Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần VIMECO

LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta ngày nay đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, cùng với những yêu cầu phát triển nhanh đã khiến cho vấn đề về nâng cao cơ sở hạ tầng được đặt lên hàng đầu, kéo theo đó là sự ra đời ồ ạt của các công trình xây dựng, cải tạo cầu đường…Xây dựng cơ bản nhanh chóng trở thành một ngành sản xuất vật chất có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Chi phí cho đầu tư phát triển chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách nhà nước cũng như của công ty. Ch

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần VIMECO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính vì vậy, việc xác định giá thành sản phẩm xây lắp có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác quản lý hiệu quả và chất lượng hoạt động kinh doanh của các công ty xây lắp. Muốn vậy đòi hỏi công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các công ty xây lắp ngày càng phải được hoàn thiện. Thấy được tầm quan trọng đó, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần VIMECO em đã chủ động đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty. Em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần VIMECO” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Nội dung của chuyên đề được chia làm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Phần II: Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần VIMECO Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần VIMECO Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Thủy và các cán bộ trong phòng kế toán cũng như các phòng ban chức năng khác của công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận của mình. PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 1.1. Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Xây dựng cơ bản là quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, khôi phục các công trình, nhà máy, nhà cửa… nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sống xã hội. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách nhà nước cũng như ngân sách công ty. Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm: xây dựng, lắp đặt, mua sắm thiết bị…trong đó phần xây dựng, lắp đặt do các đơn vị xây lắp đảm nhận thông qua hợp đồng giao nhận thầu xây lắp. Sản phẩm của các đơn vị xây lắp là các công trình đã xây dựng, lắp đặt hoàn thành có thể đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất và đời sống. Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp nhưng là một ngành công nghiệp đặc biệt. Sản phẩm xây dựng cơ bản được tiến hành sản xuất liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành. Các khâu của hoạt động sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác. Sản xuất xây lắp có những đặc điểm sau: Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ: Sản phẩm xây lắp không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức khác nhau.Chính vì vậy, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình, có như vậy thì việc thi công mới mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho hoạt động sản xuất liên tục. Do sản phẩm xây lắp có tính chất riêng lẻ, đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phí phát sinh trong thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng được thực hiện cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt, hoạt động xây lắp được thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng nên ít phát sinh chi phí trong quá trình lưu thông - Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi công kéo dài, có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong. Trong thời gian thi công chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội. Do đó, khi lập kế hoạch cần cân nhắc, thận trọng, nêu rõ các yêu cầu về vật tư, tiền, nhân công. Việc quản lý theo dõi quá trình thi công phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn hợp lý cũng như chất lượng công trình. Do thời gian thi công kéo dài nên kỳ tính giá thành thường không xác định hàng tháng mà được xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn tùy thuộc đặc điểm kỹ thuật, khả năng về vốn của đơn vị xây lắp. Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành có ý nghĩa lớn trong việc quản lý thi công và sử dụng vốn hiệu quả nhất. - Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp khá dài Các sản phẩm xây lắp thường có thời gian sử dụng dài nên những sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại. Sai lầm trong hoạt động xây lắp vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả đôi khi rất nghiêm trọng, khó khắc phục. Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình. - Sản phẩm xây lắp được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Khi chọn địa điểm xây dựng phải điều tra nghiên cứu khảo sát kỹ lưỡng về điều kiện kinh tế, đất đai..kết hợp với các yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau khi đi vào sử dụng, công trình không thể di dời nhất là các nhà máy, xí nghiệp, cho nên trước khi tiến hành xây dựng phải nghiên cứu nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nguồn nhân công lao động, đầu ra tiêu thụ sản phẩm bảo đảm điều kiện thuận lợi khi công trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi một công trình xây dựng hoàn thành, công nhân không còn việc gì làm, phải di chuyển đến một công trình khác do đó phát sinh chi phí: điều động công nhân công, máy thi công… Do đặc điểm trên mà các đơn vị xây lắp thường sử dụng lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình để giảm bớt các chi phí khi di dời. - Sản phẩm xây lắp thường được tiến hành sản xuất trong điều kiện ngoài trời, chịu sự tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên do đó việc thi công ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Chính vì vậy, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng công trình có thể phát sinh các khối lượng công trình phải phá đi làm lại và thiệt hại do ngừng sản xuất gây ra, công ty cần có kế hoạch phù hợp nhằm kiểm soát chi phí. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp Các doanh nghiệp xây dựng là các tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân và các điều kiện để thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động thi công và lắp đặt thiết bị cho các công trình, hạng mục công trình. Các doanh nghiệp xây dựng có thể tham gia vào các công trình xây dựng với vai trò là chủ đầu tư hoặc nhà thầu. Nếu tham gia với vai trò chủ đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng phải thực hiện các thủ tục từ bỏ vốn hay vay vốn đầu tư, quản lý dự án và thực hiện dự án cho nên chỉ có những doanh nghiệp có quy mô lớn mới có đủ khả năng thực hiện hình thức này, nếu tham gia với tư cách là nhà thầu thì doanh nghiệp chỉ tiến hành thi công công trình, hạng mục công trình đã trúng thầu. Ngành xây dựng là một ngành đặc thù vì hoạt động xây lắp có thể diễn ra ở những địa điểm khác nhau, rất khó kiểm soát chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, cơ chế khoán gọn đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này có ưu điểm là tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công, dễ so sánh với dự toán nhưng đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ các chi phí phát sinh. Trong hợp đồng giao khoán không chỉ quy định tiền công phải trả mà còn quy định cả về khối lượng công việc, đơn giá. Một đặc điểm quan trọng của ngành xây dựng là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban nhằm quản lý tốt các hoạt động liên quan và đảm bảo cho hoạt động xây lắp diễn ra như kế hoạch, đảm bảo chất lượng công trình. 