Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp HN (chứng từ ghi sổ - Ko lý luận)

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn PTNN : Phát triển nông nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân PTNT : Phát triển nông thôn HTX : Hợp tác xã CB CNV : Cán bộ, công nhân viên DNNN : Doanh nghiệp nhà nước BCTC : Báo cáo tài chính BCQT : Báo cáo quản trị NVL : Nguyên vật liệu CCDC : Công cụ , dụng cụ TSCĐ : Tài sản cố định BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn GTGT : Giá trị gia tăng TK : Tài khoản CTGS : Chứng từ g

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp HN (chứng từ ghi sổ - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi sổ TNBQ : Thu nhập bình quân LNST : Lợi nhuận sau thuế TSbq : Tài sản bình quân BTC : Bộ tài chính NCTT : Nhân công trực tiếp HĐKD : Hoạt động kinh doanh TAĐĐ : Thức ăn đậm đặc TAHH : Thức ăn hỗn hợp TA : Thức ăn HH : Hỗn hợp KT : Kinh tế ĐĐ : Đậm đặc CP : Chi phí K/C : Kết chuyển SX : Sản xuất SXKD : Sản xuất kinh doanh SXC : Sản xuất chung TT : Thực tế DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cơ cầu tổ chức của Công ty 10 Sơ đồ 1.2 : Quy trình sản xuất thức ăn gia súc 14 Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổ chức tại các phân xưởng 17 Sơ đồ 1.4 : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội áp dụng hình thức kế toán tập trung. 18 Sơ đồ 1.5 : Trình tự ghi sổ kế toán phần hành chi phí và tính giá thành 23 sản phẩm 23 BẢNG Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 5 Bảng 2.1 : Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho 31 Bảng 2.2 : Bảng tổng hợp chi phí NVL – sản phẩm ĐĐ 11 32 Bảng 2.3 : Bảng tổng hợp tiêu hao NVL 33 Bảng 2.4 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 621.1 34 Bảng 2.5 : Chứng từ ghi sổ số 088 35 Bảng 2.6 : Sổ cái tài khoản 621 36 Bảng 2.7 : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 1/2009 39 Bảng 2.8 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 622.1 40 Bảng 2.9 : Chứng từ ghi sổ số 110 41 Bảng 2.10 : Sổ cái tài khoản 622 42 Bảng 2.11 : Bảng tính khấu hao TSCĐ bộ phận sản xuất thức ăn gia súc tháng 1/2009 45 Bảng 2.12 : Chứng từ ghi sổ số 178 46 Bảng 2.13 : Chứng từ ghi sổ số 134 47 Bảng 2.14 : Chứng từ ghi sổ số 152 48 Bảng 2.15 : Sổ cái tài khoản 627 49 Bảng 2.16 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 627.1 50 Bảng 2.17 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 154.1 51 Bảng 2.18 : Sổ cái tài khoản 154 52 Bảng 2.19 : Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ 54 Bảng 2.20 : Bản phân tích chi phí 55 Bảng 3.1 : Bảng phân tích định mức 63 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Để có được điều đó, một trong những biện pháp là mỗi doanh nghiệp, đều không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh, tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp trong việc sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm từ đó đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Việc hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội vẫn còn một số những tồn tại như sau : - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa kế toán vật tư và thủ kho trong khâu nhập kho NVL. - Phương pháp tính giá thành chưa phản ánh chính xác giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành. - Chi phí NVL trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm, là mục tiêu chính để hạ giá thành sản phẩm, nhưng trong quá trình sản xuất Công ty lại không theo dõi bám sát để xác định tỷ lệ hao hụt. - Việc khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng không phản ánh chính xác chi phí sản xuất sản phẩm do máy móc thường không sử dụng hết công suất ... Xuất phát từ những tồn tại ở trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, em đã lựa chọn đề tài : “ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI “ làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Ngoài mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm ba chương : Chương 1 : Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội Chương 2 : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội Chương 3 : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Phương cùng các cán bộ nhân viên phòng kế toán của Công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này ! CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ CHI PHÍ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội có trụ sở tại 136 – Hồ Tùng Mậu – Từ Liêm – Hà Nội, được sáp nhập từ nhiều đơn vị của ngành nông nghiệp Thủ đô và thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động ngày càng có hiệu quả, khẳng định hướng đi chiến lược của một ngành nông nghiệp Thủ đô. Tiền thân Công ty là Trạm Giống Cây Trồng được thành lập ngày 15/7/1975 theo Quyết định 682/QĐ-TC của Ủy ban Hành chính Thành phố. Ba năm sau, ngày 12/8/1978, UBND Thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 3403/TC-CQ về việc thành lập Công ty Giống cây trồng Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ là : Tổ chức sản xuất, chỉ đạo sản xuất, thu mua và cung ứng giống cây trồng ( giống lúa, giống rau, giống màu ... ) cho sản xuất nông nghiệp và HTX ngoại thành Hà Nội. Từ diện tích đất quản lý lúc đó khoảng 40 ha, đội ngũ CBCNV 210 người trong đó có 21 kỹ sư. Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được chuyển từ chuyên môn hóa sang sản xuất kinh doanh tổng hợp, đa dạng ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm, và đã có những sản phẩm được sản xuất từ quy trình công nghệ kỹ thuật cao. Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 2816/QĐ-UB ngày 14/11/1992 của UBND Thành phố Hà Nội. Năm 2004, thực hiện Nghị Quyết 05/NQ-TW của Trung ương Đảng và Quyết định của UBND Thành phố về “ Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN “, quy mô tổ chức Công ty được mở rộng. Bắt đầu từ sáp nhập Công ty Vườn quả Du lịch Từ Liêm vào Trung tâm kỹ thuật Rau Hoa Quả ( Quyết định số 4135/QĐ/UB ngày 5/7/2004 ), sau đó tiếp tục sáp nhập các đơn vị : Trung tâm kỹ thuật Rau Hoa Qủa, Công ty Bắc Hà, Công ty Tam Thiên Mẫu, Công ty vật tư Nông nghiệp Thanh Trì, Công ty giống cây trồng Yên Khê vào Công ty giống cây trồng Hà Nội theo Quyết định số 6720/QĐ-UB ngày 28/9/2004 của UBND Thành phố Hà Nội. Với hàng ngàn tấn giống lúa nguyên chủng và siêu nguyên chủng, giống rau, đậu, khoai tay, ngô, lạc ... hàng triệu cây giống hoa, hàng chục vạn cành giống cây ăn quả đặc sản Hà Nội như : Cam canh, bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh, hồng Nhân hậu ... đã cung cấp cho nông dân ngoại thành và các tỉnh bạn, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp Thủ đô trong từng thời kỳ. Ngày 23/11/2005, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 198/2005/QĐ-UB về việc chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động Công ty Giống Cây trồng Hà Nội thành Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Giống Cây trồng Hà Nội. Để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Thành phố đã ra Quyết định số 8354/QĐ-UB ngày 23/12/2005 về việc đổi tên Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Giống Cây Trồng Hà Nội thành Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội. Được UBND sắp xếp chỉ đạo, Công ty đã có những bước chuyển đổi về tổ chức và chức năng hoạt động, trở thành một đơn vị lớn của ngành nông nghiệp Thủ đô. Một số nét khái quát về Công ty : - Tên Công ty : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội. - Địa chỉ : 136 Hồ Tùng Mậu – Thị trấn Cầu Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. - ĐT : 04.7643447 - Fax : 048370268 - Website : http: // www.hadico.com.vn - Chủ tịch – Tổng giám đốc : Phan Minh Nguyệt - Vốn điều lệ : 30.000.000.000 ( 30 tỷ đồng ). Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có tư cách pháp nhân, được phép mở tài khoản ở tất cả các ngân hàng trong nước và quốc tế. Với những cố gắng không ngừng nghỉ trong thời gian qua Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Dưới đây là một số kết quả phản ánh năng lực hoạt động của Công ty qua một số năm : Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đơn vị tính : 1000Đ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 CL 2008 – 2007 CL 2009 - 2008 Tiền % Tiền % Doanh thu HĐKD 45780845 77935726 104972671 32154881 70.24% 27036945 34.69% Chi phí HĐKD 47194668 79222264 103991901 32027596 67.86% 24769637 31.27% Lợi nhuận thuần HĐKD -1413823 -1286538 980770 127285 -9.00% 2267308 -176.23% Lợi nhuận khác 2316732 2324985 70103 8253 0.36% -2254882 -96.98% Lợi nhuận sau thuế 902908 1038446 1050873 135538 15.01% 12427 1.19% Tổng tài sản bình quân 76987289 117063248 186765046 40075959 52.06% 69701798 59.54% LNST/TS bq 0.0117 0.0089 0.0056 -0.0028 -23.93% -0.0033 -37.08% TNBQ (người/tháng) 1400 1800 2000 400 28.57% 200 11.11% ( Nguồn : Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2007, 2008, 2009 ) Qua số liệu thu thập được ở trên cho thấy từ năm 2007 đến năm 2009 kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty như sau : - LNST liên tục tăng qua các năm là tín hiệu tốt. Tuy nhiên, trong 2 năm 2007 và 2008 lợi nhuận đem lại chủ yếu là do hoạt động khác còn hoạt động kinh doanh bị thua lỗ nghiêm trọng, trong năm 2009 tình hình này đã được cải thiện đáng kể nhưng Công ty vẫn cần nhìn lại tìm hiểu nguyên nhân để có hướng đi tốt hơn trong thời gian tới. - Chỉ tiêu LNST/TSbq liên tục giảm quả các năm cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản là không tốt, có chiều hướng đi xuống. - TNBQ ( người/tháng ) liên tục tăng qua các năm là tốt, tuy nhiên với tình hình làm phát, giá cả tăng vọt như hiện nay thì mức thu nhập này vẫn còn thấp. Xu hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới : Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, Công ty đã và đang đầu tư những dây truyền thiết bị hiện đại, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu để hạ giá thành sản phẩm. Tiếp tục nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống đại lý, hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Kế hoạch đến năm 2020 : - Công ty vẫn tiếp tục bổ sung thêm vốn để mở rộng quy mô hoạt động, mỗi năm đầu tư thêm khoảng 40% so với số vốn hiện có. - Tiếp tục mở rộng thêm các lĩnh vực hoạt động mới như : vật liệu xây dựng, xây dựng các khu du lịch sinh thái để phát triển du lịch ... - Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường ... - Tốc độ tăng doanh thu hàng năm đạt khoảng 30 ->40% , tốc độ tăng lợi nhuận hàng năm đạt khoảng 10 ->20%. 1.2. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 1.2.1. Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh - Sản xuất kinh doanh hạt giống, giống rau hoa quả, giống cây cảnh, cây lâm nghiệp, cây môi trường và các nguyên liệu giống rau hoa quả, giống cây cảnh, cây lâm nghiệp, cây môi trường; - Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, thiết bị hàng hoá và nông sản thực phẩm; - Trồng trọt, chăn nuôi; - Nghiên cứu và chế biến nông sản, rau quả, thực phẩm; - Dịch vụ tư vấn về quy hoạch và thiết kế vườn hoa, cây cảnh, công viên, tư vấn đầu tư phát triển nông, lâm thuỷ sản; - Kinh doanh xuất nhập khẩu nông, lâm sản; - Đại lý và kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, nông sản thực phẩm, vật tư thiết bị và hàng tiêu dùng; - Sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu dược liệu; - Sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; - Sản xuất, chế biến các hàng lâm sản, đồ mộc, xuất nhập khẩu đồ thủ công mỹ nghệ; - Sản xuất các loại nước giải khát, nước hoa quả; - Sản xuất kinh doanh các loại phân bón, các chế phẩm phục vụ sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp; - Xử lý rác, sản xuất các chế phẩm xử lý môi trường; - Nuôi trồng thuỷ đặc sản, xuất nhập khẩu thuỷ sản; - Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống; - Kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch lữ hành; - Kinh doanh Siêu thị, văn phòng cho thuê; - Tổ chức hội thảo, hội chợ, triển lãm nông sản, hoa cây cảnh, hàng hoá dịch vụ khác; - Trông giữ các phương tiện, cho thuê địa điểm đỗ xe; - Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe máy, dịch vụ rửa xe; - Kinh doanh vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách; - Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà, văn phòng cho thuê, nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch sinh thái và dịch vụ thương mại; - Tư vấn, lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, thiết kế các công trình kiến trúc, xây dựng dân dụng, giao thông thuỷ lợi, công trình điện, công trình công viên; - Xây dựng công trình dân dụng, thuỷ lợi, giao thông, điện, nước; san lấp mặt bằng; - Kinh doanh bất động sản; - Sản xuất vật liệu xây dựng; - Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị nông nghiệp và các loại máy móc, thiết bị thi công xây dựng; - Kinh doanh các ngành hàng, vật tư, vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất và các hàng hoá tiêu dùng khác phục vụ đời sống và sản xuất; - Khai thác và kinh doanh than, quặng; - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giầy dép; - Sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì PP, PE, in ấn các loại bao bì và đồ nhựa; - Thu mua, giết mổ gia súc, gia cầm; - Kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm và các sản phẩm chế biến nông sản, thực phẩm; - Đầu tư, tổ chức quản lý và kinh doanh chợ./. = > Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội – là một Công ty kinh doanh tổng hợp, đa ngành, đa nghề. Chính vì vậy các sản phẩm của Công ty rất phong phú, đa dạng. Do đó, với thời gian và trình độ còn hạn chế em xin lựa chọn sản phẩm thức ăn chăn nuôi là sản phẩm sẽ được nói đến trong chuyên đề thực tập của mình, vì lĩnh vực thức ăn chăn nuôi là một trong những lĩnh vực quan trọng đem lại doanh thu chính cho Công ty. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Để một doanh nghiệp có thể tồn tại, hoạt động và phát triển thì một yêu cầu không thể thiếu đó là việc tổ chức quản lý sao cho hợp lý với đặc thù doanh nghiệp. Bộ máy quản lý trong doanh nghiệp là phải đáp ứng được yêu cầu là phải đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ của doanh nghiệp, phải thực hiện nghiêm túc chế độ thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở bảo đảm và phát huy quyền làm chủ tập thể cho lao động trong doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng phải phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng được với những đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của doanh nghiệp như loại hình sản xuất, tính chất công nghệ, trình độ tự chủ sản xuất kinh doanh. Nắm được yêu cầu trên, căn cứ vào đặc điểm quy mô và đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội đã lựa chọn mô hình tổ chức của mình theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cơ cầu tổ chức của Công ty Chủ tịch – Tổng giám đốc Các phó tổng giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Ban quản lý dự án Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng khoa học kỹ thuật Ban bảo vệ Các xí nghiệp trực thuộc công ty Việc quản lý chi phí trong Công ty được phân cấp rõ ràng giữa các bộ phận, chức năng – nhiệm vụ của từng phòng ban với việc quản lý chi phí được cụ thể như sau : - Trước tiên tham gia điều hành, quản lý chi phí quan trọng nhất là ban giám đốc của Công ty bao gồm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc – Phan Minh Nguyệt, là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đó là : + Tổ chức điều hành hoạt động của Công ty + Báo cáo cơ quan có thẩm quyền và Ban lãnh đạo Công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. + Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến chi phí của công ty, như việc xây dựng, định hướng chi phí, hay phê duyệt kế hoạch thực hiện chi phí, việc quản lý chi phí… + Có quyền quyết định bổ sung hay ra lệnh thu hồi chi phí không hợp lý, hợp lệ. + Có quyền thành lập ban kiểm soát chi phí và nắm quyền điều hành hoạt động ban quản lý chi phí này. + Kiến nghị các phương án, cơ cấu tổ chức Công ty để kiểm soát chi phí. + Kiến nghị các phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh. + Chịu sự kiểm tra giám sát của tổ chức giám sát do chính phủ quy định và của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước. Các phó tổng giám đốc có nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ một phần công việc cho tổng giám đốc. Các phó tổng giám đốc cũng có quyền hạn và nghĩa vụ trong việc quản lý chi phí, kiểm soát, xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án. Nhiệm vụ cụ thể của các phó tổng giám đốc như sau : + Chấp hành và kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, các chế độ chính sách của Nhà nước và nội quy, quy định của Công ty, các chỉ thị mệnh lệnh của giám đốc. + Phụ trách việc quản lý chi phí, mở rộng thị phần sản xuất trong nước và nước ngoài. + Đề xuất với giám đốc những chủ trương biện pháp giải quyết khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Khi giám đốc đi vắng thì mọi hoạt động của Công ty đều do các phó giám đốc quyết định, việc phân công, phân nhiệm như vậy rất rõ ràng, không gây ra hiện tượng chồng chéo công việc hay có những mảng công việc không có ai quản lý hết. - Ban quản lý dự án : Chịu trách nhiệm nghiên cứu các dự án đầu tư phục vụ chiến lược phát triển kinh doanh theo chỉ đạo của Chủ Tịch - Tổng giám đốc, thực hiện công việc quản lý dự án đầu tư theo uỷ quyền của chủ đầu tư và theo quy định của Luật xây dựng và các quyết định có liên quan, tham mưu cho Chủ Tịch - Tổng giám đốc quản lý đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật đối với mọi hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. - Phòng tổ chức hành chính : Có nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất mô hình, cơ cấu tổ chức Công ty cho phù hợp với từng thời kỳ sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực toàn công ty trong từng giai đoạn, thực hiện công tác quản lý nhân sự bao gồm tuyển dụng, tiếp nhận điều động lao động, theo dõi sự biến động nhân sự trong toàn công ty và quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý hợp đồng lao động, làm các thủ tục ký kết hợp đồng lao động, đề xuất thực hiện công việc về lương ... Phòng chịu trách nhiệm về tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công gián tiếp đều do phòng này chịu trách nhiệm quản lý. Việc theo dõi ngày công lao động, kiểm soát chi phí lao động cũng do phòng này chịu trách nhiệm. - Phòng kế hoạch tổng hợp: Có trách nhiệm làm thống kê, thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin phục vụ công tác kế hoạch công ty, tổ chức xây dựng kế hoạch hành năm, thực hiện công tác đôn đốc thực hiện kế hoạch và báo cáo thống kê ... Phòng kế hoạch tổng hợp chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của Công ty, từ khâu tìm hiểu thị trường, duy trì tốt và mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và ngoài nước. Phòng có bộ phận marketing chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin về khách hàng, cung cấp các thông tin hữu ích cho việc quản lý chi phí của công ty, đưa ra các dự toán, định hướng phát triển thị phần của Công ty. - Phòng khoa học kỹ thuật: Tổ chức xây dựng các qui trình sản xuất, các chỉ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho các loại cây trồng, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật của Công ty, xây dựng các bộ tiêu chuẩn chất lương sản phẩm, dịch vụ, quản lý các đề tài, dự án khoa học công nghệ trong toàn Công ty. Phòng khoa học kỹ thuật có trách nhiệm đưa ra các thông tin chi phí của các phương án sử dụng máy móc, công nghệ hay các thông tin về máy móc, công nghệ cần sửa chữa, thay mới để từ đó ban giám đốc có quyết định cuối cùng giúp cho việc quản lý chi phí khấu hao về máy móc, thiết bị trong Công ty đạt hiệu quả hơn, tiết kiệm được chi phí. - Ban bảo vệ: Nhiệm vụ của tổ bảo vệ là trông giữ, đảm bảo an toàn tài sản của doanh nghiệp, kiểm tra tất cả các loại sản phẩm, hàng hoá trước khi ra khỏi cổng cơ quan, phát hiện và sửa chữa kịp thời các trục trặc, hư hỏng về điện nước vệ sinh trong Công ty… - Cuối cùng là phòng tài chính kế toán : Chịu trách nhiệm lập kế hoạch về tài chính, tổ chức hạch toán theo chế độ quy định của Nhà nước, điều hành bộ máy kế toán của Công ty, thường xuyên phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho ban Giám đốc đồng thời giúp cho ban Giám đốc nắm bắt được thực trạng tài chính của Công ty... = > Mối quan hệ của bộ phận kế toán với các bộ phận khác của Công ty : Bộ máy kế toán của Công ty được thực hiện ở phòng tài chính kế toán, đây là nơi thu nhận và xử lý các chứng từ do các bộ phận, phòng ban khác gửi đến. Mọi chứng từ liên quan đều phải trải qua phòng tài chính kế toán xét duyệt. 1.