Tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam (nhật ký chung - Ko lý luận - máy): ... Ebook Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam (nhật ký chung - Ko lý luận - máy)
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam (nhật ký chung - Ko lý luận - máy), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. BHXH: Bảo hiểm xã hội
2. BHYT: Bảo hiểm y tế
3. BTTLSP: Bảng tính tiền lương sản phẩm
4. CCDC: Công cụ, dụng cụ
5. CNSX: Công nhân sản xuất
6. CP: Chi phí
7. CP NCTT: Chi phí nhân công trực tiếp
8. CP SXC: Chi phí sản xuất chung
9. CP NVL: Chi phí nguyên vật liệu
10. GVHB: Giá vốn hàng bán
11. KPCĐ: Kinh phí công đoàn
12. KVHC: Khu vực hành chính
13. NVTT: Nhân viên trạm trộn
14. TK: Tài khoản
15. RCV: Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: sơ đồ bộ máy quản lý của công ty: 4
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bê tông 7
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ phận sản xuất 9
Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy kế toán RCV: 11
Sơ đồ 5: Hạch toán chi tiết tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 15
Sơ đồ 6: Sơ đồ quy trình ghi sổ phần hành kế toán chi phí – giá thành trên máy tính tại RCV 16
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Hợp đồng mua bán số 05-09/ HĐMB 19
Biểu 2: Phiếu xuất kho 23
Biểu 3: Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn công cụ, dụng cụ 53
Biểu 4: Thẻ tính giá thành sản phẩm 54
Biểu 5: Phiếu đề nghị xin lĩnh vật tư 55
Biểu 6: Phiếu xuất kho theo định mức 56
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng kê phiếu xuất kho 24
Bảng 2: Sổ chi tiết tài khoản “chi phí NVL trực tiếp” 25
Bảng 3: Sổ cái tài khoản “chi phí NVL trực tiếp” 26
Bảng 4: Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương 30
Bảng 5: Sổ chi tiết tài khoản “chi phí nhân công trực tiếp” 31
Bảng 6: Sổ cái tài khoản “chi phí nhân công trực tiếp” 32
Bảng 7: Sổ chi tiết tài khoản “chi phí nhân viên trạm trộn” 34
Bảng 8: Sổ cái tài khoản “chi phí nhân viên trạm trộn” 35
Bảng 9: Sổ cái tài khoản “chi phí NVL, CCDC” 36
Bảng 10: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 38
Bảng 11: Sổ cái tài khoản “chi phí dịch vụ mua ngoài” 40
Bảng 12: Sổ cái tài khoản “chi phí sản xuất kinh doanh” 42
Bảng 13: Thẻ tính giá thành HĐ 04-09/HĐMB 44
Bảng 14: Thẻ tính giá thành HĐ 05-09/HĐMB 45
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh về mọi mặt, từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm để có thể nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình và đem lại lợi nhuận cao nhất. Một trong những biện pháp đó là mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cách hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh quyết liệt, khi quyết định lựa chọn sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó đều phải tính đến chi phí sản xuất và lợi nhuận chi phí đạt được. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải tập hợp chi phí sản xuất một cách đầy đủ và chính xác. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm thể hiện kết quả của việc quản lý vật tư, lao động, tiền vốn và phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua các chỉ tiêu chi phí và tính giá thành sản phẩm mà các nhà quản trị có thể đưa ra được các quyết định sản xuất và kinh doanh đúng đắn. Việc tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm không chỉ quan trọng đối với các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm trong công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất.
Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam (RCV) là một doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành xây dựng, hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bê tông thương phẩm. Sản phẩm của công ty ngày càng được tin cậy bởi chất lượng và giá cả của sản phẩm. Công ty đã xác định được quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối hoàn chỉnh, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như cách gọi tên sổ kế toán chưa chính xác, số hiệu tài khoản kế toán của công ty chưa theo số hiệu tài khoản kế toán Việt Nam sẽ khiến các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý tài chính khó khăn khi theo dõi tình hình tài chính của công ty,….
Qua một thời gian thực tập ở RCV, em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để có hiểu biết sâu sắc hơn về phần hành kế toán này, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam”, để làm báo cáo chuyên đề thực tập của mình.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những đặc điểm chung ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam
CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BỀ TÔNG READYMIX VIỆT NAM.
Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam trước đây là Công ty TNHH bê tông Việt – Úc là công ty 100% vốn nước ngoài thuộc tập đoàn Readymix của Úc đặt tại Singapore. Công ty Việt – Úc được cấp giấy phép vào ngày 24 tháng 8 năm 1993 và chính thức đi vào hoạt động thương mại từ tháng 1 năm 1994. Được cấp giấy phép số 665A/GP ngày 25 tháng 1 năm 2000 để chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và đổi tên thành công ty TNHH bê tông Việt - Úc Readymix.
Để thuận tiện trong giao dịch, và được sự chấp thuận của UBND thành phố Hà Nội, đến nay công ty có tên gọi là công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam (RCV), tên tiếng Anh là Readymix Concrete (Vietnam) joint stock company. RCV là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bê tông trộn sẵn.
* Địa chỉ liên hệ:
VĂN PHÒNG CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM
Phòng 420 – 421, CT5 khu đô thị Mỹ Đình, Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:84 4 – 37853740/41/42 Fax: 84040 – 37853739
1.2. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA RCV
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam (RCV) là công ty sản xuất bê tông trộn sẵn (bê tông thương phẩm), mang đến cho khách hàng chất lượng, sự hài lòng và dịch vụ nhanh chóng, chính xác, với sự kế thừa hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp bê tông trộn sẵn của tập đoàn. RCV hiện là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp bê tông thương phẩm chất lượng cao cho các dự án xây dựng tại thị trường Hà Nội và một số dự án lớn tại các tỉnh lân cận.
Hiện tại RCV đang là nhà cung cấp bê tông duy nhất cho dự án nhà máy xi măng Hòa Phát do tập đoàn Hòa Phát đầu tư. Sản phẩm của công ty đã cung cấp cho nhiều công trình lớn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam:
Hiện nay RCV tổ chức bộ may quản lý theo cơ chế một thủ trưởng, đứng đầu là tổng giám đốc.
Là một đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng, việc tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi đặc điểm chung của ngành xây dựng. Để phù hợp với cơ chế thị trường, công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức theo hướng gọn nhẹ, sáng tạo mà vẫn đảm bảo tốt công việc. Việc tổ chức các trạm trộn và các tổ lao động hợp lý giúp công ty quản lý lao động và phân công lao động ở các vị trí khác nhau một cách có hiệu quả.
Sơ đồ 1: sơ đồ bộ máy quản lý của công ty:
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
* Tổng giám đốc:
Là người quyết định và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chế độ pháp luật nước Việt Nam và quy định chung của tập đoàn, chịu trách nhiệm trước tập đoàn và toàn thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
* Giám đốc điều hành sản xuất:
Chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của công ty, quản lý công tác kỹ thuật, phối hợp với phó tổng giám đốc và các phòng ban khác để thực hiện mục tiêu riêng của toàn công ty.
* Phó tổng giám đốc:
Trực tiếp quản lý hoạt động của phòng phát triển , kết hợp với giám đốc điều hành sản xuất và các phòng ban khác để hoàn thành mục tiêu chung của toàn công ty.
* Phòng phát triển kinh doanh:
Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Xin các giấy phép đầu tư mỏ đá, hoặc thiết lập hợp tác khai thác, kinh doanh đá. Giám sát việc xây dựng mỏ đá. Phát triển thị trường bê tông bên ngoài Hà Nội. Phát triển mạng lưới trạm trộn bê tông cố định tại Hà Nội. Tham gia đào tạo nội bộ, đánh giá chất lượng và khối lượng công việc cho nhân sự phòng PTKD.
* Phòng bán hàng:
Tìm kiếm nguồn khách hàng, phát triển thị trường theo chiến lược công ty. Lập kế hoạch kinh doanh. Thực hiện hoạt động bán hàng, thu nợ của công ty. Tham mưu, đề xuất cho ban giám đốc về kinh doanh, tiếp thị, lập thị trường.
