Lời mở đầu
Ngày nay một đặc trưng quan trọng của nền kinh tế thế giới là xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá. Nền kinh tế các nước đang dần dần xích lại gần nhau thông qua hoạt động ngoại thương, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là buôn bán trao đổi hàng hoá mà còn là sự hoà hợp giữa các nền văn hoá. Kim ngạch xuất khẩu sẽ cho thấy phần nào vị thế của một quốc gia cũng như phần nào sự phát triển của một nền kinh tế.
Ngay từ khi chuyển sang nền ki
59 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng Công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế mở cửa Việt Nam đã thực hiện các chính sách đa dạng hoá hoạt ddộng kinh tế đối ngoại, đa phương hoá các quan hệ thị trường tạo điều kện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Điều này chứng tỏ Việt Nam rất coi trọng hoạt động xuất nhập khẩu và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Thực tế cho thấy đây vừa là thời cơ cũng vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải lựa chon và kết hợp sử dụng các công cụ quản lý hữu hiệu đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Khi đó doanh nghiệp mới có thể đứng vững và phát triển trong quá trình cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế.
Mỗi doanh nghiệp phát triển sẽ làm cho kinh tế đất nước phát triển và hùng mạnh, trong mỗi doanh nghiệp để phát triển không chỉ cần đến những nhà quản lý kinh doanh giỏi mà cần phải có một bộ máy kế toán hoàn chỉnh có khả năng cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh một cách đây đủ, chính xác và kịp thời giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định tối ưu.
Sau một thời gian thực tập tại phòng kế toán - Tổng công ty chè Việt Nam em nhận thấy không chỉ tại đây mà tại một số doanh nghiệp khác mặc dù đã có sự cố gắng bổ sung, sửa đổi song công tác hạch toán kế toán vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra phương hướng hoàn thiện hơn nữa. đặc biệt đối với hoạt động đầy tính nhạy cảm như hoạt động xuất nhập khẩu.
Với những nhận thức trên cộng với những kiến thức đã học ở trường em lựa chọn nghiên cứu đề tài " Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng công ty chè Việt Nam"với mục tiêu là làm rõ nội dung , phương pháp hạch toán kế toán hoạt động xuất khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu theo chế độ tài chính hiện hành. Từ thực trạng công tác kế toán hoạt động xuất khẩu tại Tổng công ty chè Việt Nam chúng ta phần nào hiểu được một số vấn đề mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gặp phải. Bằng những hiểu biết của mình dù còn nhiều hạn chế song em cũng xin đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa kế toán hoạt động xuất khẩu tại Tổng công ty chè Việt Nam .
Nội dung đề tài bao gồm:
Phần I: khái quát chung về Tổng công ty chè Việt Nam .
Phần II: thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng công ty chè Việt Nam .
Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng công ty chè Việt Nam .
Phần I
Khái quát chung về Tổng công ty chè Việt Nam .
I . Lịch sử hình thành Tổng công ty chè Việt Nam
Năm 1979 chính phủ ra quyết định 75 / TTg và 224/ TTg về thống nhất tổ chức ngành chè, hợp nhất hai khâu trồng trọt và chế biến, giao cho các nông trường chè ở địa phương trên cơ sở trung ương quản lý thống nhất.
Tháng 3 năm 1987 Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ra quyết định số 283/ NN-TCCB/ QĐ thành lập công ty xuất nhập khẩu chè thuộc liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam.
Căn cứ văn bản số 5826/ ĐMDN ngày 13/10/1995 của thủ tướng chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ( nay là Bộ NN và PTNT) và uỷ quyền ký quyết định thành lập các tổng công ty theo quyết định 90/ TTg ngày 7/ 3 / 1994 của thủ tướng chính phủ. Ngày 29/ 12/1995 Bộ trưởng bộ NN và PTNT ra quyết định số 394/NN_TCCB/QĐ thành lập Tổng công ty chè Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc liên hợp xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam.
Tổng công ty chè Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Tea Corporation (Vinatea Corp) trụ sở chính đặt tại 46 Tăng Bạt Hổ- Hai Bà Trưng - Hà Nội. Tài khoản VND số 361-11004020 tài khoản ngoại tệ số 362- 111004 tại ngân hàng Ngoại Thương Việt nam.
