Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex

LỜI MỞ ĐẦU Phát triển và hội nhập là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việc mở rộng quan hệ kinh tế hàng hóa- tiền tệ, quan hệ thị trường cùng với các quy luật khắt khe của nó như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả.. đang ngày càng chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Đứng trước nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải liên tục vận động, đổi mới đưa ra các phương án kinh doanh có hiệu quả như các

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện pháp tăng năng suất lao động, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tăng doanh thu để làm sao tối đa hóa lợi nhuận. Trong hàng loạt các biện pháp đó, các chuyên gia kinh tế không thể không đặc biệt quan tâm tới công tác quản lý chi phí để tối thiểu hóa chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Tối thiểu hóa chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp. Muốn vậy, phải hạch toán chi phí một cách chính xác, tính giá thành hợp lý. Từ đó mới xác định đúng đắn về khả năng hiện có của chính doanh nghiệp mình. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí, giá thành và qua quá trình khảo sát thực tế, em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex” để làm chuyên đề thực tập với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được học ở trường vào thực tế để nâng cao kiến thức của mình về vấn đề chi phí, giá thành trong kế toán. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề gồm có hai phần chính sau: Phần I : Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy Barotex. Phần II: Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy Barotex. PHẦN I THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP GIẦY BAROTEX 1.1. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Tách ra từ Tổng công ty ( XNK) thủ công mỹ nghệ, công ty XNK Mây tre Việt Nam được thành lập vào tháng 04 năm 1971, đến nay đã hơn 30 tuổi. Hơn một phần ba thế kỷ đã qua, cùng với những biến đổi lớn lao của đất nước, Công ty XNK Mây tre tuy trải qua những thăng trầm khác nhau nhưng không ngừng được củng cố và phát triển. Từ bối cảnh ban đầu còn khó khăn và thiếu thốn do mới được thành lập, công ty đã tìm mọi giải pháp để khai thác tiềm năng lao động, nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất và tạo nguồn hàng xuất khẩu, thực hiện nhiệm vụ Bộ và Nhà nước giao cho. Từ khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất hoạt động của công ty được mở rộng, công ty đã lần lượt thành lập các chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để khai thác nguồn hàng thủ công các tỉnh miền Trung và phía Nam. Nhiều chủng loại hàng được đưa vào thị trường xuất khẩu như mây, tre, lá, mành tre, mành cọ, bàn ghế song mây… với chục triệu sản phẩm mỗi năm, hàng trăm cơ sở sản xuất, thu hút hàng triệu người lao động ở thành thị cũng như các làng nghề ở nông thôn, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm cho nhân dân lao động. Giữa lúc tình hình kinh doanh và thị trường của công ty đang có nhiều thuận lợi thì từ năm 1991 trước sự tan rã và sụp đổ của các nước Đông Âu và Liên Xô ( cũ) đã đưa công ty rơi vào tình trạng hết sức khó khăn về thị trường tiêu thụ. Là đơn vị có tới 95% hàng xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Liên Xô, việc mất phần lớn thị trường tiêu thụ đã đặt ra cho công ty nhiều khó khăn nan giải, song với tinh thần vượt khó và phát huy truyền thống trong hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã tập trung định hướng lại thị trường, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, thăm dò….Nhờ vậy, chỉ sau 2 năm từ khi mất thị trường cũ, công ty đã mở đựoc thị trường sang các nước khác và tự khẳng định được mình trong giai đoạn mới. Cho đến nay, công ty đã quan hệ với gần 300 thương nhân, hãng kinh doanh và tổ chức thương gia quốc tế thuộc trên 56 nước Với kết quả sau nhiều năm xây dựng và phát triển, công ty XNK Mây tre Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng 7 huân chương lao động cho Doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc Công ty, nhiều năm được Chính phủ và Bộ Thương Mại tặng cờ luân lưu của ngành về công tác XNK khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của công ty thực sự chuyển mình kể từ khi thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp của Nhà Nước. Ngày 23 tháng 08 năm 2000 công ty XNK Mây tre Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần XNK Mây tre Việt Nam theo quyết định số 1189/QĐ-BTM của Bộ Thương Mại. Hiện nay, công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103006399 của Sở Kê hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 05/01/2000. Để phù hợp hơn với cơ chế kinh tế thị trường và hình thức tổ chức hoạt động, quản lý mới của công ty cổ phần, ban giám đốc công ty đã đa dạng hóa các loại hình hoạt động cũng như sản phẩm sản xuất kinh doanh như kinh doanh hàng nông sản, sản phẩm gỗ, khoáng sản, vật tư, NVL máy móc thiết bị, phương tiện vận tải; kinh doanh bất động sản, khách sạn nhà hàng, sản xuất các mặt hàng giầy dép, hàng giả da…. Ngoài trụ sở chính tại 100 Thái Thịnh- Đống Đa- Hà Nội và 2 chi nhánh XNK mây tre ở TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, công ty còn thiết lập thêm chi nhánh XNK mây tre ở Hải Phòng, xí nghiệp tre trúc TP Hồ Chí Minh và xí nghiệp giầy xuất khẩu Barotex ( xí nghiệp giầy Barotex).Như vậy, xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex là một đơn vị thành viên trực thuộc công ty cổ phần XNK mây tre Việt Nam. Sau khi được Bộ Thương Mại phê duyệt dự án đầu tư xuất khẩu giầy thể thao số 162/TM-KH-ĐT ngày 12 tháng 3 năm 1999 và quyết định số 122/TM- TCCB ngày 20 tháng 07 năm 1999 của công ty Barotex Việt Nam, xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex được chính thức thành lập với quyết định số 196/TM-TCCB vào ngày 22 tháng 7 năm 2000. Xí nghiệp giầy Barotex hoạt động theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 0113006787 ngày 17/01/2000 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp, có trụ sở giao dịch và sản xuất tại địa bàn xã Barotex, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh hàng mây tre, thủ công mỹ nghệ, giầy dép hàng giả da… Như vậy, xí nghiệp giầy Barotex là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Tuy còn khá non trẻ với thời gian hoạt động chưa đầy 6 năm nhưng xí nghiệp giầy Barotex đã đạt được một số kết quả đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu luôn đạt khá cao với mức lợi nhuận liên tục tăng đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào thành tích của toàn công ty. Nhờ đó, quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng, thu hút thêm nhiều lao động nói chung và giúp giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động ở một địa bàn ngoại thành còn nhiều khó khăn của Hà Nội. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp. Mô hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp: Xí nghiệp giầy Barotex tiến hành sản xuất gia công sản phẩm dựa trên nguồn nguyên liệu chính mà đối tác cung cấp sau đó xuất khẩu thành phẩm ( tức là một đơn vị sản xuất gia công) nên đặc điểm chính của tổ chức sản xuất là: Theo dõi các đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài, tiến hành sản xuất và giao gọn hàng cho từng đơn đặt hàng. Lập kế hoạch chuẩn bị NVL, kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng đi được theo sát. Do đặc điểm của sản xuất là theo đơn đặt hàng nên sự chuẩn bị NVL mang tính đồng bộ cao. Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất được nhập từ hai nguồn: NVL chính được nhập từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan, bao gồm: da thật, giả da, vải hóa học, chỉ, keo dán, một số loại tem nhãn, vật liệu đóng gói theo yêu cầu của khách. Toàn bộ NVL chính đều do đối tác TMC ( Tawain Marchandise Coporation) cung cấp và quản lý. Chúng được nhập theo định mức tiêu hao của từng đơn hàng.Loại NVL này không được xem là một khoản mục chi phí đối với xí nghiệp xí nghiệp chỉ có trách nhiệm tiếp nhận nó để đưa vào sản xuất theo định mức. NVL phụ do xí nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng cho sản xuất. Nguồn vật liệu này được mua từ các cơ sở trong nước như:dây giầy, hộp carton, mút xốp, nylon, chun buộc…Những vật liệu này khi sử dụng cho sản xuất được hạch toán vào giá thành. Quá trình luân chuyển nguyên vật liêu & quy trình sản xuất như sau: Trên cơ sở các đơn đặt hàng và định mức đã ký với đối tác, xí nghiệp nhập khẩu các NVL chính của xí nghiệp. Tại đây, quá trình kiểm tra chất lượng và định lượng được tiến hành. Các hướng dẫn sử dụng NVL và định mức tiêu hao cũng được lập và kiểm chứng. Các nhóm vật tư thuộc các loại như xốp, giả da, tri cót, terion… được chuyển qua kho bán thành phẩm, phân xưởng cắt để gia công chi tiết và xử lý giầy. Các nguyên liệu cho may như chỉ, keo may, dầu ngâm chỉ.. được chuyển qua kho nguyên liệu bán thành phẩm, phân xưởng cắt may để may thành phẩm mũ, giầy. Các loại keo gò, đế, dây giầy…được chuyển qua kho nguyên liệu bán thành phẩm,phân xưởng gò để hoàn thiện sản phẩm. Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất tại xí nghiệp giầy Barotex NVL Đế giầy Cắt Cán sấy May Gò Thành phẩm Phân loại và đóng gói Nhập kho Sản phẩm sản xuất của xí nghiệp là các loại giầy da thật, giả da, giầy nam, nữ, trẻ em… tuỳ theo từng đơn đặt hàng. Chúng được sản xuất trên 3 dây chuyền , trong đó 1 dây chuyền sản xuất giầy thể thao & 2 dây chuyền sản xuất giầy vải. Giầy chủ yếu được sản xuất trên máy, chỉ có một số khâu bằng thủ công như quét keo, đóng hộp, dán nhãn hiệu…. Đối tác chủ yếu của xí nghiệp là Tawain Marchandise Coporation. Đây là một công ty Đài Loan đã có nhiều năm hoạt động và kinh doanh giầy, có uy tín trên thị trường giầy quốc tế. Nó vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp NVL chính cho xí nghiệp. Toàn bộ sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng với kế hoạch hàng tháng, quý, năm đã đựơc ký kết giữa xí nghiệp với đối tác. Hiện trên thị trường có rất nhiều các cơ sở, công ty sản xuất giầy da xuất khẩu đang là đối thủ cạnh tranh của Xí nghiệp cả về chất lượng và giá cả. Do đó, nếu xí nghiệp không chủ động tìm kiếm thị trường, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại cho sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm thì có thể sẽ bị mất đi bạn hàng truyền thống và thị phần vốn có của mình. Đây vừa là khó khăn, thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để xí nghiệp tự khẳng định sự tồn tại của mình trên thương trường. 1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình lao động, mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp giầy Barotex như sau: Trong doanh nghiệp, giúp việc cho giám đốc là một phó giám đốc phụ trách vấn đề tài chính và kinh doanh, một trợ lý giám sát kiêm phụ trách sản xuất. Cấp dưới là các bộ phận chức năng bao gồm 5 phòng: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế toán- tài vụ, Phòng Kỹ thuật KCS, Phòng Kế hoạch vật tư, Phòng xuất nhập và 5 phân xưởng: P/x Cắt, P/x May, P/x Gò ráp, P/x Đế, P/x Cơ điện. Ghi chú Quan hệ phối hợp Quan hệ chỉ đạo Giám đốc Phòng tổ chức HC Phòng kế toán tài vụ Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch vật tư Phòng xuất nhập Phân xưởng cắt Phân xưởng may Phân xưởng gò ráp Bộ phận đế Bộ phận cơ điện Sơ đồ 1.2 Bộ máy quản lý của xí nghiệp PGĐ phụ trách sản xuất PGĐ phụ trách KD PGĐ phụ trách vật tư Ban giám đốc: gồm 4 người ( 1Giám đốc+ 3 Phó giám đốc) Giám đốc: Là đại diện tư cách pháp nhân của xí nghiệp, là người phụ trách chung về tình hình sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, điều hành công việc theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước xí nghiệp và pháp luật về nhiệm vụ được phân công thực hiện. +Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Kiểm tra, giám sát về tình hình hoạt động cụ thể từng phân xưởng, bộ phận. +Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Phụ trách công việc mua bán, thực hiện công tác Marketing, chào hàng, giao dịch với đối tác. +Phó giám đốc phụ trách vật tư: Chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị sản xuất, NVL…để đảm bảo cho quá trình sản xuất được đầy đủ. Các bộ phận chức năng: Phòng tổ chức hành chính: là bộ phận bao gồm ban tổ chức lao động tiền lương, hành chính quản trị. Phòng kế toán tài vụ: là công cụ xí nghiệp giúp giám đốc thực hiện tốt công tác hạch toán kinh tế, thống kê tài chính, thông tin kinh tế cho xí nghiệp. Ngoài ra, phòng kế toán tài vụ còn có nhiệm vụ lập và thực hiện tốt các kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính theo quy định. Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ quan trọng là kiểm tra chất lượng sản phẩm, an toàn trong sản xuất trên từng công đoạn. Phòng kế hoạch vật tư: Dựa trên các đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh chuyển sang, các định mức vật tư phòng kỹ thuật chuyển tới để lập kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng, kế hoạch mua sắm, dự trữ, cấp phát vật tư sau khi đã kiểm tra lại các định mức. Phòng xuất nhập: có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, tìm nguồn cung cấp NVL, tìm đối tác kinh doanh, ký kết hợp đồng, tiêu thụ sản phẩm, làm thủ tục xuất thành phẩm, nhập NVL 1.1.4. Đặc điểm tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của xí nghiệp giầy Barotex Xí nghiệp giầy Barotex là một đơn vị kinh doanh còn non trẻ, lại chủ yếu sản xuất gia công cho khách hàng nên mức lợi nhuận đạt được hàng năm chưa cao, đặc biệt trong những năm đầu thành lập còn thua lỗ. Hoạt động sản xuất của xí nghiệp còn phụ thuộc vào các đơn hàng của đối tác do đó, kết quả hoạt động kinh doanh cũng thường xuyên biến động theo. Có những quý đạt mức lợi nhuận khá cao do sử dụng được tối đa công suất của máy móc, công nhân, tiết kiệm được chi phí nhưng cũng có những kỳ, xí nghiệp bị thua lỗ do đơn hàng ít, các mặt hàng có tỉ suất lợi nhuận thấp trong khi đó các chi phí bất biến như chi phí khấu hao, bảo dưỡng, bảo trì máy móc…vẫn phát sinh.Tuy nhiên, trong một số năm gần đây, do đổi mới công nghệ sản xuất và hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả nên mức lợi nhuận hàng năm đã tăng dần. a)Về tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu Tính đến 31/12/2006: Nguồn vốn kinh doanh của công ty bao gồm: vốn góp, thặng dư vốn và vốn khác. Các nguồn này đều tăng với mức tổng cộng là 1,437,291,304 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 5.54%. Các quỹ Quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng: 582,763,000 đồng, tương ứng với 53.14% Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh và Quỹ dự phòng tài chính giảm 741,454,215 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 23.54% Lợi nhuận chưa phân phối tăng 5%. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng được tăng lên qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. b)Về tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật tại xí nghiệp. Theo kết quả của các biên bản kiểm kê tài sản cố định và công cụ dụng cụ được tiến hành vào cuối năm 2006 thì: Tổng nguyên giá tài sản cố định hữu hình :16,154,385,374 VNĐ Trong đó: Nhà cửa, vật kiến trúc :8,444,791,564 VNĐ Máy móc, thiết bị : 6,155,078,544 VNĐ -Phương tiện vận tải : 1,578,529,125 VNĐ Thiết bị, dụng cụ quản lý : 145, 339,370 VNĐ Tài sản cố định vô hình : 12,000,000 VNĐ Xây dựng cơ bản dở dang : 21,813,341 VNĐ Công cụ, dụng cụ đang dùng :14,331,398 VNĐ c) Về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của xí nghiệp Trong 2 năm 2005 và 2006, xí nghiệp giầy Barotex đã đạt được các kết quả sau: Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của xí nghiệp năm 2005, 2006 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Tài sản ngắn hạn VNĐ 4,203,181,965 6,383,784,845 Tài sản dài hạn VNĐ 13,413,863,449 16,037,796,815 -Trong đó:Tài sản cố định VNĐ 12,163,919,503 15,160,836,991 Nợ phải trả VNĐ 14,142,014,507 18,985,892,885 Nguồn vốn chủ sở hữu VNĐ 3,475,030,907 3,435,688,775 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh VNĐ 12,369,458,360 18,704,673,083 Lợi nhuận sau thuế VNĐ 245,638,723 210,465,791 1.Số ngày một vòng quay nợ phải thu khách hàng Ngày 47 59 2.Số vòng quay hàng tồn kho Ngày 30.2 24.67 3.Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn 3.1 Bố trí cơ cấu tài sản Tài sản cố định/ Tổng tài sản % 70.6 68.2 Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản % 23.53 27.3 3.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 82.35 85.71 Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 17.65 14.29 4.Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.02 0.93 Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 0.86 1.21 Khả năng thanh toán nhanh Lần 1.43 1.2 5.Tỷ suất sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 1.98 1.12 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản % 1.4 0.93 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu % 7.05 6.13 Qua bảng phân tích trên, ta thấy xí nghiệp đã thực hiện chính sách thanh toán thắt chặt hơn đối với khách hàng .Điều này được thể hiện ở số ngày một vòng quay nợ phải thu khách hàng tăng lên ở năm 2006 (tăng 12 ngày). Một điều tích cực nữa là dự trữ hàng tồn kho giảm đi, giúp không bị ứ đọng vốn cũng như các chi phí liên quan tới hàng tồn kho, biểu hiện ở số ngày một vòng quay giảm đi. Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn: Do xí nghiệp giầy Barotex là một đơn vị sản xuất nên tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản lớn là phù hợp ( chiếm 70.6% năm 2005 và 68.2% năm 2006). Vì thế, tỷ lệ tài sản ngắn hạn/ tổng tài sản thấp. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn là không hợp lý, tiềm ẩn nhiều rủi ro vì tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của xí nghiệp là quá lớn, chiếm trên 80%. Do đó, chi phí lãi vay lớn, làm giảm lợi nhuận. Còn khả năng thanh toán của xí nghiệp lại khá tốt, biểu hiện ở hệ số khả năng thanh toán hiện hành, ngắn hạn và nhanh đều cao và lớn hơn 1. Tuy nhiên, mặt hạn chế của khả năng thanh toán cao này là lãng phí vốn lưu động, thể hiện xí nghiệp chưa linh hoạt trong việc sử dụng vốn trong kinh doanh, đặc biệt là hệ số khả năng thanh toán nhanh. Về tỷ suất sinh lời: Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, trên tổng tài sản hay trên vốn chủ sở hữu chỉ có sự dao động nhỏ. Các tỷ suất này đối với một đơn vị sản xuất gia công là có thể chập nhận được. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại xí nghiệp giầy Barotex. 1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán a) Mô hình tổ chức Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất cũng như đặc điểm quản lý của xí nghiệp nên bộ máy kế toán của xí nghiệp giầy được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Mọi công tác kế toán đều được thực hiện ở bộ phận kế toán của xí nghiệp từ việc hạch toán ban đầu ( thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ chi tiết) đến việc lập các báo cáo kế toán, cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho nhu cầu quản lý. b) Chức năng, nhiệm vụ Phòng kế toán là một bộ phận đóng vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy tổ chức của xí nghiệp .Nó có các chức năng và nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch tài chính đồng thời thống nhất với kế hoạch sản xuất, kỹ thuật của xí nghiệp. Huy động các nguồn vốn thích hợp, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất. Thực hiện hướng dẫn và giám sát việc quản lý tiền tệ của xí nghiệp theo quy định của Nhà nước Phân tích các hoạt động kinh tế của xí nghiệp Giúp giám đốc xí nghiệp xây dựng giá bán sản phẩm, quyết định về tài chính trong sản xuất kinh doanh Tham gia xây dựng hợp đồng kinh tế với các khách hàng, đặc biệt trong việc quy định các điều kiện tài chính ở hợp đồng c)Cơ cấu bộ máy kế toán tại xí nghiệp Bộ máy kế toán của xí nghiệp được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp giầy Barotex Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán NVL, CCDC Kế toán giá thành sản phẩm và tiêu thụ Thủ quỹ Kế toán tài sản cố định Kế toán thanh toán và tiền lương Thủ kho, nhân viên thống kê ở các phân xưởng Ghi chú Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Như vậy, chịu trách nhiệm chính về công tác kế toán là kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp. Trách nhiệm công việc được phân công thực hiện tương ứng với từng phần hành kế toán. Đó là: kế toán thanh toán và tiền lương, kế toán TSCĐ, NVL CCDC, kế toán giá thành và tiêu thụ, thủ quỹ. Phục vụ cho kế toán là các thủ kho, nhân viên thống kê ở các P/x.. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng nhân viên kế toán: Kế toán trưởng Kiểm tra tình hình hạch toán, tình hình tài chính về vốn và huy động vốn Tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, khai thác khả năng tiềm tàng của tài sản Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính một cách thật chính xác, kịp thời và toàn diện Tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, xây dựng các kế hoạch tài chính cho xí nghiệp. Kế toán trưởng còn đồng thời là kế toán tổng hợp, là người ghi sổ cái, lên bảng cân đối phát sinh và các báo cáo kế toán. Kế toán thanh toán và kế toán tiền lương Theo dõi về vấn đề thanh toán, các khoản thu chi có liên quan tới các khoản thu chi có liên quan tới tiền mặt tại xí nghiệp Tính lương để trả cho cán bộ công nhân viên Phân bổ các chi phí về tiền lương, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho các đối tượng tính giá thành Theo dõi doanh thu bán hàng, theo dõi công nợ, thanh lý hợp đồng với từng khách hàng. Kế toán NVL, công cụ dụng cụ Theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn kho của các NVL, công cụ dụng cụ dùng trong kỳ hạch toán Tính giá nhập, xuất tồn kho của chúng để ghi vào các chứng từ, sổ sách có liên quan Hướng dẫn, kiểm tra, đối chiếu với thủ kho về tình hình nhập- xuất- tồn kho vật tư, hàng hóa Tham gia trong đoàn kiểm kê định kỳ hoặc bất thường để xác định giá trị hàng tồn kho Kế toán giá thành sản phẩm và tiêu thụ Tập hợp các chi phí sản xuất từ các bộ phận kế toán liên quan và phân bổ các chi phí cho từng đối tượng sử dụng Tính giá thành từng loại sản phẩm và xác định chi phí bán hàng, chi phí quản lý cuối kỳ để phục vụ cho việc xác định kết quả. Theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, tính giá cho sản phẩm xuất kho để ghi chép vào chứng từ, sổ sách có liên quan. Là một trong những thành viên của đoàn kiểm kê để xác định giá trị hàng tồn kho. Kế toán tài sản cố định Theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định, ghi chép phản ánh chính xác số hiện có và tình hình biến động của từng loại tài sản cố định Tính toán chính xác giá trị hao mòn tài sản cố định trong quá trình sử dụng. Thủ quỹ Là người trực tiếp quản lý tiền mặt tại xí nghiệp Chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt, lập báo cáo quỹ hàng tháng phản ánh tình hình thu chi tiền mặt của xí nghiệp. Nhờ có sự phân công trách nhiệm công việc rõ ràng như vậy nên công việc kế toán tại xí nghiệp được tiến hành khá nhanh chóng và thuận lợi. 1.2.