1.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp Đặc điểm của sản xuất xây lắp và hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị xây lắp thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp trình tự kế toán chi phí sản xuất, phân loại chi phí, cơ cấu giá thành xây lắp, cụ thể là: - Đối tượng kế toán chi phí có thể là hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình… từ đó xác định phương pháp kế toán chi phí thích hợp. - Đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành…từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp. - Xuất phát từ đặc điểm của phương pháp lập dự toán trong hoạt động xây lắp, dự toán được lập theo từng hạng mục chi phí. Để có thể dễ so sánh kiểm tra chi phí sản xuất thực tế phát sinh và dự toán, chi phí sản xuất xây lắp được phân loại theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. 1.2. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp của 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất phát sinh các khoản mục chi phí tương ứng để tạo ra giá trị sản phẩm. Do đó, hoạt đông kinh doanh xây lắp là sự kết hợp và biến đổi 3 yếu tố đầu vào là tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động sống của con người để tạo nên giá trị sử dụng cảu sản phẩm xây lắp phục vụ nhu cầu của con người. Theo cách đó, chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp có thể định nghĩa là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng trong điều kiện quan hệ hàng hóa tiền tệ, chúng được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người sản xuất. Để hiểu bản chất của chi phí sản xuất chúng ta cần phân biệt khái niệm chi phí và chi tiêu trong quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất ở đây là những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ kế toán chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ. Còn chi tiêu chỉ là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản…bao gồm chi tiêu cho quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ. Chi phí và chi tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì sẽ không có chi phí và chi phí là một bộ phận của chi tiêu. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện hoạt động xây lắp nhằm tạo ra các loại sản phẩm khác nhau theo mục đích kinh doanh cũng như theo hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết. 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp Tùy thuộc vào mục tiêu và các yêu cầu của công tác quản lý mà chi phí sản xuất được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. - Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí: Chi phí về nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, phụ, phụ tùng thay thế… sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí về nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp lương phải trả người lao động và số tiền trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả người lao động Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích cho toàn bộ TSCĐ sử dụng trong kỳ sản xuất kinh doanh Chi phí về dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm tất cả các chi phí khác bằng tiền không phải là các chi phí trên dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Cách phân loại chi phí này cho thấy được tỷ trọng, cơ cấu của từng yếu tố chi phí, là cơ sở để lập và kiểm tra, đối chiếu việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố. Phân loại theo các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm, thi công công trình. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình Chi phí sử dụng máy thi công: Đối với doanh nghiệp thi công theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa sử dụng máy thi công, trong giá thành sản phẩm xây lắp có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công: tiền lương, phụ cấp lương của công nhân điều khiển máy thi công, chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy thi công… Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí còn lại phát sinh trong quá trình thi công xây lắp: lương của nhân viên quản lý công trình, các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định của nhân viên quản lý công trình và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của công trường… Cách phân loại này rất thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp và đối chiếu với dự toán sản xuất từ đó đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Phân loại theo cách ứng xử của chi phí: Biến phí Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức hoạt động của doanh nghiệp, khối lượng công việc hoàn thành: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp… Những chi phí này tăng giảm khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi Định phí Là những chi phí không đổi trong phạm vi phù hợp khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi. Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa mức độ hoạt động tối thiểu và mức độ hoạt động tối đa mà doanh nghiệp dự định tiến hành sản xuất. Chi phí hỗn hợp Là những chi phí gồm cả yếu tố định phí và yếu tố biến phí. Cách phân loại này có ý nghĩa trong quản trị nội bộ doanh nghiệp, xác định các chỉ tiêu và đưa ra những quyết định chiến lược nhằm đạt được kết quả mong muốn. 1.3. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 1.3.1. Khái niệm sản phẩm xây lắp Trong doanh nghiệp xây lắp, giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành. Giá thành sản phẩm luôn luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có của nó là chi phí sản xuất bỏ ra và lượng giá trị khối lượng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản phẩm là sự dịch chuyển giá trị củ các yếu tố bên trong nó, còn chi phí là cơ sở để hình thành nên giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý, kết quả của việc sử dụng các vật tư, tài sản trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp thực hiện nhằm sản xuất ra khối lượng sản phâm nhiều nhất với chi phí thấp nhất. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh của các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm là phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hóa. Nó là chỉ tiêu vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Việc tính đúng giá thành sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng tiêu thụ từ đó nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Các cách tính giá thành sản phẩm mang tính chủ quan, không phản ánh đúng toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất đều có thể dẫn đến sự phá vỡ các quan hệ hàng hóa tiền tệ, không đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Trong hoạt động xây lắp, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo quy định. Giá thành sản phẩm của mỗi công trình thường khác nhau. 1.