Lời nói đầu
Nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế tt có sự quản lý của nhà nước, nền kinh tế nước ta nói chung có nhiều khởi sắc. Nhất là hiện nay nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vốn kinh doanh vào Việt Nam, đây là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển cho phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế toàn cầu.
Trước những thử thách lớn như vậy thì bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải biết vận dụn
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sáng tạo và linh hoạt quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Phải nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuậtb tiến bộ về công nghệ vào sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý kinh tế tiên tiến phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất thực tế của từng đơn vị như quản lý lao động, quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu,… Có như vậy thì doanh nghiệp mới tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong thực tế, bất kỳ một doanh nghiệp nào để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá thì đều phải bỏ ra những chi phí về lao động, về tư liệu lao động đối với đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phs sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Để kinh doanh có hiệu quả cao đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đồng bộ các khâu trong quản lý và tổ chức sản xuất sử dụng hợp lý các yếu tố chi phí sản xuất. Kế toán là một trong những công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản lý kinh tế quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý đồng vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là một trong những phần hành kế toán tổng hợp giữ vai trò quan trọng giúp cho đơn vị xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kế toán tài chính của doanh nghiệp. Từ đó lãnh đạo doanh nghiệp kiểm tra được các biện pháp quản lý đang thực hiện và đề xuất ra những quyết định kinh tế những biện pháp quản lý kinh tế, tài chính hữu hiệu hơn. Là nhân tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Chính vì vậy công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một nhiệm vụ rất quan trọng của kế toán. Nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp nói riêng và quản lý vĩ mô của nhà nước nói chung. Để khai thác được những tiềm ẩn của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, làm cơ sở phục vụ cho công tác chuyên môn của bản thân sau khi tốt nghiệp. Vậy nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây”
Nội dung khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây.
Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
các doanh nghiệp sản xuất
1.1. Bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp
1.1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm
Quá tình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất hàng hàng cũng chính là quá trình doanh nghiệp phải chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động và thù lao lao động. Những chi phí trên cũng chính là những chi phí để tạo ra giá trị sản phẩm hàng hoá nên nó là yếu tố khách quan không phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người sản xuất.
Như vậy chi phí sản xuất-kinh doanh là biểu hiện bằng tìên của toàn bộ các hao phí về lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đêns hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Hay chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền vốn của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
1.1.1.2. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất - kinh doanh
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau. Song quy lại thì chi phí sản xuất bao gồm chi phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Chi phí về lao động sống bao gồm tiền lương, trích quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn… của người lao động. Chi phí về lao động vật hoá bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, nặng lực, khấu hao tài sản cố định…
Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí của kỳ hạch toán bao gồm những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp (mua sắm vật tư, hàng hoá..) chi tiêu cho qúa trình sản xuất, kinh doanh (chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác quản lý…) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ (chi vận chuyển, bốc rỡ…)
Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí và chi tiêu không chỉ khác nhau về mặt số lượng mà còn khác nhau về mặt thời gian. Có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí (chi mua nguyên vật liệu về nhập kho chưa sử dụng) và có những khoản chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí trích trước). Sở dĩ có sự khác nhau giữa chi phí và chi tiêu trong các doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu hạch toán của chúng. Như vậy, việc phân biệt chi phí và chi tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất cũng như nội dung, phạm vi và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
1.1.1.3. Phân loại chi phí sản xuất - kinh doanh
Thực tế, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúgn trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Xất phát từ mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý.
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí sản xuất khác nhau, từng nhóm theo những đặc trưng nhất định.
Thực tế có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau như phân theo nội dung kinh tế, theo công dụng, theo vị trí… Mỗi cách phân loại đều đáp ứng cho mục đích quản lý, hạch toán… ở các góc độ khác nhau. Vì thế, các cách phân loại đều tồn tại, bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán.
a. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí
Về thực chất, chi phí bao gồm chi phí về lao động sống, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động. Nhưng để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí thì các yếu tố chi phí vừa nêu trên được chi tiết theo nhiều nội dung kinh tế cụ thể như sau:
- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế… phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực).
- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phục cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức.
- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho CBCNV.
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất - kinh doanh trong kỳ.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phải ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất - kinh doanh.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố tren dùng vào sản xuất - kinh doanh trong kỳ.
b. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được chia thành các khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu… liên quan trực tiếp vào sản xuất - kinh doanh.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh (Phần tính vào chi phí).
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp nói trên.
- Chi phí bán hàng: Gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào.
c. Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc
- Chi phí biến đổi (chi phí): là chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm nhưng thay đổi trong tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra.
- Chi phí cố định: Là chi phí có sự thay đổi trên một đơn vị sản phẩm nhưng cố định trong tổng khối lượng sản phẩm.
d. Phân loại chi phí sản xuất theo cách thức kết chuyển chi phí
- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua.
- Chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh.
Ngoài các cách phân loại trên, chi phí còn được phân loại dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau, tuỳ thuộc yêu cầu cụ thể của nhà quản lý để lựa chọn phương pháp phân loại cho phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Trong sản xuất, chi phí chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí. Vì vậy để đánh giá chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xem xét chi phí trong mối quan hệ mật thiết giữa quá trình sản xuất với kết quả sản xuất, từ mối quan hệ so sánh này hình thành chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
1.1.2. Giá thành sản phẩm
1.1.2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
1.1.2.2.Bản chất và nội dung kinh tế
Giá thành sản phẩm là một phạm trù kinh tế sản xuất hàng hoá. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và quan trọng trong công tác quản lý.
Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: Mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí gồm phát sinh trong kỳ, chi phí kỳ trước chuyển sang, chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Như vậy giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra ở bất kỳ kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải được phản ánh giá trị thực của các tư liệu sản xuất, tiêu thụ và các chi tiêu khác có liên quan tới việc bù dắp giản đơn hao phí lao động.
1.1.2.3. Phân loại giá thành
Để dáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau.
a. Phân loại giá thành xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: Theo cách phân tích loại này chỉ tiêu giá thành được chia thàn:
- Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: Được xác định trước khi bắt đầu vào sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch, giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch. Giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Nên giá thành định mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
b. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo cách phân loại này chỉ tiêu gía thành được chia thành gúa thành sản phẩm sản xuất và giá thành tiêu thụ:
- Giá thành sản xuất: (Giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh có liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vị phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trức tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Giá thành tiêu thụ (Giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến việc sản xuấ, tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ
=
Giá thành sản xuất
+
Chi phí QLDN
+
Chi phí bán hàng
1.1.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh kỳ này hay kỳ trước chuyển sang và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Như trên ta đã nêu chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Còn giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành trong kỳ. Ta có:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (đã trừ các khoản thu hồi ghi giảm chi phí)
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
1.2. đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
1.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng cảu công tác tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Tổ chức hạch toán quá tình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có liên quan mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng…. và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Sở dĩ việc phân chia quá trình hạch toán thành hai giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí sản xuất (tức là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất) và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị (tức là đối tượng tính giá thành).
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí thích ứng. Từ đó đáp ứng yêu cầu tính giá thành sản phẩm.
1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, lao vụ…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng.
Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
*
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tổng tiêu thức dùng để phân bổ của tất cả các đối tượng
Để tập hợp chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán vật tư cần phải kiểm tra xác định số nguyên vật liệu đã lĩnh như cuối kỳ chưa sử dụng hết và trị giá của phế liệu thu hồi (nếu có) để loại ra khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ.
Chi phí thực tế nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ
=
Trị giá nguyên vật liệu xuất đưa vào sử dụng
-
Trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ chưa sử dụng
-
Trị giá phế liệu thu hồi
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp đã xuất dùng vào việc chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí tức là từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng…. Nội dung tài khoản phản ánh như sau:
Bên Có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết
- Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
* Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Khi xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Căn cứ vào phiếu xuất kho hoặc bảng tổng hợp xuất kho, kế toán hạch toán:
Nợ TK 621: (Chi tiết đối tượng)
Có TK 152: (Chi tiết đối tượng)
- Trường hợp vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp. Căn cứ vào giá trị thực tế xuất dùng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 621: (Chi tiết theo đối tượng)
Nợ TK 133: (Thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331: Nếu vật liệu mua ngoài
Có TK 411: Nhận cấp phát, liên doanh
Có TK 154: Vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoài gia công
Có các TK 311, 336… Vật liệu vay, mượn…
- Trường hợp vật liệu dùng không hết, nhập kho lại:
Nợ TK 152: Chi tiết vật liệu
Có TK 621: Chi tiết đối tượng
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 154: Chi tiết theo từng đối tượng
Có TK 621: Chi tiết theo từng đối tượng
1.2.2.2. Kết toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, trực tiếp thực hiệnc các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại…). Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản tiền trích cho các quỹ BHXH, BHYT, HPCĐ do người sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ nhất định với lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp cho đối tượng tập hợp chi phí. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở và theo dõi chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí như tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Nội dung tài khoản phản ánh như sau:
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh liên quan đế từng đối tượng
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến từng đối tượng
* Phương pháp hạch toán:
- Khi tính lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 622: Chi tiết từng đối tượng
Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (Phần tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh = 19%), kế toán hạch toán:
Nợ TK 622: Chi tiết đối tượng
Có TK 338: Tổng BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả
Trong đó:
338.2: Trích KPCĐ = 2% Tổng tiền lương phải trả cho CNTTSX
338.3: Trích BHXH = 15% Tổng tiền lương phải trả cho CNTTSX
338.4: Trích BHYT = 2% tổng tiền lương phải trả cho CNTTSX
- Trích trước tiền lương phép, lương cho những ngày ngừng sản xuất theo kế hoạch với những doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ.