* Phòng tài chính - kế toán:
Tổng hợp số liệu từ các phòng ban trong công ty tiến hành công tác hạch toán kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo yêu cầu hàng tháng, năm. Báo cáo các vấn đề liên quan đến thuế. Mua bảo hiểm tài sản cho thiết bị toàn công ty. Quản trị hệ thống công nghệ thông tin. Lập và quản lý hệ thống ngân sách của công ty một cách hợp lý.
* Phòng nhân sự:
Đánh giá, tổ chức bộ máy nhân sự phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xác định nhu cầu nhân lực, đánh giá nhu cầu nhân lực, tuyển dụng đủ, kịp thời cho các vị trí còn thiếu hoặc phát sinh mới, đáp ứng nhu cầu công việc. Tổ chức các hoạt động đào tạo, huấn luyện nhân viên theo định hướng, yêu cầu công việc. Xây dựng, thực hiện cơ chế tiền lương, thưởng cho nhân viên công ty, tạo động lực khuyến khích đóng góp, phát huy khả năng, tiềm năng của nhân viên. Thực hiện đúng chế độ về BHYT, BHXH, BHTN cho người lao động theo các quy định của pháp luật. Lập và quản lý ngân sách hành chính nhân sự của công ty hợp lý, hiệu quả.
* Phòng quản lý chất lượng:
Làm việc với các tư vấn dự án về các yêu cầu kỹ thuật. Lựa chọn vật liệu phù hợp cho quá trình sản xuất. Kết hợp với trưởng phòng LAS về công tác kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào. Kiểm soát việc nén mẫu và kết quả nén tại các phòng LAS độc lập. Xử lý các sự cố liên quan đến chất lượng bê tông.
* Phòng đoàn xe:
Điều phối xe đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vận chuyển hàng đảm bảo thời gian, số lượng và chất lượng, đảm bảo an toàn giao thông. Điều chuyển xe và lái xe làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
* Phòng sản xuất:
Sản xuất bê tông theo đúng yêu cầu, đúng quy trình kỹ thuật. Sản xuất bê tông đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đảm bảo khối lượng và chất lượng đầu vào.
* Phòng thiết bị:
Tìm các nhà cung cấp vật tư, phụ tùng phù hợp. Luôn duy trì và đảm bảo tất cả các thiết bị luôn hoạt động tốt nhất. Sử dụng vật tư và phụ tùng một cách hiệu quả nhất. Lập trước kế hoạch sửa chữa cho từng thiết bị. Gia công, sửa chữa, lắp đặt theo các hạng mục phát triển của các phòng ban.
1.3. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA RCV:
1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ:
Đối với doanh nghiệp sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới công tác quản lý nói chung và công tác tổ chức hạch toán kế toán nói riêng, trong đó có công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Việc sản xuất bê tông thương phẩm tuân theo quy trình sau:
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bê tông
Điều phối nhận lịch cấp hàng
Chuyển lịch cấp hàng đến trạm trộn (qua Internet)
Nhập dữ liệu trộn vào hệ thống MHW
Hệ thống băng tải tự động đưa nguyên vật liệu
vào cối trộn
Cối trộn quay đều trộn bê tông
Xả bê tông vào thùng xe trộn
Nhân viên trộn
kiểm tra độ sụt
Giao hàng cho
lái xe
Sản phẩm của RCV là bê tông thương phẩm, cũng như các vật liệu xây dựng khác, chất lượng bê tông phụ thuộc rất lớn vào cấp phối, nguyên vật liệu thô, cũng như phương pháp trộn và giao hàng. Một cấp phối tốt không thể là thiết kế xong và giữ nguyên. Cấp phối phải liên tục được điều chỉnh một cách tinh xảo dựa trên những quan sát theo dõi những tính chất vật lý tại công trường (như “khả năng bơm”, “khả năng hoàn thiện bề mặt”, độ dềnh nước và độ sụt) và sự phân tích thống kê của các kết quả thử mẫu. Ở tất cả các công trường của công ty đều có các kỹ thuật viên trực tiếp giám sát và lấy mẫu để bảo dưỡng và thử. Toàn bộ số liệu này sau đó được đưa vào máy vi tính và kết quả được đưa cho từng khách hàng.
Do quy trình sản xuất là liên tục, không có sản phẩm dở dang và tự động theo sự lập trình của phần mềm nên đã tiết kiệm rất nhiều thời gian, độ chính xác cao và đã tiết kiệm được đáng kể chi phí nhân công lao động trực tiếp. Chính nhờ áp dụng hệ thống sản xuất tự động đó đã giúp cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng trở nên đơn giản hơn nhiều, khi có đơn đặt hàng, nhân viên kỹ thuật sau khi căn cứ vào thiết kế cấp phối sẽ tính toán ra hàm lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của đơn đặt hàng rồi nhập dữ liệu trộn vào phần mềm, hệ thống băng tải sẽ tự động đưa nguyên vật vào cối trộn.
1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Tại RCV, bộ phận sản xuất được tổ chức thành các trạm trộn, phân bố khắp địa bàn Hà Nội, cụ thể như sau:
· Trạm trộn 1 (P08)
Số 78 - Bạch Đằng, Hà Nội
· Trạm trộn 2 (P09)
Đường Láng Hoà Lạc
Trạm trộn 3 (P16)
Đường Phạm Hùng, Cầu Giấy – Hà Nội
Trạm trộn 4 (P18)
Khu công nghiệp Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội
Trạm trộn onsite Hòa Phát
Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, Hà Nam
Trạm trộn onsite Bắc Ninh
Khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Khi nhận được hợp đồng, tùy theo vị trí công trình xây dựng cần cung cấp bê tông và theo công suất thiết kế của từng trạm trộn mà giám đốc sản xuất sẽ quyết định hợp đồng đó sẽ do một trạm trộn hay là những trạm trộn nào cùng tiến hành sản xuất, để đảm bảo cung cấp đủ khối lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển nhất. Các trạm sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm sản xuất và giao sản phẩm tới công trình theo sự chỉ đạo của giám đốc điều hành sản xuất.
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ phận sản xuất
Trong bộ phận sản xuất:
* Giám đốc điều hành sản xuất:
Chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của công ty, quản lý công tác kỹ thuật, phối hợp với phó tổng giám đốc và các phòng ban khác để thực hiện mục tiêu riêng của toàn công ty.
* Trưởng trạm trộn:
Lập kế hoạch, giám sát và phát triển việc thực hiện công việc của nhân viên để luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng và tuân thủ nghiêm ngặt nội quy chính sách của công ty. Liên hệ chặt chẽ với khách hàng, công trình, lập phương án phục vụ khách hàng tốt nhất. Đảm bảo khối lượng và chất lượng nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu của hợp đồng.
* Nhân viên trộn:
Liên lạc chặt chẽ với thí nghiệm hiện trường để đảm bảo độ sụt của bê tông và đảm bảo tiến độ cấp hàng cho công trường. Trộn hàng đúng giờ, đúng mác theo yêu cầu của phòng điều phối.
* Nhân viên xúc lật:
Xúc nguyên vật liệu vào các thùng kho chứa nguyên vật liệu, đảm bảo trong thùng nguyên vật liệu luôn luôn đầy. Cấp đúng chủng loại, kích cỡ vào các thùng theo quy định. Khi thủ kho nhập nguyên vật liệu, nhân viên xúc lật vun cát đá thành đống gọn gàng.
* Nhân viên kho:
Nhập dữ liệu xuất kho, kiểm tra nguyên vật liệu tồn vào đầu giờ làm việc buổi sáng. Kiểm tra chính xác nguyên vật liệu khi nhập hàng, nhập ngay dữ liệu vào phần mềm khi có phát sinh. Cấp phát nguyên vật liệu, dầu mỡ, phụ tùng theo đúng quy trình. Tổng hợp số liệu sổ sách, kiểm kê, đối chiếu số lượng với các nhà cung cấp.
1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM.
1.4.1. Khái quát chung về bộ máy kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý và hoạt động có hiệu quả mới có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin. Để đảm bảo được yêu cầu trên, tổ chức bộ máy kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, vào hình thức tổ chức công tác kế toán, vào khối lượng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế; Cũng như trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và cán bộ kế toán.
Bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam áp dụng hình thức kế toán tập trung, hoạt động khá hiệu quả, cung cấp các thông tin hữu ích cho ban giám đốc để ban giám đốc có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời. Công ty có 9 lao động kế toán đó là: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán TSCĐ, 1 kế toán nguyên vật liệu và hàng tồn kho, 1 kế toán tiền lương, 1 kế toán chi phí và tính giá thành, 2 người đảm nhiệm kế toán thanh toán và ghi nhận doanh thu, và 1 thủ quỹ. Trình độ tay nghề của các nhân viên phòng kế toán tương đối cao, tất cả đều có trình độ đại học, cao đẳng về chuyên ngành kế toán.
Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy kế toán RCV:
Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau:
* Kế toán trưởng:
Là người đứng đầu phòng kế toán Tổ chức lập, quản lý toàn bộ bộ máy kế toán của Công ty, bao quát chung toàn bộ tình hình tài chính, chịu trách nhiệm chính về chuyên môn. Kiểm tra các báo cáo tài chính kế toán trong công ty. Đảm bảo các hoạt động kinh tế phát sinh trong công ty phù hợp với các quy tắc và quy định của luật thuế, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, các chính sách của công ty….Hỗ trợ tổng giám đốc ban hành các chính sách và quy trình nhằm kiểm soát tài chính. Duy trì và phát triển hệ thống quản trị thông tin trong công ty.
* Kế toán tổng hợp (1 người):
Giám sát việc thực hiện công việc của các kế toán đảm bảo dữ liệu được nhập đầy đủ, chính xác vào hệ thống. Chuẩn bị, kiểm tra báo cáo tài chính hàng tháng. Khắc phục lỗi và phát triển hệ thống. Phối hợp với kiểm toán hoàn thành báo cáo kiểm toán năm. Hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các phòng ban.
* Kế toán NVL, CCDC :
Bộ phận kế toán này chịu trách nhiệm về tình hình nhập mua, bán nguyên vật liệu, tình hình xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, bên cạnh đó cũng phải đảm nhiệm cả về hàng tồn kho của công ty, về số lượng, đơn giá của từng loại hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho, lượng hao hụt trong và ngoài định mức, đồng thời cũng phải tính toán trích lập dự phòng hợp lý…
* Kế toán TSCĐ :
Bộ phận kế toán này chịu trách nhiệm theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty, tính khấu hao, cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán các TSCĐ.
* Kế toán tiền lương (1 người):
Nhận dữ liệu bảng lương từ phòng hành chính cùng giấy tờ có liên quan (các quyết định nhân viên mới, quyết định thay đổi vị trí, điều chuyển nhân viên trong công ty, bảng chấm thưởng, tiền tổ mẫu, tiền chuyến, hoa hồng bán hàng, trừ lương….) phát sinh trong tháng để kiểm tra bảng lương chuẩn cho phòng hành chính. Kiểm tra bảng thanh toán lương qua tiền mặt và tài khoản, đối chiếu với bảng lương đã ký duyệt. Kiểm tra bảng tính BHXH, BHYT, BHTN từ hành chính lập, đối chiếu số liệu với bảng lương, chuyển cho lãnh đạo ký duyệt, chuyển kế toán ngân hàng làm thanh toán. Kê khai, đối chiếu thuế GTGT đầu vào giữa số kê khai và sổ hạch toán.
* Kế toán chi phí và tính giá thành:
Có trách nhiệm tập hợp các chi phí bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về tiền lương và chi phí sản xuất chung, phân bổ và tính giá thành cho từng hợp đồng, từng công trình cụ thể căn cứ vào số liệu có trong bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ tiền lương… và các chứng từ có liên quan.
* Kế toán thanh toán và ghi nhận doanh thu (2 người):
Thực hiện thanh toán theo đúng quy trình thanh toán, hạch toán vào phần mềm. Đối chiếu thu tiền với khách hàng mua bê tông với tài khoản ngân hàng.
Đối chiếu công nợ với nhà cung cấp, nhận hóa đơn nguyên vật liệu, thanh toán đúng thẻ nhà cung cấp vào phần mềm, đối chiếu tiền bơm và vữa thông bơm, các khoản phải thu khác. Đối chiếu thanh toán lãi suất các khoản vay. Theo dõi và trừ tiền tạm ứng và hạch toán. Quản lý các tài sản, chứng từ có giá trị của công ty như séc, ủy nhiệm chi, thiết bị bảo mật và mật khẩu truy cấp tài khoản tiền gửi ngân hàng của công ty.
Kế toán thanh toán còn đảm trách vai trò của kế toán doanh thu và kế toán thuế với nhiệm vụ theo dõi, phản ánh doanh thu từ các hoạt động, kê khai các khoản thuế, các khoản phải nộp Nhà nước theo chế độ quy định.
* Thủ quỹ (1 người):
Nhận phiếu thu hợp lệ và tiền từ người nộp tiền, nhập vào sổ, quỹ, tập hợp các khoản thu nộp ngân hàng hàng ngày, chuyển báo cáo cho kế toán thanh toán. Thanh toán các phiếu chi có đầy đủ phiếu chi hợp lệ và chứng từ kèm theo, tập hợp các khoản chi thành petty cash chuyển kế toán thanh toán kiểm tra và rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi ngân hàng số tiền tương ứng đảm bảo quỹ tiền mặt có đủ 50 triệu VND.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như trên là hợp lý và có sự phân công công việc rất cụ thể, chi tiết, khi một nghiệp vụ phát sinh thì lập tức sẽ có bộ phận kế toán chịu trách nhiệm ghi chép, tính toán, kịp thời đưa ra các số liệu tính toán cho các nhà quản trị.
1.4.2. Đặc điểm của bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại RCV:
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được xác định là một phần hành quan trọng trong công tác kế toán. Thông qua các chỉ tiêu chi phí và tính giá thành sản phẩm mà các nhà quản trị có thể đưa ra được các quyết định sản xuất và kinh doanh đúng đắn. Vì vậy, chức năng nhiệm vụ của bộ phận này được xác định như sau:
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng và phương pháp tính giá thành phù hợp nhất.
Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp đã chọn, cung cấp kịp thời thông tin, số liệu tổng hợp về các khoản mục chi phí, những yếu tố chi phí quy định.
Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành cho lãnh đạo công ty, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và các kế hoạch hạ giá thành sản phẩm.
Do công ty đã áp dụng phần mềm vào công tác kế toán nên cơ cẩu bộ máy kế toán đã được tinh giản, gọn nhẹ và tiết kiệm công sức, chi phí, nên phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ do một nhân viên kế toán đảm nhận.
Kế toán bộ phận này thường xuyên có sự trao đổi, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán khác để phát hiện sai sót và tổng hợp số liệu. Ví dụ: bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sẽ phải đối chiếu số liệu với kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiền lương, kế toán thanh toán và kế toán TSCĐ. Chính vì vậy, phòng kế toán đã phát hiện và khắc phục các sai sót một cách nhanh chóng.
1.4.3. Cơ cấu sổ và phương pháp ghi sổ của hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại RCV:
1.4.3.1. Cơ cấu ghi sổ:
* Sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Sổ chi tiết tài khoản “ Chi phí NVL trực tiếp”
- Sổ chi tiết tài khoản “ Chi phí nhân công trực tiếp”
- Sổ chi tiết tài khoản “Chi phí sử dụng máy thi công”
- Sổ chi tiết tài khoản “ Chi phí sản xuất chung”
- Sổ chi tiết tài khoản “ Chi phí sản xuất kinh doanh”
* Sổ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Thẻ tính giá thành sản phẩm
- Sổ cái tài khoản “Chi phí NVL trực tiếp”, “Chi phí nhân công trực tiếp”, “Chi phí sử dụng máy thi công”, “Chi phí sản xuất chung”, “Chi phí sản xuất kinh doanh”
1.4.3.2. Trình tự ghi số kế toán:
* Tổ chức hạch toán chi tiết:
Sơ đồ 5: Hạch toán chi tiết tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Chứng từ gốc về CPSX
Sổ chi tiết CPSX theo hợp đồng
Kế toán tổng hợp
Sổ tổng hợp chi tiết CPSX
Thẻ tính giá thành sản phẩm
* Tổ chức hạch toán tổng hợp:
Công ty đang áp dụng hệ thống sổ sách theo hình thức nhật kí chung. RCV sản xuất và kinh doanh chỉ một sản phẩm là bê tông thương phẩm nên việc áp dụng hình thức sổ này là hợp lý.