Tổng công ty chè Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6/ 1996 với quy mô ban đầu có 28 đơn vị thành viên.
-Tổng công tổng số lao động 850 người
Vốn pháp định là 101868.5 triệu đồng
Vốn kimh doanh 101867.5 triệu đồng
Vốn cố định là 68163.6 triệu đồng
Vốn XDCB là 5601 triệu đồng
Tổng công ty chè Việt Nam có điều lệ tổ chức và hoạt động do Bộ trưởng Bộ NN và PTNT ra quyết định ban hành, quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty.
II. Loại hình doanh nghiệp.
Tổng công ty chè Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế được nhà nước giao vốn, tài nguyên, đất đai, và các nguồn lực khác có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn nhà nước do Tổng công ty quản lý. Đây chính là công ty cấp quốc gia, công ty chè lớn nhất ở Việt Nam, là một đối tác quan trọng nhất ở Việt Nam cho các công ty và khách hàng nước ngoài.
Trong việc nhận thức về môi trường đầu tư thì Tổng công ty đã thành lập các liên doanh và hợp tác với các hãng nước ngoài để cải thiện chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất của các nhà máy lớn. Đồng thời Tổng công ty cũng cổ phần hoá một số doanh nghiệp cho phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế như công ty chè Kim Anh, Trần Phú, Quân Chu, Nghĩa Lộ..
Việc thành lập Tổng công ty chè Việt Nam đã tạo nên một sức mạnh mới đó là tập trung hoạt động, tập trung vốn, được quyền quản lý điều hành nhất là về giá cả để bảo đảm sức cạnh tranh của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế.
III. Đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam
Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh
Chè là một sản phẩm được sản xuất và chế biến bằng 100% nguyên liệu chè búp tươi trong nước. Sản phẩm chè dược sản xuất theo một quy trình công nghệ nghiêm ngặt và phức tạp. Tuỳ theo ý muốn chủ quan của con người, chè được chế biến theo các quy trình công nghệ khác nhau sẽ cho ra các sản phẩm khác nhau:
Chè đen là sản phẩm thu được sau khi chế biến chè tươi theo sơ đồ công nghệ: làm héo, vò,lên men, sấy khô ,sàng phân loại.
Chè xanh là sản phẩm thu dược từ chế biến chè tươi theo sơ đồ công nghệ: Bào chè, vò, sấy khô, phân loại.
Sản phẩm chè của các doanh nghiệp trong Tổng công ty bao gồm các loại chủ yếu sau:
Chè đen OTD, chiếm tỷ trọng lớn nhất 58.2%
Chè đen CTC, chiếm tỷ trọng 27.5%
Chè xanh Nhật Bản, chiếm tỷ trọng 7.4%
Chè xanh Đài Loan, chiếm tỷ trọng 6.9%
Chè đen lại gồm các loại:
Chè cánh gồm có: OP,P,PS
Chè mảnh gồm có: FBOP, BPS
Chè vụn gồm có: F,D
Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như chè xanh Việt Nam, chè Ôlong, chè vàng , chè ướp hương… các sản phẩm này chủ yếu tiêu dùng trong nước, số lượng xuất khẩu không đáng kể. Đến nay sản phẩm chè của các đơn vị thành viên khá đa dạng và phong phú, có hơn 200 loại sản phẩm
Như vậy mặt hàng kinh doanh chính của Tổng công ty chè Việt Nam là các loại chè, bên cạnh đó còn có những mặt hàng khác như thiết bị sản xuất chè, phân bón, giống cây…để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và nước ngoài, phù hợp xu thế phát triển nền kinh tế đất nước.
2. Ngành nghề kinh doanh.
Tổng công ty chè Việt Nam thực hiện kinh doanh các ngành nghề:
Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia xúc và các nông lâm sản khác.
Công nghiệp chế biến thực phẩm: các sản phẩm chè, sản phẩm các đồ uống giải khát.
Sản xuất bao bì các loại.
Sản xuất phân bón các loại phục vụ vùng nguyên liệu.
Chế biến các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị phục vụ chuyên ngành chè và đồ gia dụng.
