Tài liệu Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại Đại Đức: ... Ebook Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại Đại Đức
122 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại Đại Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ. Một trong những nhân tố quan trọng của nền kinh tế chính là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, và công ty thương mại cũng là một trong những nhân tố đó. Các công ty này hoạt động vì mục đích lợi nhuận là trên hết do đó họ tìm mọi cách để tối đa hoá lợi nhuận của mình làm cho nền kinh tế không ngừng thay đổi, không ngừng phát triển. Tháng 11/2006 sau nhiều năm phấn đấu nước ta đã được gia nhập tổ chức thương mại tổ chức thương mại thế giới WTO, điều này là một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, nó mở ra cơ hội hội nhập với thế giới nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đó là môi trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hàng hoá của Việt Nam được xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn, song song với việc đó là hàng hoá ở nước ngoài cũng tràn vào nước ta nhiều hơn. Do đó trong giai đoạn này việc hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đang diễn ra với tầng xuất rất lớn, các doanh nghiệp buộc phải năng động hơn, tổ chức tốt công tác hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt quy luậ tcơ chế thị trường để ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.
Công ty TNHH thương mại Đại Đức là một công ty chuyên nhập khẩu hàng hoá từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Italia... về tiêu thụ ở thị trường trong nước. Trong giai đoạn phát triển này công ty đã nhậy bén nắm bắt được quy luật của nền kinh tế thị trường, chỉ bán những thứ thị trường cần. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận công ty phải kết hợp nhiều biện pháp quản lý trong đó công tác kế toán là công cụ quân trọng để quản lý tài chính của doanh nhiệp.
Sau một thời gian thực tập tại công ty có thời gian tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và công tác kế toán em nhận thấy hoạt động lưu chuyển hàng hoá là hoạt động chủ chốt của công ty và còn nhiều vấn đề cần xem xét nên em quyết định chọn đề tài cho chuyên đề thực tập là: Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty TNHH Thương mại Đại Đức.
Trong chuyên đề này em nghiên cứu về tình hình thực tiễn của việc lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu của công ty TNHH TM Đại Đức để từ đó tìm ra những ưu điểm cũng như tồn tại cần khắc phục nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty. Trên cơ sở đó em bố trí bài viết như sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp thương mại.
Chương 2: Thực trạng kế toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty TNHH Thương Mại Đại Đức.
Chương 3 : Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại côn ty TNHH Thương Mại Đại Đức.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Đặc điểm và nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong các DN kinh doanh thương mại
1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá trên thị trường buôn bán của từng nước hoặc các nước với nhau. Hoạt động kinh doanh thương mại chia thành hai lĩnh vực là ngoại thương và nội thương. Trong đó ngoại thương là việc buôn bán giữa các quốc gia với nhau, nội thương là lĩnh vực hoạt động thương mại trong một quốc gia.
Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại:
- Quá trình kinh doanh thương mại bao gồm hai giai đoạn: Mua hàng và bán hàng, các quá trình này không làm thay đổi hình thái vật chất của hàng.
- Đối tượng kinh doanh thương mại là các loại hàng hoá phân theo từng ngành hàng:
+ Hàng vật tư, thiết bị (tư liệu sản xuất – kinh doanh).
+ Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng.
+ Hàng lương thực, thực phẩm chế biến.
- Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo hai hình thức là bán buôn và bán lẻ. Cụ thể:
+ Bán buôn là bán hàng hoá cho các công ty, đại lý để các công ty này tiếp tục quá trình lưu chuyển hàng hoá.
+ Bán lẻ là bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Bán buôn và bán lẻ hàng hoá có thể thực hiện theo nhiều cách như bán thẳng, bán qua kho, gửi bán qua đại lý, ký gửi, bán trả góp, hàng đổi hàng....
Tổ chức đơn vị kinh doanh thương mại có thể theo một trong các mô hình: Tổ chức bán buôn, tổ chức bán lẻ, chuyên môi giới... Quy mô tổ chức: cửa hàng, đại lý, công ty, tổng công ty... và thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực thương mại.
- Sự vận động của hàng hoá trong kinh doanh thương mại cũng không giống nhau, tuỳ thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng. Do đó, chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hoá cũng khác nhau giữa các loại hàng.
Trong kinh doanh thương mại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng, cần xuất phát từ đặc điểm quan hệ thương mại và thế kinh doanh với các bạn hàng để tìm phương thức giao dịch, mua, bán thích hợp đem lại cho đơn vị lợi ích lớn nhất. Vì vậy, kế toán lưu chuyển hàng hoá nói chung trong các đơn vị thương mại cần thực hiện đủ các nhiệm vụ để cung cấp thông tin cho người quản lý trong , ngoài đơn vị ra các quyết định hữu hiệu, đó là:
- Ghi chép số lượng, chất lượng và chi phí mua hàng, giá mua, phí khác, thuế không được hoàn trả theo chứng từ đã lập, trên hệ thống sổ sách thích hợp.
- Phân bổ hợp lý chi phí mua hàng ngoài giá mua cho số hàng đã bán và tồn cuối kỳ, để từ đó xác định giá vốn hàng hoá đã bán và tồn cuối kỳ.
- Phản ánh kịp thời khối lượng hàng bán, ghi nhận doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu khác của khối lượng hàng bán (giá vốn hàng bán, doanh thu thuần, thuế tiêu thụ...)
- Kế toán quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ kho hàng hoá, phát hiện, xử lý kịp thời hàng hoá ứ đọng (kho, nơi gửi đại lý...).
- Lựa chọn phương pháp và xác định đúng giá vốn hàng xuất bán để đảm bảo độ chính các của chỉ tiêu lãi gộp hàng hoá đã tiêu thụ.
- Xác định kết dquả bán hàng và thực hiện chế độ báo cáo hàng hoá và báo cáo tình thình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá.
- Theo dõi và thanh toán kịp thời công nợ với nhà cung cấp và khách hàng có liên quan của từng thương vụ giao dịch.
1.1.2. Khái niệm và nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu
1.1.2.1. Khái niệm lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu
Lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán giữa các nước với nhau. Nghĩa là hàng hoá được sản xuất ở một nước và được đưa đi tiêu thụ tại một nước khác, muốn thực hiện được điều này phải có Nghị định thư ký kết giữa hai Chính phủ hoặc ngoài Nghị định thư. Với cơ chế thị trường mở hiện nay việc thường xuyên diễn ra hoạt động buôn bán giữa các nước là tất yếu, thông qua trao đổi hàng hoá mà mỗi nước có thể thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Nhập khẩu giữ vai trò mua hàng, để thực hiện cân đối cơ cấu kinh tế, kích thích sản xuất trong nước. Lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu cũng giống như lưu chuyển hàng hoá trong nước bao gồm hai giai đoạn: Mua và bán hàng nhập khẩu nhưng thời gian thực hiện các giai đoạn lưu chuyển của hàng hoá trong công ty nhập khẩu lâu hơn kinh doanh hàng hoá trong nước.
Đối tượng kinh doanh hàng nhập khẩu là hàng thu mua của nước ngoài để bán tiêu dùng trong nước. Đối tượng hàng nhập khẩu không chỉ đơn thuần là những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư mà chủ yếu là các trang thiết bị, máy móc vật tư kỹ thuật công nghệ hiện đại phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nước ta trong tất cả các ngành các địa phương trên mọi lĩnh vực.
1.1.2.2. Nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu
Lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế do đó công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ này phải đảm bảo các nhiệm vụ:
- Phản ánh, giám đốc các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá.
- Phản ánh chi tiết, tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh.
- Thanh toán kịp thời công nợ trong mỗi thương vụ nhập khẩu để đảm bảo cán cân ngoại thương.
- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ, để cung cấp thông tin chính xác cho quản lý hoạt động nhập khẩu.
1.2. Kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp thương mại
1.2.1. Hạch toán quá trình mua hàng nhập khẩu
1.2.1.1. Các vấn đề cơ bản ảnh hưởng tới hạch toán quá trình mua hàng nhập khẩu
So với quá trình mua hàng trong nước quá trình mua hàng nhập khẩu phức tạp hơn nhiều vì đây là hoạt động kinh doanh ngoại thương liên quan tới mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Quá trình mua hàng nhập khẩu bị tác động bởi nhiều yếu tố, cụ thể như sau:
- Chính sách mở cửa của nhà nước: đây là một yếu tố hết sức quan trọng bởi nó tạo tiền đề cho việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia, phải có sự cho phép của chính phủ thì các doanh nghiệp mới có thể giao lưu buôn bán với nước ngoài.
- Ngay cả khi đã được nhà nước cho phép thì cơ chế hải quan cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới sự nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài. Các thủ tục hải quan có đơn giản gọn nhẹ thì việc thông thương buôn bán mới phát triển được, còn thủ thục hải quan cồng kềnh rắc rối sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước ngại nhập hàng và các doanh nghiệp nước ngoài thì ngại xuất hàng dẫn đến tình trạng nền kinh tế ngoại thương kém phát triển.
- Yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới việc nhập khẩu hàng hoá chính là thuế nhập khẩu, nhà nước dùng thuế nhập khẩu làm công cụ điều tiết vĩ mô việc nhập khẩu hàng hoá. Với những mặt hàng ưu tiên nhập khẩu như các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại nhập về để phục vụ cho sản xuất thì mức thuế suất nhập khẩu thấp hơn các hàng hoá thông thường thậm chí có những mặt hàng còn được miễn thuế. Còn đối với những mặt hàng hạn chế nhập khẩu như rượu, thuốc lá thì mức thuế suất lại rất cao. Chính sách thuế có tác dụng điều chỉnh kim ngạch xuất nhập khẩu của các mặt hàng theo mong muốn của nhà nước.
1.2.1.2. Kế toán chi tiết hàng hoá
a. Phương pháp thẻ song song
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng phù hợp với những qui mô nhỏ mật độ nhập xuất ít, trình độ quản lý, trình độ kế toán không cao.
- Quy tắc ghi sổ chi tiết: Quy trình ghi sổ theo phương pháp thẻ song song
Sổ chi tiết hàng hoá
Báo cáo tổng hợp N-X-T
Sơ đồ 1.1: Quy trình kế toán chi tiết theo phương thẻ song song
Phiếu nhập
Phiếu nhập
Phiếu nhập
Thẻ kho
Kế toán tổng hợp
Phiếu xuất
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
- Thẻ kho: được mở cho từng danh điểm vật tư và do thủ kho thực hiện. Cơ sở lập là căn cứ vào phiếu nhập, xuất thủ kho ghi vào thẻ kho cho từng danh điểm vật tư, mỗi chứng từ gốc được ghi một dòng trên thẻ. Cuối ngày cuối tháng thủ kho tính ra số lượng tồn trên từng thẻ kho (theo chỉ tiêu số lượng) để đối chiếu với kế toán chi tiết_sổ chi tiết vật tư (cột số lượng).
- Sổ chi tiết vật tư: do kế toán chi tiết trên phòng lập cho từng danh điểm vật tư (tương tự như thẻ kho). Cơ sở ghi là hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất do thủ kho chuyển đến kế toán ghi vào sỏ chi tiết vật tư theo cả chỉ tiêu số lượng và giát trị, mỗi chứng từ gốc được ghi 1 dòng trên sổ. Cuối tháng kế toán tính ra số lượng tồn và giá trị tồn cho từng danh điểm vật tư (cột số tồn phải khớp với số lượng tồn trên thẻ kho của thủ kho).
- Sổ tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn: sổ này do kế toán chi tiết lập vào thời điểm cuối tháng theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị. Cơ sở lập là căn cứ vào sổ chi tiết vật tư, hàng hoá lấy dòng cộng trên sổ chi tiết của từng danh điểm vật tư, hàng hóa để ghi 1 dòng vào sổ tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn (có bao nhiêu danh điểm vật tư phải ghi bấy nhiêu dòng trên sổ cho từng nhóm và từng kho vật liệu công cụ) cuối tháng cộng giá trị nhập, xuất để tính ra giá trị tồn cho từng kho vật liệu, công cụ, háng hoá. Cột giá trị nhập, xuất, tồn của từng kho phải khớp với tổng phát sinh nợ, tổng phát sinh có và số dư cuối kỳ của TK 152, TK 153, TK 156...trên sổ cái.
- Ưu, nhược điểm của phương pháp thẻ song song
+ Ưu điểm: đơn giản dễ kểm tra đối chiếu.
