Lời mở đầu
1/ Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong thời đại ngày nay xu hướng của nền kinh tế Thế giới nói chung và của Nước ta nói riêng là sự Quốc tế hoá và Hợp tác hoá. Nền kinh tế càng được Quốc tế hoá bao nhiêu thì sự cạnh tranh giữa các Quốc gia, các Doanh nghiệp ngày càng trở nên mạnh mẽ bấy nhiêu. Chính vì thế các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường đều phải tự tìm cho mình một hướng đi, đó là phải tự tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình và mang lại lợi nhu
125 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty In tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận cao.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, cơ chế thị trường ngày càng mở rộng thì doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải tìm biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất đồng thời cũng là mối quan tâm của toàn Xã hội. Và Công ty in Tài chính cũng trong khó khăn chung của ngành in, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về thị phần, khoa học công nghệ phát triển lớn mạnh,…thì vấn đề tiết kiệm chi phí và hạ giá thành đối với mỗi doanh nghiệp là vấn đề nan giải. Do vậy việc hạch toán chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp tính đủ giá thành sản phẩm, có thể tính chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kịp thời đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đó chính là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường từ đó nâng cao lợi nhuận của mình trong sản xuất kinh doanh. Chính vì lẽ đó mà kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một đáp án hay cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác kế toấn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Em đã mạnh dạn chọn đề tài.
“ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty In tài chính“.
2/ Mục tiêu của đề tài:
- Góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) ở Công ty in Tài chính. Trên cơ sở đó nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) phù hợp với điều kiện thực tế ở Công ty trong điều kiên hiện nay.
3/ Phạm vi nghiên cưú:
Đề tài tập chung nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) ở Công ty in Tài chính.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp,… để nghiên cứu các vấn đề cụ thể về thực trạng ở Công ty in Tài chính.
5/ Những đóng góp của luận văn:
Hệ thống hoá và phân tích một cách khoa học những cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) sản xuất nói chung và sản phẩm Công ty in Tài chính nói riêng.
- Trên cơ sở thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) ở Công ty in Tài chính để thấy rõ những tồn tại để có phương hướng hoàn thiện, nhằm quản lý tốt chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) ở Công ty in Tài chính.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, để hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) ở Công ty in Tài chính phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.
6/ Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phảm ở Công ty in Tài chính.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in Tài chính.
Kết luận:
Qua quá trình tìm hiểu lý luận và tiếp cận với thực tế để hoàn thiện đề tài này mặc dù Em đã nhận được sự giúp đỡ của Thầy giáo-PGS-TS Lê Gia Lục , các Cô, Chú trong phòng kế toán cùng sự nỗ lực của bản thân nhưng do trình độ có hạn nên bài viết của Em khó tránh được những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được tiếp thu và chân thành cám ơn những ý kiến của các Thầy, Cô giáo để Em có điều kiện bổ xung, nâng cao kiến thức của mình hơn nữa.
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2001
Sinh viên: Đầu Vũ Hoan.
Chương I
Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
I/ Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất (CPSX) và giá thành sản phẩm (GTSP) là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Vì nó là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây.
Thứ nhất: Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và phương pháp tính giá thành sản phẩm (GTSP) thích hợp.
Thứ hai: Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Thứ ba: Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định.
Thứ tư: Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng, đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
II/ Nội dung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm :
1/ Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất (CPSX):
1.1. Khái niệm.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi
một cách có ý thức và có mục đích các yếu tố đầu vào thành những sản phẩm nhất định.
Để quá trình sản xuất diễn ra bình thường không gì khác là phải kết hợp hài hoà 3 yếu tố cơ bản đó là tư liệu sản xuất, đối tượng sản xuất và sức lao động : Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
1.2. Sự khác nhau giữa 2 khái niệm chi phí sản xuất (CPSX) và chi tiêu.
Để hiểu đúng chi phí sản xuất cần phân biệt hai khái niệm này. Chỉ được tính là chi phí (CP) của kỳ hạch toán là những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đéen khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Còn chi tiêu (CT) là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì.
Như vậy, có thể nói, chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau cần phải phân biệt. Điều này có ý nghĩa trong tìm hiểu bản chất cũng như nội dung phạm vi và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, từ đó tính đúng giá thành sản phẩm nhằm hạch toán chính xác (lãi, lỗ) và có quyết định đầu tư đúng đắn.
1.3. Phân loại chi phí sản xuất (CPSX).
Tuỳ theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin, góc độ xem xét chi phí, mà chi phí sản xuất được phân loại theo các tiêu thức sau.
1.3.1 Phân theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
Chi phí nguyên vật liệu (CPNVL).
Chi phí nhân công (CPNC).
Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương.
Chi phí các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ.
Chi phí khấu hao tài sản cố định (CPKHTSCĐ).
Chi phí dịch vụ mua ngoài (CPDVMN).
Chi phí khác bằng tiền (CPKBT).
Tác dụng: Cách phân loại này có tác dụng cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí cho kỳ sau.
1.3.2 Phân theo mục đích và công dụng của chi phí.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT).
Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT).
Chi phí sản xuất chung (CPSXC).
Tác dụng: Tiêu chuẩn phân loại này có tác dụng trong việc kế toán tổng hợp chi phí(CP) và tính giá thành (GT) phù hợp với yêu cầu của chế độ hiện hành.
1.3.3 Phân theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất.
- Chi phí cố định: (nhưng chi phí cho một SP thì thay đổi theo chiều ngược lại).
- Chi phí biến đổi: (còn chi phí cho một sản phẩm thì hầu như không đổi).
- Chi phí hỗn hợp: Vừa là chi phí cố định vừa là chi phí thay đổi.
Tác dụng: Phân loại theo cách này có tác dụng quan trọng trong việc lập dự toán chi phí cho thời kỳ tương lai, phục vụ cho phân tích chi phí và kế toán quản trị.
1.3.4 Phân theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất.
- Chi phí cơ bản: Là những chi phí có mối quan hệ trực tiếp với quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm (như CPNVLTT, NCTT).
- Chi phí chung: Là những chi phí phục vụ và quản lý mang tính chất chung của toàn phân xưởng, bộ phận sản xuất và chi phí trực tiếp khác có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành (như CPKHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài,..).
Tác dụng: Cách phân loại này có tác dụng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định đúng phương hướng, biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí đối với từng loại, nhằm hạ giá thành sản phẩm (GTSP), lao vụ, dịch vụ.
1.3.5 Phân loại chi phí sản xuất (CPSX) theo quá trình tập hợp chi phí (CP).
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối tượng chịu chi phí (một loại sản phẩm, một giai đoạn công nghệ, một phân xưởng sản xuất,.. ).
- Chi phí gián tiếp: Là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do vậy cần tiến hành phân bổ các chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp.
Tác dụng: Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm,..
2/ Khái niệm, phân loaị giá thành sản phẩm (GTSP):
2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm (GTSP).
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành.
Tác dụng: Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán, xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp,…
2.2 Phân loại giá thành sản phẩm (GTSP).
Để giúp việc nghiên cứu, quản lý tốt giá thành. Kế toán cần phân biệt các loại giá thành: Có 2 cách phân loại chủ yếu.
Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá (về mặt quản lý).
Giá thành kế hoạch: Được xây dựng trước khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh đựơc tính trên cơ sở sản lượng kế hoạch và CPSX theo kế hoạch.
Tác dụng: Nó là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
Giá thành định mức: Cũng được lập trước khi bước vào sản xuất kinh doanh trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm:
Tác dụng: Loại giá thành này là cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí.