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 1.3.1. Quy trình công nghệ Sơ đồ 1.2 : Quy trình sản xuất thức ăn gia súc Kho nguyên vật liệu NVL qua nghiền NVL không qua nghiền Qua máy trộn đảo NVL Qua máy trộn đảo NVL Đóng bao Ép viên Sản phẩm viên Nhập kho Quy trình sản xuất thức ăn gia súc được thực hiện theo sơ đồ trên và có thể cụ thể qua 5 giai đoạn sau : Nạp nguyên liệu -> Phân mẻ - sơ trộn -> Nghiền, trộn nguyên liệu -> Ép viên -> Đóng bao. * Nạp nguyên liệu : Nguyên liệu được nạp vào kho nguyên liệu của dây truyền sản xuất bao gồm các loại sau : - Nguyên liệu chính thường dùng là : sắn, cám, ngô, bột cá, bột huyết ... - Các nguyên liệu khác bao gồm : lúa mì, cám mì (thô, mịn, viên), bột xương, bột tôm, bột thịt, khô dầu lạc ... Quá trình nạp nguyên liệu bao gồm các công việc sau : - Cân nguyên liệu trước khi vào tháp chứa : nguyên liệu được đưa qua 2 phễu để vào 2 cân. Cân nguyên liệu được hiệu chỉnh 3 tháng/lần bởi công nhân bảo trì. - Sau đó nguyên liệu được tải từ tầng hầm lên tháp chứa bằng hệ thống gàu xích tải. - Tiếp đến, nguyên liệu sẽ được loại bỏ tạp chất. - Cuối của giai đoạn này, nguyên liệu được trữ ở các tháp chứa, mỗi tháp chứa 1 loại nguyên liệu. * Phân mẻ - sơ trộn : Trước khi vào bồn trộn, nguyên liệu được cân để xác định số lượng theo kế hoạch sản xuất (mẻ trộn). Đây có thể coi là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, vì với mỗi tỷ lệ trộn khác nhau sẽ cho ra được một loại thức ăn gia súc khác nhau. - Cân 5 tấn để cân nguyên liệu tỷ trọng nhẹ (cám ...), cân 2 tấn để cân nguyên liệu tỷ trọng nặng (bột đá ...). - Nguyên liệu được vít tải 511 và gàu tải 512 đưa vào bồn trộn (521, lầu 7) với số lượng đủ cho 1 lô sản xuất. Thời gian trộn là 30” * Nghiền, trộn nguyên liệu : Các loại nguyên liệu sau khi trộn đều với nhau sẽ tiếp tục được vít tải 522 đưa qua bồn chứa 530 rồi qua máy nghiền (đối với NVL qua nghiền), sau đó tất cả sẽ được đưa qua máy trộn đảo NVL một lần nữa để tiếp tục các giai đoạn tiếp sau. * Ép viên : + Gàu tải 612 đưa sản phẩm đến máy sàng 613 (lầu 10) để sàng sạch. + Nếu là thức ăn dạng bột thì được chuyển luôn lên tháp chứa thành phẩm để chờ đóng bao. + Nếu là thức ăn dạng viên thì chuyển lên bồn chứa chờ ép viên. . + Sau ép viên sản phẩm được đưa qua hệ thống làm nguội. + Nếu là thức ăn dạng mảnh thì sản phẩm tiếp tục đi qua hệ thống bẻ mi. + Sàng lại lần nữa cho đúng tiêu chuẩn về kích cỡ (716, 726). + Thành phẩm được đưa lên trữ ở 20 tháp chứa chờ đóng bao. Mỗi tháp chỉ chứa 1 loại thành phẩm. * Đóng bao : Công nhân sẽ thực hiện đóng bao sau khi thành phẩm được đưa lên trữ ở 20 tháp chứa và đã được KCS kiểm tra, bao chứa phải đạt các tiêu chuẩn về vật lí, hóa học để đảm bảo độ ẩm cho thức ăn, và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. = > Ảnh hưởng của quy trình công nghệ sản xuất đến đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm : Từ sơ đồ quy trình công nghệ trên ta thấy sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty được sản xuất trên dây truyền công nghệ phức tạp, liên tục và khép kín. Sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất trên dây truyền sản xuất và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên chỉ sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng qua khâu kiểm tra chất lượng và nhập kho mới xác định là thành phẩm và có giá trị sử dụng được. Sản phẩm của Công ty được sản xuất ra với khối lượng lớn nhưng lại được phân chia thành một số nhóm sản phẩm nhất định. Chính vì vậy, Công ty đã lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí là từng loại sản phẩm và đối tượng tính giá thành là kg sản phẩm hoàn thành, điều này là hoàn toàn phù hợp. Cũng do đặc điểm của sản phẩm thức ăn chăn nuôi là có vòng quay ngắn các sản phẩm được sản xuất liên tục hàng tháng, do đó Công ty đã lựa chọn kỳ tính giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi là theo tháng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, Công ty đã không ngừng đổi mới, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. 1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức cơ cấu sản xuất thức ăn gia súc theo các phân xưởng. Lao động được phân chia đều qua các phân xưởng sản xuất và được bố trí theo từng công đoạn của dây truyền sản xuất. Các lao động làm việc trong các phân xưởng sản xuất này đều tuân theo sự chỉ đạo chung của quản đốc, phó quản đốc và đều hoạt động theo các tổ sản xuất rất khoa học và có tính kỷ luật cao. Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổ chức tại các phân xưởng Quản đốc Phó quản đốc Nhân viên kỹ thuật Công nhân thực hiện Trong đó : - Quản đốc : là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất tại phân xưởng, là người chịu trách nhiệm về tiến độ công việc, chất lượng sản phẩm và an toàn của công nhân trong phân xưởng. - Phó quản đốc : là người hỗ trợ, giúp việc cho quản đốc bao quát tình hình toàn phân xưởng. - Nhân viên kỹ thuật : là người chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật máy móc, thiết bị trong phân xưởng. - Công nhân thực hiện : là người trực tiếp tham gia tại các khâu của dây truyền sản xuất dưới sự chỉ đạo của quản đốc và phó quản đốc. 1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 1.4.1. Khái quát chung về bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ để thực hiện tốt công việc hạch toán, quản lý tốt tài sản, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho quản lý với chi phí thấp nhất luôn là mong muốn của các nhà lãnh đạo Công ty. Chính vì vậy, bộ máy kế toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội lựa chọn áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Sơ đồ 1.4 : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội áp dụng hình thức kế toán tập trung. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán NVL, CCDC Kế toán TSCĐ Kế toán lao động – tiền lương Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán chi phí – giá thành Nhân viên kế toán các bộ phận Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ phối hợp : Theo hình thức này, tất cả các công việc kế toán như : phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán của Công ty. Các bộ phận trực thuộc chỉ tổ chức khâu ghi chép ban đầu và một số ghi chép trung gian cần thiết phục vụ cho sự chỉ đạo của người phụ trách đơn vị trực thuộc và cho Công ty. Phòng kế toán của Công ty có 7 người gồm 1 kế toán trưởng và 6 kế toán phần hành, tất cả đều có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kế toán tại các trường thuộc khối ngành kinh tế. Phòng kế toán được trang bị đầy đầy đủ phương tiện kỹ thuật tính toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Nhân viên kế toán của các bộ phận, do yêu cầu công việc chỉ là thực hiện những ghi chép ban đầu và một số ghi chép trung gian cần thiết phục vụ cho sự chỉ đạo của người phụ trách đơn vị trực thuộc và cho Công ty, cho nên phần lớn nhân viên kế toán các bộ phận chỉ có trình độ trung cấp. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán : - Kế toán trưởng : là người đứng đầu phòng kế toán do Ban lãnh đạo Công ty bổ nhiệm trên cơ đề nghị của phó tổng giám đốc phụ trách tài chính.Kế toán trưởng đóng vai trò của trưởng phòng kế toán,quản lý toàn bộ bộ máy kế toán của Công ty, giúp việc phó tổng giám đốc tài chính, bao quát chung toàn bộ tình hình tài chính, chịu trách nhiệm chính về chuyên môn. Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn thường xuyên kiểm tra việc ghi chép ban đầu, báo cáo quyết toán theo quy định, tổ chức bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ, trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các nhân viên kế toán căn cứ vào trình độ chuyên môn, năng lực thực tế của từng cá nhân để đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ của phòng. Ngoài ra kế toán trưởng còn kiêm luôn nhiệm vụ kế toán tổng hợp. Căn cứ vào bảng kê, sổ tổng hợp kế toán, sổ cái tài khoản và liên hệ với các phần hành để lập các BCTC và BCQT. - Bộ phận kế toán NVL, CCDC : Kế toán phụ trách bộ phận này có trách nhiệm ghi chép, phản á._.nh và tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị NVL, CCDC hiện có. - Bộ phận kế toán TSCĐ : kế toán phụ trách bộ phận này có trách nhiệm ghi chép, phản ánh và tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ (về nguyên giá và khấu hao) hiện có. - Bộ phận kế toán lao động – tiền lương : có trách nhiệm phân loại lao động, theo dõi lao động về thời gian, khối lượng và hiệu quả công việc, tính và tổ chức việc hạch toán tiền lương, thưởng, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ. - Bộ phận kế toán thanh toán : chuyên theo dõi các khoản phải thu, phải trả tổng hợp và chi tiết cho từng đối tượng có liên quan như khách hàng, nhà cung cấp. Kế toán thanh toán còn đảm trách vai trò của kế toán doanh thu và kế toán thuế với nhiệm vụ theo dõi, phản ánh doanh thu từ các hoạt động, kê khai các khoản thuế, các khoản phải nộp Nhà nước theo chế độ quy định. - Thủ quỹ : căn cứ vào các chứng từ tiền hợp lệ tiến hành thu tiền mặt phía khách hàng và các bên liên quan, lĩnh tiền từ ngân hang về quỹ, xuất quỹ khi có chứng từ hợp lệ. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của bộ phận kế toán tiền lương để trả lương công nhân viên trong kỳ. - Bộ phận kế toán chi phí – giá thành : có trách nhiệm tập hợp các chi phí bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về tiền lương và chi phí sản xuất chung, phân bổ và tính giá thành cho từng loại sản phẩm. 1.4.2. Đặc điểm của bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty và mối quan hệ của bộ phận này với các bộ phận khác trong phòng kế toán Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là bộ phận rất quan trọng trong phòng tài chính kế toán của Công ty. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận này được xác định như sau : - Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng và phương pháp tính giá thành một cách khoa học sao cho đạt hiệu quả nhất. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp đã chọn, cung cấp kịp thời thông tin, số liệu tổng hợp về các khoản mục chi phí, những yếu tố chi phí quy định và xác định đúng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo các khoản mục quy định và kỳ tính giá đã xác định. - Định kỳ, cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành cho ban lãnh đạo Công ty, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và các kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để không ngừng tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm của Công ty. Trong công tác kế toán, bộ phận kế toán chi phí – giá thành thường xuyên có sự trao đổi, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận khác nhằm phát hiện sai sót và tổng hợp số liệu. Cụ thể : - Bộ phận kế toán chi phí – giá thành đối chiếu CP NVL trực tiếp, CP dụng cụ sản xuất với bộ phận kế toán NVL, CCDC về giá trị NVL, CCDC xuất hàng kỳ. - Bộ phận kế toán chi phí – giá thành đối chiếu với bộ phận kế toán TSCĐ về số khấu hao TSCĐ trích hàng kỳ. - Đối với bộ phận kế toán lao động – tiền lương, bộ phận kế toán chi phí – giá thành sẽ phải đối chiếu hàng thàng tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và tiền lương nhân viên gián tiếp tại phân xưởng. Chính vì vậy, phòng kế toán đã phát hiện các sai sót một cách kịp thời, tránh được các sai sót trọng yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống sổ sách. 1.4.3. Đặc điểm về sổ sách, chứng từ và trình tự ghi sổ kế toán của hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty 1.4.3.1. Về chứng từ, sổ sách sử dụng * Chứng từ hạch toán ban đầu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm - Chứng từ phản ánh hao phí về đối tượng lao động + Phiếu xuất kho Mẫu số 02- VT + Bảng tổng hợp tiêu hao NVL + Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu và CCDC Mẫu số 07-VT - Chứng từ phản ánh hao phí về tư liệu lao động ( CCDC, TSCĐ) + Phiếu xuất kho CCDC Mẫu số 02-VT + Bảng kê xuất CCDC + Bảng phân bổ NVL, CCDC Mẫu số 07-VT - Chứng từ phản ánh hao phí về lao động sống + Bảng thanh toán tiền lương và BHXH Mẫu số 02-LĐTL + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Mẫu số 11-LĐTL - Chứng từ phản ánh các chi phí khác + Phiếu chi Mẫu số 02-TT + Giấy báo nợ + Hóa đơn mua dịch vụ Mẫu số 01GTKT-3LL * Sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Sổ chi tiết tài khoản 621 “ Chi phí NVL trực tiếp” - Sổ chi tiết tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” - Sổ chi tiết tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung” - Sổ chi tiết tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” * Sổ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Chứng từ ghi sổ - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Thẻ tính giá thành sản phẩm - Sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154 1.4.3.2. Về trình tự ghi sổ kế toán Sơ đồ 1.5 : Trình tự ghi sổ kế toán phần hành chi phí và tính giá thành sản phẩm Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ CPSX kinh doanh của các TK 621, 622, 627, 154... Bảng tổng hợp chi tiết chi phí phát sinh Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú : Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng Đối với phần hành kế toán chi phí – giá thành, số liệu để lên báo cáo tài chính gồm hai loại : - Số liệu ở sổ cái các TK 621, 622, 627 sẽ được sử dụng để cho lên báo cáo kết quả kinh doanh đối với các sản phẩm đã tiêu thụ được trong kỳ. - Phần chi phí còn dở dang và thành phẩm hoàn thành chưa tiêu thụ được là thông tin được sử dụng trong bảng cân đối kế toán. 1.5. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY 1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất và phương pháp kế toán chi phí sản xuất 1.5.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Trong các doanh nghiệp, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành chủ yếu để phục vụ cho hoạt động quản lý của Ban giám đốc. Vì vậy cách thức và đối tượng tập hợp chi phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phục vụ này. Yêu cầu quan trọng đặt ra với công tác này là xác định được một cách đúng đắn, chính xác, cụ thể đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở các phương pháp đã xác định và quy trình hạch toán đã quy định. Tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được lựa chọn phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của sản phẩm thức ăn chăn nuôi đó là : được sản xuất trên dây truyền công nghệ phức tạp, loại hình sản xuất là hàng loạt, với những tỷ lệ pha trộn NVL đầu vào khác nhau sẽ cho ra những loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi khác nhau, với những đặc tính riêng phù hợp với từng loại gia súc khác nhau, ở từng thời kỳ khác nhau. Chính vì vậy, Công ty đã lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng loại thức ăn chăn nuôi được sản xuất ra. Điều này là phù hợp với đặc điểm của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, tạo điều kiện cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm từng loại thức ăn chăn nuôi được chính xác. 1.5.