Tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thuốc Lá Thăng Long (nhật ký chứng từ - Ko lý luận - máy): ... Ebook Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thuốc Lá Thăng Long (nhật ký chứng từ - Ko lý luận - máy)
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thuốc Lá Thăng Long (nhật ký chứng từ - Ko lý luận - máy), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
khoa kÕ to¸n
&
¬
chuyªn ®Ò thùc tËp TèT NGHIÖP
§Ò tµi:
hoµn thiÖn kÕ to¸n TËP HîP CHI PHÝ s¶n xuÊt
vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm t¹i C¤NG TY
THUèC L¸ TH¡NG LONG
Gi¸o viªn híng dÉn : PTS.TS. PH¹M THÞ G¸I
Sinh viªn thùc hiÖn : PH¹M THÞ THANH THUû
Líp : KÕ TO¸N TæNG HîP 47C
Hµ Néi - 2009
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BK
Bảng kê
CP NCTT
Chi phí nhân công trực tiếp
CP NVLTT
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP SXC
Chi phí sản xuất chung
ĐVT
Đơn vị tính
KHVT
Kế hoạch vật tư
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
KTCĐ
Kỹ thuật cơ điện
KTCN
Kỹ thuật công nghệ
Lãi ST
Lãi sau thuế
Lãi TT
Lãi trước thuế
NKCT
Nhật ký chứng từ
NVCSH
Nguồn vốn chủ sở hữu
NVL
Nguyên vật liệu
QLCL
Quản lý chất lượng
TCKT
Tài chính kế toán
TCNS
Tổ chức nhân sự
TNBQ1LĐ
Thu nhập bình quân 1 lao động
TSCĐ
Tài sản cố định
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
VNĐ
Việt Nam Đồng
XDCB
Xây dựng cơ bản
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty Thuốc Lá Thăng Long 7
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức sản xuất tại công ty Thuốc Lá Thăng Long 10
Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc lá bao mềm 11
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 12
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức NKCT tại công ty Thuốc Lá Thăng Long 15
Sơ đồ 1.6: Quy trình xử lý thông tin kế toán của phần mềm kế toán tại công ty 16
Sơ đồ 1.7:Quy trình luân chuyển chứng từ 18
Sơ đồ 2.1: Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 22
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu 5
Biểu 1.2: Thuế suất TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá 6
Biểu 2.1:Phiếu xuất kho 26
Biểu 2.2: Bảng kê và phân bổ vật tư 28
Biểu 2.3: Bảng kê số 4 ( TK 621) 29
Biểu 2.4: Sổ Cái TK 621 30
Sơ đồ 2.2: Quy trình hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp 32
Biểu 2.5: Bảng thanh toán tiền lương ( Phân xưởng bao mềm) 33
Biểu 2.6: Bảng thanh toán tiền lương PX Bao Mềm 35
Biểu 2.7: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 37
Biểu 2.8: Bảng kê số 4 ( TK 622) 38
Biểu 2.9: Sổ Cái TK 622 40
Biểu 2.10: Phiếu xuất kho 43
Biểu 2.11: Phân bổ KHCB và trích trước sửa chữa lớn TSCĐ 45
Biểu 2.12: Bảng kê số 4( TK 627) 47
Biểu 2.13: Sổ Cái TK 627 48
Biểu 2.14: Bảng kê số 4 ( Tập hợp chi phí sản xuất) TK 154-1543 49
Biểu 2.15: Bảng kê số 4 Tập hợp chi phí sản xuất( TK 154) 50
Biểu 2.16: Nhật ký chứng từ số 7 51
Biểu 2.17: Sổ Cái TK 154( Trích) 53
Biểu 2.18: Bảng tổng hợp sản phẩm hoàn thành tháng 2/2009 54
Biểu 2.19: Bảng phân bổ tiền lương 622 56
Biểu 2.20: Bảng phân bổ tiền lương nhân viên phân xưởng 57
Biểu 2.21: Bảng phân bổ khấu hao cơ bản 58
Biểu 2.22: Bảng phân bổ điện nước 58
Biểu 2.23: Bảng phân bổ vật tư- vật liệu 59
Biểu 2.24: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung 60
Biểu 2.25: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính 61
Biểu 2.26: Bảng kê vật tư cho sản xuất sản phẩm 62
Biểu 2.27: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm 64
Biểu 2.28: Bảng tính giá thành sản phẩm 65
Biểu 3.1: Bảng kê chi tiết công cụ dụng cụ 70
Biểu 3.2: Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ 71
Biểu 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính phản ánh hiệu quả CPSX của Công ty Thuốc Lá Thăng Long 75
LỜI MỞ ĐẦU
Để quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay sản xuất dịch vụ của một doanh nghiệp nói riêng, một nền kinh tế quốc dân của một nước nói chung đều cần phải sử dụng rất nhiều các công cụ quản lý khác nhau, đặc biệt cần phải nhắc đến công tác kế toán. Với sự phát triển chung của đất nước, của mỗi doanh nghiệp, kế toán trở thành công cụ quan trọng để quản lý tài sản và các hoạt động kinh doanh. Đồng thời kế toán cũng cung cấp những thông tin, số liệu tin cậy giúp nhà nước điều hành vĩ mô và kiểm soát nền kinh tế.
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay các doanh nghiệp đều có những chiến lược nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp được giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có công tác hạch toán chi phí giá thành chính xác và kịp thời. Giá thành của sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng không chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh mà nó còn phản ánh chất lượng quản lý vật tư, lao động và tiền vốn. Chính vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp.
Là một công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá, các sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú về chủng loại luôn chiếm thị phần lớn trên thị trường. Công ty luôn chấp hành các quy định của pháp luật trong việc sản xuất thuốc lá và đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước hàng năm. Tại công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng luôn được coi trọng và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu quản lý nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặc dù kế toán tại công ty Thuốc Lá Thăng Long đã khá hoàn thiện. Tuy nhiên sau thời gian thực tập tại đây với sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú trong phòng tài chính-kế toán và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS Phạm Thị Gái em thấy công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số tồn tại. Chính vì thế em lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Thuốc Lá Thăng Long”
Kết cấu chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty Thuốc Lá Thăng Long
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Thuốc Lá Thăng Long
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Thuốc Lá Thăng Long.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THUỐC LÁ
THĂNG LONG
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1955 theo quyết định số 2990/QĐ- TTg của phủ Thủ tướng, đồng chí Trịnh Văn Ty và một số đồng chí khác đã được Vụ Quản lý các xí nghiệp giao nhiệm vụ khảo sát tình hình thực tế và lập hồ sơ thành lập nhà máy sản xuất thuốc lá quốc doanh. Đây là bước đầu đánh dấu việc sản xuất thuốc lá với quy mô công nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước.
Ngày 6/1/1957, bao thuốc lá đầu tiên được xuất xưởng mang nhãn hiệu Thăng Long trong niềm vui sướng của những người chứng kiến. Ngày này đã được coi là ngày thành lập công ty thuốc lá Thăng Long.
Ngày 6/12/2005 Thủ tướng Chính Phủ ban hành quyết định số 318/QĐ-TTg chuyển nhà máy Thuốc Lá Thăng Long thuộc Tổng Công ty Thuốc Lá Việt Nam thành Công ty TNHH 1 thành viên Thuốc Lá Thăng Long với 100% vốn nhà nước với những đặc điểm sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh theo số: 0104000336 ngày 6/1/2006
- Công ty đặt tại trụ sở : 235 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân- Hà Nội.
- Mã số thuế: 100100054
- Số tài khoản : 150031100003 mở tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Tên công ty: Công ty TNHH 1 thành viên Thuốc Lá Thăng Long.
- Tên giao dịch: Công ty Thuốc Lá Thăng Long
- Tên giao dịch quốc tế: THĂNG LONG TOBACO COMPANY LIMITED có tên viết tắt là Vinataba Thăng Long.
- Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu, sửa chữa và gia công các thiết bị chuyên nghành thuốc lá và các nghành nghề khác theo quy định của pháp luật.
- Điện thoại: (043) 8584441 – 8584342.
- Fax: (043) 8584344
Từ khi hình thành đến nay công ty Thuốc Lá Thăng Long trải qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1:( 1957-1986) Đây là thời kỳ công ty mới thành lập cũng là thời kỳ miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Công ty gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu và sự chống phá của các nước đế quốc. Tuy nhiên với những nỗ lực không ngừng công ty đã đạt được những thành quả đáng kể, một số loại thuốc mới được đưa vào sản xuất và thu được phản hồi tốt từ người tiêu dùng, tăng doanh thu cho công ty, trước những thành tích đó trong vòng 2 năm 1959, 1960 đã có 3 lần được Bác Hồ về thăm, các sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng nước ngoài biết đến.Chỉ tính riêng trong năm 1984 công ty có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài 80 triệu bao sản phẩm của công ty ngày càng chiếm lĩnh được thị trường.