Giá thành thực tế: Được xác định khi kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh trên cơ sở số liệu thực tế về chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và kết quả hoạt động đã thực hiện.
Tác dụng: Là cơ sở để xác định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành (xét về mặt hạch toán).
- Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm: Là toàn bộ chi phí sản xuất trực tiếp có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành (như CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC).
- Giá thành sản phẩm dịch vụ tiêu thụ (hay còn gọi là giá thành toàn bộ): Là toàn bộ chi phí trực tiếp, chi phí giáng tiếp có liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (như CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC, CPBH, CPQLDN).
GTTB = GTSX + CPBH + CPQLDN.
Tác dụng: Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là cơ sở để tính kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
III/ Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) trong Doanh nghiệp sản xuất:
1/ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và đối tượng tính giá thành sản phẩm (GTSP)\:
1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (CPSX).
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Căn cứ xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp.
Việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp có sự khác nhau, điều đó phụ thuộc vào các đặc điểm sau.
Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Đặc điểm quy trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Mục đích và công dụng của chi phí đối với quá trình sản xuất.
Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Tuỳ theo đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp mà đối tượng hạch toán CPSX có thể là từng phân xưởng, từng bộ phận, từng đơn đăt hàng, từng nhóm sản phẩm.
Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trước hết căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí, sau đó căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí.
Tác dụng: Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí đúng và phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, từ việc tổ chức ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết.
1.2.Đối tượng tính giá thành sản phẩm (GTSP).
Đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên, cần thiết trong toàn bộ công việc tính giá thành của kế toán.
Phải căn cứ vào đặc điểm, hoạt động sản xuất kinh doanh,loại sản phẩm,..của doanh nghiệp sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó kế toán cần phải xác định kỳ tính giá thành, đơn vị tính giá thành.
Tác dụng: Xác định đối tượng tính giá thành đúng phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp giúp cho kế toán tổ chức mở sổ kế toán, các bảng tính giá và tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng cần quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành có hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.
1.3. Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất (CPSX) và giá thành sản phẩm (GTSP).
+) Giống nhau: Đều là hao phí lao động sống và lao động vật hoá biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp đã bỏ vào sản xuất.
+) Khác nhau: Chi phí sản xuất gắn liền với một thời kỳ nhất định (quý, năm).
- Chi phí sản xuất chỉ tính chi phí chi ra trong trọn một thời kỳ. Còn giá thành sản phẩm được tính bằng cách lấy chi phí sản xuất chi ra trong kỳ cộng thêm chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này nhưng lại loại trừ chi phí sản xuất bỏ ra kỳ này được chuyển sang giá thành kỳ sau.
Tổng GTSP=CPSXDD đầu kỳ+CPSXPS trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ.
Tổng GTSP = Tổng CPSX khi:
Doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang.
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ = Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
1.4. Phân biệt đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành.
Đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản
chất chung, chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí giá thành. Nhưng chúng có những điểm khác nhau:
-Xác định đối tượng hạch toán chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí.
- Xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả sản xuất (thành phẩm hoặc dich vụ hoàn thành).
- Một đối tượng tập hợp chi phí có thể có nhiều đối tượng tính giá thành.
2/ Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm :
2.1 Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất(CPSX) và tính giá thành (GT) qua các bước sau.
Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản trực tiếp liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí (CP) và tính giá thành .
Bước 2: Tiến hành tính toán và phân bổ chi phí có liên quan đến các đối tượng tính giá thành (GT) như chi phí quản lý phân xưởng.
Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung (CPSXC) cho các loại sản phẩm có liên quan.
Bước 4: Xác định giá trị sản phẩm dở dang (SPDD) trên cơ sở tính ra giá thành thực tế của từng loại sản phẩm.
Lưu ý: Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong DN mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau.
2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất (CPSX).
Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng, mà lựa chọn một trong hai phương pháp kế toán tập hợp CPSX sau.
+ Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX).
+ Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK).
2.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí cơ bản trực tiếp (CPCB)
A) Khái niệm: Chi phí cơ bản là những chi phí sản xuất thuộc các yếu tố cơ bản của sản xuất, có mối liên hệ trực tiếp với sản phẩm sản xuất trong kỳ. Chi phí cơ bản ở các doanh nghiệp bao gồm:
*) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
*) Chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản sử dụng : TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
C) Phương pháp tập hợp chi phí cơ bản (CPCB).
a) Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(NVLTT)
b) Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT).
Đối với chi phí cơ bản việc tập hợp vào các đối tượng chịu chi phí có thể theo một trong hai phương pháp sau.
+)Đối với chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí (từng loại sản phẩm, từng hoạt động, dịch vụ,..) thì tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi tiết đó, gọi là phương pháp tập hợp trực tiếp.
+)Đối với chi phí cơ bản có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí (NVL xuất dùng để sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều hoạt động, dịch vụ,..) thì vận dụng phươg pháp phân bổ gián tiếp.
- Nếu nguyên vật liệu trực tiếp ( CPNVLTT ) đưa vào sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành lựa chọn tiêu thức phân bổ rồi xác định số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân bổ cho từng đối tượng
Công thức:
Chi phí nguyên vật ;liệu trực tiếp phân bổ cho đối tượng i
=
Tổng chi phí nguyên vật l;iệu trực tíếp
*
Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
D) Các tiêu thức lựa chọn để phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) có thể là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch. (Sơ đồ 1a,1b).
- Nếu chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành thì lựa chọn tiêu thức để phân bổ
E) Các tiêu thức lựa chọn để phân bổ (CPNCTT) có thể là: Chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, giờ công thực tế,.. (Sơ đồ 2).
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung (CPSXC).
A)Khái niệm: Chi phí sản xuất chung (CPSXC) là những chi phí quản lý phân xưởng bao gồm: Chi phínhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và những chi phí sản xuất khác bằng tiền có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí.
B)Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627(TK 627) “Chi phí sản xuất chung”.
C)Phương pháp hạch toán: Thông thường chi phí sản xuất chung liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm vì vậy kế toán phái áp dụng phương pháp phân bổ giáng tiếp.
D)Các tiêu thức thường chọn để phân bổ : Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung,..
Những chi phí này khi phát sinh sẽ hạch toán vào các khoản mục chi phí theo từng nội dung cụ thể. Cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu thức phù hợp. (Sơ đồ 3).
Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm
=
Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ
*
Tiêu thức phân bổ của từng loại sản phẩm
Tổng tiêu thuíc phân bổ của các loại sản phẩm
2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang (SPDD).
Khái niệm: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn nằm trên dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm và những sản phẩm đã hoàn thành ở một số bước công nghệ nhưng chưa hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
2.3.1 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang (SPDD).
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực chính hoặc bán thành phẩm giai đoạn chế biến trước.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( Nội dung tương tự như phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính ).
2.4. Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm (GTSP).
Khái niệm: Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp kỹ thuật sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được làm cơ sở kế toán để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm theo đúng đối tượng tính giá thành đã xác định.
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm (GTSP).
Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp).
Phương pháp tính giá thành phân bước: Chia làm hai phương pháp
Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.
Phương pháp tính giá thành đối với doanh nghiệp sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức.
Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp đơn đặt hàng áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ, vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành. Vì chỉ khi nào hoàn thành mới tính giá thành do vậy kỳ tính giá thành không phải phù hợp với kỳ báo cáo.
Tuy vậy, nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành vẫn phải tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó trên các bảng tính giá thành. Sau đó tiếp tục tập hợp chi phí cho đến khi các đơn đặt hàng hoàn thành và ta tính được giá thành của đơn đặt hàng đó.