+ Nhược điểm: còn trùng lắp về chỉ tiêu số lượng giữa kho và phòng kế toán từ đó làm tăng khối lượng ghi chép của phòng kế toán và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kế toán.
b. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Sơ đồ 1.2. Quy trình kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Sổ đối chiếu luân chuyển
Bảng kê nhập
Phiếu nhập
Thẻ kho
Kế toán tổng hợp
Bảng kê xuất
Phiếu xuất
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
- Sổ sách sử dụng:
+ Thẻ kho: do thủ kho mở cho từng danh điểm vật tư theo từng chỉ tiêu số lượng tương tự như phương pháp thẻ song song.
+ Bảng kê nhập, bảng kê xuất: do kế toán vật liệu thực hiện mỗi danh điểm vật tư được mở một bảng kê nhập, một bảng kê xuất, căn cứ vào phiếu nhập ghi vào bảng kê nhập, căn cứ vào phiếu xuất ghi vào bảng kê xuất theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị. Cuối tháng cộng cả bảng kê nhập và bảng kê xuất để ghi một dòng vào sổ đối chiếu luân chuyển.
+ Sổ đối chiếu luân chuyển: do kế toán vật tư lập ở thời điểm cuối tháng theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị cơ sỏ lập là các bảng kê nhập và xuất. Mỗi danh điểm vật tư được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. Cuối tháng cộng sổ đối chiếu luân chuyển (cột số lượng được đối chiếu với thẻ kho, cột giá trị đối chiếu với kế toán tổng hợp).
- Ưu điểm: Dễ ghi chép và công tác kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán được thuận lợi rõ ràng.
- Hạn chế:
+ Vẫn còn trùng lắp về chỉ tiêu số lượng giữa kho và phòng kế toán từ đó làm tăng khối lượng công tác kế toán.
+ Công việc dồn vào cuối tháng nên ảnh hưởng tới việc cung cấp thông tin cho công tác quản trị vì vậy phương pháp này chỉ nên áp dụng với những doanh nghiệp quy mô nhỏ mật độ nhập, xuất không lớn.
c. Phương pháp sổ số dư
Sơ đồ 1.3.Quy trình kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư :
Phiếu nhập
Phiếu nhập
Phiếu xuất
Sổ giao nhận chứng từ nhập
Thẻ kho
Sổ giao nhận chứng từ xuất
Sổ số dư
Bảng kê luỹ kế Nhập-Xuất-Tồn
Kế toán tổng hợp
- Sổ sách sử dụng:
+ Thẻ kho: do thủ kho lập cho từng danh điểm vật tư theo chỉ tiêu số lượng (cách ghi giống phương pháp thẻ song song). Định kỳ sau khi ghi thẻ kho thủ kho phải lập sổ giao nhận chứng từ lập, sổ giao nhận chứng từ xuất theo từng nhóm vật tư. Cuối tháng căn cứ vào số lượng tồn trên từng thẻ kho thủ kho ghi vào sổ số dư (cột số lượng).
+ Sổ giao nhận chứng từ nhập, chứng từ xuất: được lập trên cơ sở phiếu nhập, phiếu xuất vật tư và tập hợp theo từng nhóm, vật tư, số lượng chứng từ, số hiệu chứng từ do thủ kho ghi.
+ Bảng kê luỹ kế Nhập-Xuất-Tồn: bảng này do kế toán squản lý để theo dõi luỹ kế Nhập-Xuất-Tồn bằng tiền cho từng kho. Cơ sở ghi là các phiếu giao nhận chứng từ nhập và chứng từ xuất cùng với các chứng từ gốc đính kèm.
+ Sổ số dư: do cả thủ kho và kế toán vật tư ghi (thủ kho ghi chỉ tiêu số lượng, kế toán ghi chỉ tiêu giá trị) mỗi danh điểm vật tư được ghi một dòng trên sổ số dư, sổ này được theo dõi trong cả 12 tháng. Cuối tháng cộng sổ số dư ( cột giá trị được đối chiếu với bảng kê luỹ kế Nhập-Xuất-Tồn).
- Ưu điểm: giảm được số lượng ghi chép của kế toán do tránh được sự trùng lắp về chỉ tiêu khối lượng giữa kho và phòng kế toán từ đó làm tăng hiệu quả công tác kế toán.
- Hạn chế: Khó kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán. Khi kế toán cần biết số lượng Nhập – Xuất – Tồn của 1 danh điểm vật tư nào đó phải trực tiếp xuồng kho xem thẻ kho mới có được thông tin. Phương pháp này chỉ nên áp dụng với những doanh nghiệp có quy mô lớnmật độ nhập, xuất tương đối nhiều thì ta giảm bớt được khối lượng ghi chép.
1.2.1.3. Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu
Các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/9/2009 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu như sau:
a. Nhập khẩu trực tiếp
Hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá nước ta mua của nưứơc ngoài theo hợp đồng ký kết giữa các thương nhân trong nước với nước ngoài. Hàng nhập khẩu thường nguyên đai, nguyên kiện, nguyên toa, nguyên tàu, bên ngoài ghi rõ các ký hiệu để tiện cho việc giao nhận của Hải quan qua biên giới (cảng, sân ga, sân bay, cửa khẩu) và được tính theo giá CIF. Các cơ quan giao thông (ga, cảng, sân bay) có trách nhiệm tiếp nhận hàng nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị ngoại thương hoặc các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của các đơn vị ngoại thương.
Thông thường các đơn vị thường nhập khẩu theo hình thức mở L/C , trước khi nhập hàng phải ký quỹ mở L/C (khoảng từ 30% đến 100% trị giá lô hàng), kế toán ghi:
Nợ TK 138 - số tiền ký quỹ mở L/C (tỉ giá thực tế giao dịch)
Có TK 111, 112...(Tỉ giá xuất ngoại tệ)
Có TK 515 - Lãi về tỷ giá (hoặc Nợ TK 635- Lỗ tỷ giá)
Khi ngân hàng báo Có số tiền vay mở L/C. Kế toán ghi:
Nợ TK 1122 - Tiền gửi ngoại tệ (tỷ giá thực tế nhập ngoại tệ)
Có TK 311 - Vay ngắn hạn (tỷ giá thực tế giao dịch)
Người xuất khẩu sau khi nhận được thông báo thư tín dụng (L/C) đã mở thì tiến hành xuất giao hàng cho khách hàng xuống phương tiện chuyên chở tại cửa khẩu quy định.
Các nghiệp vụ nhập khẩu hàng và thanh toán được phản ánh trên hệ thống tài khoản và sổ tài khoản hàng tồn kho và thanh toán với người bán tuỳ thuộc vào từng trường hợp thanh toán: Trả trước, trả ngay, trả chậm.
- Trường hợp trả trước theo L/C: hình thức này áp dụng chủ yếu đối với những đối tác mới làm ăn, chưa thực sự tin tưởng vào nhau do đó người nhập khẩu sẽ phải trả trước tiền hàng toàn bộ hay một phần. Thời gian trả trước dài hay ngắn là tuỳ thuộc mục đích trả trước. Nếu trả trước là hành vi cấp tín dụng ngắn hạn cho người bán thì thời gian trả trước thường dài ngày. Nếu trả trước là một điều khoản ràng buộc trách nhiệm hợp đồng nhập khẩu của người nhập khẩu thì thời gian trả trước thường ngắn hơn.
Khi trả trước tiền hàng nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 331 – Tỷ giá thực tế tại thời điểm thanh toán
Có TK 112 – Tỷ giá xuất ngoại tệ
Có TK 515 – Lãi về tỷ giá ngoại tệ (hoặc Nợ TK 635 – Lõ tỷ giá ngoại tệ)
Khi hàng nhập khẩu về biên giới tiếp nhận hàng theo quy định. Căn cứ vào chứng từ kiểm nhận và mua hàng nhập khẩu để kế toán ghi nhận hàng tuỳ thuộc: Hàng nhập khẩu là hàng hoá, vật tư nguyên liệu hay là TSCĐ để ghi sổ kế toán.
+ Nếu nhập hàng hoá để bán theo phương thức bán thẳng không qua kho hoặc bán qua kho, kế toán ghi giá mua theo hoá đơn:
Nợ TK 157 – Gửi bán thẳng
Nợ TK 632 – Trực tiếp bán hàng tại cửa khẩu
Nợ TK 156 – Nhập kho hàng hoá
Nợ TK 611- Mua hàng ( phương pháp KKĐK)
Có TK 331 – Tỷ giá nhận nợ bằng ngoại tệ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (tỷ giá nộp thuế)
Có TK 111, 112 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (tỷ giá xuất ngoại tệ hoặc tỷ giá thực tế nộp thuế)
Có TK 515 – Lãi chênh lệch tỷ giá (hoặc Nợ TK 635 – Lỗ chênh lệch tỷ giá...)
+ Thuế nhập khẩu đã nộp tại cửa khẩu được ghi:
-) Số đã nộp:
Nợ TK 3333
Có TK 111
-) Số phải nộp:
Nợ TK 157, 632, 159
Có TK 3333
Nếu đơn vị áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi số thuế phải nộp được khấu trừ:
Nợ TK 157, 632....
Có TK 33312 – Thuế GTGT phải nộp
- Trường hợp trả ngay bằng L/C: Khi trao đổi buôn bán một thời gian và đã có sự tin tưởng vào nhau các công ty nước ngoài có thể đồng ý thể thức thanh toán đồng thời bằng L/C người nhập khẩu tiến hành trả toán bộ tiền hàng ngay sau khi tiếp nhận xong hàng nhập khẩu.
+ Khi hàng về nơi quy định, kế toán ghi:
Nợ TK 156 – ghi theo tỷ giá thực tế (phương pháp KKTX)
Nợ TK 611 (phương pháp KKĐK)
Có TK 331 – Ghi theo tỷ giá thực tế nhận nợ
Có TK 3333 (111,112) – Thuế nhập khẩu (tỷ giá nộp thuế)
Có TK 515 – Lãi chênh lệch tỷ giá
Hoặc Nợ TK 635 – Lỗ chênh lệch tỷ giá
+ Nhận hàng đối chiếu bộ chứng từ với điều kiện mở L/C. Nếu phù hợp thì tiến hành trả tiền cho người bán hàng:
Nợ TK 331 – Phải trả người bán (tỷ giá thanh toán Nợ)
Có TK 1122 – Tiền gửi ngoại tệ
Có TK 515 hoặc Nợ TK 635 chênh lệch tỷ giá
- Trường hợp trả chậm: Khi hai đối tác trao đổi với nhau thường xuyên và có mối quan hệ lâu dài. Trong hình thức thanh toán trả chậm, người nhập khẩu được nợ tiền nhà cung cấp một khoản thưòi gian nhất định sau thời điểm giao nhận xong hàng nhập khẩu.
Thời gian được nợ trả chậm tiền hàng dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên giao dịch, đã ghi trong hợp đồng thương mại trên cơ sở tính chất của hàng và luật quản lý ngoại hối của cácc nước quy định.
+ Khi hàng về tới cảng và kiểm nhận hàng về nơi bán thẳng, kho hàng hoá và về nơi sử dụng theo mục đích nhập khẩu kế toán ghi giống trường hợp trả trước. Đến hạn thanh toán công ty trả tiền cho người bán:
Nợ TK 331 – Tỷ giá thực tế ghi nhận nợ thanh toán
Có TK 1122 – Tỷ giá xuất ngoại tệ
Có TK 515 – Lãi chênh lệch tỷ giá (Hoặc Nợ TK 635 – Lỗ chênh lệch tỷ giá)
Khi nhập khẩu hàng hoá và thanh toán tiền hàng nhập khẩu, nếu xảy ra trong trường hợp thừa, thiếu hàng hoá so với chứng từ, hoặc được chiết khấu thương mại hoặc chiết khấu thanh toán được hưởng, kế toán căn cứ chứng từ báo Có bổ sung để ghi giảm giá trị giá hàng nhập khẩu và ghi thu hoạt động tài chính.
+ Trường hợp kiểm nhận hàng nhập khẩu phát hiện thiếu, ghi chờ xử lý:
Nợ TK 138 (1381)
Có TK 156 – Hàng thiếu hụt chờ xử lý
Có TK 611 (phương pháp KKĐK)
+ Trường hợp giảm giá, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán:
Nợ TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 156 - Hàng hoá
Có TK 611- Mua hàng (phương pháp KKĐK)
Có TK 515 – Chiết khấu thanh toán
+ Nếu được giảm giá thuế GTGT (phương pháp khấu trừ thuế GTGT) thì ghi :
Nợ TK 33312 phần giá trị được giảm
Có TK 1331 giá, CKTM
b. Nhập khẩu uỷ thác
Nhiều trường hợp công ty không thể tự mình nhập khẩu hàng hoá khi đó công ty sẽ uỷ thác cho một đơn vị khác chuyên nhập khẩu hàng nhập khẩu hộ mình .