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp Trong các doanh nghiệp xây lắp cần phân biệt các loại giá thành sau: Giá thành dự toán Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình .Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công, định mức và đơn giá do Nhà nước quy định cho từng khu vực thi công. Giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trình = giá trị dự toán công trình, hạng mục công trình + lãi định mức Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp nên mỗi công trình, hạng mục công trình được xây dựng một dự toán riêng biệt Theo thông tư số 04/2005/TT – BXD ngày 1/4/2005 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình Giá thành dự toán công tác xây lắp là hạn mức chi phí cao nhất mà doanh nghiệp có thể chi ra để đảm bảo có lãi, là tiêu chuẩn phấn đấu hạ định mức thực tế. Nó là căn cứ để lập kế hoạch giá thành công tác xây lắp và vạch ra các biện pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật nhằm đảm bảo nhiệm vụ hạ giá thành công tác xây lắp được giao. Trong giá thành dự toán của từng công trình, hạng mục công trình cần phân biệt 2 loại giá thành: - Giá thành đấu thầu công tác xây lắp: được hình thành từ cơ chế quản lý bằng cách đấu thầu trong xây dựng. Đây cũng là một loại giá thành dự toán do chủ đầu tư đưa ra để các đơn vị xây dựng căn cứ vào đó để tính toán giá thành dự thầu của mình. Nếu thấy giá thành dự thầu của mình nhỏ hơn hoặc bằng với giá thành do chủ đầu tư đưa ra sẽ tham gia đấu thầu thi công công trình. - Giá thành hợp đồng công tác xây lắp: là giá thành được ghi trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp sau khi đã thỏa thuận giao nhận thầu. Đây chính là giá thành dự thầu của đơn vị xây lắp trúng thầu. Giá thành kế hoạch Là giá thành được xác định trên cơ sở giá thành dự toán gắn với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp như biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị, giá thành thực tế kỳ trước. Giá thành kế hoạch được lập dựa vào định mức chi phí nội bộ của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, định mức nội bộ này phải tiên tiến hơn định mức dự toán. Vì vậy, giá thành kế hoạch phải nhỏ hơn hoặc bằng giá thành hợp đồng nên giá thành kế hoạch là cơ sở để phấn đấu hạ giá thành trong giai đoạn kế hoạch. Nó phản ánh trình độ quản lý giá thành của doanh nghiệp: Giá thành kế hoạch công tác xây lắp = Giá thành dự toán công tác xây lắp – Mức hạ giá thành dự toán Giá thành thực tế: là toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh mà đơn vị đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp theo số liệu kế toán. Nó không chỉ bao gồm chi phí trong định mức mà còn có thể bao gồm những chi phí thực tế phát sinh không cần thiết như: thiệt hại do phá đi làm lại, thiệt hại do ngừng sản xuất…do những nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp. Muốn đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất thi công của đơn vị xây lắp ta có thể so sánh các loại giá thành trên với nhau. Giá thành dự toán mang tính chất xã hội nên việc so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán cho phép ta đánh giá được sự tiến bộ hay yếu kém của doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện cụ thể về biện pháp thi công, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc so sánh này cần đảm bảo tính thống nhất và có thể so sánh được. Về nguyên tắc thì mối quan hệ giữa các loại giá thành phải đảm bảo như sau: Giá thành dự toán ≥ giá thành kế hoạch ≥ giá thành thực tế Đây cũng là nguyên tắc khi xây dựng giá thành và tổ chức thực hiện kế hoạch giá thành, có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo có lãi, có tích lũy sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài, do đó để đáp ứng yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất và giá thành, doanh nghiệp xây lắp còn theo dõi giá thành sản phẩm xây lắp theo hai chỉ tiêu là giá thành khối lượng hoàn chỉnh và giá thành khối lượng hoàn thành quy ước Giá thành khối lượng hoàn chỉnh là giá thành của những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, đúng thiết kế, bàn giao cho chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá một cách tổng quát hiệu quả kinh tế của việc thi công công trình nhưng không đáp ứng kịp thời các số liệu cần thiết cho việc đánh giá, phân tích, tính giá thành trong suốt quá trình thi công. Do đó, để đáp ứng nhu cầu quản lý, đảm bảo sản xuất kịp thời đòi hỏi phải xác định giá thành khối lượng hoàn thành quy ước Giá thành khối lượng hoàn thành quy ước là giá thành của các khối lượng xây lắp mà các khối lượng xây lắp đó phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau: - Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật - Khối lượng xây lắp phải được xác định một cách cụ thể và được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán - Phải đạt được điểm dừng kỹ thuật hợp lý Giá thành khối lượng hoàn thành quy ước phản ánh kịp thời chi phí sản xuất cho đối tượng xây lắp trong quá trình thi công xây lắp từ đó giúp cho đơn vị xây lắp phân tích kịp thời các chi phí đã chi ra cho từng đối tượng để có biện pháp thích hợp, cụ thể. Nhưng nó lại không phản ánh được một cách chính xác giá thành toàn bộ công trình, hạng mục công trình. Do vậy, để đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, cung cấp thông tin kịp thời chính xác, toàn diện và có hiệu quả, trong doanh nghiệp xây lắp phải áp dụng cả hai loại giá thành trên. 1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Giá thành và chi phí là hai chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp. Đó là 2 mặt khác nhau thống nhất của cùng một quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí của quá trình sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Chúng đều bao gồm các chi phí vè lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng trong một thời gian nhất định, không phân biệt là cho sản phẩm nào và đã hoàn thành hay chưa. Còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định tính cho một khối lượng xây lắp hoàn thành theo quy định. Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Như vậy, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. 1.5. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tổ chức kế toán theo đó. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất. Để xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất cần căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí trong sản xuất. Tùy theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, yêu cầu kế toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ hay từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ riêng biệt, Tùy theo công nghệ sản xuất của sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu của công tác tính giá thành sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm, từng mặt hàng sản phẩm… Trong sản xuất xây lắp, do đặc điểm sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc nên đối tượng kế toán chi phí sản xuất thường là theo từng đơn đặt hàng hoặc một công trình, hạng mục công trình. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất: là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng kế toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong xây dựng gồm: Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo sản phẩm hay đơn đặt hàng. Sản phẩm hoàn chỉnh trong xây dựng cơ bản để tính giá thành có thể là một ngôi nhà, vật kiến trúc hoàn thành. Do đặc điểm của tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm của loại hình sản xuất, cũng như yêu cầu tính toán chi phí theo đơn đặt hàng nên hàng tháng, các chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến sản phẩm hoặc đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân loại chi phí vào sản phẩm hoặc đơn đặt hàng đó, Khi sản phẩm hoàn thành, toàn bộ chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm được áp dụng là phương pháp trực tiếp. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng, chi phí sử dụng máy thi công tập hợp theo từng công trình, cuối kỳ phân bổ cho từng đơn đặt hàng hay từng sản phẩm theo tiêu thức thích hợp. Chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho tất cả các đơn đặt hàng, cuối kỳ tính phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức thích hợp. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm Phương pháp này được áp dụng khi tất cả các hạng mục công trình được tiến hành cùng một lúc. Tất cả các chi phí phát sinh gồm các chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp được phân loại và tập hợp theo giới hạn là nhóm sản phẩm. Khi xây dựng hoàn thành, để tính giá thành của từng hạng mục công trình, phương pháp tính giá được áp dụng là phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo khu vực thi công hoặc theo bộ phận thi công Phương pháp này được áp dụng khi doanh nghiệp tổ chức kế toán nội bộ rất rộng rãi. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận, đơn vị thi công như: tổ, đội…Các chi phí sản xuất được phân loại và tập hợp theo các đối tượng trên. Để tính giá thành của sản phẩm khi hoàn thành phải áp dụng phương pháp kết hợp như phương pháp trực tiếp và phương pháp hệ số…. Các chi phí trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng sản phẩm trong khu vực thi công, bộ phận thi công, các chi phí sử dụng máy thi công , chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng khu vực, bộ phận thi công và được phân bổ cho từng đối tượng trong bộ phận theo tiêu thức thích hợp 1.6. Nội dung kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 1.6.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc…cần thiết để tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp như: - Vật liệu xây dựng: là giá thành thực tế của cát, sỏi, sắt, thép, xi măng… - Vật liệu khác: Bột màu, đinh, dây… - Nhiên liệu: Than củi dùng để nấu nhựa rải đường… - Vật kết cấu: Bê tông đúc sắt…. - Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc: thiết bị vệ sinh, thông, gió… Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, được mở chi tiết theo từng công trinh, hạng mục công trình với nội dung và kết cấu như sau: Bên nợ: - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho xây dựng công trình Bên có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư - Chỉ kế toán vào tài khoản 621 những chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất dùng. Giá thực tế của nguyên vật liệu có thể được xác định theo một trong các phương pháp sau: - Giá thực tế đích danh - Giá bình quân liên hoàn - Giá nhập trước, xuất trước - Giá nhập sau, xuất trước - Giá hạch toán Trong kỳ kế toán, thực hiện ghi chép, tập hợp chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh vào bên nợ TK 621 hoặc theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên vật liệu này Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển, hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào các tài khoản liên quan phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của công trình xây lắp trong kỳ kế toán. Nếu tiến hành phân bổ giá trị nguyên vật liệu vào giá thành công trình phải sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp lý như tỷ lệ theo định mức sử dụng… Chỉ những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực sự sử dụng vào sản xuất, chế tạo sản phẩm xây lắp mới được kết chuyển vào TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tính giá thành sản phẩm xây lắp Trường hợp doanh nghiệp xây lắp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thì chi phí nguyên vật liệu của khối lượng nguyên vật liệu mua vào sử dụng ngay không qua kho là giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào. Trường hợp doanh nghiệp xây lắp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay không qua kho cho hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì chi phí nguyên vật liệu mua vào sử dụng ngay là giá mua bao gồm cả thuế GTGT Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 152 TK 621 TK 111,112,331… TK 111,112, 152… TK 133 TK 141 (1413) (1) (2) (3) (4) (5) Xuất nguyên vật liệu dùng trực tiếp sản xuất theo giá thực tế Mua nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ Quyết toán giá trị khối lượng đã tạm ứng Giá trị nguyên vật liệu không sử dụng hết cuối kỳ nhập lại kho 1.6.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 1.6.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 1.6.4. Kế toán chi phí sản xuất chung PHẦN II: THỰC TẾ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO 2.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần VIMECO 2.1.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp Từ trước đến nay, công ty VIMECO đã tham gia rất nhiều công trình xây dựng trên khắp cả nước, các công trình chủ yếu là thi công san đắp mặt bằng, xử lý nền đất yếu, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp…, tuy nhiên những năm gần đây công ty đã mở rộng thi công các công trình thủy điện, đầu tư và kinh doanh bất động sản… Sản phẩm xây lắp của công ty có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài do đó để kế toán sản phẩm xây lắp phải tiến hành lập dự toán kỹ lưỡng cho từng công trình, tron._.g quá trình thi công phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo để điều chỉnh cho phù hợp. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt,... Mỗi công trình đòi hỏi các loại nguyên vật liệu khác nhau, số lượng lao động khác nhau và các chi phí phát sinh khác do đó việc quản lý các khoản mục chi phí trên tương đối phức tạp. Đối với nguyên vật liệu phục vụ thi công, giá cả chịu sự tác động lớn của yếu tố thị trường ảnh hưởng đến giá thành cũng như tiến độ thi công của công trình. Lực lượng lao động tham gia thi công rất lớn gồm nhiều đối tượng cho nên việc chấm công, tính lương cùng với công tác quản lý nhân sự không hề đơn giản. Chính vì vậy, kiểm soát chi phí là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công ty. 2.1.