LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển mỗi, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải liên tục cải tiến, hoàn thiện, đổi mới phương thức, biện pháp và cách thức quản lý. Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Để đạt được lợi ích cao nhất, Công ty phải luôn quan tâm không ngừng đến việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy phải tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất v
87 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lilama 10 (nhật ký chung - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à tính giá thành sản phẩm. Thông qua số liệu về chi phí và giá thành sản phẩm, ban lãnh đạo có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành. Hơn nữa, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành một cách đầy đủ sẽ giúp phân tích đúng đắn kết quả kinh doanh của Công ty. Vì thế, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong công tác kế toán cũng như quản trị trong doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Lilama 10 là một đơn vị kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, do đó công tác tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm được quan tâm hơn cả. Lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần Lilama 10 hiện nay là xây dựng và lắp máy. Tổng chi phí trong hoạt động xây lắp của công ty là rất lớn và chiềm hầu hết trong tổng số chi phí hoạt động. Em nhận thấy rằng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong công ty đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, em đã đi sâu tìm hiểu đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lilama 10”.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần lớn sau:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lilama 10
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lilama 10
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lilama 10
Trong quá trình xây dựng chuyên đề, mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Th.S Phạm Thị Minh Hồng cùng các anh chị Phòng Tài chính – kế toán của công ty, nhưng do sự hiểu biết còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế nên em không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Vì vậy, kính mong sự chỉ bảo của cô giáo và các bạn cùng đóng góp để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
Đặc điểm sản phẩm của Công ty
Công ty cổ phần Lilama 10 hiện là một trong những đơn vị thành viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lắp đặt thiết bị công nghệ mà tên tuổi đã gắn liền với hàng loạt các công trình công nghiệp quan trọng trải dài khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy, nhiệt điện; hóa chất, công nghiệp thực phẩm và vật liệu xây dựng. Điển hình trong số này phải kể đến một số nhà máy thủy điện như Hòa Bình, Yaly, Vĩnh Sơn, Sêsan 3; các nhà máy nhiệt điện như nhiệt điện Phả Lại I, Phả Lại II, Na Dương, Uông Bí; Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn, Nghi Sơn; nhà máy Coca-cola Ngọc Hồi, nhà máy đường Lam Sơn…
Phát huy truyền thống vinh quang, Công ty cổ phần LILAMA10 không ngừng học hỏi, năng động và sáng tạo làm ra những sản phẩm công nghiệp chất lượng cao. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty gần nửa thế kỷ qua là xây dựng và lắp máy. Các lĩnh vực hoạt động tiêu biểu của LILAMA10 đó là:
Thiết kế, chế tạo và lắp đặt bồn bể chịu áp lực
LILAMA10 có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chế tạo, lắp đặt bình bể, bồn chứa chịu áp lực cao dung tích lớn từ 30.000~ 60.000m3
LILAMA10 có thiết bị chuyên dùng đủ đáp ứng cho công tác chế tạo và lắp đặt các dạng bồn bể, bình chứa nguyên liệu rắn, xăng dầu, hoá chất, khí và gas hoá lỏng, thực phẩm, đường... Công ty đã chế tạo và lắp đặt bồn bể cho các dự án lọc dầu Dung Quất, Nhà máy cồn Lam Sơn, Nhà máy đường Lam Sơn, Nhà máy Thuỷ điện Yaly, Nhà máy Xi măng Nghi Sơn....
Thành phần công việc:
Lắp đặt bình bể kiểm tra thử nghiệm, vệ sinh, nghiệm thu bàn giao.
Dưới đây là định mức lắp đặt thiết bị:
Đơn vị tính: tấn
Mã
Thành phần hao phí
Đơn vị
Định mức
Vật liệu
L22.
Mỡ bò
kg
0,500
Dầu mazut
kg
1,000
Thép dẹt 25x4
kg
5,000
Que hàn E42 fi 3-6
kg
0,150
Ôxy
chai
0,070
Đất đèn
kg
0,490
Giẻ lau
kg
0,500
Bồ tạt
kg
0,030
Gỗ nhóm 8
m3
0,050
Bột nhôm đỏ
kg
0,040
Bột phấn chì
kg
1,000
Giấy ráp
tờ
1,000
Các tông amiăng
kg
1,500
Nhân công
Nhân công 4,0/7
công
7,000
Máy thi công
Cần trục 16 tấn
ca
0,200
Máy hàn 23 kw
ca
0,050
Máy khác
%
3,000
190
Hàn ,cắt kim loại
Các thiết bị hàn của Lilama 10 gồm nhiều loại máy hiện đại như:Máy hàn Flatma, hàn TIG, Mig, hàn dầm tự động, hàn bồn tự động, máy cắt tự động nhiều mỏ.vv...đã hàn nhiều lò hơi cao áp cho các nhà máy nhiệt điện, các tuyến ống áp lực cao cho nhà máy thuỷ điện, hàn khoanh lò nung clinker, thân máy nghiền cho các nhà máy xi măng, hàn các loại bình bể, bồn chứa, ống công nghệ bằng kim loại mầu, thép không gỉ...LILAMA10 có đủ các phương tiện kiểm tra bằng phương pháp không phá huỷ: Siêu âm, Xquang, gamma...
Thiết kế, chế tạo và lắp đặt kết cấu thép
Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép của LILAMA10 được trang bị các máy móc, công cụ chuyên dùng như: máy tiện loại lớn, máy ép thủy lực, hàn tự động, dây chuyền CNC… LILAMA10 nhận chế tạo, lắp đặt toàn bộ các nhà máy, công trình trên mọi địa hình trong nước và nước ngoài. Địa thế nhà máy gần đường giao thông đường thủy, bộ, thuận tiện cho công tác vận chuyển thiết bị.
Công ty đã lắp đặt kết cấu thép cho một số công trình như: Nhày máy Nhiệt điện Na Dương, công trình Trung tâm hội nghị Quốc gia….
Định mức dự toán cho việc lắp đặt kết cấu thép như sau:
Bảng 1-1: Định mức dự toán việc lắp đặt kết cấu thép
Đơn vị tính: tấn
Mã
Thành phần hao phí
Đơn vị
Định mức
Vật liệu
L12.
Que hàn E42 fi 3-6
kg
6,200
Ôxy
chai
0,160
Đất đèn
kg
1,120
Thép tấm dày 4-10mm
kg
1,49
Vật liệu khác
%
2,000
Nhân công
Nhân công 4,0/7
công
12,00
Máy thi công
Cần trục 15 tấn
ca
0,100
Máy hàn 15kw
ca
1,550
Máy sấy 2kw
ca
0,500
290
Lắp đặt thiết bị công nghệ, sửa chữa bảo dưỡng các nhà máy điện, xi măng
LILAMA10 đã lắp đặt thành công nhiều dây chuyền công nghệ trong các nhà máy lớn thuộc những lĩnh vực về thủy điện, nhiệt điện, hóa chất, công nghiệp thực phẩm vật liệu xây dựng. Điển hình như: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn, YALY, Sê San3; Nhà máy Nhiệt điện Phải Lại I,II, Na Dương….
Xây dựng, lắp đặt, hiệu chỉnh thí nghiệm các thiết bị điện
LILAMA10 đã lắp đặt thiết bị một cách chính xác, an toàn, đúng tiến độ cho các nhà máy thuỷ điện: Hoà Bình, Yaly, Vĩnh Sơn... Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Phú Mỹ... Các trạm biến áp đến 500 KV, chế tạo và lắp dựng nhiều cột điện thép mạ kẽm cho đường dây 500 KV Bắc Nam…LILAMA10 có nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại chuyên dùng trong lắp đặt thiết bị điện: Máy thử cao áp, dao động kế, máy bơm chân không, ép đầu cốt thuỷ lực...v.v... có đủ khả năng lắp đặt, hiệu chỉnh và thí nghiệm mọi chủng loại thiết bị điện. Ví dụ đối với việc lắp đặt máy biến áp 13,8/500KV
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị mặt bằng, dụng cụ thi công, vệ sinh thiết bị và phụ kiện máy biến áp.
- Lắp đặt phụ kiện máy biến áp (máy biến áp, cánh toả nhiệt, quạt gió, tủ bảng điện).
