Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội (nhật ký chung - Ko lý luận)

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SỬ DỤNG Sơ đồ 1 : Sơ đồ Bộ máy quản lý của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội . Sơ đồ 2 : Quy Trình làm sách tại Nhà Xuất Bản Giáo Dục. Sơ đồ 3 : Tổ chức bộ máy kế toán của Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội. Sơ đồ 4 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật Ký Chung. Sơ đồ 5 : Quy trình làm việc Kế Toán Máy. Biểu số 01 : Lệnh xuất kho. Biểu số 02 : Phiếu xuất kho. Biểu số 03

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội (nhật ký chung - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Chứng từ ghi sổ. Biểu số 04 : Sổ chi tiết tiểu khoản Biểu số 05 : Bảng cân đối nhập xuất tồn vật tư. Biểu số 06 : Sổ nhật ký chung. Biểu số 07 : Sổ cái TK 1521. Biểu số 08 : Sổ chi tiết tiểu khoản 62111. Biểu số 09 : Sổ cái TK 62111. Biểu số 10 : Bảng thống kê ngày công lao động và tiền ăn giữa ca. Biểu số 11 : Bảng thanh toán lương cơ bản của cán bộ công nhân viên. Biểu số 12 : Bảng phân bổ tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT. Biểu số 13 : Chứng từ ghi sổ Biếu số 14 : Sổ cái TK 62211. Biểu số 15 : Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Biểu số 16 : Sổ cái TK 15481. Biểu số 17 : Sổ cái TK 15482. Biểu số 18 : Chứng từ kết chuyển. Biểu số 29 : Sổ cái TK 15411. Biểu số 20 : Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Biểu số 21 : Thẻ tính giá thành Sách giáo khoa. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG NXBGD : Nhà Xuất bản giáo dục. SGK : Sách Giáo Khoa. THPT : Trung học phổ thông. QĐ : Quyết định. BTC : Bộ tài chính. TK : Tài khoản. CPSX : Chi phí sản xuất. CNV : Công nhân viên. NVL : Nguyên vật liệu. BHXH : Bảo hiểm xã hội. KPCĐ : Kinh phí công đoàn. BHYT : Bảo hiểm y tế. TSCĐ : Tài sản cố định. TBTH : Thiết bị trường học. LỜI MỞ ĐẦU Là một trong những doanh nghiệp Nhà nước được thành lập sớm nhất trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam, từ khi được thành lập đến nay, Nhà xuất bản Giáo dục luôn tiên phong trong cải cách, đổi mới và hoàn thiện ở tất cả các khâu, từ tổ chức nhân sự đến quá trình sản xuất của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh tự do và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế như hiện nay và nhất là trong giai đoạn nền kinh tế toàn cầu suy thoái, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đang được đặt ra hàng đầu đối với các nhà quản trị. Hay trước hết cần phải tổ chức công tác kế toán ở đơn vị sao cho thật hiệu quả. Một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần đánh giá tính hiệu quả và hiệu năng của đơn vị đó là công tác quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị. Sau một thời gian được thực tế ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội em đã được tìm hiểu về các vấn đề tổng quan nhất, về thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của đơn vị. Với mô hình hoạt động là Công ty Mẹ - Công ty con, công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị hiện còn có những hạn chế nhất định. Qua quá trình tìm hiểu này cũng giúp em hiểu sâu hơn về thực trạng vận dụng chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đơn vị sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó em cũng xin đưa ra phương hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị. Với định hướng đó em xin được chọn đề tài Chuyên đề thực tập chuyên ngành với tên : “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội”. Chuyên đề thực tập chuyên ngành của em xin trình bày với ba phần chính sau đây: Chương I : Tổng quan về Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội. Chương II : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội. Chương III : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ Phòng Kế toán – Tài vụ ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội và TS. Nguyễn Hữu Ánh đã giúp em thu nhận được các kiến thức bổ ích và hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.Trong quá trình thực tế và viết chuyên đề thực tập này em không tránh khỏi những nhầm lẫn và sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức thực tế của em. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC TẠI HÀ NỘI Tên Doanh nghiệp: Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Na Trụ sở chính: 81 Trần Hưng Đạo TK giao dịch: 1020100002259965 Mã số thuế: 0100108543 ĐT : 0438220801 Fax: 0439422010 Email: www.nxbgd.com.vn 1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội Nhà xuất bản Giáo dục với tiền thân là Ban Tu Thư và tố in thành lập từ ngay những ngày đầu giải phóng. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành giáo dục và để phục vụ cho các cuộc cải cách giáo dục, được sự đồng ý của Chính Phủ, ngày 10 tháng 05 năm 1957, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ký Nghị định số 398/NĐ thành lập Nhà xuất bản Giáo dục ngày 01 tháng 06 năm 1957. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà xuất bản Giáo dục có thể được tóm tắt qua các giai đoạn như sau: + Giai đoạn đầu từ năm 1957 -1963: Thời gian đầu, Nhà xuất bản Giáo dục chủ yếu là tiếp nhận bản thảo, biên tập kỹ thuật, gia công in và giao cho sở phát hành Tu Thư phân phối, chưa biên tập được nội dung bản thảo. Từ năm 1960 – 1962, Nhà xuất bản Giáo dục đã cho xuất bản bộ Sách Giáo Khoa ( SGK) cấp 2 ,cấp 3 the hệ thống giáo dục 10 năm và cũng đã cho xuất bản bộ sách bổ túc Văn Hoá & Giáo trình Đại Học, sách trung học sư phạm hệ 7+2 và một số sách tham khảo phục vụ cho cuộc cải cách Giáo dục lần thứ 2 với trên 200 tên sách và gần 2triệu bản sách các loại. + Giai đoạn trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước( 1964 – 1971) : Với việc được bổ sung thêm nhiều cán bộ có năng lực và trình độ, Nhà xuất bản Giáo dục đã có từ 200 đến 300 tên sách với hơn 1triệu bản sách xuất bản được phát hành hàng năm, phục vụ tốt cho phong trào “ dạy tốt, học tốt” của ngành Giáo dục và ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của mình. + Giai đoạn sáp nhập vào Cục xuất bản Giáo dục (1971 – 1977) : Tháng 9/1971, Bộ Trưởng bộ Giáo dục ký quyết định sáp nhập vào Cục xuất bản Giáo dục. Thời gian này nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục bị thu hẹp hơn, chỉ có các chức năng chính là : tổ chức biên soạn, biên tập nội dung sách Tham khảo, Từ điển và sách học tiếng nước ngoài. Tháng 8/1977, Bộ Giáo dục lại quyết định tách ra khỏi Cục Xuất bản thành lập Nhà xuất bản độc lập và lại lấy tên là Nhà Xuất Bản Giáo Dục. + Giai đoạn từ năm 1978 – 1986 : Để phục vụ cho cuộc cải cách Giáo dục lần thứ 3 hoàn thành thay SGK cho cấp I, ngày 7/1/1978 Nhà xuất bản Giáo dục dặc hợp nhất cả Trung tâm biên soạn cải cách giáo dục. Năm 1979, Bộ Giáo dục cho thành lập chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh. Lúc này, Nhà xuất bản càng thể hiện vai trò hết sức to lớn đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục của đất nước với những nhiệm vụ như : tổ chức biên soạn, in SGK cho Campuchia, tổ chức biên soạn và in SGK cho việc phổ cập cấp I ở vùng miền núi và vùng gặp nhiều khó khăn. + Giai đoạn đổi mới và phát triển ( 1987 đến nay): Nhà xuất bản Giáo dục phát triển vượt bậc với số lượng tên sách và số bản phát hành tăng chóng mặt. Ngoài sách còn có các sản phẩm khác như các thiết bị phục vụ học tập,bản đồ ,tranh ảnh... Trong thời kỳ này có sự sáp nhập và hợp nhất của rất nhiều các đơn vị chức năng thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo như: - Nhà máy in Diên Hồng (1991). - Báo toán học tuổi trẻ (1991). - Nhà xuất bản Đại Học và Giáo Dục