Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An (ko lý luận)

LỜI MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp đổi mới Đất nước - định hướng phát triển kinh tế theo nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã tạo cho doanh nghiệp một thời cơ mới - Tự chủ trong sản xuất kinh doanh ( Những gì mà pháp luật không cấm). Hơn thế nữa, nước ta đã gia nhập WTO, hàng hoá Việt Nam có nhiều cơ hội để gia nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Song song với nó là sự tàn khốc và quyết liệt hơn của chiến trường thương mại. Chính vì điều này mà một mặt đã tạo cho các doanh nghiệp phát huy được

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An (ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hết những tiềm năng vốn có của mình; mặt khác lại đặt doanh nghiệp đứng trước một thử thách to lớn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Trước sự biến động của nền kinh tế thế giới, và sự linh hoạt của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh không chỉ đơn thuần là cạnh tranh về chất lượng của sản phẩm mà còn là sự cạnh tranh về giá cả. Do vậy, vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm được coi là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Vấn đề này tuy không còn mới mẻ, nhưng nó luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp. Vậy các doanh nghiệp cần có những giải pháp gì để có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và có sức hấp dẫn trên thị trường. Chính vì vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất, tính đúng giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý cũng như phân tích chỉ tiêu chi phí và giá thành sản phẩm. Bởi lẽ, thông qua số liệu do bộ phận kế toán cung cấp, các nhà quản lý biết được tình hình chi phí và giá thành của từng loại sản phẩm cũng nhu của toàn bộ kết quả hoạt động của xí nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn tiết kiệm hay lãng phí. Từ đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phù hợp với sự phát triển kinh doanh của xí nghiệp và thích ứng với nhu cầu thị trường.Chúng ta biết rằng giá thị trường của sản phẩm được xác định dựa trên cơ sở hao phí lao động cá biệt thực tế của từng doanh nghiệp. Nếu giá của sản phẩm được định ra bởi doanh nghiệp mà thấp hơn giá của thị trường sẽ tạo cho doanh nghiệp một ưu thế cạnh tranh. Chính vì lẻ đó mà giá thành sản phẩm trở thành một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá chất lượng nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp. Giá thành là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí đồng thời cũng là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Với những vai trò hết sức to lớn của giá thành đặt ra một yêu cầu cần thiết khách quan là phải tính toán một cách chính xác dể đưa ra giá thành sản phẩm hợp lí. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường, tính kịp thời của thông tin kinh tế nói chung, thông tin về giá thành sản phẩm nói riêng là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. Chính vì vậy mà giá thành sản phẩm không những phải được tính toán một cách chính xác, hợp lí mà còn phải đảm bảo tính chất kịp thời để cung cấp các thông tin cần thiết cho các quyết định kinh tế. Tính chính xác và kịp thời của thông tin về giá thành trong một chừng mực nhất định có thể có mâu thuẫn với nhau. Để đảm bảo được tính chính xác thì có thể cung cấp thông tin không kịp thời. Ngược lại, để đảm bảo tính kịp thời thì có thể thông tin không đảm bảo được tính chính xác. Do vậy phải đảm bảo tính chất kịp thời của thông tin với mức độ chính xác có thể chấp nhận được. Nhưng làm thế nào để tính được giá thành sản phẩm