- Lắp đặt máy vào đúng vụ trí theo yêu cầu kỹ thuật, nghiệm thu, bàn giao.
Bảng 1-2: Định mức dự toán lắp máy biến áp
Đơn vị tính: máy
Mã
Thành phần hao phí
Đơn vị
Công suất máy biến áp (MVA)
£ 100
£ 150
£ 175
Vật liệu
L31.
Que hàn các loại
kg
2,200
2,800
3,100
Cồn công nghiệp
kg
1,700
1,900
2,000
Keo dán
kg
0,400
0,700
0,850
Xăng
kg
7,400
9,700
10,850
Sơn màu
kg
2,200
2,400
2,500
Giấy ráp mịn
tờ
9,000
11,000
12,000
Vải nhựa
m2
25,330
38,000
44,340
Vải trắng mộc 0,8m
m2
5,400
7,200
8,100
Sơn chống gỉ
kg
0,400
0,700
0,850
Mỡ YOC
kg
1,000
1,800
2,200
Dây thép mạ d=2
kg
8,000
8,200
8,300
Giẻ lau
kg
10,000
10,000
10,000
Gỗ nhóm 4
m3
0,360
0,360
0,360
Vật liệu khác
%
5,000
5,000
5,000
Nhân công
Nhân công 4,5/7
công
496,000
688,000
752,000
Máy thi công
Máy hàn 14 kw
ca
1,100
1,400
1,550
Cần trục 16 tấn
ca
2,180
2,310
2,380
Cần trục 5 tấn
ca
0,650
1,200
1,460
111
112
113
Chế tạo và lắp đặt hệ thống ống công nghệ và áp lực
LILAMA10 đã thiết kế, chế tạo và lắp đắt các đường ống công nghệ và áp lực bằng thép cacbon, thép hợp kim, đồng, gang, thép không gỉ... và bảo ôn cách nhiệt cho các hệ thống ống làm việc an toàn, đúng quy trình kỹ thuật. Lắp đặt nhiều hệ thống ống sinh hơi cho các nhà máy nhiệt điện, lắp đặt các hệ thống ống áp lực có đường kính tới 11.500mm cho các nhà máy thuỷ điện. Lắp đặt các đường ống chịu axit, các đường ống thép không gỉ cho các nhà máy hoá chất, thực phẩm...
Đường ống áp lực được hiểu là các đoạn ống, nắp thăm, mối bù co giãn và các kết cấu mặt bích thử nghiệm.
Thành phần công việc:
Nghiên cứu bản vẽ và qui trình thiết kế, kiểm tra tình trạng số lượng, chất lượng thiết bị trước khi lắp, vận chuyển thiết bị, nguyên vật liệu trong phạm vi 30m phía ngoài cửa hầm đến vị trí lắp đặt, tháo dỡ, luân chuyển giằng néo tăng cứng trong ống.
Lắp đặt vào vị trí theo đúng qui trình, qui phạm, thu dọn mặt bằng thi công, nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công.
Bảng 1-3: Định mức dự toán lắp đặt đường ống áp lực
Đơn vị tính: tấn
Mã
Thành phần hao phí
Đơn vị
Lắp đặt ống áp lực thép
Đoạn nằm
ngang
Đoạn đứng, nghiêng
Vật liệu
L12.
Thép tấm dày 10-20
kg
4,218
4,218
Thép ống d57-159
kg
0,470
0,470
Thép I,T cao 20-30
kg
1,391
1,391
Thép tròn đốt fi 18-25
kg
2,726
2,726
Dây thép mạ kẽm fi 1mm
kg
0,002
0,002
Mỡ bò
kg
0,042
0,042
Que hàn E42 fi 3-6
kg
3,840
3,840
Que hàn than
kg
0,108
0,108
Ôxy
chai
0,383
0,383
Đất đèn
kg
2,684
2,684
Đá mài 180x22x6
viên
0,315
0,315
Nhân công
Nhân công 4,0/7
công
36,267
43,520
Máy thi công
Cần trục 25 tấn
kíp
0,197
0,219
Rơ moóc 15 tấn
kíp
0,270
0,300
Ôtô đầu kéo 150 cv
kíp
0,270
0,300
Máy hàn 23 kw
kíp
1,701
1,890
Máy mài đá cầm tay
kíp
0,346
0,384
Máy sấy 2kw
kíp
0,492
0,547
Máy nén khí điêzen 600 m3/h
kíp
0,168
0,187
Tời điện 5 tấn
kíp
1,980
2,200
241
242
Vận chuyển, lắp đặt thiết bị nặng
LILAMA10 có nhiều phương tiện vận chuyển đặc chủng, hiện đại, đủ khả năng vận chuyển những thiết bị siêu trường, siêu trọng trên đường thủy, đường bộ, đưa lên cao hoặc hạ xuống hầm sâu, phục vụ công trình lớn như:máy biến áp 120 tấn, bánh xe công tác nhà máy thủy điện 87 tấn, roto máy phát 630 tấn ( thủy điện Hòa Bình, YALY). Cẩu lắp các cột cao 176 m, cánh phai cửa nhận nước, bao hơi nhà máy nhiệt điện, xilo chứa nguyên liệu, thành phẩm của các nhà máy xi măng, hóa chất, nhà máy đường, các bồn bể dung tích lớn,…
Tiêu chuẩn chất lượng
Công ty cổ phần LILAMA 10 là một thành viên của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) . Với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong gia công chế tạo, lắp đặt thiết bị các công trình công nghiệp và dân dụng. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn và đáp ứng nhu cầu mong đợi cho khách hàng là chính sách chất lượng của công ty. Để thực hiện chính sách đó công ty lựa chọn mô hình quản lý chất lượng ISO 9001:2008 làm cơ sở để xây dựng Hệ thống chất lượng trong toàn công ty.
Tính chất của sản phẩm
Các sản phẩm của công ty sản xuất đều mang nhiều đặc trưng của ngành xây dựng và lắp máy, các sản phẩm của công ty ở mỗi công trình không giống nhau và rất phức tạp.
Loại hình sản xuất
Sản phẩm mang tính đơn nhất, sản xuất đơn chiếc theo từng công trình, hợp đồng kinh tế.
Thời gian sản xuất
Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau.
Đặc điểm sản phẩm dở dang:
Do công ty quy định thanh toán sản phẩm xây pắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp ký (xác định theo giá dự toán) nên sản phẩm dở dang là các khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá dự toán của chúng
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần Lilama 10
1.2.1 Quy trình công nghệ
Công ty cổ phần LILAMA 10 là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây lắp, do đó công ty đã xây dựng được một quy trình công nghệ sản xuất hợp lý hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình. Công nghệ thi công xây lắp của Công ty kết hợp giữa thủ công, cơ giới và sản xuất giản đơn. Nhìn chung, các sản phẩm của Công ty có quy trình công nghệ tổng quan như sau:
Đấu thầu, thương thảo và ký hợp đồng
Phân giao nhiệm vụ thành lập công trường
Mua vật tư điều động thiết bị, vật tư, nhân công
Thi công chế tạo và lắp đặt
Giám sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu công trình
Bóc tách bản vẽ, lập dự toán biện pháp thi công an toàn
Nghiệm thu, bàn giao
Quyết toán, thanh lý hợp đồng
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng và đặc điểm quy trình tổ chức lắp đặt, đối tượng theo dõi, quản lý chi phí và tính giá thành là các công trình. Nhưng vì các công trình thường có giá trị lớn, khối lượng công việc thi công hoàn thành nhiều nên công ty sẽ chia thành các phần công việc thi công hoàn thành nhiều nên Công ty sẽ chia thành các phần công việc nhỏ hơn để dễ dàng theo dõi và quản lý. Với mỗi khoản chi tiết, công ty có thể lập kế hoạch, dự toán cụ thể. Điều này được thể hiện qua sơ đồ:
Phần móng:
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, giải tỏa mặt bằng
Tổng kết nguyên vật liệu, thuê nhân công tại chỗ
Xử lý phần móng và thi công
Phần thân:
Gia công, cốt thép
Ghép cốt pha
Xây dựng cơ sở
Lắp đặt thiết bị
Phần hoàn thiện:
Hoàn thiện hệ thống điện nước
Tiến hành bàn giao nghiệm thu công trình
1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Tại Công ty cổ phần Lilama 10 khối sản xuất bao gồm:
- 02 Chi nhánh chế tạo thiết bị kết cấu thép tại Phủ Lý – Hà Nam và tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
- Chi nhánh lắp máy 10-1 tại Thanh Xuân - Hà Nội.
