Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp không những là thước đo phản ánh trình độ và năng lực quản lý mà còn là yếu tố quyết định đến sinh mệnh của một doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều thận trọng xác định cho mình những bước đi thích hợp và có tính chiến lược từ việc tổ chức quản lý đến việc tiếp cận, khai thác thị trường. Thực tế nhiều năm qua, với sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng sa sút, kém hiệu quả. Câu hỏi đặt ra là: Nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng kém hiệu quả như vậy? Quả thật đây là vấn đề làm không ít các nhà quản lý nhức nhối. Một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đó chính là tổ chức quản lý doanh nghiệp với hệ thống kế toán là xương sống. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải tổ chức và cải tiến công tác kế toán tại đơn vị mình như thế nào cho phù hợp nhằm tạo nền tảng, cơ sở cho các quá trình kinh tế khác diễn ra đúng theo mong đợi. Kế toán là công cụ quản lý quan trọng để quản lý vốn, tài sản và các quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra trong các doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin kinh tế tài chính tin cậy để các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện việc quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế và kiểm soát các hoạt động kinh tế diễn ra trong các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, không chỉ các doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác kế toán mà Nhà nước cũng cần luôn luôn bổ sung cung cấp những chính sách, hướng dẫn kịp thời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thuận tiện trong việc gia nhập thị trường thế giới, nâng vị thế nền kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới. Đối với mỗi sinh viên chuyên ngành kế toán, bên cạnh việc nắm vững những kiến thức chuyên ngành đã được các thầy cô truyền đạt trên giảng đường, việc tìm hiểu thực tế về tổ chức và ghi chép kế toán tại các công ty là rất quan trọng, việc này sẽ giúp sinh viên không bị bỡ ngỡ, thụ động khi ra trường và bước vào nghề. Qua thời gian thực tập tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin, để bổ sung thêm nguồn kiến thức thực tế cho mình em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin” với nội dung chính gồm 3 chương như sau: Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý doanh thu của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin. Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin. Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin. Trong suốt thời gian thực tập vừa qua em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Phạm Thị Bích Chi và các anh chị phòng Kế toán Ban Tài chính kế toán Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này tốt hơn. Tuy nhiên do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề của em chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô và các anh chị phòng kế toán. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Ngọc Giang CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM - VINASHIN. 1.1. Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn 1.1.1. Khái quát các hoạt động kinh doanh tại Tập đoàn Là Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hàng hải hiện nay, hoạt động kinh doanh chính của Tập đoàn Vinashin là đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ theo các đơn đặt hàng của các đối tác trong và ngoài nước. Các sản phẩm đóng tàu của Vinashin được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà còn vươn ra các thị trường nước ngoài, tàu của Vinashin được đưa vào khai thác tốt trên các tuyến hàng hải trên toàn thế giới. Vinashin hiện có 11 liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực đóng tàu (Hyundai Vinashin, Song san - Vinashin), thiết