chuyên nghiệp ( 7/7/1992). - Nhà máy in Sách Giáo Khoa (1995). - Trung tâm nghe nhìn Giáo Dục (1996). - Trung tâm bản đồ và tranh ảnh Giáo Dục (1996). - Trung tâm khoa học và công nghệ Sách Giáo Khoa (1996). - Công ty vật tư (1998). - Bộ phận chỉ đạo phát hành và thư viện trường học (1998). - Công ty phát hành SGK Trung Ương (1998). Thực hiện chủ trương của Chính Phủ về đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước theo Quyết Định số 102/2003/QĐ – TTg ngày 21/05/2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo đã ký quyết định số 3961/QĐ – BGD&ĐT – TCCB ngày 28/07/2003 chuyển Nhà xuất bản Giáo dục sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Sáu tháng đầu năm 2008 đã kết nạp thêm 04 đơn vị mới: Công ty CP Sách - TBTH Tuyên Quang, Công ty CP Sách - TBTH Quảng Trị, Tạp chí Thế giới mới và Công ty CP In - Dịch vụ Đà Nẵng; nâng tổng số Công ty con lên 31 đơn vị, toàn NXBGD có 40 đơn vị thành viên. Là một trong những tập đoàn chuyển đổi mô hình quản lý thành công nhất, Nhà xuất bản Giáo dục đã trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong cả nước về xuất bản, đóng góp quan trong cho sự phát triển của nền giáo dục nước ta.  Hoạt động kinh doanh trong toàn đơn vị đạt hiệu quả tốt, đời sống CBCNV không ngừng được cải thiện và nâng cao. Nhà xuất bản Giáo dục đã khắc phục được rất nhiều khó khăn và thường xuyên thực hiện vượt kế hoạch được giao và đã được Nhà Nước trao cho nhiều tặng thưởng cao quý như : - Một huân chương lao động hạng Nhất. - Hai huân chương lao động hạng Ba. - Một huân chương độc lập hạng Nhì. - Một huân chương độc lập hạng Ba. 1.2 - Đặc điểm tổ chức sản xuất của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội Nhà xuất bản Giáo dục với nhiệm vụ là tổ chức biên soạn, biên tập, in ấn và tổng phát hành các loại Sách giáo khoa và các xuất bản phẩm giáo dục khác phục vụ cho giảng dạy, học tập của các ngành học, bậc học trong toàn quốc. Đồng thời giúp Bộ Giáo Dục & Đào Tạo chỉ đạo công tác phát hành sách và thư viện trường học. Đơn vị đề ra mục tiêu là phải đáp ứng đủ về Số lượng, đảm bảo về nội dung lẫn hình thức một cách kịp thời nhất các xuất bản phẩm. Trên cơ sở đó, Nhà xuất bản Giáo dục đã lập các phương án về vốn, vật tư phục vụ cho tiến độ sản xuất. Dựa vào các hợp đồng đã ký, Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức phân phối sách cho các địa phương. Quy trình công nghệ sản xuất SGK của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội bắt đầu từ việc tổ chức đội ngũ tác giả, tổ chức biên soạn, tổ chức biên tập nội dung, biên tập kỹ, mỹ thuật, chế bản, tổ chức in sách và phát hành sách về tới tận địa phương. Và sau đây là các giai đoạn trong khâu sản xuất SGK : + Giai đoạn làm bản thảo : Trên cơ sở những đề cương sách đã được bộ duyệt ( nếu là SGK) hoặc Nhà xuất bản Giáo dục duyệt ( nếu là sách Tham Khảo), Nhà xuất bản Giáo dục ký hợp đồng viết sách với tác giả và đôn đốc đảm bảo đúng tiến độ thời gian. Khi đã có bản thảo, Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD ) tiến hành tổ chức biên tập vòng 1 : biên tập viên đọc , đánh giá về chất lượng bản thảo xem có đúng với đề cương đã được duyệt không và làm phiếu biên tập ghi rõ những nhận xét, những đề nghị đóng góp. Sau đó, biên tập viên viết tờ trình trình lên Tổng biên tập xin duyệt và đưa bản thảo đi đánh máy. Sau khi đã đánh máy, bản thảo được đưa vào biên tập vòng 2 : biên tập viên sẽ sửa bản thảo theo những ý kiến đã nhận xét và đề nghị ở trên, sửa câu chữ, lỗi chính tả và Morat cho sạch. Sau khi đã đạt yêu cầu, làm phiếu biên tập vòng 2. Trong đó có ghi đầy đủ những thay đổi và những sửa chữa đã thực hiện, kèm theo phiếu đóng góp ý kiến, phiếu yêu cầu chế bản, làm hình minh hoạ... và trình lên Tổng biên tập phê duyệt. Nếu chưa đạt thì phải biên tập vòng 3, nếu đạt thì Tổng biên tập cho đưa vào sản xuất, đây là Bản Thảo Gốc. Bản Thảo Gốc sẽ được chuyển sang trung tâm Chế bản - Đồ Họa để lên bản can và phim cả hình và chữ. Biên tập viên lại đọc lại bản Can, phim lần cuối rồi đưa đi in. + Giai đoạn in sách : Nhu cầu in sách rất lớn, chỉ có một số đầu sách được in tại nhà in trực thuộc NXBGD ( nhà in Diên Hồng, nhà in SGK Đông Anh),còn lại chủ yếu là thuê gia công in tại các xí nghiệp in ngoài. Tuy vậy, NXBGD vẫn kiểm soát chất lượng in và điều hòa công việc tại các nhà in để đảm bảo tiến độ. Sách được in xong thì được nhập vào kho của Nhà xuất bản Giáo dục. + Giai đoạn phát hành sách : Phần lớn sách được bán cho các công ty sách và thiết bị trường học theo hợp đồng với Nhà xuất bản Giáo dục. Một số ít thì được bán lẻ cho các trường học và các cửa hàng giới thiệu sách của NXBGD. Nhà xuất bản Giáo dục luôn đảm bảo có đủ sách và đồng bộ sách cho các công ty Sách - Thiết bị trường học theo đúng hợp đồng đã ký kết. ( Quy trình làm sách tại NXB Giáo dục tại Hà Nội xem trang bên) Sơ đồ 1: Quy trình làm sách tại Nhà xuất bản Giáo dục Bản Thảo Thô Thẩm Định Biên tập vòng 1 Đánh Máy Biệ tập vòng 2 Biên tập vòng 3 Chế bản Làm Hình Làm Bìa K/tra can, ký in Thuê gia công in K/tra chất lượng Nhập kho Phát hành 1.3- Tổ chức bộ máy quản lý của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội. Nhà xuất bản Giáo dục hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, các công ty con là các doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng. Nhà xuất bản Giáo dục thực hiện quản lý các công ty con thông qua số vốn góp của mình. NXBGD tại Hà Nội là một chi nhánh của NXBGD thực hiện hạch toán phụ thuộc. Bộ máy quản lý của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội được tổ chức theo cơ cấu Dọc như sau : Ban Giám Đốc gồm : Giám đốc, 3 phó giám đốc và 1 kế toán trưởng. - Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục : Do bộ Trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo quyết định bổ nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ về mọi mặt hoạt động kinh doanh của NXBGD,chịu trách nhiệm về phương hướng nhiệm vụ xuất bản, kế hoạch in ấn, kế hoạch phát hành sách,trực tiếp giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc, quyết định kế hoạch tài chính và chỉ đạo trực tiếp công tác tài chính trong toàn bộ NXBGD. - Phó Giám đốc - Tổng Biên tập : Lãnh đạo trực tiếp khối biên tập cùng với Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật về chính trị, tư tưởng, khoa học, nghệ thuật của các xuất bản phẩm. Thực hiện công tác biên soạn, biên tập của NXBGD, ký các hợp đồng kinh tế với tác giả, chỉ đạo nội dung tuyên truyền quảng cáo cho các xuất bản phẩm đã và sẽ xuất bản. - Phó Giám Đốc phụ trách phát hành : Là người chỉ đạo công tác phát hành và công tác nội chính bao gồm phòng phát hành SGK; Phòng Hành chính - Quản trị, tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách. Phó Giám đốc phát hành ký hợp đồng kinh tế với các công ty sách, các hợp đồng liên doanh phát hành và các hợp đồng kinh tế, dịch vụ lao vụ khác. - Phó Giám đốc chịu trách nhiệm in : Chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, khai thác năng lực của các nhà in, đảm bảo tổ chức in đúng ,đủ số lượng và chất lượng, đúng về thời gian tất cả các xuất bản phẩm của NXBGD. Phó Giám đốc phụ trách in tổ chức phối hợp công nghệ và thống nhất toàn Nhà xuất bản Giáo dục về bản thảo, marketing, chất lượng và kỹ thuật in. Ngoài ra, Giám Đốc phụ trách in còn ký các hợp đồng về in, ký các lệnh xuất vật tư giấy bìa đúng yêu cầu sản xuất. - Kế Toán Trưởng : Là người giúp Giám đốc quản lý, sử dụng, điều hành các loại vốn đúng mục đích và có hiệu quả cao, tổ chức thực hiện các chủ trương về giá sách, giá công in, phí phát hành, cơ chế thanh toán...Kế toán trưởng có trách nhiệm đưa ra các đề xuất và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính và kinh doanh của toàn NXBGD. Thẩm kế, kiểm tra các khoản chi tiêu trước khi trình lên Giám Đốc ký duyệt, thực hiện kiểm tra kiểm soát việc chấp hành các chế độ bảo vệ tài sản, các định mức, các dự toán chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí xây dựng cơ bản...Tổ chức kiểm tra và xét duyệt các báo cáo quyết toán của các đơn vị cấp dưới gửi lên, kiểm tra kế toán trong nội bộ NXBGD và trong các chi nhánh, chỉ đạo kiểm tra công tác kế toán của Nhà xuất bản Giáo dục và các chi nhánh. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban Giám Đốc, Khối biên tập, khối Sản Xuất – Phát hành, Khối quản lý được tổ chức theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, trợ giúp cho ban lãnh đạo chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. Khối Biên tập gồm : Ban thư ký biên tập, các ban biên tập chuyên môn, phòng chế bản, phòng Thư viện – Tư liệu, phòng sửa bản in. Khối Sản Xuất – Phát hành gồm : Phòng kho vận, phòng quản lý in, và phòng phát hành SGK. Khối Quản lý - Tổng hợp gồm : Phòng tổng hợp, Phòng tổ chức – Lao động - Tiền lương, phòng Hành chính - Quản trị, phòng Kế toán – Tài vụ, phòng quản ký xuất bản, phòng công nghệ thông tin. Sơ đồ 2 : Sơ đồ Bộ máy quản lý của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội BAN GIÁM ĐỐC KHỐI QUẢN LÝ - TỔNG HỢP KHỐI BIÊN TẬP KHỐI SẢN XUẤT PHÁT HÀNH Ban thư ký biên tập Phòng sửa bản in Phòng Chế bản Phòng Thư viện - Tư liệu Phòng Quản lý SX Phòng Phát hành SGK Phòng kho vận Phòng Hành chính -Quản trị Phòng Kế toán tài vụ Phòng Tổ chức ... 1.4 - Tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội Nhà xuất bản Giáo dục hiện nay là đơn vị duy nhất trong cả nước được giao nhiệm vụ in ấn và xuất bản SGK phục vụ cho ngành giáo dục trong nước. Nên nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị là khá ổn định nhưng lại có chiều hướng đi xuống. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NXBGD TẠI HÀ NỘI Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 ± % ± % 1. Tổng doanh thu 402.817 400.121 381.442 -2.696 -0,67 -18.679 -4,67 2.Các khoản giảm trừ 1.658 1.603 1.517 -55 -3.32 -86 -5,36 3. DT thuần 401.159 398.518 379.925 -2.641 -0,66 -18.593 -4,67 4.Giá vốn hàng bán 320.047 318.262 305.509 -1.785 -0,58 -12.753 -4,01 5. Lợi nhuận gộp 81.112 80.256 74.416 -856 -1,06 -5.840 -7,28 6. CPBH & QLDN 43.998 44.677 42.918 679 1,54 -1.759 -3,94 7. LN thuần từ HĐKD 37.114 35.579 31.498 -1.535 -4,14 -4.081 -11,47 8. Thuế thu nhập 10.391,92 9.962,12 8.819,44 -429,8 -4,14 -1.142,68 -11,47 9. LNST 26.722,08 25.616,88 22.678,56 -1.105,2 -4,14 -2.938,32 -11,47 Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của đơn vị liên tục giảm nhẹ. Kết quả này là do Doanh thu giảm giữa các năm. Nguyên nhân của việc giảm doanh thu là do đơn vị không được chủ động quy định giá bán của SGK mà giá bán là do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định. Hơn nữa, tỷ lệ chiết khấu bán hàng cho các Công ty phân phối sách luôn ở mức khá cao. Mặt khác, do tình hình biến động không ngừng của nền kinh tế làm cho giá Nguyên vật liệu đầu vào lại có xu hướng tăng làm cho chi phí sản xuất của đơn vị là tăng. Vì vậy một nhiệm vụ rất quan trọng của đơn vị đó là cần tạo ra một thị trường tiêu thụ ổn định và nguồn cung cấp NVL linh hoạt với tình hình nền kinh tế suy thoái hiện nay. 1.5 - Đặc điểm tổ chức kế toán tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội 1.5.1 - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội Nhà xuất bản Giáo dục gồm rất nhiều các đơn vị trực thuộc có quy mô kinh doanh lớn nên tổ chức công tác kế toán vừa phân tán( mỗi đơn vị trực thuộc đều có bộ phận kế toán riêng), vừa tập trung ( phòng Kế Toán – Tài Vụ làm công tác kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình tài chính của tất cả các đơn vị trực thuộc đó). Phòng kế toán của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội gồm có 12 thành viên gồm 2 cán bộ quản lý, 9 nhân viên và một thủ quĩ. Do quy mô nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của NXBGD tại Hà Nội nhiều nên mỗi thành viên trong bộ máy kế toán được giao những nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Có thể khái quát công tác tổ chức bộ máy kế toán của Nhà xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA NXBGD TẠI HÀ NỘI Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Kế toán – Tài vụ Phó phòng Kế toán - Tài vụ Thủ quỹ Kế toán tiền gửi ngân hàng, cc-dc Kế toán vật tư, tài sản cố định Kế toán tổng hợp, KT thành phẩm, XDCB Kế toán tiền mặt, tiền lương Kế toán sách tham khảo đấu thầu Kế toán chi phí SX bản thảo Kế toán hoạt động chế bản Kế toán tạm ứng- VAT Kế toán bán hàng Trong đó : Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Kế toán - Tài vụ: Là người điều hành mọi công việc chung của phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công việc chung của phòng kế toán của NXBGD, lập báo cáo tài chính đúng kỳ hạch toán. Tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với chế độ quản lý tài chính của nhà nước. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát nhân viên kế toán . Phó phòng Kế toán - Tài vụ : Là người giúp việc cho kế toán trưởng, sẽ thay mặt kế toán trưởng giải quyết các công việc được ủy nhiệm, chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả số liệu do kế toán chi tiết cung cấp. Thủ quỹ: Là người giữ két ,quản lý vốn bằng tiền của NXBGD tại Hà Nội, chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt, tồn quỹ, quản lý các giấy tờ có giá, phản ánh tình hình tăng, giảm quỹ tiền mặt,... Kế toán tổng hợp, kế toán thành phẩm, XDCB: Là người theo dõi tổng hợp, chịu trách nhiệm về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả sản xuất kinh doanh ,có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất tồn thành phẩm và thực hiện theo dõi bán hàng. Kế Toán tiền mặt, tiền lương: Chịu trách nhiệm theo dõi ghi chép các nghiệp vụ phát sinh bằng tiền mặt, thực hiện thanh toán tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp cho các cán bộ công nhân viên. Đồng thời trích lập quỹ và sử dụng quỹ lương của NXBGD đúng yêu cầu. Kế toán sách tham khảo đấu thầu: Chịu trách nhiệm ghi chép phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sách tham khảo của NXBGD tại Hà Nội. Kế toán tiền gửi ngân hàng, Công cụ dụng cụ: Là người chịu trách nhiệm ghi chép theo dõi các nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi ngân hang, công cụ dụng cụ của NXBGD như gửi tiền, rút tiền, thanh toán, nhập xuất công cụ dụng cụ… Kế toán Vật tư, Tài sản cố định : Là người chịu trách nhiệm theo dõi tình hình tăng, giảm vật tư, tình hình nhập xuất tồn NVL, tính toán và phân bổ NVL xuất ra trong kỳ cho các bộ phận sử dụng. Theo dõi tài sản cố định về đối tượng sử dụng, tình hình tăng giảm, nguyên giá, hao mòn TSCĐ, tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng. Kế toán hoạt động chế bản: Thực hiện theo dõi tất cả các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động chế bản tại Nhà xuất bản Giáo dục. Kế toán tạm ứng - VAT: Thực hiện các nghiệp vụ về tạm ứng như tạm ứng cho công nhân viên, thanh toán tạm ứng với công nhân viên. Thực hiện tính và xử lý VAT. Kế toán chi phí sản xuất bản thảo: Thực hiện theo dõi và hạch toán các chi phí trong quá trình sản xuất bản thảo của Nhà xuất bản Giáo dục. Kế toán bán hàng: Thực hiện ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ bán , xác định giá vốn hàng bán, doanh thu bán hang, theo dõi công nợ của khách hàng…. 