Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10

Tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10: ... Ebook Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ cho nền kinh tế về mặt vi mô và vĩ mô. Hiệu quả kinh tế là một vấn đề được các nhà doanh nghiệp quan tâm đến nhiều nhất kể từ khi bước vào cơ chế thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển được trong cơ chế này, các doanh nghiệp phải tính toán tự trang trải các khoản chi phí phát sinh đồng thời phải thực hiện tiết kiệm triệt để ở tất cả các khâu để làm sao tạo ra ra lợi nhuận. Giá thành sản phẩm cũng có các phạm trù khác của sản xuất hàng hoá có vai trò to lớn trong tổ chức sản xuất. Nó là nhân tố tác động trực tiếp đến sản xuất, đến giá cả hàng hoá, đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác hạch toán tại các doanh nghiệp sản xuất. Qua công tác hạch toán này, kết hợp với các tài liệu về phí tổn sản xuất, kết quả của quá trình sản xuất, tình trạng thực hiện lao động, tình hình thực hiện giá thành trong từng thời kỳ sản xuất ... mà doanh nghiệp có biện pháp kiểm tra giám sát các khoản chi phí trong giá thành, tối thiểu hoá mức chi phí từ đó giảm giá thành. Vì vậy, Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản lý tìm kiếm lợi nhuận và tăng cường quản trị trong doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò và tác dụng của nó, khi được thực tập tại Công ty Cổ Phần May 10, em nhận thấy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là trọng tâm trong công tác kế toán của công ty do đó em chọn chuyên đề: “Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10” cho chuyên đề của mình. Do bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu nên trong chuyên đề này em chỉ đi sâu tìm hiểu ở doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần May 10. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May 10: Công ty cổ phần may 10 tiền thân là xưởng may X10 trực thuộc sự quản lý của Bộ quốc phòng. Năm 1961 xưởng may X10 được chuyển sang Bộ công nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành xí nghiệp May 10. Đây là giai đoạn xí nghiệp chuyển đổi từ cơ chế hạch toán theo kiểu bao cấp sang hạch toán kinh doanh có tính đến hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên nhiệm vụ chính của xí nghiệp vẫn là sản xuất quân phục cho bộ đội theo những tiêu chuẩn của Bộ quốc phòng về nhiệm vụ này kéo dài đến năm 1975. Sau năm 1975 đất nước ta đã thống nhất, xí nghiệp may 10 chuyển sang bước ngoặt mới từ nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất quân phục cho bộ đội chuyển sang nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mới là chuyên sản xuất gia công các sản phẩm may xuất khẩu với thị trường chủ yếu là Liên Xô và các nước Đông Âu thông qua cac shợp đồng mà Chính phủ Việt nam ký với các quốc gia này. Cuối thấp niên 80 của thế kỷ 20 với sự sụp đổ của nhà nước Xô Viết và các nước Đông Âu thị trường tiêu thụ ngắn của Xí nghiệp bị đóng của hoàn toàn, Xí nghiệp đứng trên bờ vực phá sản. Trước tình hình đó với sự chỉ đạo và ưu đãi của Bộ công nghiệp nhẹ, cùng với sự nỗ lực vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp may 10 đã dần dần khôi phục sản xuất. Xí nghiệp đã chuyển hướng sang khai thác thị trường mới với các yêu cầu chặt chẽ hơn, cũng từ đó may 10 đã xác định cho mình sản phẩm mũi nhọn là áo sơ mi, quần âu và mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, đào tạo tuyển dụng công nhân có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu về chất lưởng sản phẩm. Chính từ sự mạnh dạn thay đổi đó, cùng sự lãnh đạo sáng suốt của lãnh đạo xí nghiệp và sự đoàn kết của tập thể CNV xí nghiệp đã bất ngờ chuyển từ bờ vực phá sản sang gặt hái dc các thành công lớn. Tháng 11 năm 1992 theo Quyết định số: 112/QĐ-BCN xí nghiệp may 10 đổi tân thành Công ty May 10 với tên giao dịch Quốc tế: GRAMENT