Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May 10 (nhật ký chung - Ko lý luận - máy)

Tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May 10 (nhật ký chung - Ko lý luận - máy): ... Ebook Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May 10 (nhật ký chung - Ko lý luận - máy)

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May 10 (nhật ký chung - Ko lý luận - máy), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều có đối thủ cạnh tranh, đó không chỉ là sự cạnh tranh về nhãn hiệu mà còn là sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả sản phẩm. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì sự cạnh tranh không chỉ giữa các công ty trong nước mà còn là các công ty đa quốc gia. Mặt khác trong điều kiện kinh tế đang trên đà suy thoái như hiện nay thì sự cạnh tranh ấy diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Chính vì điều đó buộc các doanh nghiệp phải phát huy mọi lợi thế cạnh tranh của mình, hợp lý hoá toàn bộ quá trình sản xuất_kinh doanh để không ngừng tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Và một trong những yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp là chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu doanh nghiệp muốn hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài thì việc quản lý chi phí sản xuất là một khâu cực kỳ quan trọng. Thông qua việc phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định được mức giá hợp lý để doanh nghiệp có lãi và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trong nước và các sản phẩm nhập khẩu trên thị trường. Đối với Công ty Cổ phần May 10 một trong những doanh nghiệp đi đầu của ngành dệt may cả nước về lĩnh vực sản xuất và gia công xuất khẩu hàng may mặc thì việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm là điều tất yếu. Chính vì thế mà chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là đối tượng quan tâm hàng đầu của bộ máy quản lý. Công ty luôn phải tìm mọi biện pháp quản lý để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất. Xuất phát từ lí do trên, cùnh với tình hình thực trạng tại Công ty Cổ phần May 10 nên em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10 ” làm chuyên đề thực tập. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài Công ty Cổ phần May 10 hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác, kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân. Nhưng hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu. Vì thời gian thực tập có hạn nên trong bài viết này em chỉ đi sâu nghiên cứu chi phí và tính giá thành của lĩnh vực sản xuất và gia công. 3. Kết cấu của đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo thì được chia làm 3 phần như sau: Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần May 10 Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10 Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10 Do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập thông tin, bài viết này con nhiều thiếu sót và những vấn đề chưa được đề cập đến. Em rất mong nhận được những lời chỉ dẫn của thầy cô giáo, cũng như các bạn quan tâm đến vấn đề này. Qua đề tài này em cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Văn Công người đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị trong phòng Tài chính_ Kế toán Công ty Cổ phần May 10 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm tài liệu nghiên cứu. Hà nội ngày 28 tháng 04 năm 2009. Phần 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần May 10 có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Lịch sử hình thành và phát triển Công ty May 10 (GARCO 10) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc trực thuộc tổng công ty Dệt- May Việt Nam (VINATEX), trụ sở chính ở thị trấn Sài Đồng- Long Biên- Hà Nội. Tiền thân của Công ty Cổ phần May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang thuộc ngành quân nhu, được thành lập từ năm 1946 ở các chiến khu trên toàn quốc để phục vụ bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp bảo vệ Tổ quốc. Sau hơn 60 năm thành lập Công ty Cổ phần May 10, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với lịch sử, đến nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Năm 1954, kháng chiến thắng lợi, xưởng May 10 được chuyển về Hà Nội. Cùng thời gian đó, xưởng May 40 ở Thanh Hoá cũng được chuyển về Hà Nội, sáp nhập với xưởng May 10, lấy Hội Xá thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, nay là Phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội làm địa điểm sản xuất chính. Nhiệm vụ chính của May 10 lúc này là sản xuất quân trang cho quân đội. Sau năm 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang sản xuất và gia công hàng xuất khẩu, thị trường chủ yếu lúc này là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu qua các hợp đồng mà Chính phủ Việt Nam ký với các nước này. Đến những năm 1990_1991, Liên Xô và các nước XHXN Đông Âu tan rã làm các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp bị mất thị trường. Trước tình hình đó xí nghiệp May 10 đã mạnh dạn mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước như Đức, Bỉ, Nhật…cùng với sự nỗ lực trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã, xí nghiệp đã thành công trong việc xâm nhập các thị trường này. Tháng 11 năm 1992, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định chuyển xí nghiệp May 10 thành Công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là “ GARCO 10”. Kể từ đó, công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới, đào tạo cán bộ quản lý, cải tạo nhà xưởng, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, mở rộng thị trường quốc tế và coi trọng thị trường trong nước. Tháng 1 năm 2005, theo Quyết định số 105/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, công ty May 10 được chuyển thành Công ty Cổ phần May 10 trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, với số vốn điều lệ là 54 tỷ đồng. Công ty Cổ phần May 10 là một công ty lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Sản xuất các loại quần áo và phụ liệu ngành may; Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác; Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân; Đào tạo nghề, giáo dục mầm non, chăm sóc và nuôi dạy trẻ; Sản xuất, mua bán nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm) thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may Xuất nhập khẩu và kinh doanh hàng dệt may, thiết bị phụ tùng ngành dệt may, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm Kinh doanh hàng dệt may gồm các chủng loại xơ, sợi, vải, hàng may mặc, dệt kim, chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm, vải kỹ thuật, vải không dệt, vải trang trí nội thất Trong đó lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Công ty Cổ phần May 10 là một trong những con chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam. Các mặt hàng công ty chuyên sản xuất là áo sơ mi, áo jac két quần âu các loại phục vụ tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Trong nhiều năm trở lại đây, công ty đã mạnh dạn tìm kiếm mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào đổi mới trang thiết bị công nghệ, và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kinh tế, kinh doanh... nhờ sự nỗ lực đó mà hàng năm công ty đạt mức tăng trưởng trên 30%. Hiện nay để đưa công ty phát triển lên một tầm cao mới, Công ty Cổ phần May 10 đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đó là xây dựng công ty thành trung tâm may và thời trang lớn của cả nước với thiết bị hiện đại vào bậc nhất Đông Nam Á. Đây là mục tiêu hết sức quan trọng tạo cho công ty một nền tảng, một cơ sở vật chất tương đối đồng bộ để công ty hoạt động được thuận lợi trong thời gian tới. Đồng thời công ty cần đa dạng hoá sản phẩm, lựa chọn sản phẩm mũi nhọn vì sản phẩm may mặc là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu đối với đời sống con người và nó cũng phát triển theo từng mùa, từng lứa tuổi... Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng - các khâu thiết yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tăng cường năng lực sản xuất, chú trọng hoạt động liên doanh liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài. Chiếm lĩnh thị trường trong nước, ổn định vị trí và mở rộng thị trường xuất khẩu. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu thực chất là đặt công ty trong mối quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm phát huy lợi thế so sánh, do vậy đòi hỏi một mặt công ty phải quan tâm đến đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất mặt khác phải tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh thị trường nước ngoài, Công ty Cổ phần May 10 rất coi trọng thị trường trong nước. Đây là thị trường tiêu thụ một khối lượng sản phẩm rất lớn, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nước. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần May 10 là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ, linh hoạt theo hệ thống trực tuyến_ chức năng phù hợp với đặc điểm sản xuất. Với hơn 6.000 công nhân lành nghề, và đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn cao dưới sự điều hành của Ban giám đốc Công ty Cổ phần May 10 đã thực sự trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Đứng đầu là Tổng giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn lớn nhất trong công ty, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước nói riêng. Đồng thời Tổng giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trước Tổng công ty Dệt may Việt Nam và Nhà Nước về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đời sống của các cán bộ công nhân viên công ty. Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các công việc được giao. Phó giám đốc được uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế với các khách hàng trong và ngoài nước, trực tiếp phụ trách 3 xí nghiệp 1,2,5 và các phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh, phòng QA ( quản lý chất lượng). Bên cạnh Phó tổng giám đốc còn có các Giám đốc điều hành giúp Tổng giám đốc trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể và cũng chịu trách nhiệm với Tổng giám đốc về công việc được giao. Các giám đốc điều hành trực tiếp phụ trách 2 xí nghiệp veston 1, 2 các xí nghiệp may thành viên địa phương, các phân xưởng phụ trợ, các phòng Kỹ thuật, phòng Kho vận và Văn phòng. Ngoài Ban giám đốc công ty còn có các phòng ban thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Phòng kế hoạch : với nhiệm vụ tổng hợp năng suất lao động của từng đơn vị hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng… Tình hình của từng xí nghiệp nói chung cũng như nguyên liệu, phụ liệu và khả năng đáp ứng của từng thành phẩm nói riêng. Bên cạnh đó phòng kế hoạch còn theo dõi sự biến động về giá cả, chất lượng, phương thức giao hàng, thanh toán của công ty và các đối thủ cạnh tranh. Dự đoán trước những nguy cơ cạnh tranh và những thử thách mới, tình hình hoạt động ở thị trường trong nước cũng như ngoài nước để từ đó xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của công ty. Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ là tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. Phòng kinh doanh: Thông tin về nhu cầu khách hàng để cải tiến chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, nguyên liệu phù hợp với thị hiếu của khách hàng . Tìm hiểu sản phẩm các đối thủ cạnh tranh về chất lượng giá cả, mẫu mã …nhằm cải tiến sản phẩm tìm ra những sản phẩm hàng đầu tăng khả năng cạnh tranh. Đàm phán và ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng trong nước, đặt hàng với phòng kế hoạch, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác theo quy định của công ty tại thị trường trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. Phòng kỹ thuật QA ( đảm bảo chất lượng ): nhiệm vụ chính của nó là kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối cùng nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. Phòng tài chính_kế toán: Có nhiệm vụ là thu thập, tổng hợp thông tin tài chính cũng như phi tài chính để đưa ra các báo cáo tài chính định kỳ, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đồng thời bộ phận này còn quản lý công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách, hợp lý và phục vụ cho việc kinh doanh có hiệu quả. Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, cơ điện, tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất. Song song với nhiệm vụ đó là việc nghiên cứu đổi mới máy móc, thiết bị theo yêu cầu của công ty nhằm đáp ứng sự phát triển của công ty. Văn phòng công ty: đây là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh vừa làm nhiệm vụ về hành chính và xã hội. Đồng thời quản lý công tác cán bộ, lao động, tiền lương, hành chính, y tế, nhà trẻ, bảo vệ quân sự cùng các hoạt động xã hội theo chính sách và pháp luật. Ban đầu tư và phát triển: nhiệm vụ chính là quản lý công tác quy hoạch, đầu tư phát triển công ty, lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công giám sát các công trình xây dựng cơ bản, đồng thời bảo dưỡng, bảo trì các công trình xây dựng và kiến trúc của công ty. Trường công nhân kỹ thuật và may thời trang: nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, điều hành, cán bộ nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật phục vụ cho công ty. Đồng thời, thực hiện công tác xuất khẩu lao động, đưa công nhân viên, học sinh đi học tập, tu nghiệp nước ngoài. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty có thể khái quát bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần May 10 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC (Đại diện lãnh đạo về ISO9000, ISO14000 và SA8000 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC (Phụ trách về khâu thiết kế và sản xuất) GIÁM ĐỐC ĐIÊU HÀNH Phòng Kỹ thuật Phòng Cơ điện Ban Đầu tư và phát triển Ban Thiết kế thời trang Phòng QA Ban Nghiên cứu tổ chức sản xuất Trường CNKT May và Thời trang 11 xí nghiệp sản xuất và 2 công ty liên doanh Phòng Tài chính kế toán Phòng Kinh doanh Ban Tổ chức hành chính Ban Mar-ketinh Ban Bảo vệ quân sự Phòng kế hoạch Phòng Kho vận Ban Y tế _Môi trường LĐ Trường Mầm non Xí nghiệp Dịch vụ BAN KIỂM SOÁT Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ kiểm soát Quan hệ phối hợp Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty Cổ phần May 10 sản xuất ra các sản phẩm chính là áo sơ mi và áo jac két. Ngoài ra còn sản xuất các sản phẩm may mặc khác theo đơn đặt hàng của đơn vị tài chính khác. Các sản phẩm của công ty phần lớn