Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị (nhật ký chứng từ - Ko lý luận) (trọn bộ)

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CNSX : Công nhân sản xuất CNV : Công nhân viên CP : Chi phí NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT : Nhân công trực tiếp KPCĐ : Kinh phí công đoàn TSCĐ : Tài sản cố định TK : Tài khoản SP : Sản phẩm SPDD : Sản phẩm dở dang SXC : Sản xuất chung DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1 :Quy trình công nghệ sản xuất bánh quy Sơ đồ 1.2 : Quy

doc108 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị (nhật ký chứng từ - Ko lý luận) (trọn bộ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình công nghệ sản xuất lương khô Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Sơ đồ 1.5 : Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký chứng từ Biểu số 2.1 : Sổ xuất vật tư Biểu số 2.2 : Sổ lĩnh vật tư Biểu số 2.3 : Báo cáo vật tư Biểu số 2.4 : Phiếu xuất kho Biểu số 2.5 : Bảng phân bổ nguyên vật liệu Biểu số 2.6 : Sổ chi phí nguyên vật liệu Biểu số 2.7 : Sổ chi tiết xuất vật tư cho từng sản phẩm Biểu số 2.8 : Bảng tổng hợp phát sinh TK 152 Biểu số 2.9 : Sổ chi tiết TK 621 Biểu số 2.10 : Báo cáo chi tiết xuất vật tư tái chế Biểu số 2.11 : Sổ cái TK 621 Biểu số 2.12 : Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Biểu số 2.13 : Sổ chi tiết TK 622 Biểu số 2.14 : Sổ cái TK 622 Biểu số 2.15 : Phiếu xuất kho Biểu số 2.16 : Phiếu xuất kho công cụ dụng cụ Biểu số 2.17 : Bảng tổng hợp phát sinh TK 153 Biểu số 2.18 : Bảng tính và phân bổ khấu hao Biểu số 2.19 : Sổ chi tiết Nợ TK 627 Biểu số 2.20 : Bảng tổng hợp Nợ TK 627 Biểu số 2.21 : Sổ cái TK 627 Biểu số 2.22 : Bảng kê số 4 Biểu số 2.23 : Nhật ký chứng từ số 7 phần I Biểu số 2.24 : Sổ chi tiết TK 154 Biểu số 2.25 : Sổ cái TK 154 Biểu số 2.26 : Thẻ tính giá thành sản phẩm Biểu số 2.27 : Bảng tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã và đang mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới đã mở ra những cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là nhu cầu người dân ngày một nâng lên, đòi hỏi các doanh nghiệp hơn bao giờ hết phải đổi mới, nâng cao giá cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường. Có một doanh nghiệp như thế, đang ngày một lớn mạnh có một chỗ đứng vững chắc trong niềm tin của người tiêu dùng. Đó chính là công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Công ty luôn tích cực đổi mới quy trình công nghệ nhằm đạt hiệu quả kinh doanh đồng thời nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Bộ máy kế toán của công ty đã phát huy hiệu quả, giúp quản lý chặt chẽ vốn, tài sản, chi phí sản xuất và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác cho Ban giám đốc. Công tác kế toán của công ty luôn luôn phát huy tốt vai trò, đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành, cập nhật đầy đủ thay đổi trong quy định liên quan đến kế toán… Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chiếm một vị trí quan trọng trong công tác kế toán. Thực hiện tốt công tác này giúp công ty giảm tối đa chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ lý luận đồng thời kết hợp với thời gian thực tập tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn và các cán bộ nhân viên trong phòng tài chính kế toán của công ty đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó em đá chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm ba phần: Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Em rất mong nhận được ý kiến nhận xét của các thầy cô trong khoa cùng các cán bộ nhân viên phòng kế toán để bài viết được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNGPHẦN I TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ 1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Tổng quan về Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 1744/QĐTM của Bộ Thương Mại. Tên giao dịch: Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Tên giao dịch quốc tế: Friendship High Quality Confectionery Join Stock Company Trụ sở chính: 122 Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội Tel: 043.8643362/ 043.8646669 Fax: 84048642579 Website: Là một trong những công ty có tiếng tăm trong những năm gần đây về sản xuất bánh kẹo trong cả nước, với ưu thế về trang thiết bị mới cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, đội ngũ công nhân lành nghề công ty đã và đang tạo ra những sản phẩm bánh kẹo có chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị tiền thân là nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trực thuộc tổng công ty thực phẩm Miền Bắc. Quá trình hình thành và phát triển của công ty gắn liền với sự hình thành và phát triển của Công ty thực phẩm Miền Bắc. Công ty thực phẩm Miền Bắc được thành lập theo quyết định số 699 TM-TCCp ngày 13/8/1996 của Bộ Thương Mại. Khi mới thành lập công ty đã gặp rất nhiều khó khăn như vốn sản xuất nhỏ, 1 sản phẩm chưa được thị trường chấp nhận… Để vượt qua khó khăn trước mắt, tìm ra hướng đi lâu dài, Ban giám đốc công ty thực phẩm Miền Bắc đã xin đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies của Cộng hoà liên bang Đức với công suất 10 tấn/ngày. Đây là dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại với lò nướng được điều khiển đốt bằng ga tự động theo Quyết định số 1260 ngày 08/12/1997 của Ban giám đốc công ty thực phẩm Miền Bắc với tên gọi: Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều sở hữu , huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, đồng thời phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động, ngày 