Địa chỉ: Ngõ 14 Vũ Hữu - Khuất Duy Tiến - Thanh xuân - Hà nội- Chi nhánh Lilama tại Gia Lai
Địa chỉ: 8D - Hoàng Văn Thụ - Thành phố Pleiku - Gia lai Điện thoại: 059. 874.540 -Xí nghiệp lắp máy 10-4 (nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép) Địa chỉ: Sông đà - thành phố Hòa bình - tỉnh Hòa bình Điện thoại: 018. 854.126
- 01 chi nhánh Công ty cổ phần Lilama10 tại Mường La- Sơn La.- 15 Đội công trình trực thuộc Công ty đang thi công tại các công trình.
Các chi nhánh thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ của công ty kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức khoán gọn theo từng công trình, hạng mục công trình.
1.3 Quản lý chi phí sản xuất của công ty cổ phần Lilama 10
1.3.1 Biện pháp quản lý chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Lilama 10
Sự phát triển ổn định của Công ty Cổ phần Lilama 10 hiện nay có sự đóng góp rất lớn của bộ máy kế toán tại Công ty qua công tác thu thập và xử lý thông tin để cho ra các báo cáo tài chính, giúp cho công tác quản lý cũng như định hướng hoạt động của Công ty. Thể hiện trên các mặt như:
- Công ty sử dụng hệ thống TK tương đối hợp lý, linh hoạt, mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình
- Công ty sử dụng hệ thống chứng từ thực hiện tốt quy định về hoá đơn, chứng từ ban đầu, căn cứ vào chế độ kế toán Nhà nước ban hành và nội dung kinh tế cũng như yêu cầu quản lý ở công ty, quá trình luân chuyển chứng từ đảm bảo cho công tác kế toán của công ty được thực hiện một cách kịp thời, chính xác.
- Mỗi nhân viên trong phòng kế toán của công ty đều có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao.
Công tác kế toán được phân công một cách rõ ràng, cụ thể đã phát huy được tính chủ động sáng tạo cũng như tinh thần trách nhiệm trong công việc của mỗi người.
- Hàng tháng công ty tiến hành đối chiếu, kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán, đảm bảo sự ăn khớp giữa các nghiệp vụ, các phần hành..
- Kiểm tra sổ sách ghi chép kế toán thường xuyên.
- Công ty áp dụng hình thức khoán gọn theo từng công trình, hạng mục công trình cho các chi nhánh, như vậy sẽ làm cho ban quản lý của từng công trình có trách nhiệm hơn đối với kiểm soát chi phí.
1.3.2 Các bộ phận tham gia quản lý chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Lilama 10
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty, việc quản lý tốt chi phí đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận cho công ty. Nắm rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí, quy chế của Công ty quy định chức năng, nhiệm vụ của các thành phần trong Công ty trong việc quản lý chi phí. Cụ thể như sau:
- Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra công tác quản lý chi phí ở các bộ phận trong Công ty
- Tổng giám đốc là người phê duyệt chi phí của Công ty và chịu trách nhiệm về ký duyệt đó.
- Phó giám đốc kỹ thuật là người chịu trách nhiệm về việc lập các dự toán định mức và phần kỹ thuật của các công trình. Các dự toán định mức có vai trò hết sức quan trọng trong quản lý chi phí hiệu quả.
- Phòng Tài chính- kế toán là bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý và chỉ đạo công tác tài chính kế toán. Đây là nơi tập hợp, ghi chép và phản ảnh các chi phí phát sinh trong DN trong đó có CPSX đồng thời phòng cũng đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý chi phí của DN.
- Phòng Kinh tế – kỹ thuật tại công ty có nhiệm vụ tham mưu về các lĩnh vực xây dựng và theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật các công trình và quản lý theo dõi công tác hợp đồng kinh tế, xem xét việc tạm ứng có hợp lý hay không….Phòng kinh tế - kỹ thuật còn là bộ phận thực hiện và kiểm tra chất lượng công trình, việc thực hiện quy phạm trong công trình xây dựng cơ bản, đặc biệt là tổ chức biện pháp thi công, nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu bàn giao thanh toán quyết toán công trình
- Phòng vật tư thiết bị chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về giao nhận và quyết toán vật tư thiết bị, quản lý mua sắm vật liệu phụ, phương tiện và công cụ cung cấp cho các đơn vị trong công ty thi công các công trình
- Các tổ đội công trình là nơi diễn ra hoạt động thi công công trình nên đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý chi phí. Đứng đầu các tổ, đội công trình là các chủ nhiệm công trình có nhiệm vụ đôn đốc, giám sat, kiểm tra hoạt động thi công để hoàn thành kế hoạch sản xuất, tiết kiệm CP và tăng năng suất. Các tổ, đội công trình có nhân viên phụ trách kiểm tra tình hình sử dụng NVL sao cho NVL dùng đủ cho thi công, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận gây thất thoát cho công ty.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
2.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Lilama 10
Kế toán chi phí sản xuất là việc tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và tổng hợp chi phí một cách định kỳ, tạo cơ sở cho công tác tính giá thành sản phẩm và tổng hợp chi phí sản xuất và công tác quản trị chi phí trong doanh nghiệp. Do đó, việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành trên cơ sở đối tượng và phương pháp kế toán toán đã được xác định.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Lilama 10 được tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng là các công trình, hạng mục công trình, tập hợp theo các khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Công ty cổ phần Lilama 10 tập hợp chi phí theo phương pháp
Công ty cổ phần Lilama tổ chức kế toán theo hình thức tập trung nên việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành toàn bộ ở phòng Tài chính – kế toán của công ty, cuối mỗi quý các kế toán tổ, đội công trình có nhiệm vụ hạch toán ban đầu sau đó hàng tháng tập hợp chứng từ gửi về phòng Tài chính – kế toán công ty. Tại đây, nhân viên kế toán mới tiến hành phân loại chứng từ, hạch toán và ghi sổ để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cho từng công trình, hạng mục công trình.
Để làm rõ thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Lilama 10, em xin trình bày quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình Thủy điện Sơn La. Mã theo dõi công trình là 45 (số liệu minh họa được lấy vào quý IV năm 2009)
2.2 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Lilama 10
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.1.1 Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng cụ thể cho từng sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc… liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây lắp và cấu thành cơ sở vật chất của công trình.
Vật liệu chính là các vật liệu xây dựng như gạch, đá, xi măng, cát, sỏi, sắt, thép… và các kết cấu được dùng trực tiếp hình thành nên công trình. Vật liệu phụ là các vật liệu như các phụ gia bê tông, dây điện, vật liệu chống thấm… Như vậy, có thể thấy nguyên vật liệu được sử dụng trong thi công công trình thường với khối lượng rất lớn và rất phong phú, đa dạng về chủng loại thích ứng với từng loại công trình
Phương pháp xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại Công ty cổ phần Lilama 10, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán vào từng công trình, hạng mục công trình theo giá trị thực tế của nguyên vật liệu. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, giá của nguyên vật liệu xuất kho của công ty được tính theo phương pháp thực tế đích danh.
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho (cũng như giá NVL mua ngoài sử dụng trực tiếp cho từng công trình) được ghi nhận theo giá mua trên hóa đơn (không bao gồm thuế GTGT do công ty áp dụng phương pháp khấu trừ thuế) cộng với chi phí thu mua như chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, các khoản thuế không được hoàn lại và trừ đi các khoản như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua…, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình đã hoàn thành, tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại công trình để giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho từng hạng mục công trình, công trình. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức kế toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng liên quan.
Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao theo hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm...
Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng
Thiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Tổng tiêu thức lựa chọn để phân bổ của các đối tượng
=
×
Chứng từ sử dụng
Công ty sử dụng các chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Giấy dự trù vật tư, Giấy đề nghị cung ứng vật tư do bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư lập và phải được ký duyệt bởi các cấp có thẩm quyền, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho được lập bởi thủ kho, Bảng kê xuất vật tư và Bảng phân bổ nguyên vật liệu cho các đối tượng sử dụng.