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần VIMECO Do đặc điểm sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc nên đối tượng kế toán chi phí sản xuất là những công trình nhận thầu xây lắp. Nếu trong năm, công trình thi công có khối lượng hoàn thành hoặc hạng mục hoàn thành thì đối tượng tập hợp chi phí là khối lượng hoặc hạng mục công trình đó. - Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty: Do sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, chu kỳ sản xuất kéo dài, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất sản phẩm cho nên đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành. - Kỳ tính giá thành: Do tính chất phức tạp về kỹ thuật, quy mô, quá trình thi công thường chia thành nhiều giai đoạn: chuẩn bị điều kiện thi công, thi công móng…và thời gian thi công kéo dài trong nhiều năm nên kỳ tính giá thành được xác định là năm. 2.2. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần VIMECO Đối với các công ty xây lắp, chi phí sản xuất thường được chia thành 4 loại, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên, công ty VIMECO tuy hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nhưng không sử dụng tài khoản 623, tài khoản dùng để theo dõi những chi phí phát sinh liên quan đến máy thi công như nguyên vật liệu, khấu hao… Hiện tại, công ty VIMECO đang thi công rất nhiều công trình, vì vậy để tiện cho việc quản lý và tập hợp chi phí cho từng đối tượng, công ty đã mã hóa các đối tượng tập hợp chi phí theo một mã số nhất định. Mỗi một mã số tương ứng với một công trình Ví dụ: Công trình “Trụ sở Bộ công an” là một đối tượng tập hợp chi phí, công ty đã đặt mã số cho công trình này là 0717. Dưới đây là danh mục các công trình: Mã công trình Tên công trình 0105 Dự án thoát nước Hà Nội – CP7A 0113 Dự án Chung cư Trung Hòa – Nhân Chính 0213 San nền khu công nghiệp Cái Lân 0217 Dự án khu đô thị Cao Xanh Hà Khánh 0302 Dự án trụ sở + Chung cư Trung Hòa 1 0304 Dự án quốc lộ 6 – Sơn La 0305 Khách sạn Suối Mơ 0308 Thủy điện Ngòi Phát ………….. 0801 Bảo tàng Hà Nội 0802 Thủy điện Đăk Tit …. Tại công ty, khi tập hợp chi phí thì những chi phí liên quan trực tiếp đến công trình, hạng mục công trình thì tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình đó (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp). Trường hợp không hạch toán trực tiếp được thì tiến hành tổng hợp rồi phân bổ cho các đối tượng liên quan theo sản lượng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty VIMECO là xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng Do phạm vi hoạt động của công ty trên khắp cả nước, nhiều công trình được thực hiện đồng thời cùng một lúc. Tại thời điểm tháng 4/2009, công ty đang thi công 30 công trình nhưng do khuôn khổ chuyên đề có hạn nên trong chuyên đề này em xin trình bày kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công trình Trụ sở Bộ công an. 2.2.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp Có thể nói, trong các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp xây lắp thì nguyên vật liệu được coi là yếu tố đầu vào quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành công trình (khoảng 60 – 70%). Vì vậy, việc kế toán đầy đủ, chính xác chi phí nguyên vật liệu không những là một điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp được chính xác mà còn là một biện pháp hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ được dùng để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Trong đó, nguyên vật liệu chính bao gồm vật liệu, vật kết cấu hình thành nên phần thô của công trình, vật liệu phụ bao gồm những vật liệu tham gia vào sản xuất, kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bề ngoài sản phẩm góp phần làm tăng tính thẩm mỹ và chất lượng công trình. Nguyên vật liệu dùng cho hoạt động xây lắp đều có sẵn trên thị trường vì thế công ty không cần phải dự trữ nhiều nguyên vật liệu, nguyên vật liệu mua về được chuyển thẳng tới công trình xây dựng. Là một công ty có quy mô lớn, khối lượng công trình thi công nhiều nên nguyên vật liệu sử dụng để thi công đa dạng, phong phú và được nhập từ nhiều nguồn khác nhau với khối lượng lớn. Để quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả công tác kế toán nguyên vật liệu đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, chi phí nguyên vật liệu phát sinh tháng nào sẽ được tập hợp ngay cho tháng đó. Phòng kế toán không tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu mà chỉ theo dõi về mặt giá trị, kế toán công trình theo dõi về mặt số lượng, điều này phù hợp với đặc điểm vật tư của công ty xây dựng và tránh việc theo dõi trùng lắp giữa kế toán công trình và phòng kế toán tại công ty. - Chứng từ sử dụng: Với hình thức giao khoán nội bộ, trên cơ sở dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất tính theo khối lượng công việc, giám đốc công ty sẽ giao nhiệm vụ cho chỉ huy trưởng công trình thông qua quyết định giao nhiệm vụ của giám đốc công ty. Sau khi nhận được quyết định này, chỉ huy trưởng công trình thay mặt công ty, chủ động tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Quá trình thu mua nguyên vật liệu đòi hỏi một số tiền lớn nên chỉ huy trưởng công trình viết giấy đề nghị tạm ứng. Phòng tài chính kế toán sau khi kiểm tra tính hợp lệ của giấy đề nghị tạm ứng sẽ giải quyết việc tạm ứng tiền cho chỉ huy trưởng công trình. Sau khi nhận được tiền tạm ứng, chỉ huy trưởng công trình sẽ tiến hành đi mua nguyên vật liệu dựa trên định mức mà công ty quy định. Nguyên vật liệu được chuyển tới chân công trình theo hợp đồng kinh tế cung cấp nguyên vật liệu ký giữa công ty VIMECO và nhà cung cấp. Trên cơ sở nguyên vật liệu mua về, kế toán công trình lập “Phiếu nhập kho”. Do nguyên vật liệu mua về xuất dùng ngay cho thi công công trình nên kế toán công trình cũng lập luôn “Phiếu xuất kho”. Quá trình này làm phát sinh các chứng từ sau: Quyết định giao nhiệm vụ của giám đốc công ty Giấy đề nghị tạm ứng của chỉ huy trưởng công trình Hợp đồng kinh tế cung cấp nguyên vật liệu, phụ lục hợp đồng mua bán (ký kết bổ sung do ảnh hưởng biến động giá của nguyên vật liệu) Hóa đơn giá trị gia tăng Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Ngoài ra kế toán vật tư còn lưu trữ một số chứng từ kèm theo hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu nhập, xuất kho: Báo cáo sản lượng thực hiện và vật tư tiêu hao Biên bản đối chiếu công nợ Biên bản đối chiếu khối lượng Bản đối chiếu bán hàng Bảng kê khối lượng vận chuyển nguyên vật liệu Công ty cổ phần VIMECO Công trình Trụ sở Bộ công an GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày 2 tháng 1 năm 2008 Kính gửi ông Giám đốc công ty cổ phần VIMECO Kính gửi ông kế toán trưởng công ty Theo quyết định giao nhiệm vụ của giám đốc công ty cổ phần VIMECO, tôi là Phạm Văn Phong - chỉ huy trưởng nhận thi công công trình Trụ sở Bộ công an Để thực