TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
------µ------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP MẶT TRỜI VÀNG
Họ và tên sinh viên : Vũ Thị Mến
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Thủy
HÀ NỘI, NĂM 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
------µ------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP MẶT TRỜI VÀNG
Họ và t
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng (chứng từ ghi sổ - Ko lý luận - máy), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên sinh viên : Vũ Thị Mến
Chuyên ngành : Kế toán tổng hợp
Lớp : Kế toán C
Khóa : 47
Hệ : Chính quy
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Thủy
HÀ NỘI, NĂM 2009
MỤC LỤC
BẢNG CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
BẢNG CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BHXH
:
bảo hiểm xã hội
BHYT
:
bảo hiểm y tế
ĐG
:
đơn giá
ĐVKH
:
đơn vị khách hàng
ĐVSD
:
đơn vị sử dụng
ĐVT
:
Đơn vị tính
GC
:
ghi chú
GTCL
:
giá trị còn lại
HH
:
hội họp
HMLK
:
hao mòn luỹ kế
KPCĐ
:
kinh phí công đoàn
KVT
:
kho vật tư
MMTB
:
máy móc thiết bị
NCTT
:
nhân công trực tiếp
NVLTT
:
nguyên vật liệu trực tiếp
PX
:
phân xưởng
SHCT
:
số hiệu chứng từ
SHTK
:
số hiệu tài khoản
SL
:
số lượng
SP
:
sản phẩm
SXC
:
sản xuất chung
SXKDDD
:
sản xuất kinh doanh dở dang
TG
:
thời gian
TK
:
tài khoản
TKĐƯ
:
tài khoản đối ứng
TSCĐ
:
tài sản cố định
VL,CCDC
:
vật liệu, công cụ dụng cụ
VLSPHH
:
vật liệu sản phẩm hàng hoá
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1-1 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty cổ phần Mặt Trời Vàng 5
Bảng 1-2 Một số chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thu nhập bình quân .6
Sơ đồ 1-3: Quy trình sản xuất bếp gas 9
Sơ đồ 1-4: Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm 10
Sơ đồ 1-6: Sơ đồ bộ máy kế toán 16
Sơ đồ 1-7: Trình tự kế toán chung tại công ty cổ phần Mặt Trời Vàng 19
Biểu số 2-1: Phiếu yêu cầu cấp phát vật tư, nguyên vật liệu 25
Biểu số 2-2: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu 26
Biểu số 2-3: Bảng kê phiếu xuất 27
Biểu số 2-5: Chứng từ ghi sổ 29
Biểu số 2-6 Sổ cái tài khoản – Chi phí NVLTT phục vụ sản xuất bếp gas. 29
Biểu số 2-7: Bảng chấm công tổ lắp ráp bếp gas 33
Biểu số 2-8: Bảng tính lương phân xưởng lắp ráp 34
Biểu số 2-9 Bảng chia lương tổ lắp ráp bếp gas: 35
Biểu số 2-10: Bảng thanh toán tiền lương công nhân tổ lắp ráp bếp gas 36
Biểu số 2-11: Sổ chi tiết tài khoản 6221: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất bếp gas 37
Biểu số 2-12: Chứng từ ghi sổ 38
Biểu số 2-13 : Sổ cái tài khoản 6221- chi phí nhân công trực tiếp sản xuất bếp gas 39
Biểu số 2-14: Bảng kê chi phí sản xuất chung phân xưởng lắp ráp 42
Biểu số 2-15: Bảng kê khấu hao TSCĐ 44
Biểu số 2-16: Bảng phân bổ giá trị khấu hao TSCĐ 44
Biểu số 2-17: Chứng từ ghi sổ 47
Biểu số 2-18: Sổ cái tài khoản 627 47
Biểu số 2-19: chứng từ ghi sổ 50
Biểu số 2-20: Sổ cái tài khoản 1541_ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sản phẩm bếp gas 51
Biểu số 2-21: Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ phân xưởng lắp ráp 52
Biểu số 2-22: Bảng kê sản phẩm dở dang 53
Biểu số 2-23: Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành 53
Biểu số 2-24: bảng tính giá thành sản phẩm bếp gas 54
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng từng bước để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Với việc hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), đưa đến cho nền kinh tế Việt Nam những thuận lợi và thách thức mới, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện hoà nhập cùng bạn bè quốc tế và có cơ hội khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới. Cùng với nỗ lực chung của các doanh nghiệp, công ty cổ phần Mặt Trời Vàng cũng đang từng bước khẳng định vị trí của mình trước thị trường quốc tế bằng việc tạo ra niềm tin về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. Nền kinh tế ngày càng cạnh tranh khốc liệt khiến cho các doanh nghiệp luôn tìm cho mình những biện pháp để đứng vững trên thị trường và tìm đến con đường cho lợi nhuận siêu ngạch. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm sản xuất tại các công ty sản xuất nói chung, công ty cổ phần Mặt Trời Vàng nói riêng. Đó cũng là lý do tại sao em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần Mặt Trời Vàng” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề của em bao gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần Mặt Trời Vàng
Phần 2: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cô phần Mặt Trời Vàng
Phần 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần Mặt Trời Vàng
Để hoàn thành chuyên đề thực tập này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của chị kế toán trưởng Nguyễn Thị Hải Vân, cùng các anh chị phòng kế toán tại công ty cổ phần Mặt Trời Vàng.
