Tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội: ... Ebook Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Kế toán là một công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế tài chính không chỉ đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội mà cả trong việc chỉ đạo điều hành, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu tài chính của các cơ quan quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Cùng với xu thế hội nhập, mở cửa của nền kinh tế, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội cũng đã không ngừng học hỏi, mở rộng sản xuất, tìm kiếm bạn hàng từ nhiều nước. Qua đó làm tăng doanh thu của đơn vị, hoàn thiện, nâng cao tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán để làm việc ngày càng hiệu quả hơn.
Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng với thời gian thực tập tại Công ty TNHH 1 thành viên Cơ khí Hà Nội, em đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán cũng như phương pháp tính giá thành sản phẩm
Nhờ những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học cộng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang và các anh chị trong phòng tài chính - kế toán của Công ty, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội”. Bài viết của em chia thành 3 chương chính:
Chương 1:Tổng quan về công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI
1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội
Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội có tên giao dịch là Hanoi Mechanical Company ( viết tắt là HAMECO)
Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Máy và thiết bị Công nghiệp, Bộ Công nghiệp. Công ty được thành lập ngày 12/04/1958
Địa chỉ: Số 74 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.8584349, 04.8584475
Fax: 04.8583268
Email: HAMECO@HN.VNN.VN
Website: WWW.HAMECO.COM
Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội là công ty sản xuất cơ khí lớn nhất ở nước ta. Từ khi đi vào sản xuất công ty đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm là các máy công cụ, các loại phụ tùng, các loại thiết bị cho các nghành như thiết bị cho nhà máy Mía đường, thiết bị cho ngành Xi măng, thiết bị cho ngành Thủy điện, thiết bị cho ngành Giao thông, bơm nước cỡ lớn…
1.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngày 26/11/1955, nhà nước đã có quyết định cho phép xây dựng một nhà máy cơ khí có qui mô lớn nhất và công nghệ hiện đại nhất ở Việt Nam. Công trình này do Liên Xô tài trợ, xây dựng và thiết kế nhằm thiết kế các loại máy công cụ phục vụ cho sản xuất toàn quốc.
Nhà máy nằm trên trục đường Nguyễn Trãi, cạnh đường Láng. Vì thế có một vị thế thương mại độc đáo. Tổng diện tích của công ty là 127.976 m2. Số lượng lao động hiện có là 1050 người.
Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty gồm:
-Từ năm 1958-1965: Ngày 12/4/1958, qua hơn 2 năm xây dựng, Nhà máy đã được khánh thành và bàn giao cho Bộ Công nghiệp với tên gọi ban đầu là “ Nhà máy cơ khí Hà Nội”. Sau khi nhà máy được bàn giao, quá trình bàn giao công nghệ đã hoàn thành, các chuyên gia Liên Xô rút về nước. Cán bộ công nhân viên hết sức bỡ ngỡ vì đứng trước nhà máy có qui mô lớn và công nghệ hiện đại, đa số cán bộ quản lý là công nhân chuyển nghành, chưa qua đào tạo thực tiễn. Vì vậy trình độ hiểu biết về công nghệ còn lạc hậu. Từ đó việc tổ chức sản xuất ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Nhưng với tinh thần quyết tâm vừa học, vừa làm, hăng say sản xuất, Nhà máy đã thực hiện được kế hoạch và nhiệm vụ đề ra, đồng thời vinh dự được đón Bác Hồ tới thăm.
Giai đoạn 1966-1975: Là giai đoạn Nhà máy vừa sản xuất, vừa chiến đấu,ngoài chế tạo máy móc còn chế tạo ống phóng hỏa tiễn C36 phục vụ chiến trường.
Giai đoạn 1976-1985: Thời kì khôi phục nền kinh tế nghèo nàn, kiệt quệ sau chiến tranh. Vì vậy nhiệm vụ nhà máy là mở rộng qui mô sản xuất, đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động
Kết quả sản lượng Nhà máy tăng cao rõ rệt. Bên cạnh đó Nhà máy còn nghiên cứu và chế tạo thành công các loại máy như máy khoan cần K550, máy tiện T6 M20, máy mài M130.
Giai đoạn 1986-1989: Là thời kì đổi mới từ nền sản xuất kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang nền sản xuất kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vì vậy Nhà máy đã tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý và lao động, đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ quản lý, tay nghề. Đồng thời chỉnh sửa, hoàn thiện các cơ chế quản lý mới cho phù hợp để thúc đẩy phát triển sản xuất và kinh doanh. Kết quả sản xuất tăng trưởng hằng năm là 24.45%, đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 2.