hiện thi công công trình trên, đề nghị Giám đốc Công ty và phòng Tài chính kế toán giải quyết số tiền tạm ứng cho công trình. Số tiền là: 14.744.400 đồng Bằng chữ: Mười bốn triệu bảy trăm bốn mươi bốn nghìn bốn trăm đồng. Nội dung: Chi trả tiền mua xi măng phục vụ cho thi công công trình Trụ sở Bộ công an Kính đề nghị Giám đốc quan tâm giải quyết Giám đốc Kế toán trưởng Người đề nghị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Giấy đề nghị tạm ứng sau khi đã xem xét, phê duyệt đầy đủ sẽ được chuyển cho kế toán thanh toán lập “phiếu chi”, phiếu chi được lập làm 3 liên, đi kèm với giấy đề nghị tạm ứng là hợp đồng kinh tế cung cấp nguyên vật liệu TỔNG CÔNG TY CP XNK VÀ XD VIỆT NAM VINACONEX CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _____________________ Hà Nội, ngày 5 tháng 1 năm 2008 HỢP ĐỒNG KINH TẾ - Căn cứ vào bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Căn cứ vào luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 - Căn cứ Nghị định só 99/2004/NĐ-CP ngày 113/06/2004 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản - Căn cứ thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của bộ xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng - Căn cứ vào nhu cầu và năng lực các bên Chúng tôi gồm: ĐẠI DIỆN BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO Đại diện : Ông Trần Tuấn Anh Chức vụ: Tổng giám đốc Địa chỉ : E9 Đường Phạm Hùng – Trung Hòa – Cầu Giấy – HN ĐẠI DIỆN BÊN B: CÔNG TY TNHH HẢI ANH – đại lý phân phối xi măng Nghi Sơn Đại diện : Ông Trần Viết Cảnh Chức vụ : Giám đốc Địa chỉ : Nhà A2 – Lô số 7 – KĐT Nghĩa Đô – P. Dịch Vọng – Q. Cầu Giấy – Hà Nội Hai bên cùng nhau thống nhất ký hợp đồng kinh tế với các điều khoản sau: Điều I: Bên A nhất trí giao cho bên B đảm nhân việc cung cấp xi măng cho bên A thực hiện thi công công trình Trụ sở Bộ công an - Thời gian cung cấp: Theo yêu cầu của bên A - Giá bán chưa có thuế: 670.200 đồng/tấn - Thuế giá trị gia tăng: 10% - Khối lượng: 20 tấn - Tổng giá trị: 14.744.400 đồng Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười bốn triệu bảy trăm bốn mươi bốn nghìn bốn trăm đồng. Điều 2: Bên B phải giao hàng Theo đúng tiêu chuẩn chất lượng và thời gian đã thỏa thuận Điều 3: Bên A có trách nhiệm thanh toán đầy đủ và đúng tiền hàng cho bên B …… Đại diện bên A Đại diện bên B (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Mẫu số: 01 GTKL – 3LL QX/2008B HÓA ĐƠN No 0029517 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 6 tháng 1 năm 2008 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH HẢI ANH – đại lý phân phối xi măng Nghi Sơn Địa chỉ: Nhà A2 – Lô số 7 – KĐT Nghĩa Đô – P. Dịch Vọng – Q. Cầu Giấy – Hà Nội Số tài khoản: Điện thoại: MST: 0101912852 Họ tên người mua hàng: Anh Vinh Tên đơn vị: Công ty cổ phần VIMECO Địa chỉ: E9 đường Phạm Hùng, Trung ôHHHHhhhHh Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Số tài khoản: Hình thức thanh toán: CK MS: 0101338571 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 Xi măng Tấn 20 670.200 13.404.000 Cộng tiền hàng: 13.404.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.340.400 Tổng cộng tiền thanh toán: 14.744.400 Số tiền viết bằng chữ: Mười bốn triệu bảy trăm bốn mươi bốn nghìn bốn trăm đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Đóng dấu, ghi rõ họ tên) PHIẾU NHẬP KHO Số 24/NK Ngày 6 tháng 1 năm 2008 Họ và tên người giao: CÔNG TY TNHH HẢI ANH – đại lý phân phối xi măng Nghi Sơn Theo: Số: ngày tháng năm của Nhập tại kho: Công trình Trụ sở Bộ công an Địa điểm Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính SỐ LƯỢNG Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Xi măng Tấn 20 670.200 13.404.000 Cộng 13.404.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười ba triệu bốn trăm bốn nghìn đồng. Số chứng từ gốc kèm theo: Nhập, ngày tháng năm Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị PHIẾU XUẤT KHO Số 24/XK Họ tên người nhận hàng: Phạm Văn Phong Địa chỉ (bộ phận): Lý do xuất kho: Phục vụ thi công công trình Trụ sở Bộ công an Xuất tại kho (ngăn lô): công trình trụ sở Bộ công an Địa điểm: Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính SỐ LƯỢNG Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Xi măng Tấn 20 670.200 13.404.000 Đơn giá trên chưa bao gồm thuế GTGT Cộng 13.404.000 - Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười ba triệu bốn trăm bốn nghìn đồng Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày 6 tháng 1 năm 2008 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp Bên Nợ: Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp Bên Có: Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm xây lắp TK 621 không có số dư cuối kỳ TK 621 được mở chi tiết cho từng công trình - Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Cuối tháng, kế toán công trình tập hợp các chứng từ liên quan: hóa đơn GTGT, phiếu nhập, xuất kho…chuyển lên phòng kế toán để ghi sổ. Khi nhận được các chứng từ, kế toán vật tư tiến hành lập chứng từ ghi sổ và nhập chứng từ ghi sổ vào máy tính, phần mềm ANA sẽ tự động vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 621 và sổ cái TK 621 đồng thời kế toán vật tư trên cơ sở các chứng từ nhận được lập ra Bảng kê nhập xuất tồn theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Cuối năm, kế toán trưởng đưa ra kế hoạch kiểm kê và thông báo cho các bộ phận liên quan trước khi tiến hành kiểm kê, thông thường phòng cơ giới vật tư, phòng kinh tế kỹ thuật và phòng kế toán cử đại diện tham gia kiểm kê. Khi tiến hành kiểm kê, công việc bao gồm kiểm kê giá trị dở dang, tài sản cố định, công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu. Riêng giá trị dở dang, công ty thuê các kỹ sư kinh tế tiến hành đánh giá giá trị dở dang, nhìn chung tài sản cố định tương đối chính xác, công cụ dụng cụ khó chính xác chỉ mang tính tương đối. CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 6 tháng 1 năm 2008 Kèm theo chứng từ gốc TRÍCH YẾU Số hiệu tài khoản SỐ TIỀN NỢ CÓ NỢ CÓ 1 2 3 4 5 Công ty TNHH HẢI ANH 1, Xi măng thi công Trụ sở Bộ công an 621 112 13.404.000 13.404.000 2, Thuế GTGT 133101 112 1.340.400 1.340.400 CỘNG 14.744.400 14.744.400 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT TK 621 Năm 2008 Tên công trình: 0717 – Trụ sở bộ công an Ngày ghi sổ Số hiệu DIỄN GIẢI TK đối ứng SỐ TIỀN Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ: 04/01 30gs1 04/01 Cty MATEXIM, thép buộc, măng xông trụ sở Bộ công an 36.666.667 06/01 36gs2 06/01 Cty TNHH HẢI ANH, xi măng thi công trụ sở Bộ công an 13.404.000 09/01 37gs1 09/01 Cty Hoàng Phong, thép 1/08 t/c trụ sở Bộ công an 1.245.430.762 22/01 22gs2 22/01 Cty MATEXIM HP, dây buộc t/c trụ sở Bộ công an 25.428.571 25/01 120gs2 25/01 Cty Trường Chinh, nhập Bent trụ sở Bộ công an 367.619.040 31/01 08/1XTM 31/01 Trụ sở Bộ công an – VIMECO, xuất vtư trộn BT 1/08 18.526.398 31/01 12/1XTM 31/01 Trụ sở Bộ công an – VIMECO, xuất vtư trộn BT 1/08 940.792.386 31/01 34/1XTM 31/01 Lý, nliệu v/c BT 1/08 - Trụ sở Bộ công an 73.084.367 31/01 381gs3 31/01 Diên, nliệu t/c trụ sở Bộ công