Đồng thời, để hoàn thiện chuyên của mình em còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo TS.Phạm Thị Thuỷ, giảng viên khoa kế toán trường đại học Kinh tế quốc dân.
Mặc dù có nhiều nỗ lực song chuyên đề của em không khỏi mắc những thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo của cô để hoàn thiện hơn chuyên đề của mình. Em xin chân thành cảm ơn cô!
Sinh viên
Vũ Thị Mến
PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
MẶT TRỜI VÀNG
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần Mặt Trời Vàng
Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng được sát nhập bởi ba công ty là công ty TNHH bao bì Nhật Quang, công ty cơ khí và gia dụng Nhật Quang 2 và công ty TNHH Quang Vinh.
Công ty TNHH Quang Vinh được thành lập tháng 11 năm 1997, hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm thiết bị nhà bếp và đồ gia dụng khác.
Sau một thời gian phân phối, nhận thấy tiềm năng của thị trường đồ dùng nhà bếp, công ty Nhật Quang đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm về đồ dùng nhà bếp tại nhà máy bao bì của công ty. Dự án sản xuất đồ dùng nhà bếp được chứng tỏ là khả thi, công ty TNHH Nhật Quang đã quyết định thành lập công ty cơ khí và gia dụng Nhật Quang 2 vào tháng 2 năm 2004 tại khu công nghiệp Minh Khai - Từ Liêm – Hà Nội. Công ty này tập trung chủ yếu vào sản xuất các sản phẩm gia dụng inox và lắp ráp bếp gas. Công ty Nhật Quang 2 đã sử dụng thương hiệu Goldsun và Kinen trên toàn quốc và dần dần thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường này.
Tiếp đó công ty TNHH Quang Vinh đã mở rộng thị trường ra khắp cả nước thành lập các văn phòng, chi nhánh tại các thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002 đến năm 2004. Do vậy hiện nay công ty đã xây dựng được mạng lưới chi nhánh và đại lý với số lượng trên 300 đại lý tại khắp các tỉnh thành trong cả nước và hệ thống showroom được trang bị hiện đại tại Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn.
Năm 2005 thực sự đánh dấu một bước ngoặt đối với công ty bởi ngày 1 tháng 12 năm 2005 công ty cổ phần Mặt Trời Vàng được thành lập bằng việc sát nhập 3 công ty: Công ty TNHH bao bì Nhật Quang, Công ty cơ khí và gia dụng Nhật Quang 2 và công ty TNHH Quang Vinh đồng thời có sự góp vốn của quỹ MEKONG CAPITAL.
Từ khi cổ phần hoá, công ty phát triển vượt bậc với việc mở rộng thị trường, xây dựng hệ thống mạng lưới và chi nhánh khắp cả nước. Công ty có ba chi nhánh là chi nhánh tại Hà Nội, chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh tại Đà Nẵng.
Cuối năm 2006, công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng.
Ngày 22 tháng 5 năm 2007 công ty đã thực hiện thành công việc bán cổ phần cho quỹ Đầu tư Việt Nam VIF tăng vốn từ 20 tỷ đồng lên 40,89 tỷ đồng.
Cuối năm 2007 công ty lại tiếp tục tăng vốn điều lệ lên tới 50 tỷ đồng bằng cách bán cổ phần riêng lẻ cho các đối tác chiến lược có uy tín, thế mạnh để hỗ trợ công ty trong nhiều mặt.