Giai đoạn 1990-1994: Thời kì nền kinh tế thị trường tác động tới sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Trên thị trường có nhiều loại máy móc, thiết bị có chức năng nhiều hơn, chất lượng cao hơn được nhập khẩu, kể các loại máy móc dạng “ Second hand” có giá cả rất cạnh tranh xuất hiện. Đồng thời các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư liên doanh sản xuất ở Việt Nam các mặt hàng cạnh tranh với Nhà máy. Đứng trước tình hình trên, Nhà máy phải thực hiện hàng loạt các biện pháp mạnh mẽ và kiên quyết như chính sách cải cách hành chính, chính sách cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công tác quản lý, sắp xếp lại bộ máy quản lý và lao động theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hiệu quả. Tất cả vì mục tiêu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm.
Từ đó kết quả sản xuất vẫn giữ vững và đều tăng trưởng qua các năm, sản phẩm của nhà máy giữ vững được uy tín với khách hàng. Ngày 22/5/1993, Bộ công nghiệp đã quyết định đổi tên “Nhà máy cơ khí Hà Nội” thành “Nhà máy chế tạo công cụ số 1”.
Năm 1995-1999: Ngày 30/10/1995, Bộ công nghiệp đã quyết định đổi tên “Nhà máy chế tạo công cụ số 1” thành “Công ty Cơ khí Hà Nội”. Đây là thời kì công ty tích cực tìm kiếm thị trường, đổi mới chính sách Marketing và tìm đối tác để liên doanh, liên kết. Năm 1998, công ty đã vay nhà nước 159 tỷ đồng để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị sản xuất, nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức mạnh cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Từ năm 2000 đến nay: Với năng lực công nghệ và kinh nghiệm của công ty, công ty đã phát triển nhanh chóng và tăng trưởng ổn định, đáp ứng được nhu cầu khắt khe của cơ chế thị trường. Công ty đã hợp đồng và xây dựng thành công nhà máy xi măng Lưu Xá với công suất 12.000 tấn/ năm. Công ty đã cung cấp cho thị trường nhiều loại sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, với mức độ chính xác cao, độ bền cao, nhiều thiết bị, máy móc có chất lượng cao hơn hàng ngoại nhập. Vì vậy sản phẩm của công ty đã được khách hàng chấp nhận, sử dụng thường xuyên: đã chế tạo và lắp đặt cho 30/44 nhà máy đường ở nước ta, cung cấp cho các ngành công nghiệp nhiều thiết bị, máy móc. Các phụ tùng, phụ kiện cũng được tiêu thụ mạnh. Công ty đã thắng thầu nhiều công trình quốc tế. Ngoài ra còn mở rộng thị trường sang các nước như xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu...
Ngoài ra, công ty còn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ISO 9002 nhằm nâng cao trình độ quản lý về chất lượng sản phẩm.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội.
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty hiện có 13 phòng ban, 3 trung tâm và 10 xưởng sản xuất. Cơ cấu lao động của công ty bao gồm:
Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty
TT
Chỉ tiêu
Số người
Ghi chú
1
Tổng số CBCNV
998
Trong đó nữ
233
2
Tuổi bình quân
39.7
3
Phân loại theo trình độ
- Trên đại học
02
- Đại học, Cao đẳng
203
- Trung cấp
101
4
Số cán bộ quản lý
78
5
Nhân viên
237
6
Công nhân kĩ thuật
611
7
Lao động phổ thông
81
8
Phân loại theo bậc thợ
- Bậc 7
115
- Bậc 6
173
- Bậc 5
89
- Bậc 4
66
- Từ bậc 3 trở xuống
268
Như vậy, Công ty có đội ngũ CBCNV với trình độ năng lực cao, vì vậy kết quả sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao và ổn định, đặc biệt là tiến bộ ở những năm gần đây, , thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm ở trên.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến- chức năng. Quyết định quản lý được đưa từ trên xuống, các bộ phận chức năng có trách nhiệm thực hiện và triển khai đến đối tượng thực hiện. Mỗi bộ phận chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể được qui định bằng văn bản.
Bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình quản lý trực tuyến, chia thành hai cấp quản lý, cấp một từ Ban giám đốc tới các đơn vị, cấp hai từ các đơn vị đến các đơn vị sản xuất.