đảm bảo được yêu cầu trên. Điều đó có thể thực hiện được thông qua hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nâng cao chất lượng sảm phẩm, hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu hàng đầu mà các nhà doanh nghiệp hướng tới nhằm tăng tính cạnh tranh về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Xuất phát từ những lí do trên nhằm góp phần giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạo điều kiện thúc đẩy và tăng cường quản trị doanh nghiệp. Qua thời gian nghiên cứu lí luận trong trường và thực tập tại công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An đồng thời được sự giúp đỡ của PGS.TS – Phạm Quang cùng các cán bộ trong công ty em đã mạnh dạn chọn đề tài:“ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An”. Ngoài lời mở đầu và kết luận thì kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Đặc điểm sản xuất, tổ chức sản xuất và quản lí chi phí tại công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An. Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An. Mặc dù đã cố gắng và được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo cùng các cán bộ trong công ty nhưng do thời gian và tiếp xúc với thực tế có hạn cùng với trình độ hiểu biết chưa sâu nên những gì trình bày trong chuyên đề chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp và phê bình của các thầy cô giáo cùng các cán bộ trong công ty để em hoàn thiện hơn bài chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM , TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN. 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An 1.1.1. Danh mục sản phẩm (ký, mã hiệu, đơn vị tính) và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm 1.1.1.1. Danh mục một số sản phẩm chính của công ty: Bảng 1.1: Một số sản phẩm chính của công ty: STT Tên sản phẩm Mã cấp Đơn vị tính 1 Vitamin C0,05 lọ 1000 viên VV06 Viên 2 Đường glucoza gói 100g TG01 Gói 3 Cinarizin 25 ml vỉ/25 viên VC04 Viên 4 Prednisolon 5mg vỉ/20 viên VP01 Viên 5 Becberin 0.01g – T/432/200v VV08 Viên 6 Vitamin B1 (t) 10mg VV01 Viên 7 Clorocid 0,25 g lọ 450 viên VC06 Viên 8 Nước cất 2ml TN02 Viện 9 Vitamin B1 0,01 lọ 100 viên VV02 Ống 10 Philatop 5ml hộp/ 20 ống TP01 Ống 1.1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm Các sản phẩm thuốc viên hay thuốc tiêm đầu phải đạt tiêu chuẩn của công ty đã đặt ra. Tỷ lệ chất lượng của thuốc viên đạt 71,2 % trở lên còn thuốc tiêm đạt 86% trở lên mới đạt tiêu chuẩn. Các sản phẩm của ta đều là thuốc hay mỹ phẫm, vật tư y tế nên chúng đều mang tính đơn nhất. Công ty thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng và thời gian thực hiện sản xuất thường ngắn. 1.1.1.3.Đặc điểm sản phẩm dở dang Tại công ty số lượng sản phẩm dở dang cuối kì không nhiều chiếm tỷ lệ thấp so với khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất ( gần 80%), nên Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu. Còn các chi phí khác tính hết vào cho sản phẩm hoàn thành. Công ty thực hiện sản xuất hai loại thuốc tại hai phân xưởng là thuốc viên và thuốc tiêm. Hai loại thuốc này vẫn có sản phẩm dở dang cuối kì nhưng chủ yếu là thuốc viên, còn thuốc tiêm không có sản phẩm dở dang cuối kì. Tất nhiên lượng sản phẩm thuốc dở dang cuối kì thường không nhiều. Có thể do phân xưởng đang thực hiện thêm một mẻ hàng mới vào đợt gần cuối kì nên có thể có sản phẩm dở dang 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An 1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Dựa vào quy mô sản xuất và đặc điểm sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất giản đơn khép kín, chu kì sản xuất ngắn xen kẻ liên tục. Để có sản phẩm hoàn thành thì phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến, ta có thể thấy rõ điều đó thông qua quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc viên sau: Sơ đồ quy trình công nghệ của quá trình sản xuất thuốc viên như sau: Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc viên: NVL chính, phụ Cân đong Pha chế Nhào trộn Cán Chất kết dính Xát hạt Dập viên Bao viên Đóng chai Dán nhãn Thành phẩm Vô vĩ Vô nang Đóng gói Ép vĩ In chữ Sấy hạt Ép vĩ Đóng gói Quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm: Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm: Nguyên liệu Dung môi Cân Đong Chai lọ, nắp, nút Pha chế Xử lí sạch KN bán thành phẩm Đóng lọ Dán nhãn Đóng hộp thùng Nhãn Hộp thùng Kiểm nghiệm thành phẩm Nhập kho 1.2.2.Cơ cấu tổ chức sản xuất tại từng phân xưởng Theo quy trình công nghệ sản xuất thì để có được sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến, vì vậy việc sản xuất ra một loại sản phẩm nằm trọn vẹn trong một phân xưởng. Tại công ty có hai phân xưởng sản xuất là phân xưởng sản xuất thuốc viên và phân xưởng sản xuất thuốc tiêm tương ứng với hai loại thuốc chủ yếu của công ty là thuốc tiêm và thuốc viên. 1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại phân xưởng sản xuất thuốc viên Tại phân xưởng sản xuất thuốc viên, các công đoạn của sản xuất thuốc viên được thực hiện như sau: Nguyên vật liệu: Cán bộ kỉ thuật dựa vào kế hoạch sản xuất mà làm phiếu đề xuất nguyên vật liệu về số lượng cũng như loại nguyên vật liệu phù hợp để tiến hành xử lí sạch. Sau khi xử lí sạch, nguyên vật liệu được chuyển sang bộ phận sơ chế tiến hành làm khô rồi chuyển sang bộ phận cân đo. Sau khi cân đo, dược liệu được chuyển vào pha chế. Căn cứ vào công thức quy định, dược liệu được tiến hành pha chế sau đó được chuyển sang bộ phận kiểm nghiệm chất lượng. Sau khi được kiểm nghiệm đạt yêu cầu thì thực hiện nhào trộn, cán, xát hạt, sấy hạt và dập viên. Sau khi dập viên thực hiện bao viên Nếu tiêu thụ bằng vĩ thì thực hiện vô vĩ hoặc vô nang, in chữ rồi ép vĩ, đóng gói tạo thành sản phẩm Nếu tiêu thụ bằng chai thì phải xử lí sạch sau đó thực hiện đóng chai, dán nhãn tạo thành phẩm. Sau khi sản phẩm hoàn thành thì được kiểm nghiệm lần 2, nếu đạt yêu cầu thì được làm thủ tục nhập kho thành phẩm. 1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại phân xưởng sản xuất thuốc tiêm Tại phân xưởng sản xuất thuốc tiêm, các công đoạn sản xuất thuốc được thực hiện như sau: Nguyên vật liệu: bao gồm hóa chất, nước cất dựa vào công thức pha chế. Cán bộ kỹ thuật căn cứ vào kế hoạch sản xuất để làm phiếu đề xuất cần những nguyên vật liệu gì. Chuẩn bị dụng cụ pha chế, cân đong và thùng pha chế. Pha chế: Dược liệu lĩnh từ kho về được tiến hành pha chế phương pháp hòa tan sau đó lọc dung dịch và được kiểm nghiệm trước khi đưa vào lọ. Xử lí sạch: Chai, lọ, nắp, nút sau khi lĩnh về được rửa sạch cả trong lẫn ngoài, sau đó được đem soi xem đã đạt tiêu chuẩn chưa, nếu đạt đưa qua bộ phận đóng lọ. Đóng lọ: Bộ phận này có nhiệm vụ bơm thuốc vào lọ theo quy định. Dán nhãn: Sau khi đóng lọ thuốc được đưa vào dán nhãn. Qua khâu này biểu hiện loại thuốc, công dụng của loại thuốc đó trong nhãn cùng với cách dùng cho người sử dụng. Đóng hộp, thùng: Bộ phận này có nhiệm vụ đóng gói thuốc để tiện cho việc đóng hòm kiện sau khi qua bộ phận kiểm nghiệm tiến hành nhập kho thành phẩm. 1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An 1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lí cuả công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An: Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An là một công ty lớn vì vậy phải có một hệ thống tổ chức quản lí có quy mô và chất lượng cao. Trong công ty bao gồm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các phòng ban, trong từng phòng ban thì có những phòng khác tương ứng với nhiệm vụ được giao. Ta có thể thấy rõ bộ máy quản lí của doanh nghiệp thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Bộ máy quản lí của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC P.TGD – GD SẢN XUẤT P.TGD KINH DOANH P.GD SẢN XUẤT 1 P.TGD NHÂN SỰ - XDCB P.GD SẢN XUẤT 2 KẾ TOÁN TRƯỞNG GD CHẤT LƯỢNG P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P.ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÁC CHI NHÁNH P.THỊ TRƯỜNG P.NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN P.KẾ HOẠCH SẢN XUẤT BAN CƠ ĐIỆN PHÂN XƯỞNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BỘ PHẬN VAN PHÒNG SẢN XUẤT P.KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHÂN XƯỞNG GMP P.KINH DOANH 1.3.2. Chức năng, nhiêm vụ của từng phòng ban: - Hội đồng quản trị: đứng đầu bộ máy quản lý cuả doanh nghiệp có chức năng quyết định các chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. Hội đồng quản trị quản lí việc đưa ra ý kiến quyết định cuối cùng về chi phí phải bỏ ra ban đầu và trong quá trình sản xuất đồng thời giá thành sản phẩm dự tính có phù hợp với với thị trường và với tình hình của công ty hay không. - Tổng giám đốc: là người điều hành và quyết định công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là người đưa ra định hướng sử dụng chi phí và tiêu chuẩn để kiểm soát chi phí sao cho phù hợp nhất. - P.TGĐ – GĐ sản xuất: là người trực tiếp quản lí việc thực hiện theo định hướng về chi phí và tiêu chuẩn của tổng giám đốc đã đưa ra. Là người trực tiếp phân công trách nhiệm cho từng phòng ban về việc thực hiện kế hoạch sản xuất. Là người kí kết các hợp đồng hai trăm triệu trở lên và dưới hai trăm triệu thì hợp đồng được người ủy quyền của P.TGĐ – GĐ ủy quyền. - P.TGĐ kinh doanh: Là người đưa ra kế hoạch sản xuất, là người dự toán chi phí sản xuất, là người xây dựng định mức chi phí và cũng là người xây dựng định mức tổn thất trong quá trình sản xuất kinh doanh. - P.TGĐ nhân sự - XDCB: là người trực tiếp theo dõi thời gian thực hiện kế hoạch đã đặt ra có đúng như kế hoạch hay không. Đồng thời cũng theo dõi thời gian lao động của công nhân viên trong công ty để sao cho khi tính chi phí công nhân lao động cho chính xác kéo theo đó là sự chính xác của giá thành. - Kế toán trưởng: Chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán của đơn vị. Là trợ thủ đắc lực của Tổng giám đốc và chịu mọi trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và toàn doanh nghiệp về tình hình tài chính của doanh nghiệp. - P.GĐ sản xuất 1, P.GĐ sản xuất 2: Là các phòng trực tiếp chỉ đạo sản xuất dựa trên kê hoạch đặt ra. - Giám đốc chất lượng và Phòng đảm bảo chất lượng, Phòng kiểm tra chất lượng: Sau khi phòng sản xuất 2 hoàn thành nhiệm vụ thì giám đốc chất lượng trực tiếp chỉ đạo kiểm tra chất lượng của thành phẩm xem đã đạt yêu cầu chưa? Và chất lượng quyết định rất lớn giá thành của sản phẩm - Phòng kinh doanh và Phòng thị trường: Lập các kế hoạch và triển khai thực hiện thiết lập giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối. Đồng thời tham khảo xem ý kiến của người tiêu dùng sản phẩm của công ty có vừa lòng với sản phẩm của công ty hay không cũng như xem mức giá thành của sản phẩm ma công ty đưa ra có phù hợp với thị trường không. - Phòng tài chính kế toán: Tổ chức kế toán công ty, thu thập phản ánh cung cấp thông tin số liệu báo cáo tài chính. Và chính là phòng trực tiếp tập hợp chi phí sản xuất cũng như tính toán giá thành sao cho chính xác và hợp lí. Đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định giá thành sản phẩm. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1- Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Do đặc thù của ngành dược nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành của công ty (Chiếm đến 80%). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất là: Bột cloroxit, Axidboric, Natriclorit… Nguyên vật liệu phụ : Nhãn, mác, bao bì, băng keo… Nhiên liệu: Củi đốt dùng để sao nguyên liệu Đối với nguồn nguyên liệu chính có một số công ty tự khai thác được,phần lớn là công ty phải mua ngoài, nguồn nguyên liệu này trước khi đưa vào sản xuất thì phải được kiểm tra chất lượng; Đối với nguồn nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu doanh nghiệp phải mua ngoài, trước khi về nhập kho cũng phải kiểm tra chất lượng. Chi phí này được tổ chức theo dõi riêng cho từng sản phẩm hạch toán chi phí sản xuất và theo từng phân xưởng. Tại công ty có kế toán theo dõi kho nguyên liệu chính, kho vật liệu phụ, kho công cụ dụng cụ. Cuối tháng kiểm kê cân đối nhập, xuất, tồn kho của các kho, xác định hư hỏng, hao hụt, kém phẩm, ứ đọng… 2.1.1.2- Tài khoản sử dụng Hệ thống tài khoản mà công ty đang sử dụng là áp dụng theo số 15/ 2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty đã sử dụng những tài khoản sau: - TK 151: Hàng đang đi đường - TK 1521: Nguyên vật liệu chính - TK 1522: Nguyên vật liệu phụ - TK 153: Công cụ dụng cụ - TK 331: Phải trả cho người bán - TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp - TK 6212 : Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp Và các tài khoản khác có liên quan... 2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết tập hợp chi phí nguyên vật liệu Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, căn cứ vào định mức chi phí nguyên vật liệu sản xuất do Phòng công nghệ xác nhận khi cần sử dụng nguyên vật liệu sản xuất các phân xưởng lập phiếu xuất kho (Trên phiếu xuất ghi rõ các vật tư cần dùng, số lượng, chủng loại....) có xác nhận của các bộ phận liên quan (lãnh đạo công ty, kế toán trưởng, phòng vật tư, phòng kỹ thuật, trưởng đơn vị sử dụng) rồi gửi lên phòng vật tư. Trên mỗi phiếu xuất kho kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho từng sản phẩm theo từng lô, mẻ riêng biệt làm căn cứ để ghi vào sổ tính giá thành sản phẩm. Khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán tập hợp vào TK 6211 – Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp và TK 6212 – Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp. Cuối tháng phòng điều hành sản xuất gửi hồ sơ gồm phiếu nhập kho, phiếu định mức vật tư sản xuất, phiếu luân chuyển sản phẩm và phiếu kiểm nghiệm lên phòng kế toán, kế toán xác định số nguyên liệu xuất dùng cho sản phẩm nhập kho. Nếu như trong tháng các lô, mẻ sản xuất đều hoàn thành nhập kho thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kì và chi phí sản xuất dở dang tồn đầu kỳ. Bảng 2-1: Phiếu định mức vật tư sản xuất CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN PHIẾU ĐỊNH MỨC VẬT TƯ SẢN XUẤT ( Kiêm giá thành sản phẩm) SỐ KS: 07 – 0400 NGÀY 01/12/2009 Đơn vị nhận: Tổ thuốc viên Kế hoạch của tháng Mặt hàng sản xuất: Thuốc Becberin Số lượng định mức:10,000,000 viên STT Tên vật và quy cách Đơn vị tính Số lượng vật tư định mức Số lượng vật tư kho thực cấp Giá đơn vị Thành tiền (đồng) Định khoản Vật tư thừa nhập kho Lần 1 Lần 2 Cộng Số lượng Thành tiền 1 Bột sắn lọc kg 920.4 2 Bột talc kg 241.08 3 Eragel kg 30.2 4 Mgnsestearat kg 14.6 5 PVA kg 64.8 6 Becberin(bột mịn) kg 230.92 7 Băng dính to Cuộn 4 8 Bông mỡ kg 11 9 Keo gián kg 0.8 10 Lọ nhựa Bộ 80,000 11 Nhãn Becberin Cái 80,000 12 Parafin kg 