COMPANY 10 viết tắt là GARCO 10: Thực hiện công cuộc đổi mới DNNN, tháng 10 năm 2002. Công ty may 10 được cổ phần hóa theo Quyết định số: 215/QĐ-BCN với tên giao dịch là Công ty Cổ phần May 10 có trụ sở tại Sài Đồng - Gia Lâm - Hà Nội. 1.2 - Đặc điểm hoạt động SX-KD của Công ty CP May 10: Công ty CP may 10 là Doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ công thương hoạt động trong lĩnh vực may xuất khẩu và kinh doanh sản xuất các mặt hàng dệt may. Cụ thể Công ty chuyên sản xuất áo sơ mi, áo Jacket các loại, cùng một số sản phẩm quần âu, quần áo trẻ em, quần áo dệt kim… phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức. - Nhận gia công toàn bộ: Công ty nhận NVL của khách hàng theo hợp đồng gia công để sản xuất thành sản phẩm hoàn chính và giao trả cho khách hàng. - Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ đã ký kết với khách, công ty tự tổ chức sản xuất và giao sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng. - Sản xuất hàng tiêu thụ nội địa: Thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ đầu vào, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước. Phương hướng trong những năm tới Công ty phấn đấu trở thành một Công ty may thời trang lớn của cả nước với trang thiết bị vào loại bậc nhất Đông nam Á. Doanh thu năm 2007 gấp 5 lần Doanh thu năm 2000 và dự kiến năm 2005 doanh thu tăng gấp 10 lần năm 2000. Tổng vốn đầu tư trong 15 năm tới là 20 triệu USD chủ yếu cho hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng xí nghiệp may Complet và áo sơ mi cao cấp, thực hiện đang dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường đặc biệt tăng tỷ trọng mặt hàng FOB và các mặt hàng nội địa trong cơ cấu sản phẩm. 1.3 - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty CP May 10: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty may 10 là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, bao gồm các bước sau: NVL, phụ liệu mua về hoặc do khách hàng gửi đến được điểm tra chất lượng, chủng loại và số lượng rời, nhập kho. Dựa trên yêu cầu chi tiết về sản phẩm của từng hợp đồng đã ký kết, phòng kỹ thuật tiến hành giác mẫu (nghiên cứu chế thử sản phẩm đưa cho khách hàng duyệt) rồi tiến hành lập định mức kinh tế, kỹ thuật, đồng thời vẽ mẫu trên giấy để đi vào sản xuất chính thức. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty dc thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty May 10: NVL, phụ liệu đủ tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm Phân xưởng cắt Phần xưởng may Phần xưởng in thêu (nếu có) Nhập kho thành phẩm Kiểm tra chất lượng KCS Phân xưởng là, gấp - Sau khi NVL, phụ liệu đã kiểm tra đủ tiêu chuẩn cho sản xuất sản phẩm đưa đến phân xưởng cắt để tạo ra bán thành phẩm cắt. Nếu khách hàng có yêu cầu in thêu thì số bán thành phẩm cắt được đưa đi in thêu ở phân xưởng in thêu. - Giai đoạn may: Nhận bán thành phẩm từ phân xưởng cắt, phân xưởng may tiếp tục gia công thành phầm. Kết thúc giai đoạn may là được sản phẩm gần hoàn chỉnh. - Giai đoạn là, gấp: nhận sản phẩm từ phân xưởng may, phân xưởng là hoàn thiện là phẳng sản phẩm chuyển gấp và đóng gói. - Giai đoạn kiểm tra và nhập kho thành phẩm: Sau khi sản phẩm được đóng gói sẽ được kiểm tra chất lượng tại phòng KCS rồi đưa nhập kho thành phẩm kết thúc quá trình sản xuất. 1.4 - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Cổ phần May 10: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty và nhu cầu quản lý nên tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP May 10 theo mô hình "chức năng trực tuyến" với cơ chế 1 thủ tướng. Tổng giám đốc là người chỉ huy, Phó tổng giám đốc, giám đốc điều hành cùng các phòng ban chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc theo chức năng và nhiệm vụ của mình, giúp Tổng giám đốc ra các quyết định, chỉ thị đúng đắn. Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP May 10: …… Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Giám đốc điều hành Phòng kế hoạch XNK Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh Phòng QA Văn phòng Công ty Trường đào tọa công ty KT may Xí nghiệp may số 1 Xí nghiệp may số 2 Xí nghiệp may số 5 Xí nghiệp may Đông Hưng Xí nghiệp May Hưng Hà Xí nghiệp may Vị Hoàng Các phân xưởng SX Hội đồng quản trị: Gồm 7 thành viên, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT có nhiệm vụ đưa ra các quy định, chính sách của Công ty, Quyết định các vấn đề lớn của Công ty như triệu tập đại hội cổ động, quyết định vấn đề nhân sự Công ty… Tổng giám đốc: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị. Giao dịch ký kết các hợp đồng, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước. Phó tổng giám đốc: Giúp Tổng giám đốc điều hành các công việc ở các xí nghiệp, các phân xưởng sản xuất, thay quyền Tổng giám đốc điều hành Công ty khi Tổng giám đốc đi vắng. Giám đốc điều hành: Giúp Tổng giám đốc điều hành công việc ở khối sản xuất. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban chuyên môn: + Phòng kế hoạch - Xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ giao dịch, đàm phán, dự thảo trình Tổng giám đốc ký kết các hợp đồng đối ngoại. Quyết toán các hợp đồng sau khi tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký, trong đó gồm: + Bộ phận kế hoạch: Xây dựng và phân bổ kế hoạch theo yêu cầu sản xuất để giao cho các xí nghiệp thành viên, xây dựng kế hoạch tác nghiệp từ khâu sản xuât sđến khâu tiêu thụ. Tổ chức tiếp nhận NVL sau đó cân đối NVL để tiến hành sản xuất đúng tiến độ và làm bảng giao hàng. + Bộ phận xuất nhập khẩu: Trực tiếp phân định ghi nội dung các buổi đàm phán làm thủ tục nhập, xuất hàng hoàn chỉnh chứng từ thanh toán quốc tế đúng quy định. + Phòng kế toán - tài chính: Tổ chức công tác kế toán và xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của Công ty đồng thời giúp ban lãnh đạo Công ty quản lý, sử dụng các nguồn tài chính hợp lý. + Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ điều hành, quản lý, cung cấp nguyên liệu, phụ liệu đưa vào sản xuất, nhiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ giảm nội địa. + Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ sản xuất các mẫu sản phẩm, kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quy trình công nghệ sản xuất, trực tiếp đôn đốc hướng dẫn sản xuất ở từng xí nghiệp, xây dựng định mức NVL cũng như các chỉ tiêu khác về mặt kỹ thuật nhằm phục vụ công tác quản lý sản xuất, công tác kế toán. + Phòng QA: Kiểm tra toàn bộ quy trình công nghệ, vệ sinh công nghiệp chất lượng sản phẩm, nguyên liệu đồng thời ký nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn. + Văn phòng Công ty: Gồm Ban đời sống, Ban tổ chức - hành chính, Ban quản lý công trình và Ban y tế Nhà nước có nhiệm vụ giải quyết việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, phụ trách tiếp tân khánh tiết, thực hiện giao dịch đối nội đối ngoại. + Trường đào tạo công nhân kỹ thuật may: Ký kết hợp đồng với các Trường đại học tổ chức các khóa học về kỹ thuật may, thời trang, về quản trị Doanh nghiệp đồng thời gửi cán bộ, CNV đi học các lớp nâng cao trình độ cho Bộ công đảng, ngành dệt may tổ chức. + Các xí nghiệp may thành viên. Công ty CP may 10 có 5 xí nghiệp may tại Sài Đồng - Gia Lâm - Hà Nội, cùng với 3 xí nghiệp tại Thái Bình và Nam Định là xí nghiệp may Đông Hưng, xí nghiệp may Hưng Hà vì xí nghiệp may Vị Hoàng các xí nghiệp này có nhiệm vụ thực hiện sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của Công ty. Dưới các xí nghiệp là các phân xưởng sản xuất chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của lãnh đạo xí nghiệp, là nơi tổ chức sản xuất sản phẩm ở từng giai đoạn. Với 50 năm xây dựng và phát triển từ 1 xưởng may chỉ sản xuất quần áo bộ đội với nhiều sự thăng trầm đã có lúc trên bờ vực phá