2.1.1.2 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán những chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản này mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình theo mã của chúng. Tại Công trình Thủy điện Sơn La TK sử dụng là 62145. Nội dung của TK 621 như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm trong kỳ hạch toán
Bên Có:
- Kết chuyển giá trị nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ vào TK 154 – “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho
2.1.2.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Khi trúng thầu hoặc được giao thầu một công trình, ban Giám đốc công ty sẽ tiến hành thành lập các Ban dự án trực tiếp chỉ đạo thi công. Công ty giao toàn bộ dự toán cùng các yêu cầu kỹ thuật của công trình, tiến độ thực hiện cho Ban dự án. Các nhân viên kỹ thuật tại công trường thực hiện bóc tách khối lượng bản vẽ, báo cho công trường số lượng vật tư vần thiết cho thi công trong một tháng.
Khi có nhu cầu sử dụng vật tư để thi công, cán bộ kỹ thuật của bộ phận có nhu cầu lập Giấy đề nghị cung ứng vật tư trình lên chủ nhiệm công trình ký duyệt. Chủ nhiệm công trình sẽ căn cứ vào dự toán và tiến độ thi công để xét duyệt giấy đề nghị cấp vật tư (biểu số 2-1). Tất cả các nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu đều xuất phát từ những nhiệm vụ cụ thể căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu được lập dựa trên khối lượng dự toán các công trình, tình hình sử dụng vật tư, quy trình quy phạm về thiết kế kỹ thuật, công nghệ thi công của đơn vị cũng như nhiều yếu tố khác.
Biểu số 2-1: Giấy đề nghị cung ứng vật tư
Tổng công ty lắp máy Việt Nam CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 Độc lập – tự do – hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ CUNG ỨNG VẬT TƯ
Kính gửi: Ông Nguyễn Mạnh Hùng
Chức vụ: chủ nhiệm công trình Thủy điện Sơn La
Bộ phận xây dựng đề nghị ông duyệt cấp cho một số vật tư như sau:
STT
Tên, chủng loại, quy
cách vật tư
Mã
số
ĐVT
Số lượng
Lý do sử dụng
1
Đá
Tấn
3
Đổ bê tông
2
Gạch đặc
viên
15.000
Xây tường bao quanh
3
Xi măng
Tấn
10
Xây tường bao quanh
4
Thép cuộn Φ 10
Kg
470
Gia công thép
….
…………
..
…..
……
……..
Sơn la, ngày 20 tháng 11 năm 2009
Bộ phận yêu cầu Người phụ trách bộ phận Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Giấy trên được gửi cho phòng Kinh tế - kỹ thuật và phòng Tài chính – kế toán của Công ty. Sau khi kế toán xem xét yêu cầu cung ứng vật tư và định mức chi phí nguyên vật liệu cho các công trình do phòng Kinh tế - kỹ thuật lập, nếu thấy phù hợp sẽ tiến hành tạm ứng cho chủ nhiệm công trình hoặc chuyển Giấy đề nghị cung ứng vật tư đến thủ kho. Sau khi Giấy đề nghị tạm ứng (biểu số 2-2) được Giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt sẽ chuyển cho kế toán tiền mặt lập phiếu chi. Thủ quỹ dựa vào phiếu chi này chi tiền cho cán bộ thi công đi mua vật tư.
Biểu số 2-2: Giấy đề nghị tạm ứng
Tổng công ty lắp máy Việt Nam CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 21 tháng 11 năm 2009
Kính gửi: Giám đốc Công ty cổ phần Lilama 10
Tên tôi là: Nguyễn Thị Vinh
Số tiền đề nghị tạm ứng: 90.000.000 VNĐ
Số tiền bằng chữ: Ba mươi triệu đồng chẵn
Lý do tạm ứng: Mua đá, gạch đặc, xi măng, thép cuộn Φ 10 phục vụ cho việc thi công công trìn Thủy điện Sơn La
Giám đốc Kế toán trưởng Người đề nghị tạm ứng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trường hợp NVL mua về được nhập kho
Khi nguyên vật liệu được chuyển đến công trường thì đều được kế toán công trường cùng thủ kho thực hiện kiểm đếm lại số nguyên vật liệu thực nhập, và tiến hành lập biên bản bàn giao hàng hóa giữa bên mua và bên bán. Chứng từ của quá trình mua hàng bao gồm: Hợp đồng mua bán (nếu có), Hóa đơn giá trị gia tăng (biểu số 2-3), Bảng báo giá vật tư….
Thủ kho tiến hành nhập kho và lập Phiếu nhập kho (biểu số 2-4), phiếu này được lập thành 03 liên, liên 1 – lưu tại nơi lập phiếu, liên 2 – chuyển cho kế toán công trình, liên 3 – thủ kho giữ. Cuối tháng, kế toán công trường chuyển phiếu nhập kho cho kế toán công ty, còn thủ kho chuyển cho phòng vật tư – thiết bị.
Biểu số 2-3: Hóa đơn giá trị gia tăng
HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG NR/2009B
Liên 2: Giao khách hàng 0049519
Ngày 20 tháng 11 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Công ty vật liệu xây dựng Đông dương
Địa chỉ: Phường Chiềng Lê, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La
Số tài khoản: 0641000036211 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Sơn La
Điện thoại: 025 3812 605 MST: 0100773902
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty cổ phần Lilama 10
Địa chỉ: Số 989 đường Giải Phóng - Quận Hoàng Mai - T.P Hà Nội
Số tài khoản 3500205026643 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: 5400101273
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Xi măng
Tấn
10
950.000
9.500.000
2
Gạch đặc
Viên
15.000
1.800
27.000.000
3
Thép cuộn Φ 10
Kg
470
10.400
4.888.000
…
…
…
…
…
…
Cộng tiền hàng 98.570.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 9.857.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 108.427.000
Số tiền bằng chữ: một trăm linh tám triệu bốn trăm hai bảy nghìn đồng
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2-4: Phiếu nhập kho
Tổng công ty lắp máy Việt Nam Mẫu số 01-VT
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 23 tháng 11 năm 2009 Nợ: 152
Số: 17 Có: 331
Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Trung Hiếu
Nhập tại kho: Công trình Thủy điện Sơn La – Sơn La
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(VNĐ)
Thành tiền (VNĐ)
Theo HĐ
Thực nhập
1
Xi măng
Tấn
10
10
950.000
9.500.000
2
Gạch đặc
Viên
15.000
15.000
1.800
27.000.000
3
Thép cuộn Φ 10
Kg
470
470
10.400
4.888.000
…
….
…
…
….
…..
….
….
Cộng
98.570.000
Tổng số tiền bằng chữ: Sáu mươi sáu triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng
Số chứng từ gốc kèm theo: 16
Ngày 23 tháng 11 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị Người giao hàng T._.hủ quỹ Người lập phiếu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trường hợp NVL mua về không qua kho
Đối với những nguyên vật liệu mua về không qua kho mà chuyển ngay đến công trình thì thủ kho lập Phiếu xuất kho (mẫu biểu số 2-5). Phiếu này được lập thành 3 liên: liên 1 – lưu tại nơi lập phiếu, liên 2 – thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, liên 3 – giao cho người nhận vật tư để theo dõi số lượng vật tư sử dụng trên .
Biểu số 2-5: Phiếu xuất kho
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM Mẫu số: 02-VT
Công ty Cổ phần Lilama 10 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 27 tháng 11 năm 2009 Nợ: 621
Số: 98 Có: 152
Họ, tên người nhận hàng: Nguyễn Quốc Công Địa chỉ: Đội thi công số 3
Lý do xuất kho: phục vụ thi công công trình Thủy điện Sơn La
Xuất tại kho (ngăn lô): Kho công trình Thủy điện Sơn La
TT
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Xi măng
Tấn
5
5
950.000
4.750.000
2
Gạch đặc
viên
10.000
10.000
1.800
18.000.000
..
….
…
….
….
….
….
…..