Nợ TK 622: Chi tiết từng đối tượng
Có TK 335: Tiền lương trích trước
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 154: Chi tiết đối tượng
Có TK 622: Chi tiết đối tượng
1.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí khác ngoài 2 khoản chi phí nói trên như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, tiền điện, điện thoại, tiền nước…. Tất cả các khoản trên được hạch toán vào tài khoản 627 và theo dõi chi tiết từng khoản vào tài khoản cấp 2. trường hợp một phân xưởng, đội sản xuất trong kỳ có sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm, công việc có liên quan.
Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung có thể là chi phí tiền công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung còn được theo dõi chi tiết theo định phí (gồm những chi phí sản xuất gián tiếp, không thay đổi theo số lượng sản phẩm hoàn thành như khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí hành chính ở phân xưởng…)
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”,. Tài khoản này theo dõi chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Nội dung tài khoản như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
- kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung
Tài khoản 627 được chi tiết theo các tài khoản cấp 2
- Tài khoản 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng
- Tài khoản 627.2: Chi phí vật liệu
- Tài khoản 627.3: Chi phí dụng cụ sản xuất
- Tài khoản 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ
- Tài khoản 627.5: Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 627.8: Chi phí bằng tiền khác
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung
- Trích tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng.
Nợ TK 627 ( 627.1): Chi tiết phân xưởng
Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí = 19% tổng tiền lương của nhân viên phân xưởng)
Nợ TK 627 (627.1): Chi tiết phân xưởng
Có TK 338: Tổng tiền phải nộp
Trong đó:
338.2 (KPCĐ) = 2% Tổng tiền lương thực tế của nhân viên P.xưởng
338.3 (BHXH) = 15% Tổng tiền lương của nhân viên P.xưởng
338.4 (BHYT) = 2% Tổng tiền lương của nhân viên P.xưởng
- Chi phí vật liệu xuất dụng cho phân xưởng
Nợ TK 627 (627.2): Chi tiết phân xưởng
Có TK 152: Giá trị xuất dụng
- Xuất công cụ, dụng cụ nhỏ dùng chung cho phân xưởng
Nợ TK 627 (627.3): Chi tiết phân xưởng
Có TK 153: Giá trị xuất dùng
- Trích khấu hao tài sản cố định của phân xưởng
Nợ TK 627 (627.4): Chi tiết phân xưởng
Có TK 214: Số khấu hao TSCĐ
- Chi phí điện, nước, điện thoại… thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Nợ TK 627 (627.7): Chi tiết đối tượng
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331…. Giá trị mua ngoài.
- Phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kỳ này
Nợ TK 627: Chi tiết phân xưởng
Có TK 242: Phân b dần chi phí trả trước dài hạn
- Phân bổ chi phí trích trước
Nợ TK 627: Chi tiết phân xưởng
Có TK 335: Trích trước tào chi phí phải trả
- Các chi phí bằng tiền khác như: Chi hội nghị, chi tiếp tân…
Nợ TK 627 (627.8): Chi tiết phân xưởng
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112…
- các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung như vật tư xuất dụng không hết, thu hồi phế liệu…
Nợ TK 152, 111, 112, 138 (138.8)…
Có TK 627: Chi tiết phân xưởng
- Cuối kỳ, phân bổ chi chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu chi chi phí. Căn cứ vào kết quả tính toán, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí vào từng đối tượng liên quan:
Nợ TK 154: Chi tiết từng đối tượng
Có TK 627: Chi tiết từng tiểu khoản
* Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng theo tiêu thức thích hợp. Đối với chi phí sản xuất chung biến đối, kế toán phân bổ hết cho khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành theo công thứ sau:
Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
*
Tổng biến phí sản xuất chung cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Đối với định phí sản xuất chung, trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công suất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ hết cho số sản phẩm sản xuất theo công thức:
Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
*
Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình thường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công suất bình thường. Số định phí sản xuất chung tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ. Công thức phân bổ như sau:
Mức chi phí sản xuất chung phân bổ mức sản phẩm thực tế
=
Tổng tiêu thức phân bổ của mức sản phẩm sản xuất thực tế
*
Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của sản phẩm theo công suất bình thường
1.2.2.4. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
sản phẩm dở dang là khốilượng sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những nhân tố quyết định tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ là một công việc hết sức phức tạo. Vì vậy, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể của tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất cấu thành của chi phí sản xuất và yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho thích hợp.
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau
a. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp còn các chi phí khác không tính đến.
Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang
=
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
*
Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng
Số lượng sản phẩm hoàn thành
+
Số lượng sản phẩm dở dang
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, khối lượng công việc tính toán ít. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này thì mức độ chính xác không cao vì chỉ căn cứ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp. Phương pháp này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến liên tục, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất.
b. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm ước tính tương đương
Theo phương pháp này căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm sở dang thành sản phẩm hoàn thành tương đương. Trên cơ sở sản phẩm hoàn thành tương đương để tính chi phí sản xuất dở dang. Phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên, vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.
S hoàn thành tương đương = S dở dang * % hoàn thành
- Đối với chi phí sản xuất nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất phải xác định theo số thực tế đã dùng:
Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang
=
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (không quy đổi)
*
Tổng giá trị vật liệu chính xuất dùng
Số lượng sản phẩm hoàn thành
+
Số lượng sản phẩm dở dang không quy đổi
- Chi phí chế biến bao gồm : Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vật liệu phụ, chi phí sản xuất chung thì căn cứ vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang đã quy đổi.
Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang (theo từng loại)
=
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
*
Tổng chi phí chế biến từng loại
Số lượng sản phẩm hoàn thành
+
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Phương pháp này có ưu điểm là kết quả tính toán chính xác hơn, khoa học hơn. Tuy nhiên khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian. Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm dở dang lớn.
c. Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Để đơn giảm cho việc tính toán với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí thì kế toán sử dụng phương pháp này. về thực chất phương pháp này cũng là phương._. pháp ước tính sản lượng tương đương. Nhưng giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị sản phẩm dở dang
=
Giá trị nguyên vật liệu chính trong sản phẩm dở dang
*
50% chi phí
chế biến
d. Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch
Theo phương pháp này, căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán nhanh nhưng mức độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể đúng như chi phí định mức được.
1.2.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Cuối kỳ để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ kinh doanh. Trên cơ sở xác định số sản phẩm dở dang cuối kỳ, từ đó làm căn cứ để tính tổng giá thành sản phẩm, nhóm sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ… sản xuất trong kỳ. Kế toán sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất - kinh doanh dở dang” Tài khoản 154 được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kết cấu của tài khoản như sau:
Bên Nợ: Tổng hợp toàn bộ chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Các khoản giảm chi phí sản phẩm
- Tổng giá thành sản xuất sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Dư nợ: Phản ánh chi phí của sản phẩm, lao vụ còn dở dang cuối kỳ.
Quá tình tổng hợp chi phí sản xuất được tiến hành như sau:
Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng, cụ thể:
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 154 :Chi tiết đối tượng
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 154: Chi tiết đối tượng
Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Nợ TK 154: Chi tiết đối tượng
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
- Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất như phế liệu thu hồi nếu chưa ghi giảm trên tài khoản 621, 627. Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Giá trị sản phẩm, vật tư mất mát trong quá trình sản xuất.
Nợ TK liên quan: 152, 138 (138.8…)
Có TK 154: Chi tiết đối tượng
- Phản ánh tổng giá thành công xưởng thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành nhập kho.
Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157: Gửi bán không qua kho
Nợ TK 632: Bán trực tiếp không qua kho
Có TK 154: Giá thành công xưởng thực tế.
Toàn bộ quá trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Bảng 1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
621
(1)
D đk:xxx
154
157
(7)
622
(2)
155
(6)
627
(3)
632
(5)
152, 138
(4)
Dck:xxx
Ghi chú:
1. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
3. Kết chuyển chi phí sản xuất chung
4. Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
5. sản phẩm, dịch vụ hoàn thành tiêu thụ ngay
6. Nhập kho thành phẩm
7. Hàng gửi bán
1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Để hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Ngoài các tài khoản dùng để tập hợp chi phí như tài khoản 621, 622, 627 thì kế toán còn sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” dùng để phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuố kỳ. Tài khoản 631 - “Giá thành sản xuất” dùng để xác định giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành trong kỳ.
1.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm lao vụ hoàn thành trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” nội dung, kết cấu tài khoản như đã nêu ở trường hợp phương pháp kê khai thường xuyên.