27/6/2005 theo Quyết định 1744/QĐTM của Bộ Thương Mại, Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị được chuyển đổi thành Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, trở thành một công ty độc lập. Tháng 12/2006, công ty chính thức đi vào hoạt động với 51% vốn Nhà nước, 49% vốn được bán cho cán bộ công nhân viên của công ty. Trải qua hơn 10 năm công ty đã không ngừng lớn mạnh mở rộng quy mô, đa dạng hoá ngành hàng phát triển mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Trong những năm tới, Công ty đã đặt ra một số định hướng mới thực hiện đầu tư dây chuyền sản xuất bánh kẹo cao cấp, đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã trên dây chuyền cũ. Kết hợp hài hoà tiềm năng hiện có và đổi mới công nghệ sản xuất, nhìn thấy rõ thị trường và nhu cầu thị trường để có bước đi phù hợp trong tương lai. Cho đến nay Công ty đã đầu tư xây dựng được 4 nhà máy với hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến: 01 Nhà máy sản xuất tại 122 Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội 01 Nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Đồng Văn – Duy Tiên – Hà Nam 01 Nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Quang Trung - Quy Nhơn – Bình Định 01 Nhà máy sản xuất tại Thủ Dầu Một – Bình Dương 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 1.1.2.1. Chức năng Được trang bị hệ thống các dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến nhất của CHLB Đức với nhiều xưởng sản xuất và hệ thống kho bảo quản hiện đại, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9002 cùng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề, có năng lực làm việc tốt, Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị có nhiệm vụ chuyên tổ chức sản xuất các loại sản phẩm bánh kẹo, lương khô… mang thương hiệu cao cấp Hữu Nghị. Hiện nay, sản phẩm của công ty đã được nguời tiêu dùng trong cả nước ưa chuộng và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo phương án cổ phần hoá của Công ty thì ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty bao gồm: Sản xuất các loại bánh mứt kẹo (gồm bánh kem xốp, bánh bích quy, bánh kẹp kem, bánh party Cracker…). Bim bim các loại và các loại bánh kẹo khác. Ngoài ra Công ty còn sản xuất một số sản phẩm đặc thù vào dịp lễ tết như bánh nướng, bánh dẻo, mứt tết các loại… Sản xuất các loại thực phẩm chế biến như : giò, chả, ruốc, thịt nguội, thịt hun khói…Đồ uống có cồn như: rượu vang, rượu vodka, champagne… Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chế biến: bánh, mứt, kẹo… 1.1.2.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức kinh doanh trên các lĩnh vực đăng ký kinh doanh theo pháp luật. Tổ chức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, không ngừng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách quản lý sử dụng vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn vốn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Quản lý tốt đội ngũ cán bộ nhân viên, thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động, không ngừng nâng cao bồi dưỡng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy nguồn nhân lực. 1.1.3. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: Tuy thời gian chính thức đi vào hoạt động không dài nhưng Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã và đang vươn lên để đứng vững trên thị trường, và dần trở thành một thương hiệu bánh kẹo có uy tín. Bên cạnh việc trang bị những dây chuyền sản xuất tiên tiến, công ty còn tích cực nghiên cứu, cải tiến máy móc thiết bị nhằm mang lại hiệu quả và năng suất kinh doanh cao, Công ty luôn đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, đẩy mạnh mở rộng sản xuất. Nhờ thế đời sống của cán bộ nhân viên công ty luôn được cải thiện, thu nhập bình quân của người lao động được nâng cao, khả năng đóng góp của công ty vào ngân sách cũng tăng theo hàng năm. Đặc biệt từ năm 2001 đến nay nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 2002 do tổ chức DNV & Quacert cấp giấy chứng nhận. Mỗi năm công ty đưa ra thị trường 4.000 tấn sản phẩm các loại bao gồm: bánh qui xốp, bánh lương khô, bánh mỳ ruốc… đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp, cơ cấu chủng loại hàng hoá đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý… Vì vậy các sản phẩm mang thương hiệu cao cấp Hữu Nghị đã được tặng nhiều huy chương vàng trong các Hội chợ triển lãm Quốc tế và trong nước. Được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm và được được khách hàng hết sức ưa chuộng. Sau đây là một số chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh hết sức khả quan của công ty trong những năm gần đây. Một số kết quả hoạt động kinh doanh 2005- 2007 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng sản lượng tiêu thụ Tấn 3.900 4.500 5.900 2 Doanh thu Triệu đồng 107.909 150.000 210.460 3 Lợi nhuận Triệu đồng 1.326 1.975 2.468 4 Nộp ngân sách Triệu đồng 2.254 2.840 3.150 5 Thu nhập bình quân 1 tháng Nghìn đồng 1.600 1.950 2.300 6 Lao động bình quân Người 580 700 830 Tốc độ tăng trưởng của công ty được thể hiện rõ qua sự tăng trưởng kinh tế hàng năm, từ năm 2005 – 2007 sản lượng tiêu thụ đã tăng 2.000 tấn (khoảng 150%), thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng từ 1.600.000 đồng/ tháng năm 2005 đến năm 2007 là 2.300 đồng/ tháng, sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh những bước tăng trưởng về kinh tế rõ nét như trên, công ty còn nhận được đăng ký tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002 và nhiều bằng khen khác… 