Dịch vụ kỹ thuật đầu tư,phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè.
XDCB và tư vấn đầu tư, xây lắp phát triển ngành trồng chè, dân dụng.
Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng.
Bán buôn, bán lẻ, đại lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm: vật tư, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá phục vụ đời sống và sản xuất.
Xuất nhập khẩu:
Xuấ khẩu trực tiếp các sản phẩm chè, các mặt hàng nông lâm sản.
Nhập khẩu trực tiếp: nguyên vật liệu, vật tư, máy móc,thiết bị, phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng.
Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật nhà nước.
3. Thị trường kinh doanh.
Có thể nói Tổng công ty chè Việt Nam là " con chim đầu đàn" của ngành chè Việt Nam. Sản phẩm chè của Tổng công ty chiếm đại bộ phận dành cho xuất khẩu, còn chè nội tiêu chiếm tỷ trọng rất thấp( khoảng 10% Tổng sản phẩm tiêu thụ của Tổng công ty).
Hiện nay thị trường quan trọng nhất là IRăc, Tổng công ty đã xuất khẩu chè sang IRăc trên 15 năm, năm 1999 đã đạt tỷ trọng cao nhất, chiếm 86.1% kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra còn thị trường Mỹ, Châu Âu, Anh, Pháp…
Mặc dù xuất khẩu là chủ lực của Tổng công ty chè Việt Nam nhưng thị trường trong nước cũng không kém phần quan trọng, sản phẩm chè của Tổng công ty đã có mặt ở khắp các tỉnh thành và ngày càng khẳng định vai trò và vị trí cuả mình nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh…
4. Chiến lược phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam.
Cùng với xu hướng và Tổng công tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, Tổng công ty chè Việt Nam đặt ra một chiến lược phát triển toàn diện:
Đáp ứng nhu cầu chè nội tiêu trong cả nước.
Tăng cường áp dụng hơn nữa tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng chè, cải tiến bao bì mẫu mã để cạnh tranh với các loại hàng nhập khẩu từ nước ngoài.
Tăng xuất khẩu, giữ vững và ổn định thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu lên 200 triệu USD/ năm vào năm 2010.
Nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Biện pháp để thực hiện chiến lược này:
Về quản lý: không ngừng đổi mới bộ máy quản lý cho phù hợp vớiyêu cầu khách quan, tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát huy khả năng tự chủ, sáng tạo của cán bộ công nhân viên.
Về sản xuấ nông nghiệp: Phải ăng cường đầu tư về giống, phân bón và kỹ thuật cho các vườn chè.
Về công nghiệp: Đầu tư thay thế các dây chuyền chế biến đã cũ, đã lạc hậu. Xây dựng các nhà máy mới, sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại, đồng bộ.
Về thị trường: củng cố và mở rộng thị trường đặc biệt là khu vực trung đông, khôi phục lại thị trường Nga, Đông Âu
5. Quan hệ của Tổng công ty chè Việt Nam với các bên liên quan.
Tuyệt đối chấp hành các quy định, quyết định, định mửc cấp trên, đồng thời chịu sự kiêm tra, thanh tra về tài chính và các vấn đề khác của các cấp có thẩm quyền và của cơ quan cấp trên.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Đối với bạn hàng trong và ngoài nước, Tổng công ty luôn Tổng công ty trọng và giữ vững nguyên tắc bình đẳng đôi bên cùng có lợi.
Đối với cán bộ công nhân viên thì Tổng công tyn trọng, tạo mọi điều kiện để người lao động phát huy tính sáng tạo, khả năng đặc biệt của mình.
IV. đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý của Tổng công ty chè Việt Nam .
1.Đặc điểm về người lao động và phân công lao động.
Tổng công ty chè Việt Nam có 850 cán bộ công nhân viên, đó là nhuẽng người lao động được đào tạo có chuyên môn, kinh nghiệm trong công việc.Sự phân công lao động trong Tổng công ty chè Việt Nam căn cứ vào năng lực,trình độ của mỗi người tạo nên một chỉnh thể thống nhất, hoà đồng, giúp đỡ lẫn nhau.