Việc theo dõi tình hình nhập, xuất kho nguyên vật liệu ở công ty được thực hiện trên phần mềm kế toán Navision 4.0. Chủng loại vật tư trong công ty đa dạng về chủng loại, quy cách, kích cỡ, do vậy Navision sẽ được tổ chức hệ thống phân loại vật tư theo các tài khoản vật tư. Cụ thể, chọn mục phân loại vật tư trên menu “vật tư”, chọn tài khoản cần mở phân loại mới, bấm nút “thêm”, nhập số hiệu, diễn giải của phân loại mới, bấm nút “ghi”. Navision không cho phép đăng ký phân loại trùng số liệu. Việc tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty hoàn toàn do máy tính thực hiện thông qua việc nhập dữ liệu từ các bộ phận có liên quan. Để thực hiện việc khóa sổ kế toán và tính giá thành sản phẩm, kế toán phải xử lý một số thao tác như khai báo với máy tính từng khoản mục chi phí để theo dõi tập hợp chi phí. Có thể khái quát trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được phản ánh qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 6: Sơ đồ quy trình ghi sổ phần hành kế toán chi phí – giá thành trên máy tính tại RCV
Các chứng từ về chi phí sản xuất và các bảng phân bổ
Các chứng từ về chi phí sản xuất và các bảng phân bổ
Máy xử lý các thao tác trên máy
Nhật ký chung
Sổ CP SXKD
Sổ cái TK “CPNVL TT”, “CP NCTT”, “CPSXC”
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO KẾ TOÁN
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kì
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
1.5. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM.
1.5.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty:
Do đặc điểm hoạt động của công ty là sản xuất bê tông trộn sẵn phục vụ cho các công trình xây dựng, đòi hỏi tính kiên cố và bền vững nên yếu tố chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu với giá cả hợp lý. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý và tính giá thành sản phẩm, đảm bảo phù hợp giữa tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, công ty đã chia toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ thành các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, bao gồm nguyên vật liệu chính (đá, cát, sỏi, xi măng,…), vật liệu phụ khác như phụ gia, chất ổn định,….
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, phụ cấp làm thêm giờ, và các khoản trích theo lương theo quy định. Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản xuất trả theo sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí khác phục vụ khác phục vụ cho phân xưởng sản xuất như: chi phí nhân viên trạm trộn, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác,…
Như vậy, giá thành sản phẩm sẽ bao gồm các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
1.5.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
* Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, nơi phát sinh chi phí mà kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí. Xác định đối tượng chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh cũng như mục đích quản lý là yêu cầu có tính chất lâu dài đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói chung và công tác hạch toán kế toán nói chung trong các doanh nghiệp sản xuất. Do đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại RCV là các đơn đặt hàng.
* Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Xuất phát từ yêu cầu quản lý cũng như dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, đặc điểm quy trình công nghệ để kế toán xác định đối tượng tính giá thành một cách hợp lý nhất. Công ty chỉ sản xuât theo đơn đặt hàng nên đối tượng hạch toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành sản phẩm là hàng tháng và vào thời điểm cuối tháng.
Đối tượng tập hợp chi phí của được xác định là chung cho các trạm trộn, dựa trên các căn cứ sau:
- Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là hình thức sản xuất giản đơn, giống nhau cho tất cả các trạm trộn.
- Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của sản phẩm của công ty là công ty chỉ sản xuất một sản phẩm (bê tông trộn sẵn), sản xuất theo đơn đặt hàng.
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là việc quản lý tình hình sản xuất tiến hành ở các trạm trộn.
- Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, toàn bộ công tác kế toán tiến hành tại phòng kế toán của công ty. Với trang thiết bị hiện đại gồm một hệ thống máy tính và bộ phận kế toán thành thạo chuyên môn là điều kiện thuận lợi để phòng quản lý sát sao, chi tiết từng nghiệp vụ phát sinh của các trạm trộn.
Quy trình sản xuất của Công ty là giống nhau cho một loại sản phẩm và quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho mỗi đơn đặt hàng là tương tự nhau. Để tiện cho việc nghiên cứu và trình bày, em xin đi sâu vào tìm hiểu quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho đơn đặt hàng số 04-09/HĐMB (08/12/2009) và 05-09/ HĐMB (ngày 09/12/2009). Đơn đặt hàng số 04-09/HĐMB đã được thực hiện và giao cho khách hàng bắt đầu từ ngày 11/12/2009, kết thúc ngày 21/12/2009 và đơn đặt hàng số 05-09/ HĐMB đã được thực hiện và giao cho khách hàng bắt đầu từ ngày 14/12/2009 kết thúc ngày 28/12/2009.
Biểu 1: Hợp đồng mua bán số 05-09/ HĐMB
Công ty CP Bê tông Readymix
(Việt Nam)
Số: RC05-09/ HĐMB
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG
MUA BÁN BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM
Hôm nay, ngày 09 tháng 12 năm 2009, chúng tôi gồm:
Bên mua: Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex II
Bên bán: Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam
Đơn vị tính: 1.000đ
STT
Loại cấp phối
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
(đồng)
1
Bê tông mác 40 (MPa)
M3
420
501
201.420
2
Bê tông mác 45 (MPa)
M3
580
512
296.960
3
Bê tông mác 60 (MPa)
M3
200
550
110.000
Tổng thành tiền: 608.380.000 đ
Thuế GTGT 10%: 60.838.000 đ
Tổng thanh toán: 669.218.000 đ
Đại diện bên A
(chữ ký, con dấu)
Đại diện bên B
(chữ ký, con dấu)
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại RCV:
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là phương pháp kê khai thường xuyên và kỳ tính tính giá thành là hàng tháng. Tùy theo từng khoản mục chi phí phát sinh, chi phí có thể được tập hợp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp cho từng đơn đặt hàng.._. Cụ thể, đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, khi xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm đều ghi rõ xuất cho đơn đặt hàng nào. Đối với chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đều được tập hợp chung cho toàn công ty trong cả tháng. Cuối tháng, tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng đơn đặt hàng trong tháng. Sau khi tập hợp được chi phí cho từng đơn đặt hàng, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng hoàn thành. Với loại hình sản xuất bê tông thương phẩm, công ty sản xuất và tiêu thụ theo đơn đặt hàng của khách hàng, nên sản phẩm dở dang của công ty là không có, việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang không được thực hiện. Giá thành đơn đặt hàng hoàn thành được tính theo phương pháp trực tiếp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM
2.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI RCV.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ hao phí về nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp cho sản xuất ra sản phẩm như đá, cát, sỏi, xi măng, phụ gia, chi phí về nhiên liệu như dầu diezen…., chiếm khoảng 80 – 85% trong tổng chi phí sản xuất của sản phẩm bê tông trộn sẵn. Vì chiếm một tỷ trọng lớn như vậy mà nó đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc tính giá thành sản phẩm.
* Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho:
Do số lượng nguyên vật liệu lớn, được mua từ nhiều nguồn khác nhau nên giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho được đánh giá theo giá thực tế nhập kho. Giá thực tế vật tư mua ngoài được tính theo công thức:
Giá mua thực tế
=
Giá ghi trên hóa đơn (tính cả thuế GTGT đầu vào)
+
Chi phí vận chuyển bốc dỡ
-
Các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán)
* Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho:
Công ty tính giá nguyên nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Vì vậy khi có nghiệp vụ xuất vật liệu, máy sẽ tự tính đơn giá vật tư xuất kho theo công thức sau:
Đơn giá bình quân
(của từng loại NVL)
=
Giá trị thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá trị xuất thực tế (của từng loại NVL)
=
Đơn giá bình quân của từng loại NVL
x
Số lượng NVL xuất trong kỳ
2.2.1.1. Tài khoản sử dụng:
Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp vào TK: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, tài khoản này được chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu cụ thể.
2.2.1.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT (trường hợp mua vật liệu xuất dùng thẳng không qua kho) kèm phiếu nhập của trạm trộn, phiếu xuất kho (trường hợp xuất kho vật tư phục vụ sản xuất) kèm giấy yêu cầu lĩnh vật tư để hạch toán chi phí nguyên vật liệu.