được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nên phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thông số, kỹ thuật và kinh tế của bên đặt gia công do đó mẫu mã thay đổi liên tục. Trước yêu cầu mới để có thể cạnh tranh với ngành may trong nước và nước ngoài công ty đã đẩy mạnh đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, nhập khẩu máy móc hiện đại và nghiên cứu cải tiến mặt hàng nên chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao phù hợp với thị hiếu trong và ngoài nước Do đặc thù của ngành may nên quy trình công nghệ rất phức tạp bao gồm nhiều công đoạn, tùy theo thiết kế, kiểu dáng, gía trị sử dụng mà mỗi sản phẩm có kết cấu khác nhau do đó, mỗi sản phẩm cụ thể sẽ được sử dụng những loại máy thiết bị khác nhau. Trong cùng một dây chuyền sản xuất có thể sử dụng nhiều loại thiết bị, nhiều nguyên liệu khác nhau để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Nội dung các bước trong quy trình công nghệ. + Chuẩn bị sản xuất: Chế thử sản phẩm, nghiên cứu xây dựng các quy trình hướng dẫn, tiêu chuẩn kinh tế, chuẩn bị các loại máy móc thiết bị và các tài liệu liên quan, chuẩn bị đầy đủ nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. + Công đoạn cắt: chịu trách nhiệm cắt các loại nguyên liệu theo mẫu bao gồm: lót, bống... và ép mex vào các chi tiết theo quy định, đặc biệt phải cung cấp đầy đủ và kịp thời bán thành phẩm cho công đoạn may + Công đoạn may: Chịu trách nhiệm lắp ráp các chi tiết để tạo thành sản phẩm, thùa đính cúc theo quy định cụ thể của từng đơn đặt hàng. Trong giai đoạn này công việc cũng được chuyên môn hoá cho từng nhóm như: May cổ, may tay, may thân, vào kháo, thùa khuyết... + Công đoạn thêu in: Chịu trách nhiệm thêu, in các hoa tiết vào chi tiết trên sản phẩm theo quy định, theo các đơn đặt hàng. + Công đoạn Là, gấp: Có nhiệm vụ là, gấp các sản phẩm theo quy định + Giặt: chỉ áp dụg đối với các đơn đặt hàg vải giặt, chịu trách nhiệm giặt sản phẩm hoàn thành sau công đoạn may theo yêu cầu cụ thể của từng đơn đặt hàng + Đóng gói: chịu trách nhiệm bao gói sản phẩm vào thùng caston theo tỷ lệ và số lượng quy định cụ thể của từng đơn đặt hàng. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại KCS (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (-) (-) (-) (-) KCS (-) Ghi chú: KCS: Kiểm tra chất lượng (-) Kết quả sau kiểm tra sản phẩm không đạt yêu cầu. (+) Kết quả sau kiểm tra sản phẩm đạt yêu cầu. (+) (-) (+) (+) Chuẩn bị SX KCS Kho TP May Cắt KCS Là gấp KCS KCS (-) Đóng gói (+) Thêu in Giặt là Công ty Cổ phần May 10 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Dựa trên những đặc điểm riêng của mình Công ty Cổ phần May 10 đã xây dựng cho mình một bộ máy kế toán khá phù hợp. Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo hình thức tập trung đứng đầu là kế toán trưởng giúp việc cho kế toán trưởng là 2 phó phòng và các kế toán viên quản lý các phần hành. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán…Còn tại các đơn vị trực thuộc hạch toán báo cáo sổ, không tổ chức hạch toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, kiểm tra chứng từ, thu nhập và ghi chép vào sổ sách. Cuối tháng, chuyển chứng từ cùng các báo cáo về phòng tài chính kế toán của Công ty xử lý và tiến hành công việc kế toán. Nhiệm vụ chính của bộ máy kế toán là: cung cấp đầy đủ thông tin, kịp thời, chính xác về tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Theo dõi và hạch toán chính xác các khoản thu, chi tài chính, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ việc xử lý chứng từ đến việc lập báo cáo quyết toán, cung cấp số liệu cho các phòng ban liên quan. Từ đó giúp bộ máy lãnh đạo của công ty điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn góp phần từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 14 người đảm nhiệm các mảng khác nhau bao gồm: Kế toán tổng hợp và kế toán tài sản cố định: Lập bảng cân đối kế toán, thuyết minh Báo cáo tài chính và các báo cáo giải trình khác theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước. Ghi chép, theo dõi vốn góp liên doanh của công ty tại các đơn vị liên doanh về số hiện có, tình hình tăng giảm và hiệu quả sử dụng vốn góp liên doanh đó. Phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng tài sản cố định, gía trị còn lại của tài sản cố định và tính khấu hao tài sản cố định. Cân đối nguồn vốn cố định, nguồn vốn đầu tư XDCB, nguồn vốn sửa chữa lớn, quỹ đầu tư phát triển. Kế toán kho thành phẩm xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu: Quản lý, theo dõi, hạch toán: kho thành phẩm, hàng hoá dùng để xuất khẩu đã giao cho khách hàng, theo dõi việc thanh toán, tiêu thụ sản phẩm, tính doanh thu, lãi, lỗ tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu Kế toán kho thành phẩm NĐ và tiêu thụ sản phẩm NĐ: Quản lý, theo dõi, hạch toán: kho thành phẩm, hàng hoá dùng để tiêu thụ nội địa đã giao cho khách hàng, theo dõi việc thanh toán, tiêu thụ sản phẩm, tính doanh thu, lãi, lỗ tiêu thụ sản phẩm nội địa. Kế toán nguyên vật liệu: Quản lý theo dõi hạch toán các kho, Nguyên vật liệu, công cụ lao động. Có nhiệm vụ phản ánh số lượng, chất lượng, giá trị vật tư, hàng hoá công cụ lao động có trong kho, mua vào, bán ra, xuất sử dụng. Tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ lao động vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Tham gia kiểm kê, đánh giá lại nguyên vật liệu, công cụ lao động, phát hiện vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém mất phẩm chất. Hướng dẫn và kiểm tra các kho thực hiện đúng chế độ ghi chép số liệu ban đầu, sử dụng chứng từ đúng với nội dung kinh tế. Tập hợp số liệu kê khai thuế GTGT đầu vào theo mẫu biểu quy định. Kế toán tiền lương và BHXH: Hạch toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản khấu trừ vào lương và các khoản thu nhập khác.Theo dõi phần trích nộp và chi trả BHXH, làm quyết toán và thanh toán chi BHXH theo quy định. Theo dõi phần trích nộp và chi trả kinh phí công đoàn, BHYT. Theo dõi, ghi chép, tính toán và quyết toán vốn và lãi cho các khoản tiền gửi tiết kiệm để xây dựng công ty từ thu nhập cuả CBCNV. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Tập hợp chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành để hướng dẫn các bộ phận có liên quan lập và luân chuyển chứng từ chi phí cho phù hợp với đối tượng hạch toán. Phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính và phụ. Lập báo cáo chi tiết về các khoản chi phí thực tế, có so sánh với kỳ trước. Hướng dẫn các xí nghiệp thành viên, các công ty liên doanh lập các báo cáo thống kê theo quy định. Kế toán quỹ tiền mặt, tiền gửi, tiền vay, thanh toán quốc tế: Quản lý và hạch toán các khoản vốn bằng tiền, có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ thanh toán, bảo quản và lưu trữ chứng từ theo quy định. Làm công tác thanh toán quốc tế, kiểm tra và phối hợp với các bộ phận khác có liên quan và hoàn chỉnh các Bộ chứng từ thanh toán, gửi ra Ngân hàng kịp thời và đôn đốc việc thanh toán của Ngân hàng Kế toán theo dõi và thanh toán công nợ: Theo dõi sát sao tình hình công nợ phải thu về tiền bán sản phẩm, hàng hoá và các dịch vụ khác để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh.Theo dõi tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người cung cấp vật tư, hàng hoá cho công