Biểu 1: bảng cơ cấu lao động tại Tổng công ty chè Việt Nam
Tiêu thức đánh giá
Bộ phận thu mua
Bộ phận bán hàng trong nước
Bộ phận quản lý
Bộ phận xuất nhập khẩu
Giới tính
-Nam
-Nữ
197
53
187
72
104
96
89
61
Trình độ
-Trên Đại học
-Đại học
-Dưới Đại học
3
103
144
12
59
179
59
123
18
18
69
63
Tuổi
-Tên 50 tuổi
-Từ 30-40 tuổi
-Dưới 30 tuổi
39
176
35
58
139
53
91
87
22
34
77
39
Tổng công ty chè Việt Nam tuyển dụng và sử dụng người lao động theo đúng luật lao động của nhà nước Việt Nam. Tổng công ty tôn trọng quyền tự do dân chủ của người lao động trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ tổ chức, hoạt động của Tổng công ty, đồng thời cũng tạo mọi đièu kiện để người lao động nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn. Người lao động cũng được phép tổ chức đại hội đại biểu cho riêng mình theo định kỳ.
2. Bộ máy quản lý của Tổng công ty chè Việt Nam.
Tổng công ty áp dụng mô hình quản lý trực tuyến bao gồm:
2.1. Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý của Tổng công ty, chịu trách nhịm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao. Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của nhà nước.
Hội đồng quản trị có 5 thành viên do Bộ trưởng bộ NN và PTNT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tiêu chuẩn của các thầnh viên hội đồng quản trị được quy định tại điều 32 luật doanh nghiệp nhà nước.
Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm tổng giám đốc Tổng công ty , nhiệm kỳ của thành viên hội đồng quản trị là 5 năm. Những vấn đề khác có liên quan đến Hội đồng quản trị được trình bày trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
2.2. Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát có 5 thành viên trong đó mọt thành viên Hội đồng quản trị làm trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; gồm 1 thành viên là chuyên viên kế toán, 1 thành viên do đại hội đại biểu công nhân viên chức Tổng công ty giới thiệu, một thành viên do Bộ trưởng bộ NN và PTNT giới thiệu và một thành viên do tổng cục trưởng Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu.
Thành viên ban kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn đã được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Thành viên ban kiểm soát được hưởng lương, tiền thưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo chế độ của nhà nước. Nhiệm vụ và quyền hạn của ban kiểm soát được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
2.3 Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc do bộ trưởng bộ NN và PTNT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước bộ trưởng Bộ NN và PTNT và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Quyền hạn của Tổng giám đốc được ghi trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
2.4. Phó Tổng giám đốc.
Các phó giám đốc là nhũng người giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công thực hiện.
2.5 Kế toán trưởng.
Kế toán trưởng Tổng công ty giáp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2.6. Văn phòng và các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điền hành công việc.
Quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.7 các đơn vị thành viên.
Tổng công ty có các công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty hạch toán phụ thuộc vầ các đơn vị sự nghiệp. Tổng công ty giao vốn, tài nguyên, các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên tren cơ sở vốn và nguồn lực nhà nước giao cho Tổng công ty phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị thành viên và phương án kinh doanh được Hôị đồng quản trị phê duyệt. Các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực vốn được giao.
Các đơn vị thành viên Tổng công ty có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của mình.
Đơn vị thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập và doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc có điều lệ tổ chức và hoạt động riêng, đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty có quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Các điều lệ và quy chế này đều do Hội đồng quản trị phê chuẩn phù hợp với pháp luật và điều lệ hoạt động của Tổng công ty.
Các doanh nghiệp hạch toán độc lập hàng tháng phải, quý phải báo cáo thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch, sáu tháng và hàng năm phải lập báo cáo quyết toán tài chính gửi về Tổng công ty và cơ quan quản lý tài chính theo quy định.