Nếu đơn đặt hàng sản xuất ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó. Những chi phí trực tiếp được hạch toán thẳng vào đơn đặt hàng còn các chi phí chung cần phân bổ theo tiêu thức phù hợp.
IV/ Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Toàn bộ các chi phí sản xuất sau khi tập hợp vào các TK 621,622,627, cuối tháng phải được kết chuyển sang TK 154 hoặc TK 631 để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
1/ Tài khoản sử dụng.
TK154: “ chi phí sản xuất- kinh doanh dở dang “.
TK 631: “ Giá thành sản xuất “ (chỉ sử dụng cho phương pháp kiểm kê định kỳ).
2/ Kết cấu tài khoản.
2.1. TK 154 “ chi phí sản xuất- kinh doanh dở dang “.
Bên nợ: - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung .
Bên có: - Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Chi phí sản xuất ghi giảm (nếu có).
- Giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Số dư nợ:- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
2.2. TK 631:” giá thành sản xuất”(chỉ sử dụng cho phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên nợ: - Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ được kết chuyển (từ TK 154 sang).
- Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
TK 631 cuối kỳ không có số dư.
3/ Phương pháp hạch toán.
3.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) (Sơ đồ 4a).
3.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) (Sơ đồ 4b).
chương ii
thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại công ty in tài chính.
i.Đặc điểm tình hình chung của Công ty in Tài chính:
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty in Tài chính là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, được thành lập theo Quyết định số 925 TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Tên giao dịch: Công ty In Tài chính.
Địa chỉ: Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội.
Chi nhánh tại TP HCM: 22 Tôn Thất Thuyết, Phường 16, Quận 4.
Tiền thân của Công ty in Tài chính là nhà in Tài chính được thành lập theo Quyết định số 41 TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tính đến nay, quá trình hoạt động của công ty có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn I (Từ năm 1985 - 1990): Đây là thời kỳ đầu thành lập Công ty,với số vốn ban đầu chỉ là 5.000.000 đồng, cơ sở nhà xưởng là một dãy nhà cấp bốn, 5 máy Typô cũ kỹ, một máy Offset của Liên Xô. Thêm vào đó, một khó khăn rất lớn cho Nhà in là phải hoạt động theo chế độ hạch toán phụ thuộc Văn phòng Bộ Tài chính. Do đó rất lúng túng trong việc giao dịch ký kết hợp đồng cũng như thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Giai đoạn II (Từ năm 1990 - 1995): Do việc hạch toán phụ thuộc càng bộc lộ những bất cập. Vì vậy Nhà in Tài chính được Bộ Tài chính cho phép thực hiện hạch toán độc lập kể từ ngày 01/04/1990, từ đó nhà in biến đổi nhanh chóng về số lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất được thay đổi từ công nghệ in TYPO sang công nghệ in OFFSET là chủ yếu.
Giai đoạn III (Từ năm 1995 đến nay): Với những thành quả đạt được vào ngày17/08/1995, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 925 TC/TCCB chính thức đổi tên Nhà in Tài chính thành Công ty in Tài chính và ban hành bản điều lệ tổ chức của Công ty theo Quyết định số 977 TC/TCCB ngày 30/10/1996. Đó là những tiền đề vững chắc để Công ty bước vào một giai đoạn mới.
Từ năm 1997, để phát triển sản xuất và mở rộng đối tượng khách hàng Công ty đã đặt chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Một số chỉ tiêu trong khoảng thời gian 1999 - 2000.
chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
1. Doanh thu thuần
đồng
32.385.724.307
58.710.022.696
2. Lợi tức sau thuế
đồng
1.317.659.791
1.955.340.000
3. Nộp ngân sách nhà nước
đồng
3.437.271.716
3.983.829.628
4. Nguồn vốn
đồng
24.659.700.478
32.400.202.195
5. Thu nhập bình quân
đồng
1.600.000
1.864.226
6. Trang in tiêu chuẩn
trang
2.167.660.872
3.675.000.000
(Nguồn: Công ty in Tài chính, “Báo cáo tài chính năm 2000”)
Đạt được những kết quả như trên là do Công ty đã xác định được hướng đi đúng trong sản xuất kinh doanh, có sự đầu tư thích đáng để đổi mới công nghệ, cùng với sự phấn đấu nỗ lực của ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên.
2.Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty:
2.1.Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh:
2.1.1 Nhiệm vụ: Công ty thực hiện nhiệm theo mục đích thành lập là in ấn
2.1.2 Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
In phục vụ công tác tài chính kế toán và các ấn phẩm khác như sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm.
Kinh doanh vật tư ngành in và làm đại lý phát hành các ấn phẩm về tài chính kế toán.
2.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất:
2.2.1.Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.
Mỗi sản phẩm từ khi bắt đầu đưa vào sản xuất cho đến khi hoàn chỉnh để giao cho khách hàng phải trải qua một trong hai qui trình công nghệ sau:
- Công nghệ in OFFSET: Những sản phẩm được sản xuất theo công nghệ này là những sản phẩm có đặc tính phức tạp, mẫu mã đẹp như các tạp chí, biểu mẫu kế toán,..Sản lượng chiếm 70% đến 80% sản lượng của toàn Công ty.
- Công nghệ in TYPÔ: Chủ yếu đáp ứng cho việc sản xuất những sản phẩm phải in số nhảy và những sản phẩm có màu đơn nhất như: Các ấn chỉ,, biên lai, phiếu thu,...Sản lượng chiếm 20% đến 30% sản lượng toàn Công ty.
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty được thể hiện ở (Sơ đồ 5).
2.2.2.Tổ chức sản xuất:
Công ty in thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng, có quy mô sản xuất vừa, quy trình công nghệ phức tạp. Vì vậy, tổ chức sản xuất được sắp xếp thành từng bộ phận phân xưởng phù hợp với công nghệ và đặc điểm ngành in.
- Phân xưởng vi tính, chế bản: Có 10 người. Đây là phân xưởng giải quyết khâu đầu tiên của quy trình công nghệ in, thực hiện các giai đoạn sản xuất sau:
Giai đoạn sắp chữ trên vi tính:
Phân màu (ảnh phim):……
Giai đoạn tạo bản kẽm và phơi bản: …
- Phân xưởng in OFFSET: Có 31 công nhân. Đây là phân xưởng có vai trò quan trọng trong toàn bộ dây chuyền sản xuất của Công ty,….
- Phân xưởng in TYPÔ: Có 20 công nhân.,…
- Phân xưởng thành phẩm: Bao gồm 3 phân xưởng Sách + Xén + Tem và có 55 công nhân,……
2.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Bộ máy quản lý của Công ty tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là giám đốc- người có quyền lực cao nhất điều hành, quản lý Công ty theo chế độ một thủ trưởng, trực tiếp chỉ đạ, chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý chức năng, khách hàng và toàn thể cán bộ công nhân viên về mọi hoạt động của Công ty. Bên dưới là hệ thống các phòng ban chức năng gồm:
Giám đốc:
Phó giám đốc kỹ thuật:
Phó giám đốc kinh doanh:
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật:
Phòng tài vụ:
Phòng kinh doanh:
Phòng tổ chức hành chính:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện ở ( Sơđồ 6).
3.Tổ chức công tác kế toán:
3.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
ở công ty in Tài chính, công tác kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Mọi công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng Tài vụ của công ty, Phương thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty là phương thức trực tuyến nghĩa là mọi nhân viên kế toán được điều hành trực tiếp từ người lãnh đạo là kế toán trưởng.