Sơ đồ số 1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
BAN GIÁM ĐỐC
Tổng Giám đốc công ty
Phó tổng GĐ phụ trách sản xuất
Phó tổng GĐ kỹ thuật
Phó Tổng GĐ nội chính
Xưởng cơ khí chế tạo
Xưởng cơ khí chính xác
Xưởng cơ khí lớn
Xưởng bánh răng
Xưởng lắp ráp
Xưởng kết cấu thép
Xưởng đúc
Xí nghiệp vật tư
XN Gia công áp lực và nhiệt luyện
XN lắp đặt sửa chữa thiết bị
TT kĩ thuật điều hành SX
TT thiết kế - tự động hoá
Phòng KCS
Thư viện
Phòng tổ chức
Văn phòng công TV
Phòng Kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng QL DA
Trường Trung học CN
Trung tâm XDCB
Phòng bảo vệ
Phòng Y tế
Trường mầm non hoa sen
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý
* Tổng Giám đốc Công ty:
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đề ra phương hướng sản xuất, xây dựng bộ máy tổ chức, đào tạo và qui hoạch cán bộ, tuyển dụng lao động.
Chỉ đạo và điều hành trực tiếp về: Tổ chức nhân sự, kế toán thống kê tài chính, dự án đầu tư, kinh doanh, kí kết các hợp đồng kinh tế, các văn bản pháp lý.
Đưa ra chính sách chất lượng sản phẩm của công ty
* Phó tổng Giám đốc:
Là người giúp tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc về lĩnh vực mà mình phụ trách. Trực tiếp lãnh đạo và kiểm tra các xưởng, xí nghiệp sản xuất.
Xây dựng phương án sản xuất, quyết định các phát sinh trong sản xuất.
Quản lý, điều hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất.
Có quyền kí kết các hợp đồng kinh tế có giá trị tới 100 triệu đồng.
* Phó tổng Giám đốc kĩ thuật:
- Giúp tổng Giám đốc về các mặt: Nghiên cứu, ứng dụng kĩ thuật, khoa học và công nghệ môi trường.
- Trực tiếp quản lý về chất lượng sản phẩm, quyết định các biện pháp kĩ thuật phục vụ sản xuất.
- Được kí hợp đồng trị giá đến 100 triệu đồng.
* Phó tổng Giám đốc nội chính:
Chịu trách nhiệm về công tác nội chính, xây dựng cơ bản, Công đoàn, Thanh niên, Quân sự và mối liên hệ với địa phương.
* Trợ lý tổng Giám đốc:
Giúp Giám đốc về các lĩnh vực: Theo dõi các hợp đồng đã kí kết về tiến độ sản xuất, tiến độ giao hàng. Quản lý điều hành sản xuất, kí lệnh sản xuất.
Kí các văn bản, qui định, qui chế về vật tư, sản xuất
Xây dựng đề án tổ chức sắp xếp lao động.
* Văn phòng Công ty:
Lập chương trình làm việc của ban Giám đốc hàng tuần và chuẩn bị hội nghị.
Tập hợp các văn bản pháp lý và thông tin từ bên trong, bên ngoài công ty rồi phân loại báo cáo cho lãnh đạo có chức năng giải quyết, truyền đạt ý kiến chỉ đạo tới các bộ phận hoặc cá nhân bằng văn bản.
Tổ chức bảo quản, lưu trữ, luân chuyển văn bản mà văn phòng quản lý
* Phòng kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán, thống kê, phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác và trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty.
Trích nộp các khoản nộp ngân sách, trích nộp các khoản theo qui định của Nhà nước đầy đủ, đúng và kịp thời.
Thanh toán tiền vay đúng thời hạn, theo dõi và đôn đốc các khoản nợ phải thu, nợ phải trả.
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đề ra các biện pháp giúp lãnh đạo ra quyết định.
Tiến hành kiểm kê tài sản định kì và đưa ra biện pháp xử lý.
Kiểm tra, xét duyệt báo cáo kế toán thống kê của các đơn vị cấp dưới.
Tổ chức hạch toán kinh tế theo qui chế quản lý và lập các báo cáo tài chính theo qui định.
Tổ chức lưu trữ các văn bản, tài liệu thống kê, kế toán.
* Phòng kinh doanh:
Xây dựng chiến lược Marketing và tổ chức thực hiện
Xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, chiến lược sản phẩm.
