Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên giầy Thượng Đình

LỜI MỞ ĐẦU Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đã mang đến cho những doanh nghiệp Việt Nam những vận hội mới để phát triển, đồng thời cũng phải đương đầu với không ít những khó khăn do nền kinh tế thị trường mang lại mà khó khăn lớn nhất có lẽ là sự cạnh tranh gay gắt không những của các doanh nghiệp trong nước mà còn của các doanh nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải không ngừng cố gắng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, g

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iảm giá thành sản xuất. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu vô cùng quan trọng, được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm vì nó không chỉ là căn cứ lập giá mà còn là căn cứ để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, trên góc độ người sử dụng thông tin chi phí và giá thành giúp nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp phân tích đánh giá tình hình sử dụng vật tư, lao động, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành… từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn, có thể nói là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ công tác kế toán. Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình là doanh nghiệp sản xuất với số lượng sản phẩm lớn, đa dạng, có thương hiệu. Vì vậy, cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, Công ty rất quan tâm đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhận thức được điều đó, trong quá trình thực tập tại Công ty, sau khi tìm hiểu về tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình ”. Với mục đích vận dụng lý thuyết về kế toán vào nhu cầu thực tiễn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH nhà nước giầy Thượng Đình, từ đó phân tích những điểm còn tồn tại, đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị. Ngoài phần mở đầu, kết luận chuyên đề gồm ba chương : Chương 1 : Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình Chương 2 : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình Chương 3 : Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã đi sâu vào tìm hiểu nhưng do thời gian, kiến thức thực tế có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Em mong muốn và chân thành tiếp thu nhưng ý kiến đóng góp bổ xung để chuyên đề hoàn thiện và thiết thực hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, TS. Nguyễn Hữu Ánh cùng các cô, các chị phòng Kế toán – tài chính của công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 1.1 Đặc điểm sản phẩm của công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình * Danh mục sản phẩm Đã từ lâu thương hiệu giầy Thượng Đình trở nên quen thuộc với thị trường trong nước và đang dần khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Với chặng đường hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, sản phẩm của Công ty cũng không ngừng đổi mới cải tiến mọi mặt. Do sản xuất kinh doanh mặt hàng thời trang nên Công ty đã xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm và quy mô sản xuất cũng như tạo dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường. Công ty đã chủ động đa dạng hóa sản phẩm bằng nhiều hình thức như tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho khâu đào tạo thiết kế mẫu, kiểm tra chất lượng sản phẩm... Do đó, từ chỗ sản phẩm chủ yếu là giầy vải, đến nay Công ty đã có thêm nhiều sản phẩm chất lượng được người tiêu dùng ưa chuộng như giầy thể thao, giầy da, dép sandal và các sản phẩm phụ liệu cho ngành da giầy. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp theo đó được mở rộng, phát triển. Danh mục sản phẩm của Công ty: Giầy vải Đây là sản phẩm truyền thống tạo nên thương hiệu của Công ty, sản xuất dựa vào sử dụng từ hai chất liệu cơ bản là vải mỏng và da mềm, đế giầy bằng cao sư, nhựa tổng hợp cao su... Do vậy sản phẩm này có đặc tính nhẹ, thông thoáng tạo sự mát mẻ, ngày càng được ưa chuộng với sự thoải mái trẻ trung, năng động. Kiểu dáng cũng rất đa dạng, bắt mắt phù hợp với các mùa trong năm. Giầy thể thao Giầy thể thao chiếm một tỷ trọng khá lớn trong danh mục sản phẩm của Công ty. Với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp từ nhiều loại NVL hơn sản phẩm giầy vải nên giá thành giầy thể thao thường cao hơn giầy vải. Giầy thể thao có đặc điểm nhẹ, êm chân, thông thoáng, mũ quai có thể co giãn được, có các lỗ khí đảm bảo khong bị ẩm ướt. Chất liệu sử dụng chủ yếu là các loại vải lưới, vải nhựa tổng hợp, da…Phần đế giầy có sử dụng đế lót bằng các loại mút mềm và êm, bề mặt phủ lớp vải cotton để hút ầm có tác dụng giảm xóc khi có lực tác động từ bên ngoài. Sản phẩm giầy thể thao của Công ty cũng đa dạng về kiểu dáng và màu sắc đáp ứng nhu cầu thị trường. Giầy trẻ em Do đăc điểm đối tượng sử dụng, các sản phẩm giầy trẻ em thường có kiểu dáng độc đáo, màu sắc sặc sỡ với chất liệu vải mềm, nhẹ, đảm bảo độ ấm nhưng vẫn thông thoáng. Dép sandal Sản phẩm này chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong danh mục sản phẩm của Công ty. Đặc điểm sản phẩm là quai và đế được thiết kế từ các chất liệu dai, mềm dẻo, có đặc tính nhẹ, thông thoáng tạo sự mát mẻ thoải mái cho người sử dụng khi di chuyển. Dép sandal với kiểu dáng đơn giản, không cầu kỳ, dễ sử dụng phù hợp với mọi lứa tuổi. Danh mục sản phẩm Mã hiệu Hình ảnh 1. Giầy vải TD-003, KK2009-3, KK2009-1, HV-2009-3, ĐB-05, ĐB-06, NU-03, NU-04… 2. Giầy thể thao WTTAS01, WTTAS03,WTTAS04, WTT-03, WTT-01, tt12, t13, tt7, tt8, tt9, tt6, TT2, t2, t3… tt8 3. Giầy trẻ em te1, te2, te3, te4, te5, te6…..te36 te26 4. Dép sandal XD1, XD2, XD3 XD3 Bảng 1: Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình Một số hình ảnh sản phẩm giầy bán chạy tiêu biểu: * Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Sản phẩm của công ty có thế mạnh về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, chiếm thị phần lớn trong nước và xuất khẩu, từng bước chinh phục những khách hàng khó tính như Nga, Pháp, Nhật, Đức, Italy, Bungari. Để nâng cao không ngừng chất lượng sản phẩm, bên cạnh mở rộng hoạt động sản xuất Công ty quan tâm nghiên cứu kỹ thuật, đầu tư máy móc công nghệ mới vào sản xuất. Công ty xây dựng và duy trì sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn TCVN 8716 và tuân theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Với mục tiêu luôn duy trì quản lý nghiêm ngặt theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng bình chọn TOPTEN, liên tục được công nhận là Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1996 đến 2010 (do Người tiêu dùng bình chọn – Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức). Đạt nhiều huy chương vàng, bạc tại các Hội chợ triễn lãm trong nước và quốc tế…. * Tính chất của sản phẩm Có thể nói sản phẩm giầy dép có đặc tính tương đối phức tạp, được cấu tạo nên từ nhiều nguyên liệu, vật liệu khác nhau, tương ứng với nhiều công đoạn sản xuất. Sản phẩm của Công ty lại thuộc lĩnh vực thời trang, do vậy rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, màu sắc… để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Sản lượng sản xuất của Công ty lên tới 6 triệu đôi/ năm với mục đích phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp được chia thành hai loại căn cứ vào phạm vi mặt hàng sản xuất, đó là sản phẩm giầy nội địa và sản phẩm giầy xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Mặt