LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Đây là 1 cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường trong nước và vươn đến tầm quốc tế. Nhưng đồng thời nó cũng khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, tất cả các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển cần phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường và tạo ra được những sản phẩm đáp ứng được nhu c
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Xuân Hoà (ko lý luận, nhật ký chứng từ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu đó với 1 mức giá phải chăng. Để có thể đưa ra được những giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất thì các nhà quản lý cần phải có những thông tin sát thực, đáng tin cậy và phản ánh được kịp thời tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Muốn vậy thì công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cần được coi trọng đặc biệt. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà cũng đã và đang nỗ lực làm tốt công tác này để góp phần đánh giá đúng chi phí sản xuất và tìm ra các giải pháp hiệu quả tiết kiệm chi phí sản xuất.
Là sinh viên của trường Kinh tế quốc dân sau 1 thời gian thực tập, nghiên cứu tại phòng kế toán của công ty Xuân Hoà, được sự giúp đỡ của các anh chị, cô chú trong phòng và các thầy cô giáo ở trường em đã hoàn thiện Chuyên đề thực tập với đề tài: “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà”.
Chuyên đề gồm 3 chương sau:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại công ty Xuân Hoà
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Xuân Hoà
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Xuân Hoà.
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY XUÂN HOÀ
Đặc điểm sản phẩm của công ty
Công ty Xuân Hoà là 1 công ty uy tín trên thị trường đồ nội thất với các sản phong phú, đa dạng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng là cả cá nhân và các tổ chức, trong nước và ngoài nước.
Công ty hiện nay sản xuất khoảng hơn 200 loại sản phẩm. Có thể kể đến các sản phẩm chủ yếu của công ty qua bảng tóm tắt sau:
Bảng 1.1. Danh mục sản phẩm tiêu biểu của công ty
Tên
Ký hiệu
Kích cỡ
(Dài x Rộng x Cao)
Mô tả sản phẩm
Tủ sắt
CA-1A-L
1200x450x1950
Tủ có 2 cánh trượt, bên trong có 4 đợt di động
Tủ sắt
CA-1B-L
1200x450x915
Tủ thấp, 2 cánh thép trượt, bên trong có 1 đợt di động
Tủ sắt
CA- 8D
1000x450x1830
Tủ 2 khoang, 8 ngăn đều, cánh mở 8 khóa
Tủ sắt
CA-3F
460x620x1080
Tủ 2 hồ sơ, 2 ngăn đều nhau, mỗi ngăn kéo có 1 tay nắm ở trước mặt. Chung 1 tủ khóa
Tủ gỗ
TG-10-00
800x420x1840
Tủ mở chữ nhật, 2 cánh mở
Tủ gỗ
TG-11-00
800x420x1840
Phần trên có 2 kính mở, bên trong có 2 đợt cố định, tủ mở hình chữ nhật
Tủ y tế
TBV-01-00
400x350x750
Tủ thuốc có 1 hộc để đồ và 1 ngăn tủ cánh mở
Ghế các loại
GS-01-00
456x450x830
Ghế gấp, khung ống thép Ø 22.2
Ghế các loại
GXS-22-01
320x(580-700)
Ghế quầy ba, điều chỉnh cần bằng hơi
Ghế các loại
GNM-07-00
1530x660x775
Ghế gấp khung ống thép Ø 22.2 có gối, nan gỗ tự nhiên nhóm 1
Ghế phòng họp
GS-11-09
550x475x835
Ghế cứng, khung ống thép ovan 32x16 sơn. Mặt ngồi, tựa đệm mút bọc giả da
Ghế xoay
GX-03-01
410x420x860-975
Rc= 300
Ghế xoay nhân viên có tay, điều chỉnh độ cao bằng cần hơi
Ghế hội trường
GS -32-02
550x450x920
Ghế hội trường, tay bằng gỗ dồi sơn P.U
Bàn ghế HS-SV
BHS-01-01
640x840x690
Bàn học sinh gấp liền ghế. Khung ống thép Ø22.2 mạ
Ghế phòng chờ
GS-29-00H
2450x450x930
Ghế dãy 5 chỗ ngồi, chân thép hợp định hình kiểu HQ, tựa thấp, vai mạ đệm mút
Bàn các loại
BCN-01-01
1000x600x720
Bàn chữ nhật, chân gấp sơn, mặt bàn bằng gỗ dán Foocmica, có bụng.
Bàn văn phòng
TAB-16-08I
1600x800x750
Bàn làm việc chân sắt chữ I, mặt bàn gỗ CI, không có ngăn.
Bàn văn phòng
HBG-04-01
420x460x650
Hộc bàn di động có 3 ngăn kéo đều, 1 khoá bằng gỗ chữ nhật dày 18mm.
Bàn văn phòng
BOV-1205BC
1200x500x750
Bàn ống vuông gấp sơn, có ngăn, có chắn trước, khung thép ống 30x30 sơn.
Bàn văn phòng
BHE-01-00
1800x900x750
Bàn họp hình Elip, gỗ CN, có bụng
Bàn vi tính
BVT-01-01
600x480x750
Bàn vi tính gỗ CN mặt dày 18mm.
Giá các loại
GTV-01-01
1025x450x1830
Giá thư viện 2 mặt, 1 khoang, 4 ngăn, khung thép sơn.
Giá các loại
GTV-02-02
920x400x1760
Giá đơn 1 khoang, 1 mặt, 5 ngăn, 5 đợt và 1 nóc
Sản phẩm Sweet
S-01-00
900x400x900
Giá để máy in, tấm thép dày 0.6 mm sơn màu
Giá các loại
ZAS-10-04
1730x410x992
Giá phơi đa năng, có thể gấp gọn, cánh vừa, ống Ø 12.7 sơn bột tĩnh điện.
Sản phẩm sản xuất tại công ty phải bảo đảm những tiêu chuẩn về chất lượng rất khắt khe mà chúng ta có thể kể ra sau đây:
* ISO 9001: 2008: Hệ thống quản lý chất lượng
Đây là hệ thống tiêu chuẩn quy định các yêu cầu trong quá trình sản xuất, bao gồm trên 20 tiêu chí, các tiêu chí này không giúp các sản phẩm trở nên tốt hơn nhưng giúp các sản phẩm làm ra mang tính đồng đều cao.
* ISO 14001: 1996: Hệ thống quản lý môi trường :
Là 1 bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường. Việc nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 được công ty cho làm biện pháp để tiến tới 1 nền sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường hướng tới phát triển bền vững. Công ty cũng cam kết cải tiến liên tục và phòng ngừa ô nhiễm dựa trên việc tối ưu hoá sử dụng nguyên vật liệu đầu vào, đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường từ các hoạt động của mình.
*TQM: Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện; TQM: Total Quality Management – Quản lý chất lượng toàn diện.
TQM là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên dự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty và của xã hội.
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra.
* IWAY: Tiêu chuẩn tích hợp của tập đoàn IKEA Thụy Điển;
* CP: Chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng.
Công ty Xuân Hoà cũng cam kết chất lượng sản phẩm của mình bằng việc dán tem chống hàng giả bảo hành ít nhất 12 tháng đối với tất cả các sản phẩm. Trong 1 số trường hợp công ty còn bảo hành tới 24 tháng hoặc lâu hơn nữa.
Công ty Xuân Hoà tổ chức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thông qua hệ thống đại lý của mình. Các đại lý thường làm đơn mua hàng của công ty trong đó nêu số lượng, chủng loại sản phẩm cần mua và công ty sẽ sản xuất theo yêu cầu của các đại lý. Tuy vậy công ty cũng đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tìm kiếm khách hàng trực tiếp và các khách hàng ở nước ngoài với những yêu cầu về sản phẩm khác nhau và bản thân công ty cũng có sản xuất dự trữ thêm nên thực tế thì loại hình sản xuất của công ty không phải là theo đơn đặt hàng cũng không phải là hàng loạt hay đơn chiếc mà là sự kết hợp giữa đơn đặt hàng và hàng loạt.
Thời gian để sản xuất sản phẩm của công ty ngắn vì vậy công ty chọn kỳ tính giá thành là theo tháng.
Các sản phẩm của công ty đều phải trải qua 1 quá trình sản xuất phức tạp, qua nhiều phân xưởng chế biến mới hoàn thành. Vì vậy sản phẩm dở dang của công ty thường là những bán thành phẩm trong quá trình sản xuất tại 1 phân xưởng nào đó trong dây chuyền sản xuất hoặc đang nằm tại phân xưởng lắp ráp để hoàn thành hoặc cũng có thể đã hoàn thành rồi nhưng tại thời điểm tính giá thành lại không được báo cáo (trường hợp này là rất ít tuy nhiên vẫn tồn tại trong công ty).
Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty
1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Với đặc điểm là 1 doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công hàng nội thất quy trình công nghệ sản xuất của Xuân Hòa khép kín và phức tạp như sau:
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất
Thép băng
Thép ống
Khung bàn, ghế, xe đạp
Đánh bóng
Khung mạ
Khung sơn
Lắp ráp
Gỗ
ốc, vít, đinh, tán
Giả da, mút
Dán tem, bao gói
Nhập kho
Mặt bàn, ghế
Giải thích sơ đồ:
+ Với nguyên vật liệu đầu vào là thép lá, ống thép mua từ bên ngoài trải qua phân xưởng ống thép gia công sẽ tạo ra đoạn thép mộc các loại có kích cỡ và độ dài các chi tiết của từng sản phẩm cụ thể.
+ Sau đó được chuyển qua phân xưởng phụ tùng hoặc cơ khí để tiếp tục chế biến và cho ra đời khung các loại bàn, ghế….
+ Các khung này sẽ được đánh bóng tại phân xưởng đánh bóng và sau đó chuyển tới phân xưởng mạ hoặc sơn:
Tại phân xưởng mạ các chi tiết đã được đánh bóng sẽ được chế biến tiếp và cho ra các chi tiết đã được mạ niken hoặc mạ kẽm.
Tại phân xưởng sơn: Các chi tiết sẽ được tẩy rửa bề mặt bằng các loại hóa chất, sau đó được sấy khô và đưa vào buồng phun sơn, sau khi phun sơn các chi tiết sẽ được sấy khô và tháo xuống.
Sau khi chế biến tại 2 phân xưởng này thì các chi tiết sẽ được chuyển tiếp tới bộ phận lắp ráp.
+ Gỗ mua ngoài qua phân xưởng mộc sẽ tạo mặt bàn mặt ghế. Sau đó lại tiếp tục được chuyển tới bộ phận lắp ráp.
Tại bộ phận lắp ráp các chi tiết trên sẽ được kết hợp với 1 số loại nguyên vật liệu khác như da, mút… để chế tạo ra sản phẩm theo yêu cầu về hình thức, chất lượng, chủng loại. Cuối cùng sẽ được dán tem, bao gói tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh và đem nhập kho.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Công ty tổ chức sản xuất theo các phân xưởng. Tại các phân xưởng có thể có nhiều khu vực hoặc dây chuyền công nghệ làm các chức năng riêng biệt, sau đó lại chia thành các tổ nhỏ hơn. Đứng đầu các phân xưởng là 1 Giám đốc phân xưởng sau đó là các Đốc công quản lý các khu vực sản xuất đồng thời cũng giúp việc cho Giám đốc phân xưởng; các Tổ trưởng quản lý tổ. Ta có thể tổng quát hoá sơ đồ tổ chức tại các phân xưởng như sau:
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức tại phân xưởng:
Giám đốc phân xưởng
Khu vực 1
Khu vực 2
Khu vực n
Đốc công
Đốc công
Đốc công
Tổ 1
Tổ n
Tổ n
Tổ 1
Tổ n
Tổ 1
…
…
…
…
Hiện tại công ty có tổng cộng 9 phân xưởng thực hiện các chức năng nhiệm vụ riêng của mình.
+ Phân xưởng Ống thép: Gồm 37 cán bộ trong đó có 1 Giám đốc, 3 đốc công, số lao động còn lại được phân ra làm việc theo 3 khu vực chính: Khu vực tạo ống thép, khu vực cắt phôi thép, khu vực Bavia đánh bóng.
+ Phân xưởng Phụ tùng: Hiện có khoảng 200 lao động làm việc tại 5 khu vực: Uốn, Đột Dập, Hàn, Đánh bóng, Khác.
Tại các khu vực lại chia ra các tổ sản xuất.
+ Phân xưởng Mạ: Có khoảng 120 cán bộ công nhân viên được phân chia làm việc theo dây chuyền công nghệ.
+ Phân xưởng Sơn: Phân xưởng Sơn có 2 dây chuyền sơn bột tĩnh và 1 buồng sơn nước, hiện tại phân xưởng có khoảng 100 cán bộ công nhân viên và được chia làm việc theo các dây chuyền.
+ Phân xưởng Cơ dụng: Phân xưởng có khoảng 185 người chia làm 20 tổ.
+ Phân xưởng Mộc Cầu Diễn: Phân xưởng có 40 người chia làm 4 tổ.
+ Phân xưởng Cơ khí Cầu Diễn: Có 55 người, được chia làm 5 tổ.
+ Phân xưởng đánh bóng: Có 53 người chia làm 5 tổ.
+ Phân xưởng lắp ráp: Phân xưởng có 60 người và được chia thành 6 tổ.
Giám đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của phân xưởng trước Ban giám đốc. Dưới Giám đốc là Đốc công, đây là người sẽ giao việc cho từng nhóm sản xuất trong phân xưởng và đôn đốc việc sản xuất của công nhân trong phân xưởng. Dưới Đốc công là Tổ trưởng các tổ sản xuất. Tổ trưởng là người nhận kế hoạch sản xuất chi tiết từ Đốc công và phân việc cho từng nhân viên trong tổ cũng như sẽ là người kiểm tra số lượng sản phẩm hoàn thành của từng người. Bắt đầu mỗi ngày làm việc người tổ trưởng sẽ viết phiếu giao việc cho nhân viên trong tổ và đến cuối ngày thì sẽ kiểm tra và đánh giá số lượng sản phẩm hoàn thành trong ngày của mỗi người. Đốc công là người sẽ chấm công thời gian cho công nhân. Lương của Giám đốc và Đốc công là lương thời gian còn Tổ trưởng vừa là người trực tiếp sản xuất vừa là người có vai trò quản lý do vậy người tổ trưởng được hưởng 50% lương thời gian còn lại là lương theo sản phẩm.
Hiện nay công ty có tổng cộng 850 công nhân sản xuất với các mức bậc nghề khác nhau. Công nhân làm việc tại công ty có thể là lao động phổ thông hoặc là lao động đã qua đào tạo nhưng đều được tham gia khoá đào tạo tại công ty trong thời gian 1 tháng. Nếu có thể vượt qua được bài đánh giá cuối khoá đào tạo thì sẽ được nhận vào công ty thử việc. Với quy trình đào tạo như vậy nên trình độ tay nghề của công nhân tương đối tốt và thực tế là tại các phân xưởng rất ít có các sản phẩm hỏng.
Quản lý chi phí sản xuất tại công ty
Công ty Xuân Hoà là công ty sản xuất do đó chi phí sản xuất sản phẩm chiếm 1 tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí của công ty. Để xác định được hiệu quả kinh tế của sản xuất và đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty tiến hành quản lý các khoản mục chi phí rất chặt chẽ.
Các khoản mục chi phí sản xuất của công ty được phân chia thành:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung.
Công ty có xây dựng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm sản xuất. Giá thành kế hoạch của công ty trước hết do phòng KT-QC trong quá trình thiết kế sản phẩm sẽ xác định ra mức nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Định mức này sẽ là căn cứ để phòng vật tư xuất nguyên vật liệu cho các phân xưởng trong quá trình sản xuất. Với những sản phẩm mới phòng KT- QC sẽ lập kế hoạch chế thử, nghiệm thu và ấn định lập tiến trình công nghệ trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt cho cả lô hàng. Cũng trong quá trình chế thử này bộ phận kỹ thuật sẽ xác định các hao phí thực tế về nguyên vật liệu, nhân công và các hao phí cần thiết khác để hoàn thành sản phẩm, và lập nên Dự thảo chi phí sản xuất sản phẩm. Bản dự thảo này sẽ được gửi tới các phân xưởng để tham khảo và lấy ý kiến.
Các phân xưởng sẽ xem xét tính hợp lý của các mức hao phí đưa ra trong giá thành kế hoạch và đưa ra ý kiến của mình. Các ý kiến đó sẽ được phòng KT-QC tổng hợp lại và nghiên cứu để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Khi các ý kiến đã đi đến thống nhất thì các số liệu này sẽ được đưa lên phòng kế toán để tính ra giá thành kế hoạch của sản phẩm sản xuất.
Giá thành này khi được phê duyệt bởi Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất thì chính thức có hiệu lực. Từ đó mức giá này sẽ được sử dụng trong quá trình tính giá thành thực tế sản phẩm.
Tuy vậy nếu trong quá trình sản xuất thực tế tại các phân xưởng nếu thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa thực tế phát sinh và định mức hao phí trong giá thành kế hoạch thì các công nhân có thể phản ánh với Tổ trưởng hoặc trực tiếp với Giám đốc phân xưởng. Những ý kiến này sẽ được tập hợp lại để phản ánh với phòng KT-QC. Phòng này có trách nhiệm xem xét nguyên nhân thực tế dẫn tới tình trạng chênh lệch đó và báo cáo lên P. TGĐ phụ trách sản xuất nghiên cứu để có sự điều chỉnh cho phù hợp (chú ý đây là những sự điều chỉnh về mặt lượng của các yếu tố chi phí không tính tới ảnh hưởng của giá cả).
