Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Phát triển Công nghiệp (ko lý luận, nhật ký chung)

MỤC LỤC MỤC LỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT CTCP : Công ty Cổ phần. CF : Chi phí NVL : Nguyên vật liệu SPDD : Sản phẩm dở dang TK : Tài khoản SP : Sản phẩm SX : Sản xuất KPCĐ : Kinh phí công đoàn BHYT : Bảo hiểm y tế BHXH : Bảo hiểm xã hội BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu số 2-1: Giấy đề nghị mua vật tư, thiết bị 15 Biểu số 2-2: Phiếu nhập kho 16 Biểu số 2-3: Giấy đề nghị thanh toán 17 Biểu số 2-4: Phiếu xuất kho 18 Biểu số 2-5: Sổ chi tiết TK 1541 19 Biểu số

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Phát triển Công nghiệp (ko lý luận, nhật ký chung), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2-6: Sổ tổng hợp chi tiết TK 1541 20 Biểu số 2-7: Sổ Nhật ký chung (TK1541) 21 Biểu số 2-8: Sổ Cái TK1541 22 Biểu số 2-9: Bảng chấm công 26 Biểu số 2-10: Bảng lương tháng 06 năm 2009 29 Biểu số 2-11: Sổ chi tiết TK 1542 30 Biểu số 2-12: Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 31 Biểu số 2-13: Nhật ký chung (TK 1542) 32 Biểu số 2-14: Sổ Cái TK 1542 33 Biểu số 2-15: Hóa đơn GTGT 36 Biểu số 2-16: Phiếu chi 37 Biểu số 2-17: Bảng khấu hao TSCĐ tháng 06/2009 38 Biểu số 2-18: Sổ chi tiết TK1544 39 Biểu số 2-19: Phân bổ chi phí sản xuất chung 40 Biểu số 2-20: Nhật ký chung (TK1544) 41 Biểu số 2-21: Sổ Cái TK 1544 42 Biểu số 2-22: Sổ chi tiết TK 1545 46 Biểu số 2-23: Sổ tổng hợp chi tiết TK 1545 47 Biểu số 2-24: Bảng tổng hợp dự toán xây dựng 50 Biểu số 2-25: Bảng phân bổ chi phí năm 2009 52 Biểu số 2-26: Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp sản phẩm hoàn thành 53 Biểu số 2-27: Bảng tính giá thành 54 Biểu số 3-1: Bảng kê xuất vật tư 67 Biểu số 3-2: Bảng kê hóa đơn vật tư mua xuất dùng thẳng 68 Biểu số 3-3: Bảng phân bổ nguyên vật liệu 68 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1-1: Quy trình thực hiện công trình 9 Sơ đồ 2-1: Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp 14 Sơ đồ 2-2: Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp 25 Sơ đồ 2-3: Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung 35 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải liên tục cải tiến, hoàn thiện, đổi mới phương thức, biện pháp và cách thức quản lý. Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Để đạt được lợi ích cao nhất, Công ty phải luôn quan tâm không ngừng đến việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy phải tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thông qua số liệu về chi phí và giá thành sản phẩm, ban lãnh đạo có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành. Hơn nữa, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành một cách đầy đủ sẽ giúp phân tích đúng đắn kết quả kinh doanh của Công ty. Vì thế, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong công tác kế toán cũng như quản trị trong doanh nghiệp. Công ty CP Phát triển Công nghiệp là một đơn vị kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, do đó công tác tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm được quan tâm hơn cả. Công ty CP Phát triển Công nghiệp hiện nay đang tham gia vào hai lĩnh vực kinh doanh: xây lắp (Chủ yếu là phần cơ khí) và thương mại, trong đó hoạt động chính của công ty vẫn là hoạt động xây lắp. Do đó, tổng chi phí trong hoạt động xây lắp của công ty là rất lớn và chiềm hầu hết trong tổng số chi phí hoạt động. Em nhận thấy rằng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong công ty đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, em đã đi sâu tìm hiểu đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp”. Kết cấu đề tài gồm 3 phần lớn sau: Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp. Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp. Trong quá trình xây dựng chuyên đề, mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và được sự hướng dẫn tận tình của GVHD TS. Phạm Thị Thủy cùng các anh chị phòng kế toán của công ty, nhưng do sự hiểu biết còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế nên em không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Vì vậy, kính mong sự chỉ bảo của cô giáo và các bạn cùng đóng góp để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM Công ty Cổ phần Phát Triển Công Nghiệp là đơn vị cơ khí chuyên ngành: Thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị cơ khí- điện các công trình thủy lợi, xây dựng các công trình thủy điện. Tư vấn, thiết kế các công trình thủy nông, cơ sở hạ tầng công thôn, xây dựng. Công ty đã từng thi công các công trình thủy lợi, thủy điện như: Thiết kế, chế tạo, thi công, sửa chữa, phục hồi, lắp đắt thiết bị cơ khí- điện. Sản xuất, cung cấp, lắp đặt các thiết bị hạ nâng: Cẩu lăn, cẩu trục, công trục, tời kéo các loại, băng tải, máng cào, gầu nâng và máy đóng mở cửa van kiểu vít và kiểu xi lanh thủy lực. Thiết kế, chế tạo, thi công, lắp đặt các loại van cung, cửa van phẳng, cửa tự động, van côn cho tất cả các loại cửa cống, cầu thuyền và điện khí hóa cửa cống; sản xuất, lắp ráp các loại kết cấu thép đạt tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn, các nhà xưởng công nghiệp. Thiết kế, chế tạo, thi công, lắp đặt thiết bị đồng bộ; lắp đặt cơ, điện các trạm bơm, trạm thủy điện, thi công lắp đặt đường hạ thế, trung thế, máy biến áp cho các công trình thủy điện. Thiết kế, chế tạo, thi công, lắp đặt các loại đường ống áp lực cho các trạm bơm, trạm thủy điện, nhà máy thủy điện, nhà máy đường, xây dựng kênh mương bằng bê tông, xây dựng các công trình thủy lợi và công trình nông thôn. Một số công trình đã thực hiện thi công: Công trình thủy điện Ngòi Đường Bậc 1, Xã Tả Phời, Thành phố Lào Cai; Dự án thủy điện Trà Xom, tỉnh Bình Định; Công trình thủy lợi hồ chứa nước Sông Ray, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu; Công trình thủy điện H’Mun, tỉnh Gia Lai;… Tiêu chuẩn chất lượng: Công ty đã thi công công trình thuỷ điện ngòi Đường bậc 1 với hạng mục đường ống áp lực- Phần cơ khí. Tiêu chuẩn chung: Vật tư chế tạo sản phẩm hoàn toàn mới, phù hợp theo yêu cầu thiết kế. Quy trình chế tạo tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật bản vẽ thiết kế được phê duyệt. Các kích thước đo được phù hợp yêu cầu bản vẽ, sai số trong phạm vi dung sai cho phép. Các đường hàn sản phẩm được thực hiện trên các máy hàn tự động, bán tự động và hàn tay đạt yêu cầu chất lượng. Toàn bộ mối hàn loại I và loại II siêu âm đạt yêu cầu chất lượng. Sản phẩm được thực hiện làm sạch bằng phun cát đạt độ Sa 2.5 và sơn bảo vệ theo đúng yêu cầu thiết kế. Trong hạng mục đường ống áp lực, công ty sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, mỗi sản phẩm đều có yêu cầu chất lượng cụ thể: ống thông hơi, ống vuông tròn, mố néo, ống thẳng, khớp co giãn nhiệt độ, mố đỡ trung gian, cửa kiểm tra, khớp thử nghiệm, bu lông nền móng, ống cút chạc, ống côn thu nhỏ, cút rẽ vào nhà máy, cụm bánh xe- mố đỡ trung gian,… Tiêu chuẩn chất lượng của một số sản phẩm: + Ống thông hơi Ф200x3000; δ=6: Vật tư chế tạo sản phẩm là thép SS400 hoàn toàn mới đúng như bản vẽ thiết kế. Quy trình chế tạo theo đúng yêu