Tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân (Công ty in): ... Ebook Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân (Công ty in)
100 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân (Công ty in), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội VI của Đảng đã có những chuyển biến quan trọng, đặc biệt là việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần, hoạt động có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố tiền. Vậy để tiến hành quá trình sản xuất hàng hoá người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao, về sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà sản xuất.
Trong công tác quản lý doanh nghiệp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những yếu tố chỉ tiêu quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua số liệu do bộ phận kế toán cung cấp, các nhà quản lý kinh doanh được biết chi phí và giá thành thực tế của từng loại sản phẩm cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đánh giá thực hiện các định mức tiêu hao, tình hình sử dụng tài sản, vật tư… và có quyết định quản lý phù hợp. Vì thế công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, giúp làm tăng tích luỹ cho nền kinh tế đất nước nói chung và làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp nói riêng để từ đó cải thiện đời sống cho người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và sau một thời gian đi thực tập tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân, được đi sâu tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty, cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo Hoàng Thị Thanh Huyền và sự hướng dẫn của cán bộ phòng kế toán, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: "Hoàn Thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân".
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân.
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành chuyên đề thực tập nhưng do điều kiện thời gian và sự hiểu biết có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong các thầy cô giáo giúp đỡ và chỉ bảo để em có điều kiện học hỏi và nâng cao kiến thức của mình hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Hoạt động sản xuất xã hội được tiến hành trong nhiều ngành kinh tế. Mỗi ngành kinh tế đều có đặc điểm kinh tế đặc trưng, do đó ảnh hưởng quan trọng đến công tác tổ chức và hoạt động của kế toán.
Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, việc tổ chức công tác kế toán, vận dụng các phương pháp kỹ thuật hạch toán, đặc biệt là vận dụng phương pháp kế toán tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong phạm vi ngành sản xuất công nghiệp bắt nguồn từ những đặc điểm của quy trình công nghệ kỹ thuật và tổ chức sản xuất, từ tính đa dạng và khối lượng sản phẩm được sản xuất ra, nói cách khác là bắt nguồn từ loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Vậy, nghiên cứu loại hình sản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp được hợp lý, đúng đắn và do đó phát huy được chức năng, vai trò và vị trí của kế toán trong công tác kế toán, quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng.
1.2. KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT CHỦ YẾU.
1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ…).
1.2.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu
Chi phí sản xuất có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau về cả nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí… trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất kinh doanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.
Xét về mặt lý luận cũng như trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau. Mỗi cách phân loại đều đáp ứng được ít nhiều cho mục đích quản lý, hạch toán, kiểm soát chi phí phát sinh… ở các góc độ khác nhau. Vì thế các cách phân loại đều bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm.
- Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế (Yếu tố chi phí)
Để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, lập kiểm tra và phân tích dự toán chi phí, các yếu tố chi phí có thể được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý ở mỗi nơi mỗi thời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau. Căn cứ vào tiêu thức trên, chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố chi phí cơ bản sau:
+ Yếu tố nguyên vật liệu
Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo.
+ Yếu tố nhân công
Gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương (tiền công), các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT) trong kỳ báo cáo.
+ Yếu tố khấu hao tài sản cố định
Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo.
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
Bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền
Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo, như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo…
Tác dụng của cách phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế như sau:
· Trong phạm vi quản lý vi mô: Phục vụ quản lý CPSX, làm căn cứ để lập báo cáo CPSX theo yếu tố lập kế hoạch dự trữ vật tư, kế hoạch tiền mặt, kế hoạch sử dụng lao động… kỳ kế hoạch.
· Trong phạm vi quản lý vĩ mô: Cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân.
- Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế (khoản mục chi phí)
Cách phân loại dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí theo từng đối tượng cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tùy thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán của mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau. Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm của nước ta bao gồm 3 khoản mục chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ như: lương, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).
+ Chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại sản xuất…).
· Theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm CPSXC cố định và CPSXC biến đổi:
+ CPSXC cố định là những chi phí sản xuất thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất.
+ CPSXC biến đổi là những chi phí sản xuất thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất.
· Theo nội dung kinh tế, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm các nội dung sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của nhân viên quản lý phân xưởng, đội, bộ phận sản xuất.
+ Chi phí vật liệu: gồm những chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất :gồm những chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm toàn bộ tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng trong phân xưởng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất.
+ Chi phí bằng tiền khác: gồm các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng.
Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế của chi phí có tác dụng phục vụ cho việc quản lý CPSX theo định mức, dự toán chi phí, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa CPSX với khối lượng sản phẩm sản xuất
Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và điều tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được phân chia thành biến phí và định phí.
+ Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp… Cần lưu ý rằng, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định.
+ Định phí: là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh…. các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi.
Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hòa vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
1.3 . Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Quản lý chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là sự cần thiết khách quan, là điều kiện quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường thế giới nói chung và trong nước nói riêng thì trong sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đó ngoài việc trang trải toàn bộ chi phí bằng thu nhập thì còn phải sinh lời - nghĩa là phải có lãi. Yêu cầu đó chỉ đạt được trên cơ sở sử dụng hợp lý và tiết kiệm các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn và đặc biệt là phải quản lý sản xuất. Muốn thực hiện tốt điều này thì biện pháp quan trọng mà mỗi doanh nghiệp phải quan tâm là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, hạch toán đúng, đủ chi phí thực tế bỏ ra, giá thành sản phẩm phải phản ánh chính xác, quản lý chi phí sản xuất thật tốt. Có như vậy mới đảm bảo bù đắp chi phí: hao phí lao động sống, lao động vật hóa trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xác định chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.4.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất
1.4.2. Phân loại giá thành sản phẩm
· Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xác định trước khi tiến hành sản xuất.
Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức CPSX hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả SXKD.
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu CPSX thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm.
Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
· Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): Bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp.
Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để doanh nghiệp tính giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá thành toàn bộ được tính theo công thức:
= + +
· Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa chi phí và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện bằng mặt hao phí còn giá thành biểu hiện bằng mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt cùng một quá trình, vì vậy chúng giống nhau về bản chất.
Giá thành và chi phí sản xuất đều bao gồm hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành và chi phí sản xuất sẽ khác nhau về lượng.
Như vậy về bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau: chúng đều là các hao phí về lao động và các chi phí khác của doanh nghiệp. Tuy vậy giữa chi phí và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau. Nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong một thời kỳ, còn nói đến giá thành sản phẩm là xem xét đề cập đến mối quan hệ của chi phí đối với quá trình công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm, đó là hai mặt của một quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
1.5. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
- Khái niệm đối tượng tập hợp CPSX: Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn mà CPSX cần phải tập hợp nhằm để kiểm tra, giám sát CPSX và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.
- Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX:
+ Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất
+ Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
+ Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm
+ Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm…)
+ Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh
- Các đối tượng tập hợp CPSX: Đối với ngành công nghiệp, đối tượng tập hợp CPSX có thể là loại sản phẩm, dịch vụ; nhóm sản phẩm cùng loại; chi tiết bộ phận sản phẩm; phân xưởng; bộ phận; giai đoạn công nghệ; đơn đặt hàng.
1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
- Khái niệm đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
- Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đặc điểm tổ chức sản xuất; quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; yêu cầu và trình độ quản lý; trình độ ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán của doanh nghiệp.
* Xét về mặt tổ chức sản xuất
- Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành.
- Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm từng đơn đặt hàng.
- Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.
* Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất
- Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất.
- Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là nửa thành phẩm tự chế biến.
- Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.
- Các đối tượng tính giá thành sản phẩm:
+ Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành
+ Từng chi tiết, bộ phận sản phẩm.
1.6. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tập hợp CPSX và bằng phương pháp thích hợp. Cung cấp kịp thời những số liệu, thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí, yếu tố chi phí đã quy định, xác định đúng đắn giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định.
- Định kỳ cung cấp các báo cáo về CPSX và giá thành cho các cấp quản lý doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Phát hiện các hạn chế và khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHỦ YẾU.
1.7.1.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu CPSX đã tập hợp được trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giá thành sản xuất giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành theo từng đối tượng tính giá thành và từng khoản mục chi phí.
* Phương pháp trực tiếp (Còn gọi là phương pháp giản đơn) phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và có chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác
Công thức tính: Z = D ĐK + C - CCK
* Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm phải qua nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tập hợp CPSX là từng bộ phận (từng giai đoạn công nghệ), còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở các bước chế biến và thành phẩm hoàn thành ở bước cuối kỳ. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất và các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + Z3 + …. Zn
* Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và cùng một lực lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
=
* Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng…) để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm cùng loại căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
= x
* Phương pháp loại trừ chi phí: Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ, để tính giá thành sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp nhưng chỉ có thể sử dụng giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu.
= + - -
* Phương pháp liên hợp: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau. Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ…
* Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức chi phí: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định.
= ± ±
1.7.2. Ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu
Trên cơ sở các phương pháp tính giá thành sản phẩm đã nghiên cứu ở trên, khi áp dụng vào từng doanh nghiệp, kế toán cần căn cứ vào các điều kiện thực tế của doanh nghiệp để lựa chọn và áp dụng phương pháp tính giá thích hợp.
· Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song
Đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoặc từng loạt hàng đã sản xuất hoàn thành theo đơn đặt hàng của khách hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất.
Kế toán chi phí sản xuất trực tiếp (CPNL, VL trực tiếp, CPNCTT) phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc.
- Đối với chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, cuối tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp.
Phương pháp tính giá thành: Tùy theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng để áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp giản đơn, phương pháp cộng chi phí, phương pháp tỉ lệ hay phương pháp liên hợp.
· Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục
- Đối với loại hình doanh nghiệp này, quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trức là đối tượng chế biến của giai đoạn sau.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
- Đối tượng tính giá thành thì tùy vào các điều kiện cụ thể cũng như trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có thể chỉ là thành phẩm hoặc có thể còn bao gồm nửa thành phẩm của từng giai đoạn sản xuất. Kỳ tính giá thành là sau khi kết thúc tháng, phù hợp với kỳ báo cáo. Phương pháp tính giá thành áp dụng có thể là phương pháp tổng cộng chi phí hoặc phương pháp liên hợp.
1.8. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐANG CHẾ TẠO DỞ DANG
Quá trình sản xuất thường diễn ra liên tục và xen kẽ lần nhau, cuối kỳ có thể có những sản phẩm đang chế tạo dở dang trên dây truyền sản xuất hoặc những sản phẩm đã hoàn thành một hoặc một số giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất nhưng chưa hoàn thành đến giai đoạn cuối cùng hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm, những sản phẩm đó gọi chung là sản phẩm dở dang.
Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong những phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp:
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPNVLTT hoặc CPVL chính trực tiếp.
Phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp chi phí NL, VL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động.
Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp chỉ gồm trị giá thực tế NL, VL trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm dở dang, các chi phí chế biến tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Công thức:
DCK = x Sd
Trong đó:
Cvl: Chi phí vật liệu chính trực tiếp phát sinh trong kỳ
Stp: Số lượng thành phẩm hoàn thành trong kỳ
Sd: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Dck, Dđk: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ
Công thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chi phí NL, VL trực tiếp được bỏ vào ngay từ đầu của quy trình công nghệ sản xuất
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, khối lượng tính toán ít nhưng không chính xác vì không tính đến các chi phí chế biến.
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này, người ta căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương rồi tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang.