Số liệu của công ty cho biết sau khi cổ phần hoá, lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2005 tăng 28% so với năm 2004, trên con số doanh thu tăng 13% so với năm 2004. Tăng trưởng của năm 2006 đạt mức ấn tượng doanh thu tăng 26%, lợi nhuận trước thuế tăng 53% so với năm 2005. Kể từ đó tăng trưởng hàng năm của công ty về doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng. Năm 2007 lợi nhuận tăng 22% so với năm 2006.
Nhìn vào các chỉ tiêu tài chính cho ta thấy công ty cổ phần Mặt Trời Vàng liên tục tăng quy mô sản xuất từ khi cổ phần hoá. Năm 2007 công ty đã tăng vốn chủ sở hữu và tăng nợ dài hạn để đầu tư vào dây chuyền sản xuất cho nhà máy gia dụng và chuẩn bị xây dựng thêm nhà máy sản xuất bao bì. Do đó việc tăng vốn này chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang, hàng tồn kho, số còn lại tăng tiền mặt đảm bảo việc thanh toán.
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Chênh lệch 2006 so với 2005
Chênh lệch 2007 so với 2006
Mức
%
Mức
%
TSNH
59,314,216,076
89,222,218,636
130,542,974,414
29,908,002,560.00
50.42
41,320,755,778
46.31
Tiền
954,552,830
1,625,711,019
1,925,329,560
671,158,189.00
70.31
299,618,541
18.43
Các khoản phải thu ngắn hạn
25,712,111,565
47,682,371,876
64,795,575,142
21,970,260,311.00
85.45
17,113,203,266
35.89
Hàng tồn kho
29,714,529,368
33,982,703,114
51,116,782,024
4,268,173,746.00
14.36
17,134,078,910
50.42
TSNH khác
2,924,022,313
5,904,432,627
12,705,287,688
2,980,410,314.00
101.93
6,800,855,061
115.18
TSDH
34,373,884,272
41,911,419,243
65,327,603,209
7,537,534,971.00
21.93
23,416,183,966
55.87
TSCĐ
31,207,661,241
38,952,181,890
59,222,897,346
7,744,520,649.00
24.82
20,270,715,456
52.04
Các khoản ĐTTC dài hạn
34,792,800
39,000,000
40,833,000
4,207,200.00
12.09
1,833,000
4.70
Tài sản dài hạn khác
3,131,430,231
2,920,237,353
6,063,872,864
-211,192,878.00
-6.74
3,143,635,511
107.65
cộng Tài sản
93,688,100,348
131,133,637,879
195,870,577,624
37,445,537,531.00
39.97
64,736,939,745
49.37
Nợ phải trả
82,470,319,732
94,629,263,314
113,521,657,074
12,158,943,582.00
14.74
18,892,393,760
19.96
Nợ ngắn hạn
69,908,193,387
84,614,286,839
92,271,879,798
14,706,093,452.00
21.04
7,657,592,959
9.05
Nợ dài hạn
12,562,126,045
10,014,976,565
21,249,777,276
-2,547,149,480.00
-20.28
11,234,800,711
112.18
VCSH
11,217,780,916
36,504,374,565
82,348,920,550
25,286,593,649.00
225.42
45,844,545,985
125.59
Cộng nguồn vốn
93,688,100,348
131,133,637,879
195,870,577,624
37,445,537,531.00
39.97
64,736,939,745
49.37
Bảng 1-1 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty cổ phần Mặt Trời Vàng
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005, 2006, 2007 của công ty cổ phần Mặt Trời Vàng)
Bảng 1-2 Một số chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thu nhập bình quân
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
2006 so với 2005
2007 so với 2006
Mức
Tỉ lệ
Mức
Tỉ lệ
Doanh thu
19,404,395,212
24,488,346,758
32,447,059,454
5083951546
26%
7,958,712,696
33%
Giá vốn hàng bán
17,285,815,208
19,536,894,260
27,136,746,127
2251079052
13%
7,599,851,867
39%
CPBH & CPQL
1,472,922,616
4,926,382,778
5,279,728,269
3453460162
234%
353,345,491
7%
LNTT
16,353,372
25,069,719
30,585,058
8716347.276
53%
5,515,338
22%
Thuế TNDN
4,578,944
7,019,521
8,563,816
2440577.237
53%
1,544,295
22%
LNST
11,774,428
18,050,198
22,021,241
6275770.039
53%
3,971,044
22%
Tổng quỹ lương
5,541,242,070
9,151,812,185
14,276,827,009
3610570115
65%
5,125,014,824
56%
Tiền lương bình quân
1,120,801
1,890,832
2,193,365
770031
69%
302,533
16%
Thu nhập bình quân
1,300,940
2,242,569
2,601,380
941629
72%
358,811
16%
(Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo thu nhập các năm 2005, 2006, 2007 của công ty cổ phần Mặt Trời Vàng)
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1.Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh
Khi mới thành lập, công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, gia công các loại bao bì carton sóng, bao bì duplex. Không dừng lại ở đó, công ty tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và bắt đầu sản xuất thêm một số sản phẩm gia dụng inox và lắp ráp bếp gas. Hiện nay, với sứ mệnh “Tạo nên giá trị gia tăng cho cuộc sống thông qua việc sản xuất và cung cấp đồ gia dụng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cuộc sống”, công ty cổ phần Mặt Trời Vàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì, sản xuất đồ gia dụng inox, bếp gas bàn và phân phối các thiết bị nhà bếp cao cấp. Để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khác nhau trong và ngoài nước, công ty không ngừng cải tiến nâng cao công nghệ sản xuất, từng bước mở rộng kinh doanh và đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm, giá cả phù hợp để đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng. Các sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm:
- Nồi inox( 6 dòng sản phẩm)
- Bếp gas bàn( 21 dòng sản phẩm)
- Bếp gas âm( 23 dòng sản phẩm)
-Máy hút khói, máy khử mùi( 8 dòng sản phẩm)
-Bình tắm dùng gas (1 dòng sản phẩm)
- Máy sấy bát (3 dòng sản phẩm)
Ngoài ra, công ty còn cung cấp các sản phẩm khác như: ấm siêu tốc, nồi cơm điện, bếp điện từ...
Các sản phẩm của công ty luôn tạo ra cho người tiêu dùng sự hài lòng về chất lượng do được thiết kế với mẫu mã đẹp, bền. Công ty luôn đặt mục tiêu tạo ra sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng một môi trường trong sạch thoải mái nhất. Vì vậy, slogen của công ty là “Goldsun-cuộc sống tiện nghi”
1.2.2. Hệ thống máy móc thiết bị và Quy trình sản xuất sản phẩm
1.2.2.1. Hệ thống máy móc thiết bị
Để tạo nên chất lượng cho sản phẩm công ty cổ phần Mặt Trời Vàng đã không ngừng cải thiện, cải tiến thiết bị máy móc.
Đối với nhà máy cơ khí và đồ gia dụng, cùng với dây chuyền sản xuất, hệ thống máy móc (các loại máy như máy cắt tôn, máy dập thuỷ lực, máy dập trục khuôn, máy viền, dây chuyền tẩy rửa,...) thì hệ thống kiểm tra chất lượng cũng được nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc để phục vụ việc kiểm tra chất lượng cho nhà máy. Đối với nhà máy bao bì carton, công ty cũng đã trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại, chất lượng như máy carton sóng, máy in Flexxo, máy phủ UV ... hoạt động 8h/ngày với công suất đạt 32000 sản phẩm/ ngày.
Bên cạnh đó, việc lắp đặt một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, được xây dựng trên 15000m2. Trong đó, riêng nhà máy kim khí và đồ gia dụng được xây dựng, có diện tích là 11000 m2 tại khu công nghiệp vừa và nhỏ Minh Khai- Từ Liêm Hà Nội. Điều này phần nào cho thấy công ty cổ phần Mặt Trời Vàng đã thấy rõ tiềm năng của thị trường đồ dùng nhà bếp cao cấp và công ty đã cố gắng phát triển sâu vào lĩnh vực này. Thực tế đã chứng minh hướng đi của công ty cổ phần Mặt Trời Vàng là hoàn toàn đúng đắn.
1.2.2.2 Quy trình sản xuất sản phẩm
Với một hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với đội ngũ công nhân tay nghề cao, đội ngũ nhân viên quản lý giàu kinh nghiệm, công ty cổ phần Mặt Trời Vàng đã xây dựng cho mình một quy trình sản xuất hiện đại, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao. Điều này được thể hiện ở quy trình sản xuất các loại sản phẩm của công ty cũng như quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cho quá trình sản xuất và quy trình xử lý thông tin cho quá trình sản xuất và kinh doanh.