Sổ sách kế toán dùng để theo dõi chi phí nguyên vật liệu gồm có sổ chi tiết TK “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, nhật ký chung, sổ cái TK “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
2.2.1.3. Trình tự hạch toán:
Để đảm bảo cung ứng vật tư kịp thời, đúng với các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất, tất cả NVL ban đầu mua về nhập kho đến khi xuất dùng cho từng trạm trộn, từng mục đích sử dụng đều được kiểm tra, đối chiếu chặt chẽ từ kho đến phòng kế toán.
Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được công ty áp dụng hình thức ghi thẻ song song.
Khi nhận được đơn đặt hàng hoặc hợp đồng đã ký kết với khách hàng từ phòng bán hàng gửi xuống, phòng sản xuất lập lệnh điều động sản xuất cho từng phân xưởng dưới dạng “Phiếu xuất cho sản xuất”. “Phiếu xuất cho sản xuất” được trình giám đốc sản xuất ký duyệt, sau đó giao cho trưởng trạm trộn để làm căn cứ sản xuất. Cùng với lệnh sản xuất, phòng sản xuất căn cứ vào yêu cầu về chất lượng, khối lượng sản phẩm…ghi trong hợp đồng để lựa chọn những loại nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, căn cứ vào định mức đã xây dựng để tính toán số lượng nguyên vật liệu sử dụng cho từng đơn đặt hàng đó và lập “Phiếu xuất kho”.
Căn cứ vào “Phiếu xuất cho sản xuất” đã được giám đốc sản xuât phê duyệt kế toán nguyên vật liệu lập “Phiếu xuất kho”, phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: 1 liên gốc lưu lại ở phòng sản xuất, 1 liên người nhận vật tư giữ, 1 liên giao cho thủ kho để làm căn cứ ghi thẻ kho lấy số liệu cuối kỳ đối chiếu, đảm bảo khớp đúng với sổ chi tiết và sổ tổng hợp nguyên vật liệu do kế toán nguyên vật liệu lập và cuối kỳ. Hàng ngày, nhân viên hỗ trợ kế toán chuyển phiếu nhập kho, xuất kho cho nhân viên kế toán nguyên vật liệu. Kế toán nguyên vật liệu kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ để làm cơ sở hạch toán chi phí.
2.2.1.4. Trình tự nhập dữ liệu:
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán nhập số liệu vào phần mềm. Máy tính sẽ tự động cập nhật số liệu từ phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT vào sổ chi tiết TK “chi phí NVL trực tiếp” (chi tiết cho từng trạm trộn). Đồng thời, số liệu sẽ được cập nhật vào sổ Nhật ký chung và sổ cái TK “chi phí NVL trực tiếp”.
Sau khi đối chiếu số liệu, máy tính thực hiện việc kết chuyển tổng số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tập hợp được trong tháng từ TK “chi phí NVL trực tiếp” (chi tiết theo từng trạm trộn) sang TK “chi phí sản xuất kinh doanh” (chi tiết theo từng đơn đặt hàng).
Biểu 2: Phiếu xuất kho
Đơn vị: Công ty cổ phân bê tông Readymix Việt Nam
Địa chỉ: P420 – 421, CT5, Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 14/12/2009
Họ và tên người nhận: Trần Văn Lưu
Lý do xuất kho: thực hiện hợp đồng RC05-09/ HĐMB
Xuất tại kho: Trạm P08 ( lần 1)
STT
Loại vật liệu
Đơn vị
Số lượng
1
Xi măng Tam Điệp PCB 40
Tấn
48
2
Xi măng Hải Phòng PCB 40
Tấn
36.5
Người yêu cầu
(đã ký)
Thủ kho
(đã ký)
Phụ trách bơm
(đã ký)
Trưởng trạm
(đã ký)
Cột đơn giá và thành tiền do kế toán vật tư ghi. Sau khi tính được giá xuất kho của các loại nguyên vật liệu trong tháng, kế toán tiến hành lập bảng kê phiếu xuất kho để xác định chi phí nguyên vật liệu xuất cho từng đơn đặt hàng và các đối tượng sử dụng khác.
Bảng 1: Bảng kê phiếu xuất kho
Đơn vị: Công ty cổ phân bê tông Readymix Việt Nam
Địa chỉ: P420 – 421, CT5, Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội
BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT KHO
(Trích tháng 12/2009)
Đơn vị tính :1.000đ
Khoản mục chi phí
Phiếu xuất
Giá trị xuất
SH
NT
I. Chi phí NVL trực tiếp
11.215.900
…
…
…
…
4. Hợp đồng RC04-09
P09
11/12
728.361,91
Cộng
728.361,91
5. Hợp đồng RC05-09
P08
14/12
373.173,45
Cộng
373.173,45
6. Hợp đồng RC08-09
P09
14/12
297.447,51
P16
16/12
461.925,42
Cộng
759.372,93
…
…
…
…
II. Chi phí sản xuất chung
20.872,047
Chi phí NVL, CCDC
20.872,047
Tổng cộng
11.236.772,05
Người lập bảng
(đã ký)
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán trưởng
(đã ký)
2.2.1.5. Hệ thống sổ chi tiết và sổ tổng hợp của tài khoản “chi phí NVL trực tiếp”:
Bảng 2: Sổ chi tiết tài khoản “chi phí NVL trực tiếp”
Đơn vị: Công ty cổ phân bê tông Readymix Việt Nam
MST: 0100978949
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Chi phí NVL trực tiếp HĐ 05-09
Tháng 12 năm 2009
Đơn vị tính: 1.000đ
Số CT
Ngày CT
Ngày ghi sổ
Diễn giải
TKĐƯ
Ghi nợ TK chi phí NVL trực tiếp
Tổng số tiền
NVL chính
NVL phụ
NVL HĐ04
14/12
14/12
Xuất NVL chính cho SXSP
NVL chính
331.648,23
331.648,23
NVL HĐ04
14/12
14/12
Xuất NVL phụ cho SXSP
NVL phụ
41.525,22
41.525,22
Cộng phát sinh
373.173,45
331.648,23
41.525,22
Người lập biểu
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán trưởng
Bảng 3: Sổ cái tài khoản “chi phí NVL trực tiếp”
Đơn vị: Công ty cổ phân bê tông Readymix Việt Nam
MST: 0100978949
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(Trích tháng 12/2009)
ĐVT: 1.000đ
NT
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Trang
Dòng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
…
…
…
…
…
…
…
…
…
11/12
NVL HĐ04
11/12
Xuất NVL chính cho SXSP HĐ 04-09
NVL
654.068,98
11/12
NVL HĐ04
11/12
Xuất NVL phụ cho SXSP HĐ 04-09
NVL
74.429,93
14/12
NVL HĐ05
14/12
Xuất NVL chính cho SXSP HĐ 05-09
NVL
331.648,23
14/12
NVL HĐ05
14/12
Xuất NVL phụ cho SXSP HĐ 05-09
NVL
41.525,22
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Giao bê tông cho khách hàng theo HĐ 04, 05
Chi phí SXKD
1.101.535,36
Số dư cuối tháng
0
Người ghi sổ
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Giám đốc
(ký, họ tên, đóng dấu)
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp la các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, gồm lương chính, lương phụ, thưởng, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của Nhà nước. Tại RCV, chi phí này chiếm khoảng 20% trên tổng chi phí sản xuất.
Về hình thức tính lương:
Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương là lương theo thời gian và lương theo sản phẩm. Việc tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty do nhân viên phòng nhân sự thực hiện dựa vào thang bảng lương, hợp đồng lao động và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế trong kỳ.
* Hình thức lương theo thời gian:
Áp dụng cho bộ phận gián tiếp sản xuất (nhân viên các phòng ban chức năng), có thời gian làm việc như các cơ quan hành chính khác.
Hàng tháng, căn cứ vào tiền lương bình quân khu vực sản xuất để tính lương cho khu vực hành chính, và tính theo mức 80% tổng lương công nhân sản xuất.