cầu kỹ thuật bản vẽ thiết kế đề ra. Các kích thước đo được phù hợp bản vẽ, sai số <3mm nằm trong phạm vi dung sai cho phép. Các mối hàn ngấu, chắc, không bị khuyết tật, các đường hàn dọc, hàn ngang được siêu âm 100% đạt chất lượng. Toàn bộ sản phẩm được làm sạch bằng phun cát đạt Sa 2.5 và sơn phủ bề mặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật. + Ống vuông tròn Ф900x2000; δ=8: Vật tư chế tạo sản phẩm là thép SS400 hoàn toàn mới đúng như bản vẽ thiết kế. Quy trình chế tạo theo đúng yêu cầu kỹ thuật bản vẽ thiết kế đề ra Các kích thước đo được phù hợp bản vẽ, sai lệch đường kính, miệng vuông 3mm, các sai số nằm trong phạm vi dung sai cho phép. Các mối hàn ngấu, chắc, không bị khuyết tật, các đường hàn dọc, hàn ngang được siêu âm 100% đạt chất lượng, giao điểm giữa đường hàn dọc và hàn ngang chụp phim đạt yêu cầu chất lượng.. Toàn bộ sản phẩm được làm sạch bằng phun cát đạt Sa 2.5 và sơn phủ bề mặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật, mặt trong ống được sơn 3 lớp, chiều dày lớp sơn phủ khi khô lần 1 là 40µm, lần 2 là 200µm, lần 3 là 200µm, mặt ngoài quét 2 lớp dung dịch xi măng bảo quản. + Mố néo MN01xδ8: Vật tư chế tạo sản phẩm là thép SS400 hoàn toàn mới đúng như bản vẽ thiết kế. Quy trình chế tạo theo đúng yêu cầu kỹ thuật bản vẽ thiết kế đề ra. Các kích thước đo được phù hợp bản vẽ, sai số đường kính <2mm, sai số góc độ <1o, đai néo hàn đúng vị trí, các sai số nằm trong phạm vi dung sai cho phép. Các mối hàn ngấu, chắc, không bị khuyết tật, các đường hàn cấp I và đường hàn cấp II được siêu âm 100% đạt chất lượng, giao điểm giữa đường hàn dọc và hàn ngang chụp phim đạt yêu cầu chất lượng. Toàn bộ sản phẩm được làm sạch bằng phun cát đạt Sa 2.5 và sơn phủ bề mặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật, mặt trong ống được sơn 3 lớp, chiều dày lớp sơn phủ khi khô lần 1 là 40µm, lần 2 là 200µm, lần 3 là 200µm, mặt ngoài quét 2 lớp dung dịch xi măng bảo quản. + Ống thẳng Ф900x1500; δ=8: Vật tư chế tạo sản phẩm là thép SS400 hoàn toàn mới đúng như bản vẽ thiết kế. Quy trình chế tạo theo đúng yêu cầu kỹ thuật bản vẽ thiết kế đề ra. Các kích thước đo được phù hợp bản vẽ, sai số đường kính <3mm, sai số chiều dài +3mm, các sai số nằm trong phạm vi dung sai cho phép. Các đường hàn sản phẩm được thực hiện trên các máy hàn tự động, bán tự động và hàn tay đạt yêu cầu chất lượng. Các mối hàn ngấu, chắc, không bị khuyết tật, các đường cấp I và đường hàn cấp II được siêu âm 100% đạt chất lượng, giao điểm giữa đường hàn dọc và hàn ngang chụp phim đạt yêu cầu chất lượng. Toàn bộ sản phẩm được làm sạch bằng phun cát đạt Sa 2.5 và sơn phủ bề mặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật, mặt trong ống được sơn 3 lớp, chiều dày lớp sơn phủ giàu kẽm khi khô lần 1 là 40µm, lần 2 là 100µm, lần 3 là 100µm, mặt ngoài quét 4 lớp dung dịch, chiều dày lớp sơn phủ giàu kẽm khi khô lần 1 là 40µm, lần 2 là 100µm, lần 3 là 100µm, lần 4 là lớp sơn phủ poliue màu sáng ánh bạc độ dày 40µm. + Cút rẽ vào nhà máy, Ф500x δ =10: Vật tư chế tạo sản phẩm là thép Q345B hoàn toàn mới. Quy trình chế tạo theo đúng yêu cầu kỹ thuật bản vẽ thiết kế đề ra. Các kích thước đo được phù hợp bản vẽ, đường kính ống 500+-3, sai số góc độ <2o, các sai số nằm trong phạm vi dung sai cho phép. Các mối hàn ngấu, chắc, không bị khuyết tật, các đường hàn dọc, hàn ngang được siêu âm 100% đạt chất lượng, giao điểm giữa đường hàn dọc và hàn ngang chụp phim đạt yêu cầu chất lượng. Toàn bộ sản phẩm được làm sạch bằng phun cát đạt Sa 2.5 và sơn phủ bề mặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật, mặt trong ống được sơn 3 lớp, chiều dày lớp sơn phủ giàu kẽm khi khô lần 1 là 40µm, 2 lớp sơn nhựa preepoxy độ dày 1 lớp khi khô là 200µm, mặt ngoài quét 1 lớp sơn phủ giàu kẽm khi khô độ dày 40µm. + Bu lông nền móng: Vật tư chế tạo sản phẩm là thép C45 hoàn toàn mới, đúng chủng loại Ф30. Quy trình chế tạo theo đúng yêu cầu kỹ thuật bản vẽ thiết kế đề ra. Các kích thước đo được phù hợp bản vẽ, sai số chiều dài +3mm, kích thước xẻ chân 100x100, chiều dài ren M30x120+2mm đều nằm trong phạm vi cho phép. Bu lông được lắp đai ốc đạt yêu cầu chất lượng. Phần thân bu lông được quét dầu bảo vệ. Tính chất của sản phẩm: Các sản phẩm của công ty sản xuất đều mang nhiều đặc trưng của ngành cơ khí, các sản phẩm của công ty ở mỗi công trình không giống nhau và rất phức tạp. Loại hình sản xuất: Sản phẩm mang tính đơn nhất, sản xuất đơn chiếc theo từng công trình, hợp đồng kinh tế. Thời gian sản xuất: Công trình được thực hiện trong thời gian dài (kéo dài ít nhất là 1 năm). Các công trình mà công ty tiến hành thi công đều ở xa với địa hình hiểm trở và rất khó khăn cho việc chuyển thiết bị, nguyên vật liệu,... Đặc điểm sản phẩm dở dang: Công ty tiến hành nghiệm thu theo tiến độ công trình, do đó sản phẩm dở dang là các máy móc thiết bị đang trong quá trình sản xuất, chế tạo, lắp đặt mà chưa đạt được tiêu chuẩn để nghiệm thu. Các sản phẩm này có giá trị lớn, thường nằm ở xa trụ sở công ty nên rất khó khăn trong quản lý. 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM Quy trình sản xuất: - Sơ đồ mô tả quy trình tổ chức chế tạo, lắp đặt: Đầu thầu, thương thảo, ký hợp đồng Bóc tách bản vẽ, xác định những linh kiện, bộ phận cần thiết cho công trình Tiến hành sản xuất tại phân xưởng hoặc mua ngoài Chuyển các linh kiện tới công trình và tiến hành lắp đặt. Nghiệm thu, bàn giao công trình Phân giao nhiệm vụ đến từng bộ phận Giám sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu công trình Quyết toán, thanh lý hợp đồng Sản xuất tại công trình Sơ đồ 1-1: Quy trình thực hiện công trình + Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình lắp đặt, chế tạo: Bước 1: Đấu thầu, thương thảo, ký hợp đồng Nhận lời mời thầu của chủ đầu tư, công ty nhanh chóng lập hồ sơ tham gia đấu thầu và tiến hành kí hợp đồng. Trong đó, công ty chủ yếu đấu thầu công trình của các nhà thầu lớn, vì công ty chưa có đủ kinh nghiệm 3 năm trở lên để đấu thầu trực tiếp công trình. Bước 2: Phân giao nhiệm vụ đến từng bộ phận. Tùy thuộc vào quy mô công trình, công ty cử các đội thi công công trình,cũng như người phụ trách công trường. Thông thường có khoảng 1-3 đội thi công một công trình. Bước 3: Bóc tách bản vẽ, xác định những linh kiện, bộ phận cần thiết cho công trình. Bản vẽ có thể do công ty tự thiết kế và đã được chủ đầu tư chấp nhận, hoặc có thể do chủ đầu tư giao cho công ty. Bước 4: Tiến hành sản xuất tại phân xưởng hoặc mua ngoài. Sau đó, tiến hành chuyển các linh kiện tới công trình để tiến hành lắp đặt. Hoặc: Sản xuất tại công trình. Công ty tiến hành sản xuất máy móc, thiết bị theo bản vẽ và có thể mua ngoài một số thiết bị công ty không đủ năng lực sản xuất. Tuy nhiên, đối với những thiết bị quá cồng kềnh, phức tạp và mang đặc thù ngành thì công ty tiến hành thành lập một xưởng sản xuất ở gần công trình để sản xuất. Bước 5: Giám sát, kiểm tra chất lượng. Trong quá trình thi công, các nhân viên của công ty cần kiểm tra, giám sát chất lượng công trình đúng như bản thiết kế, và nghiệm thu từng phần của công trình. Bước 6: Nghiệm thu, bàn giao công trình. Chủ đầu tư tiến hành kiểm tra