Cộng
57.580.000
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Năm bảy triệu năm trăm tám mươi nghìn đồng
Số chứng từ gốc kèm theo: 8
Ngày 27 tháng 11 năm 2009
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập)
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Khi đã giao nhận hàng hóa đầy đủ thì chứng từ của quá trình mua hàng cũng đã hoàn tất, công việc còn lại là phải chuyển chứng từ cho phòng kế toán để kế toán ghi nhận các nghiệp vụ đã phát sinh đó. Thường thì phòng vật tư luôn là bộ phận nhận hóa đơn từ các nhà cung ứng, nên các hóa đơn chứng từ sẽ được phòng vật tư chuyển trực tiếp cho phòng kế toán. Nhân viên phòng vật tư sao y bản chính chứng từ gốc tự lưu trữ, và chuyển về phòng kế toán nguyên chứng từ gốc, và làm thủ tục hoàn ứng, sử dụng Giấy thanh toán tạm ứng (biểu số 2-6)
Biểu số 2-6: Giấy thanh toán tạm ứng
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
GIẤY THANH TOÁN TẠM ỨNG
Số: 534
Ngày 28 tháng 11 năm 2009
Họ tên người thanh toán: Nguyễn Thị Vinh
Địa chỉ:
Nội dung thanh toán: Mua đá, gạch đặc, xi măng, thép cuộn Φ 10 phục vụ cho việc thi công công trình Thủy điện Sơn La
Số tiền được thanh toán theo bảng dưới đây:
Diễn giải
Số tiền
I. Số tiền đã tạm ứng
II. Số tiền đã chi:
1. Chứng từ số: 19, ngày 21/11/2009
III. Chênh lệch
1. Số tiền tạm ứng chi không hết (I-II)
2, Số tiền chi quá tạm ứng
90.000.000
108.427.000
108.427.000
18.427.000
Cộng
18.427.000
Giám đốc Kế toán trưởng Người thanh toán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đây là chứng từ để kế toán làm thủ tục hoàn ứng cho nghiệp vụ mua hàng đã hoàn thành và thanh toán trong nội bộ với công nhân viên đã tạm ứng. Cơ sở đối trừ công nợ với nhà cung ứng số tiền mà người thực hiện mua hàng đã thanh toán cho bên cung ứng.
Trong trường hợp xuất cho công trình sử dụng những NVL đã có sẵn trong kho, thủ kho tiến hành xuất kho vật tư và lập Phiếu xuất kho (biểu số 2- 5). Phiếu này cũng được lập thành 3 liên như trong trường hợp mua nguyên vật liệu về chuyển ngay đến công trình mà không qua kho.
Cuối tháng, căn cứ vào các Phiếu xuất kho nguyên vật liệu đã lập trong tháng, kế toán đội lập Bảng kê xuất vật tư cho từng công trình để dễ dàng và thuận tiện hơn trong công tác kiểm tra đối chiếu, ghi sổ. Bảng kê xuất vật tư (biểu số 2-7) được lập theo mẫu sau:
Biểu số 2-7: Bảng kê xuất vật tư
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM
Công ty Cổ phần Lilama 10
BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ
Công trình Thủy điện Sơn La – Sơn La
Tháng 11 năm 2009
STT
Chứng từ
Tên, chủng loại, quy cách vật tư
ĐVT
Số lượng
Số hiệu
Ngày tháng
1
PKT-15
05/11/2009
Thép cuộn Φ 10
Kg
215
…
….
…..
………
….
.....
34
PKT-98
027/11/2009
Gạch đặc
Kg
10.000
35
PKT-98
027/11/2009
Xi măng
Tấn
5
Ngày 31 tháng 11 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị Người lập bảng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Cuối mỗi tháng, kế toán ở các tổ, đội tập hợp toàn bộ các chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc gửi lên Phòng Kế toán – tài chính của Công ty. Kế toán sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc do các đội gửi lên sẽ tiến hành cập nhập vào máy tính.
Để hoàn thành công tác kế toán trong tháng về nguyên vật liệu kế toán thực hiện các bút toán phân bổ nguyên vật liệu. Phần mềm kế toán Fast Accounting 2005 tương đối đầy đủ các chức năng nên kế toán không thực hiện tính riêng trên Exel mà kết xuất trực tiếp trên phần mềm, công việc này thực hiện sau khi các bút toán liên quan được hoàn chỉnh. Bảng phân bổ này tính chung cho toàn bộ các công trình, chi tiết các công trình theo từng khoản mục chi phí (biểu số 2-8) và được sử dụng làm chứng từ để lưu.
Biểu số 2-8: Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM Mẫu số: 07-VT
Công ty Cổ phần Lilama 10 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU
Quý IV năm 2009
STT
Ghi có TK
Ghi Nợ TK
TK 152
1
TK 621
-62145-Công trình Thủy điện Sơn La
32.272.420.529
-62157-Công trình Thủy điện Hương Điền
250.266.500
….
……..
…….
2
TK 627
489.256.350
-6271845 – Công trình Thủy điện Sơn La
9.542.600
…
………
…..
Cộng
48.239.145.949
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau đó, căn cứ vào các chứng từ gốc và các bảng tổng hợp, kế toán tiến hành nhập chứng từ vào máy và máy tính sẽ tự động vào các Sổ chi tiết TK 621 (biểu số 2-9)
Biểu số 2-9: Sổ chi tiết TK 621
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM
Công ty Cổ phần Lilama 10
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 62145
Quý IV năm 2009
Công trình Thủy điện Sơn La – Sơn La
Đơn vị tính:VNĐ
Ngày
CT
Mã CT
Số
CT
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư đầu kỳ
0
…..
….
…
……
….
……
……
05/10/2009
PKT
15
Xuất kho xi măng phục vụ cho thi công
1521
1.390.000
…
…
…
…….
…
….
…..
27/11/2009
PKT
98
Xuất kho các NVL phục vụ cho thi công
1521
57.580.000
….
…
…
….
…
……
…..
31/12/2009
PKT
KC chi phí NVL trực tiếp quý IV/2009
154
32.272.420.529
Cộng số phát sinh
32.272.420.529
32.272.420.529
Số dư cuối kỳ
0
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
2.1.1.4 Quy trình ghi sổ tổng hợp
Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán vào cuối quý. Công ty hạch toán chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Căn cứ vào các chứng từ gốc và các bảng tổng hợp, kế toán tiến hành nhập chứng từ vào máy tính và máy tính sẽ tự động vào Sổ Nhật ký chung (biểu số 2-10) và sổ cái TK 62145 (biểu số 2-11)
Biểu số 2-10: Nhật ký chung
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM Mẫu số: S03a-DN
Công ty Cổ phần Lilama 10 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)
NHẬT KÝ CHUNG
Trích tháng 11 năm 2009
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
CT
Mã
CT
Số
CT
Diễn giải
TK
Số phát sinh
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
…
….
….
…
…
…..
….
…
….
05/11/2009
PKT
15
Xuất kho xi măng phục vụ cho thi công
621
1521
1.390.000
1.390.000
…
…
…
….
…
…
…
20/11/2009
PKT
0049519
Mua NVL nhập kho
152
133
331
98.570.000
9.857.000
108.427.000
..
…
…
…
…
…
..
27/11/2009
PKT
98
Xuất kho vật tư cho CT Sơn La
621
1521
57.580.000
57.580.000
…
…
…
…….
…
….
…..
Cộng chuyển sang trang
…
….
Người lập Kế toán trưởng Tổng giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu số 2-11: Sổ cái TK 621
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM Mẫu số: S03b-DN
Công ty Cổ phần Lilama 10 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)
SỔ CÁI TK 621
Trích quý IV 2009
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
CT
Mã CT
Số
CT
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư đầu
0
….
…
…
……
…
……
…….
05/10/2009
PKT
15
Xuất kho xi măng phục vụ cho thi công
1521
1.390.000
…..
….
…
…..
….
…….
…….
27/11/2009
PKT
98
Xuất kho các NVL phục vụ cho thi công
1521
57.580.000
…..
….
…
…..
….
…….
…….
31/12/2009
PKT
KC chi phí NVL trực tiếp CT Bắc Hà
15405
170.196.019
31/12/2009
PKT
KC chi phí NVL trực tiếp CT Sơn La
15445
32.272.420.529
…
…
…
….