Căn cứ vào số người làm việc thực tế trong tháng của các bộ phận, phòng ban để tính lương của cả bộ phận văn phòng:
Tổng quỹ lương
=
Lương bình quân KVHC
x
Số người thực tế
làm việc
Điểm cho từng đơn vị
=
Hệ số lương
x
Hệ số điểm thưởng
x
Hệ số trách nhiệm
Lương bình quân 1 điểm
=
Tổng quỹ lương
Tổng điểm
Quỹ lương của đơn vị
=
Lương bình quân
1 điểm
x
Tổng số điểm của
đơn vị
Trên cơ sở quỹ lương hàng tháng, các phòng ban phân phân phối tiền lương cho từng cá nhân. Hầu hết các đơn vị thường áp dụng chia lương trên cơ sở: số ngày công hệ số lương, hệ số trách nhiệm cán bộ và hệ số điểm thưởng.
Có thể khái quát công thức tính lương cho KVHC như sau:
Lương NV KVHC
=
Lương theo thời gian
+
Phụ cấp trách nhiệm
+
Các khoản thưởng
Trong đó:
Tiền thưởng
=
Tiền điểm x Số ngày công thực tế
x
Hệ số thi đua
x
Hệ số trách nhiệm
22
Tiền điểm được tính trên cơ sở tiền thưởng bình quân 1 người 1 tháng của năm trước liền kề, hệ số tăng, hệ số trách nhiệm của công ty do tổng giám đốc quyết định trên cơ sở kết quả kinh doanh của công ty.
* Hình thức lương theo sản phẩm:
Áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất tại các trạm trộn của công ty.
Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau:
Tổng tiền lương phải trả CNSX trực tiếp
=
Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng của các trạm trộn
x
Đơn giá lương theo sản phẩm
Trong đó khối lượng sản phẩm tính theo m3, đơn giá lương phụ thuộc vào lương cấp bậc của từng công nhân.
Tiền lương CNSX
=
Tiền công sản phẩm
+
Tiền phụ cấp
+
Tiền ăn ca
+
Các khoản thưởng
Trong tiền lương sản phẩm và tiền lương thời gian đã có tính lương phép.
Tiền phụ cấp có tính chất lương, là một khoản trong tiền lương chính của công nhân sản xuất được xác định dựa vào hệ số phụ cấp đối với từng bậc thợ và quỹ tiền lương sản phẩm của công ty.
Hệ số phụ cấp phụ thuộc vào hệ số chức vụ, hệ số lương và ngày công thực tế làm việc trong tháng.
Tiền phụ cấp
=
Quỹ lương sản phẩm
Tổng hệ số phụ cấp
Công ty tiến hành trích trước lương nghỉ phép dựa theo số ngày nghỉ thực tế của công nhân trong tháng.
Tiền lương
nghỉ phép
=
Số ngày nghỉ
thực tế
x
Tiền lương cơ bản
Ngày công theo chế độ
Các khoản trích theo lương được thực hiện theo chế độ hiện hành như sau:
KPCĐ trích 2% quỹ lương thực tế của công ty. BHXH trích 20% trên tổng quỹ lương của công ty, trong đó 15% tính vào chi phí của doanh nghiệp, 5% khấu trừ vào lương của công nhân viên. BHYT trích 3% tổng quỹ lương, trong đó 2% tính vào chi phí của công ty, 1% khấu trừ lương của công nhân viên.
2.2.2.1. Tài khoản sử dụng:
Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp vào TK “chi phí nhân công trực tiếp”, và chi tiết cho từng hợp đồng.
Các khoản trích theo lương được tập hợp vào các TK: “BHXH”, “BHYT”, “KPCĐ” và cũng được chi tiết cho từng hợp đồng.
2.2.2.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng bảng chấm công, phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, công ty còn sử dụng bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng tính tiền ăn ca, bảng thanh toán tiền ăn ca.
Kế toán sử dụng sổ chi tiết TK “chi phí nhân công trực tiếp”, nhật ký chung, sổ cái TK “chi phí nhân công trực tiếp” để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.
2.2.2.3. Quy trình hạch toán:
Căn cứ vào các chứng từ, kế toán tiền lương sẽ lập bảng thanh toán tiền lương, thưởng trên máy. Trên cơ sở đó, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ, rồi lập bảng kê trích nộp các khoản theo lương. Dựa vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy tính. Từ đó, máy tính sẽ cập nhật số liệu vào sổ chi tiết TK “chi phí nhân công trực tiếp” (chi tiết cho từng phân xưởng). Đồng thời, số liệu được chuyển vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK “chi phí nhân công trực tiếp”.
Cuối tháng, sau khi đối chiếu số liệu, kế toán thực hiện việc kết chuyển tổng chi phí nhân công trực tiếp đã tập hợp được trong tháng từ TK “chi phí nhân công trực tiếp” (chi tiết cho từng trạm trộn) sang TK “chi phí sản xuất kinh doanh”.
2.2.2.4. Quy trình nhập dữ liệu:
Tất cả các chứng từ nhập thống nhất trên “cửa sổ” nhập chứng từ theo trình tự thời gian của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sau khi nhập xong, kế toán kích chuột vào nút “ghi” trên màn hình để lưu lại. Phần mềm sẽ tự động chuyển số liệu đến sổ chi tiêt TK “chi phí nhân công trực tiếp”, nhật ký chung, sổ cái TK “chi phí nhân công trực tiếp”.
2.2.2.5. Hệ thống sổ chi tiết và sổ tổng hợp của TK “chi phí nhân công trực tiếp”:
Bảng 4: Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương
Đơn vị: Công ty cổ phân bê tông Readymix Việt Nam
MST: 0100978949
BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Tháng 12/2009
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Đối tượng
Tiền lương cấp bậc
Lương thực tế + PCTN
KPCĐ
BHXH
BHYT
Cộng các khoản trích theo lương
Tổng CP tiền lương
(1)
(2)
(3)
(4) = (3)x2%
(5) = (2)x15%
6 = (2)x2%
(7) = (4) + (5) + (6)
(8) = (3) + (7)
1. Chi phí NCSX trực tiếp
801.988,25
1.281.581,3
25.631,626
120.298,24
16.039,765
161.969,63
1.443.550,93
- Trạm P08
113.396,22
278.501,12
5.570,022
17.009,433
2.267,924
24.847,38
303.348,5
- Trạm P09
106.968,58
241.367,47
4.827,35
16.045,287
2.139,3716
23.012
273.379,47
- Trạm P16
97.680,07
198.846,59
3.976,932
14.652,01
1.953,6
20.582,542
219.429,132
…
…
…
…
…
…
…
…
2. Chi phí nhân viên trạm trộn
126.077,81
302.395,64
6.047,913
18.911,67
2.521,556
27.481,14
329.876,78
- Trạm P08
20.892,08
62.679,12
1.253,58
3.133,81
417,84
4.805,23
67.484,35
- Trạm P09
18.499,05
58.429,42
1.168,588
2.774,86
369,98
4.313,428
62.742,85
- Trạm P16
12.518,52
49.573,34
991,467
1.877,778
250,37
3119,615
52.692,955
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
1.039.885,3
1.801.977
36.039,54
155.982,795
20.797,7
212.820,035
2.014.797,035
Người ghi sổ
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Bảng 5: Sổ chi tiết tài khoản “chi phí nhân công trực tiếp”
Đơn vị: Công ty cổ phân bê tông Readymix Việt Nam
MST: 0100978949
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Chi phí nhân công trực tiếp HĐ 05-09
Tháng 12/2009
ĐVT: 1.000đ
NT
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Ghi nợ TK CPNC trực tiếp
SH
NT
Tổng số tiền
Lương phải trả
Trích theo lương
Số dư đầu kỳ
14/12
BPBTL
14/12
CP lương trả CNSX
Phải trả CN
44.095,46
44.095,46
14/12
BPBTL
14/12
Khoản trích theo lương
Phải trả, phải nộp
3.934,12
3.934,12
Cộng phát sinh
48.029,58
44.095,46
3.934,12
Người ghi sổ
(đã ký)
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán trưởng
(đã ký)
Bảng 6: Sổ cái tài khoản “chi phí nhân công trực tiếp”
Đơn vị: Công ty cổ phân bê tông Readymix Việt Nam
MST: 0100978949
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Chi phí nhân công trực tiếp
(Trích tháng 12/2009)
Đơn vị tính:1.000đ
NT
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Trang
Dòng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
…
…
…
…
…
…
…
…
…
11/12
BPBTL
11/12
Chi phí CNSX trực tiếp HĐ04
Phải trả CN
86.065,75
11/12
BPBTL
11/12
Các khoản trích theo lương của CNSX trực tiếp HĐ04
Phải trả, phải nộp
7.678,64
14/12
BPBTL
14/12
Chi phí CNSX trực tiếp HĐ05
Phải trả CN
44.095,46
14/12
BPBTL
14/12
Các khoản trích theo lương của CNSX trực tiếp HĐ05
Phải trả, phải nộp
3.934,12
CP NCTT phân bổ cho HĐ04, 05
Chi phí SXKD
141.773,97
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng phát sinh
1.443.550,93
1.443.550,93
Phát sinh lũy kế
10.083.203,25
10.083.203,25
Số dư cuối tháng
0
Người ghi sổ
(đã ký)
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán trưởng
(đã ký)
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh nhằm phục vụ công tác quản lý sản xuất trong phạm vi các trạm trộn. Chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm các chi phí sau: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
2.2.3.1. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản “chi phí sản xuất chung” được công ty sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất chung. Trong các trạm trộn, tài khoản này được chi tiết thành các tiểu khoản sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
2.2.3.2. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng:
Để làm căn cứ hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng các chứng từ, sổ sách sau:
* Chứng từ sử dụng:
- Phiếu xuất kho
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán lương
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
- Phiếu chi
- Hóa đơn tiền điện, tiền nước
* Sổ sách sử dụng:
Sổ chi tiết TK “chi phí sản xuất chung”, bảng tổng hợp chi tiết TK “chi phí sản xuất chung”, sổ nhật ký chung và sổ cái TK “chi phí sản xuất chung”.