công trình và tiến hành nghiệm thu, công ty bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Bước 7: Quyết toán, thanh lý hợp đồng. Cơ cấu tổ chức sản xuất: Công ty thường chia ra các tổ, đội chịu trách nhiệm thi công công trình. Ngoài các đội thi công công trình thì còn có một đội ngũ công nhân chuyên sản xuất các máy móc tại phân xưởng. Trong đó, việc thi công công trình thường cần từ 1-3 đội. Mỗi đội sản xuất của công ty khoảng 10 công nhân, và đều là những thợ cơ khí với tay nghề cao: thợ hàn, thợ tiện,… Trong quá trình chế tạo, lắp đặt thiết bị thì tùy vào nhu cầu nhân công thi công các công trình khác nhau mà việc điều chuyển nhân công đi các công trình khác được quản lý và thực hiện một cách linh hoạt. 1.3. QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty, việc quản lý tốt chi phí đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận cho công ty. Nắm rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí, quy chế của Công ty quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty trong việc quản lý chi phí. Cụ thể như sau: Ban kiểm soát Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện giám sát hội đồng quản trị, Giám đốc công ty trong việc điều hành công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện, các nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra công tác quản lý chi phí ở các bộ phận trong Công ty. Giám đốc Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người phê duyệt chi phí của Công ty và chịu trách nhiệm về ký duyệt đó. Phòng Tài chính Kế Toán Có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ các thông tin về tài chính và kinh tế cho ban giám đốc. Phân tích tài chính giúp ban giám đốc đưa ra các quyết định đúng đắn. Nghiên cứu chế độ chính sách của Nhà nước, giám sát, quản lý hoạt động kinh doanh của toàn công ty theo đúng pháp luật, đáp ứng đủ nguồn vốn kinh doanh, quyết toán thuế, quyết toán tài chính theo chế độ quy định, quản lý và xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, phòng Kế toán- Tài chính có nhiệm vụ cung cấp thông tin về chi phí cho cấp trên. Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật: Có nhiệm vụ tổ chức, triển khai thiết kế, chế tạo, kiểm tra chất lượng,... máy móc thiết bị; theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý và kiểm tra kĩ thuật, chất lượng các công trình và quản lý theo dõi công tác hợp đồng kinh tế. Tham mưu cho Giám đốc trong việc định hướng và phát triển kế hoạch sản xuất trước mắt cũng như lâu dài. Phòng kế hoạch chính là bộ phận lập ra các định mức, dự toán chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 2.1. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1. Nội dung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng cụ thể cho từng sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế khi xuất dùng, còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công trình. Đối với các nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất các thiết bị tại phân xưởng sản xuất (đặt tại trụ sở chính của Công ty) thì chi phí nguyên vật liệu chính được tập hợp ngay khi phát sinh. Còn đối với các nguyên vật liệu được sử dụng tại công trình, chi phí nguyên vật liệu chỉ được tập hợp sau khi người quản lý đội thi công tập hợp các chi phí và gửi về phòng kế toán của Công ty. Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải được tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó dựa trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế của vật liệu và số lượng thực tế vật liệu đã sử dụng. Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình đã hoàn thành, tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại công trình để giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho từng hạng mục công trình, công trình. Các loại nguyên vật liệu chính gồm: thép tấm, thép tròn đặc, thép ống, tôn. Các loại nguyên vật liệu phụ gồm: que hàn, đá mài, đá cắt, ôxi, gas,… 2.1.1.2. Tài khoản sử dụng TK1541- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Phiếu xuất kho Sổ chi tiết TK 1541- Công trình Sổ tổng hợp chi tiết TK 1541 Kế toán tổng hợp Thẻ tính giá thành Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Sơ đồ 2-1: Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp là đơn vị chuyên về lĩnh vực cơ khí, chuyên thi công các công trình ở xa trụ sở chính của Công ty. Tuy nhiên, việc sản xuất, chế tạo các thiết bị lại chủ yếu được thực hiện tại phân xưởng của Công ty, còn ở công trình chủ yếu là việc lắp đặt và hoàn thiện công trình. Các chứng từ phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh như: Hóa đơn bán hàng, Phiếu xuất kho,... Khi đã có các công trình thắng thầu hay có các công trình được giao thầu, Ban Giám đốc công ty thực hiện thành lập các tổ, đội thi công công trình và người trực tiếp quản lý đội thi công. Các nhân viên kỹ thuật dựa trên tiến độ thi công ở công trình và tiến độ sản xuất tại phân xưởng sẽ thực hiện bóc tách bản vẽ, báo cho kế toán số lượng vật tư cần thiết để sản xuất. Dựa vào tình hình tồn kho của các loại vật tư, nhân viên kỹ thuật sẽ xem xét lượng vật tư cần thiết để tiến hành sản xuất, và thực hiện viết giấy đề nghị mua vật tư (Biểu số 2-1): Biểu số 2-1: Giấy đề nghị mua vật tư, thiết bị CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP -DIJC- GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA VẬT TƯ, THIẾT BỊ Kính gửi: Ông Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty. Tên tôi là: Nguyễn Lê Vũ Chức vụ: Kỹ sư cơ khí- Phòng kỹ thuật Lập giấy đề nghị lãnh đạo Công ty duyệt giá mua một số vật tư, thiết bị sau đây phục vụ sản xuất cho: Công trình: Thủy điện H’Mun- Tỉnh Gia Lai 1. Gioăng cao su D18- 1.000m 2. Gioăng cao su D20- 500m 3. Thép tấm SS400- 1.980 Kg 4. Thép tấm Q345B- 30.000 Kg Kèm theo bảng giá của các đơn vị bán hàng Kính đề nghị lãnh đạo Công ty duyệt Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận Người đề nghị Sau khi lập giấy đề nghị mua vật tư, thiết bị, nhân viên phòng kỹ thuật chuyển đến cho thủ trưởng (Giám đốc, hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị) ký duyệt và gửi về cho người mua vật tư trong công ty tiến hành mua vật tư. Khi các nguyên vật liệu được chuyển đến công ty thì kế toán cùng thủ kho thực hiện kiểm kê lại số nguyên vật liệu thực nhập, và tiến hành lập biên bản bàn giao hàng hóa giữa bên mua và bên bán. Phiếu nhập kho (Biểu số 2-2) do thủ kho lập, được lập theo mỗi lần nhập, số lượng lập là 02 bản, thủ kho giữ 01 bản, 01 bản chuyển cho kế toán. Biểu số 2-2: Phiếu nhập kho CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Mẫu số: 01- VT Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU NHẬP KHO Ngày 19 tháng 06 năm 2009 Nợ: 1331, 152 Số: 68909 Có: 331 Họ và tên người giao hàng: Cty CP SX & TM Hoàng Đạt Địa chỉ: 412- N6C Khu đô thị Trung Hòa- Nhân Chính- TX Lý do nhập hàng: Nhập gioăng, thép HĐ 68909 Nhập tại kho: STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 01 Gioăng cao su D18 Mét 1.000 1.000 60.000 60.000.000 02 Gioăng cao su D20 Mét 500 500 65.000 32.500.000 03 Thép tấm SS400 Kg 1.978,2 1.978,2 10.019,05 19.819.685 04 Thép tấm Q345B Kg 29.958 29.958 