Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nền kinh tế nước ta cũng đang có những biến đổi to lớn về nhiều mặt, sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng cao và cạnh tranh là một tất yếu không thể tránh khỏi đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp. Với các doanh nghiệp xây lắp để có được ưu

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế khi tham gia dự thầu thì giá dự thầu phải thấp. Chính vì vậy mà việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trường. Sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam, dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Nguyễn Thị Lời và sự giúp đỡ của cán bộ phòng Kế toán- Tài chính, em đã chọn và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài " Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam". Ngoài lời mở đầu và kết luận thì chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam. Chương II: Thực trạng về kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam Chương III: Hoàn thiện Kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam Do thời gian thực tâp chưa nhiều, cộng với trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy Cô để bài viết của em hoàn thiện hơn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Lời cùng toàn thể cán bộ phòng Kế toán- Tài chính Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG VÀ HẠ TẦNG VIỆT NAM 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam Tên công ty: Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: VIET NAM INFRASTURE AND INVESTMENT ENERGY DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: VIE.,JSC. Địa chỉ công ty: số 5, ngách 16, ngõ 216, đường Nguyễn An Ninh, phường Đồng tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Văn phòng giao dịch: số 48, ngõ 283, đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Điện thoại: 04.22137871 Fax: 04.39726075 Với mong muốn đóng góp công sức và trí tuệ vào sự phát triển của ngành năng lượng nói riêng và ngành công nghiệp nói chung cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cuả các địa phương trong cả nước, một số cán bộ, chuyên gia đã công tác lâu năm trong ngành điện và xây dựng đã cùng nhau thành lập công ty Cổ phần đầu tư A Nam vào ngày 17 tháng 10 năm 2006. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật, về nguồn vốn đầu tư cũng như để phát huy năng lực vốn có và nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty, Ban giám đốc công ty đã kêu gọi góp vốn, hợp tác đầu tư, tăng vốn điều lệ. Đến ngày 08 tháng 06 năm 2007, Công ty cổ phần Đầu tư A Nam chính thức được đổi tên thành Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam. Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam có số vốn điều lệ là 6.000.000.000 VND ( sáu tỷ đồng), giấy phép kinh doanh số 0103014038 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp. Sự kết hợp giữa đội ngũ cán bộ đã qua nhiều năm công tác và đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ đã nâng cao khả năng thích nghi với bối cảnh phát triển chung của nền kinh tế hội nhập của đất nước. Không ngừng trau dồi kiến thức, nắm bắt và ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật dựa trên nền tảng kinh nghiệm vững chắccủa lớp cán bộ đàn anh đi trước. Đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty, tránh bị tụt hậu. Mặc dù là một công ty trẻ- công ty mới được thành lập nhưng với trang thiết bi cơ giới đa dạng và hiện đại cùng đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm, lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, công ty đã tạo cho mình một uy tín lớn mà không phải bất kì công ty mới thành lập nào cũng có được. Công ty đã xây dựng và lắp đặt hoàn thành nhiều công trình, các công trình hoàn thành bàn giao được chủ đầu tư đánh giá đạt chất lượng cao và thi công đúng tiến độ. Với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của tập thể Ban giám đốc, của các phòng ban cũng như của từng cán bộ nhân viên trong công ty, Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Có thể đánh giá sự phát triển của công ty thông qua một số chỉ tiêu kinh tế sau: Bảng 1.1Kết quả hoạt động KD năm 2007-2008 Đơn vị: đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2008/2007 +/- % 1.Doanh thu BH va cung cấp DV 16.035.855.330 27.142.862.781 11.107.007.451 69,24 2.Các khoản giảm trừ DT 0 0 0 3.Doanh thu thuần về BH và CCDV 16.035.855.330 27.142.862.781 11.107.007.451 69,24 4.Giá vốn hàng bán và CCDV 12.932.528.452 22.674.653.561 9.742.125.109 75,33 5.LN gộp về BH và CCDV 3.103.326.878 4.468.209.220 1.364.882.342 43,98 6.Doanh thu hoạt động tài chính 22.131.836 44.652.882 22.521.046 101,7 7.Chi phí tài chính Trong đó CP lãi vay 228.454.240 205.608.000 210.240.337 -18.213.903 -7,9 8.Chi phí QLKD 1.111.514.628 1.129.966.710 18.452.082 1,7 9.Lợi nhuận thuần 1.785.489.846 3.172.655.055 1.387.165.209 77,69 10.Thu nhập khác 0 0 11.Chi phí khác 0 417.151 12. Lợi nhuận khác 0 (417.151) 13.Tổng LNKT trước thuế 1.785.489.846 3.172.237.904 1.386.748.058 77,66 14.Chi phí thuế TNDN 499.937.157 888.226.613 388.289.456 77,66 15.LN sau thuế TNDN 1.285.552.689 2.284.011.291 77,66 Nguồn số liệu: phòng Kế toán- Tài chính. Nhận xét: Qua bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam ta thấy nhìn chung đa số các chỉ tiêu đều tăng. Cụ thể như sau: Doanh thu thuần năm 2007 là 16.035.855.330 đồng đến 2008 là 27.142.862.781 đồng tức là tăng 11.107.007451 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 69,24%. Giá vốn hàng bán năm 2007 là 12.932.528.452 đồng đến năm 2008 là 22.674.653.561 đồng tức là tăng 9.742.125.109 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 43,98%. Lợi nhuận gộp năm 2007 là 3.103.326.878 đồng đến năm 2008 là 4.468.209.220 tức là tăng 1.364.882.342 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 43,98%. Lợi nhuận thuần năm 2007 là 1.785.489.846 đồng đến năm 2008 là 3.172.655.055 đồng tức là tăng 1.378.165.209 tương ứng với tốc độ tăng là 77,69%. Tuy nhiên ta thấy là tốc độ tăng của doanh thu lại thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn ( 69,24% < 75,33%) hay nói cách khác năm 2007 có tỷ lệ giá vốn trên doanh thu (80,6%) < tỷ lệ giá vốn trên doanh thu năm 2008 (83.5%) điều này đã làm ảnh hưởng lớn tốc độ tăng của lợi nhuân gộp và lợi nhuận thuần. Nguyên nhân của việc tỷ lệ giá vốn trên doanh thu năm 2008 cao hơn so với năm 2007 đó là do sự lạm phát của nền kinh tế nước ta. Nền Kinh tế bị lạm phát khiến cho giá của nguyên, nhiên, vật liệu tăng lên cao hơn so với giá dự toán. Trong khi đó thì doanh thu lại chỉ được thực hiện theo giá hợp đồng đã kí kết trước đó tức là theo giá dự toán. Nhưng xét đến cùng thì mặc dù có sự tác động không tích cực của nền kinh tế nhưng công ty vẫn kinh doanh có lãi và tăng trưởng. Điều này đã khẳng định vị trí và uy tín của công ty trong lĩnh vực mà mình đang hoạt động. 1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam. 1.2.1. Bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam. Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: - Hội đồng quản trị. - Ban giám đốc. - Các phòng ban chức năng và nghiệp vụ nhằm mục đích, yêu cầu của việc quản lý kinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc công ty. Có 5 phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: + Phòng Kinh tế- Kế hoạch. + Phòng Tổ chức hành chính. + Phòng Kế toán- Tài chính. +Phòng Vật tư- Thiết bị -vận tải. + Phòng Kĩ thuật- KCS - An toàn. - Tại các đội thi công xây lắp có các Đội trưởng, Tổ trưởng chịu sự lãnh đạo của Ban giám đốc, Phòng Kỹ thuật-KCS-An toàn và Phòng Vật tư- thiết bị- Vận tải. Và bao gồm các Tổ, Đội sau: + Đội thi công xây lắp điện 1. + Đội thi công xây lắp điện 2. + Đội thi công xây lắp điện 3 + Tổ gia công cơ khí. + Tổ vận hành máy thiết bị công trình. Bộ máy quản lý của công ty được khái quát ở sơ đồ sau: SƠ ĐỒ 1.1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY Hội đồng quản trị công ty Ban giám đốc điều hành Phòng Tổ chức hành chính Phòng Vật tư- Thiết bị Vận tải Phòng Kế toán Tài chính Phòng Kinh tế Kế hoạch Phòng Kỹ thuật-KCS-An toàn Đội thi công XLĐ 2 Đội thi công XLĐ 1 Đội thi công XLĐ 3 Tổ gia công cơ khí Tổ vận hành máy thiết bị công trình Ghi chú: quan hệ chỉ đạo trực tiếp 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các cá nhân và các bộ phận: á Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty. á