sản nhưng với sự quan tâm của các Bộ, Ngành cùng với sự lỗ lực vươn lên của tập thể CNV Công ty, đến nay Công ty đã phát triển một cách bền vững là một doanh nghiệp chủ đạo trong ngành dệt may Việt Nam, được Chính phủ, Bộ công thương và Tập đoàn dệt - May Việt Nam tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân Chương Lao Động, Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới, nhiều bằng khen khác… Có thể tóm tắt kết quả sản xuất - kinh doanh của Công ty Cổ phần May 10 qua một số năm như sau: Bảng 1: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất - kinh doanh của Công ty cổ phần May 10 giai đoạn 2005 - 2007: TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 1 Giá trị tổng sản lượng SX Tr.đ 80.178,0 99.782,0 109.795,0 2 Số lượng sản phẩm SX Nghìn SP 12.335 15.351 16.700 3 Doanh thu tiêu thụ Tr.đ 199.985,0 240.473,0 281,641 4 Lãi thực hiện Tr.đ 3.782,0 4.105,0 4656,0 5 Nộp NSNN Tr.đ 2.073,0 2.946,0 3146,0 6 Thu nhập bình quân Tr.đ/người/ tháng 1,45 1,95 2,30 7 Số lao động Người 7.720 8,143 8350 8 Đầu tư XDCB Tr.đ 16.745,0 19.054,0 23940,0 Qua các số liệu trên ta thấy: Kết quả kinh doanh của Công ty ngày càng tăng qua từng năm, giá trị tổng sản lượng năm 2007 tăng 1,36 lần so với năm 2005, nộp NSNN năm 2007 tăng 1,5 lần so với năm 2005, thu nhập bình quân người lao động tăng 1,58 lần. 1.5. Đặc điểm tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần May 10: 1.5.1 - Tổ chức bộ máy kế toán: Công ty CP May 10 có quy mô rộng lớn vì vậy bộ máy kế toán cần có một cơ cấu hợp lý phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của Công ty. Phòng tài chính - kế toán chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và HĐQT Công ty về công tác tài chính, kế toán. Với yêu cầu quản lý của Công ty, Bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công việc kế toán đều thực hiện tập trung tại phòng kế toán - tài chính. Tại các đơn vị trực thuộc hạch toán báo cáo các số không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Phòng kế toán - tài chính có nhiệm vụ thực hiện ghi chép và giám sát đầy đủ, chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh tại Công ty hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác thu thập và xử lý thông tin kế toán ban đầu, thực hiện đầy đủ các chế độ ghi chép ban đầu. Đồng thời có nhiệm vụ lập báo cáo kế toán theo yêu cầu phục vụ cho công tác quản trị nội bộ tại Công ty và các Báo cáo tài chính vào cuối quý, cuối năm theo quy định của Bộ tài chính, lập báo cáo thuế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế. Phòng tài chính - kế toán Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc và có nhiệm vụ cung cấp số liệu kế toán theo yêu cầu của Công ty, cũng như cơ quan quản lý Nhà nước. Sơ đồ 3: Tổ chức Bộ máy kế toán công ty CP May 10: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp và TSCĐ Kế toán NVL Kế toán tiêu thụ nội địa Kế toán XNK Thủ kho kiêm thủ quỹ Kế toán tiền lương và bảo hiểm Kế toán tập hợp CPSX và tính Z Kế toán các xí nghiệp trực thuộc 1.5.2 - Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong bộ máy kế toán Công ty: Mỗi bộ phận trong bộ máy kế toán có chức năng và nhiệm vụ với sự phân công lao động, kế toán trong bộ máy kế toán. Căn cứ vào sơ đồ kế toán trên ta có thể khái quát chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau: + Kế toán trưởng: Là người quản lý cao nhất trong phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán theo quy định của Bộ tài chính và quản lý điều hành các họat động của phòng kế toán đồng thời lập các báo cáo kế toán. + Kế toán tổng hợp về TSCĐ: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu phát sinh, giúp kế toán trưởng lập báo cáo kế toán một cách trung thực, chính xác, kịp thời các số liệu liên quan đến hdr kinh tế, tài chính phát sinh đồng thời thực hiện hạch toán đúng hạn các khoản tiền vay, công nợ phải