13.819,1 413.991.100 Cộng 526.310.785 Thuế VAT 21.690.539 Tổng cộng 548.001.324 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Năm trăm bốn mươi tám triệu một nghìn ba trăm hai mươi bốn đồng chẵn./. Số chứng từ gốc kèm theo: ……………………………………………………… Ngày 19 tháng 06 năm 2009 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc Khi đã giao nhận hàng hóa đầy đủ thì thủ kho chuyển toàn bộ chứng từ liên quan đến phòng kế toán để hạch toán và ghi sổ, gồm: hợp đồng mua bán, hóa đơn mua hàng, bảng báo giá vật tư,… Nhân viên phòng kế toán giữ bản gốc của các chứng từ. Thông thường, các vật tư công ty mua với giá trị lớn nên thường thanh toán bằng chuyển khoản. Khi đến hạn thanh toán, nhân viên mua thiết bị viết giấy đề nghị thanh toán (Biểu số 2-3) số vật tư đã mua: Biểu số 2-3: Giấy đề nghị thanh toán CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội -DIJC- GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN Số: 20 Kính gửi: Ông chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Công nghiệp Tên tôi là: Lê Thái Vinh Lập giấy kê khai đề nghị lãnh đạo công ty thanh toán các khoản sau đây: TT Hóa đơn Nội dung Số tiền Số Ngày tháng … … … … … 05 68909 19/06 Nhập gioăng, thép HĐ số 68909 548.001.324 Tổng số tiền được thanh toán 1.152.125.236 Trừ số tiền đã ứng  - Số tiền được thanh toán kỳ này 1.152.125.236 Số tiền viết bằng chữ: Một tỷ một trăm năm mươi hai triệu một trăm hai mươi năm nghìn hai trăm ba mươi sáu đồng chẵn./. Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2009 Người đề nghị Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Thủ trưởng đơn vị Khi xuất dùng nguyên vât liệu, bộ phận kỹ thuật báo cho thủ kho. Thủ kho tiến hành lập phiếu xuất kho (Biểu số 2-4) thành 02 bản, kế toán giữ 01 bản và thủ kho giữ 01 bản. Biểu số 2-4: Phiếu xuất kho CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Mẫu số: 01- VT Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 25 tháng 6 năm 2009 Số: 7 Họ và tên người giao hàng: Cty CP Phát triển Công nghiệp Địa chỉ: 42 Nguyễn Công Trứ- Phúc La- Hà Đông- Hà Nội Lý do xuất hàng: Xuất NVL SX CT H'Mun Xuất tại kho: STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B D 1 2 3 4 1 Gioăng cao su D18 Mét 164,8 164,8 60.000 9.888.000 2 Gioăng cao su D20 Mét 41,2 41,2 65.000 2.678.000 3 Gioăng cao su D22 Mét 41,2 41,2 70.000 2.884.000 4 Gioăng cao su D24 Mét 41,2 41,2 75.000 3.090.000 5 Que hàn E7016 D3,2 KG 400 400 22.300 8.920.000 6 Que hàn E7016 D4 KG 340 340 22.100 7.514.000 Cộng 34.974.000 Thuế VAT 0 Tổng cộng 34.974.000 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Ba mươi bốn triệu chín trăm bảy mươi bốn ngàn đồng chẵn./. Số chứng từ gốc kèm theo: …………………………………………………… Ngày 25 tháng 06 năm 2009 Người lập phiếu Người nhận hàng Giám đốc Nguyên vật liệu chính được tập hợp vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 152 và sổ chi tiết tài khoản 1541- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Biểu số 2-5). Sổ chi tiết tài khoản chi tiết tài khoản 1541 được chi tiết theo từng công trình. Biểu số 2-5: Sổ chi tiết TK 1541 CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 1541 05- Công trình H'Mun - tỉnh Gia Lai Từ ngày 01/01/2009 Đến ngày 31/12/2009 Đvt: VNĐ Dư kỳ đầu 0 0 Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có … … … … … … 25/06/2009 7 Xuất NVL SX CT H' Mun 152 34.974.000 0 … … … … … … 31/12/2009 TH1 Kết chuyển CF NVL năm 2009 1545 0 1.976.712.744 Tổng 1.976.712.744 1.976.712.744 Dư kỳ cuối 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Cuối kỳ, hoặc khi cần thiết, kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của tất cả các công trình tại sổ tổng hợp chi tiết TK1541 (Biểu số 2-6). Sổ tổng hợp chi tiết là sổ tổng hợp theo dõi chung cho toàn bộ các công trình theo khoản mục chi phí cụ thể. Biểu số 2-6: Sổ tổng hợp chi tiết TK 1541 CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 1541 Từ ngày 01/01/2009 Đến ngày 31/12/2009 Đvt: VNĐ Mã số Tên cấp Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 05 Công trình H'Mun- tỉnh Gia Lai 0 0 1.976.712.744 1.976.712.744 0 0 … … … … … … … … Tổng cộng 0 0 6.010.016.006 6.010.016.006 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc 2.1.1.4. Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp Công ty CP Phát triển công nghiệp sử dụng phần mềm kế toán ACSoft, dựa trên nguyên tắc ghi sổ Nhật ký chung. Sổ Nhật ký chung (Biểu số 2-7) được ghi hàng ngày, ngay khi nghiệp vụ kế toán phát sinh: Biểu số 2-7: Sổ Nhật ký chung (TK1541) CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 42 Nguyễn Công Trứ- Phúc La- Hà Đông- Hà Nội NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày 01/01/2009 Đến ngày 31/12/2009 Đvt: VNĐ Chứng từ Diễn giải Đã ghi Sổ Cái Tài khoản Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … … … … … … … 25/06 7 Xuất NVL SX CT H'Mun 1541 34.974.000 0 25/06 7 Xuất NVL SX CT H'Mun 152 0 34.974.000 … … … … … … … 31/12 TH1 Kết chuyển CF NVL năm 2009- H'Mun 1545 1.976.712.744 0 31/12 TH1 Kết chuyển CF NVL năm 2009- H'Mun 1541 0 1.976.712.744 … … … … … … … Tổng cộng 230.408.003.741 230.408.003.741 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)  (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Công ty mở Sổ Cái TK1541(Biểu số 2-8) theo kỳ kế toán là một năm, dùng để làm cơ sở đối chiếu với sổ tổng hợp chi tiết tài khoản 1541 và là căn cứ để lập Bảng cân đối tài khoản và Báo cáo tài chính. Biểu số 2-8: Sổ Cái TK1541 CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 42 Nguyễn Công Trứ- Phúc La- Hà Đông- Hà Nội SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 1541 Đvt: VNĐ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có A B C D E 1 2 Số dư đầu năm 0 0 … … … … … … … 25/06 7 25/06 Xuất NVL SX CT H'Mun 152 34.974.000 0 … … … … … … … 31/12 TH1 31/12 Kết chuyển CF NVL năm 2009- H’Mun 1545 0 1.976.712.744 Cộng số phát sinh trong năm 6.010.016.006 6.010.016.006 Số dư cuối năm 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.2.1. Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh là hao phí lao động sống mà Công ty bỏ ra để thi công các công trình. Hay nói cách khác, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp công trình, phụ cấp theo nhiệm vụ,…). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, Công ty không tiến hành trích Kinh phí công đoàn vào quỹ lương của công nhân. Việc hạch toán đầy đủ và chính xác khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không những có ý nghĩa trong việc tính lương, trả lương cho người lao động mà còn góp phần phản ánh nhu cầu thực sự về lao động tại mỗi công trình để có biện pháp tổ chức sản xuất và có những chính sách sử dụng lao động thích hợp. Hiện nay, lực lượng lao động trong công ty gồm 2 loại: công nhân biên chế (nhân viên chính thức) và công nhân thuê ngoài (công nhân mùa vụ). Công nhân biên chế là bộ phận có Hợp đồng lao động dài hạn và được trả lương theo thời gian, trong đó chủ yếu là các công nhân kỹ thuật. Công nhân biên chế được hưởng nhiều ưu đãi như về lương, thưởng, bảo hiểm. Số công nhân lao động trực tiếp cần thiết còn lại Công ty thực hiện ký kết tại nơi thi công công trình hoặc tại phân xưởng sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ thi công công trình. ._.Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm dưới dạng giao khoán khối lượng công việc hoàn thành hay khoán gọn công việc thông qua hợp đồng giao khoán cho từng tổ đội sản xuất và không tiến hành trích các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN cho bộ phận lao động này. Công ty giao cho chính các tổ, đội tự tìm nhân công thực hiện các phần thi công công trình. Công ty không quản lý số lượng nhân công của các tổ, đội mà chỉ quản lý chi phí, chứng từ của các hoạt động phát sinh. Trong các đội thi công thì hầu hết các nhân công chủ chốt là nhân công làm việc lâu năm tại công ty. Công ty vừa mang đặc thù của ngành xây dựng: chuyên về thi công các công trường ở xa trụ sở công ty. Và cả đặc thù của ngành cơ khí là tính chất công việc rất phức tạp, yêu cầu tay nghề của đội ngũ nhân công cao. Trong đó, công ty lại chủ yếu xản xuất các thiết bị để thi công công trình tại phân xưởng của công ty, do đó rất khó để có thể bóc tách chi phí cho từng nhân công tại phân xưởng. Mặc dù có thể theo dõi chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình đối với các công nhân thi công tại công trình, nhưng để giảm khối lượng công việc vào cuối tháng thì kế toán tiến hành theo dõi chi phí nhân công trực tiếp cho tất cả công nhân sản xuất của công ty (bao gồm cả nhân công tại công trình và tại phân xưởng. Cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình cụ thể theo tiêu chí phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp theo công trình = CF NVL chính của công trình x Tổng chi phí NC trực tiếp Tổng CF NVL chính Ví dụ: Công trình thủy điện H’Mun, tỉnh Gia Lai: Chi phí nguyên vật liệu chính của công trình: 1.976.712.744 đ Tổng chi phí nguyên vật liệu chính của tất cả các công trình: 6.010.016.006 đ Tổng chi phí nhân công trực tiếp của tất cả các công trình: 2.093.787.692 đ Như vậy, CF NC trực tiếp phân bổ cho công trình H’Mun = 1.976.712.744 x 2.093.787.692 6.010.016.006 = 688.653.210 (VNĐ) Chi phí này bao gồm chi phí nhân công sản xuất thiết bị tại phân xưởng sản xuất và nhân công trực tiếp thi công tại công trình 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng TK1542- Chi phí nhân công trực tiếp 2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Bảng chấm công Bảng lương Sổ kế toán chi tiết TK1542 Bảng phân bổ chi phí Thẻ tính giá thành Hóa đơn GTGT, hợp đồng lao động Kế toán tổng hợp Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Sơ đồ 2-2: Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp Hàng ngày, kế toán thực hiện chấm công cho các công nhân tại phân xưởng sản xuất. Tại công trường, người quản lý đội thi công cũng tiến hành chấm công cho các nhân công thi công trực tiếp tại công trường. Hàng tháng hoặc hàng kỳ, người quản lý đội thi công tiến hành gửi bảng chấm công (Biểu số 2-9) về phòng kế toán tại công ty. Đơn vị: CTCP Phát triển Công nghiệp Bộ phận: CT H’Mun tỉnh Gia Lai BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 06 NĂM 2009 Mẫu số: 01a- LĐTL Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC STT HỌ VÀ TÊN Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ NGÀY TRONG THÁNG QUY RA CÔNG 1 2 3 4 5 6 7 CN 28 28 29 30 Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng …% lương Số công hưởng BHXH KÝ HIỆU CHẤM CÔNG A B C 1 2 3 4 5 6 7 … 28 39 30 31 32 33 34 35 36 1 Lưu Ngọc Ánh + + + + + … + + + 26 - Lương SP: K - Lương thời gian: + - Ốm, điều dưỡng: Ô - Con ốm: Cô - Thai sản: TS - Nghỉ phép: P - Hội nghị, học tập: H - Nghỉ bù: NB - Nghỉ không lương: KL - Ngừng việc: N - Tai nạn: T - Lao động nghĩa vụ: LĐ 2 Trương Như Bình + + + + + … + + + 24 3 Vi Văn Lực + + + + + + … + + + 25 … … … . . . . . . . . . . … ... ... ... ... 14 Trần Văn Nguyên + + + + + + … + + + 26 Cộng 358 NGƯỜI CHẤM CÔNG PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN NGƯỜI DUYỆT (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2-9: Bảng chấm công Cuối tháng, kế toán tiến hành tập hợp Bảng chấm công của các công trường và phân xưởng để tiến hành tính lương cho công nhân sản xuất. Trong đó, kế toán Công ty không thực hiện tiến hành tính lương cho từng công trình mà tính tổng lương cho toàn bộ công nhân sản xuất của công ty. Các khoản trong tổng tiền lương của công nhân bao gồm: Lương thời gian: Tiền lương của công nhân được tính theo lương thời gian: Lương thời gian = Mức lương tháng x Tổng công 26 Lương làm thêm giờ: Công ty tính lương làm thêm giờ cho công nhân với đơn giá một giờ nhân công là: 10.000đ. Do đó, lương làm thêm giờ của công nhân = Số giờ làm thêm *10.000đ Phụ cấp lương: Phụ cấp lương của công ty bao gồm: phụ cấp công trường, phụ cấp nhiệm vụ. Trong đó, tiền lương công nhân sản xuất chủ yếu bao gồm tiền phụ cấp công trình (120.000đ/ tháng). Tiền ăn: Tiền ăn của công nhân được tính là 15.000đ/ ngày. Tổng tiền ăn của công nhân trong tháng = Tổng công x 15.000đ Như vậy, tổng lương của Công ty được tính tổng cộng bao gồm tất cả các khoản: Tổng lương = Lương thời gian + Lương làm thêm giờ + Phụ cấp lương + Tiền ăn Các khoản trích theo lương: Các khoản được trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN, Công ty không tiến hành trích KPCĐ. Trong đó, Công ty không tiến hành trích các khoản theo tổng lương mà tiến hành trích theo mức lương cơ bản: 1.300.000đ. Trong đó, công ty tiến hành trích vào chi phí nhân công trực tiếp theo tỷ lệ: BHXH BHYT BHTN = 15% x Lương cơ bản = 2% x Lương cơ bản = 1% x Lương cơ bản Vậy, số tiền lương công nhân nhận được mỗi tháng là: Số tiền thực lĩnh = Tổng lương- Bảo hiểm người lao động phải nộp. Tất cả các khoản tiền lương, các khoản trích theo lương, và số tiền thực lĩnh của công nhân sản xuất đều được thể hiện qua Bảng lương công nhân sản xuất tháng của Công ty. Trích Bảng lương công nhân sản xuất tháng 06 năm 2009 (Biểu số 2-10). Bảng lương công nhân sản xuất là căn cứ ghi sổ Kế toán chi tiết TK 1542- Chi phí nhân công trực tiếp, Sổ Nhật ký chung dùng để tính lương phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất. CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Bộ phận: Sản xuất BẢNG LƯƠNG THÁNG 06 NĂM 2009 Đvt: VNĐ TT Họ và tên Tổng công Số giờ làm thêm Mức lương tháng Lương thời gian Làm thêm giờ Phụ cấp lương Tiền ăn Tổng lương BHXH Thực lĩnh Ký nhận Người LĐ 6% Công ty 18% BH phải nộp A B 1 2 3 4=1*3/26 5=2*10.000đ 6 7=1*15.000 8=4+5+6+7 9 10 11=9+10 12=8-9 1 Lưu Ngọc Ánh 26 3.300.000 3.300.000 - 120.000 390.000 3.810.000 91.000 234.000 325.000 3.719.000 2 Trương Như Bình 24 3.300.000 3.046.154 - 360.000 3.406.154 91.000 234.000 325.000 3.315.154 3 Vi Văn Lực 25 3.300.000 3.173.077 - 375.000 3.548.077 91.000 234.000 325.000 3.457.077 … … … … … … … … … … … … … … 47 Trần Văn Nguyên 26 3.300.000 3.300.000 - 390.000 3.690.000 91.000 234.000 325.000 3.599.000 Tổng 1.213 152.704.615 - 600.000 18.195.000 171.499.614 858.000 2.431.000 3.289.000 170.641.614 Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Giám đốc Chủ tịch hội đồng quản trị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu số 2-10: Bảng lương tháng 06 năm 