1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị: Đặc điểm quy trình công nghệ: Tại các doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nói chung cũng như công tác kế toán nói riêng chính là công nghệ sản xuất. Sản phẩm của công ty bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, mỗi loại có một quy trình sản xuất riêng biệt. Từ khi đưa NVL vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm đều liên tục, khép kín, không bị gián đoạn về thời gian cũng như kỹ thuật. Do chu kỳ sản xuất ngắn, nhiều nhất là 3 đến 4 tiếng và đối tượng SX là bánh kẹo nên ngay sau khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm được hoàn thành, sản phẩm hỏng được tái chế ngay trong ca làm việc, vì vậy đặc điểm sản xuất của công ty là không có sản phẩm dở dang. Khái quát quy trình công nghệ sản xuất một số loại bánh kẹo qua các sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất bánh quy NVL đầu vào Nhào trộn Đóng gói Đóng khay Lò nướng Tạo hình Phân xưởng bánh quy Kiểm tra KCS Kiểm tra KCS Kiểm tra KCS In date Đóng thùng Lưu kho, bảo quản Kiểm tra KCS Kiểm tra KCS Kiểm tra KCS Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất lương khô NVL đầu vào Kiểm tra KCS Nghiền Bao gói Bánh chính phẩm Ép bánh Phối trộn Phân xưởng lương khô Kiểm tra KCS Kiểm tra KCS Kiểm tra KCS Kiểm tra KCS In date Xếp thùng Lưu kho, bảo quản Bánh không đạt yêu cầu Gói giấy Đóng thùng 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty: Công ty có bộ máy quản lý như sau: Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị: gồm 3 người. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Ban giám đốc Công ty bao gồm 4 người: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc Giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động hằng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc phụ trách lao động: phụ trách các vấn đề về tổ chức, quản lý lao động Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Có trách nhiệm quản lý điều hành việc tiêu thụ sản phẩm Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách công tác kỹ thuật sản xuất, công nghệ sản xuất của công ty. Ban kiểm soát: được lập ra để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép kế toán và báo cáo tài chính đồng thời kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: (trang bên) Công ty có 6 phòng ban chức năng: Phòng kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch tổng hợp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nguyên vật liệu, bao bì, xây dựng kế hoạch tiêu thụ, lập kế hoạch nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới. Phòng tài chính kế toán: trực tiếp làm công tác kế toán tài chính theo đúng chế độ mà Nhà nước quy định, tham mưu cho giám đốc, hoạch định quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty. Ghi chép tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ về tình hình tài sản, lao động, tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quản lý tài chính của công ty, tính toán, trích nộp đầy đủ đúng thời hạn các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước và trích lập các quỹ của công ty. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Đại hội đồng cổ đôngHội đồng quản trị Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng gGiám đốc Phòng kế hoạch vật tư Phó tổng giám đốc sản xuấtphụ trách kỹ thuật Phó tổng giám đốc kinh doanh Phó tổng giám đốc tổ chức lao độngnhân sự Phòng tài chính kế toán Phòng thị trường Phòng kỹ thuật Phòng cơ điện Phòng tổ chức hành chính Phòng thị trường: làm nhiệm vụ nghiệm thu và giao hàng hoá thành phẩm cho khách hàng, cung cấp đúng chủng loại, quy cách sản phẩm mà khách hàng yêu cầu, đảm bảo cho quá trình bán hàng của công ty được thuận lợi. Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường về từng loại sản phẩm, đưa ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo các yếu tố cho quá trình sản xuất kinh doanh. Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả sản xuất kỹ thuật công nghệ của công ty, hướng dẫn thực hiện hoạt động của các khâu theo quy định của ISO 9002, cùng cộng tác với các phòng khác để lập kế hoạch sản xuất. Thường xuyên kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất. Phòng tổ chức hành chính: phụ trách chung về nhân lực, xây dựng mức đơn giá tiền lương, theo dõi quá trình thực hiện định mức kinh tế kế hoạch, kỹ thuật căn cứ vào yêu cầu phát triển của sản xuất và định hướng phát triển mở rộng công ty. Lên kế hoạch đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng người lao động. Quản lý nhân sự và tham mưu giúp giám đốc soạn thảo các nội dung quy chế hoạt động, định mức kinh tế kỹ thuật của công ty. Phòng cơ điện: phụ trách các vấn đề liên quan đến điện, thiết bị văn phòng, đảm bảo cho Công ty hoạt động liên tục. Ngoài ra còn nhiều phòng ban khác với chức năng nhiệm vụ riêng góp phần đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất cho công ty. Tóm lại, Công ty có bộ máy quản lý tương đối đầy đủ với các phòng ban chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. 