Bộ phận kế toán: Có 5 người, nhiệm vụ chức năng của mỗi người như sau:
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán toàn Công ty, giúp ban giám đốc thực hiện các chế độ Nhà nước quy định. Ngoài ra còn giúp ban giám đốc tập hợp các số liệu về kinh tế, tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế, tìm ra ._.những biện pháp quản lý nhằm đảm bảo mọi hoạt động thu lại kết quả cao.
- Kế toán tổng hợp: Là người tập hợp CPSX từ các bộ phận kế toán liên quan, tiến hành phân bổ CPSX cho từng đối tượng sử dụng, tính giá thành từng loại sản phẩm, đồng thời là người theo dõi tình hình tăng, giảm và KHTSCĐ.
-Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ kiêm kế toán tiền lương: Là người theo dõi tình hình nhập, xuất của các loại vật liệu và công cụ, dụng cụ trong kỳ. Đồng thời còn là người tính lương để trả cho từng nhân viên, phân bổ chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội,…trích theo lương.
- Kế toán tiêu thụ, theo dõi thanh toán: Là người theo dõi về doanh thu bán hàng, theo dõi công nợ của khách hàng, viết thanh lý hợp đồng với từng khách hàng.
- Thủ quỹ: Là người giữ sổ kế toán quỹ, quản lý số lượng tiền mặt, thực hiện việc thu chi theo chứng từ kế toán đã lập, hàng ngày rút số tồn, đối chiếu két.
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty được thể hiện ở (Sơ đồ 7).
3.2. Hình thức kế toán sử dụng.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Toàn bộ sổ kế toán của công ty đều được tiến hành theo mẫu quy định của chế độ sổ kế toán do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. Cụ thể là:
Sổ chi tiết: Sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết theo dõi thanh toán với khách hàng, sổ chi tiết công nợ...
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái...
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
- Niên độ kế toán: Công ty áp dụng theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch (tính từ 1/1 đến 31/12).
- Phương pháp kế toán VAT: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Kỳ kế toán: Công ty sử dụng kỳ hạch toán theo quý.
Công ty xử lý toàn bộ công tác kế toán trên máy và có một phần mềm kế toán chuyên dụng Acc – Win cho riêng mình từ năm 1996.
Trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán tại Công ty được biểu hiện ở (Sơ đồ 8).
Ii/ Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty in tài chính:
1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) ở Công ty:
1.1.Đặc điểm chi phí sản xuất (CPSX) của Công ty.
Là loại hình doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng nên trong kỳ công ty nhận được rất nhiều hợp đồng với số lượng và yêu cầu khác nhau. Tuy vậy, công ty không hạch toán chi phí sản xuất cho từng bộ phận hay từng đơn đặt hàng mà tiến hành hạch toán chung cho toàn bộ quá trình sản xuất và cho tất cả các đơn đặt hàng trong quý.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất (CPSX) của Công ty
ở công ty, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ bao gồm nhiều yếu tố chi phí, các yếu tố chi phí có cùng mục đích và công dụng được tập hợp chung vào một khoản mục chi phí (tài khản tương ứng). Chi phí sản xuất của Công ty gồm có ba khoản mục chính:
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Chiếm tỷ trọng lớn trong GTSP) gồm:
Chi phí nguyên vật liệu chính:
Công ty đã xây dựng được một hệ thống danh điểm vật tư hoàn chỉnh để có thể quản lý chặt chẽ từng loại nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu chính của Công ty rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Nguyên vật liệu chính ở Công ty bao gồm:
+ Giấy: Có trên 70 loại như giấy Bãi Bằng 58g/m2 (795109), giấy Đài Loan 60g/ m2 (845123),... được theo dõi trên TK 15211.
+ Kẽm: Gồm kẽm Gtô, kẽm Đức 61572,.. theo dõi trên TK cấp ba 15212.
+ Mực in: Gồm nhiều loại như mực nhũ bạc, mực phát quang, mực xanh, vàng, đỏ của Nhật Bản, Trung Quốc...theo dõi trên TK 15213.
- Chi phí vật liệu phụ: Được theo dõi trên TK 1522 và bao gồm:
+ Vật liệu phụ sử dụng thường xuyên: Có nhiều loại như keo dán, băng dính,...
+ Vật liệu phụ ít sử dụng: Có các loại như xăng, dầu để rửa máy, cồn...
- Chi phí nhiên liệu, phụ tùng thay thế:
+ Nhiên liệu: Gồm than, xăng dầu để chạy máy...
+ Phụ tùng thay thế: Có rất nhiều loại như chi tiết của máy móc thiết bị (vòng bi, dao xén, cam, số nhảy...) và các vật liệu như dây điện, bóng đèn...
b. Chi phí nhân công trực tiếp: Công ty đã được cơ quan chủ quản là Bộ Tài chính giao định mức tiền lương cho toàn Công ty là 11,5% trên tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm toàn quý.
c. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) của Công ty.
Xuất phát từ những đặc điểm của Công ty do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất trong đó chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp được tập hợp theo từng đơn đặt hàng làm căn cứ để phân bổ các chi phí khác.
Tại công ty, các chi phí về nguyên vật liệu chính liên quan trực tiếp đến từng đơn đặt hàng đã xác định thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để phân loại, tập hợp trực tiếp những chi phí đó cho các hợp đồng có liên quan. Đối với chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì kế toán tập hợp trực tiếp theo từng yếu tố chi phí, sau đó tiến hành phân bổ gián tiếp cho các hợp đồng theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX):
2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT).
Nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm nhiều loại nhưng chỉ có giấy và kẽm được tính riêng cho từng hợp đồng và theo dõi trên TK 621 còn chi phí về mực in, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế được tập hợp chung vào TK 627, đến cuối quý tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo chi phí giấy và kẽm của đơn đặt hàng đó.
Nguyên vật liệu (NVL) mà Công ty sử dụng trong quá trình sản xuất hoàn toàn là vật liệu mua ngoài. Đối với nguyên vật liệu mua ngoài, nếu chi phí vận chuyển do bên bán chi ra thì chi phí này được cộng luôn vào giá mua, còn nếu chi phí vận chuyển bốc dỡ do công ty thuê ngoài thì chi phí này không cộng vào giá mua mà kế toán hạch toán vào chi phí sản xuất chung, như vậy giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho chỉ bao gồm giá trị ghi trên hoá đơn.
Nguyên vật liệu của Công ty được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, giá thực tế của từng lần nhập kho rất khác nhau.Tại Công ty các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu diễn ra không thường xuyên nhưng số lượng và giá trị lớn, còn nghiệp vụ xuất lại diễn ra thường xuyên liên tục nhưng số lượng và giá trị nguyên vật liệu xuất ra từng lần không lớn. Do đó, Công ty sử dụng phương pháp đơn giá thực tế bình quân gia quyền liên hoàn theo từng lần nhập để tính giá vốn thực tế của hàng xuất kho và tồn kho. Đơn giá thực tế bình quân liên hoàn được dùng để xác định giá vốn thực tế của hàng xuất kho cho đến khi nhập lô hàng khác thì cần tính toán lại đơn giá thực tế bình quân để tính giá vốn thực tế của lần xuất kho tiếp theo.
Giá trị thực tế NVL
tồn kho trước khi nhập
Giá trị thực tế
NVL nhập kho
+
Số lượng NVL
tồn kho trước khi nhập
Số lượng
NVL nhập kho
+
Đơn giá
bình quân
=
Số lượng
NVL xuất kho
Giá thực tế
NVL xuất kho
Đơn giá
bình quân
=
5
VD: Tồn đầu kỳ của giấy Đài Loan 70g/m là 585,2 kg với đơn giá 13 917đ.
Ngày 14/06/2001 nhập 674,5 kg với giá là 15 000đ (Bảng kê1).