Sơ đồ 1-3: Quy trình sản xuất bếp gas
Lắp ráp
Nhập kho
Đóng hộp
Đánh bóng
Bán cho khách hàng
Nguyên liệu đầu vào
Máy cắt vành tạo vỏ bếp
(cắt phôi)
Máy dập thuỷ lực
(dập thúc )
hàn cao tần
Tẩy rửa + xén viền
Từ nguyên vật liệu đầu vào là inox trải qua quá trình cắt vành tạo vỏ bếp để tạo khuôn hình cho vỏ bếp gas, dập thủy lực nén rồi chuyển qua máy hàn cao tần và máy tẩy rửa cộng xén viền, tại đây tạo được hình dáng cụ thể vỏ bếp gas âm. Sau đó toàn bộ sản phẩm của phân xưởng đột dập được chuyển qua phân xưởng lắp ráp. Tại phân xưởng lắp ráp, nguyên vật liệu chủ yếu là mặt bếp, núm bếp, van kiềng... Tiếp đó, sản phẩm của phân xưởng lắp ráp được chuyển qua phân xưởng đánh bóng. Tại đây sản phẩm được hoàn thiện và đóng gói, thành phẩm hoàn thành nhập kho hoặc đem gửi bán tới các đại lý trên toàn quốc.
Sơ đồ 1-4: Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
Phân loại
Sản phẩm đầu vào
Kiểm tra
Căn chỉnh, điều chỉnh gá lắp
Kiểm tra
Quá trình sản xuất
Kiểm tra định kỳ
Nhập kho hoặc chuyển công đoàn
Kiểm tra
Sản phẩm sản xuất xong
Phân loại
Xử lý
Kiểm tra
tra
Đã thực hiện nhiều lần nhưng không đạt kết quả
Từ các sản phẩm sản xuất của các phân xưởng, qua hệ thống kiểm tra chất lượng thường xuyên và định kỳ để phân loại các sản phẩm hỏng hoặc sản phẩm có thể sửa chữa được. Đối với các sản phẩm có thể sửa chữa hoặc có thể căn chỉnh thì được cho qua căn chỉnh và qua quá trình sản xuất, đối với sản phẩm không thể sửa chữa được thì được phân loại để xử lý.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Bất kỳ một doanh nghiệp nào để có thể duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh đều cần một bộ phận quản lý tốt có kinh nghiệm kinh doanh. Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng cũng vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty đã áp dụng mô hình tổ chức quản lý trực tuyến chức năng, mỗi tuyến là một bộ phận đảm nhiệm thực hiện một hay một số chức năng hay nhiệm vụ nhất định, giữa các tuyến có sự gắn bó hữu cơ và có sự phối hợp trong các hoạt động của công ty. Đứng đầu là đại hội đồng cổ đông, tiếp sau là tổng giám đốc và các phòng ban chức năng cùng các phân xưởng sản xuất.
Sơ đồ 1-5: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc Tài chính
Giám đốc nhân sự
Giám đốc điều hành
Phòng phát triển kinh doanh
Phó tổng giám đốc
Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)
Phòng HCNS
Phòng Tài chính kế toán
Giám đốc sản xuất
Phòng QLCL & bảo hành
Phòng mua vật tư
Phân xưởng đột dập
Phân xưởng lắp ráp
Phân xưởng đánh bóng
Tổng giám đốc
Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả các cổ đông tham gia góp vốn liên doanh có quyền biểu quyết, là cơ quan cao nhất của công ty. Có nhiệm vụ đưa ra các quyết định về số lượng cổ phần có thể được bán hoặc đưa ra mức cổ tức của từng cổ phiếu, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị, quyết định sát nhập hay giải thể công ty, định hướng phát triển công ty, đồng thời thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Các nhiệm vụ cụ thể là: quyết định chiến lược phát triển công ty, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện...
Tổng giám đốc: Quyết định và điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, kiến nghị phương án bố trí tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
Phó tổng giám đốc: Là người làm việc dưới quyền của Tổng giám đốc, trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ, các bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm của mình đảm nhận. Nhận sự uỷ thác trực tiếp của tổng giám đốc khi vắng mặt
Giám đốc nhân sự: Là người phụ trách về mặt nhân sự trong công ty, mọi hoạt động liên quan đến nhân sự do giám đốc nhân sự trực tiếp phê duyệt. Chịu trách nhiệm thông báo với cấp trên về tình hình nhân sự trong công ty như thiếu hay vượt mức cần thiết để có thể thuyên giảm hay tuyển thêm.
Giám đốc tài chính: Là người nắm quyền bao quát toàn bộ hoạt động tài chính diễn ra tại công ty hàng ngày. Quản lý việc thu, chi trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trình báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm cho cấp trên để có thể kiểm soát tình hình tài chính của công ty kịp thời.Chịu trách nhiệm trước cấp trên về tình hình tài chính của công ty.
