Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh (chứng từ ghi sổ - Ko lý luận)

LỜI NÓI ĐẦU Kế toán hình thành và phát triển cùng với nền sản xuất của xã hội loài người và trở thành công cụ quản lý kinh tế tài chính thực sự quan trọng. Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản, các hoạt động kinh tế tài chính trong các đơn vị, nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Trong nền kinh tế thị trường, với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá ngày càng sâu sắc đã tạo ra cho các doanh nghiệp

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh (chứng từ ghi sổ - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều cơ hội nhưng không ít thách thức, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Kế toán có vai trò hết sức to lớn trong việc tổng hợp và cung cấp thông tin kinh tế tài chính cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác. Mỗi nhà quản lý, mỗi nhà đầu tư hay một cơ sở kinh doanh cần dựa vào thông tin kế toán để biết tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Thông tin về thị trường, về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp xác định được giá bán hợp lý, tìm ra cơ cấu sản phẩm tối ưu vừa tận dụng năng lực sản xuất hiện có vừa mang lại lợi nhuận cao. Công cụ để thực hiện tất cả phải là kế toán và trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, tổ chức công tác hạch toán nói chung và hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, trình độ quản lý khác nhau. Việc tổ chức kế toán hợp lý và chính xác chi phí sản xuất, tính đúng tính đủ giá thành, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh trong sản xuất góp phần quản lý tài sản, vật tư, lao động, vốn, tiết kiệm có hiệu quả. Từ đó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cạnh tranh với những sản phẩm khác. Hơn nữa, tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn có một ý nghĩa quan trọng. Nó chi phối đến chất lượng công tác kế toán, chất lượng hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính. Bởi lẽ việc tổ chức hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm chính là việc thiết lập một hệ thống thông tin về chi phí và giá thành cho các nhà điều hành sản xuất. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp để sản xuất sản phẩm có hiệu quả. Xuất phát từ sự cần thiết và tầm quan trọng cũng như yêu cầu đặt ra đối với công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh”. Kết cấu của bài chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh. Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh. CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH 1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Công ty CP Dược Hà Tĩnh – Hadiphar với tiền thân là  quốc doanh dược phẩm Hà Tĩnh được thành lập từ năm 1960, là đơn vị cung ứng thuốc có nhiều kinh nghiệm cho các cơ sở khám chữa bệnh và nhân dân trong tỉnh nói riêng và trên toàn quốc nói chung từ nhiều năm nay. Hatipharco/ Hadiphar là một trong những thương hiệu sản xuất kinh doanh có bề dày truyền thống trong ngành dược Việt Nam. Suốt hơn 50 năm, trải qua tất cả những thăng trầm của nền kinh tế đất nước, giờ đây thương hiệu Hadiphar đã giành được cho mình một vị trí vững chắc trong thị trường dược Việt Nam, trở thành một điểm đến của nhiều nhà đầu tư và đối tác kinh doanh vì sự thịnh vượng chung của đất nước. Với hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc bao gồm Chi nhánh HN, TP HCM, các tỉnh miền trung và Tây nguyên đều có các cán bộ thị trường của công ty quản l‎ý và phát triển địa bàn. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của công ty hiện nay là từ 25 đến 30%. Sở dĩ đạt được thành tích này chính vì công ty đã có những quyết sách đúng đắn trong việc đầu tư xây dựng mới hạ tầng cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, GLP, GSP, GDP và GPP . . song song với   việc đầu tư thu hút nhân lực trình độ cao để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm của Công ty hiện nay đang được Cục Quản lý Dược Việt Nam cấp chứng chỉ lưu hành toàn quốc bao gồm các nhóm như: Nhóm thuốc bổ, nhóm thuốc kháng sinh, nhóm thuốc chống dị ứng, nhóm thuốc chống cảm cúm và nhóm thuốc kem bôi da .... Với những sản phẩm đạt chất lượng cao như: Erythromycin 0,25mg, Muntivitamin, Clopheniamin 4mg, Paracetamon 500mg, Metronidazon. Đặc biệt, trong các dược phẩm kháng sinh hiện nay Công ty cung cấp trên thị trường các sản phẩm viên nang Erythromycin với những ưu điểm mà chưa một Công ty dược Việt Nam nào có thể sản xuất được. Song song với việc đầu tư sản xuất các sản phẩm tân dược, Hadiphar luôn chú trọng nghiên cứu và phát triển sản phẩm dược có nguồn gốc địa phương Hà Tĩnh như: Mộc hoa trắng, Thuốc uống Sâm nhung, Hoàn phong thấp. Với chính sách sản xuất này, Công ty đã tận dụng nguồn lực địa phương, sản xuất các sản phẩm dược giá rẻ do giảm thiếu được chi phí để thuốc được tới tận tay người bệnh với giá cả hợp lý nhất. Tới thời điểm này có thể khẳng định rằng chủ trương sản xuất thuốc nam dược của Hatipharco đang thành công tốt đẹp cả về khía cạnh kinh doanh và cả khía cạnh xã hội. Sản xuất những sản phẩm thuốc chữa bệnh chất lượng cao, đưa những sản phẩm thuốc tốt tới tay người sử dụng là mục tiêu kinh doanh, là tâm huyết của tập thể Hadiphar, những người luôn thấu triệt di huấn thiêng liiêng của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. “Nghề thuốc là một nghề cao thượng, đạo làm thuốc là nhân thuật, luôn bảo vệ sinh mạng của con người, vui cái của con người, lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình”. Và coi đây là lời di huấn như kim chỉ nam, như một tầm nhìn thương hiệu nhân văn và trong sáng để thương hiệu Hatipharco sẽ mãi mãi toả sáng trên Y đàn Việt Nam. Có thể tóm tắt danh mục sản phẩm sản xuất của công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh như sau: Bảng 1.1 DANH MỤC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Nhóm Danh mục sản phẩm Đơn vị tính Tiêu chuẩn chất lượng Tính chất Loại hình sản xuất Thời gian sản xuất Đặc điểm sản phẩm dở dang Nhóm kháng sinh Aziuromin 250 mg Vỉ TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Do quy trình sản xuất không phức tạp và thời gian sản xuất ngắn nên hầu như các sản phẩm này không có sản phẩm dở dang cuối kì. Hadiclancin 500 mg Vỉ TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Hadiclancin 250 mg Vỉ TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Rovahadine 1,5 MIU Vỉ TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Rovahadine gói Gói TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Erycat 250 mg Vỉ TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Rozcime 150 mg Vỉ TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Nhóm giảm đau chống viêm Ibuproten 400mg Vỉ TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Trong sản phẩm dở danh thì thành phần chi phí chủ yếu là chi phí NVL chính Diclofenac 50mg Vỉ TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Nhóm chống dị ứng Fastcort 16 mg TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Do quy trình sản xuất không phức tạp và thời gian sản xuất ngắn nên hầu như các sản phẩm này không có sản phẩm dở dang Lohatidine TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Triamcinolon 4mg TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Clopheniramin viên nang hạt cải TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Clopheniramin 4mg TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Dexamethason 0,5 mg TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Giảm đau thần kinh Paracetamol 500 mg Vỉ TCCS Đơn giản Hàng loạt Ngắn Do quy trình sản xuất không phức tạp và thời gian sản xuất ngắn nên hầu như các sản phẩm này không có sản phẩm dở dang Haditri vỉ Vỉ TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Haditri gói gói TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Nhóm thuốc tiêu hóa Omeparazol 20 mg Hộp TCCS Đơn giản Hàng loạt Ngắn Do quy trình sản xuất không phức tạp và thời gian sản xuất ngắn nên hầu như các sản phẩm này không có sản phẩm dở dang Ausmezol 20 mg Hộp TCCS Đơn giản Hàng loạt Ngắn Nhóm kem mỡ Clotrimazol 1% ống TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Được điều chế bằng các phản ứng hóa học, quy trình công nghệ phức tạp và thời gian sản xuất khá dài nên nhóm sản phẩm này thường có sản phẩm dở dang cuối kì, trong các chi phí nằm trong sản phẩm dở dang thì chủ yếu là chi phí NVL chiếm phần lớn. Genskinol 10g ống TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Kem Tranlippo 8g ống TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Mycorozan ống TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Romantic gel ống TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Nhóm đông dược Bearbidan TCCS Phức tạp Hàng loạt dài Quy trình công nghệ phức tạp và thời gian sản xuất khá dài nên nhóm sản phẩm này thường có sản phẩm dở dang cuối kì, trong các chi phí nằm trong sản phẩm dở dang thì chủ yếu là chi phí NVL chiếm phần lớn. Bổ trung ích khí 10g TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Hoàn phong tê thấp HT 5g TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Hoàn bổ thận âm 60g TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Cao ích mẫu TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Mộc hoa trắng HT TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Hoàn xích hương TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Nhóm cảm cúm giảm ho Reumikole 500 TCCS Đơn giản Hàng loạt Ngắn Được điều chế bằng các phản ứng hóa học, quy trình công nghệ phức tạp và thời gian sản xuất khá dài nên nhóm sản phẩm này thường có sản phẩm dở dang cuối kì, trong các chi phí nằm trong sản phẩm dở dang thì chủ yếu là chi phí NVL chiếm phần lớn. Terpin codein TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Terpin Dextro methorphan TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Goltakmin TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Codentecpin TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Hacimux TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Phartria TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài VitBtri TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài VitBtri B12 TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Phanlintop 10ml TCCS Phức tạp Hàng loạt Dài Nhóm thực phẩm chức năng Nongouta Vỉ TCCS Phức tạp Hàng loạt Ngắn Do quy trình sản xuất không phức tạp và thời gian sản xuất ngắn nên hầu như các sản phẩm này không có sản phẩm dở dang Chè vằng gói TCCS Đơn giản Hàng loạt Ngắn Trà gừng gói TCCS Đơn giản Hàng loạt Ngắn Nhóm vitamin, thuốc bổ Vitamin A & D Viên nang TCCS Phức tạp Đặt hàng Dài Do quy trình sản xuất không phức tạp và thời gian sản xuất ngắn nên hầu như các sản phẩm này không có sản phẩm dở dang Vitamin C Viên nén TCCS Đơn giản Hàng loạt Ngắn Vitamin B1 Viên nén TCCS Đơn giản Hàng loạt Ngắn Vitamin B6 viên TCCS Đơn giản Hàng loạt Ngắn Vitamin B12 Viên nén TCCS Đơn giản Hàng loạt Ngắn Rượu sâm nhung chai TCCS Đơn giản Đặt hàng Ngắn 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH 1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất Công ty Cổ phần Dược & Thiết bị y tế Hà Tĩnh là đơn vị sản xuất thuốc tân dược, sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín. Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, để tiến hành sản xuất công ty đã hình thành 2 phân xưởng chính, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất riêng biệt. Trong phân xưởng lại chia thành các tổ sản xuất. ØPhân xưởng thuốc viên: Chuyên sản xuất các loại thuốc dưới dạng viên nén như: AMPICILLIN, ClOXIT, PENICILLIN, VITAMIN B1, B6… Phân xưởng này gồm các tổ sản xuất sau: Tổ pha chế: Pha chế nguyên vật liệu để dập thành viên Tổ dập viên: Dập viên theo khuôn mẫu Tổ trình bày: Đóng gói bao bì, dán nhãn trình bày Tổ kiểm nghiệm: Kiểm tra độ hoà tan, chất lượng của thuốc. ØPhân xưởng thuốc tiêm: Chuyên sản xuất các loại thuốc tiêm như: CANXICLORUA, VITAMIN B1, B6, B12… Phân xưởng này gồm 5 tổ sản xuất: Tổ pha chế: Pha nguyên vật liệu để sản xuất các loại sản phẩm. Tổ đóng ống: Đóng ống các nguyên liệu sau khi pha chế vào ống, lọ. Tổ hàn ống: Hàn kín các ống thuỷ tinh chứa thuốc. Tổ trình bày: Bao gói, dán nhãn và trình bày sản phẩm. Tổ kiểm nghiệm: Kiểm tra hàm lượng, tiêu chuẩn chất lượng của thuốc. 1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh gồm 3 giai đoạn cụ thể như sau: + Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Đây là giai đoạn phân loại nguyên vật liệu, tá dược, bao bì, xử lý xay rây, cân đong đo đếm... đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sản xuất. + Giai đoạn sản xuất: Đây là giai đoạn sau khi đã chuẩn bị, phân chia nguyên vật liệu, tá dược, bao bì... theo từng lô, mẻ sản xuất và được đưa vào sản xuất thông qua các công đoạn sản xuất. + Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm: Sau khi thuốc được sản xuất, phòng kiểm nghiệm xác định khối lượng, chất lượng lô hàng nếu đủ tiêu chuẩn mới nhập kho. Do đặc thù riêng của sản phẩm Dược phẩm, mỗi loại thuốc có những định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt và thời hạn sử dụng nhất định. Cho nên, quy trình công nghệ sản xuất Dược phẩm là quy trình công nghệ sản xuất giản đơn theo kiểu chế biến liên tục. Công ty có 2 phân xưởng sản xuất chính: Mỗi phân xưởng có đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất khác nhau. * Phân xưởng sản xuất thuốc viên Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên NVL Sơ chế Pha chế Sấy Dập viên Nhập Đóng gói SP Kiểm nghiệm Làm sạch nén vỉ (1) (2) (4) (6) (3) (5) (7) (8) (1) NVL là các loại hoá chất, tá dược...được đưa vào tổ sơ chế. Tổ sơ chế tiến hành rửa, thái, tán... từng loại NVL thành bột nhỏ, để riêng từng loại và chuyển sang tổ pha chế. (2) Tổ pha chế tiến hành pha chế bột theo định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm, việc nhào bột, tạo bột tiến hành bằng máy rồi chuyển sang tổ sấy. (3) Tổ sấy tiến hành sấy khô bột và chuyển sang tổ dập viên. (4) Tổ dập viên tiến hành dập từng viên thuốc thành viên hoàn chỉnh. (5) Tổ làm sạch tiến hành tẩy trùng thuốc rồi đem nén vỉ hoặc đóng gói vào hộp, chai, lọ... (6) Thuốc được đem đi kiểm nghiệm, đạt chất lượng sẽ đóng gói. (7) Nhập kho thành phẩm. * Phân xưởng sản xuất thuốc ống Sơ đồ 1.2Nguyên vật liệu Pha chế Kéo ống Dập vỉ Đóng gói In nhãn Kiểm tra đóng gói Đóng hộp Kho thành phẩm Cửa hàng Quy trình công nghệ sản xuất thuốc ống 1.3. QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH 1.3.1. Biện pháp quản lý chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh đã không ngừng phấn đấu vươn lên đứng vững trên thị trường, đồng thời Công ty đã đạt được những kết quả tốt trong điều kiện còn khó khăn như hiện nay. Sự phát triển ổn định của Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh hiện nay có sự đóng góp rất lớn của bộ máy