Giai đoạn 2 ( 1986-2005) : Đây là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt đáng kể của công ty. Đại hội Đảng VI với chủ trương xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp. Đứng trước những thay đổi đó công ty đã có những chính sách phù hợp để thích ứng với thị trường.Công ty đã có những sáng kiến tiến bộ. Cụ thể như cuống lá thuốc lá trước đây không sử dụng được bỏ đi nay đã sử dụng tiết kiệm được chi phí sản xuất, máy móc hiện đại được thay thế trong những năm 1996-2000 giúp công ty tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Giai đoạn 3 từ năm 2005 đến nay: Đây là giai đoạn chuyển mình của công ty. Theo nghị định số 63/2001/NĐ-CP về chuyển DNNN và quyết định 318/2005/QĐ-TTg của Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chuyển nhà máy thuốc lá Thăng Long thành công ty TNHH 1 thành viên với 100% vốn nhà nước.Từ đó đến nay công ty vẫn tiếp tục sản xuất kinh doanh tốt và ngày càng hiệu quả hơn.
Sau đây là một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của công ty từ năm 2006 đến năm 2008:
Biểu 1.1
Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu
(đơn vị : triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1
Doanh thu thuần
862328
872863
891612
2
Lãi TT
20731
29018
31492
3
Lãi ST
14926
20893
22674
4
Tổng tài sản
302015
310320
31036
5
Tổng NVCSH
152764
154125
153826
6
TN BQ 1 LĐ
40,8
43,2
48,0
(Nguồn : Phòng kế toán)
Qua bảng kết quả trên ta thấy doanh thu của Công ty tăng đều qua các năm: năm 2007 tăng 10,535 tỷ so với năm 2006 tương ứng với tỉ lệ tăng 1,22%, năm 2008 tăng 18,794 tỷ so với năm 2007 tương ứng với tỉ lệ tăng 2,15% dẫn đến lợi nhuận cũng tăng theo qua các năm. Đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng tăng lên. Lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng qua các năm phản ánh đóng góp của công ty cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Đây là kết quả đáng được thán phục đối với một doanh nghiệp sản xuất thuốc lá.
Sản phẩm của công ty là mặt hàng bị điều tiết thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện nay mức thuế TTĐB của mặt hàng này là 65%.
Biểu 1.2
Thuế suất TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá
Loại thuốc lá
Thuế suất (%)
Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu
65
Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất bằng nguyên liệu trong nước
65
Thuốc lá điếu không có đầu lọc
65
Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh:
Đặc điểm về tổ chức quản lý:
Công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến- chức năng. Mô hình này tập hợp được ưu điểm của mô hình trực tuyến và mô hình chức năng và khắc phục được nhược điểm của 2 mô hình. Đó là giám sát và kiểm soát chặt chẽ cấp dưới có sự chuyên môn hoá theo chức năng tạo hiệu quả công việc, đồng thời tránh sự suy yếu chế độ thủ trưởng do các phòng ban chỉ chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ một thủ trưởng, từ đó tạo sự thống nhất và lôgic trong các quyết định.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty Thuốc Lá Thăng Long
Giám đốc
Các PGĐ
PGĐ kỹ thuật
P
Thị
trường
P
KH
vật
tư
P
TC
KT
P
Tiêu
thụ
P
TC
NS
P
Hành chính
P
NVL
P
QL CL
P
KT
CĐ
P
KT
CN
Các kho
Đội bốc xếp
Kho thành phẩm
Nhà ăn ca
Nhà khách
Trạm y tế
Tổ XDCB
Đội xe tải
Các phân xưởng
Ban
bảo
vệ
Chức năng của các phòng ban:
- Giám đốc : là người điều hành tổ chức và quyết định mọi hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc: là người hỗ trợ, giúp đỡ giám đốc, là người điều hành trực tiếp các phòng ban.
- Phòng hành chính: giúp giám đốc tất cả các công việc liên quan đến công tác hành chính trong công ty và nhiệm vụ quản lý Công ty về văn thư, lưu trữ tài liệu, bảo mật, đối nội đối ngoại, quản lý trong công tác xây dựng cơ bản và hành chính quản trị, đời sống , y tế…
- Phòng tài chính- kế toán: tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính kế toán, tổ chức quản lý mọi mặt liên quan đến công tác tổ chức kế toán.
- Phòng quản lý chất lượng: có nhiệm vụ kiểm định chất lượng sản phẩm và kiểm tra, giám sát chất lượng trên từng công đoạn của dây chuyền sản xuất, phát hiện những sai sót , báo cáo giám đốc, khắc phục , kiểm tra chất lượng sản phẩm khi xuất kho, xác định nguyên nhân hàng bán bị trả lại, bị giảm giá (nếu có). Đồng thời quản lý dụng cụ đo lường được trang thiết bị.
- Phòng thị trường: theo dõi biến động của thị trường qua bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị đại lý…soạn thảo để đưa ra các chương trình, kế hoạch, chiến lược, tham gia công tác điều hành hoạt động marketing, tìm các hình thức quảng cáo sản phẩm, tham gia công tác thiết kế quảng cáo, thiết kế sản phẩm mới, tham gia triển lãm, hội trợ.
- Phòng tiêu thụ: tham mưu cho giám đốc về công tác tiêu thụ của công ty, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từng tháng, từng quý , năm cho từng vùng miền, đại lý. Theo dõi tình hình tiêu thụ của từng vùng, miền dân cư thông qua hệ thống mạng lưới các đại lý, kết hợp với phòng thị trường để mở rộng thị trường tiêu thụ, thực hiện ký kết các hợp đồng. Tổng hợp lập báo cáo tiêu thụ về số lượng, chủng loại phục vụ công tác đánh giá hiệu quả kinh doanh, đưa ra phương hướng kinh doanh trong thời gian tới.
- Phòng kế hoạch vật tư: phục vụ công tác lập kế hoạch cho sản xuất kinh doanh của công ty: các kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Điều hành sản xuất theo kế hoạch thị trường, xây dựng định mức kinh kế kỹ thuật, thống kê theo dõi công tác tiết kiệm. Lập kế hoạch về nhu cầu vật tư phục vụ sản xuất từng tháng, quý, năm. Ký các hợp đồng mua bán vật tư, bảo quản, cấp phát kịp thời cho sản xuất. Tổng hợp và báo cáo định kỳ lên cấp trên tình hình sản xuất.
- Phòng nguyên vật liệu: ký kết các hợp đồng thu mua nguyên vật liệu theo vùng, cấp, chủng loại…Nghiên cứu thổ nhưỡng, giống thuốc lá, tổ chức ký kết hợp đồng, chỉ đạo gieo cấy, hái sấy.
- Phòng tổ chức nhân sự: giúp giám đốc về công tác tổ chức bộ máy cán bộ, lao động tiền lương, quản lý về bảo hiểm lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động, giải quyết các vấn đề về chế độ lao động, và tổ chức đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật.
- Ban bảo vệ: thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhà máy,an ninh chính trị, kinh tế, trật tự trong công ty. Thực hiện công tác quân sự địa phương.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: giúp giám đốc trong công tác kỹ thuật, quản lý máy móc,thiết bị của công ty. Theo dõi và quản lý các máy móc thiết bị cơ khí chuyên dùng, thiết bị hơi nước, máy lạnh…Đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ về kỹ thuật.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: có chức năng quản lý công tác kỹ thuật sản xuất, tiếp nhận trực tiếp các chỉ thị của giám đốc và quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu, hương liệu. Đồng thời nghiên cứu, phối chế đưa ra các sản phẩm mới với chất lượng và bao bì phù hợp với thị hiếu của từng vùng miền.
1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Công tác quản lý tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ luôn là những yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chính vì thế công ty Thuốc Lá Thăng Long luôn đề cao công tác tổ chức sản xuất và chú trọng đến quy trình công nghệ.
* Về tổ chức sản xuất:
Công ty áp dụng mô hình tổ chức sản xuất theo các phân xưởng. Mỗi phân xưởng sẽ có những đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau cùng vì mục tiêu sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt nhất, đồng thời để quản lý tốt các phân xưởng còn được phân thành các tổ như tổ vệ sinh, tổ điện, tổ văn phòng, tổ vận chuyển… Cơ cấu này có nhiều ưu điểm tạo thuận lợi cho sản xuất, tạo hiệu quả sản xuất, giảm bớt khâu trung gian, đồng thời giúp công ty hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu đặt ra và thích ứng dễ dàng với sự biến động của thị trường.