+ Đối tượng chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (CPNVLCTT hoặc CPNVLTT) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
DCK = x S'd
C: được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ
S'd: là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành.
S'd = Sd x % HT
% HT: tỷ lệ chế biến hoàn thành được xác định
Ưu điểm: Đảm bảo số liệu hợp lý có độ tin cậy cao
Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều hơn, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền tương đối phức tạp.
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định.
Trước hết, kế toán phải căn cứ vào sản lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính chi phí sản xuất theo định mức cho sản lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp lại theo từng loại sản phẩm. Trong phương pháp này các khoản mục chi phí tính cho sản lượng sản phẩm dở dang còn phụ thuộc vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng.
1.9. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.9.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
· Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng với CPSX có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. Kế toán tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng chịu chi phí, từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán ghi vào sổ kế toán theo từng đối tượng có liên quan.
· Phương pháp tập hợp gián tiếp: áp dụng với CPSX có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp CPSX, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí được. Kế toán tiến hành tập hợp và phân bổ CPSX cho các đối tượng liên quan theo trình tự sau:
- Tổ chức ghi chép ban đầu CPSX phát sinh theo từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó tổng hợp số liệu trên chứng từ kế toán theo địa điểm phát sinh.
- Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp với từng loại chi phí để tính toán và phân bổ chi phí sản xuất đã tổng hợp được cho các đối tượng liên quan.
1.9.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
Đến cuối kỳ, kế toán kết chuyển các khoản mục chi phí đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp CPSX để tính giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ được kết chuyển toàn bộ để tính giá thành sản xuất thực tế sản phẩm .
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ chỉ được phân bổ vào chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức độ bình thường. Phần chi phí đã tập hợp còn lại không được tính vào trị giá hàng tồn kho, được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
· Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NL, VL trực tiếp
Chi phí NL, VL trực tiếp là chi phí NL, VL chính (nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ sử dụng trực tiếp để sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ.
Phương pháp tập hợp và phân bổ:
Tập hợp: trực tiếp cho từng đối tượng liên quan. Trường hợp chi phí NL, VL trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì được tập hợp theo phương pháp gián tiếp cho từng đối tượng tập hợp CPSX.
+ Đối với NL, VL chính là nửa thành phẩm mua ngoài thường phân bổ theo: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất.
+ Đối với vật liệu phụ, thường phân bổ theo chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí NL, VL chính hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất.
Kết cấu, nội dung phản ánh của TK 621 - Chi phí NL, VL trực tiếp:
Bên nợ: Giá trị thực tế NL,VL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên Có:
- Trị giá NL, VL sử dụng không hết nhập lại kho.
- Kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
- Kết chuyển chi phí NL,VL trực tiếp phát sinh ở mức bình thường vào bên Nợ TK 154 - CPSXSKD dở dang (Hoặc bên Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất) TK621 không có số dư cuối kỳ và phản ánh chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Sơ đồ 1)
TK 152
TK 621
TK 152
(1) Xuất kho NVL sử dụng
trực tiếp cho sản xuất
TK 111,112,331
(1)Vật liệu mua về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho SXSP
trực tiếp cho sản xuất
TK 133
(3) Giá trị vật liệu xuất dùng
hết phế liệu thu hồi nhập kho
TK 154 (chi tiết)
(4) Kết chuyển CPNVLTT theo
đối tượng để tính giá thành SP
· K._.ế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (NCTT)
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: lương các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản trích theo lương.
Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí NCTT
- Tập hợp: Kế toán tập hợp trực tiếp CPNCTT cho từng đối tượng có liên quan. Trường hợp CPNCTT có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì áp dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp.
- CPNCTT được phân bổ theo tiêu thức sau:
+ Tiền lương chính thường được phân bổ tỷ lệ với chi phí tiền lương định mức, chi phí tiền lương kế hoạch, giờ công định mức hoặc giờ công thực tế, số lượng sản phẩm sản xuất.
+ Tiền lương phụ thường được phân bổ tỷ lệ với tiền lương chính, tiền lương định mức, giờ công định mức…
Kết cấu , nội dung của TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp.
Bên nợ: CPNCTT tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm
Bên có:
- Kết chuyển CPNCTT trên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ
- Kết chuyển CPNCTT ở mức bình thường vào bên nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (hoặc bên Nợ TK 631 - giá thành sản xuất) để tính vào giá thành của sản phẩm, dịch vụ
TK 622 không có số dư cuối kỳ và được mở cho từng đối tượng chịu chi phí.
Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp (sơ đồ 2)
TK 334
TK 622:chi tiết cho từng đối tượng
(1) Tiền lương trả cho công nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm
(4) Kết chuyển CPNVLTT để
tính giá thành sản phẩm
TK 335
(2) Trích trước lương nghỉ phép
TK 334
(3) Các tài khoản trích theo lương
(BHXH, BHYT, KPCĐ)
TK 154
· Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung (CPSXC)
Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài hai khoản CPNVL, VL trực tiếp, CPNCTT phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất
Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
- Tập hợp: Chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung đã tập hợp được phân bổ theo nguyên tắc.
+ Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
Kết cấu, nội dung TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Bên nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung cố định phát sinh ở mức bình thường và chi phí sản xuất chung biến đổi được kết chuyển vào TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (hoặc vào TK 631 - Giá thành sản xuất)
- Chi phí sản xuất chung cố định phát sinh trên mức bình thường được kết chuyển vào TK 632 - Giá vốn hàng bán.