kế (Vinakita, Việt Hàn), sản xuất container (TGC), nắp hầm hàng (Vinashin – McGregor), nội thất tàu thủy (Sejin – Vinashin), vân tải (Baikan), kinh doanh gas (Shell gas Hải Phòng), hệ thống thông tin (Vinashin Plus), phá dỡ tàu cũ (Visco). Các đối tác trong nước là các công ty, Tập đoàn lớn như: Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam- Vinalines, Tổng Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí- PTSC, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí- PVtrans… Bên cạnh đó, do đặc điểm của tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con nên Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Vinashin còn có thực hiện hoạt động đầu tư tài chính vào các Doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, thương hiệu, công nghệ và thị trường. Hệ thống các công ty con thuộc Tập đoàn gồm có: Các Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con Các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Các công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Các công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Các đơn vị sự nghiệp 1.1.2. Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn Do đặc điểm hoạt động kinh doanh như vậy nên doanh thu của Tập đoàn cũng được hạch toán phù hợp, bao gồm: Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ của Tập đoàn. Trong đó: Doanh thu bán hàng có 2 loại chính: + Doanh thu từ các hợp đồng đóng tàu Các hợp đồng đóng tàu được ký kết 03 (ba) bên gồm: Chủ tàu (người mua), Công ty mẹ (người bán) và Công ty con đóng tàu (người đóng tàu), doanh thu của Công ty mẹ là giá trị chi phí mà Công ty mẹ trực tiếp chi cho sản phẩm đóng tàu đó và số tiền mà Công ty mẹ được hưởng theo tỷ lệ trên giá trị hợp đồng. Sau khi ký hợp đồng bên đối tác sẽ ứng trước cho Tập đoàn một khoản tiền để thực hiện công việc đóng tàu, và tuỳ theo tiến độ hoàn thành của công việc đóng tàu Tập đoàn sẽ ghi nhận doanh thu tương ứng cho từng tiến độ. + Doanh thu từ việc cung cấp vật tư, thiết bị đóng tàu cho đơn vị đóng tàu Tập đoàn sẽ đứng ra mua các vật tư, thiết bị cần thiết cho việc đóng tàu để cung cấp cho các đơn vị đóng tàu và ghi nhận doanh thu như là một khoản bán hàng. Doanh thu cung cấp dịch vụ Do đặc điểm của các sản phẩm đóng tàu là có giá trị lớn và phải thực hiện trong thời gian dài nên khi thực hiện các hợp đồng Tập đoàn cũng đồng thời phải ký các hợp đồng bảo hiểm, bảo lãnh với các đối tác. Đây là việc Tập đoàn- với thương hiệu của mình, đứng ra thay mặt cho các đơn vị đóng tàu thực hiện cam kết bảo hiểm, bảo lãnh. Do đó đây được xem là một hoạt động cung cấp dịch vụ tại Tập đoàn. Doanh thu tài chính: Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty mẹ bao gồm: + Các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của Công ty mẹ; + Tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính; + Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ kể cả chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ có tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính thấp hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán và chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả thu bằng ngoại tệ có tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính cao hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán; + Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; + Cổ tức, lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài Công ty mẹ (bao gồm cả lợi nhuận sau thuế khi để lại trích các quỹ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước và lợi nhuận sau thuế trích lập Quỹ đầu tư phát triển của Công ty thành viên hạch toán độc lập), trường hợp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại các đơn vị này thì Công ty mẹ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập khác: thu nhập