Sau đây là mô hình tổ chức sản xuất của công ty:
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức sản xuất tại công ty Thuốc Lá Thăng Long
Giám đốc
Các PGĐ
Phân xưởng sợi
Phân xưởng bao cứng
Phân xưởng bao mềm
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng hợp tác quốc tế
Phân xưởng sợi: Có nhiệm vụ chế biến sợi thuốc, phối chế lá thuốc thành sợi thuốc thành phẩm khác nhau cho từng loại thuốc lá khác nhau. Nguyên liệu được đưa đến phân xưởng qua quy trình chế biến, với các công thức kết hợp với nhiều loại hương liệu khác nhau sẽ tạo thành các loại thành phẩm với hương vị khác nhau đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
Phân xưởng bao cứng :có nhiệm vụ là nhập nguyên liệu từ kho về và chế biến thành các các sản phẩm bao cúng như Vinataba, Hồng Hà…
Phân xưởng bao mềm: sản xuất các sản phẩm bao mềm như Thăng Long, Hoàn Kiếm, Điện Biên…và các sản phẩm không có đầu lọc.
Phân xưởng cơ điện: thực hiện việc sửa chữa, bảo trì các thiết bị máy móc tại các phân xưởng, đảm bảo nhu cầu điện, nước cho việc sản xuất và toàn bộ công ty.
Phân xưởng hợp tác quốc tế ( Dunhill): có nhiệm vụ tiến hành sản xuất hợp tác với hãng Rothmans. Nguyên vật liệu được công ty hợp tác gửi sang , sau đó tiến hành chế biến các sản phẩm theo quy trình công nghệ của hãng. Sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ được nhập kho và đưa ra thị trường thiêu thụ.
* Về quy trình công nghệ:
Các sản phẩm của công ty Thuốc Lá Thăng Long được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, khép kín qua nhiều khâu khác nhau, sản phẩm ở giai đoạn này được coi là đầu vào sản xuất cho các giai đoạn tiếp theo. Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc lá bao mềm.
Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc lá bao mềm
Nguyên vật liệu
Hấp chân không
Cắt ngọn, phối trộn
Làm cuống lá, cắt ngọn
Tách cuộng
Làm ẩm ngọn lá
Thùng trữ, phối, ủ lá
Gia liệu
Thái lá
Sấy sợi
Thái cuống
Hấp ép cuộng
Thùng trữ cuộng
Làm ẩm cuộng
Trương nở cuộng
Sấy sợi cuộng
Phân ly sợi cuộng
Thùng trữ sợi cuộng
Phối trộn sợi lá sợi cuộng
Phun hương
Thùng trữ phối sợi
Cuốn điếu
Đóng bao
Đóng tút
Đóng kiện
Kho thành phẩm
1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Công tác kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Với hình thức kế toán này công ty chỉ tổ chức một phòng kế toán duy nhất, tuân theo một hình thức sổ nhằm đảm bảo tính thống nhất trong các giai đoạn hạch toán và tính thống nhất của các thông tin kế toán.
Kế toán trưởng ( trưởng phòng) là người quản lý và điều hành công việc chung của phòng với sự hỗ trợ của phó phòng và các kế toán viên. Với quy mô lớn, số lượng các nghiệp vụ phát sinh nhiều công ty có bộ máy kế toán được chuyên môn hoá phù hợp với công tác quản lý.
Phòng tài chính kế toán của công ty có 11 người trong đó 1 kế toán trưởng (trưởng phòng), 1 phó phòng, 6 kế toán viên, 2 kỹ sư tin học và 1 thủ quỹ. Có thể khái quát tổ chức bộ máy theo sơ đồ 1.4 sau đây:
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán giá thành và kết quả kinh doanh
Kế toán tiền gửi ngân hàng
Kế toán tạm ứng vật tư
Bộ phận tin học
KT thanh toán với người bán và KT xây dựng cơ bản
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
KT thanh toán với người mua và KT vật tư
Kế toán tiền mặt và các khoản phải nộp NSNN
Thủ quỹ
-Kế toán trưởng ( Trưởng phòng): chịu trách nhiệm chung trước giám đốc mọi hoạt động của phòng và các hoạt động khác của công ty liên quan đến tình hình tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của công ty.
-Kế toán thanh toán với người bán và kế toán xây dựng cơ bản : theo dõi tình hình biến động giá cả , số lượng vật tư ( chủ yếu là nguyên liệu thuốc lá), kiểm tra trực tiếp các chứng từ trước khi thanh toán, theo dõi công nợ phải trả với người bán. Đồng thời theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến công tác xây dựng cơ bản trong công ty.
-Kế toán tiền mặt: kiểm tra các thông tin trên chứng từ để lập các phiếu thu và phiếu chi cùng thủ quỹ so sánh đối chiếu số dư tồn quỹ trên sổ sánh với thực tế.
-Kế toán tiền gửi ngân hàng: thực hiện các việc trích lập quỹ đầu tư theo tỷ lệ 5%, theo dõi các giao dịch thông qua ngân hàng, số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng.
-Kế toán thanh toán với người mua và kế toán vật tư : theo dõi từng khách hàng về số luợng hàng, trị giá tiền hàng, thời gian thanh toán và số công nợ của từng khách hàng. Theo dõi các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh giấy tờ có giá. Kiểm tra các khoản thanh toán cho khách hàng( nếu có). Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thanh toán. Theo dõi công nợ với người bán nguyên vật liệu. Theo dõi tình hình Nhập- Xuất - Tồn của các loại vật tư trong công ty. Thực hiện kiểm kê định kỳ kho thành phẩm và vật tư hàng tháng, theo dõi giá cả nguyên vật liệu thông qua các hợp đồng,theo dõi tình hình đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá.
-Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: thanh toán các khoản lương và phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của giám đốc. Thanh toán các khoản BHYT,BHXH,KPCĐ cho người lao động theo chế độ hiện hành. Theo dõi việc trích lập và sử dụng qũy lương. Thanh toán các khoản thu, chi công đoàn.
-Kế toán tài sản cố định : theo dõi tài sản hiện có cũng như tình hình biến động tăng giảm của TSCĐ trong công ty. Hàng tháng tiến hành trích khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn ( nếu có). Tiến hành đánh giá lại TSCĐ theo quy định.
-Thủ quỹ: chịu trách nhiệm trong công tác thu chi tiền mặt, quản lý nguồn quỹ của công ty.Kiểm kê đột xuất và định kỳ theo quy định, bảo quản và lưu trữ các giấy tờ có giá: như séc, giấy nhận nợ…hay quản lý các hồ sơ về giấy tờ liên quan đến ký cược ký quỹ.
-Bộ phận tin học:Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành, bảo trì các thiết bị máy tính, cài đặt và hướng dẫn sủ dụng các phần mềm ứng dụng. Đồng thời theo dõi tình hình sử dụng các thiết bị máy tính, bảo trì thiết bị, bảo mật tài liệu.
1.3.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ sách
* Về hình thức ghi sổ:
Công ty Thuốc lá Thăng Long là một công ty có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều do đó công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật Ký Chứng Từ.
Quy trình ghi sổ được khái quát theo sơ đồ 1.5 sau:
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức NKCT tại công ty
Thuốc Lá Thăng Long
Chứng từ và bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng kê
Bảng phân bổ
Sổ tài khoản chi tiết
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Chú thích: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Quy trình ghi sổ như sau : Hằng ngày hay định kỳ căn cứ vào các chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ kế toán mà kế toán viên ghi vào Bảng kê và Nhật ký chứng từ, sổ chi tiết các tài khoản. Đồng thời phải có sự đối chiếu hàng ngày giữa bảng kê và nhật ký chứng từ. Nhật ký chứng từ sau khi lập xong được chuyển đến cho kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán ký duyệt rồi đưa đến cho kế toán tổng hợp để ghi vào sổ Đăng ký Nhật Ký Chứng Từ để ghi vào sổ cái hoặc sổ kế toán chi tiết .
Sau khi ghi đầy đủ các thông tin vào Bảng kê và Nhật Ký chứng từ kế toán tiến hành cộng phát sinh Nợ trên Bảng kê và phát sinh có trên Nhật Ký chứng từ, xác định số dư của từng tài khoản đối chiếu với số dư của tài khoản trên Sổ Cái xem tính khớp đúng về mặt số liệu làm căn cứ để lập bảng cân đối tài khoản.
Đối với các tài khoản mở sổ chi tiết thì các bảng tổng hợp chi tiết được lập dựa trên sổ ,thẻ kế toán chi tiết có kèm theo Nhật ký chứng từ.
Cuối tháng tiến hành cộng sổ, thẻ kế toán chi tiết lấy kết quả bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản đối chiếu với kết quả trên sổ cái. Các bảng tổng hợp chi tiết và bảng cân đối tài khoản là căn cứ để lập lên các báo cáo tài chính
Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán do các kỹ sư của công ty tự viết dựa trên ngôn ngữ lập trình Foxpro. Phần mềm này được áp dụng tất cả các phần hành kế toán.