2.2.3.3. Trình tự hạch toán:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ có liên quan như: phiếu xuất kho CCDC, bảng thanh toán tiền lương của nhân viên phân xưởng, các phiếu chi,..., kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, máy tự động tự động cập nhật số liệu vào các sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng, các số liệu này được cập nhật vào các sổ tổng hợp và các báo cáo tài chính.
* Kế toán chi phí nhân viên trạm trộn:
Chi phí nhân viên trạm trộn bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý phân xưởng, nhân viên kỹ thuật và các nhân viên phục vụ sản xuất. Lương của nhân viên phân xưởng là lương theo thời gian đã trình bày ở trên. Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) được trích tương tự như đối với nhân viên trực tiếp sản xuất.
Kế toán căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương, kế toán tính tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng và từ đó tính ra chi phí nhân viên phân xưởng. Toàn bộ chi phí này cũng được cập nhật vào máy tương tự như chi phí nhân công trực tiếp, máy sẽ tự động luân chuyển sang sổ nhật ký chung và sổ chi tiết, sổ cái TK “chi phí nhân viên phân xưởng”.
Khi in ra sổ cái TK “chi phí nhân viên phân xưởng” có mẫu như sau:
Bảng 7: Sổ chi tiết tài khoản “chi phí nhân viên trạm trộn”
Đơn vị: Công ty cổ phân bê tông Readymix Việt Nam
MST: 0100978949
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Chi phí nhân viên trạm trộn HĐ 05-09
Tháng 12/2009
Đơn vị tính:1.000đ
NT
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Ghi nợ TK CPNC trực tiếp
SH
NT
Tổng số tiền
Lương phải trả
Trích theo lương
Số dư đầu kỳ
0
14/12
BPBTL
14/12
CP lương trả NV trạm trộn
Phải trả CN
10.061,25
10.061,25
14/12
BPBTL
14/12
Khoản trích theo lương
Phải trả, phải nộp
914,35
914,35
Cộng phát sinh
10.975,6
10.061,25
914,35
Người ghi sổ
(đã ký)
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán trưởng
(đã ký)
Bảng 8: Sổ cái tài khoản “chi phí nhân viên trạm trộn”
Đơn vị: Công ty cổ phân bê tông Readymix Việt Nam
MST: 0100978949
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Chi phí nhân viên trạm trộn
(Trích tháng 12/2009)
Đơn vị tính:1.000đ
NT
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Trang
Dòng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
…
…
…
…
…
…
…
…
…
11/12
BPBTL
11/12
Chi phí lương NVPX HĐ04
Phải trả CN
19.637,6
11/12
BPBTL
11/12
Trích theo lương NVPX HĐ04
Phải trả, phải nộp
1.784,63
14/12
BPBTL
14/12
Chi phí lương NVPX HĐ05
Phải trả CN
10.061,25
14/12
BPBTL
14/12
Trích theo lương NVPX HĐ05
Phải trả, phải nộp
914,35
CP NVPX phân bổ cho HĐ 04, 05
Chi phí SXKD
32.397,83
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng phát sinh
329.876,779
329.876,779
Phát sinh lũy kế
3.479.210,388
3.479.210,388
Số dư cuối tháng
0
Người ghi sổ
(đã ký)
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán trưởng
(đã ký)
* Kế toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ:
Khoản mục chi phí này bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu, CCDC như dầu mỡ bảo trì máy móc thiết bị, dầu diezen chạy động cơ, phụ tùng thay thế, sửa chữa nhỏ…, chi phí này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí sản xuất của công ty. Máy sẽ tự động chuyển đến sổ chi tiết TK “Chi phí vật liệu” nếu đó là chi phí NVL và TK “Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất” nếu là chi phí CCDC, sổ nhật ký chung, sổ cái TK “chi phí sản xuất chung”.
Bảng 9: Sổ cái tài khoản “chi phí NVL, CCDC”
Đơn vị: Công ty cổ phân bê tông Readymix Việt Nam
MST: 0100978949
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Chi phí NVL, CCDC
(Trích tháng 12/2009)
Đơn vị tính: đồng
NT
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Trang
Dòng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
…
…
…
…
…
…
…
…
…
11/12
VT HĐ 04-09
11/12
Chi phí NVL, CCDC cho HĐ04
NVL, CCDC
110,24
14/12
VT HĐ 05-09
14/12
Chi phí NVL, CCDC cho HĐ05
NVL, CCDC
56,48
16/12
VT HĐ 06-09
16/12
Chi phí NVL, CCDC cho HĐ06
NVL, CCDC
114,93
…
…
…
…
…
…
…
…
…
11/12
KCCP HĐ04
11/12
Kết chuyển CP SXC HĐ04
Chi phí SXKD
110,24
14/12
KCCP HĐ05
14/12
Kết chuyển CP SXC HĐ05
Chi phí SXKD
56,48
16/12
KCCP HĐ06
16/12
Kết chuyển CP SXC HĐ06
Chi phí SXKD
114,93
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Phát sinh trong kỳ
6.957.349
6.957.349
Lũy kế phát sinh
52.660.174
52.660.174
Số dư cuối tháng
0
Người ghi sổ
(đã ký)
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán trưởng
(đã ký)
* Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ:
Chi phí này gồm toàn bộ chi phí khấu hao của các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất ở các trạm trộn, như: máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất, nhà kho, phương tiện vận tải phục vụ phân xưởng sản xuất….
Hiện nay công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Mức trích khấu hao
trong tháng
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng x 12 tháng
Vào đầu mỗi năm tài chính, công ty sẽ lập dự toán sửa chữa lớn TSCĐ và trích hàng tháng khi thực hiện. Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, kế toán tổng hợp sẽ tiến hành trích vào giá thành, nếu thiếu sẽ trích thêm, nếu thừa sẽ ghi giảm giá thành.
- Tài khoản sử dụng: TK “chi phí khấu hao TSCĐ”
- Chứng từ sử dụng: Các chứng từ liên quan đến hạch toán tăng giảm TSCĐ như: Hóa đơn mua TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Quy trình hạch toán:
Để tiến hành trích khấu hao hàng tháng, đầu năm tài chính, kế toán phải khai báo cáo các tài sản đã có. Hàng tháng, kế toán tiến hành trích khấu hao TSCĐ. Sau khi kế toán nhập chứng từ, máy tính sẽ cập nhật số liệu vào sổ chi tiết TK “Chi phí khấu hao TSCĐ”, nhật ký chung, sổ cái TK “Chi phí khấu hao TSCĐ”.