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Sản phẩm thức ăn gia súc trong Công ty được chế biến theo 1 quy trình chế biến liên tục, sản phẩm cuối cùng là các loại thức ăn chăn nuôi cho gà lợn vịt ... với khối lượng, số lượng, kích cỡ đóng bao khác nhau. Mỗi loại sản phẩm đều có các yêu cầu về kỹ thuật khác nhau vì vậy chi phí sản xuất thức ăn gia súc của Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, phát sinh một cách thường xuyên liên tục ở phân xưởng, ca sản xuất. Trong khi đó yêu cầu của quản lý là không chỉ theo dõi tổng hợp tất cả các loại chi phí mà còn cần phải căn cứ vào các số liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và phân tích từng loại chi phí để từ đó giúp ban lãnh đạo Công ty đưa ra được những quyết định đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nhất. Để đáp ứng yêu cầu đó, chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty được phân loại như sau : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp : Gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phục cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ( phần tính vào chi phí ). - Chi phí sản xuất chung : gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên, vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp nói trên ( chi phí điện nước, điện thoại ... ) 1.5.1.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất Phương pháp kế toán chi phí sản xuất mà Công ty sử dụng là phương pháp kế toán chi phí theo sản phẩm vì hiện nay sản phẩm thức ăn gia súc của Công ty có rất nhiều loại, việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp Công ty tập hợp và tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến từng sản phẩm, thuận lợi cho việc ra các quyết định kinh doanh. 1.5.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành 1.5.2.1. Kỳ tính giá thành Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty đều là những sản phẩm có vòng quay ngắn, các sản phẩm được sản xuất liên tục hàng tháng. Chính vì vậy, Công ty đã lựa chọn kỳ tính giá thành theo tháng. 1.5.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản xuất Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác kế toán. Bộ phận công tác giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, cung cấp và sử dụng để từ đó xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm cho thích hợp. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội có độ phức tạp cao và có sự gián đoạn về mặt kỹ thuật, song sản phẩm cuối cùng của Công ty được xuất xưởng là sản phẩm hoàn chỉnh đã được đóng bao. Vì vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm là kg sản phẩm hoàn thành. Tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp trực tiếp ( hay phương pháp giản đơn ). Phương pháp này là hoàn toàn phù hợp với Công ty vì Công ty có loại hình sản xuất hàng loạt, số lượng mặt hàng ít nhưng có khối lượng sản xuất lớn. 1.5.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm dở dang Sản phẩm thức ăn chăn nuôi dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến , còn đang nằm trong quá trình sản xuất vào cuối kỳ hạch toán. Nhưng do đặc thù của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nên trong quá trình sản xuất không có sản phẩm dở dang, nếu có thì cũng không đáng kể. Do đó toàn bộ chi phí sản xuất khi phát sinh được tính hết cho sản phẩm sản xuất trong kỳ. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Hiện nay, Công ty đang tiến hành sản xuất 6 loại sản phẩm thức ăn gia súc chính là : - Thức ăn đậm đặc cho heo nái – ĐĐ 11 - Thức ăn đậm đặc cho heo thịt – ĐĐ 25 - Thức ăn kinh tế cho heo lai – KT 36 - Thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn – HH 15 - Thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ - HH 27 - Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt – HH 34 Các loại thức ăn này được sản xuất liên tục hàng tháng dựa trên cơ sở các đơn đặt hàng từ các đại lý phân phối của Công ty. Để làm rõ thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại Công ty, em xin lấy ví dụ điển hình việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm thức ăn đậm đặc cho heo nái trong tháng 1/2009. 2.1.KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 2.1.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi về vật liệu thực tế phát sinh tại nơi sản xuất dùng trực tiếp cho việc chế biến sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp sản xuất khác nhau có đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất khác nhau nên nhu cầu về NVL cũng khác nhau. Trong ngành sản xuất thức ăn gia súc do có nhiều chủng loại thức ăn cho nhiều loại gia súc gia cầm khác nhau nên NVL cũng rất đa dạng. NVL chủ yếu chiếm 70 - 80 % trong tổng giá thành sản phẩm, đó là một tỷ lệ lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy việc tập hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời chi phí NVL có tầm quan trọng rất lớn trong việc tính giá thành sản phẩm, đồng thời góp phần tìm ra các biện pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm NVL từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Do đặc điểm của ngành chế biến thức ăn gia súc nên nguyên liệu chủ yếu để sản xuất là các sản phẩm nông sản được mua trực tiếp từ người nông dân chính vì vậy Công ty đã thành lập bộ phận vật tư là bộ phận chuyên đi mua NVL. NVL của Công ty đa phần là sản phẩm của ngành nông nghiệp nên hầu hết là mang tính thời vụ và chịu tác động của điều kiện tự nhiên và môi trường. Giá trị NVL thu mua biến động phụ thuộc vào tình hình cung ứng, bị ảnh hưởng trực tiếp từ mùa vụ, có một số loại NVL chỉ có vào một số mùa nhất định trong năm. Nắng nóng, ngập úng, lụt lội ... ảnh hưởng trực tiếp đến NVL, gây nên sự biến động bất thường về giá cả. Một mặt làm sản lượng cung ứng không đủ, mặt khác làm giảm giá trị sử dụng NVL do làm biến đổi đặc tính. Bên cạnh đó, NVL của Công ty hầu hết đều có thời gian sử dụng ngắn, có tính chất lý hóa học khác nhau, lại mang tính thời vụ và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện xung quanh. Chính vì vậy khâu bảo quản nguyên vật liệu đòi hỏi yêu cầu rất cao. Do NVL của Công ty rất phong phú đa dạng, có nhiều chủng loại, mỗi loại với đặc tính và công dụng khác nhau. Vì thế Công ty tiến hành phân loại NVL theo vai trò và tác dụng như sau : - Nguyên vật liệu chính : là những loại NVL mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. NVL chính của Công ty bao gồm : Ngô ( ngô hạt, ngô màu ), sắn, cám ( cám mỳ, cám mỳ viên, cám gạo ), khô dầu đậu nành, bột thịt, bột huyết, bột cá. - Nguyên vật liệu phụ : là những loại NVL cấu thành nên sản phẩm nhưng chúng có giá trị làm tăng thêm chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tạo điều kiện cho quá trình bảo quản và sử dụng sản phẩm an toàn. Phải kể đến các loại NVL như : cá con nhạt, bột đá, muối, mix PP4, mix 404, mix BS 113, mix BS.01, mix BS.03, cuS04, men TN, mỡ, rỉ mật, khô cọ, tái SX N2002 kho... - Nhiên liệu : bao gồm điện, xăng, dầu máy chạy, than đốt ... cung cấp cho sản xuất cũng như hoạt động khác trong Công ty. - Phụ tùng thay thế và sửa chữa : là những chi tiết phụ tùng máy móc mà Công ty mua sắm, dự trữ phục vụ cho việc sữa chữa các phương tiện máy móc như bi, dây curoa, phanh đĩa, phin dập khuôn, bulong, bánh răng ... - Phế liệu thu hồi : là những loại NVL loại ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, chủ yếu là những NVL không đúng quy cách, một số đã qua sử dụng như thùng cactong, bao, thùng ... 