Sơ đồ 1: mô hình tổ chức của tổng công ty chè việt nam
HĐQT
TGĐ
Ban kiểm soát
Phó TGĐ
Phó TGD
Văn phòng Tổng công ty
Phòng KCS và sản phẩm mới
P. đối ngoại
P. kinh doanh XNK
P. KHĐT và HĐQT
P. kỹ thụât NN
P. kỹ thuật CN
P. tổ chức LĐ- T. tra
P. TC- Kế toán
Trạm VT Cổ Loa
Viện nghiên cứu chè
Các công ty hạch toán độc lập
Viện điều dưỡng Đồ Sơn
Công ty TM Nam Sơn
Công ty TM và DL Hồng Trà
Công ty TM Hương Trà
Công ty chè Hải Phòng
Công ty chè Sài Gòn
Công ty Thái Bình Dương
Xí nghiệp chè Lương sơn
Các công ty cổ phần
Các công ty liên doanh
HĐQT
TGĐ
Ban kiểm soát
Phó TGĐ
Phó TGD
Văn phòng Tổng công ty
Phòng KCS và sản phẩm mới
P. đối ngoại
P. kinh doanh XNK
P. KHĐT và HĐQT
P. kỹ thụât NN
P. kỹ thuật CN
P. tổ chức LĐ- T. tra
P. TC- Kế toán
Trạm VT Cổ Loa
Viện nghiên cứu chè
Các công ty hạch toán độc lập
Viện điều dưỡng Đồ Sơn
Công ty TM Nam Sơn
Công ty TM và DL Hồng Trà
Công ty TM Hương Trà
Công ty chè Hải Phòng
Công ty chè Sài Gòn
Công ty Thái Bình Dương
Xí nghiệp chè Lương sơn
Các công ty cổ phần
Các công ty liên doanh
Phó TGĐ
Phó TGĐ
V. Tổ chưc kế toán tại Tổng công ty chè Việt Nam
1. Số lao động kế toán và sự phân công lao động trong bộ máy kế toán .
Sơ đồ 2: bộ máy kế toán tại Tổng công ty chè Việt Nam
Trưởng phòng KT- TC
Phó phòng phụ trách sản xuất
Phó phòng phụ trách kinh doanh
Kế toán tổng hợp XNK
Thủ quỹ
Kế toán hành chính sự nghiệp
Kế toán vốn ODA
Kế toán thanh toán
Kế toán thanh toán đối ngoại
Kế toán kho hàng NK
Kế toán tổng hợp sản xuất
Kế toán kho hàng XK
Phân công lao động trong bộ máy kế toán:
Trưởng phòng tài chính- kế toán kiêm kế toán trưởng có nhiệm vụ điều phối mọi hoạt động trong phòng và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động của phòng
Phó phòng phụ trách kinh doanh : quản lý những vấn đề về vốn kinh doanh xuất nhập khẩu tại Tổng công ty và báo cáo cho trưởng phòng tài chính- kế toán.
Phó phòng phụ trách sản xuất: quản lý những vấn đề về đầu tư, hợp tác liên doanh liên kết, chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng phòng tài chính kế toán.
Kế toán kho hàng xuất khẩu: chuyên hạch toán việc mua chè và bán chè xuất khẩu, theo dõi kho, bao bì chè, mua vào bán ra, thu tiền và tính kết quả lãi lỗ cho từng hợp đồng.
Kế toán thanh toán đối ngoại: theo dõi hàng xuất nhập khẩu uỷ thác, hoàn thiện bộ chứng từ hàng xuất khẩu để gửi cho ngân hàng thanh toán tiền hàng, hạch toán doanh thu bán hàng, các nghiệp vụ phát sinh liên quan, thu chi ngoại tệ, phân tích và thnah toán hàng xuất nhập khẩu uỷ thác của các đơn vị uỷ thác.
Kế toán kho hàng nhập khẩu: Theo dõi từ khâu nhập, bán trong nước và tính kết quả kinh doanh cuối cùng.
Kế toán tổng hợp xuất nhập khẩu tại văn phòng Tổng công ty: theo dõi tài sản thuế tại văn phòng, tổng hợp, lên sổ cái, lên bảng cân đối kế toán và làm báo cáo quyết toán hàng năm, hàng quý,mở sổ theo dõi tài sản, hàng tháng lập bảng kê để nộp thuế doanh thu, thuế vốn…kịp thời.
Kế toán tổng hợp sản xuất: làm tổng hợp quyết toán tài chính của các đơn vị thành viên, lên quyết toán tài chính toàn Tổng công ty.
