Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty TNHH Bán lẻ FPT

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải không ngừng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra các chiến dịch khuyến mại, hỗ trợ khách hàng…nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm nhất. Đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại, hàng hoá là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến lợi nhuận của doanh ng

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty TNHH Bán lẻ FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý hàng hoá một cách chặt chẽ, nâng cao tốc độ luân chuyển hàng hoá trong từng khâu nhằm có những biện pháp thích hợp để đạt được mục tiêu đề ra. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại, vận dụng lý luận học tập và nghiên cứu tại trường, kết hợp với thực tế thu nhận từ công tác kế toán tại công ty TNHH Bán lẻ FPT, em đã quyết định đi vào nghiên cứu đề tài : “ Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty TNHH Bán lẻ FPT ’’. Nội dung chuyên đề thực tập gồm 4 phần sau : Phần 1 : Tổng quan về công ty TNHH Bán lẻ FPT Phần 2 : Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty TNHH Bán lẻ FPT Phần 3 : Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty TNHH Bán lẻ FPT Phần 4 : Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty TNHH Bán lẻ FPT Em xin chân thành cám ơn thầy TS. Phạm Thành Long đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề này. Đồng thời em cũng xin cảm ơn các anh chị trong phòng kế toán cũng như các phòng ban khác đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian thực tập có hạn và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của em vẫn còn nhiều sai sót và hạn chế. Em rất mong được các thầy cô giáo nhận xét và góp ý giúp em hoàn thiện đề tài này. HỆ THỐNG DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 1.Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý……………………………...7 2.Sơ đồ 1.2. Quy trình kinh doanh của công ty………………………...12 3.Bảng 1.3. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty…………………..14 4.Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty…………………………………………………………………..15 5.Bảng 1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty…………………………………………………………………………16 6.Sơ đồ 1.6. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán……………………………...18 7.Sơ đồ 1.7. Trình tự ghi sổ kế toán……………………………………..25 8.Biểu số 1.8. Sổ chi tiết tài khoản 156………………………………….31 9.Biểu số 1.9 : Sổ chi tiết bán hàng………………………………………44 10.Biểu số 1.10 : Sổ chi tiết giá vốn hàng bán…………………………...46 11.Biểu số 1.11: Sổ chi tiết chi phí bán hàng- Lương nhân viên……….. 50 12. Biểu số 1.12. Sổ chi tiết chi phí bán hàng- Nhân viên- BHYT………51 12. Biểu số 1.13 : Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp- Lương nhân viên…………………………………………………………………………..55 13.Biểu số 1.14 : Sổ chi tiết tài khoản xác định kết quả………………....58 14. Biểu số : Sổ chi tiết tài khoản ( theo quyết định 15-TC/QĐ/CĐKT của Bộ tài chính )…………………………………………………………….62 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………….1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BÁN LẺ…………….5 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty………………………....5 1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty………………………………….6 1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty…………………………...9 1.4. Đặc điểm tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty .....13 CHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH BÁN LẺ FPT………………………………………………………………..17 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Bán lẻ FPT……………….17 2.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty…………………………..19 2.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán nói chung ………………………….9 2.2.2. Tổ chức sử dụng tài khoản kế toán…………………………………...22 2.2.3. Tổ chức vận dụng chứng từ và sổ sách kế toán………………………22 2.