2009 Ngoài công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty còn có các hợp đồng nhân công thuê ngoài. Trong đó, bao gồm cả các hợp đồng thuê nhân công của các công ty khác và hợp đồng với tư nhân. Dựa trên Bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng thuê nhân công và hóa đơn giá trị gia tăng, kế toán thực hiện nhập dữ liệu vào chi phí trên máy tính. Khi số liệu trên các chứng từ được cập nhật vào phần mềm thì số liệu tự dộng chuyển qua các Sổ chi tiết TK 1542 (Biểu số 2-11), Sổ Cái TK 1542 (Biểu số 2-14), sổ Nhật ký chung (Biểu số 2-13) đồng thời. Biểu số 2-11: Sổ chi tiết TK 1542 CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 1542 Từ ngày 01/01/2009 Đến ngày 31/12/2009 Dư đầu kỳ 0 Đvt: VNĐ 0 Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có … … … … … … 30/06/2009 91716 Tính lương T06/2009 Bộ phận SX 3341 171.499.614 0 30/06/2009 91716 Các khoản trích theo lương T06 Bộ phận SX 338 2.431.000 0 … … … … … … 31/12/2009 TH NC 09 Kết chuyển CF nhân công năm 2009 1545 0 2.093.787.692 Tổng 2.093.787.692 2.093.787.692 Dư cuối kỳ 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (Biểu số 2-12): (Trích Bảng phân bổ chi phí năm 2009): Biểu số 2-12: Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NĂM 2009 Tiêu thức phân bổ: CP NVL chính TT Nội dung CP NVL chính CP nhân công … Ghi chú 1 Công trình H'Mun- tỉnh Gia Lai 1.976.712.744 688.653.210 … .. … … … … … Tổng 6.010.016.006 2.093.787.692 … Hà Đông, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 2.1.2.4. Quy trình hạch toán tổng hợp Sổ Cái TK 1542 (Biểu số 2-14) được dùng để đối chiếu số liệu với Sổ chi tiết TK 1542 (Biểu số 2-11), và là cơ sở để lập Bảng cân đối tài khoản và Báo cáo tài chính. Biểu số 2-13: Nhật ký chung (TK 1542) CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 42 Nguyễn Công Trứ- Phúc La- Hà Đông- Hà Nội NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày 01/01/2009 Đến ngày 31/12/2009 Đvt: VNĐ Chứng từ Diễn giải Đã ghi Sổ Cái Tài khoản Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … … … … … … … 30/06 91716 Tính lương T06/2009 Bộ phận SX 1542 171.499.614 0 30/06 91716 Tính lương T06/2009 Bộ phận SX 3341 0 171.499.614 30/06 91716 Các khoản trích theo lương T06 Bộ phận SX 1542 2.431.000 0 30/06 91716 Các khoản trích theo lương T06 Bộ phận SX 338 0 2.431.000 … … … … … … … 31/12 TH NC 09 Kết chuyển CF nhân công năm 2009 1545 2.093.787.692 0 31/12 TH NC 09 Kết chuyển CF nhân công năm 2009 1542 0 2.093.787.692 Tổng cộng 230.408.003.741 230.408.003.741 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Biểu số 2-14: Sổ Cái TK 1542 CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 42 Nguyễn Công Trứ- Phúc La- Hà Đông- Hà Nội SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 1542 Đvt: VNĐ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có A B C D E 1 2 Số dư đầu năm 0 0 … … … … … … … 30/06 91716 30/06 Tính lương T06/2009 Bộ phận SX 3341 171.499.614 0 30/06 91716 30/06 Các khoản trích theo lương T06 Bộ phận SX 338 2.431.000 0 … … … … … … … 31/12 TH NC 09 31/12 Kết chuyển CF nhân công năm 2009 0 2.093.787.692 Cộng số phát sinh trong năm 2.093.787.692 2.093.787.692 Số dư cuối năm 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.3.1. Nội dung Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí được dùng trong phân xưởng, không tính những chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Chi phí sản xuất chung tại Công ty CP Phát triển Công nghiệp bao gồm: Chi phí nguyên, nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho máy móc sản xuất tại phân xưởng Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị tại phân xưởng Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị Chi phí mua ngoài khác: điện, nước,… Người quản lý phân xưởng sản xuất thường do nhân viên kỹ thuật hoặc kế toán của công ty đảm nhiệm, nên lương người quản lý phân xưởng được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì các sản phẩm của công ty chủ yếu được sản xuất tại phân xưởng, máy móc được sử dụng chung cho tất cả các công trình, do đó chi phí sản xuất chung không được theo dõi cho từng công trình cụ thể mà được tập hợp chung. Cuối kỳ, hoặc khi cần thiết, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu chính, nhằm xác định từng loại chi phí cụ thể cho từng công trình: Chi phí SX chung theo công trình = CP NVL chính của công trình x Tổng chi phí sản xuất chung Tổng CP NVL chính Ví dụ: Công trình thủy điện H’Mun, tỉnh Gia Lai: Chi phí nguyên vật liệu chính của công trình: 1.976.712.744 đ Tổng chi phí nguyên vật liệu chính của tất cả các công trình: 6.010.016.006 đ Tổng chi phí sản xuất chung của tất cả các công trình: 944.625.817 đ Như vậy, CF SX chung phân bổ cho công trình H’Mun = 1.976.712.744 x 944.625.817 6.010.016.006 = 310.690.336 (VNĐ) 2.1.3.2. Tài khoản sử dụng TK1544- Chi phí sản xuất chung 2.1.3.3. Quy trình hạch toán chi tiết Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Phiếu xuất kho, Hoá đơn, Phiếu chi,… Sổ chi tiết TK 1544 Kế toán tổng hợp Bảng phân bổ chi phí Thẻ tính giá thành Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Sơ đồ 2-3: Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung Khi cần sử dụng nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng, nhân viên kỹ thuật báo cho kế toán. Sau khi xem xét yêu cầu xuất kho, thủ kho lập phiếu xuất kho. Sau khi nhận được hàng, nhân viên kỹ thuật giao phiếu xuất kho lại cho kế toán nhằm làm căn cứ ghi sổ. Mẫu phiếu xuất kho đã minh họa trong Biểu số 2-4. Khi nhập kho hàng sử dụng ngay, chứng từ kế toán nhận được để hạch toán chi phí chính là hóa đơn giá trị gia tăng do người bán lập (Biểu số 2-15). Biểu số 2-15: Hóa đơn GTGT HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG DM/2009B Liên 2: Giao khách hàng 0038418 Ngày 24 tháng 06 năm 2009 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Mỹ Bảo Địa chỉ: Bình Minh- Thanh Oai- Hà Nội Số tài khoản: ………………………………………………………………….. Điện thoại: MST: 0500566837 Họ và tên người mua hàng: Lê Thái Vinh Tên đơn vị: Cty CP Phát triển Công nghiệp Địa chỉ: 42 Nguyễn Công Trứ- Phúc La- Hà Đông- Hà Nội Số tài khoản: ………………………………………………………………….. Hình thức thanh toán: TM MS: 0500566837 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Dầu nhớt Lít 25 42.181,5 1.054.545 Cộng tiền hàng 1.054.545 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 105.455   Tổng cộng tiền thanh toán 1.160.000 Số tiền viết bằng chữ: Một triệu một trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn./. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Ngoài ra, chi phí sản xuất chung còn có các khoản chi phí mua ngoài, gồm: chi phí mua nguyên nhiên vật liệu sử dụng trực tiếp trong phân xưởng, sửa chữa máy móc thiết bị,… Khi phát sinh các khoản chi phí nhỏ, lẻ và chi bằng tiền mặt trực tiếp, kế toán lập phiếu chi (Biểu số 2-16) Biểu số 2-16: Phiếu chi CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Mẫu số 02-TT Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC Quyển số: 1 PHIẾU CHI Số CT: 7 Ngày 29 tháng 06 năm 2009 TK ghi Số tiền 1331 100.000 1544 1.000.000 Họ và tên người nhận : Cty TNHH Mỹ Bảo Địa chỉ : Bình Minh, Thanh Oai, HN Lý do chi : Dầu Diesel, nhớt HĐ 26767 Số tiền : 1.100.000 VNĐ Số tiền viết bằng chữ : Một triệu một trăm nghìn đồng chẵn ./. Kèm theo : Chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền …………………………………………………. Ngày 29 tháng 06 năm 2009 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền Chi phí sản xuất chung bao gồm cả khoản mục khấu hao máy móc thiết bị dùng trong sản xuất. Tuy được sản xuất sản phẩm phục vụ cho việc thi công công trình, nhưng không thể tách bạch từng loại máy móc, thời gian sử dụng mỗi loại máy móc theo từng công trình, do đó chi phí khấu hao máy móc được tập hợp chung cho toàn bộ công ty. Cuối tháng, kế toán tiến hành trích lập chi phí khấu hao tài sản cố định, lập Bảng khấu hao tài sản cố định (Biểu số2-17). Do sử dụng phần mềm kế toán nên kế toán không phải trực tiếp lập bảng tính khấu hao mà chi cần in từ phần mềm máy tính. CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội BẢNG KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THÁNG 06 NĂM 2009 Tên tài sản Năm đưa vào sử dụng Số năm KH Nguyên giá Giá trị còn lại Số tiền khấu hao Hao mòn luỹ kế TK ghi Nợ Bộ phận văn phòng … … … … … … … … Cộng bộ phận văn phòng 3.749.873.718 3.658.750.673 3.498.874 91.123.045 Bộ phận sản xuất Máy hàn tự động 29/12/2007 12 95.000.000 82.465.282 659.722 12.534.718 1544 Máy lốc ống thẳng 29/12/2007 12 1.110.000.000 963.641.673 7.708.333 146.458.327 1544 … … … … … … … … Cộng bộ phận sản xuất 7.211.354.478 6.598.542.320 53.257.330 612.812.159 Tổng cộng 10.961.228.196 10.257.292.993 56.756.204 703.935.204 Ngày 30 tháng 06 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 2-17: Bảng khấu hao TSCĐ tháng 06/2009 Dựa vào các chứng từ phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung, mỗi chứng từ được phản ánh một dòng trên sổ chi tiết TK 1544. Ngoài ra, sổ chi tiết TK 1544 còn phản ánh bút toán kết chuyển chi phí vào cuối kỳ. Biểu số 2-18: Sổ chi tiết TK1544 CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 1544 Từ ngày 01/01/2009 Đến ngày 31/12/2009 Dư đầu kỳ 0 0 Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có … … … … … … 24/06/2009 38418 Mua dầu HĐ 38418 331 1.054.545 0 29/06/2009 7 Dầu diesel, nhớt HĐ 26767 1111 1.000.000 0 30/06/2009 4 Xuất NVL phụ cho sản xuất 152 42.325.460 0 30/06/2009 KHTS Khấu hao TSCĐ tháng 12/2009 2141 53.257.330 0 … … … … … … 31/12/2009 TH NC 09 Kết chuyển CP SX chung năm 2009 1545 0 944.625.817 Tổng 944.625.817 944.625.817 Dư cuối kỳ 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (Biểu số 2-19): (Trích Bảng phân bổ chi phí năm 2009): Biểu số 2-19: Phân bổ chi phí sản xuất chung CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NĂM 2009 Tiêu thức phân bổ: CP NVL chính TT Nội dung CF NVL chính … CF sản xuất chung Ghi chú 1 Công trình H'Mun- tỉnh Gia Lai 1.976.712.744 … 310.690.336 .. … … … … … Tổng 6.010.016.006 … 944.625.817 Hà Đông, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 2.1.3.4. Quy trình hạch toán tổng hợp Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất bao gồm: Sổ Cái TK1544 (Biểu số 2-21) và Nhật ký chung (Biểu số 2-20) Biểu số 2-20: Nhật ký chung (TK1544) CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 42 Nguyễn Công Trứ- Phúc La- Hà Đông- Hà Nội NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày 01/01/2009 Đến ngày 31/12/2009 Đvt: VNĐ Chứng từ Diễn giải Đã ghi Sổ Cái Tài khoản Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … … … … … … … 24/06 38418 Mua dầu HĐ 38418 1544 1.054.545 0 24/06 38418 Mua dầu HĐ 38418 331 0 1.054.545 29/06 7 Dầu diesel, nhớt HĐ 26767 1544 1.000.000 0 29/06 7 Dầu diesel, nhớt HĐ 26767 1111 0 1.000.000 30/06 4 Xuất NVL phụ cho sản xuất 1544 42.325.460 0 30/06 4 Xuất NVL phụ cho sản xuất 152 0 42.325.460 30/06 KHTS Khấu hao TSCĐ tháng 06/2009 1544 53.257.330 0 30/06 KHTS Khấu hao TSCĐ tháng 06/2009 2141 0 53.257.330 … … … … … … … 31/12 TH NC 09 Kết chuyển CF SX chung năm 2009 1545 944.625.817 0 31/12 TH NC 09 Kết chuyển CF SX chung năm 2009 1544 0 944.625.817 Tổng cộng 230.408.003.741 230.408.003.741 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Biểu số 2-21: Sổ Cái TK 1544 CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 42 Nguyễn Công Trứ- Phúc La- Hà Đông- Hà Nội SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 1544 Đvt: VNĐ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có A B C D E 1 2 Số dư đầu năm 0 0 … … … … … … … 24/06 38418 24/06 Mua dầu HĐ 38418 331 1.054.545 0 29/06 7 29/06 Dầu diesel, nhớt HĐ 26767 1111 1.000.000 0 30/06 4 30/06 Xuất NVL phụ cho sản xuất 152 42.325.460 0 30/06 KHTS 30/06 Khấu hao TSCĐ tháng 06/2009 2141 53.257.330  0 … … … … … … … 31/12 TH NC 09 31/12 Kết chuyển CF SX chung năm 2009 1545 0 944.625.817 Cộng số phát sinh trong năm 944.625.817 944.625.817 Số dư cuối năm 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 2.1.4.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang Công ty thực hiện quyết toán công trình theo tiến độ thi công. Mỗi công trình thi công của công ty gồm nhiều hạng mục, trong đó công tác quyết toán giá trị hoàn thành của hạng mục thường được thực hiện theo dự toán. Cuối kỳ (hàng năm), đối với các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành, chưa đủ điều kiện nghiệm thu thì toàn bộ chi phí của công trình, hạng mục công trình đó được tập hợp và được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau. Việc tính giá sản phẩm dở dang tùy theo nội dung hợp đồng kí kết: - Nếu trong hợp đồng giao thầu mà không xác định thời gian thanh toán trong kỳ thực hiện, thời điểm thanh toán chính là thời điểm bàn giao hạng mục, công trình hoàn thành thì mọi chi phí phát sinh đã được tập hợp trên TK 1545- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được coi là toàn bộ chi phí dở dang cuối kỳ. Giá trị này được chuyển sang kỳ sau theo dõi tiếp. Ví dụ: Hợp đồng gia công, chế tạo cốt pha thép. Thời gian thi công của công trình: từ tháng 9/2009 đến tháng 2/2010, và thanh toán một lần khi công trình hoàn thành (sau khi trừ phần ứng trước sau khi ký hợp đồng và phần trích lại để bảo hành công trình). Trong năm 2009, chi phí phát sinh của công trình được tập hợp trên các tài khoản chi phí tương ứng. Cụ thể: CF NVL: 170.127.462 đ CF nhân công: 59.269.524 đ CF sản xuất chung: 26.739.828 đ Cuối năm 2009, kế toán tiến hành kết chuyển các khoản mục chi phí sang tài khoản 1545- Gia công, chế tạo cốt pha thép. Khi đó, số dư cuối kỳ của TK1545- Gia công, chế tạo cốt pha thép: 256.136.814 đ chính là giá trị dở dang cuối kỳ của công trình này. Giá trị này được chuyển sang năm 2010 để tiến hành theo dõi tiếp. - Nếu trong hợp đồng giao thầu có quy định rõ thời gian bàn giao, thanh toán định kỳ thì kế toán phải thực hiện theo dõi các chi phí phát sinh và thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục được bàn giao thanh toán. Khi hạng mục công trình hoàn thành, kế toán dựa vào bảng dự toán chi phí sản xuất hạng mục công trình do nhân viên kỹ thuật lập để xác định giá vốn cho hạng mục đó. Sau khi kết chuyển sang TK giá vốn (giá thành dự toán), bù trừ với chi phí thực tế phát sinh đã được kết