Kế toán hành chính sự nghiệp: quản lý chi phí lưu thông và làm kế hoạch tài chính( thu, chi ngân sách hàng năm) tổng hợp, phân tích các khoản chi đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Kế toán vốn ODA: theo dõi nguồn vốn đầu tư vốn ODA, nhận vốn đầu tư, giao xuống các đơn vị thành viên, theo dõi, đôn đốc các đơn vị trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Kế toán thanh toán: quản lý ngân quỹ và các vấn đề liên quan đến ngân hàng, kiểm tra chứng từ gốc và viết phiếu thu, phiếu chi, hạch toán thanh toán, theo dõi số dư tiền mặt và số dư tièn gửi ngân hàng.
Thủ quỹ là người phụ trách thu, chi tiền mặt, theo dõi tồn quỹ hàng ngày và đối chiếu với kế toán thnah toán.
2. Tổ chức bộ máy kế toán và phương pháp hạch toán kế toán
Tổng công ty chè Việt Nam tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức hỗn hợp tức là nửa tập trung nửa phân tán. Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập thì có phòng kế toán riêng, được tự chủ về các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như về tài chính. Còn các chi nhánh và các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì không đặt phòng kế toán, mọi nghiệp vụ kế toán được giao cho một nhân viên chuyên trách chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng kế toán tài chính của Tổng công ty chè Việt Nam.
Tổng công ty chè Việt Nam áp dụng liên độ kế toán: Bắt đầu vào ngày 01/ 01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam, nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác là quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng taị ngày phát sinh nghiệp vụ kế toán. Cuối kỳ đánh giá lại theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kế toán.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:phương pháp kê khai thường xuyên
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho theo trị giá thực tế.
Hình thức kế toán áp dụng: hình thức chứng từ ghi sổ.
Trình tự ghi sổ kế toán tại Tổng công ty chè Việt Nam
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sơ đồ 3: trình tự ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Tổng công ty chè Việt Nam.
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
VI. Vận dụng chế độ kế toán ở Tổng công ty chè Việt Nam.
1. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Loại về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu trả bảo hiểm xã hội…
Loại về hàng hoá tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm kê vật tư thẻ kho..
Loai về mua hàng: Hoá đơn bán hàng, phiếu giao hàng, biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm…
Loại về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, giấy thanh toán tạm ứng, sổ phụ ngân hàng…
Loại về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, thẻ TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao…
Ngoài ra chứng từ ghi sổ cũng là một loại chứng từ.
2. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Do Tổng công ty chè Việt Nam sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên nên Tổng công ty không sử dụng các tài khoản: TK 611, TK 631.
Tổng công ty chè Việt Nam không trực tiếp tham gia sản xuất hàng hoá nên cũng không sử dụng tài khoản 621 ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) do không có tài sản thuê tài chính nên cũng không sử dụng tài khoản 212( tài sản cố định thuê tài chính)
Tuy nhiên do đặc thù của ngành chè, sản phẩm cũng như các khách hàng rất đa dạng nên các tài khoản chi tiết và các tài khoản cấp 3, cấp 4 được mở cho từng đối tượng cụ thể.
3. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
Tổng công ty chè Việt Nam sử dụng hình thức ghi sổ là hình thức " chứng từ ghi sổ" nên Tổng công ty sử dụng tất cả các loại sổ của hình thức chứng từ ghi sổ và theo mẫu của bộ tài chính ban hành gồm có:
Sổ cái.
Sổ chi tiết tài khoản
Sổ theo dõi mua chè xuất khẩu
Sổ theo dõi bán chè
Sổ phụ ngân hàng
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
4. Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo ké toán
Báo cáo tài chính gồm:
Thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo quản trị gồm có:
Bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ
Bảng tổng hợp các khoản phải thu và nợ phải trả
Bảng tổng hợp chi phí bán hàng
Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Báo cáo thanh toán hàng xuất khẩu
Bảng lãi lỗ mặt hàng xuất khẩu
Bảng lãi lỗ mặt hàng nhập khẩu
Bảng kê nộp thuế
VII. Quy trình lập báo cáo tài chính ở Tổng công ty chè Việt Nam.
Tổng công ty chè Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, bao gồm nhiều thành viên, có cả thành viên hạch toán độc lập và thành viên hạch toán phụ thuộc. Do đó quá trình lập báo cáo tài chính ở Tổng công ty chè Việt Nam do kế toán tổng hợp sản xuất đảm nhiệm.