1.5.2 - Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội Hiện nay, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội đang áp dụng theo đúng Chế độ kế toán Việt Nam quy định, theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính, Chế độ Báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan của Bộ Tài chính. Theo đó thì: Niên độ kế toán: Năm tài chính tính theo năm dương lịch được bắt đầu từ 01/01 đến ngày 31/12. Kỳ kế toán theo tháng. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Tất cả các nghiệp vụ kế toán đều được ghi chép trên sổ sách kế toán cũng như trình bày trên các Báo Cáo Tài Chính sử dụng Đồng Việt Nam (VNĐ). Hình thức tổ chức sổ: Tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung. Kế toán tổng hợp: Đơn vị kế toán tổng hợp Hàng tồn kho, chi phí sản xuất, tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp Kê khai thường xuyên. Giá NVL, CCDC mua vào ghi theo giá thực tế. Giá vật tư xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cuối kỳ trước. Khấu hao TSCĐ: Đơn vị khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Thuế GTGT: Được tính theo phương pháp khấu trừ. Trước đây đơn vị chịu thuế suất thuế GTGT là 5% nhưng theo luật thuế GTGT mới thì đơn vị phải chịu thuế suất là 10%. Tuy nhiên do nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay, nhà nước đã cho phép giảm 50% thuế suất và trên các hoá đơn hiện giờ sẽ ghi là 10% * 50%. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: Đơn vị hiện đang sử dụng hệ thống chứng từ kế toán theo đúng mẫu của Bộ Tài Chính quy định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và các chứng từ đặc thù khác do đơn vị lập để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị đã được Bộ Tài Chính cho phép. Theo đó, các chứng từ sử dụng là: chứng từ Tiền mặt; chứng từ tiền gửi ngân hàng; Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; và chứng từ ghi sổ( thực chất là phiếu kế toán).Chứng từ ghi sổ này dùng để hạch toán những nghiệp vụ phát sinh tại phòng không liên quan tớí việc quản lý chi tiết tại các phòng ban khác. Tất cả các chứng từ kế toán sau khi được lập thì đều được tập trung tại phòng Kế Toán – Tài vụ để tiến hành tổng hợp và kiểm tra . Qui trình luân chuyển chứng từ gồm có các bước sau: Lập chứng từ, Kiểm tra chứng từ, Ghi sổ và Bảo quản lưu trữ chứng từ. Tất cả đều được thực hiện theo quy định hiện hành và kế toán nào phụ trách chứng từ nào thì có trách nhiệm về mọi chứng từ ở mảng đó. Nhìn chung qui trình luân chuyển chứng từ gồm các bước cơ bản sau: Bước 1: Kế toán các phần hành tiến hành lập, tiếp nhận và kiểm tra chứng từ kế toán. Bước 2: Kế toán các phần hành đưa chứng từ đến các bộ phận có thẩm quyền ký duyệt. Bước 3: Kế toán tiến hành phân loại, sắp xếp và ghi sổ kế toán. Bước 4: Lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Hiện nay, NXBGD tại Hà Nội đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Để thuận lợi cho công tác kế toán , NXBGD còn mở thêm các TK cấp 2, cấp 3 để phù hợp với hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Hiện nay, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội đang áp dụng hình thức ghi sổ “Nhật ký chung” trong quá trình tổ chức hạch toán. Theo đó, hệ thống sổ kế toán của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội bao gồm: Sổ nhật ký chung; Hệ thống sổ Chi tiết; Hệ thống Sổ cái( dùng cho hình thức Nhật ký chung); Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm hàng hoá; Thẻ kho; Sổ TSCĐ; Sổ chi tiết tiền vay; Thẻ tính giá thành sản phẩm,dich vụ;… Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Sổ quỹ NHẬT KÝ CHUNG Sổ chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Chứng từ kế toán : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng , định kỳ : Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Ngoài ra, để đảm bảo cung cấp số liệu chính xác kịp thời phục vụ cho quá trình ra quyết định của các nhà quản trị, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội đã sử dụng phần mềm kế toán máy trong công tác kế toán, đây là sản phẩm do đơn vị tự viết riêng bằng ngôn ngữ Visual foxpro phù hợp nhất cho hạch toán và quản lý. Chương trình cho phép cập nhật số liệu từ các hoá đơn chứng từ, số liệu chỉ được nhập một lần. Sau đó, hệ thống xử lý thông tin tự động của phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật các thông tin trên các hoá đơn chứng từ vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Cuối tháng, khi kế toán tiến hành khoá sổ, phần mềm kế toán sẽ tự động kết xuất ra các báo cáo Tài Chính và cả các báo cáo quản trị. Quy trình làm việc của chương trình kế toán máy tại Nhà xuất bản Giáo dục có thể khái quát theo sơ đồ sau:(xem trang sau) Sơ đồ 5 : Quy trình làm việc Kế Toán Máy Báo cáo tổng hợp Cung cấp cho ban Giám đốc Sổ chi tiết tài khoản Sổ chi tiết tiểu khoản Hệ thống chương trình xử lý Nhật ký chung Các báo cáo về tình hình công nợ Sổ cái tài khoản Chứng từ tạm ứng Chứng từ tiền mặt Chứng từ ngân hàng Chứng từ vật tư Chứng từ xuất kho hàng hoá Chứng từ nhập kho hàng hoá Chứng từ ghi sổ Các nghiệp vụ phát sinh tại phòng Kế toán – Tài vụ Các nghiệp vụ phát sinh tại phòng Kho vận Các nghiệp vụ phát sinh tại phòng Kế hoạch – Phát hành Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán: Hiện nay, đơn vị đang lập và trình bày các Báo Cáo Tài Chính theo đúng quy định mới nhất của Bộ Tài Chính gồm: Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 và chuẩn mực số 21. Định kỳ, kế toán tổng hợp của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội phải tiến hành lập các Báo cáo tài chính để nộp cho các cơ quan quản lý của Nhà nước. Hệ thống Báo Cáo đó gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03 – DN); Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B04 – DN); Ngoài những báo cáo được lập theo quy định, bộ phận kế toán của NXBGD còn lập các báo cáo kế toán quản trị để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu quản lý, ra quyết định cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị. Một số các báo cáo đó là: Báo cáo thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; Báo cáo nhanh về doanh thu; Báo cáo về công nợ nội bộ, công nợ với khách hàng và nhà cung cấp; Báo cáo tình hình sử dụng vật tư; Báo cáo chi tiết về giá thành từng sản phẩm; Báo cáo chi tiết về sách nhập từ các nguồn…. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC TẠI HÀ NỘI Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với rất nhiều sản phẩm các loại. Tuy nhiên trong phần tìm hiểu và trình bày của em, em xin trình bày về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho sản phẩm SGK. 2.1 - Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sách giáo khoa tại NXBGD tại Hà Nội 2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất Như phần trên em đã trình bày, quy trình làm sách gồm rất nhiều công đoạn. Công đoạn trước là cơ sở để thực hiện công đoạn tiếp theo. Các công đoạn của quá trình sản xuất SGK được thực hiện một cách tuần tự. Trong 3 giai đoạn của quy trình xuất bản SGK thì hiện nay Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội chỉ thực hiện các công đoạn trong quá trình làm Bản thảo và quá trình Chế bản, Thiết kế mỹ thuật còn công đoạn In hiện nay đơn vị đang thực hiện theo 2 hình thức: In trọn gói: Theo hình thức này Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội sẽ tiến hành đấu thầu giữa các nhà in để chọn ra nhà in phù hợp nhất. Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội sẽ đưa ra đơn giá in SGK và đặt hàng trọn gói cho các nhà in, đơn vị không phải xuất vật tư giao cho nhà in mà chỉ phải kiểm soát về số lượng và chất lượng các xuất bản phẩm được in tại các nhà in. Sau khi sách được in xong ở các nhà in, đơn vị tiến hành nghiệm thu sản phẩm và thanh toán cho các nhà in theo hợp động đã ký. In gia công: Theo hình thức này Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội sẽ thuê nhà in thực hiện công đoạn in SGK cho đơn vị. Theo đó, đơn vị phải xuất giấy giao cho nhà in, còn các chi phí khác như: chi phí mực in, chi phí nhân công, chi phí keo, chỉ…do các nhà in tự hạch toán. Sau khi sách được in xong Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội sẽ tiến hành nghiệm thu và thanh toán chi phí in gia công cho các nhà in theo hơp đồng đã ký . Tuỳ thuộc vào hình thức in mà đơn vị sẽ tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý nhất. Chi phí sản xuất SGK là toàn bộ chi p._.hí phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm. Do SGK có nhiều loại khác nhau về kích cỡ khổ sách, số bản in mỗi loại, số trang sách của một cuốn do vậy chi phí sản xuất cho mỗi loại là khác nhau. Một đặc điểm quan trọng đó là do đặc thù sản xuất SGK hiện nay là SGK được sản xuất năm nào thì dùng cho năm đó nên SGK không có sản phẩm dở dang. Do đó, CPSX sản phẩm chính là toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ cho sản phẩm SGK đó. Hơn nữa, SGK là sản phẩm có tính chất mùa vụ nên chi phí sản xuất SGK chỉ phát sinh trong một số tháng nhất định trong năm. 2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất SGK Chi phí sản xuất SGK phân theo khoản mục chi phí thì có: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp chỉ phát sinh trong giai đoạn làm bản thảo SGK, biên tập và giai đoạn in gia công. Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn Chế bản và Thiết kế mỹ thuật. Theo đó: Các chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp hạch toán cho SGK bao gồm: + Chi phí giấy ruột + Chi phí giấy bìa + Chi phí phụ bản + Chi phí bao gói + Chi phí tem sách - Các chi phí nhân công trực tiếp hạch toán cho SGK bao gồm: + Chi phí tiền lương, tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ của cán bộ các Ban biên tập. + Các khoản trích theo lương gồm: BHYT, BHXH, KPCĐ của cán bộ các Ban biên tập. + Chi phí nhân công thuê in gia công ngoài. Các chi phí sản xuất chung được phân bổ cho sản xuất SGK gồm: + Chi phí tiền lương, tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ của cán bộ Phòng Chế bản và Phòng Thiết kế mỹ thuật. + Các khoản trích theo lương của cán bộ Phòng Chế bản và Phòng Thiết kế mỹ thuật. + Chi phí khấu hao TSCĐ của các bộ phận Chế bản và Thiết kế mỹ thuật. + Tiền nhuận bút tác giả. + Các chi phí thẩm định. + Các chi phí liên quan đến khâu Chế bản và Thiết kế mỹ thuật. Chi phí sản xuất SGK phân theo nội dung kinh tế tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội bao gồm: - Chi phí NVL trực tiếp. + Chi phí giấy ruột. + Chi phí giấy bìa. + Chi phí mực in, chỉ, kẽm, cao su, keo. + Chi phí nhiên liệu, hoá chất. + Chi phí NVL khác. - Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí nhuận bút tác giả. + Chi phí công in. + Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. - Chi phí điện, nước . - Chi phí khấu hao TSCĐ. - Chi phí công cụ, dụng cụ. - Chi phí khác. 2.1.3 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất SGK gồm rất nhiều loại chi phí khác nhau, do đó để thuận tiện cho quá trình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội sử dụng danh mục các Tiểu khoản theo bảng sau: Tên TK Tên Tiểu khoản Tên chi phí phát sinh 62111 6000001 Chi phí giấy ruột 62111 6000002 Chi phí giấy bìa 62111 6000003 Chi phí mực in, chỉ, kẽm, cao su, keo 62111 6000004 Chi phí nguyên, vật liệu chính khác 62111 6000010 Chi phí nhiên liệu, hoá chất 62211 6000005 Chi phí công in 62211 6000006 Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 62211 6000007 Chi phí nhuận bút tác giả 62211 6000008 Chi phí thẩm định, duyệt 62211 6000009 Chi phí thiết kế, biên tập, sửa bài, vẽ hình Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng sản phẩm. Sản phẩm SGK gồm nhiều nhóm khác nhau do đó để thuận tiện cho quá trình tập hợp CPSX cho từng nhóm, hiện đơn vị đang sử dụng danh mục các Mã tiết khoản như sau: Mã Tiết khoản Tên Tiết khoản 51A0001 Sách giao khoa 51A0002 Vở bài tập 6200001 Sách bài tập ……….. ……………. Đối tượng tính giá thành hiện nay của đơn vị là theo từng sản phẩm hoàn thành. Đơn vị sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc hạch toán hàng tồn kho.Sau đây là quy trình ghi sổ chung : Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ Chứng từ ghi sổ (Phiếu kế toán) Hệ thống xử lý sổ Nhật ký chung Sổ chi tiết tiểu khoản của các TK 62111, 62211 Bảng tính giá thành và các Báo cáo kế toán khác Sổ cái các TK 62111, 62211, 15481, 15482, 15411, 33411, 1521... Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu 2.2 - Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất Sách giáo khoa 2.2.1 Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp * Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho; Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ; Bảng kê mua hàng. * Tài khoản sử dụng: TK 621: “chi phí nguyên vật liêu trực tiếp”. TK này phải được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Để theo dõi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm SGK đơn vị dùng TK 62111. TK 62111: Chi phí NVL trực tiếp SGK dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất SGK. Kết cấu và nội dung TK 62111: Bên Nợ : - Giá trị NVL trực tiếp xuất dùng cho hoạt động sản xuất SGK trong kỳ. - Giá trị NVL đã giao gia công hoàn thành trong kỳ. Bên Có : - Kết chuyển giá trị NVL trực tiếp sử dụng cho hoạt động sản xuất SGK trong kỳ vào TK 15411 - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632. - Giá trị NVL trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho. TK 62111 cuối kỳ không có số dư . TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu” TK 15411 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” TK 111,112,131,133,331… * Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ chi tiết vật tư; Sổ tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn; Sổ Nhật ký chung; Sổ cái TK 1521, TK 62111; Sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp. * Quy trình tổ chức kế toán chi phí NVL trực tiếp : Mỗi khi có nhu cầu về nguyên, vật liệu phục vụ cho sản xuất, cán bộ Phòng Quản lý sản xuất sẽ dựa vào định mức NVL cho từng loại sản phẩm tính toán số NVL cần rồi lập “ Lệnh xuất kho” (biểu số 01). Lệnh xuất kho phải có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị và sau đó chuyển cho Phòng Kho vận. Biểu số 01 Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội LỆNH XUẤT KHO Mã số thuế: 01001085431 Số: 3037/K8B Ngày 04/02/2008 Mã kho: K8B KHO CONG TY COGI. GIẤY Tính chất xuất: Xuất cho sản xuất SGK Đơn vị : K8 Kho cắt rọc CT Cogi Giấy cuộn (ĐVT: Kg) Qui ra thành giấy ram thành phẩm (ĐVT:ram) Mã VT Tên vật tư Số lượng Mã VT Tên vật tư Số lượng BBC60K70 Bãi Bằng 60 K70 75.000 BBC60K70 Bãi Bằng 60K70*100t/r 3.450 PHÒNG QLSX NGƯỜI NHẬN NGƯỜI LẬP THỦ TRƯỞNG ĐVỊ Phòng kho vận căn cứ vào Lệnh xuất kho lập “ Phiếu xuất kho” ( biểu số 02) và tiến hành xuất nguyên, vật liệu theo đúng yêu cầu của Phòng Quản lý sản xuất về số lượng và chủng loại vật tư. Đồng thời cán bộ kho vân tiến hành vào “ Thẻ kho” theo đúng số lượng đã xuất. Mẫu số 02-VT Theo Quyết định: 1141-TCQĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Biểu số 02 Đơn vị: Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO Mã số thuế: 01001085431 Ngày 04 tháng 02 năm 2008 Nợ: ………… Số: 005172 Có: ………… - Họ, tên người nhận hàng: Xí nghiệp in Bắc Ninh Địa chỉ (bộ phận): …….. - Lý do xuất hàng: Xuất gia công - Xuất tại kho: K8B Kho công ty COGI Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Bãi Bằng 60 K70*100 500t/r BBC60K70 ram 3.450 Cộng: 3.450 Cộng thành tiền (Bằng chữ): …………………………………………………………… Xuất ngày 04 tháng 02 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (ký, họ tên) Sau đó, Lệnh xuất kho và phiếu xuất kho sẽ được chuyển cho kế toán phụ trách vật tư tiến hành hạch toán.Từ Phiếu nhập kho do phòng kho vận gửi lên, kế toán sẽ lập một phiếu kế toán gọi là “ chứng từ ghi sổ” ( biểu số 03) để tập hợp các chứng từ gốc liên quan tới nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu đồng thời ghi các định khoản liên quan. Mỗi Phiếu xuất kho kế toán lại lập một Chứng từ ghi sổ. Đối với vật tư nhập kho, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội sử dụng giá thực tế để ghi sổ. Còn đối với giá vật tư xuất, đơn vị hiện đang xác định theo phương pháp giá bình quân cuối kỳ trước, kỳ tính giá theo tháng. Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước Giá thực tế từng loại vật tư tồn kho cuối kỳ trước Số lượng thực tế từng loại vật tư tồn kho cuối kỳ trước = Giá thực tế từng loại vật tư xuất kho Số lượng từng loại vật tư xuất kho Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước = x Ở đây, cán bộ phòng kho vận sẽ theo dõi vật tư về mặt số lượng dựa trên phiếu xuất kho. Sau đó, kế toán sẽ dựa vào Phiếu xuất kho này và căn cứ vào bảng tính giá vật tư xuất kho tính theo giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước để lập ra Chứng từ ghi sổ. Biểu số 03 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội CHỨNG TỪ GHI SỔ Số :GS03125 Ngày: 04/02/2008 TT Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có Số lượng (ram) Số tiền (đ) Tài khoản Tiểu khoản Tiết khoản Tài khoản Tiểu khoản Tiết khoản 1 Xuất vật tư cho sản xuất SGK 62111 62000001 51A0001 1521 1520001 3.450 83.671.618 Tổng cộng Số lượng chứng từ gốc kèm theo: ………… Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2008 Lập Biểu Kế Toán Trưởng Nhà xuất bản Giáo dục có sử dụng phần mềm kế toán tự viết, số liệu kế toán chỉ cần nhập một lần sau đó sẽ tự động chuyển vào các sổ sách kế toán có liên quan. Khi kế toán vật tư lập xong Chứng từ ghi sổ và lập lệnh kế toán máy, số liệu sẽ tự động chuyển vào Sổ chi tiết vật tư ( biểu số 04). Sổ chi tiết vật tư được mở cho từng danh điểm vật tư theo chỉ tiêu số lượng và giá trị. Cơ sở là chứng từ nhập, xuất vật tư, mỗi chứng từ gốc được ghi ở một dòng trên sổ. Biểu số 04 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà nội SỔ CHI TIẾT TIỂU KHOẢN SỐ HIỆU TÀI KHOẢN: 1521 NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU CHÍNH (GIẤY IN) MÃ TIỂU KHOẢN: 1520001: GIẤY RAM Tháng 2 năm 2008 Số chứng từ Ngày Diễn giải Đối ứng Số tiền Số tài chính Số nội bộ Tài khoản Tiểu khoản Tiết khoản Nợ Có Số dư đầu kỳ 8.337.793.170 003125 04/02/2008 Xuất vật tư cho sản xuất SGK 62111 62000001 51A0001 83.671.618 003133 04/02/2008 Xuất vật tư cho Công ty Cổ phần in Ninh Bình 15421 14N0007 51A0001 66.952.143 003572 07/02/2008 Xuất vật tư cho Công ty Cổ phần in Thái Bình 15421 14N0020 51A0001 124.633.587 003612 09/02/2008 Xuất vật tư cho Công ty Cổ phần in Nam Định ……… ……….. ……………………. ………. ……….. …………… …………… Tổng phát sinh 3.243.111.207 4.731.537.538 Dư cuối kỳ 6.849.366.839 Hà nội, ngày 03 tháng 03 năm 2008 Lập biểu Kế toán trưởng Từ các Sổ chi tiết vật tư ,cuối tháng kế toán máy sẽ tự động kết chuyển lập ra Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn ( biểu số 05). Bảng này là căn cứ để cuối tháng đối chiếu với Sổ cái TK 152. Sau đó, số liệu từ Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn vật tư sẽ được tự động chuyển sang Sổ Nhật ký chung của đơn vị ( biểu số 06). Biểu số 05 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội BẢNG CÂN ĐỐI NHẬP XUẤT TỒN VẬT TƯ Tất cả các kho NXB Tháng 2 năm 2008 Trang 1 Mã VT Tên vật tư ĐVT Tồn đầu Nhập Xuất Tồn cuối Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền GVCK Giấy cuộn BBC6070 Bãi Bằng 60 K70 kg 235864 271974553 0.00 0 49972 57622665 185892 214351888 12326.84 DNC5070 Đồng Nai 50 K70 kg 489236 5812971432 0.00 0 85338 1013963314 403898 4799008118 12235.36 PLC5080 Phi lío 50 K70 kg 0.00 0 450000 5512142843 50000 612460315 400000 4899682528 10280.65 ……… ……………… …… …….. ………….. …… ……………. ……… …………… ……… …………. ………. Cộng 4367437 63833175469 1584800 18523168793 2561289 28636884812 3390948 53719459440 Giấy ram CAR5710 Canada 59,2 K70*100 500t/r ram 131 26312569 0.00 0 0.00 0 131 26312569 211354.32 HQR2570 Couché NTT 250 K72*102 ram 0.00 0 2739 763802588 0.00 0 2739 763802588 252053.2 …….. ………….. ….. ……….. …………… ……. ………… ……. ………… …… …………… ………… Cộng 40231 8337793170 13264 3243111207 20135 4731537538 33360 6849366839 Hà Nội, Ngày 03 tháng 03 năm 2008 Lập biểu Kế toán trưởng Biểu số 06 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠI Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 2 năm 2008 Trang: 1 Ngày Số ctừ Nội dung TK Nợ Tiểu Nợ Tiết Nợ TK Có Tiểu Có Tiết Có Số lượng Số bản Doanh sô bìa Số tiền Ngày gốc Ctừ gốc MDV gốc Số tiền gốc …… … ……… … …… …… … …… ….. … … …… …… …… … … … 04/02/2008 03125 Chi phí NVL - giấy ruột ( mã sách 2M232T7) 62111 6000001 6200001 1521 1520001 1520002 24312 83671618 04/02/2008 03125 04/02/2008 03133 Xuất vật tư cho Công ty cổ phần in Ninh Bình 15421 14N007 1521 1520001 1520002 20321 66952143 04/02/2008 03133 04/02/2008 07223 Phải trả công in (mã sách: 2M281T7) 62211 6000005 6200001 3312 14C002 TMA001 19865 8233598 04/02/2008 07223 04/02/2008 07226 Chi phí NVL - giấy ruột (mã sách: 2M281T7) 62111 6000001 6200001 3312 14C002 TMA001 19865 28112945 04/04/2008 07226 04/02/2008 02355 Phân bổ lương T 02/2008 (C1, 2, 3) 62211 6000006 51A001 33411 334000 334002 412652389 04/02/2008 02355 ….. … …… … …. … …. … …… …… …… …… … … … … … Cộng chuyển sang trang sau 4331632977 Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2008 Lập biểu Kế toán trưởng Từ Sổ nhật ký chung, phần mềm kế toán máy tự động cập nhật số liệu vào bên Có của TK 1521. (biểu số 07) Biểu số 07 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội SỔ CÁI SỐ HIỆU TÀI KHOẢN: 1521 NGUYÊN LIỆU, VL CHÍNH (GIẤY IN) Tháng 2 năm 2008 Dư Nợ đầu kỳ 64 523 123 887 Số chứng từ Ngày Diễn giải Đối ứng Số tiền Số tài chính Số nội bộ Tài khoản Tiểu khoản Tiết khoản Nợ Có 003125 04/02/2008 Xuất vật tư cho sản xuất SGK 62111 62000001 83.671.618 003133 04/02/2008 Xuất vật tư cho Công ty Cổ phần in Ninh Bình 15421 14N0007 66 952 143 003572 07/02/2008 Xuất vật tư cho Công ty Cổ phần in Thái Bình 15421 14N0020 124 633 587 004099 10/02/2008 Mua vật tư của Công ty giấy Bãi Bằng 1121 1 342 127 695 ……… ……….. ……………………. ………. ……….. …………… …………… Tổng phát sinh 15 899 727 318 8 456 577 133 Dư cuối kỳ 71 966 274 072 Hà nội, ngày 03 tháng 03 năm 2008 Lập biểu Kế toán trưởng Đồng thời số liệu được cập nhật đối ứng vào bên Nợ của TK 62111 “ chi phí NVL trực tiếp sản xuất SGK”. ( mẫu sổ chi tiết biếu số 08) Biểu số 08 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội SỔ CHI TIẾT TIỂU KHOẢN SỐ HIỆU TÀI KHOẢN: 62111 CP NVL TRỰC TIẾP SGK MÃ TIỂU KHOẢN: 6000001 : CHI PHÍ GIẤY RUỘT Tháng 2 năm 2008 Số chứng từ Ngày Diễn giải Đối ứng Số tiền Số tài chính Số nội bộ Tài khoản Tiểu khoản Tiết khoản Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 03125 765NK21231 04/02/2008 Chi phí NVL - giấy ruột ( mã sách: 2M232T7) 1521 1520001 83671618 03133 765NK12604 04/02/2008 Chi phí NVL - giấy ruột ( mã sách: 2M281T7) 1521 1520001 66952143 …. ….. ….. ….. …. …. …. ….. ….. … …. ….. …. …. …. …. . Tổng phát sinh 3623012588 3623012588 Số dư cuối kỳ 0 Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2008 Lập biểu Kế toán trưởng Sổ chi tiết tiểu khoản 62111 tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp sản xuất SGK trong kỳ, trong đó sổ được chi tiết thành Mã tiểu khoản để theo dõi cho từng loại nguyên vật liệu. Ở đây, sổ chi tiết được chi tiết cho chi phí Giấy ruột sản xuất SGK trong kỳ. Tất cả các chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp sản xuất SGK phát sinh trong kỳ sẽ được tập hợp trên Sổ cái TK 62111. ( biểu số 09) Biểu số 09 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội SỔ CÁI SỐ HIỆU TÀI KHOẢN: 62111 CP NVL TRỰC TIẾP SGK Tháng 2 năm 2008 Số dư đầu kỳ : 0 Số chứng từ Ngày Diễn giải Đối ứng Số tiền Số tài chính Số nội bộ Tài Tiểu Tiết Nợ Có 03125 765NK21231 04/02/2008 Chi phí NVL - giấy ruột ( mã sách: 2M232T7) 1521 1520001 83 671 618 03133 765NK12604 04/02/2008 Chi phí NVL - giấy ruột ( mã sách: 2M281T7) 1521 1520001 66 952 143 03681 765NK20100 05/02/2008 Chi phí NVL - giấy bìa ( mã sách: 2M281T7) 3312 14B002 37 209 336 …….. …………… ………… ……………………… …… ……… ………. ……….. ……….. Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp T2/2008 15411 7.277.065.329 Cộng số phát sinh 7.277.065.329 7.277.065.329 Số dư cuối kỳ 0 Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2008 Lập biểu Kế toán trưởng Khi mua nguyên vật liệu không tiến hành nhập kho mà giao trực tiếp cho bộ phận sản xuất thì kế toán phụ trách phần hành nguyên, vật liệu căn cứ vào các chứng từ gốc gồm Hoá đơn mua hàng, Phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng tuỳ (tuỳ hình thức thanh toán hoặc chưa thanh toán cho người bán) để nhập số liệu vào Sổ Nhật ký chung . Từ đây số liệu sẽ tự động được cập nhật vào các sổ sách có liên quan khác theo chu trình giống như xuất nguyên, vật liệu từ kho như đã trình bày ở trên. Khi thực hiện hợp đồng in gia công SGK, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội sẽ căn cứ vào định mức NVL để xuất NVL cho công ty in. Khi xuất vật tư giao cho công ty in, kế toán lập “chứng từ ghi sổ” hạch toán số vật tư xuất trên TK 15421 “ vật tư giao in gia công” . Cuối kỳ khi in hoàn thành kế toán tiến hành kết chuyển số vật tư đã gia công hoàn thành nhập kho từ TK 15421 sang TK 62111 để tập hợp chi phí NVL sản xuất SGK, tính ra giá thành sản phẩm SGK. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp sản xuất SGK : TK 152, 331, 111… TK 62111 TK 15411 (1) TK 15421 (2) (5) (4) TK 152 TK133 (3) (6) (1): Xuất nguyên, vật liệu trực tiếp sản xuất SGK. (2): Xuất nguyên, vật liệu trực tiếp thuê in gia công SGK. (3): Thuế GTGT được khấu trừ (4): Giá trị nguyên, vật liệu của số SGK thuê in gia công hoàn thành bàn giao. (5): Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp SGK. (6): Nguyên, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. 2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp hạch toán cho SGK gồm: + Chi phí tiền lương, tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ của cán bộ các Ban biên tập. + Các khoản trích theo lương gồm: BHYT, BHXH, KPCĐ của các Ban biên tập. + Chi phí nhân công thuê in gia công. * Chứng từ sử dụng: Hiện đơn vị đang sử dụng Bảng phân bổ tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT. * Tài khoản sử dụng TK 622: “chi phí nhân công trực tiếp”. TK này phải được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Để theo dõi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm SGK ta dùng TK 62211 TK 62211: Chi phí nhân công trực tiếp SGK dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất SGK. Kết cấu và nội dung TK 62211 + Bên Nợ : - Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương phát sinh trong kỳ. - Chi phí phát sinh chung được phân bổ cho sản xuất SGK trong kỳ. - Chi phí nhân công in gia công SGK phát sinh trong kỳ. + Bên Có : - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 15411 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang SGK” - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt quá mức bình thường vào TK 632. TK 62211 cuối kỳ không có số dư. Ngoài ra còn sử dụng : TK 334 “ phải trả cán bộ CNV” TK 338 “phải trả, phải nộp khác” TK 111, 112, 154… * Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ nhật ký chung ; Sổ cái các TK 62211 và TK 33411; Các sổ chi tiết các TK 3382, TK 3383, TK 3384. * Quy trình tổ chức kế toán : Hiện nay tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội , chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong quá trình biên tập làm bản thảo SGK được hạch toán trực tiếp vào TK 62211, còn chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong giai đoạn Chế bản và Thiết kế mỹ thuật được hạch toán trực tiếp vào TK 15481 và TK 15482 và được phân bổ vào cuối kỳ. Hàng tháng ở tất cả các Phòng, Ban thuộc Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội lập Bảng thống kê ngày công lao động và tiền ăn giữa ca xác định số ngày công thực tế của mỗi nhân viên làm việc trong tháng và số tiền ăn giữa ca của từng người sau đó gửi cho Phòng tổ chức để tổng hợp, tính ra tiền lương và tiền ăn ca của từng CBCNV (biểu số 10). Biểu số 10 BẢNG THỐNG KÊ NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG VÀ TIỀN ĂN GIỮA CA THÁNG 22 NĂM 2008 Ngày: 29/02/2008 Đơn vị 15: Ban biên tập sách Hoá học STT Mã NV Họ và tên Số ngày công Số ngày nghỉ không ăn trưa Số tiền Ký nhận 1 H213 NGUYỄN THANH HƯƠNG 22 0 440.000 2 H214 LÊ VĂN NAM 19 3 380.000 3 H215 NGUYỄN THỊ HỒNG 22 0 440.000 4 H216 NGUYỄN VĂN NHẬT 20 2 400.000 5 H223 ĐỖ THỊ BÍCH ĐÀO 22 0 440.000 6 H224 NGUYỄN NHƯ AN 22 0 440.000 7 H226 HOÀNG TÚ PHƯỢNG 19 3 440.000 Tổng cộng 146 8 2,920,000 Từ Bảng thống kê ngày công lao động và tiền ăn ca Phòng Tổ chức – Lao động tiền lương tiến hành tổng hợp và tính ra số tiền lương của từng CBCNV và gửi danh sách lên Phòng Kế toán để Phòng Kế toán tiến hành lập chứng từ chi lương và hạch toán nghiệp vụ tiền lương. Hiện nay, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội được tính lương cho CBCNV như sau: Tiền lương cứng = (Hệ số lương cơ bản + Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm) x 540.000 đồng ( với cán bộ nội thành Hà Nội là 620.00 đồng) Theo quy định mới ban hành và sẽ có hiệu lực vào tháng 05/2009 thì lương cơ bản cả cán bộ CNV sẽ tăng lên là 650.000 đồng. Tiền lương mềm = Hệ số lương mềm x Tiền lương mềm hệ số 1 Tiền ăn ca 1 ngày được tính 20.000đồng/1người. Các khoản tiền thưởng khác được tính bình quân theo quyết định của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội. Với tiền lương làm thêm giờ: + Làm thêm giờ vào ngày thường, thứ 7, CN: 14.000 đồng/giờ + Làm thêm giờ ngày lễ: 17.000 đồng/giờ Phương pháp tổ chức kế toán các khoản lương cứng, lương mềm, các khoản làm thêm giờ, tiền thưởng và tiền ăn ca ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội là giống nhau và theo một quy trình cố định theo chương trình kế toán máy thực hiện . Do vậy trong phạm vi bài viết này em xin trình bày quy trình hạch toán khoản lương cứng tại đơn vị. Mẫu Bảng thanh toán tiền lương cơ bản của các cán bộ công nhân viên ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội: (Biểu số 11) Biểu số 11 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CƠ BẢN CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN THÁNG 02/2008 ĐƠN VỊ 15: BAN BIÊN TẬP SÁCH HOÁ HỌC Tháng 02/2008 stt Họ và tên Hệ số lương cơ bản Hệ số trách nhiệm Ngày công thực tế Nghỉ có BH Lương xí nghiệp PC trách nhiệm PC độc hại PC khác Lương chờ hưu Tổng cộng lương cứng Các khoản trừ Số tiền thực lĩnh Ký nhận BHYT, BHXH Nợ cơ quan Trừ khác Trừ tổng 1 NGUYỄN THANH HƯƠNG 2.650 0.00 26 0 1.431.000 0 0 0 1.431.000 85.860 0 0 85.860 1.345.140 2 LÊ VĂN NAM 4.320 0.30 26 0 2.332.800 162.000 50,000 0 2.544.800 152.688 0 0 152.688 2.392.112 3 NGUYỄN THỊ HỒNG 