…
….
…..
Cộng tổng số phát sinh
50.632.943.537
50.632.943.537
Số dư cuối kỳ
0
Ngày 31tháng 12 năm 2009
Người lập Kế toán trưởng Tổng giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.1 Nội dung
Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh chính là hao phí lao động sống mà Công ty bỏ ra để thi công các công trình. Nói cách khác chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm thêm giờ…). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp công bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc hạch toán đầy đủ và chính xác khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không chỉ có ý nghĩa trong việc tính lương, trả lương cho người lao động mà còn góp phần phản ánh nhu cầu thực sự về lao động tại mỗi công trình để có biện pháp tổ chức sản xuất và có những chính sách sử dụng lao động thích hợp.
Hiện nay, lực lượng lao động trong công ty bao gồm 2 loại: công nhân biến chế (nhân viên chính thức) và công nhân thuê ngoài (công nhân mùa vụ). Công nhân biên chế là bộ phận có Hợp đồng lao động dài hạn và được trả lương theo thời gian. Đó chủ yếu là các công nhân kỹ thuật. Công nhân biên chế được hưởng nhiều ưu đãi như về lương, thưởng, bảo hiểm. Số công nhân lao động trực tiếp cần thiết còn lại Công ty thực hiện ký kết tại nơi thi công công trình nhằm giảm các chi phí đi lại không cần thiết. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm dưới dạng giao khoán khối lượng công việc hoàn thành hay khoán gọn công việc thông qua hợp đồng giao khoán cho từng tổ đội sản xuất và không tiến hành trích các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho bộ phận lao động này.
Phương pháp xác định chi phí nhân công trực tiếp
Cách tính tiền lương cho công nhân biên chế
Đối với bộ phận lao động trong biên chế, việc trả lương theo thời gian được căn cứ theo cấp bậc, chức vụ, trình độ và khả năng của từng người, căn cứ vào số ngày công làm việc thực tế trong tháng (dựa bào Bảng chấm công). Tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất công việc mà mỗi loại lao động có một mức lương phù hợp
Chi phí lương tháng cho 1 công nhân biên chế
=
Tiền lương tháng cơ bản
+
Các khoản phụ cấp
+
Các khoản khác
Tiền lương cơ bản
Mức lương tối thiểu
×
Hệ số cấp bậc
×
Số ngày công thực tế
26
Các khoản phụ cấp bao gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp tay nghề, phụ cấp lưu động… được tính trên lương cơ bản theo công thức:
Tổng các khoản phụ cấp = Tiền lương cơ bản × Tổng hệ số các khoản phụ cấp
Các khoản khác bao gồm: tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ cũng được tính dựa vào số ngày công thực tế của công nhân.
Hiện nay, mức lương tối thiểu được áp dụng tại Công ty là 650.000 VNĐ theo quy định của nhà nước (áp dụng từ ngày 01/05/2009). Còn thang hệ số cấp bậc và các hệ số phụ cấp do Phòng tổ chức lao động, tiền lương quy định cụ thể cho từng loại công nhân dựa trên cơ sở đặc điểm từng loại lao động trong Công ty. Trên cơ sở tính lương phải trả cho từng công nhân, kế toán tổng hợp và tính ra tổng chi phí tiền lương nhân công trực tiếp trong biên chế của toàn công ty.
Cách tính lương cho bộ phận công nhân thuê ngoài
Với việc áp dụng hình thức trả lương khoán theo sản phẩm thông qua Hợp đồng giao khoán được ký với từng tổ, đội. tiền lương của từng tổ đội công nhân thuê ngoài được tính toán trên cơ sở khối lượng công việc thạ hiện và đơn giá tiền lương khoán. Đơn giá tiền lương khoán do Phòng kỹ thuật lập trên cơ sở đơn giá quy định của nhà nước, sự biến động giá cả của thị trường, điều kiện thi công cụ thể của từng công trình và định mức hao phí nhân công. Đơn giá này được ghi rõ và thống nhất với người lao động trong Hợp đồng giao khoán. Cụ thể tiền lương được tính theo công thức sau:
Tiền lương theo sản phẩm = Đơn giá khoán × Khối lượng thi công thực tế
Việc trả lương cho từng người trong đội sẽ do đội trưởng thực hiện trên cơ sở tổng số lương toàn đội được nhận, thời gian và mức độ công việc từng người….
Tính các khoản trích theo lương cho công nhân biên chế
Các khoản trích theo lương mà Công ty thực hiện đối với công nhân trong biên chế bao gồm: BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN. Ngoài ra khi thanh toán lương thực tế phải trích lại 1% cho quỹ từ thiện, số tiền này đưa vào tài khoản 338(5). Cụ thể cách tính từng khoản trích theo lương vào chi phí nhân công trực tiếp là:
BHXH phải trích = 15% × Tổng số tiền lương cơ bản của công nhân
BHYT phải trích = 2% × Tổng số tiền lương cơ bản của công nhân
KPCĐ phải trích = 1% × Tổng số tiền lương thực tế của công nhân
BHTN phải trích = 1% × Tổng số tiền lương cơ bản của công nhân
Chứng từ sử dụng
Các chứng từ được sử dụng làm căn cứ hạch toán là: Hợp đồng làm khoán, bảng chấm công, Bảng thanh toán lương với CBCNV
Hợp đồng làm khoán thì do chỉ huy công trình, kế toán công tình và tổ trưởng các tổ nhận khoán tiến hành lập khi giao khoán công việc. hợp đồng này được sao làm 2 bản, một bản bên khoán giữ, bản kia giao cho bên nhận khoán để thuận tiện cho việc theo dõi. Trong hợp đồng làm khoán phải ghi rõ khối lượng công việc làm khoán, yêu cầu kỹ thuật và đơn giá làm khoán (đơn giá này được điều chỉnh theo tính chất phức tạp và điều kiện thi công ở từng nơi)
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Công ty sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình hạng mục công trình theo mã của chúng. Với công trình Thủy điện Sơn La được theo dõi trên tài khoản 62245. Nội dung tài khoản 621 như sau:
Bên Nợ: tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
2.1.2.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Đối với bộ phận công nhân thuộc biên chế của Công ty
Hàng ngày tổ trưởng thực hiện chấm công cho các công nhân, tổ trưởng phụ trách thi công gửi Bảng chấm công cho nhân viên kế toán tại công trường (biểu số 2-12). Kế toán tại công trường tính số ngày cho nhân công, lập bảng thanh toán tiền lương cho nhân công.
Cuối tháng, trên cơ sở Bảng chấm công do các tổ đội gửi về, kế toán tiền lương căn cứ vào chế độ tiền lương của Công ty tính ra tiền lương phải trả và lập Bảng thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức (biểu số 2-13), sau đó tổng hợp toàn bộ lương toàn Công ty và trích lập các khoản trích theo lương theo quy định thông qua Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội của cán bộ công nhân viên chức (biểu số 2-14).
Ví dụ: Cách tính lương phải trả cho anh Nguyễn Đình Tạo trong tháng 10/2009: (trong tháng này anh Nguyễn Đình Tạo làm 26 ngày công và bậc lương của anh là 2,18)
Lương cơ bản = 2,18 × 650.000 × 26/26= 1.417.000 đồng
Tổng số tiền lương thực tế của anh Tạo là 5.500.000 đồng
Cách tính các khoản trích theo lương và bảo hiểm xã hội trừ vào lương thực tế của anh Tạo:
BHXH = 1.417.000 × 5% =70.850.000 đồng
BHYT = 1.417.000 × 1% = 141.700 đồng
BHTN = 1.417.000 × 1% = 141.700 đồng
KPCĐ = 5.500.000 × 1% = 55.000 đồng
Quỹ từ thiện = 5.500.000 × 1% = 55.000 đồng
Biểu số 2-12: Bảng chấm công
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SƠN LA
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 10 năm 2009
TT
Họ và tên
Số hiệu
Bậc lương
Ngày trong tháng
Tổng
1
2
3
31
1
Nguyễn Mạnh Hùng
04-6501
3,36
+
+
+
…
+
26
2
Lê Bá Đài
04-6983
2,65
+
+
+
…
Ro
25
3
Nguyễn Đình Tạo
27-7353
2,18
+
+
+
…
+
26
4
Nguyễn Thị Nhung
02-8353
1,99
+
+
+
…
+
26
…
…..