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán a)Các chính sách kế toán chung Về chế độ kế toán áp dụng Xí nghiệp áp dụng Hệ thống kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 và Chế độ Báo cáo tài chính Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ/BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn liên quan. Về niên độ kế toán Niên độ kế toán của xí nghiệp bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Về đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc. Đơn vị tiền tệ sử dụng để lập báo cáo là VNĐ Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ trong năm được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ được xử lý theo hướng dẫn tại chuẩn mực số 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” ban hành theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và công bố 06 chuẩn mực kế toán (đợt 2) Về phương pháp kế toán tài sản cố định Nguyên tắc đánh giá Tài sản cố định được xác định theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Những chi phí mua sắm, cải tiến và tân trang được tính vào giá trị tài sản cố định và những chi phí bảo trì sửa chữa được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xoá sổ và bất kỳ các khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Phương pháp khấu hao áp dụng TSCĐ khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản cố định theo thời gian sử dụng ước tính, phù hợp với hướng dẫn theo Quyết định số 206/2003/QĐ/BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Khấu hao trong năm được xác định bằng giá trị sử dụng còn lại chia cho thời gian sử dụng còn lại của tài sản Phương pháp ghi nhận chi phí Chi phí của đơn vị được ghi nhận trên số thực tế phải trả. Các chi phí được tập hợp trên TK 621-“Chi phí NVL trực tiếp” TK 622-“Chi phí nhân công trực tiếp” TK 627-“Chi phí sản xuất chung” TK641-“Chi phí bán hàng” TK 642-“Chi phí quản lý doanh nghiệp” Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng Xí nghiệp áp dụng phương pháp kế toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, thực hiện kê khai, thanh quyết toán tại chi cục thuế Hà Nội với mã số thuế 01001004 b)Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán tại xí nghiệp giầy Barotex Căn cứ vào quy mô sản xuất và trình độ quản lý của xí nghiệp, vào yêu cầu quản lý tài sản, tình hình biến động của tài sản cũng như căn cứ vào những quy định về biểu mẫu chứng từ do chế độ kế toán ban hành, xí nghiệp giầy xuất khẩu Barotex đã sử dụng khá đầy đủ các chứng từ kế toán chủ yếu, cần thiết trong tất cả các phần hành như: lao động tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ, tài sản cố định… Các chứng từ này được coi là giai đoạn đầu để thực hiện việc ghi sổ, lập báo cáo kế toán vì vậy xí nghiệp đã thực hiện đúng các quy định của chế độ kế toán về biểu mẫu, có đầy đủ các yếu tố cơ bản của chứng từ như: Tên chứng từ; ngày tháng & số hiệu chứng từ, tên địa chỉ của cá nhân, đơn vị có liên quan; nội dung kinh tế của nghiệp vụ; tên chữ ký… Về việc tổ chức lập chứng từ Chứng từ của xí nghiệp có thể vừa được lập tại xí nghiệp( do bộ phận kế toán tiến hành) vừa tiếp nhận từ bên ngoài và chứng từ được lựa chọn phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Về tổ chức luân chuyển chứng từ Các chứng từ được luân chuyển theo đúng trình tự quy định, phù hợp với nội dung nghiệp vụ và đối tượng thực hiện luân chuyển trong từng phần hành cụ thể. Ví dụ: Quy trình luân chuyển của phiếu nhập kho tại xí nghiệp như sau: Trách nhiệm luân chuyển Các bước công việc 1) Người có nhu cầu nhận hàng Đề nghị nhập hàng 2) Ban kiểm nghiêm Lập biên bản kiểm nghiệm 3) Cán bộ phòng cung ứng Lập phiếu nhập 4) Phụ trách phòng cung ứng Ký phiếu nhập kho 5) Kế toán hàng tồn kho Nhập kho 6) Thủ kho Ghi sổ 7 Kế toán hàng tồn kho Bảo quản, lưu trữ Về tổ chức kiểm tra chứng từ Chứng từ được tiến hành kiểm tra thường xuyên về tất cả các mặt như: Các yếu tố cơ bản, cần thiết và yếu tố bổ sung để xác nhận tính đúng đắn của thông tin ghi trên chứng từ Tính hợp lệ : kiểm tra việc tuân thủ chế độ chứng từ do Nhà nước ban hành Tính hợp lý: kiểm tra nội dung nghiệp vụ và số tiền của nghiệp vụ trên chứng từ Tính hợp pháp: kiểm tra tên, chữ ký, con dấu của cá nhân, đơn vị có liên quan đến nghiệp vụ. Về tổ chức bảo quản, lưu trữ, huỷ chứng từ Kế toán xí nghiệp quy định như sau: Trong niên độ kế toán, chứng từ được bảo quản tại phần hành kế toán. Nếu có sự thay đổi về nhân sự thì phải có biên bản bàn giao các loại chứng từ đã được bảo quản. Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, các chứng từ được chuyển vào kho lưu trữ của xí nghiệp Chứng từ sau khi đã đưa vào lưu trữ nếu phải sử dụng lại, phải tuân thủ các yêu cầu sau: Nếu sử dụng cho đối tượng trong xí nghiệp thì phải được phép của kế toán trưởng. Nếu sử dụng cho đối tượng ngoài xí nghiệp thì phải được phép bằng văn bản của kế toán trưởng & thủ trưởng đơn vị Chứng từ được huỷ sau 1 thời gian lưu trữ quy định cho từng loại. c)Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán tại xí nghiệp Căn cứ vào những quy định trong chế độ kế toán Việt Nam về hệ thống các tài khoản và dựa vào tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị, xí nghiệp giầy Barotex xây dựng cho mình hệ thống các tài khoản sau: -TK 112- “Tiền gửi ngân hàng” TK1121- “ Tiền Việt Nam” TK 1121G- “ Tiền VN tại NH Nông nghiệp Gia Lâm” TK 1121H - “ Tiền VN tại NH Habubank ” TK 1121T- “ Tiền VN tại NH Techcombank ” TK 1121V- “ Tiền VN tại NH Vietcombank” TK 1122- “ Ngoại tệ” 1122T- “ Ngoại tệ gửi tại NH Techcombank” 1122V- “ Ngoại tệ gửi tại NH Vietcombank” TK 131-“Phải thu khách hàng” TK 1311-“Phải thu của khách hàng trong nước” TK 1312-“Phải thu của khách hàng ngoài nước” TK 1312A- “ Phải thu của KH NN- cty TMC- Giầy GC” TK 1312A- “ Phải thu của KH NN- hàng thủ công ” Tài khoản này được chi tiết cho từng khách hàng. TK 1522-“ NVL mua trong nước” TK 1522S-“ NVL mua trong nước- Kho PVSX TK 1523-“ Nhiên liệu” TK 1524-“ Phụ tùng thay thế” TK 15241-“ Phụ tùng thay thế- XN Giầy” TK 15242-“ Phụ tùng thay thế- XN Mây tre bàn giao” TK 1525- “ Vật liệu khác” TK 1526-“ Văn phòng phẩm” TK 153- “ CC, DC” TK 1531-“ CC, DC trong kho” TK 1531H-“ CC,DC trong kho hành chính” TK 1531S- “ CC, DC trong kho sản xuất” TK 1532- “ CC, DC đang dùng” TK 1521- “ NVL mua trong nước TK 1121G- “ Tiền VN tại NH Nông nghiệp Gia Lâm TK 1121G- “ Tiền VN tại NH Nông nghiệp Gia Lâm -TK 154-“Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này được chi tiết theo từng mặt hàng: TK154A-“Chi phí SXKDDD- Giầy GC” TK154B-“Chi phí SXKDDD-Hàng thủ công” TK154C-“Chi phí SXKDDD-Giầy XKTT” -TK155-“Thành phẩm” cũng được chi tiết như sau: TK155A-“Thành phẩm-Giầy GC” TK155B-“Thành phẩm-Hàng thủ công” TK155C-“Thành phẩm-Giầy XKTT” -TK331-“Phải trả cho người bán” TK3311-“Phải trả cho người cung cấp trong nước” TK3312-“Phải trả cho nhà cung cấp ngoài nước(TMC)” TK3313-“Phải trả cho nhà cung cấp khác” TK3314-“Chi phí vận tải phải trả” -TK511-“Doanh thu” TK511A-“Doanh