Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần dệt may Hà Nội

Tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần dệt may Hà Nội: ... Ebook Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần dệt may Hà Nội

doc119 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học kinh tế quốc dân KHOA KẾ TOÁN š&› Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đề tài: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI Sinh viên thực hiện : Nguyễn thị chang Chuyên ngành : kế toán Lớp : kế toán 47c Khoá : 47 Hệ : Chính quy Giáo viên hướng dẫn : Ths. Trương Anh Dũng Hµ Néi 5 / 2009 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HN Hà Nội BH Bảo hiểm BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BTC Bộ Tài chính CNV Công nhân viên CP Chi phí CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượng HTTNXH Hệ thống trách nhiệm xã hội KH Khấu hao KPCĐ Kinh phí công đoàn NLC Nguyên liệu chính NM Nhà máy NVL Nguyên vật liệu NVLC Nguyên vật liệu chính PC Phiếu chi PKT Phiếu kế toán PX Phiếu xuất SP Sản phẩm TK Tài khoản TL Tiền lương TSCĐ Tài sản cố định VLP Vật liệu phụ DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU STT TÊN SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang 1 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội 7 2 Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sợi 13 3 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 23 4 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán 25 5 Biểu số 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 16 6 Biểu số 1.2: Bảng tổng hợp chỉ tiêu tài chính 17 7 Biểu số 2.1: Sản lượng sản phẩm sợi quý 3 -2008 34 8 Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho 35 9 Biểu số 2.3: Bảng phân bổ nguyên vật liệu chính, phụ 37 10 Biểu số 2.4: Sổ chi tiết tài khoản 621 38 11 Biểu số 2.5: Sổ tổng hợp tài khoản 621 39 12 Biểu số 2.6: Bảng đơn giá tiền lương 42 13 Biểu số 2.7: Bảng chấm công 43 14 Biểu số 2.8: Tổng hợp sản phẩm cá nhân 44 15 Biểu số 2.9: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội quý 3-2008 46 16 Biểu số 2.10: Sổ chi tiết tài khoản 622 47 17 Biểu số 2.11: Sổ tổng hợp tài khoản 622 48 18 Biểu số 2.12: Bảng tổng hợp tính khấu hao quý 3 54 19 Biểu số 2.13: Phiếu chi 55 20 Biểu số 2.14: Giấy thanh toán tiền tạm ứng 56 21 Biểu số 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 627 58 22 Biểu số 2.16: Sổ tổng hợp tài khoản 627 59 23 Biểu số 2.17: Sổ tổng hợp tài khoản 154H11 60 24 Biểu số 2.18: Sổ tổng hợp tài khoản 154H12 62 25 Biểu số 2.19: Bảng kê số 4 63 26 Biểu số 2.20: Bảng tính giá bông xơ tồn quý 3-2008 65 27 Biểu số 2.21: Bảng tổng hợp tồn xuất 66 28 Biểu số 2.22: Bảng giá thành đơn vị kế hoạch 68 29 Biểu số 2.23: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất 69 30 Biểu số 2.24: Giá thành thực tế sợi đơn quý 3/08 - NM sợi 72 LỜI MỞ ĐẦU Trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO nền kinh tế nước ta mới thực sự hội nhập vào nền kinh tế thị trường thế giới với nhiều cơ hội và cũng đầy thách thức, trong điều kiện không còn sự hỗ trợ của nhà nước. Với tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường, các doanh nghiệp cần có những chiến lược, kế hoạch phát triển nhất định. Muốn đề ra những kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp, nhanh chóng với từng lĩnh vực kinh doanh, các công ty phải có những thông tin kinh tế chính xác và kịp thời, đó là những thông tin kế toán, thông tin thị trường… Một trong những thông tin cần thiết mà doanh nghiệp phải biết là thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nó là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như tình hình quản lý và sử dụng yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi những thông tin này được cung cấp một cách kịp thời sẽ giúp cho doanh nghiệp có những điều chỉnh chính xác về giá thành để phù hợp với chiến lược kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường. Chính vì vậy mà kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức quan trọng trong mỗi công ty, nó giúp cung cấp thông tin cần thiết để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính chính xác giá thành sản phẩm, từ đó mới có căn cứ để đưa ra giá bán của sản phẩm. Mỗi một doanh nghiệp lại có những đặc điểm sản xuất, kinh doanh khác nhau, nên công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Qua quá thực tập tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, em đã tiếp thu được những kinh nghiệm thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại phòng kế toán, cùng với kiến thức đã thu được trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội” Ngoài lời mở đầu và kết luận, Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Chuyên đề thực tập này được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ của đơn vị thực tập và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trương Anh Dũng, kết hợp với việc đọc nhiều sách, báo, tạp chí kế toán trong nước và nước ngoài… để thấy được cách tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp đang áp dụng có khác gì so với lý thuyết và chế độ quy định. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi những sai sót, em mong muốn nhận được sự góp ý, hướng dẫn của thầy giáo để chuyên đề hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2009 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI. Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội là một trong những doanh nghiệp thuộc nhóm những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam, có uy thế cao trong thị trường trong nước và quốc tế. Với lịch sử hình thành và phát triển trên 20 năm, tính từ thời điểm hai tổ chức TECHNO-IMPORT Vietnam và UNIONMATEX (CHLB Đức) ký kết hợp đồng xây dựng nhà máy sợi Hà Nội vào ngày 7/4/1978 đến tháng 2/1979 thì công trình được khởi công xây dựng. Sau hơn 5 năm xây dựng, vào ngày 21/11/1984 công trình được khánh thành và nhà máy sợi Hà Nội được chính thức đi vào hoạt động. Kể từ khi nhà máy sợi Hà Nội được thành lập đến nay, công ty đã đổi những tên sau: Ngày 30/4/1991 : Chuyển đổi tổ chức Nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí Nghiệp Liên Hợp Sợi - Dệt Kim Hà Nội (QĐ-138-CNN-TCLĐ ngày 30/4/1991). Ngày 19/6/1995 : Đổi tên Xí nghiệp liên hợp sợi - Dệt kim Hà Nội thành Công ty Dệt Hà Nội (840-TCLĐ, ngày 19/6/1995 - Bộ Công nghiệp nhẹ). Ngày 28/2/2000 : Đổi tên Công ty Dệt Hà Nội thành Công ty Dệt – May Hà Nội (QĐ-103-HĐQT ngày 28/2/2000).Tên giao dịch viết tắt là : HANOSIMEX Ngày 11/1/2007 : Tổng Công ty Dệt may Hà Nội được thành lập trên cơ sở Công ty Dệt May Hà Nội thuộc tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ngày 1/1/2008 : Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hà Nội được thành lập thông qua hội đồng cổ đông và chính thức đi vào hoạt động. Trụ sở chính của Tổng công ty : số 25/13 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội. Tên tiếng anh: HANOI TEXTILE AND GARMENT JOINT STOCK CORPORATION Tên viết tắt: HANOSIMEX Trong những thời kỳ khác nhau Tổng công ty đã không ngừng phát triển, tuy gặp những khó khăn trong bối cảnh đất nước chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhưng Tổng công ty vẫn đạt mức tăng trưởng hàng năm, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập nền kinh tế toàn cầu, cùng với việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp và hoạt đông kinh doanh thì đó lại vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội nói riêng và ngành Dệt may Việt Nam nói chung. Cuối năm 1984 nhà máy sợi Hà Nội (còn gọi là nhà máy sợi Tây Đức) đi vào sản xuất chính thức đã đánh dấu bước nhảy vọt của ngành dệt may Việt Nam trong những năm đầu đổi mới cơ chế kinh tế. Lần đầu tiên ở miền Bắc nước ta có một nhà máy sợi quy mô lớn, được đầu tư thiết bị máy móc hiện đại của nước ngoài. Tuy nhiên nhà máy sợi Hà Nội lúc bấy giờ cũng gặp không ít bỡ ngỡ do thiếu kinh nghiệm, cũng như chuyên môn về kỹ thuật. Cho nên khi các chuyên gia nước ngoài về nước, đã xảy ra một loạt các máy móc thiết bị của nhà máy gặp trục trặc kỹ thuật, thiếu phụ tùng thay thế. Nhờ sự lỗ lực của ban lãnh đạo công ty, cũng như sự giúp đỡ của ngành Dệt và bộ thương mại, công ty đã khắc phục được khó khăn nhập mua thiết bị phụ tùng và nguyên vật liệu để tiếp tục sản xuất ổn định. Công ty tiếp tục đầu tư bổ sung thiết bị vào khu vực sợi, đầu tư vào khu vực dệt kim, may mặc nhằm mở rộng sản xuất. Việc đầu tư có trọng điểm, bảo đảm hiệu quả đồng vốn đã giúp công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất. Nhà máy cũng mạnh dạn đưa khoa học công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng. Bên cạnh đầu tư vào công nghệ, việc đầu tư vào nguồn nhân lực cũng được công ty đặc biệt chú ý, công ty cũng xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu lâu dài. Với chiến lược của công ty là đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,đa dạng hoá mặt hàng: sản phẩm sợi, vải Dệt kim, vải Denim, sản phẩm may dệt kim, khăn các loại, nguyên phụ liệu, phụ tùng thuộc ngành dệt may… Nhờ có chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn, sản xuất- kinh doanh của Tổng công ty luôn đạt hiệu quả và có lãi, bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước cấp. Không những vậy mà Tổng công ty còn luôn sẵn sàng giúp đỡ và tiếp nhận các đơn vị gặp khó khăn như: năm 1993, Bộ công nghiệp nhẹ đã quyết định sát nhập nhà máy sợi Vinh vào xí nghiệp liên hợp; tháng 4/1995, công ty đã tiếp nhận Công ty Dệt Hà Đông; năm 2003, theo yêu cầu của Tổng công ty Dệt may Việt Nam, công ty đã giúp đỡ và quản lý toàn diện Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan. Đây là những doanh nghiệp làm ăn yếu kém, có nhiều khó khăn và thường xuyên thua lỗ. Hiện nay, các doanh nghiệp này đã trở thành công ty con của Tổng công ty và đang từng bước ổn định sản xuất và kinh doanh đã có lãi. Từ năm 2005, công ty đã triển khai mô hình công ty mẹ - công ty con và thực hiện cổ phần hoá các công ty thành viên. Theo quyết đinh số 177/2004/QĐ-BCN ngày 30 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty Dệt may Hà Nội, công ty thành viên hạch toán độc lập của Vinatex sang thí điểm tổ chức, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tổng công ty Dệt – May Việt Nam. Vào ngày 30 tháng 7 năm 2007, căn cứ theo quyết định 2636/QĐ-BCN của bộ trưởng bộ công nghiệp về việc phê chuẩn và chuyển Tổng công ty Dệt may Hà Nội thành Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội với số vốn điều lệ khoảng 205 tỷ, trong đó vốn nhà nước chiếm 54.74% vốn điều lệ, còn lại 45.26% là vốn do các cổ đông khác góp. Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội đóng vai trò là công ty mẹ, có các công ty con và công ty liên kết khác như: Các công ty con : Công ty cổ phần May thời trang Hà Nội Công ty cổ phần May Hà Nội Công ty cổ phần Dệt Nhuộm Hà Nội Công ty cổ phần Dệt Khăn Hà Đông Công ty cổ phần Dệt- May Hoàng Thị Loan Các công ty liên kết : Công ty cổ phần May Đông Mỹ Công ty cổ phần Dịch vụ cơ điện, Công ty cổ phần kinh doanh Dịch vụ Hà Nội ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty là mô hình tổ chức trực tuyến chức năng. Đây là mô hình thích hợp với một công ty có quy mô lớn, đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất như Tổng công ty HANOSIMEX. Nó có ưu điểm như giúp định hướng hoạt động theo kết quả cuối cùng, tập trung các nguồn lực thích hợp cho các bộ phận sản xuất khác nhau. Trong đó, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật và điều hành hoạt động của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Tổng giám đốc là uỷ viên của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam , chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Tổng giám đốc có nhiệm vụ: Trình hội đồng quản trị về cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ trong Tổng công ty; đồng thời trình hội đồng quản trị các chiến lược phát triển, kế hoạch chương trình hành động và phương án bảo vệ, cạnh tranh, khai thác các nguồn lực của Tổng công ty…. Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư mới…; quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày mà không cần quyết định của hội đồng quản trị… Quyết định kế hoạch sử dụng các nguồn nhân lực, mức thù lao, các chế độ và điều khoản liên quan đến hợp đồng lao động cho cán bộ CNV.. Phê duyệt các hợp đồng kinh tế; quản lý vốn nhà nước tại Tổng công ty và các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật. Đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp bất thường để giải quyết các vấn đề vượt quá quyền hạn của Tổng giám đốc hoặc những biến động lớn trong Tổng công ty. Thực hiện báo cáo thường xuyên, đột xuất cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Phụ trách trực tiếp phòng kế toán tài chính. Bên dưới Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc điều hành, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Các Phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị vinatex bổ nhiệm, ký hợp đồng, giúp Tổng giám đốc điều hành Hanosimex theo phân công và uỷ quyền của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền. Tổng công ty bao gồm các 6 phó tổng giám đốc sau: Phó tổng giám đốc - Điều hành sản xuất sợi có chức năng quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực Sợi, hoạt động lĩnh vực công nghệ thông tin. Phó tổng giám đốc - Điều hành sản xuất Dệt nhuộm có chức năng quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực Dệt nhuộm như chỉ đạo hoạt động của nhà máy Dệt Denim, Trung tâm Dệt kim Phố Nối, đồng thời tham gia điều hành, quản lý và đại diện vốn nhà nước cho Công ty cổ phần Dệt Hà Đông. Phó tổng giám đốc – Điều hành sản xuất May có chức năng quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực may; đồng thời tham gia điều hành, quản lý và đại diện vốn Nhà nước cho Công ty cổ phần May Đông Mỹ. Phó tổng giám đốc - Điều hành kỹ thuật thiết bị kiêm đại diện lãnh đạo phụ trách hệ thống quản lý chất lượng: có chức năng quản lý, điều hành kỹ thuật thiết bị; điều hành, quản lý sản xuất lĩnh vực cơ khí, điện ở Tổng công ty; Thay mặt Tổng giám đốc điều hành việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO_9001:2000. Phó tổng giám đốc - Điều hành kinh doanh có chức năng điều hành lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, nội địa và công tác thương hiệu, mẫu thời trang; đồng thời tham gia điều hành, quản lý Công ty cổ phần Thương mại Hải Phòng. Phó tổng giám đốc - Điều hành quản trị nhân sự và hành chính kiêm đại diện lãnh đạo phụ trách hệ thống trách nhiệm xã hội có chức năng quản lý, điều hành lĩnh vực Quản trị nhân sự, Đời sống, Bảo vệ, Hành chính, Y tế; thay mặt Tổng giám đốc điều hành việc xây dựng và áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000 - WRAP. 1.2.2. Các phòng ban chức năng của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội 1.2.2.1. Trung tâm công nghệ thông tin có chức năng giúp Tổng giám đốc thống nhất quản lý hoạt động, vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật công ty thông tin và ứng dụng công nghệ vào phục vụ công tác quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh. Và trung tâm cũng có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về định hướng phát triển tin học và ứng dụng trong Tổng công ty… 1.2.2.2. Phòng kỹ thuật đầu tư có chức năng nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất, cũng như đầu tư máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ khoa học một cách hợp lý thích hợp với điều kiện của công ty. 1.2.2.3. Phòng kế toán tài chính là phòng thuộc sự quản lý trực tiếp của tổng giám đốc, giúp tổng giám đốc về công tác kế toán như phân tích tình hình tài chính của công ty, huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả… 1.2.2.4. Phòng xuất nhập khẩu có chức năng nghiên cứu thị thường, các đối tác, các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu… 1.2.2.5. Phòng kinh doanh có chức năng xem xét các công việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như lập kế hoạch kinh doanh, tìm hiểu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm… 1.2.2.6. Phòng quản trị nhân sự có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc trong công tác quản trị nguồn nhân lực như tổ chức bộ máy cán bộ, đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi, ký kết hợp đồng lao động, đảm bảo chính sách đối với họ.., 1.2.2.7. Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm có chức năng tổ chức quản lý hệ thống quản lý chất lượng, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn iso 9001 từ đầu vào của sản phẩm cho đến đầu ra của sản phẩm… Ngoài ra công ty còn có một số phòng ban khác như phòng kinh doanh, phòng quản trị hành chính, phòng đời sống, trung tâm y tế..., mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng giúp cho công ty hoạt động một cách hiệu quả không bị trồng chéo. 1.3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 1.3.1. Các ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ lực của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội là một công ty có quy mô lớn, với đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh như : Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, bao bì ngành dệt may; Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu bông xơ, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc công nghệ, vật liệu điện, nhựa, cao su, các mặt hàng tiêu dùng; Vận tải hàng hoá và hành khách bằng phương tiện ô tô, kinh doanh kho vận, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư cơ sở hạ tầng; Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí; Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ công nghiệp và dân dụng; Kinh doanh bất động sản; Dịch vụ đào tạo công nhân kỹ thuật, dịch vụ khoa học, công nghệ, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị công nghiệp; Xây dựng nhà ở, văn phòng; quản lý khai thác và kinh doanh các dịch vụ trong khu chung cư, khu đô thị, khu dân cư tập trung, bãi đỗ xe, khách sạn du lịch, Bên cạnh nhiều ngành nghề kinh doanh, thì Tổng công ty cũng có nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi loại sản phẩm có những đặc trưng riêng về quy trình công nghệ, thị trường tiêu thụ cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chính vì vậy mà Tổng công ty phải có những kế hoạch và chiến lược phát triển riêng cho từng loại sản phẩm cũng như từng lĩnh vực kinh doanh nói chung. Các mặt hàng chủ lực của Tổng công ty như: Các sản phẩm về sợi: sợi nồi cọc, sợi OE, sợi TEXTURE PE+, sợi slub. Các sản phẩm về vải dệt kim, sản phẩm may dệt kim; Các sản phẩm vải DENIM, sản phẩm may DENIM; Các sản phẩm khác như quần áo trẻ em, khăn bông, quần áo thời trang… Hanosimex là doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực dệt may, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Các dòng sản phẩm, cũng như nguyên vật liệu được xuất nhập khẩu khắp nơi trên thế giới. Tổng công ty có mối quan hệ quốc tế với nhiều nước như : Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Đan Mạch, Đức, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Li Băng, Nga, Nam Phi, Úc, Trung Quốc, các nước Asian, Thụy Sỹ, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Séc, Ấn Độ. 1.3.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội có nhiều phân xưởng sản xuất cũng như nhà máy sản xuất theo những dây chuyền công nghệ riêng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm. Mỗi nhà máy là một dây chuyền sản xuất khép kín với quy trình công nghệ phức tạp. Các nhà máy của Tổng công ty bao gồm : Nhà máy sợi Hà Nội Nhà máy sợi Vinh Nhà máy Dệt Denim Nhà máy Dệt Hà Đông Nhà máy may 1 Nhà máy May 2 Nhà máy May 3 Nhà máy May thời trang. Các nhà máy đều có thiết bị máy móc hiện đại, với quy trình liên tục, nhưng chu kỳ sản xuất ngắn, được chia nhỏ và chuyên môn hoá theo từng chi tiết sản phẩm. Do Tổng công ty có nhiều nhà máy sản xuất khác nhau nên trong chuyên đề này em chỉ đề cập đến quy trình sản xuất của Nhà máy sợi Hà Nội: Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sợi Quy trình sản xuất sợi đơn Quả sợi đơn Ống Quả sợi con Quả sợi thô Băng ghép II Cúi chải kỹ Cuộn cúi Băng ghép I Cúi trộn peco Kiện bông Bông chải cotton Cúi chải cotton Bông chải cotton Kiện xơ PE Cúi chải PE Bông chải PE Ghép trộn Quy trình sản xuất sợi xe Quả sợi đơn Đậu Quả đậu Xe Quả sợi xe Theo quy trình sản xuất sợi, với nguyên liệu là bông và xơ PE Bông và xơ PE được xé nhỏ đưa vào máy bông để làm tơi và loại bỏ tạp chất, sau đó đưa sang máy chải để loại trừ tối đa tạp chất tạo thành cúi chải. Các cúi chải sau đó được ghép trộn thành cúi trộn peco trên máy ghép. Việc pha trộn tỷ lệ cotton, PE được tiến hành trên giai đoạn này. Các cúi ghép lại được kéo thành sợi thô trên máy thô, sợi thô được đưa qua máy sợi con, kéo thành sợi đơn. Sợi đơn là nguyên liệu cho sản xuất sợi xe, quả sợi đơn qua máy đậu để chập sợi, rồi qua máy xe để xe sợi, tiếp theo là qua máy ống để đánh ống và cuối cùng thành quả sợi xe. Tổ chức sản xuất tại Nhà máy sợi Hà Nội Nhà máy sợi Hà Nội trước đây có hai phân xưởng sản xuất nhưng đến nay đã gộp hai phân xưởng này thành một phân xưởng lớn với nhiều tổ sản xuất và các tổ phụ trợ khác nhau như: - Tổ bông chải: Xé bông tạo thành các cúi chải - Tổ ghép thô: Ghép cúi chải và làm đều cúi chải đưa vào máy kéo sợi thô - Tổ sợi con: Kéo từ sợi thô