* Phương pháp hạch toán như sau:
Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy việc hạch toán chi phí nguyên, vật liệu cần theo dõi chi tiết đến từng đối tượng. Xác định giá trị nguyên vật liệu sử dụng để chế tạo sản phẩm phục vụ lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK 621: Chi tiết đối tượng
Có TK 611: Giá trị xuất dùng
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp tính vào giá thành sản xuất:
Nợ TK 631: Chi tiết đối tượng
Có TK 621: chi tiết đối tượng
1.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, nội dung, kết cấu tài khoản và cách tập hợp chi phí cũng giống như đã nêu phần kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 631: Chi tiết đối tượng
Có TK 622: Chi tiết đối tượng
1.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Trong kỳ toàn bộ chi phí được tập hợp giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, phân bổ chi phí sản xuất chung vào tài khoản 631 theo từng đối tượng sử dụng làm cơ sở để tính giá thành sản xuất.
Nợ TK 631: Chi tiết đối tượng
Có TK 627: Chi tiết đối tượng
1.2.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất
Để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”. Kết cấu tài khoản 631 như sau:
Bên Nợ: Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên Có:
- Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành
- Giá trị thu hồi bằng tiền hoặc phải thu ghi giảm chi phí từ sản xuất
Quá trình tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được tiến hành như sau:
- Đầu kỳ,. Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang theo từng đối tượng
Nợ TK 631: Chi tiét đối tượng
Có TK 154: Chi tiét đối tượng
- Trong kỳ, tiến hành tập hợp chi phí theo từng khoản mục vào tài khoản 621, 622, 627. Đối với sản phẩm đã tiêu thụ bị trả lại, phần giá vốn chuyển về kho hay đang gửi tại kho người mua, kế toán hạch toán:
Nợ TK 631: Chi tiét đối tượng
Có TK 632
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…
Nợ TK 631; Chi tiét đối tượng
Có TK 621, 622, 627
- Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí (nếu có).
Nợ TK 111, 112, 138…
Có TK 631
Đồng thời, că cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Nợ TK 154: Chi tiết đối tượng
có TK 631: Chi tiết đối tượng
- Kết chuyển giá thành công xưởng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp trong kỳ.
Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157: Hàng gửi bán
Nợ TK 632: Xuất bán thẳng không qua kho
Có TK 631: Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành
Bảng 2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ
154
631
632
(1)
(6)
621
(2)
622
(3)
611
627
157
(8)
155
(7)
(4)
(5)
Ghi chú:
1. Kết chuyển chi phí dở dang đầu kỳ
2. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu
3. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
4. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung
5. Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
6. Xuất bán giá trị sản phẩm trực tiếp không qua kho
7. Nhập kho thành phẩm
8. Xuất hàng gửi bán
1.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.3.1. Đối tượng tính giá thành
Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân chia thành hai giai đoạn là giai đoạn xác định hạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành hai giai đoạn là giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chi phí và giai đoạn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị.
Đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm, nửa thành phẩm, chi tiết bộ phận, sản xuất hoặc đơn đặt hàng hay hạng mục công trình.
Việc xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào các cơ sở sau:
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:
+ Nếu là sản phẩm giải đơn: Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng
+ Nếu là sản xuất phức tạp: Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm ở từng bước chế tạo hay thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng.
- Loại hình sản xuất: Có thể là đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn.
+ Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ: Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn vị.
+ Với sản xuất hàng loạt có khối lượng lớn: Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
- yêu cầu trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Với trình độ quản lý và hạch toán cao: Có thể chi tiết đối tượng tính giá thành ở các góc độ khác nhau.
+ Với trình độ quản lý và hạch toán thấp: Đối tượng tính giá thành có thể bị hạn chế là thu hẹp lại.
1.3.2. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
Về bản chất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm giống nhau vì chúng đề là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí và cùng phục vụ cho việc quản lý phân tích, kiểm tra chi phí và giá thành. Nhưng chi phí sản xuất và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất, chi phí phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất.
Tuy nhiên, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết, ghi sổ tổng hợp, phân bổ chi phí sản xuất hợp lý giúp cho doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc tiết kiệm chi phí, thực hiện tốt hạch toán kinh doanh.
Còn việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán lập các bảng tính giá thành sản phẩm (chi tiết sản phẩm), lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công tác tính giá thành hợp lý, phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc hệ thốgn phương pháp được sử dụng để tínhgiá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Việc tính giá thành sản phẩm trong từng doanh nghiệp cụ thể, tuỳ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành. Sau đây là các phương pháp chung để tính giá thành sản phẩm.
1.3.3.1. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…)
Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính:
Z = Dđk + C - Dck
Trong đó:
Z: Tổng giá thành sản phẩm của từng đối tượng tính giá thành
Dđk: Chi phí dở dang đầu kỳ
C: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
Dck: Chi phí dở dang cuối kỳ
z = Z/Q
Trong đó:
z: Giá thành đơn vị sản phẩm
Q: Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành
1.3.3.2. Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp mà sản phẩm bao gồm nhiều chi tiết, bộ phận cấu thành như các doanh nghiệp cơ khí chế tạo, may mặc… đối tượng tập hợp cho phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh.
Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
Z = Z1 + Z2 + Z3 + + Zn
1.3.3.3. Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập trung cho cả quá trình sản xuất.
theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ hệ số quy đổi để quy định các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, sau đó căn cứ vào tổng chi phí đã tập hợp tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc (Zoi)
=
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm (C)
Tổng sản phẩm gốc quy đổi (Q0)
Giá thành đơn vị sản phẩm i (Zi)
=
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc (X0i)
*
Hệ số quy đổi sản phẩm i (Hi)
1.3.3.4. Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, cơ khí chế tạo… Để giảm bớt khối lượng công việc hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (Hoặc chi phí sản xuất định mức), kế hoạch sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm cùng loại.
Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm
=
Tổng giá thành kế hoạch (Hoặc tổng giá thành định mức) từng loại sản phẩm
*
Tỷ lệ chi phí
Trong đó
Tỷ lệ chi phí
=
Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm
Tổng giá thành kế hoạch (Giá thành định mức)
của tất cả sản phẩm
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại
=
Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm
Số lượng sản phẩm từng loại
1.3.3.5. Phương pháp loại trừ giá trị của sản phẩm phụ
Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp mà quy trình công nghệ sản xuất ra hai loại sản phẩm: sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Do vậy để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán cần loại trừ sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất. Để xác định giá trị sản phẩm phụ có thể sử dụng các phương pháp như giá kế hoạch, nguyên vật liệu ban đầu, giá ước tính…
Tổng giá thành sản phẩm chính
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm phụ thu hồi
-
Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
1.3.3.6. Phương pháp liên hợp
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chứuc sản xuất, tính chất qui trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiêu phương pháp khác nhau. Thự tế, kế toán có thể kết hợp nhiều phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ, phương pháp hệ số với phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ…
Chương II
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi sông nhuệ - hà tây
2.1. Đặc điểm của công ty khai thác công trình thuỷ lợi sông nhuệ - hà tây
2.1.1. Lịch sủ hình thành và phát triển của Công ty khai thác côngtrình thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây
Công ty khai thác công trình (KTCT) thuỷ lợi Sông Nhuệ Hà Tây được thành lập theo quyết định số 186 - QĐ/UB ngày 8/4/1970 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, chịu sự quản lý của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây. Công ty có trụ sở chính tại số 14, phố Nguyễn Chánh, Phường Phúc La, Thị xã Hà Đông, Hà Tây.
Công ty KTCT thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây là một Công ty thuỷ nông liên tỉnh, có nhiệm vụ tưới tiêu nước cho 3 khu vực Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam. Công ty có 10 công trình lớn nằm trên tuyến Sông Nhuệ đó là Trạm bơm Vân Đình, (thuộc xã Tân Phương, ứng Hoà, Hà Tây) với 28 tổ máy bơm có công suất 8000 m3/h và 9 cống điều tiết nước: Cống Liên Mạc, Cống Hà Đông, Cống La Khê, Cống Đồng Quan, Cống Hoà Mỹ, Cống Vân Đình, Cống Nhật Tựu, Cống Lương Cổ, Cống Điệp Sơn.
Hàng năm công ty có nhiệm vụ tưới nước phục vụ sản xuất nông nghiệp với diện tích là 124.683 ha canh tác từ 1 vụ đến 3 vụ và tiêu cho toàn bộ diện tích canh tác và phi canh tác là 107.500 ha của 11 huyện thị trên hệ thống. Đảm bảo an toàn trên toàn tuyến trong mùa mưa bão khi có lũ sống Đáy và sông Hồng.
Hình thức tổ chức quản lý của Công ty qua nhiều giai đoạn
- Từ năm 1954 trở về trước có tên là: Hệ thống nông giang Hà Nội - Hà Nam - Hà Đông .
- Từ năm 1955 đến 1960: Hệ thống nông giang liên tỉnh Hà Nội - Hà Đông - Hà Nam, do tiểu khi 3 quản lý.
- Từ năm 1960 đến 1969: Hệ thống nông giang do Bộ thủy lợi quản lý.