khác của Tập đoàn bao gồm: Các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; Thu tiền bảo hiểm bồi thường, các khoản nợ phải trả nay mất chủ, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; Giá trị tài sản trí tuệ được bên nhận vốn góp chấp nhận được ghi là thu nhập khác của Công ty; Các khoản thu khác. 1.2. Tổ chức quản lý doanh thu của Tập đoàn 1.2.1. Tổ chức bán hàng và ký kết hợp đồng Tại Tập đoàn, Ban Kinh doanh- Đối ngoại có trách nhiệm tổ chức và thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiếp thi, thương mại trong nước và quốc tế, trong đó Phòng Bán hàng là bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng và bán hàng. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Bán hàng được quy định cụ thể như sau: 1.2.1.1. Chức năng Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác kế hoạch SXKD của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác xúc tiến bán hàng đối với các sản phẩm của Tập đoàn và các đơn vị thành viên Tham mưu cho Lãnh đạo xây dựng đội ngũ Marketing chuyên ngành theo cơ cấu ngành dọc trong toàn Tập đoàn. Phối hợp với các đơn vị thành viên lập kế hoạch sản phẩm, kế hoạch xúc tiến bán hàng các loại tàu có lợi thế cạnh tranh. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối với các hợp đồng đóng tàu do Tập đoàn và các đơn vị thành viên ký kết. Theo dõi công tác sản xuất, công tác triển khai hợp đồng đóng tàu tại các đơn vị thành viên. Phối hợp các cơ quan liên quan như Chủ tàu, Thiết kế, Đăng kiểm, các nhà cung cấp… trong quá trình thực hiện các hợp đồng đóng tàu. Tham mưu xây dựng, quản lý tốt công tác Dự án giá thành sản phẩm tại Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác triển khai sản xuất tại Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác hợp lý hoá sản xuất. Giúp Lãnh đạo Ban quản lý tốt công tác kỹ thuật- giá thành sản phẩm của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Xây dựng và cập nhật thường xuyên Cơ sở dữ liệu Phương án- Dự toán của các sản phẩm của Tập đoàn làm tài liệu cơ bản cho công tác bán hàng. Phối hợp với Ban KT-SX Tập đoàn xây dựng định mức vật tư, tiêu hao để áp dụng cho công tác xây dựng giá thành sản phẩm và công tác định mức sản xuất tại các đơn vị thành viên. Giúp Lãnh đạo Ban quản lý công tác ứng dụng tin học vào nhiệm vụ công tác bán hàng trong Ban. Quản lý chương trình ISO liên quan đến mảng bán hàng của Ban. Giúp Lãnh đạo Ban theo dõi và quản lý công tác hành chính liên quan đến mảng bán hàng của Ban. 1.2.1.2. Nhiệm vụ Căn cứ vào mục tiêu phát triển để xây dựng kế hoạch SXKD của toàn Tập đoàn và các đơn vị thành viên để xây dựng kế hoạch sản phẩm cho toàn ngành. Xây dựng kế hoạch Marketing- bán hàng của Tổng công ty cho mỗi giai đoạn kế hoạch và chiến lược bán hàng cho từng loại sản phẩm cụ thể trong hàng quý, hàng năm. Đề xuất các biện pháp nhằm tối ưu hoá công tác xúc tiến bán hàng. Kết hợp với các đơn vị thiết kế lập các hồ sơ kỹ thuật sản phẩm- giá thành phục vụ việc chào hàng, đấu thầu và định hướng phát triển sản phẩm. Thường xuyên cập nhật các thông tin (năng lực, công nghệ) về ngành CN tàu thuỷ trên thế giới để phổ biến rộng rãi trong Tổng Công ty. Lập danh mục các Chủ tàu tiềm năng, các Nhà sản xuất, các nhà cung cấp, các nhà thiết kế…. Thực hiện kế hoạch Marketing- bán hàng: Lập hồ sơ chào hàng sản phẩm mẫu- sản phẩm đặc trưng của Tập đoàn bao gồm cả hồ sơ dự thầu trong và ngoài nước. Lập hệ thống các nhà môi giới đóng- sửa tàu và đại lý bán hàng nhằm đảm bảo để các hợp đồng; sản phẩm lớn tiêu biểu thi công tại các đơn vị là do Tập đoàn tiếp thị. Cùng Công ty XNK Vinashin lập Danh mục các nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ có uy tín, năng lực để phục vụ tốt kế hoạch cung ứng VTTB cho nhu cầu của toàn Tập đoàn và phối hợp Phòng phát triển công nghiệp tham