Ban giám đốc. - Giám đốc: là người phụ trách điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình hoạt đốngản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo thông qua Phó giám đốc và các Trưởng phòng ban chức năng. - Phó giám đốc. + là người giúp việc cho Giám đốc trong điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty, thay mặt Giám đốc Công ty giải quyết một số công việc cụ thể teo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. + Phó giám đốc công ty phải thường xuyên báo cáo kết quả công tác của mình với giám đốc Công ty. + Trong quá trình giải quyết công việc có các mối quan hệ với cá nhân, tổ chức bên ngoài Công ty thì trước khi giải quyết cần có ý kiến thống nhất về nguyên tắc với Giám đốc Công ty. Đồng thời trong quá trình giải quyết phải thường xuyên báo cáo với Giám đốc kết quả thực hiện. á Phòng Kinh tế- Kế hoạch: Phòng Kinh tế- kế hoạch có chức năng xây dựng và quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm của Công ty; giúp ban giám đốc dự thảo, ban hành quy chế sửa đổi, bổ sung, nghiên cứu triển khai thực hiện côbg tác tuân thử pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh; quản lý và đảm bảo hồ sơ pháp lý trang thiết bị tài sản, kế hoạch đầu tư, quản lý hợp đồng kinh tế và các hồ sơ có liên quan; xây dựng hồ sơ đấu thầu, lập hồ sơ quản lý các dự án từ giai đoạn tiền khả thi đến ký hợp đồng xây dựng, xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương. á Phòng kế toán- Tài chính: - Có chức năng xây dựng, theo dõi, kiểm soát, chỉ đạo hệ thống Tài chính kế toán của Công ty, tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán chính xác, đúng pháp luật. - xây dựng kế hoạch khai thác thị trường vốn có hiệu quả. á Phòng Tổ chức hành chính: - Xây dựng kế hoạch quản lý công tác lao động, tiền lương, định mức lao động, bảo hiểm xã hội, đào tạo, quản lý hợp đồng lao động, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên. - Giải quyết những thủ tục tuyển dụng, thôi việc, những chế độ liên quan đến người lao động. á Phòng Kỹ thuật- KCS-An toàn: - Có chức năng xây dựng phương án kỹ thuật thi công và kiểm trachất lượng công trình, lập hồ sơ kỹ thuật chi tiết cho các dự án, chỉ đạo thi công hồ sơ kỹ thuật chi tiết cho các dự án, chỉ đạo thi công hồ sơ kỹ thuật thực hiện đúng hợp đồng, nghiệm thu hoàn công, quản lý hồ sơ liên quan như: hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu. á Phòng Vật tư-Thiết bị-Vận tải: - Có chức năng xây dựng kế hoạch quản lý vật tư, xây dựng định mức vật tư cho các công trình , đảm bảo việc cung cấp đúng đủ và kịp thời cho các công trình. 1.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ. 1.3.1. Đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và cơ cấu ngành nghề của Công ty là: - Xây dưng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, xây lắp công trình đường dây và trạm biến áp đến 220 KV, công trình chiếu sáng. - Xây dựng và cho thuê công trình viễn thông. - Mua bán, lắp đặt hệ thống thiết bị cơ điện, điện tử, thiết bị viễn thông, điện lạnh, điều hòa không khí, âm thanh, ánh sáng. - Sản xuất, gia công, chế tạo các sản phẩm cơ khí, kim khí. - Gia công, chế tạo các loại tủ, bảng điện. - Mua bán vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông lâm, thủy hải sản, máy móc thiết bị, vật tư liên quan đến thiết bị văn phòng. - Sửa chữa, đại tu máy biến áp và thiết bị điện. - Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện. - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa. - Xuất- nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa mà công ty kinh doanh. Là công ty được thành lập chưa lâu xong Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam đã xây lắp nhiều công trình với chất lượng cao, tạo được niềm tin của các chủ đầu tư. Một số công trình mà công ty đã và đang thực hiện như: di chuyển hạ ngầm tuyến điện cao thế 6KV khu nhà ở Vĩnh Hoàng; Cung cấp và lắp đặt hệ thống điện phân phối trung và hạ thế dự án khu du lịch và sinh thái An viên; cung cấp vật tư, lắp đặt hệ thống điện trong nhà Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp HH1- số 114 Mai Hắc Đế Hà nội. 