an 40.605.980 14/02 264gs2 14/02 Diên, que hàn t/c trụ sở Bộ công an 9.345.450 14/02 264gs2 14/02 Cty Hoàng Phong, thép t/c 2/08 trụ sở Bộ công an 15.000.000 19/02 07gs2 19/02 Cty MATEXIM, ống thép t/c 2/08 trụ sở Bộ công an 2.072.891.238 25/02 145gs2 25/02 Lý, nliệu v/c BT 2/08 - trụ sở Bộ công an 79.287.000 25/02 382gs3 25/02 Trụ sở Bộ công an – VIMECO, xuất vtư trộn BT 208 57.381.541 29/02 06/2XTM 29/02 Trụ sở Bộ công an – VIMECO, xuất vtư trộn BT 2/08 10.145.771 29/02 11/2XTM 29/02 Cty MATEXIM HP, thép buộc 02/08 CT trụ sở Bộ công an 879.325.428 29/02 137gs2 29/02 Cty Thanh Huy, nliệu Bộ công an 16.514.286 29/02 192gs2 29/02 Cty Hoàng Phong, thép t/c 02/08 - Bộ công an 179.423.460 29/02 235gs2 29/02 Cty Thanh Huy, nliệu 02/08 - Bộ công an 448.838.666 29/02 236gs2 29/02 Cty Chính Đại, thép t/c 3/08 trụ sở Bộ công an 105.406.724 08/03 137gs3 08/03 Diên, que hàn t/c trụ sở Bộ công an 1.169.455.791 10/03 122gs3 10/03 Cty Trường Thịnh, Bent khoan nhồi trụ sở Bộ công an 16.000.000 18/03 206gs3 18/03 Hưởng, xuất vtư trộn BT 3/08 – Cty VIMECO trụ sở Bộ công an 379.571.418 31/03 01/3XTM 31/03 Hưởng, xuất vtư trộn BT 3/08 Tr/hoà – Cty VIMECO trụ sở Bộ công an 736.211.410 31/03 08/3XTH 31/03 CN Cty Matexim HP, dây buộc thi công 03/08 - Bộ công an 18.897.468 31/03 223gs3 31/03 CN Cty Matexim HP, thép ống 03/08 - Bộ công an 37.904.760 31/03 225gs3 31/03 Diên, nliệu thi công CT Bộ công an 45.496.286 31/03 277gs3 31/03 Diên, que hàn thi công CT Bộ công an 7.625.454 31/03 277gs3 31/03 Lý, nliệu v/c BT 3/08 - trụ sở Bộ công an 24.000.000 31/03 302gs4 31/03 Cty SX&TM Thanh Huy, nliệu thi công 3/08 - CT Bộ công an 36.767.426 31/03 380gs3 31/03 Ngọc, QT liệu 3/08 29K – 5007 trụ sở Bộ công an 223.680.160 20/04 78gs4 20/04 Cty Thanh Huy, nliệu 4/08 - trụ sở Bộ công an 1.450.732 30/04 276gs4 30/04 Quang, phí nliệu xe 29U – 3821 tháng 4/08 trụ sở Bộ công an 7.625.460 30/05 C1002 30/05 Cty Khánh Lâm, chạt gạch thi công CT Bộ công an 1.750.000 30/06 235gs3 30/06 Cty Chính Đại, thép thi công 4/08 trụ sở Bộ công an 124.654.440 28/08 324gs2 28/08 Diên, nliệu thi công trụ sở Bộ công an 23.234.778 31/10 363gs2 31/10 Lý, que hàn thi công trụ sở Bộ công an 122.765.222 31/12 851gs12 31/12 K/c chi phí NVL - trụ sở Bộ công an 9.612.208.540 Phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ 9.612.208.540 9.612.208.540 SỔ CÁI Năm 2008 Tài khoản: 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ngày tháng ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ DIỄN GIẢI Số hiệu tài khoản đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 04/01/08 30gs1 04/01/08 Cty MATEXIM, thép buộc, măng xông trụ sở Bộ công an 331 36.666.667 04/01/08 39gs1 04/01/08 Cty HCM Việt Bắc, khoan đá nổ mìn Đồng Vỡ 331 262.982.249 05/01/08 121gs2 05/01/08 Cty An Minh, gạch ốp lát, lát Tr/hoà 2 331 705.605.000 09/01/08 37gs1 09/01/08 Cty Hoàng Phong, thép 1/08 t/c trụ sở Bộ công an 331 1.245.430.762 29/02/08 255gs2 29/02/08 Cty KD vtư TH, thép g/c KCT silô, cần trục Cầu Bươu 331 419.735.408 31/01/08 27gs1 31/01/08 Cty thép&vtư XD, thép 1/08 Láng HL 331 1.098.161.598 26/02/08 34gs2 26/02/08 Cty MATEXIM HP, ống thép t/c 1/08 Nghi Sơn 331 228.022.238 26/02/08 57gs2 26/02/08 Vị, nliệu g/c KCT Bỉm Sơn 331 216.092.381 ……. …… ……. …. 31/12/08 C2621 31/12/08 Đô, CP nliệu T12/08 xe 29K – 9163 CT Cửa Đạt 1111 1.369.116 31/12/08 C2621 31/12/08 Đô, VAT CP nliệu T12/08 xe 29K – 9163 1111 5.579.655 31/12/08 C2622 31/12/08 Quang, CP nliệu T12/08 xe 29U – 3821 1111 11.174.200 31/12/08 C2624 31/12/08 K/c chi phí NVL - trụ sở Bộ công an 154 9.612.208.540 31/12/08 C2625 31/12/08 K/c chi phí NVL – CT Cao Xanh 154 7.452.876.120 … … … Phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ 648.144.375.365 648.144.375.365 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí cho lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp, bao gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc quyền quản lý của công ty và lao động thuê ngoài. Chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp chỉ sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vì vậy việc kế toán chi phí nhân công trực tiếp chính xác không những có ý nghĩa quan trọng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp mà còn có ý nghĩa trong việc tính và trả lương kịp thời cho người lao động qua đó khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. Đối với công ty, việc quản lý tốt chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa trong việc tiết kiệm chi phí và sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả. Do đặc điểm của ngành xây dựng là các sản phẩm xây lắp thay đổi theo địa bàn thi công do đó công ty chỉ duy trì cố định bộ phận kỹ thuật và quản lý còn toàn bộ nhân công tham gia trực tiếp thi công công trình là lực lượng lao động thuê ngoài, là lao động thời vụ thông qua hợp đồng lao động được ký kết giữa đại diện công ty là chỉ huy trưởng công trình và người lao động. Như vậy, lực lượng lao động trong công ty được chia thành 2 loại: Lao động nằm trong biên chế công ty Lao động thuê ngoài Đối với lao động trong biên chế: Những người thuộc công ty gọi là lao động trong biên chế, tham gia trực tiếp thi công công trình. Danh sách lao động biên chế do phòng tổ chức hành chính lưu giữ, hàng tháng gửi xuống cho phòng kế toán, thủ quỹ giữ sổ làm căn cứ đối chiếu khi thanh toán tiền lương cho cán bộ nhân viên trong công ty. Các tổ sản xuất tổ chức theo dõi chấm công cho từng người lao động trong tổ, mỗi người lao động trong biên chế công ty lập bảng chấm công cá nhân. Cuối tháng, chỉ huy trưởng công trình tập hợp và lập bảng chấm công tổng hợp công trình, gửi lên phòng tổ chức hành chính tiến hành kiểm tra sau đó chuyển xuống phòng kế toán. Đối với lao động thuê ngoài: Hợp đồng lao động ký kết giữa lao động thuê ngoài và chỉ huy trưởng công trình mang tính ngắn hạn, trong hợp đồng mô tả công việc cần thực hiện, yêu cầu kỹ thuật, thời gian làm việc, hình thức trả lương, mức lương. Trong thời gian làm việc, chỉ huy trưởng công trình có trách nhiệm theo dõi công việc thực hiện thông qua bảng chấm công. Cuối tháng, chỉ huy trưởng công trình cùng các cán bộ kỹ thuật tiến hành nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành, ký xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hợp đồng làm khoán. Khác với người lao động thuộc biên chế công ty, tiền lương của lao đông thuê ngoài phụ thuộc số ngày công lao động và chất lượng công việc hoàn thành Như vây, đơn giá tiền lương một ngày và tiền lương của lao động thuê ngoài được tính như sau: Đơn giá tiền lương một ngày = tiền lương khoán/ tổng số ngày công trong tháng Tiền lương 1 tháng của lao động thuê ngoài = đơn giá tiền lương một ngày × số ngày công thực tế trong tháng của người lao động Các chứng từ phát sinh: Hợp đồng lao động Hợp đồng giao khoán, hợp đồng làm khoán Bảng chấm công Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành Bảng thanh toán lương Bảng thanh toán nhân công thuê ngoài Giấy đề nghị thanh toán HỢP ĐỒNG LÀM KHOÁN Công trình: Trụ sở Bộ công an Hạng mục