* Tại bên nhận uỷ thác
Đơn vị nhập khẩu uỷ thác trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ đàm phám, ký kết hợp đồng, tổ chức tiếp nhận hàng nhập khẩu, thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài tiền mua hàng nhập khẩu, kết thúc dịch vụ uỷ thác, đơn vị được hưởng hoa hồng tính theo tỉ lệ quy định thoả thuận tính trên giá trị lô hàng nhập khẩu và mức độ uỷ thác. Trong nhiều quan hệ uỷ thác, đơn vị uỷ thác nhập khẩu chỉ giao cho người nhận uỷ thác thực hiện hợp đồng thương mại đã ký bao gồm các khâu: Tiếp nhận, thanh toán chi trả hộ tiền hàng, thuế nhập khẩu...Trong quan hệ này, bên nhập khẩu uỷ thác (bên nhận uỷ thác nhập khẩu) là bên cung cấp dịch vụ, bên uỷ thác (bên giao uỷ thác) giữa vai trò là bên mua (bên sử dụng) dịch vụ uỷ thác.
Về nguyên tắc, hạch toán hàng nhập khẩu nhận uỷ thác phải ghi chép, phản ánh các chỉ tiêu và quan hệ thanh toán tài chính từ phía chủ hàng giao uỷ thác (người mua dịch vụ uỷ thác) và từ phía nhà cung cấp nước ngoài.
Tại đơn vị nhận uỷ thác các nghiệp vụ được hạch toán như sau:
- Ghi số tiền nhận ứng trước của đơn vị giao uỷ thác để mở Thư tín dụng (mở L/C):
Nợ TK 111, 112 – Tỷ giá thực tế giao dịch
Có TK 131 – Chi tiết đơn vị uỷ thác – tỷ giá thực tế giao dịch
- Ghi số tiền ký quỹ mở L/C (nếu thanh toán bằng thư tín dụng):
Nợ TK 138 – Tỷ giá thực tế giao dịch
Có TK 111, 112 – Tỷ giá xuất ngoại tệ
Có TK 515 – Lãi chênh lệch tỷ giá (hoặc nợ TK 635 – Lỗ chênh lệch tỷ giá)
Khi hàng nhập khẩu về cửa khẩu, nơi giao hàng quy định, đơn vị nhận uỷ thác có thể chuyển chủ , không nhập kho hoặc tạm nhập kho số hàng nhập khẩu uỷ thác, kế toán ghi:
Nợ TK 156 – Tạm nhập kho – tỷ giá thực tế giao dịch thanh toán với người uỷ thác (phương pháp KKTX)
Nợ TK 611 – Mua hàng (phương pháp kiểm kê định kỳ)
Nợ TK 131 – Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu – tỷ giá thực tế giao nhận thanh toán
Có TK 331 – Nhà cung cấp hàng nhập khẩu
- Phản ánh số thuế các loại nộp do đơn vị nhận uỷ thác nộp hộ:
Nợ TK 156 (1561) (phương pháp KKTX)
Nợ TK 611 (phương pháp KKĐK)
Nợ TK 131 – Chi tiết đơn vị uỷ thác
Có TK 333 – Phải nộp NSNN (3333, 3332, 33312)
- Khi chi hộ các phí nhập khẩu cho bên giao uỷ thác (phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi thuê kho bãi, chi bốc xếp, vận chuyển, tiếp nhận khác...) ghi:
Nợ TK 131 – Chi tiết đơn vị uỷ thác
Có TK 111, 112
- Ghi số thuế nộp hộ đơn vị uỷ thác:
Nợ TK 333 (3333, 3332, 33312....)
Có TK 111, 112, 144
- Nếu đơn vị uỷ thác tự nộp thuế sau khi đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu làm thủ tục kê khai thuế, thì ghi:
Nợ TK 333 – Thuế đã nộp
Có TK 131 – Chi tiết đơn vị uỷ thác
- Phản ánh nghiệp vụ chuyển trả hàng nhập khẩu (trường hợp đã tạm nhập kho hàng nhập khẩu) đã gồm cả các khoản thuế phải nộp:
Nợ TK 331 – Nhà cung cấp nước ngoài
Có TK 112, 138
- Ghi doanh thu phí uỷ thác nhập khẩu được thah toán:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán
Có TK 511 – Phí uỷ thác nhập khẩu (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra
- Phản ánh các phí tổn chi hộ đơn vị uỷ thác đã được thanh toán theo chứng từ:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 – Chi tiết đơn vị uỷ thác.
Sơ đồ 1.4. Hạch toán hoạt động uỷ thác nhập khẩu
(tại đơn vị nhận uỷ thác)
TK 156, 611...
TK 111, 112...
TK 138
TK 131-CT
đơn vị uỷ thác
TK 331
TK 112, 138
(xxx)
(9)
(9)
(2)
(2)
(1)
(1)
(8)
(8)
(3)
(3)
(11)
(11)
(3)
TK 511
(10)
TK 333
TK 3331
(4)
(5)
(6)
(6)
(5)
(5)
(10)
TK 111, 112
(7)
(7)
(4)
(10)
(4)
Ghi chú:
(1) Nhận tiền ứng trước để mở L/C
(2) Ký quỹ mở L/C
(3) Tiếp nhận hàng nhập khẩu tạm nhập kho hoặc chuyển chủ giao uỷ thác
(4) Thuế phải nộp ghi vào giá trị hàng nhập khẩu
(5) Chi hộ các khoản liên quan cho đơn vị uỷ thác
(6) Đơn vị nhận uỷ thác nộp thuế phải nộp
(7) Đơn vị uỷ thác nộp thuế phải nộp
(8) Xuất kho hàng nhập khẩu trả cho đơn vị uỷ thác
(9) Thanh toán tiền hàng nhập khẩu hộ đơn vị uỷ thác
(10) Hoa hồng uỷ thác nhập khẩu được hưởng
(11) Nhận lại các khoản chi hộ đơn vị uỷ thác
Tại đơn vị giao uỷ thác
Đơn vị giao uỷ thác là đơn vị chủ hàng được ghi sổ doanh số mua, bán hàng nhập khẩu. Khi giao quyền nhập khẩu cho bên nhận uỷ thác, đơn vị giao uỷ thác phải chuyển tiền hàng nhập khẩu để mở L/C, tiền thuế nhập khẩu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt có thể được nộp qua đơn vị nhận uỷ thác hoặc đơn vị uỷ thác tự nộp theo kê khai thuế nhận được người uỷ thác hoặc đơn vị uỷ thác tự nộp theo kê khai thuế nhận được người uỷ thác chịu trách nhiệm chi trả phí dịch vụ uỷ thác gồm: Hoa hồng uỷ thác, các phí tổn giao dịch ngân hàng và phí tổn tiếp nhận hàng tại cửa khẩu hàng. Trong quan hệ với bên nhận uỷ thác nhập khẩu, bên giao uỷ thác là bên sử dụng (bên mua dịch vụ uỷ thác, vì thế kế toán cần mở chi tiết theo từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu để theo dõi tình hình thanh toán hoa hồng cùng các khoản thuế và chi phí chi hộ khác của từng hợp đồng uỷ thác.
Theo chế độ kế toán tài chính hiện hành, kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác tại đơn vị giao uỷ thác được thực hiện theo phương pháp hạch toán sau:
- Khi ứng trước tiền uỷ thác mua hàng bằng ngoại tệ kế toán ghi:
Nợ TK 331 – Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác (tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá hạch toán)
Có TK 1112, (1122) Tiền mặt – (tỷ giá xuất ngoại tệ hoặc tỷ giá hạch toán)
Chênh lệch tỷ giá nếu lãi ghi Có TK515 – Doanh thu tài chính hoặc ghi Nợ TK 635 – Lỗ chênh lệch tỷ giá.
- Khi chuyển tiền Việt Nam để đơn vị nhận uỷ thác mua ngoại tệ nhập hàng, số tiền thực tế chuyển kế toán ghi:
Nợ TK 331 – Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác (tỷ giá thực tế)
Có TK 1112, 1121 – Tiền mặt, TGNN (tỷ giá thực tế)
- Số tiền (VNĐ) chuyển giao cho đơn vị nhận uỷ thác phải đảm bảo mua đủ số ngoại tệ nhập khẩu hàng hoá theo hợp đồng. Trong khoảng thời gian có hiệu lực đã thoả thuận, nếu thừa hoặc thiếu tiền Việt Nam mua ngoại tệ, đơn vị giao uỷ thác phải có trách nhiệm thanh toán với người nhận uỷ thác. Số chênh lệch tỷ giá thời điểm mua ngoại tệ.
- Ghi giá trị hàng uỷ thác nhập khẩu do đơn vị nhận uỷ thác giao trả (gồm giá trị hàng nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT tính trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt – nếu có):
Nợ TK 156 (phương pháp KKTX)
Nợ TK 611 (phương pháp KKĐK)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT hàng NK (nếu được khấu trừ)
Có TK 331 – Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác
- Ghi số thuế phải nộp NSNN do đơn vị uỷ thác tự nộp:
Nợ TK 331 – Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác
Có TK 111, 112
- Phản ánh các khoản phí uỷ thác, các khoản được chi hộ cho hoạt động uỷ thác phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác:
Nợ TK 156 - Giá trị hàng nhập khẩu (phương pháp KKTX)
Nợ TK 611- Mua hàng (phương pháp KKĐK)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào của hàng NK (nếu có)
Có TK 331 – Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu
- Phản ánh số tiền thanh toán cho bên nhận uỷ thác (số tiền hàng thiếu, tiền thuế phải nộp được đơn vị nhận uỷ thác nộp hộ, phí uỷ thác nhập khẩu, các khoản được chi hộ...):
Nợ TK 331 – Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác
Có TK 111, 112 – số tiền xuất thanh toán
- Nếu các nghiệp vụ giao dịch giữa đơn vị giao uỷ thác (đơn vị uỷ thác nhập khẩu) với đơn vị nhận uỷ thác nếu được thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của từng bút toán trên được ghi doanh thu hoạt động tài chính – Nợ TK 635 – nếu lỗ.
Có thể khái quát qua phương pháp kế toán nghiệp vụ giao uỷ thác nhập khẩu qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5. Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác tại đơn vị uỷ thác nhập khẩu (tại đơn vị giao uỷ thác)
TK 156, 611, 211, 153
TK 111, 112
TK 331 - đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu
(2)
(1)
(1)
(2)
TK 133
(1)
(3)
(3)
(4)
(4)
(4)
(5)
(5)
Ghi chú:
(1) Ứng tiền hàng uỷ thác mua hàng nhập khẩu cho đơn vị nhận uỷ thác
(2) Nhận hàng uỷ thác nhập khẩu (gồm cả giá trị hàng nhập khẩu, các loại thuế phải nộp)
(3) Đơn vị uỷ thác tự nộp thuế cho hàng nhập khảu uỷ thác theo thủ tục kê khai thuế nhận từ đơn vị nhận uỷ thác
(4) Phí uỷ thác phải trả, các khoản được chi hộ phải trả
(5) Thanh toán các khoản phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu.
1.2.2. Kế toán quá trình tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu
1.2.2.1. Các vấn đề kinh tế cơ bản có liên quan ảnh hưởng tới quá trình bán hàng hoá nhập khẩu
Các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu hàng về để thực hiện lưu chuyển hàng hoá thu lợi nhuận. Có rất nhiều yếu tố tác động tới quá trình tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu:
- Trong nền kinh tế thị trường gay gắt như hiện nay việc quảng cáo, marketing để khách hàng biết đến công ty mình nhiều hơn cũng là một lợi thế lơn trong việc bán hàng. Đây là một phương pháp để các doanh nghiệp giới thiệu ưu điểm sản phẩm của công ty mình với khách hàng, điều này có thể làm tăng doanh thu một cách đáng kể.
- Bên cạnh việc quảng cáo sản phẩm các doanh nghiệp cũng cần có những chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng ví dụ như tặng quà hoặc có chế độ chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại phù hợp.
- Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị, máy móc hàng điện tử cần phải có đội ngũ cán bộ, kỹ sư lành nghề để hướng dẫn, lắp đặt cho khách hàng và bảo hành hàng hoá nếu xảy ra tình trạng hỏng hóc do lỗi kỹ thuật.
Các yếu tố trên đề._.u tác động rất lớn tới việc tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu của mỗi công ty.
