải đánh giá lại số dư ngoại tệ của khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng ANZ nếu chênh lệch tăng ghi: Nợ TK 112 (1122): 2.784.100đ Có TK 413: 2.784.100đ Và xử lý số chênh lệch tăng bằng bút toán ghi vào thu nhập hoạt động tài chính (TK 515) như Thông tư số 44 hướng dẫn. 3. Kế toán quỹ và quản lí sử dụng các quỹ tập trung của Tổng công ty. 3.1. Quỹ nghiên cứu KH và đào tạo tập trung; nguồn kinh phí sự nghiệp. Trước đây các khoản chi phí nghiên cứu KH và đào tạo của các đơn vị sự nghiệp được hạch toán giảm TK 4112 “quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung” nay được hạch toán ghi giảm nguồn kinh phí sự nghiệp TK 461. Như vậy để phản ánh đúng kế toán nên lập bảng thống kê chi tiết TK 161 “Chi sự nghiệp” và chi tiết khoản mục chi nghiên cứu khoa học và đào tạo. Những bút toán trước đây đã ghi giảm quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo kế toán phải thực hiện chữa số theo đúng qui định. 3.2. Quỹ hỗ trợ trồng rừng thuộc quỹ khen thưởng tập trung: Trong năm qua có những khoản chi: ứng svốn cho TTNC cây NL Giấy, Cty Giấy Vĩnh Phú, Cty Giấy Đồng Nai, ghi giảm quỹ hỗ trợ trồng rừng. Như vậy: - Quỹ hỗ trợ trồng rừng đã không được sử dụng đúng mục đích như là quỹ khen thưởng cho hoạt động lâm sinh. - Kế toán đã ghi sai bút toán. Với những khoản chi có tính chất tương tự như trên kế toán nên hạch toán vào tài khoản 411 (4113).- Nguồn vốn rừng, hoặc theo như đúng chế độ đối với doanh nghiệp có hoạt động khai thác và chế biến lâm sản thì hạch toán bằng cách ghi giảm quỹ đầu tư phát triển: Nợ TK 414 (41412): 3.076.271.361đ - Quỹ đầu tư phát triển tập trung. Có TK 112: 3.076.271.361đ 3.2. Quỹ quản lý cấp trên: Tại văn phòng Tổng công ty ở phía Bắc và phía Nam nên tập hợp chi phí quản lý chi tiết hơn cho TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Tức là những khoản chi phí quản lý được kết chuyển cuối kỳ vào TK 451 “Quỹ quản lý cấp trên” phải được tổng hợp riêng và những khoản chi phí quản lý được kết chuyển vào TK 911 “Kết quả kinh doanh” tổng hợp riêng, hoặc kế toán phải phân bổ cho bộ phận sản xuất kinh doanh. Bởi vì cơ quan Tổng công ty có hoạt động kinh doanh XNK nên những khoản chi phí quản lý cho hoạt động kinh doanh phải được hạch toán cụ thể, chính xác và phải được kết chuyển vào TK 911 đến cuối kì, cụ thể là việc xác định đối tượng tập hợp chi phí và các nghiệp vụ phát sinh chi phí cho phòng XNK của Tổng công ty và các chi phí khác có liên quan đến XNK. Hiện nay ở Tổng công ty không có bút toán kết chuyển TK 642 vào TK 911 mà chỉ có bút toán kết chuyển vào TK451 như vậy là không đúng theo chế độ kế toán. Việc không kết chuyển một phần chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK911 làm cho số lãi của cơ quan TCTy hàng năm được xác định là không chính xác (làm tăng lãi). Vì vậy kế toán phải kết chuyển cuối kỳ như sau: Nợ TK 911. Có TK 642: Chi phí quản lý cho hoạt động XNK. Và: Nợ TK 451. Có TK 642: Chi phí quản lý cho bộ máy TCTy. Trường hợp kế toán không tập hợp trực tiếp được các khoản chi phí quản lý liên quan trực tiếp đến hoạt động XNK thì kế toán phải phân bổ chi phí theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Thực chất quản lý là quản lý con người, bên cạnh đó phòng xuất nhập khẩu là phòng có số lượng nhân viên đông nhất trong cơ quan TCTy, vì thế kế toán nên lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp. Trong trường hợp này là số tiền lương thực tế của nhân viên phòng XNK. Công thức xác định số chi phí quản lý doanh nghiệp kết chuyển vào TK 911 như sau: 4.420.996.860 5.680.954.395 x 991.644.000 771.711.002 = x Tiền lương của phòng XNK Tổng chi phí QLDN đã tập hợp phân bổ Tổng tiền lương của VP TCTy Cụ thể trong năm 2002, tổng chi phí tập hợp trên sổ TK 642 là: 4.420.996.860đ, tiền lương của toàn cơ quan