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán……………………………………25 CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH BÁN LẺ FPT……………………………………………27 3.1. Kế toán quá trình mua hàng…………………………………………….27 3.1.1. Phương thức mua hàng………………………………………………..27 3.1.2. Tài khoản sử dụng…………………………………………………….28 3.1.3. Kế toán quá trình mua hàng…………………………………………..28 3.2. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá……………………………………32. 3.2.1. Phương thức tiêu thụ và thanh toán áp dụng tại công ty……………...32 3.2.2. Tài khoản sử dụng…………………………………………………….33 3.2.3. Kế toán nghiệp vụ bán hàng…………………………………………..33 3.3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ……………………………………….47 3.3.1. Kế toán chi phí bán hàng……………………………………………..47 3.3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp………………………………..52 3.3.3. Kế toán xác định kết quả …………………………………………….56 CHƯƠNG 4 : HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH BÁN LẺ FPT…………………………………………...59 4.1. Đánh giá về công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty ……….59 4.2. Phương hướng hoàn thiện………………………………………………61 KẾT LUẬN………………………………………………………………….64 PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BÁN LẺ FPT 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên giao dịch tiếng Việt Công ty trách nhiệm hữu hạn Bán lẻ FPT Tên giao dịch quốc tế FPT Retail (FRT) Giám đốc Ông Lê Hoàng Hải Trụ sở giao dịch Tầng 6, số 5 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại +84 – 45771566 Fax +84 – 45771565 Website www.fptin.com.vn Công ty TNHH Bán lẻ FPT (FRT) được thành lập ngày 12/01/2004 và được chính thức đi vào hoạt động ngày 01/03/2005. FRT là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có số vốn điều lệ là 40 tỷ đồng. Công ty đặt trụ sở chính ở tầng 6, số 5 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. Công ty TNHH Bán lẻ FPT (FPT Retail – FRT) là 1 trong những thành viên trẻ nhất của tập đoàn FPT, chuyên kinh doanh các sản phẩm tin học viễn thông thông qua 1 mạng lưới các Trung tâm bán lẻ cao cấp mang thương hiệu [IN].  Tập đoàn FPT đã chính thức ra mắt trang web www.SaleOff.com.vn sau một thời gian hoạt động, thu thập thông tin và tìm kiếm khách hàng. Đến 27/ 01/2207 website www.SaleOff.com.vn đã được gần 500 doanh nghiệp biết đến và hợp tác. Trong đó có các đối tác chiến lược như Co-op Mart, Maximark, Siêu thị Sài Gòn, Zen Plaza, các siêu thị điện máy Lộc Lê, Ideas, An Dương, Thiên Hoà, Chợ Lớn và các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như NewNem, John henry, Ninomaxx, Ngô Thái Uyên... Trung bình 1 ngày có từ 50.000 đến 70.000 lượt tin được đọc tại website. Riêng trong tháng 12/2006, trung bình mỗi khách hàng truy cập vào website đọc từ 10 đến 12 tin khuyến mãi của các doanh nghiệp. Trong năm nay, website này sẽ cung cấp thêm dịch vụ mới là e-store (gian hàng trực tuyến) nhằm giúp các doanh nghiệp giới thiệu thêm sản phẩm của mình ngoài những sản phẩm của chương trình giảm giá. Sắp tới, website cũng sẽ trở thành đơn vị bảo trợ thông tin khuyến mãi cho bản tin thời sự HTV7. website www.SaleOff.com.vn nói riêng và hệ thống thương mại điện tử nói chung sẽ thay đổi thói quen mua sắm của người dân. Thay vì đến tận nơi, nhìn tận mắt, sờ tận tay sản phẩm thì giờ đây chỉ cần một cú click chuột là có thể mua mọi món hàng với giá khuyến mãi. Thậm chí, nếu món hàng mà bạn cần không có trên website, bạn có thể gửi yêu cầu vào hệ thống. Sau đó, nếu tìm thấy hệ thống sẽ tự động báo lại cho khách hàng. Vì vậy, khách hàng sẽ rất thuận lợi khi mua sắm tại trang web này. Sự ra đời của công ty FRT đã đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố và giữ vững vị thế hàng đầu của Tập đoàn FPT trong bối cảnh gia nhập WTO. Đây cũng là bước đột phá mới của FPT khi tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam trong một quy mô lớn. Cho đến nay kênh phân phối vẫn luôn là một thế mạnh của FPT được các công ty và đối tác nước ngoài đánh giá cao. Dự tính đến năm 2009 Công ty Bán lẻ FPT sẽ đạt doanh thu 400 triệu USD và 100 cửa hàng trên toàn quốc. 1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty FRT Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Phòng kế toán Phòng tổng hợp TT kế hoạch và marketing TT kinh doanh Cửa hàng bán lẻ Cửa hàng bán lẻ Cửa hàng bán lẻ Phòng quản lý phát triển hệ thống Phòng dịch vụ và bảo hành Phòng đào tạo Phòng chăm sóc khách hàng Giám đốc Cơ cấu của công ty được tổ chức theo trực tuyến chức năng. Đây là mô hình mà trong đó gíam đốc là người chịu trách nhiệm điều hành cao nhất tại công ty. Giám đốc : quản lý điều hành mọi hoạt động đến các phòng ban, trực tiếp chỉ đạo công tác cán bộ, tài chính kế toán và kinh doanh tiếp thị. Phòng tổng hợp : Nhân sự gồm 5 người làm nhiệm vụ giúp giám đốc theo dõi đánh giá nhận xét nhân viên, tham mưu cho giám đốc sắp xếp bố trí cán bộ , quản lý hồ sơ, quản lý công văn đi đến, chịu trách nhiệm về các văn thư, lưu trữ hồ sơ… Trung tâm kinh doanh : Tổ chức gồm 4 phòng trong đó có 1 giám đốc của trung tâm, có trách nhiệm xây dựng, phát triển và quản lý chuỗi của cửa hang tại khu vực miền bắc, đào tạo nhân viên đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực cho chuỗi cửa hàng trong phạm vi phụ trách, xây dựng và phát triển dịch vụ khách hàng, xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp cho cửa hang, lên kế hoạch bán hang định kỳ năm, quý, tháng chuỗi cửa hang. Phòng quản lý phát triển hệ thống :làm nhiệm vụ lập kế hoạch và phát triển hệ thống kinh doanh và dịch vụ theo chuỗi, thu nhận thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh và lập kế hoạch kinh doanh, thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống thông tin khách hàng, xây dựng và phát triển chính sách cho từng nhóm khách hàng và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động bán hàng và kinh doanh. Phòng đào tạo :sẽ nghiên cứu các thông tin di động, các sản phẩm IT, các sản phẩm mới và update thông tin sản phẩm trên website, biên soạn tài liệu giảng dạy cẩm nang sản phẩm và hướng dẫn sử dụng nhanh (quick guide), tổ chức đào tạo công nghệ của sản phẩm mới cho nhân viên bán hàng, bảo hành, đại lý và các đối tác, các phòng ban có nhu cầu. Phòng dịch vụ và bảo hành: thực hiện các hoạt động dịch vụ và bảo hành ở chuỗi cửa hàng, thực hiện và phát triển các dịch vụ gia tăng ( như sim, thẻ cào, nạp nhạc chuông) và dịch vụ bảo hành, sửa chữa, quản lý, theo dõi và hỗ trợ khách hàng, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về khách hàng và xây dựng, thực hiện và phát triển chính sách kinh doanh dịch vụ. Phòng chăm sóc khách hàng: thực hiện các công việc cập kế hoạch thăm dò nhu cầu và chăm sóc khách hàng định kỳ, tiếp nhận các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng, xử lý và báo cáo đối cho các bên có liên quan, xây dựng, thực hiện và phát triển các hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng,đánh giá sự hài lòng của khách hàng của công ty. Phòng kế toán: nhân sự gồm 5 người quản lý các hoạt động tài chính kế toán của công ty, báo cáo thống kê toàn công ty, tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính trong công ty. Trung tâm Marketing và kế hoạch: thực hiện xây dựng thương hiệu hệ thống bán lẻ các thiết bị tin học viễn thông số 1 ở Việt Nam, quản lý và phân phối việc thực hiện các chương trình khuyến mại, quảng cáo, quản lý và thắt chặt mối quan hệ với các đối tác cũ và phát triển các mối quan hệ với các đối tác mới, thực hiện các nhiệm vụ PR trong và ngoài hệ thống, tổ chức các sự kiện và lên kế hoạch nhập hàng và điều tiết hàng hóa trong hệ thống. Với bộ máy quản lý