thu, phải trả theo quy định của Công ty và theo dõi tình hình biến động TSCĐ, lập bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ. + Kế toán NVL, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ theo dõi việc xuất nhập vật tư, công cụ dụng cụ cũng như lập các báo cáo liên quan đến tình hình biến động vật tư, công cụ dụng cụ và chuyển số liệu theo yêu cầu của kế toán tổng hợp. + Kế toán tiêu thụ nội địa: Có nhiệm vụ theo dõi tiêu thụ của nội địa, lập các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp về tiêu thụ sản phẩm nội địa đồng thời chuyển số liệu về tình hình tiêu thụ nội địa cho kế hoạch tổng hợp và kế toán trưởng. + Kế toán XNK: Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến XNK phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến XNK đồng thời lập các báo cáo về tình hình XNK sản phẩm chuyển cho kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. + Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ theo dõi và tính ra tiền lương, các khoản trích theo lương của từng cán bộ công nhân viên đồng thời tính và phân bổ các khoản trích theo lương là BHXH, BHYT và KPCĐ. + Kế toán tập hợp CPSX và tính gía thành: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản CPSX chính, sản xuất phụ và tính giá thành từng loại sản phẩm hoàn thành. Đồng thời ghi chép tập hợp các khoản CPSX từ đó lập bảng, tình giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành. + Thủ kho kiêm thủ quỹ: Là người thực hiện các công việc liên quan đến thu, chi tiền mặt và chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt của Công ty. Đồng thời quản lý, thực hiện xuất nhập NVL, công cụ dụng cụ trong kho vật tư cuối kỳ phải thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt cũng như kiểm kê NVL, CCDC trong kho từ đó lập biên bản kiểm kê quỹ, biên bản kiểm kê NVL, CCDC chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. + Kế toán các xí nghiệp trực thuộc: Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh tại xí nghiệp mình, báo cáo cho kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. 1.5.3 - Mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán: Trong bộ máy kế toán có sự phân công công việc kế toán đối với từng nhân viên trong phòng kế toán và kế toán từng bộ phận phải có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao. Mỗi bộ phận kế toán đảm nhiệm một phần hành kế toán khác nhau nhưng các bộ phận kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và quan hệ đó là quan hệ cung cấp số liệu. Mỗi bộ phận kế toán có một nhiệm vụ khác nhau nhưng số liệu kế toán lại liên quan với nhau do đó các bộ phận kế toán có nhiệm vụ chuyển số liệu cho bộ phận liên quan khác để mọi bộ phận kế toán đều hoàn thành nhiệm vụ. Kế toán trưởng và kế toán tổng hợp có nhiệm vụ giám sát, đôn đốc, kiểm tra công việc của từng bộ phận kế toán và kế toán mỗi bộ phận có nhiệm vụ chuyển số liệu kế toán của mình cho kế toán tổng hợp và kế toán trưởng để lập báo cáo kế toán. 1.5.4 - Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần May 10: + Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: Công ty CP May 10 là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dệt may do vậy công tác kế toán ở Công ty thực hiện theo đúng chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành. + Hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán được Công ty áp dụng thống nhất theo Quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 10/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. + Hệ thống báo cáo kế toán được áp dụng tại đây theo đúng chuẩn mực kế toán và chế độ chính sách kế toán hiện hành, tại Công ty lập báo cáo tài chính quý và năm gồm có: Báo cáo kết quả hdr kinh doanh, Bảng cân đối kế toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC. Báo cáo kế toán tại Công ty đều được lập chính xác, trung thực và kịp thời. + Hình thức kế toán áp dụng tại đây là hình thức Nhật ký - Chứng từ - Trình tự ghi sổ của hình thức này như sau: Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần may 10: Chứng từ gốc Sổ cái Sổ (thẻ) kế toán chi tiết BCTC Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chứng từ Ghi chú: Ghi cuối quý. Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu 1.5.5 - Các chỉ tiêu kinh tế tài chính khác: - Đơn vị tiền tệ thống nhất sử dụng tại Công ty là VNĐ. - Niên độ kế toán bắt đầu 1-2 đến 31-12 hàng năm. - Công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính KHTSCĐ được Công ty áp dụng là phương pháp bình quân. - Công ty tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân. - Việc ghi nhận doanh thu, TSCĐ theo đúng tiêu chuẩn quy định của chế độ chính sách kế toán hiện hành. Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 2.1 - Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần May 10: Chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần may 10 bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm ở từng xí nghiệp thực hiện và được kế toán tập hợp thành 3 khoản mục chi phí là: - Chi phí NVLTT. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. Để theo dõi, giám sát và tập hợp đầy đủ, chính xác các khoản mục chi phí này cần phải xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX, đây chính là phạm vi giới hạn sản xuất, nơi phát sinh chi phí sản xuất. Tại Công ty kế toán tập hợp các khoản mục chi phí theo từng xí nghiệp, việc xác định đối tượng tập hợp CPSX này giúp cho kế toán CPSX được thực hiện dễ dàng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Mặt khác việc lựa chọn kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán kế toán tại công ty cũng có vai trò quan trọng trong kế toán tập hợp CPSX. Căn cứ vào đặc tính tổ chức hoạt động sản xuất trong Công ty, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên tục, cần phải theo dõi chi tiết và theo yêu cầu của công tác quản lý do đó kế toán hàng tồn kho ở Công ty phải thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên giúp cho các chi phí phát sinh được phản ảnh thường xuyên và liên tục đảm bảo tính chính xác, đúng đắn và khách quan trong số liệu kế toán phản ánh. Hàng ngày kế toán bộ phận căn cứ vào chứng từ kế toán được lập và tập hợp chứng từ kế toán liên quan đến khoản mục chi phí sản xuất chuyển lên phòng kế toán Công ty, sau đó tiến hành phân loại và ghi chép số liệu được tập hợp vào sổ kế toán chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào chi phí sản xuất được tập hợp ở từng xí nghiệp, kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm hoàn thành và tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành trong tháng. Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề em xin lấy số liệu ở xí nghiệp may số 1 để minh họa và phân tích trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ 5: Trình tự kế toán tập hợp CPSX tại Công ty CP May 10 Chứng từ kế toán và bảng phân bổ 1,2,3 Nhật ký - Chứng từ Số 7 Số (thẻ) kế toán chi tiết TK621, 622, 627, 154 Bảng kê số 4 Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối quý, năm. Quan hệ đối chiếu. Đối tượng hạch toán chi phí của Công ty là các Doanh nghiệp và chi phí của từng Doanh nghiệp được phản ánh vào bảng kê số 4 ( theo ví dụ số liệu của xí nghiệp may 1. Đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng của khách theo từng đơn đặt hàng được giao, các chi phí sản xuất kinh doanh được phản ánh theo từng xí nghiệp may trên bảng kê số 4 ( căn cứ lập bảng kê số 4 là các bảng phân bổ và các chứng từ liên quan ). Số liệu bảng kê 4 cuối kỳ được phản ánh vào Nhật ký Chứng từ số 7 lập Sổ cái các tài khoản 621,622,627 và 154. Căn cứ vào bảng kê 4, biên bản kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, lập bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng ( nếu trong đơn đặt hàng