Nếu giá cả thị trường của các nguyên vật liệu hay nhân công đầu vào có sự biến động thì giá thành kế hoạch của công ty cũng sẽ thay đổi và sự thay đổi này diễn ra theo từng đợt.
Ngoài việc xây dựng định mức khoa học và hợp lý thì công ty còn xây dựng đơn giá tiền lương gắn liền với kết quả sản xuất của công nhân. Lương của công nhân sản xuất được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn trong kỳ. Trong quá trình sản xuất nếu công nhân làm ra sản phẩm đạt yêu cầu thì sẽ được biển Xanh, nếu là sản phẩm có lỗi thì là biển Vàng còn nếu là phế phẩm thì sẽ bị biển Đỏ. Trong tháng sản xuất nếu công nhân nào có nhiều biển Đỏ và Vàng thì sẽ bị nhắc nhở và trừ lương. Công nhân có nhiều biển Xanh nhất tổ cuối tháng sẽ được tặng quà và được tuyên dương trong toàn phân xưởng.
Các phân xưởng cũng căn cứ vào đặc điểm công nghệ của mình để có những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ví dụ như:
+ Phân xưởng tạo ống thép: Do đặc điểm của phân xưởng là tạo ra các phối thép chi tiết cho các sản phẩm do vậy để tối ưu hoá việc sử dụng nguyên vật liệu (ống thép) trong quá trình sản xuất thì chủ yếu phải tiết kiệm từ khâu cắt phôi thép. Việc tính toán phân bổ các chi tiết trên mỗi thanh thép sao cho tối ưu nhất là việc mà quản đốc luôn luôn phải chú trọng và mỗi năm phân xưởng tiết kiệm cho công ty hàng nghìn mét ống thép.
+ Phân xưởng Phụ tùng: Là 1 phân xưởng mà hiện nay khả năng công nghệ còn có hạn nên cán bộ công nhân viên trong phân xưởng đã liên tục phát huy những ý tưởng mới vào trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động hơn nữa.
Trong quá trình sản xuất của công ty: Sau khi nhận được lệnh sản xuất và kế hoạch sản xuất do P.TGĐ phụ trách sản xuất phê duyệt thì các Giám đốc phân xưởng tiến hành lập kế hoạch sản xuất cho đơn vị mình và triển khai giao kế hoạch sản xuất cho từng tổ.
Các Tổ trưởng sẽ giao việc đến từng cá nhân và hướng dẫn công nhân sản xuất theo đúng tài liệu kỹ thuật.
Công nhân sẽ lĩnh vật tư từ kho và vận hành máy móc tiến hành sản xuất theo kế hoạch; đồng thời phải đảm bảo mức độ tiêu hao vật tư trong định mức, có trách nhiệm bảo quản vật tư và máy móc thiết bị để chúng luôn ở trạng thái tốt khi tiến hành sản xuất. Công nhân nào sử dụng tiết kiệm hay có sáng kiến tiết kiệm vật tư sẽ được xem xét để có chế độ thưởng.
Trách nhiệm của Giám đốc các phân xưởng là tổ chức chỉ đạo hoàn thành kế hoạch theo đúng tiến độ công trình mà công ty giao phó đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm và mức độ hao tốn nguyên vật liệu và nhân công thấp nhất.
Phòng kế toán có trách nhiệm tính toán đúng đắn các mức hao phí và xác định giá cả các loại đầu vào tại thời điểm tính giá thành kế hoạch sao cho giá thành kế hoạch thực sự là 1 chỉ tiêu kinh tế đáng tin cậy trong quá trình tính giá thành thực tế. Đồng thời với đó phòng kế toán cũng phải thu thập và xử lý các thông tin về chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất để tính ra giá thành thực tế và có ý kiến đề xuất với Ban giám đốc nếu có thấy khác biệt lớn giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.
Công ty chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn doanh nghiệp vì thực tế thì dây chuyền sản xuất của công ty rất phức tạp, sản phẩm phải trải qua nhiều bước mới hoàn thành và dây chuyền công nghệ của công ty là liên tục, sau khi được chế biến ở phân xưởng này sẽ được chuyển luôn sang các phân xưởng khác để tiếp tục hoàn thành. Hơn nữa số loại sản phẩm mà công ty sản xuất là khá nhiều. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí như vậy sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hoá được quá trình tính toán chi phí sản xuất. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là không thống kê được chi phí thực tế phát sinh tại từng phân xưởng do đó khó khăn trong việc tìm ra nguyên nhân lãng phí chi phí sản xuất hay khuyến khích việc tiết kiệm chi phí.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XUÂN HOÀ
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Xuân Hoà
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1. Nội dung
Để tiến hành sản xuất công ty đã chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cho quá trình sản xuất như: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nhân công…
Các nguyên vật liệu chính tại công ty bao gồm 6 loại như thép, gỗ… Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm khoảng 60% giá thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu phụ dùng trực tiếp cho sản xuất bao gồm: Các loại ốc vít, đinh tán, sơn và các loại hoá chất.
Nhiên liệu: Xăng, dầu diegen….
Và 1 số phụ tùng thay thế
Các nguyên vật liệu này thường do các nhà cung cấp quen thuộc của công ty cung cấp như thép Hoà Phát, Thái Nguyên…. Đây đều là các nhà cung cấp uy tín trên thị trường hiện nay. Đối với 1 số phụ liệu ít quan trọng công ty có thể nhập từ các nhà cung cấp vãng lai. Tuy nhiên chúng đều phải được đảm bảo chất lượng trước khi nhập kho.
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Do công ty sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX nên công ty sử dụng tài khoản này dùng để phản ánh những hao phí về nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm hàng ngày.
Tài khoản này tại công ty không được mở chi tiết mà được mở chung cho toàn bộ công ty.
2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Công ty thường tiến hành sản xuất khi có đơn đặt hàng của đại lý nhưng công ty cũng có sản xuất thêm để dự trữ hoặc bán trực tiếp cho 1 số khách hàng khác. Khi có đơn đặt hàng từ phía các đại lý công ty sẽ tiến hành nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất, phòng KT- QC sẽ tính ra số lượng các loại vật tư cần dùng và P.TGĐ sản xuất sẽ lập Lệnh sản xuất. Mỗi Lệnh sản xuất đều kèm theo định mức cấp phát nguyên vật liệu đã được tính sẵn. Căn cứ vào định mức cấp phát vật tư này mà các phân xưởng sẽ lĩnh vật tư cho việc thực hiện Lệnh sản xuất.
Bảng 2.1: Lệnh sản xuất
LỆNH SẢN XUẤT
Số 12/KD
Đơn vị thực hiện: Phân xưởng mộc Cầu Diễn
Đơn vị đặt hàng: Phòng kinh doanh
Thời gian bắt đầu sản xuất: 10/12/2009
Thời gian hoàn thành: 27/12/2009
TT
Tên sản phẩm
ĐVT
Số lượng
Nội dung và điều kiện làm việc
Ghi chú
1
Bàn văn phòng
Chiếc
200
Yêu cầu khác:……………..
P.TGĐ sản xuất:…………….
Các phân xưởng khi nhận được lệnh sản xuất trên sẽ viết: Giấy đề nghị cấp vật tư
Bảng 2.2: Giấy đề nghị cấp vật tư
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ
Số: 103
Ngày 11tháng 12 năm 2009
Sản phẩm: Bàn văn phòng
Họ và tên người đề nghị cấp: Trần Văn Linh
Bộ phận: Phân xưởng Mộc
Đề nghị cấp: Gỗ để sản xuất sản phẩm
STT
Tên vật tư
Mã số
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiền
1
Gỗ
G01
Tấm
200
Cộng
Cầu Diễn, Ngày 11 tháng 12 năm 2009
Người đề nghị
Thủ kho sẽ căn cứ vào lệnh sản xuất và giấy đề nghị cấp vật tư để tiến hành xuất kho và lập phiếu xuất kho:
Bảng 2.3: Phiếu xuất kho
Đơn vị: Công ty Xuân Hoà Mẫu số 02- VT
Bộ phận: PX Mộc ( Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 11 tháng 12 năm 2009 Nợ: 621
Số:243 Có: 152
Họ và tên người nhận hàng: Trần Văn Linh
Địa chỉ( Bộ phận): Phân xưởng Mộc Cầu Diễn
Lý do xuất kho: Xuất để sản xuất sản phẩm
Xuất tại kho: VT09 . Địa điểm: Cầu Diễn
STT
Tên, nhãn hiệu quy cách
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo công thức
Thực xuất
1
Gỗ
G01
Tấm
200
200
Cộng
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ):……………………
Số chứng từ gốc kèm theo: 01
Ngày 11 tháng 12 năm 2009
Người lập Người nhận Kế toán trưởng Giám đốc
phiếu hàng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: 1 liên tại cuống, 1 liên giao cho người nhận hàng và 1 liên dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán.