3.890 0.00 26 0 2.100.600 0 0 0 2.100.600 126.036 0 0 126.036 1.974.564 4 NGUYỄN VĂN NHẬT 2.960 0.00 26 0 1.598.400 0 0 0 1.598.400 95.904 0 0 95.904 1.502.496 5 ĐỖ THỊ BÍCH ĐÀO 3.270 0.00 26 0 1.765.800 0 0 0 1.765.800 105.948 0 0 105.948 1.659.852 6 NGUYỄN NHƯ AN 3.580 0.00 26 0 1.933.200 0 0 0 1.933.200 115.992 0 0 115.992 1.817.208 7 HOÀNG TÚ PHƯỢNG 2.650 0.00 26 0 1.431.000 0 0 0 1.431.000 85.860 0 0 85.860 1.345.140 Tổng cộng 23.32 0..30 182 0 12.592.800 162.000 50.000 0 12.804.800 768.288 0 0 768.288 12.036.512 Tổng Giám đốc Trưởng phòng tổ chức – LĐTL Kế toán trưởng Người lập biểu Từ Bảng thanh toán tiền lương của CBCNV do Phòng Tổ chức lao động tiền lương lập nên, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương lập Bảng phân bổ tiền lương, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (biểu số12). Biểu số 12 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG, KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN, BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ THÁNG 02/2008 STT Tên các bộ phận TK Số lao động TK 334-Phải trả công nhân viên Trích 15% BHXH, 2% BHYT và 2% KPCĐ Tổng Quỹ lương 334 (Để trích KPCĐ) Lương Ngoài giờ Tổng quỹ lương trích BHYT, BHXH Tổng số KPCĐ (3382) BHXH (3383) BHYT (3384) 1 2 3 4 5=6+7 6 7 8 9=C5x2% 10=C8x15% 11=C8x2% 1 Lương Xuất bản 64201 78 249.499.328 215.385.928 34.113.400 169.219.000 4.989.986 25.382.850 3.384.380 2 Lương KHPH-TV,Kho 64101 33 90.343.111 81.637.774 8.705.337 45.379.000 1.806.862 6.806.850 907.580 3 Lương Chế bản 15482 26 68.320.417 62.938.417 5.382.000 37.048.000 1.366.408 5.557.200 740.960 4 Lương Biên tập Trong đó - BT thiết kế MT 15481 21 58.124.548 54.999.124 3.215.424 32.416.000 1.162.490 4.862.400 648.320 - Sách Cấp 1,2,3 62211 132 396.984.530 342.806.030 54.178.500 270.734.150 7.939.690 40.610.122 5.414.683 Cộng 290 863.271.934 757.767.273 105.504.661 554.796.150 17.265.446 83.219.422 11.095.923 Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2008 Người lập biểu Trưởng phòng KTTV Từ Bảng thanh toán tiền lương và Bảng phân bổ tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT kế toán tiền lương tiến hành lập Chứng từ ghi sổ (biểu số 13)phản ánh các nghiệp vụ phát sinh về tiền lương. Biểu số 13 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: GS 03120 Ngày:11/02/2008 Trang: 1 TT Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có Số lượng Số tiền Tài khoản Tiểu khoản Tiết khoản Tài khoản Tiểu khoản Tiết khoản 1 Phân bổ lương T02/2008 (C1.2.3) 62211 600006 51A001 33411 334000 334002 0.00 342.806.030 2 Phân bổ lương T02/2008 (CB) 15482 600015 33411 334000 334002 0.00 62.938.417 3 Phân bổ lương T02/2008 (MT) 15481 610015 33411 334000 334002 0.00 54.999.124 4 Phân bổ lương T02/2008 (MT) ngoài giờ 15481 610015 33411 334000 334003 0.00 3.215.424 .. …………….. ……… ……… ……. …….. …….. ……. ….. …………. Tổng cộng 863.271.934 Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2008 Lập biểu Kế toán trưởng Từ Chứng từ ghi sổ, số liệu sẽ được tự động cập nhật vào Sổ nhật ký chung , Sổ cái các TK 62211(biểu số 14), TK 33411. Biểu số 14 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà Xuất bản Giáo dục tại Hà Nội SỔ CÁI SỐ HIỆU TÀI KHOẢN : 62211 CP NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP SGK Tháng 02 năm 2008 Số dư đầu kỳ: 0 Trang 1 Chứng từ Diễn giải Đối ứng Số tiền Số tài chính Số nội bộ Ngày Tài khoản Tiểu khoản Tiết khoản Nợ Có 03120 11/02/2008 Chi phí tiền lương T2/2008 (C1,2,3) 33411 334000 334002 342.806.030 03145 12/02/2008 Phân bổ tiền ăn giữa ca T02/2008 (C1,2,3) 334111 334000 334005 46.325 000 03480 29/02/2008 Trích 15% BHXH T03/2008 (C1,2,3) 3383 BHI004 40.610.122 03488 29/02/2008 Trích 2% BHYT T03/2008 (C1,2,3) 3384 BHI003 5.414.683 03501 29/02/2008 Trích 2% KPCĐ T03/2008 (C1,2,3) 3382 7.939.690 ………… …………. …………………………………………….. ………… …………. …………. ………………. ……………….. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp T2/2008 15411 4.438.775.474 Cộng số phát sinh 4.438.775.474 4.438.775.474 Số dư cuối kỳ 0 Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2008 Lập biểu Kế toán trưởng Với chi phí nhân công trực tiếp phát sinh khi giao in gia công, căn cứ vào hoá đơn GTGT do các công ty in phát hành, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp vào TK 62211. Quy trình cập nhật số liệu vào các sổ sách kế toán giống như trên. Ngoài ra, dựa vào tiêu thức phân bổ là số trang quy đổi, kế toán tiến hành phân bổ chi phí trên 2 TK 15481 và TK 15482 vào TK 62211. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất SGK phát sinh trong kỳ sang TK 15411 tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những chi phí phát sinh cho việc sản xuất toàn bộ các sản phẩm ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội mà không thể trực tiếp phân bổ cho từng loại sản phẩm được. Chi phí sản xuất chung gồm các chi phí phát sinh trong quá trình Chế bản và Thiết kế mỹ thuật . * Chứng từ sử dụng: Hiện đơn vị đang sử dụng: các phiếu nhập , xuất; Phiếu chi; Bảng kế chi tiền mặt; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ; Hoá đơn dịch vụ mua ngoài… * Tài khoản sử dụng: Hiện nay, Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội không sử dụng TK 627 để tập hợp các chi phí sản xuất chung cần phân bổ như các đơn vị sản xuất khác mà sử dụng 2 TK là: TK 15481 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Ban Thiết kế mỹ thuật”. TK 15482 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Phòng Chế bản” . Kết cấu và nội dung TK: - Bên Nợ: + Các chi phí phát sinh trong quá trình Chế bản và Thiết kế mỹ thuật. - Bên Có: + Phân bổ các chi phí phát sinh chung vào giá thành các loại xuất bản phẩm. - Dư Nợ: Số chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chưa phân bổ. Ngoài ra còn có một số các TK khác có liên quan như: TK 111, TK 112, TK 131… * Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ Nhật ký chung; Sổ cái các TK 62211, TK 15481, TK 15482. * Quy trình tổ chức kế toán: Đối với chi phí nguyên vật liệu , chi phí nhân công phát sinh trong quá trình Chế bản và Thiết kế mỹ thuật trình tự hạch toán cũng được thực hiện giống như với nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp dùng cho hoạt động sản xuất SGK đã được trình bày ở trên nhưng phản ánh các chi phí này vào TK 15481 hay TK 15482 và các sổ kế toán có liên quan khác. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ, hàng tháng, kế toán phụ trách phần hành TSCĐ tiến hành lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (biểu số 15) sử dụng trong tháng xác định ra số khấu hao phải trích trong tháng. Sau đó hạch toán vào TK15481 với các TSCĐ phục vụ cho hoạt động Thiết kế mỹ thuật và hạch toán vào TK 15842 với các TSCĐ phục vụ cho hoạt động Chế bản. Biểu số 15 Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội Phòng Kế toán - Tài vụ BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ THÁNG 02 NĂM 2008 TÊN MÁY MÓC THIẾT BỊ NƯỚC SX SỐ THỂ NGÀY SỬ DỤNG TGKH (THÁNG) NGUYÊN GIÁ TRÍCH KH THÁNG 02 GHI CÓ TÀI KHOẢN 214 – GHI NỢ TÀI KHOẢN… 641 642 15482.15 15481.15 Thiết bị văn phòng khu vực Giảng Võ Việt Nam 063 11/1982 240 453.958.315 0 0 0 0 0 Nhà máy + Kho sách Việt Nam 065 03/1978 360 330.694.394 0 0 0 0 0 Kho chứa sách Đống Đa Việt Nam 9/Kho 06/1998 240 2.665.050.149 11.104.375 11.104.375 0 0 0 ………………………….. ………. ………. ……….. ……. …………… …………. ………….. ……….. …………. ……… CỘNG: (2) NHÀ CỬA, VẬT KIẾN TRÚC 16.537.485.042 111.956.799 87.592.147 24.364.652 Máy in thử bình trang (Tách màu ĐT) Mỹ 305B.03 05/2001 84 335.442.389 3.993.361 0 0 0 3.993.361 Thiết._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31459.doc
Tài liệu liên quan