30 13 Phiếu đóng gói Cái 186 14 Thùng Becberin Cái 186 Tổng Bảng 2-2: Phiếu xuất kho CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01/12/2009 Số 11 Nợ TK:621 Có TK: 152 Mẫu số: 01VT QĐ số:15/2006/QĐ - BTC Ngày 20/3/2006 của BTC Họ tên người nhận hàng: Cô Nguyễn Hương Giang – Địa chỉ: Tổ thuốc viên Lí do xuất kho: Sản xuất 10,000,000 viên thuốc Becberin Xuất tại kho: Xưởng sản xuất Số TT Tên vật tư và quy cách Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Bột sắn lọc VT004501 kg 920.4 2 Bột talc VT004502 kg 241.08 3 Eragel VT014526 kg 30.2 4 Mgnsestearat VT002654 kg 14.6 5 PVA VT000265 kg 64.8 6 Becberin(bột mịn) VT001598 kg 230.92 7 Băng dính to VT000659 Cuộn 4 8 Bông mỡ VT001587 kg 11 9 Keo gián VT000568 kg 0.8 10 Lọ nhựa VT015622 Bộ 80,000 11 Nhãn Becberin VT000258 Cái 80,000 12 Parafin VT002408 kg 30 13 Phiếu đóng gói VT156 Cái 186 14 Thùng Becberin VT689 Cái 186 Cộng Giám đốc Thủ kho Kế toán trưởng Người nhận hàng Người lập phiếu Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho và phiếu nhập kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn của vật tư theo chỉ tiêu số lượng. THẺ KHO ( SỔ KHO) Ngày lập thẻ: 01/12/2009 Tờ số : 105………………… Bảng 2-3: Thẻ kho CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN Tên vật tư: Becberin (bột mịn) Đơn vị tính: kg Mã số: VT001598 Đơn vị tính: VNĐ Số TT Ngày, tháng Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Số lượng Kí xác nhận của kế toán Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn 1 01/10 NK 61 Nhập kho vật tư 01/10 265.5 265.5 2 01/10 XK 45 Xuất dùng sản xuất thuốc Becberin 01/10 230.92 34.58 Cộng 265.5 230.92 34.58 Tương tự thủ kho lập các thẻ kho cho các vật tư khác. Theo định kì, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho sau đó kí xác nhận vào Thẻ kho. Khi nhận được các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ xuất kho kế toán có nhiệm vụ cập nhật các chứng từ đó vào máy vi tính theo danh mục vật tư mình quản lý đã được cài đặt sẵn trong máy vi tính. Khi nhận được phiếu xuất kho kế toán vật tư tiến hành cập nhật vào máy. Từ màn hình Fast: Tại các phân hệ nghiệp vụ chọn “ Kế toán hàng tồn kho”. Từ kế toán hàng tồn kho chọn “Cập nhật số liệu”. Từ cập nhật số liệu chọn “Phiếu xuất”. Màn hình giao diện nhập liệu đối với loại chứng từ: Phiếu xuất Phiếu xuất Loại phiếu xuất:……………………..Số chứng từ……………………………. Mã khách:……………………….. Ngày chứng từ………………………… Địa chỉ/người nhận:………………… Tỷ giá VND:…………………………... Diễn giải:…………………………… Mã phí:………………………………… Vụ việc:………………………………………………………………………… Mã kho xuất:…………………………………………………………………… Mã kho nhập:…………………………………………………………………… Xuất theo giá đích danh cho vật tư tính giá trung bình F4 thêm dòng, F8 xoá dòng, F5 Xem phiếu nhập, Ctrl + Tab ra Khai chi tiết Mã hàng Tên hàng ĐVT Tồn kho Số lượng GiáVND TiềnVND TKnợ TK có Lưu Mới In Chứng từ Sửa Xóa Xem Tìm Quay ra + Tại mục loại phiếu xuất: chọn “ Xuất cho sản xuất sử dụng (Xuất nội bộ)” + Mã khách: Nguyễn Hương Giang + Địa chỉ/ người nhận: Tổ thuốc viên (máy sẽ tự động cập nhật khi ta khai báo mã khách nêú ta đã cài đặt trước). + Diễn giải: Xuất vật liệu để phục vụ sản xuất thuốc Becberin + Số chứng từ: 11 + Ngày chứng từ: 01/12/2009 Không đánh dấu vào ô “Xuất theo giá đích danh cho vật tư tính giá trung bình” (Nếu đánh dấu vào ô này thì phải nhập số liệu vào các ô “Giá VND” và “Tiền VND”; Nếu không đánh dấu thì máy sẽ tự động cập nhật sau khi chạy giá trung bình). Sau khi nhập các dữ liệu trên kế toán tiến hành nhập các dữ liệu chi tiết trên phiếu xuất kho vào bảng theo thứ tự: + Mã hàng: VT001598 + Tên hàng: Becberin(bột mịn) + ĐVT: Kg + Tồn kho: + Số lượng: 230.92kg + Giá VND: + Tiền VNĐ: + TK nợ: 621 + TK có: 1521 Tương tự như vậy đối với mã vật tư thứ hai, kết thúc chọn “lưu”. Khi đã nhập xong phiếu xuất kho này để nhập phiếu xuất kho khác thì chọn nút “mới” sau đó làm các thao tác tương tự. Tại mục TK nợ: Kế toán vật tư sẽ căn cứ vào mã khách (tên phân xưởng nhận vật tư) và loại vật tư trên phiếu xuất kho để xác định chính xác xuất vật tư phục vụ sản xuất sản phẩm gì. Cuối tháng căn cứ vào số lượng vật tư tồn đầu kỳ, số lượng vật tư nhập trong kỳ, trị giá vật tư tồn đầu kỳ, trị giá vật tư nhập trong kỳ, máy tính sẽ tự động tính ra giá trị thực tế nguyên vật liêụ xuất kho của mỗi loại vật tư theo đơn giá bình quân gia quyền. Cụ thể như sau: Giá trị thực tế Số lượng Đơn giá Nguyên vật liệu = nguyên vật liệu x thực tế Xuất dùng trong kỳ xuất dùng trong kỳ bình quân Giá trị thực tế Giá trị thực tế nguyên vật liệu + nguyên vật liệu Đơn giá tồn đầu kỳ nhập trong kỳ thực tế = bình quân Số lượng Số lượng nguyên vật liệu + nguyên vật liệu tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập trong kỳ là giá mua ghi trên hoá đơn, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, bảo hiểm.... Trị giá xuất dùng = Đơn giá thực tế bình quân x số lượng xuất dùng. VD: Trong tháng 12/2009 Becberin ( bột mịn) dùng để sản xuất thuốc Becberin tập hợp được như sau: + Số lượng tồn đầu kỳ: 102kg – Đơn giá: 150,560 đồng + Số lượng nhập : 265.5kg – Đơn giá: 175,650 đồng + Số lượng xuất : 230.92kg Đơn giá bình quân của 102*150,560 + 265.5 * 175,650 = = 168,686.2449 đồng thuốc Becberin (bột mịn) 102 + 265.5 Trị giá xuất dùng của thuốc Becberin là =168,686.2449*230.92 =38,953,027.67 đồng Tương tự ta cũng tính được đơn giá bình quân của các vật tư: bột sắn lọc, Bột talc, Eragel, Mgnsestearat, PVA, Băng dính to, Bông mỡ, Keo gián, Lọ nhựa, Nhãn Becberin, Parafin, Phiếu đóng gói, Thùng Becberin dựa vào tình hình nhập, xuất, tồn mà kế toán vật tư theo dõi được cho từng loại vật tư. Máy sẽ tổng hợp được quá trình trên như sau: Bảng 2 – 4: Bảng tổng hợp vật tư xuất nhập tồn Đơn vị tính: VNĐ Mã hàng Tên hàng ĐVT Vật tư tồn kho Vật tư nhập kho Vật tư xuất kho Tk nợ Tk có Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá Thành tiền VT004501 Bột sắn lọc kg 220.5 4,560 890.00 5,350 920.4 5,193.14 479,766.056 6211 1521 VT004502 Bột talc kg 0 0 485.00 4,980 241.08 4,980 1,200,578.4 6211 1521 VT014526 Eragel kg 12.5 72,050 48.5 76,000 30.2 75,190.57 2,270,755.214 6211 1521 VT002654 Mgnsestearat kg 0 0 28.00 38,560 14.6 38,560 562,976 6211 1521 VT000265 PVA kg 0 0 78.5 43,269 64.8 43,269 2,803,831.2 6211 1521 VT001598 Becberin(bột mịn) kg 102 150,560 265.5 175,650 230.92 168,686.2449 38,953,027.67 6211 1521 VT000659 Băng dính to Cuộn 10 7500 0 0 4 7,500 30,000 6212 1522 VT001587 Bông mỡ kg 5 45,600 15.00 44,800 11 45,000 495,000 6212 1522 VT000568 Keo gián kg 3 33,400 5.00 35,000 0.8 34,400 27,520 6212 1522 VT015622 Lọ nhựa Bộ 25,000 250 85,000 265 80,000 261.59 20,927,200 6212 1522 VT000258 Nhãn Becberin Cái 36,000 29.00 90,000 31.00 80,000 30.43 2,434,400 6212 1522 VT002408 Parafin kg 20 18,000 35.5 17,800 30 17,872.07 536,162.1 6212 1522 VT156 Phiếu đóng gói Cái 61 26.5 135.00 25.8 186 26.02 4,839.72 6212 1522 VT689 Thùng Becberin Cái 48 4,600 165.00 4,800 186 4,754.93 884,416.98 6212 1522 Các phiếu xuất kho sau khi được cập nhật và chạy giá trung bình sẽ vào Bảng tổng hợp chi tiết vật tư. Bảng 2 – 5: Bảng tổng hợp chi tiết NVL, CCDC, SP, HH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NVL, CCDC, SP, HH Tài khoản: 152 Sản phẩm : thuốc Becberin Tháng 12/2009 Đơn vị tính: VNĐ Số TT Tên, quy cách vật tư Số tiền Tồn đầu kì Nhập trong kì Xuất trong kì Tồn cuối kì 1 Bột