thu bán giầy gia công” TK511B-“Doanh thu bán hàng thủ công” TK511C-“Doanh thu bán giầy xuất khẩu thể thao” TK511D-“Doanh thu cung cấp dịch vụ” TK5115-“Doanh thu hoạt động tài chính” -TK632-“Giá vốn hàng bán” TK632A-“Giá vốn bán hàng giầy gia công” TK632B-“Giá vốn bán hàng thủ công” TK632C-“Giá vốn bán hàng giầy XKTT” Nhìn chung, việc sử dụng các TK của xí nghiệp là đầy đủ về số lượng và hợp lý về mặt nội dung. Việc chi tiết các TK theo nội dung hay theo._. đối tượng là phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD của xí nghiệp cũng như phục vụ cho yêu cầu quản lý. d)Tổ chức hình thức sổ kế toán Do quy mô của xí nghiệp lớn, tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng nên xí nghiệp áp dụng chế độ kế toán với hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.Hình thức kế toán này tương đối đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu. Hệ thống sổ sách sử dụng trong xí nghiệp khá đầy đủ, đúng với chế độ kế toán ban hành. Tương ứng với hình thức kế toán này, xí nghiệp mở các sổ sau: Hệ thống các sổ tổng hợp Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là sổ tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, phản ánh toàn bộ các chứng từ ghi sổ (CTGS) đã lập trong tháng. Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ CTGS và kiểm tra đối chiếu số liệu với sổ cái. Mọi CTGS sau khi lập xong đều phải đăng ký vào sổ này để lấy số liệu và ngày tháng. Số liệu của CTGS được đánh liên tục từ đầu tháng ( hoặc đầu năm) đến cuối tháng hoặc cuối năm. Ngày tháng ghi trên CTGS tính theo ngày ghi “ sổ đăng ký CTGS”. Sổ cái: Mỗi tháng, mỗi tài khoản kế toán mở một trang “ sổ tổng hợp tài khoản”, dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Căn cứ vào CTGS để ghi vào sổ tài khoản tổng hợp. Số liệu trên tài khoản này dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên sổ đăng ký CTGS, các sổ chi tiết và dùng để lập báo cáo tài chính. Hệ thống các sổ chi tiết Xí nghiệp mở sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, sổ chi tiết NVL, sổ chi tiết công cụ- dụng cụ, sổ chi tiết sản phẩm dở dang, sổ chi tiết bán thành phẩm, sổ chi tiết hao mòn tài sản cố định, phải trả công nhân viên, doanh thu thành phẩm, sổ chi tiết xuất hàng dùng nội bộ, sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, sổ chi tiết chi phí quản lý phân xưởng, sổ chi tiết giá vốn… để theo dõi chi tiết tình hình biến động của tài sản, chi phí cũng như thu nhập của xí nghiệp và để đối chiếu với sổ tổng hợp tài khoản vào cuối kỳ, tạo thuận lợi cho nhà quản lý xí nghiệp có biện pháp điều hành tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ ( thẻ) kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Báo cáo kế toán Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, kế toán tập hợp chứng từ gốc, nhập dữ liệu vào máy, đến cuối kỳ, máy tự động chuyển sang các sổ liên quan và in ra các báo cáo cần thiết theo yêu cầu của nhà quản lý. e)Tổ chức hệ thống báo cáo tại xí nghiệp Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm ( chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…) Chính vì vậy, việc lập và trình bày báo cáo tài chính của xí nghiệp được chú ý đúng mức. Căn cứ vào chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày báo cáo tài chính” yêu cầu báo cáo tài chính phải được trình bày một cách trung thực và hợp lý, phản ánh chính xác tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh, các luồng tiền của doanh nghiệp, khi lập báo cáo tài chính, xí nghiệp đã quán triệt tuân thủ các nguyên tắc: hoạt động liên tục, cơ sở kế toán dồn tích, nhất quán, trọng yếu, bù trừ và nguyên tắc so sánh. Về trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính Vì xí nghiệp giầy Barotex là một đơn vị trực thuộc công ty cổ phần XNK mây tre Việt Nam, có tư cách pháp nhân đầy đủ nên các báo cáo tài chính của xí nghiệp được lập, gửi cho Barotex Việt Nam vào cuối mỗi quý và chậm nhất sau 20 ngày đối với báo cáo quý kể từ ngày kết thúc quý, sau 30 ngày đối với báo cáo năm, kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính. 1.3. Hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp giầy Barotex. 1.3.1.Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp a) Đặc điểm chi phí và giá thành Là một doanh nghiệp sản xuất, để tiến hành quá trình chế tạo sản phẩm, cũng như các doanh nghiệp khác, xí nghiệp giầy phải chi ra các khoản chi phí nhất định gồm: + Chi phí về NVL: khoản chi phí này chỉ bao gồm chi phí NVL phụ do xí nghiệp trực tiếp chịu trách nhiệm cung cấp, còn NVL chính không được phản ánh vào TK này. Những NVL phụ có thể được xuất ra từ những kho vật liệu của công ty hoặc được chuyển thẳng đến nơi sản xuất không qua kho sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. Khoản mục chi phí này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành đơn vị sản phẩm. + Chi phí nhân công: do đặc điểm là một đơn vị sản xuất hàng gia công nên khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của xí nghiệp. + Chi phí sản xuất chung. Trong đó bao gồm: chi phí nhân Trong đó bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí NVL, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung. Chi phí khấu hao TSCĐ Các chi phí khác như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và các chi phí bằng tiền khác. b) Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Tại xí nghiệp Barotex, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí, mà thực chất là nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Xí nghiệp có 4 phân xưởng đều thực hiện sản xuất: Phân xưởng cắt: có nhiệm vụ cắt, chế biến các loại da, vải… sau đó được chuyển đến phân xưởng may Phân xưởng may: nhận sản phẩm dở dang từ phân xưởng cắt để tạo thành phần trên của sản phẩm Giầy. Phân xưởng Đế: chịu trách nhiệm về bộ phận đế. Phân xưởng Gò- Ráp: là giai đoạn cuối cùng, hoàn thành sản phẩm. Đặc điểm quy trình công nghệ của sản phẩm là quy trình công nghệ phức tạp, liên tục bao gồm nhiều giai đoạn sản xuất cấu thành. Do đó, kết quả ở từng giai đoạn không có giá trị sử dụng, chỉ có sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng mới được coi là thành phẩm và mới có giá trị sử dụng. Sản phẩm của xí nghiệp đa dạng về loại, phong phú về chủng loại.Khối lượng sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất trong kỳ rất lớn nhưng lại được phân chia thành một số loại sản phẩm nhất định như giầy da VASM, giầy Spring 02, Giầy da VP – 01 ... Như vậy, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hạch toán chi phí kế toán xí nghiệp đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm ở mỗi phân xưởng. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như vậy là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, tình hình của xí nghiệp. Xí nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất. Các chi phí trực tiếp như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…được quản lý và tính toán chặt chẽ. Các chi phí sản xuất này phát sinh ở sản phẩm nào thì được hạch toán trực tiếp cho sản phẩm ấy. Các chi phí gián tiếp nếu phát sinh ở sản phẩm nào thì được hạch toán vào sản phẩm đó, còn đối với những chi phí gián tiếp có tính chất chung thì được tập hợp chung theo từng phân xưởng, cuối tháng tổng hợp và phân bổ theo tiêu thức đã chọn. 1.3.2. Kế toán NVL trực tiếp a) Đặc điểm chi phí NVL tại xí nghiệp Chi phí NVL chủ yếu của xí nghiệp thường xuyên được sử dụng vào sản xuất bao gồm: -Chi phí NVL chính: như da thật, da giả, vải hóa học do đối tác TMC cung cấp nên không được hạch toán vào TK này. -Chi phí NVL phụ: như chun buộc, dây buộc, tem.. thường mua ở thị trường trong nước. - Chi phí về CC, DC, phụ tùng thay thế như dây cura, lưỡi dao, vòng bi, dầu… -Chi phí về bao bì phục vụ cho công tác đóng gói và bảo vệ sản phẩm. Xí nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho để hạch toán chi phí NVL trực tiếp và đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá hạch toán. Công tác quản lý và hạch toán chi phí NVL trực tiếp được tiến hành khá chặt chẽ và cụ thể. Vật tư xuất ra khỏi kho hoặc chuyển thẳng đến cho đối tượng sử dụng phải theo những nguyên tắc nhất định: Chỉ cấp theo kế hoạch sản xuất tháng, quý đã được ban giám đốc duyệt Phải căn cứ vào định mức và hạn mức theo văn bản kế hoạch tháng, quý được Phó giám đốc kế hoạch duyệt. Chỉ cung cấp chủng loại vật tư tháng này khi đơn vị sử dụng thanh toán xong chủng loại vật tư đó tháng trước. Chi phí NVL được tổ chức tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp, các chứng từ liên quan đều ghi đúng đối tượng chịu chi phí. Định kỳ, kế toán NVL xuống kho kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ rồi đối chiếu với phiếu xuất kho, nhập kho với các thẻ kho ( về mặt số lượng ). Sau đó, kế toán căn cứ vào hệ thống giá hạch toán mà xí nghiệp đã xây dựng đối với từng loại NVL để tiến hành ghi đơn giá, thành tiền của từng loại NVL trên từng phiếu xuất kho tổng hợp và phân loại theo từng đối tượng sử dụng đồng thời tính ra giá thực tế của loại NVL sử dụng cho sản xuất và các nhu cầu khác. b)Chứng từ kế toán Kế toán chi phí NVL trực tiếp sử dụng các chứng từ sau: Phiếu xuất kho: do kế toán vật tư, thành phẩm lập gồm 4 liên - Một liên lưu tại quyển gốc - Một liên giao cho thủ kho làm căn cứ xuất kho và ghi sổ kho - Một liên kế toán làm căn cứ để ghi vào chứng từ ghi sổ - Một liên còn lại giao cho nơi nhận vật tư để làm căn cứ theo dõi tình hình nhận vật tư. Phiếu xuất kho phải ghi rõ số lượng, đơn giá và thành tiền vật tư thực tế xuất kho. Ví dụ: trong tháng 12 năm 2006, khi xuất kho NVL vải phin loại 1 cho phân xưởng Cắt để sản xuất sản phẩm Giầy Spring 01, kế toán sử dụng phiếu xuât kho sau: Bảng 3.1 Đơn vị: XN giầy Barotex PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số: 02-VT Số: 20 Ngày 15 tháng 12 năm 2006 QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Nợ TK 621 ngày 1/11/1995 của BTC Có TK 152 Họ tên người nhận hàng: Đ/c Hùng Địa chỉ( bộ phận): P/x Cắt Lý do xuất : Xuất kho vật tư sản xuất Giầy Spring 01 Xuất tại kho: Số 03 Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư ( sản phẩm hàng hóa) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 01 Vải phin loại 1 Mét 450 450 31,285 14.072.280 Cộng: 14.072.280 Xuất, ngày 15tháng 12năm 2006 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) +Phiếu chi: Do kế toán thanh toán lập làm 4 liên - Một liên lưu tại quyển gốc - Một liên giao cho thủ quỹ làm căn cứ xuất tiền đồng thời ghi vào sổ quỹ - Một liên làm căn cứ kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết tiền mặt - Liên còn lại giao cho người nhận tiền. Phiếu chi được lập trên cơ sở giấy đề nghị thanh toán, đã được giám đốc xí nghiệp duyệt. Phiếu chi phải ghi rõ lý do chi tiền và số tiền thực chi bằng số cũng như bằng chữ, có đầy đủ chữ ký của người có liên quan. Ví dụ: Vào ngày 18 tháng 12 năm 2006, phân xưởng cắt thanh toán tiền bốc dỡ vật tư trực tiếp đưa vào sản xuất, kế toán căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán lập phiếu chi như sau: Bảng 3.2 Đơn vị: Xí nghiệp giầy Barotex PHIẾU CHI Quyển số: 27 Mẫu số: 02-VT QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 18 tháng 12 năm 2006 Nợ TK 621 Có TK 1111 Họ tên người nhận tiền: Đ/c Huy + Đ/c Phương Địa chỉ: Phân xưởng Cắt Lý do chi: Thanh toán tiền v/c vật tư tháng 12/06 Số tiền: 165.000 đồng Viết bằng chữ:Một trăm sáu mươi năm ngàn đồng Kèm theo:02 chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền: Một trăm sáu mươi năm ngàn đồng Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) + Phiếu nhập kho: do kế toán NVL lập thành 3 liên trong đó: Liên 1 lưu tại quyển, Liên 2 giao cho người nhập hàng và Liên 3 dùng để luân chuyển và ghi sổ. Định kỳ, kế toán hàng tồn kho phải xuống kho thu nhận phiếu nhập, định khoản trên phiếu nhập, ghi đơn giá và tính ra thành tiền. Sau đó, căn cứ vào phiếu nhập này để vào CTGS và các sổ chi tiết.. Ví dụ: Vào ngày 31 tháng 10 năm 2006, nhập kho một số vật liệu thừa sau sản xuất. Căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm vật tư còn lại và phiếu nhập kho, kế toán thực hiện ghi giảm khoản chi phí NVL trực tiếp : Bảng 3.3 Đơn vị: Giầy Barotex PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số: 01-VT Số: 34 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Nợ TK 1522S Có TK 621 ngày 1/11/1995 của BTC Họ tên người giao hàng: Đ/c Hưng Địa chỉ( bộ phận): P/x Cắt Nhập tại kho: Số 04 Số TT Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư ( sản phẩm hàng hóa) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 01 Vải phin loại 1 Mét 500 500 31.285 3.754.200 02 Dây chun Mét 50 50 2.350 117.500 03 … …. …. Cộng: 5.260.250 Nhận, ngày 31tháng 12 năm 2006 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Ngoài các chứng từ trên, kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp còn sử dụng các chứng từ liên quan khác như phiếu kiểm kê vật tư còn lại cuối tháng, biên bản kiểm nghiệm, phiếu xuất kho nội bộ… c)Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp kế toán tập hợp chi phí sản xuất sử dụng trực tiếp tài khoản 621”Chi phí NVL trực tiếp”. Tài khoản này đựơc mở chi tiết để theo dõi tình hình tăng, giảm của chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ. Nội dung ghi chép và kết cấu của tài khoản 621 được xí nghiệp áp dụng như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ. -Xuất kho NVL trực tiếp đưa vào sản xuất tạo ra sản phẩm. -Chi phí vận chuyển, bốc xếp NVL đưa về xưởng để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. -Nhận bán thành phẩm để đưa vào sản xuất, hoàn thành sản phẩm do đơn vị nội bộ cung cấp. Bên Có: -Các khoản giảm trừ chi phí NVL trực tiếp như: giá trị NVL chưa sử dụng hết nhập kho, -Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang tài khoản 154 để tính giá thành. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm: Giầy GC, Hàng thủ công, Giầy XKTT… Ngoài ra, kế toán tập hợp chi phí sản xuất còn sử dụng một số tài khoản như: TK111, TK 152, TK 336…….. d)Trình tự hạch toán Hàng ngày, kế toán tập hợp các chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho….rồi tiến hành phân loại chứng từ, cuối ngày nhập dữ liệu vào máy. Mỗi loại chứng từ đều có mã hiệu riêng và được quy định trước trong máy như phiếu xuất kho: XK, phiếu nhập kho: NK, khi đó kế toán vào sổ chỉ cần nhập mã số của loại chứng từ liên quan, máy sẽ căn cứ vào đó để đưa ra tài khoản chính được sử dụng, kế toán nhập số liệu vào tài khoản đối ứng và số tiền của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Máy tự động chuyển số liệu được nhập vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp tài khoản liên quan. Xí nghiệp giầy Barotex đã sử dụng phần mềm kế toán máy Misa vào trong công tác kế toán. Do đó, việc hạch toán kế toán tại đơn vị là tương đối gọn nhẹ, đơn giản nhưng vẫn tuân thủ theo đúng các nguyên tắc, các quy định của chế độ kế toán hiện hành. Hình thức kế toán mà xí nghiệp áp dụng là chứng từ ghi sổ. CTGS được mở theo kỳ ( thường là 1 tháng) kết hợp với nội dung kinh tế của nghiệp vụ. Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán có nhiệm vụ phân loại, tổng hợp và nhập các dữ liệu cần thiết vào máy tính. Kết quả là các sổ chi tiết, các chứng từ ghi sổ và các sổ tổng hợp liên quan. Căn cứ vào đó, kế toán trưởng tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo số thứ tự của chứng từ ghi sổ đã được đánh số trước trong máy. Thời gian lập mỗi CT Đối với việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp: hàng ngày, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng chi phí NVL trực tiếp, căn cứ vào chứng từ gốc được tập hợp, kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ. Với khoản mục chi phí này, kế toán mở 3 CTGS để phản ánh. Với đặc thù là một đơn vị sản xuất với khối lượng lớn nên nghiệp vụ xuất kho vật tư phục vụ trực tiếp cho sản xuất phát sinh nhiều. Do đó, xí nghiệp ưu tiên lập 1 chứng từ ghi sổ riêng phản ánh cho nghiệp vụ này ( CTGS số 61A). Còn các nghiệp vụ khác phát sinh tăng chi phí NVL trực tiếp thì được phản ánh vào CTGS số 61B và CTGS số 61C dùng để phản ánh các nghiệp vụ làm giảm CP NVL trực tiếp như nhập kho phế liệu thừa hay kết chuyển CP NVLTT vào TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Xét các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới TK 621- CP NVLTT/ Giầy GC Trong tháng 12/06: - Đối với các nghiệp vụ xuất kho vật tư cho các phân xưởng thì kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ số 61A, ghi nợ TK 621, có TK 152. Nội dung và phương pháp ghi chứng từ ghi sổ của xí nghiệp giầy Barotex được thực hiện theo mẫu sau: Bảng3.4 Công ty CP XNK Mây tre VN CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 61A XN Giầy Barotex Tháng 12 năm 2006 Chứng từ gốc Diễn giải Số TK Số tiền MH Ngày Số Nợ Có PX 11/12/06 01 Đ/c Huy nhận VT Giầy SPRING VAS01 621 152 31.120.340 PX 12/12/06 02 Đ/c Huy nhận VT … 621 152 38.500.030 PX 13/12/06 07 Đ/c Hoa nhận vải… 621 152 26.370.846 PX 15/12/06 12 Đ/c Hà nhận da… 621 152 789.000 PX 18/12/06 15 Đ/c Huy nhận da…. 621 152 321.230 … …………. ….. ……………….. …. …. …………… Tổng cộng 916.498.350 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Đối với nghiệp vụ phát sinh khi có các khoản chi phí bốc dỡ NVL thanh toán bằng tiền mặt hay khi nhận NVL, bán thành phẩm do đơn vị nội bộ cung cấp để trực tiếp đưa vào sản xuất thì được phản ánh vào CTGS số 11 như sau: Bảng 3.5 Công ty CP XNK Mây tre VN CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 61B XN Giầy Barotex Tháng 12 năm 2006 Chứng từ gốc Diễn giải Số TK Số tiền MH Ngày Số Nợ Có PC 18/12/2006 23 Chi tiền bốc dỡ vật tư trực tiếp đưa vào SX 621 111 8.165.000 … … …. PX 21/12/2006 15 Nhập vật tư của chi nhánh Đà Nẵng trực tiếp SX 621 336 5.315.100 Tổng cộng 51.490.120 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Đối với nghiệp vụ làm giảm CP NVLTT thì được phản ánh trên CTGS số 12 Bảng 3.6 Công ty CP XNK Mây tre VN CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 61C XN Giầy Barotex Tháng 12 năm 2006 Chứng từ gốc Diễn giải Số TK Số tiền MH Ngày Số Nợ Có PN 31/12/06 34 Nhập phế liệu thu hồi sau SX 1522S 621 5.260.250 KC 31/12/06 15 Kết chuyển CP NVL T12 (chi tiết đối tượng) 154 621 962.728.220 Tổng cộng 967.988.470 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Đồng thời, khi nhập dữ liệu để máy chuyển vào các chứng từ ghi sổ theo quy định thì máy cũng chuyển các dữ liệu này sang các sổ chi tiết liên quan như sổ chi tiết TK 111, sổ chi tiết TK 152, sổ chi tiết TK 621.. Bảng 3.7 Công ty CP XNK Mây tre Việt Nam SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN XN Giầy Barotex TK 621- Chi phí NVL trực tiếp Tên sản phẩm: Giầy SPRING VAS-01 Tháng 12 năm 2006 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh 01/12/06 PC 0560 01/12/06 TT CP nhập NLTK 1111 235.000 11/12/06 PX 0001 11/12/06 Đ/c Huy nhận VT Giầy gia công 152 31.120.340 ….. …. ……. ………. ….. ….. ….. 30/12/06 KCNVL 30/12/06 K/c chi phí NVL tháng 12 154 34.847.042 Cộng phát sinh 34.847.042 34.847.042 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Cuối tháng, máy tính tổng số tiền Nợ, Có trên các chứng từ ghi sổ để chuyển vào sổ tổng hợp tài khoản. Mỗi tháng, TK 621 được mở một tờ sổ tổng hợp tài khoản để theo dõi tình hình phát sinh tăng, giảm chi phí NVL trực tiếp trong tháng đó. Bảng 3.8 Công ty CP XNK Mây tre Việt Nam SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN XN Giầy Barotex TK 621- Chi phí NVL trực tiếp Tháng 12 năm 2006 SỐ TT TK đối ứng Số phát sinh trong kỳ Mã Tên Nợ Có 1 111 Tiền mặt 46.175.020 2 152 NVL 916.498.350 5.260.250 4 336 Phải trả nội bộ 5.315.100 3 154 Sản phẩm dở dang 962.728.220 Tổng cộng 967.988.470 967.988.470 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc xí nghiệp Căn cứ vào CTGS, kế toán vào Sổ cái cho các TK. Đến cuối tháng 12 năm 2006, lập sổ Cái TK 621- Giầy GC Bảng 3.9 SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK621- Chi phí NVL TT Tháng 12 năm 2006 Ngày tháng ghi sổ CTGS Diễn giải SH TK đối ứng Số tiền SH Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ 31/12/06 61A 31/12/06 Đ/c Huy nhận VT 152 15.120.000 31/12/06 61A 31/12/06 Đ/c Hoa nhận vải 152 38.500.030 31/12/06 61A 31/12/06 Đ/c Huy nhận da 152 26.370.846 31/12/06 61B 31/12/06 Chi tiền bốc dỡ VT trực tiếp đưa vào SX 1111 8.165.000 … … … … 31/12/06 61B 31/12/06 Nhập VT của chi nhánh Đà Nẵng trực tiếp SX 336 5.315.100 31/12/06 61C 31/12/06 Nhập phế liệu thu hồi sau SX 1522S 5.260.250 31/12/06 61C 31/12/06 K/C CP NVL T12 (chi tiết đối tượng) 154 962.728.220 Cộng số phát sinh 967.988.470 967.988.470 Số dư cuối kỳ Căn cứ vào số liệu trên chứng từ ghi sổ, kế toán trưởng tiến hành ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, có mẫu như sau: Bảng 3.10 SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 12 năm 2006 Chứng từ ghi sổ Số tiền SH Ngày tháng ... .... 61A 31/12/06 916.498.350 61B 31/12/06 51.490.120 61C 31/12/06 967.988.470 .... ... .... Chứng từ ghi sổ được vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo số thứ tự và tại Xí nghiệp giầy Barotex được cài đặt sẵn trong máy nên rất thuận tiện cho kế toán trong việc kiểm tra, phát hiện sai sót. 1.3.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a) Đặc điểm chi phí nhân công tại xí nghiệp Chi phí về lao động là một trong những chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp làm ra. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại xí nghiệp giầy Barotex bao gồm tiền lương và các khoản phụ phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất; BHYT, BHXH, KPCĐ của những người trực tiếp sản xuất. Với đặc thù là một xí nghiệp gia công nên khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành của sản phẩm. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Hiện nay, xí nghiệp phân loại lao động dưới hai dạng: lao động trong danh sách và lao động ngoài danh sách ( lao động theo thời vụ, lao động với thời gian dưới 1 năm và lao động thử việc). Để phù hợp với việc sản xuất kinh doanh, với yêu cầu quản lý và đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của việc hạch toán lương như tính chính xác, đầy đủ, công bằng, phù hợp…xí nghiệp giầy Barotex đã áp dụng nhiều hình thức trả lương nhưng chủ yếu vẫn theo khối lượng và chất lượng sản phẩm nhập kho thông qua đơn giá định mức hoặc đơn giá khoán gọn theo nguyên công hoặc trả lương thời gian ( ngày lễ, tết, đi học, đi họp…). Như vậy, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tại xí nghiệp bao gồm: + Tiền lương trả theo sản phẩm. + Tiền lương trả theo thời gian. + Các khoản phục cấp như phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu nhập không thường xuyên…. + Bảo hiểm xã hội. Cách tính lương tại xí nghiệp: Lương sản phẩm = Ni: Số lượng loại sản phẩm i làm được Đgi: Đơn giá định mức nguyên công. Theo quy định của xí nghiệp, chi tiết đơn giá tiền lương áp dụng trong tháng 12 năm 2006 như sau: Bảng 3.11 CHI TIẾT ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG Sản phẩm : Giầy GC STT Bước công việc Đơn giá Ghi chú Phân xưởng cắt 1000 1 Lạng da 45 2 Vẽ da 320 3 Chặt lót hậu 105 4 Trách nhiệm 32 Phân xưởng Gò 1 ……………………… 2 Đơn giá này áp dụng từ ngày 01/12/2006. Ngày25 tháng 11 năm 2006 Ban tổ chức Giám đốc xí nghiệp Lương thời gian = Số công cần thiết để thực hiện công việc x Tiền lương cấp bậc Bảng 3.12 HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG ÁP DỤNG TẠI XÍ NGHIỆP GIẦY BAROTEX (Lương tối thiểu: 450.000đ/người) STT Chức vụ Bậc lương I II III IV V VI VII I. Lương viên chức văn phòng … … … … … … … II. Lương CN 1 CNSX Hệ số 1.67 2.01 2.42 2.9 3.49 4.2 M. lương 751.500 904.500 1.089.000 1.305.000 1.570.500 1.890.000 2 CN cơ điện Hệ số 1.55 1.83 2.16 2.55 3.01 3.56 4.2 M. lương 697.500 823.500 972.000 1.147.500 1.354.500 1.602.000 1.890.000 3 Bếp Hệ số 1.35 1.59 1.87 2.2 2.59 3.05 3.6 M. lương 607.500 715.500 841.500 990.000 1.165.500 1.372.500 1.620.000 4 CN giao nhận Hệ số 1.8 2.28 2.86 2.86 3.38 3.98 M. lương 810.000 1.026.000 1.287.000 1.287.000 1.521.000 1.791.000 Ngoài ra, các khoản phụ cấp khác như nghỉ phép, đi học ( hưởng 100 % lương cấp bậc ) được xác định: Khoản phụ cấp = Số ngày công ngừng, vắng x Tiền lương cấp bậc Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. Hàng tháng, xí nghiệp đều tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất để tính vào chi phí nhân công trực tiếp theo từng phân xưởng. Hàng năm, xí nghiệp nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ quy định, có nghĩa là tỷ lệ nộp BHXH, BHYT, KPCĐ là 25% trong đó 6% khấu trừ vào lương của công nhân viên, 19 % tính vào giá thành sản phẩm. Cụ thể : BHXH 15%, BHYT 2% tính trên tiền lương cơ bản và nộp toàn bộ cho cơ quan BHXH, sở y tế địa phương; KPCĐ 2% tính trên tiền lương thực tế trong đó 1% nộp lên công ty CP XNK mây tre Việt Nam; 0,2% nộp cho công đoàn địa phương; 0,8% giữ lại ở xí nghiệp. b) Chứng từ kế toán Kế toán tiền sử dụng các chứng từ sau: Bảng chấm công: Mỗi tổ trong từng phân xưởng sản xuất đều phải lập bảng chấm công hàng tháng. Hàng ngày, tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm phải theo dõi tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày. Cuối tháng, người chấm công và phụ trách phân xưởng ký vào bảng chấm công rồi chuyển về phòng kế toán kiểm tra, đối chiếu và tính lương và bảo hiểm cho từng lao động. Bảng 3.13 BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 12 NĂM 2006 STT HỌ VÀ TÊN Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ NGÀY TRONG THÁNG QUY RA CÔNG 1 2 3 4 … … 29 30 31 Số công hưởng lương SP Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ việc ngừng việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc ngừng việc hưởng..% lương Số công hưởng BHXH Ký hiệu chấm công 1 Ngô Đắc Chính K3,5 K3 K0 K3 K3,5 K3,5 K3,5 1 Lương SP: K Lương thời gian: + ….. 2 Trần Lệ Thủy K0 K3 K3,5 K0 K3 K3,5 1 … .. … … .. …. Cộng 13,7 14,1 14,1 14,1 15,5 16,5 14,3 4 Bảng 3.14 BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG SẢN PHẨM Tháng 12 năm 2006 STT Sản phẩm Số lượng Đơn giá Thành tiền Phân xưởng Cắt 22.775.820 1 Giầy da VASM - 01 3.360 906 3.044.160 2 Giầy da Spring 02 8.000 1.000 8.000.000 3 Giầy da Spring M2S 250 1.375 343.750 …. Phân xưởng May 88.628.319 1 Giầy da VP- 01 11.282 2.348 26.489.837 2 Giầy da VP- 02 7.728 1.244 9.613.632 3 Giầy da VP - 03 5.000 1.119 5.595.000 Phân xưởng Đế 65.064.868 1 Giầy da M2S – 01 2.987 5.564 16.619.668 2 Giầy da Spring 01 7.995 6.000 47.970.000 3 Giầy da VP -01 132 3.600 475.200 ….. …………….. Phân xưởng Gò- Ráp 37.179.115 1 Giầy da VP -03 3.000 3.351 10.053.000 2 Giầy da M2S 1.531 8.185 12.531.235 3 Giầy da VS 01 9.915 11.472 14.594.880 Tổng cộng 213.648.122 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập -Bảng phân bổ tiền lương: do kế toán tiền lương lập. Bảng 3.15 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG Tháng 12 năm 2006 STT Đối tượng sử dụng- Ghi Nợ các TK SL nhân công Tiền ăn ca Lương thực tế Cộng I. TK 3383- BHXH theo lương 15.516.776 15.516.776 Trong đó: 1. Bản thân ốm 955.244 955.244 2. Con ốm 120.293 102.293 …. …….. … … II. TK 142 ( lương lái xe) 64.000 907.653 971.653 III. TK 622 ( lương CNTT) 28.933.000 256.313.078 285.246.078 A. Phân xưởng Cắt 2.125.000 25.475.102 27.600.102 1. Giầy da VP- 01 3.363 307.077 3.681.356 3.988.433 …… ………. … … C. Phân xưởng May 5.646.000 45.703.020 51.349.020 1. Giầy da V2M 3.000 1.526.643 12.357.811 13.884.454 … ………. IV. TK 627 ( lương NVQL) 460.000 6.917.407 7.377.407 1. Quản lý p/x Đế 70.000 1.256.696 1.326.696 2. Quản lý p/x May 150.000 2.356.076 2.506.076 ... ... Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập -Bảng phân bổ lương BHXH, BHYT, KPCĐ được lập do kế toán tiền lương dựa trên cơ sở bảng phân bổ tiền lương. +BHXH của toàn phân xưởng = 15% tổng lương cơ bản của phân xưởng +BHYT của toàn phân xưởng = 2% tổng lương cơ bản của phân xưởng BHXH, BHYT tính cho từng loại sản phẩm được phân bổ theo tỷ lệ lương thực tế của từng loại sản phẩm so với lương thực tế của phân xưởng đó. -Ngoài các chứng từ kế toán trên, kế toán tiền lương còn sử dụng một số chứng từ liên quan khác như bảng thanh toán lương…. c) Tài khoản sử dụng Kế toán tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trên TK 622 – “ Chi phí nhân công trực tiếp” theo đúng chế độ tài khoản kế toán hiện nay. Nội dung ghi chép và kết cấu của TK này như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất bao gồm tiền lương và các khoản theo lương theo quy định. Bên Có: Kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. TK 622 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết để theo dõi cho từng loại sản phẩm. Ngoài ra, kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 334, TK 338, TK 336… d) Trình tự hạch toán Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ lương, BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán tiến hành vào CTGS. Để hạch toán CPNCTT, kế toán sử dụng 2 CTGS: CTGS số 62A dùng để ghi Nợ Tk 622 và ghi Có các TK liên quan CTGS số 62B dùng để ghi Nợ các TK liên quan và ghi Có TK 622. Bảng 3.16 Công ty CP XNK Mây tre VN CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 62A XN Giầy Barotex Tháng 12 năm 2006 Chứng từ gốc Diễn giải Số TK Số tiền MH Ngày Số Nợ Có PC 000559 01/12/06 56 Phục vụ tổ cán sấy+ P/x Đế 622 1111 113.000 PC 000589 01/12/06 89 Hỗ trợ tiền ăn cho TP 622 1111 145.000 PKT T12/06 30/12/06 25 Bù tiền ăn cho CBNV T12/06 622 338811 19.750.000 … …………. ….. ……………….. …. …. …………… Tổng cộng 28.933.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Bảng 3.17 Công ty CP XNK Mây tre VN CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 62B XN Giầy Barotex Tháng 12 năm 2006 Chứng từ gốc Diễn giải Số TK Số tiền MH Ngày Số Nợ Có PKT 31/12/06 01 Tiền lương phải trả CN TT T12 622 334 256.313.078 PKT 31/12/06 01 BHXH, BHYT, KPCĐ 622 338 12.212.576 Tổng cộng 268.525.654 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Bảng 3.18 Công ty CP XNK Mây tre VN CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 62C XN Giầy Barotex Tháng 12 năm 2006 Chứng từ gốc Diễn giải Số TK Số tiền MH Ngày Số Nợ Có PKT T12/04 31/12._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36668.doc