- Từ năm 1970 đến 1979: Công ty thuỷ nông Sông Nhuệ do ty thuỷ nông Sông Nhuệ do Sở thủy lợi quản lý.
- Từ năm 1996 đến nay đổi tên thành công ty khai thác công trình thủylợi sông Nhuệ do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây quản lý.
Qua các thời kỳ thay đổi cơ chế, với quy mô sản xuất ngày càng cao mở rộng công ty luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà nước giao cho, tạo uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh. Các chỉ tiêu sau đây phản ánh tổng quát tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm 2001 - 2002 - 2003.
Đơn vị tính: Đồng
STT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
1
Vốn lưu động
893.929.732
1.000.920.083
1.566.163.700
2
Vốn cố định
82.096.671.966
82.554.187.766
82.484.516.076
3
Tổng doanh thu
3.171.940.720
3.028.515.000
3.212.322.852
4
Nợ phải trả
1.489.775.983
1.485.087.999
1.336.913.780
5
Tổng số CNV
179
185
187
6
Tiền lương bình quân tháng
596.560
697.700
680.481
Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta thấy do đặc thù của Công ty là ngành phụ vụ tưới, tiêu nước cho nông nghiệp, các công trình nằm rải rác dọc theo tuyến kênh sông Nhuệ. Mà tài sản cố định của Công ty chủ yếu là các cống điều tiết nước, kênh, mương, máy bơm 8000m3/h. Do vậy giá trị tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty.
Doanh thu của Công ty là thu từ dịch vụ tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, căn cứ vào hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng tưới, tiêu nước của công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ ký với các công ty thành viên và giá thóc thu thủy lợi phí do nhà nước nước quy định từng năm. Chính vì vậy nên doanh thu của Công ty giữa các năm thường là không biến động lớn.
Số CBCNV của Công ty tăng lên, tiền lương bình quân tháng của CBCNV trong Công ty tăng lên, chứng tỏ Công ty có quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất cho người lao động, đảm bảo cho họ có việc làm ổn định, thu nhập của người lao động có phần tăng lên đáng kể. Điều đó kích thích tinh thần, trách nhiệm của người lao động đối với công việc của mình.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây
Do đặc điểm của công ty, phạm vi hoạt động rộng, phục vụ tưới tiêu cho toàn hệ thống liên tỉnh. Nên cơ cấu về bộ máy quản lý của Công ty được sắp xếp tập trung, thống nhất. Trụ sở chính của Công ty đóng tại số 14 - Nguyễn Chánh - Hà Đông, còn các trạm địa điểm đặt tại các công trình chính của hệ thống Sông Nhuệ
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Kế hoạch Tài
vụ
Phòng Kỹ thuật
Phòng Quản lý nước và CTTL
Đội sửa chữa
Trạm QLCT Vân Đình
Trạm QLCT Liên Mạc
Trạm QLCT Hà Đông
Trạm QLCT Đồng Quan
Trạm QLCTNhật Tựu
Hiện nay Công ty có tổng số CBCNV là 187 người, trong đó:
- Trình độ thạc sĩ: 02 người
- Trình độ đại học: 54 người
- Trình độ trung học: 40 người
- Công nhân: 84 người
- Nhân viên: 07 người
Được phân công nhiệm vụ cụ thể tại các phòng ban, trạm đối như sau:
2.1.2.1. Cơ cấu bộ máy lãnh đạo quản lý Công ty
- Giám đốc Công ty: Là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ đạo công tác tài chính và công tác tổ chức của công ty điều hành hoạt động sản xuất các trạm, đội trong công ty.
- Phó giám đốc Công ty: Trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật của Công ty và một số công tác khác do giám đốc uỷ quyền.
2.1.2.2. Các phòng ban chức năng của Công ty
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Gồm 13 người, nhiệm vụ chính là tổ chức lao động về nhân sự toàn Công ty, làm công tác hành chính, tạp vụ, văn thư, tổ chức bảo vệ toàn Công ty…
- Phòng Kế hoạch - Tài vụ: Gồm 10 người, nhiệm vụ chính của phòng là hạch toán tình hình thu, chi tài chính. Lập khế hoạch sản xuất, kế hoạch thu, chi tài chính. Quản lý nguồn vốn của Công ty giúp giám đốc, kiểm soát các hoạt động của công ty, lậpbáo cáo quyết toán theo quý, năm.
- Phòng Kỹ thuật: Gồm 10 người, nhiệm vụ chính là kiểm tra dự toán do các trạm, đội lập gửi lên, luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế và giám sát công tác sửa chữa các công trình trong công ty.
- Phòng Quản lý nước và công trình thuỷ lợi: Gồm 10 người, nhiệm vụ chính là quản lý theo dõi toàn tuyến đê, chống vi phạm trên công trình trong khi vực công ty quản lý, giám sát và kiểm tra công tác sửa chữa công trình, theo dõi mực nước hàng ngày ở các trạm quản lý công trình, theo dõi tình hình tưới tiêu nước trong hệ thống.
- Đội sửa chữa: Gồm 13 người, nhiệm vụ chính là sửa chữa nhỏ các công trình trong Công ty.
- Trạm quản lý và khai thác công trình Liên Mạc: Gồm 24 người, là trạm đầu mối của công ty, có nhiệm vụ lấy nước Sông Hồng tưới cho 53.640 ha đất nông nghiệp và phục vụ dân sinh trong khu vực, quản lý đê trong phạm vi trên.
- Trạm quản lý và khai thác công trình Hà Đông: gồm 24 người, có nhiệm vụ quản lý và vận hành cống Hà Đông và cống La Khê, điều tiết nước cho huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín, quản lý đê trong phạm vi trên.
- Trạm quản lý và khai thác công trình Đồng quan: Gồm 21 người nhiệm vụ chính là quản lý và vận hành cống Đồng Quan và cống Hoà Mỹ điều tiết nước cho 2 huyện Thường Tín và Phú Xuyên.
- Trạm quản lý và khai thác công trình Vân Đình: Gồm 36 người, có nhiệm vụ quản lý và vận hành tưới tiêu nước cho 13.666 ha đất đai của 3 huyện Thanh Oai, ứng Hoà, Phú Xuyên và tiêu nước cho Sông Nhuệ trong mùa mưa bão.
- Trạm quản lý và khai thác công trình Nhật Tựu: Gồm 25 người, có nhiệm vụ quản lý và vận hành 3 cống (Cống Nhật Tựu, Cống Điệp Sơn, Cống Lương Cổ). Điều tiết nước cho 2 huyện Duy Tiên, Kim Bảng của tỉnh Hà Nam.
2.1.3. Bộ máy kế toán tại Công ty Khai thác Công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây
Tổ chức kế toán ở công ty được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính hệ thống nhất giữa kế toán và quản lý. đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết. Đảm bảo tiến độ công việc đều ở tất cả các phần hành kế toán. Giúp cho việc cung cấp thông tin kịp thời, số liệu chính xác.
Bộ máy kế toán của công ty đựoc tổ chức theo hình thức tập trung tại phòng Kế hoạch - Tài vụ Công ty, các kế toán viên được phân công theo từng phần hành kế toán. ở các trạm có các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ ghi chép, tập hợp và kiểm tra chứng từ ban đầu, sau đó định kỳ cứ đầu tháng nhân viên kế toán chuyển chứng từ tập hợp được của tháng trước lên phòng Kế hoạch - Tài vụ Công ty. Sau khi kế toán các bộ phậm có liên quan kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ thì làm thủ tuc trình duyệt và tiến hành các bước công việc của phần hành kế toán chi tiết. Cuối tháng, toàn bộ chứng từ được chuyển sang kế toán tổng hợp. Căn cứ vào chứng từ đó kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ, vào sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, sổ đăng ký chứng từ. Chính vì vậy cơ cấu bộ máy kế toán phòng Kế hoạch - Tài vụ Công ty được bố trí như sau:
Bảng 2: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây
Kế toán trưởng
Kế toán chi phí sản xuất
Thủ kho, thuỷ quỹ
Kế toán thành toán
Kế toán XDCB
Kế toán vật tư - TSCĐ
Như đã nêu ở phần trên, bộ máy kế toán của công ty được sắp xếp, bố trí theo đầu công việc của từng phần hành kế toán, nhiệm vụ của mỗi người được phân công cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác kế toán của Công ty, là người chịu trách nhiệm về toàn bộ số liệu kế toán của công ty. Giúp giám đốc công ty quản lý và sử dụng có hiệu quả đồng vốn trong hoạt động quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty.
- Kế toán vật tư - TSCĐ:
+ Về vật tư: Kế toán có nhiệm phản ánh số lượng, giá trị vật tư hàng hoá, công cụ, dụng cụ nhập kho. Ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị vật tư hàng hoá, công cụ dụng cụ xuất kho, số còn tồn trong kho, tính và phân bổ cho đối tượng sử dụng trong tháng. Đối chiếu giữa số liệu sổ sách và số liệu thực tế, phát hiện vật tư kém phẩm chất. Tham gia kiểm kê và đánh giá lại vật liệu và công cụ dngj cụ.