mưu Lãnh đạo về định hướng chế tạo, lắp ráp; cung ứng trong nước các loại trang thiết bị thuỷ. Ký kết và tham mưu ký kết các Hợp đồng kinh tế khác theo sự phân công của Lãnh đạo. Phối hợp với Nhà máy, Chủ tàu, Thiết kế, Đăng kiểm, các nhà cung cấp để theo dõi công tác triển khai thực hiện các sản phẩm đóng mới sau khi ký hợp đồng, các diễn biến của sản phẩm cho đến khi bàn giao chính thức sản phẩm cho Chủ tàu. Xử lý các thông tin phản hồi từ dịch vụ sau bán hàng. Quản lý theo dõi từng Dự án đóng mới theo yêu cầu nhiệm vụ và của Lãnh đạo Ban giao cho. Tham mưu, tư vấn cho Lãnh đạo quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Theo dõi và lưu trữ các loại công văn, tài liệu đến và đi liên quan đến mảng bán hàng. Đầu mối trong việc kết nối với các đối tác nước ngoài trong việc phát triển các lĩnh vực kinh doanh khác của Tập đoàn như đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ tin học,… trong các chương trình thuộc lĩnh vực này của Tập đoàn. 1.2.2. Tổ chức các hoạt động tài chính Các hoạt động tài chính tại Tập đoàn chủ yếu là hoạt động thu lãi từ tiền gửi, tiền cho vay vốn, chênh lệch tỉ giá hối đoái và thu cổ tức từ việc đầu tư ra ngoài công ty mẹ. Các hoạt động này được tổ chức thực hiện bởi Phòng Tài chính thẩm định thuộc Ban Tài chính kế toán với các chức năng, nhiệm vụ được quy định cụ thể như sau: Nghiên cứu, đề xuất phương án đổi mới công tác quản lý, tổ chức thẩm định, cân đối các nguồn vốn tài trợ cho các dự án; thẩm định phương án sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư; kiện toàn công tác quản lý tài chính trong toàn Tập đoàn; ứng dụng phương pháp quản lý hoặc áp dụng khoa học, công nghệ mới vào lĩnh vực tài chính doanh nghiệp của Tập đoàn. Nghiên cứu, xây dựng Quy chế Tài chính của Tập đoàn, quy định về việc phê duyệt chi phí quản lý dự án, quản lý đầu tư xây dựng và các quy định khác có liên quan để thống nhất thực hiện trong toàn Tập đoàn. Theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình sử dụng các nguồn vốn đã huy động; nguồn vốn trái phiếu trong và ngoài nước, nguồn tín dụng ngắn hạn và các nguồn huy động khác. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước và các quy định về quản lý tài chính của Tập đoàn. Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Ban về công tác thẩm định trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao Hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục đảm bảo chi phí quản lý dự án được phê duyệt theo đúng quy định. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của Lãnh đạo Tập đoàn. Phối hợp với Phòng Tài chính đối ngoại thuộc Ban Kinh doanh đối ngoại và Công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ theo dõi thực hiện các hoạt động kinh doanh tài chính, kiểm tra, giám sát việc sử dụng, quản lý vốn và các hoạt động tài chính có liên quan đến nước ngoài. 1.2.3. Tổ chức các hoạt động khác Các khoản thu nhập bất thường khác của Tập đoàn như thu từ thanh lý, nhượng bán Tài sản cố định, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng…. Các hoạt động này chịu sự kiểm soát của cả Phòng Bán hàng (về tiền phạt vi phạm hợp đồng) và cả Phòng Quản lý vốn đầu tư và tài sản- Ban Tài chính kế toán (về việc sử dụng và thanh lý các tài sản). Trong đó, Phòng Quản lý vốn đầu tư và tài sản có chức năng và nhiệm vụ được quy định cụ thể như sau: + Xây dựng các quy định, định chế để quản lý phần vốn đầu tư của Tập đoàn; xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát tài chính, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty con thuộc Tập đoàn. + Theo dõi, giám sát vốn đầu tư của Tập đoàn vào các Công ty con, phân tích đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của các Công ty con, đề xuất, khuyến nghị lãnh đạo Tập đoàn những biện pháp cần thiết để điều chỉnh nhằm bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của Tập đoàn trong các doanh nghiệp này. + Quản lý vốn góp của Tập đoàn vào các Công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư tài chính khác ra ngoài Tập đoàn; đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn, đề xuất lãnh đạo Tập đoàn có biện pháp hạn chế rủi ro đối với các khoản đầu tư tài chính, cơ cấu lại danh mục các khoản đầu tư tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư phù hợp với định hướng và chiến lược đầu tư của Tập đoàn. + Giúp Trưởng ban tham mưu cho Lãnh đạo Tập đoàn các vấn đề sau: Việc quyết định góp vốn thành lập mới các doanh nghiệp, tăng vốn góp vào các doanh nghiệp đang hoạt động: Việc chuyển đổi, cơ cấu lại tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn, chuyển nhượng vốn của Tập đoàn trong các doanh nghiệp do Tập đoàn đầu tư vốn; Việc tiếp nhận, mua bán doanh nghiệp khác ngoài Tập đoàn; quản lý vốn đầu tư, tổng hợp, phân tích, khuyến nghị đối với người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại các doanh nghiệp khác về thủ tục liên quan đến công tác tài chính kế toán khi thực hiện quyền của chủ sở hữu tại doanh nghiệp; Phối hợp kiểm tra, xem xét các nội dung vể tài chính liên quan đến công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Tập đoàn trước khi lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt; Tổng hợp tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản của các công ty con; theo dõi, nắm bắt tình hình thế chấp, cầm cố tài sản của các công ty con cho mục đích huy động vốn và các mục đích trong hoạt động kinh doanh; Việc điều chuuyển, sắp xếp lại tài sản giữa các đơn vị trong Tập đoàn theo mục tiêu quy hoạch tổ chức và hoạt động kinh doanh của các đơn vị trong Tập đoàn; việc thanh lý, nhượng bán tài sản của các đơn vị trong Tập đoàn nhằm bảo toàn vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN 2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp nhằm phản ánh quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty. Đây là chỉ tiêu cho thấy được sự tăng trưởng và phát triển của một doanh nghiệp và với Vinashin đây cũng không phải là một ngoại lệ. Doanh thu bán hàng của Tập đoàn được thực hiện thông qua việc ký kết các hợp đồng đóng tàu. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, từ năm 2004 đến năm 2009, Vinashin đã ký được rất nhiều hợp đồng đóng tàu xuất khẩu với tổng giá trị hợp đồng lớn. Chính các hợp đồng này đã mở ra cho Vinashin một cơ hội lớn để xây dựng, phát triển ngành đóng tàu Việt Nam ngày một lớn mạnh, vươn lên đứng hàng thứ 5 trên thế giới về lượng đơn hàng đóng tàu. Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra là hạch toán doanh thu như thế nào để phản ánh được một cách trung thực, chính xác, đảm bảo tính đúng đắn lại càng trở nên quan trọng. 2.1.1. Doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu Như đã nêu ở phần đặc điểm doanh thu của Tập đoàn, thông thường một hợp đồng đóng tàu được ký kết 03 bên, trong đó công ty mẹ là người bán, điều này có nghĩa là Công ty mẹ là người đứng ra ký hợp đồng với đối tác sau đó khi đã hoàn thành hợp đồng thì Công ty mẹ sẽ chuyển hợp đồng về Công ty con và bắt đầu thực hiện việc đóng tàu. Doanh thu từ các hợp đồng đóng tàu được tính như sau: DTĐT = CFTT + THH Trong đó: DTĐT: Doanh thu bán hàng của Tập đoàn được thực hiện từ việc đóng tàu CFTT: Giá trị chi phí mà Công ty mẹ trực tiếp chi cho sản phẩm đóng tàu THH: Số tiền mà Công ty mẹ được hưởng theo tỷ lệ trên giá trị hợp đồng Ví dụ: Theo hợp đồng đóng tàu Công ty mẹ ký với công ty Xi măng Nghi Sơn, hợp đồng đóng tàu số 12307 trị giá 12.668 tỷ đồng, mà để đạt được hợp đồng đó Công ty mẹ đã phải bỏ ra một khoản chi phí là 200 triệu đồng để chi cho các chi phí như chi phí đi lại, tiếp khách, chi phí giao dịch… và tỷ lệ % mà Công ty mẹ được hưởng trên giá trị hợp đồng là 15% thì doanh thu mà Công ty mẹ có được là: DTĐT = 200 tr + 15%* 12.668 tỷ = 200 tr + 1900.200 tr = 1900.400 tr 2.1.1.