TCTy trong quý là: 5.680.954.395đ trong đó tiền lương của phòng XNK là: 991.644.000đ. Ta có số chi phí quản lý doanh nghiệp phải kết chuyển vào TK 911 quý IV là: Như vậy quỹ quản lý cấp trên thực sự mới được quản lý tốt và sử dụng đúng mục đích và sổ chi tiết TK451- từ 1/10/2002 đến 31/12/2002 được ghi lại như sau: Sổ chi tiết TK 451. Quỹ quản lý cấp trên. Từ ngày 1/10 đến 31/12. ĐVT: đồng Ngày tháng SốHCT Diễn giải TKĐƯ Nợ Có Dư đầu kỳ 2.987.082.623 10/10 20021874 NL Đồng Nai nộp 112 150.000.000 15/11 20021885 Giấy Việt Trì 111 150.000.000 22/11 20021890 Giấy Tân Mai 111 950.000.000 18/12 20022013 CT giấy ĐN 112 250.000.000 31/12 Kết chuyển 642 1.918.247.122 Cộng PS 1.918.247.122 1.500.000.000 Cuối kỳ 2.161.907.741 Ngày...tháng... năm 2002. Người lập biểu Kế toán trưởng. Thủ trưởng đơn vị. (Ký) (Ký) (Ký và đóng dấu) 4. Lợi nhuận chưa phân phối. Trong nhiều năm qua nói chung và năm 2002 nói riêng, số lỗ luỹ kế toàn TCTy là rất lớn. Có nhiều đơn vị liên tục thua lỗ trong mấy năm liền. Vì vậy TCTy nên có chính sách xử lý lỗ cho các đơn vị thành viên như: trừ vào nguồn vốn kinh doanh, hoặc dùng quỹ dự phòng tài chính của các đơn vị thành viên để bù đắp. Cụ thể là có bút toán ghi: Nợ TK 415. Có TK 421. Nếu Tổng công ty có quyết định trừ vào nguồn vốn kinh doanh thì ghi: Nợ TK 411. Có TK 421 Ví dụ như Công ty Diêm Hoà Bình năm 2002 lỗ: 678.366.581đ. Nếu Hội đồng quản trị có quyết định số lỗ này được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính thì kế toán ghi: Nợ TK 415: 678.366.581đ Có TK 421: 678.366.581đ Đối với cơ quan TCTy, cùng với việc thực hiện phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho bộ phận XNK, kế toán xác định lại số lỗ, lãi hàng kỳ để đánh giá thực chất lỗ lãi trong kỳ để có biện pháp quản lý, phân phối lợi nhuận. 5. Sổ kế toán và phương pháp ghi sổ kế toán. TCTy áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ trên máy vi tính, nhưng trên sổ cái các tài khoản không phản ánh được hình thức chứng từ ghi sổ (không phản ánh được ghi sổ theo thời gian và ghi sổ theo hệ thống, không có cột chứng từ ghi sổ: số hiệu, ngày tháng). Mặc dù kết cấu mẫu sổ ảnh hưởng bởi phần mềm kế toán nhưng như thế phần mềm kế toán và phương pháp ghi sổ kế toán chưa thống nhất. Vì vậy kế toán nên sử dụng mẫu sổ cái tài khoản như sau để tiện cho công tác quản lý, kiểm tra thông tin kế toán được nhanh, thuận tiện, chính xác. Sổ cái TK... Từ ngày... đến ngày... năm... Ngày ghi Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ ….. …….. ……. …………………. ……. ……… …….. Cộng phát sinh …….. …… Số dư cuối kỳ …….. ………. Ngày…tháng….năm.. Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng giám đốc (Ký) (Ký) (Ký, đóng dấu) Bên cạnh đó bộ máy kế toán của TCTy được chia làm hai nơi: Khu vực phía Nam và văn phòng tại phía Bắc như thế là rất phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn TCTy. Nhưng do cách xa về địa lý và việc nối mạng của hệ thống máy tính chưa được sử dụng rộng rãi nên ảnh hưởng tới tiến độ lập báo cáo tài chính toàn TCTy vào cuối quý, cuối niên độ kế toán. Vì vậy, TCTy nên thực hiện nối mạng giữa các trung tâm máy tính ở các phòng tài chính kế toán với nhau. Để làm được việc đó ở các đơn vị thành viên phải đảm bảo sự đồng bộ về cơ sở vật chất và trình độ kế toán, tự động hoá trong tính toán và hệ thống hoá, việc cung cấp thông tin phải được thực hiện tự động và đồng bộ trên máy tính theo các chương trình phần mềm đã cài đặt. Kế toán nguồn vốn và các quỹ của TCTy do kế toán tổng hợp văn phòng theo dõi nên hiện tượng “quá tải” trong công việc vào cuối kỳ kế toán dẫn đến sự chậm trễ tổng hợp số liệu chuyển cho kế toán tổng hợp toàn ngành là thường xảy ra. Để khắc phục tình trạng này không chỉ có sự nỗ lực của bản thân kế toán tổng hợp văn phòng mà cần có sự phối kết hợp với các đơn vị thành viên và các bộ phận kế toán trong TCTy. Kết luận Tổng công ty giấy Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, được sử dụng vốn và các quỹ của Tổng công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn vốn và có hiệu quả. Từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty giấy Việt Nam đã và đang không ngừng hoàn thiện, đổi mới công tác quản lý cũng như công tác kế toán nhằm thực thiện tốt hơn các mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao. Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát tình hình tổ chức kế toán Nguồn vốn chủ sở hữu và quản lý, sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ở Tổng Công ty giấy, mặc dù thời gian không nhiều nhưng đã giúp em hoàn thiện hơn kiến thức đã học trong trường và có thêm kinh nghiệm thực tế trong công tác kế toán nói chung và kế toán nguồn vốn chủ sở hữu nói riêng. Vì thời gian thực tập có hạn, chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài Luận văn không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình viết. Em rất mong các thầy cô giáo cùng các cán bộ kế toán của Tổng Công ty góp ý kiến để em hoàn thiện hơn nữa khả năng của mình sau khi ra trường. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Năng Phúc cùng các cô, chú trong phòng Tài chính- kế toán của Tổng công ty giấy Việt Nam đã giúp em hoàn thành bài Luận văn tốt nghiệp này.. Tài liệu tham khảo 1. Các quy định về tổ chức, hoạt động và hướng đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Nhà xuất bản TP. HCM, 1994. 2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (2001). 3. Lý thuyết hạch toán kế toán. 4. Số 149/2001/QĐ-BTC: Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành và công bố 04 CMKT Việt Nam( đợt 1). 5. Số 89/2002/TT-BTC: Hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC. 6. Số 55/2002/TT-BTC Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, áp dụng cho doanh nghiệp tổ chức có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. 7. Số 144/2001/QĐ-BTC: Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc bổ sung, sửa đổi Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số 1177TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996. 8. Các chuẩn mực kế toán quốc tế. 9. Tạp chí kế toán Số 1/2003. 10. Điều lệ của Tổng Công ty Giấy. 11. Giáo trình kế toán tài chính - Trường Đại học KTQD. 12. Kế toán đại cương và tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp - Lê Gia Lục, Nhà xuất bản Thống kê, 1999. 13. Nghị định 52/CP ngày 2/8/1995 của Chính Phủ. 14. Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính Phủ. 15. Thông tư số 44/TC/TCDN của Bộ Tài Chính ngày 8/7/1997 hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong DNNN. 16. Thông tư số 62/1999 TT BTC của Bộ Tài Chính ngày 7/6/1999 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước. 17. Thông tư số 64/1999 TT BTC ngày 7/6/1999 hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong DNNN. 18. Báo cáo tài chính năm 2001, 2002 của Tổng công ty Giấy Việt Nam. 19. Hệ thống sổ sách kế toán năm 2002 của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Tổng công ty Giấy Việt Nam ĐVT: Đồng Tài sản MS Số đầu năm (đ) Số cuối kỳ (đ) A B C D a. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 280.663.470.246 475.435.911.144 I. Tiền 110 14.193.441.536 25.197.945.662 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 111 708.685.170 786.524.646 2. Tiền gửi ngân hàng 112 112 13.484.756.366 24.411.420.016 3. Tiền đang chuyển 113 113 - - II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 5.000.000.000 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 121 - 5.000.000.000 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 128 - - 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 129 - - III. Các