hàng giầy dép có các loại: giầy bata, giầy bộ đội, giầy basket, giầy thể thao…Trong đó, mặt hàng giầy thể thao chiếm 30% cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau, 70% còn lại là các loại giầy vải cao cấp, giầy thể dục nhịp điệu, giầy leo núi, giầy đá bóng, giầy trẻ em, dép sandal. * Loại hình sản xuất Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, tập trung, sản phẩm được sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn theo thiết kế của Công ty hoặc theo các đơn đặt hàng. * Thời gian sản xuất Sản phẩm của Công ty được sản xuất với chu kỳ ngắn nhưng liên tục và ổn định. * Đặc điểm sản phẩm dở dang Công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có nhiệm vụ hoàn thành một bộ phận của sản phẩm. Hai bộ phận chính cấu tạo nên sản phẩm chính giầy là mũ giầy và đế giầy. Mũ giầy, đế giầy được xem là các bán thành phẩm. Quá trình lắp ráp mũ giầy và đế giầy không hoàn thành sản phẩm trở thành sản phẩm dở dang. 1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình * Quy trình công nghệ : Các sản phẩm của Công ty được sản xuất theo một quy trình sản xuất công nghệ hiện đại khép kín qua nhiều khâu khác nhau, sản phẩm ở giai đoạn này được coi là đầu vào sản xuất cho các giai đoạn tiếp theo. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm có thể được khái quát như sau: Bồi vải, bồi giả da, mút Cắt Đóng dấu Thêu hoặc in May ghép mũi Tán ozê Thu hóa Nguyên vật liệu Cán luyện cao su Cán luyện tổ hợp Ép đế Đánh sờm Thu hóa Gò giầy Bôi keo Sửa giầy Thu hóa Lên đôi, xâu dây Đóng gói kho Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất giầy vải * Cơ cấu tổ chức sản xuất : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình tổ chức sản xuất theo các phân xưởng. Các phân xưởng này có mối quan hệ với nhau trong quá trình giao bán thành phẩm. Mỗi phân xưởng chỉ chịu trách nhiệm thực hiện một số bước trong quá trình sản xuất sản phẩm. Các bộ phận, phân xưởng tổ chức thành một dây chuyền khép kín để sản xuất từng loại sản phẩm. Quá trình sản xuất sản phẩm được diễn ra liên tục từ khâu đưa vật liệu vào cho đến khi hoàn thiện sản phẩm. Hiện nay, công ty có 4 phân xưởng sản xuất chính: - Phân xưởng bồi cắt: Đảm nhiệm 2 khâu đầu của quy trình công nghệ là bồi tráng và cắt vải bạt. NVL của công đoạn này chủ yếu là vải bạt các màu, vải lót, mút xốp, mếch, bìa catton…NVL được chuyển đến máy bồi, máy bồi có chức năng kết dính các NVL này với nhau bằng một lớp keo dính, vải được bồi trên máy với nhiệt độ lò sấy từ 180 – 2000 0 C và được bồi ở 3 lớp là lớp mặt, lớp lót và lớp giữa. Các tấm vải sau khi được bồi xong thì chuyển cho bộ phận cắt. Sau khi cắt xong, sản phẩm của phân xưởng được chuyển sang phân xưởng may để lắp ráp mũ giầy. - Phân xưởng may: nhận sản phẩm từ phân xưởng cắt và phụ liệu từ kho và sẽ may các chi tiết thành mũ giầy hoàn chỉnh. NVL chủ yếu ở công đoạn này là: vải; các loại phụ liệu như: chỉ, ođê, dây trang trí, chun… Quá trình may ở công đoạn này phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật liên tiếp như: can góc, may nẹp, kẻ chỉ… Bán sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng này là mũ giầy. - Phân xưởng cán: Có nhiệm vụ chế biến các hóa chất, sản xuất đế giầy bằng cao su. NVL của phân xưởng là cao su, các hóa chất như Benzen, xăng công nghiệp, các loại bột màu… Bán thành phẩm ở công đoạn này là các đế giầy và được chuyển đến phân xưởng gò để lắp ráp giầy. - Phân xưởng gò: Đảm nhiệm khâu cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất giầy, sản phẩm của khâu này là từng đôi giầy hoàn chỉnh. Mũ giầy và đế giầy được chuyển đến bộ phận quét keo, sau đó qua dàn nhiệt, công nhân phân xưởng gò sẽ gò hình giầy theo phom giầy. Tiếp đến là công đoạn dán đế, dán viền sau đó được đưa vào bộ phận lưu hóa để hấp ở nhiệt độ thích hợp khoảng 1300C trong vòng 3 – 4 giờ nhằm đảm bảo độ bền của giầy. Sau khi giầy lưu hóa xong sẽ được chuyển đến bộ phận đóng gói để xâu dây và đóng hộp. Ngoài các phân xưởng chính trên, còn có một phân xưởng sản xuất phụ phục vụ sản xuất đó là phân xưởng cơ năng, chịu trách nhiệm cung cấp điện, lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, cung cấp hơi nóng, áp lực. 1.3 Quản lý chi phí sản xuất của Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình Chi phí là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất sản phẩm thấp hay cao, giảm hay tăng phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư lao động tiền vốn. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất là mục tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, công tác quản lý chi phí sản xuất là một khâu quan trong đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời chính xác về kết quả hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong việc ra quyết định quản lý, là yếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nói chung. Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh có một điều vô cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là phải tính đến việc các chi phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả như mong muốn ban đầu hay không. Rõ ràng yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế hoạch mở rộng và tăng trưởng kinh doanh nào. Các công ty muốn tăng trưởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, chi phí kinh doanh. Đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất thì quản lý chi phí sản xuất là vấn đề đáng để quan tâm. Đối với Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình mặc dù chưa có bộ phận kế toán quản trị, hay hệ thống kiểm soát nội bộ chi phí riêng nhưng công tác quản lý chi phí sản xuất đã được xây dựng khá chặt chẽ dưới sự quản lý của Ban Giám Đốc thông qua hệ thống thông tin nội bộ. - Kiểm soát quá trình mua - nhập kho nguyên vật liệu tại Công ty Đối với vật tư mua ở trong nước, cung ứng vật tư thuộc bộ phận vật tư có quyền lựa chọn nhà cung cấp, lập đơn đặt hàng và viết giấy đề nghị tạm ứng mua vật tư sau đó mới chuyển sang phòng kinh doanh và Giám đốc xét duyệt. Vì vậy có thể xảy ra sai phạm nếu cung ứng vật tư thông đồng với nhà cung cấp để hưởng chênh lệch giá hoặc chiếm khoản chiết khấu thương mại. Trong quá trình mua vật tư, việc giao nhận vật tư chủ yếu dựa trên sự tin tưởng của hai bên nên không có một biên bản nào được lập để thể hiện sự chuyển giao quyền sở hữu đối với vật tư. Các hoá đơn đến cuối tháng nhà cung cấp mới lập trong đó thống kê tất cả các loại vật tư mà Công ty đã mua trong tháng. Khi tiến hành nhập kho, thủ kho ghi số lượng thực nhập vào sổ nhập vật tư mà không có một biên bản hay chứng từ nào được lập để thể hiện sự chuyển giao trách nhiệm giữa cung ứng vật tư và thủ kho đối với vật tư đã nhập kho. Tất cả các phiếu nhập kho chỉ được kế toán vật tư in ra vào thời điểm cuối tháng khi bộ phận vật tư chuyển các hoá đơn mua hàng lên phòng kế toán. Vì vậy phiếu nhập kho chỉ có tác dụng để lưu chứ không có tác dụng kiểm soát. - Kiểm soát quá trình xuất kho, sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu tại Công ty Giấy đề nghị cấp vật tư mặc dù có chữ ký xét duyệt của Giám đốc Công ty nhưng chỉ mang tính hình thức, nguyên vật liệu vẫn xuất kho trước khi có sự xét duyệt của Giám đốc hoặc uỷ quyền của Giám đốc. Hàng ngày, khi xuất kho vật tư thủ kho chỉ ghi lượng thực xuất vào sổ cấp vật tư mà không có một chứng từ nào được lập để chuyển giao trách nhiệm