kế toán tại Công ty qua công tác thu thập và xử lý thông tin để cho ra các báo cáo tài chính, giúp cho công tác quản lý cũng như định hướng hoạt động của Công ty. Thể hiện trên các mặt như: - Công ty sử dụng hệ thống TK tương đối hợp lý, linh hoạt, mở chi tiết phù hợp với công tác quản lý, dễ theo dõi và đối chiếu. - Công ty sử dụng hệ thống chứng từ thực hiện tốt quy định về hoá đơn, chứng từ ban đầu, căn cứ vào chế độ kế toán Nhà nước ban hành và nội dung kinh tế cũng như yêu cầu quản lý ở công ty, quá trình luân chuyển chứng từ đảm bảo cho công tác kế toán của công ty được thực hiện một cách kịp thời, chính xác. - Mỗi nhân viên trong phòng kế toán của công ty đều có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao. - Công tác kế toán được phân công một cách rõ ràng, cụ thể đã phát huy được tính chủ động sáng tạo cũng như tinh thần trách nhiệm trong công việc của mỗi người. - Hàng tháng công ty tiến hành đối chiếu, kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán, đảm bảo sự ăn khớp giữa các nghiệp vụ, các phần hành. - Công ty xây dựng định mức kỹ thuật cho từng sản phẩm, nhờ đó việc quản lý chi phí sản xuất dễ dàng hơn và đồng thời giúp tiết kiệm chi phí. - Tiến hành thanh tra sản xuất định kì và bất thường để đảm bao sự tuân thủ quy định sản xuất. - Kiểm tra sổ sách ghi chép kế toán thường xuyên. 1.3.2. Các bộ phận tham gia quản lý chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh được chia thành 2 mảng chính đó là mảng sản xuất và mảng kinh doanh nên việc quản lý chi phí sản xuất chủ yếu là do mảng sản xuất đảm nhận. Hội đồng quản trị và ban giám đốc chỉ xét duyệt kế hoạch sản xuất ra ra các quyết định vĩ mô toàn công ty chứ không trực tiếp đảm nhận quản lý chi phí sản xuất. - Phó GĐ kĩ thuật sản xuất là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý chi phí sản xuất. - Phòng kế hoạch sản xuất có nhiệm vụ lên kế hoạch cho SXKD của công ty; lập kế hoạch về nguồn nguyên liệu, dược liệu, lao động, tài chính… để thiết lập phương án sản xuất hợp lý và có hiệu quả nhất. Đồng thời thông qua việc xây dựng định mức chi phí sản xuất cho từng sản phẩm phòng kế hoạch sản xuất đã góp phần kiểm soát tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất. - Các phân xưởng là nơi diễn ra hoạt động sản xuất nên đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý chi phí. Đứng đầu các phân xưởng là các đốc công có nhiệm vụ đôn đốc, giám sat, kiểm tra hoạt động sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, tiết kiệm CP và tăng năng suất. - Phòng kế toán tài vụ là nơi tập hợp, ghi chép và phản ảnh các chi phí phát sinh trong DN trong đó có CPSX đồng thời phòng cũng đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý chi phí của DN. Ngoài ra vì doanh nghiệp là một thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên ít nhiều các phòng ban khác cũng gián tiếp tham gia quản lý chi phí sản xuất. Ví dụ như phòng tổ chức hành chính thì chịu trách nhiệm tuyển dụng lao động, điều này quyết định rất nhiều đấn chi phí nhân công trực tiếp trong quá trình sản xuất. 1.3.3. Các công đoạn quản lý chi phí sản xuất - Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm gì, sản xuất bao nhiêu. - Phê duyệt kế hoạch sản xuất. - Xây dựng định mức chi phí cho từng sản phẩm. - Tiến hành sản xuất đồng thời ghi chép, phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất vào hệ thống sổ sách kế toán. - Kiểm tra, đối chiếu. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH 2.1. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH 2.1.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh. - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh đồng thời là đối tượng tính giá thành của công ty là các sản phẩm, điều này hoàn toàn phù hợp do quá trình sản xuất của công ty được chuyên môn hóa, mỗi sản phẩm của công ty cần những loại nguyên vật liệu khác nhau với đặc điểm kĩ thuật riêng, có định mức vật tư các công đoạn sản xuất khác nhau do đó tập hợp CP, tính giá thành các sản phẩm cụ thể sẽ giúp nhà quản lý dễ kiểm tra, tổng hợp thông tin cho quá trình quản lý, giúp cho DN biết được nên sản xuất mặt hàng nào, nên bán ở giá nào và điều chỉnh chi phí sản xuất phù hợp. Chi phí sản xuất bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. - Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất như sau: + Hạch toán chi tiết Bước 1: Mở sổ (thẻ) hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Bước 2: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kì liên quan đến đối tượng hạch toán. Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kì làm cơ sở cho việc tính giá thành. + Hạch toán tổng hợp Mở và ghi các sổ tổng hợp, tại công ty CP Dược Hà Tĩnh áp dụng hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ. 2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.2.1. Nội dung - Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm + Nguyên vật liệu chính: bao gồm những nguyên vật liệu để cấu thành nên cơ sở vật chất chủ yếu của sản phẩm như Glucoza, Magiê stearat , Na Citrat, KCl uống , Bột Talc... Đặc điểm của chúng là những chủng loại và có tính năng tác dụng khác nhau. Chi phí của nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm ( từ 60%- 70%), tuỳ thuộc vào từng mặt hàng. + Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, kết hợp với nguyên vật liệu chính để tạo nên hình dáng mẫu mã hoặc cho sản phẩm tiến hành thuận lợi. Vật liệu phụ bao gồm nhiều loại chiếm từ 5%-7% trong cơ cấu giá thành sản phẩm như nhân, bột sắn ,PE 60*80, Hòm catton, túi Generic ... + Sản phẩm tự chế: là những loại dược liệu công ty tự nghiên cứu, chế tạo phục vụ cho sản xuất thuốc ví dụ như: vườn cây thuốc nam, nhung hươu… + Các bao bì nhãn mác, vỉ, ống … dùng để đóng gói sản phẩm. - Phương pháp tính giá vật tư xuất kho: + Đối với nguyên vật liệu xuất dùng từ kho: Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước để tính giá xuất kho nguyên vật liệu. Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. + Đối với nguyên vật liệu mua về chuyển đến phân xưởng dùng ngay không qua kho thì giá trị nguyên vật liệu bao gồm giá mua trên hóa đơn (không thuế GTGT), chi phí thu mua (nếu có). 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng - TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản 621 được mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất và từng sản phẩm sản xuất tại từng phân xưởng. TK621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK6211 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng thuốc viên TK6212 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng thuốc ống Từ tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng công ty chi tiết thành tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm trong phân xưởng bằng cách thêm tên sản phẩm kèm theo TK cấp 2. Ví dụ: TK6211-VTMC :Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm Vitamin C tại phân xưởng thuốc viên. TK6211-VTMB1 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm Vitamin B tại phân xưởng thuốc viên. TK6212 -Romantic gel: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm Romantic gel tại phân xưởng thuốc ống. TK6212 – Clotrimazol 1%: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm Clotrimazol 1% tại phân xưởng thuốc ống. 2.1.2.3. Quy trình ghi sổ chi tiết Với đặc điểm là sản xuất khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng cùng với các loại nguyên liệu khác nhau thì để quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất, phòng kỹ thuật nghiên cứu đã xây dựng hệ thống định mức vật tư đối với từng mặt hàng và theo dõi giám sát hàng tháng cùng với các phòng ban như phòng kế hoạch, phòng tài vụ. Quá trình theo dõi, quản lý và hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện như sau: Hàng tháng, phòng kế hoạch cung tiêu sẽ lập kế hoạch sản xuất sản phẩm trong tháng và tính ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao NVL và lệnh sản xuất, cán bộ phân xưởng đưa giấy đề nghị xuất vật tư lên phòng cung ứng vật tư để xin vật tư về sản xuất. Phòng cung ứng kiểm tra tồn kho dựa trên báo cáo của thủ kho để xem xét, phê duyệt đề xuất xin vật tư, Biểu 2.1 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH 167 – Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ Ngày 20 tháng 5 năm 2009 Loại vật tư: Vật tư chính Lí do xuất: sản xuất VITAMIN C Xuất tại kho: Kho 1 STT Tên, nhãn hiệu, quy cách Đơn vị tính Số lượng Ghi chú 1 Bột vitamin C Kg 1500 2 MgS Kg 85 3 Amidon Kg 1995 4 Nước cất lít 12 … Ngày 20 tháng 5 năm 2009 Quản đốc phân xưởng Sau khi xem xét và phê duyệt xuất kho, thủ kho tiến hành xuất kho. Phiếu xuất kho được chia làm 3 liên, 1 liên do phòng kế toán giữ, 1 liên thủ kho giữ, 1 liên do cán bộ phân xưởng giữ. Biểu 2.2 CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số: 02-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ Tài chính) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 21 tháng 05 năm 2009 Nợ: 621 Số: 186 Có: 152 - Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Lĩnh Bộ phận: PX viên - Lý do xuất kho: sản xuất vitamin C - Xuất tại: kho hóa chất công ty. Địa điểm 167 – Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh STT Tên vật tư xuất kho Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Bột Vitamin C Kg 1500 1500 45000 67500000 2 MgS Kg 85 83,5 29000 2421500 3 Amidon Kg 1995 1995 7000 13965000 4 Nước cất Lít 12 12 65000 780000 Cộng 84666500 - Tổng số tiền (bằng chữ) - Số chứng từ gốc kèm theo: 2 chứng từ Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc Căn cứ vào chứng từ gốc (Phiếu xuất kho) này kế toán ghi vào Sổ chi phí sản xuất chi tiết phân xưởng 1 cho loại sản phẩm. Biểu 2.3 CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số: S10-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ Tài chính) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU Tháng 5 năm 2009 Tài khoản 6211 -VTMC Tên kho: Kho 1 – Hóa chất của công ty Sản phẩm: Vitamin C Ngày thàng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng A B C D E 1 31/5 5.20 21/5 Nguyên vật liệu chính 1521 84666500 Cộng phát sinh 84666500 Người ghi sổ Kế toán trưởng 2.1.2.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Căn cứ các Phiếu xuất kho và Hoá đơn GTGT liên quan đến mua NVL xuất dùng trực tiếp… kế toán sẽ lập Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Công ty lập mỗi tháng 3 lần, từ ngày 1 đến ngày 10, từ ngày 11 đến ngày 20 và từ ngày 21 đến hết tháng và không phải từ một nghiệp vụ phát sinh thì vào một trang chứng từ ghi sổ riêng mà nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào luôn một trang chứng từ ghi sổ. Biểu 2.4 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02a – DN 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 050 Từ ngày 21/05 đến ngày 31/5/2009 Đơn vị tính: 1000 VND Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 D Xuất vật liệu chính sản xuất sản phẩm 621 152 84666500 Xuất vật liệu phụ 621 152 2794000 Xuất bao bì, vỉ nén 621 152 2900000 Cộng 90360500 Kèm theo 4 chứng từ gốc Người lập Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Kế toán trưởng Đồng thời kế toán ghi sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chứng từ ghi sổ mỗi tháng lập 1 lần: Biểu 2.5 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02a – DN 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) (Trích) SỔ ĐĂNG KÍ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 5 năm 2009 Chứng từ ghi sổ Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng A B 1 C ….. 049 20/5 74 080 000 050 31/5 90 360 500 ….. …. ….. ….. . Người lập sổ Ngày tháng năm Kế toán trưởng Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, cuối tháng kế toán ghi vào sổ Cái TK 621. Mẫu như sau: Biểu 2.6 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02a – DN 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) (Trích ) SỔ CÁI Tháng 5 năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: TK 621 Đơn vị tính: VND Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có A B C D E 1 2 G Số dư đầu tháng Số PS trong tháng …. …. … ….. ….. …. …. … 31/05 047 20/5 Xuất vỉ nén đóng gói Rozcime 152 1210000 31/05 048 20/05 Xuất NVL chính sản xuất Ampixlin 152 76500000 31/05 049 20/05 Xuất NVL chính sản xuất Vitamin B6 152 19200000 31/05 050 31/05 Xuất NVL chính sản xuất Vitamin C 152 84666500 31/05 050 31/05 Xuất vật liệu phụ 152 2794000 31/05 050 31/05 Xuất bao bì, vỉ nén 152 2900000 … …. …. … … … … … Kết chuyển CPNVL TT 154 1736500000 Cộng phát sinh 1736500000 1736500000 Sổ này có 2 trang, đánh số thứ tự từ trang 01 đến trang 02 Ngày mở sổ 31/5/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Giám đốc 2.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.3.1. Nội dung Chi phí NCTT ở Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương (phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại…), các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành. Công ty có 1 bộ phận kế toán chuyên đảm nhận nhiệm vụ kế toán lương và các khoản trích theo lương cho công ty. Bộ phận kế toán lương gồm 2 nhân viên, 1 nhân viên chịu trách nhiệm tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng, cán bộ quản lý phân xưởng và tổng hợp lương cho từng tổ trong từng phân xưởng. Nhân viên kế toán còn lại sẽ chịu trách nhiệm tính lương cho bộ phận bán hàng, văn phòng… và tổng hợp lương toàn công ty. Lương từng phân xưởng được tính theo các tổ trên cơ sở số công lao động, các khoản phụ cấp… của từng công nhân. Hiện nay công ty thực hiện trả lương theo 2 hình thức đó là tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm. Phân xưởng thuốc viên và bộ phận gián tiếp ăn lương thời gian còn phân xưởng thuốc ống ăn theo lương sản phẩm. Sở dĩ công ty áp dụng 2 hình thức khác nhau để tính lương là nhằm mục đích phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Trong 2 phân xưởng của công ty thì phân xưởng thuốc viên có quy mô lớn hơn và hoạt động liên tục còn phân xưởng thuốc ống quy mô nhỏ hơn, các sản phẩm của phân xưởng thuốc ống phần lớn là theo đơn đặt hàng của các hiệu thuốc, bệnh viện trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, tuỳ theo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, nếu công ty đạt được mức doanh thu theo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra thì các cán bộ, công nhân viên trong công ty sẽ được hưởng thêm một hệ số lương của công ty, có thể là 1,5 hoặc 2 tuỳ theo mức lợi nhuận đạt được. Thứ nhất là về lương chính - Hình thức tiền lương theo thời gian được tính như sau: Số ngày làm việc thực tế 1 tháng Tiền lương thời gian = × Trong đó: - Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng theo quy định nhà nước là 730.000 đồng 1 tháng (NQ số 32/2009/QH12 của QH). - Hệ số cấp bậc tùy theo chức danh, trình độ học vấn và quy chế quy định của nhà nước cũng như của công ty. - Số ngày làm việc theo chế độ 1 tháng bao gồm các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần ngoại trừ các ngày lễ tết được nghỉ theo quy định của pháp luật. - Số ngày làm việc thực tế 1 tháng là số ngày thực tế lao động tham gia vào hoạt động sản xuất của c._.