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng - Chứng từ sử dụng: Do doanh thu được ghi nhận theo tiến độ hoàn thành của công việc đóng tàu nên các chứng từ cần thiết để hạch toán doanh thu là: Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành- Biểu 2.1- trang 18 Hoá đơn giá trị gia tăng Phiếu thu Giấy báo Có của Ngân hàng Tài khoản sử dụng Để thực hiện ghi sổ khoản doanh thu này, Tập đoàn sử dụng TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi tiết theo tiểu khoản TK 5111- Doanh thu bán hàng hoá TK 5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ Và các TK liên quan khác: TK 111: Tiền mặt TK 112: Tiền gửi ngân hàng TK 131: Phải thu khách hàng TK 3331: Thuế giá trị gia tăng đẩu ra…. 2.1.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu Đối với các hợp đồng đóng tàu, tuỳ theo quy định của mỗi hợp đồng mà doanh thu được ghi nhận theo từng tiến độ hay giai đoạn hoàn thành. Thông thường quy trình đóng mới một con tàu được thực hiện qua các giai đoạn như: Giai đoạn 1: thiết kế Giai đoạn 2: lắp ráp phân, tổng đoạn Giai đoạn 3: lắp ráp các khí cụ, giá đỡ Giai đoạn 4: sơn Giai đoạn 5: đấu tổng đoạn trên đà Giai đoạn 6: hạ thuỷ Giai đoạn 7: lắp hoàn chỉnh thiết bị Giai đoạn 8: thử đường dài Giai đoạn 9: bàn giao Quá trình đóng tàu cũng diễn ra trong một thời gian dài và đòi hỏi một lượng vốn lớn nên bên đóng tàu cũng như bên đối tác không thể một lúc bỏ ra toàn bộ số tiền của hợp đồng đóng tàu được do đó việc thanh toán theo từng giai đoạn hay tiến độ của con tàu là điều hoàn toàn hợp lý. Sau khi ký kết hợp đồng, bên đối tác sẽ ứng trước cho Tập đoàn một khoản tiền nhất định (thường là thông qua chuyển khoản), Tập đoàn sẽ chuyển khoản tiền đó cho đơn vị đóng tàu để bên này thực hiện công việc đóng tàu. Sau một thời gian, khi đã hoàn thành giai đoạn đầu theo yêu cầu đơn vị đóng tàu sẽ thông báo cho Tập đoàn, Tập đoàn thông báo cho bên đối tác và cùng đến đơn vị đóng tàu để kiểm tra và nghiệm thu phần việc đã hoàn thành. Trên cơ sở đó cả ba bên sẽ cùng lập “Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành” (Biểu 2.1- Trang 16) Biên bản đó là cơ sở để kế toán ghi Hoá đơn Giá trị gia tăng (hoá đơn bán hàng) (Biểu 2.2- Trang 18) , hoá đơn được lập thành 3 liên với đầy đủ chữ ký (được đặt giấy than, viết 1 lần): Liên 1: lưu tại quyển gốc Liên 2: giao cho khách hàng Liên 3: được sử dụng để hạch toán ghi sổ và luân chuyển chứng từ Đây chính là chứng từ để kế toán hạch toán doanh thu. Cứ theo một quy trình như vậy, khi giai đoạn đầu tiên đã hoàn thành và được nghiệm thu thì bên đối tác lại tiếp tục ứng tiền để thực hiện giai đoạn tiếp theo… và kế toán lại thực hiện việc hạch toán như trên. Biểu 2.1 BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH Loại tàu: Tàu chở xi măng- Hợp đồng số 12307 Giai đoạn 3: Lắp ráp phân, tổng đoạn Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2009 Hội đồng nghiệm thu gồm có: Đại diện bên A: Công ty Xi măng Nghi Sơn Bà : Lý Văn Tú Chức vụ: P.P Dự án Ông : Bùi Đức Thạch Chức vụ: Đội trưởng Đại diện bên B: Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Ông : Trần Thành Chung Chức vụ: Phó phòng Bán hàng Ông : Vũ Văn Minh Chức vụ: PGĐ Nhà máy đóng tàu Hạ Long Các bên đã tiến hành: Kiểm tra lại công trường: Xem xét bản vẽ thiết kế Khối lượng thi công: + lắp ráp tôn phẳng khung dọc + lắp ráp tôn phẳng khung ngang + lắp ráp khung cong Nhận xét: Thời gian thi công Bắt đầu từ ngày 02 tháng 10 năm 2008. Hoàn thành ngày 26 tháng 11 năm 2009. Chất lượng thi công so với thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt: Đạt yêu cầu. Khối lượng thi công theo thiết kế đã được phê duyệt: Đạt