đối với vật tư xuất kho từ thủ kho sang người nhận. Vì vậy, khi xảy ra mất mát đối với vật tư không quy được trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân có liên quan. Cuối tháng, bộ phận vật tư chuyển sổ cấp vật tư lên phòng kế toán. Kế toán vật tư căn cứ vào sổ cấp vật tư nhập liệu vào máy tính và in ra các phiếu xuất kho nên phiếu xuất kho cũng chỉ có tác dụng để lưu chứ không có tác dụng để kiểm soát. Hiện tại, Công ty quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ nên đối với các nghiệp vụ xuất kho vật tư ta chỉ theo dõi được về mặt số lượng chứ không theo dõi được về mặt giá trị. Mặc dù nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 60 đến 70% tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Nhưng khi phát sinh chi phí, kế toán chỉ có nhiệm vụ nhập số liệu vào máy và in ra các loại chứng từ và sổ sách chứ chưa đi vào đánh giá, so sánh, phân tích tìm nguyên nhân để có các biện pháp quản lý thích hợp. - Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp Một số lao động được tuyển vào Công ty dựa trên các mối quan hệ cá nhân không qua kiểm tra trình độ tay nghề trước khi tiếp nhận. Mặc dù ở Công ty có hệ thống thẻ từ phải được quẹt vào máy chấm công khi ra vào cổng để theo dõi thời gian làm việc của công nhân nhưng sự kiểm soát này chưa chặt chẽ vì nhiều khi người này vẫn có thể quẹt thẻ thay cho người khác. Tuy Công ty đã xây dựng được một số thủ tục kiểm soát phù hợp với chế độ cũng như thực trạng của Công ty, nhưng chỉ dừng lại ở việc phản ánh chi phí này vào sổ sách liên quan mà chưa đi đến giai đoạn tiếp theo của quá trình kiểm soát là so sánh, phân tích với dự toán được lập, tìm nguyên nhân chênh lệch để từ đó có phương án hành động cụ thể. - Kiểm soát chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí tổng hợp và rất khó kiểm soát, tại Công ty chưa xây dựng được các thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất chung. Công ty không phân chi phí sản xuất chung thành biến phí và định phí nên sự biến động của khoản mục chi phí này chưa được đánh giá và có sự điều chỉnh hiệu quả. Công ty chưa đi vào đánh giá, so sánh, phân tích chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh với dự toán nên không phát hiện được các nhân tố ảnh hưởng làm tăng chi phí này và có biện pháp kiểm soát thích hợp. Bên cạnh đó, Công ty còn sử dụng các định mức chi phí để quản lý chi phí sản xuất. Hàng tháng sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng hoặc thiết kế của phòng thiết kế, phòng kế hoạch lập kế hoạch giá thành đối với loạt sản phẩm định đưa vào sản xuất, đồng thời tiến hành lập định mức NVL và đơn giá tiền lương rồi chuyển toàn bộ số liệu sang phòng Kế toán – tài chính và các phòng ban liên quan để tiến hành công việc sản xuất. Phòng Kế toán – tài chính sử dụng số liệu do phòng Kế hoạch vật tư cung cấp ngoài việc lập các Báo cáo tài chính theo quy định còn lập thêm báo cáo quản trị trong đó có báo cáo về Chi phí nộp cho Ban Giám đốc phê duyệt. Các báo cáo này cung cấp thông tin chi phí theo khoản mục, phân tích chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức để đánh giá trách nhiệm, ngoài ra còn đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin nhanh trong kỳ. Ban Giám đốc công ty sẽ dựa vào các thống kê kế toán, báo cáo chi phí, báo cáo nhân sự và tiền lương...do các bộ phận kế toán, quản trị và thống kê cung cấp, đồng thời kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá các khoản chi phí của công ty, so sánh kết quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của công ty mình với các công ty cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn mực của ngành. Bằng các chỉ tiêu và sự nhạy bén mà bộ phận quản lý chi phí có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của công ty trong kỳ. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc hoạch định chiến lược chi tiêu ngắn và dài hạn của công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các yếu tố chi phí có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của công ty, bao gồm: tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, xác định chiến lược kiểm soát chi phí nhưng vẫn đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh...Khi xét thấy có vấn đề sẽ tìm biện pháp điều chỉnh. Điều chỉnh thông qua : + Xây dựng định mức chi phí khoa học + Quy định cụ thể việc phân loại chi phí + Hoàn thiện các kỹ thuật tính giá thành ước tính và đánh giá sản phẩm dở dang. + Xây dựng các giải pháp xử lý chênh lệch Việc xác định rõ vai trò, mục tiêu, nội dung và phương pháp việc phân tích tình hình sử dụng chi phí sản xuất và thực hiện kế hoạch giảm giá thành sản phẩm sẽ đáp ứng thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng khác nhau đặc biệt là cho các nhà quản trị doanh nghiệp để hoạch định, kiểm soát quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc gắn kết các chương trình cắt giảm chi phí với hoạt động quản lý chi phí cũng rất quan trọng. Những lợi thế có được từ hoạt động cắt giảm chi phí chỉ bền vững nếu sau đó thực hiện một kế hoạch quản lý chi phí hiệu quả. Và cuối cùng, nếu quản lý chi phí hiệu quả, sẽ giảm thiểu được sự cần thiết phải liên tục đưa ra các kế hoạch cải thiện hoạt động kinh doanh trên quy mô lớn của Công ty. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình Công ty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình có chu kỳ sản xuất ngắn, vốn lưu động quay vòng nhanh, sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng hoặc theo thiết kế của doanh nghiệp nên cơ cấu chi phí sản xuất để sản xuất chế tạo sản phẩm tại công ty tương đối ổn định, ít có biến động lớn. Căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty, căn cứ vào tình hình hạch toán và chế độ hiện hành, để phục vụ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty được thuận lợi, chi phí sản xuất được phân loại thành các khoản mục chi phí. Đây là cách phân loại có nhiều ưu điểm thích hợp với một doanh nghiệp sản xuất. Bởi chi phí sản xuất cấu thành lên giá thành sản phẩm nên việc phân loại chi phí theo khoản mục chi phí sẽ giúp Công ty dễ dàng theo dõi những ảnh hưởng từng khoản mục đến giá thành sản phẩm từ đó tạo thuận lợi cho công tác tiết kiệm chi phí nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Các khoản mục chi phí bao gồm : - Chi phí NVL trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Tất cả các khoản chi phí sẽ được tập hợp vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ theo trình tự kế toán gồm 4 bước như sau : Bước 1: Tập hợp các khoản mục chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tính giá. Bước 2 : Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tính giá Bước 3 : Tập hợp chi phí và xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì Bước 4 : Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm 2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp 2.1.1.1 Nội dung NVL trực tiếp dùng cho sản xuất của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, có đặc điểm rất phong phú về chủng loại, mỗi chủng loại lại có tính năng, tác dụng khác nhau. Chi phí NVL trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí NVL chính và NVL phụ dùng cho sản xuất trong kỳ được tập hợp theo từng phân xưởng, theo dõi chi tiết cho từng mã sản phẩm và được hạch toán trực tiếp cho đối tượng sử dụng theo giá thực tế của từng loại vật liệu xuất dùng. Cụ thể: + Chi phí NVL chính: gồm vải các loại như vải phin (xanh, mộc, chàm, thưa…), vải chéo (dầy, trung, mịn…), vải bạt (chỉ số sợi 10, 8, 3x3, pecô…)… + Chi phí NVL phụ: gồm gạc xô, chỉ, chun, nhám, băng dính (màu, bông, gai, sẫm…), visa (trắng, màu…), eva, dây giầy, odê… + Chi phí nhiên liệu gồm: than để chạy lò hơi, xăng để chạy máy… NVL trực tiếp của công ty hầu như là mua ngoài như mút nhập của công ty Vạn Thành; chỉ may nhập của công ty Phong Phú; vải nhập của công ty Lợi Thành, Tân Lập, Khúc Tân; bột nhẹ nhập của công ty Chí Tường; thùng catton nhập của công ty văn hóa phẩm Hà Nội; dây giầy nhập của công ty Tiến Đạt; túi nilon nhập của công ty Việt Hoa; odê nhập của công ty Tây Hồ…Đồng thời Công ty cũng nhập khẩu một số loại NVL từ nước ngoài (Trung Quốc…) để sản xuất các loại giầy chất lượng cao phục vụ nhu cầu thị trường. Chi phí NVL trực tiếp chiếm một tỉ lệ khá lớn trong tổng chi phí sản xuất nên chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi phí NVL cũng làm thay đổi giá thành sản phẩm. Như đã nói ở trên, đối với chi phí NVL, công ty tập hợp theo phân xưởng nhưng để phục vụ công tác tính giá thành thuận lợi hơn thì chi phí NVL được tiếp tục tập hợp theo từng mã sản phẩm bởi vì từng chi tiết của sản phẩm lại đòi hỏi một thứ NVL khác nhau nên có khi một thứ vật tư lại cung cấp cho nhiều phân xưởng khác nhau. Chính vì vậy chi phí NVL trực tiếp được tập hợp theo từng mã sản phẩm, từng chi tiết của sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. Với sự trợ giúp của phần mềm Fast Accounting việc kế toán chi phí NVL trực tiếp diễn ra dễ dàng và nhanh chóng. 2.1.1.2 Tài khoản và chứng từ sử dụng * Tài khoản Để theo dõi tình hình biến động NVL, Công ty sử dụng TK 152 “ Nguyên vật liệu ”, tài khoản này được mở chi tiết như sau : + TK 1521 “ NVL chính ” + TK 1522 “ NVL phụ ” + TK 1523 “ Nhiên liệu “ + TK 1524 “ Bao bì “ + TK 1528 “ Vật liệu khác “ Toàn bộ NVL trực tiếp phục vụ sản xuất được tập hợp vào TK 621“ Chi phí NVL trực tiếp “, tài khoản này được chi tiết như sau: + TK 6211 “ Chi phí NVL trực tiếp cho hàng nội địa “, tài khoản này lại lại được mở chi tiết theo từng mã giầy: TK6211-KK2009-1 “Chi phí NVL trực tiếp sản xuất mã giầy KK2009-1” TK6211-KK2009-2“Chi phí NVL trực tiếp sản xuất mã giầy KK2009-2’’ TK 6211-TD201“ Chi phí NVL trực tiếp sản xuất mã giầy TD201” TK 6211-TD403 “ Chi phí NVL trực tiếp sản xuất mã giầy TD403” …… + TK 6212 “ Chi phí NVL trực tiếp cho hàng xuất khẩu “, tài khoản này lại được mở chi tiết theo từng mã giầy: TK6212-KK2009-1 “Chi phí NVL trực tiếp sản xuất mã giầy KK2009-1” TK6212-KK2009-2 “Chi phí NVL trực tiếp sản xuất mã giầy KK2009-2” …… * Chứng từ - Bảng cấp vật tư cho sản xuất (Biểu 2.1) - Phiếu xuất kho ( Biểu 2.2) - Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ (Biểu 2.4) Ngoài ra để thuận lợi cho công tác kế toán Công ty còn sử dụng bảng Tổng hợp chi phí vật tư theo mã sản phẩm (Biểu 2.3) Biểu 2.1. Bảng cấp vật tư cho sản xuất CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH Phòng Kế hoạch – vật tư BẢNG CẤP VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT Mã giầy: KK2009-1 Phân xưởng cắt 1 STT Tên vật tư Qui cách Đơn vị Số lượng cấp Ghi chú Phần mũ giầy 1 Bạt 1294 trắng 0.8 m 1247 2 Bạt 9603 xanh chàm 0.75 m 3008 3 Phin xanh chàm 0.85 m 3300 4 Phin mộc 0.8 m 1268 …… Tổng Người lập biểu Ngày 01 tháng 11 năm 2009 Phòng kế hoạch – vật tư Biểu 2.2. Phiếu xuất kho Đơn vị: Cty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình Bộ phận : Phân xưởng cắt 1 Mẫu số : C21 - HD Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC Ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 11 năm 2009 Nợ: TK 6211 Số : 21 Có TK 1521 - Họ tên người nhận hàng: C. Anh Địa chỉ ( bộ phận ): Phân xưởng cắt 1 - Lý do xuất: sản xuất mã giầy KK2009-1 - Xuất tại kho ( ngăn lô ) : C. Ngọc Địa điểm: STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hóa Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Bạt 1299 trắng 0.8 m 1247 1247 9.250 11.534.750 2 Bạt 9603 xanh chàm 0.75 m 3008 3008 7.100 21.356.800 3 Phin xanh chàm 0.85 m 6000 6000 6.823 40.968.000 4 Phin mộc 0.8 m 1268 1268 6.000 7.608.000 Cộng 11.523 11.523 81.467.550 Tổng số tiền ( viết bằng chữ ): Số chứng từ kèm theo : Xuất, ngày 01 tháng 11 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ kho Người nhận hàng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) Biểu 2.3. Bảng tổng hợp chi phí vật tư theo sản phẩm CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH TỔNG HỢP CHI PHÍ VẬT TƯ THEO SẢN PHẨM Từ ngày 1/11 đến 30/11 năm 2009 Mã sản phẩm Vải, mút Chỉ, odê Cao su, hóa chất Bao bì Chi phí khác Tổng cộng NU-03 60567,755 13,687,273 25,768,432 11,245,498 5,302,232 139756655 NU-04 50526,525 13,097,245 24,688,973 10,735,893 4,826,100 121749943 ….. KK2009-1 247,778,869 51,437,105 103,908,557 78,086,500 84,783,853 565,994,884 KK2009-2 80628496 63274927 105284084 60297258 50,837,385 360322150 …. Te1 60375924 20486035 19476285 40385846 9204476 149928566 Te2 47827385 15978399 20385294 30298573 10284580 115518109 Te3 70357305 33958839 27947307 35973023 20492003 188728477 … XD1 5235678 7379395 2467395 100356 507257 15690081 XD2 6345368 9395134 3245668 612345 612345 …. Cộng 4,209,081,295 1,734,456,578 1,984,265,713 295,198,846 295,198,846 8,518,201,278 Biểu 2.4. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 11/2009 TT TK ghi Có TK ghi Nợ TK1521 TK1522 TK1524 TK1528 TK153 1 TK 621 4,209,081,295 3,718,722,291 295,198,846 KK2009-1 247,778,869 51,437,105 84,571,078 … … … … … … 2 TK 627 940,375,013 213,120,804 KK2009-1 78,086,500 … …. … …. …. …. ….. Cộng 4,209,081,295 3,718,722,291 940,375,013 295,198,846 213,120,804 2.1.1.3 Quy trình ghi sổ kế toán Hàng tháng. phòng Kế hoạch vật tư lập kế hoạch sản xuất trong đó có kế hoạch vật tư xuất dùng cho sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế cũng như các đơn đặt hàng, phòng Kế hoạch vật tư sẽ lập định mức cho sản xuất sau đó gửi sang cho phòng kế toán “Bảng cấp vật tư cho sản xuất”(biểu 2.1) đối với từng mã giầy, từng phân xưởng gửi kèm với phiếu xuất kho theo mẫu (biểu 2.2) bao gồm số lượng vật tư cấp theo định mức. Các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch nhận NVL từ kho để phục vụ sản xuất thông qua phiếu xuất kho vật tư. Do việc xuất NVL theo định mức nên khi sản xuất nếu thiếu thì nhân viên quản lý phân xưởng sẽ có giải trình gửi phòng kế hoạch vật tư xin cấp thêm, đến khi hoàn thành sản xuất kế toán sẽ tiến hành kiểm kê lại, nếu thừa thì sẽ nhập trả lại kho. Kế toán vật tư khi nhận được “Bảng cấp vật tư cho sản xuất” và “Phiếu xuất kho” sẽ chấm định mức cho từng loại vật liệu, sau đó xuống kho, giao cho thủ kho phiếu xuất kho. Thủ kho căn cứ vào số lượng NVL xuất và số lượng NVL trong kho thủ kho sẽ tiến hành lập thẻ kho theo tình hình biến động tăng giảm của vật liệu tiến hành xuất vật tư theo định mức, ký xác nhận cho kế toán. Khi đã đầy đủ thông tin, kế toán nhập số liệu trên chứng từ vào máy. Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá NVL xuất kho, điều này được khai báo khi cài đặt phần mềm kế toán. Do vậy, phần mềm sẽ tự động tính ra mức giá xuất kho cho từng NVL, đồng thời tự động chuyển số liệu kế toán chi tiết và số liệu kế toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp. Kế toán chi tiết chi phí NVL trực tiếp số liệu đươc chuyển tới Bảng tổng hợp chi phí vật tư theo mã sản phẩm (Biểu 2.3), Bảng phân bổ NVL công cụ dụng cụ (Biểu 2.4), các Sổ chi tiết TK 621 cho từng mã giầy (Biểu 2.5). Kế toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp số liệu được chuyển tới Bảng kê số 4 theo dõi cho TK 621 (Biểu 2.6), sổ cái TK 621 (Biểu 2.7) Biểu 2.5. Sổ chi tiết tài khoản 6211 CÔNG TY T._.NHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 6211- Chi phí NVL nội địa trực tiếp (trích) Mã giầy 2009-1 Từ ngày 01/12 đến 30/11/2009 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Diễn giải TKđ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có Xuất NVL chính 1521 247,778,869 Xuất NVL phụ 1522 155,345,662 Xuất VL khác 1528 84,571,078 Cộng phát sinh nợ 487,695,609 K/c chi phí 154 487,695,609 Tổng phát sinh nợ : 487,695,609 Tổng phát sinh có : 487,695,609 Số dư cuối kỳ : 0 Ngày….tháng….. năm Kế toán trưởng Người ghi sổ Biểu 2.6. Bảng kê số 4-TK621 CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH BẢNG KÊ SỐ 4-TK621 (trích) Từ ngày 01/11 đến 30/11/2009 Stt TK ghi Có TK ghi Nợ 1521 1522 1528 Tổng cộng TK 621 TK6211-CPNVL nội địa trực tiếp 1,867,356,357 1,702,355,355 135,768,242 3,705,479,954 TK6212-CPNVL ngoại trực tiếp 2,341,724,938 2,016,366,936 159,430,604 4,517,522,478 Cộng 621 4,209,081,295 3,718,722,291 295,198,846 8,223,002,432 Ngày….tháng…. năm…. Kế toán trưởng Người ghi sổ Biểu 2.7. Sổ cái TK621 CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH Mẫu S05-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 (Trích) Tháng 11 năm 2009 ( Đơn vị : đ) TK đối ứng …. Tháng 11 ….. Tổng cộng 1521 4,209,081,295 1522 3,718,722,291 1528 295,198,846 Cộng phát sinh nợ 8,223,002,432 Cộng phát sinh có 8,223,002,432 SD cuối tháng Nợ 0 Có 0 Ngày…tháng…năm… Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.2.1 Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp cũng là một yếu tố quan trọng trong tổng giá thành sản phẩm. Vì vậy một trong những biện pháp góp phần làm hạ giá thành là đảm bảo công tác kế toán tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất thật tốt. Trong công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình chi phí nhân công trực tiếp là chi phí mà Công ty trả cho công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm : chi phí tiền lương chính, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất không phân biệt công nhân đó sản xuất sản phẩm để tiêu thụ nội địa hay gia công cho nước ngoài. Ngoài ra còn có các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất như: BHXH, BHYT, KPCĐ. Kế toán tiền lương sẽ đảm nhận việc tính toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương, sau đó thực hiện phân bổ và trích chi phí nhân công trực tiếp phục vụ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do vậy, việc kế toán chi phí nhân công được làm bằng tay, thực hiện tính toán trên phần mềm Excel. Hiện nay công ty áp dụng hai hình thức trả lương: đối với công nhân sản xuất thì tiền lương tính theo hình thức lương sản phẩm, còn đối với khối quản lý phục vụ là hình thức lương thời gian. Cụ thể cách tính tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp (lương sản phẩm) : Tiền lương 1 công nhân = Đơn giá tiền lương x Số lượng sản phẩm Đơn giá tiền lương = Cấp bậc CN x Hệ số lương x 650.000 x Ngày công thực tế Ngày công theo chế độ Số ngày công theo chế độ : 24 ngày Số ngày công thực tế : thời gian thực tế của công nhân (1công là 8 tiếng ) Đơn giá tiền lương theo cấp bậc công nhán: Cấp bậc công nhân Đơn vị tính Đơn giá 1 Đồng / ngày 20.100 2 Đồng / ngày 22.700 3 Đồng / ngày 25.600 4 Đồng / ngày 28.700 5 Đồng / ngày 30.700 6 Đồng / ngày 33.300 7 Đồng / ngày 35.800 Đối với các khoản trích theo lương : kế toán căn cứ tính toán theo quy định hiện hành bao gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ 25%. Trong đó tính vào chi phí của Công ty 19% (15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ), trừ vào lương công nhân sản xuất 6% (5% BHXH, 1% BHYT). Việc trích các khoản theo lương chỉ được áp dụng đối với các công nhân đã được biên chế. Mức trích được tính dựa trên mức lương cơ bản. Đối với các khoản phụ cấp, Công ty có các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp từ các khoản lương. Để có thể tính được chi phí nhân công trực tiếp, kế toán phải tính cộng cả các khoản phụ cấp rồi trừ đi các khoản giảm trừ. Tất cả các công việc này được thực hiện đồng thời với việc tính lương phải trả cho các bộ phận khác trong công ty. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty được tổ chức khoa học và chặt chẽ. Tất cả các chứng từ liên quan đến tiền lương tại các phân xưởng như Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ…sẽ được thống kê phân xưởng tập hợp chuyển lên cho kế toán tiền lương để thực hiện tiếp các công việc liên quan đến kế toán chi phí nhân công trực tiếp, phục vụ công tác kế toàn chi phí giá thành sản phẩm 2.1.2.2 Tài khoản và chứng từ sử dụng * Tài khoản: Công ty sửa dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp ” để kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 theo từng phân xưởng của Công ty. TK 622- PX cắt 1 “Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng cắt 1” TK 622- PX cắt 2 “Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng cắt 2” … Các tài khoản này lại đươc mở chi tiết cho từng mã giầy. * Chứng từ Chứng từ quan trọng nhất đó là Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu 2.8). Ngoài ra Công ty còn sử dụng Bảng tổng hợp tiền lương theo sản phảm (Biểu 2.9) . Biểu 2.8. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 11/2009 TK có Đối tượng sd TK 334 TK 338 Cộng Lương Khoản khác Cộng Có TK 334 TK 3382 TK 3383 TK 3384 Cộng Có TK 338 TK 622 1,439,221,436 129,525,764 1,568,747,200 31,374,944 111,474,405 14,863,254 157,712,603 1,726,459,803 PX cắt 1 72,929,160 19,493,880 92,423,040 2,648,461 4,939,374 658,583 8,246,418 100,669,458 PX cắt 2 123,940,200 20,845,568 144,785,768 4,875,829 21,591,030 2,878,804 29,345,663 174,131,431 PX cán 119,687,320 30,144,960 149,832,280 1,196,646 5,953,098 793,746 7,943,490 157,775,770 PX may thể thao 131,215,296 12,337,920 143,553,216 5,171,064 22,682,294 3,024,306 30,877,664 174,430,880 PX may giầy vải 85,772,160 11,767,452 97,539,612 3,955,544 15,901,464 2,120,195 21,977,203 119,516,815 PX gò và bao gói TT 517,824,400 15,574,872 533,399,272 6,883,121 21,229,210 2,830,561 30,942,893 564,342,165 PX gò và bao góiGV 376,426,800 14,386,800 390,813,600 4,316,272 14,464,020 1,928,536 20,708,828 411,522,428 PX cơ năng 11,426,100 4,974,312 16,400,412 2,328,008 4,713,914 628,522 7,670,444 24,070,856 TK 627 148,614,785 71,273,715 219,888,500 5,492,778 20,170,902 2,689,454 28,353,133 248,241,633 TK 642 13,297,824 10,267,080 23,564,904 471,298 1,994,674 265,956 2,731,927 26,296,831 Biểu 2.9. Bảng tổng hợp tiền lương theo mã sản phẩm CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG THEO MÃ SẢN PHẨM (Trích) Từ ngày 01/11 đến 30/11/2009 Tên mã SP PX cắt 1 PX cắt 2 PX may TT PX may GV PX cán PX gò TT PX gò GV PX cơ năng Cộng … … … … … … … … … … KK2009-01 7,681,700 9,526,900 7,085,610 4,671,890 6,168,520 5,061,270 5,392,360 4,503,550 50,091,800 KK2009-2 5,217,800 3,252,650 8,744,210 3,564,250 4,687,350 6,120,000 3,654,000 2,321,400 37,561,660 TD201 5,721,300 4,565,250 9,275,160 5,128,610 7,650,450 7,925,460 6,485,600 5,756,200 52,508,030 … … … … … … … … … … Tổng cộng 100,669,458 