Giám đốc điều hành bao bì: Quản lý mọi hoạt động về nhà máy bao bì, có toàn quyền điều hành sử dụng bao bì sao cho hợp lý. Điều hành phân phối cung ứng nhập, xuất bao bì cho hoạt động đóng gói sản phẩm, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành gia dụng: trực tiếp quản lý về đồ gia dụng tại nhà máy cơ khí và đồ gia dụng. Có quyền điều hành sử dụng mọi nguyên liệu thúc đẩy sản xuất. Có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả kịp tiến độ chịu sự quản lý trực tiếp của cấp trên.
* Giám đốc kinh doanh: Đứng đầu phòng kinh doanh, điều hành về từng mặt hoạt động sản xuất (hay hoạt động sản xuất kinh doanh) của công ty và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mặt sản xuất của công ty. Có nhiệm vụ triển khai thị trường thực hiện nhiệm vụ kinh doanh bán hàng của công ty. Chủ động mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
* Giám đốc sản xuất: Phụ trách các phân xưởng sản xuất chủ động điều hành xử lý và thường xuyên báo cáo lên cấp trên về tình hình tiến độ sản xuất. Kiểm tra mọi sản phẩm hoàn thành của từng phân xưởng, điều phối sản xuất, đốc thúc triển khai công nghệ sản xuất sản phẩm.
* Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R & D): là bộ phận chuyên nghiên cứu, tìm ra và phát triển các sản phẩm mới cho công ty để tiến hành kinh doanh, phát triển việc kinh doanh các sản phẩm này.
* Phòng phát triển kinh doanh: Thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến thị trường và sản phẩm, lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường, xây dựng chính sách giá bán cho từng sản phẩm.
* Phòng Tài chính kế toán: Nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, quản lý, hạch toán kế toán đối với toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh về lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty về mặt giá trị theo hệ thống kế toán doanh nghiệp. Lập các báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị, giúp giám đốc tài chính và tổng giám đốc phân tích báo cáo tài chính và báo cáo quản trị để nâng cao hiệu quả quản lý.
* Phòng hành chính nhân sự: Giúp giám đốc về công tác tổ chức hành chính và quản lý lao động trong công ty
* Phòng xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm về việc liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty
* Phòng quản lý chất lượng và bảo hành: Có trách nhiệm đảm bảo và kiểm soát chất lượng các sản phẩm, hàng hóa của công ty, thời thiết kế các quy trình quản lý chất lượng, xây dựng các chính sách và phương thức bảo hành sản phẩm.
* Phân xưởng đột dập: Phụ trách tạo khuôn hình cho các sản phẩm gia dụng.
Tại phân xưởng đột dập được tổ chức thành ba tổ đội sản xuất chính: tổ đột dập thân nồi, tổ đột dập vỏ bếp, tổ đột dập đồ dùng nhà bếp khác
* Phân xưởng lắp ráp: phụ trách việc lắp ráp các khuôn hình để tạo thành sản phẩm.
Tại phân xưởng lắp ráp được tổ chức thành ba tổ: tổ lắp ráp bếp gas, tổ lắp ráp nồi inox, tổ lắp ráp đồ dùng nhà bếp khác (tổ cơ khí).
* Phân xưởng đánh bóng: Phụ trách việc đánh bóng sản phẩm sau khi lắp ráp xong.
Tại phân xưởng đánh bóng đựơc tổ chức thành ba tổ lớn: tổ đánh bóng bếp gas, tổ đánh bóng nồi inox, tổ đánh bóng đồ dùng nhà bếp khác. Việc đóng gói sản phẩm do các tổ bố trí bộ phận đảm nhiệm đóng gói sản phẩm của mình.
1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ chức năng của kế toán là thu thập, xử lý, ghi chép thông tin và cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong và ngoài doanh nghiệp, bộ máy kế toán của công ty được hình thành với chức năng giám sát toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và tính toán kết quả kinh doanh, tham mưu cho Ban Giám Đốc và hội đồng quản trị về mọi mặt trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Vì vậy công ty cổ phần Mặt Trời Vàng đã rất coi trọng đến đội ngũ kế toán viên. Tất cả các kế toán viên của công ty đều có trình độ đại học và phải trải qua sát hạch trước khi vào làm việc tại công ty. Để đảm bảo hiệu quả quản lý, công ty đã có một cơ cấu bộ máy kế toán hợp lý. Với quy mô không nhỏ đồng thời có nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành khác nhau: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, công ty đã tổ chức mô hình kế toán kiểu phân tán. Các chi nhánh của công ty hạch toán độc lập, cuối tháng gửi báo cáo về cho trụ sở chính đặt tại Từ Liêm Hà Nội. Cuối quý, các chi nhánh lên báo cáo gửi về trụ sở chính, trụ sở chính ngoài việc lập báo cáo riêng của đơn vị mình còn tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp kết quả kinh doanh toàn doanh nghiệp cho ban giám đốc và hội đồng quản trị.