…..
…
..
…
..
…
…
Người chấm công Thủ trưởng đơn vị phòng TC - LĐTL
Ký hiệu chấm công
Lương sản phẩm
K
Tai nạn lao động
T
Lương thời gian
+
Việc riêng có lương
R
Ốm điều dưỡng
Ô
Việc riêng không có lương
Ro
Con ốm
CÔ
Việc công
C
Đẻ, sẩy, nạo thai
TS
Thiếu việc làm
P
Học, họp
H
Chuyển quân
CQ
Tập quân sự
S
Nghỉ không có lý do
O
Nghỉ phép
F
Nghỉ bù
NB
Biểu số 2-13: Bảng thanh toán lương với cán bộ công nhân viên chức
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
Công trình Thủy điện Sơn La
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG VỚI CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC
Tháng 10 năm 2009
Đơn vị tính: VNĐ
TT
Họ và tên
Sổ lương
Chức danh nghề nhiệp
Chia ra
Các khoản phải nộp theo quy định
Thu nhập lương tháng
Ký nhận
Lương
Tiền thêm giờ
Các khoản khác
Tổng cộng
BHXH
BHYT
BHTN
Quỹ từ thiện
KP Công đoàn
Tổng cộng
Lương kỳ I
Lương kỳ II
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
1
Nguyễn Mạnh Hùng
04-6501
2.184.000
8.000.000
8.000.000
109.200
21.840
21.840
80.000
80.000
312.880
1.000.000
6.687.120
2
Lê Bá Đài
04-6983
1.722.500
3.400.000
3.400.000
86.125
17.225
17.225
34.000
34.000
188.575
500.000
2.711.425
3
Nguyễn Đình Tạo
27-7353
1.417.000
5.500.000
5.500.000
70.850
140.170
140.170
55.000
55.000
209.190
500.000
4.790.810
4
Nguyễn Thị Nhung
02-8353
1.293.500
3.500.000
3.500.000
64.675
12.935
12.935
35.000
35.000
160.545
500.000
2.839.455
..
……………
….
…
…
…
….
…
……
….
…..
..…
..…
…
…
…
Cộng
876.351.500
3.956.200.000
3.956.200.000
43.817.575
8.763.515
8.763.515
39.562.000
39.562.000
140.468.605
500.000.000
3.315.739.395
Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2-14: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
Công trình Thủy điện Sơn La
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC
Tháng 10 năm 2009
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Ghi có TK
TK 334 - phải trả người lao động
TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Tổng cộng
Ghi nợ TK
Lương
các khoản khác
Cộng có TK 334
KPCĐ
BHXH
BHYT
BHTN
Quỹ từ thiện
Cộng có TK 338
1
TK 622
CT Thủy điện Sơn La
3.956.200.000
3.956.200.000
39.562.000
43.817.575
8.763.515
8.763.515
39.562.000
140.468.605
4.096.668.605
….
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2
TK 627
CT Thủy điện Sơn La
5.281.650.000
5.281.650.000
72.393.000
215.938.275
28.657.480
28.657.480
72.393.000
417.973.235
5.699.689.235
…
…
…
…
…
…
..
..
…
…
Tổng cộng
15.562.497.500
15.562.497.500
155.624.975
486.256.189
64.856.276
64.856.276
155.624.975
927.218.691
16.498.716.191
Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đối với công nhân thuê ngoài
Khi có nhu cầu sử dụng, chủ nhiệm công trình được Công ty ủy quyền tiến hành thuê lao động và ký Hợp đồng giao khoán (biểu số 2-15) với đại diện bên nhận khoán.
Biểu số 2-15: Hợp đồng giao khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
Công trình Thủy điện Sơn La
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày 02 tháng 11 năm 2009 số:10
Đại diện bên giao khoán:
Họ và tên: Bùi Văn Hiếu Chức vụ: Chủ nhiệm công trình Thủy điện Sơn La
Đại diện bên nhận khoán:
Họ và tên: Lê Văn Đào Chức vụ: Tổ trưởng tổ xây dựng
Cùng ký kết hợp đồng giao khoán như sau:
I. Điều khoản chung:
- Phương thức giao khoán: khoán theo khối lượng công việc hoàn thành
- Hình thức thanh toán: thanh toán hàng tháng dựa trên Biên bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành
II. Điều khoản cụ thể
1. Nội dung công việc giao khoán
TT
Nội dung
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
(VNĐ)
Thành tiền (VNĐ)
Thời gian
Từ ngày
Đến ngày
1
Đổ bê tông gói số 9
M3
1.549
40.000
61.960.000
5/11/09
15/12/09
2
Trát tường gói số 9
M2
950
8.000
7.600.000
5/11/09
30/11/09
….
..
…
…
…..
…
….
Cộng
157.567.000
2. Trách nhiệm và quyền lợi của bên nhận khoán: …………….
3. Trách nhiệm và quyền lợi của bên giao khoán khoán:……………
Đại diện bên khoán Đại diện bên nhận khoán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Với công nhân thuê ngoài, Công ty không theo dõi từng người mà chỉ thực hiện giám sát chung. Việc trả lương cho từng người được thực hiện bởi đội trưởng của đội đó. Cuối mỗi tháng, chủ nhiệm công trình cùng cán bộ kỹ thuật sẽ đi nghiệm thu công việc hoàn thành bàn giao của mỗi tổ, đội và lập Biên bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành (biểu số 2-16)
Biểu số 2-16: Biên bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
Công trình Thủy điện Sơn La
BIÊN BẢN XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH
Ngày 30 tháng 11 năm 2009
Căn cứ vào khối lượng thực tế thi công, hôm nay ngày 30/11/2009 chúng tôi gồm:
Đại diện bên giao khoán:
Ông: Bùi Văn Hiếu Chức vụ: Chủ nhiệm công trình
Ông: Nguyễn Hùng Cường Chức vụ: Kỹ thuật viên
Đại diện bên nhận khoán
Ông: Lê Văn Đào Chức vụ: Tổ trưởng tổ xây dựng
Hai bên cùng thống nhất xác nhận khối lượng công việc thi công đã hoàn thành từ ngày 5/11/2009 đến ngày 30/11/2009, theo hợp đồng giao khoán số 10:
STT
Nội dung
ĐVT
Khối lượng
Theo HĐ
Đã hoàn thành
1
Đổ bê tông gói số 9
M3
1.549
958
2
Trát tường gói số 9
M2
950
950
…
…
…
…
…
Đại diện bên khoán Đại diện bên nhận khoán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khi hợp đồng giao khoán và biên bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành được gửi về phòng Tài chính – kế toán của công ty, kế toán tiến hành lập Bảng tính lương công nhân thuê ngoài (biểu số 2-17)
Biểu số 2-17: Bảng tính lương công nhân thuê ngoài
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
Công trình Thủy điện Sơn La
BẢNG TÍNH LƯƠNG CÔNG NHÂN THUÊ NGOÀI
Tháng 11 năm 2009
TT
Nội dung
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
(VNĐ)
Thành tiền (VNĐ)
1
Đổ bê tông gói số 9
M3
958
40.000
38.320.000
2
Trát tường gói số 9
M2
950
8.000
7.600.000
….
..
…
…
…..
Cộng
97.432.000
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau khi tổng hợp và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của toàn bộ chứng từ mà kế toán đội công trình gửi về, kế toán tiến hành ghi sổ kế toán. Khi số liệu trên các chứng từ được cập nhập vào phần mềm thì các số liệu lại tự động chuyển qua sổ chi tiết TK 62245 (biểu số 2-18)
Biểu số 2-18: Sổ chi tiết TK 62245
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM
Công ty Cổ phần Lilama 10
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 62245
Trích Quý IV năm 2009
Công trình Thủy điện Sơn La – Sơn La
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
CT
Mã CT
Số
CT
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư đầu kỳ
0
31/10/2009
PKT
18
Chi phí lương CNTT trong biên chế T10/2009
334
3.956.200.000
31/10/2009
PKT
18
Trích KPCĐ T10/2009
3382
39.562.000
…
…
…
….
…
…..
….