174,131,431 174,430,880 119,516,815 157,775,770 564,342,165 411,522,428 24,070,856 1,726,459,803 2.1.2.3 Quy trình ghi sổ kế toán Trình tự kế toán chi tiết được khái quát qua sơ đồ sau : - Bảng chấm công - Bảng chấm công làm thêm giờ Bảng lương sản phẩm - Bảng tổng hợp tiền lương theo mã giầy - Bảng thanh toán tiền lương Kế toán chi phí và tính giá thành Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Sơ đồ 2.1 Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung cho toàn phân xưởng. trên cơ sở xác định tổng chi phí nhân công trực tiếp từng phân xưởng sau đó tiến hành phân bổ cho từng mã sản phẩm. Nhân viên thống kê tại từng phân xưởng sẽ tiến hành theo dõi và tập hợp các chứng từ liên quan đến tiền lương tại phân xưởng. Cuối tháng căn cứ vào khối lượng chi tiết sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn, các tổ trưởng, tổ đội, phân xưởng phản ánh kết quả lao động của từng công nhân sản xuất vào “Bảng chấm công”, “Bảng chấm công làm thêm giờ”, “Báo cáo giải trình lương sản phẩm” rồi gửi lên kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương căn cứ vào khối lượng chi tiết sản phẩm ở từng công đoạn và thời gian để sản xuất một lượt sản phẩm hoàn thành, năng suất lao động thực tế trong đó quy đổi khối lượng công việc theo cấp bậc công nhân để tính đơn giá lương sản phẩm. Sau khi tính toán và vào danh sách chi tiết cho từng phân xưởng kế toán tiền lương kiểm tra tính hợp lý các báo cáo do phân xưởng gửi lên hàng tháng, tiến hành nhân với đơn giá từng sản phẩm để tính lương sản phẩm trên “Bảng thanh toán tiền lương” đối chiếu với xác nhận lương của phân xưởng, sau đó tổng hợp vào “Bảng tổng hợp đơn giá tiền lương cho các mã giầy”( Biểu 2.9) và lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” (Biểu 2.8). Số liệu trên 2 bảng này được nhập vào máy làm cơ sở để kế toán chi phí giá thành ghi sổ chi tiết TK 622 theo dõi cho từng phân xưởng (Biểu 2.10) Kế toàn chi phí giá thành tiến hành lập Bảng kê số 4 của tài khoản 622 (Biểu 2.11), ghi vào NKCT số 7 và sổ cái TK 622 (Biểu 2.12). Biểu 2.10. Sổ chi tiết TK622 CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 622- Chi phí NC trực tiếp (trích) Phân xưởng cắt 1 Từ ngày 01/12 đến 30/11/2009 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Diễn giải TKđ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có Lương nv sản xuất 3341 92,423,040 Trich KPCĐ 3382 2,648,461 Trích BHXH 3383 4,939,374 Trích BHYT 3384 658,583 Cộng phát sinh nợ 100,669,458 K/c chi phí 154 100,669,458 Tổng phát sinh nợ : 100,669,458 Tổng phát sinh có : 100,669,458 Số dư cuối kỳ : 0 Ngày….tháng….. năm Kế toán trưởng Người ghi sổ Biểu 2.11. Bảng kê số 4-TK622 CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH BẢNG KÊ SỐ 4-TK622 (trích) Từ ngày 01/11 đến 30/11/2009 Stt TK ghi Có TK ghi Nợ 3341 3382 3383 3384 Tổng cộng 1 TK 622 1,568,747,200 31,374,944 111,474,405 14,863,254 1,726,459,803 622-PX cắt 1 92,423,040 2,648,461 4,939,374 658,583 100,669,458 622-PX cắt 2 144,785,768 4,875,829 21,591,030 2,878,804 174,131,431 622-PX cán 149,832,280 1,196,646 5,953,098 793,746 157,775,770 622-PX may TT 143,553,216 5,171,064 22,682,294 3,024,306 174,430,880 622-PX may GV 97,539,612 3,955,544 15,901,464 2,120,195 119,516,815 622-PX gò và bao gói TT 533,399,272 6,883,121 21,229,210 2,830,561 564,342,165 622-PX gò và bao gói GV 390,813,600 4,316,272 14,464,020 1,928,536 411,522,428 622-PX cơ năng 16,400,412 2,328,008 4,713,914 628,522 24,070,856 Cộng 622 1,568,747,200 31,374,944 111,474,405 14,863,254 1,726,459,803 Biểu 2.12. Sổ cái TK622 CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH Mẫu S05-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622(Trích) Tháng 11 năm 2009 TK đối ứng …. Tháng 11 ….. Tổng cộng TK 334 1,568,747,200 TK 3382 31,374,944 TK 3383 111,747,405 TK 3384 14,863,254 Cộng phát sinh nợ 1,726,859,603 Cộng phát sinh có 1,726,859,603 SD cuối tháng Nợ 0 Có 0 Ngày…tháng…năm…. Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.4.1 Nội dung Chi phí sản xuất chung cũng chiếm một phần đáng kể trong giá thành sản phẩm nói chung tại Công ty bao gồm các khoản chi phí như: Lương cho bộ phận phân xưởng, chi phí NVL xuất dùng cho phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Trong đó : Chi phí NVL xuất dùng cho phân xưởng bao gồm các chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xuất dùng để bảo trì sửa chữa máy móc. Chi phí công cụ dụng cụ gồm các chi phí như quần áo bảo hộ lao động, các công cụ khác, các đồ dùng liên quan đến công tác quản lý. Chi phí lương bộ phận quản lý phân xưởng là các khoản lương và các khoản trích theo lương cho quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê và bộ phận vệ sinh trong phân xưởng, và các nhân viên quản lý khác. Chi phí khấu hao TSCĐ : máy móc, thiết bị phân xưởng được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản chi phí điện nước, điện thoại dùng cho phân xưởng, các khoản chi phí khác như chi thuê ngoài sửa chữa tài sản. Chi phí bằng tiền khác như tiền ăn ca ba, chi phí bồi dưỡng độc hại. Ngoài ra, còn có các chi phí khác như chi y tế, chi phí vệ sinh tạp vụ cũng được tính vào chi phí sản xuất chung. Do chi phí sản xuất chung không thể tập hợp được cho từng đối tượng gánh chịu chi phí nên kế toán sẽ phải tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng nội dung cụ thể tại từng phân xưởng để cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ theo tiêu thức qui định của Công ty. Do đặc điểm và nội dung của chi phí sản xuất chung nên khi thực hiện kế toán chi phí sản xuất chung có nhiều điểm giống với kế toán chi phí nhân công trực tiếp và kế toán chi phí NVL trực tiếp như: Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng, kế toán chi phí NVL, công cụ dụng cụ sản xuất… 2.1.4.2 Tài khoản sử dụng Công ty mở tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” để theo dõi chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 theo dõi cho từng phân xưởng : + TK 6271 “ Chi phí nhân viên phân xưởng “ + TK 6272 “ Chi phí vật liệu “ + TK 6273 “ Chi phí công cụ dụng cụ “ + TK 6274 “ Chi phí khấu hao TSCĐ “ + TK 6277 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài “ + TK 6278 “ Chi phí khác bằng tiền “ …… 2.1.4.3 Quy trình ghi sổ kế toán Hàng tháng, các kế toán phần hành khác : kế toán tiền lương, kế toán NVL, kế toán TSCĐ, kế toán tiền mặt… tổng hợp toàn bộ hóa đơn, bảng biểu, số liệu phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất chung theo từng nội dung và nhập vào máy, làm cơ sở để kế toán chi phí giá thành tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung: * Chi phí NVL, công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng Vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng phục vụ cho sản xuất được theo dõi thông qua các chứng từ: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho (Biểu2.13), bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ (Biểu 2.4). Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho quản lý phân xưởng sẽ được kế toán NVL hạch toán tương tự như đối với chi phí NVL trực tiếp. Số liệu được nhập vào máy tự động lên “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” từng tháng, sau đó chuyển sang sổ chi tiết TK 627(Biểu2.16), vào bảng kê số 4 theo dõi cho TK 627 (Biểu2.17) và sổ cái TK 627(Biểu2.18) Biểu 2.13. Phiếu xuất kho Đơn vị: Cty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình Bộ phận : Phân xưởng cắt 1 Mẫu số : C21 - HD Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC Ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02 tháng 11 năm 2009 Nợ: TK 6273 Số : 7 Có TK 153 - Họ tên người nhận hàng: C. Ngọc Địa chỉ ( bộ phận ): Phân xưởng cắt 1 - Lý do xuất: sản xuất - Xuất tại kho ( ngăn lô ) : C. Anh Địa điểm: STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hóa Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Găng tay 001 cái 124 124 2 Áo bảo hộ 008 chiếc 175 175 ….. Cộng 299 299 Tổng số tiền ( viết bằng chữ ): Số chứng từ kèm theo : Xuất, ngày 02 tháng 11 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ kho Người nhận hàng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) * Kế toán chi phí lương nhân viên phân xưởng Chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng cũng được kế toán tiền lương tập hợp trên “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” (Biểu 2.8) Việc tính lương nhân viên phân xưởng được tính toán giống như tính lương cho bộ phận quản lý. Từng phân xưởng sẽ có nhân viên thống kê sẽ tiến hành theo dõi lương từng ngày của nhân viên phân xưởng song song với việc theo dõi của công nhân sản xuất trên bảng chấm công nhân viên phân xưởng, định kỳ gửi lên phòng kế toán cùng với xác nhận lương sản phẩm. Kế toán căn cứ vào đơn giá của từng chi tiết sản phẩm của từng phân xưởng sẽ tiến hành tính toán tiền lương cho nhân viên phân xưởng riêng trên Bảng thanh toán lương nhân viên phân xưởng . Để đảm bảo tính hiệu quả cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nhân viên phân xưởng đối với công việc được giao, từ đó thúc đẩy nhanh tiến độ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, lương của nhân viên quản lý phân xưởng còn phụ thuộc vào tình hình sản xuất thực tế của phân xưởng họ quản lý. Việc quyết định tỷ lệ % hưởng trên số sản phẩm hoàn thành của nhân viên phân xưởng là do Ban Giám đốc quyết định. Việc tính lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên phân xưởng do kế toán tiền lương thực hiện riêng cho từng phân xưởng căn cứ vào bảng chấm công, tính tiền lương cho nhân viên phân xưởng trên Bảng thanh toán lương nhân viên phân xưởng. Cuối mỗi tháng, kế toán căn cứ vào đó ghi số liệu vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”, từ bảng này sẽ tổng hợp số liệu liên quan đến chi phí nhân viên phân xưởng rồi chuyển cho kế toán chi phí giá thành tập hợp và đưa lên, sổ chi tiết TK627 (Biểu 2.16), Bảng kê số 4 theo dõi cho TK 627 (Biểu2.17) và sổ cái TK 627 (Biểu 2.18) * Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ TSCĐ của Công ty có ít biến động, toàn bộ TSCĐ được theo dõi qua sổ chi tiết TSCĐ. Hiện nay, Công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng và theo nguyên tắc tròn tháng. Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐi = Nguyên giá TSCĐi Số năm sử dụng x 12 (tháng) Chi phí khấu hao TSCĐ được trích lập hàng tháng trên bảng kê chi tiết TSCĐ rồi lên bảng tính bảng phân bổ khấu hao. Kế toán TSCĐ tính khấu hao bằng cách tổng hợp chung số liệu đối với TSCĐ dùng cho sản xuất và TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp, tính toán số tiến trích khấu hao trên “Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ” (biểu 2.13) rồi chuyển sang cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Từ đó kế toán này thực hiện ghi chép giống như ghi chép chi phí tiền lương, chi phí NVL, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung và tiến hành nhập số tiền khấu hao vào máy. Trong tháng 11 năm 2009, TSCĐ tại công ty không có sự biến động. Căn cứ vào “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” tháng 10 năm 2009 cùng một số tài liệu liên quan, kế toán lập “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” tháng 11/2009 Biểu 2.14. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 11/2009 TT Chỉ tiêu Toàn DN TK 6274 TK 642 NG Số KH 1 Số KH tháng trước 94,903,587,538 515,118,684 417,399,684 97,719,000 2 Số KH tăng T11 0 0 3 Số KH giảm T 11 0 0 4 Số KH phải trích tháng này 94.903.587.538 515,118,684 417,399,684 97,719,000 Ngày…tháng…năm… Kế toán trưởng Người ghi sổ * Kế toán dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Việc tập hợp chi phí này dựa trên các chứng từ: thu – chi tiền mặt (Biểu 2.15), tiền gửi ngân hàng, các hóa đơn chứng từ khác... Kế toán tiền mặt và kế toán các phần hành liên quan căn cứ vào các chứng từ trên nhập số liệu vào phần mềm, máy tính sẽ tự động tập hợp chuyển số liệu vào sổ chi tiết TK 627 cho từng phân xưởng (Biểu 2.16), bảng kê số 4(Biểu2.17) và sổ cái TK 627(Biểu2.18) Biểu 2.15. Phiếu chi CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH PHIẾU CHI Ngày 30/11/2009 Số: Nợ 6278 Có 1111 Họ tên người nhận tiền: Hoàng Nhân Địa chỉ: Lý do chi : Chi tiền điện tháng 11 phân xưởng cắt 1 Số tiền : 17.500.000 đ (Viết bằng chữ: Mười bảy triệu năm trăm ngàn đồng chẵn) Kèm theo 1 chứng từ gốc Ngày 30 tháng 11 năm 2009 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền Biểu 2.16. Sổ chi tiết TK627 CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH SỔ CHI TIẾT Tài khoản 627- chi phí sản xuất chung Phân xưởng cắt 1 Tháng 11/2009 TT Chứng từ Diễn giải Tổng số tiền Ghi Nợ các TK Số Ngày TK 6271 TK 6272 TK 6273 TK 6274 TK 6277 TK 6278 Lương nhân viên PX 219,888,500 31,885,500 BHXH,BHYT,KPCĐ 28,353,133 5,153,533 NVL sản xuất chung 940,375,013 134,456,675 CCDC sản xuất chung 236,546,642 33,578,890 Khấu hao TSCĐ 120,744,308 68,579,446 Dịch vụ mua ngoài 402,016,525 57,678,896 Chi phí bằng tiềnkhác 27,813,000 27,813,000 Cộng 1,975,737,121 37,039,033 134,456,675 33,578,890 68,579,446 57,678,896 27,813,000 Biểu 2.17. Bảng kê số 4-TK627 CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH BẢNG KÊ SỐ 4-TK627 (trích) Từ ngày 01/11 đến 30/11/2009 Stt TK ghi nợ TK ghi có TK6271 TK6272 TK6273 TK6274 TK6277 TK6278 Tổng cộng 1 TK111 3,912,000 72,258,137 191,122,200 263,380,337 2 TK 152 940,375,013 940,375,013 3 TK153 213,120,804 213,120,804 4 TK214 325,503,038 325,503,038 5 TK242 91,836,646 91,836,646 6 TK331 376,799,382 29,700,100 406,499,482 7 TK334 219,888,500 219,888,500 8 TK338 28,353,133 28,353,133 Tổng cộng 248,241,633 940,375,013 216,312,804 417,339,684 449,057,519 220,822,300 2,488,956,953 Biểu 2.18. Sổ cái TK627 CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH Mẫu S05-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627(Trích) Tháng 11 năm 2009 TK đối ứng …. Tháng 11 ….. Tổng cộng TK 111 263,380,337 TK 152 940,375,013 TK 153 213,120,804 TK 214 325,503,038 TK242 91,836,646 TK331 406,499,482 TK334 219,888,500 TK338 28,353,133 Cộng phát sinh nợ 2,488,956,953 Cộng phát sinh có 2,488,956,953 SD cuối tháng Nợ 0 Có 0 Ngày…tháng…năm…. Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Sau khi đã tập hợp được toàn bộ chi phí sản xuất chung trong tháng, kế toán tiến hành tính toán và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng mã sản phẩm theo quy định của công ty để tính giá thành sản phẩm. Sản phẩm hoàn thành được tiêu thụ cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Chi phí sản xuất mã giầy xuất khẩu thông thường cao gấp 2 lần chi phí để sản xuất mã giầy nội địa, giá bán và lợi nhuận giầy xuất khẩu cũng cao hơn giá bán và lợi nhuận của giầy tiêu thụ nội địa rất nhiều. Căn cứ đặc điểm trên, hiện nay Công ty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình phân bổ số chi phí sản xuất chung cho 2 đối tượng sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm nội địa với tỉ lệ tương ứng 2:1. Vì thế chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp được sẽ chia thành 3 phần: - Sản phẩm sản xuất để tiêu thụ nội địa chiếm 1 phần - Sản phẩm sản xuất để xuất khẩu chiếm 2 phần Sau đó căn cứ vào số sản phẩm xuất khẩu và số sản phẩm tiêu thụ nội địa để tính ra chi phí sản xuất chung bình quân của mỗi loại sản phẩm. 2.