Đơn giá bình quân giấy Đài Loan xuất kho sau lần nhập 144 ngày 14/06/2001 được tính:
Đơn giá bình quân
=
Giá trị NVL
tồn đầu kỳ
Giá trị NVL
nhập trong kỳ
Giá trị NVL xuất kho
trước lần nhập
+
-
Số lượng tồn trước khi nhập + Số lượng nhập kho
8 114 515 + 10 117 500 – ( 918 522 + 2 463 309)
342,2 + 674,5
=
=
14 635
Trị giá giấy ĐL xuất kho ngày 15/06/2001 là: 28514 635 = 409 780
Sau lần nhập 152 ngày 18/06/2001:
Đơn giá
bình quân
=
14 857
14 880 184 + 23 077 500 – 409 780
988,7 + 1538,5
=
Phòng kế hoạch căn cứ vào hợp đồng kinh tế, tính toán cụ thể lượng giấy và kẽm cần thiết dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu và giao kế hoạch sản xuất cho bộ phận sản xuất kèm phiếu xuất vật tư (3 liên) cho từng hợp đồng trình phó giám đốc phụ trách sản xuất ký duyệt. Sau khi đã có chữ ký của phó giám đốc, liên 1 của phiếu xuất vật tư được lưu lại phòng kế hoạch, liên 2 và liên 3 để quản đốc phân xưởng mang tới kho. Thủ kho xuất vật tư đồng thời ký nhận vào phiếu xuất vật tư, giữ lại liên 2 làm căn cứ để ghi thẻ kho. Định kỳ 5 – 7 ngày, thủ kho chuyển toàn bộ liên 3 của các phiếu xuất vật tư cho bộ phận kế toán.
Công ty hiện đang hạch toán vật tư theo phương pháp ghi thẻ song song, tức là ở kho chỉ theo dõi về mặt số lượng còn ở phòng kế toán theo dõi cả số lượng và giá trị của từng loại vật tư. Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào các phiếu xuất vật tư đã được kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ (có đầy đủ chữ ký của thủ kho, người nhận, phụ trách kế hoạch, thủ trưởng đơn vị) để vào sổ chi tiết (dạng tờ rời) của từng loại vật tư. Mỗi tờ sổ theo dõi một loại vật tư cả về số lượng lẫn giá trị nhập – xuất phát sinh trong quý và tồn kho cuối quý. Kế toán căn cứ vào các phiếu xuất nguyên vật liệu chính cho từng hợp đồng để ghi sổ Nhật ký chung. Từ các định khoản trên sổ Nhật ký chung, máy sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ chi tiết các TK 152, 621 cho từng hợp đồng.
Nợ TK 6211: Chi phí giấy.
Nợ TK 6212: Chi phí kẽm.
Có TK 15211: Giấy.
Có TK 15212: Kẽm.
VD: Dựa vào phiếu xuất vật tư số 822 ngày 15/06/2001, kế toán lập và tiến hành định khoản vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính ở trên máy. Từ các định khoản trên phiếu xuất kho, máy sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung và sổ chi tiết các TK tương ứng ghi theo hợp đồng in:
Nợ TK 6211: Hoá đơn nước Ninh Hoà 409 780
Nợ TK 6212: Hoá đơn nước Ninh Hoà 17 400
Có TK 152 427 180
( Xem minh hoạ chi tiết ở Bảng kê 2,3,4 ).
Bảng kê 2.
công ty in tài chính phiếu xuất vật tư
Số: 822 /KHSX
Bộ phận sử dụng: Phân xưởng OFFSET Đơn vị: Máy ROTATEK
Để in tài liệu: Hoá đơn nước Ninh Hoà
TT
tên vật tư
Đơn vị
Số lượng
xuất
Quy ra
(kg)
Xén
Ghi chú
Khổ
Số lượng
1
Giấy ĐL 70 g/m
Kg
28
2
Kẽm VTĐL
Tấm
2
Cộng
Ngày 15 tháng 06 năm 2001
Người nhận Thủ kho Phụ trách KH Vật tư Kế toán Thủ trưởng đơn vị
Công ty in tài chính bảng kê3.
Nhật ký chung (trích).
Tháng 6/2001
Số
CT
Ngày CT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Số tiền
........
822
15/06
Xuất ĐL in HĐ nước Ninh Hoà
6211
15211
409 780
822
15/06
Xuất kẽm VTĐL in HĐ nước Ninh Hoà
6212
15212
17 400
........
880
25/06
Xuất Cbon trắng CB in HĐ GTGT Cty LD thuốc thú y
6211
15211
807 948
880
25/06
Xuất Cbon hồngCFB in HĐ GTGT Cty LD thuốc thú y
6211
15211
715 968
880
25/06
Xuất Cbon vàng CFB in HĐ GTGT Cty LD thuốc thú y
6211
15211
742 488
880
25/06
Xuất Cbon xanhBluCFB in HĐ GTGT Cty LD thuốc thú y
6211
15211
749 400
880
25/06
Xuất hộp (24*28) in HĐ GTGT Cty LD thuốc thú y
6272
15213
60 718
880
25/06
Xuất kẽm VTĐL in HĐ GTGT Cty LD thuốc thú y
6212
15212
34 800
881
25/06
Xuất Cbon trắng CB in HĐ GTGT Cty DESIGN
6211
15211
658 328
881
25/06
Xuất Cbon hồngCFB in HĐ GTGT Cty DESIGN
6211
15211
566 808
881
25/06
Xuất Cbon vàng CFB in HĐ GTGT Cty DESIGN
6211
15211
587 803
881
25/06
Xuất Cbon xanh BluCFB in HĐ GTGT Cty DESIGN
6211
15211
593 275
881
25/06
Xuất Cbon vàng CF in HĐ GTGT Cty DESIGN
6211
15211
737 132
881
25/06
Xuất hộp (24*30,5) in HĐ GTGT DESIGN
6272
15213
56 381
881
25/06
Xuất kẽm VTĐL in HĐ GTGT Cty DESIGN
6212
15212
52 200
..........
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Bảng kê 4.
Công ty in tài chính sổ chi tiết Tk 6211. Chi phí giấy
Quý ii/2001
Số
CT
Ngày
CT
Diễn giải
TK Đư
PS
Nợ
PS
Có
.....
822
15/06
Xuất ĐL in HĐ nước Ninh Hoà
15211
409 780
880
25/06
Xuất Cbon trắng CB in HĐ GTGT Cty LD thuốc thú y
15211
807 948
880
25/06
Xuất Cbon hồng CB in HĐ GTGT Cty LD thuốc thú y
15211
715 968
880
25/06
Xuất Cbon vàng CB in HĐ GTGT Cty LD thuốc thú y
15211
742 488
880
25/06
Xuất Cbon xanh BluCFB in HĐ GTGT Cty LD thuốc thú y
15211
749 400
881
25/06
Xuất Cbon trắng CB in HĐ GTGT Cty DESIGN
15211
658 328
881
25/06
Xuất Cbon hồng CB in HĐ GTGT Cty DESIGN
15211
566 808
881
25/06
Xuất Cbon vàng CB in HĐ GTGT Cty DESIGN
15211
587 803
881
25/06
Xuất Cbon xanh BluCFB in HĐ GTGT Cty DESIGN
15211
593 275
881
25/06
Xuất Cbon vàng CF in HĐ GTGT Cty DESIGN
15211
737 132
........
9
30/06
KC chi phí NVL trực tiếp tại Cty Quý II/2001
154
3 094 757 929
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Bảng kê 5.
công ty in tài chính sổ chi tiết TK 6212. Chi phí kẽm
Quý ii/2001
Số
CT
Ngày
CT
Diễn giải
TK Đư
PS
Nợ
PS
Có
.....