+ Về TSCĐ: Theo dõi tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ tại các bộ phận được giao. Trích khấu hao TSCĐ, phân bổ khấu hao TSCĐ cho đối tượng sử dụng. Tham gia kiểm kê và đáng giá lại TSCĐ khi có quyết định của nhà nước.
- Kế toán thanh toán: Nhiệm vụ tập hợp, kiểm kê chứng từ, từ đó làm thủ tục trình duyệt và thanh toán chứng từ. Theo dõi việc thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Theo dõi các khoản công nợ. Tính tiền lương và tiền thưởng và các khoản theo lương trả cho CBCNV. Thanh, quyết toán BHXH với cơ quan Bảo hiểm Hà Tây. Cuối năm đối chiếu công nợ với các đơn vị có liên quan.
- Kế toán XDCB: Nhiệm vụ thu thập chứng từ, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ, lên chứng từ ghi sổ, vào các sổ sách có liên quan, theo từng tháng, lập báo cáo quyết toán quý, năm.
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào chứng từ của kế toán các bộ phận cuối tháng chuyển sang, kế toán tổng hợp tiến hành định khoản, vào sổ chi tiết, sổ cái tài khoản có liên quan, thực hiện các nghiệp vụ nội sinh. Lên báo cáo quyết toán quý, năm. Đối chiếu số liệu với kế toán các phần hành có liên quan. Kết hợp cùng kế hoạch để lập kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch sản xuất.
- Thủ kho, thủ quỹ: Nhiệm vụ bảo quản kho, quỹ. Nhập, xuất vật tư trong kho. Thu chi quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu vật tư tồn kho với kế toán vật tư, đối chiếu lượng tiền mặt thu, chi tồn, quỹ trong tháng với kế toán thanh toán.
2.2. thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi sông nhuệ - hà tây
Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích làm nhiệm vụ tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 3 khu vực Hà Tây - Hà Nội - Hà Nam. Hoạt động sản xuất của Công ty thực hiện theo kế hoạch nhà nước giao và hợp đồng kinh tế ký giữa Công ty với các Công ty KTCT thủy lợi huyện, các hợp tác xã nông nghiệp trong thị xã Hà Đông - Hà Tây.
Kế toán, với chức năng ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin chính xác về hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Là một công cụ đắc lực trợ giúp cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Thông qua số liệu kế toán cung cấp, lãnh đạo Công ty có thể đưa ra những quyết định kế toán, những biện pháp quản lý kế toán, tài chính hữu hiệu hơn. Một trong các phần hành kế toán thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng một vai trò rất quan trọng. Vì nó vừa phản ánh một chi tiết, vừa phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng vật tư, lao động, trang thiết bị tài sản cố định, vốn bằng tiền… trong sản xuất. Thông qua số liệu do phần hành kế toán này cung cấp, lãnh đạo công ty có thể đưa ra các quy định phù hợp với sự phát triển SXKD của công ty.
2.2.1. Nội dung chi phí SXKD của công ty khai thác công trình thuỷlợi Sông Nhuệ -Hà Tây
Căn cứ vào thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 19/12/1997 của liên bộ: Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi, có quy định chi phí của doanh nghiệp thuỷ nông. Vì vậy chi phí sản xuất của Công ty bao gồm những chi phí cho công tác tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cụ thể như: Chi tiền lương và phụ cấp lương, chi phí khấu hao TSCĐ, nguyên vật liệu để vậnhành, bảo dưỡng công trình máy móc thiết bị dùng cho dịch vụ tưới tiêu, chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước…), chi phí cho công tác thu thuỷ lợi phí, chi phí phục vụ phòng chống bão lụt, úng hạn, chi phí cho công tác tu bổ đê điều, các cống do Công ty quản lý, chi phí cho công tác tạo nguồn. Các chi chi phí…
Để quản lý, theo dõi, sắp xếp hợp lý các chi phí của Công ty nhằm giúp cho việc cung cấp thông tin một cách chính xác. Từ đó làm cơ sở cho việc phân tích xây dựng, lập và kiểm tra dự toán chi phí tại Công ty. Vì vậy chi phí của công ty được phân loại theo yếu tố chi phí và chi tiết theo nội dung kinh tế như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: Gồm có chi phí nguyên vật liệu dùng cho công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các công trình, máy móc thiết bị dùng cho dịch vụ tưới, tiêu. Xăng dầu, công cụ phục vụ cho công tác chống lụt bão, chống hạn hàng năm…
- Chi phí nhân công: Bao gồm tiền công phải trả cho công nhân vận hành trực tiếp tại các Trạm quản lý công trình, lương trả cho CBCNV l tại Công ty. Hình thức trả lương Công ty đang áp dụng hiện nay là lương khoán theo thời gian và công việc. Lương trực chống lụt bão phải trả cho công nhân trực tiếp vận hành công trình.
- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Căn cứ vào bảng tính lương trả cho CBCNV, hàng tháng kế toán tính và phân bổ vào giá thành gồm:
BHYT: 2% Tổng tiền lương cơ bản của người lao động
BHXH: 15% Tổng tiền lương cơ bản của người lao động
KPCĐ: 2% Tổng tiền lương thực tế của người lao động.
- Khấu hao TSCĐ: Bao gồm khấu hao những TSCĐ phải trả trích khấu hao như nhà quản lý văn phòng Công ty, máy vi tính, máy phô tô, xe ô tô…
- Dịch vụ mua ngoài: Như chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí điện nước, điện thoại phục vụ cho sản xuất; chi phí mua văn phòng phẩm, chi kinh phí giải toả rau bèo trên sông; chi phí phục vụ phòng chống lụt bão, úng hạn; chi phí cho công tác bảo hộ an toàn lao động và bảo vệ công trình thuỷ lợi; chi cho công._.i về phòng kế hoạch-tài vụ, kế toán căn cứ vào bộ hồ sơ đó để tiến hành thanh toán cho bên B hoặc ghi Nợ vào tia khoản phải trả cho khách hàng (nếu chưa trả tiền ngay).
Tháng 8/2003, công trình sửa chữa kè đá cống Hà Đông hoàn thành đã nghiệm thu gía trị nghiệm thu là 6.550.000đ. căn cứ vào bộ hồ sơ gửi lên phòng kế toán (bao gồm những hồ sơ đã nêu trên), kế toán thanh toán tiến hành làm thủ tục thanh toán cho bên B. Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ:
Bảng 27:
Chứng từ ghi sổ Số 202
Ngày 31 tháng 8 năm 2003 ĐVT: Đồng
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Số
N-T
Nợi
Có
202
31/8/03
Thanh toán khối lượng CHỉNG Tế sửa chữa mái kè đá cống Hà Đông
627
6274
112
6.550.000
Cộng
6.550.000
Người lập bảng
Phùng Kim Lương
Kế toán trưởng
Nguyễn Bích Thuỷ
Trường hợp khối lượng sửa chữa công trình dã xong, hai bên A-B tiến hành nghịêm thu, chứng từ đã được gửi về phòng Kế hoạch - Tài vụ. Nhưng công ty chưa thanh toán tiền ngay cho bên B thì cuối tháng kế toán tổng hợp căn cứ vào chứng từ lập chứng từ ghi sổ ghi Nợ: Trích số liệu nghiệm thu công trình sửa chữa mái kè công Liên Mạc nghiệm thu ngày 02/8/2003. Công ty chưa thanh toán trả bên B (Công ty TNHH Tiến Dũng).
Bảng 27B:
Chứng từ ghi sổ Số 203
Ngày 31 tháng 8 năm 2003 ĐVT: Đồng
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Số
N-T
Nợi
Có
203
31/8/03
Hoàn khối lượng CT sửa chữa mái kè đá cống Liên Mạc
627
(6274)
331
30.940.500
Cộng
30.940.500
Người lập bảng
Phùng Kim Lương
Kế toán trưởng
Nguyễn Bích Thuỷ
Cuối tháng, kế toán thanh toán tập hộptàn bộ chứng từ chi trả trong tháng, sau đó lên bảngkê chứng từ gồm bảng kê ghi Có, ghi Nợ tài khoản 111 và bẳng kê ghi Có, ghi Nợ tài khoản 112. Kế toán tổng hợp căn cứ vào đó để hạch toán vào tài khoản. Trích số liệu tháng 8/2003:
Bẳng 28:
Bảng kê ghi Có TK 112
TT
SCT
Nội dung
Số tiền
Tài khoản ghi nợ
627.7
642
1
65
Trả tiền điện vận hành T7/2003-Trạm Hà Đông
2.218.500
2.218.500
2
65
Ngân hàng thu lệ phí
3.000
3.000
3
66
Trả tiền điện thoại T7/2003-Văn phòng
4.810.400
4.810.400
4
66
Ngân hàng thu lệ phí
3.000
3.000
5
67
Trả tiền hỗ trợ kinh phí giải toả rau bèo
5.000.000
5.000.000
6
67
Ngân hàng thu lệ phí
30.000
30.000
7
68
Trả tiền nước T7/03-Văn phòng
205.000
205.000
8
68
Ngân hàng thu lệ phí
3.000
3.000
Cộng
12.272.900
7.218.500
5.054.400
Kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng thống kê ghi có tài khoản 112 trên để lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ sau khi được kế toán trưởng ký, kế toán tổng hợp vào sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản có liên quan.