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 2.1.5.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang Sản phẩm của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình là sản phẩm sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng hoặc theo thiết kế chủng loại, số lượng sản phẩm bán ra của công ty. Khi đơn đặt hàng hoặc loạt hàng mới được đưa vào sản xuất, kế toán mở ngay sổ theo dõi cho loạt hàng đó từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành. Cuối tháng, căn cứ vào các khoản mục chi phí đã tập hợp được ở các phân xưởng theo từng mã sản phẩm để ghi vào bảng tính giá thành có liên quan. Nếu loạt sản phẩm hoàn thành trong tháng thì cuối tháng sẽ tính được giá thành của loạt sản phẩm đó. Trường hợp hết tháng mà loạt sản phẩm đó chưa hoàn thành thì chi phí đã ghi trong bảng tính giá thành là chi phí sản phẩm dở dang. 2.1.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty có thể được khái quát qua sơ đồ sau: -Bảng tập hợp chi phí vật tư theo mã sản phẩm - Bảng tổng hợp tiền lương theo mã sản phẩm Chi phí sản xuất chung phân bổ từng mã sản phẩm Bảng tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty Sổ chi tiết TK 154 (từng mã sản phẩm) Sổ cái TK 154 Sơ đồ 2.2: Trình tự tổng hợp CPSX toàn công ty Trong kì toàn bộ chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp đã nhập hết vào phần mềm máy tính từ các chứng từ liên quan, máy tính sẽ tự động lên các Bảng tập hợp chi phí vật tư theo sản phẩm (Biểu2.3), Bảng tổng hợp tiền lương theo sản phẩm, Bảng (Biểu2.9), đồng thời tập hợp trên Bảng kê số 4 (tập hợp chi phí sản xuất 621, 622, 627...) (Biểu 2.6 ,2.11 ,2.17), từ đó vào sổ cái các TK chi phí 621, 622, 627. Các khoản chi phí sản xuất này tiếp tục được máy tính tự động phân bổ cho từng mã giầy, tổng hợp theo từng khoản mục và lên “Bảng tổng hợp chi phí sản xuât toàn công ty” theo mã sản phẩm (biểu 2.19), từ đó máy sẽ tự kết chuyển sang TK 154 và lên sổ chi tiết TK 154 (biểu 2.20), sổ Cái TK 154 (biểu 2.21). Sổ chi tiết TK 154 cũng được mở chi tiết cho từng mã giầy. Với những sản phẩm tháng trước chưa hoàn thành thì trong sổ chi tiết của mã giầy đó, số dư cuối tháng trước chính là số dư đầu tháng sau đó. Đối với Sổ cái TK 154, số liệu được lấy từ sổ chi tiết TK 154, dòng tổng cộng các số cái TK chi phí 621, 622, 627. Biểu 2.19. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TOÀN CÔNG TY Tháng 11/2009 Mã SP Số lượng Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng KK2009-1 19,150 334,908,384 50,091,800 56,483,613 441,502,947 KK2009-2 16,480 106,238,890 25,985,737 44,011,817 176,252,924 TD201 20,000 487,744,079 32,791,680 84,650,760 621,740,896 ….. … … … … DB203 14,000 466,902,505 29,871,533 28,846,720 539,478,219 … … … … … Cộng 562.100 8,223,002,432 1,726,459,803 2,488,956,953 12,438,419,188 Biểu 2.20. Sổ chi tiết TK154 CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH Mẫu số S36-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT (trích) Tháng 11 năm 2009 TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Mã giầy: KK2009-1 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Tổng số tiền Chi tiết nợ TK 154 Số Ngày NVL tt NC tt CP SXC Số dư đầu tháng 0 K/c chi phí NVL tt 621 487,695,609 487,695,609 K/c chi phí NC tt 622 50,091,800 50.091.800 K/c CPSX chung 627 134,866,250 134,866,250 Cộng nợ TK 154 672,653,659 487,695,609 50.091.800 134,866,250 Nhập kho TP 155 672,653,659 Cộng PS có tháng 11 672,653,659 Số dư cuối tháng 11 0 Ngày…..tháng…..năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Biểu 2.21. Sổ cái TK154 CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH Mẫu S05-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tài khoản 154 (Trích) Tháng 11 năm 2009 Số dư đầu năm Nợ Có TK đối ứng …. Tháng 10 Tháng 11 … Tổng cộng TK 621 8,756,895,439 8,223,002,432 TK 622 1,987,375,385 1,726,459,803 TK 627 2,875,486,084 2,488,956,953 Cộng phát sinh nợ 13,619,756,908 12,438,419,188 Cộng phát sinh có 10,975,957,243 11.959.927.444 SD cuối tháng Nợ 2,643,799,660 3,122,291,400 Có Ngày…tháng…năm… Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình 2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty * Đối tượng tính giá : Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình là doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm giầy, dép với số lượng sản phẩm sản xuất lớn, chủng loại phong phú nên công tác xác định giá thành muốn chính xác đòi hỏi phải xác định đúng đối tượng tính giá. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty liên tục, mỗi phân xưởng chỉ chịu trách nhiệm sản xuất hoàn thành một bộ phận của sản phẩm đó. Vì vậy để quản lý quá trình sản xuất, quy trình nhập xuất kho chặt chẽ, công việc tính giá thành được thực hiện đối với từng mã sản phẩm. * Kỳ tính giá thành Để thuận tiện cho việc tính giá thành thì kì tính giá thành tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình theo kì kế toán của Công ty, tức là việc tính giá thành được thực hiện theo tháng. * Phương pháp tính giá thành Sau khi có kế hoạch sản xuất phòng kế hoạch lập kế hoạch giá thành đối với loạt sản phẩm định đưa vào sản xuất, đồng thời tiến hành lập định mức NVL và đơn giá tiền lương rồi chuyển toàn bộ số liệu sang phòng kế toán và các phòng ban liên quan để tiến hành công việc sản xuất. Khi loạt sản phẩm hoàn thành, kế toán ghi sổ nhập kho đồng thời điều chỉnh số liệu theo chi phí thực tế phát sinh để tính giá thành sản phẩm. Toàn bộ số liệu tính giá thành do máy tự tập hợp và sẽ tự động tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp hay còn gọi là phương pháp giản đơn. Tổng giá thành của từng mã giầy Z = DĐK + C - DCK Trong đó: + DĐK : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ + DCK : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ = Z Q Giá thành đơn vị (z) của từng mã giầy: z Trong đó: Q là số lượng sản phẩm sản xuất của một mã giầy 2.2.2. Quy trình tính giá thành Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình được tập hợp từng mã sản phẩm hoặc theo phân xưởng, chi phí ở phân xưởng nào thì được tập hợp cho phân xưởng đó. Cụ thể đối với chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp cho từng mã sản phẩm theo Bảng tập hợp chi phí vật tư theo sản phẩm (Biểu 2.3) và Bảng tổng hợp tiền lương theo sản phẩm (Biểu 2.9). Riêng chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng phân xưởng. Vi vậy công việc tính giá thành là phải phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm. Do đậc điểm quy trình sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn nên chi phí sản xuất chung dược tổng hợp ở tất cả các phân xưởng rồi mới tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm. Để minh họa cho việc tính giá thành sản phẩm của Công ty, sau đây em xin nêu ví dụ về quy trình tính giá thành sản ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31741.doc
Tài liệu liên quan