822
15/06
Xuất kẽm VTĐL in HĐ nước Ninh Hoà
15212
17 400
.....
880
25/06
Xuất kẽm VTĐL in HĐ GTGT Cty LD thuốc thú y
15212
34 800
881
25/06
Xuất kẽm VTĐL in HĐ GTGT Cty DESIGN
15212
52 200
........
9
30/06
KC chi phí NVL trực tiếp tại Công ty Quý II/2001
154
81 093 172
Tổng cộng
81 093 172
81 093 172
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT).
2.2.1. Kế toán tập hợp tiền lương:
Việc trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất ở Công ty được thực hiện theo hình thức lương sản phẩm. Đơn vị đã xây dựng được hệ thống đơn giá tiền lương quy định theo chi tiết sản phẩm phù hợp với công đoạn sản xuất ở từng phân xưởng trong quy trình công nghệ.
Việc tính lương sản phẩm được căn cứ vào lệnh điều độ sản xuất (kiêm bảng kê sản phẩm. Lệnh điều độ sản xuất được phòng kế hoạch lập riêng cho từng đơn đặt hàng và cho từng giai đoạn công nghệ trong các phân xưởng sản xuất mà sản phẩm bắt buộc phải trải qua. Nó chính là một dạng của phiếu ghi kết quả sản xuất sản phẩm của từng công nhân. Trong quá trình sản xuất, các tổ trưởng tiến hành phân công công việc cho từng công nhân, theo dõi kết quả làm việc của họ để ghi vào lệnh điều độ sản xuất. Khi sản phẩm đã hoàn thành ở bước công nghệ đó, cán bộ phòng kế hoạch và quản đốc phân xưởng sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu đạt yêu cầu sẽ ký xác nhận vào lệnh điều độ sản xuất. Cuối tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào lệnh điều độ sản xuất của các phân xưởng, bảng chấm công do phòng hành chính lập và đơn giá tiền công quy định cho từng công đoạn sản xuất sản phẩm để tính lương cho công nhân chi tiết theo đơn đặt hàng, sau đó lập bảng thanh toán lương cho từng phân xưởng và tổng hợp cho toàn Công ty.
Xem lệnh điều độ sản xuất ở ( Bảng kê 6 ).
- Đối với những phân xưởng có thể tính riêng số lượng sản phẩm hoàn thành của từng mã sản phẩm cho từng công nhân như phân xưởng Typo, offset, Sách , Xén, Tem:
Tiền lương Tổng số sản phẩm đạt tiêu chuẩn Đơn giá tiền lương quy định
sản phẩm = theo từng mã sản phẩm x cho từng công đoạn và
của 1 công nhân của công nhân đó quy cách sản phẩm
- Đối với những phân xưởng không thể tính riêng số lượng sản phẩm hoàn thành cho từng công nhân như phân xưởng Vi tính, Chế bản:
Tổng lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lương
của cả tổ hoàn thành của tổ quy định
Lương bình quân
Tổng lương sản phẩm của tổ
Tổng số ngày công của tổ
=
Lương sản phẩm của một công nhân = Lương bình quân x Số ngày công của công nhân đó
Bảng kê 6.
VD:
Lệnh điều độ sản xuất
(Kiêm bảng kê sản phẩm)
06/2001
Mã sản phẩm: 01/0835. Ngày sản xuất: 15/06/2001. Đơn vị tính: Tờ.
Hoá đơn nước Ninh Hoà Số lượng: 4000. Kích cỡ: 32 x 28
**1 tờ=2HĐ/In hai màu đỏ Serial: AA/2001(001ế8.000)
cờ + xanh tím
Phân xưởng chế bản Ngày trả hàng: 18/06/2001
Công đoạn
& Quy cách sản phẩm
Đơn giá (đ)
Tổng 1 Chính
Số lượng
ban đầu
Mã NV
Số lượng
còn lại
Bình + Ktra + phơi bản in 2
mầu ROTATEK
32 x 28
0.000
0.000
2.00
Bản
2.00
Bản
Kế hoạch Quản đốc Nhân sự
VD: ở (Bảng kê 7) Tính lương của anh Hoàng Xuân Khoa, PX Chế bản tháng 06/200.
Tổng lương sản phẩm của cả phân xưởng Chế bản tháng 06 là 3 870 057
Tổng số công của cả phân xưởng trong tháng là 109,5 ).
Lương bình quân
35 343
109,5
3 870 057
=
=
Lương sản phẩm của anh Khoa = 35 543 x 25 = 883 575
Đơn giá tiền lương quy định cho từng quy cách sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất là do Công ty tự xác định để tạm trả lương hàng tháng cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tại Công ty, bảng thanh toán lương sản phẩm không phải là căn cứ để kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. Quỹ lương của Công ty được Bộ Tài chính cho phép trích lập bằng 11,5% tổng doanh thu thực hiện toàn quý và là cơ sở để kết chuyển chi phí vào các TK 622, TK 6271, TK 6421. Để thực hiện việc kết chuyển vào các TK đó, Công ty đã lựa chọn tiêu thức phân bổ là tỷ trọng lương của từng bộ phận trong tổng lương thực trả cho toàn Công ty trong quý.
Trong Quý II/2001, tổng doanh thu thực hiện toàn quý là 13 461 965 078 đồng (Căn cứ vào bảng tổng hợp TK 511 – Doanh thu bán hàng tại công ty từ tháng 4 đến tháng 6/2001). Vậy quỹ lương của công ty quý II/2001 là:
13 461 965 078 x 11,5% = 1 548 125 984
Dựa vào (Bảng kê 8) là bảng tổng hợp chi trả lương toàn Công ty trong ba tháng 4; 5; 6, kế toán xác định được lương công nhân trực tiếp sản xuất, lương nhân viên phân xưởng và quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng lương thực trả toàn quý. Từ đó tính được tổng lương phải trả cho mỗi bộ phận để kết chuyển vào các TK 622, 6271, 6421.
- Nhân viên phân xưởng: 5% x 1 548 125 984 = 77 406 000
- Quản lý doanh nghiệp: 20% x 1 548 125 984 = 309 625 000
- Công nhân TTSX: 75% x 1548 125 984 = 1 161 094 984
Từ các số liệu trên, kế toán tiến hành lập phiếu kế toán số 11 (Bảng kê 9) làm cơ sở để ghi vào sổ Nhật ký chung, máy sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ chi tiết các TK 622, TK 334 theo định khoản sau:
Nợ TK 622 1 161 094 984
Có TK 334 1 161 094 984
Bảng kê 9.
công ty in tài chính
phiếu kế toán
Số: 11
Ngày 30 tháng 6 năm 2001
1 - Diễn giải nội dung, lý do hạch toán:
2 - Nội dung h-ạch toán:
Loại
CT
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Định khoản
Số
Ngày
Nợ
Có
Tính tiền lương phải trả
CBCNV tại Công ty Quý II/2001
1.161.094.984
622
334
77.406.000
6271
334
309.625.000
6421
334
Cộng
1.548.125.984
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
2.2.2. Kế toán tập hợp các khoản trích theo lương bao gồm.
Bảo hiểm xã hội, BHYT, KPCĐ. Các khoản này được tính như sau:
- Tính vào chi phí nhân công trực tiếp 19%, trong đó:
+ 15% BHXH trích theo lương cấp bậc.
+ 2 % BHYT trích theo lương cấp bậc.
+ 2% KPCĐ trích theo lương thực tế.
- Tính trừ vào thu nhập của người lao động 7%, trong đó:
+ 5% BHXH tính theo lương cấp bậc.