1.2.2.2. Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu
Các nghiệp vụ tiêu thụ hàng nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng thương vụ cho cá chỉ tiêu: Chỉ tiêu giá vốn hàng bán cho từng phương thức: Bán thẳng, bán qua kho, bán trực tiếp hoặc gửi bán (kể cả gửi qua đại lý, ký gửi...), chỉ tiêu doanh thu và các khoản giảm doanh thu chiết khấu thanh toán bán hàng thuần, phản ánh các chi phí bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
* Trường hợp bán thẳng không qua kho
- Khi giao bán hàng trực tiếp cho khách hàng mua tại cửa khẩu nhập hàng, kế toán căn cứ chứng từ bán hàng ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 156 (phương pháp KKTX)
Có TK 611 (phương pháp KKĐK)
Có TK 33312 – Thuế GTGT (nếu tính thuế GTGT trực tiếp)
- Nếu gửi hàng tới điểm hẹn mua của khách hàng trong nước thì kế toán ghi sổ theo dõi “Hàng gửi bán” TK 157:
Nợ TK 157 – Hàng gửi bán
Có TK 156 – Hàng hoá
Có TK 33312 – Thuế GTGT (trường hợp tính thuế GTGT trực tiếp)
- Khi đã bán được hàng gửi bán, ghi kết chuyển trị giá vốn:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 157 – Hàng gửi bán
- Phản ánh doanh thu bán hàng nhập khẩu đã thực hiện, do đơn vị nhập khẩu trực tiếp bán:
Nợ TK 111, 112 – Doanh thu đã thu
Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Phản ánh doanh thu tiêu thụ hàng nhập khẩu qua đại lý, ký gửi:
Nợ TK 6421 – Hoa hồng phải trả cho bên ký gửi
Nợ TK 133 – Thuế GTGT tính trên hoa hồng đại lý, ký gửi
Nợ TK 131 – Phải thu danh thu gửi đại lý
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 (nếu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ)
Hoặc ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng nhận đại lý
Có TK 511 – Doanh thu hàng nhập khẩu
Có TK 3331 (nếu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ)
- Khi thanh toán với bênnhận đại lý về tiền hoa hồng và tiền hàng, ghi:
Nợ TK 6421 – Hoa hồng
Nợ TK 133 – Thuế GTGT tính cho phí đại lý
Nợ TK 111, 112 – Thực thu
Có TK 131 – Phải thu người bán đại lý
* Trường hợp bán hàng nhập khẩu qua kho
- Bán hàng qua kho theo hình thức gửi bán:
+ Khi xuất bán hàng hoá gửi cho khách hàng hoặc gửi cho đại lý, kế toán ghi giá vốn:
Nợ TK 157 – Hàng gửi bán
Có TK 156 (1561) – Hàng hoá
+ Nếu khách hàng ứng trước tiền mua hàng hoá, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, TGNH
Có TK 131 – Khách hàng ứng trước
+ Khi hàng gửi đã bán, kế toán ghi:
1) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 157 – Hàng gửi bán
2) Nợ TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng theo giá không có thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Bán buôn qua kho theo hình thức trực tiếp
+ Khi xuất bán trực tiếp hàng hoá, kế toán ghi giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 156 (phương pháp KKTX)
Có TK 611 (phương pháp KKĐK)
+ Doanh thu và thuế GTGT đầu ra thu hộ phải nộp Nhà nước:
Nợ TK 111, 112 - Đã thanh toán theo giá có thuế
Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng theo giá có thuế
Có TK 511 – Doanh thu theo giá chưa có thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra thu hộ phải nộp
1.2.3. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và kết quả tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu.
1.2.3.1. Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là một bộ phận của chi phí lưu thông phát sinh nhằm thực hiện các nghiệp vụ bán hàng hoá kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Chi phí bán hàng được bù đắp bằng khối lượng doanh thu thuần thực hiện của hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính. Trong trường hợp đặc biệt, chi phí bán hàng được phân bổ cho kỳ báo cáo sau (kỳ xác định kết quả) để doanh thu khi thương vụ được thực hiện qua nhiều kỳ báo cáo kết quả hoạt động. Mức chi phí bán hàng chờ kết chuyển được xác định theo nguyên tắc phù hợp áp dụng trong kế toán doanh thu, chi phí khác.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tập hợp chi phí bán hàng vào TK 6421.
- Tổng tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm hànghoá đi tiêu thụ, kế toán ghi:
Nợ TK 6421
Có TK 334
- Trích BHXH, KPCĐ, BHYT theo tỷ lệ quy định tính trên tổng số tiền lương phát sinh trong kỳ.
Nợ TK 6421
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
- Chi phí về dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho khâu bán hàng, như các dụng cụ cân, đông , đo đếm, máy tính cầm tay...
Nợ TK 6421
Có TK 153 – Xuất dùng với giá trị nhỏ, phân bổ một lần
- Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng (nhà cửa, kho tàng, phương tiện vận chuyển...)
Nợ TK 6421
Có TK 214
- Chi phí bảo hành sản phẩm
+ Trường hợp không có bộ phận bảo hành độc lập
-) Khi trích trước chi phí bảo hành sản phẩm ghi:
Nợ TK 6421 – Chi phí bảo hành
Có TK 335 – Chi phí phải trả
-) Khi hết thời hạn bảo hành sản phẩm ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 6421
+ Trường hợp số trích trước chi phí bảo hành lớn hơn chi phí thực tế phát snh thì số chênh lệch hạch toán giảm chi phí bán hàng.
Nợ TK 335
Có TK 6421 – Chi phí bán hàng
+ Trường hợp sản phẩm bảo hành không thể sửa chữa được doanh nghiệp phải xuất hàng hoá khác giao cho khách hàng ghi:
Nợ TK 6421
Có TK 156 (phương pháp KKTX)
Có TK 611 (phương pháp KKĐK)
- Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (điện thoại, Fax...) phải trả bưu điện, chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, có giá trị không lớn được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng ghi:
Nợ TK 6421
Có TK 111, 112, 331
- Khi trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí bán hàng ghi:
Nợ TK 6421
Có TK 335 – Chi phí phải trả
- Khi chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán hoặc
Có TK 241 – XDCB dở dang hoặc
Có TK 111, 112
- Trường hợp chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của nhiều kỳ hạch toán. Kế toán sử dụng TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn hoặc TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần khoản chi phí này. Định kỳ tính vào chi phí bán hàng từng phần chi phí đã phát sinh ghi:
Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng
Có TK 142, 242 – Chi phí trả trước
- Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bán hàng ghi:
Nợ TK 111, 112, 335
Có TK 6421
- Cuối kỳ hạch toán kết chuyển chi phí bán hàng vào TK xác định kết quả kinh doanh ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 6421 – Chi phí bán hàng
Các trường hợp trên được thể hiện ngắn gọn qua sơ đồ tổng quát sau về chi phí bán hàng:
Sơ đồ 1.7. Hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng
TK 6412
TK 111, 112,138
TK 334, 338
CP lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng
Giá trị thu hồi
ghi giảm chi phí
TK 214
TK 911
CP khấu hao TSCĐ
K/C CP bán hàng vào TK xác định kết quả
TK 152, 153
Chi phí vật liệu, dụng cụ
TK 331, 111, 112
CP khác
TK 133
1.2.3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 6422. Trình tự hạch toán như sau:
- Tiền lương, các khoản phụ cấp (nếu có) phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp (ban giám đốc, nhân viên các phòng ban quản lý), ghi:
Nợ TK 6422
Có TK 334
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 6422
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
- Trị giá công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng cho chi phí quản lý DN, ghi:
Nợ TK 6422
Có TK 153
- Trích khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như nhà cửa làm việc của các phòng ban...
Nợ TK 6422
Có TK 214
- Các khoản thuế môn bài, thuế nhà đất phải nộp nhà nước, ghi:
Nợ TK 6422
Có TK 333 (3337, 3338)
- Dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tính vào chi phí ghi
Nợ TK 6422
Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
- Tiền điện thoại, điện báo, điện nước mua ngoài, ghi :
Nợ TK 6422
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331, 335...
- Chi phí sửa chữa TSCĐ có giá trị nhỏ, ghi:
Nợ TK 6422
Có TK 331
Có TK 111, 112
- Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước về chi phí sửa chữa TSCĐ.
+ Khi trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ ghi:
Nợ TK 6422
Có TK 335
+ Khi chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh ghi:
Nợ TK 335
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 111, 112
- Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí ghi:
Nợ TK 111, 112, 138
Có TK 6422
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 – Xác định kết quả, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 6422
TK 334, 338
TK 6422
TK 111, 112, 138
Sơ đồ 1.8. Hạch toán tổng hợp chi phí quản lý DN
CP nhân viên quản lý
CP khác
CP theo dự toán
TK 133
TK 331, 111, 112
TK 335, 142, 242
TK 139
TK 333, 111, 112
Các khoản ghi giảm
chi phí quản lý
TK 214
CP khấu hao TSCĐ
TK 911
Thuế, phí, lệ phí
K/C CP quản lý vào TK xác định kết quả
CP dự phòng
1.2.3.3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu
Sau một kỳ hạch toán, kế toán tiến hành xác định kết quả của hoạt động kinh doanh để xác định toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài khoản 911 được mở chi tiết theo từng hoạt động và từng loại hàng hoá. Theo quyết định số 48/2006 của bộ trưởng BTC trình tự hạch toán được tiến hành hành như sau:
- Cuối kỳ hạch toán thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 635 – Chi phí tài chính
- Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển số chi phí bán hàng.
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 6421 – Chi phí bán hàng
- Cuối kỳ kết chuyển hạch toán số chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 6422 – Chi phí quản lý quản lý doanh nghiệp
- Tính và kết chuyển số lãi khinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Kết chuyển số lỗ kinh doanh ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Sơ đồ 1.9. Hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
TK 511, 515
TK 911
TK 632, 635
K/C doanh thu thuần
về tiêu thụ hànghoá
K/C giá vốn hàng bán
TK 6421, 6422
TK 711
K/C chi phí bán hàng
K/C thu nhập khác
TK 811
K/C chi phí khác
TK 421
Kết chuyển lỗ
Kết chuyển lãi
1.2.4. Tổ chức ghi sổ kế toán quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu
1.2.4.1. Tổ chức ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
- Quy trình ghi sổ:
Sơ đồ 1.12. Trình tự ghi sổ kế toán quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Chứng từ kế toán
Phần mềm kế toán
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
1.2.4.2 Tổ chức ghi sổ theo hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái
- Điều kiện áp dụng: Phù hợp với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, số lượng sổ kế toán ít, số lượng lao động kế toán ít, trình độ quản lý không cao và thực
hiện phương pháp kế toán chủ yếu bằng thủ công.
Quy trình ghi sổ:
Sơ đồ 1.11. Trình tự ghi sổ kế toán quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu theo hình thức Nhật ký - Sổ cái
Hoá đơn mua hàng, tờ khai hải quan, L/C, vận đơn, phiếu đóng gói, hợp đồng...
Sổ quỹ
Sổ chi tiết TK 1561, 1562, 112, 331, 511, 632131, thẻ kho
Bảng tổng hợp các chứng từ (Hoá đơn, tờ khai hải quan, L/C phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ,Có...)
Nhật ký - Sổ cái
Bảng tổng hợp N-X-T, báo cáo bán hàng...
Báo cáo tài chính (Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD)
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
1.2.4.1 Tổ chức ghi sổ theo hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ
- Hình thức sổ này phù hợp với doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, mọi trình độ quản lý, mọi trình độ kế toán đặc biệt thận lợi trong việc sử dụng kế toán bằng máy vi tính.
Sơ đồ 1.10. Trình tự ghi sổ kế toán quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu theo hình thức chứng từ ghi sổ
Hoá đơn mua hàng, tờ khai hải quan, L/C, vận đơn, phiếu đóng gói, hợp đồng...
Sổ quỹ
Sổ chi tiết TK 1561, 1562, 112, 331, 511, 632131, thẻ kho
Bảng tổng hợp các chứng từ (Hoá đơn, tờ khai hải quan, L/C phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ,Có...)
Chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp N-X-T, báo cáo bán hàng...
Báo cáo tài chính (Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD)
Sổ cái TK, 1561, 1562, 112, 331, 131,511, 632...
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
Hàng ngày khi có hoạt động nhập khẩu hàng hoá kế toán căn cứ vào các chứng từ như tờ khai hải quan, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn... hoặc bảng tổng hợp bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan đến việc nhập khẩu hàng(TK1561, 1562, 112, 331). Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản trên bảng tổng hợp chi tiết.
Hàng hoá nhập về được đem đi bán quy trình ghi sổ cũng tương tự khi hàng hoá nhập về tuy nhiên khi đó kế toán phải sử dụng các TK liên quan đến tiêu thụ hàng hoá như TK511, 33312, 632, 111, 112...
- Sổ sách sử dụng:
+ Sổ chi tiết: được mở tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý của đơn vị.