công trình: Hạ tầng kỹ thuật Tổ: Thi công cải thiện đường ống cấp nước Họ và tên tổ trưởng: Hà Anh Tuấn Số hiệu định mức Nội dung công việc, điều kiện sản xuất, điều kiện kỹ thuật Đơn vị tính Giao khoán Thực hiện Kỹ thuật xác nhận chất lượng, số lượng công việc Kỹ thuật ký (Họ và tên) Khối lượng Định mức Đơn giá Thời gian Khối lượng Số tiền Số công theo định mức Số công thực tế Thời gian kết thúc Bắt đầu Kết thúc 1 Đục phá bê tông vỉa hè M150 M3 3.5 120.000 12/3 15/3 420.000 16.8 8.4 15/3 3 Đào đất M3 2.5 50.000 125.000 0.7 2.5 4 Lấp đất M3 2.5 50.000 125.000 5 2.5 11 Vận chuyển phế thải ra bãi rác M3 2 30.000 60.000 0.2 1.2 Tổng cộng 730.000 22.7 14.5 Ngày 12 tháng 3 năm 2008 Người nhận khoán Người giao khoán (Ký tên, họ và tên) (Ký tên, họ và tên) Điều kiện sản xuất thay đổi so với khi giao khoán: không thay đổi Tổng số tiền thanh toán bằng chữ: Bảy trăm ba mươi ngàn đồng chẵn. Cán bộ định mức (Xác nhận định mức đơn giá) Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, họ và tên) (Ký tên, họ và tên) (Ký tên, họ và tên) BẢNG CHẤM CÔNG LAO ĐÔNG THUÊ NGOÀI Tổ: Thi công cải thiện đường ống cấp nước Họ và tên tổ trưởng: Hà Anh Tuấn Tháng 3/2008 TT Họ và tên Số hiệu công nhân Bậc lương Số ngày trong tháng (ghi theo giờ công) Tổng số công Hệ số bậc lương Số công tính theo bậc 1 Thành tiền lương cấp bậc Số tiền lĩnh thêm hoặc bị trừ bớt Bù chênh lệch bậc lương Tổng số tiền được lĩnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1`6 17 18 19 20 21 22 23 1 Hà Anh Tuấn 4 5 4 6 2.4 50.000 120.000 120.000 2 Trần Văn Hùng 6 6 4 4 2.5 50.000 125.000 125.000 3 Đỗ Văn Long 8 6 4 6 3.0 50.000 150.000 150.000 4 Nguyễn Văn Hùng 4 6 4 3 2.1 50.000 105.000 105.000 5 Phạm Minh Đức 4 6 4 4 2.3 50.000 115.000 115.000 6 Nguyễn Văn Dương 4 4 4 6 2.3 50.000 115.000 115.000 Tổng cộng 14.6 730.000 730.000 BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH Công trình trụ sở Bộ công an Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của công trình trụ sở Bộ công an Căn cứ vào hợp đồng làm khoán đã ký giữa: 1. Đại diện Công ty cổ phần VIMECO Ông Phạm Văn Phong: chỉ huy trưởng công trình 2. Đại diện tổ thi công cải thiện đường ống cấp nước Ông Hà Anh Tuấn Đã cùng nhau nghiệm thu khối lượng công việc làm khoán đảm bảo đúng chất lượng, kỹ thuật của công trình theo bảng kê sau: TT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Ghi chú 1 Đục phá bê tông vỉa hè M150 M3 3.5 2 Đào đất M3 2.5 3 Lấp đất M3 2.5 4 Vận chuyển phế thải ra bãi rác M3 2 Kết luận: Đồng ý thanh toán 100% Chỉ huy trưởng Cán bộ kỹ thuật Người lao động BẢNG THANH TOÁN NHÂN CÔNG THUÊ NGOÀI THÁNG 3 NĂM 2008 Tổ: Thi công cải thiện đường ống cấp nước công trình Trụ sở Bộ công an STT Họ và tên Số công Đơn giá Thành tiền Ký nhận Ghi chú 1 Hà Anh Tuấn 2.4 50.000 120.000 2 Trần Văn Hùng 2.5 50.000 125.000 3 Đỗ Văn Long 3 50.000 150.000 4 Nguyễn Văn Hùng 2.1 50.000 105.000 5 Phạm Minh Đức 2.3 50.000 115.000 6 Nguyễn Văn Dương 2.3 50.000 115.000 Tổng cộng 14.6 730.000 Giám đốc duyệt Kế toán trưởng Phụ trách công trình Tổ trưởng - Tài khoản sử dụng: Để theo dõi và kế toán chi phí nhân công trực tiếp, công ty sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản 622 được chi tiết thành các tiểu khoản: TK 6221: Tiền lương TK 6222: Kinh phí công đoàn TK 6223: Bảo hiểm xã hội TK 6224: Bảo hiểm y tế Kết cấu TK 622: Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia thi công công trình bao gồm: tiền lương lao động biên chế và lao động thuê ngoài Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm xây lắp TK 622 không có số dư cuối kỳ SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT TK 622 Năm 2008 Tên công trình: 0717 – Trụ sở bộ công an Ngày ghi sổ Số hiệu DIỄN GIẢI TK đối ứng SỐ TIỀN Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ: 15/01 C0091 15/01 Diên, lương khoán 12/07 trụ sở Bộ công an 151.127.012 31/01 51gs1 31/01 CT Bộ công an, phân bổ lương 1/08 91.755.159 31/01 52gs1 31/01 CT Bộ công an, trích 15% BHXH 1/08 6.246.693 31/01 53gs1 31/01 CT Bộ công an, trích 2% BHYT 1/08 832.892 31/01 54gs1 31/01 CT Bộ công an, trích 2% KPCĐ 1/08 1.528.773 15/03 C0217 15/03 Tuấn, lương khoán 3/08 – trụ sở Bộ công an 120.000 15/03 C0223 15/03 Hùng, lương khoán 3/08 – trụ sở Bộ công an 125.000 15/03 C0333 15/03 Long, lương khoán 3/08 – trụ sở Bộ công an 150.000 31/03 292gs2 31/03 CT Bộ công an, phân bổ lương 2/08 44.507.869 31/03 293gs2 31/03 CT Bộ công an, trích 15% BHXH 2/08 3.972.520 31/03 294gs2 31/03 CT Bộ công an, trích 2% BHYT 2/08 529.669 31/03 295gs2 31/03 CT Bộ công an, trích 2% KPCĐ 2/08 865.921 31/03 C0514 31/03 Diên, lương khoán 2/08 – trụ sở Bộ công an 89.867.245 31/03 354gs3 31/03 Hà, lương khoán CT Bộ công an 157.999.997 31/03 392gs3 31/03 CT Bộ công an, phân bổ lương 3/08 42.244.195 31/03 394gs3 31/03 CT Bộ công an, trích 15% BHXH 3/08 2.889.146 31/03 396gs3 31/03 CT Bộ công an, trích 2% BHYT 3/08 385.220 31/03 398gs3 31/03 CT Bộ công an, trích 2% KPCĐ 3/08 740.186 02/04 C0590 02/04 Hải, lương khoán nhân công – trụ sở Bộ công an 90.704.640 04/04 C0614 04/04 Hùng, lương khoán trụ sở Bộ công an 10/07- 13/08 238.910.000 17/04 C0670 17/04 Diên, lương khoán khoan nhồi 3/08 - trụ sở Bộ công an 64.975.683 22/04 C0745 22/04 Tuất, lương khoán CT trụ sở Bộ công an 72.845.640 30/04 304gs4 30/04 CT Bộ công an, phân bổ lương 4/08 31.638.777 30/04 306gs4 30/04 CT Bộ công an, trích 15% BHXH 4/08 2.762.064 30/04 308gs4 30/04 CT Bộ công an, trích 2% BHYT 4/08 368.275 30/04 310gs4 30/04 CT Bộ công an, trích 2% KPCĐ 4/08 574.352 06/05 C0835 06/05 Diên, lương khoán T2+3/08 - trụ sở Bộ công an 33.100.000 31/12 851gs12 31/12 K/c chi phí BHXH – trụ sở Bộ công an 15.870.423 31/12 851gs12 31/12 K/c chi phí BHYT - trụ sở Bộ công an 2,116.056 31/12 851gs12 31/12 K/c chi phí KPCĐ - trụ sở Bộ công an 3.709.232 31/12 851gs12 31/12 K/c chi phí tiền lương - trụ sở Bộ công an 1.110.071.217 Phát sinh trong kỳ: Số dư cuối kỳ: 1.131.766.928 1.131.766.928 SỔ CÁI Năm 2008 Tài khoản: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Ngày tháng ghi sổ CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI Số hiệu tài khoản đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 5/01/08 123gs2 5/01/08 Vương, lương khoán LĐPT 12/07 Bắc An Khánh 1413 5.950.000 15/01/08 C0051 15/01/08 Châu, lương 12/07 đội Cầu Bươu tại CPhả 1111 76.686.042 15/01/08 C0057 15/01/08 Thịnh, lương khoán trạm Hà Nam 12/07 1111 32.897.834 15/01/08 C0061 15/01/08 Châu, lương khoán thời vụ xưởng CBươu 12/07 1111 20.463.000 15/01/08 C0074 15/01/08 Điền, lương khoán T12 csở Phú Minh 1111 6.560.000 15/01/08 C0169 15/01/08 Huyền, g/công thép cọc nhồi Láng HL 1111 229.950.000 30/01/08 C0153 30/01/08 Huyền, g/công thép cọc nhồi cầu vượt Láng HL 1111 95.200.000 15/03/08 C0217 15/03/08 Tuấn, lương khoán 3/08 – trụ sở Bộ công an 334 120.000 15/03/08 C0223 15/03/08 Hùng, lương khoán 3/08 – trụ sở Bộ công an 334 125.000 15/03 C0333 15/03/08 Long, lương khoán 3/08 – trụ sở Bộ công an 334 150.00._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1979.doc
Tài liệu liên quan