Tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mẹ - Tổng Công ty thiết bị điện Việt Nam (nhật ký chứng từ - ko lý luận): ... Ebook Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mẹ - Tổng Công ty thiết bị điện Việt Nam (nhật ký chứng từ - ko lý luận)
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mẹ - Tổng Công ty thiết bị điện Việt Nam (nhật ký chứng từ - ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
khoa kÕ to¸n
&
chuyªn ®Ò
thùc tËp tèt nghiÖp
§Ò tµi:
hoµn thiÖn kÕ to¸n chi phÝ s¶n xuÊt vµ
tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm t¹i
c«ng ty mÑ - tct thiÕt bÞ ®iÖn viÖt nam
Sinh viªn thùc hiÖn: ph¹m bÝch thïy
Líp: kÕ to¸n 48c
MSSV: cq482812
Gi¸o viªn híng dÉn: ths. ph¹m thÞ minh hång
Hµ Néi - 2010
Mục lục
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LêI Më §ÇU
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của một nền kinh tế mở như Việt Nam trong những năm gần đây đã đưa các doanh nghiệp vào một thời đại mới - thời đại của cơ hội nhưng cũng đầy cạnh tranh và thách thức. Cơ chế thị trường đã và đang là một thay đổi lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang trên con đường hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần tự hoàn thiện và nâng cao năng lực của mình về mọi mặt để có thể phát triển trong môi trường mới đầy tiềm năng mà tổ chức này mang lại. Đầy tiềm năng bởi khi gia nhập WTO nghĩa là thị trường các nước trên thế giới sẽ mở cửa cho chúng ta tiến bước vào. Nhưng trong sân chơi này chúng ta cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn mà trước hết do các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc Nhà nước ta phải xoá bỏ các hàng rào thuế quan, mậu dịch theo quy định của WTO. Điều đó có nghĩa là hàng ngoại nhập sẽ tràn vào thị trường Việt Nam với những công ty đa quốc gia, những tập đoàn với tiềm lực tài chính khổng lồ sẵn sàng hạ giá bán thấp hơn CPSX trong vòng 3- 5 năm để đánh gục hàng hoá trong nước. Điều này đã được kiểm chứng tại những nước đã gia nhập WTO trước đó. Vì vậy muốn đảm bảo ưu thế cạnh tranh thu lợi nhuận cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi sáng tạo, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng mẫu mã đẹp, hợp thị yếu của người tiêu dùng và hơn thế nữa sản phẩm đó phải có giá thành thấp tạo được lợi thế cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài.
Chính vì lý do trên mà công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vốn đã đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp nay càng đòi hỏi được hoàn thiện để giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt chi phí để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm .
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong sản xuất hiện nay, dưới sự hướng dẫn của Cô giáo Ths. Phạm Thị Minh Hồng và được sự đồng ý của ban lãnh đạo Công ty mẹ - Tổng công ty (TCT) thiết bị điện Việt Nam, em xin mạnh dạn chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mẹ - TCT thiết bị điện Việt Nam" làm nội dung nghiên cứu và viết chuyên đề thực tập. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 3 phần chính:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty mẹ - Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mẹ - Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mẹ - Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY
1.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
1.1.1 Sản phẩm của công ty
Công ty mẹ - Tổng Công Ty Thiết Bị Điện Việt Nam chuyên cung cấp:
- Công tơ điện 1 pha hoặc điện tử, 1 giá hoặc nhiều giá các loại.
- Công tơ điện 3 pha cơ họăc điện tử, 1 giá hoặc đa chức năng các loại. - Máy biến dòng hạ thế hình xuyến kiểu đúc êpôxy từ 50/5 đến 10000/5A; Cấp chính xác 0,5 hoặc 1 hoặc 3.
- Máy biến dòng trung thế kiểu đúc êpôxy trong nhà và ngoài trời tới 36 kV, dòng điện sơ cấp từ 5A đến 5000A; Dòng điện thứ cấp 1A, 5A, hoặc 1A và 5A; Cấp chính xác 0,5; Cấp bảo vệ 5P5, 5P10, 5P15, 5P20, 5P30.
- Máy biến áp đo lường trung thế kiểu đúc êpôxy hoặc ngâm đầu cách điện trong nhà và ngoài trời tới 36 kV, cấp chính xác 0,5; Cấp bảo vệ 3P, 6P. - Máy biến áp đo lường trung thế kiểu đúc êpôxy hoặc ngâm đầu cách điện trong nhà và ngoài trời tới 36kV cho Máy cắt đóng lặp lại và các thiết bị khác. - Vônmet và Ampemet các loại; cấp chính xác 2 và 2,5.
- Cầu chì rơi 6-24 KV và 36b kV; dòng điện Imax 100A, dung lượng cắt 8kAAsym.
Do sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, quy trình sản xuất mỗi loại là khác nhau và khá phức tạp và do hạn chế về thời gian thực tập nên trong Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em chỉ xin đề cập đến các vấn đề liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công tơ 1 pha là sản phẩm chủ lực của công ty.
1.1.2 Giới thiệu về công tơ 1 pha - Sản phẩm chủ lực của công ty
Công tơ điện 1 pha loại CV là sản phẩm hợp tác kỹ thuật của Công ty thiết bị đo điện (EMIC) - nay là Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (VEC) và hãng LANDIS & GYR – Thụy Sỹ theo tiêu chuẩn Quốc tế IEC60521, được sản xuất trên công nghệ và thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Công tơ điện 1 pha loại CV có đặc tính và độ tin cậy cao, dùng để do năng lượng dạng hữu công (kWh) ở lưới điện xoay chiều 1 pha 2 dây hoặc 1 pha 3 dây, đạt cấp chính xác 1 hoặc 2 theo tiêu chuẩn quốc tế IEC 60521 và có những đặc trưng sau:
- Hiệu chỉnh dễ
- Mô men quay lớn
- Ma sát nhỏ
- Độ nhạy cao
- Tổn thất thấp
- Ảnh hưởng nhiệt độ thấp
- Gối đỡ dưới 2 chân kính hoặc gối từ
- Chống ăn cắp điện: Cơ cấu trống quay ngược hoặc bộ số 1 hướng
- Hình dáng: tròn hoặc vuông
- Độ ổn định cao
- Chịu quá tải lớn
- Chịu điện áp cao
- Cách điện cao
- Đọc chỉ số từ xa (RF).
Tính năng kỹ thuật: Công tơ điện 1 pha 2 dây; Công tơ điện 1 pha 3 dây
Tiêu chuẩn: IEC 60521; TCVN5411-91; ĐLVN07:2003
Điện áp danh định: 110V; 120V; 220V; 230V; 240V
Tần số danh định: 50Hz hoặc 60Hz
Dòng điện: 3(9)A, 3(12)A; 5A; 5(15)A; 5(20)A; 10(30)A; 10(40)A; 15(60)A; 20(80)A; 30(90)A; 40(120)A
Cấp chính xác: 1 hoặc 2
Cấu tạo: Sản phẩm Công tơ 1 pha của công ty là loại sản phẩm có tính chất phực tạp được cấu thành từ rất nhiều bộ phận khác nhau bao gồm:
- Vỏ: Đế và ổ đấu dây công tơ bằng nhựa Bakêlít đen. Cầu nối mạch áp trượt trong ổ đấu dây được bố trí bên trong hoặc bên ngoài nắp công tơ để nối hoặc không nối mạch áp, dễ dàng cho việc hiệu chỉnh và kiểm tra công tơ. Nắp công tơ bằng thủy tinh hoặc nhựa PC (polycacbonat) chống cháy hoặc bằng nhựa bakêlít đen có cửa sổ bằng kính, cho phép nhìn thấy bộ số, mặt số và đĩa rôto. Nắp che ổ đấu dây dài hoặc ngắn bằng nhựa bakêlít đen hoặc sắt, sơ đồ đấu dây công tơ ở phía trong nắp che ổ đấu dây.
- Khung: Khung công tơ được chế tạo bằng hợp kim nhôm đúc áp lực, đảm bảo độ cứng.
- Phần tử phát động: Phần tử phát động gồm có 1 phần tử dòng điện và phần tử điện áp. Mỗi phần tử có 1 lõi từ và 1 cuộn dây. Các lõi từ dòng và áp bằng tôn silic có đặc tính từ tốt, được sử lý chống gỉ. Lõi dòng có bù quá tải bằng thép đặc biệt, có khả năng chống quá tải lớn. Các cuộn dây dòng và áp cách điện cao và chống ẩm tốt. Phần tử phát động có cơ cấu hiệu chỉnh tải thấp và cơ cấu hiệu chỉnh tải cảm ứng có hiệu quả tuyến tính.
- Rôto: Trục rôto bằng thép không gỉ. Đĩa rôto được gắn với trục rôto nhờ phương pháp ép phun nhựa đặc biệt. Đĩa rôto bằng nhôm có độ tinh khiết cao đảm bảo mômen quay đủ cho dải tải rộng. Mặt phía trên đĩa rôto có các vạch chia và cạnh bên đĩa rôto có dấu đen tại vị trí 0 để hiệu chỉnh và kiểm tra công tơ. Trục vít bằng nhựa POM (Polyacetal) lắp trên trục rôto để dẫn động bộ số. Rôto tránh được những hư hại do vận chuyển theo hướng dọc trục và hướng kính bằng các cữ dừng cơ khí.