Thiết kế các loại hợp đồng và theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng đã kí kết
Quản lý thành phẩm nhập kho và xuất hàng hoá của công ty
* Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Theo dõi các hợp đồng mua bán, liên doanh, liên kết với nước ngoài
Thực hiện các thủ tục, giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá.
Thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác hoặc trực tiếp dưới sự chỉ đạo của tổng Giám đốc công ty
* Trung tâm kĩ thuật điều hành sản xuất:
Điều tra, nghiên cứu áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Đề ra các định mức kinh tế kĩ thuật của các loại sản phẩm, làm căn cứ cho Xí nghiệp vật tư có kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị
Đề ra phương hướng, nội dung và chiến lược cụ thể cho từng sản phẩm về vấn đề khoa học kĩ thuật
Xây dựng kế hoạch tác nghiệp, phân công sản xuất, đề ra các biện pháp giải quyết vướng mắc trong sản xuất
Được sử lý hàng sai hỏng theo qui định của công ty
* Phòng tổ chức nhân sự:
Giúp tổng Giám đốc ra quyết định, qui chế, nội qui, thủ tục về tổ chức nhân sự, lao động tiền lương và chính sách xã hội.
Liên hệ với các cơ quan, làm thủ tục giải quyết chế độ chính sách cho mọi đối tượng trong công ty và giải quyết các vấn đề xã hội khác theo qui định.
Dự thảo các văn bản khác về tổ chức nhân sự, qui chế lao động tiền lương, tuyển dụng, điều động, đào tạo, miễn nhiệm, bổ nhiệm...
* Phòng KCS:
Tham gia xây dựng chính sách chất lượng sản phẩm
Kiểm tra, kiểm soát, theo dõi chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh và quá trình tiêu thụ.
* Xí nghiệp vật tư:
Mua sắm vật tư, thiết bị theo kế hoạch của trung tâm điều hành sản xuất, bảo đảm đúng số lượng, chất lượng, chủng loại và kịp thời phục vụ sản xuất.
Chịu trách nhiệm bảo quản vật tư, thiết bị, hàng hoá, cấp phát vật tư, thiết bị máy móc cho sản xuất theo qui định.
* Xí nghiệp đúc: gồm 2 phân xưởng
Phân xưởng mộc: Căn cứ và phôi mẫu, tạo mẫu đúc cho phân xưởng đúc thép, đúc gang.
Phân xưởng đúc thép và đúc gang: Có nhiệm vụ đúc các chi tiết, bộ phận của máy công cụ và theo đơn đặt hàng.
* Xưởng gia công áp lực và nhiệt luyện:
Nhiệt luyện các chi tiết, bộ phận cần độ cứng, rắn và chịu được sự mài mòn
Gia công nóng các phôi thép theo yêu cầu của Phân xưởng cơ khí.
* Xưởng bánh răng:
Sản xuất các loại bánh răng cho máy công cụ và chế tạo các bánh răng theo yêu cầu của khách hàng
* Xưởng cơ khí chế tạo:
Gia công các chi tiết máy của công cụ và các phụ tùng của các thiết bị, máy móc khác.
* Xưởng cơ khí lớn:
Gia công các chi tiết, bộ phận có kích thước lớn mà các máy công cụ khác không làm được
* Xưởng kết cấu thép:
Thực hiện nhiệm vụ cắt, hàn, gò, uốn chế tạo các thiết bị lớn.
* Xưởng cơ khí chính xác:
Chế tạo ra các chi tiết và bộ phận cần có độ chính xác cao và yêu cầu độ phức tạp
* Xưởng lắp ráp:
Lắp ráp hoàn thiện, sơn rồi nhập kho thành phẩm
* Xí nghiệp lắp đặt và sửa chữa thiết bị:
Gồm 2 đơn vị:
Đơn vị cơ điện: Sửa chữa, quản lý hệ thống điện nước của công ty và xây dựng kế hoạch tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy của công ty
Đơn vị lắp đặt thiết bị công nghiệp: Lắp đặt các thiết bị theo yêu cầu của khách hàng.
1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội.
Qui trình sản xuất kinh doanh được tuân thủ theo các bước sau:
Trước hết phòng kinh doanh kết hợp với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu lập kế hoạch cho các loại sản phẩm rồi thông báo cho trung tâm kĩ thuật điều hành sản xuất.
Trung tâm kĩ thuật điều hành sản xuất sẽ hướng dẫn công nghệ sản xuất tới các bộ phận liên quan trực tiếp như Xí nhgiệp đúc, Xưởng gia công áp lực và nhiệt luyện, Xưởng cơ khí lớn, Xưởng bánh răng...