1.4. Cơ cấu nhân sự: Hiện nay công ty có đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật trẻ được đào tạo cơ bản có bằng cấp. Tính đến thời điểm năm 2008 tổng số lao động của Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị dao động từ 300- 400 người. Tuy nhiên một phần hoạt động của công ty vẫn còn mang tính chất thời vụ nên vào các dịp lễ tết, trung thu… thì số lượng công nhân thuê ngoài cho hoạt động sản xuất và bán hàng có thể lên đến 1.000 người. Trình độ đại học chiếm 30% Trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 20- 30% Đặc biệt trong đội ngũ cán bộ quản lý hiện nay trình độ thấp nhất là cao đẳng trở lên, đồng thời đội ngũ cán bộ thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ góp phần nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên của Công ty. Ngoài ra trong thời gian tới, ban lãnh đạo công ty đang có những chế độ đãi ngộ cho những cán bộ trẻ có năng lực, tạo điều kiện nâng cao trình độ để đóng góp cho Công ty. Đồng thời có chế độ ưu đãi tuyển dụng những tài năng trẻ về lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng như quản lý kinh tế. 1.5. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty: 1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý cũng như đặc điểm về tổ chức sản xuất, Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán của công ty được tập trung tại phòng kế toán của công ty. Ngoài ra trong cơ cấu tổ chức của công ty ở mỗi cửa hàng, mỗi phân xưởng đều bố trí một nhân viên kế toán, nhưng chỉ hạch toán ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ gửi toàn bộ chứng từ đã thu thập về phòng kế toán. Phòng kế toán tại công ty có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kế toán, theo dõi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp lên các báo cáo toàn công ty. Tất cả được đặt dưới sự chỉ đạo chuyên môn trực tiếp của kế toán trưởng và sự quản lý chặt chẽ của Ban giám đốc công ty. Sơ đồ 1.4: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán tiền mặt Kế toán TSCĐ Kế toán tiền lương chi phí, giá thành Kế toán công nợ phải trả Kế toán tiêu thụ công nợ phải thu Kế toán tiền gửi NH Thủ quỹ Nhân viên thống kê tại các phân xưởng Kế toán vật tư Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên được phân cụ thể: Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp các công việc của phòng kế toán, lập các báo cáo tài chính theo đúng thời hạn quy định. Kế toán trưởng là người có trách nhiệm bao quát toàn bộ tình hình tài chính của Công ty, thông báo cụ thể cho giám đốc về mọi hoạt động tài chính. Phó phòng kế toán: Giúp việc cho Kế toán trưởng, có nhiệm vụ thay mặt Kế toán trưởng giải quyết các công việc khi Kế toán trưởng vắng mặt, đồng thời chịu trách nhiệm về các phần việc được phân công. Kế toán tiền lương, tập hợp chi phí và tính giá thành: là người chịu trách nhiệm hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương để phân bổ vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó tính đúng và đủ giá thành trong kỳ. Kế toán tiền mặt: là người chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết về tiền mặt lên sổ chi tiết tiền mặt các nghiệp vụ liên quan, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc, từ đó lập các phiếu thu, phiếu chi cho các nghiệp vụ tiền mặt, theo dõi công nợ nội bộ, huy động vốn… Kế toán tiền gửi ngân hàng: là người chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ có liên quan đến tiền gửi ngân hàng, thực hiện các quá trình thanh toán giữa công ty và các đối tượng khác thông qua hệ thống ngân hàng, định kỳ lập biểu thuế về các khoản mà công ty phải thanh toán với Nhà nước, giám sát việc thu chi qua hệ thống ngân hàng. Kế toán tiêu thụ: là người chịu trách nhiệm hạch toán quá trình bán hàng, lên doanh thu, theo dõi giá vốn, theo dõi công nợ phải thu của khách hàng và đôn đốc tình hình thanh toán của khách hàng cho công ty Kế toán công nợ phải trả: là người chịu trách nhiệm hạch toán theo dõi công nợ phải trả. Hàng tháng tổng hợp hàng nhập, đối chiếu với thủ kho và lên cân đối hàng nhập gửi báo cáo tới kế toán trưởng, kê khai thuế đầu vào. Kế toán TSCĐ: theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của TSCĐ, tính ra mức khấu hao TSCĐ, phản ánh các chi phí và quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản. Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt, ghi sổ quỹ tiền mặt kịp thời theo quy định, nhận và phát lương cho toàn bộ công nhân viên. 1.5.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: 1.5.2.1. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán: Chế độ kế toán áp dụng trong công ty là theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán là 1 năm, bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12. Kỳ hạch toán theo tháng, quý, năm Đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức trong công ty là Đồng Việt Nam. Hiện tại công ty chưa phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ. Công ty hạch toán tổng hợp: hạch toán hàng tồn kho, hạch toán chi phí sản xuất, hạch toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trị giá vốn hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 28%. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ: Công ty vận dụng hệ thống chứng từ kế toán trong doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC và một số các văn bản pháp luật khác. Công ty sử dụng hệ thống chứng từ về lao động, tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ, tài sản cố định theo đúng quy định của Nhà nước. Ngoài ra công ty còn sử dụng các chứng từ do công ty lập phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được Bộ Tài chính chấp nhận. Việc sử dụng chứng từ kế toán phù hợp với nghiệp vụ, tổ chức chứng từ luân chuyển theo đúng phần hành, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ sử dụng. Cụ thể, hệ thống chứng từ mà doanh nghiệp sử dụng gồm: - Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư sản phẩm hàng hoá; phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá; Bảng kê mua hàng; Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; Giấy đề nghị cấp vật tư… - Chứng từ về bán hàng: Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi; Thẻ quầy hàng - Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy thanh toán tiền tạm ứng; Giấy đề nghị thanh toán; Biên lai thu tiền. - Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. - Các chứng từ khác: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản; Hoá đơn giá trị gia tăng; phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Phiếu xuất kho hàng đại lý; Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn. 1.5.2.