ông ty được căn cứ vào bảng tính công của từng phân xưởng. Ví dụ tính lương thời gian của 1 công nhân tên Lĩnh tháng 7/2009 có bậc lương 2,04 và số ngày làm việc thực tế là 23 ngày như sau: Tiền lương anh Lĩnh = ×23 = 1268578 (đồng) - Hình thức lương theo sản phẩm được tính như sau: Tổng tiền lương theo sản phẩm công nhân sản xuất = Tổng số sản phẩm sản xuất × Đơn giá tiền lương 1 sản phẩm Đơn giá tiền lương 1 sản phẩm = Đơn giá tiền lương 1 giờ công Số sản phẩm định mức 1 giờ Đơn giá tiền lương 1 giờ công = Lương cấp bậc Tổng số giờ làm việc theo quy định Thứ hai là về lương phụ: Lương phụ là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, tiền lương hải trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất. Thứ ba là về các khoản phụ cấp: - Phụ cấp độc hại: có 2 mức + Mức 1: mức độ nhẹ, thường áp dụng đối với những công việc ít tiếp xúc với hóa chất hoặc tiếp xúc nhưng ít bị ảnh hưởng ví dụ như công việc chuẩn bị ban đầu, tổ xay, rây… mức phụ cấp là 6000 đồng/ngày + Mức 2: mức độ nặng hơn, thường áp dụng đối với những công việc tiếp xúc nhiều với hóa chất và ít nhiều bị ảnh hưởng ví dụ như tổ pha chế. Mức phụ cấp là 10000 đồng/ngày - Phụ cấp ăn ca: là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động để trợ cấp tiền ăn cho họ khi làm việc tại công ty, tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh thì tiền ăn ca cho công nhân trực tiếp sản xuất chỉ được tính đối với ca 3 làm buổi tối. - Các phụ cấp khác như phụ cấp thai sản, phụ cấp khu vực… Thứ 4 là về tiền thưởng: là khoản tiền ngoài lương mà doanh nghiệp trả thêm cho người lao động để khuyến khích họ lao động hoặc để thưởng cho những đóng góp của họ cho công ty. Thứ 5 là các khoản trích theo lương: Để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, ngoài tiền lương công ty còn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. BHXH được trích để đài thọ cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu… BHYT đài thọ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân. KPCĐ chủ yếu dành cho hoạt động của tổ chức lao động, chăm lo bảo vệ cho người lao động. Năm 2009, tỉ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ như sau: - Trích BHXH 15% quỹ lương - Trích BHYT 2% quỹ lương - Trích KPCĐ 2% quỹ lương Theo chế độ hiện hành hiện nay BHXH, BHYT, KPCĐ được quy định trích theo tỉ lệ tiền lương của công nhân sản xuất như sau: - Trích BHXH 16% quỹ lương - Trích BHYT 3% quỹ lương - Trích KPCĐ 2% quỹ lương - Trích BHTN 1% quỹ lương Thứ 6 là các khoản khấu trừ: Năm 2009 khấu trừ 6% bảo hiểm cho tất cả các trường hợp có lương bảo hiểm ( gồm 5% BHXH; 1% BHYT ). Nhưng theo quy định mới thì năm 2010 khấu trừ 8,5% bảo hiểm cho tất cả các trường hợp có lương bảo hiểm ( gồm 6% BHXH; 1,5% BHYT; 1% KPCĐ) trừ một số trường hợp đặc biệt như: nghỉ thai sản hoặc các trường hợp khác. 2.1.3.2. Tài khoản sử dụng Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 “ chi phí nhân công trực tiếp”. Bên Nợ TK 622: tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên Có: thực hiện kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành. TK 622 cuối kì không có số dư. TK 622 được mở chi tiết cho từng phân xưởng. Gồm: TK6221- chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng thuốc viên. TK6222 – Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng thuốc ống. 2.1.3.3. Quy trình ghi sổ chi tiết: - Tại các phân xưởng, dựa vào kế hoạch sản xuất, tổ trưởng các tổ sản xuất ngoài việc đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện phần việc của mình đảm bảo cho đúng tiến độ kỹ thuật còn theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ để làm căn cứ chấm công. Cuối tháng lập bảng chấm công gửi lên phòng tổ chức. Biểu 2.7 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02a – DN 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) (Trích) BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 5 năm 2009 Bộ phận: Tổ sấy – phân xưởng thuốc viên STT Họ tên Bậc lương Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 … 30 Số công hưởng lương thời gian Số công ngừng việc, nghỉ việc hưởng 100% lương Số công ngừng việc, nghỉ việc hưởng 50% lương Số công hưởng BHXH A B C 1 2 3 30 31 32 33 34 1 Nguyễn Văn Dũng 2,74 TG TG … TG 23 1 - - 2 Thái Thị Giang 2,04 TG TG … TG 24 - - - 3 Nguyễn Thị Hiền 2,18 TG TG … TG 20 2 - - …. …. … … … … … … … … Cộng 121 4 1 0 Người chấm công Quản đốc phân xưởng Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Giám đốc - Căn cứ vào bảng chấm công của các tổ sản xuất do phân xưởng đưa lên, phòng tổ chức hành chính tiến hành tính ngày công sau đó chuyển sang phòng tài vụ cho kế toán tiền lương căn cứ vào đó để tính lương. Ví dụ: Tháng 5/2009 anh Nguyễn Văn Dũng ở bộ phận tổ sấy của phân xưởng thuốc viên hưởng lương thời gian, số công hưởng lương thời gian của anh Dũng là 23 công, bậc lương của anh là 2,74. Phụ cấp độc hại là 6000 đồng/ngày. Phụ cấp ăn ca 3 là 100 000 đồng, các khoản khấu trừ là 150 000 đồng. Như vậy thu nhập mà anh Dũng nhận được sẽ là: TN anh Dũng = 650000×2,74×23/27+ 6000×23 + 100000 –150000 =1605148VND - Kế toán tiền lương căn cứ vào “Bảng chấm công” của các tổ sản xuất, định mức đơn giá tiền công, đồng thời căn cứ vào hệ số cấp bậc của cán bộ công nhân để tính toán vào “Bảng thanh toán tiền lương” và ghi sổ chi tiết TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Biểu 2.8 CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Trích) BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 5 năm 2009 Phân xưởng thuốc viên Đơn vị: đồng STT Họ tên Hệ số Ngày công Lương cơ bản (*) Phụ cấp Khấu trừ Tổng 1 Nguyễn Thái Anh 2,34 23 1750000 238000 145000 1843000 2 Nguyễn Văn Dũng 2,74 23 1517148 238000 150000 1605148 3 Thái Thị Giang 2,04 24 1250000 244000 120000 1374000 4 Nguyễn Thị Hàn 2,47 26 1755000 360000 140000 1975000 5 Nguyễn Thị Hiền 2,18 20 1115000 240000 90000 1265000 … … … … … … … … Tổng số tiền: Người lập biểu Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Giám đốc Biểu 2.9 CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Trích) SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Tháng 5 năm 2009 TK: 622 – CP nhân công trực tiếp Phân xưởng thuốc viên Đơn vị tính: 1000 đồng NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Chi tiết Số hiệu Ngày tháng Lương chính Lương phụ Trợ cấp Khác A B C D E 1 2 3 4 5 31/5 L.091 31/5 Lương công nhân 334 358750 275000 63100 20650 31/5 092 31/5 Thưởng tiết kiệm NVL 334 32.000 32.000 31/5 093 31/5 Trích theo lương 338 68132,5 68132,5 … … … …. … … … … … … Cộng phát sinh Nợ 605295 Ghi có TK 622 154 605295 Người lập Kế toán trưởng Ngày 31/5/2009 Giám đốc Do sổ chi tiết TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp chỉ chi tiết đến phân xưởng nên để đáp ứng cho công tác tính giá thành sản phẩm thì kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm. Trong quá trình sản xuất tại các phân xưởng sản xuất, các nhân viên thống kê phân xưởng có nhiệm vụ tính ra số giờ công thực tế sản xuất từng loại sản phẩm tại phân xưởng sau đó lập bảng “Báo cáo giờ công phân xưởng” gửi lên cho phòng tài vụ. Đây là căn cứ để kế toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm. Ví dụ: Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm Vitamin C tháng 5/2009 được tính như sau: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại phân xưởng thuốc viên trong tháng 5 năm 2009 là: 605295000 đồng. Số giờ công thực tế phát sinh tại phân xưởng thuốc viên trong tháng 5 năm 2009 là 43680 giờ công. Số giờ công thực tế sản xuất sản phẩm vitamin C là 1046 giờ công. Vậy chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm Vitamin C tháng 5/2009 là: 605295000×1046/43680 = 14500000 (đồng) Biểu 2.10 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Số 167 – Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM Xà HỘI Tháng 5 năm 2009 Đơn vị tính: đồng STT Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 334 –Phải trả người lao động TK 338 – Phải trả phải nộp khác TK335 CP phải trả Lương Các khoản khác Cộng Có TK334 KPCĐ BHXH BHYT Cộng Có TK338 1 TK6221-CPNCTT PX thuốc tiêm 358750000 153420000 512170000 10243400 53812500 7195000 71230900 21894100 2 TK6222-CPNCTT PX thuốc ống 205250000 36980250 242230250 4844605 30787500 4105000 39737105 69897645 3 TK6271-CPSXC PX thuốc tiêm 16350000 10500000 26850000 537000 2452500 327000 3316500 4 TK6272-CPSXC PX thuốc ống 11500000 10520500 22020500 440410 1725000 230000 2395410 … … … … … … … … … … Cộng 1986750000 389650500 2376400500 47528010 298012500 39735000 385275510 132987000 Người lập bảng Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Kế toán trưởng 2.1.3.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Căn cứ vào các chứng từ cũng như các sổ chi tiết đã lập kế toán lập Chứng từ ghi sổ: Biểu 2.11 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02a – DN 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 098 Từ ngày 21/05đến 31/05/2009 Đơn vị tính: 1000 VND Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 D Lương công nhân phân xưởng thuốc viên 622 334 358750 Lương công nhân phân xưởng thuốc ống 622 334 205250 Các khoản trích theo lương 622 338 110968 Thưởng tiết kiệm NVL 622 334 63000 Cộng 737968 Kèm theo 4 chứng từ gốc Người lập Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Kế toán trưởng Sau đó kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ: Biểu 2.12 CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02b – DN 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) (Trích) SỔ ĐĂNG KÍ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 5 năm 2009 Chứng từ ghi sổ Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng A B 1 C ….. …. …. …. 096 20/5 307987 097 20/5 234150 098 31/5 737968 … …………. …… ………. Người lập sổ Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Kế toán trưởng Biểu 2.13 CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02c1 – DN 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) (Trích) SỔ CÁI Tháng 5 năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: TK 622 Đơn vị: 1000 VND Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có A B C D E 1 2 G Số dư đầu tháng Số PS trong tháng … … … …. …. …. …. …. 31/5 097 20/5 Thưởng sáng kiến 334 20000 31/5 098 31/5 Lương công nhân phân xưởng thuốc viên 334 358750 31/5 098 31/5 Lương công nhân phân xưởng thuốc ống 334 205250 31/5 098 31/5 Các khoản trích theo lương 338 107160 31/5 098 31/5 Thưởng tiết kiệm NVL 334 63000 … …. … … … … … … 31/05 Kết chuyển CPNCTT 154 956890 31/5 Cộng phát sinh 956890 956890 Sổ này có 2 trang, đánh số thứ tự từ trang 01 đến trang 02 Ngày mở sổ 31/5/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Giám đốc 2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.4.1. Nội dung CP sản xuất chung là tất cả các chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. hay nói cách khác đây chính là những chi phí để phục vụ cho hoạt động của các phân xưởng, chính vì vậy mà tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp và phân bổ cho từng phân xưởng. Những chi phí sản xuất chung trực tiếp cho từng phân xưởng thì được tách ra cho từng phân xưởng như lương quản đốc, các khoản trích theo lương cho cán bộ quản lý mỗi phân xưởng. Những chi phí sản xuất chung phát sinh cho cả 2 phân xưởng như chi phí điện nước, cơ khí… thì được tập hợp rồi phân bổ theo tiêu thức thích hợp. a. Các yếu tố chi phí cấu thành chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí có nhiều yếu tố cấu thành chính vì vậy mà việc quản lí và hạch toán các yếu tố chi phí này phức tạp và khó khăn hơn các loại chi phí khác. Tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh, chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố sau: - Chi phí nhân viên phản ánh chi phí về lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng (quản đốc, phó quản đốc, thủ kho, bảo vệ của phân xưởng…) và các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỉ lệ tiền lương phát sinh. - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng như xuất sữa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa kho tàng , các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng (giấy bút, văn phòng phẩm…) - Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất: là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng trong phân xưởng. - Chi phí khấu hao: là chi phí khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng… tại phân xưởng sản xuất. - CP dịch vụ mua ngoài: bao gồm những chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của các phân xưởng như tiền điện, nước, điện thoại … - Các chi phí bằng tiền khác: là các chi phí khác ngoài các chi phí kể trên ví dụ như chi phí hội nghị, tiếp tân, lễ khách, giao dịch… của các phân xưởng sản xuất. b. Phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung gián tiếp của hai phân xưởng sau khi được tập hợp lại thì sẽ được phân bổ. Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung gián tiếp tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh là số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất. CPSXC phân xưởng thuốc viên = CPSX chung gián tiếp × Số giờ làm việc thực tế của phân xưởng thuốc viên Tổng số giờ làm việc thực tế của công nhân SX 2 PX Tại mỗi phân xưởng thì chi phí sản xuất chung lại được phân bổ thêm 1 lần nữa cho các sản phẩm theo tiêu thức số giờ công lao động thực tế nhằm mục đích tính giá thành sản phẩm. 2.1.4.2. Tài khoản sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh. Bên Có: Gồm các khoản ghi giảm CPSX chung và kết chuyển (phân bổ) chi phí sản xuất chung. TK 627 cuối kì không có số dư do đã kết chuyển (phân bổ) cho từng phân xưởng, từng sản phẩm. Tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh tài khoản 627 được chi tiết đến tài khoản cấp 4. Hệ thống tài khoản chi tiết như sau: - Chi tiết cấp 2: + TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272 – Chi phí vật liệu + TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác - Chi tiết TK cấp 3 + TK 62711 – Chi phí nhân viên phân xưởng thuốc viên + TK 62712 – Chi phí nhân viên phân xưởng thuốc ống + TK 62721 – Chi phí vật liệu phân xưởng thuốc viên + TK 62722 – Chi phí vật liệu phân xưởng thuốc ống + TK 62731 – Chi phí dụng cụ sản xuất phân xưởng thuốc viên + TK 62732 – Chi phí dụng cụ sản xuất phân xưởng thuốc ống ……………. - Chi tiết TK cấp 4: chi tiết cho từng sản phẩm 2.1.4.3. Quy trình ghi sổ chi tiết a. Đối với CP nhân viên phân xưởng CP nhân viên phân xưởng tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp, các khoản trích theo lương của cán bộ phân xưởng. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương chịu trách nhiệm tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng này theo từng phân xưởng để sau đó phân bổ cho các sản phẩm nhằm cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm và ghi vào sổ kế toán. Ví dụ trong tháng 5/2009 quản đốc Trần Văn Hợp có hệ số cấp bậc 3,75; số ngày làm việc thực tế là 27 ngày. Lương phụ là 500000 đồng, phụ cấp 400000 đồng. Các khoản khấu trừ là 250000. Như vậy thu nhập của ông Hợp sẽ là: 650000×3,75 ×27/27 + 500000 + 400000 – 250000 = 3087500 (đồng) b. Đối với chi phí vật liệu Tại công ty cổ phần Dược Hà Tính, chi phí vật liệu sản xuất chung bao gồm các vật liệu xuất dùng để khắc phục sự cố, sửa chữa máy móc … Khi xuất dùng các vật liệu này thì thủ kho sẽ lập phiếu lĩnh vật tư và phiếu này được nộp cho kế toán dùng làm căn cứ để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng phân xưởng. c.Đối với chi phí dụng cụ sản xuất chung Công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất có thể được xuất dùng 1 lần hoặc phân bổ nhiều lần. Đối với khoản mục chi phí này thì căn cứ vào phiếu đề nghị xuất kho, phiếu xuất kho kế toán sẽ tính và phân bổ cho các phân xưởng, các sản phẩm theo tiêu thức thời gian lao động thực tế. Biểu 2.14 CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ-DỤNG CỤ Tháng 5 năm 2009 Tại phân xưởng sản xuất công ty CP Dược Hà Tĩnh Đơn vị: đồng STT Khoản mục Số tiến Phân xưởng Thuốc viên Thuốc tiêm 1 Chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất 10690548 72039880 34050668 2 Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất 12346251 83051988 39094263 Cộng 23036799 155091868 73144931 Người lập bảng Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Kế toán trưởng b. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ Tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh, các TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất có giá trị rất lớn. Đó là các dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc hiện đại , máy móc thiết bị, nhà xưởng tiêu chuẩn GMP, GLP và GSP. Ngay từ những năm 2000 Công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại như: Máy sấy tầng sôi, máy dập viên, máy ép vĩ, máy đóng vỏ nang, máy bao fim ... Với những trang thiết bị này các sản phẩm của Công ty luôn đạt chất lượng cao, thoả mãn những tiêu chuẩn đặc thù của ngành. TSCĐ được trích khấu hao nhằm đưa vào chi phí sản xuất các hao mòn của máy móc, thiết bị, nhà xưởng… nhằm tạo nguồn vố tái đầu tư cho tài sản cố định. Hằng năm công ty căn cứ vào hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ để đánh giá và có kế hoạch lắp đặt, sửa chữa máy móc đáp ứng yêu cầu sản xuất. CP khấu hao TSCĐ là loại chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong khoản mục chi phí sản xuất chung của công ty vì vậy công ty cần có phương pháp đánh giá số năm sử dụng cũng như phương pháp khấu hao thích hợp để đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ phù hợp với khả năng trang trải của doanh nghiệp đồng thời kích thích sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh sử dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng để tính giá trị hao mòn của TSCĐ. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, mức khấu hao năm của một TSCĐ được tính theo công thức sau: Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ× Tỉ lệ khấu hao năm Trong đó: Tỷ lệ khấu hao năm = × 100% Hàng tháng kế toán căn cứ vào Bảng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ để mức tính KHTSCĐ cho từng loại TSCĐ trên cơ sở đó tổng hợp rồi phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng. Ví dụ: Căn cứ mức trích khấu hao TSCĐ kế toán tính mức trích khấu hao cho tháng 5 năm 2009 cho từng tài sản và ghi vào sổ TSCĐ, trên cơ sở đó lập bảng tổng hợp rồi phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng như sau: Biểu 2.15 CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Trích) BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng 5 năm 2009 Tại phân xưởng sản xuất công ty CP Dược Hà Tĩnh Đơn vị: 1000 đồng STT Chỉ tiêu TLKH/ Số năm sử dụng Nguyên giá Số khấu hao TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ tại PX Thuốc viên Thuốc ống A B 1 2 3 4 5 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 20 3200000 13330 8250 5080 2 Máy móc thiết bị 5% 7500000 31250 25000 6250 3 Phương tiện vận tải 10% 700000 5830 3500 2330 … …… …. …. …. …. … Cộng 97280 69250 28030 Người lập bảng Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Kế toán trưởng e. Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài Hàng tháng căn cứ vào các hoá đơn thu tiền, điện thoại, tiền nước… của nhà cung cấp kế toán ghi chi tiết theo nơi phát sinh các dịch vụ đó. Sau khi nhận được giấy báo trả tiền các nhà cung cấp dịch vụ kế toán tập hợp và phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho các đối tượng sử dụng như khu vực văn phòng và khu vực nhà xưởng. CP này phát sinh chung toàn phân xưởng nên kế toán sẽ dùng tiêu thức số ngày làm việc thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm để phân bổ cho 2 phân xưởng thuốc tiếm và thuốc ống. Cũng từ đó, kế toán tiếp tục phân bổ cho các sản phẩm tại mỗi phân xưởng theo tiêu thức tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. f. Đối với các chi phí bằng tiền khác Kế toán cũng tiến hành tập hợp và phân bổ tương tự như trên. Căn cứ vào các bảng tập hợp chi phí, bảng phân bổ của các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất chung trên kế toán tiến hành lập sổ chi tiết TK 627. Ví dụ: Trong tháng 5 năm 2009 kế toán lập sổ chi tiết sau: Biểu 2.16 CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Trích) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 – CPSXC Tháng 5 năm 2009 Tại phân xưởng thuốc viên Đơn vị: VND NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải SH TK đối ứng Số tiền Trong đó SH NT CP NVL CPNV PX CP DC CP KHTSCĐ CP dịch vụ CP bằng tiền khác A B C D E 1 2 3 4 5 6 7 31/5 5.03 02/05 Xuất vật liệu phục vụ SX 152 2403436 2403436 31/5 HĐ070 09/05 Động lực mua ngoài dùng cho SX 331 2500000 2500000 31/5 5.04 10/5 Xuất dụng cụ sửa chữa dây chuyền SX 153 8250000 8250000 31/5 HĐ152 10/5 Tiền điện thoại của phân xưởng 331 2230000 31/5 HĐ 911 10/5 Tiền điện phải trả cho nhà cung cấp 331 132750000 132750000 31/5 5.05 31/5 Khấu hao TSCĐ 214 69250000 69250000 … ….. …. …………. … … … … … … … … Cộng phát sinh Nợ 996826127 72039880 35250000 83051988 69250000 30025259 28850000 Ghi Có TK 627 154 996826127 Người lập bảng Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Giám đốc Do TK 627 chỉ chi tiết đến từng phân xưởng nên nhằm cung cấp thông tin cho việc tính giá thành sản phẩm thì kế toán tiến hành phân bổ CPSXC cho từng sản phẩm theo tiêu thức số giờ công lao động trực tiếp. Ví dụ: Tính CPSXC phân bổ cho sản phẩm Vitamin C: Tổng CPSXC phát sinh trong tháng 5 tại phân xưởng thuốc viên là 996826127 đồng. Số giờ công thực tế phát sinh trong tháng 5 tại phân xưởng thuốc viên là: 43680 h. Số giờ công thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm Vitamin C là 1046h. Trong tháng 5/2009, chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm vitamin C là 996826127×1046/43680 = 23152475 (đồng) 2.1.4.