- Gối đỡ trên: Gối đỡ trên (không bôi trơn): 1 bạc nhựa POM liền trục vít (lắp trên trục rôto) quay trong 1 trục thép không gỉ có vỏ nhựa POM bảo vệ (lắp trên khung công tơ).
- Gối đỡ dưới: Công tơ có thể được cấp với 1 trong 2 loại gối đỡ dưới sau:
+ Gối đỡ dưới loại 2 chân kính: 1 viên bi quay giữa 2 chân kính (1 chân kính lắp cố định trên khung công tơ và 1 chân kính quay cùng với trục rôto) do đó ma sát giảm đáng kể và đặc tính công tơ ổn định tốt ngay cả ở tải thấp.
+ Gối đỡ dưới loại gối từ: Gối đỡ dưới loại gối từ: 2 nam châm hình vành khăn nạp từ đồng cực (1 nam châm lắp cố định trên khung công tơ và 1 nam châm lắp với trục rôto) đẩy nhau. Ổ đỡ gồm 1 trục thép không gỉ và 1 bạc nhựa POM (không bôi trơn). Do đó, gối từ mang được khối lượng rôto trên một “đệm từ” gần như không ma sát. Nguyên lý lực đẩy từ của gối từ phòng ngừa được sự sâm nhập của các phần tử sắt từ vào khe hở giữa 2 nam châm, đảm bảo ổn định đặc tính công tơ. Sự ổn định từ của gối từ được đảm bảo bởi một quá trình chế tạo đặc biệt.
- Nam châm hãm: Nam châm được chế tạo bằng Alnico-5 có lực kháng từ cao được thiết kế dạng chữ U có 4 lực, có vỏ bảo vệ bằng hợp kim nhôm đúc. Kết cấu này làm giảm độ rung, tăng tuổi thọ của công tơ. Một hợp kim đặc biệt được gắn với cực nam châm để bù ảnh hưởng của nhiệt độ. Có cơ cấu hiệu chỉnh tinh để hiệu chỉnh từ lực của nam châm.
- Cơ cấu chống quay ngược: Cơ cấu chống quay ngược gồm 1 đĩa cam lắp trên trục rôto, 1 cá hãm quay trên 1 trục thép không gỉ và trụ đỡ lắp trên khung công tơ. Cơ cấu chống quay ngược làm dừng sự quay ngược của rôto và sự đếm của Bộ số khi công tơ bị quay ngược.
- Bộ số: Bộ số gồm khung bằng hợp kim nhôm tấm, các Tang trống số, Bánh gẩy, Bánh răng, Bạc đỡ, Bạc chặn bằng nhựa POM và các trục bằng thép không gỉ. Các bộ số có 5 hoặc 6 tang trống số (trong đó có hoặc không có phần thập phân). Chữ số của Tang trống màu trắng trên nền đen từ 0 đến 9, (Riêng chữ số của Tang trống số thập phân màu đỏ trên nền trắng từ 0 đến 9). Chữ số cao 5mm rộng 3mm và nét 0.8mm. Bộ số (không bôi trơn) có ma sát rất nhỏ. Công tơ có thể được cấp với 1 trong 2 loại bộ số sau:
+ Bộ số thường: Có thể quay theo 2 hướng thuận và ngược. Bộ số thường được lắp với cơ cấu chống quay ngược.
+ Bộ số 1 hướng: Bộ số 1 hướng có thể được cung cấp theo yêu cầu để thay thế cho bộ số thường và cơ cấu chống quay ngược. Bộ sô 1 hướng sẽ chỉ quay theo 1 hướng (nhờ cơ cấu Bánh cóc và bánh bằng nhựa POM), ngay cả khi Rôto của công tơ bị quay ngược.
Công tơ 1 pha chủ yếu được sản xuất hàng loạt và theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Sản phẩm dở dang được xác định là tất cả các chi tiết, cụm chi tiết chưa được lắp ráp hoàn chỉnh thành công tơ.
1.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG TƠ 1 PHA CỦA CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm công tơ 1 pha
Sản phẩm công tơ 1 pha của công ty được sản xuất trên dây chuyền cộng nghệ hiện đại theo một quy trình khép kín hợp lý đảm bảo đạt các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm áp dụng. Máy móc được sử dụng đều là những thiết bị hiện đại, có hàm lượng kỹ thuật cao được nhập khẩu trực tiếp từ các nước phát triển trên thế giới. Qui trình sản xuất công tơ 1 pha bắt đầu từ chế tạo các chi tiết nhỏ đơn lẻ, PX đột dập lấy NVL là các tấm, thanh kim loại lớn (đồng, nhôm, sắt, thép) từ kho vật tư đưa vào các máy đột, dập có mẫu khuôn sẵn để đột ra các chi tiết bằng kim loại của công tơ, ép các lá tôn rất mỏng lại thành các lõi tôn làm bộ phận tạo ra từ trường quay rôto.
PX ép nhựa có nhiệm vụ tạo ra chi tiết bằng nhựa, các NVL được đưa vào máy ép nhựa, máy sẽ tự động ép thành các chi tiết theo các mẫu khuôn sẵn. Trong PX ép nhựa có tổ sơn sấy chuyên làm nhiệm vụ in sơn nhãn mác, mặt đồng hồ cho công tơ. Các mẫu khuôn sẵn phục vụ sản xuất ở 2 PX đột dập và ép nhựa được cung cấp bở PX cơ dụng. Ngoài ra, PX cơ dụng còn có trách nhiệm là bảo hành, sửa chữa các thiết bị máy móc tại các PX khác. Các chi tiết bán thành phẩm được chế tạo tại PX đột dập, ép nhựa sẽ được nhập về kho bán thành phẩm và nằm đợi ở đó đến khi PX lắp ráp đến lấy về để lắp ráp hoàn chỉnh công tơ.
PX lắp ráp được chia thành các tổ để lắp ráp riêng các cụm trong công tơ 1 pha bao gồm: cụm nam châm, cụm rôto, cụm cuộn áp, cụm cuộn dòng, cụm đế khung, cụm bộ số, cụm gối dưới sau đó tất cả các cụm riêng lẻ này sẽ được đưa đến tổ lắp ráp hoàn chỉnh. Công đoạn lắp ráp công tơ được các công nhân trong PX thực hiện bằng tay cùng với sự hộ trợ của một số loại máy như: tuốc lô vít máy.
Tiếp theo là công đoạn hiệu chỉnh, các công tơ được lắp ráp hoàn chỉnh ở PX lắp ráp sẽ được chuyển sang PX hiệu chỉnh. PX này có nhiệm vụ kiểm tra, điều chỉnh lại các thông số kỹ thuật của công tơ đáp ứng theo tiêu chuẩn chất lượng công ty áp dụng. Công tơ được hiệu chỉnh dễ dàng bằng tuốc nơvít từ phía trước theo 3 cơ cấu hiệu chỉnh sau:
+ Hiệu chỉnh tải đầy (100%): hiệu chỉnh thô bằng cách quay Nam châm hãm song song với đĩa rôto để thay đổi tốc độ danh định của công tơ. Hiệu chỉnh tính bằng cách quay cơ cấu hiệu chỉnh tinh theo mũi tên.
+ Hiệu chỉnh tải thấp (5%, 10%): Cơ cấu hiệu chỉnh tải thấp ở trên phần tử điện áp. Hiểu chỉnh tải thấp bằng cách quay Đòn bẩy tải thấp (Hiệu chỉnh thô) và quay Vít hiệu chỉnh tải thấp (hiệu chỉnh tinh).
+ Hiệu chỉnh tải cảm ứng (COSj): Cơ cấu hiệu chỉnh tải cảm ứng ở trên phần tử dòng điện. Lõi dòng có 1 số vòng nhôm có thể cắt mở để hiệu chỉnh thô góc lệch pha. Hiệu chỉnh tính bằng cách thay đổi điện trở của Vòng dây bù nhờ sự tiếp xúc trượt của tấm kẹp trên hộp dây bù góc lệch pha.
Sau khi hiệu chỉnh công tơ đáp ứng được các tiêu chuẩn sẽ được lắp nắp thủy tinh hoặc nắp nhựa, gắn nhãn mác để hoàn chỉnh.
Công tơ hoàn chỉnh sẽ được đưa vào dây chuyền bao gói tại PX bao gói. Tại đây công tơ sẽ được bọc nilon, tấm đệm chống sốc, cho vào hộp bìa caton rồi được chuyển vào nhập kho thành phẩm chờ được xuất bán cho khách hàng. Quy trình sản xuất công tơ 1 pha kết thúc ở đây.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất luôn luôn có các cán bộ, nhân viên phòng quản lý chất lương (QC) đi kiểm tra đánh giá công việc sản xuất trong từng giai đoạn để đảm bảo công nhân sản xuất áp dụng đúng các quy trình công nghê.