2.1.1.2. Tài khoản sử dụng Để theo dõi các khoản chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK : TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bên nợ : tập hợp giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ Bên có : - Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK này được mở chi tiết theo loại sản phẩm cụ thể : TK 621.1 : Chi phí NVL trực tiếp thức ăn đậm đặc cho heo nái TK 621.2 : Chi phí NVL trực tiếp thức ăn đậm đặc cho heo thịt TK 621.3 : Chi phí NVL trực tiếp thức ăn kinh tế cho heo lai TK 621-1 : Chi phí NVL trực tiếp thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn TK 621-2 : Chi phí NVL trực tiếp thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ TK 621-3 : Chi phí NVL trực tiếp thức ăn hỗn hợp cho gà thịt TK này cuối kỳ không có số dư. Và các TK khác có liên quan như : TK 152, TK133, TK 331 ... 2.1.1.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khi mua NVL nhập kho, thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật tư. Khi nhận chứng từ vật tư, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ để ghi chép số thực nhận vào thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn kho trên thẻ kho. Do NVL mua từ nhiều nguồn khác nhau nên kế toán có thể lập bảng kê thu mua (nếu không có hóa đơn GTGT), bảng kê thu mua và các hóa đơn GTGT là căn cứ để nhập kho vật tư. Hàng ngày căn cứ vào nhu cầu thị trường và các đơn đặt hàng của các đại lý ... tiến hành lập các lệnh sản xuất. Lệnh sản xuất được lập thành 3 liên : 01 liên giao cho thủ kho 01 liên giao cho trưởng ca sản xuất 01 liên lưu ở phòng kỹ thuật Căn cứ vào lệnh sản xuất trưởng ca sản xuất cử công nhân đến các kho để lĩnh vật tư, thủ kho cấp các NVL theo lệnh sản xuất. Cuối mỗi ngày thủ kho chuyển lệnh sản xuất lên phòng kế toán, kế toán vật tư vào sổ kế toán. Căn cứ vào các lệnh sản xuất, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp cho từng loại sản phẩm, từ đó tiến hành tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Bảng 2.1 : Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho LỆNH SẢN XUẤT KIÊM PHIẾU XUẤT KHO Ngày 05 tháng 01 năm 2009 Số : 20 Họ và tên người nhận : Nguyễn Văn Nam Địa chỉ : Phân xưởng số 1 Lý do xuất : Phục vụ sản xuất thức ăn đậm đặc cho heo nái Xuất tại kho : số 1 Đơn vị tính : Kg TT Nguyên liệu ĐĐ 11 1 mẻ Tổng cộng 5 mẻ 1 Ngô hạt 228 1140 2 Ngô màu 0 0 3 Sắn 48 240 4 Cám mỳ 30 150 5 Cám mỳ viên 30 150 6 Cám gạo 60 300 7 Khô đậu CL 96 480 8 Bột thịt 6 30 9 Bột huyết 6 30 10 Bột cá 9 45 11 Muối 2 10 12 Mix 404 0,2 1 13 Salinomycin 0,4 2 14 Rỉ mật 0,5 2,5 15 Mỡ 2 10 16 Mật cục 0 0 Số lượng đóng bao loại 25 kg 104 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) Bảng 2.2 : Bảng tổng hợp chi phí NVL – sản phẩm ĐĐ 11 Tháng 1/2009 STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (Đ) Thành tiền (Đ) 1 Bao 25kg Cái 1116 3,300 3,682,800 2 Bột cá Kg 465 13,400 6,231,000 3 Bột huyết Kg 359 10,300 3,697,700 4 Bột thịt Kg 430 5,600 2,408,000 5 Cám mỳ Kg 1795 3,400 6,103,000 6 Cám mỳ viên Kg 1200 2,916 3,499,200 7 Cám gạo Kg 700 2,548 1,783,600 8 Khô đậu CL Kg 5030 5,050 25,401,500 9 Mật cục Kg 21 9,002 189,042 10 Mix 404 Kg 916 14,278 13,078,648 11 Mỡ ĐV Kg 119 7,423 883,337 12 Muối Kg 122 1,373 167,506 13 Ngô hạt Kg 14006 3,679 51,528,074 14 Nilon 25kg Cái 1116 618 689,688 15 Rỉ mật Kg 41 2,296 94,136 16 Salinomycin Kg 18 59,523 1,071,414 17 Sắn Kg 2580 2,672 6,893,760 Tổng cộng 127,402,405 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) Sau đó, căn cứ vào dòng tổng cộng tại các bảng tổng hợp chi phí NVL tiêu hao cho từng loại sản phẩm, kế toán lập bảng tiêu hao NVL tổng hợp cho tất cả các loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi được sản xuất trong tháng của Công ty. Bảng 2.3 : Bảng tổng hợp tiêu hao NVL Tháng 1/2009 STT Tên sản phẩm Mã SP Số lượng ( kg ) Chi phí ( Đ ) 1 Thức ăn đậm đặc cho heo nái ĐĐ 11 27,900 127,402,405 2 Thức ăn đậm đặc cho heo thịt ĐĐ 25 35,288 144,412,418 3 Thức ăn kinh tế cho heo lai KT 36 35,288 137,926,732 4 Thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn HH 15 18,716 138,485,248 5 Thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ HH 27 16,800 89,322,046 6 Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt HH 34 111,825 497,444,318 Tổng cộng 1,134,993,167 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) Các lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho được dùng làm chứng từ gốc để ghi vào sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp. Công việc này được kế toán thực hiện hàng ngày. Các lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho cũng được dùng làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ. Thông thường cứ sau khoảng 5 -7 ngày kế toán sẽ tập hợp các lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho phục vụ cho sản xuất từng loại sản phẩm để lập các chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái TK 621. Bảng 2.4 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 621.1 Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội Mẫu số S36 – DN Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUÂT, KINH DOANH Tài khoản : 621.1 Tên phân xưởng : Phân xưởng số 1 Tên sản phẩm, dịch vụ : Thức ăn đậm đặc cho heo nái Đơn vị tính : Đồng Chứng từ Diễn giải TK đ/ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có ... ... ... ... ... LSX20 5/1 Xuất NVL sản xuất thức ăn đậm đặc cho heo nái 152 12,458,123 ... ... ... ... ... LSX42 20/1 Xuất NVL sản xuất thức ăn đậm đặc cho heo nái 152 18,254,967 ... ... ... ... ... Cộng số PS trong kỳ 127,402,405 TH 35 31/01 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154.1 127,402,405 Số dư cuối tháng - Ngày 31 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên ) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) Bảng 2.5 : Chứng từ ghi sổ số 088 Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội Mẫu số S02a – DN Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 088 Ngày 15 tháng 01 năm 2009 Đơn vị tính : Đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Xuất NVL cho SX thức ăn ĐĐ cho heo nái 621.1 152 17,253,975 Xuất NVL cho SX thức ăn ĐĐ cho heo thịt 621.2 152 28,856,152 Xuất NVL cho SX thức ăn HH cho gà thả vườn 621-1 152 14,274,463 Xuất NVL cho SX thức ăn HH cho gà đẻ 621-2 152 9,922,475 Tổng cộng 70,307,065 Kèm theo ... chứng từ gốc Ngày 20/01/2009 Người lập sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) Bảng 2.6 : Sổ cái tài khoản 621 Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội Mẫu số S02c1 – DN Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm : 2009 Tên tài khoản : Chi phí NVL trực tiếp sản xuất thức ăn chăn nuôi Số hiệu : TK 621 Đơn vị tính : Đồng Chứng từ GS Diễn giải TK ĐƯ Số tiến SH NT Nợ Có ... ... ... ... ... ... 