+ 1% BHYT tính theo lương cấp bậc.
+ 1% KPCĐ tính theo lương thực tế (đây là quy định riêng của công ty)
Hàng tháng, kế toán khấu trừ luôn BHXH, BHYT, KPCĐ vào thu nhập của công nhân trong từng phân xưởng, được thể hiện trong bảng thanh toán lương sản phẩm của từng phân xưởng và bảng tổng hợp chi trả lương toàn Công ty.
Đối với các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định (19%) do Công ty chịu được tính vào CPSX trong kỳ thì cuối quý, kế toán lập bảng tổng hợp lương cấp bậc và báo cáo tổng hợp lương toàn công ty theo quý, căn cứ vào hai bảng này để lập phiếu kế toán tính cho từng khoản BHXH, BHYT, KPCĐ.
VD: Từ bảng tổng hợp lương cấp bậc toàn công ty, có các số liệu sau:
Lương cấp bậc: Bảo hiểm xã hội:
Công nhân TTSX: 40 194 400 ế 40 194 40050,15 53 = 18 087 300
Nhân viên phân xưởng: 2 179 800 ế 2 179 80050,1553 = 980 910
Quản lý doanh nghiệp: 14 487 900 ế 14 487 90050,1553 = 6 519 555
Cộng 56 681 700 25 587 765
Từ báo cáo tổng hợp lương toàn công ty Quý II/2001, có:
Lương thực trả: Kinh phí công đoàn:
Công nhân TTSX: 486 767 700 ế 486 767 70050,02 = 9 735 354
Nhân viên phân xưởng: 32 451 200 ế 32 451 20050,02 = 649 024
Quản lý doanh nghiệp: 129 804 700 ế 129 804 70050,02 = 2 596 094
Cộng 649 023 600 12 980 472
Kế toán căn cứ vào các phiếu kế toán 08, 09, 10 (Bảng kê 10,11,12) đã lập để ghi vào sổ Nhật ký chung, từ đó máy sẽ tự động cập nhật số liệu vào sổ chi tiết các TK 622, 338(2, 3, 4) theo định khoản như sau:
Bảng kê 10.
công ty in tài chính
phiếu kế toán
phiếu kế toán
Số: 08
Ngày 30 tháng 6 năm 2001
1 - Diễn giải nội dung, lý do hạch toán:
2 - Nội dung hạch toán:
Loại
CT
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Định khoản
Số
Ngày
Nợ
Có
Trích BHXH 15% trên lương cấp bậc của CBCNV tại Công ty Quý II/2001
18.037.300
622
3383
980.910
6271
3383
6.519.555
6421
3383
Cộng
25.587.765
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Bảng kê 11.
công ty in tài chính
phiếu kế toán
phiếu kế toán
Số: 09
Ngày 30 tháng 6 năm 2001
1 - Diễn giải nội dung, lý do hạch toán:
2 - Nội dung hạch toán:
Loại
CT
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Định khoản
Số
Ngày
Nợ
Có
Trích BHYT 2% tiền lương cấp bậc của CBCNV tại Công ty Quý II/2001
2. 411.640
622
3384
130.788
6271
3384
869.274
6421
3384
Cộng
3.411.702
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Bảng kê12.
công ty in tài chính
phiếu kế toán
Số: 10
Ngày 30 tháng 6 năm 2001
1 - Diễn giải nội dung, lý do hạch toán:
2 - Nội dung hạch toán:
Loại
CT
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Định khoản
Số
Ngày
Nợ
Có
Trích KPCĐ 2% lương thực tế của CBCNV tại Công ty Quý II/2001
9.735.354
622
3382
649.024
6271
3382
2.596.094
6421
3382
Cộng
12.980.472
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Nợ TK 622 30 234 294
Có TK 338 30 234 294
Chi tiết: TK 3382 9 735 354
TK 3383 18 087 300
TK 3384 2 411 640
2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC).
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là liên tục CPSXC được tập hợp toàn bộ cho các phân xưởng và hạch toán theo từng yếu tố, đến cuối quý tiến hành phân bổ cho các đơn đặt hàng theo NVLTT.
2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng.
ở công ty, nhân viên phân xưởng bao gồm quản đốc và phó quản đốc các phân xưởng được gọi là bộ phận quản lý khác. Lương của bộ phận quản lý khác được tính gián tiếp theo lương bình quân trực tiếp của công nhân sản xuất. Lương bình quân trực tiếp có thể tính theo hai cách.
Lương bình quân
trực tiếp
Tổng lương của công nhân trực tiếp sản xuất
Tổng số ngày công của công nhân trực tiếp sản xuất
Tổng lương của công nhân trực tiếp sản xuất
Số công nhân trực tiếp sản xuất 5 22 ngày công
=
=
ơ
ư
Lương gián tiếp
của 1 nhân viên
=
Lương bình quân
trực tiếp
Hệ số
Số ngày công
của nhân viên đó
5
5
Từng tháng, giám đốc sẽ căn cứ vào tổng lương của công nhân trực tiếp sản xuất để quy định tính lương bình quân trực tiếp trong tháng theo cách 1 hay cách 2.
Hàng tháng, kế toán căn cứ vào lương bình quân trực tiếp của công nhân sản xuất trong tháng đó, bảng chấm công, hệ số lương để tính lương của từng nhân viên phân xưởng và lập bảng thanh toán lương cho bộ phận quản lý khác.
phân xưởng
Lương sản phẩm
Số LĐ
Lương bình quân trực tiếp
Phân xưởng chế bản
3.870.057
5
Lương BQTT =
93.396.182
225116
phân xưởng ôp SET
28.468.476
31
Phân xưởng sách
17.785.706
24
Phân xưởng tem
13.304.247
23
= 36.597
phân xưởng typô
16.433.697
20
Phân xưởng vi tính
6.570.921
5
Phân xưởng xén
6.963.078
8
tổng cộng
93.396.182
116
VD: ở (Bảng kê 13,14) Lương bình quân trực tiếp tháng 6/2001 = 36 597
Anh Hà Ngọc Thanh, bộ phận quản lý khác có hệ số lương là 1,5 và số công làm việc trong tháng là 30 ngày, tháng 6 giám đốc quy định tỷ lệ thưởng cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty là 0,5 ế Lương của anh Thanh được tính như sau:
+ Lương gián tiếp = 36 597 5 30 5 1,5 = 1 646 865.
+ Thưởng trên lương = 1646 865 5 0,5 = 823 433.
+ Tổng cộng lương = 1646 865 + 823 433 = 2 470 298.
Các khoản BHXH,BHYT, KPCĐ khấu trừ vào lương được tính theo tỷ lệ quy định.
Cuối quý, căn cứ vào phiếu kế toán số 08, 09, 10, 11 ở (Bảng kê 9,10,11,1) đã lập, kế toán vào sổ Nhật ký chung, máy sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ chi tiết các TK 6271, 334, 338 (2,3,4) ở (Bảng kê 15).
theo định khoản sau:
Nợ TK 6271 79 166 722
Có TK 334 77 406 000
Có TK 338 1 760 722
Chi tiết: TK 3382 649 024 TK 3383 980 910
TK 3384 130 788
Bảng kê 15.