Các phần hành kế toán đều được giao cho các kế toán viên đảm nhiệm, tại mỗi phần hành cũng có quy trình ghi sổ riêng, quá trình này cũng đi từ các chứng từ gốc cụ thể tại mỗi phần hành. Do đó báo cáo tài chính của Tổng công ty sẽ được lập căn cứ vào kết quả tính toán cuối cùng của mỗi phần hành để tổng hợp lên báo cáo tài chính.
Sơ đồ 4: Quy trình lập báo cáo tài chính ở Tổng công ty chè Việt Nam
Phần hành kế toán thu mua và xuất nhập khẩu
Phần hành kế toán TSCĐ
Phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Phần hành kế toán thanh toán
Bảng lãi, lỗ mặt hàng xuất nhập khẩu
Bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng tổng hợp các khoản nợ phải thu, nợ phải trả
Bảng tổng hợp chi phí bán hàng , chi phí QLDN
Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Ghi cuối tháng
Ghi cuối quý, năm
Đối chiếu, kiểm tra
Phần II
Thực trạng kế toán lưu chuyển hành hoá xuất khẩu ở Tổng công ty chè Việt Nam
I. Đặc điểm lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu ở Tổng công ty chè Việt Nam.
1. Đặc diểm các mặt hàng xuất khẩu ở Tổng công ty chè Việt Nam
Tổng công ty chè Việt Nam chuyên kinh doanh các mặt hàng chè là chủ yếu chính vì vậy mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty đại bộ phận là chè chỉ một lượng nhỏ là dược liệu.
Chè là một sản phẩm được sản xuất, chế biến theo một quy trình công nghệ nghiêm ngặt và phức tạp. Tuỳ theo quy trình công nghệ khác nhau mà có các loại chè khác nhau, các loại chè xuất khẩu là:
Chè đen OTD
Chè đen CTC
Chè đen có cánh gồm có: OP, P, PS
Chè đen mảnh gồm có: FBOP, BPS
Chè đen vụn gồm có: F,P
Chè xanh Nhật Bản
Chè xanh Đài Loan
Ngoài ra còn một số sản phẩm chè khác như chè ướp hương, chè vàng nhưng số lượng xuất khẩu không đáng kể.
Sản phẩm dược liệu chủ yếu dùng trong trong xuất khẩu uỷ thác số lượng cũng không nhiều.
Trong những mặt hàng trên thì chè đen được xuất khẩu mạnh nhất mỗi năm xuất khẩu từ 12 đến 18 tấn.
Các mặt hàng xuát khẩu không phải do Tổng công ty tự sản xuất mà do thu mua từ các đơn vị sản xuất kinh doanh khác, chủ yếu là mua của các công ty hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty , như công ty chè Kim Anh, chè Mộc Châu, Công ty TM Hương Trà… các mặt hàng xuất khẩu cũng thay đổi theo từng năm, từng mùa, từng nước nhập khẩu. Chẳng hạn chè xanh rất đuợc ưa thích ở Đức và Nhật trong khi đó ở các nước như Hà Lan, Pakistan, Nga, Anh, IRắc lại ưa chuộng chè đen hơn.
2. Đặc điểm về thị trường xuất khẩu.
Do không ngừng tìm kiếm thị trường và những chính sách kinh doanh hợp lý, sản phẩm chè của Tổng công ty đã có mặt ở rất nhiều nước và các khu vực khác nhau:
Biểu số 2: các thị truờng xuất khẩu chính của Tổng công ty chè Việt Nam
Thứ tự
Tên nước
Tổng luợng chè xuất khẩu năm 2002
1
IRắc
9834.547
2
Đài Loan
9.071
3
Pakistan
424.85
4
Singapore
23.58
5
Nhật Bản
123.891
6
Anh
409.8
7
Hongkong
100.9
8
Hà Lan
353.2
9
Đức
100.815
10
Nga
367.41
11
Ba Lan
96.12
12
Canada
8.71
13
Mỹ
81.6
Hiện nay thị trường xuất khẩu chè có những khó khăn nảy sinh nhất là thị trường Pakistan và IRắc, đặc biệt chiến tranh lại đang xảy ra ở IRắc do đó lượng chè xuất khẩu vào thị trường này đã giảm đáng kể.