được tổ chức như trên, công ty FRT đã rút ngắn kênh phân phối hiện tại của FPT, góp phần tăng lợi nhuận cho tập đoàn và đa dạng hóa khách hàng, ngày càng làm tăng uy tín và thương hiệu FPT trong lòng khách hàng. Trong thời gian tới, công ty hướng tới nhiệm vụ : Thực hiện Marketing cho đầu ra của sản phẩm, hàng hóa. Cụ thể hóa việc rút ngắn kênh phân phối hiện tại để tăng lợi nhuận và lợi thế thị trường Xây dựng để trở thành một thương hiệu mạnh đứng đầu trong lĩnh vực bán lẻ thiết bị tin học viễn thông với hệ thống cửa hàng bao phủ trên phạm vi toàn quốc nhằm cung cấp tốt nhất các dịch vụ và giá trị gia tăng cho khách hàng. 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm dịch vụ Công ty TNHH Bán lẻ FPT hoạt động trong các lĩnh vực như mua bán, sửa chữa thiết bị máy móc trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học kĩ thuật, công nghiệp, môi trường điện tử viễn thông vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, ô tô xe máy, cung cấp nội dung và dịch vụ giá trị gia tăng trên máy và mạng điện thoại di động, đại lí dịch vụ viễn thông. Các hoạt động kinh doanh chính của công ty gồm : Phân phối các loại mặt hàng điện thoại di động, laptop, các dịch vụ mạng điện thoại di động do FPT làm nhà phân phối và các dịch vụ chăm sóc khách hàng đi kèm. Phát triển kinh doanh các mặt hàng khác ( Camera, Player, MP3… ) Phát triển kinh doanh các mặt hàng công nghệ cao : LCD TV, Plasma TV…. Trong từng lĩnh vực kinh doanh, FPT Bán lẻ đều bắt tay với các thương hiệu uy tín hàng đầu trên thế giới và tại Việt Nam. Các đối tác tiêu biểu bao gồm: * Đối với sản phẩm điện thoại di động: Nokia, Samsung, Motorola     * Đối với sản phẩm máy tính xách tay: HP, Toshiba, Lenovo, NEC, Acer, Apple     * Đối với dịch vụ mạng viễn thông: Mobifone, Vinafone Đến với [IN], khách hàng sẽ có cơ hội trải nghiệm trong một không gian mua sắm hiện đại được thiết kế sang trọng và chuyên nghiệp trên một diện tích lớn. Tại đây, ngoài các khu trưng bày sản phẩm, hệ thống [IN] còn dành một khu vực riêng làm nơi khách hàng thư giãn và giải trí khi mua hàng. Đồng thời, công ty còn liên tục phát triển và sáng tạo các dịch vụ giá trị gia tăng hoàn hảo nhất dành cho khách hàng, như: dịch vụ bảo hành siêu tốc – mọi lúc – mọi nơi, dịch vụ sạc pin miễn phí, dịch vụ download content miễn phí, CLB Khách hàng thân thiết…. 1.3.2. Đặc điểm thị trường Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR), Việt Nam là thị trường bán lẻ có sức hấp dẫn đứng vào hàng thứ tư thế giới (chỉ sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc). Hiện cả nước có khoảng 140 siêu thị và đại siêu thị, 20 trung tâm thương mại và gần 1 triệu m2 mặt bằng kinh doanh bán lẻ đang được đầu tư phát triển. Với trên 80 triệu dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường trẻ, năng động và có tiềm năng rất lớn. Thống kê của AVR, tổng mức bán lẻ của toàn xã hội giai đoạn 1995-2002 tăng trưởng 8-10%/năm. Đặc biệt, từ năm 2003-2007, con số này tăng lên 18-22%/năm. Riêng năm 2007, tổng mức bán lẻ đạt 740.000 tỉ đồng, tăng trên 23% so với năm 2006. Như vậy Khi thị trường bán lẻ được mở cửa, áp lực cạnh tranh giữa DN trong nước và các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp không chỉ có chiến lược cạnh tranh với đối thủ của mình để chiếm lĩnh thị phần mà còn phải tìm ra hướng đi mới để thu hút và “giữ chân” khách hàng. Trước tình hình trên, công ty TNHH Bán lẻ FPT đã không ngừng tập trung tìm kiếm thị trường mới, tăng cường chính sách hậu mãi, chú ý tiếp tục mở rộng hệ thống cửa hàng trên toàn quốc. Đặt trọng tâm chiến lược kinh doanh là cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng đi đôi với hoạt động tiếp thị mở rộng thị trường.Quan tâm nghiên cứu cải tiến phương pháp bán hàng và cung cấp dịch vụ tạo sự thoải mái và hài lòng cho khách hàng. Quy trình kinh