Bảng 10: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Đơn vị: Công ty cổ phân bê tông Readymix Việt Nam
MST: 0100978949
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 12/2009
Đơn vị tính: 1.000đ
STT
Chỉ tiêu
Số năm KH
Nơi sử dụng
Toàn doanh nghiệp
Chi phí sản xuất chung
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Nguyên giá
Số khấu hao
I – KH trích tháng trước
75.778.688,8
517.534,948
408.216,753
69.365,6
39.952,595
1
Thiết bị sản xuất P08
10
152.380,952
1.269,841
1.269,841
2
Thiết bị văn phòng P14
3,6
9.160
211,54
211,54
…
…
…
…
…
…
…
…
89
Máy bơm nước P18
5
88.000
1.466,667
1.466,667
…
…
…
…
…
…
…
…
158
Ô tô Ford
10
597.500,27
4.979,169
4.979,169
159
Xe tải HYUNDAI P08
15
857.257,271
4.762,444
4.762,444
…
…
…
…
…
…
…
…
II – số KH tăng trong tháng
0
0
0
0
0
II – số KH tăng trong tháng
0
0
0
0
0
II – số KH tăng trong tháng
75.778.688,8
517.534,948
408.216,753
69.365,6
39.952,595
Người ghi sổ
(đã ký)
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán trưởng
(đã ký)
* Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài:
Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng chủ yếu là chi phí về điện, nước sử dụng cho hoạt động của máy móc phục vụ cho việc sản xuất. Ngoài ra còn có chi phí về điện thoại, chi phí sửa chữa nhỏ tài sản cố định, chi phí vận chuyển bốc dỡ và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất.
- Tài khoản sử dụng là TK “chi phí dịch vụ mua ngoài”, tài khoản này được mở chi tiết cho các trạm trộn và cho từng loại dịch vụ mua ngoài cụ thể.
- Chứng từ sử dụng:
Giấy đề nghị thanh toán, bảng kê thanh toán tiền điện, hóa đơn tiền điện, bảng chứng từ hạch toán tiền điện, biên bản đối chiếu tiền điện, hợp đồng vận chuyển vật liệu….
- Quy trình hạch toán:
Kế toán mở “cửa sổ” nhập chứng từ ® chọn mục “tổng hợp” ® nhập các thông tin: ngày, tháng chứng từ, ngày ghi sổ, số hiệu, diễn giải ® kế toán tiến hành hạch toán các bút toán vào dòng cuối cùng.
Sau khi nhập xong, kế toán kích chuột vào nút “ghi” trên màn hình để lưu lại. Phần mềm sẽ tự động chuyển số liệu đến sổ chi tiêt TK “chi phí dịch vụ mua ngoài”, nhật ký chung, sổ cái TK “chi phí dịch vụ mua ngoài”.
Bảng 11: Sổ cái tài khoản “chi phí dịch vụ mua ngoài”
Đơn vị: Công ty cổ phân bê tông Readymix Việt Nam
MST: 0100978949
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Chi phí dịch vụ mua ngoài
(Trích tháng 12/2009)
Đơn vị tính: 1.000đ
NT
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Trang
Dòng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
…
…
…
…
…
…
…
…
…
11/12
DV HĐ 04-09
11/12
Chi phí tiền điện HĐ04
Tiền mặt
21.785
14/12
DV HĐ 05-09
14/12
Chi phí tiền điện HĐ05
Tiền mặt
11.161,3
16/12
DV HĐ 06-09
16/12
Chi phí tiền điện HĐ06
Tiền mặt
22.711,9
…
…
…
…
…
…
…
…
…
11/12
KCCP HĐ04
11/12
Kết chuyển CP SXC HĐ04
Chi phí SXKD
21.785
14/12
KCCP HĐ05
14/12
Kết chuyển CP SXC HĐ05
Chi phí SXKD
11.161,3
16/12
KCCP HĐ06
16/12
Kết chuyển CP SXC HĐ06
Chi phí SXKD
22.711,9
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Phát sinh trong kỳ
351.458,231
351.458,231
Lũy kế phát sinh
2.759.548,647
2.759.548,647
Số dư cuối tháng
0
Người ghi sổ
(đã ký)
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán trưởng
(đã ký)
* Kế toán chi phí bằng tiền khác:
Là những chi phí phát sinh ngoài những chi phí trên như: chi phí hội nghị, tiếp khách,… của trạm trộn.
- Tài khoản sử dụng: TK “chi phí bằng tiền khác”, tài khoản này được chi tiết cho từng trạm trộn.
- Chứng từ sử dụng: Hóa đơn mua hàng, hóa đơn tiếp khách, hợp đồng giao khoán sửa chữa nhỏ, phiếu chi, ủy nhiệm chi….
- Quy trình hạch toán:
Căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán kèm theo các chứng từ gốc (hóa đơn mua hàng, hóa đơn tiếp khách,…) dưới các trạm gửi lên, kế toán thanh toán sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ rồi tiến hành lập phiếu chi (nếu trả bằng tiền mặt) hoặc giấy ủy nhiệm chi (nếu trả bằng chuyển khoản). Phiếu chi hoặc giấy ủy nhiệm chi này sẽ được kế toán trưởng và tổng giám đốc ký duyệt. Kế toán sẽ nhập dữ liệu sau khi hoàn thiện chứng từ.
- Quy trình nhập dữ liệu:
Kế toán mở “cửa sổ” nhập chứng từ ® chọn mục “tổng hợp” ® nhập các thông tin: ngày, tháng chứng từ, ngày ghi sổ, số hiệu, diễn giải ® kế toán tiến hành hạch toán các bút toán vào dòng cuối cùng.
Sau khi nhập xong, kế toán kích chuột vào nút “ghi” trên màn hình để lưu lại. Phần mềm sẽ tự động chuyển số liệu đến sổ chi tiêt TK “Chi phí bằng tiền khác”, nhật ký chung, sổ cái TK “Chi phí bằng tiền khác”.
2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang.
* Đánh giá sản phẩm dở dang:
Với loại hình sản xuất bê tông thương phẩm, công ty sản xuất và tiêu thụ theo đơn đặt hàng của khách hàng, nên sản phẩm dở dang của công ty là không có, việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang không được thực hiện.
Do đó, CPSXDD đầu kỳ = CPSXDD cuối kỳ = 0
* Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:
Trong kỳ, để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp, công ty sử dụng TK “chi phí sản xuất kinh doanh”. Tài khoản này phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Để tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán tiến hành các bút toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung bằng cách chọn mục “kết chuyển”, máy tính sẽ tự động kết chuyển các khoản mục chi phí này sang tài khoản “chi phí sản xuất kinh doanh”, sau đó ấn nút “kết thúc”. Phần mềm cũng tự động tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong tháng theo từng khoản mục chi phí cho từng trạm trộn. Báo cáo này phục vụ cho mục đích quản trị chi phí theo từng phân xưởng.
Bảng 12: Sổ cái tài khoản “chi phí sản xuất kinh doanh”
Đơn vị: Công ty cổ phân bê tông Readymix Việt Nam
MST: 0100978949
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Chi phí sản xuất kinh doanh
(Trích tháng 12/2009)
Đơn vị tính:1.000 đ
NT
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Trang
Dòng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
…
…
…
…
…
…
…
…
…
11/12
NVL HĐ04
11/12
Kết chuyển CP NVLTT HĐ 04-09
CP NVL TT
728.498,91
14/12
NVL HĐ05
14/12
Kết chuyển CP NVLTT HĐ 05-09
CP NVL TT
373.173,45
…
…
…
…
…
…
…
…
…
11/12
BPBTL
11/12
Chi phí lương CN TTSX HĐ04
CP NCTT
86.065,75
11/12
BPBTL
11/12
Trích theo lương CN TTSX HĐ04
CP NCTT
7.678,64
14/12
BPBTL
14/12
Chi phí lương CN TTSX HĐ05
CP NCTT
44.095,46
14/12
BPBTL
14/12
Trích theo lương CN TTSX HĐ05
CP NCTT
3.934,12
…
…
…
…
…
…
…
…
…
11/12
BPBTL
11/12
Chi phí lương NVPX HĐ04
CP SXC
19.637,._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31262.doc