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất công tơ 1 pha
KHO VẬT TƯ
PX hiệu chỉnh: hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật
PX lắp ráp:
Lắp ráp hoàn chỉnh
Cuốn dây dòng
Cuộn dây áp
Lắp đế
Lắp ráp gối
Lắp ráp bộ số
Lắp ráp nam châm
Lắp ráp rôto
PX đột dập: Đột, dập các chi tiết bằng kim loại
PX cơ dụng: chế tạo các mẫu khuôn phục vụ cho px đột dập và px ép nhựa
PX ép nhựa: Ép các chi tiết bằng nhựa, in ấn, sơn sấy mặt công tơ
PX bao gói: đóng gói sản phẩm
KHO THÀNH PHẨM
1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Công ty tổ chức sản xuất theo PX và trong mỗi PX lại được tổ chức thành nhiều tổ. Tham gia vào quy trình sản xuất công tơ 1 pha có các phân xưởng sau: PX cơ dụng, PX đột dập, PX ép nhựa, PX lắp ráp và PX bao gói. Trong mỗi PX được chia thành các tổ thường bao gồm 1 tổ văn phòng, 1 tổ phục vụ sản xuất và các tổ sản xuất.
+ PX cơ dụng được chia thành các tổ sau: Tổ cơ khí 1A, Tổ cơ khí 2, Tổ cơ khí 3, Tổ máy 1, Tổ máy 2, Tổ nguội 1, Tổ nguội 2, Tổ sửa chữa điện, Tổ sửa chữa cơ, Tổ văn phòng.
+ PX đột dập gồm: 6 Tổ đột dập có số thứ tự từ 1 đến 6, Tổ hàn gò, Tổ lõi tôn và Tổ văn phòng.
+ PX ép nhựa: 3 Tổ ép đánh số từ 1 đến 3, Tổ in, Tổ sơn sấy và Tổ văn phòng.
+ PX lắp ráp là phân xưởng lớn nhất trong công ty được chia thành rất nhiều tổ tuy nhiên tham gia vào quy trình sản xuất công tơ 1 pha chỉ có các tổ sau: Tổ quấn dây dòng, Tổ quấn dây áp, Tổ lắp đế, Tổ ráp gối, Tổ ráp nam châm, Tổ ráp rôto, Tổ lắp ráp bộ số và Tổ lắp hoàn chỉnh.
1.3 QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
Trong tổ chức bộ máy quản lý của công ty có 5 phòng ban chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý chi phí sản xuất của công ty đó là: Phòng công nghệ, Phòng nghiên cứu, thiết kế và phát triển, Phòng kinh doanh, Phòng Tổ chức - Lao động và Phòng Tài chính - Kế toán.
Phòng công nghệ của công ty phụ trách các vấn đề liên quan đến dây truyền công nghệ sản xuất. Có trách nhiệm đảm bảo dây truyền sản xuất hoạt động ổn định theo đúng công suất thiết kế; nghiên cứu đổi mới các bước công nghệ trong dây truyền công nghệ giúp từng bước tiết kiệm chi phí sản xuất cho công ty.
Phòng nghiên cứu, thiết kế và phát triển có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và phát triển các loại sản phẩm mới hiện đại, chất lượng tốt hơn và giá thành thấp hơn. Ngoài ra, phòng nghiên cứu, thiết kế và phát triển còn có chức năng nghiên cứu cấu tạo của các sản phẩm, lập bảng định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm.
Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là đầu năm lên kế hoạch chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp. Dựa vào tình hình sản xuất và tiêu thụ năm trước, và dự đoán tình hình kinh tế, giá cả, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong năm tới, phòng kinh doanh sẽ lên kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm: sản lượng kế hoạch, xây dựng giá thành kế hoạch, xây dựng dự toán chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí điện, nước và tất cả các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau khi lập kế hoạch sản xuất cho cả năm tài chính, phòng kinh doanh tiến hành lập kế hoạch sản xuất chi tiết theo từng quý, từng tháng và đặt ra các chi tiêu sản xuất cho các phân xưởng.
Phòng tổ chức lao động dựa vào kế hoạch sản xuất do phòng kinh doanh lập xác định nhu cầu nhân công sử dụng để thực hiện kế hoạch sản xuất trên từ đó đưa ra các quyết định tăng hay giảm số lượng nhân công. Ngoài ra, phòng Tổ chức lao động còn có nhiệm vụ đặt ra đơn giá lương sản phẩm cho mỗi loại sản phẩm hoàn thành. Việc tính toán xác định đơn giá lương sản phẩm là công việc hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhân công trực tiếp một trong 3 loại chi phí quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm.
Chức năng của phòng Tài chính - Kế toán trong công tác quản lý chi phí đó là theo dõi giá trị bằng tiền trên sổ sách của tất cả các loại chi phí, định kỳ xác định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm để so sánh với giá thành kế hoạch được xây dựng ban đầu nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất cung cấp thông tin cho Ban Tổng giám đốc, các phòng ban đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý.
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MẸ-TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
2.1 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY MẸ-TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
2.1.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty me-TCT thiết bị điện Việt Nam
Chi phí sản xuất của công ty bao gồm 3 loại chi phí:
+ Chi phí NVL trực tiếp
+ Chi phí NCTT
+ Chi phí sản xuất chung
Hai loại chi phí đầu tiên: Chi phí NVL trực tiếp và Chi phí NCTT đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo sản phẩm và theo phân xưởng. Kế toán tập hợp chi phí loại này theo sản phẩm ở từng các phân xưởng. Còn chi phí sản xuất chung kế toán tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp sau đó dùng công thức phân bổ, phân bổ cho từng sản phẩm.
2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.2.1 Nội dung
Chi phí NVL trực tiếp là toàn bộ giá trị NVL được dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm. Chi phí NVL trực tiếp tại công ty thường chiếm khoảng từ 80% đến 90% tổng giá thành sản xuất sản phẩm công tơ 1 pha. Để có thể cạnh tranh trên thị trường bằng giá cả thì việc sử dụng tiết kiệm chi phí NVL trực tiếp, kế toán NVL trực tiếp kịp thời và chính xác có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong công ty, vật liệu có nhiều loại, có tính năng hoá, nội dung kế toán, mục đích sử dụng khác nhau và yêu cầu quản lý của từng loại cũng khác nhau do đó, nguyên vật liệu của công ty được chia thành các loại sau:
- NVL chính (kể cả bán thành phẩm mua ngoài): Là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
Các NVL chính ở công ty như: Tôn Silic, dây Êmay, đồng thau, bu lông các loại, kim gối từ, nam châm TQ 1 pha, trục rôto, trục bộ số, đầu dẫn dây trên, jắc cắm, khung nhôm, kim loại mầu các loại, nắp công tơ các loại, các linh kiên điện tử để lắp ráp v.v…
- Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, đựợc sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi hình thái ban đầu của vật liệu chính hoặc dùng để bảo quản phục vụ hoat động của các tư liệu lao động, hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức.
Các vật liệu phụ ở công ty như: Bao bì các loại, đinh, đế kê, đai nẹp sắt, túi FE, thing nhựa, hòm gỗ các loại, màng co sứ, hộp carton, Palet 1 pha nhập khẩu, nhãn hộp các loại, giấy cách điện, que hàn, than hàn, tấm tectolit, hoá chất các loại, nhựa các loại…
Nếu căn cứ vào vai trò của nó vật liệu phụ bao gồm các loại:
+ Vật liệu phụ làm thay đổi chất lượng của vật liệu chính
Ví dụ: Các loại hoá chất dùng để tẩy
+ Vật liệu phụ làm tăng chất lượng của thành phẩm và tạo ra những thị hiếu tiêu dùng
Ví dụ: Sơn, nhuộm
+ Vật liệu phụ làm cho quá trình sản xuất được thuận lợi
Ví dụ: Dầu, mỡ,…
- Nhiên liệu: về thực chất nhiên liệu là một loại NVL phụ nhưng nó được tách ra thành một loại vật liệu riêng biệt vì việc sản xuất và tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, mặt khác nó có yêu cầu quản lý kỹ thuật hoàn toàn khác với vật liệu thông thường. Nhiên liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
Ví dụ: Than, củi, xăng, dầu, thuốc chống gỉ ….
- Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng chi tiết được sử dụng để thay thế sửa chữa máy móc, thiết bị cần lắp và không cần lắp.
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm những vật liệu, thiết bị, công cụ, khí cụ, vật kết cấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản.
-Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên thường là những vật liệu thu được từ quá trình sản xuất, hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định.
Ví dụ: Cơ khí…
Khi xuất kho NVL để sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kế toán phải tính toán, xác định giá trị thực tế của NVL xuất kho cho các nhu cầu, đối tượng khác nhau nhằm xác định chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì công ty là doanh nghiêp lớn nên cường độ nhập xuất NVL rất lớn với nhiều chủng loại khác được chia ra làm nhiều đợt vì thế giá nhập NVL thay đổi theo từng đợt và để thống nhât giá thực tế xuất kho được thuận lợi nhanh chóng và dễ dàng công ty đẫ áp dụng phương pháp tính giá bình quân.