Sơ đồ 1.6: Quy trình xử lý thông tin kế toán của phần mềm
kế toán tại công ty
Sổ kế toán chi tiết và tổng hợp
Các chứng từ kế toán
Phần mềm kế toán
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng một loại
* Về sổ sách kế toán:
Công ty Thuốc Lá Thăng Long là đơn vị hạch toán độc lập nên hệ thống sổ sách kế toán của công ty đều đầy đủ tuân theo quy định của Bộ Tài Chính và Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam.
Tất cả sổ sách chứng từ của công ty đều tuân theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Hệ thống sổ sách bao gồm các Bảng kê (dùng ghi nợ các tài khoản, được đánh thứ tụ từ 1 đến 11, không có Bảng kê số 7), NKCT (dùng ghi có các tài khoản được đánh thứ tự từ 1 đến 10), Bảng phân bổ: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội; Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, các bảng tổng hợp chi tiết và sổ chi tiết, sổ Cái.
1.3.3 Một số đặc điểm kế toán tài chính khác:
Là một doanh nghiệp nhà nước công ty Thuốc Lá Thăng Long luôn tuân thủ các chế độ kế toán ban hành. Trước đây công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 1141- TC/QĐ/ CĐKT ngày 1/1/1995 và số 167/2005/QĐ-BTC ngày 25/10/2005 của Bộ Tài Chính ban hành. Hiện nay công ty áp dụng chế độ kế toán được ban hành bởi quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
* Về chứng từ kế toán:
Hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng theo mẫu của Bộ Tài Chính.Việc lập, kiểm tra và luân chuyển chứng từ tuân theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập thành chứng từ kế toán. Các chứng từ sau khi lập được kiểm tra có đầy đủ các yếu tố, tính hợp lệ, hợp pháp của các thông tin liên quan trên chứng từ sẽ được sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán, sau đó được đưa vào lưu trữ.
Ta có thể khái quát quy trình luân chuyển chứng từ của công ty theo sơ đồ 1.7 sau:
Sơ đồ 1.7:Quy trình luân chuyển chứng từ
Nhân viên các phòng ban
Kế toán phần hành
Kế toán trưởng
Giám đốc
Kế toán phần hành
Kế toán trưởng
Tập hợp và phân loại chứng từ
Lập các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ
Kiểm tra chứng từ và ký duyệt
Kiểm tra và ký duyệt
Ghi sổ chi tiết
Ghi vào sổ Cái và lập báo cáo
* Về hệ thống tài khoản và các báo cáo tài chính
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản và báo cáo kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và đồng nhất với quyết định số 20/TLVN-TV-QĐ ngày 17/01/1996 của Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam.Các tài khoản được chi tiết thành các tài khoản cấp 2, 3 phù hợp với công tác hạch toán kế toán. Ví dụ tài khoản 621 của công ty được chi tiết thành tài khoản cấp 2: 6211 “Chi phí nguyên vật liệu chính”. Ngoài ra để phản ánh số chi phí nguyên vật liệu chính tại phân xưởng bao mềm công ty còn chi tiết thành các tài khoản 6211B “ CP NVL chính phân xưởng bao mềm”,6211CB “ CP NVL chính phân xưởng bao mềm chuyển sang phân xưởng bao cứng”, 6211SB “ CP NVL chính phân xưởng bao mềm sản xuất sản phẩm xuất khẩu”…
Đối với các báo cáo kế toán đều tuân thủ những quy định chung và phù hợp với công tác kế toán nhằm phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của công ty tại một thời điểm, kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong một thời kỳ nhất định của công ty. Tuy nhiên hiện nay công ty chưa lập hệ thống báo cáo quản trị. Hệ thống báo cáo kế toán chỉ bao gồm các báo cáo kế toán tài chính bao gồm 4 báo cáo sau đây:
Báo cáo kết quả kinh doanh ( Mẫu B01-DN)
Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B02-DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09-DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu B03- DN)
Cuối năm các báo cáo này được gửi đến Ban lãnh đạo công ty, Tổng công ty, các cơ quan của Nhà nước như Cơ quan thuế, Tổng cục thống kê…
Ngoài đặc điểm kế toán trên công ty còn có một số đặc điểm kế toán cụ thể trên:
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12, đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam Đồng ( VNĐ), hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế phát sinh ( tỷ giá này dựa trên tỷ giá thực tế của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam) và đánh giá chênh lệch tỷ giá ngoại tệ được thực hiện vào cuối năm tài chính.
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, việc đánh giá TSCĐ dựa trên nguyên giá.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp hàng tồn kho, và phương pháp sổ số dư đối với hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; tính giá xuất theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ và tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối năm tài chính.
Công ty áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ đối với thuế giá trị gia tăng. Thực hiện thông tư 84/2008/TT-BTC về hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập các nhân.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG
2.1 Đặc điểm hạch toán CPSX và tính giá thành tại công ty Thuốc Lá Thăng Long
2.1.1 Đối tượng hạch toán CPSX:
Để hạch toán CPSX một cách kịp thời, chính xác thì công việc đầu tiên của nhà quản lý đó là xác định đối tượng hạch toán CPSX. Đây là công việc quan trọng nhất đối với kế toán quá trình sản xuất. Với quy trình sản xuất hiện đại, khép kín, và phức tạp đồng thời các sản phẩm sản xuất ra đa dạng, nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình tập hợp CPSX rất đa dạng và với những quy mô, địa điểm phát sinh khác nhau chính vì thế để tiện cho công tác tập hợp chi phí công ty Thuốc lá Thăng Long xác định đối tượng tập hợp chi phí theo nơi phát sinh ra chi phí. Đó là các phân xưởng.
Sản phẩm của công ty trước khi nhập kho trải qua quá trình sản xuất tại các phân xưởng đã nói ở trên. Các phân xưởng Sợi, bao cứng, bao mềm được tập hợp riêng chi phí phát sinh cho từng phân xưởng sau đó sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm mà phân xưởng sản xuất, còn riêng với phân xưởng cơ điện do có chức năng đặc thù nên các chi phí ở phân xưởng này được tập hợp phục vụ công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc nên chi phí phát sinh tại phân xưởng này không phải phân bổ cho bất kỳ sản phẩm nào.
Đặc điểm của các khoản mục hạch toán chi phí:
Để thuận tiện cho công tác hạch toán CPSX công ty tiến hành phân loại chi phí theo khoản mục phí. Đây là cách phân loại có nhiều ưu điểm và thích hợp với một doanh nghiệp sản xuất. Bởi CPSX cấu tạo lên giá thành sản phẩm nên phân loại chi phí theo khoản mục phí sẽ giúp công ty dễ dàng theo dõi ảnh hưởng từng khoản mục đến giá thành sản phẩm từ đó sẽ có ích trong công tác tiết kiệm chi phí nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Các khoản mục chi phí bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí như nguyên liệu chính lá Thuốc lá và chi phí của nguyên liệu phụ như giấy cuốn, giấy bạc, hương liệu,bìa hộp, sát vàng, đầu lọc, giấy bọc…
Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tất cả các khoản liên quan đến tiền lương chính, lương phụ , tiền thưởng, các khoản phụ cấp khác, tiền BHXH, BHYT,KPCĐ… mà công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí phát sinh trong phân xưởng phục vụ cho nhu cầu chung trong phân xưởng như: chi phí lương cho quản đốc phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ, chi khấu hao, chi bằng tiền khác…
Tất cả các khoản chi phí sẽ được hạch toán vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ theo trình tự hạch toán gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Tập hợp các khoản mục chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tính giá.
Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho tưng đối tượng tính giá.
Bước 3: Tập hợp chi phí và xác định._. giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Bước 4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành.
2.1.3 Các loại chứng từ, tài khoản, sổ sách sử dụng và quy trình ghi sổ:
Các chứng từ được sử dụng trong phần hành được sử dụng như các chứng từ gốc của các phần hành khác ( phiếu chi, hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho, xuất kho…) và các bảng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.
Các tài khoản được chi tiết phù hợp với công tác hạch toán bao gồm TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”; TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK 627 “Chi phí sản xuất chung”; TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Sổ sách được sử dụng trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất bao gồm sổ Cái và chi tiết tài khoản 612, 622 ,627, 154 ;nhật ký chứng từ số 7 ; các bảng kê số 4,5,6.
Quy trình ghi sổ được tiến hành theo sơ đồ 2.1 sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chứng từ gốc và bảng phân bổ
Bảng kê số 4
Bảng kê số 5
Bảng kê số 6
Bảng tính giá thành SP
Nhật ký chứng từ số 7
Số cái các TK 621,622,627,154
Báo cáo tài chính
2.1.4 Ví dụ minh hoạ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thuốc Lá Thăng Long:
Để minh họa cho việc tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm của công ty, sau đây em xin nêu ví dụ về quy trình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm Sa Pa bao mềm ( được sản xuất tại phân xưởng bao mềm) trong tháng 2/ 2009:
Sa Pa bao mềm là một sản phẩm truyền thống, có sản lượng tiêu thụ lớn trên thị trường ( khoảng trên 500 000 sản phẩm/tháng). Đặc điểm của sản phẩm này đó là có giá cả phải chăng phù hợp với nhiều tầng lớp dân cư.
Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm Sa Pa bao mềm công ty tập hợp như sau:
Toàn bộ chi phí sản xuất sẽ được các nhân viên thống kê phân xưởng ghi chép rồi gửi lên phòng kế toán. Căn cứ vào các thông tin do nhân viên thống kê phân xưởng cung cấp các kế toán viên từng phần hành sẽ tiến hành ghi sổ và lập bảng phân bổ gửi lên cho kế toán chi phí và tính giá thành để tính giá thành cho Sa Pa bao mềm.
Đối với chi phí nguyên vật liệu chính được tập hợp cho từng sản phẩm qua việc tập hợp các phiếu xuất kho cho sản xuất sản phẩm Sa Pa bao mềm. Còn đối với chi phí nguyên vật liệu phụ ( nhãn tút, giấy cuốn,bạc thiếc, sáp…) sẽ được tập hợp chung và phân bổ cho từng sản phẩm theo sản lượng quy đổi ( quy tất cả các sản phẩm về bao 20 điếu).
Đối với CPNCTT sẽ được công ty tập hợp theo từng phân xưởng, CPNCTT sau khi lên sổ cái TK 622 sẽ được phân bổ cho sản phẩm Sa Pa bao mềm theo sản lượng quy đổi ( quy đổi tất cả các sản phẩm về bao 20 điếu).
Đối với CPSXC cũng được tập hợp chung cho từng phân xưởng, sau đó lên sổ cái TK 627 ( không chi tiết cho từng phân xưởng). CPSXC sẽ được phân bổ cho sản phẩm Sa Pa bao mềm theo sản lượng quy đổi theo doanh thu, trừ chi phí khấu hao cơ bản vẫn phân bổ theo sản lượng quy đôi theo doanh thu.
Các nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất sản phẩm này bao gồm: thuốc sơ chế, vàng sấy T/C, Ấn Độ , Nâu Gia Lai loại 4…
2.2 Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp:
* Đặc điểm nguyên vật liệu :
Nguyên vật liệu chính của công ty là lá Thuốc lá.
Nguyên vật liệu phụ là: đầu lọc, giấy cuốn, bao bì…
Công ty thuốc lá thu mua nguyên vật liệu theo phương thức rải vụ. Phương thức này được áp dụng từ lâu nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao. Thu mua rải vụ đảm bảo lượng nguyên vật liệu tồn kho hợp lý, không bị giảm chất lượng nguyên vật liệu. Hiện nay nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho công ty chủ yếu là các vùng miền núi trung du phía Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn và một số tỉnh ở Tây Nguyên như Gia Lai. Đồng thời công ty cũng nhập nguyên liệu từ nước ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ…) để sản xuất các loại thuốc lá chất lượng cao phục vụ nhu cầu của thị trường như Thăng Long hộp, Vinataba, Goldfish B.C…
Lá thuốc là loại vật liệu dễ bị ảnh hưởng cuả điều kiện môi trường nên để đảm bảo chât lượng sản phẩm công ty luôn coi trọng công tác bảo quản vật liệu. Vật liệu được bảo quản trong những điều kiện thích hợp( nhiệt độ, độ ẩm ) đảm bảo chất lượng tốt. Các nguyên vật liệu phụ như hương liệu, đầu lọc, keo, vật liệu bao bì, nhiên liệu dầu đốt, nhớt… được bảo quản tại các kho vật liệu, kho nhiên liệu khác.
Đối với các nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất bị hỏng, ẩm mốc, rách không thể sử dụng được kế toán tại các phân xưởng sẽ tiến hành theo dõi, tập hợp và thống kê rồi báo cho phòng kế toán để tính vào chi phí sản xuất cho kỳ.
* Đặc điểm hạch toán chi phí nguyên vật liệu:
Do đặc trưng của nghành sản xuất thuốc lá, chi phí NVL luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm ( khoảng 70% đến 80%) của công ty nói chung, và khoảng 80% tổng giá thành của sản phẩm Sa Pa bao mềm nói riêng ( trong đó CP NVL chính chiếm khoảng 49%, CP vật tư- phụ liệu chiếm khoảng 33,8%). Vì vậy nên hạch toán chi phí NVLTT chính xác luôn là yêu cầu đặt ra đối với công tác kế toán tại công ty Thuốc Lá Thăng Long.
Tất cả các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp vào tài khoản 621 và theo dõi lượng NVL xuất dùng sản xuất từng sản phẩm sau đó khi tính giá thành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sẽ lập bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính cho từng mác sản phẩm theo sản lượng sản xuất có quy đổi. Số lượng sản phẩm quy đổi được xác định dựa trên việc quy tất cả số lượng các sản phẩm về bao 20 điếu.
Công thức quy đổi theo sản phẩm loaị 20 điếu:
Nếu sản phẩm là loại bao 20 điếu thì số lượng SP quy đổi = số lượng sản phẩm nhập kho.
Nếu sản phẩm là loại 10 điếu thì :
Số lượng SP quy đổi = số lượng nhập kho x 0,5
Đối với chi phí nguyên vật liệu phụ việc tập hợp chi phí sẽ được tập hợp chung và phân bổ cho từng mác sản phẩm theo sản lượng quy đổi theo doanh thu.
Công ty quy đổi sản phẩm theo doanh thu:
Số lượng SP quy đổi = số lượng SP nhập kho x Tỷ lệ quy đổi theo doanh thu
Tỷ lệ quy đổi theo doanh thu( dựa trên mức doanh thu của kỳ trước) = Doanh thu sản phẩm i/ Tổng doanh thu
* Tài khoản và các chứng từ sử dụng:
Để hạch toán chi phí NVLTT kế toán sử dụng tài khoản 621 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2: 6211 và 6213 tập hợp cho từng phân xưởng.
TK 6211 “ CP NVL sản xuất sản phẩm công nghiệp” đươc chi tiết thành 6211A: “ CP NVL tại phân xưởng Sợi”; 6211B: “ CP NVL tại phân xưởng bao mềm”, 6211 C “ CP NVL tại phân xưởng bao cứng”
TK 6213 “ CP NVL sản xuất gia công chế biến”
TK 15211 “ Chi phí nguyên vật liệu chính nội”
TK 15212 “ Chi phí nguyên vật liệu chính ngoại”
TK 1522 “ Chi phí nguyên vật liệu phụ”
Từ các chứng từ như : phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng tổng hợp nhập, xuất tồn, bảng kê nhập xuất tồn kế toán nguyên vật liệu lập bảng kê và phân bổ vật tư rồi chuyển đến cho kế toán chi phí giá thành hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chẳng hạn ngày 01/02/2009 theo nhu cầu sản xuất loại sản phẩm là thuốc lá Sa Pa bao mềm xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng sợi như sau:
Biểu 2.1:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 01 tháng 02 năm 2007
Người nhận hàng: Nguyễn Văn Minh Địa chỉ( Bộ phận): Phân xưởng Sợi
Lý do xuất: Xuất dùng cho sản xuất
Lô số 11
Sản xuất thuốc lá bao mềm Sa Pa
STT
Mã số
Tên nguyên vật liệu
ĐVT
Số lượng
Giá
Thành tiền
Chứng từ
Thực xuất
1
04N+40362
vàng sấy T/C loại C/BS
kg
500
500
2
02N+20204
Nâu Gia Lai loại 4
kg
900
900
3
06N+06201
Cuộn vàng sấy
kg
750
748
4
03N+31104
Ấn Độ TLP2/T-Cty XNK
kg
400
400
Cộng
2550
2548
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách NVL Người nhận hàng Thủ kho
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Sau khi xuất kho căn cứ vào số lượng vật liệu xuất và số lượng vật liệu trong kho thủ kho sẽ tiến hành lập thẻ kho theo tình hình biến động tăng giảm của vật liệu. Thẻ kho sẽ được chuyển lên cho kế toán nguyên vật liệu chính và kế toán vật tư ghi vào sổ số dư và lập bảng kê nhập-xuất-tồn theo dõi vật tư cả về mặt số lượng và mặt giá trị.
Công ty áp dụng phương pháp tính giá trị hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Cách tính được được minh hoạ bằng ví dụ sau đây:
Nguyên liệu thuốc lá Ấn Độ TLP2/T-Cty XNK tồn đầu tháng 2 là 3980 kg , đơn giá 5340đ/kg
Tổng số lượng Thuốc lá lá Ấn Độ TLP2/T-Cty XNK nhập trong kỳ là 7500 kg, đơn giá 5290đ/kg. Tổng giá trị xuất kho trong tháng là:4730 kg.