TK 627- Chi phí sản xuất chung, không có số dư cuối kỳ
TK 627 có các TK cấp II: 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
6272 - Chi phí vật liệu
6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất
6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278 - Chi phí bằng tiền khác
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung (Sơ đồ 3)
TK 334,338
TK 627 (chi tiết)
TK 152,138,111
(1) CP nhân công quản lý
phân xưởng
(6) VLXD cho quản lý PX
dùng không hết nhập lại kho
TK 154 (chi tiết)
(7) Kết chuyển chi phí SXC
TK 152
(2) CP VL dùng cho quản lý
phân xưởng
TK 153 (242)
(3) CP về CCDC dùng
cho quản lý phân xưởng
TK 111, 112, 331
(4) CP DV mua ngoài khác
CP khác bằng tiền dùng cho quản lý phân xưởng
TK 241
(5) Trích KH TSCĐ
dùng cho sản xuất
TK632
(8) Chi phí SXC cố định không phân bổ
(CPSX lớn hơn mức bình thường)
1.9.3. Kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp
+ Kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp (Doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX)
Kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí SXKD dở dang, để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Kết cấu và nội dung
Bên nợ: Tập hợp CP NL, VL trực tiếp, CPNCTT, CPSXC phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm, dịch vụ
Bên có:
- Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được
- Trị giá NVL, hàng hóa gia công xong nhập kho
- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán.
- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã cung cấp hoàn thành cho khách hàng.
Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ
TK 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CPSX.
1.10. H×nh thøc sæ kÕ to¸n.
Sæ kÕ to¸n dïng ®Ó ghi chÐp tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt gåm hai hÖ thèng sæ.
- Sæ kÕ to¸n tæng hîp: ®îc më cho tµi kho¶n tæng hîp, tuú theo h×nh thøc kÕ to¸n mµ doanh nghiÖp ¸p dông mµ cã c¸c sæ kÕ to¸n kh¸c nhau.
- Sæ kÕ to¸n chi tiÕt: Sæ ®îc më ®Ó ph¶n ¸nh chi tiÕt mét ®èi tîng cô thÓ. MÉu sæ chi tiÕt tuú theo ®Æc ®iÓm s¶n phÈm, quy tr×nh c«ng nghÖ cña doanh nghiÖp mµ ®îc më vµ thiÕt kÕ cho phï hîp cho viÖc theo dâi chi tiÕt tõng kho¶n môc chi phÝ theo tõng ®èi tîng tËp hîp chi phÝ.
Tuú theo m« h×nh doanh nghiÖp, ®Æc ®iÓm s¶n xuÊt, yªu cÇu qu¶n lý mµ kÕ to¸n cã thÓ ¸p dông mét trong c¸c h×nh thøc sau:
H×nh thøc nhËt ký chung
H×nh thøc nhËt ký sæ c¸i
H×nh thøc nhËt ký chøng tõ
H×nh thøc chøng tõ ghi sæ
1.10.1. H×nh thøc nhËt ký chung
Chøng tõ gèc
Sæ
nhËt ký chung
Sæ c¸i
B¶ng c©n ®èi
sè ph¸t sinh
B¸o c¸o
tµi chÝnh
Sæ, thÎ kÕ to¸n
chi tiÕt
B¶ng tæng hîp
chi tiÕt
Sæ nhËt ký
®Æc biÖt
H×nh thøc nhËt ký chung lµ h×nh thøc ph¶n ¸nh c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh theo thø tù thêi gian vµo mét quyÓn sæ gäi lµ NhËt ký chung (tæng nhËt ký). Sau ®ã, c¨n cø vµo nhËt ký chung , lÊy sè liÖu ®Ó ghi vµo sæ c¸i. Mçi bót to¸n ph¶n ¸nh trong sæ NhËt ký ®îc chuyÓn vµo sæ c¸i Ýt nhÊt cho hai tµi kho¶n cã liªn quan. §èi víi c¸c tµi kho¶n chñ yÕu, ph¸t sinh nhiÒu nghiÖp vô, cã thÓ më c¸c nhËt ký phô. Cuèi th¸ng (hoÆc ®Þnh kú), céng c¸c nhËt ký phô, lÊy sè liÖu ghi vµo nhËt ký chung hoÆc vµo th¼ng sæ c¸i. ®îc thÓ hiÖn qua s¬ ®å sau:
S¬ ®å 3.1: S¬ ®å tr×nh tù ghi sæ kÕ to¸n theo h×nh thøc NhËt ký chung
1.10.2. H×nh thøc NhËt ký – sæ c¸i
Theo h×nh thøc nµy, c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh ®îc ph¶n ¸nh vµo mét quyÓn sæ gäi lµ NhËt ký sæ c¸i. Sæ nµy lµ sæ h¹ch to¸n tæng hîp duy nhÊt, trong ®ã kÕt hîp ph¶n ¸nh theo thêi gian vµ theo hÖ thèng. TÊt c¶ c¸c tµi kho¶n mµ doanh nghiÖp sö dông ®îc ph¶n ¸nh c¶ hai bªn Nî – cã trªn cïng mét vµi trang sæ. C¨n cø ghi vµo sæ lµ chøng tõ gèc hoÆc b¶ng tæng h¬p chøng tõ gèc, mçi chøng tõ ghi mét dßng vµo NhËt ký sæ c¸i, ®îc thÓ hiÖn qua s¬ ®å sau:
Chøng tõ gèc
B¶ng tæng hîp chøng
tõ gèc
NhËt ký
Sæ c¸i
B¸o c¸o tµi chÝnh
Sæ, thÎ
kÕ to¸n
chi tiÕt
Sæ quü
B¶ng tæng hîp
chi tiÕt
S¬ ®å 3.2: S¬ ®å tr×nh tù ghi sæ h×nh thøc nhËt ký sæ c¸i
1.10.3. H×nh thøc nhËt ký – chøng tõ.
H×nh thøc nµy thÝch hîp víi doanh nghiÖp lín, sè lîng nghiÖp vô h¹ch to¸n nhiÒu vµ ®iÒu kiÖn kÕ to¸n thñ c«ng, dÔ chuyªn m«n hãa c¸c c¸n bé kÕ to¸n.Tuy nhiªn ®ßi hái tr×nh ®é nghiÖp vô cña c¸c c¸n bé kÕ to¸n ph¶i cao. MÆt kh¸c, kh«ng phï hîp víi viÖc kÕ to¸n b»ng m¸y, ®îc thÓ hiÖn qua s¬ ®å sau:
Chøng tõ gèc vµ c¸c b¶ng ph©n bæ
NhËt ký chøng tõ
Sæ c¸i
B¸o c¸o tµi chÝnh
Sæ, thÎ
kÕ to¸n
chi tiÕt
B¶ng kª
B¶ng tæng hîp
chi tiÕt
S¬ ®å 3.3: S¬ ®å tr×nh tù ghi sæ theo h×nh thøc NhËt ký chøng tõ
1.10.4. H×nh thøc chøng tõ ghi sæ.
H×nh thøc nµy thÝch hîp víi mäi lo¹i h×nh ®¬n vÞ., thuËn tiÖn cho viÖc ¸p dông m¸y tÝnh. Tuy nhiªn viÖc ghi chÐp bÞ trïng lÆp nhiÒu lÇn nªn viÖc lËp b¸o c¸o dÔ bÞ chËm trÔ, nhÊt lµ trong ®iÒu kiÖn thñ c«ng, ®îc thÓ hiÖn qua s¬ ®å sau:
Sæ quü
Sæ ®¨ng ký chøng tõ
ghi sæ
Chøng tõ gèc
B¶ng tæng hîp chøng tõ gèc
Chøng tõ ghi sæ
Sæ c¸i
Sæ (thÎ) kÕ to¸n
chi tiÕt
B¶ng tæng hîp
chi tiÕt
B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh
B¸o c¸o tµi chÝnh
S¬ ®å 3.4: S¬ ®å tr×nh tù ghi sæ theo h×nh thøc chøng tõ ghi sæ
ghi hµng ngµy
ghi cuèi th¸ng hoÆc ®Þnh kú
Quan hÖ ®èi chiÕu, kiÓm tra
ViÖc lùa chän c¸c h×nh thøc tæ chøc sæ kÕ to¸n cã vai trß ®Æc biÖt quan träng trong c«ng t¸c kÕ to¸n. Lùa chän ®óng h×nh thøc kÕ to¸n sÏ gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng th«ng tin kÕ to¸n. trong ®iÒu kiÖn øng dông m¸y tÝnh vµo c«ng t¸c kÕ to¸n. Tuú thuéc vµo yªu cÇu cña doanh nghiÖp mµ phÇn mÒm kÕ to¸n ®îc x©y dùng vµ cµi ®Æt hÖ thèng sæ kÕ to¸n tæng hîp t¬ng øng víi h×nh thøc kÕ to¸n doanh nghiÖp phï hîp víi chÕ ®é sæ kÕ to¸n quy ®Þnh.
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (Sơ đồ 4)
(Phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 621 (chi tiết)
TK 154 (chi tiết)
TK 152, 138
(1) Cuối tháng kết chuyển
CP NVLTT
TK 622 (chi tiết)
(2) Cuối tháng kết chuyển
CP NCTT
(4) Phế liệu thu hồi hoặc bồi
thường phải thu do sản phẩm hỏng
TK 155 (chi tiết)
(5) Giá thành sản xuất
thành phẩm nhập kho
TK 627 (chi tiết)
(3) Cuối tháng kết chuyển
CP SXC
TK 157 (chi tiết)
(6) Giá thành sản xuất lao vụ
gửi bán
TK 632 (chi tiết)
(5) Giá thành sản phẩm sản xuất bán không qua kho
SPS: -
Dck: xxx
SPS: -
+ Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (Doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Các tài khoản sử dụng
TK 154 - Chi phí SXKD dở dang - Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên nợ: Kết chuyển chi phí SXKD dở dang cuối kỳ
Bên có: Kết chuyển chi phí SXKD dở dang đầu kỳ
Số dư bên Nợ: Chi phí SXKD còn dở dang cuối kỳ (chi tiết từng đối tượng)
TK 631 - Giá thành sản xuất - Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên nợ: + Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+ Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: + Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154
+ Giá thành sản phẩm đã bán, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 - Giá vốn hàng bán.
TK 631 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (Sơ đồ 5)
TK 154
TK 631
(1) Kết chuyển giá trị sản
phẩm dở dang đầu kỳ
TK 621 (chi tiết)
(2) CP NVLTT
TK 154
(5) Kết chuyển chi phí sản
phẩm dở dang cuối kỳ
TK 622 (chi tiết)
(3) CP NCTT
TK 632
(6) Giá thành sản phẩm
hoàn thành trong kỳ
TK 627 (chi tiết)
(4) CP SXC
(Phương pháp kiểm kê định kỳ)
CHƯƠNG 2
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VINH MINH QUÂN
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VINH MINH QUÂN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân là một doanh nghiệp hoạt động độc lập trong việc hạch toán kinh tế, tự chủ về mặt tài chính, có con dấu riêng và có tài khoản riêng ở ngân hàng.
Được thành lập ngày: 28/11/1999 do sở KH&ĐT - UBND Tp HN cấp.