Đây là phương pháp mà giá thực tế NVL xuất kho được tính trên cơ sở đơn giá thực tế bình quân của NVL:
Giá thực tế NVL xuất kho
=
Số lượng NVL xuất kho
x
Đơn giá thực tế bình quân của NVL
Hiện nay, có 3 phương pháp tính đơn giá thực tế bình quân của NVL là:
- Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ (bình quân gia quyền)
- Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước
- Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
Ở đây công ty đã sử dụng giá bình quân gia quyền. Theo phương pháp này thì đơn giá được tính như sau:
Đơn giá bình quân
=
Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Cách tính này được xác định sau khi kết thúc kỳ hạch toán, dựa trên số liệu đánh giá NVL cả kỳ dự trữ. Các lần xuất NVL khi phát sinh chỉ phản ánh về số lượng mà không phản ánh về mặt giá trị. Toàn bộ giá trị xuất được phản ánh vào cuối kỳ khi có đầy đủ số liệu tổng nhập. Điều đó làm cho công việc bị dồn lại, ảnh hưởng đến tiến độ quyết toán song cách tính này đơn giản và tốn ít công
Do tính chất NVL và tính chất sản phẩm có nhiều đặc điểm riêng nên yêu cầu đặt ra trong công tác kế toán chi phí NVL trực tiếp có một số điểm đáng chú ý sau:
Sản phẩm công tơ 1 pha là loại sản phẩm phức tạp được tạo thành từ nhiều chi tiết khác nhau nên mỗi đơn vị được chế tạo từ rất nhiều chủng loại vật liệu. Hơn nữa, cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩm công tơ 1 pha là theo phân xưởng và theo tổ, các chi tiết của sản phẩm công tơ 1 pha được chế tạo từ các phân xưởng độc lập. Công tác quản lý việc xuất dùng vật tư tại các phân xưởng phải được chú trọng tránh việc sử dụng lãng phí.
Bên cạnh đó để đưa ra tiêu thụ trên thị trường, sản phẩm công tơ 1 pha của công ty phải tuân thủ về chất lượng do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam quy định như: độ chính xác, an toàn. Vì vậy, trong quá trình sản xuất, việc sử dụng vật tư phải được đảm bảo theo định mức đã xác định từ trước.
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng
Để phục vụ cho công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp, căn cứ vào Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, bộ phận kế toán công ty sử dụng Tài khoản 621: Tài khoản "Chi phí NVL trực tiếp"
TK 621: "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán
- Kết chuyển trị giá NVL thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" được chi tiết thành các tài khoản cấp 2, cấp 3 theo qui tắc 621.A.B. Trong đó, A chi tiết theo sản phẩm, B chi tiết theo phân xưởng sản xuất.
0: Bàn kiểm công tơ
1: Công tơ 1 pha
2: Công tơ 3 pha
3: Đồng hồ Vol-Ampe
4: Biến dòng hạ thế
5: Biến dòng trung thế
6: Biến áp trung, cao thế
7: Cầu chì rơi
8: Sản phẩm khác (Băng tải bao gói)
A: chi tiết theo sản phẩm
1: PX đột dập
2: PX cơ dụng
3: PX ép nhựa
4: PX lắp ráp
5: PX hiệu chỉnh
6: PX LB
7: PX điện tử
8: PX bao gói
B: chi tiết theo phân xưởng
VD: TK 62124: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 3 pha tại PX lắp ráp.
Các TK dùng để hạch toán chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha của công ty bao gồm:
+ TK 6211 : Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha
+ TK 6211.1: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha tại PX đột dập
+ TK 6211.2: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha tại PX cơ dụng
+ TK 6211.3: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha tại PX ép nhựa
+ TK 6211.4: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha tại PX lắp ráp
+ TK 6211.5: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha tại PX hiệu chỉnh
+ TK 6211.8: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha tại PX bao gói.
2.1.2.3 Qui trình ghi sổ kế toán chi tiết
Hiện nay, tại công ty việc thu mua, nhập kho và xuất sử dụng NVL do phòng Kinh doanh đảm nhiệm. Phòng Tài chính - Kế toán chỉ phụ trách quản lý về số lượng NVL nhập, xuất, tồn và giá trị NVL.
Đầu kỳ, khi nhận được bản kế hoạch sản xuất trong kỳ, các bộ phận tiến hành triển khai hoạt động sản xuất, xác định nhu cầu vật liệu cần thiết thực tế.
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế và định mức tiêu hao NVL. Các phân xưởng ghi danh mục NVL cần lĩnh cụ thể về số lượng và viết Phiếu xuất kho. Phiếu này chỉ được lập thành 1 liên trước tiên được gửi về phòng kinh doanh của công ty chờ xét duyệt. Phòng kinh doanh sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong kỳ và định mực NVL cho mỗi loại sản phẩm để xét duyệt Phiếu xuất kho.
Sau khi được duyệt, nhân viên phân xưởng mang phiếu xuất kho xuống cho Thủ kho kí nhận, giao vật tư và ghi vào thẻ kho. Định kỳ, Thủ kho chuyển toàn bộ Phiếu xuất kho trong tháng cho kế toán vật tư vào phần mềm kế toán để theo dõi. Phiếu xuất kho và Hóa đơn mua NVL dùng ngay cho sản xuất là căn cứ để kế toán ghi sổ kế toán chi phí NVL trực tiếp.
PX ĐỘT DẬP
PHIẾU XUẤT KHO
Liên 1
Ngày 31 tháng 3 năm 2010
TK Nợ: 62111
TK Có: 1522
Mẫu số: 02-VT
(Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Đơn vị nhận hàng: Phân xưởng đột dập Số: 6/094
Lý do: Sản xuất công tơ 1 pha SốHĐ: MST:
Xuất tại kho: Kho phòng Tài chính - Kế toán Hợp đồng:
STT
Tên vật tư
MÃ VT
ĐVT
SỐ LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
Yêu cầu
Thực xuất
1
Thanh giằng
CV10A112/1
Cái
350.000
CỘNG TIỀN HÀNG
Bằng chữ:
Người lập biểu
Phụ trách kinh doanh
Thủ kho
Người nhận hàng
Thủ trưởng đơn vị
Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
Phiếu xuất kho trình bày đầy đủ các nội dung: Loại NVL (mã vật tư, số lượng) xuất dùng; mục đích sử dụng (sản xuất sản phẩm công tơ 1 pha); phân xưởng sử dụng. Trên phiếu xuất kho không có đơn giá xuất và tổng giá trị vật tư xuất dùng do đặc điểm tổ chức quản lý NVL ở công ty là phòng kinh doanh và các phân xưởng lấy vật tư về sản xuất chỉ quan tâm đến số lượng còn phòng Tài chính - Kế toán thì quan tâm đến cả số lượng và giá NVL, sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá xuất kho và công thức tính giá xuất kho vật tư được đặt sẵn trong phần mềm kế toán.
Biểu số 2.2: Giao diện vào phần mềm kế toán phiếu xuất kho
Công việc vào phiếu xuất trên là để ghi bút toán sau:
Nợ TK 62111 "Chi phí NVL trực tiếp công tơ 1 pha - PXDD" 70.871.500
Có TK 152 "Nguyên liệu vật liệu" 70.871.500
Khi vào các phiếu xuất, kế toán chỉ nhập phần số lượng mà bỏ qua phần giá trị. Sau khi ấn nút “Lưu” trên màn hình, dữ liệu của phiếu xuất trên , bao gồm ngày tháng xuất, PX nhận vật tư, tên vật tư, mã vật tư, tên và số hiệu kho cũng như số lượng vật tư lĩnh sẽ được tự động ghi vào Sổ chi tiết các tài khoản 6211. Đến cuối kỳ, sau khi đã có đầy đủ tổng nhập, kế toán sẽ “tính giá trung bình” bằng cách chọn phần “Tính giá trung bình” trên phần mềm. Máy tính sẽ tự động cập nhật giá trị NVL xuất kho vào phiếu xuất, thẻ kho, sổ chi tiết cũng như sổ tổng hợp có liên quan.
Biểu số2.3: Hóa đơn giá trị gia tăng mua nguyên vật liệu dùng ngày cho sản xuất công tơ 1 pha.