thành sợi con có độ nhỏ theo tiêu chuẩn - Tổ máy ống: Đánh ống từ nhiều quả sợi con thành quả sợi đơn - Tổ đậu xe: Chập sợi đơn và xe các sợi đơn thành sợi xe - Tổ phụ trợ gồm các tổ như tổ suốt da, tổ điện, tổ thông gió, các tổ bảo toàn, tổ vận chuyển 1.3.3. Tình hình kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội đã không ngừng tăng trưởng, mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 20%/ năm. Doanh thu năm 1985 của công ty mới đạt 200 triệu đồng thì đến 2007 đạt 1805 tỷ. Lợi nhuận năm 1985 của công ty chỉ đạt có 38 triệu đồng thì đến 2007 đạt 8,93 tỷ. Và lợi nhuận năm 2007 tăng gấp 38.6% so với năm 2006. Với chiến lược lâu dài của Tổng công ty là không ngừng nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng. Tổng công ty cũng thực hiện chương trình đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất, làm cho sản phẩm của công ty ngày càng có chỗ đứng trên thị trường không chỉ trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty qua các năm đều tăng, năm 1990, lần đầu tiên công ty trực tiếp xuất khẩu được 500 ngàn USD, đến năm 2003 đạt hơn 28 triệu USD, trong đó tỷ lệ hàng FOB trên 90 %, tăng hàng năm trên 20%. Ban đầu, Tổng công ty chỉ sản xuất kinh doanh sản phẩm sợi, đến nay có cả sản phẩm dệt kim, khăn bông, vải Denim và sản phẩm may Denim. Các nhà máy đều được đầu tư với dây chuyền công nghệ hiện đại và đều được phát huy hết công suất. Tổng giá trị đầu tư năm 2007 của Tổng công ty khoảng hơn 600 tỷ đồng, tạo ra được các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Việc đầu tư của Tổng công ty không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng, tạo ra nhiều sản phẩm mới mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho công nhân viên. Trong những năm gần đây, Tổng công ty luôn đầu tư có chiều sâu và đạt hiệu quả, với các dòng sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng tốt đã tìm được chỗ đứng trong thị trường ngành Dệt may Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay, sản phẩm của Tổng công ty liên tục được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Tổng công ty cũng liên tục đạt giải Sao Vàng Đất Việt từ năm 2003 đến nay. Từ năm 1995 đến nay, Tổng công ty đã đạt được nhiều huy chương vàng, bạc và đạt được các giải thưởng như: Giải thưởng chất lượng Việt Nam, Cúp dành cho doanh nghiệp tiêu biểu tại Hội chợ quốc tế Hàng Việt Nam, Chứng nhận giải thưởng thời trang tại Hội chợ, Chứng nhận TOP 5 ngành hàng được ưu thích… Sau đây là báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty trong những năm gần đây thể hiện rõ nét tình hình phát triển của HANOSIMEX (ĐVT: VND) Biểu số 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 ĐVT: VND CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.353.627.831.371 1.558.572.769.946 1.805.033.381.669 Các khoản giảm trừ doanh thu 2.458.994.332 6.593.377.394 15.535.366.826 Doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ 1.351.178.837.039 1.551.979.392.552 1.789.498.014.843 Giá vốn hàng bán 1.234.153.411.159 1.419.306.914.523 1.646.737.588.975 Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ 117.025.425.880 132.672.478.029 142.760.425.868 Doanh thu hoạt động tài chính 6.352.171.526 5.018.236.855 6.236.628.017 Chi phí tài chính Trong đó : chi phí lãi vay 35.730.128.117 29.505.382.632 43.566.805.651 28.179.709.004 47.258.806.112 43.024.943.356 Chi phí bán hàng 53.814.999.802 53.578.587.027 51.143.905.487 Chi phí quản lý doanh nghiệp 27.718.900.817 34.237.110.218 40.155.357.787 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.113.568.670 6.308.211.988 10.438.984.499 Thu nhập khác 1.665.816.304 2.825.342.114 998.10.159 Chi phí khác 42.421.638 594.487.806 580.128.169 Lợi nhuận khác 1.623.394.666 2.230.854.308 417.881.990 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7.736.963.336 8.539.066.296 10.856.866.489 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 2.262.310.925 2.097.678.093 1.926.234.469 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 5.474.652.411 6.441.388.203 8.930.632.020 (Nguồn cung cấp từ phòng kế toán) Qua báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty, chúng ta thấy hoạt động kinh doanh của Tổng công ty ngày càng phát triển và không ngừng lớn mạnh. Lợi nhuận năm 2006 tăng 966.735.792 đồng (17,66%) so với năm 2005, lợi nhuận năm 2007 tăng 2.489.243.817 đồng (38,64%) so với năm 2006. Trong đó, doanh thu hàng năm của Tổng công ty cũng tăng khoảng 15% một năm, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khá ổn định, tăng trưởng đều. Bên cạnh các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận còn có bảng chỉ tiêu khác như tài sản, nguồn vốn, số người lao động, thu nhập bình quân đầu người ... thể hiện tình hình huy động và sử dụng vốn của Tổng công ty. Biểu số 1.2: Bảng tổng hợp chỉ tiêu tài chính BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng tài sản 824.278.832.744 962.527.326.748 1.080.251.533.999 Tài sản ngắn hạn 505.005.063.247 559.511.273.895 694.029.870.796 Tài sản dài hạn 319.273.769.497 403.016.052.853 386.221.663.203 Doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ 1.351.178.837.039 1.551.979.392.552 1.789.498.014.843 Lợi nhuận sau thuế 5.474.652.411 6.441.388.203 8.930.632.020 Nguồn vốn 824.668.865.031 913.801.521.607 1.080.251.533.999 Nợ phải trả 665.359.828.828 752.507.783.936 872.303.000.725 Vốn chủ sở hữu 159.309.036.203 161.293.737.671 207.948.533.274 Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu 19,3% 16,7% 19,2% Hệ số thanh toán nhanh 2,7% 4,5% 24% Hệ số thanh toán tổng quát 123,7% 128,6% 123,8% Hệ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) 0,664% 0,669% 0,827% Hệ số lợi nhuận trên VCSH (ROE) 3,44% 3,99% 4,29% Hệ số lợi nhuận trên Doanh thu về bán hàng và dịch vụ. 8,66% 8,55% 7,98% (Nguồn cung cấp từ phòng kế toán) Nhận xét: Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của Tổng công ty khá ổn định trong các năm và có sự tăng trưởng qua các năm 2005, 2006, 2007. Tổng tài sản, tổng doanh thu, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tổng lợi nhuận sau thuế đều tăng về số tuyệt đối. Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu của Tổng công ty trong 3 năm đều nhỏ hơn 50% là thấp, cho thấy tính chủ động trong hoạt động tài chính là chưa cao. Hệ số thanh toán nhanh thấp cho thấy khả năng thanh toán của tiền và các khoản tương đương tiền đối với nợ ngắn hạn là không tốt. Đặc biệt, năm 2005, 2006 chỉ tiêu này quá thấp, nhưng đến năm 2007, Tổng công ty đã khắc phục tình trạng đó với hệ số thanh toán nhanh khoảng 24%. Tuy nhiên, hệ số thanh toán tổng quát của Tổng công ty là cao, đều lớn hơn 1, nó chứng tỏ khả năng thanh toán của Tổng công ty là tốt, giúp Tổng công ty chủ động trong hoạt động tài chính. Chỉ tiêu ROA, ROE tuy có tăng qua các năm nhưng không cao, chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu của công ty là không hiệu quả, do chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp quá cao khiến lợi nhuận sau thuế là thấp. Tổng công ty cần có những biện pháp để giảm thiểu các loại chi phí này. Do đặc điểm kinh doanh các mặt hàng dệt may, nên lợi nhuận của Tổng công ty trên doanh thu là chưa cao, chi phí sản xuất còn lớn do nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên trong một số năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào suy thoái, việc duy trì được sản xuất có lợi nhuận, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động là một đóng góp tích cực của Tổng công ty cho nền kinh tế đất nước. 1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI HANOSIMEX là một Tổng công ty có quy mô lớn, với nhiều công ty con và công ty liên kết, ngành nghề kinh doanh lại đa dạng, nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Bộ phận kế toán tài chính gồm có 6 phòng kế toán: một phòng kế toán trưởng, một phòng kế toán dành cho phó phòng kế toán, hai phòng tổ nghiệp vụ, một phòng kế toán thanh toán, một phòng thủ quỹ. Chức năng của phòng kế toán là tập trung vào việc theo dõi, phân tích, dự toán lên các kế hoạch, thực hiện chế độ Báo cáo tài chính, thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quyết, cập nhật những chế độ kế toán mới, lưu trữ chứng từ. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty gồm: Kế toán trưởng có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được duy trì liên tục, đạt hiệu quả cao. Kế toán trưởng còn có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của Phòng Kế toán tài chính; tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp; kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch nộp ngân sách; phụ trách côn._.g tác tài chính như: tham gia đánh giá, tình hiệu quả, lựa chọn các phương án đầu tư, xác nhận nhu cầu vốn, tổ chức huy động nguồn vốn; công tác tổ chức lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật.... Phó phòng kế toán I có chức năng giúp việc cho Kế toán trưởng và trực tiếp phụ trách lĩnh vực như: chỉ đạo công tác khoán chi phí của Tổng công ty, tham gia hội đồng sang kiến, duyệt mẫu; tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty về giá cả trong các hợp đồng kinh tế; kiểm tra và ký duyệt các chứng từ mua sắm vật tư, mua nguyên vật liệu, giá bán nguyên vật liệu... Phó phòng kế toán II có chức năng giúp việc cho Kế toán trưởng và trực tiếp phụ trách các lĩnh vực như: phụ trách công tác tài chính kế toán của siêu thị VINATEX Hà Đông; tổ chức công tác hạch toán kế toán của Siêu thị và thực hiện các báo cáo thường xuyên cũng như định kỳ về hoạt động kinh doanh của siêu thị cho lãnh đạo Tổng công ty và các cơ quan quản lý cấp trên; phụ trách công tác hạch toán của trung tâm cơ khí tự động hoá... Các phần hành kế toán Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán trong bộ máy kế toán của Tổng công ty. @ Kế toán tài sản cố định Chức năng cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho công tác quản lý TSCĐ, theo dõi sự biến động của TSCĐ. Nhiệm vụ của hạch toán tài sản cố định là: Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Tính toán phân bổ số khấu hao TSCĐ tính vào các đối tượng chịu chi phí và việc thu hồi, sử dụng nguồn vốn khấu hao Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sửa chữa thực tế. Tham gia tổ chức kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ @ Kế toán nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, nó là cơ sở vật chất cấu thành lên sản phẩm. Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí SXKD trong kỳ. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt với một doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may có quy mô lớn như Hanosimex Do vậy tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán vật liệu đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vật liệu nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, duy trì chu kỳ sản xuất kinh doanh, không để ngừng trệ hoặc sản xuất không hết công xuất vì thiếu nguyên vật liệu. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu: Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp hàng tồn kho của doanh nghiệp. Ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình tăng giảm nguyên vật liệu, cũng như việc tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm một cách kịp thời và chính xác. Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất – kinh doanh. Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho để có những phương án cung ứng cho hợp lý tránh tình trạng không kịp thời gây gián đoạn cho quá trình sản xuất hoặc gây ứ đọng do dự trữ dư thừa. @ Kế toán lương, bảo hiểm xã hội Lương trả cho công nhân viên là một trong những yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, nó là một trong những khoản chi phí lớn mà doanh nghiệp phải trả. Vì vậy việc tổ chức hạch toán tiền lương là hết sức quan trọng,nó giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, bảo đảm việc trả lương và trợ cấp BHXH đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích thúc đẩy người lao động hoàn thành công việc. Nhiệm vụ của công tác hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp: Tính lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và khoản phụ cấp lương và lập bản phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương theo đúng đối tượng sử dụng lao động. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. Hướng dẫn các, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các phân xưởng, các bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban thực hiện ghi chép các chứng từ như bảng chấm công…đúng chế độ kế toán và đúng phương pháp. @ Kế toán thanh toán, công nợ Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đó có ổn định hay không, việc thu chi hợp lý chưa, có bị chiếm dụng vốn không… Chính vì vậy mà nhiệm vụ của kế toán thanh toán là phải theo dõi các khoản thu-chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng; tập hợp số liệu và lập báo cáo tổng hợp về tình hình thanh toán với người bán, phải thu người mua; theo dõi chi tiết khoản phải thu, phải trả theo từng người bán, người mua tránh hiện tượng bù trừ công nợ. @ Kế toán giá thành Kế toán giá thành sản phẩm là một trong những bộ phận quan trọng trong nội dung tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Nhiệm vụ của kế toán giá thành là hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất, từng nhóm sản phẩm..; sau đó tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ và phân bổ cho từng đối tượng sản xuất. @ Kế toán tiêu thụ Tiêu thụ là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư vào quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của hạch toán tiêu thụ thành phẩm là: Phản ánh kịp thời chính xác tình hình xuất bán thành phẩm, tính chính xác các khoản giảm trừ doanh thu và thanh toán các khoản thuế phải nộp; Tính toán chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm; Xác định kết quả kinh doanh trong hoạt động tiêu thụ thành phẩm. @ Kế toán Xây dựng cơ bản có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình hình sửa chữa, xây dựng những cơ sơ hạ tầng như nhà máy, phân xưởng, máy móc, thiết bị... @ Kế toán siêu thị Hà Đông có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh việc nhập xuất hàng hoá, tình hình tiêu thụ các mặt hàng của công ty tại siêu thị, đồng thời phải thường xuyên báo cáo định kỳ về hoạt động kinh doanh của siêu thị. @ Thủ quỹ có nhiệm vụ căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để xuất nhập Quỹ, ghi sổ quỹ phần thu – chi cuối ngày, đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt. @ Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp các phần hành kế toán khác Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tài chính Kế toán NL- vật liệu Kế toán thanh toán, công nợ Kế toán TSCĐ Kế toán xây dựng cơ bản Kế toán tiền lương, BHXH Kế toán giá thành Kế toán tiêu thụ Thủ quỹ Kế toán tổng hợp K toán siêu thị Hà Đông Kế Toán trưởng Phó Phòng kế toán I Phó Phòng kế toán II 1.5. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN Ở TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 1.5.1.. Chế độ kế toán áp dụng ở Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, Quyết định số 15/2006- QĐ/BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán Doanh nghiệp và các thông tư bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán kèm theo đến thời điểm lập Báo cáo tài chính năm. Hình thức kế toán áp hiện hành đang áp dụng ở Tổng công ty là hình thức: Nhật ký chứng từ. Đặc điểm của hình thức nhật ký chứng từ là: Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của tài khoản và kết hợp với các tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Kết hợp hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế và các báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ Bảng kê Sổ Cái Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Sổ cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.5.2. Chính sách kế toán áp dụng tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội v Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. v Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam (ký hiệu “VNĐ”). v Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Nguyên tắc xác định tiền: Là toàn bộ số tiền mặt và tiền gửi ngân hàng hiện có của tổng công ty tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thực tế của ngân hàng giao dịch tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong năm và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối niên độ được kết chuyển vào doanh thu của hoạt động tài chính hoặc chi phí hoạt động tài chính. v Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc của hàng tồn kho mua ngoài bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác đinh theo phương pháp bình quân gia quyền tính một lần vào cuối quý và theo giá thực tế đích danh. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Tổng công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Xác định giá trị sản xuất dở dang: Giá trị sản phẩm dở dang của Tổng công ty được tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên cơ sở kiểm kê xác định số lượng nguyên vật liệu đang trên dây chuyền sản xuất hoặc đang trong công đoạn sản xuất. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chênh lệch giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của tất cả các loại hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính được ghi nhận vào khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. v Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác Nguyên tắc ghi nhận: Các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác được trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị ghi sổ cùng với dự phòng được lập cho các khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi. Lập dự phòng phải thu khó đòi: Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản phải thu có khả năng không được khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. v Ghi nhận và khấu hao Tài sản cố định (TSCĐ) Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, vô hình: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc và các chi phí khác có liên quan trực tiếp mà công ty đã bỏ ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình: Khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình được thực hiện theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao theo quy định tài Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. v Nguồn vốn, Quỹ Nguồn vốn kinh doanh: Nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty được Ngân sách nhà nước cấp khi thành lập, trong quá trình hoạt động nguồn vốn tăng do bổ sung từ lợi nhuận và do được điều chuyển từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Các quỹ: Việc trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ tại Tổng công ty gồm: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính và Quỹ khen thưởng, phúc lợi được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. v Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau: - Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá đã được chuyển giao cho người mua; Công ty không nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hoá; Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng; Đối với doanh thu xuất khẩu: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi xuất hoá đơn giá trị gia tăng và hoàn thành thủ tục hải quan chứng thực hàng đã thông quan. Doanh thu cung cấp dịch vụ: Được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trong trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn các điều kiện sau: - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; - Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán; - Xác định chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Phần công việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành được xác định theo phương pháp đánh giá công việc hoàn thành. Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ lãi tiền gửi và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau: - Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. v Nghĩa vụ thuế Thuế Giá trị gia tăng được kê khai và hạch toán theo phương pháp khấu trừ. Mức thuế Suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các hàng hoá, dịch vụ bán ra là 10%, 5%, 0%. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Tổng công ty phải nộp ngân sách là 28%. Các loại thuế khác mà doanh nghiệp phải nộp như thuế nhà đất, tiền thuê đất, thuế Môn bài, phí và lệ phí công ty thực hiện kê khai và nộp cho cơ quan thuế địa phương theo quy định của nhà nước. v Hệ thống các báo cáo kế toán mà doanh nghiệp sử dụng Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Hanosimex; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính; Các báo cáo theo yêu cầu của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI. Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội là một Tổng công ty có quy mô lớn, với đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh và nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau. Với mỗi một mặt hàng sản phẩm khác nhau thì có những đặc trưng riêng về quy trình công nghệ, về chi phí sản xuất tiêu hao, về cách tính giá thành sản phẩm. Do thời gian có hạn, em xin minh hoạ quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một đơn vị trong Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội đó là Nhà máy sợi Hà Nội. Nhà máy sợi Hà Nội với một phân xưởng lớn gồm các tổ sản xuất chia làm 3 ca sản xuất trong ngày. Sản phẩm của nhà máy là sản phẩm sợi đơn, và sản phẩm sợi xe, trong đó mỗi nhóm sản phẩm lại có nhiều loại sản phẩm sợi khác nhau. 2.1.