Khi nhận được các chứng từ trên kế toán sẽ vào phân hệ Kho và vào phần phiếu xuất kho, điền các thông tin trên phiếu xuất kho. Khi đó phần tài khoản đối ứng sẽ cho biết nguyên vật liệu được sử dụng vào mục đích gì.
Cuối tháng căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán phân loại vật liệu theo từng kho, từng đơn vị sử dụng và từng loại vật liệu chính, phụ để nhập dữ liệu vào máy tính, in ra: “ Tập hóa đơn xuất vật liệu”. Đồng thời căn cứ vào báo cáo sử dụng vật tư do phân xưởng lập để tính ra số vật liệu dùng không hết, kế toán lập “ Tập hóa đơn trả lại vật liệu”. Thực chất vật liệu trả lại không nhập kho mà giữ lại phân xưởng để kỳ sau dùng tiếp.
Cuối tháng kế toán sẽ vào phân hệ Kho trên phần mềm và vào phần tính giá xuất kho. Tại đây kế toán sẽ chọn kỳ tính giá và vật tư cần tính giá. Khi đó phần mềm sẽ tự động tính ra giá bình quân của các loại vật tư hàng hoá trong kỳ và cập nhật giá trị vào các chứng từ phiếu xuất trong tháng và các sổ như Sổ chi tiết TK 621.
Phần mềm tự động tính ra giá bình quân của từng loại vật tư trong kỳ theo công thức sau:
=
Đơn giá thực Trị giá vật tư tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư nhập trong kỳ
tế bình quân Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư nhập trong kỳ
*
=
Trị giá vật tư thực tế Đơn giá thực tế Số lượng vật tư
xuất dùng vật tư bình quân xuất dùng
Cụ thể: Theo số liệu thực tế tháng 12/ 2009
Nguyên liệu: Gỗ G01
Tồn đầu kỳ: SL: 230 tấm TT: 91,540,000
Tổng nhập kỳ: SL: 2,000 TT: 820,000,000
=
Đơn giá Gỗ G01 91,540,000 + 820,000,000
bình quân 230 + 2,000
= 408,762.3
Giá trị xuất của 200 tấm gỗ G01 trong phiếu xuất kho tại Bảng 2.3 trên sẽ bằng:
200 * 408,762.3 = 81,752,460đ.
Tại các phân xưởng sau khi kiểm kê số vật tư thực lĩnh sẽ tiến hành sản xuất sản phẩm.
Căn cứ vào các Phiếu xuất kho đã được nhập vào phần mềm kế toán sẽ lấy số liệu và ghi vào sổ chi tiết TK 621 và Bảng phân bổ NVL- CCDC.
Bảng 2.4: Sổ chi tiết tài khoản 621.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
SỔ CHI TIẾT TK 621
Tháng 12 năm 2009
Đơn vị tính: VND
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
SH TK Đ.ứng
Tổng số tiền
Ghi Nợ TK 621, trong đó
SH
NT
VLC
VLP
…
1/12
Số dư đầu kỳ
2/12
2
2/12
Xuất Thép cho sản xuất
1521-Thép
16,082,320
16,082,320
3/12
3
3/12
Xuất Gỗ cho sản xuất
1521-Gỗ
40,876,230
40,876,230
…………..
Cộng số PS Nợ
x
7,835,542,230
7,321,560,450
365,980,000
…
Ghi có TK 621
154
7,835,542,230
x
x
x
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.5: Bảng phân bổ NVL-CCDC
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
BẢNG PHÂN BỔ NVL- CCDC
Tháng 12/2009
Chỉ tiêu
TK 152- NL, VL
TK 153- CCDC
TK 621- CPNVLTT
7,835,542,230
TK 627- CPSXC
402,530,000
428,920,000
TK 641- CPBH
210,650,000
42,190,000
TK 642- CP QLDN
380,600,000
82,560,000
Tổng
8,829,322,230
553,670,000
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.1.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phần mềm Effect sẽ lấy số liệu từ sổ chi tiết TK 621 và Bảng phân bổ NVL- CCDC để vào Bảng kê số 4, NKCT số 7 sau đó lập nên sổ cái TK 621- CPNVLTT.
Sổ Cái TK 621 được mở cho toàn doanh nghiệp trong cả 1 năm.
Bảng 2.6: Bảng kê số 4
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
BẢNG KÊ SỐ 4
STT
TK Có
152
153
214
334
338
621
622
627
Các chi phí phản ánh ở các NKCT khác
Tổng chi phí
TK Nợ
NKCT số 1
NKCT số 2
NKCT số 5 (331)
1
2
3
4
6
7
8
9
10
11
12
13
14
16
1
154
7,835,542,230
2,600,572,000
1,457,066,724
11,893,180,954
2
621
7,835,542,230
7,835,542,230
3
622
2,237,672,000
362,900,000
2,600,572,000
4
627
402,530,000
428,920,000
184,678,324
143,905,000
19,448,400
127,585,000
85,000,000
65,000,000
1,457,066,724
Cộng
8,238,072,230
428,920,000
184,678,324
2,381,577,000
382,348,400
7,835,542,230
2,600,572,000
1,457,066,724
127,585,000
85,000,000
65,000,000
23,786,361,908
Bảng 2.7: Nhật ký chứng từ số 7
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
Tháng 12 năm 2009
STT
TK Có
152
153
154
214
334
338
621
622
627
Các TK phản ánh ở các NKCT khác
Tổng chi phí
TK Nợ
NKCT số 1
NKCT số 2
NKCT số 5 (331)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
16
1
154
7,835,542,230
2,600,572,000
1,457,066,724
11,893,180,954
2
621
7,835,542,230
7,835,542,230
3
622
2,237,672,000
362,900,000
2,600,572,000
4
627
402,530,000
428,920,000
184,678,324
143,905,000
19,448,400
127,585,000
85,000,000
65,000,000
1,457,066,724
5
641
210,650,000
42,190,000
41,630,967
441,650,000
65,740,000
120,369,100
90,467,000
30,520,361
1,043,217,428
6
642
380,600,000
82,560,000
90,162,055
720,710,000
106,563,400
305,621,450
98,572,320
86,005,000
1,870,794,225
152
11,230,100
155
12,041,176,736
Cộng
8,829,322,230
553,670,000
12,052,406,836
316,471,346
3,543,937,000
554,651,800
7,835,542,230
2,600,572,000
1,457,066,724
553,575,550
274,039,320
181,525,361
26,700,373,561
Bảng 2.8: Sổ cái TK 621
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
SỔ CÁI TK 621(trích)
Năm 2009
Số Dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK, đối ứng nợ TK 621
Tháng 1
….
Tháng 12
Tổng
NKCT số 7
7,835,542,230
91,038,569,750
Cộng phát sinh Nợ
7,835,542,230
91,038,569,750
Cộng phát sinh Có
7,835,542,230
91,038,569,750
Số dư cuối tháng
Nợ
0
0
Có
0
0
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.1. Nội dung
Chi phí nhân công là 1 trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Các số liệu và chứng từ minh hoạ trong chuyên đề này được lấy từ số liệu thực tế của doanh nghiệp vào tháng 12/2009. Do đó các khoản trích theo lương chỉ bao gồm BHXH, BHYT và KPCĐ. Hiện tại trong năm 2010 công ty đã trích thêm khoản Bảo hiểm thất nghiệp cho các cán bộ công nhân viên trong công ty.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng trong 2 nhà máy Cầu Diễn và Xuân Hòa. Lương công nhân sản xuất được tính theo số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn hoàn thành trong kỳ tính giá. Tiền công làm ngoài giờ, tăng ca được tính bằng 1,5 lần lương làm bình thường. Tại công ty Xuân Hoà rất ít khi công nhân phải tăng ca do trước khi tiến hành sản xuất thì công ty đã tính toán và lập kế hoạch kỹ lưỡng. Ngoài ra người lao động còn nhận thêm 1 số trợ cấp khác như trợ cấp độc hại, trợ cấp ăn trưa. Đối với mức trợ cấp độc hại thì công ty căn cứ theo các phân xưởng bởi vì mức độ độc hại tại các phân xưởng là khác nhau. Xét trong toàn thể công ty thì phân xưởng Mạ là phân xưởng có mức độc độc hại cao nhất nên hưởng mức trợ cấp là 8.000đồng/người/ngày. Còn phân xưởng bao gói thì hưởng mức thấp nhất là 2.000đồng/người/ngày.
Đối với trợ cấp ăn trưa thì công ty hỗ trợ mỗi công nhân 9.600đ 1 bữa trưa tính cho những ngày công nhân làm việc trong tháng.