Bảng 29:
Chứng từ ghi sổ Số 204
Ngày 31 tháng 8 năm 2003 ĐVT: Đồng
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Số
N-T
Nợi
Có
204
31/8/03
Bảng kê ghi có tài khoản 112
627.7
642
112
7.218.500
5.054.400
Cộng
12.272.900
Người lập bảng
Phùng Kim Lương
Kế toán trưởng
Nguyễn Bích Thuỷ
* Hạch toán chi phí bằng tiền khác
Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ-Hà Tây, ngoài các khoản chi đã nêu ở trên còn các khoản chi khác được hạch toán vào khoản chi phí bằng tiền khác như: chi phí hội nghị, tiếp khách, chiphí học tập, tập huấn an toàn lao động, chi mua VPP, công tác phí, chi cho công tác thu thuỷ lợi phí, chi cho công tác kiểm tra đê, chi phí cho công tác giải toả vi phạm đê Sông Nhuệ…
Trong tháng khi phát sinh chi phí trên, kế toán thanh toán kiểm tra, trình duyệt và làm thủ tục chi trả. Cuối tháng kế toán thanh toán tổng hợp toàn bộ chứng từ thu, chi trong tháng, lên bảng kê chứng từ chi tiết cho từng đơn vị (văn phòng, trạm Liên Mạc, trạm Hà Đông…). Sau đó chuển sang kế toán tổng hợp, căn cứ vào bẳng kê và bảng chứng từ gốc, kế toán tổng hợp lên cy ghi sổ và vào sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản.
Trong các khoản chi trên, do đặc thù của công ty KTCT thuỷ lợi Sông Nhuệ-Hà Tây. Theo thông tư 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 30 tháng 12 năm 1997, hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghịêp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác bảo vệ các công trình thuỷ lợi thì Công ty được phép trích quĩ phúc lợi và quĩ khen thưởng bằng hai tháng lương thực tế của công ty. Khoản trích hai quỹ này được công ty lập trong kế hoạch tìa chính để trình cấp trên duyệt. Trường hợp doanh thu của công ty không đủ bù đắp các chi phí hợp lý đã được duyệt thì được cấp hỗ trợ ccs khoản chi đó, hàng quí kế toán căn cứ vào tổng quĩ lương thực tế để tạm trích 2 quĩ. Quí 4 căn cứ vào tổng tiền lương thực tế để tiến hành trích nốt số còn lại và được kế toán hạch toán vào tài khoản cấp 2 (627.6)
Tháng 8/2003 kế toán tiến hành trích hai quĩ vào chi phí sản xuất-kinh doanh của quí III/2003, số tiền bằng 70.000.000đ, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 200 ngày 31/8/2003 như sau:
Bảng 32:
Chứng từ ghi sổ Số 200
Ngày 31 tháng 8 năm 2003 ĐVT: Đồng
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Số
N-T
Nợi
Có
200
31/8/03
Trich 2 quĩ khen thưởng, quĩ phúc lợi
627
(627.6)
431
70.000.000
Cộng
70.000.000
Người lập bảng
Phùng Kim Lương
Kế toán trưởng
Nguyễn Bích Thuỷ
Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập xong, kế toán tổng hợp tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản như các loại sổ đã lập ở trên.
Bảng 39B: Trích sổ đưang ký chứng từ ghi sổ
Công ty KTCT Thuỷ Lợi Sông Nhuệ-hà Tây
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Trích tháng 8 năm 2003
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
N-T
Số hiệu
N-T
310803-179
31/8/03
12.816.200
310803-195
31/8/03
50.000.000
310803-180
31/8/03
2.357.500
310803-196
31/8/03
112.816.251
310803-181
31/8/03
29.095.000
310803-197
31/8/03
18.052.197
310803-183
31/8/03
4.447.000
310803-198
31/8/03
130.868.398
310803-184
31/8/03
7.249.300
310803-199
31/8/03
6.435.872
310803-185
31/8/03
5.948.000
310803-200
31/8/03
70.000.000
310803-186
31/8/03
8.768.000
310803-201
31/8/03
60.000.000
310803-187
31/8/03
12.070.500
310803-202
31/8/03
6.550.000
310803-188
31/8/03
10.500.000
310803-203
31/8/03
30.940.500
310803-189
31/8/03
150.000.000
310803-204
31/8/03
12.272.900
310803-190
31/8/03
120.000.000
310803-205
31/8/03
17.400.000
310803-191
31/8/03
19.500.000
310803-206
31/8/03
887.500
310803-192
31/8/03
10.250.600
310803-207
31/8/03
8.857.580
310803-193
31/8/03
350.000.000
310803-208
31/8/03
43.500.000
310803-194
31/8/03
57.600.000
……….
………..
Người ghi sổ
Phùng Kim Lương
Kế toán trưởng
Nguyễn Bích Thuỷ
Giám đốc công ty
Nguyễn Quốc Hội
Kêt thúc năm kế toán, kế toán tổng hợp căn cứ vào số liệu thể hiện trên sổ cái các tài khoản 622, 627, 642 để lên bảng tổng hợp chi phí sản xuất năm 2003.
Bảng 33:
Bảng tỏng hợp chi phí sản xuất năm 2003
Ngày 31 tháng 12 năm 2003
Đơn vị tính: Đồng
Nội dung chi phí
Số tiền
1
Tài khoản 622
1.347.361.861
- Chi phí nhân công trực tiếp
1.131.579.764
- BHXH, BHYT, KPCĐ
215.737.115
2
Tài khoản 627
1.565.005.991
- Chi phí nguyên, vật liệu (627.2)
114.720.060
- Chi phí công cụ, dụng cụ (627.3)
65.170.097
- Chi phí nhân công gián tiếp ở các trạm, đội (627.1)
105.350.000
- BHXH, BHYT, KPCĐ (627.1)
18.680.400
- Khấu hao TSCĐ (627.4)
187.338.680
- Chi phí dịch vụ mua ngoài (627.7)
566.563.953
- Chi phí bằng tiền khác (627.8)
270.632.801
- Trích 2 quĩ khen thưởng và phúc lợi (627.6)
236.550.000
Cộng
2.912.322.852
Kế toán tổng hợp
Phùng Kim Lương
Kế toán trưởng
Nguyễn Bích Thuỷ
2.2.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty KTCT thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây
2.2.4.1. Đối tượng tính giá thành
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của công ty KTCT thuỷ lợi Sông Nhuệ- Hà Tây nên sản phẩm cảu công ty là diện tích đất nông nghiệp được tưới nước, sản phẩm được xác định thông qua hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng tưới tiêu nước giữa công ty với các đơn vị thành viên. Công ty không có sản phẩm dở dang, thành phẩm không nhập kho, không có sản phẩm hỏng. Vì vậy đối tượng tập hợp tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Năm 2003 tổng sản phẩm của công ty là 124.638 ha diện tích đất nông nghiệp được tưới, tiêu nước.
2.2.4.2. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành sản phẩm công ty KTCT thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây là một năm, hàng tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo các yếu tố chi phí.