khoản phải thu 130 241.801.016.504 404.807.985.217 1. Phải thu của khách hàng 131 131 148.057.985.617 285.708.350.279 2. Trả trước cho người bán 331 132 34.173.221.438 18.011.752.676 3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 133 - 737.481.920 4. Phải thu nội bộ 136 134 - - - Vốn kinh doanh ở đơn vị phụ thuộc 1361 135 - - - Phải thu nội bộ khác 1368 136 - - 5. Các khoản phải thu khác 138 138 60.453.151.655 101.889.552.692 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 139 (883.342.206) (1.539.152.350) IV. Hàng tồn kho 140 24.568.854.050 38.853.569.046 1. Hàng mua đang đi đường 151 141 - - 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 152 142 - - 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 153 143 - - 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 154 144 - - 5.Thành phẩm tồn kho 155 145 634.950.218 - 6. Hàng hoá tồn kho 156 146 24.216.214.350 19.301.614.033 7. Hàng gửi đi bán 157 147 - 19.551.955.013 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 159 149 (282.310.518) - V. Tài sản lưu động khác 150 100.158.156 1.576.411.219 1. Tạm ứng 141 151 100.158.156 385.881.219 2. chi phí trả trước 1421 152 - - 3. Chi phí chờ kết chuyển 1422 153 - - 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 1381 154 - - 5.Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 144 155 - 1.190.530.000 VI. Chi sự nghiệp 160 - - 1. Chi sự nghiệp năm trước 1611 161 - - 2. Chi sự nghiệp năm nay 1612 162 - - Trong đó: + chi sự nghiệp - - + Chi đề tài, dự án - - B. tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 15.559.346.311 29.288.580.636 I. Tài sản cố định 210 6.434.067.725 8.445.720.955 1. Tài sản cố định hữu hình 211 6.434.067.725 8.445.720.955 - Nguyên giá 211 212 13.748.805.097 17.311.187.549 - Giá trị hao mòn luỹ kế 2141 213 (7.314.737.372) (8.865.466.594) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 214 - - - Nguyên giá 212 215 - - - Giá trị hao mòn luỹ kế 2142 216 - - 3. Tài sản cố định vô hình 217 - - - Nguyên giá 213 218 - - - Giá trị hao mòn luỹ kế 2143 219 - - II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 8.800.543.460 18.277.850.275 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 221 1.000.000 9.478.306.815 2. Góp vốn liên doanh 222 222 8.799.543.460 8.799.543.460 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 228 228 - - 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 229 - - III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 241 230 324.735.126 2.565.009.406 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 244 240 - - Tổng cộng tài sản 250 296.222.816.557 504.724.491.780 Nguồn vốn MS Số đầu kỳ Số cuối kỳ A B C D a. Nợ phải trả 300 256.452.214.767 434.275.001.302 I. Nợ ngắn hạn 310 227.238.168.894 217.844.225.575 1. Vay ngắn hạn 311 311 182.351.816.687 121.236.384.959 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 315 312 - - 3. Phải trả cho người bán 331 313 28.399.712.310 78.114.637.611 4. Người mua trả tiền trước 131 314 104.158.824 3.174.767.359 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 333 315 7.152.299.534 6.876.398.566 6. Phải trả công nhân viên 334 316 1.288.495.710 1.078.596.122 7. Phải trả các đơn vị nội bộ 336 317 - - 8. Các khoản phải trả phải nộp khác 138,338 318 7.941.685.829 7.363.440.956 II. Nợ dài hạn 320 27.345.801.029 201.498.995.568 1. Vay dài hạn 341 321 27.345.801.029 201.498.995.568 2. Nợ dài hạn 342 322 - - III. Nợ khác 330 1.686.244.844 14.931.780.159 1. Chi phí phải trả 335 331 1.686.244.844 14.931.780.159 2. Tài sản thừa chờ xử lý 3381 332 - - 3. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 344 333 - - b. nguồn vốn chủ sở hữu 400 39.770.601.790 70.449.490.478 I. Nguồn vốn – Quỹ 410 39.273.277.009 66.652.232.508 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 411 26.117.258.793 49.689.686.155 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 412 - - 3. Chênh lệch tỷ giá 413 413 2.784.100 - 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 414 7.850.991.160 11.351.430.306 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 415 - 304.945.091 6. Lãi chưa phân phối 421 416 (928.000) - 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 441 417 5.303.170.956 5.303.170.956 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 497.324.781 3.797.257.970 1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 416 421 - 76.236.272 2. Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 422 136.610.149 649.343.423 3. Quỹ quản lý của cấp trên 451 423 353.562.965 2.933.618.743 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 461 424 - - - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 4611 425 - - - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 4612 426 - - Trong đó : + Nguồn sự nghiệp - - + Nguồn dự án, đề tài - - 5. Nguồn kinh phí, vốn hình thành TSCĐ 466 427 7.151.667 138.059.532 Tổng cộng nguồn vốn 430 296.222.816.557 504.724.491.780 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc (Ký) (Ký) (Ký, đóng dấu) Phụ lục 2: Kết quả hoạt động kinh doanh Năm: 2002 Phần I: Lãi, Lỗ ĐVT: đồng Chỉ tiêu Mã số Tổng số tiền Tổng doanh thu Trong đó: doanh thu hàng XK Các khoản giảm trừ(4+5+6+7) Chiết khấu Giảm giá Giá trị hàng bán bị trả lại Thuế doanh thu, thuế XNK phải nộp Doanh thu thuần(1-3) Giá vốn hàng bán Lợi tức gộp(10-11) Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi tức thuần từ hoạt động kd(20-21-22) Thu nhập hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính Lợi tức hoạt động tài chính(30-31-32) Thu nhập hoạt động khác Chi phí hoạt động khác Lợi tức khác (41-42) Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50) Thuế lợi tức phải nộp Lợi tức sau thuế(60-70 1 2 3 4 5 6 7 10 11 20 21 22 30 31 32 40 41 42 50 60 70 80 419.989.353.940 77.401.844.292 1.230.261.127 1.220.687.664 9.573.463 418.759.092.813 370.851.095.149 47.907.997.664 7.366.036.466 9.729.300.405 30.812.660.793 261.013.637 30.047.477.294 (29.786.463.657) 305.917.232 419.293.279 (113.376.047) 912.821.089 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên phản biện Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: lý luận chung về kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và quản lý, sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Nhà nước 3 I. khái quát nguồn vốn chủ sở hữu 3 II. Sự cần thiết, nhiệm vụ, yêu cầu và nguyên tắc kế toán nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Nhà nước 4 1. Sự cần thiết của kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 4 2. Nhiệm vụ của kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 5 3. Yêu cầu của kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 5 4. Nguyên tắc hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu 6 III. Nội dung và phương pháp kế toán nguồn vốn chủ hữu tại các doanh nghiệp Nhà nước 7 1. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 7 1.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán nguồn vốn kinh doanh 7 1.2. Kế toán nguồn vốn kinh doanh 7 2. Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận 9 2.1. Khái niệm, nội dung và phạm vi phân phối 9 2.2. Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận 11 3. Nội dung và phương pháp kế toán các quỹ của doanh nghiệp 12 3.1. Nội dung và phương pháp kế toán quỹ đầu tư phát triển 12 3.2. Nội dung và phương pháp kế toán quỹ dự phòng tài chính 13 3.3. Nội dung và phương pháp kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 14 3.4. Nội dung và phương pháp kế toán quỹ khen thưởng phúc lợi 15 3.5. Nội dung và phương pháp kế toán quỹ quản lý cấp trên 17 4. Nội dung và phương pháp kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 18 4.1. Nguyên tắc kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 18 4.2. Tổ chức kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 18 5. Nội dung và phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá 19 5.1. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá 19 5.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá 20 6. Nội dung và phương pháp kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 21 6.1. Nguyên tắc kế toán, quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 21 6.2. Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 22 Chương II: Thực trạng Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và tình hình quản lý sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ở Tổng công ty Giấy Việt Nam … 23 i. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam 23 1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam 23 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam 23 1.2. Đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam 24 1.3. Quy mô của Tổng công ty Giấy Việt Nam 25 1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Giấy Việt Nam 26 2. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Giấy 27 3. Tổ chức bộ máy kế toán 29 4. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và ứng dụng phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin ở Tổng công ty Giấy Việt Nam 31 5. Trình tự kế toán tại Tổng công ty 33 6. Hình thức tổ chức công tác kế toán ở Tổng công ty 34 Ii. Thực trạng kế toán nguồn vốn chủ sở hữu ở Tổng công ty Giấy Việt Nam 36 1. Kế toán nguồn vốn kinh doanh ở TCTy Giấy Việt Nam 36 2. Kế toán chênh lệch tỷ giá 41 3. Kế toán các quỹ tập trung và tình hình quản lý sử dụng các quỹ của Tổng công ty Giấy Việt Nam 43 3.1. Kế toán quỹ phát triển kinh doanh 44 3.2. Kế toán quỹ khen thưởng phúc lợi 53 3.3. Kế toán quỹ dự phòng tài chính 57 3.4. Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 59 4. Kế toán nguồn vốn XDCB 62 5. Kế toán lợi nhuận chưa phân phối 65 6. Kế toán quỹ quản lý cấp trên và tình hình quản lý sử dụng quỹ quản lý cấp trên 68 IIi. Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam 72 Chương III: hoàn thiện kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và quản lý sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ở Tổng công ty Giấy Việt Nam 76 I. Một số nhận xét, đánh giá 76 1. Ưu điểm 76 2. Hạn chế và tồn tại cần giải quyết 77 II. Một số biện pháp kiến nghị góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và tình hình quản lý sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ở TCTy Giấy Việt Nam 79 1. Kế toán nguồn vốn kinh doanh 79 2. Kế toán chênh lệch tỷ giá 79 3. Kế toán và quản lý sử dụng các quỹ tập trung của Tổng công ty 80 3.1.Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung 80 3.2. Quỹ hỗ trợ trồng rừng thuộc quỹ khen thưởng tập trung 81 3.3. Quỹ quản lý cấp trên 81 4. Lợi nhuận chưa phân phối 83 5. Sổ kế toán và phương pháp ghi sổ kế toán 84 Lời kết 85 Danh mục tài liệu tham khảo 86 Ký hiệu viết tắt 1/ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 2/ UBND : Uỷ ban nhân dân 3/ HN : Hà Nội 4/ VN : Việt Nam 5/ TP : Thành phố 6/ TN : Thu nhập 7/ CP : Chi phí 8/ TNCT : Thu nhập chịu thuế 9/ CPSXKD : Chi phí sản xuất kinh doanh 10/ NVL : Nguyên vật liệu 11/ KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định 12/ DT : Doanh thu 13/ GĐ : Giám đốc 14/ NV : Nhân viên 15/ TS : Tài sản 16/ TSCĐ : Tài sản cố định 17/ TSCĐHH : Tài sản cố định hữu hình 18/ TSLĐ : Tài sản lưu động 19/ KQKD : Kết quả kinh doanh 20/ TCTy : Tổng công ty 21/ NVKD : Nguồn vốn kinh doanh 21/ NVCSH : Nguồn vốn chủ sở hữu 22/ XDCB : Xây dựng cơ bản ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37032.doc
Tài liệu liên quan