Sau khi hoàn tất các công đoạn chuyển tới Xưởng lắp ráp để hoàn chỉnh thành phẩm rồi nhập kho.
1.3.1 Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
Hiện nay ở công ty chia làm 2 luồng sản phẩm:
* Đối với sản phẩm trong kế hoạch của Công ty
Đó là các máy công cụ được phòng kinh doanh xây dựng hàng năm. Phòng kinh doanh thương mại căn cứ vào nhu cầu thị trường để quyết định xem nên sản xuất những loại máy nào, cần những trang thiết bị phụ tùng nào đi kèm...
* Các sản phẩm ngoài kế hoạch của công ty là các đơn đặt hàng:
Sau khi kí hợp đồng, phòng kinh doanh thương mại sẽ chuyển toàn bộ bản vẽ cho trung tâm kĩ thuật và điều hành sản xuất triển khai và tổ chức thực hiện. Đối với các hợp đồng yêu cầu thiết kế bản vẽ, dụng cụ gá lắp thì căn cứ vào yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm để dự trù chủng loại, số lượng, qui cách vật tư cho từng loại hợp đồng, từng sản phẩm. Đồng thời trung tâm kĩ thuật và điều hành hướng dẫn công nghệ và định mức từ tạo phôi, gia công cơ khí, lắp ráp cho đến khi sản phẩm hoàn thành. Sau đó trung tâm phát lệnh sản xuất cho các xưởng thực hiện. Trung tâm kĩ thuật và điều hành sản xuất thường xuyên cho nhân viên theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất cho từng hợp đồng, giải quyết mọi vướng mắc trong quá trình sản xuất nhằm giao hàng đúng tiến độ.
Do sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của công ty, mỗi loại sản phẩm lại có qui trình công nghệ khác nhau. Vì vậy trong khuôn khổ bài viết này em chỉ xin nêu qui trình công nghệ sản xuất máy công cụ.
Qui trình sản xuất máy công cụ của công ty là qui trình phức tạp kiểu song song. Mỗi chi tiết máy công cụ được gia công theo một trình tự nhất định tuy nhiên có thể khái quát qui trình sản xuất máy công cụ như sau:
Các xưởng tạo phôi (xưởng đúc, rèn, kết cấu thép) sau khi nhận nguyên vật liệu là các loại gang thép, kim loại mầu sẽ tiến hành tạo phôi thô của sản phẩm, chi tiết máy, phụ tùng. Sau đó nhập kho bán thành phẩm phôi
Các xưởng gia công cơ khí: Sau khi nhận được phôi theo kế hoạch tiến hành gia công chi tiết. Tuỳ theo mức độ phức tạp của sản phẩm mà có thể được chế tạo bằng một hoặc một số công nghệ phức tạp như tiện, phay, bào...Sau khi hoàn thành các chi tiết nhập kho bán thành phẩm chi tiết. Tất cả các bước trên đều được KCS kiểm tra chặt chẽ về mặt chất lượng sản phẩm hỏng sẽ bị loại bỏ ngay khi phát hiện
Xưởng lắp ráp: Là đơn vị nhận được các chi tiết từ kho bán thành phẩm, chi tiết lắp thành máy theo kế hoạch và nhập kho thành phẩm.
Có thể tóm tắt qui trình công nghệ sản xuất máy công cụ như sau:
Sơ đồ số 2: Quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ
Nguyên vật liệu
PX
đúc
PX
kết cấu thép
PX rèn
Kho BTP phôi
PX cơ khí chế tạo
PX cơ khí lớn
PX
cơ khí chính xác
PX bánh răng
Kho BTP chi tiết
Lắp
rắp
Thành phẩm
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
- Bộ máy kế toán của công ty gồm 16 người thực hiện các phần hành kế toán khác nhau và được thực hiện theo mô hình tập trung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật, ghi chép, phản ánh và tập hợp tại phòng kế toán.
- Trưởng phòng kế toán: Là người giúp tổng Giám đốc về công tác tổ chức, điều hành, quản lý, thực hiện các nghiệp vụ về Thống kê, Kế toán, Tài chính. Chịu trách nhiệm về sự chính xác, đúng đắn trung thực của các báo cáo tài chính.