Sơ đồ 1-6: Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp bộ phận sản xuất
Kế toán quản trị
Kế toán kho
KT tiêu thụ và công nợ
KT thu chi
Kế toán tổng hợp bộ phận thương mại
KT lương
KT TGNH
KT giá thành, giá HH
KT giao dịch thuế
Trong đó:
Kế toán trưởng: là người nắm quyền bao quát toàn bộ hoạt động tài chính của công ty đồng thời chỉ đạo sự hoạt động của bộ máy kế toán
Kế toán tổng hợp sản xuất: kiểm tra phần hành của các kế toán sản xuất khác ở các phần hành, lên báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính.
Kế toán tổng hợp bộ phận thương mại: Kiểm soát giá hàng hoá, kiểm soát và kí các chứng từ thu chi,... kiểm soát chi phí, doanh thu, chiết khấu theo kế hoạch kinh doanh, kiểm soát báo cáo thuế, lập báo cáo tình hình công nợ tổng hợp...
Kế toán quản trị: Có trách nhiệm cung cấp thông tin nội bộ về tình hình sản xuất và kinh doanh cho Giám đốc tài chính, thiết lập các quyết toán và dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh...
Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay của ngân hàng, lập các chứng từ và giao dịch với các ngân hàng mà công ty lập tài khoản, nhập liệu các số liệu liên quan đến các tài khoản 112 trên phần mềm, lập các báo cáo liên quan.
Kế toán kho: phụ trách các nghiệp vụ liên quan đến các loại kho, kế toán kho được chi tiết thành:
+ Kế toán kho hàng hoá, kho bảo hành,kho showroom
+ Kế toán kho linh kiện nồi, nguyên vật liệu phụ
+ Kế toán kho linh kiện bếp (kế toán này cũng đảm nhận luôn việc kế toán TSCĐ)
+ Kế toán kho sản phẩm dở dang, kho phế liệu
Nhiệm vụ của các kế toán trên là nhập các nghiệp vụ nhập xuất liên quan đến kho của mình vào phần mềm, kiểm tra thường xuyên tình hình hàng hoá trong kho, lập các báo cáo phân tích tốc độ chu chuyển của các vật tư, sản phẩm, hàng hoá do mình quản lý...
Kế toán tiêu thụ và công nợ: Vào phần mềm để lập các phiếu xuất bán, tính chiết khấu và theo dõi việc thu nợ việc thu nợ cho từng đối tượng khách hàng, lập báo cáo tình hình công nợ định kỳ.
Kế toán thu chi: Kiểm soát và lập các phiếu thu, chi trên phần mềm EFFECT đồng thời thực hiện việc cập nhật và theo dõi các khoản tiền vay các đối tượng khác. Kế toán này còn có trách nhiệm lập các báo cáo chi phí theo đối tượng và khoản mục. Kế toán thu chi đồng thời kiêm luôn việc giữ tiền cho công ty (Thủ quỹ).
Kế toán giá thành, giá hàng hoá: Tập hợp chi phí, tính giá vốn của thành phẩm, tính giá hàng hoá đồng thời tính giá bán kế hoạch các loại sản phẩm.
Kế toán tiền lương: Tính lương và tính BHXH, BHYT, KPCĐ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên và công nhân sản xuất, tính toán và cập nhật số liệu các khoản thu nhập và chi phí liên quan đến tiền lương của cán bộ công nhân viên và công nhân sản xuất, lập bảng chấm công, bảng lương công nhân sản xuất.
Kế toán giao dịch thuế: đảm nhiệm việc nhập các số liệu, thường xuyên kiểm tra số liệu thuế đầu vào, đầu ra và lập các tờ khai thuế hàng tháng.