ty theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, tình hình thanh toán các hợp đồng giao gia công cho các liên doanh và kiểm tra việc tính toán trong việc lập dự toán, quyết toán và tình hình thanh quyết toán các hợp đồng về XDCB.Mở sổ sách theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng để có số liệu cung cấp kịp thời khi cần. Thủ quỹ: Có trách nhiệm bảo quản giữ gìn tiền mặt không để hư hỏng rách nát và mất mát xảy ra. Chịu trách nhiệm thu chi tiền sau khi đã kiểm tra và thấy rõ chứng từ đã có đủ điều kiện để thu chi. Vào sổ quỹ hàng ngày và thường xuyên kiểm tra đối chiếu số dư với kế toán quỹ. Lập bảng kiểm kê quỹ vào cuối tháng theo qui định. Cùng với kế toán tiền lương theo dõi các khoản tiền gửi tiết kiệm của CBCNV trong toàn công ty. Bộ máy kế toán của công ty có thể được khái quát bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán vốn bằng tiền Kế toán kho (NVL) KT lương và các khoản trích theo lương KT thành phẩm Xuất khẩu Kế toán thành phẩm nội địa Kế toán chi phí, giá thành sản xuất Kế toán thanh toán Kế toán công nợ phải trả Thủ quỹ Trưởng Phòng ( Kế toán trưởng ) Phó phòng ( kiêm kế toán tổng hợp) Phó phòng ( kiêm kế toán thanh toán) Đặc điểm tổ chức bộ sổ sách kế toán Công ty Cổ phần May 10 thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán bằng đồng Việt Nam và sử dụng hình thức Nhật ký chung để ghi sổ. Việc tổ chức bộ sổ kế toán rất được công ty chú trọng dựa trên cơ sở thực hiện chế độ quy định của Nhà nước có sự vận dụng phù hợp với đặc điểm sản xuất_kinh doanh của công ty. Từ các chứng từ gốc, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy. Trên cơ sở đó, hàng ngày kế toán lập Bảng kê phát sinh TK 621, 622, 627, 154. Cuối tháng, kế toán lập Bảng phân bổ, Bảng kê xuất vật tư và Bảng chi tiết phát sinh và các TK đối ứng 621, 622, 627, 154. Từ các Bảng này, kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí. Từ Bảng tổng hợp chi phí, kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ chi phí cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản phẩm quy đổi. Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí, Bảng tổng hợp chi phí, Bảng chi tiết phát sinh và các tài khoản đối ứng cùng báo cáo kết quả sản xuất trong tháng, kế toán giá thành lập Bảng tính giá thành. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May 10 có thể khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 4: Trình tự luân chuyển chứng từ chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần May 10 Nhập số liệu Bảng kê xuất vật tư Bảng phân bổ Bảng kê phát sinh TK 621,622,627,154 Bảng kê phát sinh các TK đối ứng với các TK 621,622,637,154 Bảng tổng hợp chi phí Bảng phân bổ chi phí Báo cáo kết quả sản xuất Sổ Cái (Sổ chi tiết phát sinh) Bảng tính giá thành Chứng từ gốc Trong đó: Ghi hàng ngày. Ghi hàng tháng. Ghi cuối năm Phần 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần May 10 2.1.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng của toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tại Công ty Cổ phần May 10, do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành. Mặt khác, kết quả sản xuất ở từng giai đoạn không có giá trị sử dụng và không bán chúng ra ngoài chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn sau cùng mới được xác định là thành phẩm và mới có giá trị sử dụng. Một điểm nữa, khối lượng sản phẩm mà công ty sản xuất trong kỳ là rất lớn nhưng lại chỉ được phân chia thành một số loại sản phẩm nhất định. Như vậy, với những đặc điểm cụ thể trên, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý chi phí, kế toán công ty đã xác định đối tượng kế toán chi phí là từng xí nghiệp, phân xưởng. Riêng đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán theo dõi chi tiết theo từng sản phẩm. Đối với chi phí phát sinh ở phân xưởng cơ điện được công ty tập hợp và phản ánh vào chi phí sản xuất chung. Hiện nay, Công ty May 10 đang áp dụng các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản chi phí này được chia thành 2 loại là chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí phụ liệu tạo nên thực thể sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động quản lý, sản xuất ở phân xưởng, xí nghiệp, bao gồm các khoản sau: Chi phí nhân viên phân xưởng, xí nghiệp: Là tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương của nhân viên quản lý xí nghiệp, phân xưởng và các khoản trích theo lương được tính vào chi phí (BHXH, KPCĐ, BHYT) của toàn bộ công nhân viên toàn công t Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Là toàn bộ giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất cho quản lý xí nghiệp, phân xưởng trong kỳ. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển phục vụ cho sản xuất trực tiếp ở các xí nghiệp, phân xưởng. Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác như: Tiền thuê sửa chữa TSCĐ, tiền điện nước, điện thoại, chi phí thu gom phế liệu, chi phí giám định máy. Việc xác định đối tượng và phân loại chi phí sản xuất giúp cho kế toán xác định đúng, đủ, chính xác các chi phí thực tế phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất. Do công ty xác định đối tượng kế toán chi phí là từng xí nghiệp, phân xưởng. Sau đó, tập hợp cho toàn công ty (đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) và phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức sản phẩm quy đổi. Riêng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty có thể theo dõi riêng cho từng loại sản phẩm. Như vậy, kế toán công ty đã áp dụng 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp phân bổ trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp. Do công tác vận dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nên việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cũng theo phương pháp kê khai thường xuyên . 2.1.2. Trình tự thực hiện kế toán chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời được. Để phục vụ công tác quản lý và tính giá thành được nhanh chóng công ty tiến hành kế toán chi phí sản xuất theo từng phân xưởng và chi tiết theo từng sản phẩm. Tại Công ty Cổ phần May 10, các xí nghiệp có quy trình công nghệ, đặc điểm sản xuất tương đối giống nhau, việc tập hợp chi phí sản xuất ở các xí nghiệp là như nhau. Để hiểu rõ trình tự kế toán chi phí sản xuất em xin nêu điển hình cách tập hợp chi phí sản xuất tại một xí nghiệp cụ thể (xí nghiệp May 1).Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp. Đối với Công ty Cổ phần May 10 ta có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất theo trình tự sau: Bước 1: Căn cứ vào các chứng từ gốc (hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ...), bảng phân bổ nguyên vật liệu_công cụ dụng cụ kế toán viên tập hợp chi phí nguyên trực tiếp theo từng phân xưởng và chi tiết từng sản phẩm. Bước 2: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng phân xưởng và chi tiết cho từng sản phẩm. Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ gốc (bảng chấm công, báo cáo làm thêm giờ, giấy thanh toán tiền lương theo sản phẩm, giấy thanh toán tiền lương sản phẩm ngoài định mức), bảng phân bổ tiền lương và bao hiểm xã hội.... Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm dựa trên những tiêu thức phân bổ cụ thể. Căn cứ để ghi sổ là bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho... Bước 4: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh theo từng phân xưởng chi tiết cho từng sản phẩm để từ đó làm cơ sở cho việc tính giá thánh sản phẩm. 2.1.3. Nội du._.ng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được biểu hiện dưới dạng vật hoá, tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và giá trị của nó được kết chuyển toàn bộ vào giá trị của thành phẩm. Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn từ 30% đến 35% trong giá trị của sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm nguyên vật liệu chính và các phụ liệu, nhiên liệu dùng cho sản xuất trong kỳ. Do đó nguyên vật liệu là một trong những yếu tố góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và được các nhà quản trị quan tâm. Ở Công ty Cổ phần May 10 chi phí sản xuất được tập hợp cho từng xí nghiệp và theo dõi chi tiết cho từng sản phẩm. Để theo dõi chi phí sản xuất thì công ty sử dụng + Tài khoản 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng ở công ty cho việc sản xuất sản phẩm. Với nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ. Bên Có: - Giá trị sản phẩm xuất dùng không hết - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này được mở theo từng xí nghiệp và chi tiết theo từng sản phẩm. Cụ thể: TK 6210: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng thêu, in. TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp 1. TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp 2. TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp 3. TK 6214: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp 4. TK 6215: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp 5. TK 6216: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp các xí nghiệp địa phương . TK 6217: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đưa ngoài gia công. Công ty Cổ phần May 10 là một doanh nghiệp lớn ngành nghề kinh doanh đa dạng với hoạt động chủ yếu là gia công và sản xuất hàng xuất khẩu trong đó 75% là sản phẩm xuất khẩu, 25% là sản phẩm nội địa. Với loại hình sản xuất gia công theo đơn đặt hàng thì đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng cụ thể, toàn bộ nguyên vật liệu chính do khách hàng đem đến. Vì thế công ty chỉ phản ánh số lượng nguyên vật liệu nhận gia công và chi phí nguyên vật liệu chính ở công ty đối với loại hình này chỉ là chi phí vận chuyển, bốc dỡ số nguyên vật liệu đó. Nợ TK 621 : Chí phí NVL trực tiếp (Chi phí vận chuyển bốc dỡ) Nợ TK 133 : Thuế GTGT cho dịch vụ vận chuyển bốc dỡ Có TK 111: Tiền mặt Với loại hình sản xuất FOB và sản xuất nội địa công ty tự tổ chức thu mua nguyên vật liệu nên giá trị nguyên vật liệu mua vào được tính bằng giá mua cộng chi phí thu mua. + Nếu mua nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm không thông qua kho: Nợ TK 621: Giá trị nguyên vật liệu ( giá mua + chi phí thu mua) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng + Nếu xuất NVL trong kho Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152: Giá trị NVL xuất kho Ở Công ty Cổ phần May 10 sử dụng giá thực tế để hạch toán NVL nhập kho và tính giá NVL xuất kho theo giá bình quân gia quyền . Hàng tháng dựa vào kế hoạch sản xuất, phòng kế hoạch sẽ phát lệnh sản xuất cho các xí nghiệp. Tại kho, căn cứ vào yêu cầu của lệnh sản xuất, thủ kho lập báo cáo chi tiết về từng loại, từng thứ nguyên vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu, hoá chất cần dùng. Trên cơ sở đó, phòng kinh doanh lập “Phiếu xuất kho” (Biểu 1) nguyên vật liệu cần thiết cho từng xí nghiệp để sản xuất từng loại sản phẩm. Đối với trường hợp thuê ngoài gia công, phòng kinh doanh căn cứ vào lệnh sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu để lập "Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ” cho từng đơn vị nhận gia công và theo dõi cho từng sản phẩm. Trong các phiếu xuất này chỉ tạm thời ghi phần số lượng vật liệu xuất dùng. Cuối tháng, kế toán xác định giá trị thực tế vật liệu xuất dùng theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Việc xuất dùng nguyên vật liệu cần được tiến hành theo đúng thủ tục cấp phát. Trên cơ sở vật tư, nguyên liệu do công ty cung ứng, các xí nghiệp phải quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế. Tại các kho, thủ kho mở thẻ kho theo dõi tình hình nhập - xuất vật tư về mặt số lượng, tính ra số tồn kho để đối chiếu với kế toán vật liệu. Tại phòng tài chính- kế toán: Định kỳ 5 ngày 1 lần kế toán nguyên vật liệu xuống các kho lấy phiếu nhập, phiếu xuất kho, sau đó kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các phiếu xuất kho rồi nhập dữ liệu vào máy tính. Mẫu số 02-VT QĐ số 1141/TC/QĐ/CĐKT Ngày 01-11-1995 của BTC Đơn vị: Địa chỉ: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 25 tháng 02 năm 2009 Số: Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Minh Đức địa chỉ (bộ phận) Lý do xuất kho: Xuất cho xí nghiệp May 1 Xuất tại kho: Thành phẩm nội địa STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, chất lượng vật tư (SP, HH) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực xuất Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Hàng MITSUI 91129 Chiếc 120 122.500 14.700.000 2 Hàng JTEX 91151 Chiếc 50 40.900 2.045.000 Tổng cộng 170 16.745.000 Cộng thành tiền (bằng chữ) Xuất, ngày 25 tháng 02 năm2009 Người lập biểu Thủ kho xuất Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 01: Phiếu xuất kho Ngoài phiếu xuất kho công ty còn sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ khi gửi các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hoặc xí nghiệp địa phương có yêu cầu, hay xuất hàng để xuất khẩu thì phòng kho vận sẽ viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc (các phiếu xuất kho) kế toán tiến hành vào bảng kê phát sinh tài khoản 621, cuối tháng căn cứ vào bảng kê phát sinh tài khoản 621, kế toán vào bảng chi tiết phát sinh và các TK đối ứng với TK 621 Bảng 1: BẢNG KÊ PHÁT SINH CÁC TK ĐỐI ỨNG TK 621 Từ 1/2 đến 28/2/ 2009 Nợ đầu tháng: Có đầu tháng: TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 15211 2.353.272.191 71.454.213 15212 1.006.194.861 15.658.355 15213 989.142.578 9.154.789 15221 702.449.151 8.231.456 15222 746.598.700 2.780.967 1525 556.282.153 5.625.438 15261 441.543.765 8.421.196 153 510.452.623 29.916.400 154 7.054.693.208 Cộng 7.305.936.022 7.305.936.022 Nợ cuối tháng: Có cuối tháng: Hàng tháng, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc (các phiếu xuất), kế toán nguyên vật liệu lập bảng kê xuất vật tư, bảng kê xuất này tập hợp cho từng xí nghiệp và theo dõi cho từng sản phẩm .Cột thành tiền do máy tính thực hiện theo chương trình cài sẵn. Căn cứ vào các bảng kê xuất vật tư cùng các chứng từ gốc (phiếu xuất kho), đối chiếu với thẻ kho, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (bảng số 2). Đối với công cụ dụng cụ sản xuất kế toán cũng tiến hành tập hợp như vậy, kế toán lên bảng phân bổ và trích thẳng từ TK 153 vào TK chi phí mà không qua tài khoản 142 khi giá trị xuất dùng lớn. STT TK GHI CÓ Tổng cộng GHI CÓ TK 15211 GHI CÓ TK 15212 GHI CÓ TK… Số TK,tên TK HT TT HT TT TT HT HT TT 1 621 7.162.682.375 7.305.936.022 2.307.129.599 2.353.272.191 986.465.550 1.006.194.861 ....... ....... 62111 XN May1 631.304.210 643.930.294 23.645.611 24.118.523 ....... ....... 