2.2.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty
Như đã trình bày ở phần trên, hàng tháng toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo thông tư 90/1997/TTLT/TC-NN thì công ty phải chịu trách nhiệm về hoạt động theo nhiệm vụ nhà nước giao trong phạm vị vốn và tài sản do doanh nghiệp quản lý theo phương thức lấy thu bù chi được nhà nước hõ trợ tài chính trong các trường hợp theo qui định. Vì vậy toàn bộ chi phí của công ty được tính vào giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm tại công ty là giá thành toàn bộ:
Giá thành toàn bộ của sản phẩm
=
Giá thành sản xuất
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
(Do đặc thù riêng Công ty không phát sinh chi phí bán hàng)
Cuối niên độ kế toán 31/12/Năm kế toán, kế toán căn cứ vào bẳng tổng hợp chi phí để kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ vào tài khoản có liên quan để tính giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ như sau:
- Kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp (chi phí từng tài khoản cấp 2)
Nợ TK 154: 1.347.316.861
Có TK 622: 1.347.316.861
- Kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung (chi phí từng tài khoản cấp 2)
Nợ TK 154: 1.565.005.991
Có TK 627: 1.565.005.991
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghịêp trong kỳ (chi phí từng tài khoản cấp 2)
Nợ TK 911: 360.697.097
Có TK 642: 360.697.097
Trên cơ sỏ đó kế toán tổng hợp lập bẳng tính tổng giá thành toàn bọ theo yếu tố chi phí như sau:
Bảng 34:
Bảng tính tổng giá thành toàn bộ năm 2003
Đơn vị tính: Đồng
STT
Nội dung
Số tiền
1
Chi phí nhân công trực tiếp
1.347.316.861
2
Chi phí sản xuất chung
1.565.005.991
Giá thành sản xuất
2.912.322.852
3
Chi phí quản lý doanh nghịêp
360.697.097
Giá thành toàn bộ
3.273.019.949
Như vậy tổng giá thành toàn bộ của công ty nưm 2003 là: 32.273.019.949đ
Tổng diện tích tưới 3 vụ (Đông, Xuân, Mùa) của công ty theo biên bản thanh lý hợp đồng năm 2003 là: 124.638ha
Giá thành toàn bộ cho một đơn vị tưới cảu công ty KTCT thuỷ lợi Sông Nhuệ-Hà Tây năm 2003 là: 124.638ha
3.273.019.949
124.638
=
26.260,25đ/ha
Chương 3
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi sông nhuệ – hà tây
3.1. Sự cần thiết và yêu cầu của sự việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong thực tế bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất sản phẩm thì doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động, về tư liệu sản xuất và đối tượng lao động. Vì thế việc hình thành lên các chi phí sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Để quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất góp phần giảm giá thành sản phẩm ngoài việc kiểm tra các định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, sử dụng các biện pháp thi công tiên tiến phù hợpn với tình hình và đặc điểm sản xuất thực tế của đơn vị thì công tác quản lý đồng vốn bỏ ra cũng hết sức quan trọng. Kế toán là một công cụ quan trọng giúp cho lãnh đạo công ty quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất của doanh nghiệp, góp phần giảm giá thành sản phẩm. Căn cứ vào các số liệu kế toán để phân tích các chỉ tiêu về vốn như: Mức hạ giá thành, tỷ lệ hạ giá thành, tốc độ chu chuyển vốn, khả năng độc lập về mặt tài chính, khả năng thanh toán ngắn hạn, cơ cấu vốn… Từ đó giúp cho lãnh đạo công ty có quyết định đúng đắn trong vấn đề sản xuất kinh doanh, kinh doanh của đơn vị. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán quan trọng bộ máy kế toán của doanh nghiệp. Để hạch toán một cách chính xác giá thành thực tế sản phẩm sản xuất thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải hạch toán một cách chi tiết chính xác từng khoản mục chi phí phát sinh và đúng nơi phát sinh, nơi chịu chi phí. Phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Sử dụng các phương pháp tính giá phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất ở doanh nghiệp, xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm. Từ đó giá thành sản phẩm được phản ánh một cách trung thực, chính xác. Thông qua số liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp bằng các chỉ tiêu kinh tế giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp kiểm tra được các phương pháp quản lý kinh tế mà doanh nghiệp đang áp dụng và đề ra những hướng phát triển kinh tế đúng đắn cho doanh nghiệp. Để đáp ứng được các yêu cầu trên thì đòi hỏi công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của doanh nghiệp.
3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường để doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường cạnh tranh thì doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, thực hiện tốt đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để có những thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sau một kỳ kinh doanh một cách chính xác và kịp thời thì nơi cung cấp số liệu là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, để làm tốt công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng thì yêu cầu hoàn thiện kế toán đối với mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Mặt khác hiện nay hệ thống kế toán Việt Nam đang được hoàn thiện từng bước để phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và các chuẩn mực quốc tế. Từ năm 2001 đến nay Bộ Tài chính đã ban hành và công bố 10 chuẩn mực kế toán Việt Nam (2 đợt) đến nay đã được áp dụng thực hiện, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và còn phải tính giá thành đơn vị sản phẩm một cách chính xác. Chi phí sản xuất phản ánh mức độ tiêu hao cho sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Còn giá thành sản phẩm gắn liền với một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành. Có thể nói giá thành là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Vì vậy hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một yêu cầu không thể thiếu được đối với công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp. Làm tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành giúp cho việc phân tích các chỉ tiêu chi phí sản xuất và chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng, chỉ tiêu mức hạ giá thành sản phẩm và chỉ tiêu tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm một cách chính xác. yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất phải được dựa trên các nguyên tắc kế toán, cụ thể:
- Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất phải được thực hiện theo nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc thực chất.
- Quá trình tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh phải được thực hiện nguyên tắc giá vốn, nguyên tắc phù hợp.
- Việc sử dụng các phương pháp tính toán, các tiêu thức phân bổ chi phí phải có sự nhất quán trong năm tài chính.
3.2. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty ktct thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây
Do đặc thù về tính chất hoạt động sản xuất và cơ chế quản lý tài chính của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây là ngành hoạt động trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp do nhà nước giao. Hàng năm Công ty KTCT thuỷ lợi Sông Nhuệ tiến hành tổ chức hội đồng hệ thống để tổng kết công tác tưới tiêu năm trước và triển khai ký kết hợp đồng hệ thống để tổng kết công tác tưới tiêu năm trước và triển khai ký hợp đồng kinh tế tưới, tiêu cho năm nay. Hợp đồng kinh tế được ký giữa Công ty KTCT thuỷ lợi Sông Nhuệ với các Công ty KTCT thuỷ lợi thành viên huyện và các hợp tác xã trong khu vực thị xã Hà Đông. Doanh thu của Công ty là thu thuỷ lợi phí căn cứ vào diện tích tưới nước được xác định theo hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng, tính theo giá thóc do nhà nước quy định tại các tỉnh. Công ty được nhà nước giao vốn, tài nguyên, đất đai và chịu trách nhiệm về hoạt động theo nhiệm vụ nhà nước giao trong phạm vi vốn và tài sản do công ty quản lý theo phương thức lấy thu bù chi, được Nhà nước hỗ trợ tài chính trong các trường hợp như: úng, hạn nhiều làm cho mùa màng thiệt hại; hỗ trợ một phần chi phí tu bổ, sửa chữa lớn các công trình.
Với điều kiện như trên, để tiến hành sản xuất kinh doanh có lãi thì đòi hỏi Công ty phải có biện pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, lao động, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ nhà nước giao cho và thực hiện tốt hợp đồng tưới, tiêu nước nông nghiệp đã ký với các Công ty thành viên. Để thực hiện tốt biện pháp trên đòi hỏi Ban lãnh đạo Công ty phải đề ra biện pháp quản lý vốn một cách chặt chẽ, sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có đội ngũ kế toán có trình độ nghiệp vụ vững, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty KTCT thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây. Em xin có một số ý kiến sau:
3.2.1. Ưu điểm
Thực tế Phòng Kế hoạch - Tài vụ Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ được tổ chức khá hoàn chỉnh và gọn nhẹ, với đội ngũ kế toán viên có trình độ chuyên môn vững, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. ( Hiện nay có 5/6 đồng chí đã tốt nghiệp đại học, 1 đồng chí đang theo học đại học tại chức).
Hệ thống sổ sách ghi chép rõ ràng, đầy đủ, được đóng sạch đẹp, đáp ứng tốt cho việc cung cấp các thông tin kinh tế chính xác, kịp thời.
năm 2003, phòng kế toán Công ty đã đưa các chuẩn mực kế toán mkới vào áp dụng (4 chuẩn mực kế toán) tuy nhiên vẫn còn tồn tại cần hoàn thiện hơn nữa.
Công tác kế toán chấp hành đúng chế độ, đúng nguyên tắc kế toán, thực hiện tốt chế độ báo cáo quyết toán theo quý, năm. Chính vì vậy mà Công ty luôn được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây đánh giá là một trong những đơn vị khá của ngành. Cụ thể năm 2002 do công tác quyết toán hoàn thành sớm hơn thời hạn quy định nên được thưởng một bộ dàn máy vi tính trị giá 20 triệu đồng.
Do địa bàn hoạt động của Công ty rộng, các đơn vị nằm rải rác ở 3 tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam. Nên công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để quản lý tài chính được tốt, có hiệu quả cao giảm bớt bộ máy cồng kềnh Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hình thức này phù hợp với hình thức quản lý tập trung, đơn giản, dễ hiểu.
Công ty áp dụng tiêu thức phân loại chi phí theo từng nội dung, yếu tốt chi phí. áp dụng tiêu thức phân loại này giúp cho việc cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí, các yếu tố chi phí một cách chi tiết và cụ thẻ.
Công tác tập hợp chi phí sản xuất được tập hợp theo từng tháng. Cuối tháng sau khi toàn bộ chứng từ các bộ phận kế toán chuyển sang, kế toán chi phí sản xuất tổng hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí vào các đớitngj sử dụng. Còn công việc xác định kết quả kinh doanh thì đến kết thúc năm kế toán mới thực hiện. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được hạch toán tương đối chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc, cụ thể:
- xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành là diện tích đất tưới, tiêu nước phục vụ nông nghiệp.
- Do đặc điểm sản xuất của Công ty là ngành tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp nên cuối kỳ công ty không có sản phẩm dở dang, không có thành phẩm hoàn thành nhập kho. Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn.
Nhìn chung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty thực hiện tương đối hoàn chỉnh từ khâu kiểm tra, xác định đối tượng áp dụng, đối tượng tính giá thành, phương pháp tính giá thành… Tuy nhiên, cần hoàn thiện hơn nữa trong công tác hạch toán chi phí.
3.2.2. Nhược điểm
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu cuối cùng tổng hợp tất cả các phần hành kế toán tại Công ty KTCT thuỷ lợi Sông Nhuệ. Mặc dù trong công tác kế toán của phòng Kế hoạch - Tài vụ có rất nhiều ưu điểm, giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và sử dụng có hiệu quả đồng vốn trong quá trình sản xuất - kinh doanh nhưng vẫn còn một số tồn tại.