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006. Công ty sử dụng các TK cấp 1 và cấp 2 theo đúng chế độ kế toán tài chính hiện hành. Các TK của công ty được chi tiết hoá theo từng đối tượng cụ thể để phù hợp với yêu cầu quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên nên hệ thống tài khoản mà công ty sử dụng bao gồm các tài khoản chính sau: TK 111, 112, 133, 138, 141, 142, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 211, 212, 214, 311, 331, 333, 334, 338, 341, 342, 344, 411, 421, 511, 621, 622, 627, 632, 641, 642, 635, 711, 811, 821, 911. Hiện tại doanh nghiệp chưa sử dụng các loại tài khoản ghi đơn. 1.5.2.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán Để thực hiện công tác hạch toán kế toán trong công ty, Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ. Hệ thống sổ này đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán, thực hiện chuyên môn hoá và phân công trong lao động kế toán nhất là khi công ty có đội ngũ kế toán viên đông, và có trình độ cao. Đặc điểm chủ yếu của hệ thống này là tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế, kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trong cùng một quá trình ghi chép. Hình thức Nhật ký chứng từ cho phép giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán, thuận tiện cho việc đối chiếu kiểm tra, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ cho quản lý sản xuất kinh doanh. Do vậy hình thức kế toán này rất phù hợp với đặc điểm của công ty là một công ty sản xuất bánh kẹo lớn, trong ngày phát sinh rất nhiều nghiệp vụ kinh tế. Với hình thức Nhật ký chứng từ, công ty sử dụng các sổ sau: Sổ kế toán chi tiết: Các loại sổ sách sử dụng theo chế độ gồm: - Sổ quỹ tiền mặt - Sổ tiền gửi ngân hàng - Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá - Thẻ kho - Sổ TSCĐ - Thẻ TSCĐ - Sổ chi tiết thanh toán với người mua, bán - Sổ chi tiết tiền vay - Sổ chi tiết bán hàng - Sổ chi phí sản xuất kinh doanh - Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ Ngoài ra công ty còn sử dụng một số loại sổ chi tiết do công ty tự thiết kế, đã được sự cho phép của Bộ Tài chính nhằm phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như Sổ chi tiết bao bì,… Sổ kế toán tổng hợp: - Sổ nhật ký chứng từ số 1, 2, 5, 7, 8, 9, 10 - Bảng kê số 1, 2, 4, 8, 10, 11 - Sổ cái được mở cho tất cả các tài khoản mà công ty sử dụng. Khái quát trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ Sổ quỹ Chứng từ gốc Nhật ký chứng từ Sổ chi tiết Bảng kê Sổ cái Báo cáo kế toán Sổ tổng hợp chi tiết Ghi chú: Đối chiếu Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng 1.5.2.5. Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo tài chính Các báo cáo tài chính của công ty được lập tuân thủ theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ Tài chính ngày 20/03/2006 về chế độ báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính của công ty được lập theo quý, theo năm do phó phòng kế toán chịu trách nhiệm lập dưới sự giám sát chỉ đạo của Kế toán trưởng, bao gồm các báo cáo sau: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02- DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03- DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09- DN) CHƯƠNGPHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ 2.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại công ty 2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là chỉ sản xuất ra các loại sản phẩm chính như bánh, kẹo các loại còn hộp, giấy gói kẹo, khay bánh… đi kèm thì hoàn toàn mua ngoài nên việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành đuợc công ty thực hiện cho một loại sản phẩm chính duy nhất mà không có sản phẩm phụ. Sản phẩm chính là các chủng loại bánh kẹo được sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín, liên tục và giản đơn. Thời gian sản xuất ra một loại sản phẩm tối đa là 4 giờ, tối thiểu là 40 phút, kết thúc một ca máy là khi sản phẩm hoàn thành nên không có sản phẩm dở dang. Trên cùng một dây chuyền sản xuất chỉ cần thay đổi công thức trộn NVL hoặc thay đổi khuôn mẫu có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Nhưng tại những thời gian nhất định chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm theo yêu cầu của sản xuất. Do vậy kế toán xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là theo từng sản phẩm sản xuất ra. 2.1.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại công ty 2.1.2.