- Phó phòng kế toán: Giúp Trưởng phòng trực tiếp chỉ đạo các phần hành. Tập hợp đối chiếu số liệu hạch toán tổng hợp với số liệu sổ chi tiết của từng phần hành. Kiểm tra, kiểm soát, tập hợp các chứng từ.
Lập các báo cáo theo yêu cầu đột xuất và cuối kì lập báo cáo tài chính theo qui định, lập các báo cáo nhanh phục vụ công tác quản trị.
Các phần hành kế toán được chia ra như sau:
+ 1 kế toán ngân hàng: Theo dõi tiền gửi ngân hàng về khoản thu chi hàng ngày, báo cáo uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, theo dõi các khoản vay ngắn hạn, khoản vay dài hạn, tính tiền lãi ngân hàng, phụ trách tài khoản 112, 341, 311
+ 3 kế toán vật tư: Theo dõi tình hình xuất, nhập vật tư, công cụ, dụng cụ, bán thành phẩm về số lượng, giá trị, chủng loại. Hướng dẫn thủ kho mở thẻ kho, hàng ngày theo dõi trên sổ xuất, nhập và rút số tồn kho cuối mỗi ngày. Phụ trách tài khoản 152, 153, 154 và mở các tiểu khoản phân loại hàng hóa.
+ 1 kế toán TCSĐ, xây dựng cơ bản: Phụ trách tài khoản 211, 214 và mở các tiểu khoản. Quản lý, theo dõi tăng, giảm TSCĐ cả về nguyên giá, khấu hao và giá trị còn lại. Phân bổ chi phí khấu hao, chi phí xây dựng cơ bản theo đúng đối tượng.
+ 1 kế toán công nợ phải thu: Có nhiệm vụ quản lý hoá đơn, viết hoá đơn bán hàng cho khách hàng, theo dõi công nợ phải thu tới từng khách hàng, đơn đặt hàng và hợp đồng. Lập báo cáo thuế hàng tháng, phụ trách tài khoản 131, 333.
+ 1 kế toán thanh toán thu chi và quản lý tiền mặt: Quản lý phiếu thu, phiếu chi và hạch toán thanh toán theo nội dung của chứng từ phát sinh. Trên cơ sở chứng từ gốc lập báo cáo quĩ, phụ trách các tài khoản 111,141, 138, 338.
+ 1 kế toán tiêu thụ: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh tới từng đơn đặt hàng, hợp đồng và nhóm sản phẩm. Đồng thời cũng là người xác định lỗ, lãi của từng hợp đồng, đơn đặt hàng. Cuối tháng lập các sổ nhật kí liên quan và làm các báo cáo thống kê. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm tính giá thành của Xí nghiệp đúc.
+ 1 kế toán tiền lương, BHXH: Có nhiệm vụ tính tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm. Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo qui định. Tính các khoản phụ cấp tính theo lương và các khoản ngoài lương phải thanh toán. Mở sổ sách theo dõi quĩ tiền lương, các khoản trích theo lương và phân bổ lương hàng tháng.
Ngoài ra còn theo dõi công nợ phải trả cho khách hàng, thường xuyên đối chiếu công nợ và theo dõi thuế đầu vào. Phụ trách các tài khoản, 334, 338, 133 và mở các tài khoản chi tiết
+ 1 kế toán dự án: quản lý các dự án và theo dõi quá trình thực hiện, cập nhật, tập hợp các chi phí rồi tính toán giá thành và quyết toán từng hạng mục, cuối kì lập báo cáo thực hiện dự án
+ 3 kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Cập nhật các chi phí phát sinh, tập hợp số liệu rồi tính toán và phân bổ chi phí. Trên cơ sở đó tính giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ cho từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng hợp đồng rồi nhập kho, phụ trách tài khoản 155, 154...
+ 1 thủ quĩ: Quản lý tiền mặt, theo dõi xuất nhập quĩ tiền mặt
Sơ đồ số 3: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội:
Kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng
Kế toán thanh toán thu chi và quản lý tiền mặt
Kế toán ngân hàng
hoạt động vay
Kế toán vật tư
Kế toán TSCĐ
và xây dựng cơ bản
Kế toán công nợ,
phải thu, phải trả, thuế
Kế toán tiền lương,
BHXH
Kế toán tập
hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Kế toán tiêu thụ
Kế toán dự án
Thủ quỹ
1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Các thông tin chung về tổ chức công tác kế toán:
Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán được căn cứ vào đặc điểm tổ chức, qui mô sản xuất kinh doanh, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời căn cứ và trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ và yêu cầu về thông tin của lãnh đạo. Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung.