+ Phương pháp tính lương theo sản phẩm như sau:
Đối với nhân công tính lương theo sản phẩm: Kế toán tính lương dựa vào số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ và đơn giá sản phẩm theo định mức.
Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm * Đơn giá lương cho 1 sản phẩm đạt
hoàn thành tiêu chuẩn hoàn thành
Lương thời gian: là tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp và tiền lương của bộ phận không sản xuất trực tiếp (như lương của Giám đốc phân xưởng, đốc công, lương ở bộ phận hành chính, quản lý…)
Lương thời gian = Số công thời gian x tiền lương 1 ngày
Lương 1 ngày = Bậc lương x 650/26
+ Phương pháp xác định các khoản trích theo lương của công ty:
- Bảo hiểm xã hội: Công ty phải trích lập 20% tổng lương của cán bộ công nhân viên: trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 15% và công nhân viên phải nộp 5%.
- Bảo hiểm y tế: Công ty phải trích lập 3% tổng lương ._.của cán bộ công nhân viên: trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 2% và công nhân viên phải nộp 1%.
- Kinh phí công đoàn:
Công ty trích lập 2% tổng lương của cán bộ công nhân viên để làm kinh phí cho tổ chức Công đoàn của công ty hoạt động .
Tại các phân xưởng Đốc công sẽ là người chấm công cho các công nhân. Tuy nhiên hiện nay công ty đã sử dụng hệ thống thẻ từ nên công việc này đã được máy hỗ trợ. Tổ trưởng các tổ sản xuất là người giao việc cho các nhân viên trong tổ hàng ngày và đến cuối ngày cũng là người nghiệm thu công việc của nhân viên trong tổ: Ghi chép lại xem nhân viên làm được bao nhiêu sản phẩm đạt tiêu chuẩn và các sản phẩm không đạt thì sẽ làm lại hay chuyển thành phế phẩm. Các số liệu này sẽ được tổng hợp lại vào ngày cuối tháng và chuyển giao cho phòng Hành chính tổng hợp để tính ra lương công nhân trực tiếp trong cả tháng của các phân xưởng.
Các Bảng thanh toán lương chi tiết này sẽ được chuyển đến phòng kế toán, tại đây nhân viên kế toán sẽ kiểm tra lại việc tính toán trên Bảng thanh toán lương, lập Bảng thanh toán lương tổng hợp cho toàn công ty.
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công nhân trực tiếp
Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên
Tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác
Tại công ty Xuân Hoà thì tài khoản 622 không mở chi tiết mà mở chung cho toàn công ty. Tài khoản này dùng để phản ánh các hao phí về nhân công trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm phát sinh trong kỳ.
2.1.2.3. Quy trình ghi sổ chi tiết
Hàng ngày, các phân xưởng theo dõi số lượng sản phẩm sản xuất được của công nhân sản xuất qua báo cáo sản xuất trong ca. Cuối tháng, tổng hợp lên Bảng theo dõi cá nhân thực hiện trong ca, từ đó tính ra số lượng sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn của công nhân sản xuất được trong tháng của 1 phân xưởng. Từ đó, nhân viên thống kê phân xưởng lập bảng tổng hợp sản phẩm hoàn thành.
Dựa vào bảng chấm công để tính ra số ngày công của công nhân sản xuất.
Số liệu của các bảng trên là căn cứ để phòng Hành chính tổng hợp lập bảng thanh toán lương cho từng phân xưởng.
Bảng 2.8: Bảng thanh toán lương nhân viên
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG NHÂN VIÊN
Tháng 12/2009
Phân xưởng Mộc- Cầu Diễn
Đơn vị tính: VND
STT
Họ và tên
Bậc lương
Lương cơ bản
Lương 1ngày
Công thời gian
Lương thời gian
Lương sản phẩm
Tiền ăn trưa
Phụ cấp độc hại
Lương phụ
Tổng
Khấu trừ 6%
Thực lĩnh
1
Đặng Văn Ba
2.8
1,820,000
70,000
5
350,000
2,015,000
249,600
156,000
2,770,600
141,900
2,628,700
2
Ng Đình Chung
2.7
1,755,000
67,500
1
67,500
2,015,000
249,600
156,000
2,488,100
124,950
2,363,150
3
Ngô Văn Dương
3.1
2,015,000
77,500
13
1,007,500
1,813,500
249,600
156,000
200,000
3,226,600
169,260
6,283,940
…..
37
Trần Đình Quang
3.2
2,080,000
80,000
2
160,000
2,418,000
249,600
156,000
2,983,600
154,680
2,828,920
38
Vũ Xuân Toàn
2.9
1,885,000
72,500
4
290,000
1,813,500
249,600
156,000
2,509,100
126,210
2,382,890
39
Ng Hồng Văn
3.4
2,210,000
85,000
12
1,020,000
1,813,500
230,400
156,000
200,000
3,219,900
170,010
6,269,790
40
Trần Đình Xuân
3
1,950,000
75,000
3
225,000
2,216,500
249,600
156,000
2,847,100
146,490
2,700,610
Cộng
78.000.000
10,240,000
84,005,350
9,984,000
6,240,000
2,660,000
113,129,350
5,654,721
107,474,629
Tại công ty Xuân Hoà mỗi phân xưởng thực hiện những công đoạn khác nhau với tính chất phức tạp khác nhau nên công ty đã xây dựng đơn giá lương cho từng phân xưởng.
Ta có thể lấy ví dụ : Lương của Ngô Văn Dương – Tổ trưởng tổ 1- phân xưởng Mộc - Cầu Diễn gồm có lương sản phẩm, lương thời gian và các khoản trợ cấp khác được tính như sau:
Đây là người Tổ trưởng nên được hưởng lương thời gian theo công thức sau:
Lương thời gian = Lương 1 ngày x số công thời gian
Số công thời gian = Số ngày làm việc thực tế trong tháng/2
77,500 x 26/2 = 1,007,50đ
Lương sản phẩm = Đơn giá lương x Số sản phẩm hoàn thành
= 20,150 x 90 = 1,813,50đ
Tiền ăn trưa = 9.600 x26 =249.60đ
Phụ cấp độc hại = 156,00đ
Tổng bằng 3,226,600đ
Mức khấu trừ 6% sẽ tính trên lương chính.
Lương chính = Lương thời gian + Lương sản phẩm
Lương phụ = Lương trách nhiệm
Các khoản khác = Trợ cấp ăn trưa + Trợ cấp độc hại
Trừ đi khoản khấu trừ 6% = 2,821,000 x 6% = 169,260 đ
Tạm ứng lương = 0 đ
Như vậy số thực lĩnh là : 3,057,340 đ
Từ bảng thanh toán lương của các phân xưởng gửi lên phòng Kế toán lương lập bảng tổng hợp lương của toàn công ty theo các chỉ tiêu: Lương cơ bản, lương chính, lương phụ, các khoản khác.
Bảng 2.9: Bảng tập hợp lương toàn công ty
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
BẢNG TẬP HỢP LƯƠNG TOÀN CÔNG TY
Tháng 12/2009
STT
Đối tượng
Lương cơ bản
Lương chính
Lương phụ
Các khoản khác
Tổng
1
Lương của bộ phận trực tiếp SX
1,675,930,000
1,910,000,000
16,400,000
311,272,000
2,237,672,000
Px Mộc Cầu Diễn
72,100,000
86,960,000
800,000
15,412,800
103,172,800
Px Mạ
232,300,000
263,880,000
2,690,000
52,166,400
318,736,400
……
Px Lắp ráp
114,250,000
132,650,000
1,130,000
19,960,000
153,740,000
Lương của bộ phận quản lý PX
86,290,000
102,360,000
28,315,000
13,230,000
143,905,000
2
Px Mộc Cầu Diễn
5,900,000
7,285,350
1,860,000
811,200
9,956,550
Px Mạ
12,650,000
22,956,000
5,610,000
2,836,600
31,402,600
…..