Công ty in tài chính
Sổ chi tiết tk 6271. Chi phí nhân viên phân xưởng.
quý ii/2001
Số
CT
Ngày
CT
Diễn giải
TK Đư
PS
Nợ
PS
Có
08
30/06
Trích BHXH 15% lương cấp bậc CBCNV tại Cty
3383
980 910
09
30/06
Trích BHYT 2% lương cấp bậc CBCNV tại Cty
3384
130 788
10
30/06
Trích KPCĐ 2% lương thực tế CBCNV tại Cty
3382
649 024
11
30/06
Tính tiền lương phải trả tại Cty Quý II/2001
334
77 406 000
1
30/06
Kết chuyển chi phí nhân viên phân xưởng
154
79 166 722
Tổng cộng
79 166 722
79 166 722
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
2.3.2. Kế toán chi phí vật liệu.
Mực là một loại NVL chính của Công ty nhưng do mực xuất dùng cho các phân xưởng để sản xuất nhiều loại sản phẩm nên được hạch toán vào CPSXC. Các chi phí về mực, keo dán, vỏ lô nước, cao su, xà phòng, ghim đóng sách, giẻ lau máy, xăng dầu để lau rửa lô máy... được tập hợp vào TK 6272.
Việc tính giá vật liệu xuất dùng trong phân xưởng cũng theo phương pháp bình quân gia quyền đã nêu ở phần tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đối với vật liệu xuất dùng, kế toán cũng căn cứ vào phiếu xuất vật tư để ghi phiếu xuất kho trên máy. Từ phiếu xuất kho, máy sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung và sổ chi tiết các TK liên quan theo định khoản sau:
Nợ TK 6272: Chi phí vật liệu phân xưởng.
Có TK 15213: Mực.
Có TK 1523: Nguyên vật liệu phụ.
Do Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nên đối với trường hợp vật liệu mua ngoài xuất thẩng cho phân xưởng, kế toán sẽ hạch toán theo định khoản sau:
Nợ TK 6272: Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 1331: Thuế GTGT.
Có TK 1111: Giá mua ghi trên hoá đơn.
Trường hợp mua vật liệu để phục vụ cho việc sửa chữa TSCĐ dùng trong phân xưởng, kế toán cũng tập hợp vào TK 6272 (Bảng kê 16).
Bảng kê 16.
Công ty in tài chính
sổ chi tiết TK 6272. Chi phí vật liệu.
quý ii/2001
Số
CT
Ngày
CT
Diễn giải
TK Đư
PS
Nợ
PS
Có
....
726
16/04
Chi mua xích sửa máy L37
1111
3 150 000
778
20/04
Chi mua phụ tùng sửa máy
1111
328 000
877
25/06
Xuất mực xanh Nhật cho máy Đức I
15213
306 000
877
25/06
Xuất mực đen Nhật cho máy Đức I
15213
419 675
877
25/06
Xuất cao su cho máy Đức I
1523
1 072 643
877
25/06
Xuất vỏ lô nước cho máy Đức I
1523
346 372
3
30/06
KC chi phí vật liệu tại Công ty Quý II
154
237 340 790
Tổng cộng
237 340 790
237 340 790
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
2.3.3. Kế toán chi phí dung cụ sản xuất:
Các khoản chi phí về nhiên liệu, phụ tùng thay thế,.. được Công ty hạch toán vào TK 6273. Việc tính giá xuất dùng của các loại này cũng theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập, trường hợp mua ngoài xuất thẳng cho sản xuất cũng được hạch toán tương tự như đối với vật liệu. Định kỳ, kế toán căn cứ vào phiếu xuất vật tư để ghi phiếu xuất kho, sổ Nhật ký chung và sổ chi tiết các TK liên quan theo định khoản sau:
Nợ TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.
Có TK 1523: Nhiên liệu.
Có TK 1524: Phụ tùng thay thế.
Công ty không sử dụng TK 335, TK 1421 để trích trước hoặc tính dần số đã chi về chi phí sửa chữa TSCĐ, để phân bổ dụng cụ sản xuất xuất một lần có giá trị lớn nên khi các chi phí loại này phát sinh thì được hạch toán thẳng luôn vào TK 6273.
VD: Ngày 26/4, tại Công ty phát sinh nghiệp vụ phải trả tiền gia công chế tạo 12 cam định hướng máy in khoản chi phí khá lớn này được hạch toán toàn bộ vào chi phí dụng cụ sản xuất trong kỳ.
Ngày 05/6, phát sinh nghiệp vụ xuất vòng bi cho máy FUJI, vòng bi là loại phụ tùng có giá trị tương đối lớn và được xuất một lần nhưng kế toán không sử dụng TK1421 để thực hiện phân bổ dần mà hạch toán thẳng luôn vào TK 6273.
Trường hợp mua ngoài xuất thẳng cho sản xuất thì phiếu chi là căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký chung và sổ chi tiết TK 6273 (Xem minh hoạ ở Bảng kê 17,18).
Bảng kê 17.
Công ty in Tài chính
Phiếu chi Số: 1086
Họ tên: TrầnVăn Thịnh.
Địa chỉ: Phòng Kế hoạch.
TT
Diễn giải
TK ghi nợ
Số tiền
1
Chi tiền mua dầu hoả cho sản xuất
6273
1 400 000
2
HĐ 022534 (5/6/2001) Cty CPTM Cầu Giấy
1331
140 000
Cộng
1 540 000
Bằng chữ: Một triệu năm trăm bốn mươi ngàn đồng.
Kèm theo ..... chứng từ gốc.
Ngày 5 tháng 6 năm 2001
Người nhận tiền Thủ quỹ Kế toán trưởng Giám đốc
Bảng kê 18.
Công ty in tài chính
sổ chi tiết TK 6273. Chi phí dụng cụ sản xuất.
quý ii/2001
Số
CT
Ngày
CT
Diễn giải
TK Đư
PS
Nợ
PS
Có
........
605
02/04
Chi tiền sửa chữa máy TYPO, máy KOMORI
1111
171 000
667
06/04
Chi tiền gia công sửa chữa phụ tùng máy in
1111
175 000
.....
754
19/04
Chi tiền mua dụng cụ cho sản xuất
1111
1 114 000
784
23/04
Mua dụng cụ sản xuất cho các phân xưởng
1111
900 000
01
26/04
Phảitrả tiền GCCT 12 cam định hướng máy in
331
42 000 000
818
27/04
Tiềngia công rèn tôi,khoan thanh liên kết máy
1111
305 000
838
29/04
Chi SC máy in offset Đức I, máy tời giấy
1111
2 220 000
....
1086
05/06
Chi tiền mua dầu hoả cho sản xuất
1111
1400 000
1089
05/06
Xuất vòng bi cho máy FUJI
1524
7 276 662
206
07/06
Trả tiền thuê sửa chữa máy in
1121
57 000 000
......
3
30/06
KC chi phí dụng cụ sản xuất tại Cty Quý II
154
234 477 818
Tổng cộng
234 477 818
234 477 818
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
2.3.4. Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ):
Tài sản cố định của Công ty được theo dõi trên sổ tài sản cố định mở vào đầu năm. Sổ này theo dõi chi tiết về nguyên giá, mức khấu hao phải trích, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại cho từng loại tài sản cố định.
ở Công ty, kế toán sử dụng TK 2141ở (Bảng kê 19) để phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định hữu hình trong quá trình sử dụng và chi tiết thành các tiểu khoản:
TK 21412: Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc.
TK 21413: Hao mòn máy móc, thiết bị.
TK 21414: Hao mòn phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
TK 21415: Hao mòn thiết bị, dụng cụ quản lý.
Chi phí khấu hao tài sản cố định ở Công ty được theo dõi chi tiết trên TK 6274 như ở (Bảng kê 19). Công ty hiện đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, mức trích khấu hao thực hiện theo Quyết định 166/1999/QĐ - BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc xác định số khấu hao tài sản cố định được tính hàng quý, căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao quy định cho từng đối tượn tài sản cố định.
Mức khấu hao
phải trích trong năm
Nguyên giá tà._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28445.doc