Số ĐKKD: 070354
Trụ sở chính: 52 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội
Từ buổi đầu thành lập với trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật còn sơ sài, lạc hậu, nhưng tới nay công ty đã thực sự phát triển lớn mạnh với nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Trải qua gần 10 năm tồn tại và phát triển, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, phục vụ sản xuất phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, đổi mới công tác khoa học đảm bảo sản xuất gắn liền với nhiệm vụ được giao, với hợp đồng in ấn từ bên ngoài. Tuy chỉ là một Công ty in có quy mô trung bình nhưng bằng kết quả sản xuất kinh doanh và sự lớn mạnh không ngừng trong những năm qua, công ty đã tự khẳng định vị trí, uy tín của mình trên thương trường trước sự chuyển biến lớn mạnh không thể phủ nhận được của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân
Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân là một đơn vị hạch toán độc lập về mặt tài chính. Do vậy, công ty có chức năng tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu mua vật liệu, sản xuất theo đơn đặt hàng đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời quản lý mọi mặt về công tác tài chính kế toán, luân chuyển hàng hóa và các hoạt động kinh doanh khác.
2.1.3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân
2.1.3.1. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu hiện nay của công ty
Để công tác hạch toán được thuận lợi, Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân quy đổi tất cả các mặt hàng do công ty sản xuất về cùng một trong 3 loại sau:
+ Sách báo, tập san: Bao gồm các loại sách chính trị, giáo dục, văn học…và các sách báo, tạp chí do các nhà sản xuất hay các tòa soạn đặt in.
+ Văn hóa phẩm: Bao gồm các loại tranh ảnh, lịch, bưu thiếp
+ Các loại sản phẩm khác: Bao gồm các loại sản phẩm in đơn giản, có thể in bằng phương pháp thủ đông và có số lượng ít như: thiếp mời, phong bì…
2.1.3.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân được tổ chức theo nguyên tắc khép kín, liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, không có các phòng trung gian nên thông tin kịp thời, chính xác, đem lại hiệu quả cao cho sản xuất.
Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân bao gồm: Ban giám đốc, các phòng ban phân xưởng sản xuất. Các bộ phận liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau tạo nên một bộ máy hoạt động hoàn chỉnh giúp cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch, thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế và đem lại lợi nhuận cao nhất. Việc tổ chức bộ máy điều hành có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của công ty. Mô hình tổ chức của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân được sắp xếp như sau:
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân (Sơ đồ 6)
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế hoạch
Phòng điều độ sản xuất vật tư
Phòng kỹ thuật cơ điện
Phòng
bảo vệ
Phân xưởng máy in
Phân xưởng
chế bản
Phân xưởng chữ ảnh vi tính
Tổ bình dân
Tổ phơi bản
Tổ máy in Mercery
Tổ máy in R096
Tổ máy in Newsweb
Tổ chữ ảnh vi tính
Tổ
ảnh
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Công ty
· Ban giám đốc
Ban giám đốc bao gồm giám đốc và phó giám đốc là những người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và kinh tế cao nhất
- Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, là người chịu trách nhiệm trước cấp trên chủ quản về mọi hoạt động của công ty và trực tiếp chỉ huy bộ máy in thông qua các trưởng phòng của các phòng, các quản đốc phân xưởng.
- Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc ủy quyền giải quyết việc thay giám đốc khi giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật sản xuất báo, tạp chí.
· Các phòng ban chức năng
Tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh của công ty. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho ban giám đốc, đảm bảo cho sự lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh được thống nhất.
- Phòng tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ duyệt và quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng và chấp hành chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên, thừa lệnh giám đốc điều hành các công việc hành chính.
- Phòng tài chính kế hoạch:
Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán kế toán các nghiệp vụ về kinh tế phát sinh. Trên cơ sở đó tính toán hiệu quả sản xuất các mặt hàng, lập báo cáo tài chính và hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
- Phòng điều độ sản xuất vật tư
Có nhiệm vụ tiếp thị chuẩn bị các văn bản trình giám đốc, cung ứng vật tư cho sản xuất, lập kế hoạch sản xuất và giao lịch thời gian sản xuất hoàn thành công việc cũng như việc cấp phát vật tư để tiến hành sản xuất cho các phân xưởng bộ phận.
- Phòng kỹ thuật cơ điện
Có nhiệm vụ tổ chức giám sát kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất tại các tổ sản xuất, kiểm tra chất lượng thành phẩm trên dây truyền sản xuất, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất.
- Phòng bảo vệ:
Có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, quản lý các tài sản vật tư tránh mất mát đáng tiếc xảy ra.Về mặt chính trị phải nâng cao cảnh giác chống lại âm mưu phá hoại của kẻ địch.
2.1.3.3. Quy trình công nghệ sản xuất của mặt hàng chủ yếu của công ty
Nhằm đáp ứng tốt việc phục vụ chính trị quốc gia và khách hàng về chất lượng sản phẩm, đáp ứng theo sự phát triển của thị trường sản phẩm in, Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân đã không ngừng đổi mới máy móc thiết bị cơ sở hạ tầng. Đến nay có thể nói là đáp ứng được yêu cầu
Hiện nay công ty đang in trên công nghệ in OPSET mà quy trình công nghệ in OPSET đòi hỏi in ấn phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là công tác chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho một quá trình sản xuất khép kín và lần lượt các giai đoạn theo sơ đồ như hình vẽ:
Sơ đồ công nghệ in của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân (sơ đồ 7)
Phòng điều độ sản xuất vật tư
Phòng xưởng chữ ảnh vi tính
Phân xưởng chế bản
Phân xưởng máy in
Tổng máy OPSET tờ rời
Tổ máy OPSET cuốn
Tổ gia công sản phẩm
Tổ máy đóng xén liên hoàn
Tổ gấp thủ công
Tổ máy cắt xén
Tổ giao nhận sản phẩm để phát hành
Theo sơ đồ công nghệ in của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân ta thấy quá trình in ra đượ sản phẩm phải thông qua các bước sau:
- Phân hình ảnh được chuyển đến bộ phận tách màu, phân chữ được chuyển đến các bộ phận vi tính.