1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty. Do sản phẩm của các công ty xây lắp là những công trình, nhà cửa xây dựng sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có kích thước và chi phí lớn, thời gian xây lắp lâu dài nên quá trình sản xuất các loại sản chủ yếu của Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam nói chung có đặc điểm là sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau (các điểm dừng kỹ thuật), có giá trị lớn, mỗi công trình đều có dự toán và thiết kế riêng, phân bổ rải rác ở các địa bàn khác nhau. Tuy vậy hầu hết các công trình của công ty đều phải tuân thủ một quy trình công nghệ sản xuất thống nhất như sau: - Nhận thầu công trình thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp. - Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình( bên A) - Trên cơ sở thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết ,công ty tổ chức quá trinh thi công để tạo ra sản phẩm. Bắt đầu bằng việc giải quyết mặt bằng thi công, tổ chức cung ứng vật tư, tiến hành xây dựng và hoàn thiện. - Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về tiến độ và kỹ thuật thi công. - Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam được khái quát thành sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Đấu thầu Ký hợp đồng với bên A Nghiệm thu kỹ thuật và tiến độ thi công với bên A Tổ chức thi công Bàn giao và thanh quyết toán công trình với bên A 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam.. Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam đã tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán một cách hợp lý, khoa học và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành cũng như đặc điểm kinh doanh của mình. 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. Hiện nay bộ máy Kế toán của Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam được tổ chức tại phòng Kế toán- tài chính, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty.Trên cơ sở chế độ hiện hành về tổ chức công tác phù hợp với tình hình thực tế của công ty về tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất, Công ty thực hiện tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Ở công ty có phòng Kế toán trung tâm, còn ở các đội xây lắp có nhân viên kế toán làm nhiệm vụ nghi chép và theo dõi tập trung chứng từ ban đầu( chứng từ gốc) về toàn bộ chi phí thi công phát sinh tại công trình để chuyển về phòng Kế toán của công ty. Phòng sẽ thực hiện tổng hợp tài liệu, lập số liệu sổ sách để tính giá thành sản phẩm cuối cùng, chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ Đồ 1.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng Kế toán chi phí và tính giá thành Kế toán TSCĐ, VL và CCDC Kế toán Quỹ và Ngân hàng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp 1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ: 1.4.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán - Chức năng: Phòng kế toán-Tài chính là 1 phòng nghiệp vụ thuộc khối văn phòng của công ty, nó có những chức năng chính sau: + Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc tổ chức thực hiện chế độ tài chính, kế toán và quản lý bộ máy tài chính, kế toán của công ty theo quy định hiện hành. + Tham mưu cho lãnh đạo công ty xây dựng các kế hoạch tài chính một cách hệ thống và toàn diện, phù hợp với chiến lược phát triển chung của công ty. + Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế tài chính tại công ty phù hợp với pháp luật hiện hành và quy định hiện hành tại đơn vị. + Thực hiện chức năng chỉ đạo toàn diện công tác Tài chính-kế toán toàn công ty. - Nhiệm vụ: + Ghi chép, tính toán phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của công ty. + Mở các loại sổ sách kế toán cần thiết để đảm bảo việc ghi chép, tính toán một cách có hệ thống theo quy định hiện hành. Trong trường hợp sử dụng máy vi tính và phần mềm kế toán vào công tác kế toán thì hàng tháng phải in và đóng thành sổ theo quy định. + Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán phù hợp với yêu cầu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh,bảo quản, lưu giữ chứng từ theo quy định hiện hành. + Lập kế hoạch tài chính hàng