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
NX/2009B
0079985
Ngày 11 tháng 3 năm 2010
Đơn vị bán hàng: Cty Cp dịch vụ và thương mại tổng hợp Việt Long
Địa chỉ: Số 170 Đường Hồ Tùng Mậụ - TT. Cầu Diễn – H. Từ Liêm – Hà Nội
Số tài khoản:
Điện thoại: MST: 0102111686
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (VEC)
Địa chỉ: Số 10 Trần Nguyên Hãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán:Chuyển khoản MST: 0100100512
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Dây điện tử
f 1,6mm (PEW-M-1550C)
Kg
3.003,56
164.900
495.287.044
2
Dây điện tử
f 2,2mm (PEW-M-1550C)
Kg
9.996,26
166.800
1.667.376.168
Cộng tiền hàng: 2.162.663.212
Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 216.266.321
Tổng cộng tiền thanh toán: 2.378.929.533
Số tiền viết bằng chữ: Hai tỷ ba trăm bảy mươi tám triệu chin trăm hai mươi chin nghìn năm trăm ba mươi đồng
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
Biểu số 2.4: Mẫu sổ chi tiết TK 6211
BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG HỢP SỐ LIỆU CÔNG TY MẸ
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 6211 - Chi phí nguyên vật liệu công tơ 1 pha
Tháng 3 năm 2010
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
04/03
6/245
- PX đột dập - PXDD - SX công tơ 1 pha
1521
317.711.120
05/03
5/298
- PX ép nhựa - PXEN - SX công tơ 1 pha
1521
77.200.000
05/03
5/303
- PX ép nhựa - PXEN - SX công tơ 1 pha
1522
17.163.280
...
...
...
...
...
...
10/03
8/1875
- PX Cơ dụng - PXCD - SX công t._.ơ 1 pha
1521
7.331.000
11/03
079985
- Anh Cường- Cty CP DVTM Việt Long-dây điện tử
331
101.430.000
...
...
...
...
...
...
20/03
2/166
- PX lắp ráp - PXLR - SX công tơ 1 pha
1521
1.314.971.612
20/03
6/018
- PX hiệu chỉnh - PXHC - SX công tơ 1 pha
1521
158.539.620
...
...
...
...
...
...
- PX hoàn chỉnh-bao gói sp-PXBAOGOI-SX công tơ 1 pha
1521
134.219.505
31/3
6/094
- PX đột dập - PXDD- SX công tơ 1 pha
1522
70.871.500
...
...
...
...
...
...
31/3
84417
- KC6211>15411CT1F 62111->15411
15411
32.378.054.357
Số dư đầu kỳ:
Tổng phát sinh trong kỳ:
32.378.054.357
32.378.054.357
Số dư cuối kỳ:
Ngày.....tháng.....năm....
KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trên đây là mẫu sổ chi tiết tài khoản 6211: Chi phí NVL trực tiếp công tơ 1 pha. Đối với các loại sản phẩm khác cũng có sổ chi tiêt theo mẫu này: ví dụ sổ chi tiết TK 6212: Chi phí NVL trực tiếp công tơ 3 pha. Ngoài ra, nhờ có phần mềm kế toán máy, còn có thể có sổ chi tiết tài khoản 621 cấp 3 chi tiết theo phân xưởng, ví dụ: Sổ chi tiết TK 62111: Chi phí NVL trực tiếp công tơ 1 pha - Phân xưởng đột dập.
2.1.2.4 Qui trình ghi sổ kế toán tổng hợp
Hàng tháng, để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin về chi phí NVL trực tiếp, kế toán NVL lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ.
Bảng phân bổ NVL và công cụ, dụng cụ dùng để phản ánh tổng giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế và giá hạch toán và phân bổ giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng (Ghi Có TK 152, TK 153, Nợ các tài khoản liên quan).
Giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế phản ánh trong Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng đối tượng sử dụng được dùng làm căn cứ để ghi vào bên Có các TK 152, 153, 142, 242 của các Bảng kê, Nhật ký - Chứng từ và sổ kế toán liên quan. Số liệu của Bảng phân bổ này được dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Cuối mỗi tháng, toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp toàn doanh nghiệp được tổng hợp ghi vào Sổ cái TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Biểu số2.5: Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
Mẫu số : 07-VT
(Ban hàng theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Tháng 3 năm 2010
STT
Ghi Có các TK
Ghi Nợ các TK
Tài khoản 152
Tài khoản 153
Tổng cộng
1521
1522
1528
1529
1
621
Chi phi NVL trực tiếp
45.676.610.356
302.963.236
60.653.235
3.560.263.860
49.600.490.687
2
6211
Chi phí NVL Công tơ 1 pha
28.969.988.723
193.901.774
54.900.000
2.456.789.379
31.675.579.876
3
62111
PX đột dập (Công tơ 1 pha)
15.258.665.606
1.516.320.141
16.774.895.747
4
62113
PX ép nhựa (Công tơ 1 pha)
467.855.000
28.104.329
30.263.643
526.222.972
...
...
...
...
....
...
...
...
...
8
6212
Chi phí NVL Công tơ 3 pha
8.917.368.408
100.425.409
9.017.793.817
…
...
…
…
…
…
…
…
…
21
627
Chi phí sản xuất chung
24.000.098
850.000
3.458.326
65.946.828
94.255.252
22
6272
Chi phí vật liệu
24.000.098
850.000
658.326
25.508.424
23
6275
Chi phí BHLĐ
2.800.000
65.946.828
68.746.828
24
62751
Chi phí BHLĐ PX đột dập
2.800.000
2.800.000
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
53.729.465.327
598.632.251
100.253.932
3.680.362.765
65.946.828
58.174.661.103
Đã ghi sổ cái ngày….tháng….năm
Lập, ngày….tháng….năm
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Biếu số 2.6: Sổ cái tài khoản 621
CÔNG TY MẸ
TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
Mẫu số S05-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tài khoản 621 – “Chi phí NVL trực tiếp”
Năm 2010
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
…
Tháng 12
Cộng
1521
42.536.249.329
20.231.506.128
45.676.610.356
1522
429.531.023
201.035.962
302.963.236
1528
65.365.892
32.562.152
60.653.235
1529
1.635.896.475
998.653.487
3.560.263.860
331
1.005.365.200
235.468.023
489.930.853
Cộng số phát sinh Nợ
45.672.407.919
21.699.225.752
50.090.421.540
Tổng số phát sinh Có
45.672.407.919
21.699.225.752
50.090.421.540
Dự Nợ cuối tháng
Dư Có cuối tháng
Ngày…tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc
2.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.3.1 Nội dung
Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty mẹ - TCT thiết bị điện Việt Nam bao gồm các khoản: Tiền lương, phụ cấp, và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm (phần trích tính vào chi phí sản xuất kinh doanh).
Tiền lương ở Công ty được thanh toán bằng tiền mặt và áp dụng hai hình thức trả lương: Trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất và trả lương cho cán bộ quản lý tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất.
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm thì Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm để đảm bảo công bằng cho người lao động, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít. Mặt khác, áp dụng trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất còn có tác dụng kích thích công nhân lao động tích cực có trách nhiệm và nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất được tính theo phương pháp tiền lương theo sản phẩm.
Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN trên lương cơ bản từ ngày 01/01/2010, công ty áp dụng tỷ lệ đóng BHXH, BHYT và BHTN như sau:
+ BHXH là 22% trong đó công ty đóng 16% và tính vào chi phí của công ty; người lao động đóng 6% được trừ vào lương.
+ BHYT là là 4,5% trong đó công ty đóng 3% và tính vào chi phí của công ty; người lao động đóng 1,5% được trừ vào lương.
+ BHTN là 2% trong đó công ty đóng 1% và tính vào chi phí của công ty; người lao động đóng 1% được trừ vào lương.
Khoản trích KPCĐ trên tổng lương thực tế trả cho công nhân: hiện nay công ty đang áp dụng tỷ lệ trích là 2% và tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Các chứng từ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm:
- Bảng chấm công
- Bảng chấm công làm thêm giờ
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền thương
- Giấy báo thanh toán tiền lương sản phẩm
- Giấy báo thành toán sản phẩm ngoài mức
- Bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
2.1.3.2 Tài khoản sử dụng
TK 622: "Chi phí nhân công trực tiếp"
Chi phí NCTT tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công quy định phát sinh trong kỳ
- Kết chuyển chi phí NCTT vào bên Nợ TK 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang".
Để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 và cấp 3 theo qui tắc 622.A.B trong đó: A là chi tiết theo sản phẩm, B là chi tiết theo phân xưởng hoàn toàn giống với cách chi tiết thành tài khoản con của TK 621.
Các TK dùng để hạch toán chi phí NCTT sản phẩm công tơ 1 pha của công ty bao gồm:
+ TK 6221.1: Chi phí NCTT sản phẩm công tơ 1 pha tại PX đột dập
+ TK 6221.2: Chi phí NCTT sản phẩm công tơ 1 pha tại PX cơ dụng
+ TK 6221.3: Chi phí NCTT sản phẩm công tơ 1 pha tại PX ép nhựa
+ TK 6221.4: Chi phí NCTT sản phẩm công tơ 1 pha tại PX lắp ráp
+ TK 6221.5: Chi phí NCTT sản phẩm công tơ 1 pha tại PX hiệu chỉnh
+ TK 6221.8: Chi phí NCTT sản phẩm công tơ 1 pha tại PX bao gói.
2.1.3.3 Qui trình ghi sổ kế toán chi tiết
Định kỳ tính lương, các phân xưởng nộp Giấy báo thanh toán tiền lương sản phẩm (còn được gọi báo ca), Giấy báo thanh toán tiền lương sản phẩm ngoài mức lên phòng Tổ chức - Lao động tính ra lương sản phẩm cho từng công nhân.