1.4.2. Tổ chức sổ kế toán:
Công ty áp dụng phần mềm kế toán EFFECT trong việc hạch toán các nghiệp vụ và sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ trong công tác kế toán. Phần mềm kế toán công ty sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh và bao gồm:
- Sổ kế toán chi tiết: bao gồm sổ chi tiết các tài khoản như sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 154, 155 ..., sổ chi tiết thanh toán với người bán, sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng..., các chứng từ ghi sổ...
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái các tài khoản, ...
Do công ty sử dụng phần mềm kế toán nên trình tự kế toán có khác đôi chút so với kế toán thủ công, tuy nhiên nhìn chung vẫn tuân thủ đúng nguyên tắc của hình thức chứng từ ghi sổ.
Trình tự kế toán có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1-7: Trình tự kế toán chung tại công ty cổ phần Mặt Trời Vàng
Chứng từ kế toán
Tệp số liệu chi tiết
- Chứng từ kế toán
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Tệp số liệu tổng hợp
- chứng từ ghi sổ
- kết chuyển tự động
- Bảng cân đối số phát sinh
- Báo cáo tài chính
Cập nhật vào máy
Máy tự động tổng hợp
Lên báo cáo
PHẦN II
THỰC TẾ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MẶT TRỜI VÀNG
2.1 Ảnh hưởng của sản phẩm sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất tới kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
Sản phẩm của một công ty có ảnh hưởng rất lớn tới phương thức tính giá thành. Sản phẩm sản xuất của công ty cổ phần Mặt Trời Vàng bao gồm: bếp ga, bếp điện từ, ấm nước điện tử, nồi cơm điện, nồi inox và một số sản phẩm nhà bếp khác bằng inox. Các sản phẩm của công ty được sản xuất bởi một dây chuyền công nghệ khép kín. Mỗi sản phẩm được sản xuất bởi một dây chuyền công nghệ riêng nhưng chúng có điểm chung là cùng trải qua các giai đoạn đột dập, lắp ráp và đánh bóng. Các sản phẩm của công ty sản xuất cùng có chung một đặc điểm là thành phần cấu tạo chủ yếu là inox, còn lại là các thành phần khác như: núm nhựa, quai nồi, vung kính, đinh tán, ốc vít, van kiềng, cao su, bu lông... Thêm vào nữa chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng gần 70% tổng chi phí, điều này ảnh hưởng tới phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và việc phân bổ chi phí sản xuất chung tại công ty, đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Vì các sản phẩm sản xuất của công ty được sản xuất theo từng dây chuyền riêng biệt và ở từng bộ phận của các phân xưởng nên công ty xác định đối tượng tính giá thành là các sản phẩm sản xuất. Với quy mô sản xuất tương đối lớn, khối lượng sản phẩm sản xuất tương đối nhiều trong mỗi tháng, do đó nhà quản trị cần nắm bắt kịp thời các thông tin về quá trình sản xuất kịp thời điều chỉnh cho kỳ tới. Trước tình hình đó đòi hỏi kế toán phải cung cấp kịp thời các thông tin kế toán cần thiết cung cấp cho nhà quản lý để quản lý kịp thời có chiến lược sản xuất kinh doanh mới. Vì vậy, công ty cổ phần Mặt Trời Vàng xác định kỳ tính giá thành là tháng. Hàng ngày, mọi chi phí sản xuất được tập hợp từng bộ phận sản xuất và được gửi lên cho phòng kế toán.
Với quy trình công nghệ của mình được thiết kế theo 3 giai đoạn: đột dập, lắp ráp và đánh bóng, công ty cổ phần Mặt Trời Vàng đã tổ chức sản xuất thành 3 phân xưởng tương ứng: phân xưởng đột dập, phân xưởng lắp ráp và phân xưởng đánh bóng. Ở mỗi phân xưởng của công ty lại có các bộ phận sản xuất các loại sản phẩm riêng. Tại phân xưởng đột dập có các tổ bao gồm: tổ dập trục bếp gas, tổ dập vỏ bếp gas, tổ dập thân nồi, tổ dập đồ dùng nhà bếp. Tại phân xưởng lắp ráp có các tổ bao gồm: tổ lắp ráp bếp gas, tổ lắp ráp nồi, tổ cơ khí (lắp ráp các thiết bị khác). Do đó doanh nghiệp xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các sản phẩm sản xuất, đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành theo từng giai đoạn công nghệ.
Do nhóm sản phẩm bếp gas là sản phẩm được sản xuất với khối lượng lớn tại công ty vì vậy trong khuôn khổ bài viết của mình em xin minh hoạ tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31423.doc