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp Đặc điểm chi phí NVL trực tiếp trong công ty. Công ty Cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệp sản xuất nên nguyên vật liệu sử dụng tại công ty là tương đối lớn và nhiều loại. Bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, Nhiên liệu, Phụ tùng thay thế,, phế liệu thu hồi. Và nguyên vật liệu nhập kho của công ty hoàn toàn là từ nguồn mua ngoài. Nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá thực tế. Nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Giá thực tế nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho được xác định theo công thức sau: Giá thực tế Giá mua Chi phí Các khoản NVL mua ngoài = chưa có thuế + thu mua - giảm trừ nhập kho GTGT thực tế (nếu có) Công ty xác định giá thực tế NVL xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ Giá đvị bq cả kỳ dự trữ = Giá TT NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng TT NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Từ đơn giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ sau khi tính được vào cuối tháng , giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính: Giá thực tế NVL xuất = Số lượng NVL xuất kho * Giá đơn vị bình quân Công ty có quy mô lớn, khối lượng sản phẩm sản xuất ra lớn nên tỷ trọng chi phí NVL trực tiếp trong chi phí sản xuất của công ty lớn (khoảng 70%). NVL chủ yếu phục vụ cho sản xuất bánh kẹo bao gồm: đường, bột mỳ, mạch nha…Các loại NVL đều được quản lý và bảo quản trong các kho và có mã vật tư để thuận tiện cho việc theo dõi. Ví dụ: Tại kho KCT Bột mỳ: KCT 192 Đường loại 1: KCT 164 Mạch nha: KCT 369 Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp. Mỗi tháng dựaHàng tháng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, hệ thống định mức tiêu dù._.ng, cán bộ định mức của công ty gửi định mức và sản lượng kế hoạch xuống từng xí nghiệp. Phòng kỹ thuật và phòng vật tư dựa trên các thông số kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất lâu năm để xây dựng định mức vật tư sử dụng. Dựa vào đó các phân xưởng tính ra tổng mức vật tư. Đây là căn cứ để nhân viên phân xưởng lĩnh vật tư tại các kho, cũng là cơ sở để thủ kho tiến hành xuất vật tư theo đúng số lượng yêu cầu để đảm bảo sản xuất. Để đảm bảo cho công tác kế toán chi phí sản xuất thì tại mỗi phân xưởng đều có các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ theo dõi việc xuất, nhập vật tư, tính lương cho công nhân sản xuất, thu thập các chứng từ khác có liên quan đến từng phân xưởng. Cuối tháng các nhân viên này có nhiệm vụ tổng hợp và báo cáo lên phòng kế toán. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất, phân bổ chi phí sản xuất cho từng sản phẩm và tính giá thành sản phẩm. Tại kho (kho công ty) Khi xuất vật tư, thủ kho sẽ ghi số lượng thực xuất vào sổ xuất vật tư (biểu số 2.1) theo cCăn cứ vào phiếu yêu cầu lĩnh vật tư của các phân xưởng mà phòng vật tư đã duyệt, khi xuất vật tư, thủ kho sẽ ghi số lượng thực xuất vào sổ xuất vật tư (biểu số 2.1). Sổ này được mở theo từng kho, theo dõi thứ tự thời gian trong tháng số lượng NVL xuất cho các phân xưởng. Cán bộ nhận vật tư cho các phân xưởng ký nhận mỗi khi nhận vật tư. Biểu số 2.1: SỔ XUẤT VẬT TƯ Tháng 11/2007 Kho: KCT STT Ngày Tên vật tư ĐVT SL xuất Phân xưởng nhận hàng Ký nhận 16 2/11 Bột mỳ Kg 975.461 Phân xưởng kem xốp 17 2/11 Manto Kg 301.657 Phân xưởng kem xốp 18 2/11 Trứng Quả 180.000 Phân xưởng gatô 19 3/11 Đường loại 1 Kg 7.634 Phân xưởng kem xốp … 86 13/11 Sữa bột Kg 186.497 Phân xưởng gatô 87 13/11 Dầu thực vật Lít 10.000 Phân xưởng gatô 88 13/11 Men Kg 138.475 Phân xưởng bánh mỳ … Vào cCuối mỗi tháng, thủ kho và phân xưởng cùng xác định số lượng vật liệu tồn (vật liệu xuất nhưng chưa sử dụng hết). Nếu tháng sau số vật liệu này vẫn có nhu cầu sử dụng ở phân xưởng thì thủ kho sẽ xác định số tồn đó và để lại kho của phân xưởng. Còn nếu vật liệu đó không có nhu cầu sử dụng ở tháng sau thì nhập lại kho đã xuất. Tại phân xưởng Các phân xưởng sẽ lập phiếu xin lĩnh vật tư và số NVL thực nhận được ghi chép vào sổ lĩnh vật tư (biểu số 2.2). Sổ lĩnh vật tư được lập và theo dõi cho từng loại NVL phục vụ cho sản xuất. Sổ theo dõi số lượng vật tư theo thứ tự thời gian. Cuối tháng tính ra số tổng cộng vật tư lĩnh và xác định số vật tư tồn chưa sử dụng hết. Mỗi lần giao nhận vật tư đều có chữ ký xác nhận của cán bộ nhận vật tư và với số vật tư thừa trong tháng còn có chữ ký xác nhận của thủ kho. Biểu số 2.2: SỔ LĨNH VẬT TƯ Tháng 11/2007 Phân xưởng: Kem xốp Vật tư: Đường kính loại 1 Đơn vị: kg STT Ngày Số lượng lĩnh Cộng dồn Ký nhận của cán bộ nhận vật tư Ký nhận của thủ kho … … … … 3 3/11 7.634 9.851 4 8/11 10.000 19.851 … … … … 15 30/11 3.682 68.860 Tổng cộng 68.860Tổng cộng 68.860 Tồn cuối kỳ Tồn cuối kỳ 0 Số thực dùng Số thực dùng 68.860 Để đảm bảo cho việc quản lý NVL được chặt chẽ và sử dụng NVL một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất, n. Nhân viên thống kê của các phân xưởng sẽ theo dõi số lượng của từng loại NVL tiêu hao cho từng sản phẩm. Cuối tháng căn cứ vào định mức tiêu hao để sản xuất từng loại sản phẩm, nhân viên thống kê sẽ lập báo cáo vật tư cho mỗi loại sản phẩm (biểu số 2.3) Báo cáo vật tư sẽ được chuyển lên phòng vật tư để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch định mức. Biểu số 2.3: BÁO CÁO VẬT TƯ Tháng 11/2007 Phân xưởng kem xốp: bánh kem xốp 210gbánh kem xốp Sản lượng: 21 tấn STT Tên vật tư Đơn vị Vật tư xuất dùng Định mức Thực hiện Chênh lệch 1 Đường loại 1 Kg 21.747 608 608,04 0,04 2 Manto Kg 2.340 137,64 137,61 (0.03) … … Tổng … Trong báo cáo vật tư: Cột vật tư xuất dùng: là số vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất được 17 tấn bánh kem xốp 210g Cột định mức: là định mức vật tư sản xuất 1 tấn sản phẩm Cột thực hiện: Thực hiện = Vật tư xuất dùng/ Sản lượng thực tế (tấn) Cột chất khô: Giá trị khô của NVL khi đưa vào sản xuất Cột chênh lệch: Chênh lệch = Thực hiện - Định mức Nếu thực hiện lớn hơn định mức thì mang dấu (+) và ngược lại. Đây là căn cứ để xác định mức thưởng cho phân xưởng sản xuất. Vào cCuối tháng, căn cứ vào số vật tư phân xưởng lĩnh (số thủ kho xuất) và số tồn, thủ kho sẽ cùng phòng vật tư tiến hành lập phiếu xuất kho theo từng phân xưởng (biểu số 2.4). Phiếu xuất kho được lập cho những vật tư ở cùng một kho, xuất cho từng phân xưởng trong tháng. Phiếu xuất kho có 3 liên, một liên phòng kế toán giữ, một liên thủ kho giữ, một liên phòng vật tư giữ. Phiếu xuất kho chỉ theo dõi về mặt số lượng NVL thực xuất. Biểu số 2.4: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 30 tháng 11 năm 2007 Họ tên người nhận hàng: Phạm Ngọc Minh PX: Kem xốp Lý do xuất kho: phục vụ sản xuất bánh kem xốp. Xuất kho tại Kho Công ty STT Tên, danh mục nguyên vật liệu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Bột mỳ Kg 196.760850 2 Đường loại 1 Kg 68.860250 … Cộng 1.100 Lưu ý: Kiểm tra hàng trước khi ra khỏi kho. Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Tại phòng kế toán Kế toán sẽ kiểm tra tính chính xác của các báo cáo do thủ kho và nhân viên thống kê tại phân xưởng gửi lên bao gồm: báo cáo sử dụng vật tư, phiếu sử dụng vật tư của từng phân xưởng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Sau đó kKế toán đối chiếu giữa phiếu xuất kho và báo cáo vật tư: tổng lượng vật tư sử dụng từng loại trên báo cáo của từng phân xưởng phải bằng tổng lượng NVL xuất của từng loại trên phiếu xuất kho. Kế toán nhập số lượng thực xuất trên phiếu xuất kho và sản lượng thực tế của từng phân xưởng vào máy. Kế toán theo dõi cả về mặt số lượng và mặt giá trị. Cuối mỗi tháng kế toán dùng bảng tính Excel để tính đơn giá vật tư xuất dùng theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. CKế toán NVL sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán NVL sẽ tiến hành phân bổ lượng NVL cho từng sản phẩm đối với mỗi loại NVL. Tiêu thức phân bổ là định mức sử dụng và sản lượng sản xuất thực tế. Trình tự phân bổ được thực hiện như sau: Bước 1: Xxác định hệ số phân bổ = Số lượng từng loại NVL xuất dùng trong tháng của mỗi phân xưởng Tổng định mức NVL tính cho từng SP * số lượng từng loại SP sản xuất trong tháng H Đối với vật tư là đường kính loại 1, căn cứ vào phiếu xuất kho, đường kính xuất cho phân xưởng kem xốp là 68.860 kgXXXXXXXXXXXXXXXXXX Trong tháng 11 phân xưởng kem xốp sản xuất được các sản phẩm sau: STT Tên sản phẩm Định mức (kg/tấn) Sản lượng (tấn) 1 Bánh kem xốp 210g 608 1721 2 Bánh kem xốp 280g 312 37 3 Bánh kem xốp vani sữa 145gCộng 136 40 4 Bánh kem xốp sôcôla 145g 148 15 5 Goodtime 160g 269 20 6 Hello Misa 420g 471 29 7 Limousine 250g 365 386 Cộng 198 Hệ số phân bổ: H = 68.860 (308 * 1721 + 312 * 37 + …) = 2,11.7 H = Bước 2: Xác định số lượng vật tư cho từng sản phẩm. Số lượng từng loại vật tư tính cho từng loại sản phẩm = H * Tổng (Định mức NVL tính cho từng SP * Số lượng từng loại SP sản xuất trong tháng) Như vậy với sản phẩm bánh kem xốp 210g, kế toán tính được số lượng đường kính dùng cho sản phẩm này là: 2,11.7 * 608 * 1721 = 21.747 kgXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX Bước 3: Xác định chi phí NVL của từng loại sản phẩm. Đơn giá bình quân NVL Chi phí NVL tính cho từng loại sản phẩm Số lượng NVL túnh cho từng loại sản phẩm = * CDo công ty tính giá trị NVL xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, vì vậy nên khi hoàn thành việc nhập các phiếu nhập và phiếu xuất kho trong tháng, kế toán sẽ tính đơn giá xuất. Giá đvị bq cả kỳ dự trữ = Giá TT NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng TT NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Với đơn giá bình quân của đường kính là 4.968đXXX kế toán sẽ tiến hành tính chi phí đường kính cho sản phẩm bánh kem xốp 210g là: 21.747 * 4.986 = 108.430.835đ Nguyên vật liệu được phân bổ sẽ được tổng hợp trên bảng phân bổ NVL (biểu số 2.5) XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX Số lượng và giá trị cùng loại NVL sẽ được phản ánh trên sổ chi phí NVL (biểu số 2.6). Mỗi loại sản phẩm đều có một sổ chi phí NVL. Sổ này theo dõi về số lượng, giá trị, thành tiền của từng loại NVL dùng cho từng sản phẩm. Sổ này là căn cứ để tập hợp chi phí NVL. Biểu số 2.5: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 11/2007 Stt Ghi Có các TK Ghi Nợ các TK TK 152 1 TK 621 - chi phí NVL trực tiếp 625.895.930 +- PX Bánh kem xốp 2.643.546.320 +PX+ Bánh Cracker kem xốp 232.203.350,91 ++ PX Bánh quy bơ 94.246.521,7 + + PX Bánh ga tô 136.453.872,11 +…….. ………. +- PX kẹo Suri mềm 1.867.958.180 +- PX kẹo cứnglương khô 3.548.642.890 2 TK 627 - chi phí sản xuất chung 115.507.297 + - PX Bánh kem xốp 24.627.874 + Bánh kem xốp 3.111.296 + PX Bánh quy bơ 1.262.776.7 + PX Bánh ga tô 1.828.298,42 +……….. ….. +- PX kẹoe Surim xốp 210g 25.453.374 +- PX lương khôkem xốp 280g 53.004.274,5 3 TK 641 4 TK 642 5 TK 331 11.477.840 6 TK 111 15.640.450 Cộng 8.768.521.517 Ngày 30/11/2008 Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Vào cuối tháng, sau khi đã xác định chi phí của từng loại NVL cho sản phẩm, kế toán sẽ phản ánh số Số lượng và giá trị từcùng loại NVL sẽ được phản ánh trên sổ chi phí NVL (biểu số 2.6). Mỗi loại sản phẩm đều có một sổ chi phí NVL. Sổ này theo dõi về số lượng, giá trị, thành tiền của từng loại NVL dùng cho từng sản phẩm. Sổ này là căn cứ để tập hợp chi phí NVL. Biểu số 2.6: SỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU Phân xưởng kem xốp Tháng 11/2007 Sản phẩm: Bánh kem xốp 210g STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá (đ/kg) Thành tiền 1 Bột mỳ Kg 47.400 5.105 241.977.000 2 Bột sữa gầy Kg 126.000 31.400 62.800.000502.400.000 3 Bột cacao Kg 28.000 30.840 61.680.000246.720.000 4 Bột