yêu cầu. Kết luận Bên B đã hoàn thành khối lượng công việc theo đúng yêu cầu của bên A và theo đúng hợp đồng đã được ký kết, Hội đồng nghiệm thu đồng ý nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản. Đại diện bên A Đại diện bên B Công ty Xi măng Nghi Sơn Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Biểu 2.2. Hoá đơn giá trị gia tăng VP Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số 01 GTKT-3LL 172 Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội Liên 2: Giao cho khách hàng No: 0061280 Ngày 26 tháng 11 năm 2009 Khách hàng: Công ty xi măng Nghi Sơn Địa chỉ : Xã Hải thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá Điện thoại : 037- 3862013 Hình thức thanh toán:Tiền gửi Ngân hàng Nội dung: Thanh toán khối lượng hoàn thành giai đoạn 3- hợp đồng đóng tàu số12307 Tổng tiền thantoán: 300.065.584 VNĐ Viết bằng chữ: ba trăm triệu không trăm sáu mươi lăm nghìn năm trăm tám mươi tư đồng Khách hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Từ chứng từ là Hoá đơn này kế toán sẽ thực hiện nhập số liệu vào phần mềm. Các thông tin được nhập vào được lưu trong phần mềm và phần mềm sẽ tự động đưa số liệu vào và hình thành các loại sổ có liên quan. 2.1.1.3. Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu Như vậy với các chứng từ và sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Esoft- Financials, kế toán sẽ thực hiện qui trình kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng như sau: Khi đối tác ứng trước tiền bằng tiền gửi Ngân hàng, kế toán sẽ nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, căn cứ vào chứng từ này kế toán thực hiện nhập liệu vào phần mềm như sau: 1/ Vào menu “Kế toán” kích vào “Tiền mặt, tiền gửi và tiền vay” sau đó chọn “Chứng từ tiền gửi Ngân hàng” sẽ hiện ra màn hình nhập liệu. 2/ Điền đầy đủ các thông tin cần thiết trên Chứng từ tiền gửi Ngân hàng Nhấn nút “Mới” để điền thông tin mới Nhập loại chứng từ: NH1- Giấy báo Có VNĐ, số chứng từ, ngày ctừ Nhập các thông tin về số hợp đồng, ngày hợp đồng, ngày thanh toán và lãi suất ( nếu có) Nhập các thông tin khác về họ tên, địa chỉ và diễn giải nghiệp vụ Sau đó nhập phần định khoản, bao gồm + diễn giải: Nhận tiền ứng trước từ…… qua tại khoản tại Ngân hàng…. + TK Nợ: 112- chi tiết theo từng Ngân hàng + TK Có: 131- chi tiết theo đối tác + Số tiền, tỷ giá (nếu ứng trước bằng ngoại tệ) Sau đó nhấn vào nút “Lưu” để hoàn thành việc nhập liệu và lưu trữ thông tin đã nhập Phần mềm sẽ tự động kết chuyển sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh để xác định kết quả kinh doanh của Tập đoàn Từ các thông tin đã được nhập và được lưu trong phần mềm, kế toán có thể cho in ra các loại sổ và báo cáo cần thiết, chẳng hạn như Sổ chi tiết TK 511 (Biểu 2.5- trang 22),Sổ Cái TK 511 (Biểu 2.6- trang 23). Để xem và in các sổ chi tiết và sổ tổng hợp, trên màn hình giao diện vào menu “Báo cáo” -> chọn “Sổ sách và báo cáo” sau đó kích chuột vào loại sổ cần thiết (Biểu 2.4- trang 21) Với Giấy báo Có số 11/056 của Ngân hàng, khách hàng là Công ty Xi măng Nghi Sơn ứng trước số tiền là 2.503.123.556 VNĐ theo hợp đồng số 12307 ngày 02/10/2008, kế toán thực hiện nhập liệu vào phần mềm kế toán theo màn hình nhập liệu Chứng từ tiền gửi Ngân hàng (Biểu 2.3- Trang 20). VP Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Sổ chi tiết tài khoản ngoại tệ Tài khoản: 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đối tượng pháp nhân: Tất cả Từ ngày 01/11/2009 đến ngày 30/11/2009 Số dư đầu kỳ Nợ Ngoại tệ Nợ Có 39.123.774.415 Có 7.441.926,9 Ngày CT Số CT Diễn giải TKĐƯ Tỷ giá Số phát sinh Nợ Số phát sinh Có Số dư Số dư có Ntệ VNĐ Ntệ VNĐ VNĐ Ntệ Ngtệ Ngtệ 284.714.569.971 -323.838.344.386 -133.954.684 02/11 61274 Cty TNHH NM tàu biển Huyndai VNS- Phí Marketing 6 tháng đầu năm 2009 (59.542,54 USD) 131 966.808.428 -102.026.491.745 -7.441.927 7.441.926,9 16/11 61277 Cty tài chính VFC- Chi phí dịch vụ sử dụng toà nhà 109 Quán Thánh 131 130.786.364 -102.157.278.109 -7.441.927 7.441.926,9 16/11 61278 Cty TNHH DDT& CNHH Sài Gòn- Phí tư vấn và hỗ trợ tiếp thị 131 236.550.225 -102.393.828.334 -7.441.927 7.441.926,9 26/11 61281 Cty xi măng Nghi Sơn- Đóng mới tàu chở Xi măng- TT lần 2 tương ứng 35% giá trị hợp đồng 131 198.962.977.500 -301.356.805.834 -7.441.927 7.441.926,9 26/11 61283 Cty TNHH MTV ĐT Hạ Long- Thiết bị báo cháy tàu HL01/02/04 (53.000DWT) 131 195.636.690 -301.356.805.834 -7.441.927 7.441.926,9 26/11 61283 Cty TNHH MTV DDT Hạ Long- Bộ xuồng cứu sinh tàu HL 05/06(53.000DWT) 131 1.554.910.000 -303.107.352.524 -7.441.927 7.441.926,9 26/11 61283 Cty TNHH MTV DDT Hạ Long- Bộ phụ kiện bảng điện tàu HL05(53.000DWT) 131 40.303.750 -303.147.656.274 -7.441.927 7.441.926,9 26/11 61283 Cty TNHH MTV DDT Hạ Long- Cầu xuồng cứu sinh HL05/06(53.000DWT) 131 4.917.240.000 -308.064.896.274 -7.441.927 7.441.926,9 26/11 61283 Cty TNHH MTV DDT Hạ Long- Nắp hầm hàng HL06 (53.000DWT) 131 15.583.483.000 -323.648.379.274 -7.441.927 7.441.926,9 26/11 61284 Cty TNHH MTV Hạ Long- Thiết bị báo cháy tàu HL05 (53.000DWT) 131 47.867.737 -323.696.247.011 -7.441.927 7.441.926,9 26/11 61284 Cty TNHH MTV Hạ Long- Cáp điện (53.000DWT) 131 37.513.000 -323.733.760.011 -7.441.927 7.441.926,9 26/11 61284 Cty TNHH MTV Hạ Long- TB ktra giám sát độ rung tàu HL06 (53.000DWT) 131 104.584.375 -323.838.344.386 -7.441.927 7.441.926,9 Tổng cộng 284.714.569.971 -323.838.344.386 -133.954.684 Số dư cuối kỳ Nợ Ngoại tệ Nợ Có 323.838.344.386 Có 7.441.926,9 Ngày 30 háng 11 năm 2009 Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Biểu 2.6. SỔ CÁI TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Từ ngày 01/11/2009 đến ngày 30/11/2009 Ngày chứng từ Số chứng từ Diễn giải TKĐƯ Nợ Có 02/11/2009 0061272 Thu phí Marketing 131 966.808.428 16/11/2009 0061277 0061278 Thu phí dịch vụ 131 67.336.589 ……… ……….. …… …. ……………. 26/11/2009 0061281 0061283 0061284 Thu từ bán thiết bị 131 221.444.516.052 Cộng số phát sinh tháng 222.778.661.069 Số dư cuối tháng 323.838.344.386 Ngày 30 tháng 11 năm 2009 Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 2.1.2. Kế toán doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị đóng tàu 2.1.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng Chứng từ sử dụng Phiếu yêu cầu cung cấp thiết bị (Biểu 2.4) Phiếu xuất kho (Biểu 2.5) Hoá đơn GTGT (Biểu 2.6) Phiếu thu (Biểu 2.7) Giấy báo Có của Ngân hàng Tài khoản sử dụng TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá TK 156: Hàng hoá Và một số TK khác: 111, 112, 131 2.1.2.2. Kế toán chi tiết doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị Sau khi ký kết hợp đồng đóng tàu, các đơn vị đóng tàu sẽ bắt đầu lên kế hoạch đóng tàu và thiết kế tàu. Trên cơ sở các kế hoạch thi công, đơn vị đóng tàu sẽ gửi các yêu cầu về vật tư, thiết bị cần thiết lên Tập đoàn. Tập đoàn xem xét và xét duyệt yêu cầu sau đó thực hiện cung cấp các vật tư, thiết bị mà các đơn vị đóng tàu cần. Do đặc điểm của các thiết bị đóng tàu là chỉ có số lượng ít và giá trị lớn nên khi xuất kho sẽ được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh, có nghĩa là thiết bị được nhập kho theo giá nào thì cũng sẽ được xuất theo giá đó. Chẳng hạn như, khi thực hiện giai đoạn 7- lắp hoàn chỉnh các thiết bị, Công ty TNHH MTV ĐT Hạ Long có nhu cầu về các vật tư, thiết bị cho giai đoạn này, bên phía công ty TNHH MTV ĐT Hạ Long sẽ gửi lên Tập đoàn một Phiếu yêu cầu cung cấp vật tư, thiết bị (Biểu 2.7- trang 26). Lãnh đạo Tập đoàn sẽ xem xét và quyết định việc xét duyệt yêu cầu của Cty TNHH MTV ĐT Hạ Long. Sau khi lãnh đạo đồng ý cung cấp vậ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25691.doc
Tài liệu liên quan