Thông thường doanh nghiệp mở các loại sổ chi tiết sau đây:
Thẻ kho
Thẻ tài sản cố định
Sổ chi tiết vật tư, công cụ, thành phẩm, hànghoá
Sổ chi tiết thanh toán cho người mua, người bán
Sổ chi tiết tiền vay
Sổ chi tiết doanh thu
Sổ chi tiết giá vốn
Sổ chi tiết tài sản cố định
+ Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký - Sổ cái là sổ tổng hợp duy nhất của hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái. Cơ sở ghi: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán ghi một dòng trên Nhật ký - Sổ cái (theo trình tự thời gian - phần nhật ký kết hợp với ghi theo hệ thống tài khoản - phần sổ cái) trong một quy trình ghi chép. Cuối kỳ cộng Nhật ký - Sổ cái khoá sổ để ghi vào hệ thống báo cáo.
1.2.4. 3. Tổ chức ghi sổ theo hình thức sổ kế toán nhật ký chung
- Điều kiện áp dụng: Áp dụng với các doanh nghiệp vừa và lớn với mọi trình độ kế toán, mọi trình độ quản lý và đặc biệt thuận tiện trong trường hợp sử dụng kế toán bằng máy vi tính.
- Quy trình ghi sổ:
Sơ đồ 1.12. Trình tự ghi sổ kế toán quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu theo hình thức Nhật ký chung
Hoá đơn mua hàng, tờ khai hải quan, L/C, vận đơn, phiếu đóng gói, hợp đồng...
Sổ chi tiết TK 1561, 1562, 112, 331, 511, 632131, thẻ kho
Sổ nhật ký chung
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ cái TK, 1561, 1562, 112, 331, 131,511, 632...
Bảng tổng hợp N-X-T, báo cáo bán hàng...
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính (Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD)
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tếit liên quan.
- Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10...ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tặc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
- Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
- Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TM ĐẠI ĐỨC
1.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM Đại Đức
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty.
Công ty TNHH thương mại Đại Đức được thành lập vào tháng 4 năm 1995 với tên ban đầu là Công ty TNHH Đại Đức.Trước đây Công ty TNHH thương mại Đại Đức là một chi nhánh tại Hà Nội của Tổng công ty Vĩ Đại (13A-B1 Hoa Lan- Phường 2- Quận Phú nhuận- TP Hồ Chí Minh) đến năm 1995 công ty đã tách ra thành lập công ty mới theo giấy chứng nhận kinh doanh số 045363 do UBND Thành phố Hà Nội cấp ngày 27/5 1995 với ngành nghề đăng ký kinh doanh là buôn bán hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. Từ đó công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được phép vay và mở tài khoản tại các Ngân hàng, đăng ký trụ sở giao dịch ở 102 Giảng Võ- Ba Đình- Hà Nội, tên giao dịch lúc này là công ty TNHH Đại Đức. Khi mới thành lập vốn điều lệ của công ty là 300.000.000 đ (ba trăm triệu đồng) nhưng sau này cùng với sự mở rộng kinh doanh số vốn đó đã không ngừng tăng lên.
Để phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình đến tháng 8 năm 1998 công ty đã đổi tên thành công ty TNHH TM Đại Đức và tên giao dịch của công ty trên thị trường quốc tế là Dai Duc Limited Trading Company, đồng thời chuyển trụ sở chính về 22 Láng Hạ-Quận Ba nh-Hà Nội, cũng thời gian đó ban giám đốc công ty nhận thấy đời sống người dân ngày càng cao, lượng gỗ cần cho sản suất và tiêu dùng ngày càng nhiều kéo theo đó là sự phát triển của mặt hàng máy chế biến gỗ nên đã quyết định tăng vốn điều lệ của công ty lên 500.000.000 (năm trăm triệu đồng) và mở rộng kinh doanh sang mặt hàng máy chế biến gỗ. Cho đến nay tên giao dịch của công ty vẫn được giữ nguyên và đã trở nên có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh máy chế biến gỗ.
Tháng 3 năm 2003 công ty tiếp tục đổi trụ sở về 334 Thu Khuê- Quận Ba Đình- Hà Nội,và số vốn điều lệ của công ty lúc này đã tăng lên 750.000.000 (bảy trăm năm mươi triệu đồng). Đến tháng 5/2005 công ty tách văn phòng đại diện về số nhà 5B, khu nhà dự án của công ty phát triển nhà Tây Hồ, 343 phố Đội Cấn, phường Cống Vị, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Số điện thoại của công ty là (04)7623291, số fax là (04)7623290 và mã số thuế là 0100774007. Công ty mở tài khoản tại ngân hàng t hương mại cổ phần xuất nhập khẩu (Eximbank) Hà Nội với số tài khoản là 100114851004920.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh của công ty
1.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty có chức năng và nhiệm vụ chính là mua bán trao đổi hàng hoá từ nơi sản xuất nhập khẩu tới nơi tiêu thụ hàng hoá.
Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện qua hai giai đoạn mua hàng và bán hàng. Giai đoạn mua hàng chính là việc doanh nghiệp nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài như Công ty Pao Fong Industry Co.,Ltd (Đài Loan), K.Kea Lian Machinery (Trung Quốc), Tritherm corporation (Trung Quốc), Yuh farn machinery Co.,Ltd (Hàn Quốc). Hinoki Co.,Ltd (Nhật Bản) hoặc lấy hàng từ các cơ sở đơn vị kinh doanh khác trong nước: Công ty TNHH TM Vĩ Đại, Công ty Thượng Đình, Công ty BCA, Công ty TNHH CN Swan, Công ty Sơn Lập, Công ty cổ phần nồi hơi Việt Nam....Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là các loại máy chế biến gỗ khi nhập về sẽ được để trong kho của công ty để bảo quản (trừ trường hợp bán hàng vận chuyển thẳng). Sau đó hàng hoá trong kho sẽ được chuyển bán cho đối tượng có nhu cầu theo hai hình thức chính là bán buôn và bán lẻ.
Thị trường tiêu thụ là thị trường nội địa một số khách hàng quen thuộc của công ty là: Lâm trường Uông Bí, Nhà máy sản xuất đồ gỗ Constrexim, Công ty cổ phần Lâm Sản Nam Định, Công ty cổ phần Hữu Nghị, Gỗ Châu á, Nội thất Hoà Phát, Công ty liên doanh Wooodslan, Công ty Phú Đạt, đó là các khách hàng lớn ngoài ra còn rất nhiều công ty khác...Các công ty này mua máy chế biến gỗ với nhiều mục đích khác nhau có thể là mua về để bán lẻ như công ty Phú Đạt, công ty TM Vĩ Đại nhưng chủ yếu là mua về để sử dụng như các lâm trường hay các công ty đồ gỗ, làm đồ nội thất...Đôi khi công ty còn bán hàng cho các khách lẻ và khách vãng lai.
1.1.2.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty
1.1.2.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Khi mới thành lập công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh là buôn bán hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng; đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. Nhưng đến năm 1998 công ty nhận thấy mình nên tập trung sâu hơn vào một mặt hàng nên đã đổi tên công ty và chuyển hẳn sang kinh doanh mặt hàng máy chế biến gỗ bao gồm: các máy nén khí, đầu máy nén khí, máy chế biến gỗ, phụ kiện và máy các loại, xe tay nâng, máy gia công cơ khí, phụ kiện và máy các loại, lưõi cưa mũi khoan, dao cụ các loại. Các mặt hàng này được nhập khẩu từ nước ngoài về (chủ yếu là Đài Loan, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Hàn Quốc) hoặc được mua từ các cơ sở kinh doanh trong nước. Chúng được dùng trong các khâu từ sơ chế các loại gỗ mới khai thác đến lúc trở thành đồ dùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của con người.
Thị trường hoạt động của công ty tương đối rộng lớn bao gồm các tỉnh miền Bắc và thêm một số tỉnh ở miền Trung và miền Nam. Tại miền Bắc thị trưòng lại tập trung vào một số tỉnh chủ yếu là Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Ninh, Sơn Tây...
Ở nước ta việc buôn bán kinh doanh mặt hàng máy chế biến gỗ tập trung chủ yếu ở miền Nam (chiếm 95% thị phần cả nước), tuy nhiên hiện nay do nhu cầu của thị trường tại miền Bắc cũng đã xuất hiện nhiều công ty, cơ sở kinh doanh mặt hàng này, vì vậy công ty ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh nổi bật là công ty Tân Đại Phát, Công ty Nhất Lộ Phát, một số công ty liên doanh nước ngoài có trụ sở tại Hà Nội...
Theo thời gian uy tín và kinh nghiệm của công ty ngày càng được nâng cao nên có nhiều cơ hội để mở rộng thị phần nhưng bên cạnh đó thị trường cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt do đó công ty phải không ngừng nỗ lực cố gắng làm vừa lòng khách hàng, khẳng định vị thế của mình để có thể đứng vững được trong thị trường.
1.1.2.2.2 Đặc điểm về tình hình lao động, cơ sở trang thiết bị và tăng giảm vốn huy động của công ty
Công ty TNHH TM Đại Đức là một công ty có quy mô nhỏ vì vậy số nhân viên chỉ trung bình từ 15 đến 20 người. Do đặc điểm và sản phẩm kinh doanh của mình nên công ty chủ yếu tuyển các kỹ sư chế tạo máy, cơ khí, cơ khí lâm nghiệp. Hiện nay 100% nhân viên của công ty đều có trình độ đại học ngoài ra có 5 người đã bảo vệ luận án thạc sĩ. Các nhân viên của công ty hầu hết đều làm việc rất tận tuỵ và có trách nhiệm với công việc đây là yếu tố tích cực vào sự thành công của công ty.
Do số lượng lao động ít, hoạt động chủ yếu của công ty là mua bán hàng hoá nên cơ sở trang thiết bị cũng khá đơn giản. Công ty có trụ sở chính tại 334 Thuỵ Khuê- Tây Hồ-HN, văn phòng giao dịch tại 343 Đội Cấn–Ba Đình-HN và một kho hàng tại 687 Trương Định-Hoàng Mai-HN. Tại trụ sở chính và văn phòng đại diện của công ty các nhân viên đều đã được trang bị máy tính riêng. Mỗi bàn làm việc đều có điện thoại bàn, mỗi phòng ban có một máy fax thuận tiện cho việc giao dịch kinh doanh với khách hàng, nhà cung cấp và liên hệ giữa các phòng ban. Công ty cũng có máy photocopy riêng để tiện cho việc sao lưu các chứng từ.
Ngày đầu mới thành lập số vốn điều lệ của công ty là 300.000.000 đ (ba trăm triệu đồng) hình thức hoạt động là công ty TNHH 2 thành viên trở lên với số vốn góp của mỗi thành viên cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Tỷ lệ góp vốn kinh doanh của công ty TNHH TM Đại Đức
Họ và tên
Địa chỉ
Số vốn góp (Trđ)
Tỉ lệ
(%)
1. Hoàng Văn Vĩnh
192C Quán Thánh, Phường Quán Thánh, quận Ba Đình-HN
75.000
25
2. Nguyễn Hoá Lý
Số 5 Quang Trung, Phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm-HN
75.000
25
3. Hoàng Thị Nhàn
Số 41, ngõ 155 tổ 2,Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy-HN.
75000
25
4.Nguyễn Quốc Tuấn
Số 316 C6 TT Quỳnh Mai,Phường Quỳnh Mai, Quận Hoàng Mai-HN
75000
25
Người đại diện theo pháp luật của công ty :
Chức danh : Giám đốc
Họ và tên : Nguyễn Hoá Lý
Tháng 8 năm 1998 để mở rộng hoạt động kinh doanh các thành viên góp vốn đã họp nhau lại và nhất trí tăng số vốn điều lệ của công ty lên 500.000.000 đ (năm trăm triệu đồng). Nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh tốt nên đến tháng 3 năm 2003 ban giám đốc công ty đã quyết tăng tiếp số vốn kinh doanh lên 750.000.000 (bảy trăm năm mươi triệu).
1.1.2.2.3. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty TNHH TM Đại Đức một số năm gần đây
Trong quá trình phát triển công ty đã gặp không ít những khó khăn như khó khăn về vốn, về thị trường cạnh tranh song với sự lãnh đạo xuất sắc của ban giám đốc cùng với sự đoàn kết của các nhân viên nên công ty đã từng bước vượt qua khó khăn và có được sự phát triển ổn định như ngày hôm nay. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các báo cáo tài chính của công ty như sau:
Bảng 2.2
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM
Đại Đức năm 2005 và năm 2006.