Đơn giá bình quân của Thuốc lá lá Ấn Độ TLP2/T-Cty XNK là:
đ/kg
Vậy giá thực tế của lá thuốc lá Ấn Độ: 5338,536 x 4730
= 25 251 275đ
Khi tính được đơn giá nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ xuất dùng trong kỳ. Phần mềm kế toán sẽ tự động ấn định mức giá cho từng loại vật liệu và tính giá trị cho từng loại, đồng thời sẽ lên số liệu cho sổ chi tiết và tổng hợp nguyên vật liệu. Căn cứ vào đó kế toán vật tư sẽ tiến hành lập Bảng kê xuất nguyên vật liệu và Bảng kê và phân bổ nguyên vật liệu chính. Kế toán chi phí giá thành sẽ căn cứ vào bảng kê và phân bổ nguyên vật liệu chính để xác định chi phí nguyên vật liệu chính xuất dùng cho các phân xưởng.
Biểu 2.2
Bảng kê và phân bổ vật tư
Tháng 2 năm 2009
Đơn vị tính: VNĐ
Diễn giải
TK 15211
15212
1522
1528
1531
I Dư đầu kỳ
3,928,254,727
1,241,476,900
45,460,643
157,303,955
II Nhập trong kỳ
33,283,467,000
29,873,721,711
510,126,260
TK Có 141
6,715,045
TK Có 331
33,283,467,000
29,838,075,419
TK Có 3333
28,931,247
TK Có 6272
III Xuất trong kỳ
25,630,594,523
25,785,030,705
509,585,889
### TK Nợ 159
1,082,893
…
…
…
…
…
…
TK Nợ 6211B
3,645,862,234
…
…
…
…
…
…
TK Nợ 6211CB
554,326,456
…
…
…
…
…
…
TK Nợ 6211SB
5,997,375,098
…
…
…
…
…
…
TK Nợ 62723B
2,532,609
…
…
…
…
…
…
Nợ TK 62732B
756,631
###TK Nợ 627
67,608,973
### TK Nợ 632
68,108,900
### TK Nợ TK 64181
862,555
###TK Nợ 642
8,457,757
1,239,947
IV Dư cuối kỳ
11,581,127,204
1,241,476,900
49,548,334,560
157,844,326
Chú thích: 6211CB “ Chi phí NVL phân xưởng bao mềm chuyển sang phân xưởng bao cứng”; 6211SB “ Chi phí NVL sản xuất sản phẩm xuất khẩu”
Kế toán nguyên vật liệu chuyển bảng kê xuất nguyên vật liệu; bảng kê và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho kế toán chi phí giá thành để tiến hành lập bảng kê số 4, lên sổ cái tài khoản 621.
Biểu 2.3
Bảng kê số 4 ( TK 621)
Tháng 2/2009
( ĐVT: VNĐ)
PX
Có
Nợ
15211
15212
1522
1531
Tổng cộng
6211
33,029,516,572
13,859,468,536
25,640,772,182
499,863,570
73,029,620,860
A
6211
7,398,922,049
13,859,468,536
1,220,097,829
22,478,488,414
B
6211
3,645,862,234
3,645,862,234
C
6211
25,630,594,523
11,905,408,539
37,536,003,062
E
6211
0
F
6211
247,327,126
247,327,126
G
6211
0
S
6211
5,997,375,098
280,426,000
6,277,801,098
X
6211
2,624,701,356
219,437,570
2,844,138,926
C
6211P
0
D
6211P
0
6213
22,440,645
A
6213
22,440,645
Cộng 621
33,029,516,572
13,859,468,536
25,640,772,182
499,863,570
73,052,061,505
Biểu 2.4
Sổ Cái TK 621
Tháng 2 năm 2009
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
…
Tổng cộng
TK 15211( NKCT số 7)
…
33,029,516,572
…
TK 15212( NKCT số 7)
…
13,881,909,181
…
TK 1522 ( NKCT số 7)
…
25,640,772,182
…
TK 1531 ( NKCT số 7)
…
499,863,570
Cộng phát sinh nợ
…
73,052,061,505
…
Cộng phát sinh Có
…
73,052,061,505
…
SD cuốitháng
Nợ
…
0
…
Có
…
0
…
2.3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
* Đặc điểm về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn khoảng 10% trong tổng giá thành sản phẩm chung toàn công ty và hơn 13% đối với sản phẩm thuốc lá Sa Pa bao mềm vì thế hạch toán tốt lương cho công nhân trực tiếp sản xuất là một trong những biện pháp góp phần làm hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung cho toàn phân xưởng, xác định tổng số chi phí NCTT các phân xưởng phân bổ cho từng sản phẩm theo sản lượng quy đổi theo bao 20 điếu.
* Cách tính lương cho công nhân
- Hình thức trả lương theo thời gian:
Lương thực chi
=
( Bậc lương + hệ số trách nhiệm (nếu có))x 540000
x
Ngày công thực tế
Ngày công theo chế độ
- Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Lương thực tế = Lương theo sản phẩm + thưởng + Phụ cấp khác( trách nhiệm, độc hại, ca 3…) + Các khoản tiền lễ tết khác + phép.
Lương theo sản phẩm
=
Cấp bậc CN thực tế x 540000 x Hệ số lương
x
Ngày công thực tế
Ngày công theo chế độ
Số ngày công theo chế độ là: 24 ngày.
Số ngày công thực tế: là thời gian làm việc thực tế của các công nhân( 1 công bằng 8 tiếng).
Đối với các khoản trích theo lương:
Bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ 25 %. Trong đó công ty chịu 19% ( 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ), trừ vào lương công nhân sản xuất là 6%( 5% BHXH, 1% BHYT). Việc trích các khoản theo lương chỉ được áp dụng đối với các công nhân đã được biên chế. Mức trích được tính dựa trên mức lương cơ bản:
Các khoản trích theo lương này sẽ được kế toán tập hợp tính vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ.
* Tài khoản và chứng từ sử dụng:
Công ty sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” để hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 phù hợp với nội dung hạch toán tại công ty và được chi tiết tại các phân xưởng.
TK 6221: Tiền lương công nhân sản xuất được chi tiết thành 6221A: “ Tiền lương CNSX phân xưởng Sợi” ; 6221B: “ Tiền lương CNSX phân xưởng bao mềm”…
Tương tự các TK 6222, 6223, 6224, 6225 cũng được chi tiết đến từng phân xưởng.
TK 6222: Kinh phí công đoàn
TK 6223: BHXH cho công nhân
TK 6224: BHYT cho công nhân
TK 6225: Tiền cơm ca.
TK 33411 “ Tiền lương phải trả CNV”
TK 33412 “ Tiền cơm ăn ca”
Hạch toán chi phi nhân công trực tiếp tại công ty được tổ chức khoa học và chặt chẽ. Tất cả các chứng từ liên quan đến tiền lương tại các phân xưởng như bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ…sẽ được thống kê phân xưởng tập hợp, chuyển lên cho kế toán tiền lương. Căn cứ vào đó kế toán tiền lương tính lương cho từng nhân viên và lập bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, lên bảng kê số 4 cho tài khoản 622, NKCT số 7 và sổ Cái TK 622.
Quy trình hạch toán chi tiết được khái quát thành sơ đồ 2.2 như sau:
Sơ đồ 2.2
Quy trình hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp
- Bảng chấm công Tính Lập bảng
- Bảng chấm công lương Bảng thanh phân bổ Kế toán
làm thêm giờ SP toán tiền lương,lương và CPSX và
thưởng,làm BHXH tính giá
thêm giờ thành
Để minh hoạ cho ví dụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm Sa Pa bao mềm. Sau đây em tiếp tục trình bày ví dụ hạch toán CPNCTT của phân xưởng bao mềm trong tháng 2/2009.