doanh của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau Quản lý và Phát triển hệ thống Kế hoạch và Marketing Tổ chức khuyến mại Mua hàng Bán hàng Chăm sóc KH BH và DV Kiểm tra HH nhập Dịch vụ VMS Sơ đồ 1.2. Quy trình kinh doanh của công ty Dựa trên báo cáo doanh số, tình hình kinh doanh hiện tại và xu hướng thị trường, PM lập kế hoạch mua hàng (cả đối với những hãng cũ và mới). Giám đốc kinh doanh sẽ xem xét kế hoạch mua hàng. Sau khi tổng giám đốc phê duyệt kế hoạch mua hàng, PM sẽ tiến hành đánh giá, lựa chọn nhà phân phối và tiến hành đặt hàng. Nếu đặt hàng đầu tiên với hãng mới, PM tiến hành đàm phán với nhà phân phối (giá đảm bảo có trước khi đặt hàng), và lập đơn đặt hàng. Sau khi giám đốc kinh doanh xem xét đơn đặt hàng và được tổng giám đốc phê duyệt, PM gửi đơn đặt hàng cho nhà phân phối, cho SM và thủ kho Shop. Nếu đặt hàng từ lần 2 trở đi : cứ 3 ngày/ lần, PM phải thống kê lượng hàng bán, tồn và lượng hàng đã đặt để điều chuyển hàng giữa các Shop. Nếu điều chuyển hàng cùng chi nhánh, kế toán lập phiếu xuất kho, còn nếu điều chuyển hàng khác chi nhánh, kế toán lập hoá đơn bán hàng. Khi không còn đủ hàng ở các Shop, PM mới tiến hành đàm phán với nhà cung cấp ( giá đảm bảo có trước khi đặt hàng ) và lập đơn đặt hàng tổng hợp. Sau 30 phút kể từ khi nhận được đơn đặt hàng, kế toán được phân công tiến hành kiểm duyệt đơn đặt hàng. Khi đơn đặt hàng đã được kiểm duyệt, PM gửi đơn đặt hàng cho nhà phân phối, cho SM và thủ kho Shop đồng thời thông báo giá mới tới kế toán FRT. Trong vòng 24h kể từ khi hàng được kiểm tra và nhập vào kho, PM đưa ra giá bán (đảm bảo tính cạnh tranh và linh hoạt ), điều phối viên cập nhậ thông tin về sản phẩm trên trang Web và thay đổi bảng giá tại Store. Hàng được bán tại Store hoặc bán liên Store. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm giới thiệu với khách hàng về sản phẩm, chương trình khuyến mại (nếu có). Khi khách hàng đồng ý mua sản phẩm, nhân viên bán hàng lập phiếu giao dịch với khách hàng, thu thập thông tin khách hàng và lập phiếu bảo hành giao cho khách hàng. Sau khi bán hàng, nhân viên bán hàng còn thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng như bảo hành sản phẩm, giải quyết các khiếu nại ( nếu có )…Cuối ngày nhân viên b hàng xem xét lại việc bán hàng, mục đích bán hàng và kỳ vọng của quá trình bán hàng, kiểm tra hồ sơ ghi nhận trong quá trình bán hàng xem đã đủ chưa, chính xác chưa. Ví dụ như: Tên, chữ ký, tài khoản, tên hàng... xem đã chính xác đầy đủ chưa, nếu đủ chuyển lưu hồ sơ, nếu chưa đủ thì Nhân viên bán hàng /cán bộ được phân công tiến hành thu thập cho đầy đủ và sau đó chuyển lưu hồ sơ. 1.4. Đặc điểm tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Tình hình kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây được thể hiện trong bảng sau : Bảng 1.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Mã số Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 302.119.766.328 325.995.535.839 304.960.320.297 3. Doanh thu thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 302.119.766.328 325.995.535.839 304.960.320.297 4. Giá vốn hàng bán 11 253.219.375.827 279.370.512.974 262.468.042.587 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 48.900.390.501 46.625.022.865 42.492.277.710 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 18.456.676.521 12.325.410.751 19.228.261.021 7. Chi phí tài chính 22 20.015.140.550 2.301.594.161 2.008.640.100 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2.734.584.026 793.256.595 1.272.927.700 8. Chi phí bán hàng 24 23.565.816.822 25.190.034.042 25.865.422.513 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 11.153.480.765 10.503.548.193 9.651.160.303 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30=20+(21-22)-(24+25) 30 12.622.628.885 20.955.257.220 24.195.315.815 11. Thu nhập khác 