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại Nhà máy sợi Hà Nội thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Chi phí sản xuất có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí….Với những ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau lại cần những chi phí khác nhau về nguyên vật liệu, nhân công, và các chi phí cần thiết khác. Vì vậy để thuận lợi trong công tác kế toán và quản lý, cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất. Với mỗi một doanh nghiệp khác nhau lại có những đặc trưng khác nhau, để thuận lợi trong công tác quản lý và hạch toán, Tổng công ty đã phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.Với mỗi nhà máy, mỗi phân xưởng khác nhau thì lại có nguyên vật liệu khác nhau trong các khoản mục chi phí, trong chuyên đề này chỉ đề cập đến nhà máy sợi Hà Nội. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân làm 3 loại: Ø Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí phản ánh về nguyên, vật liệu chính, phụ…tham gia trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm có nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Trong trong giai đoạn sản xuất ra sợi đơn, nguyên vật liệu chính gồm bông, xơ được nhập khẩu từ mỹ, nguyên vật liệu phụ gồm ống giấy, túi PE. Còn trong giai đoạn sản xuất sợi xe, nguyên vật liệu chính là sợi đơn chuyển từ giai đoạn sản xuất sợi đơn sang. Ø Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương và các khoản trích theo lương như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn. Ø Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh trong phân xưởng sản xuất, ngoài chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp gồm xăng dầu, phụ tùng, hoá chất, nhiên liệu, tiền ăn ca, bồi dưỡng độc hại, lương trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước… Việc phân loại chi phí sản xuất là phù hợp đặc điểm quản lý doanh nghiệp, và đáp ứng nhu cầu tính giá thành sản phẩm một cách thuận tiện. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng hạch toán là rất quan trọng và quyết định trong việc hạch toán cũng như trong việc tính giá thành sản phẩm. Nó giúp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm được chính xác, nhanh chóng, kịp thời, và đầy đủ. Với đặc điểm sản xuất của Nhà máy sợi Hà Nội là sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là theo từng nhóm sản phẩm sợi. Sản xuất sợi bao gồm sản xuất hai nhóm sản phẩm sợi là nhóm sản phẩm sợi đơn và nhóm sản phẩm sợi xe, trong đó, sợi đơn là nguyên vật liệu chính để sản xuất sợi xe. Vì vậy, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm sợi đơn và nhóm sản phẩm sợi xe. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp riêng cho từng nhóm sản phẩm; chi phí sản xuất chung được tập hợp cho cả nhà máy sợi, sau đó được phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp của từng nhóm sản phẩm. Dựa vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, ta có phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là phương pháp hạch toán chi phí theo nhóm sản phẩm sợi đơn, nhóm sản phẩm sợi xe và theo cả nhà máy. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất trong phạm vi nhà máy sợi Hà Nội. 2.1.2. Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm của Nhà máy sợi Hà Nội thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. v Đối tượng tính giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội là một Tổng công ty có nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác nhau, với nhiều chủng loại sản phẩm được sản xuất ở các nhà máy, các phân xưởng. Đối với nhà máy sợi Hà Nội, sau khi tập hợp chi phí sản xuất cho từng nhóm sản phẩm sợi đơn và sợi xe, kế toán chi phí giá thành sẽ phân bổ chi phí và tính giá thành cho từng chi số sợi của nhóm sản phẩm sợi đơn và nhóm sản phẩm sợi xe. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng chi số sợi của từng nhóm sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm là theo một quý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đơn vị tính giá thành là Kg sản phẩm. v Phương pháp tính giá thành sản phẩm Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy sợi Hà Nội là sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau nên để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp liên hợp gồm phương pháp tỷ lệ kết hợp với phương pháp cộng chi phí. Phương pháp này dựa trên căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm các loại. Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch hoặc Tỷ lệ giữa chi phí thực tế Đơn vị sản phẩm = định mức đơn vị thực tế x so với chi phí KH hoặc ĐM từng loại sản phẩm từng loại của tất cả các loại SP Trong đó, giá thành kế hoạch được lấy từ bảng giá thành đơn vị kế hoạch được lập từ đầu năm cho từng loại sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm sợi đơn hoặc sợi xe. 2.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI. 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp tại Nhà máy sợi Hà Nội thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Việt Nam 2.2.1.1. Đặc điểm của kế toán chi phí nguyên, vật liệu. v Các loại nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho quá trình sản xuất ra sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tham ra trực tiếp vào sản xuất sản phẩm, hay dịch vụ, nó có vai trò quan trọng và quyết định đến đầu vào của quá trình sản xuất. Trong sản xuất sợi, nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Nguyên vật liệu chính: bông, xơ các loại được nhập khẩu từ Mỹ. Trong đó, bông gồm có bông cấp 1, cấp 2, cấp 3. Vật liệu phụ: ống giấy, túi PE và các bao bì đóng gói như các loại túi nilon, giấy lót, kẹp nhựa, hộp carton… v Tài khoản sử dụng. Tài khoản để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là TK 621H1”Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở nhà máy sợi Hà Nội”, trong đó chi tiết ra tài khoản thành 2 tiểu khoản con: TK 621H11: Chi phí NVLTT của sợi Đơn TK 621H12: Chi phí NVLTT của sợi Xe Và các tài khoản sử dụng có liên quan đến việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tài khoản 152, 154. TK 152 được chi tiết thành các tiểu khoản sau: TK 1521: Nguyên vật liệu chính TK 1521H1: Bông, xơ xuất TK 1521G: Ống giấy TK 1522: Nguyên vật liệu phụ TK 1522H11: Hoá chất TK 1522H21: Vật tư bao gói TK 1522H51: Phụ liệu TK 1522H61: Vật liệu xây dựng TK 1523: Nhiên liệu TK 1523H1: Xăng dầu TK 1524: Phụ tùng thay thế TK 1524H1: Phụ tùng TK 1527: Phế liệu TK 1528: Vật liệu khác Tài khoản 154 cũng được chi tiết thành các tiểu khoản: TK 154H1: Chi phí sản xuất dở dang ở nhà máy sợi Hà Nội TK 154H11: Chi phí sản xuất dở dang của sợi đơn TK 154H12: Chi phí sản xuất dở dang của sợi xe v Đối tượng hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) Trong Tổng công ty cổ phẩn Dệt may Hà Nội, đối tượng hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các nhà máy, các phân xưởng. Đối với Nhà máy sợi Hà Nội, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được tập hợp và hạch toán cho từng nhóm sản phẩm gồm nhóm sản phẩm sợi đơn và nhóm sản phẩm sợi xe. Với mỗi nhóm sản phẩm, CPNVLTT lại được phân bổ cho từng loại sản phẩm là các chi số sợi. Biểu số 2.1: Sản lượng sản phẩm sợi quý 3 năm 2008 Các loại sản phẩm sợi ở nhà máy sợi Hà Nội trong quý 3 năm 2008 Sợi đơn Sợi xe Loại sản phẩm Sản lượng (kg) Loại sản phẩm Sản lượng (kg) Ne 60(65/35) CK 22.330,08 Ne 60/2(65/35) CK 12.950,70 Ne 45(65/35) CK 153.666,20 Ne 45/2(65/35) CK 47.066,30 Ne 28(65/35) CK 63.773,10 Ne 46/2 PE 22.916,20 Ne 30 PE 895.580,56 Ne 42/2 PE 12.096 Ne 40 cotton CK 112.888,30 Ne 40/2 cotton CT 135,50 Ne 42cotton CT 37.124,40 Ne 42/2cotton CK 1.926 Ne 8 slub cotton CT 38.254,10 Ne 28/2 cotton CK 6.109,40 ………… …………… ………………… …………… Tổng 2.812.966,08 Tổng 254.178,50 (Nguồn cung cấp từ phòng kế toán) 2.2.1.2. Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp v Quy trình luân chuyển chứng từ Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, các nhà máy, các phân xưởng sản xuất phải làm phiếu xin lĩnh vật tư gửi lên phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu để lập phiếu xuất kho. Mỗi phiếu xuất kho có 3 liên: một liên lưu tại phòng kinh doanh, một liên giao cho bộ phận lĩnh vật tư, một liên giao cho thủ kho. Khi nhận được phiếu xuất vật tư, thủ kho sẽ xuất vật tư cho bộ phận lĩnh vật tư, đồng thời ghi vào thẻ kho và tập hợp các phiếu xuất kho để chuyển lên phòng kế toán. Ở đây, kế toán nguyên vật liệu phải có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý của chứng từ và thường xuyên phải đối chiếu giữa sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho. Sau đó, kế toán nguyên vật liệu sẽ định khoản, và nhập số liệu vào máy. Mẫu phiếu xuất kho: Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội Mẫu số: 02-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 31 tháng 7 năm 2008 Số PX6 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Huyền . Địa chỉ: Bộ phận lĩnh vật tư Lý do xuất kho: Dùng cho sản xuất quý 3 năm 2008 Xuất tại kho: Bông xơ Xuất cho nhà máy sợi Hà Nội STT Tên hàng ĐVT Số lượng Giá giá Thành tiền Yêu cầu Thực tế 1 Bông cấp1 Kg 550.000 550.000 30.080 16.544.000.000 2 Bông cấp 2 Kg 432.516 432.516 28.576 12.359.591.211 Cộng 982.516 982.516 28.903.591.211 Tổng số tiền: Hai mươi tám, tỷ chín trăm linh ba triệu, năm trăm chín một nghìn, hai trăm mười một đồng. Ngày 31 tháng 7 năm 2008 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Tổng giám đốc (Ký, họ tên) v Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Xuất bông xơ, vật tư bao gói sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm sợi đơn tại nhà máy sợi Hà Nội ( Phiếu xuất kho 6, 86 vào ngày 31/7/2008). Nợ TK 621H1: 29.424.414.211 Có TK 152H1: 28.903.591.211 Có TK 152H21: 520.823.000 Từ các phiếu xuất kho nhận được từ thủ kho, kế toán nguyên vật liệu sẽ nhập số liệu vào máy bằng việc sử dụng phần mềm Fast Accounting. Từ màn hình giao diện của Fast, trong cửa sổ các phân hệ nghiệp vụ chọn kế toán hàng tồn kho, tiếp theo chọn nhập giữ liệu, rồi chọn phiếu xuất kho. Màn hình cập nhập số liệu phiếu nhập kho sẽ tự động hiện ra, nhấn nút “Mới” để bắt đầu cập nhật số liệu trên phiếu xuất kho vào máy bao gồm các thông tin về mã vật tư, tên vật tư, tài khoản Có, tài khoản Nợ, số lượng, đơn giá, thành tiền…Trong đó, Tài khoản Nợ là TK 621H1, Tài khoản Có là TK 152H1. Kế toán chỉ phải nhập số lượng xuất kho, còn đơn giá nguyên vật liệu sẽ được máy tự động tính. Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho của Tổng công ty là phương pháp giá hạch toán theo công thức: Gtt NVL xuất kho = Hệ số giá NVL x Ght NVL xuất kho Trong đó: = Hệ số giá Gtt NVL tồn kho đầu kỳ + Gtt NVL nhập kho trong kỳ NVL Ght NVL tồn kho đầu kỳ + Ght NVL nhập kho trong kỳ = Ght NVL Gtt NVL tồn kho đầu kỳ + Gtt NVL nhập kho trong kỳ Xuất kho Khối lượng NVL tồn ĐK + Khối lượng NVL nhập trong kỳ Gtt NVL: Giá thực tế nguyên vật liệu Ght NVL: Giá hạch toán nguyên vật liệu Sau khi xác định được giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá hạch toán, máy sẽ tự động phân bổ và chuyển số liệu đến bảng kê số 3, bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 152,153,621… Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ được tính theo phương pháp giá hạch toán như sau: Biểu số 2.3: Bảng phân bổ nguyên vật liệu chính, phụ của Tổng công ty Dệt may Hà Nội Quý 3 năm 2008 Ghi có TK TK DU TK 1521H1 TK 1522H11 TK 1522H21 Thực tế Hạch toán Thực tế Hạch toán Thực tế Hạch toán TK 621H1 80.908.904.534 78.935.516.619 1.481.418.964 1.476.988.000 TK 627H12 2.521.577 2.491.677 TK 627H13 TK 627H15 1.387.541.043 11.383.390.870 ……….. …………….. …………… …………… …………... …………… …………. (Nguồn cung cấp từ phòng kế toán) Sau khi đã phân bổ nguyên vật liệu, ta sẽ biết được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp cho từng nhà máy. Đối với nhà máy sợi Hà Nội, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý III năm 2008 là 82.390.323.498 đồng, trong đó chi phí nguyên vật liệu chính là 80.908.904.534 đồng, chi phí nguyên vật liệu phụ là 1.481.418.964 đồng. Định khoản: Nợ TK 621H1: 82.390.323.498 Có TK 1521H1: 80.908.904.534 Có TK 1522H21:1.481.418.964 TK 621 đối ứng với tài khoản 152, do đó khi cập nhật số liệu từ phiếu xuất kho vào máy, thì số liệu đã tự động chuyển sang sổ chi tiết tài khoản 621, sổ cái tài khoản 621. Cuối cùng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển TK 621 sang TK 154 thông qua bút toán kết chuyển tự động trong phần mềm kế toán Fast Accounting Định khoản: Nợ TK 154H1: 82.390.323.498 Có TK 621H1: 82.390.323.498 Biểu số 2.4: Sổ chi tiết tài khoản 621 Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 621H1-CPNVL trực tiếp Nhà máy sợi Hà Nội Từ ngày 01/07/208/08 đến ngày 30/09/2008 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/07 PX6 NM Sợi Xuất bông 1521H1 28.903.591.211 31/07 PX86 NM Sợi Xuất VTBG 1522H21 520.823.000 30/08 PX7 NM Sợi Xuất bông 1521H1 24.203.546.131 30/08 PX97 NM Sợi Xuất VTBG 1522H21 512.095.500 05/09 PX8 NM Sợi Xuất bông xơ 1521H1 4.486.110.025 12/09 PX9 NM Sợi Xuất bông 1521H1 6.390.219.060 19/09 PX10 NM Sợi Xuất bông xơ 1521H1 6.249.171.024 26/09 PX11 NM Sợi Xuất bông xơ 1521H1 6.351.475.560 …. NM Sợi ……. ………… 30/09 PKT NM Sợi Kết chuyển 154H11 82.390.323.498 Tổng ._.ình quân tồn (đồng/kg) Số lượng xơ tồn cuối kỳ có được từ kết quả kiểm kê cuối quý của nhà máy sợi Hà Nội là 381.339,50 (kg) Giá trị tồn kho cuối kỳ của xơ = 24.430 x 381.339,50 = 9.316.133.985 (đồng) Ø Bông tồn: Đơn giá bông bình quân (đồng/kg) Số lượng bông tồn cuối kỳ từ kết quả kiểm kê cuối quý của nhà máy sợi Hà Nội là: 347.431 (kg) Giá trị tồn kho cuối kỳ của bông = 347.431 x 27.793 =9.656.149.783 (đồng) ðTổng giá trị tồn kho cuối kỳ của sản phẩm sợi đơn là giá trị xơ tồn kho cuối kỳ và giá trị bông tồn cuối kỳ: Số lượng tồn kho cuối kỳ là: 381.339,50 + 347.431 = 78.770,50 (kg) Giá trị tồn kho cuối kỳ là: 9.316.133.985 + 9.656.149.783 = 18.972.273.768 (đồng) Tương tự, giá trị dở dang cuối kỳ của sản phẩm sợi xe gồm các loại sợi đơn chưa sử dụng hết trong quá trình sản xuất. Biểu số 2.21: Bảng tổng hợp tồn xuất B«ng x¬ tån vµ xuÊt dïng Quý 3 - 2008 – nhÀ MÁY sîi HÀ NỘI Tån ®Çu kú Tån cuèi kú STT DiÔn gi¶i ®¬n gi¸ S¶n l­îng Tæng S¶n l­îng Tæng Tæng s¶n lîng tån qui vÒ b«ng x¬ 1 - X¬ : 24.430,00 387.405,60 9.090.084.998 381.339,50 9.316.123.985 2 - B«ng : - CÊp 1 27.793,00 351.923,10 9.069.058.287 347.431,00 9.656.149.783 - CÊp 2 25.013,70 - CÊp 3 19.455,10 3 - B«ng håi c¸c lo¹i : 4 - F1 : 5 - BRCK : Gi¸ trÞ tån b«ng x¬ : 739.328,70 18.159.143.285 728.770,50 18.972.273.768 6 Sîi xe Ne 60/2 (65/35) CK Ne 45/2 (65/35) CK 40.586 5.531,64 216.934.326 4.309,68 174.912.672 Ne 30/2 CK Ne 28/2 CK Ne 20/2 CT 38.395 7.417,92 267.252.822 4.458,48 171.183.340 Ne 30/2 CT 7.474,9 280. 55.422 Ne 32/2 CT 40.940 1.529,14 62.602.992 Ne 38,5/2 CK Ne 46/2 PE 37.957 Ne 45/2 PE Ne 42/2 PE Gi¸ trÞ tån sîi xe 20.424,46 764.742.569,34 10.297,30 408.699.004 (Nguồn cung cấp từ phòng kế toán) 2.3.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy sợi Hà Nội thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. Đối với Nhà máy sợi Hà Nội, sau khi tập hợp chi phí sản xuất cho từng nhóm sản phẩm sợi đơn và sợi xe, kế toán chi phí giá thành sẽ tiến hành tính giá thành cho từng chi số sợi sản phẩm trong mỗi nhóm sản phẩm. Vì vậy, đối tượng tính giá là từng chi số sợi, kỳ tính giá thành sản phẩm là theo một quý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đơn vị tính giá thành là Kg sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy sợi Hà Nội là sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau nên để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán áp dụng phương pháp tính tính giá thành sản phẩm là phương pháp liên hợp gồm phương pháp tỷ lệ và phương pháp cộng chi phí. Phương pháp này dựa trên căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm các loại. Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch hoặc Tỷ lệ giữa chi phí thực tế Đơn vị sản phẩm = định mức đơn vị thực tế x so với chi phí KH hoặc ĐM từng loại sản phẩm từng loại của tất cả các loại SP Trong đó, giá thành kế hoạch được lấy từ bảng giá thành đơn vị kế hoạch được lập từ đầu năm cho từng loại sản phẩm thuộc sợi đơn hoặc sợi xe. Sau đây là bảng giá thành đơn vị kế hoạch của một số loại sản phẩm sợi đơn: Biểu số 2.22: Bảng giá thành đơn vị kế hoạch BẢNG GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ KẾ HOẠCH NĂM 2008 NHÀ MÁY SỢI tªn s¶n phÈm s¶n l¦îng Nguyªn liÖu chÝnh VËt liÖu phô TiÒn l­¬ng B¶o hiÓm chi phÝ chung z ®¬n vÞ ®iÖn sxc Kh mmtb Phô tïng Ph©n x­ëng 2.812.966,08 - Ne 60 (65/35) CK 22.330,08 30.964 405 1.879 494 6.192 2.576 1.196 2.392 46.097 - Ne 50 (65/35) CK 30.964 405 31.369 - Ne 46 (65/35) CK 30.964 405 31.369 - Ne 45 (65/35) CK 153.666,20 30.964 405 1.299 315 4.644 1.780 827 1.653 41.887 - Ne 45 (65/35) CK DT 30.964 405 31.369 - Ne 45 (65/35)CT+CK 112,00 30.964 405 1.511 381 4.644 2.071 961 1.923 42.860 - Ne 40 (65/35) CK 234.227,84 30.964 405 1.166 273 4.128 1.598 742 1.484 40.759 - Ne 38 (65/35) CK 30.964 405 31.369 - Ne 36 (65/35) CK 95.956,12 30.964 405 1.106 254 3.715 1.517 704 1.408 40.074 - Ne 34 (65/35) CK 30.964 405 31.369 - Ne 33 (65/35) CK 30.964 405 31.369 - Ne 32 (65/35) CK 30.964 405 31.369 - Ne 30 (65/35) CK 173.947,18 30.964 405 1.242 287 3.096 1.702 791 1.581 40.068 ….. ….. ….. …. …. …. …. …. …. …. …. (Nguồn cung cấp từ phòng kế toán) Từ bảng giá thành đơn vị kế hoạch năm, kế toán chi phí tính bảng giá thành kế hoạch các quý bằng giá thành đơn vị kế hoạch năm nhân với số lượng từng sản phẩm nhập kho trong quý. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh của toàn nhà máy sau khi được tập hợp cho từng nhóm sản phẩm sợi đơn và sợi xe sẽ đem phân bổ cho từng loại sản phẩm trong nhóm bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, chi phí về nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lương và các loại bảo hiểm, chi phí sản xuất chung. Việc phân bổ chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí cho từng loại sản phẩm, sau đó tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm đó. Tổng giá thành từng loại sản phẩm chính là tổng chi phí các khoản mục được phân bổ. Và giá thành đơn vị sản phẩm sẽ được tính như sau: = Giá thành 1kg Tổng giá thành loại sản phẩm i sợi i Tổng số lượng loại sản phẩm i Sau đây là cách tính giá thành của một loại sản phẩm sợi đơn đó là sản phẩm sợi đơn Ne 45 (65/35) chải kỹ, trong đó tỷ lệ pha xơ chiếm 65%, bông chiếm 35% . Biểu số 2.23: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT QUÝ 3 NĂM 2008 – NM SỢI Các khoản mục chi phí Nhóm sản phẩm Sợi đơn Sợi xe Chi phí NVL trực tiếp: Nguyên vật liệu chính 80.908.904.534 9.565.353.278 Vật liệu phụ 1.379.604.018 101.814.946 Các khoản CP giảm trừ (2.055.340.532) 0 Chi phí NC trực tiếp: Tiền lương của NCTT 4.385.624.869 323.659.635 Bảo hiểm của NCTT 629.469.215 52.542.174 Chi phí sản xuất chung: Điện 11.356.283.515 119.864.960 Khấu hao máy móc 2.609.972.385 0 Phụ tùng 1.693.754.026 124.999.255 Chi phí khác 4.782.950.631 352.982.343 Tổng chi phí 105.691.222.662 10.732.216.608 Tổng chi phí tính giá thành kỳ này của sản phẩm sợi đơn là: Tổng giá thành chi phí sản xuất chi phí chi phí sản phẩm = dở dang + sản xuất - sản xuất dở dang hoàn thành đầu kỳ phát sinh trong kỳ cuối kỳ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ chính là giá trị tồn đầu kỳ của nguyên vật liệu chính bông, xơ. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chính là giá trị tồn cuối kỳ của bông, xơ mà ta tính được ở giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là tổng chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình sản xuất, đã trừ các khoản thu hồi giảm trừ chi phí như phế liệu, giá trị sản phẩm hỏng, giá trị sản phẩm thiếu hụt, vật liệu xuất dùng không hết nhập kho… Trong đó, tổng chi phí thực tế phát sinh được lấy từ bảng tập hợp chi phí, giá trị NVLC tồn đầu kỳ và giá trị NVLC tồn cuối kỳ lấy từ bảng tổng hợp nhập xuất tồn bông xơ. Trong quý 3 năm 2008: - Giá trị NVLC tồn đầu kỳ là 18.159.143.285 đồng - Tổng chi phí tập hợp được là 105.691.222.662 đồng - Giá trị NVLC tồn cuối kỳ là 18.972.273.768 đồng => Tổng chi phí tính giá thành là: 104.878.092.179 đồng 18.159.143.285 + 105.691.222.662 - 18.972.273.768 = 104.878.092.179 Trong đó các khoản mục chi phí được xác định để tính giá sản phẩm như sau: v Chi phí nguyên vật liệu chính cũng được xác định tương tự: Giá trị NVLC tồn đầu kỳ là 18.159.143.285 đồng Giá trị NVLC nhập trong kỳ là 80.908.904.534 đồng Giá trị NVLC tồn cuối kỳ là 18.972.273.768 đồng Giá trị NVLC nhập lại trong kỳ (2.055.340.532) _ _ + = Giá trị NVLC Giá trị NVLC = Giá trị NVLC Giá trị NVLC Giá trị NVLC dùng trong kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ nhập lại => Giá trị NVLC dùng trong kỳ là: 78.040.433.519 đồng Tỷ lệ phân bổ cho các loại sản phẩm của nhóm sợi đơn (T1) là: = Tỷ lệ Tổng giá trị NVLC dùng trong kỳ phân bổ Tổng CP NVLC của sợi đơn theo kế hoạch Dựa vào bản giá thành đơn vị kế hoạch, kế toán lập được bảng giá thành kế hoạch các quý trong năm, và tổng chi phí NVLC của sợi đơn theo kế hoạch được tính là 84.757.261.478 đồng. Do đó, tỷ lệ phân bổ NVLC là: T1 Trong quý 3 năm 2008, sản lượng của sản phẩm Ne 45(65/35) CK nhập kho là 153.666,20 (kg), giá thành kế hoạch đơn vị nguyên liệu chính là 30.964 đồng. Vậy chi phí NVLC theo kế hoạch của Ne 45(65/35) CK = sản lượng x giá đơn vị kế hoạch 153.666,20 x 31.964 = 4.758.080.828 = X Chi phí NVLC phân bổ Chi phí NVLC kế hoạch Tỷ lệ cho Ne 45(65/35) CK của Ne 45(65/35) CK phân bổ = 4.758.080.828 x 0.923 = 4.381.013.308 (đồng) Tương tự ta tính được các chi phí còn lại được phân bổ cho sản phẩm Ne 45(65/35) CK là: - Chi phí vật liệu phụ cho là 76.142.599 đồng. - Chi phí nhân công trực tiếp là: 275.477.937 đồng. - Chi phí sản xuất chung là: 1.377.739.313 đồng Tổng giá thành tính cho sản phẩm Ne 45(65/35) CK là tổng các khoản mục chi phí vừa tính được ở trên. Trong đó tổng giá thành gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ giá kế kế hoạch của từng loại sản phẩm. Tổng Z = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC Đối với sản phẩm Ne 45(65/35) CK thì tổng giá thành là: 6.110.373.157 đồng Vậy giá thành đơn vị của 1kg sợi Ne 45(65/35) CK là: Z. đơn vị = Tổng Z / Tổng sản lượng = (đồng/ kg) Biểu số 2.24: Gía thành thực tế sợi đơn quý 3/2008 – NM SỢI STT tªn s¶n phÈm s¶n tæng z z. ®vÞ l¦îng 2.812.966,08 104.878.092.179 1 - Ne 60 (65/35) CK 22.330.08 1.256.475.182 56.268 2 - Ne 50 (65/35) CK 3 - Ne 46 (65/35) CK 4 - Ne 45 (65/35) CK 153.666,20 7.488.112.471 48.730 5 - Ne 45 (65/35) CK DT 6 - Ne 45 (65/35) CT+CK 112,00 5.609.813 50.088 7 - Ne 40 (65/35) CK 234.227,84 10.915.428.457 46.602 8 - Ne 38 (65/35) CK 9 - Ne 36 (65/35) CK 95.956,12 4.337.478.451 45.203 10 - Ne 34 (65/35) CK 11 - Ne 33 (65/35) CK 12 - Ne 32 (65/35) CK 13 - Ne 30 (65/35) CK 173.947,18 7.747.119.412 44.537 14 - Ne 30 (65/35) CT+CK 357,80 15.956.852 44.597 … … … … … (Nguồn cung cấp từ phòng kế toán) Sau khi kế toán chi phí tính giá thành trên bảng tính excel, sẽ khai báo số liệu vào máy và thực hiện bút toán kết chuyển từ tài khoản 154 sang tài khoản 155, chi tiết cho nhà máy sợi. Máy tính sẽ tự động chuyển dữ liệu sang các bảng kê liên quan như bảng kê số 4, bảng kê số 8… Trên đây là nội dung về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Nhà máy sợi Hà Nội thuộc Tổng công ty Dệt may Hà Nội được thực hiện dựa trên phần mềm kế toán, trình tự và công tác hạch toán chi phí giá thành có những điểm đặc thù riêng cho từng nhà máy, từng phân xưởng… của Tổng công ty. CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 3.1. ĐÁNH GIÁ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI. 3.1.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất nói riêng tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội là một Tổng công ty có bề dầy truyền thống trong lĩnh vực dệt may, và cũng là một trong những công ty hàng đầu có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Để đạt được những thành tích như ngày hôm nay, toàn thể cán bộ lãnh đạo cũng như các công nhân viên trong toàn doanh nghiệp phải phấn đấu hết mình, cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ công ty và nhà nước, công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn trong những giai đoạn đầu thành lập và dần lớn mạnh; góp phần đáng kể trong việc nộp ngân sách nhà nước. Tổng công ty cũng thường xuyên đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Bộ máy quản lý của Tổng công ty được chuyên môn hoá cho từng lĩnh vực, các cán bộ quản lý luôn đi sâu đi sát thực tế, có trình độ chuyên môn cao. Bộ máy tổ chức kế toán của Tổng công ty được tổ chức theo mô hình tập trung và phân quyền phù hợp với cơ cấu tổ chức của Tổng công ty, việc phân công hợp lý theo từng khả năng của nhân viên trong phòng. Với việc chuyên môn hoá từng phần hành kế toán giúp cho công việc tránh bị chồng chéo, trùng lặp. Phòng kế toán luôn đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho công tác phát triển của Tổng công ty, tham mưu kịp thời chính xác cho tổng giám đốc và ban lãnh đạo nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đầu tư. Doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chứng từ là hoàn toàn phù hợp với một công ty có quy mô lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày. Đây là hình thức kế toán phát triển cao nhất, nó đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ sách kế toán, thực hiện chuyên môn hoá và phân công chuyên môn hoá lao động kế toán. Áp dụng hình thức sổ này giúp các công tác kế toán giảm bớt khối lượng công việc ghi chép hàng ngày, nâng cao năng suất lao động của nhân viên, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời cho tổng giám đốc và ban lãnh đạo công ty. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán, tài khoản kế toán được doanh nghiệp áp dụng đúng theo chế độ, chuẩn mực kế toán của bộ tài chính ban hành. Chứng từ được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào sổ sách kế toán, đồng thời quy trình luôn chuyển chứng từ là đúng trình tự, được bảo quản thường xuyên trong công ty. Hệ thống tài khoản được công ty sử dụng theo đúng quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, và công ty đã sử dụng linh hoạt hệ thống tài khoản khi chia tài khoản mẹ thành các tài khoản con đến cấp 5, đáp ứng nhu cầu hạch toán nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là phương pháp bình quân gia quyền tính một lần vào cuối tháng và theo giá thực tế đích danh. Đây là phương pháp phù hợp với điều kiện sản xuất của Tổng công ty. Với nhiều chủng loại hàng hoá có khối lượng lớn được sản xuất ở Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, việc tính toán giá trị hàng tồn kho như vậy sẽ giúp công việc được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng ở Tổng công ty là phương pháp kê khai thường xuyên, nó giúp việc theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư , hàng hoá trên sổ sách. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, giúp cho nhà quản lý có thể nắm bắt nhanh chóng những biến động về NVL ở bất cứ thời điểm nào để ra những quyết định chính xác, kịp thời cho hoạt động sản xuất trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Phương pháp khấu hao tài sản cố định của Tổng công ty áp dụng theo phương pháp đường thẳng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BT; giúp cho việc hạch toán TSCĐ được thuận tiện do việc tính toán của phương pháp này là khá đơn giản, tổng khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng TSCĐ đó và không gây đột biến trong giá thành sản phẩm. Báo cáo tài chính của Tổng công ty được lập theo quý, 3 tháng một lần, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thường là chu kỳ ngắn và khép kín. Riêng đối với công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, chi phí phát sinh được tập hợp đúng đối tượng, đúng khoản mục chi phí. Phân loại chi phí sản xuất rõ ràng thuận lợi cho việc tập hợp và phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là đa dạng hoá các nghành nghề kinh doanh với nhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá, nên với mỗi một lĩnh lực kinh doanh khác nhau lại áp dụng những phương pháp tính giá khác nhau. Tại Tổng công ty thường áp dụng phương pháp liên hợp để tính giá thành sản phẩm, bao gồm nhiều phương pháp tính giá khác nhau kết hợp sao cho phù hợp với đặc điểm của sản phẩm cần tính giá. Đối với Nhà máy sợi Hà Nội phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp liên hợp của phương pháp tỷ lệ với phương pháp tổng cộng chi phí.Trong đó, giá thành kế hoạch và chi phí sản xuất kế hoạch đã được lập bởi phòng kế hoạch từ đầu năm, sau đó chuyển cho kế toán giá thành để làm căn cứ tính giá. Việc lập định mức kế hoạch giúp Tổng công ty quản lý được chi phí sản xuất nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đồng thời cũng giúp cho kế toán tính giá thành sản phẩm một cách thuận tiện và nhanh chóng và căn cứ vào bảng giá thành kế hoạch và bảng chi phí sản xuất kế hoạch mà kế toán có thể biết được chi phí nào hợp lý, hợp lệ để tập hợp chi phí tính vào giá thành sản phẩm. Đây là phương pháp hợp lý và phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, nó giúp cho việc tính giá sản phẩm đơn giản và nhanh chóng, giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán viên. Nó giúp việc tính giá thành sản phẩm sát với chi phí thực tế phát sinh, đưa ra những thông tin về giá sản phẩm chính xác cho nhà quản trị để từ đó có những điều chỉnh về giá cho hợp lý, cũng như các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất để từ đó hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh việc tính giá thành sản phẩm bằng bảng tính Excel, kế toán viên cũng thực hiện tổng hợp chi phí sản xuất thông qua phần mềm kế toán Fast Accounting mà Tổng công ty đang áp dụng. Sử dụng phần mềm kế toán giúp cho kế toán viên giảm nhẹ khối lượng công việc kế toán như ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được nhanh chóng và chính xác, kế toán không phải tính toán thủ công trong việc tập hợp chi phí mà phần mềm đã tự động tổng hợp. Việc sử dụng phần mềm kế toán làm cho quy trình sử lý dữ liệu nhanh, tra cứu thông tin dễ dàng và có tính bảo mật cao trong việc quản lý thông tin kế toán. Đồng thời, nó cũng giúp giảm ngắn thời gian tính giá thành sản phẩm, phù hợp với yêu cầu về cung cấp thông tin cho các nhà quản trị. Công tác kế toán của Tổng công ty luôn áp dụng đúng chuẩn mực, chế độ kế toán của Bộ Tài chính, và vận dụng chúng một cách linh hoạt, tuy nhiên với điều kiện nhất định của Tổng công ty việc áp dụng đó cũng gặp những hạn chế, không đạt được những hiệu quả cao nhất. 3.1.2. Những hạn chế trong công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội Với một quy mô sản xuất lớn, Tổng công ty có một bộ máy quản lý phức tạp với nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau. Chính vì vậy mà trong công tác quản lý của Tổng công ty gặp không ít những khó khăn. Tổng công ty có nhiều công ty con và công ty liên kết, đồng thời có nhiều nhà máy sản xuất ở những địa điểm khác nhau, nên việc phối hợp giữa nhà máy và các phòng ban thường không thuận lợi. Do đó, Tổng công ty cần có những biện pháp để việc phối hợp giữa các phòng ban và nhà máy một cách nhịp nhàng hơn. Bộ máy kế toán của Tổng công ty khá lớn với một phòng kế toán trưởng và các phòng kế toán nghiệp vụ khác nhau. Vì vậy mà việc các phần hành kế toán phối hợp với nhau không được nhanh chóng, việc luân chuyển chứng từ, trao đổi tài liệu gặp nhiều khó khăn do thường xuyên phải đi lại giữa các phòng. Các phần hành kế toán cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, thống nhất trong công việc để có thể kiểm tra, đối chiếu sổ sách giữa các phần hành có liên quan đến nhau, tránh gây sai sót trong hạch toán. Hình thức kế toán được sử dụng là hình thức nhật ký chứng từ kết hợp với việc sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong công tác kế toán. Nó giúp giảm nhẹ khối lượng công việc, đáp ứng kịp thời nhanh chóng việc cung cấp thông tin kế toán, lập các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa các hình thức sổ sách kế toán thủ công và hệ thống kế toán bằng máy tính còn những hạn chế nhất định, do những chế độ và những quy định về mở sổ, ghi chép, khoá sổ, lưu trữ, bảo quản không phù hợp hoàn toàn với kế toán máy, vì đây là những quy định dựa trên hình thức kế toán thủ công. Bên cạnh đó, phần mềm Fast Accounting cũng có những nhược điểm như tính bảo mật của chương trình là chưa cao; không linh hoạt trong các báo cáo, mỗi khi nhà nước thay đổi mẫu báo cáo thì không thể tự ý thay được mà phải nhờ đến công ty viết phần mềm Fast; sổ sách kế toán sử dụng trong Fast Accounting còn chưa đúng biểu mẫu quy định của Bộ Tài chính, việc định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải chia thành nhiều tiểu khoản theo yêu cầu của phần mềm... Việc tính giá hàng tồn kho theo giá bình quân gia quyền vào cuối quý làm dồn tích công việc vào cuối quý nên ảnh hưởng đến tiến độ của khâu kế toán khác. Đặc biệt là việc quản lý NVL, Tổng công ty tổ chức 6 tháng mới kiểm kê kho một lần nên dễ bị mất mát, hao hụt NVL mà không rõ nguyên nhân, đồng thời việc đối chiếu sổ sách kế toán với kiểm kê thực tế là khó khăn. Quy trình luân chuyển chứng từ lên phòng kế toán tài chính thường chậm và không thường xuyên khiến công việc bị dồn tích gây ảnh hưởng đến việc ghi sổ và ảnh hưởng đến các phần hành kế toán có liên quan. Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng của Tổng công ty như hiện nay là không hợp lý và không phản ánh hết tình hình sử dụng TSCĐ. Hiện Tổng công ty có nhiều TSCĐ đã cũ và lạc hậu, bị hao mòn đáng kể, nhưng chưa hết số năm sử dụng, việc tính khấu hao theo phương pháp này sẽ làm sai lệch giá trị khấu hao. Đặc biệt trong thời thời đại công nghệ thông tin, các TSCĐ còn bị hao mòn vô hình do sự lạc hậu về công nghệ nhanh chóng khiến cho việc khấu hao theo đường thẳng sẽ không thu hồi vốn đầu tư kịp thời. Về việc tính giá thành sản phẩm, Tổng công ty áp dụng theo phương pháp tỷ lệ, và kỳ tính giá thành được tính vào cuối quý nên thông tin về chi phí và giá thành không kịp thời đáp ứng được nhu cầu quản lý. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực của Tổng công ty là chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm nhập kho liên tục, giá cả đầu vào cũng liên tục biến đổi, vì vậy mà kỳ tính giá này là không hợp lý. Trong quá trình sản xuất sợi, phế liệu thu hồi từ quy trình sản xuất chủ yếu là bông, xơ, một phần bông, xơ này được sử dụng tiếp cho quá trình sản xuất tiếp theo để làm giảm chi phí sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, kế toán lại thực hiện bút toán kết chuyển giá trị bông, xơ thu hồi từ TK 154 sang TK 1527, rồi mới tiếp tục xuất cho sản xuất sản phẩm mà không hạch toán trực tiếp giảm chi phí nguyên vật liệu. Việc tính giá thành sản phẩm căn cứ vào bảng giá thành kế hoạch được lập vào đầu năm, tuy phù hợp với đặc điểm sản xuất là nhiều mặt hàng, đa dạng chủng loại, nhưng do thị trường luôn biến động, giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và các chi phí sản xuất đầu vào luôn tăng giảm bất thường nên việc lập kế hoạch giá thành vào đầu năm là không hợp lý nó làm cho việc tính giá thành không còn sát với chi phí sản xuất thực tế phát sinh và đồng thời làm cho việc quản lý sản xuất không còn đảm bảo tính hiệu quả. Đối với việc sử dụng phần mềm kế toán fast trong công tác kế toán đem lại hiệu quả công việc rất cao, tuy nhiên công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm không được thực hiện bằng phần mềm do sự phức tạp và kém ổn định của phần mềm. Kế toán vẫn phải tính giá thành thủ công trên bảng tính Excel, điều này làm cho công tác nhập dữ liệu không liên tục và nhiều khi không thống nhất về số liệu giữa phần mềm và bảng tính Excel. Điều này gây khó khăn và sự không đồng bộ trong công tác kế toán chi phí nói riêng và kế toán nói chung. Đồng thời, với việc sử dụng phần mềm kế toán nên hệ thống sổ sách kế toán được thực hiện trên máy chưa đúng với chuẩn mực quy định và kế toán viên nhiều khi làm việc một cách máy móc mà không hiểu bản chất của nghiệp vụ kế toán cũng như trình tự hạch toán. 3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI. Trên đây là những ưu và nhược điểm của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất, trong đó những ưu điểm thì cần phải phát huy, những nhược điểm thì phải khắc phục để hoàn thiện hơn về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất. Sau đây là một vài ý kiến nhằm khắc phục những nhược điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Thứ nhất, Tổng công ty nên xem xét lại việc bố trí các phòng ban kế toán sao cho thuận tiện cho việc đi lại và luân chuyển chứng tư. Các phòng kế toán nên sắp xếp ở vị trí gần nhau, để tiết kiệm thời gian đi lại giữa các phòng và giúp các kế toán viên làm việc tập trung, có hiệu quả hơn. Thứ hai, đối với hệ thống tài khoản. Tổng công ty đã áp dụng đúng hệ thống tài khoản mẹ quy định trong Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, các tài khoản mẹ được chi tiết thành các tài khoản con lên tới tận tài khoản cấp 5, gây khó khăn trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Với một hệ thống tài khoản được chi tiết quá dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ tên các tài khoản, vì vậy Tổng công ty nên giảm bớt số lượng tài khoản con trong danh mục tài khoản, hạn chế những tài khoản ít sử dụng đến mà cũng phải chi tiết. Thứ ba, đối với việc tính giá thành. Tổng công ty nên rút ngắn kỳ tính giá thành từ một quý thành mỗi tháng một lần, để thông tin về giá thành được cung cấp nhanh chóng và kịp thời cho nhà quản lý. Việc cung cấp thông tin về giá thành nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra được những kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh kịp thời, điều chỉnh giá thành một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như đem lại lợi thế cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng. Với việc tính giá thành dựa vào bảng giá thành kế hoạch là hợp lý khi bảng giá thành kế hoạch đó là sát với thực tế và phù hợp với năng lực sản xuất của Tổng công ty. Việc lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vào đầu năm là không hợp lý, Tổng công ty nên lập bảng giá thành kế hoạch vào đầu mỗi quý để phù hợp với kỳ tính giá, đồng thời cũng phải thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường để có thể điều chỉnh kịp thời bảng kế hoạch sao cho phù hợp. Thư tư, đối với công tác khấu hao tài sản cố định. Tổng công ty có rất nhiều loại tài sản cố định khác nhau, nên việc áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng là chưa hợp lý lắm. Tổng công ty nên phân TSCĐ thành nhiều loại tài sản, với mỗi loại khác nhau lại áp dụng những phương pháp khấu hao khác nhau cho phù hợp với từng điều kiện sử dụng. Đối với loại tài sản cố định dùng cho quản lý, ta nên sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, còn loại TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất thì công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng. Nó giúp việc tính giá trị khấu hao sát hơn với giá trị hao mòn thực tế, đồng thời chi phí ước tính cũng sát với chi phí thực tế hơn. Thứ năm, đối với việc hạch toán phế liệu thu hồi. Giá trị phế liệu thu hồi nên giảm trừ trực tiếp vào chi phí nguyên liệu trực để tính giá thành sản phẩm để phản ánh chính xác nội dung kinh tế. Thứ sáu, đối với việc sử dụng phần mềm kế toán fast. Tổng công ty nên nâng cấp hệ thống phần mềm kế toán, bằng cách liên hệ với nhà cung cấp để xây dựng riêng cho mình một phần mềm phù hợp với điều kiện của công ty. Hiện tai công ty đang dùng phần mềm fast accounting và không tính được giá thành trên phần mềm này, phải tính trên excel. Tổng công ty nên liên hệ với công ty phần mềm để mua phần mềm phần mềm hoàn chỉnh và phù hợp với đặc điểm của công ty mình. Nếu có đủ khả năng về tài chính, thì Tổng công ty nên đặt viết riêng một phần mềm phù hợp với đặc điểm quản lý và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Thứ bảy, đối với việc tổ chức quản lý của Tổng công ty. Do mới cổ phần, nên công ty còn khá nhiều bỡ ngỡ trong việc chuyển đổi hình thức kinh doanh, vì vậy các văn bản hướng dẫn của công ty lên thống nhất để việc hạch toán kế toán nói chung, và các phần hành nói riêng được dễ dàng... KẾT LUẬN Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin cần thiết để tính đúng tính đủ chi phí sản xuất và tính chính xác được giá thành sản phẩm sản xuất. Các thông tin về chi phí và giá thành là căn cứ quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định niên quan đến sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho ban lãnh đạo có những thông tin kịp thời về tình hình thực hiện kế hoạch của công ty, cũng như những ảnh hưởng tác động để có những biện pháp điều chỉnh hợp lý. Chuyên đề thực tập trên đây đã nói về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, từ đó thấy được những ưu nhược điểm trong công tác kế toán mà Tổng công ty gặp phải. Tuy nhiên, Do hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho nên, dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này nhưng sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết còn tồn tại. Em kính mong các thầy cô cùng các bạn góp ý để em hoàn thiện đề tài này được tốt hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS. Đặng Thị Loan, “Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp” - nhà xuất bản ĐHKTQD, năm 2006. “Các chuẩn mực kế toán quốc tế” - nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2000. PGS.TS. Võ Văn Nhị, “Kế toán tài chính”- Nhà xuất bản Bộ Tài Chính, năm 2007. Đinh Quốc Khánh, “Hệ thống chuẩn mực và các văn bản hướng dẫn thi hành” – Nhà xuất bản Bộ Tài Chính, năm 2007. Bộ Tài Chính, “Chế độ kế toán doanh nghiệp” – Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, năm 2007. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố đinh. Các trang Web và tạp chí kế toán. - - - - - Nguyệt san 20 năm xây dựng và phát triển của công ty dệt – may Hà Nội. Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Dệt – May Hà Nội. Luận văn của các khoá 45, 46 MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBKT1123.doc
Tài liệu liên quan