năm, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, thanh toán công nợ, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn và ngăn ngừa kịp thời những hành động vi phạm chế độ kỷ luật kinh tế- tài chính của nhà nước cũng như các quy định, quy chế nội bộ của công ty. Thực hiện báo cáo công khai một số chỉ tiêu tài chính theo yêu cầu quản lý chung của đơn vị. + Cung cấp đầy đủ số liệu,tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế- tào chính phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch tài chính. Thực hiện công tác báo cáo kế toán, thống kê và thông tin kinh tế theo yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước cũng như yêu cầu quản trị kinh doanh. Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin nghiệp vụ chuyên ngành tài chính kế toán của công ty với cơ quan bên ngoài. + Phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc tổ chức bộ máy kế toán, trong xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như xây dựng các quy chế nội bộ, trong việc thẩm định các dự án, thanh quyết toán các công trình, phân tích hiệu quả kinh tế các dự án, công trình phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp. 1.4.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Kế Toán Trưởng: Kế Toán Trưởng phụ trách chung công tác tài chính- kế toán của công ty và trực tiếp chỉ đạo các công việc sau: - Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán. - Lập kế hoạch cân đối tài chính. - Vay mượn, thế chấp, cầm cố. - Tổng hợp Báo cáo tài chính của công ty, quyết toán báo cáo tài chính. - Lập chính sách, chế độ vốn, phân phối lợi nhuận, tiền lương, tiền thưởng. Định kỳ Kế Toán Trưởng phải lập báo cáo tài chính để phục vụ nhu cầu thông tin về tài chính và phục vụ cho quá trình quản lý của cấp trên. - Kế toán trưởng có quyền phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn, ký duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký duyệt các vấn đề liên quan đến tài chính không phù hợp với chế độ quy định, có quyền yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở công ty cùng phối hợp thực hiện các công việc chuyên môn có liên quan đến các bộ phận chức năng đó. 1.4.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận kế toán: - Kế toán tài sản cố định, vật liệu và công cụ dụng cụ: theo dõi tổng hợp và chi tiết việc trích và phân bổ khấu hao tài sản cố định, lập báo cáo tăng giảm tài sản cố định, theo dõi tình hình vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, đang sử dụng và phân bổ công cụ dụng cụ. - Kế toán quỹ- ngân hàng: phụ trách nghiệp vụ liên quan đến quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, theo dõi tình hình biến động của tài khoản tiền gửi, chịu ttrách nhiệm thanh toán với ngân hàng. - Kế toán chi phí- tính giá thành sản phẩm: theo dõi và tập hợp các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hoạt động xây lắp, đồng thời phân bổ chi phí và tính giá trị sản phẩm dở dang từ đó xác định giá thành sản phẩm. - Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ thực hiện các phần hành kế toán còn lại như kế toán hoạt động tài chính, hoạt động bất thường, kế toán thuế, khóa sổ kế toán, lập các báo cáo. - Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt có tại quỹ tiền mặt của công ty. Hàng ngày thủ quỹ thực hiện các nhiệm vụ về thu, chi quỹ, ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến thu, chi quỹ tiền mặt. Cuối ngày thủ quỹ đối chiếu với kế toán quỹ, kiểm tra sai sót nếu có sau đó tiến hành kiểm kê quỹ. 1.4.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam 1.4.3.1. Hình thức sổ kế toán - Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam áp dụng theo hình thức sổ Nhật ký chung. -Việc ghi chép được thực hiện trên máy vi tính và sử dụng phần mềm FAST - Các loại sổ kế toán mà công ty sử dụng: + Sổ nhật ký chung: là sổ tổng hợp, được dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian, là căn cứ để vào sổ cái các tài khoản có liên quan. + Sổ cái: là sổ tổng hợp ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán. Số liệu ghi trên sổ cái để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên các sổ thẻ chi tiết, đồng thời là cơ sở để lập báo cáo tài chính