Px Lắp ráp
5,689,000
10,720,000
2,860,000
1,036,000
14,616,000
3
Lương của bộ phận bán hàng
326,520,000
346,000,000
58,000,000
37,650,000
441,650,000
4
Lương của bộ phận quản lý DN
512,360,000
560,860,000
103,000,000
56,850,000
720,710,000
Tổng
2,601,100,000
2,919,220,000
205,715,000
419,002,000
3,543,937,000
Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào Bảng tổng hợp lương, kế toán lập Bảng phân bổ lương và BHXH, BHYT, KPCĐ, theo quy định của Nhà nước. Số liệu của bảng này là căn cứ để kế toán ghi vào Sổ chi tiết TK 622, Bảng kê số 4 (Bảng 2.6) và NKCT số7 (Bảng 2.7)
Bảng 2.10: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH
Tháng 12 năm 2009
STT
Đối tượng
Lg CBản
TK 334- Phải trả người lao động
TK 338- Phải trả phải nộp khác
Tổng cộng
Lương chính
Lương phụ
Các khoản khác
Cộng Có TK 334
KPCĐ 2%
BHXH 15%
BHYT 2%
Cộng Có TK 338
1
TK 622- CPNCTT
1,675,930,000
1,910,000,000
16,400,000
311,272,000
2,237,672,000
38,200,000
286,500,000
38,200,000
362,900,000
2,600,572,000
2
TK 627- CPSXC
86,290,000
102,360,000
28,315,000
13,230,000
143,905,000
2,047,200
15,354,000
2,047,200
19,448,400
163,353,400
3
TK 641- CPBH
326,520,000
346,000,000
58,000,000
37,650,000
441,650,000
6,920,000
51,900,000
6,920,000
65,740,000
507,390,000
4
TK 642- CPQLDN
512,360,000
560,860,000
103,000,000
56,850,000
720,710,000
11,217,200
84,129,000
11,217,200
106,563,400
827,273,400
Tổng
2,601,100,000
2,919,220,000
205,715,000
419,002,000
3,543,937,000
58,384,400
437,883,000
58,384,400
554,651,800
4,098,588,800
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.11: Sổ chi tiết TK 622
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
SỔ CHI TIẾT TK 622
Tháng 12 năm 2009
Đơn vị tính: VND
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
SH TK Đ.ứng
Tổng số tiền
Ghi Nợ TK 622, trong đó
SH
NT
Lương chính
BHXH
BHYT
…
1/12
Số dư đầu kỳ
31/12
3
31/12
Tính ra số lương phải trả CNSX
334
1,926,400,000
1,910,000,000
31/12
4
31/12
Tính ra các khoản trích theo lương
338
362,900,000
286,500,000
38,200,000
……………..
Cộng PS Nợ
x
2,600,572,000
1,910,000,000
286,500,000
38,200,000
…
Ghi Có TK 622
154
2,600,572,000
x
x
x
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.2.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp:
Công ty sẽ lập sổ Cái TK 622 sau khi lập NKCT số 7 (Bảng 2.7)
Bảng 2.12: Sổ cái TK 622
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
SỔ CÁI TK 622(trích)
Năm 2009
Số Dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK, ghi Nợ TK này
Tháng 1
……..
Tháng 12
Tổng
NKCT số 7 (334)
2,237,672,000
25,810,620,000
NKCT số 8 (338)
362,900,000
4,015,645,000
Cộng phát sinh Nợ
2,600,572,000
29,826,265,000
Cộng phát sinh Có
2,600,572,000
29,826,265,000
Số Dư cuối tháng
Nợ
0
0
Có
0
0
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
2.1.3.1 Nội dung
Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng chung cho việc quản lý ở phân xưởng, nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Lương nhân viên quản lý phân xưởng được tính theo lương thời gian: Bao gồm lương của Giám đốc phân xưởng, Đốc công. Còn lương của Tổ trưởng các tổ thì được tính vào chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân viên phân xưởng là khoản tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản trợ cấp của nhân viên quản lý phân xưởng.
Chi phí vật liệu: Là chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng.
Chi phí công cụ dụng cụ: Các loại dùng cho phân xưởng như máy khoan, bào, máy tiện… được quản lý và theo dõi riêng. Toàn bộ giá trị CCDC xuất dùng cho sản xuất trong tháng được phân bổ 1 lần vào chi phí sản xuất chung của tháng đó.
Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho quá trình sản xuất tại phân xưởng: là việc tính toán và phân bổ 1 cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.
TSCĐ của Nhà máy gồm nhiều loại phục vụ cho sản xuất như: Nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải….. Hiện nay cùng với việc hiện đại hoá dây chuyền sản xuất nên công ty sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị mới làm tăng năng suất, thay thế sức người và tạo ra sản phẩm đồng đều có chất lượng tốt hơn do đó tỷ trọng của chi phí khấu hao cũng tăng lên trong tổng chi phí sản xuất của công ty.
Công ty chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng và tính khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng nghĩa là tài sản nào tăng trong tháng này thì tháng sau mới bắt đầu trích khấu hao còn tài sản nào giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi trích khấu hao. Các tài sản cố định trong công ty được khấu hao theo trong đúng khoảng thời gian quy định của nhà nước.
Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất: Điện, nước, điện thoại, chi phí sửa chữa nhỏ, lớn TSCĐ. Ngoài ra thì còn 1 số loại chi phí sản xuất chung bằng tiền khác.
2.1.3.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung: Để tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tài khoản này chi tiết theo khoản mục chi phí:
TK 627.1: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng
TK 627.2: Chi phí nguyên vật liệu
TK 627.3: Chi phí CCDC
TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác
TK 627.8: Chi phí bằng tiền khác
2.1.3.3. Quy trình hạch toán chi tiết chi phí sản xuất chung
Khi mua TSCĐ về Kế toán đã lập Thẻ, sổ TSCĐ trong đó ghi rõ giá trị trích khấu hao, thời gian trích khấu hao hay mức hao mòn luỹ kế, bộ phận sử dụng… Cuối tháng kế toán chỉ cần vào phân hệ TSCĐ, chọn phần tính khấu hao. Khi đó phần mềm sẽ căn cứ vào các thông tin trên các Thẻ, sổ TSCĐ để lập ra các bảng tính khấu hao và tự động cập nhật vào các sổ liên quan như sổ chi tiết TK 627.
Sổ TSCĐ được mở để theo dõi TSCĐ của toàn công ty, các TSCĐ được tập hợp theo nhóm tài sản cố định có mục đích sử dụng giống nhau. Sổ TSCĐ được mở cho từng năm và cho toàn đơn vị.
Bảng 2.13: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 12 năm 2009
STT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ khấu hao
Toàn doanh nghiệp
TK 627 CPXSC
TK 641 CPBH
TK 642 CPQLDN
Nguyên giá
Khấu hao
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
-
12,980,530,000
36,057,028
16,503,000
2,318,028
17,236,000
2
Máy móc, thiết bị
-
21,063,590,000
175,529,917
147,968,000
6,192,047
21,369,870
3
Phương tiện vận tải
-
4,890,360,000
50,941,250
11,236,652
25,134,733
14,569,865
4
Thiết bị quản lý
-
3,560,248,000
53,943,152
8,970,672
7,986,160
36,986,320
Cộng
42,494,728,000
316,471,346
184,678,324
41,630,967
90,162,055
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trong tháng 12 năm 2009 mức khấu hao TSCĐ phục vụ cho sản xuất theo Bảng 2.13 là: 184,678,324
Khi đó sẽ có bút toán
Nợ TK 6274: 184,678,324
Có TK 214: 184,678,324
Các khoản chi mua dịch vụ như tiền điện, nước…. trả bằng tiền mặt kế toán khi nhận được hoá đơn thì sẽ lập phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 2 liên: 1 liên lưu tại cuống, 1 liên dùng để ghi sổ.
Bảng 2.14: Phiếu chi
Mẫu số: 02-TT
Đơn vị: Công ty Xuân Hoà (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: Xuân Hoà, Hà Nội ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI Quyển số: 02
Ngày 28 tháng12 năm 2009
Số: 106
Nợ:627
Có:111
Họ và tên người nhận tiền: Lê Hải Bình
Địa chỉ: Công ty Điện lực
Lý do chi: Chi trả tiền Điện tháng 12
Số tiền: 46,260,000 (Viết bằng chữ): Bốn sáu triêu, hai trăm sáu mươi ngàn đồng.
Kèm theo: 01 Chứng từ gốc
Ngày28 tháng12 năm2009
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Bốn sáu triệu hai trăm sáu mươi ngàn đồng
+ Tỷ giá ngoại tệ:
+ Số tiền quy đổi:
( Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)
Chi phí dịch vụ mua ngoài được xác định hàng tháng căn cứ vào các chứng từ, hoá đơn dịch vụ như: Phiếu chi tiền điện, hoá đơn cung cấp nước…
Khi nhận được các chứng từ trên kế toán sẽ vào phân hệ Quỹ/Ngân hàng, chọn phần phiếu chi/Uỷ nhiệm chi (nếu là thanh toán ngay) hoặc là vào phân hệ chứng từ nghiệp vụ khác (nếu chưa thanh toán) và điền đầy đủ các thông tin về đối tượng, hạch toán, số tiền vào. Khi đó phần mềm sẽ cập nhật số liệu lên Sổ chi tiết TK 627.
Đối với CCDC, khi có nhu cầu sử dụng bộ phận sử dụng sẽ viết phiếu đề nghị xuất vật tư( Bảng 2.2) sau đó đưa cho Giám đốc phân xưởng duyệt rồi chuyển xuống phòng vật tư để phòng này xem xét và tiến hành xuất kho CCDC. Tương tự như với NVL, khi xuất CCDC thủ kho cũng lập phiếu xuất kho làm 3 liên.