có nhiều loại sản phẩm, phân bổ chi phí thực tế tỷ lệ với chi phí định mức. 2.1.1 - Kế toán NVL trực tiếp: Chi phí NVL trực tiếp là toàn bộ chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Chi phí NVL TT không bao gồm giá trị NVL sử dụng không hết nhập lại kho hoặc chuyển sang kỳ sau: Tại Công ty Cổ phần May 10, chi phí NVLTT bao gồm: - Nguyên vật liệu chính: Gồm các loại vải là mex. Do sản phẩm được sản xuất tại Công ty chủ yếu là gia công sản phẩm xuất khẩu, NVL chính đều do khách hàng đem đến thuê gia công. - Nguyên vật liệu phụ: Gồm có cúc, chỉ may, khóa và tem mác, nguyên liệu làm bao bì đóng gói và sản phẩm bao gì đóng gói mỗi loại vật liệu gồm nhiều chủng loại khác nhau vì được lập số chi tiết đến từng loại, từng nhóm để tiện theo dõi và quản lý. Việc quản lý NVL được tiến hành khá chặt chẽ theo nguyên tắc xuất dùng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất cụ thể là kế hoạch sản xuất thông qua các lệnh sản xuất. 2.1.1.1 - Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng: Các chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán CPNVLTT bao gồm: Phiếu xuất khẩu đối với trường hợp xúât NVL từ kho sử dụng cho sản xuất sản phẩm, hóa đơn thuế GTGT đối với trường hợp NVL mua ngoài được đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm, bảng phân bổ NVL và công cụ dụng cụ, bảng kê các loại hóa đơn, chứng từ vận chuyển, bốc dỡ NVL, mua NVL, CCDC không nhập kho mà sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán CPNVLTT sử dụng các tài khoản sau: - TK621 "Chi phí NVL TT" được chi tiết thành 8 loại: TK6211: Chi phí NVL TT tại xí nghiệp may số: 1. TK 6212: Chi phí NVL TT tại xí nghiệm may số: 2. ….. - TK 6215 "Chi phí NVL TT tại xí nghiệp số 5". - TK 6216: Chi phí NVLTT tại xí nghiệm may Hưng Hà. - TK 6217: Chi phí NVLTT tại xí nghiệm may Đông Hưng. - TK 6218: Chi phí NVLTT tại xí nghiệm may Vị Hoàng. - TK 152 NVL được chi tiết thành 2 loại khoán cấp 3. TK 1521: NVL chính; TK 1526: NVL bao bì đóng gói. TK 1522: NVL phụ. - TK 154: Chi phí SXKD dở dang, chi tiêt sthành 8 tài khoản cấp 2. TK 1541 - Chi phí SXKDDD xí nghiệp may 1. …….. TK 1545: Chi phí SXKDDD xí nghiệm may 5. TK 1546: Chi phí SXKDDD xí nghiệp may Hưng Hà. TK 1547: Chi phí SX KDDD xí nghiệm may Đông Hưng. TK 1548: Chi phí SX KDDD xí nghiệm may Vị Hoàng. - Tài khoản 155: Thành phẩm chi tiết thành 8 tài khoản. TK 1551: Thành phẩm xí nghiệp may 1. ……. TK 1555: Thành phẩm xí nghiệp may 5. TK 1556: Thành phẩm xí nghiệp may Hưng Hà. TK 1557: Thành phẩm xí nghiệp may Đông Hưng. TK 1558: Thành phẩm xí nghiệp may Vị Hoàng. - TK 152: Công cụ dụng cụ. - TK 142: Chi phí trả trước quyền hạn. - TK 111: Tiền mặt "TK133" Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ"… 2.1.1.2 - Kế toán chi phí NVL TT: Tại Công ty, chi phí NVL TT chiếm tỷ trọng nhỏ bởi vì sản phẩm mà Công ty SX chủ yếu là gia công hàng xuất khẩu, nguyên vật liệu chính và 1 phần NVL phụ được khách hàng đem đến, trị giá NVL được tính vào chi phí sản xuất chỉ là chi phí vận chuyển xếp dỡ NVL mà khách hàng thuê gia công mà thôi và chi phí NVL phụ mà Công ty mua hộ khách hàng. Tuy nhiên việc hạch toán chính xác và đầy đủ khoản mục chi phí này vẫn có vai trò quan trọng trong việc xác định định mức tiêu hao NVL trong sản xuất và đảm bảo tính chính xác trong giá thành sản phẩm, xác định hiệu quả SXKD. Kế toán NVLTT sử dụng TK 621 (chi tiết 6216…6218) để phản ánh giá trị NVL chính, phụ xuất dùng ở từng xí nghiệp may đồng thời cũng phản ánh giá trị CCDC xuất dùng cho sản xuất sản phẩm. Khi nhận được hợp đồng gia công sản phẩm, phòng kế toán căn cứ vào hợp đồng tính ra mức tiêu hao NVL cần thiết cho sản xuất. Khối lượng NVL xuất dùng được xác định trên cơ sở của tính định mức NVL sử dụng được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật của quy trình công nghệ sản xuất và nghiên cứu tình hình sử dụng thực tế tại