cuối năm. + Sổ chi tiết: là các sổ mở theo yêu cầu quản lý nhằm chi tiết hóa một đối tượng cụ thể. - Trình tự ghi sổ kế toán của công ty: công ty Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam thực hiên ghi sổ bằng máy tính trên phần mềm FAST và quy trình ghi sổ được thực hiện như sau: + Thông tin đầu vào: hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên các chứng từ gốc, cập nhật số liệu vào máy theo đúng đối tượng đã được cài đặt trong phần mềm. Máy sẽ tự động ghi vào sổ chi tiết tài khoản theo từng đối tượng và tự động ghi vào sổ cái tài khoản có mặt trong định khoản, bảng kê liên quan đối với các nghiệp vụ kết chuyển cần thiết ( kết chuyển chi phí, kết chuyển giá vốn...) phần mềm cho phép làm tự động qua các bút toán kết chuyển đã được cài đặt trong chương trình mà người sử dụng lựa chọn. khi người sử dụng chọn đúng bút toán kết chuyển,sẽ tự động kết chuyển toàn bộ giá trị dư nợ ( dư có) hiện thời của tài khoản kết chuyển sang bên có ( bên nợ) của tài khoản được kết chuyển. + Thông tin đầu ra: Kế toán có thể in ra bất kỳ lúc nào các sổ chi tiết, sổ cái TK sau các thông tin từ các nghiệp vụ đã được cập nhật bằng phương pháp "xâu lọc". Nhờ sử dụng phần mềm với khả năng tổng hợp tự động của máy mà hai bộ phận kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết được thực hiện đồng thời. - Trình tự ghi sổ kế toán được khái quát qua sơ đồ sau: - Sơ đồ 1.4: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Lập Chứng từ Nhập chứng từ vào các phân hệ nghiệp vụ Tổng hợp số liệu ghi vào các sổ cái Lệnh người dùng Các tệp nhật ký Ghi vào NKC, NK đặc biệt và các sổ chi tiết liên quan Máy tự động kết chuyển lên báo cáo tài chính và in sổ sách. Ghi chú: Ghi hàng ngày. Bút toán tự động. 1.4.3.2. Chính sách kế toán chung - Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 14/9/2006 do Bộ tài chính ban hành và chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp theo quyết định số 1864/1998/QĐ- BTC ngày 16/12/1998 do Bộ tài chính ban hành. - Niên độ kế toán: 1 năm dương lịch - Kỳ kế toán: từ 1/1 đến 31/12. - Đơn vị tiền tệ: VNĐ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp nhập trước, xuất trước. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: khấu hao theo phương pháp đường thẳng. 1.4.3.3. Hệ thống chứng từ - Sử dụng hệ thống chứng từ kế toán áp dụng chung của Bộ tài chính ban hành theo quyết định 48. Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số chứng từ đặc trưng của ngành xây dựng cơ bản. - Danh mục chứng từ kế toán mà công ty sử dụng: + Nhóm chứng từ mà công ty sử dụng trong phần hành Vốn bằng tiền gồm có: phiếu chi, phiếu thu, giấy báo nợ tiền gửi ngân hàng, giấy báo có tiền gửi ngân hàng, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền, biên bản kiểm kê vốn bằng tiền. + Nhóm chứng từ được sử dụng trong phần hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Phiếu chi, giấy báo nợ tiền gửi, bảng tính khấu hao tài sản, bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, bảng thanh toán lương, phiếu xuất kho vật liệu, hóa đơn giá trị gia tăng. + Nhóm chứng từ sử dụng trong phần hành kế toán doanh thu và xác định kết quả bao gồm: hóa đơn giá trị gia tăng, hợp đồng xây dựng. + Nhóm chứng từ được sử dụng trong phần hành kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa hơn mua hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển, tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. + Nhóm chứng từ được sử dụng trong phần hành kế toán mua hàng- công nợ phải trả: hợp đồng kinh tế, phiếu nhập kho, hóa đơn... 1.4.3.4. Hệ thống tài khoản sử dụng - Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thông tài khoản kế toán thống nhất, thực hiện theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành dùng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quyếtđịnh 48 cùng với chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp theo quyết định 1864. Đồng thời công ty cũng mở chi tiết một số tài khoản năm phục vụ cho việc quản lý cụ thể và phục vụ cho yêu cầu quản trị của công ty. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẨT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CỒNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG VÀ HẠ TẦNG VIỆT NAM 2.