+ Ở bộ phận tách màu: Hình ảnh được đưa lên máy chuyên dùng tách màu điện tử và sẽ được tách thành các màu cơ bản: màu xanh đỏ,… từ hình ảnh màu ta được một số phim đen trắng theo mật độ từng màu cơ bản.
+ Ở bộ phận vi tính: Phần chữ của sản phẩm in được đánh máy vi tính, căn chỉnh kích cỡ theo mẫu.
- Tại phân xưởng chế bản, phân xưởng này gồm có hai giai đoạn là bình bản và phơi bản.
+ Bình bản: Sắp xếp bố trí ảnh, chữ của sản phẩm theo đúng mẫu yêu cầu, tức là ảnh của bộ phận tách màu và chữ của bộ phận vi tính được bình bản sắp xếp để phim theo các bản thảo do khách hàng đưa đến, chuyển phim theo mẫu đó cho bộ phận phơi bản.
+ Phơi bản: Tức là chụp phim sang bản kẽm, kẽm in sẽ được tạo ra với phân tử in hình ảnh, chữ in được thể hiện theo công nghệ in.
Tại phân xưởng in có hai tổ máy in: Tổ máy in OPSET cuốn và tổ máy in OPSET tờ rời.
Kẽm được chuyển đến phân xưởng in sau đó lắp vào máy in, từ máy in cho ra các sản phẩm theo đúng mẫu mã. Máy vận hành theo nguyên lý sau: Kẽm in theo lô, lô mực và nước tiếp xúc lên lô chuyền mực và in vào giấy, từ đó cho ra sản phẩm dở dang.
Nếu bản kẽm được chuyển tới tổ máy in OPSET cuốn thì có thể sản phẩm sau khi in sẽ là một sản phẩm hoàn chỉnh, không cần phải qua tổ gia công.
- Tổ gia công sản phẩm: sản phẩm dở dang được gấp, cắt, xén, ghép bìa đóng ghim để hoàn thiện và giao cho khách hàng
Hiện nay, hoạt động sản xuất của công ty được tiến hành ổn định tạo ra những chu kỳ rõ ràng, liên tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm hoàn thành đa phần không nhập kho mà kết hợp với phòng điều độ sản xuất vật tư xuất thẳng giao trả cho khách hàng. Mục tiêu của công ty in hàng năm tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường .
2.1.3.4. Tổ chức công tác kế toán trong Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân
+ Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, quản lý tài chính trong phạm vi công ty, giúp giám đốc tổ chức công tác thống kê kế toán và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính. Nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong bộ máy kế toán như sau:
- Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung giao dịch, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra công việc của các nhân viên, chịu trách nhiệm trước giám đốc , cấp trên về những thông tin do kế toán cung cấp.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp số liệu do các nhân viên kế toán khác cung cấp, để từ đó lập báo cáo tổng hợp.
- Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành và thanh toán công nợ:
Sau khi có đầy đủ các chứng từ gốc hợp lệ, kế toán lên chứng từ thanh toán và ghi chép các khoản vào sổ thẻ và sổ kế toán chi tiết.
- Kế toán kho NVL và thanh toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ hạch toán nhập, xuất tồn nguyên vật liệu, đồng thời theo dõi thanh toán vốn bằng tiền như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, các khoản cán bộ công nhân viên tạm ứng… của công ty.
- Kế toán tiền lương.
Kế toán có nhiệm vụ tính lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng, giám sát và theo dõi bảng chấm công, đồng thời theo dõi tình hình tăng, giảm tính khấu hao cơ bản TSCĐ
- Thủ quỹ
Thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi biến động tiền mặt tại quỹ, hàng tháng thủ quỹ nộp báo cáo quỹ cho kế toán trưởng.
Mặc dù mỗi bộ phận kế toán được quy định nhiệm vụ và chức năng riêng nhưng giữa các bộ phận lại có quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán của công ty.
+ Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân áp dụng hình thức kế toán tập trung để phù hợp với điều kiện, trình độ của cán bộ quản lý và kế toán. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán tài chính như các nghiệp vụ theo dõi tình hình sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được trọn vẹn từ khâu đầu đến khâu cuối, phục vụ kịp thời cho việc điều hành, quản lý của ban giám đốc.
Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân (Sơ đồ 8)
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán NVL và thanh toán vốn bằng tiền
Kế toán tập hợp CP, tính giá thành và thanh toán công nợ
Kế toán tiền lương BHXH và TSCĐ
Thủ
quỹ
+ Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân
Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều trong một kỳ hạch toán. Để hạch toán kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tạo điều kiện cho việc ghi chép phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế, công ty áp dụng hình thức sổ kế toán: "Chứng từ ghi sổ"
Tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ (Sơ đồ 9
Chứng từ gốc
Chứng từ
ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh
Sổ cái
Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Các sổ kế toán bao gồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các sổ thẻ kế toán chi tiết (sổ kế toán chi tiết vật liệu, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngắn hạn…)
+ Phương pháp kế toán hàng tồn áp dụng tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân: là phương pháp kê khai thường xuyên.
Đơn vị tiền tệ kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ)
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
TK 152
TK 334
TK 152,
334,111…
Chi phí NVL
Trực tiếp
TK 621
TK 622
TK 627
Chi phí nhân công
Trực tiếp
Chi phí sản xuất
chung
TK 154
2.2. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VINH MINH QUÂN
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân
+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn mà CPSX cần tập hợp. Tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân, kế toán CPSX xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng. Sau khi đã xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán tiến hành hạch toán CPSX theo hình thức chứng từ ghi sổ. CPSX được tập hợp và cuối tháng theo từng khoản mục và thực hiện hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do vậy kế toán sử dụng các TK sau để tập hợp chi phí sản xuất.
* TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính vào chi phí sản xuất tại công ty chủ yếu là giấy và bản kẽm chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí nên chi phí này được tách thành từng khoản mục riêng để tiện theo dõi. Ngoài ra, công ty còn có các nguyên vật liệu chính khác như: mực in, chỉ khâu… đây là cơ sở vật chất kỹ thuật cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm.
* TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp: Các phân xưởng sẽ tự tính toán tiền lương theo sản phẩm, lương làm thêm giờ, theo nguyên giá quy định của công ty. Ngoài tiền lương ra, để đảm bảo tái sản xuất sức lao động theo chế độ tài chính hiện hành, công ty còn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ.
* TK 627: Chi phí sản xuất chung được tính theo chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu xuất theo kho công cụ dụng cụ cho hoạt động tại phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
+ Đối tượng tính giá thành:
Xác định đối tượng tính giá thành là công tác đầu tiên trong toàn bộ kế toán tính giá thành sản phẩm. Có xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành thì việc tính giá thành sản phẩm mới có ý nghĩa.
Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân tiến hành sản xuất theo hợp đồng (đơn đặt hàng), mỗi hợp đồng thường chỉ có một loại sản phẩm. Với qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm sản xuất của công ty thường bao gồm nhiều loại có mẫu mã, qui cách khác nhau, thành phẩm chỉ là những sản phẩm hoàn thành đã qua giai đoạn công nghệ cuối cùng của chu kỳ sản xuất.
Xuất phát từ đặc điểm nêu trên nên đối tượng tính giá thành tại Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân là từng trang in thành phẩm.
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
+ Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng trong công ty
TK 111: Tiền mặt
1111: Tiền Việt Nam
TK 112: Tiền gửi Ngân hàng
1121: Tiền Việt Nam
TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
TK 152: Nguyên liệu vật liệu
Chi tiết : 1521: Nguyên vật liệu là giấy (NVLC)
1522: Nguyên vật liệu là mức (NVLC)
1523: Vật liệu phụ (VLP)
TK 153: Công cụ dụng cụ
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 214: Hao mòn TSCĐ
TK 334: phải trả công nhân viên
TK 331: Phải trả cho người bán
TK 338: Phải trả, phải nộp khác
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627: Chi phí sản xuất chung
6272: Chi phí vật liệu
6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278: Chi phí bằng tiền khác
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan đến công tác kế toán doanh nghiệp.
+ Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí
* Kế to án chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất, Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân qui định các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được căn cứ vào các chứng từ xuất kho để tính ra giá thành thực tế và căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp.
2.2.2.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất gồm:
- Giấy, bìa các loại: giấy Tân Mai, giấy Couches, giấy Đài Loan, giấy Bãi Bằng giấy Singapore, giấy Malaixia… bìa cắt tông, bìa xanh, bìa trắng…. tổng số có hơn 23 loại giấy và bìa có qui cách, kích cỡ khác nhau.
- Mực in gồm: mực đen Nhật, mực vành Đức, mực xanh Trung Quốc, mực đỏ Hồng Kông…
Sau khi nhận được hợp đồng, phòng điều độ sản xuất vật tư sẽ viết phiếu sản xuất ứng với hợp đồng. Phân xưởng in sau khi nhận phiếu sản xuất thì tiến hành sản xuất theo phiếu đó và xin lĩnh vật tư. Tại phòng điều độ sản xuất, vật tư sẽ xuất kho theo phiếu xuất kho.
Cuối tháng tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho vào bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại. Sau đó kế toán vào chứng từ sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và hạch toán vào TK 621, mở chi tiết cho từng phân xưởng. Trên cơ sở phiếu xuất kho thực tế và đơn giá cụ thể công ty tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Căn cứ vào bảng chứng từ gốc và bảng phân bổ NVLC, kế toán ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 06, 07 để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái TK 621.
Biểu 1:
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH
Tháng 01 năm 2006
Đơn vị: đồng
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 1521
TK 1522
Cộng TK 152
TK 621: CPNVL trực tiếp
- PX chữ ảnh vi tính
- PX chế bản in
- Px in
293.533.000
97.844.000
1.565.511.000
125.800.000
41.933.000
670.933.000
419.333.000
139.777.000
2.236.444.000
Cộng
1.956.888.000
838.666.000
2.795.554.000
Biểu 2:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân
52 - Nguyễn Chí Thanh - HN
Số: 06
Ngày 31/01/2006
Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
- Xuất NVL cho phân xưởng chữ ảnh vi tính
- Xuất NVL cho phân xưởng chế bản
- Xuất NVL cho phân xưởng in
621
621
621
1521
1521
1521
293.533.000
97.844.000
1.565.511.000
Cộng
1.956.888.000
Kèm theo…………..chứng từ gốc
Người lập
Kế toán trưởng
Biểu 3:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Vinh Minh Quân
52 - Nguyễn Chí Thanh - HN
Số: 07
Ngày 31/01/2006
Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
- Xuất NVL cho phân xưởng chữ ảnh vi tính
- Xuất NVL cho phân xưởng chế bản
- Xuất NVL cho phân xưởng in
621
621
621
1522
1522
1522
125.800.000
41.933.000
670.933.000
Cộng
838.666.000
Kèm theo…………..chứng từ gốc
Người lập
Kế toán trưởng
Biểu 4:
SỔ CHI TIẾT TK 621
TÊN TK: CHI PHÍ NVL, CHÍNH TRỰC TIẾP
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VINH MINH QUÂN
Tháng 1 năm 2006
Đơn vị: đồng
Ngày GS
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
31-1
06
07
31-1
Xuất kho NVL chính dùng cho sản xuất
- Giấy
- Mực
152
1521
1522
1.956.888.000
838.666.000
31-1
31-1
NVL nhập kho
152
76.430.000
31-1
31-1
Kết chuyển CPN._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6584.doc