31 6.359.954.946 501.817.738 378.885.510 12. Chi phí khác 32 241.739.681 3 0 13. Lợi nhuận khác (40=31-23) 40 6.118.215.265 501.817.735 378.885.510 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 18.740.844.150 21.457.074.955 24.574.201.325 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52) 60 16.691.829.498 18.949.472.756 21.417.846.567 Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm vừa qua, ta thấy tình hình kinh doanh của công ty đang trong chiều hướng đi xuống. Thể hiện ở tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2008 giảm 25% so với năm 2006, và tổng lợi nhuận kế toán sau thuế giảm 23%. Mặc dù lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có tăng, tuy nhiên mức tăng này không bù đắp được mức tăng của chi phí ( chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp), chứng tỏ công ty đang quản lý không tốt các khoản chi phí này. Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Bán lẻ FPT STT TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 1 Tiền 7.666.720.198 12.473.664.613 9.288.532.527 1 Phải thu của khách hàng 1.583.685.545 8.624.045.312 20.523.055.569 2 Trả trước cho người bán 18.902.745.072 31.368.722.880 7.083.843.848 5 Các khoản phải thu khác 46.210.416.695 57.553.916.879 480.184.819 6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (525.302.923) (253.208.714) 7. Hàng tồn kho 25.711.672.054 41.869.433.884 35.661.191.477 Hàng tồn kho 27.597.838.499 41.869.433.884 35.661.191.477 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (1.886.166.445) 0 8 Tài sản dài hạn 191.629.199.850 104.496.815.977 33.772.859.216 9 Tài sản cố định 121.380.964.193 35.976.759.521 15.717.615.790 10 Nợ ngắn hạn 52.496.109.543 56.404.497.677 42.913.639.453 Vay và nợ ngắn hạn 32.810.133.705 28.189.174.945 18.395.049.616 Phải trả cho người bán 13.120.359.244 14.490.816.455 9.801.436.088 Người mua trả tiền trước 2.520.267.500 2.720.415.764 962.725.199 11 Nợ dài hạn 50.593.185.895 19.224.918.082 8.568.212.844 12 Vốn chủ sở hữu 231.402.261.294 238.643.332.380 63.358.367.404  13 Tổng nguồn vốn 337.085.864.013 315.614.815.218 115.371.752.841 Nhìn vào bảng cân đối kế toán trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2008 tăng 269,8% so với năm 2006. Mức tăng này là rất cao và chủ yếu tăng là do các chủ sở hữu góp thêm vốn, chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty tăng. Hàng tồn kho giảm từ 41.869.433.884 xuống 25.711.672.054, trong khi doanh thu hàng tiêu thụ lại tăng chậm, thậm chí có xu hướng giảm. Đây là một dấu hiệu không tốt vì công ty đang trong tình trạng khan hiếm hàng, do đó có thể ảnh hưởng đến việc bán hàng, gây thiếu hàng. Tỷ lệ TSCĐ/ Tổng TS tăng từ 0,13 lên 0,39 do công ty đang đầu tư thêm trang thiết bị để mở rộng hoạt động kinh doanh và thay mới một số tài sản đã cũ sử dụng kém hiệu quả. Tỷ lệ nợ phải trả/ Tổng TS chiếm tỷ lệ lớn chứng tỏ công ty đang đi chiếm dụng vốn của công ty, tổ chức khác. Tuy nhiên phần lớn là các khoản nợ ngắn hạn, vì vậy công ty cần xem xét các chính sách nhằm thanh toán các khoản nợ này đúng hạn. Bảng 1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 2,24 4,17 3,27 2.Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,99 1,27 0,41 3.Tỷ suất sinh lời của VCSH 0,34 0,08 0,07 Như vậy khả năng thanh toán tổng quát của công ty tăng, đảm bảo không những theo lý thuyết mà còn theo thực tế. Tuy nhiên khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2008 lại ở mức thấp, do đó rất có khả năng công ty không đảm bảo được khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn, đến hạn. Ngoài ra tỷ suất sinh lời của VCSH lại có xu hướng giảm và ở mức rất thấp, đây là một dấu hiệu xấu, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty không được tốt. Vậy tình hình kinh doanh của công ty đang có chiều hướng giảm. PHẦN 2 : ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH BÁN LẺ FPT 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Bán lẻ FPT FRT là công ty bán lẻ có nhiều chi nhánh cửa hàng trên toàn quốc nên để thuận tiện cho việc quản lý hạch toán kế toán kịp thời công ty đã áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Đây cũng là mô hình đang được rất nhiều công ty áp dụng hiện nay. - Tập trung: tất cả số liệu được tập trung về phòng kế toán của công ty - Phân tán: ngoài những kế toán tại phòng kế toán còn có các kế toán tại các Shop thực hiện nghiệp vụ kế toán tại shop: bán hàng, quản lý công nợ, tiền, hàng Hình thức này phù hợp đặc điểm kinh doanh của Công ty vì chi nhánh của công ty có địa điểm xa công ty. Áp dụng hình thức kế toán này đảm bảo công tác kế toán đầy đủ kịp thời phục vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Sơ đồ 1.6.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán tiền mặt Kế toán ngân hàng Kế toán bán hàng Báo cáo tài chính Kế toán bán hàng Kế toán bán hàng Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán phụ trách về mặt nhân sự, làm công tác kê toán và tham mưu cho giám đốc trong công tác tài chính của toàn công ty. Kế toán tổng hợp: Phụ trách phòng khi kế toán trưởng đi vắng. Chỉ đạo và hướng dẫn chung công tác nghiệp vụ Theo dõi việc quản lý và sử dụng công cụ lao động, tài sản cố định, tình hình tăng giảm tài sản cố định, phân bổ công cụ lao động xuất dùng trong kỳ. Theo dõi kế toán bán hàng ở các cửa hàng bán lẻ. Theo dõi tình hình trích nộp thuế. Kế toán thanh toán. Theo dõi đối chiếu các phiếu thu tiền mặt. Thu hồi tạm ứng cán bộ công nhân viên và thường xuyên đối chiếu công nợ. Mở sổ theo dõi quỹ và báo cáo đối chiếu sự biến động của quỹ tiền mặt hàng ngày, đưa các chứng từ gốc vào máy tính… phản ánh kịp thời theo từng đối tượng tài khoản thanh toán. Theo dõi tình hình công nợ, nợ vay ngân hàng, lập kế hoạch trả gốc và trả lãi đúng quy định. Kế toán tiền mặt. Là người chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thu chi trên các phiếu thu phiếu chi của công ty. Thủ quỹ: là người có nhiệm vụ quản lý lượng tiền thực tế trong quỹ và trực tiếp thu chi tiền mặt tại công ty. Kế toán cửa hàng, trung tâm (10 người) 2.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty 2.2.1.Tổ chức vận dụng các chính sách kế toán nói chung Công ty vận dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật khác. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ áp dụng: Việt Nam đồng Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá hàng tồn kho: theo phương pháp nhập trước xuất trước. Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung Phương pháp trích khấu hao: Đường thẳng. Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán ORACLE E-BUSINESS SUITE của công ty Oracle. Đây là phần mềm bao gồm các ứng dụng kinh doanh được cấu hình, cài đặt sẵn và được thiết kế đặc biệt cho những công ty có qui mô từ 50 đến 300 nhân viên. Phần mềm này hỗ trợ qui trình hoạt động cơ bản hàng ngày của công ty như: dịch vụ quản lý quan hệ khách hàng (Oracle CRM Services), quản lý sản xuất từng phần (Oracle Discrete Manufacturing), quản lý kho (Oracle Inventory), quản lý đơn đặt hàng (Oracle Order Management)…Chương trình này sẽ giúp công ty triển khai công việc nhanh chóng, kiểm soát kinh doanh được nâng lên cấp độ cao hơn. Giải pháp EBS là một trong những giải pháp ERP đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Với hơn 50 khách hàng, giải pháp EBS đã chứng tỏ tính ưu việt và độ mềm dẻo thích nghi với môi trường doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt với mô hình các tập đoàn đa ngành, với nhiều đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Oracle E-Business Suite bao gồm các phân hệ chính như sau: Sổ cái tổng hợp (General Ledger - GL): Cấu trúc tài khoản, Chứng từ, Báo cáo