chuyển thì số dư còn lại trên TK1545 chính là giá trị dở dang cuối kỳ của công trình đó. Việc tính giá thành của hạng mục hoàn thành dựa vào giá thành dự toán, mà không phải dựa vào các chi phí thực tế phát sinh nên thường xảy ra chênh lệch giữa giá vốn đã kết chuyển với chi phí thực tế phát sinh: có thể chênh lệch dương hay âm. Việc điều chỉnh lại giá vốn sẽ được thực hiện sau khi công trình hoàn thành và bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư. Ví dụ: Công trình thủy điện H’Mun, tỉnh Gia Lai. Thời gian thi công công trình: từ tháng 7/2008 đến tháng 12/2009. Công trình này được chia thành ba hạng mục và tiến hành thanh toán theo từng hạng mục hoàn thành. Tháng 12/2008, công ty hoàn thành xong hai hạng mục: Khớp bù lún và co giãn nhiệt độ, hạng mục đoạn chia nước. Tổng chi phí thực tế phát sinh: 1.042.158.645 đ. Theo bảng dự toán chi phí hai hạng mục này do phòng kỹ thuật lập, tổng giá vốn đã kết chuyển trong năm 2008: 1.631.052.593 đ Như vậy, TK 1545- H’Mun cuối kỳ dư Có: 588.893.948 đ Nghĩa là: theo sổ kế toán thì giá trị dở dang cuối kỳ của công trình H’Mun là: -588.893.948 đ. Cuối năm 2009, khi công trình hoàn thiện, kế toán tiến hành điều chỉnh lại giá vốn đã kết chuyển, và giá trị sản phẩm dở dang cuối năm 2009 bằng 0. Cách tính giá trị sản phẩm dở dang: Giá trị SPDD = Giá trị SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - Giá trị kết chuyển Như vậy, giá trị sản phẩm dở dang luôn luôn được theo dõi và tính toán được. 2.1.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất Cuối kỳ, hoặc khi một hạng mục công trình hoàn thành, kế toán tiến hành kết chuyển các khoản mục chi phí sản xuất cho từng công trình. Ngoài ra, công ty còn có các khoản mục chi phí phát sinh được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, đó là các khoản mục chi phí phát sinh trực tiếp tại công trình, gồm: chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đến công trình, chi phí nhiên liệu phát sinh tại công trình,… Các chi phí này được theo dõi chi tiết cho từng công trình. Trong đó, các chứng từ phát sinh tại công trình được hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thường là Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu theo Biểu số 2-11). Nếu công trình có nguyên vật liệu thừa, hoặc không còn phù hợp với công trình (trong điều kiện thay đổi thiết kế công trình trong quá trình thi công), thì kế toán tiến hành nhập lại kho, ghi giảm trực tiếp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ. Lúc này, kế toán ghi sổ dựa vào Phiếu nhập kho (Mẫu theo biểu số 2-2). Công ty sử dụng TK1545- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để theo dõi giá trị sản phẩm dở dang. TK này được mở chi tiết cho từng công trình. Hàng kỳ, người quản lý đội thi công sẽ gửi các chứng từ về phòng kế toán tại công ty để hạch toán. Kế toán tiến hành tập hợp chi phí , kết chuyển chi phí, và hạch toán vào Sổ chi tiết TK 1545- Chi tiết theo từng công trình (Biểu số 2-22): Biểu số 2-22: Sổ chi tiết TK 1545 CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 1545 05- Công trình H'Mun- Tỉnh Gia Lai Từ ngày 01/01/2009 Đến ngày 31/12/2009 Dư đầu kỳ 0 588.893.948 Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có … … … … … … 25/03/2009 2 Nhập ống D3200 công trình H’Mun 155 0 766.629.103 23/05/2009 4750 Vận chuyển các loại ống đi H’Mun 331 114.272.549 0 … … … … … … 03/12/2009 48812 Đường ống áp lực CT Thủy điện H'Mun- Gia Lai 632 0 1.933.642.287 31/12/2009 TH NC 09 Kết chuyển CF nhân công năm 2009 1542 688.653.210 0 31/12/2009 TH CPC 09 Kết chuyển CF SX chung năm 2009 1544 310.690.336 0 31/12/2009 TH1 Kết chuyển CF NVL năm 2009 1541 1.976.712.744 0 Tổng 3.289.165.338 2.700.271.390 Dư cuối kỳ 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của tất cả các công trình sẽ được tập hợp tại Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản 1545 (Biểu số 2-23) nhằm theo dõi tổng giá trị dở dang của tất cả các công trình. CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ- Phúc La- Hà Đông- Hà Nội SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TK 1545 Từ ngày 01/01/2009 Đến ngày 31/12/2009 Mã số Tên cấp Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có … … … … … … … … 04 CT Ngòi đường- Phần cơ khí 2.300.391.543 0 0 0 2.300.391.543 0 05 Công trình H'Mun- Tỉnh Gia Lai 0 588.893.948 3.289.165.338 2.700.271.390 0 0 … … … … … … … … Tổng cộng 3.757.781.411 588.893.948 13.695.037.718 12.007.946.872 4.855.978.309 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 2-23: Sổ tổng hợp chi tiết TK 1545 2.2. TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty Tại CTCP Phát triển Công nghiệp, đối tượng tính giá thành sản phẩm cơ khí được xác định là tổng giá thành tính cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Do Công ty chủ yếu thực hiện thi công phần cơ khí, có rất nhiều chi tiết khác nhau để hoàn thành nên một hạng mục, công trình nên Công ty không tiến hành tính giá thành đơn vị và chỉ tính tổng giá thành hạng mục, công trình thi công. Như vậy, xuất phát từ đặc thù của ngành xây lắp có thể thấy được rằng đối tượng tính giá thành của công ty thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí: đó đều là các công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên, đối tượng tập hợp chi phí là các công trình, hạng mục công trình đang trong quá trình thi công, còn đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. Các công trình mà Công ty thi công thường có thời gian kéo dài, khối lượng công việc lớn, và được chia thành nhiều hạng mục công trình, nên việc tính giá thành của các hạng mục công trình được thực hiện theo giá thành dự toán. Xuất phát từ phương pháp tập hợp chi phí là phương pháp trực tiếp, nên Công ty cũng áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành công trình. Theo đó, toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp từ khi công trình, hạng mục công trình khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Giá thành thực tế CT, hạng mục CT hoàn thành = CF thực tế dở dang đầu kỳ + CF thực tế phát sinh trong kỳ - CF thực tế dở dang cuối kỳ Việc tính giá thành ở Công ty được tiến hành khi các công trình, hạng mục công trình hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không trùng với kỳ báo cáo. Ngoài ra, việc tập hợp chi phí của các công trình, hạng mục công trình khá phức tạp do có nhiều khoản chi phí phải phân bổ vào cuối kỳ. Nên khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, và được chủ đầu tư nghiệm thu, kế toán công ty sử dụng giá thành dự toán để hạch toán. Sau đó, khi đã tiến hành tập hợp đầy đủ chứng từ kế toán (thường là cuối tháng đó), kế toán tiến hành tính toán lại giá thành thực tế của hạng mục, công trình đó và sửa chữa lại số liệu trên sổ sách kế toán thông qua phần mềm kế toán. 2.2.2. Quy trình tính giá thành Khi thắng thầu một công trình, Công ty sẽ nhận được bản vẽ và bảng sơ bộ tính công trình, bảng giá cho công tác vận chuyển, lắp đặt và các dịch vụ kỹ thuật;… được đính kèm theo hợp đồng kinh tế. Sau khi hợp đồng được ký kết, nghĩ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26958.doc
Tài liệu liên quan