62112 XN May 2 225.876.364 230.393.891 102.882.486 104.940.135 42.869.569 43.726.960 ....... ....... 62113 XN May veston2 189.009.898 192.790.096 70.938.528 72.357.298 59.043.376 60.224.243 ....... ....... 62115 Xn May 5 356.480.923 363.610.541 120.170.482 122.573.892 56.875.088 58012.589 ....... ....... …… ...... ........... ..... ....... ....... ....... ....... 2 627 302.342220 304.083.580 ....... ....... 62711 Chi phí XN May1 4.426.319 4.426..319 ....... ....... 62712 Chi phí XN May2 17.042.440 17.042.440 ....... ....... 62711 Chi phí XN May veston2 23.904.828 23.904.828 ....... ....... 62711 Chi phí XN May5 20.331.281 20.331.281 ....... ....... ……. ....... ........ ....... ....... ...... ....... ....... 3 632 223.098.765 223.098.765 119.131.696 135.231.651 ....... ....... …... ..... ..... ...... ..... ..... ....... ....... Tổng cộng 10.180.988.220 10.431.081.395 5.055.037.660 5.223.256.230 5.804.389.475 6.077.104.575 ....... ....... Bảng 2: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 2 năm 2009 b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Lao động là một trong ba yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất. Và chi phí về lao động là yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị của sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần May 10 là đơn vị chủ yếu gia công hàng xuất khẩu nên khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất. Mặt khác, trong Công ty Cổ phần May 10 không chỉ tiến hành sản xuất tại công ty mà còn thuê ngoài gia công nên - Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiên các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp khác. Ngoài ra chi phí nhân công còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. - Chi phí thuê ngoài gia công: Là số tiền mà công ty phải trả cho các đơn vị nhận gia công theo số sản phẩm hoàn thành nhập kho và đơn giá gia công đã được ký kết trên hợp đồng. Để tiến hành kế toán chí phí nhân công trực tiếp kế toán viên sử dụng + Tài khoản 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”. Để tập hợp tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất. Nội dung phản ánh của TK 622 được thể hiện như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ Tài khoản này được mở cho từng xí nghiệp. Cụ thể: TK 6220: Chi phí nhân công phân xưởng thêu, in . TK 6221: Chi phí nhân công xí nghiệp 1. TK 6222: Chi phí nhân công xí nghiệp 2 . TK 6223: Chi phí nhân công xí nghiệp 3. TK 6224: Chi phí nhân công xí nghiệp 4. TK 6225: Chi phí nhân công xí nghiệp 5. TK 6226: Chi phí nhân công trực tiếp các xí nghiệp địa phương . Do đặc thù của công ty nên chi phí về nhân công được chia thành hai khoản: Chi phí nhân công trực tiếp và khoản chi phí thuê ngoài gia công, cụ thể: * Khoản chi phí nhân công trực tiếp Hiện nay, Công ty Cổ phần May 10 đang thực hiện việc khoán quỹ lương trong toàn công ty.Trong đó trên 80% dành cho khối sản xuất. Xí nghiệp May 1 là một xí nghiệp thành viên trong Công ty Cổ phần May 10 . Đây là một xí nghiệp chủ yếu gia công áo sơ mi đại diện cho hình thức trả lương theo sản phẩm. Hàng tháng, dựa trên khối lượng chi tiết, sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn mà tổ trưởng của các tổ đội chấm. Kết quả lao động của từng công nhân sẽ được phản ánh vào bảng chấm công, bảng thanh toán lương sản phẩm và gửi lên cho bộ phận tính lương của phòng tổ chức. Với mỗi mã hàng (mỗi sản phẩm) mới đưa vào sản xuất, phòng kỹ thuật tiến hành sản xuất thử và ấn định giây chuẩn cho từng chi tiết sản phẩm, từng bước công việc.Tại phòng tổ chức, bộ phận tính lương căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán lương sản phẩm, tiến hành tính lương phải trả cho từng người ở từng xí nghiệp và lập bảng danh sách chi tiết lương cho từng xí nghiệp. Cách tính lương theo sản phẩm: Tổng số giây chuẩn của chi tiết sản phẩm i hoàn thành = Số giây chuẩn của công nhân X x Đơn giá một giây chuẩn Số giây chuẩn của công nhân X = Số giây chuẩn của chi tiết sản phẩm i x Khối lượng chi tiết sản phẩm i do công nhân X sản xuất Tại phòng kế toán - tài chính : Sau khi có danh sách chi tiết lương cho từng xí nghiệp do phòng tổ chức chuyển sang, kế toán vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương . Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) vào chi phí, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( Bảng số 4) Tiền lương của nhân viên toàn công ty được thanh toán làm hai kỳ trong một tháng. Khi thanh toán lương và BHXH căn cứ vào chứng từ như phiếu chi, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, phiếu báo ốm... Kế toán tiến hành ghi sổ kế toán liên quan . Bảng 3: BẢNG KÊ PHÁT SINH CÁC TK ĐỐI ỨNG TK 622 Từ 1/2 đến 28/2/ 2009 Nợ đầu tháng: Có đầu tháng: TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 1541 11.057.595.283 3341 9.468.923.048 3343 416.680.000 3382 144.720.202 3383 882.551.831 3384 144.720.202 Cộng 11.057.595.283 11.057.595.283 Nợ cuối tháng: Có cuối tháng: Đối với các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tại công ty May 10, khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ là BHXH là 15% lương cơ bản, BHYT: 2% lương cơ bản, KPCĐ: 2% lương thực tế. . Bảng 4: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG Tháng 02 năm 2009 STT NỘI DUNG Lương kỳ 1 Lương kỳ 2 Lương CL Cộng có TK3341 TK3343 TK 3382 TK3383 TK3384 TỔNG CHI PHÍ I TK 622 6.405.843.800 830.166.300 2.232.912.948 9.468.923.048 416.680.000 144.720.202 882.551.831 144.720.202 11.057.595.283 1 XN may1 833.106.000 52.159.500 70.286.206 955.551.706 53.120.000 17.705.310 118.982.340 17.705.310 1.163.064.666 2 XN may 2 904.028.600 107.091.100 474.017.539 1.485.137.239 54.000.000 20.222.394 118.510.073 20.222.394 1.494.483.977 3 XN Veston 2 667.565.600 123.251.900 545.732.744 1.336.550.244 43.750.000 15.816.350 82.551.033 15.816.350 1.542.803.218 … .... .... .... ..... ..... ... ... .... .... .... II TK 627 1.426.954.400 133.556.100 1.560.510.500 17.390.000 23.210.210 47.772.240 23.210.210 1.672.093.160 1 XN may 1 14.499.100 5.781.300 20.280.400 500.000 405.608 1.643.175 405.608 23.234.791 2 XN may 2 24.671.900 11.091.000 35.762.900 685.000 715.258 1.892.259 715.258 39.770.675 3 XN Veston2 18.493.500 10.217.000 28.710.500 700.000 574.210 2.044.357 574.210 32.603.277 … .... ..... ..... ..... ...... ... .... .... .... .... III TK 641 204.432.700 1.830.600 206.263.300 4.510.000 4.125.266 7.596.234 4.125.266 226.647.066 .... ..... .... .... .... ... ... ..... .... .... IV TK 642 1.456.595.556 65.682.456 1.522.278.012 68.236.000 30.445.560 228.341.702 30.445.560 1.879.746.834 ... ..... ..... .... .... .... .... .. .,..... ...... Cộng phát sinh 8.493.826.456 1.031.235.456 2.232.912.948 1.175.797.486 496.816.000 190.501.238 1.121.966.991 190.501.238 14.239.082.343 * Khoản chi phí thuê ngoài gia công Chi phí thuê ngoài gia công là số tiền công ty phải trả cho các đơn vị nhận gia công theo hợp đồng đã ký. Khoản chi phí này được tổng hợp trực tiếp từ các hợp đồng gia công, trong hợp đồng này đã ghi rõ đơn giá gia công của từng sản phẩm . Căn cứ vào khối lượng sản phẩm gia công hoàn thành nhập kho trong tháng kế toán tính được chi phí gia công sản phẩm đó theo công thức: Chi phí thuê ngoài gia công SPi = Đơn giá gia công SPi x KL SPi nhập kho Ví dụ : Theo hợp đồng