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
Tổng doanh thu
1
7.030.719.845
8.389.336.716
1.358.616.871
19.32
Trong đó: Doanh thu bán hàng xuất khẩu
2
-
-
-
-
Các khoản giảm trừ (03=05+06+07)
3
-
-
-
-
Giảm giá
5
-
-
-
-
Giá trị hàng bán bị trả lại
6
-
-
-
-
1. Doanh thu thuần
10
7.030.719.845
8.389.336.716
1.358.616.871
19,32
2. Giá vốn hàng bán
11
6.566.775.890
7.738.765.090
1.171.989.200
17,84
3. Lợi nhuận gộp
20
463.943.955
650.571.626
186.627.671
40,22
4. Chi phí bán hàng
21
173.284.351
235.783.473
62.499.122
36,06
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
165.785.800
210.198.052
44.412.252
26,79
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
124.873.804
204.590.101
79.716.297
63,83
7. Thu nhập khác
31
2.646.107
5.425.931
2.779.824
105
8. Chi phí khác
32
9.759.600
15.625.724
5.866.124
60,1
9. Lợi nhuận thuần khác(40=31-32)
40
(7.113.493)
(10.199.793)
(3.086.300)
43,38
10. Các khoản thu nhập bất thường
41
-
-
-
-
11. Chi phí bất thường
42
-
-
-
-
12. Lợi nhuận bất thường(50=41-42
50
-
-
-
-
13. Tổng lợi nhuận
trước thuế
60
117.760.311
194.390.308
76.629.997
65,07
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
70
32.972.887
54.429.286
21.456.399
65,07
15. Lợi nhuận sau thuế (80=60-70)
80
84.787.424
139.961.022
55.173.598
65,07
Bảng 2.3.Một số chỉ tiêu khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH TM Đại Đức
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm2006
1. Giá trị TSDH
333.500.000
526.530.000
2. Giá trị TSNH
1.351.920.008
1.259.973.380
3. Tiền mặt
187.425.500
102.739.740
4. Tiền gửi ngân hàng
336.169.284
324.609.061
5. Phải thu khách hàng
531.529.239
593.102.673
6. Tổng tài sản
1.685.420.008
1.786.503.380
7. Nguồn vốn CSH
834.787.424
889.961.022
8. Nợ phải trả
850.632.584
896.542.358
9. Phải trả người bán
130.347.064
259.352.618
10. Nợ ngắn hạn
450.000.000
346.000.000
11.Tổng nguồn vốn
1.685.420.008
1.786.503.380
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty TNHH TM Đại Đức
1. Hệ số đầu tư TSCĐ
0,198
0,29
2. Hệ số tài trợ
0,495
0,498
3. Hệ số nợ
0,504
0,501
4. Hệ số khả năng thanh toán nợ NH
3,0
3,6
5. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
2,3
2,9
6.Tỉ suất sinh lời của TS
7,76
8,06
7.Tỉ suất sinh lời của VCSH
15,4
16,2
8.Tỷ suất doanh lợi
1,2
1,6
Dựa vào các chỉ tiêu trên ta nhận thấy tình hình công ty đang trong giai đoạn phát triển tốt. Doanh thu của công ty trong vòng một năm đã tăng lên 1.358.616.871 đ tương đương với 19,32%, khi doanh thu tăng làm cho các chỉ._.HH NHẬP KHẨU
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẠI ĐỨC
2.1. Đánh giá về thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty TNHH TM Đại Đức
Như đã phân tích bên trên ta thấy quá trình hoạt động kinh doanh của công ty Đại Đức đang trên đà phát triển mạnh, chứng tỏ cơ cấu quản lý và phương pháp kinh doanh của công ty phù hợp với nền kinh tế thị trường của nước ta ngày nay. Năm 2006 so với năm 2005 công ty đã đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá khiến cho lợi nhuận tăng vọt (65%), các khả năng thanh toán cao vì vậy công ty hoàn toàn chủ động trong hoạt động tài chính
Trong tháng 11 năm 2006 chúng ta đã chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO làm cho việc thông thương hàng hoá giữa các nước trở nên thuận lợi hơn rất nhiều, điều đó đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho công ty nói riêng. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty sẽ đơn giản hơn nhưng đồng thời sự cạnh tranh thị trường trong nước ngày càng trở nên khốc liệt chính vì vậy trong những năm sắp tới công ty cần có những điều chỉnh cơ bản để theo kịp với nền kinh tế và giữa vững vị thế của mình trong thị trường. Muốn vậy trước hết công ty phải có một bộ máy kế toán hoạt động tốt để cung cấp thông tin về tài chính một cách kịp thời và chính xác.
Công tác hạch toán kế toán của công ty có nhiều ưu điểm cũng như còn tồn tại nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ về các mặt như: tổ chức bộ máy kế toán, về hệ thống chứng từ, về hệ thống tài khoản sử dụng...
Ưu điểm:
Về mặt tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Đây là công ty có quy mô nhỏ nên số lượng lao động phòng kế toán cũng ít chỉ có bốn người nhưng họ đều là những người có trình độ cao, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có ý thức trách nhiệm trong đó kế toán trưởng là bác Vĩnh đã có bằng thạc sĩ chuyên ngành kế toán, được đào tạo nghiệp vụ kế toán trưởng và có nhiều năm kinh nghiệm, các kế toán viên đều tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành kế toán. Công tác bố trí nhân lực trong phòng kế toán cũng rất tốt không những thoả mãn nguyên tắc bất kiêm nhiệm mà còn phân công công việc một cách hợp lý tránh tình trạng người thì chơi người thì phải làm quá nhiều việc Tuy nhiên đều quan trọng nhất là các nhân viên phòng kế toán biết phối hợp với nhau nên công việc kế toán của công ty trở nên gọn nhẹ và cung cấp thông tin chính xác hơn đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty. Bộ máy kế toán có vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho ban giám đốc về phương án kinh doanh.
Về hệ thống chứng từ kế toán của công ty
Tất cả các chứng từ kế toán công ty sử dụng đều đúng với mẫu do bộ tài chính quy định và phù hợp với công ty. Các nghiệp vụ giao dịch với nước ngoài đều tuân theo thông lệ quốc tế đảm bảo tính pháp lý tránh tranh chấp, hệ thống chứng từ đồng bộ. Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện đúng quy định, phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ do đó phản ánh thông tin chính xác kịp thời. Các chứng từ của từng nghiệp vụ kinh tế được thu thập, lưu trữ, bảo quản, sắp xếp thành từng bộ theo thời gian phát sinh tạo thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu khi cần thiết.
Về hệ thống tài khoản sử dụng của công ty
Hệ thống tài khoản của công ty vận dụng đúng theo chế độ kế toán hiện hành, nội dung các nghiệp vụ đơn giản nên số lượng tài khoản sử dụng ít. Công ty đã linh hoạt chi tiết một số tài khoản thành các tiểu khoản để phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình ví dụ như tài khoản 331 được chi tiết ra thành TK331a: phải trả người bán nước ngoài, TK331b: phải trả người bán trong nước, điều này làm cho công tác kế toán dễ dàng hơn tránh nhầm lẫn mà vẫn phù hợp với chế độ. Kế toán cũng sử dụng một số TK chuyên dùng cho việc nhập khẩu hàng hoá như TK 33312: thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu, hay TK 1562: Chi phí mua hàng.
Về sổ sách kế toán của công ty
Sổ sách của công ty được ghi thủ công, các sổ đều áp dụng theo mẫu quy định của nhà nước đảm bảo tính thống nhất và đúng chế độ. Số lượng sổ ít nên đễ dàng quản lý và kiểm tra, kế toán các phần hành ghi sổ chính xác, trung thực hợp lý.
Công ty thường xuyên cập nhật thông tin về các quyết định và chế độ kế toán mới áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để điều chỉnh bổ sung kịp thời theo đúng quy định của BTC.
Tồn tại
Về hệ thống chứng từ kế toán của công ty
Các mẫu chứng từ mà công ty đang sử dụng đều đúng với quy định hiện hành của BTC trình tự luân chuyển chứng từ cũng hợp lý tuy nhiên loại chứng từ công ty sử dụng còn bị hạn chế, công ty không khai thác sử dụng hết các loại chứng từ kế toán, hoặc dùng sai chứng từ ví dụ như trường hợp giao hàng theo phương thức bán thẳng công ty vẫn lập phiếu nhập kho sau đó lại lập phiếu xuất kho và hoá đơn thuế giá trị gia tăng cho lô hàng đã được chuyển thẳng đến tay khách hàng. Công ty lập chứng từ như vậy làm cho quy trình bán hàng thêm phức tạp, rắc rối và quan trọng nhất là sai chế độ kế toán. Hay trong trường hợp hàng gửi bán công ty không sử dụng phiếu xuất kho hàng gửi bán mà đợi khi khách hàng chấp nhận thanh toán mới lập các chứng từ bán hàng. Hệ thống chứng từ của công ty nên bổ sung thêm để có thể phản ánh tình hình kinh doanh của công ty chính xác và kịp thời hơn.
Về hệ thống tài khoản kế toán của công ty
Hệ thống TK kế toán công ty đang sử dụng hoàn toàn đúng theo yêu cầu của BTC. Một số tài khoản đã được chi tiết ra thành các tiểu khoản nhỏ cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty như TK 331, TK 156 làm cho kế toán phản ánh đúng đắn hơn bản chất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhưng số tài khoản mà công ty hiện đang sử dụng là quá ít ví dụ như kế toán không hề sử dụng các tài khoản như:
TK 157: Hàng gửi bán
TK 007: Nguyên tệ các loại
TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính... điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều tới việc hạch toán của công ty. Cụ thể như sau:
Khi công ty xuất hàng đi gửi bán nghĩa là số hàng đó vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng hàng không còn trong kho nữa công ty không phản ánh nghiệp vụ đó mà đợi đến lúc khách hàng chấp nhận thanh toán mới ghi nhận giá vốn hàng bán và ghi nhận doanh thu. Tuy việc làm đó không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nhưng công ty sẽ không theo dõi chặt chẽ được số lượng hàng trong kho dễ gây nhầm lẫn sai lệch số liệu và không đúng với chế độ kế toán hiện hành.
Các khoản chênh lệch về ngoại tệ kế toán không đưa vào TK 515 và TK 635 mà cuối kỳ hạch toán vào TK 413 sau đó kết chuyển vào TK 711 hoặc TK 811. Hơn nữa công ty sử dụng ngoại tệ trong quá trình mua hàng rất nhiều nhưng mỗi lần mua hoặc xuất ngoại tệ kế toán không hề phản ánh trên TK 007 làm cho việc theo dõi ngoại tệ không được cập nhật, sát sao.
Khi mở L/C kế toán không phản ánh trên TK 138 mà ghi:
Nợ TK 331a
Có TK 112
Điều này không đúng với chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành
Như vậy mặc dù hệ thống TK của công ty đang áp dụng đúng với mẫu quy định hiện hành nhưng do số TK sử dụng quá ít nên một số TK bị sử dụng sai dẫn đến quá trình hạch toán sai hoặc thêm phức tạp. Tuy quy mô kinh doanh nhỏ, nội dung nghiệp vụ kinh tế đơn giản nhưng công ty cũng không nên sử dụng quá ít TK như hiện nay, nên bổ sung thêm một số TK thiết yếu như là 157, 515, 007.
Thêm vào đó công ty cũng nên chi tiết một số TK ra thành các tiểu khoản nhỏ để phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình hơn. Ví dụ như công ty có hoạt động nhập khẩu hàng hoá nước ngoài về bán ở thị trường trong nước nên cần sử dụng rất nhiều ngoại tệ do đó công ty nên dùng thêm tài khoản chi tiết đó là 1121: Tiền VNĐ gửi ngân hàng và 1122: Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng.
Hiện nay công ty đang hạch toán ngoại tệ theo phương pháp tỷ giá thực tế mà tỷ giá ngoại tệ thay đổi thường xuyên làm cho công tác kế toán về ngoại tệ rất phức tạp. Công ty nên thay đổi cách hạch toán ngoại tệ từ phương pháp tỷ giá thực tế sang phương pháp tỷ giá hạch toán đến cuối kỳ tiến hành điều chỉnh theo tỉ giá thực tế ngày cuối kỳ, việc thay đổi phương pháp hạch toán này sẽ làm cho công tác kế toán đỡ rắc rối hơn nhiều.
Kế toán đã vận dụng TK 1562 để phản ánh các khoản chi phí mua hàng tuy nhiên số chi phí ghi trên các TK này nhiều khi không đúng so với quy định của BTC, các khoản chi phí mua hàng như chi phí mở L/C, chi phí ngân hàng, chi phí vận chuyển bốc dỡ, xăng dầu, bến bãi...kế toán cũng tiến hành phân bổ nhưng chỉ phân bổ một cách tương đối là chia đều cho các mặt hàng chứ không phân bổ đúng theo chuẩn mực kế toán ban hành, hoặc nếu hàng nhập về bán hết trong kỳ kế toán ghi giảm luôn số chi phí mua hàng thực tế của lô hàng đó chứ không phân bổ chi phí.