Với hình thức này sẽ đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng, đồng thời lãnh đạo công ty cũng nắm bắt và chỉ đạo kịp thời công tác kế toán tài chính.
Áp dụng hình thức này, ở các đơn vị, các phân xưởng, xí nghiệp, trung tâm... không tổ chức bộ phận kế toán mà chỉ cử các nhân viên kinh tế thu thập, kiểm tra chứng từ, hạch toán ban đầu rồi gửi về phòng kế toán. Tại đây, các nghiệp vụ sẽ được các phần hành liên quan sử lý qua các giai đoạn của qui trình kế toán.
Giai đoạn 1: Ghi nhận các dữ liệu từ các chứng từ, rồi hệ thống hoá các nghiệp vụ theo đối tượng kế toán và trình tự thời gian, từ đó nắm được các thông tin kinh tế.
Giai đoạn 2: Kế toán chi tiết và tổng hợp tiến hành hạch toán rồi lập báo cáo tài chính
Giai đoạn 3: Phân tích tài chính, đưa ra nhận xét, đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp thực hiện giúp lãnh đạo ra quyết định quản lý.
Hệ thống chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ được sử dụng theo biểu mẫu qui định của Bộ tài chính và theo mẫu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. Chứng từ được lập, kiểm tra và luân chuyển theo trình tự ISO 9002 giúp cho công tác theo dõi chứng từ chặt chẽ, hạch toán kế toán chính xác. Các chứng từ gốc gồm có: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, thẻ kho, hoá đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá, biên bản kiểm nghiệm, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá, biên bản giao nhận TSCĐ...
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền.
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều theo thời gian
Kì kế toán là hàng tháng
Đơn vị tiền tệ được áp dụng để ghi chép là VNĐ
Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
Hình thức kế toán:
Căn cứ vào qui mô sản xuất kinh doanh và đặc điểm sản xuất kinh doanh, công ty áp dụng hình thức kế toán nhật kí chứng từ. Với hình thức này cho phép kiểm tra kế toán ở các khâu một cách thường xuyên, bảo đảm số liệu chính xác, công tác kế toán chắc chắn và chặt chẽ hơn. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để vào các sổ chi tiết, cuối tháng vào bảng kê và nhật kí chứng từ tương ứng.
Sổ tổng hợp theo đúng mẫu biểu của nhà nước ban hành gồm:
Sổ cái tài khoản: 111, 112, 131, 133, 331, 334…
Bảng kê: Bảng kê số 1, số 2, số 4, số 5, số 6, số 8, số 10, số 11.
Bảng phân bổ số 1, số 3
Nhật kí chứng từ: Nhật kí chứng từ số 1, 2, 4, 5, 6, 8 và số 10
Sổ chi tiết theo đúng mẫu biểu của chế độ kế toán ban hành gồm: Sổ chi tiết tài khoản 111, 112, 131, 141,152, 153, 155, 156, 211...
Sổ chi tiết và sổ tổng hợp luôn được đối chiếu, khớp nhau.
Sơ đồ số 4: Ghi sổ theo hình thức nhật kí chứng từ tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
Chứng từ gốc
và các bảng phân bổ
Sổ quỹ kiêm
báo cáo quỹ
Bảng kê
Sổ nhật ký chứng từ
Báo cáo tài chính
Sổ cái TK
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Hiện nay phòng kế toán được trang bị 12 máy vi tính. Chưa thực hiện được đồng bộ phần mềm kế toán, mới phần hành kế toán nguyên vật liệu và kế toán TSCĐ, còn các phần hành kế toán khác chủ yếu thực hiện bằng tay theo chương trình EXCEL.
Trình tự ghi sổ như sau:
- Hằng ngày căn cứ vào chứng từ hợp lệ, ghi số liệu vào các bảng kê, bảng phân bổ, sau đó mới ghi vào nhật kí chứng từ.
- Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh vào Nhật kí chứng từ, bảng kê thì ghi vào sổ kế toán chi tiết.