tài chính, Kế toán tổng hợp, Quản lí ngân sách... Kế toán phải thu (Accounts Receivable - AR): Quản lí khách hàng, Lập hoá đơn, Thu tiền, Hạch toán khoản thu, Lập báo cáo,... Kế toán phải trả (Accounts Payable - AP): Quản lí nhà cung cấp, Hoá đơn, Đối chiếu với đơn đặt hàng, Thanh toán, Kiểm soát thanh toán, Kiểm soát hạch toán, Hỗ trợ nhiều loại tiền... Quản lí dòng tiền (Cash Management - CM): Dự báo dòng tiền, Quản lí thông tin Ngân hàng, Đối chiếu với ngân hàng, Tra cứu và báo cáo... Quản lí mua sắm (Purchasing - PO): Quản lí nhà cung cấp, Yêu cầu mua hàng, Đơn đặt hàng, Nhận hàng, Phê duyệt chứng từ, Đối chiếu hoá đơn, Thanh toán... Quản lí bán hàng (Order Management - OM): Nhập, xử lí đơn đặt hàng, Thuế doanh thu/ thuế GTGT, Kế hoạch giao hàng, Vận chuyển, Mua giao thẳng (không qua kho), Treo đơn đặt hàng, Kiểm tra tín dụng, Chính sách giá và chiết khấu, Hàng trả lại... Quản lí tài sản (Assets - FA): Tăng, giảm, điều chuyển tài sản, Khấu hao... Quản lí kho hàng (Inventory - INV): Cấu trúc kho hàng, Khai báo hàng hoá, Dự báo và bổ sung hàng, Dự trữ nguyên vật liệu, Các giao dịch xuất nhập kho, Phân tích ABC và kiểm kê định kì, Tra cứu và lập báo cáo, Giá trị hàng tồn kho, Tích hợp tài chính... Việc trang bị vi tính tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán, giảm nhẹ bớt được những phần việc đơn giản. Tuy nhiên việc này cũng có một số hạn chế nhất định vì nó phụ thuộc vào kỹ thuật của người lập trình phần mềm. 2.2.2. Tổ chức sử dụng tài khoản kế toán Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, công ty đã mở các tài khoản chi tiết như: các tài khoản về hàng hóa, doanh thu, giá vốn, xác định kết quả theo từng lĩnh vực. Tài khoản về hàng hóa TK 156 được chi tiết thành các TK cấp 2 sau : TK 1561 : Hàng hóa TK 1569 : Hàng hóa- TKTG- nhận hàng hóa- PO- INV Các tài khoản về chi phí : TK 641 : được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau: TK 6411: Nhân viên- Lương TK 6412: Nhân viên- Thưởng TK 6413: Nhân viên – BHXH TK 6414 : Chi phí bảo hiểm thất nghiệp TK 6415 : Tiếp thị- khuyến mại TK 6419 : Kết chuyển chi phí bán hàng….. 2.2.3. Tổ chức vận dụng chứng từ và sổ sách kế toán - Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nhiệm vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan và chứng từ kế toán. Công ty sử dụng chứng từ theo đúng quy định của Luật Kế toán, Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật khác. Các chứng từ sử dụng bao gồm : Chứng từ liên quan đến hoạt động mua hàng gồm : + Hóa đơn mua hàng + Phiếu nhập kho + Biên bản kiểm kê + Giấy đề nghị tạm ứng Chứng từ liên quan đến hoạt động bán hàng : + Hóa đơn bán hàng + Phiếu xuất kho + Hóa đơn thuế hóa trị gia tăng + Hoá đơn xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ… + Bảng kê hàng hoá bán ra Ngoài ra công ty sử dụng một số chứng từ khác như: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có…. Kế toán viên lập các chứng từ thuộc phần hành của mình để làm căn cứ ghi sổ sau đó các chứng từ sẽ được chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra và quản lý. Việc xử lý chứng từ trên máy được thực hiện theo các bước sau : Bước 1: Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ Trong quá trình tổ chức cần phân biệt 2 loại: chứng từ được nhập trước khi nhập dữ liệu vào máy và chứng từ lập sau khi dữ liệu đó được nhập vào máy để tổ chức hợp lý quy trình lập và luân chuyển chứng từ. Bước 2: Tổ chức xử lý chứng từ Tổ chức phân loại chứng từ sắp xếp các chứng từ có liên quan thành một bộ để thuận tiện cho việc xử lý. Đối với các chứng từ được lập trước khi nhập dữ liệu vào máy thì việc xử lý gồm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của nghiệp vụ ghi trên chứng từ, tính đầy đủ của các yếu tố, tính chính xác ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21464.doc
Tài liệu liên quan