Thị trưòng Pakistan vốn đã bị co hẹp sau cuộc chiến của Mỹ tại Afganistan và mới phục hồi trở lại, đẫ phát sinh thêm khó khăn mới là Afganistan áp dụng mức thuế suất là 0% đối với chè nhập khẩu tù một số nước nhưng chè nhập khẩu từ Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế suất là 75% nên rất khó cạnh tranh.
Năm 2002 thị trường IRắ giảm 8965 tấn và 11.5 triệu USD kim ngạch so với năm 2001. Trong đó các thị trường có khả năng mở rộng là: Nga, Ba Lan, Đức, Li Băng… Một số thị trường khác có nguy cơ thu hẹp như Nhạt Bản, Singapore, Malaxia.
Như vậy thị trường xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam có sự biến động lớn, thị trường chính trước đây là IRắc đã không còn phát huy thế mạnh, tương lai nhường chỗ cho các thị trường mới là Đức, Nga, Ba Lan. Tổng công ty cũng đang nỗ lực để giữ vững thị trường cũ mở rộng, tìm kiếm thị trường mới.
3. Phương thức xuất khẩu.
Trước đây trong thời kỳ bao cấp, Tổng công ty chè Việt Nam nằm trong sự quản lý trực tiếp của nhà nước, trong quan hệ kinh tế đối ngoại nhà nước Việt Nam có ký kết một số hiệp định trao đổi hàng hoá với các nước khác và giao cho Tổng công ty chuẩn bị nguồn hàng theo đúng tinh thần của nghị định thư sau đó chuyển cho bạn hàng.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, tuy Tổng công ty vẫn là công ty nhà nước chịu sự quản lý của nhà nước nhưng lại hoàn toàn tự chủ trong kinh doanh. Tổng công ty tự tìm kiếm thị trường xuất khẩu và kí kết cũng như thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động này. Đây gọi là phương thức xuất khẩu ngoài nghị định thư, ngày nay Tổng công ty vẫn duy trì phương thức xuất khẩu này.
4. Các phương thức thanh toán trong hoạt động xuất khẩu tại Tổng công ty chè Việt Nam
Thanh toán luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong các hợp đồng thương mại. Tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể của mỗi hợp đồng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn những phương thức thanh toán khác nhau. Tổng công ty chè Việt Nam thường thực hiện những hợp đồng kinh tế lớn nên Tổng công ty chỉ sử dụng hai phương thức thanh toán:
ư Phương thức nhờ thu.
Tổng công ty chè Việt Nam mở tài khoản ngoại tệ số 362- 111004020 tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Do đó khi thực hiện một hợp đồng xuất khẩu hàng hoá với một đối tác nào, Tổng công ty sẽ lập bộ chứng từ nhờ thu gồm chứng từ gửi hàng và hối phiếu ngay sau khi giao hàng và gửi bộ chứng từ đó cho ngân hàng ngoại thương Việt Nam nhờ thu tiền hộ kèm theo điều kiện chỉ khi nào người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao chứng từ gửi hàng để đơn vị đó ra nhận hàng
ư Phương thức tín dụng chứng từ ( letter of credit).
Đây là phương thức thanh toán chính tại Tổng công ty , quy trình của phương thức này như sau: Tổng công ty xin mở L/C tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam và tiến hành thoả thuận để ngân hàng ngoại thương Việt Nam cam kết sẽ trả một số tiền nhất định Tổng công ty. Sau đó Tổng công ty sẽ tiến hành giao hàng xuất khẩu rồi sau đó sẽ nhận được tiền thông qua ngân hàng mà mình đã mở L/C đó là ngân hàng ngoại thương việt Nam.Không chỉ
tại Tổng công ty chè Việt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp khác cũng sử dụng phương thức này
5. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong Tổng công ty chè Việt Nam
Xuất khẩu đóng vai trò to lớn trong Tổng công ty chè Việt Nam._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3439.doc