- Các chứng từ thu, chi tiền mặt được ghi vào sổ quĩ, sau đó ghi vào bảng kê, nhật kí chứng từ liên quan
- Cuối tháng căn cứ vào số liệu từ các bảng phân bổ để ghi vào bảng kê, nhật kí chứng từ liên quan rồi từ Nhật kí chứng từ ghi vào sổ cái
- Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan để tìm ra sai sót
- Tổng hợp số liệu báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo:
- Báo cáo quyết toán quí, 6 tháng gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo quyết toán thuế, Thuyết minh báo cáo tài chính
- Báo cáo nhanh phục vụ kế toán quản trị: Báo cáo doanh thu, Báo cáo công nợ phải thu, phải trả, báo cáo quĩ
Các báo cáo tài chính, quản trị đều được lập đầy đủ, kịp thời, chính xác theo đúng qui định của Nhà nước. Công tác lập báo cáo định kì và bất thường giúp cho Ban giám đốc nắm được thực tế tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty để Giám đốc có quyết định đúng đắn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí Hà Nội
Chi phÝ s¶n xuÊt trong doanh nghiÖp lµ toµn bé hao phÝ vÒ lao ®éng sèng vµ lao ®éng vËt ho¸ trong mét thêi kú nhÊt ®Þnh ®îc biÓu hiÖn b»ng tiÒn.
Mét trong nh÷ng môc tiªu phÊn ®Êu cña c¸c doanh nghiÖp lµ tiÕt kiÖm chi phÝ vµ h¹ gi¸ thµnh s¶n phÈm. §Ó thùc jiÖn môc tiªu nµy doanh nghiÖp ph¶i sö dông nhiÒu biÖn ph¸p kh¸c nhau nh : qu¶n lý c«ng cô kÕ to¸n mµ cô thÓ lµ kÕ to¸n tËp hîp chi phÝ thiÕt yÕu trong hÖ thèng c¸c biÖn ph¸p. §©y lµ kh©u träng t©m cña toµn bé c«ng t¸c chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm, nghÜa lµ x¸c ®Þnh ®ãi tîng tËp hîp chi phÝ SX phï hîp víi ®iòu kiÖn SX kinh doanh cña doanh nghiÖp vµ tho¶ m·n yªu cÇu qu¶n lý .
Gi¸ thµnh s¶n phÈm thuéc lo¹i h×nh SXKD cña c«ng ty bao gåm c¸c kho¶n chi phÝ sau :
- Chi phÝ NVL trùc tiÕp : bao gåm c¸c chi phÝ vÒ NVL chÝnh vµ NVL phô .
+ NVL chÝnh bao gåm nh÷ng thø NVL khi tham gia vµo qu¸ tr×nh SX nã cÊu thµnh thùc thÓ SP. Trong thùc tÕ NVL chÝnh sö dông vµo SX cña c«ng ty bao gåm c¸c lo¹i s¾t, t«n, thÐp …Gi¸ trÞ trong gi¸ thµnh SP ë c«ng ty chiÕm tõ 60 – 70% .
2.2 §èi tîng vµ quy tr×nh tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm.
2.2.1 Chøng tõ sö dông ban ®Çu.
Trong c«ng t¸c kÕ to¸n tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm, viÖc thu thËp c¸c chøng tõ sö dông ban ®Çu nh»m ®¶m b¶o nguyªn t¾c tÝnh ®óng, tÝnh ®ñ, kÞp thêi lµ rÊt cÇn thiÕt vµ quan träng. T¹i c«ng ty C¬ khÝ Hµ Néi, kÕ to¸n tËp hîp CPSX vµ tÝnh GTSP sö dông c¸c lo¹i chøng tõ sau:
@ §èi víi chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp, chøng tõ tËp hîp gåm cã: b¶n dù trï vËt t (®Þnh møc vËt t), phiÕu cÊp vËt t, b¶ng ph©n bæ vËt liÖu – c«ng cô dông cô do kÕ to¸n tù lËp…
@ §èi víi chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp, chøng tõ tËp hîp gåm cã: b¶ng ph©n bæ quü l¬ng, b¶ng tæng hîp lao vô tiÒn l¬ng toµn c«ng ty, b¶ng tæng hîp l¬ng vµ b¶o hiÓm x· héi toµn c«ng ty…
@ §èi víi chi phÝ s¶n xuÊt chung, chøng tõ tËp hîp gåm cã: b¶ng ph©n bæ khÊu hao toµn c«ng ty, b¶ng ph©n bæ ®iÖn níc, b¶ng ph©n bæ chi phÝ vËn t¶i, b¶ng kª sè 6 – tËp hîp chi phÝ tr¶ tríc….
2.2.2 §èi tîng tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm.
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Do vậy việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác tập hợp chi phí sản xuất. Hơn nữa xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sao c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27524.doc