30/11/2009
PKT
100
CPNC thuê ngoài tổ xây dựng T11/2009
334
97.432.000
….
…
….
….
…
….
……
31/12/2009
KC chi phí NCTT CT Thủy điện Sơn La
15445
26.942.865.254
Cộng số phát sinh
26.942.865.254
26.942.865.254
Số dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.2.4 Quy trình ghi sổ tổng hợp
Số liệu được cập nhập vào phần mềm thì đồng thời với việc số liệu tự chuyển qua Sổ chi tiết TK 62245 (biểu số 2-18), số liệu cũng được chuyển qua sổ Nhật ký chung (biểu số 2-10), Sổ cái Tk 62245 (biểu số 2-19)
Biểu số 2-19: Sổ cái TK 622
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM Mẫu số: S03b-DN
Công ty Cổ phần Lilama 10 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622
Trích quý IV 2009
Đơn vị tính:VNĐ
Ngày
CT
Mã CT
Số
CT
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư đầu
0
31/10/2009
PKT
18
Chi phí lương CNTT trong biên chế T10/2009 CT Sơn La
334
3.956.200.000
…….
…
…
…
….
…
…
…
31/11/2009
PKT
100
CPNC thuê ngoài tổ xây dựng T11/2009 CT Sơn La
3341
97.432.000
….
….
…
…..
…
……
……
31/12/2009
KC chi phí NCTT CT Thủy điện Bắc Hà
15405
95.272.985
31/12/2009
KC chi phí NCTT CT Thủy điện Sơn La
15445
26.942.865.254
….
….
….
…..
….
…..
…..
Cộng tổng số phát sinh
40.580.025.579
40.580.025.579
Số dư cuối kỳ
0
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập Kế toán trưởng Tổng giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
2.1.3.1 Nội dung
Ngoài các khoản chi phí được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất ra các sản phẩm, để phục vụ cho quá trình thi công còn có các chi phí khác phát sinh. Các chi này liên quan gián tiếp đến các đối tượng xây lắp gọi là chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở công trường.
Chi phí sản xuất chung ở Công ty cổ phần Lilama 10 bao gồm:
Chi phí nhân viên phục vụ, quản lý thi công công trình như tiền lương, các khoản trích theo lương tính vào chi phí như KPCĐ, BHXH, BHYT của toàn bộ CNVTT thi công công trình, vận hành máy móc thiết bị và phục vụ thi công xây lắp ngoài hiện trường.
Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ thi công công trình ngoài hiện trường.
Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho thi công công trình, quản lý công trình
Chi phí dịch vụ thuê ngoài liên quan đến việc thi công công trình như điện nước, bảo hiểm tài sản…..
Các chi phí khác bằng tiền liên quan đến thi công công trình như chi phí thuê lán trại, chi phí đo đạc…
Chi phí máy thi công
Theo phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh ở công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Còn đối với những chi phí liên quan đến nhiều công trình thì tập hợp chung rồi tiến hành phân bổ.
Chứng từ sử dụng
Các chứng từ ban đầu dùng để hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công trình Thủy điện Sơn La là Bảng phân bổ nguyên vật liệu, Bảng kê trích khấu hao TSCĐ. Bảng kê xuất công cụ dung cụ…..
2.1.3.2 Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng tài khoản TK 627 để tập hợp chi phí sản xuất chung và được chi tiết thành các tiểu khoản:
TK 6271 – Chi phí nhân viên đội: bao gồm tiền lương, phụ cấp lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, quỹ từ thiện trích theo tỷ lệ nhất định trên tổng quỹ lương công nhân trực tiếp thi công, nhân viên quản lý đội theo danh sách trong Công ty
TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6278 – Chi phí sử dụng máy thi công, chi phí NVL, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoàivà chi phí khác bằng tiền
Mỗi tiểu khoản này lại được mở chi tiết cho các công trình, hạng mục công trình theo mã của chúng. Với công trình Sơn La mã công trình là 45. Nội dung phản ánh của TK 627:
Bên Nợ
- Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Bên Có
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung
2.1.3.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Chi phí nhân viên đội
Do tính chất lao động, đây đều là những công nhân trong biên chế của công ty, được trả lương theo thời gian. Vì vậy, chi phí nhân viên đội cũng được tính và hạch toán tương tự như công nhân lao động trực tiếp trong biên chế.
Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công (biểu số 2-12), kế toán tính ra tiền lương và lập Bảng thanh toán tiền lương với cán bộ công nhân viên (biểu số 2-13) theo từng công trình. Sau đó, kế toán mới tổng hợp chi phí lương và lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cán bộ công nhân viên chức (biểu số 2-14). Số liệu trên bảng này là căn cứ để phản ánh vào sổ chi tiết TK 6271. Tại công trình Thủy điện Sơn La là và sổ chi tiết TK 627145 (biểu số 2-20)
Biểu số 2-20: Sổ chi tiết TK 627145
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM
Công ty Cổ phần Lilama 10
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627145
Trích Quý IV năm 2009
Công trình Thủy điện Sơn La – Sơn La
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
CT
Mã CT
Số
CT
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư đầu kỳ
.
0
….
…
…
….
..
……
……..
30/10/2009
PKT
253
Phân bổ trích BHXH tháng 10/2009
3383
215.938.275
30/10/2009
PKT
254
Phân bổ trích BHYT tháng 10/2009
3384
28.657.480
…..
…
….
……
..
….
…..
31/12/2009
PKT
KC Chi phí nhân viên đội
15445
9.419.888.273
Cộng số phát sinh
9.419.888.273
9.419.888.273
Số dư cuối kỳ
0
Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chi phí khấu hao TSCĐ
Hiện nay, Công ty Cổ phần Lilama 10 ghi nhận TSCĐ theo giá trị thực tế, khấu hao TSCĐ được xác định theo phương pháp đường thẳng. Công ty đã thực hiện đăng ký khấu hao nhanh với cơ quan quản lý thuế. Các chi phí khấu hao TSCĐ của công trình nào được theo dõi trực tiếp cho tài sản của công trình đó. Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật của TSCĐ do bên bán cung cấp, kế toán xác định thời gian sử dụng và nguyên giá của TSCĐ để tính ra mức khấu hao phải trích hàng năm và hàng tháng
Mức khấu hao TSCĐ hàng năm
=
Giá trị còn lại của TSCĐ
×
Tỷ lệ khấu hao nhanh
Tỷ lệ khấu hao nhanh
=
Nguyên giá TSCĐ
×
Hệ số điều chỉnh
Số năm dự kiến sử dụng × 12 tháng
Căn cứ để ghi vào bảng phân khấu hao TCĐ là bảng phân bổ khấu hao tháng trước và số khấu hao tăng giảm trong tháng của từng loại TSCĐ. Kế toán công ty lập Sổ theo dõi tình hình sử dụng TSCD và hàng tháng lập bảng kê trích khấu hao (biểu số 2-21) cho từng công trình.
Khi hoàn thành việc cập nhập chứng từ thì các sổ liệu sẽ có trong sổ chi tiết TK 627445 (biểu số 2-22)
Biểu số 2-21: Bảng kê trích khấu hao TSCĐ
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
Công trình Thủy điện Sơn La
BẢNG KÊ TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ
Công trình Thủy điện Sơn La
Tháng 12 năm 2009
Đơn vị tính: đồng
TT
Tên TSCĐ
Tỷ lệ KH (%)
Nơi sử dụng
Toàn công trình
TK
627445
Nguyên giá
Mức KH
1
Máy khoan
10
2.634.910.000
21.597.583
21.597.583
2
Máy xúc
12
1.292.826.000
12.9328.260
12.9328.260
…
…..
….
……
……
……
Cộng
274.313.828
274.313.828
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2-22 : Sổ chi tiết TK 627445
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM
Công ty Cổ phần Lilama 10
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627445
Trích Quý IV năm 2009
Công trình Thủy điện Sơn La – Sơn La
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
CT
Mã CT
Số
CT
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư đầu kỳ
.
0
….
…
…
….
..
……
……..
31/12/2009
PKT
435
HT phân bổ KH tháng 11/2009 – TSCĐ vô hình
2141
286.458.603
31/12/2009
PKT
436
HT phân bổ KH tháng 12/2009 – TSCĐ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25606.doc