đã ký kết với Công ty May Bỉm Sơn - Đơn giá gia công một sơ mi Sunk là: 1,270 (USD/ áo) - Số lượng sản phẩm nhập kho tháng 2 năm 2009 là 825 (áo) Vậy chi phí thuê ngoài giá gia công SM Sunk là : 1,270 (USD/áo) x 825(áo) = 1.047,75(USD) Bảng tính toán, ghi chép được thể hiện trên sổ theo dõi chi phí thuê ngoài gia công cho từng đơn vị . Bảng 5: LƯƠNG GIA CÔNG CÔNG TY MAY BỈM SƠN Tháng 2 năm 2009 Tên sản phẩm nhập kho Phiếu nhập số lượng Đơn giá USD Đơn giá VNĐ Thành tiền USD Tỷ giá Thành tiền VNĐ Ghi chú Sơ mi Sunk LJ/170991 SL 801 36/01 825 1,270 1.047,75 17.480 18.314.670 MJ/172201 SL 802 36/01 334 1,900 634,60 17.480 11.092.808 Tổng cộng 1,159 1682,35 29.407.478 Cuối tháng, căn cứ vào sổ theo dõi chi phí thuê ngoài gia công đối với từng đơn vị nhận gia công, kế toán lập "Bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài gia” công theo dõi từng sản phẩm (bảng 6) Bảng 6: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THUÊ NGOÀI GIA CÔNG Tháng 2 năm 2009 STT Tên sản phẩm Số lượng nhập kho VNĐ 1 SM Sunk 56.770 965.235.200 2 SM Man 6.789 25.561.500 3 SM Sven 10.675 864.362.550 ... . . . . . . . . . Tổng 1.855.159.250 Căn cứ vào "Bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài gia công” kế toán tập hợp chi phí thuê ngoài gia công kết chuyển thẳng vào tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên,vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng + Tài khoản 627: “Chi phí sản xuất chung” Nội dung phản ánh của TK 627 : Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư. Tài khoản này chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 để theo dõi từng xí nghiệp, phân xưởng. Cụ thể: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng: TK 62711: Chi phí nhân viên xí nghiệp 1. TK 62712: Chi phí nhân viên xí nghiệp 2. TK 62713: Chi phí nhân viên xí nghiệp 3. TK 62714: Chi phí nhân viên xí nghiệp 4. TK 62715: Chi phí nhân viên xí nghiệp 5. TK 62710: Chi phí nhân viên phân xưởng thêu, cơ điện TK 62716: Chi phí nhân viên xí nghiệp địa phương . TK 6272: Chi phí vật liệu, được chi tiết như TK 6271. TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định , được chi tiết như TK 6271. TK 6278: Chi phí SXC bằng tiền khác, được chi tiết như TK 6271 mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất Căn cứ thực tế để ghi vào tài khoản 627 là Bảng phân bổ tiền lương và BHXH; Bảng phân bổ khấu hao; Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và các chứng từ khác có liên quan như: Hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho, Hoá đơn bán hàng thông thường. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phương pháp khấu hao sử dụng ở công ty là phương pháp khấu hao bình quân. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định ở công ty được chia làm 3 loại : 12%/ năm với thiết bị may, 5%/ năm với thiết bị máy móc là nhà xưởng, 20%/ năm với thiết bị văn phòng. Hàng tháng kế toán tài sản cố định thực hiện nhập dữ liệu vào máy tính. Máy tính sẽ tự động tính toán và phân bổ dựa trên những dữ liệu kế toán viên đã nhập đồng thời phản ánh số liệu trên vào "Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định và công cụ dụng cụ” (bảng số 7). Sau đó, căn cứ vào các Bảng phân bổ chi phí (Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH; Bảng phân bổ khấu hao) và các chứng từ khác có liên quan, kế toán lập “Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung” cho từng xí nghiệp theo yếu tố chi phí.Từ “Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung” cho từng xí nghiệp, phân xưởng kế toán tiến hành lập "Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho toàn công ty”. Công ty Cổ phần May 10 làm một công ty có quy mô sản xuất lớn do đó khối lượng TSCĐ cũng như công cụ dụng cụ rất đa dạng và phog phú việc tính khấu hao tài sản cố định khá phức tạp. Tuy nhiên do công ty ứng dụng phần mềm kế toán Oracle nên hầu hết các phép tính khấu hao chủ yếu được tính toán trên máy. Bảng 7: BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ VÀ CCDC Công ty Cổ phần May 10 Ngày báo cáo: 24 tháng 3 năm 2009 Phòng TCKT Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và CCDC Số tài sản : GARCO_SO TS Tháng 02-2009 Trang 1/3 Trung tâm chi phí Tên đơn vị Số tiền Ghi chú 10.3000.627310 Phân xưởng dệt 380.952,96 10.3100.627310 Phân xưởng giặt 209.595,39 10.3300.627310 Phân xưởng thêu 196.969,66 10.4010.627310 Xí nghiệp May 1 742.380,92 10.4020.627310 Xí nghiệp May 2 420.588,88 10.4050.627310 Xí nghiệp May 5 304.418,69 ….. ….. ….. 627.310 25.547.002,87 10.3200.627410 Phân xưởng bao bì 833.333,34 10.4010.627410 Xí nghiệp May 1 590.570,00 10.4020.627410 Xí nghiệp May 2 0,00 10.4050.627410 Xí nghiệp May 5 6.543.507,50 …... ….. ….. 627410 208.448.518,22 10.3200.627488 Phân xưởng bao bì 3.650.890,71 10.3300.627488 Phân xưởng thêu 18.561.666,67 10.3100.627488 Phân xưởng giặt 5.466.306,01 …. ….. ….. 627488 498.561.233,61 Cộng tổng 3.164.265.122,05 Bảng 8: BẢNG TỔNG HỢP CHÍ PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TOÀN CÔNG TY Tháng 2 năm 2009 Ghi nợ Nơi sử dụng TK6271 TK6272 TK6274 TK6278 Tổng cộng XN may 1 23.234.791 4.426.319 5.365.651,56 8.789.560 41.816.321,56 XN may 2 39.770.675 17.042.440 3.321.596,69 6.566.732 66.701.443,69 XN mayveston2 32.603.277 23.904.882 2.325.120,55 4.245.780 30.476.108,88 ....... ....... ....... ....... ....... ....... Tổng cộng 625.093.160 304.083.580 3.164.265.122,05 54.789.003 4.148.230.865 Sau đó, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản phẩm quy đổi. Công thức: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho Spi = å Chi phí sản xuất chung å sản phẩm quy đổi x SPi quy đổi d) Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất chung sau khi đã đựơc phản ánh và phân bổ cho từng sản phẩm thì kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất ở các xí nghiệp, phân xưởng khác được lập tương tự như xí nghiệp May 1. Sau đó, kế toán lập được "Bảng tổng hợp chi phí toàn công ty” Bảng 9: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo khoản mục Xí nghiệp May 1 -Tháng 2 năm 2009 STT Khoản mục Số tiền 1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 643.930.294 2 Chi phí nhân công trực tiếp 1.163.064.666 3 Chi phí sản xuất chung 41.816.321,56 Cộng 1.848.811.282,56 Bảng 10: Bảng tổng hợp chi phí toàn công ty. Tháng 2 năm 2009. STT TK ghi nợ ĐT sử dụng TK 621 TK 622 TK 627 Tổng 1 Xí nghiệp May 1 643.930.294 1.163.064.666 41.816.321,56 1.848.811.282 2 Xí nghiệp May 2 230.393.891 1.494.483.977 144.664.015 790.575.875 3 Xí nghiệp veston 2 189.009.898 1.542.803.218 136.861.297 651.764.012 4 Xí nghiệp May 5 356.480.923 469.545.400 102.566.118 774.314.798 5 Xí nghiệp veston 1 745.626.060 500.293.100 160.928.545 645.919.430 6 XN địaphương 945.779.150 251.230.400 311.917.952 1.468.927.502 7 PX cơđiện 6.768.627 66.541.200 282.709.898 350.019.725 8 Phân xưởng bao bì 65.690.890 17.893.748 83.584.638 9 Phân xưởng thêu 46.867.345 10.674.762 57.542.107 10 Phân xưởng giặt 34.567.689 11.233.567 45.801.256 11 ....... ....... ....... ....... ....... Cộng 7.305.936.022 11.057.595.283 4.148.230.865 22.511.762.170 Công ty Cổ phần May 10 là đơn vị gia công sản xuất hàng may mặc thuộc loại hình sản xuất lớn, hàng loạt, quy trình công nghệ liên tục được phân thành nhiều giai đoạn khác