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán, bảng tổng hợp các chứng từ kế toán kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ: Ví dụ: Biểu 2.17 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02a – DN 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 101 Từ 20/5/2009 đến 31/5/2009 Đơn vị tính: 1000 VND Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Xuất NVL phục vụ SX 627 152 98760 Trả lương nhân viên phân xưởng thuốc ống 627 334 11500 Khấu hao TSCĐ 627 214 97280 ………. …. …. …. …… Cộng 238540 Kèm theo 4 chứng từ gốc Người lập Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Kế toán trưởng Sau đó kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ: Biểu 2.18 CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02b – DN 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) (Trích) SỔ ĐĂNG KÍ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 5 năm 2009 Đơn vị: 1000 đồng Chứng từ ghi sổ Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng A B 1 C ….. … … …. 99 20/5 743000 100 20/5 26150 101 31/5 238540 … … … …. Người lập sổ Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Kế toán trưởng Cuối tháng, kế toán khóa sổ, ghi sổ Cái Biểu 2.19: CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02b – DN 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) (Trích) SỔ CÁI Tháng 5 năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: TK 627 Đơn vị: 1000 VND Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có A B C D E 1 2 G … … … … … … … … 31/5 100 20/5 Xuất vật liệu phục vụ SX 152 2480 31/5 101 31/5 Xuất NVL phục vụ SX 152 98760 31/5 101 31/5 Trả lương nhân viên phân xưởng thuốc ống 334 11500 31/5 101 31/5 Động lực mua ngoài dùng cho SX 331 285750 31/5 101 31/5 Xuất dụng cụ sửa chữa dây chuyền SX 153 18970 31/5 101 31/5 Tiền điện thoại của phân xưởng 331 5340 31/5 101 31/5 Khấu hao TSCĐ 214 97280 Kết chuyển CPSXC 154 1896324 Cộng phát sinh 1896324 1896324 Sổ này có 4 trang, đánh số thứ tự từ trang 01 đến trang 04 Ngày mở sổ 31/5/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Giám đốc 2.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 2.1.5.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thứ giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm DN cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định, tính toán chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kì phải gánh chịu. Tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh, đặc trưng của sản phẩm sản xuất của công ty các loại thuốc là chủ yếu, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng phân xưởng, từng bộ phận, với lại chu kỳ sản xuất thường là ngắn ngày, do đó thông thường ở Công ty hầu như không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất do những nguyên nhân về kỹ thuật hoặc do một số nguyên nhân nào đó làm gián đoạn các quy trình sản xuất, làm cho các phản ứng hoá học không xảy ra hoàn toàn nên tạo ra sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang tại công ty bao gồm: thuốc pha chế chưa dập viên, chưa đóng gói hoặc chưa đóng vào chai lọ Trong sản phẩm dở dang thì giá trị nguyên vật liệu chính chiếm tỉ trọng lớn nên tại công ty CP Dược Hà Tĩnh giá trị sản phẩm dở dang được xác định theo nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm, do vậy trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính mà thôi. Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kì Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang x Toàn bộ giá trị NVL chính xuất dùng Giá trị sản phẩm DDCK = Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang Hàng tháng sau khi có sản phẩm hoàn thành, nhân viên thống kê của phân xưởng kết hợp với thủ kho và quản đốc phân xưởng tiến hành kiểm kê số sản phẩm hoàn thành trong tháng, phòng kế toán dựa vào số liệu báo cáo sản phẩm hoàn thành của phân xưởng gửi lên kết hợp với việc tính toán số chi phí thực tế về nguyên vật liệu chính phát sinh trong tháng để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì. Ví dụ: Tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì cho sản phẩm Vitamin C. Toàn bộ giá trị NVL chính xuất dùng trong tháng 5/2009 cho sản phẩm Vitamin C là 75990450 đồng. Số sản phẩm hoàn thành cuối kì là 48000000 viên, dở dang cuối kì là 4716024 viên. Vậy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì cho sản phẩm Vitamin C là: 75990450 × 4716024 / (48000000 + 4716024) = 6798176 (đồng) 2.1.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất a. Nội dung Các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sau khi hạch toán cần được tập hợp để tính giá thành sản phẩm. TK 621, 622, 627 là TK không có số dư cuối kì nên cuối tháng kế toán phải tiến hành kết chuyển số dư Nợ các TK này về TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhằm mục đích tính giá thành sản phẩm. b. Tài khoản sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất – kinh doanh dở dang phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kì ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kì; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kì, cuối kì của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Bên Nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kì Bên Có: gồm các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm; tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành. Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm dở dang, chưa hoàn thành. Tại công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh thì TK 154 được chi tiết đến tài khoản cấp 4 phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của từng phân xưởng và từng sản phẩm. c. Quy trình ghi sổ chi tiết Căn cứ vào sổ chi tiết TK 621, 622, 627 cuối tháng kế toán kết chuyển (phân bổ) chi phí phát sinh ghi vào phần phát sinh nợ TK 154 trên sổ chi tiết, chi tiết cho từng khoản mục chi phí. Biểu 2.20 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH 167 – Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 1541-VTMC Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Phân xưởng: PX thuốc viên Sản phẩm: Vitamin C Đơn vị: VND NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải SHTK đối ứng Tổng tiền Chi tiết SH NT NVLTT NCTT SXC 1/5 Số dư đầu kì 9453678 9453678 31/5 Kết chuyển CPNVL trực tiếp 621 84666500 84666500 31/5 Kết chuyển CPNC trực tiếp 622 14500000 14500000 31/5 Kết chuyển CPSXC 627 23152475 23152475 31/5 Cộng phát sinh Nợ 122318975 31/5 Ghi Có TK1541-VTMC 155-VTMC 124974477 94120178 14500000 23152475 31/5 Số dư cuối kì 6798176 6798176 Người lập bảng Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Giám đốc d. Quy trình ghi sổ tổng hợp Biểu 2.21 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02a – DN 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) (Trích) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 180 Từ 20/5/2009 đến 31/5/2009 Đơn vị tính: 1000 VND Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 D … … … … … Kết chuyển CP NVL TT 1541-VTMC 621 84666500 Kết chuyển CP nhân công trực tiếp 1541-VTMC 622 14500000 Kết chuyển CP sản xuất chung 1541-VTMC 627 23152475 ………. …. …. …. …… Cộng 150980259 Kèm theo 7 chứng từ gốc Người lập Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Kế toán trưởng Sau đó kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ: Biểu 2.22 CÔNG TY CP DƯỢC HÀ TĨNH Mẫu số S02b – DN 167- Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) (Trích) SỔ ĐĂNG KÍ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 5 năm 2009 Chứng từ ghi sổ Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng A B 1 C ….. … … … 179 20/5 134798000 180 31/5 150980259 … … … … Người lập sổ Ngày 31 tháng 5 năm 200._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25550.doc