Bảng 2.15: Phiếu xuất kho
Đơn vị : Công ty Xuân Hoà Mẫu số 02- VT
Bộ phận: PX Mộc ( Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 18 tháng 12 năm 2009 Nợ: 627
Số: 250 Có: 153
Họ và tên người nhận hàng: Trần Văn Linh
Địa chỉ( Bộ phận): Phân xưởng Mộc Cầu Diễn
Lý do xuất kho: Xuất phục vụ sản xuất
Xuất tại kho: VT09 . Địa điểm: Cầu Diễn
STT
Tên, nhãn hiệu quy cách
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo công thức
Thực xuất
1
Máy bào cỡ lớn
MB.01
Cái
8
8
2
Máy bào cỡ nhỏ
MB.02
Cái
14
14
Cộng
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ):……………………
Số chứng từ gốc kèm theo: 01
Ngày 18 tháng 12 năm 2009
Người lập Người nhận Kế toán trưởng Giám đốc
phiếu hàng
(Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán khi nhận được phiếu xuất CCDC, NVL thì sẽ vào phân hệ Kho, chọn phần phiếu xuất và điền đầy đủ các thông tin trên đó. Cũng như phần nguyên vật liệu trực tiếp thì đến cuối kỳ phần mềm sẽ tính ra giá xuất kho bình quân cho các loại vật tư trong kỳ và cập nhật lên các phiếu xuất và các sổ chi tiết đồng thời cũng lập nên bảng phân bổ NVL-CCDC như tại Bảng 2.5.
Căn cứ vào Bảng 2.5 thì chi phí NVL- CCDC thuộc khoản mục chi phí sản xuất chung được tập hợp trong tháng 12 năm 2009 là:
Nợ TK 6272: 402,530,000
Có TK 152: 402,530,000
Nợ TK 6273: 428.920.000
Có TK 153: 428,920,000.
Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12 năm 2009 tại Bảng 2.10 chi phí nhân viên phân xưởng được kế toán tập hợp lại và định khoản:
Nợ TK 6271: 163,353,400
Có TK 334: 143,905,000
Có TK 338: 19,448,400
Bảng 2.16: Sổ chi tiết TK 627
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
SỔ CHI TIẾT TK 627
Tháng 12 năm 2009
Đơn vị tính: VND
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
SH TK Đ.ứng
Tổng số tiền
Ghi nợ TK 627,trong đó
SH
NT
CPNC
CPVL
CPCCDC
….
1/12
Số dư đầu kỳ
2/12
3
2/12
Xuất CCDC dùng cho QLPX
153
23,500,600
23,500,600
3/12
5
3/12
Xuất NVL dùng cho QLPX
1522
8,763,200
8,763,200
…………..
Cộng phát sinh Nợ
x
1,457,066,724
163,353,400
402,530,000
428,920,000
Ghi Có TK 627
154
1,457,066,724
x
x
x
x
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.3.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp
Sau khi vào nhật ký chứng từ số 7 (Bảng 2.7) công ty sẽ lập sổ Cái TK 627.
Bảng 2.17: Sổ cái TK 627
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
SỔ CÁI TK 627(trích)
Năm 2009
Số Dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ TK
Tháng 1
….
Tháng 12
Tổng
NKCT số 1(111)
127,585,000
1,461,200,000
NKCT số 2 ( 112)
85,000,000
987,645,350
NKCT số 5 (331)
65,000,000
7,456,985,000
NKCT số 7 (152)
402,530,000
4,635,600
NKCT số 7 (153)
428,920,000
5,027,030,000
NKCT số 7 (334)
143,905,000
1,680,850,000
NKCT số 7 (338)
19,448,400
218,380,000
NKCT số 7 (214)
184,678,324
2,212,398,880
Cộng số phát sinh Nợ
1,457,066,724
19,049,124,830
Cộng số phát sinh Có
1,457,066,724
19,049,124,830
Số dư cuối tháng
Nợ
0
0
Có
0
0
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
2.1.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất
Kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tài khoản này phản ánh chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tồn cuối kỳ.
Bảng 2.18: Sổ chi tiết TK 154
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
SỔ CHI TIẾT TK 154
Tháng 12 năm 2009
Đơn vị tính: VNĐ
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Tổng số tiền
Ghi Nợ TK 154 trong đó
SH
NT
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
1/12
Số dư đầu kỳ
720,560,000
720,560,000
Số phát sinh trong kỳ
31/12
16
31/12
Kết chuyển CPNVLTT
621
7,835,542,230
7,835,542,230
31/12
17
31/12
Kết chuyển CPNCTT
622
2,600,572,000
2,600,572,000
31/12
18
31/12
Kết chuyển CPSXC
627
1,457,066,724
1,457,066,724
Cộng PS Nợ
x
11,893,180,954
7,835,542,230
2,600,572,000
1,457,066,724
Ghi Có TK 154
1522
11,230,100
x
x
x
Ghi Có TK 154
155
12,041,176,736
x
x
x
Số dư cuối kỳ
x
561,334,118
561,334,118
-
-
Sau khi hoàn tất công việc ghi NKCT số 7( Bảng 2.6) kế toán ghi sổ cái TK 154.
Bảng 2.19: Sổ cái TK 154
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
SỔ CÁI TK 154 (trích)
Số Dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ TK 154
Tháng ....
Tháng 11
Tháng 12
NKCT số 7( 621)
7,835,542,230
NKCT số 7(622)
2,600,572,000
NKCT số 7( 627)
1,457,066,724
Cộng số phát sinh Nợ
11,893,180,954
Cộng số phát sinh Có
12,052,406,836
Số dư cuối tháng
Nợ
720,560,000
561,334,118
Có
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.4.2. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang
Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm của công ty. Tại công ty, sản phẩm dở dang có thể là những bán thành phẩm đang được sản xuất tại các phân xưởng hoặc đang nằm tại phân xưởng lắp ráp, hay đã làm xong nhưng tại thời điểm hạch toán không được báo cáo.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà đánh giá sản phẩm dở dang theo giá trị nguyên vật liệu chính trực tiếp. Tức là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, các chi phí khác được phân bổ hết vào cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
+ Căn cứ để đánh giá bán thành phẩm dở dang cuối kỳ là:
- Bảng định mức nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm
- Biên bản kiểm kê vật tư cuối tháng
- Đơn giá NVL chính
Định mức sử dụng vật tư cho bán thành phẩm được xây dựng sau đó gửi lên phòng kế toán. Qua bảng định mức vật tư kế toán xác định được định mức vật tư sử dụng cho 1 bán thành phẩm.
Kế toán căn cứ vào Biên bản kiểm kê vật tư cuối tháng được gửi lên từ các phân xưởng để xác định số lượng bán thành phẩm tồn cuối tháng. Sau đó căn cứ vào Bảng định mức vật tư và đơn giá nguyên vật liệu để xác định được đơn giá của sản phẩm dở dang.
Chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ được công ty tập hợp trên TK 154. Cuối tháng, công ty tiến hành kiểm kê để xác định chi phí sản phẩm dở dang dưới dạng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Từ đó căn cứ vào chi phí sản xuất sản phẩm dở dang kỳ trước, chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ để tính ra chi phí sản xuất cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Tên sản phẩm
Số lượng tồn đầu kỳ
Số lượng đưa vào sản xuất trong kỳ
Tổng số lượng tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ
Số lượng DD cuối kỳ
Số lượng nhập kho trong kỳ
Định mức NVL chính cho 1 SP
Tổng hao phí VLC theo định mức cho SP tồn đầu kỳ và sx trong kỳ
Hao phí NVL theo định mức cho SPDD cuối kỳ
1
2
3
4
5
6
7
8=4*7
9=5*7
I- Tủ sắt
114
1,200
1,314
109
1,205
1,681,920,000
139,520,380
Tủ sắt CA-1A-L
12
100
112
10
102
1,217,700
136,382,400
12,177,000
Tủ sắt CA-1B-L
8
56
64
7
57
1,236,150
79,113,600
8,653,050
Tủ sắt CA- 8D
6
63
69
8
61
1,322,250
91,235,250
10,578,000
Tủ sắt CA- 8D
5
75
80
6
74
1,340,700
107,256,000
8,044,200
......
II- Bàn văn phòng
176
2,000
2,176
158
2,018
2,774,400,000
201,450,600
TAB-16-08I
27
300
327
24
303
1,143,900
374,055,300
27,453,600
HBG-04-01
15
250
265
11
254
1,205,400
319,431,000
13,259,400
BOV-1205BC
9
120
129
10
119
1,291,500
166,603,500
12,915,000
BHE-01-00
26
400
426
23
403
1,383,750
589,477,500
31,826,250
…..