Giấy báo thành toán tiền lương sản phẩm do từng công nhân sản xuất tự điền vào mẫu đã có sẵn: số lượng chi tiết hay sản phẩm đã hoàn thành được ghi theo trình tự thời gian trong tháng đó. Mỗi một dòng chi tiết sản phẩm hoàn thành sẽ có chữ ký và đóng dấu của ban Quản lý chất lượng QC. Ban này có nhiệm vụ kiểm tra số lượng, chất lượng của các chi tiết, sản phẩm mà công nhân đó đã làm, chỉ có những sản phẩm đủ tiêu chuẩn mới được công nhận. Bên cạnh đó, các chi tiết và sản phẩm mà công nhân đó hoàn thành khi nhập kho thì phải có chữ ký của Thủ kho xác nhận. Nhờ có các thủ tục kiểm tra này mà công ty đã tạo ra môi trường làm việc nghiêm túc, công bằng đồng thời giúp cho công tác quản lý chi phí nhân công trực tiếp vận hành hiệu quả.
Số tổng cộng trên Giấy báo thanh toán tiền lương sản phẩm chỉ là Đơn giá lương sản phẩm của người công nhân đó trong tháng tính lương. Còn lương sản phẩm được tính theo công thức sau
Lương sản phẩm = Đơn giá lương sản phẩm x Hệ số lương
Biều số 2.7: Giấy báo thanh toán tiền lương sản phẩm
Họ tên CN: Bùi Văn Dũng CBCN: 4 Tổ SX: Đột dập 6
Phân xưởng: Đột dập kỳ: tháng 3 năm 2010
GIẤY BÁO THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG SẢN PHẨM
Ngày tháng
Tên quy cách sản phẩm
Số lượng
TGTH
QC
Thủ kho
Đơn giá
Thành tiền
SL(bằng chữ)
ký
1+2/2
Đột xếp mặt số vuông
2000
7h30
Hai nghìn
12
24.000
1 pha
3/2
Đột xếp mặt số vuông
3000
7h30
Ba nghìn
12
36.000
1 pha
4+5/12
Đột đĩa 1 pha
7500
3h30
Bảy nghìn
7.6
57.000
năm trăm
....
.......
....
....
.....
....
....
....
....
Cộng
1.498.500
TC-LĐ QUẢN ĐỐC ĐỊNH MỨC CHỮ KÝ CN
Sau khi tính đơn giá lương sản phẩm cho mỗi công nhân, báo ca được chuyển sang phòng Tài chính - kế toán, để nhập vào phần mềm tính lương. Đây là phần mềm tính lương rất tiện ích, mới được phòng Tài chính - Kế toán đưa vào sử dụng. Phần mềm này giúp kế toán tiền lương tạo được một cơ sở dữ liệu về toàn bộ lao động trong công ty bao gồm tên tuổi, thuộc phòng ban, phân xưởng nào, mã số thuế, hệ số lương, phụ cấp...; giúp giảm nhẹ công việc tính lương rất nhiều.
Công ty thực hiện trả lương theo 2 kỳ:
+ Kỳ 1 là lương tạm ứng: Lương tạm ứng cho công nhân sản xuất giữa tháng thường là từ 2.000.000 đế 3.000.000 do tổ văn phòng các phân xưởng làm bảng lương tạm ứng kỳ 1 dựa trên năng suất lao động, thời gian lao động của từng công nhân.
+ Kỳ 2: Cuối tháng sau khi tính ra tổng số lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng đó và trừ đi lương tạm ứng kỳ 1 thì số tiền lương còn lại phải trả cho công nhân là lương kỳ 2.
TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
PXĐD
LƯƠNG TẠM ỨNG
Tháng 3 năm 2010
Tổ độ dập 6
Tờ: PXDD-D6
STT
Họ tên
Chức danh
Hệ số lương
Hệ số phụ cấp
Tạm ứng lương
Ký nhận
1
Đỗ Mạnh Hoằng
TT
2,71
0,1
2.000.000
2
Nguyễn Văn Bằng
CN
1,96
0
2.000.000
3
Nguyễn Thu Hương
CN
2,71
0
2.000.000
4
Bùi văn Dũng
CN
2,71
0
2.000.000
5
Chu Duy Thành
CN
1,96
0
2.000.000
6
Nguyễn Trung Kiên
CN
1,96
0
2.000.000
7
Dương Văn Thành
CN
1,96
0
2.000.000
8
Hoàng Anh Tuấn
CN
1,96
0
2.000.000
9
Hoàng Minh Hà
CN
1,96
0
2.000.000
Cộng
18.000.000
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Biểu số 2.8: Lương tạm ứng Tổ Đột dập 6 - Phân xưởng đột dập tháng 3/2010
Biểu lương tạm ứng cũng là một chứng từ quan trọng để kế toán nhập vào phần mềm tính lương.
Cuối tháng, trả lương kỳ 2 cho công nhân, kế toán tiền lương dùng phần mềm tính lương, tính ra tổng lương phải trả cho công nhân trong tháng, các khoản trích theo lương, thuế TNCN phải nộp... và in ra Bảng lương của từng tổ sản xuất, Bảng tổng hợp lương các tổ của 1 phân xưởng, Bảng tổng hợp lương các phân xưởng...
Dựa vào bảng lương cuối tháng của các phân xưởng cùng với Báo cáo giờ công lao động do nhân viên kinh tế tại các phân xưởng lập và gửi lên phòng Tài chính - Kế toán, kế toán tiền lương lập Phiếu phân bổ tiền lương và các khoản phải trả riêng từng phân xưởng thực hiện tính và phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT và BHTN vào chi phí NCTT của từng loại sản phẩm tại phân xưởng đó.
Biểu số 2.9: Bảng lương tháng 3/2010 Tổ đột dập 6 - Phân xưởng đột dập
Công ty mẹ - TCT thiế bị điện Việt Nam
PXĐD
BẢNG LƯƠNG
Tháng 3 năm 2010
Tổ đột dập 6
Tờ: PXĐD-D6
STT
Họ tên
Chức danh
Các loại hệ số …..
Ngày công
Lương thời gian
Lg SP
Lg phụ cấp
Các khoản BH trả thay lương
Lg truy lĩnh
Tổng lương
Các khoản khấu trừ
Tạm ứng lương kỳ 1
Lương kỳ 2
Ký nhận
TT
P
LT
Lg cơ bản
Lương phép
Lg LT
Lương chức danh
BHXH
BHYT
BHTN
Thuế TNCN
1
Đỗ Mạnh Hoàng
TT
……….