Do đặc điểm sản xuất của Công ty là ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp tưới tiêu theo phương thức tạo nguồn. Nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất không nhiều (chiếm từ 3 - 5% trong tổng chi phí) chủ yếu là chi phí nhân công trực tiếp (chiếm khổng 50% trong tổng chi phí). Cũng chính vì vậy nên kế toán không tách riêng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà tính chung vào chi phí vật liệu và hạch toán vào tài khoản 627 (627.2). Như vậy công tác tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chưa đúng.
Hiện nay Công ty đang thực hiện kỳ tính giá thành một năm. Như vậy ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất và kế hoạch thu chi tài chính của Công ty cũng như việc sắp xếp công việc không đều cụ thể đầu năm nhàn rỗi cuối năm bận rộn.
Việc thực hiện trích lập hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi chưa đúng theo thông tư 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 19/12/1997 của liên bộ: Bộ Tài chính và Bộ nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi.
3.3. một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại công ty ktct thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây
ý kiến 1: Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Chi nguyên vật liệu trực tiếp là những khoản chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ liên quan trựctiếp đến vận hành công trình như dầu, mỡ, phục vụ cho công tác bảo dưỡng, vận hành các cống điều tiết nước, vận hànhmáy bơm tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chi phí mua vật tư trang bị cho vận hành máy bơm như bơm mỡ bằng tay, xô đựng mỡ. Xăng dầu phục vụ cho công tác đi kiểm tra đê, các cống trong hệ thống theo định kỳ và trong mùa mưa bão. Giẻ lau phục vụ trực tiếp cho vận hành, bảo dưỡng máy bơm và vận hành, bảo dưỡng các cống thìnên tập hợp vào tài khoản 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Trong thực tế các chi phí nguyên vật liệu phát sinh ở Công ty như vừa nêu trên. kế toán nên hạch toán các chi phí đó vào tài khoản 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp).
Trích số liệu trong tháng 8/2003 xuất dầu mỡ phục vụ cho công tác vận hành máy bơm trạm bơm Vân Đình và công tác bảo dưỡng cống theo định kỳ hàng tháng, số tiền là 26.595.000đ. Đây là những nguyên, vật liệu trực tiếp phục vụ cho công tác vận hành tưới tiêu nước nên hạch toán vào tài khoản 621, kế toán đã lập chứng từ ghi sổ số 181 ngày 31/12/2003 như sau:
Nợ TK 627 (627.2): 26.595.000
Có TK 152: 26.595.000
Nay nên hạch toán lại như sau:
Nợ TK 621: 26.595.000
Có TK 152: 26.595.000
Còn các khoản mục chi phí khác như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vẫn được tập hợp như phần thực trạng (chương 2) đã trình bày.
Cuối kỳ, để tính giá thàh toàn bộ kế toán cần căn cứ vào chi phí sau khi tập hợp được ở các sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 642 để lập bảng tính giá thành theo khoản mục như sau:
Bảng 35. Bảng tính giá thành theo khoản mục năm 2003
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục chi phí
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị (đ/ha)
Chi phí vật liệu trực tiếp
101.103.900
101.103.900
811,18
Chi phí nhân công trực tiếp
1.347.316.861
1.347.316.861
10.809,84
Chi phí sản xuất chung
1.463.902.091
1.463.902.091
11.745,23
Giá thành sản xuất
2.986.134.203
2.986.134.203
23.366,25
Chi phí Quản lý doanh nghiệp
360.697.097
360.697.097
2.894
Giá thành toàn bộ
3.273.019.949
3.273.019.949
26.260,25
ý kiến 2: Công ty nên rút ngắn kỳ tính giá thành sản phẩm 6 tháng 1 lần
Hiện nay công ty đang áp dụng kỳ tính giá thành là một năm. Như vậy kỳ tính giá thành sản phẩm là chưa phù hợp có ảnhhwởng đến việc xác định kết quả kinh doanh của Công ty, phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý của Công ty.
Do đặc thù của doanh nghiệp thuỷ nông, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Việc thu thuỷ lợi phí theo mùa vụ, sau khi thu hoạch vụ chiêm xuân, các Công ty thành viên trực tiếp thu thuỷ lợi phí từ các hợp tác xã, sau đó mới trả cho Công ty số tiền thuỷ lợi phí theo hợp đồng (vụ chiêm trả 60% tổng sản lượng) và thu theo giá thóc quy định của từng địa phương, vì vậy thường là sau khi ký hợp đồng, từ tháng 5 đến tháng 7 là Công ty có doanh thu của vụ chiêm xuân.
Để phản ánh một cách kịp thời kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Công ty nên rút ngắn tính kỳ tính giá giá thành sản phẩm là 6 tháng. Như vậy sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đôn đốc tình hình thu nợ, tránh công việc dồn dập vào cuối năm. Công ty kiểm tra được tình hình thực hiện tài chính, từ đó đề ra kế hoạch sản xuất cho 6 tháng tiếp theo.
ý kiến 3: Việc trích lập hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi
Thực tế hiện nay kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành hàng tháng (quý), tiến hành trích vào hai quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng bằng hai tháng lương thực tế trả cho CBCNV. Toàn bộ khoản trích đó tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh là chưa đúng chế độ quy định. Từ đó có ảnh hưởng đến việc làm tăng giá thành sản phẩm.
Để phản ánh một cách chính xác giá thành thực tế sản phẩm theo thông tư 90/1997/TTLT/TC - NN : Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi. Tại mục 3, phần 2 có ghi: Đối với các doanh nghiệp thuỷ nông mà doanh thu không đủ bù đắp các khoản chi phí hợp lý, sau khi sử dụng 50% từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác (nếu có) để bù đắp, nếu vẫn còn lỗ được Nhà nước hỗ trợ như sau:
- Cấp đủ số lỗ còn lại
- Cấp hai quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 02 tháng thương thực tế của doanh nghiệp
Sau khi xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, kế toán mới tiến hành trích hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi.
Trên đây là một số tồn tại của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty KTCT thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây. Để giúp cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty KTCT thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin có một số giải pháp sau:
Tóm lại: Do đặc điểm sản xuất và quản lý của Công ty như đã trình bày ở trên nên giá thành toàn bộ của Công ty hàng năm ít có biến động vì doanh thu giữa các năm của công ty hầu như biến động rất ít. Với kinh phí hạn hẹp nên Công ty cần phải cân đối rất nhiều khoản chi phí, nhất là chi cho sửa chữa, tu bổ, bảo dưỡng thường xuyên các công trình thuỷ lợi được Nhà nước giao cho quản lý như đê, kênh, cống, trạm bơm vận hành có công suất 8000m3/h mà những công trình này lại không được trích khấu hao mà chỉ theo dõi giá trị hao mòn trong khi các khoản được Nhà nước hỗ trợ không được hỗ trợ kịp thời. Vì vậy để Công ty tiến hành sản xuất, kinh doanh có hiệu quả thu được lãi không còn cách nào khác là Công ty phải có biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm bớt các chi phí hội họp, tiếp khách tới mức tối đa.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần nhỏ giúp cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty ngày càng được hoàn thiện hơn.
kết luận
Qua thời gian học tập tại Trường và thực tập tại Công ty khai thác công trình thuỷlợi Sông Nhuệ - Hà Tây. Tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình Ban lãnh đạo Công ty và anh, chị em phòng Kế hoạch - tài vụ Công ty. Bản thân tôi đã nhận thức rõ vai trò và vị trí của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán rất quan trọng trong công tác kế toán của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Vì vậy tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây”.
Qua nội dung cơ bản của khoá luận có thể thấy việc nghiên cứu đổi mới và tổ chức hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty nhằm tăng cường công tác quản lý vốn, phát huy hiệu quả sử dụng đồng vốn vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là một phần hành kế toán không thể thiếu được trong công tác kế toán ở Công ty.
Với thời gian thực tập ngắn nên việc tìm hiểu thực tế về công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng tại Công ty còn hạn chế do đó không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong trường và Ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể anh, chị em trong phòng Kế hoạch - Tài vụ Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ - Hà Tây để giúp tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Tây, ngày…..tháng….năm 2006
Sinh viên
Tài liệu tham khảo
1. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - NXB Giáo dục năm 2001 - Chủ biên: TS Đặng Thị Loan
2. Kế toán tài chính công nghiệp năm 1999 - NXB Tài chính năm 1999 - Chủ biên: PTS Nguyễn Văn Công - PTS Phan Trọng Phức
3. Phân tích hoạt động kinh doanh - NXB Thống kê năm 2002 - Chủ biên: Phan Quang Niệm
4. Tổ chức công tác kế toán - NXB tài chính năm 1999 - Chủ biên: PGS.PTS Lê Gia Lục
5. hệ thốgn kế toán tài chính trong các doanh nghiệp và 04 chuẩn mực kế toán mới ban hành năm 2002
6. Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/11/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, ngày 31/12/2001 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.
7. Thông tư 90/1997/TTLT/TC-NHà NưÍC, hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32837.doc