Tổng cộng
495
5,465
5,960
416
5,544
7,718,260,350
538,728,920
Bảng 2.20: Bảng tính Gía trị SPDD theo định mức NVL
Phần này kế toán giá thành kế hoạch thực tế sẽ thực hiện thủ công. Căn cứ vào Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang, các phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành trong kỳ và giá thành kế hoạch của các sản phẩm đã được xây dựng trong kỳ kế toán lập ra Bảng 2.20 trên và tính giá trị SPDD cuối kỳ theo công thức sau:
Giá trị SPDD thực tế cuối kỳ
=
Hao phí NVLC theo định mức cho SPDD cuối kỳ
x
(Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí NVL chính PS trong kỳ)
Tổng hao phí VLC theo định mức cho SP tồn đầu kỳ và SX trong kỳ
= (720,560,000 + 7,321,560,450)* 538,728,920/ 7,718,260,350
= 561,334,118
2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty Xuân Hoà
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty.
Tại công ty vào thời điểm cuối mỗi tháng công ty tổ chức tổ chức tính giá thành sản phẩm sản xuất.
Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Sản phẩm của công ty bao gồm các chủng loại chính là bàn ghế đồ nội thất. Mỗi chủng loại lại có nhiều kích cỡ mẫu mã khác nhau.
Hiện nay đây là đối tượng tính giá thành duy nhất tại công ty. Công ty mặc dù có những đơn đặt hàng sản xuất sản phẩm nhưng công ty không chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng mà còn sản xuất để bán riêng nên công ty không tổ chức tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng.
+ Các khoản mục tính giá thành : Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty theo từng khoản mục chi phí:
Nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
+ Phương pháp tính giá thành :
Hiện nay doanh nghiệp thực hiện tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương pháp tỷ lệ.
Công thức như sau :
Tổng giá thành = Giá thành kế hoạch * Tỷ lệ giá thành
thực tế từng sản phẩm từng sản phẩm
Tổng giá thành thực tế
Tỷ lệ giá thành =
Tổng giá thành kế hoạch
Tổng giá thành thực tế từng sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm =
từng loại hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành
2.2.2. Quy trình tính giá thành
Đầu năm kế toán tiến hành lập Bảng tính giá thành kế hoạch cho từng loại sản phẩm, căn cứ để lập là giá thành thực tế của sản phẩm nhập kho năm trước, kế hoạch sản xuất, các loại định mức về nguyên vật liệu, CCDC, tiền lương và BHXH, chi phí khấu hao máy móc thiết bị....
Sau đó, kế toán căn cứ vào Bảng giá thành kế hoạch để tính giá thành thực tế cho sản phẩm trong năm. Cuối tháng công ty tiến hành lập Bảng tổng hợp nhập kho sản phẩm trên cơ sở phiếu xuất kho của phân xưởng sản xuất.
Căn cứ vào kết quả tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đã tính được, và giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) kế toán sẽ vào phân hệ giá thành và vào phần tính giá thành. Khi đó kế toán sẽ nhập giá trị sản phẩm dở dang, giá trị phế liệu thu hồi vào và phần mềm sẽ tự động tính ra giá thánh thực tế của các sản phẩm trong kỳ.
Sau khi tính ra chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán căn cứ vào bảng giá thành kế hoạch từng sản phẩm mà phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm để tính ra giá thành của sản phẩm đó trong tháng, từ đó kế toán tập hợp đưa lên bảng giá thành thực tế sản phẩm nhập kho.
Bảng 2.21: Thẻ tính giá thành sản phẩm
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng 12 năm 2009
Chỉ tiêu
Dở dang đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Dở dang cuối kỳ
Tổng giá thành sản phẩm
Chi phí NVL trực tiếp
720,560,000
7,824,312,130
561,334,118
7,983,538,012
Chi phí nhân công trực tiếp
2,600,572,000
2,600,572,000
Chi phí SXC
1,457,066,724
1,457,066,724
Cộng
720,560,000
11,881,950,854
561,334,11
12,041,176,736
Bảng 2.22: Bảng tổng hợp nhập kho sản phẩm
Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Xuân Hoà
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP KHO SẢN PHẨM
Tháng 12 năm 2009
Tên sản phẩm
Số lượng nhập kho
Giá thành đơn vị kế hoạch
Tổng giá thành kế hoạch
I- Tủ sắt
1,205
2,470,250,000
Tủ sắt CA-1A-L
102
1,980,000
201,960,000
Tủ sắt CA-1B-L
57
2,010,000
114,570,000
Tủ sắt CA- 8D
61
2,150,000
131,150,000
Tủ sắt CA- 8D
74
2,180,000
161,320,000
......
II- Bàn văn phòng
2,018
4,197,440,000
TAB-16-08I
303
1,860,000
563,580,000
HBG-04-01
254
1,960,000
497,840,000
BOV-1205BC
119
2,100,000
249,900,000
BHE-01-00
403
2,250,000
906,750,000
…..
Tổng cộng
5,544
11,337,480,000
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau khi tính ra tổng giá thành kế hoạch của sản phẩm sản xuất ra trong kỳ kế toán sẽ tính ra tỷ lệ giá thành :
12,041,176,736
Tỷ lệ giá thành = = 1.0620682
11,337,480,000
Từ đó ta sẽ tính ra được giá thành thực tế của từng sản phẩm làm ra trong tháng.
Ta lấy ví dụ : Sản phẩm bàn văn phòng BHE-01-00 sẽ có giá thành thực tế là :
2250.000 x 1.0620682= 2,389,653đ
Bảng 2.23: Bảng giá thành thực tế sản phẩm nhập kho
Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà
BẢNG GIÁ THÀNH THỰC TẾ SẢN PHẨM NHẬP KHO Tháng 12 năm 2009
Tên sản phẩm
Số lượng nhập kho
Giá thành đơn vị thực tế
Tổng giá thành thực tế
I- Tủ sắt
1,205
2,623,573,971
Tủ sắt CA-1A-L
102
2,102,895
214,495,294
Tủ sắt CA-1B-L
57
2,134,757
121,681,154
Tủ sắt CA- 8D
61
2,283,447
139,290,244
Tủ sắt CA- 8D
74
2,315,309
171,332,842
......
II- Bàn văn phòng
2,018
4,457,967,545
TAB-16-08I
303
1,975,447
598,560,396
HBG-04-01
254
2,081,654
528,740,033
BOV-1205BC
119
2,230,343
265,410,843
BHE-01-00
403
2,389,653
963,030,340
…..
Tổng cộng
5,544
12,041,176,736
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XUÂN HOÀ
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
Công ty Xuân Hoà đã được thành lập gần 30 năm và đã trải qua biết bao khó khăn thăng trầm. Để có thể đứng vững và phát triển như ngày nay tập thể cán bộ công nhân viên của công ty đã phải rất nỗ lực cũng như có sự năng động sáng tạo trong quá trình làm việc. Vì vậy tuy gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt từ phía các đối thủ nhưng công ty Xuân Hoà vẫn có 1 chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín trong quá trình hoạt động, được người tiêu dùng trong và ngoài nước tín nhiệm, doanh thu không ngừng tăng cao qua các năm. Không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm Ban lãnh đạo công ty đã có sự nhìn nhận sâu sắc về sự phát triển bền vững nên công ty đã áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường vào quá trình sản xuất. Có được sự phát triển ấy là nhờ sự đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty và sự chỉ đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo công ty. Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến vai trò của phòng kế toán công ty. Với quy mô 9 người cùng với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Effect phòng kế toán của công ty đã hoàn thành tốt nhịêm vụ cung cấp thông tin kế toán phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. Các nhân viên kế toán trong phòng được phân công làm 1 phần hành nhất định đảm bảo tính chuyên môn hoá trong công việc, tránh tình trạng chồng chéo dẫn đến nhầm lẫn và sai sót. Đồng thời các nhân viên kế toán trong phòng cũng luôn có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong việc để đảm bảo công việc kế toán được liên tục, kịp thời, chính xác.
Các nhân viên trong phòng kế toán đều là những người có trình độ đại học và có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm kế toán của công ty do vậy việc phản ánh các thông tin kế toán luôn được phản ánh kịp thời phục vụ công tác quản lý.
Công ty cũng thực hiện 1 cách nghiêm túc chế độ kế toán doanh nghiệp do nhà nước ban hành và mở các tài khoản, sổ sách theo đúng quy định.
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được lập các chứng từ hợp lý, kịp thời làm căn cứ pháp lý để phản ánh trên sổ kế toán liên quan.
Cùng với quá trình nghiên cứu để hoàn thiện Chuyên đề thực tập em có dịp tìm hiểu sâu sắc hơn về phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Qua đó em xin nêu lên những nhận xét của mình về việc hạch toán phần hành này tại công ty.
3.1.1. Ưu điểm
3.1.1.1. Hiện đại hoá công tác kế toán
Là một doanh nghiệp sản xuất với số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối lớn so với quy mô của công ty do vậy công tác kế toán được ban giám đốc coi trọng và tạo đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc trang ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26960.doc