nhau. Vì vậy, khối lượng sản phẩm dở dang tương đối nhiều và phát sinh ở hầu khắp các công đoạn. Tuy nhiên, do đặc tính riêng của sản phẩm may, kết thúc giai đoạn may thì coi như hoàn thành. Mặt khác, ở những giai đoạn cuối thời gian gia công ngắn, khối lượng sản phẩm dở dang ít nên công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở khâu cắt và may. Trong giai đoạn cắt thì sản phẩm dở dang là vải, dựng chưa cắt, được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính sử dụng. Hàng tháng, sau khi nhân viên quản lý phân xưởng kiểm kê xong, các tổ của từng xia nghiệp lập báo cáo sản lượng cắt trong tháng. Trong báo cáo phải ghi rõ và đầy đủ số lượng vải, dựng tồn đầu tháng, nhập trong tháng, số lượng tiêu hao và tồn cuối tháng của từng bán thành phẩm. Thông qua báo cáo đó, kế toán cần đối chiếu với bảng kê xuất vật tư, sau đó tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo công thức: Giá trị vải,dựng TCT = Giá trị vải, dựng TĐT + Giá trị vải, dựng NTT x SLvải, dựng TCT SLvải, dựng TĐT + SL vải, dựng NTT Ví dụ: Theo số liệu tháng 2 năm 2009 về loại vật liệu Sunk ở XN May 1. Tồn đầu tháng: SL: 426,2 m Thành tiền: 6.307.760đồng Nhập trong tháng: SL: 60.234,00 m Thànhtiền: 903.510.000 đ Tồn cuối tháng: SL: 24.563,67 m Thànhtiền: Từ đó,ta tính được: Giá trị vải,dựng TCT. = 6.307.760 + 903.510.000 x 24.563,67 = 368.420.533(đ) 426,2 + 60.234,00 Và xác định giá trị bán thành phẩm cắt chuyển sang giai đoạn may theo phương pháp giản đơn. Riêng đối với sản phẩm thuê ngoài gia công, sản phẩm dở dang chỉ là vải và không được đánh giá theo các khâu như sản phẩm sản xuất tại công ty. Hàng tháng, căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm và định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã ghi trong hợp đồng kế toán xác định được số lượng vải tiêu hao cho sản phẩm gia công hoàn thành. Số lượng vải tiêu hao = Số sản phẩm hoàn thành x Định mức tiêu hao. SL vải TCT = Số lượng vảiTĐT + Xuất trong tháng - Số lượng vải tiêu hao. Sau đó, kế toán tiến hành tính giá trị của vải tồn cuối tháng theo công thức: Giá trị vải TCT . = Giá trị vải TĐT+ GT vải xuất trong tháng x Số lượng vải TCT Số lượng vải TĐT + SL vải xuất trong tháng Ví dụ: Tháng 2 năm 2009, sản phẩm Sunk thuê xí nghiệp Phù Đổng gia công hoàn thành nhập kho 15.740 (áo), định mức tiêu hao vải 1,5(m/áo). Từ đó tính ra: Nguyên vật liệu tiêu hao = 15.740 x 1,5 = 23.610(m). Tồn đầu tháng SL: 0 TT : 0 Xuất trong tháng SL: 38.645 (m) TT: 568.081.500 (đ) Số lượng vải TCT = 38.645 (m) - 23.610 (m) = 15.035 (m). Giá trị vải TCT = 0 + 568.081.500 x 9.938,91 = 221.014.500 0 +38.645 Riêng ở giai đoạn may sau khi tiếp nhận bán thành phẩm ở khâu cắt chuyển sang bán thàng phẩm sẽ được tiếp tục gia công. Trong giai đoạn này, bao gồm nhiều bước công việc như may cổ, thân, thùa khuy, đính cúc,…. được giao cho các bộ phận sản xuất trong xí nghiệp thực hiện. Mỗi bộ phận đảm nhận một hoặc một vài chi tiết. Vì thế, thời gian gia công dài, khối lượng sản phẩm lớn và tồn tại dưới các dạng khác nhau như bán thành phẩm chưa may, sản phẩm may chưa hoàn thành. Hàng tháng, căn cứ vào kết quả kiểm kê và sản phẩm dở dang khâu may, xí nghiệp báo lên cùng số liệu bán thành phẩm cắt chuyển sang, kế toán giá thành xác định sản phẩm dở dang khâu may theo chi phí nguyên liệu chính, đồng thời công ty không tiến hành đánh giá chi phí phụ liệu trong sản phẩm dở dang mà chỉ xác định chi phí phụ liệu trong sản phẩm hoàn thành nhập kho dựa vào sản phẩm nhập kho và định mức tiêu hao phụ liệu đã được xác định. + Giá trị SPDD cuối tháng khâu may. = Giá trị BTP cắt chuyển Giá trị sản phẩm sang trong tháng DD đầu tháng x SPDD tồn cuối tháng khâu may Số lượng BTP Số lượng SPDD cắt chuyển sang + tồn đầu tháng Ví dụ: Vẫn sản phẩm sơ mi Sunk tháng 2 năm 2009: Tồn đầu tháng: SL: 1.403 Thành tiền: 20.792.460 đồng Cắt nhuyển sang: SL: 34.567 Thành tiền: 541.397.227 đồng Tồn cuối tháng: SL: 9.456 Thành tiền: Khi đó: Giá trị SPDD Sunk cuối tháng khâu may = 541.397.227+20.792.460 x 9.456 = 147.791.650 1.403 + 34.567 Bảng 11: SỔ THEO DÕI THÀNH PHẨM Tháng 2 năm 2009 Tên sản phẩm Tồn cuối tháng Cắt trong tháng Nhập kho Tồn cuối tháng SL(áo) TT SL(áo) TT SL(áo) TT SL (áo) TT XN 1 +SM Man 5.472 6.873.516 8.535 2.304.450 13.980 9.160.247 27 17.692 XN 2 +SM Man 5.341 1.500.000 11.111 3.000.000 16.387 4.482.220 65 17.779 +SM chemo 16.390 4.415.719 47.367 12.433.830 53.589 15.162.549 10.168 2.687.000 +SM Sven 17.218 3.874.119 14.193 3.193.425 3.025 680.649 XN 3 +SM Man 7.563 1.500.000 4.691 1.266.570 12.226 2.760.248 28 6.322 XN 4 +SM Man 33.429 9.025.830 27.841 7.517.070 5.588 1.508.760 ..... ..... ...... .... ...... ..... ..... ..... ..... 2.2. Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10 2.2.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm Sản phẩm của Công ty Cổ phần May 10 được tạo thành từ quy trình công nghệ liên tục được phân thành nhiều giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn này không những nối tiếp nhau mà còn được tiến hành xen kẽ nhau và sản phẩm hoàn thành được nhập kho thường xuyên. Các sản phẩm nhập kho chỉ phân biệt chủng loại, kiểu dáng mà không phân biệt là sản phẩm sản xuất tại công ty hay là sản phẩm thuê ngoài gia công. Do vậy công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại, chủng loại sản phẩm nhập kho. Kỳ tính giá thành là từng tháng, phù hợp với kỳ báo cáo kế toán. Cuối tháng sau khi đã hoàn thành việc ghi sổ kế toán và kiểm tra tính chính xác để khoá sổ, kế toán giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất trong tháng tập hợp được cho viêc sản xuất, vận dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho những sản phẩm nhập kho trong tháng. Việc xác định kỳ tính giá thành của công ty là đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm một cách kịp thời nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước 2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Tại Công ty Cổ phần May 10, công việc tính giá thành được tiến hành theo từng khoản mục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí thuê ngoài gia công, chi phí sản xuất chung. Sau khi tiến hành tập hợp chi phí cho toàn công ty, kế toán tiến hành phân bổ chi phí cho từng sản phẩm theo tiêu thức thích hợp. Cụ thể, đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí thuê ngoài gia công được tập hợp và được tính trực tiếp cho từng sản phẩm nhập kho. Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sản phẩm nhập kho theo phương pháp hệ số. a) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Chi phí nguyên vật liệu chính được tính trực tiếp cho từng sản phẩm . Hàng tháng, vào thời điểm cuối tháng, sau khi kê toán giá thành hoàn tất quá trình tập hợp chi phí. Căn cứ vào Bảng kê xuất, phiếu xuất kế toán tính giá thành mở "Sổ cấp phát bán thành phẩm khâu cắt” nhằm theo dõi nguyên vật liệu chính tiêu hao cho từng loại sản phẩm sản xuất trong tháng để tính giá thành cho sản phẩm. Giá trị nguyên vật liệu chính trong bán thành phẩm cắt chuyển sang may chính là cột “Tiêu hao” trên “Sổ cấp phát bán thành phẩm khâu cắt” được tính theo phương pháp giản đơn. Giá trị BTP cắt chuyển sang may = Giá trị vải tồn đầu tháng + Giá trị vải nhập trong t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31499.doc
Tài liệu liên quan