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam 2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị 2.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời gian nhất định. - Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích công dụng khác nhau. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán thì việc phân loại chi phí sản xuất là rất cần thiết. 2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất có thể được phân loại theo những tiêu thức chủ yếu sau: á Phân loại theo yếu tố chi phí (theo nội dung kinh tế) -Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 7 yếu tố như sau: + Yếu tố nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị NVL chính, VL phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ...sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ. + Yếu tố nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền công, tiền trích BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân sản xuất và của toàn bộ doanh nghiệp. + Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả các TSCĐ sử dụng cho SXKD trong kỳ. + Yếu tố chi phí bằng tiền khác: bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài những yếu tố chi phí đã nêu. Cách phân loại này giúp ta biết được kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí trên tổng chi sản xuất kinh doanh trong kỳ, phục vụ cho yêu cầu thông tin cho các nhà quản lý. á Phân loại theo khoản mục chi phí: Bao gồm các khoản mục - Khoản mục Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp. - Khoản mục Chi phí nhân công trực tiếp. - Khoản mục chi phí máy thi công. - Khoản mục Chi phí sản xuất chung. á Phân loại Chi phí theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Theo tiêu thức này thì chi phí gồm có: - Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí hoạt động Tài chính. - Chi phi hoạt động khác. 2.1.1.3. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố cơ bản như: - Loại hình sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt. - Đặc điểm tổ chức sản xuất. - Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp. - Đơn vị tính giá thành trong doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xây lắp do những đặc điểm về sản xuất xây lắp, về tổ chức sản xuất và quá trình sản xuất thi công nên đối tượng kế toán chi phí sản xuất thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình, hay từng đơn đặt hàng. 2.1.2. Khái niệm giá thành, phân loại giá thành sản phẩm và đối tượng tính giá thành tại đơn vị. 2.1.2.1. Khái niệm giá thành Trong quá trình thi công 1 công trình hay 1 hạng mục công trình, doanh nghiệp xây lắp phải đầu tư một lượng chi phí nhất định.Tất cả các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ cấu thành nên giá thành của công trình. Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí trực tiếp khác tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay đến khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước, nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán. Mỗi sản phẩm xây lắp có giá thành riêng nên giá thành sản phẩm xây lắp mang tính cá biệt. Doanh nghiệp có thể biết được giá bán trước khi biết giá thành sản xuất thực tế của công trình. 2.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp Đối với doanh nghiệp xây lắp giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành 3 loại: Lợi nhuận đinh mức _ Giá trị dự toán = Giá thành dự toán á Giá thành dự toán: là tổng các chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng xây lắp. Giá dự toán được xác định trên cơ sở định mức theo thiết kế được duyệt và khung giá quy định đơn giá xây dựng cơ bản áp dụng theo từng vùng lãnh thổ, từng địa phương do cấp có thẩm quyền ban hành. á Giá thành kế hoạch: là giá sản phẩm được lập dựa vào định mức chi phí nội bộ của doanh nghiệp xây lắp. Về nguyên tắc, định phí nội bộ phải tiến bộ hơn định mức dự toán. Giá thành kế hoạch được xác định theo công thức: Giá thành kế hoạch = giá thành dự toán - mức hạ giá thành kế hoạch á Giá thành thực tế: là biểu hiện bằ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21537.doc
Tài liệu liên quan