Biểu 2.5
Bảng thanh toán tiền lương ( Phân xưởng bao mềm)
Tổ hành chính
Tháng 2/2009
Tờ 1
Họ và tên
Hệ số cấp bậc
Lươngchế độ
Lương đơn giá sản phẩm
Lương thời gian, phụ cấp
Tổnglương
CBCN
CBCV
CBCNTT
Lương sản phẩm
Lương thêm giờ
Thưởng
Phạt
LươngTG
Phép
Lễ, Tết
Ca 3
Độc hại
Trách nhiệm
Công
Hệ số
Tiền
…
Hệ số
Tiền
Công
Công
Tiền
…
Công
Tiền
…
Hệ số
Tiền
Phạm Minh Hiến
4.2
7.7
7.7
24
3.8
15822000
1
124600
0.5
15946600
Nguyễn Quốc Hùng
3.58
6.22
6.22
24
3.8
12781000
1
124600
0.4
12905600
Trần Thị Vượng
4.2
6.22
6.22
24
3.8
12781000
1
124600
0.4
12905600
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
80427000
945100
6
525200
26
804300
82701600
Tờ 2
STT
Họ và tên
Số BH
Mức lươngđóng BHXH
Lương tạmứng kỳ I
Lương kỳ II
Các khoản giảm trừ
Nợ lương
Còn lĩnhkỳ 2
Ký nhận
Tạm thuthuế TN
5% BHXH
1% BHYT
Khác
Cộng
1
Phạm Minh Hiến
323
2268000
5000000
10946600
612200
126900
25400
764500
10182100
2
Nguyễn Quốc Hùng
328
1933200
5000000
7905600
301800
107500
21500
430800
7474800
3
Trần Thị Vượng
329
2268000
5000000
7905600
301800
124200
24800
450800
7454800
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
30000000
52701600
3600000
850200
170100
4620300
48081300
Biểu 2.6
Bảng thanh toán tiền lương PX Bao Mềm
Tháng 2/ 2009
(Đơn vị tính: VNĐ)
TT
Tên tổ
Lương CB theo CV
Lương sản phẩm
Thêm giờ
Thưởng PX
Lương công tác
Lương chế độ
Lương phép
Tiền lễ Tết
1
Văn phòng
17004600
80427000
945100
525200
2
Vệ sinh
12414600
41782000
1126800
517400
3
Điện
10076400
50002000
965800
-438300
4
Sửa chữa HC
6789600
33044000
649200
143400
5
Vận chuyển
11788200
36704000
1002000
358000
739400
34
Đức
13726800
73622000
1552300
1013400
Cộng
369203400
1547444000
36592700
946000
32128300
TT
Phụ cấp ca 3
Phụ cấp TN+ĐH
Tổng số
Các khoản giảm trừ
Tạm ứngkỳ I
Còn lĩnh kỳ 2
Nợ lương
Thuế TN
5% BHXH
1% BHYT
Cộng
1
804300
82701600
4100000
850200
170100
5120300
30000000
47581300
2
452100
108000
43986300
620900
124300
745200
16000000
27241100
3
973900
216000
51719400
1100000
504000
100800
1704800
14000000
36014600
4
324000
34160600
400000
344000
68800
812800
8000000
25347800
5
691500
108000
39602900
589700
117900
707600
16000000
22895300
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
34
2195400
62000
78545100
3300000
636800
127400
4064200
16000000
58480900
Tổng cộng
4158000
1661433900
32550000
18098700
3619100
54267800
485000000
1122397900
231800
Biểu 2.7
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ( Trích tháng 2/2009)
( Đơn vị tính: VNĐ)
TK Nợ
Đối tượng
Tiêu thức phân bổ
334
338
Cộng
Tiền lương
Tiền cơm
Cộng
3382
3383
3384
Cộng
4,051,274,100
5,570,496,599
308,372,896
9,930,143,595
111,409,923
147,880,721
19,702,028
278,992,672
622
PX Sợi
661,785,096
910,987,977
39,620,083
1,612,393,156
18,219,760
24,156,661
3,218,371
45,594,792
622
PX BM
1,836,389,845
2,524,473,248
138,242,615
4,499,105,708
50,489,456
67,032,407
8,930,674
126,452,537
622
PX BC
1,553,099,159
2,135,035,374
130,510,198
3,818,644,731
42,700,707
56,691,653
7,552,983
106,945,343
Cộng
537,157,900
738,427,493
26,574,971
1,302,160,364
14,768,550
19,607,486
2,612,290
36,988,326
627
PX Sợi
70,308,600
96,652,778
2,502,646
169,464,024
1,933,056
2,566,424
341,923
4,841,403
627
PX BM
94,526,600
129,945,106
2,502,646
226,974,352
2,598,902
3,450,436
459,699
6,509,037
627
PX BC
90,653,000
124,620,093
2,502,646
217,775,739
2,492,402
3,309,041
440,861
6,242,304
627
PX CĐ
281,669,700
387,209,516
19,067,033
687,946,249
7,744,190
10,281,585
1,369,807
19,395,582
Cộng
557,833,800
766,850,519
27,482,181
1,352,166,500
15,337,010
28,362,203
2,712,840
46,412,053
641
557,833,800
766,850,519
27,482,181
1,352,166,500
15,337,010
28,362,203
2,712,840
46,412,053
Cộng
1,047,380,400
1,439,827,065
69,119,952
2,556,327,417
28,796,541
38,231,768
5,093,588
72,121,897
642
1,047,380,400
1,439,827,065
69,119,952
2,556,327,417
28,796,541
38,231,768
5,093,588
72,121,897
Tổng cộng
6,193,646,200
8,515,601,676
431,550,000
15,140,797,876
170,312,024
234,082,178
30,120,746
434,514,948
Kế toán chi phí giá thành căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương để tiến hành lập bảng kê số 4 của tài khoản 622 theo dõi cho từng phân xưởng, làm căn cứ cho việc lập Bảng tính giá thành, ghi vào NKCT số 7, và vào sổ cái TK 622.Sau đây là mẫu bảng biểu các sổ dùng hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Biểu 2.8
BẢNG KÊ SỐ 4 ( TK 622)
Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Tháng 2/2009
ĐVT: VNĐ
PX
Có Nợ
33411
33412
3382
3383
3384
Tổng cộng
6221
5,570,496,599
5,570,496,599
A
6221
910,987,977
910,987,977
B
6221
2,524,473,248
2,524,473,248
C
6221
2,135,035,374
2,135,035,374
D
6221
G
6221
6222
111,409,932
111,409,932
A
6222
18,219,760
18,219,760
B
6222
50,489,465
50,489,465
C
6222
42,700,707
42,700,707
D
6222
G
6222
6223
147,880,721
147,880,721
A
6223
24,156,661
24,156,661
B
6223
67,032,407
67,032,407
C
6223
56,691,653
56,691,653
D
6223
G
6223
W
6223
6224
19,702,028
19,702,028
A
6224
3,218,371
3,218,371
B
6224
8,990,674
8,990,674
C
6224
7,552,983
7,552,983
D
6224
G
6224
W
6224
6225
308,372,893
308,372,893
A
6225
39,620,083
39,620,083
B
6225
138,242,615
138,242,615
C
6225
130,510,198
130,510,198
D
6225
G
6225
Cộng
5,570,496,599
308,372,896
111,409,932
147,880,721
19,702,028
6,157,862,176
Chú thích ký hiệu cho bảng kê số 4( TK 622)
A: Phân xưởng Sợi
B: Phân xưởng bao mềm
C: Phân xưởng bao cứng
D: Phân xưởng Dunhill
E: Phân xưởng cơ điện
G: Gia công
Biểu 2.9
Sổ Cái TK 622
(Trích tháng 2 năm 2009)
ĐVT: VNĐ
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
…
Tổng cộng
TK 33411 ( NKCT số 7)
…
5,570,496,599
…
TK 33412 ( NKCT số 7)
…
308,372,896
…
TK 3382 ( NKCT số 7)
…
111,409,932
…
TK 3383 ( NKCT số 7)
147,880,721
TK 3384 ( NKCT số 7)
…
19,702,028
Cộng phát sinh nợ
…
6,157,862,176
…
Cộng phát sinh Có
…
6,157,862,176
…
SD cuốitháng
Nợ
…
0
…
Có
…
0
…
2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung:
* Đặc điểm chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung chiếm khoảng 20% trong giá thành sản phẩm nói chung toàn công ty và chiểm khoảng 4% trong giá thành sản xuất Sa Pa bao mềm. Các chi phí phát sinh ở phân xưởng nào sẽ được tập hợp tại phân xưởng đó. Bao gồm các chi phí như chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi lương cho bộ phận quản lý phân xưởng, chi khấu hao TSCĐ và các khoản chi bằng tiền khác.
Chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng:bao gồm các chi phí nguyên, nhiên liệu, chi phí vật liệu xuất dùng để bảo trì sửa chữa máy móc.
Chi phí công cụ dụng cụ: là các khoản chi phí dùng cho phân xưởng như chi quần áo bảo hộ, các công cụ khác, các đồ dùng liên quan đến công tác quản lý.
Chi dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản như chi phí điện nước dùng cho phân xưởng. Cuối tháng căn cứ vào các hoá đơn điện nước kế toán sẽ tập hợp và ghi sổ vào chi phí sản xuất trong kỳ.Và các khoản chi phí khác như chi thuê ngoài sửa chữa tài sản. Trong đó bao gồm sữa chữa nhỏ ( mang tính chất thường xuyên) và sửa chữa lớn. Sửa chữa nhỏ sẽ được tập hợp và ghi ngay vào chi phí trong ký. Còn đối với sửa chữa lớn thì kế toán phải tiến hành trích trước đối với sữa chữa theo kế hoạch hoặc phân bổ dần với sửa chữa ngoài kế hoạch.