Theo như chế độ kế toán hiện hành TK 642 được chi tiết ra thành hai tiểu khoản là TK 6421: chi phí bán hàng và TK 6422: chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng công ty lại phản ánh các khoản chi phí bán hàng vào TK 641 còn chi phí quản lý doanh nghiệp thì đưa vào TK642 mà không chi tiết thành TK 6421 và TK 6422. Điều này cũng là một bất hợp lý trong việc vận dụng hệ thống TK kế toán của công ty.
Về vận dụng sổ sách kế toán của công ty
Công ty đăng ký với cơ quan thuế Hà Nội là ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ nhưng trên thực tế công ty không có chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Điều này là vi phạm chế độ kế toán hiện hành công ty cần xem xét lại để đưa ra hệ thống sổ sách phù hợp với quy định hơn. Mẫu sổ sách doanh nghiệp vận dụng đúng như quy định của BTC đã ban hành tuy nhiên quy trình kế toán đã bị cắt bớt. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán các kế toán viên và thủ quỹ ghi trực tiếp vào sổ chi tiết, sổ cái các TK liên quan và sổ quỹ chứ không lập chứng từ ghi sổ do đó cũng không mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ như vậy dẫn đến tình trạng quản lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không chặt chẽ, khó kiểm tra và đối chiếu.
Về việc trích lập lập các khoản dự phòng dự phòng của công ty
Hiện nay kế toán của công ty chưa trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi. Trong cơ chế nền kinh tế mở giá cả thị trường diễn biến rất phức tạp và số lượng khách hàng lớn công ty không thể nắm chắc được tình hình tài chính của tất cả các khách hàng do đó để đảm bảo an toàn công ty nên trích lập một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi để đề phòng trường hợp hàng rớt giá hoặc khách hàng mất khả năng thanh toán thì công ty vẫn có thể chủ động xử lý.
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH TM Đại Đức
2.2.1. Hoàn thiện hạch toán hàng hoá với tài khoản sử dụng là TK157
Công ty cần bổ sung thêm TK 157 để phản ánh sát thực hơn tình hình của hàng tồn kho. Chi tiết như sau: Công ty cần bổ sung thêm TK 157 để phản ánh sát thực hơn tình hình của hàng tồn kho. Chi tiết như sau:
- Hay hàng hoá đem đi gửi bán thì đưa vào 157 chứ không để ở tài khoản 1561:
Nợ TK 157
Có TK 1561
Việc làm đó giúp cho công ty nắm bắt được tình hình hàng hoá sát sao hơn, phản ánh số lượng hàng trong kho chính xác hơn.
2.2.2 Hoàn thiện hạch toán ngoại tệ với với tài khoản sử dụng là 635, 515, 007
- Trong quá trình giao dịch bằng ngoại tệ thường xuất hiện chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Cuối kỳ kế toán phải hạch toán xử lý chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, nếu lãi kế toán hạch toán vào TK 515 (Có TK515), lỗ hạch toán vào TK 635 (Nợ TK 635). Cụ thể:
+ Nếu lãi:
1) Nợ TK 112, 331a, 131
Có TK 413
2) Nợ TK 413
Có TK 515
+ Nếu lỗ:
Nợ TK 413
Có TK 112, 331a, 131
2) Nợ TK 635
Có TK 413
- Song song với việc phản ánh giá trị hàng nhập, bán được thanh toán bằng ngoại tệ phải phản ánh số ngoại tệ tăng hoặc giảm trên TK 007.
+ Nếu tăng: ghi đơn
Nợ TK 007
+ Nếu giảm: ghi đơn
Có TK 007
Việc sử dụng thêm TK 635, 515, 007 giúp công ty hạch toán chính xác đúng theo chế độ kế toán hiện hàng và cập nhập được số ngoại tệ hiện có trong công ty.
2.2.3. Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá với TK sử dụng là TK 138.
Hiện nay công tác hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá của công ty đơn giản hơn rất nhiều so với chuẩn mực kế toán nhiều bút toán phản ánh tắt không tuân theo quy định của Bộ Tài Chính. Công ty cần sử dụng thêm TK 138: Phải thu khác để phản ánh nghiệp vụ ký quỹ mở L/C, với phương pháp hạch toán như sau:
- Ký quỹ mở L/C:
Nợ TK 138: Tỷ giá thực tế
Có TK 112: Tỉ giá lúc xuất
Có TK 515: Lãi về tỉ giá (hoặc Nợ TK 635 – Lỗ tỷ giá)
- Hoàn thành việc nhập khẩu hàng hoá căn cứ vào bộ chứng từ nhập khẩu:
Nợ TK 1561, 151, 157
Có TK331a
- Thuế nhập khẩu hàng hoá của hàng hoá phải nộp
Nợ TK 151, 1561, 157
Có TK 3333
- Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp
Nợ TK 133
Có TK 33312
- Thanh toán tiền hàng cho người bán
Nợ TK 331: Tỉ giá lúc nhận nợ
Có TK 138: Tỉ giá lúc ký quỹ
Có TK 112: Tỉ giá xuất
Có TK 515: Lãi về tỉ giá (hoặc Nợ TK 635 – Lỗ tỷ giá)
Đồng thời ghi đơn: Có TK 007
Công ty phải hạch toán nghiệp vụ ký quỹ mở L/C thông qua TK 138 mới phản ánh đúng bản chất kinh tế của nghiệp vụ chứ không được ghi giảm luôn TK phải trả người bán.
2.2.4. Hoàn thiện công tác trích lập dự phòng với TK sử dụng là TK 159 và TK 139
Tuân theo nguyên tắc thận trọng công ty phải lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi với sử dụng là TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Trường hợp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thuần của hàng hoá có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Nợ TK 632
Có TK 159
Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi:
Nợ TK 159
Có TK 632
- Trường hợp lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Công ty phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để đề phòng nợ phải thu thất thu khi khách hàng không có khả năng trả nợ và xác định giá trị thực của một khoản tiền nợ phải thu trên các báo cáo tài chính năm tài chính. Khi có bằng chứng chắc chắn về khoản nợ phải thu có thể thất thu phù hợp với quy định trong chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp tính toán số dự phòng cần lập theo một trong các cách sau:
Cách 1: Có thể ước tính một tỷ lệ nhất định (dựa vào kinh nghiệm tính toán tỷ lệ số nợ phải thu không đòi được so với số nợ thu hồi được của các năm trước kết hợp với uy tín của khách hàng) trên tổng doanh số thực hiện bán chịu:
Số dự phòng phải lập = Doanh số phải thu * Tỉ lệ ước tính
Cách 2: Dựa trên tài liệu hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu của từng khách hàng, phân loại theo thời hạn thu nợ, các khách hàng quá hạn được xếp loại khách hàng khó đòi, nghi ngờ. Công ty cần thông báo cho khách hàng và trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng, kể cả bằng phương pháp xác minh, để xác định số dự phòng cần lập theo số % có khả năng mất.
Dự phòng phải thu = Nợ phải thu * Số % có khả năng
khó đòi cần lập khó đòi năng mất
Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được tính, ghi:
Nợ TK 6422
Có TK 139
Mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cuối niên độ sau thấp hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 139
Có TK 6422
- Xóa sổ nợ phải thu khó đòi không thu hồi được:
Nợ TK 139
Nợ TK 6422
Có TK 131
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý (theo dõi ít nhất 5 năm tiếp theo và tiếp tục có biện pháp thu hồi nợ)
- Nếu khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá, sau đó lại thu hồi được, ghi:
Nợ TK 111, 112...
Có TK 711
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý.
Trong tình hình kinh tế phát triển đa dạng và phức tạp như hiện nay công ty nên lập các khoản dự phòng để có thể chủ động trong mọi tình huống.
2.2.5 Hoàn thiện việc phân bổ chi phí mua hàng và phản ánh chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Công ty cần có biện pháp điều chỉnh việc phân bổ chi phí mua hàng theo như chuẩn mực kế toán để có thể phản ánh đúng trị giá vốn của hàng bán và các khoản chi phí kèm theo. Công thức phân bổ được tính như sau:
x
=
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ
CP mua hàng tồn đầu kỳ + CP thu mua phát sinh trong kỳ
Trị giá HTK cuối kỳ + Trị giá hàng xuất trong kỳ
Trị giá hàng xuất trong kỳ
- Khi bán hàng hoá nhập khẩu kế toán phải phân bổ chi phí cho số hàng bán ra:
Nợ TK 632
Có TK 1562
- Công ty đã hạch toán chi phí mua hàng riêng trên TK 1562 tuy nhiên việc phân bổ chi phí không thống nhất, nếu các mặt hàng nhập về có giá trị tương đương nhau kế toán sẽ chia bình quân còn nếu chênh lệch nhiều về giá trị kế toán phân bổ chi phí thu mua theo tỉ lệ giá trị hàng hoá. Do đó việc phân bổ chi phí thu mua kế toán nên thống nhất theo một phương pháp chung đó là phân bổ tất cả theo tỉ lệ giá trị hàng hoá để công tác hạch toán giá trị mua hàng chính xác hơn.
- Về việc phản ánh chi phí bán hàng thay vì ghi trên TK 641 kế toán nên đổi số hiệu TK thành TK 6421 và chi phí bán hàng thì nên chi tiết ra thành TK 6422 cho phù hợp với chế độ kế toán do BTC ban hành.
2.2.6. Hoàn thiện công tác ghi sổ kế toán
Hiện nay quá trình ghi sổ kế toán của công ty còn thiếu nhiều so với chế độ kế toán. Công ty cần bổ sung thêm việc lập chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và thực hiện ghi sổ đúng theo quy trình của Bộ Tài Chính quy định trong quyết định số 48, đó là:
Sơ đồ 3.1. Sơ dồ hạch toán kế toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu theo quy định của BTC
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp các chứng từ kế toán cùng loại
Chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ cái
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
Với mẫu sổ như chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từu ghi sổ như sau:
Biểu số 3.1.
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày .....tháng.....năm... Số.....
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Cộng
xx
xx
Kèm theo.....chứng từ gốc.
Biểu số 3.2.
Đơn vị:............
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm.....
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
N-T
Số hiệu
N-T
Cộng
- Cộng tháng
- Luỹ kế từ đầu quý
Chứng từ ghi sổ do kế toán các phần hành lập có tác dụng định khoản kế toán làm căn cứ ghi vào sổ cái. Chứng từ ghi sổ có thể lập cho từng chứng từ gốc hoặc có thể lập cho một số chứng từ gốc cùng loại cùng nội dung kinh tế, chứng từ ghi sổ là căn cứ vào sổ cái các tài khoản và vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ do kế toán tổng hợp ghi theo thời gian sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản ánh ở chứng từ ghi sổ. Trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo dõi ba chỉ tiêu của chứng từ ghi sổ: số hiệu, ngày tháng lập, số tiền của chứng từ ghi sổ. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được sử dụng để đối chiếu với Bảng cân đối số phát sinh dựa trên nguyên tắc:
Tổng số tiền trên = Tổng số phát sinh nợ = Tổng phát sinh có
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ các TK các TK
Việc lập thêm chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ làm cho công tác kế toán của công ty chặt chẽ hơn và thuận tiện cho công việc đối chiếu và kiểm tra.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay trao đổi buôn bán ngoại thương ngày càng phát triển mạnh mẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam phải nhận biết được hết sự cạnh tranh gay gắt để tìm ra những giải pháp phù hợp với công ty mình. Công ty TNHH Thương Mại Đại Đức cũng không nằm ngoài quy luật đó, trong những năm gần đây công ty đã có những bước chuyển mình đáng kể đặc biệt là trong công tác hạch toán kế toán. Nhưngđể đáp ứng được nhu cầu phát triển mở rộng kinh doanh của công ty hiện nay thì công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu cần phải được nâng cao và hoàn thiện hơn nữa.
Thông qua chuyên đề thực tập này, với đề tài là Hoàn thiện kế toán lưư chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty TNHH Thương Mại Đại Đức, em có đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán của công ty. Tuy nhiên trong quá trình làm bài do kiến thức còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài viết còn nhiều thiếu sót rất mong đựoc sự chỉ bảo của thầy giáo và các cán bộ trong công ty.
Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình từ phía thầy giáo hướng Thạc sỹ Phạm Thành Long cũng như phía từ phía công ty để hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2007
Sinh viên
Hoàng Thị Minh Trang
Biểu số 4.19
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THOẢ THUẬN CUNG CẤP DỊCH VỤ
Hôm nay, ngày 16 tháng 01 năm 2007
Chúng tôi gồm:
Bên A: NGÂN HÀNG TM CP XNK VIỆT NAM CHI NHÁNH HN
Địa chỉ : 19 Trần Hưng Đạo
Điện thoại:8242306 Fax : 8267798
Do Bà: Đặng Thị Hồng Vân Chức vụ: Phó phòng thanh toán quốc tế
Bên B : CÔNG TY TNHH TM ĐẠI ĐỨC
Địa chỉ: Số 343 Đội Cấn – HN
Do Ông: Nguyễn Hoá Lý Chức vụ: Giám đốc
Thống nhất thoả thuận các điều khoản sau đây:
I. Nội dung thoả thuận
- Bên A cung cấp cho bên B dịch vụ thanh toán theo hình thức L/C cho nhà cung cấp của bên B.
- Bên B trả cho bên A Một khoản phí dịch vụ là: 1.138.392 đ ( một triệu một trăm ba mươi tám nghìn ba trăm chín hai đồng)
II. Phương thức thanh toán
Khi thanh toán tiền hàng bên A được quyền trích tài khoản của bên B mở tại Eximbank để mua ngoại tệ thanh toán với nhà cung cấp và thu phí dịch vụ.
III. Điều khoản chung
- Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều khoản trong thoả thuận này. Nếu phát sinh tranh chấp, hai bên cùng thương lượng để giảI quyết.
ĐẠI DIỆN BÊN B
ĐẠI DIỆN BÊN A
- Tho¶ thuËn nµy ®îc lËp thµnh 02 b¶n, mçi bªn gi÷ 01 b¶n cã gi¸ trÞ nh nhau kÓ tõ ngµy ký.
Biểu số 4.20
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
**************
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Số:12012007HDNK/DD
- Căn cứ pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 28/9/1989 của Hội đồng Nhà nước ban hành và Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
- Căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng thực hiện hợp đồng cầu cả hai bên.
Hôm nay, ngày 12 tháng 01 năm 2006, chúng tôi gồm:
Bên A (Bên mua): Công ty TNHH Phú Đạt
Địa chỉ: Xuân Hoà - Phúc Yên – Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211.863016/414/042 Fax:0211.863019
Mã số thuế:2500161922-1
Đại diện: Ông. Trần Quốc Lập – Tổng giám đốc
Bên B (Bên bán): Công ty TNHH THƯƠNG Mại Đại Đức
Địa chỉ: Số 5B, 343 Đội Cấn – Cống Vị – Ba Đình – Hà Nội.
Điện thoại: 04.7623291/7623292 Fax: 04.7623290
Mã số thuế: 0100774007
Tài khoản số:100114851004920 tại ngân hàng Eximbank Hà Nội.
Đại diện: Ông. Ngyễn Hoá Lý – Giám đốc Công ty
Sau khi bàn bạc hai bên nhất trí ký kết và mua bán hàng hoá với các điều kiện sau:
Điều I: Hàng hoá - Giá cả.
Đơn vị tính:1000đ
STT
Tên máy & Ký hiệu
Xuất xứ
SL
ĐG
TT
1
2
3
4
Máy cưa rong YFR-303
Máy bào thẩm AN-616
Dao finger TKG 160x50x2Tx4
Mũi đục 1/2
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
03
01
100
120
78.465
42.720
165
85
235.395
42.720
16.500
8.500
Thuế GTGT 5%
15.178,5
Tổng cộng
318.748,5
Bằng chữ: Ba trăm mười tám triệu bảy trăm bốn mươi tám nghìn năm trăm đồng
Điều II: Qui cách chất lượng
Hàng mới 100%.
Điều III: Phương thức thanh toán
- Thanh toán ngay 50% ngay sau khi nhận hàng.
- Thanh toán 50% còn lại sau 20 ngày kể từ ngày nhận hàng.
Điều IV: Phương thức giao hàng
Thời hạn giao hàng: trong vòng 40-45 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng.
Điểm giao hàng: Tại xưởng bên mua (Xuân Hoà-Vĩnh Phúc)
Điều V: Lắp đặt - Bảo hành
- Bên B chịu trách nhiệm hướng dẫn công nhân bên A lắp đặt và sử dụng máy.
- Thời hạn bảo hành: Trong vòng 06 tháng kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu ( nhưng không quá 07 tháng kể từ ngày ký biên bản bàn giao hàng). Bên bán chỉ bảo hành đối với những hư hỏng thuộc nhà chế tạo, khôg bảo hành cho những hư hỏng do xử lý sai, vận hành không đúng, thiếu sự bảo dưỡng và những chi tiết mài mòn đến thưòi điểm thay thế đương nhiên.
Điều VI: Trách nhiệm của hai bên
6.1 Bên A
- Chuẩn bị tiền để thanh toán theo quy định điều III của hợp đồng này,
- Chuẩn bị thiế bị nâng hạ và nhân công để xuống hàng tại xưởng khi Bên B giao hàng.
- Chuẩn bị mặt bằng nhà xưởng, điện tới từng vị trí đặt máy, nhân công lắp đặt, nhân công vận hành và vật tư chạy thử.
- Thanh toán cho Bên B đúng thời hạn theo trình tự quy định tại Điều III của hợp đồng.
6.2 Bên B
- Giao hàng theo đúng tiến đọ, chủng loại thoe quy định trong Điều II và Điều IV của hợp đồng.
- Có trách nhiệm hướng đãn công nhân Bên A lắp đặt, vận hành và sử dụng máy tại xưởng.
- Có trách nhiệm bảo hành máy móc theo như quy định trong Điều V của hợp đồng.
Điều VII: Trường hợp bất khả kháng
Trong thời gian thực hiện hợp đồng, nếu gặp những truờng hợp bất khả kháng như biến cố cính trị, chiến tranh, đình công, tranh chấp, hoả hoạn, lũ lụt, dịch bệnh, động đất hoặc thiên tai khác xảy ra làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho bên kia được biết. Hai bên sẽ bàn bạc thống nhất cách giải quyết cho phù hợp với điều kiện của mỗi bên.
Điều VIII: Điều khoản chung
Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã ghi trong hợp đòng. Không bên nào được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng. Trong trương hợp có tranh chấp sẽ được giải quyết bằng thương lượng, nếu không đuợc sẽ khiếu nại lên toà án Kinh tế Hà Nội giải quyết theo luật định.
Sau khi các bên thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng, hợp đồng này đương nhiên đựoc thanh lý.
Hợp đồng được lập thành 04 bản, mỗi bên giữa 02 bản có giá trị pháp lý như nhau kể từ ngày ký. Hợp đồng này có thể ký qua fax.
ĐẠI DIỆN BÊN A
ĐẠI DIỆN BÊN B
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. CT TNHH TM : Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
2. TSCĐ : Tài sản cố định
3. TSNH : Tài sản ngắn hạn
4. TSDH : Tài sản dài hạn
5. BTC : Bộ tài chính
6. NVCSH : Nguồn vốn chủ sở hữu
7. CP : Chính phủ
8. HN : Hà Nội
9. N-X-T : Nhập-Xuất-Tồn
10. HĐ : Hoá đơn
11. HĐ TGTGT : Hoá đơn thuế giá trị gia tăng
12. DTBH : Doanh thu bán hàng
13. GVHB : Giá vốn hang bán
14. SH : Số hiệu
15. N-T : Ngày tháng
16. CKTM : Chiết khấu thương mại
17. CKTT : Chiết khấu thanh toán
18.NSNN : Ngân sách nhà nước
19. BHXH : Bảo hiểm xã hội
20. KPCĐ : Kinh phí công đoàn
21. BHYT : Bảo hiểm y tế
22. K/C : Kết chuyển
23. KKTX : Kê khai thường xuyên
24. KKĐK : Kiểm kê định kỳDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán chủ biên TS. Nguyễn Thị Đông khoa Kế toán Trường ĐH KTQD nhà xuất bản TC năm 2003.
Giáo trình Kế toán tài chính chủ biên TS. Đặng Thị Loan khoa Kế toán Trường ĐH KTQD nhà xuất bản TC năm 2005.
Các báo cáo tài chính và sổ sách kê toán của công tyTNHH TM Đại Đức năm 2005, 2006.
Các tạp chí kế toán năm 2005, 2006.
Giáo trình hệ thống kế toán doanh nghiệp nhà xuất bản TC.
Chế độ kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Tài chính ban hành.
Các chuẩn mực kế toán do Bộ Tài Chính ban hành.
Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu của tác giả TS. Đỗ Linh Hiệp học viện Ngân hàng.
Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương của tác giả PGS – TS Lê Văn Tề.
Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của tác giả Lê Gia Lục.
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phiếu giao nhận chứng từ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.1 42
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM Đại Đức năm 2005 và năm 2006. 43
Bảng 2.3.Một số chỉ tiêu khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH TM Đại Đức 44
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty TNHH TM Đại Đức 44
Bảng 2.5 65
Bảng 2.6: 71
Biểu số 2.1. PHIẾU NHẬP KHO CHO HÀNG NHẬP KHẨU 67
Biểu số 2.2.THẺ KHO 68
Biểu số 2.3. GIẤY BÁO NỢ NGOẠI TỆ 72
Biểu số 2.4. SỔ CÁI: Tài khoản 6421_Chi phí bán hàng 73
Biểu số 2.5. SỔ CHI TIẾT CHÊNH LỆCH NGOẠI TỆ: Tài khoản: 413_chênh lệch ngoại tệ 74
Biểu số 2.6. SỔ CÁI: Tài khoản 1561_Giá mua hàng hoá 75
Biểu số 2.7. SỔ CÁI: Tài khoản 1562_Chi phí thu mua hàng hoá 77
Biểu số 2.8. SỔ CHI TIẾT GIÁ MUA HÀNG HOÁ: Tài khoản:1561_Giá mua hàng hoá 76
Biểu số 2.9. SỔ CÁI: Tài khoản 133_ Thuế GTGT được khấu trừ 78
Biểu số 2.10. SỔ CÁI: Tài khoản 33312_Thuế GTGT hàng nhập khẩu 78
Biểu số 2.11. SỔ CÁI: Tài khoản 3333_Thuế nhập khẩu 79
Biểu số 2.12. SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA 88
Biểu số 2.13. SỔ CÁI: Tài khoản 112_Tiền gửi ngân hàng 90
Biểu số 2.14. SỔ CÁI: Tài khoản 5111_Doanh thu bán hàng 91
Biểu số 2.15. SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG 91
Biểu số 2.16. SỔ CÁI: Tài khoản 632_Giávốn hàng bán 92
Biểu số 2.17. SỔ CÁI: Tài khoản 33311_Thuế GTGT đầu ra 92
Biểu số 2.18. SỔ CÁI: Tài khoản 911_Xác định kết quả kinh doanh 96
Biểu số 3.1.CHỨNG TỪ GHI SỔ 109
Biểu số 3.2.SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ 109
Biểu số 4.19. THOẢ THUẬN CUNG CẤP DỊCH VỤ
Biểu số 4.20. HỢP ĐỒNG MUA BÁN 113
BiÓu sè 4.21. B¶ng tæng hîp sè d c«ng nî
BiÓu sè 4.22.B¶ng c©n ®èi tµi kho¶n
Sơ đồ 1.1: Quy trình ghi sổ chi tiết của công ty TNHH thương mại Đại Đức 7
Sơ đồ 1.2. Quy trình luân chuyển của phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 8
Sơ đồ 1.3.Quy trình ghi sổ của phương pháp sổ số dư : 9
Sơ đồ 1.4. Hạch toán hoạt động uỷ thác nhập khẩu 17
(tại đơn vị nhận uỷ thác) 17
Sơ đồ 1.5. Hạch toán hoạt động kinh doanh nhập khẩu uỷ thác tại đơn vị uỷ thác nhập khẩu (tại đơn vị giao uỷ thác) 20
Sơ đồ 1.6. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng và xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ Error! Bookmark not defined.
Sơ đồ 1.7. Hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng 27
Sơ đồ 1.8. Hạch toán tổng hợp chi phí quản lý DN 29
Sơ đồ 1.9. Hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 31
Sơ đồ 1.10. Tổ chức ghi sổ kế toán quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu 33
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH TM Đại Đức 46
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH TM Đại Đức 50
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty TNHH TM Đại Đức 59
Sơ đồ 2.4: Quy trình ghi sổ tổng hợp nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu 70
Sơ đồ 2.5 85
Sơ đồ 31 108
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28653.doc