Công ty do ngành kỹ thuật lập ra. Biểu 2.1: Định mức sử dụng NVL cho một áo sơ mi có LL Vải Mex Cúc Tem mác Bao bì đóng gói Ghim 1,74m 0,8m 10 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 20 chiếc Sau khi tính ra khối lượng tiêu hao cho sản xuất sản phẩm theo lệnh sản xuất, kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho trong đó tạm thời ghi số lượng xuất phiếu XL được lập thành 3 liên. Trong đó. - Liên 1: Lưu tại quyển. - Liên 2: Giao cho thủ kho để thực hiện nghiệp vụ XK và căn cứ để ghi thẻ kho. - Liên 3: Dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán. Trích số liệu trên phiếu Xk ngày 05 tháng 12 năm 2007 dùng cho sản xuất sản phẩm áo sơ mi của xí nghiệp may 1 như sau: Biểu số 2.2 Công ty CP may 10 Xí nghiệp may 1 Phiếu xuất kho Ngày 05 tháng 12 năm 2007 Mẫu số: 02-VT Theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BTC Họ tên người nhận hàng: Anh Tuấn - Xí nghiệp may 1. Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất sản phẩm theo HĐGC số 241. Xuất tại kho: Vật tư. TT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Vải Kemeta m 20.880 20.880 450đ 9.396.000 2 Mex m 9.600 9.600 150đ 1.440.000 3 Cúc chiếc 120.000 120.000 500đ 10.000.000 4 Tem mác chiếc 12.000 12.000 500đ 6.000.000 5 Bao bì đóng gói chiếc 12.000 12.000 4.000đ 48.000.000 6 Ghim chiếc 240.000 240.000 10đ 2.400.000 Tổng cộng 127.236.000 Cộng thành tiết (Viết bằng chữ): Một trăm hai bảy triệu hai trăm ba sáu ngàn đồng chẵn. Phụ trách bộ phận SD (Đã ký) Phụ trách cung tiêu (Đã ký) Người nhận (Đã ký) Thủ kho (Đã ký) Trường hợp NVL tiêu hao thực tế nhỏ hơn định mức, có NVL sử dụng không hết kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho để ghi giảm chi phí NVL trực tiếp ở TK 621. Cuối tháng trên TK621 còn lại là số NVL thực tế sử dụng cho sản xuất sản phẩm và được kết chuyển về KT154 để tập hợp số liệu cho tính giá thành sản phẩm. Kế toán tiến hành tập hợp các phiếu xuất kho về phòng kế toán, phân loại theo từng loại NVL sử dụng từng xí nghiệp và tập hợp số liệu theo từng đối tượng. Trên cơ sở số chi tiết NVL-CCDC kế toán lập bảng theo dõi chi tiết NVL_CCDC từ đó lập sổ chi phí TK621, sổ cái TK621. Trên cơ sở sổ chi tiết NVL-CCDC, kế toán lập bảng tổng hợp nhập - xuất tồn và trên cơ sở đó tính ra đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ cụ thể: Đơn giá NVL xuất dùng trong kỳ = Giá trị NVL tồn Đk + Giá trị NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn ĐK + Số lượng NVL nhập trong kỳ Từ đó tính ra giá trị thực tế NVL xuất dùng: Giá trị thực tế NVL xuất dùng = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá NVL xuất dùng trong kỳ Đơn giá CCDC xuất dùng cũng được tính theo phương pháp giống như NVL theo số liệu tháng 12/2007, kế toán lập bảng nhập - xuất. Tìm NVL, căn cứ vào bảng tổng hợp nhập - xuất tìm NVL kế toán tính ra giá trị thực tế từng loại NVL xuất kho sử dụng cho sản xuất sản phẩm. Biểu số 2.3: Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn NVL Tháng 12 - 2007 Tên vật tư ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ SL ĐG TT SL TT SL TT SL ĐG TT Vải Kaneta m 10.500 450 4.725.000 15.000 6.750.000 20.880 9.396.000 4.620 450 2.079.000 Mex m 8.000 150 1.200.000 6.000 900.000 9.600 1.440.000 4.400 150 660.000 Cúc chiếc 10.000 600 18.000.000 100.000 47.000.000 120.000 60.000.000 10.000 500 5.000.000 Tem mác chiếc 10.000 500 5.000.000 10.000 5.000.000 12.000 600.000 8.000 500 4.000.000 Bao bì đóng gói chiếc 10.000 4.500 45.000.000 5.000 15.000.000 12.000 48.000.000 3.000 4.000 12.000.000 Đinh ghim chiếc 200.000 10 2.000.000 50.000 500.000 240.000 2.400.000 10.000 10 100.000 ……. …. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. Cộng 485.780.000 540.670.000 750.300.000 276.150 Người lập Cụ thể theo số liệu trên bảng nhập - xuất._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6299.doc
Tài liệu liên quan