Chi phí lương cho bộ phận quản lý phân xưởng là các khoản lương và các khoản trích theo lương cho quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê và bộ phận vệ sinh trong phân xưởng.
Chi phí khấu hao TSCĐ: là các khoản trích khấu hao của máy móc thiết bị, nhà xưởng được khấu hao phân bổ trong tháng. Tại công ty các TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng.
Mức trích khấu hao
trong tháng của TSCĐ i
=
nguyên giá TSCĐi
số năm sử dụng x 12 tháng
Khi có biến động tăng giảm tài sản cố định kế toán tiền hành ghi tăng hoặc giảm mức trích khấu hao trong tháng.
Chi phí thiệt hại trong sản xuất bao gồm các khoản thiệt hại như nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất bị ẩm, mốc, hỏng hóc…hoặc các sản phẩm kếm chất lượng không đạt tiêu chuẩn của phòng quản lý chất lượng sẽ được xét duyệt của ban giám đốc, kế toán tiêu thụ sẽ căn cứ vào đó và bảng kê Nhập- Xuất - Tồn để tập hợp và chuyển lên cho kế toán chi phí giá thành ghi vào bảng kê số 4 – TK 627.
Ngoài các chi phí trên còn phải kể đến các chi phí vệ sinh tạp vụ, chi điện thoại, chi y tế tại phân xưởng.
* Tài khoản và chứng từ sử dụng:
Công ty mở tài khoản 627 để theo dõi chi phí sản xuất chung qua tài khoản 627 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 và theo dõi cho từng phân xưởng.
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6275: Chi phí thiệt hại trong sản xuất
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của công tác kế toán các tài khoản còn được chi tiết thành các tài khoản cấp 3 và chi tiết theo các phân xưởng. Chẳng hạn TK 6271 chi phí khấu hao TSCĐ được chi tiết thành 62711A: “ Chi phí tiền lương phân xưởng bao mềm” đến 62712A “ Chi phí tiền ăn ca phân xưởng bao mềm”…
Chứng từ sử dụng: phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng chấm công , bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội.
Do đặc điểm và nội dung của chi phí sản xuất chung nên khi hạch toán chi phí sản xuất chung có nhiều điểm giống với hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như: hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng và hạch toán chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất…Cụ thể hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng cũng được kế toán tiền lương theo dõi sau đó sẽ chuyển đến cho kế toán chi phí giá thành tập hợp và đưa lên bảng kê số 4 theo dõi cho tài khoản 627. Hoặc chi phí công cụ dụng cụ sẽ được kế toán công cụ dụng cụ và kế toán vật tư tiến hành theo dõi thông qua các phiếu nhập, xuất, bảng phân bổ nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ rồi tiến hành chuyển đến cho kế toán chi phí giá thành. Chính vì thế các chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất chung rất đa dạng: Như phiếu xuất vật tư, bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, phiếu chi, bảng tính và phân bổ khấu hao cơ bản…
Chẳng hạn chi phí sản xuất chung tại phân xưởng bao mềm trong tháng 2 như sau:
- Các chi phí nguyên liệu xuất dùng cho phân xưởng sẽ được tập hợp lên bảng kê và phân bổ vật rồi tiến hành đưa lên bảng kê số 4, NKCT số 7 và sổ cái TK 627.
Biểu 2.10
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 05 tháng 02 năm 2007
Người nhận hàng: Nguyễn Thị Ngọc Địa chỉ( Bộ phận): Phân xưởng bao mềm
Lý do xuất: Xuất dùng cho sản xuất
Xuất tại kho số 2
Sản xuất thuốc lá bao mềm Sa Pa
Nhóm VT
Mã số
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Giá
Thành tiền
Chứng từ
Thực xuất
190
00005
Áo bảo hộ
chiếc
106
106
180
13007
Mỡ Alvania EP2( Shell)
Kg
18000
18000
181
04001
Dầu VIT 32
Lít
1100
1100
543
00001
Van xoay 16 - Sanwa
Cái
1700
1700
Cộng
2550
2548
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách NVL Người nhận hàng Thủ kho
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
- Chi phí dịch vụ mua ngoài căn cứ vào hoá đơn tiền điện nước, điện thoại…
- Chi phí tiền lương cho nhân viên phân xưởng được kế toán tiền lương tập hợp trên bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương ( biểu 2.5 và biểu 2.6), bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( biểu 2.7) theo dõi tiền lương tại từng phân xưởng sau đó kế toán chi phí giá thành căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH tiến hành tập hợp và xác định lương cho bộ phận quản lý phân xưởng. Lương của bộ phận quản lý phân xưởng bao gồm lương của các tổ vệ sinh, tổ hành chính, tổ vận chuyển…Ví dụ lương của bộ phận hành chính của phân xưởng bao mềm tháng 2/2009 được thể hiện trong biểu 2.5. Đồng thời để tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng kế toán chiphí giá thành sử dụng bảng phân bổ tiền lương và BHXH( biểu 2.6).
- Chi phí khấu hao TSCĐ: được trích lập hàng tháng trên bảng kê chi tiết TSCĐ rồi lên bảng tính bảng phân bổ khấu hao cơ bản và trích chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Công ty Thuốc Lá Thăng Long trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, kế toán tài sản cố định hàng tháng tiến hành trích lập mức khấu hao theo tháng đối với từng tài sản trên bảng kê chi tiết TSCĐ, theo dõi giá trị còn lại, và mức trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ. Đối với chi phí khấu hao sẽ được kế toán theo dõi thông qua tài khoản 6274 “ Chi phí khấu hao TSCĐ”, với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ kế toán tập hợp thông qua tài khoản 62772 được chi tiết theo các phân xưởng. Ví dụ :62772B “ Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phân xưởng bao mềm”. Mỗi tháng công ty trích 100 triệu cho việc sửa chữa lớn TSCĐ. Đến cuối năm công ty sẽ xác định số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và phân bổ số chi phí sửa chữa lớn cho từng TSCĐ theo từng tháng.
Tất cả các thông tin trên sẽ được chuyển đến kế toán chi phí giá thành tập hợp để tính giá thành. Sau đây là bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 2/ 2009 tại công ty.
Biểu 2.11 Phân bổ KHCB và trích trước sửa chữa lớn TSCĐ
Tính đến cuối tháng 2/2009
( ĐVT: VNĐ)
Loại
TK
Nguyêngiá cácnăm trước
Nguyên giá tăng trong năm
Tỷ lệ KH
Khấu hao cơ bản
Trích trướcCP SCL TSCĐtrong tháng
Luỹ kế giátrị hao mòn
Giá trịcòn lại
Trong tháng
LK từ đầu năm
TS các năm trước
TS tăng trong tháng
Trong tháng
LK từ đầu năm
Trong tháng
LK từ đầu năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2111A
62741
163567053
0
0
20.00
2726118
26170734
0
0
71425
107736244
55830809
2112A
62741
2230425108
0
0
28.60
0
0
0
0
16556
2230425108
0
2112B
62741
229804000
0
0
28.60
0
0
0
0
150340
229804000
0
2112C
62741
10854780
0
0
28.60
258706
3104472
0
0
71017
6959181
3895599
2112C
62741
47129565247
0
0
28.60
0
6950714
0
0
901550
47129565247
0
2114
62741
13255200
0
0
66.60
0
0
0
0
115652
13255200
0
…
…
…
…
…
…
…
…
..
…
…
…
…
##
6274
49777471388
0
0
1593958290
106025307
33855646
49717744980
59726408
2111A
6414
2014551000
0
0
4.00
0
0
0
0
876800
2014551000
0
2111B
6414
29415000
0
0
10.00
0
0
0
0
128298
29415000
0
2111C
6414
16556000
0
0
8.00
110373
1324478
0
0
72212
13934128
2621872
2112C
6414
66365697
0
0
28.60
1581715
18980580
0
0
434197
47756922
18608775
2112C
6414
1150112000
0
0
40.00
0
0
0
0
1034727
1150112000
0
2113
6414
0
0
507582856
33.40
0
0
1412772
42383166
0
42383166
465199690
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
##
6414
7058675085
0
507582856
20719108
285930052
1412772
42383166
49136577
7079827604
486430337
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
1697525335
183213811
100000000
Các chứng từ, bảng phân bổ, các nhật ký chứng từ có liên quan được tập hợp đưa lên bảng kê số 4 vào sổ cái tài khoản 627 .
Biểu 2.12
Bảng kê số 4( TK 627)
Tháng 2/2009
( Trích)
ĐVT: VNĐ
PX
Có Nợ
…
1522
15228
1523
1524
1525
1531
214
15311
33411
335
33412
3382
3383
3384
Tổng cộng
…
B
62711
129495106
124620093
B
62712
2598902
B
62713
3450436
B
62714
459699
B
62715
2502646
B
62721._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31436.doc