sắn lọc 1,005,480 4,761,500 479,766.056 5,287,213.944 2 Bột sắn lọc 0 2,415,300 1,200,578.4 1,214,721.6 3 Eragel 900,625 3,686,000 2,270,755.214 2,315,869.786 4 Mgnsestearat 0 1,079,680 562,976 516,704 5 PVA 0 3,396,616.5 2,803,831.2 592,785.3 6 Becberin(bột mịn) 15,357,120 46,635,075 38,953,027.67 23,039,167.33 7 Băng dính to 75,000 0 30,000 45,000 8 Bông mỡ 228,000 672,000 495,000 405,000 9 Keo gián 100,200 175,000 27,520 247,680 10 Lọ nhựa 6,250,000 22,525,000 20,927,200 7,847,800 11 Nhãn Becberin 1,044,000 2,790,000 2,434,400 1,399,600 12 Parafin 360,000 631,900 536,162.1 455,737.9 13 Phiếu đóng gói 1616.5 3,483 4,839.72 259.78 14 Thùng Becberin 220,800 792,000 884,416.98 128,383.02 Cộng 25,542,841.5 89,563,554.5 71,610,473.34 43,495,922.66 Dựa vào Bảng tổng hợp chi tiết vật tư kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu Bảng 2 – 6: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CCDC Tháng 12/2009 Đơn vị tính: VNĐ Số TT Nội dung TK 152 TK153 VLC VLP Cộng 1 TK 621 – Chi phí NLVLTT 312,931,861.3 147,290,866 460,222,727.3 2 TK 6211 – Chi phí NVLTT sản xuất thuốc viên 199,961,936.3 95,125,631 295,087,567.3 - Becberin 46,270,934.54 25,339,538.8 71,610,473.34 - ………. ………….. …………… …………. 3 TK 6212 – Chi phí NVLTT sản xuất thuốc tiêm 112,969,925 52,165,235 165,135,160 - Nước cất tiêm 12,154,126 6,050,128 18,204,254 ……… ………… ………….. ………….. 4 TK 627 – Chi phí SXC 250,450,235 152,215,526 402,665,761 - Becberin 25,250,255 9,265,245 34,515,500 - ………….. ………….. ………….. ………….. Dựa vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu và bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu kế toán vật tư thực hiện lập sổ chi tiết TK 621. Bảng 2 – 7: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản : 621 Tên sản phẩm: Becberin Tháng 12/2009 Đơn vị tính: VNĐ NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK 621 SH NT Tổng số Chia ra VL chính VL phụ 1. Số dư đầu kì x - - - 2. Số phát sinh trong kì 31/12 BPB2 31/12 Chi phí NVL chính 1521 46,270,934.54 46,270,934.54 Chi phí VL phụ 1522 25,339,538.8 25,339,538.8 Cộng phát sinh 71,610,473.34 46,270,934.54 25,339,538.8 Ghi Có TK 621 154 71,610,473.34 46,270,934.54 25,339,538.8 3. Số dư cuối kì x - - - 2.1.1.4- Quy trình ghi sổ tổng hợp kế toán chi phí nguyên vật liệu Công ty sử dụng tài khoản 6211- Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp và tài khoản 6212- Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp để phản ánh những chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong kì khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu – căn cứ vào phiếu xuất kho số 11 kế toán ghi: Nợ TK 621 : 71,610,473.34 Có TK 152 : 71,610,473.34 Cuối tháng kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành kế toán ghi: Nợ TK 154: 71,610,473.34 Có TK 621: 71,610,473.34 Cuối tháng kế toán tổng hợp các phiếu định mức vật tư sản xuất ghi trên Sổ giá thành của từng sản phẩm. Sau đó phản ánh lên Bảng kê số 4 rồi tổng hợp Bảng kê số 4 để ghi vào Nhật kí chứng từ số 7 Bảng 2 – 8: Bảng kê số 4 - 1 BẢNG KÊ SỐ 4 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT THUỐC VIÊN Tháng 12/2009 Đơn vị tính: VNĐ Số TT Các TK Ghi Các Có TK ghi Nợ 152 153 … 338 621 622 627 Các TK phản ánh ở NKCT khác Cộng chi phí NKCT sô 1 NKCT số 5 1 TK 154- CP SXKDDD 305,497,787 - Becberin 71,610,473.34 - Vitamin C 31,154,000 …………. …………….. 2 TK 621- CP NVLTT 286,228,525 19,269,262 305,497,787 - Becberin 71,610,473.34 0 71,610,473.34 - Vitamin C 25,699,000 5,455,000 31,154,000 ………….. …………. ……….. …………… 3 TK 622- CPNCTT - …….. 4 TK 627- CPSXC -…………… C._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26681.doc
Tài liệu liên quan