088 15/01 Xuất NVL cho SX thức ăn ĐĐ cho heo nái 152 17,253,975 088 15/01 Xuất NVL cho SX thức ăn đậm đặc cho heo thịt 152 28,856,152 ... ... ... ... ... ... 101 25/01 Xuất NVL cho SX thức ăn HH cho gà đẻ 152 14,362,926 ... ... ... ... ... ... TH 35 31/01 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154 1,134,993,167 Cộng phát sinh 1,134,993,167 1,134,993,167 Số này có ... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ... Ngày mở sổ : 01/01/2009 Ngày 31/01/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.2.1. Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như : lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Khoản mục chi phí này có liên quan trực tiếp đến người lao động, đối tượng trực tiếp tạo ra sản phẩm, do đó vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần sử dụng sao cho có hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí giảm giá thành vừa có thể sử dụng nó như một công cụ để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động. Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo từng giai đoạn và chi tiết theo từng loại sản phẩm. Đặc điểm về lương thời gian và lương theo sản phẩm đang áp dụng tại Công ty : - Lương thời gian : áp dụng cho các công nhân trong trường hợp không có đủ điều kiện trả lương theo sản phẩm như : bốc dỡ vật tư, hàng hóa tại xưởng ... - Lương theo sản phẩm : áp dụng cho công nhân sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi. 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng Để theo dõi các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Bên nợ : Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh Bên có : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. TK này được mở chi tiết theo loại sản phẩm cụ thể : TK 622.1 : Chi phí nhân công trực tiếp thức ăn đậm đặc cho heo nái TK 622.2 : Chi phí nhân công trực tiếp thức ăn đậm đặc cho heo thịt TK 622.3 : Chi phí nhân công trực tiếp thức ăn kinh tế cho heo lai TK 622-1 : Chi phí nhân công trực tiếp thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn TK 622-2 : Chi phí nhân công trực tiếp thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ TK 622-3 : Chi phí nhân công trực tiếp thức ăn hỗn hợp cho gà thịt TK này cuối kỳ không có số dư. Và các TK khác có liên quan như : TK 334, TK338 ... 2.1.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, khối lượng sản phẩm hoàn thành kế toán tính ra ngày công thực tế và lương sản phẩm hoàn thành cuối tháng, kế toán phân xưởng gửi các bảng thanh toán lương lên phòng kế hoạch tổng hợp, kế toán theo dõi tổng hợp lại và lập bảng tổng hợp lương cho từng sản phẩm đồng thời cũng làm căn cứ để vào bảng phân bổ số 1 “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH “ cho toàn công ty. Tỷ lệ trích các khoản theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ thực hiện theo chế độ nhà nước quy định : BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2%. Những khoản này do Công ty chịu và phải nộp cho các cơ quan nhà nước theo đúng quy định. Bảng 2.7 : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 1/2009 Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội Mẫu số : 11 – LĐTL Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 01 năm 2009 Đơn vị tính : Đồng STT Ghi có TK Ghi nợ TK TK 334-Phải trả CBCNV TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Tổng cộng KPCĐ (3382) – 2% BHXH (3383) – 15% BHYT (3384) – 2% Cộng có TK 338 1 TK 622.1 18,602,105 372,042 2,790,316 372,042 3,534,400 22,136,505 2 TK 6271.1 4,675,670 93,513 701,350 93,513 888,376 5,564,046 ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 205,298,760 4,105,975 30,794,814 4,105,975 39,006,764 244,305,524 Ngày 31 tháng 01 năm 2009 Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) -Kế toán tổng hợp chi phí NCTT : Căn cứ vào các bảng chấm công và bảng phân bổ số 1 kế toán lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái TK 622. - Kế toán chi tiết chi phí NCTT : Cũng trên cơ sở bảng chấm công và bảng phân bổ số 1 kế toán sẽ lập sổ chi phí sản xuất, kinh doanh đối với TK 622. Bảng 2.8 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 622.1 Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội Mẫu số S36 – DN Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUÂT, KINH DOANH Tài khoản : 622.1 Tên phân xưởng : Phân xưởng số 1 Tên sản phẩm, dịch vụ : Thức ăn đậm đặc cho heo nái Đơn vị tính : Đồng Chứng từ Diễn giải TK đ/ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có Số dư đầu tháng - BPB01 25/01 Phải trả CNTT sản xuất 334 18,602,105 338 3,534,400 Cộng số PS trong kỳ 22,136,505 TH 35 31/01 Kết chuyển chi phí CNTT trực tiếp SX 154.1 22,136,505 Số dư cuối tháng - Ngày 31 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên ) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) Bảng 2.9 : Chứng từ ghi sổ số 110 Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội Mẫu số S02a – DN Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 110 Ngày 25 tháng 01 năm 2009 Đơn vị tính : Đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Lương CNTT phân xưởng SX 1 622.1 334 18,602,105 Trích KPCĐ 2% 622.1 3382 372,042 Trích BHXH 15% 622.1 3383 2,790,316 Trích BHYT 2% 622.1 3384 372,042 Cộng 22,136,505 Kèm theo ... chứng từ gốc Ngày 25/01/2009 Người lập sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) Bảng 2.10 : Sổ cái tài khoản 622 Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội Mẫu số S02c1 – DN Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm : 2009 Tên tài khoản : Chi phí nhân công trực tiếp thức ăn gia súc Số hiệu : TK 622 Đơn vị tính : Đồng CT-GS Diễn giải TK ĐƯ Số tiến SH NT Nợ Có ... ... ... ... ... 110 25/01 Lương CNTT phân xưởng SX 1 334 18,602,105 110 25/01 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT cho CNTT phân xưởng SX 1 338 3,534,400 ... ... ... ... ... TH 35 31/01 K/C CP NCTT 154 185,767,546 Cộng phát sinh 185,767,546 185,767,546 Ngày 31/01/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) 2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.3.1. Nội dung và tài khoản sử dụng Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởn, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Tại Công ty chi phí sản xuất chung được theo dõi trên tài khoản 627 và được mở chi tiết theo từng tài khoản cấp 2 như sau : - TK 6271 : Chi phí tiền lương, phụ cấp, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận kỹ thuật, bộ phận vật tư. - TK 6272 : Chi phí vật liệu, nhiên liệu : Chi phí dầu mỡ, dây buộc cám, chỉ may bao, than đốt nồi hơi ... - TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất : Chi phí dụng cụ sản xuất khi mua về phân bổ ngày vào chi phí sản xuất 50% giá trị, số còn lại được phân bổ khi nào công cụ dụng cụ đó báo hỏng. - TK 6274 : Chi phí khấu hao tài sản cố định - TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài như : tiền nước, tiền điện thoại ... - TK 6278 : Chi phí khác bằng tiền ngoài những chi phí trên : chi phí sữa chữa thường xu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31255.doc
Tài liệu liên quan