15
7
0
0
474.000
0
316.000
4.431.000
57.000
149.700
0
5.427.700
105.700
26.400
17.600
208.000
2.000.000
3.070.000
2
Ng Văn Bàng
CN
16
6
0
0
294.000
0
289.000
4.638.000
0
108.200
0
5.329.200
76.400
19.100
12.700
337.000
2.000.000
2.884.000
3
Ng. Thu Hương
CN
18
4
0
0
271.000
0
281.000
4.486.000
0
149.700
0
5.187.700
105.700
26.400
17.600
517.000
2.000.000
2.521.000
4
Bùi Văn Dũng
CN
18
4
0
0
271.000
0
255.000
4.061.000
0
149.700
0
4.736.700
105.700
26.400
17.600
197.000
2.000.000
2.390.000
5
Chu Duy Thành
CN
16
6
0
0
294.000
0
261.000
4.195.000
0
108.200
0
4.858.200
76.400
19.100
12.700
295.000
2.000.000
2.455.000
6
Nguyễn Trung Kiên
CN
14
8
0
0
392.000
0
198.000
3.220.000
0
108.200
0
3.918.200
76.400
19.100
12.700
117.000
2.000.000
1.693.000
7
Dương Văn Thành
CN
16,5
5,5
0
0
270.000
0
259.000
4.010.000
0
108.200
0
4.647.200
76.400
19.100
12.700
28.000
2.000.000
2.511.000
8
Hoàng Anh Tuấn
CN
18
4
0
0
196.000
0
281.000
4.481.000
0
108.200
0
5.066.200
76.400
19.100
12.700
331.000
2.000.000
2.627.000
9
Hoàng Minh Hà
CN
16,5
4,5
0
0
221.000
0
266.000
4.116.000
0
108.200
0
4.711.200
76.400
19.100
12.700
258.000
2.000.000
2.345.000
Cộng
0
2.683.000
0
2.406.000
37.638.000
57.000
1.098.300
0
43.882.300
775.500
193.800
129.000
2.288.000
18.000.000
22.496.000
Ngày 31 tháng 3 năm 2010
Kế toán thanh toán
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
Biếu số2.10: Bảng tổng hợp lương tháng 3 năm 2010 - PX Đột dập
Công ty mẹ - TCT thiế bị điện Việt Nam
PXĐD
TỔNG HỢP LƯƠNG
THÁNG 3/2010
STT
Tên
Lương thời gian
Lg SP
Lương phụ cấp
Các khoản BH trả thay lương
Lg truy lĩnh
Tổng lương
Các khoản khấu trừ
Tạm ứng lương kỳ 1
Lương kỳ 2
Ký nhận
Lg cơ bản
Lương phép
Lg làm thêm
Lg chức danh
BHXH
BHYT
BHTN
Thuế TNCN
1
Tổ đột dập 1
0
2.680.000
0
2.645.000
49.956.400
68.000
1.428.500
0
56.777.900
919.900
230.000
153.300
2.559.000
18.500.000
34.388.700
2
Tổ đột dập 2
0
3.215.000
0
2.330.000
45.939.500
64.000
1.317.300
0
52.865.800
930.000
232.500
154.800
2.828.000
18.000.000
30.693.500
3
Tổ đột dập 3
0
3.534.000
0
2.996.000
53.834..400
68.000
1.610.900
0
62.043.300
1.059.500
264.800
176.300
2.748.000
21.000.000
36.767.700
4
Tổ đột dập 4
0
3.747.000
0
3.877.000
63.272.500
68000
1.889.400
0
77.853.900
1.282.000
320.500
213.400
3.854.000
27.000.000
45.157.000
5
Tổ đột dập 5
0
2.640.000
0
2.228.000
43.533.375
68000
1.322.100
0
49.741.475
834.400
208.600
138.800
2.110.000
18.000.000
28.422.500
6
Tổ đột dập 6
0
2.683.000
0
2.406.000
37.638.000
57000
1.098.300
0
43.882.300
775.500
193.800
129.000
2.288.000
18.000.000
22.496.000
7
Tổ Hàn gò
0
1.637.000
0
1.327.000
27.852.500
68000
826.800
0
31.711.300
583.600
146.000
97.200
2.056.000
8.000.000
20.801.500
8
Tổ lõi tồn
0
2.132.000
0
2.324.000
44.023.000
68000
1.079.300
0
49.626.300
761.900
190.500
126.900
2.349.000
16.000.000
30.171.000
9
Tổ Văn phòng
22.427.500
2.444.000
0
21.972.000
678000
1.271.900
0
55.408.400
897.800
224.500
149.600
5.269.000
19.500.000
29.340.500
Cộng
22.427.375
24.712.000
0
42.105.000
371.049.625
1.207.000
11.844.500
0
479.910.500
8.044.600
2.011.200
1.339.300
26.061.000
164.000.000
278.238.400
Bảo hiểm xã hội chi trả: 449.400
Trong đó: - Lương ốm: 449.400
- Lương thai sản:
Ngày 31 tháng 3 năm 2010
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
Hàng tháng dựa vào bảng Tổng hợp tiền lương tại các phân xưởng, cùng với Báo cáo giờ công lao động do nhân viên kinh tế tại các phân xưởng lập và gửi lên, kế toán tiền lương thực hiện tính và phân bổ các khoản tiền lương, các khoản trích BHXH,BHYT, KPCĐ vào chi phí nhân công trực tiếp của từng loại sản phẩm ở các phân xưởng theo tiêu thức giờ công lao động thực tế.
Biểu số 2.11: Báo cáo giờ công lao động - Phân xưởng đột dập
TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
PHÂN XƯỞNG ĐỘT DẬP
BÁO CÁO GIỜ CÔNG LAO ĐỘNG
Tháng 03 năm 2010
1. Tổng số giờ công theo chế độ : 14.256
2. Tổng số giờ làm thêm :
3. Tổng số giờ ngừng việc : 3.260
Trong đó: Nghỉ phép, lễ : 3.164
Nghỉ ốm : 96
Nghỉ không lương :
4. Tổng số giờ làm việc thực tế : 10.996
STT
Tên sản phẩm và công việc
Giờ công
T.khoản Nợ/Có
Ghi chú
1
Công tơ 1 pha
7485
6221
2
Công tơ 3 pha
884
6222
3
Đồng hồ Vol-Ampe
64
6223
4
TI cao thế
24
6224/5
5
Tu trung - cao thế
288
6226
6
Cầu chì rơi
6227
7
Phụ vụ sản xuất
2251
6271
Cộng
10.996
Ngày.....tháng.....năm.....
P.Quản đốc Phân xưởng Người lập biểu
Trong Báo cáo giờ công lao động, nhân viên kinh tế tại phân xưởng sẽ tính ra tổng số giờ lao động thực tế của tháng , số giờ công thực tế sản xuất từng loại sản phẩm tương ứng với các TK chi phí nhân công trực tiếp của các sản phẩm. Kế toán tiền lương sẽ tính ra các chi tiêu sau: Tiền lương phân bổ bình quân 1 giờ công; BHXH phân bổ bình quân 1 giờ công; BHYT phân bổ bình quân 1 giờ công và KPCĐ phân bổ bình quân 1 giờ công.
Tiền lương phân bổ bình quân 1 giờ công
=
Tổng tiền lương
Tổng số giờ công thực tế
BHXH phân bổ bình quân
1 giờ công
=
Tổng số BHXH cần phân bổ
Tổng số giờ công thực tế
BHYT phân bổ bình quân
1 giờ công
=
Tổng số BHYT cần phân bổ
Tổng số giờ công thực tế
BHTN phân bổ bình quân
1 giờ công
=
Tổng số BHTN cần phân bổ
Tổng số giờ công thực tế
KPCĐ phân bổ bình quân
1 giờ công
=
Tổng số KPCĐ cần phân bổ
Tổng số giờ công thực tế
Sau đó, kế toán nhân các giá trị bình quân tính được theo các công thức trên với số giờ công sản xuất từng sản phẩm sẽ tính ra được tổng sổ tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ phân bổ.
Ví dụ: Tháng 2 năm 2010, tại phân xưởng đột dập có các chỉ tiêu sau:
+ Tổng số giờ làm việc thực tế lại phân xưởng đột dập là 10.996 giờ;
+ Tổng tiền lương : 479.910.500
Tiền lương phân bổ bình quân 1 giờ công tại PX đột dập
=
479.910.500
43644,10 (đ/giờ)
10.996
+ Tổng số giờ công sản xuất công tơ 1 pha: 7485 giờ
Tiền lương phân bổ vào chi phí sản xuất công tơ 1 pha tại PX đột dập
=
43644.10x7.485
=
326.676.072 đồng
Từ số liệu trên, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 62211 “Chi phí NCTT công tơ 1 pha-PX đột dập” 326.676.072
Có TK 334 326.676.072
Để thuận tiện cho công việc tính toán và làm căn cứ để vào phần mềm kế toán, kế toán tiền lương lập Phiếu phân bổ tiền lương và các khoản phải trả riêng cho từng phân xưởng theo mẫu dưới đây.
TỔNG CTY TBD VIỆT NAM PXĐD
PHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN
PHIẾU PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
PHÂN XƯỞNG: ĐỘT DẬP
Tháng 3 năm 2010
1, Tổng số giờ công theo chế độ: 14.256
2, Tổng số giờ làm thêm:
3, Tổng số giờ ngừng việc: 3.260
Trong đó: Nghỉ phép, lễ: 3.164
Nghỉ ốm: 96
Nghỉ không lương:
4, Tổng số giờ làm việc thực tế: 10.996
5, Tổng số tiền lương phân bổ (TK 334) :479.910.500 B/Q 1 giờ: 43644,10
6, Tổng số tiền BHXH phân bổ (TK 3383) : 21.452.000 B/Q 1 giờ: 1950,89
7, Tổng số tiền BHYT phân bổ (TK 3384) : 4.023.000 B/Q 1 giờ: 365.86
8, Tổng số tiền KPCĐ phân bổ (TK 3382) : 9.598.000 B/Q 1 giờ: 872,86
9, Tổng số tiền BHTN phân bổ (TK 3389) : 1.341.000 B/Q 1 giờ: 121,95
STT
TÊN SẢN PHẨM CÔNG VIỆC
Giờ công
TKCó
TK Nợ
334
3382
3383
3384
3389
1
Công tơ 1 pha
7485
62211
326.676.072
6.533.379
14.602.412
2.738.462
912.796
2
Công tơ 3 pha
884
62221
38.581.383
771.611
1.724.587
323.420
107.804
3
Đồng hồ Vol-Ampe
64
62231
2.793.222
55.863
124.857
23.415
7.842
4
TI hạ thế0
62241
5
TI cao thế
24
62251
1.047.458
20.949
46.835
8.784
2.927
6
Tu trung, cao thế
288
62261
12.569.500
251.385
561.856
105.368
35.122
7
Cầu chì rơi
62271
0
0
0
0
8
Sản phẩm khác
62281
0
0
0
0
9
CP chung cho SX
2251
62711
98.242.865
1.964.815
4.391.453
823.551
274.509
Cộng
10.996
479.910.500
9.598.000
21.452.000
4.023.000
1.341.000
Ngày…….tháng…….năm………
Kế toán trưởng Người lập biểu
Biếu số 2.12: Phiếu phân bổ tiền lương và các khoản phải trả - PX Đột dập
Từ các phiếu phân bổ trên, kế toán tiền lương vào phần mềm kế toán để máy tính tự động cập nhật số liệu vào sổ chi tiết các tài khoản TK 6221.
BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG HỢP SỐ LIỆU CÔNG TY MẸ
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 6221 - Chi phí nhân công công tơ 1 pha
Tháng 3 năm 2010
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
31/03
10/2
Phân bổ lương tháng 2-PXDD
334
326.676.072
...
...
31/03
11/2
Trích 16% BHXH tháng 2-PXDD
3383
14.602.412
...
...
...
...
...
...
31/03
12/2
Trích 3% BHYT tháng 2-PXDD
3384
2.738.462
...
...
...
...
...
...
31/03
13/2
KPCĐ tháng 2-PXDD
3382
6.533.379
...
...
...
...
...
...
31/03
14/2
Trích 1% BHTN tháng 2-PXDD
912.796
...
...
...
...
...
...
31/03
84423
KC62211->15411CT1F
15411
351.463.121
...
...
...
...
...
...
Số dư đầu kỳ:
Tổng phát sinh trong kỳ:
3.600.137.384
3.600.137.384
Số dư cuối kỳ:
Ngày.....tháng.....năm....
KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.13: Sổ chi tiết TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp công tơ 1 pha
2.1.3.4 Qui trình ghi số tổng hợp
Hàng tháng, kế toán tiền lương lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương, tiền công thực tế phải trả (gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng.
Cuối tháng toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp phát sinh toàn doanh nghiệp được tổng hợp và ghi trên Sổ cái TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Biểu số 2.14: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
Mẫu số : 11-LĐTL
(Ban hàng theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 3 năm 2010
STT
Ghi Có các TK
Ghi Nợ các TK
TK 334
TK 338
Tổng cộng
3382
3383
3384
3389
1
622
Chi phí nhân công trực tiếp
4.235.387.523
90.033.920
134.990.332
25.310.687
25.310.687
4.511.033.149
2
6221
Chi phí nhân công công tơ 1 pha
3.397.017.322
67.940.124
108.143.427
20.277.402
6.759.109
3.600.137.384
3
62211
PX đột dập (Công tơ 1 pha)
326.676.072
6.533.579
14.602.412
2.738.462
912.796
351.463.321
4
62213
PX ép nhựa (Công tơ 1 pha)
358.245.110
7.164.632
10.474.470
1.963.963
654.654
378.502.829
5
62214
PX lắp ráp (Công tơ 1 pha)
1.633.225.554
32.664.659
51.005.586
9.563.547
3.187.849
1.729.647.195
6
62215
PX hiệu chỉnh (Công tơ 1 pha)
787.640.800
15.753.120
24.687.040
4.628.820
1.542.940
834.252.720
7
62218
PX bao gói (Công tơ 1 pha)
291.229.786
5.824.134
7.373.919
1.382.610
460.870
306.271.319
8
6222
Chi phí nhân công công tơ 3 pha
384.990.669
7.699.774
11.644.019
2.183.254
727.751
407.245.467
…
…
…
…
…
…
…
…
627
Chí phí sản xuất chung
543.119.776
10.862.275
15.897.866
2.980.850
993.617
573.854.384
6271
Chi phí nhân viên
543.119.776
10.862.275
15.897.866
2.980.850
993.617
573.854.384
62711
Chi phí nhân viên: PX đột dập
98.242.865
1.964.815
4.391.453
823.551
274.509
105.697.193
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
7.230.783.425
142.000.000
311.424.180
30.265.563
27.326.562
7.741.799.730
Đã ghi sổ cái ngày….tháng….năm
Lập, ngày….tháng….năm
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
CÔNG TY MẸ
TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
Mẫu số S05-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tài khoản 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”
Năm 2010
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
…
Tháng 12
Cộng
334
4.023.987.164
3.935.251.634
4.235.387.523
3382
89.562.354
84.364.521
90.033.920
3383
130.569.523
125.686.214
134.990.332
3384
24.325.152
20.546.231
25.310.687
3389
24.325.152
20.546.231
25.310.687
Cộng số phát sinh Nợ
4.292.769.345
4.186.394.831
4.511.033.143
Tổng số phát sinh Có
4.292.769.345
4.186.394.831
4.511.033.143
Dự Nợ cuối tháng
Dư Có cuối tháng
Ngày…tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.15: Sổ cái TK 6221 -" Chi phí nhân công trực tiếp tơ 1 pha"
2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung
2.1.4.1 Nội dung
Chi phí sản xuất chung là nhưng chi phí cần thiết cho quá trình sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trên. Các chi phí này chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm nhưng không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Tại Công ty mẹ - TCT thiết bị điện Việt Nam, chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL dùng cho quản lý phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí mua ngoài, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hộ lao động và các chi phí khác.
2.1.4.2 Tài khoản sử dụng
TK 627: "Chi phí sản xuất chung"
Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung;
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang".
Để tiện cho công tác quản lý chi phí sản xuất chung ở các phân xưởng, và công tác phân bổ chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm, kế toán công ty đã chi tiết tài khoản 627 "Chi phí sản xuất chung" thành các tài khoản cấp 2 và cấp 3 theo nội dung chi phí và theo phân xưởng.
1: CP nhân viên
2: CP nguyên vật liệu
3: CP dụng cụ sản xuất
4: CP khấu hao TSCĐ
5: CP bảo hộ lao động
6: CP mua ngoài
7: CP bằng tiền khác
Qui tắc chi tiết tài khoản 627: 627.A'.B. Trong đó, A' là chi tiết theo nội dụng chi phí. B là chi tiết theo phân xưởng giống như TK 621 và TK 622.
A’ = Chi tiết theo nội dung chi phí
2.1.4.3 Qui trình ghi sổ kế toán chi tiết
a, Chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí bảo hộ lao động:
Khi phát sinh nhu cầu vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất như mũi khoan các loại, tuốc lơ vít, đồ dùng bảo hộ lao động như giầy, dép, quần áo bảo hộ... phục vụ cho nhu cầu sản xuất ở các phân xưởng thì hạch toán vào chi phí sản xuất chung theo nội dung chi phí. Việc hạch toán này tương tự với chi phí NVL trực tiếp tuy nhiên do không định mức được giá trị sử dụng cho từng đối tượng hạch toán chi phí nên khi các khoản chi phí này được phát sinh hạch toán và TK 627 rồi cuối tháng tiến hành phân bổ
b, Chi phí khấu hao tài sản cố định
Khi than gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn về mặt giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao. Việc trích khấu hao TSCDD nhằm mục đích thu hồi vốn để sửa chữa, tái đầu tư TSCĐ mới. Mỗi TSCĐ được tính khấu hao theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ trích khấu hao phải nhanh chóng thu hồi vốn trong giới hạn cho phép mà không làm tăng giá thành, ảnh hưởng tới giá bán và tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Hàng tháng, căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ trong tháng trước, kế toán TSCĐ tiến hành trích khấu hao cho từng máy móc thiết bị trong công ty để hạch toán vào chi phí theo đúng chế độ quy định. Hiện nay, tại công ty việc ghi nhận TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo Chuẩn mực kế toán sô 03 - TSCĐ hữu hình, Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo nguyên tắc tròn tháng. TSCĐ tăng trong tháng sẽ được bắt đầu trích khấu hao từ tháng sau, TSCĐ giảm trong tháng sẽ thôi không trích khấu hao từ tháng sau. Công thức tính khấu hao:
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ * tỷ lệ khấu hao năm
Mức khấu hao bình quân tháng = mức khấu hao năm/12.
Biểu số 2.16: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định
CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tháng 3 năm 2010
STT
Ghi Có các TK
Ghi Nợ các TK
TK 2141
TK 2143
Tổng cộng
...
...
...
...
...
...
8
627
Chi phí sản xuất chung
394.976.278
394.976.278
9
6274
Chi phí khấu hao TSCĐ
394.976.278
394.976.278
10
62741
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXDD
55.795.835
55.795.835
11
62742
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXCD
2.341.614
2.341.614
12
62743
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXEN
6.050.965
6.050.965
13
62744
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXLR
288.680.235
288.680.235
14
62745
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXHC
16.172.578
16.172.578
15
62746
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXLB
4.655.229
4.655.229
16
62747
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXKT
21.279.824
21.279.824
17
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
26.354.619
4.102.812
30.457.430
18
6424
Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc VP
26.354.619
4.102.812
30.432.430
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng
430.963.253
4.102.812
435.066.065
Ngày.......tháng........năm 2010
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Dựa vào bảng Phân bổ trên kế toán ghi sổ bút toán:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung 394.976.278
Có TK 2141 394.976.278
c, Chi phí nhân viên
Chi phí nhân viên thuộc chi phí sản xuất chung tại công ty bao gồm:
+ Tiền ăn ca của tất cả công nhân viên tại phân xưởng sản xuất
+ Tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào chi phí của nhân viên tổ văn phòng tại các phân xưởng sản xuất.
Tiền ăn ca trong 1 tháng của 1 công nhân được tính theo công thức s._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25613.doc