sôcôlaManto Kg 16.0200 17.950 107.700.0008.109.000 5 Đường kính loại 1 Kg 21.747 4.986 108.430.835 … ….. … … … … Cộng 1.278.543.000466.725.000 Với số tổng cộng chi phí NVL trong sổ chi phí NVL của từng sản phẩm, kế toán phản ánh vào bảnh tính giá thành sản phẩm (biểu số 2.30X) và sổ chi tiết xuất vật tư cho từng sản phẩm (biểu số 2.7). Sổ chi tiết xuất vật tư chi tiết cho từng loại sản phẩm và theo từng phân xưởng sản xuất. Biểu số 2.7: SỔ CHI TIẾT XUẤTTIẾT XUẤT VẬT TƯ CHO TỪNG SP Tháng 11/ 2007 Đơn vị: đồng STT Diễn giải Tài khoản Tiền Nợ Có …. …. Kem xốp 210g 6211 152 1.278.543.000466.725.000 Kem xốp 280g 6211 152 1.0846.729.630 …. Cộng phân xưởng kem xốp 3.562.865.764 … … … Cộng 217.478.680.820 Từ sổ chi tiết xuất vật tư, kế toán tính ra tổng chi phí NVL dùng cho sản xuất sản phẩm trong tháng 11/2007 là 27.478.680.820đXXXXXXXXXX. Kế toán sẽ phản ánh vào cột phát sinh Có TK 152, đối ứng với dòng TK 621 trên bảng tổng hợp phát sinh TK 152 (biểu số 2.8) Biểu số 2.8: BẢNG TỔNG HỢP PHÁT SINH TK 152 Tháng 11/2007 Sản phẩm: bánh kem xốp 210g Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có … … 338 - Phải trả phải nộp khác 104.638.755 621- chi phí NVL trực tiếp 1.278.543.000 27.478.680.820 627 – chi phí sản xuất chung 131.255.800 … … Cộng 30.875.934.8751.459.830.700 30.875.934.875 Sổ chi tiết xuất vật tư theo dõi chi tiết số vật tư xuất dùng cho sản xuất sản phẩm. Tổng hợp chi tiết của sổ chi tiết xuất vật tư được thể hiện bên Có TK 152 trên bảng tổng hợp phát sinh TK 152 để ghi vào Bảng kê số 4 (biểu số 2.225X) và Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu số 2.236X), chí phí NVL được theo dõi chung trên Sổ cái TK 621 (biểu số 2.11). Chi phí NVL TT từng sản phẩm được theo dõi trên sổ chi tiết TK 621 (biểu số 2.9). Ta có bảng kê số 4 như sau: (Trích biếu số 2.22) BẢNG KÊ SỐ 4 Ghi Có TK 152, 153, 154, 214, 334, 335, 338, 621, 622, 627, 331, 112, 141, 142, 155 Tháng 11/2007 Đơn vị: đồng Tài khoản TK ghi Nợ TK ghi Có … TK 152 … … … 627 … 131.255.800 … … Cộng … … Ta có nhật ký chứng từ số 7 (trích biểu số 2.23) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty Ghi Có các TK 142, 152, 153, 154, 111, 112, 621, 622, 627, 334, 338, 214, 241,… Tháng 11/2007 TK ghi Có TK ghi Nợ … 622 … Tổng cộng chi phí … … 152 11.875.635.840 … … Tổng cộng Biểu số 2.9: SỔ CHI TIẾT TK 621 Tháng 11/2007 Sản phẩm: bánh kem xốp 210g Diền giải TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Xuất NVL sản xuất 152 1.278.543.000466.725.000 Sản phẩm tái chế 154 _ Kết chuyển chi phí NVLTT 154 1.278.543.000 466.725.000 Cộng 1.278.543.000466.725.000 466.725.000 Tk 154 có trong sổ chi tiết TK 621 phản ánh giá trị xuất tái chế lại sản phẩm vào sản xuất. Đó là những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn khi KCS kiểm tra. Những sản phẩm tái chế này được coi là nguyên vật liệu tiếp tục sản xuất. Căn cứ vào phiếu xuất kho sản phẩm tái chế, kế toán lên báo cáo chi tiết xuất tái chế cho các sản phẩm tái chế trong kỳ (biểu số 2.10). Từ báo cáo chi tiết xuất tái chế của SP được phản ánh trên bảng tính giá thành (biểu số 2.2730) cột Nợ TK 621 đối ứng Có TK 154 của từng sản phẩm. Tháng 11/2007 không có sản phẩm xuất tái chế nên TK 154 không được phản ánh trên sổ cái TK 621. Biểu số 2.10: BÁO CÁO CHI TIẾT XUẤT TÁI CHẾ Tháng 11/2007 Kho: KTP Đơn vị: đồng Ngày Số CT Đối tượng Số lượng Đơn giá Thành tiền Bánh kem xốp Bánh quy bơ … Cộng Đơn giá trong báo cáo chi tiết xuất tái chế là đơn giá của sản phẩm, được xác định theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ. Còn chi phí NVLTT chung của toàn công ty sẽ được theo dõi chung trên sổ cái TK 621 Biểu số 2.11: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị: Đồng STT Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này … Tháng 11 Tháng 12 Cộng 152 … 27.478.680.820 … 154 … … Cộng phát sinh Nợ … 27.478.680.820 … Cộng phát sinh Có … 27.478.680.820 … Số dư cuối tháng Nợ Có 2.1.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp Công vViệc tính tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương cho CNV tại Công ty đều do Phòng hành chính thực hiệnính. Cuối tháng, các phân xưởng, phòng ban gửi bản chấm công, sổ theo dõi lao động, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành lên phòng hành chính. Từ đó Phòng hành chính có trách nhiệm tính lương, thưởng và các khoản trích theo lương. Kế toán tiền lương chỉ có nhiệm vụ hạch toán và ghi sổ kế toán. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Lương phải trả cho công nhân sản xuất. Lương phải trả cho công nhân sản xuất bao gồm lương chính, phụ cấp và các khoản khác. LĐối với lương chính: Hình thức trả lương cho CNSX tại công ty là lương khoán theo sản phẩm, căn cứ vào số lượng, chất lượng SP hoàn thành và đơn giá tiền lương khoán theo từng SP. Lương SP của CNSX SP(i) Tổng số lượng SP(i) hoàn thành Đơn giá định mức SP(i) = * Nhân viên thống kê tại từng phân xưởng sẽ theo dõi dựa trên bảng chấm công, sổ theo dõi lao động, bảng kê SP hoàn thành và bảng đơn giá lương khoán (đơn giá tiền lương dựa trên năng suất lao động thực tế, sản lượng SP hoàn thành, thời gian để sản xuất một lượt sản phẩm hoàn thành nhập kho, tính chất công việc và bậc thợ của công nhân). Cuối tháng dựa trên khối lượng công việc hoàn thành, phiếu xác nhận sản lượng nhập kho được chuyển về phòng hành chính để tính lương. Khoản chi phí về lương tại công ty được hạch toán cho từng sản phẩm theo đơn giá tiền lương định mức do Phòng hành chính xây dựng cho từng loại sản phẩm và sản lượng thực tế của sản phẩm hoàn thành vào cuối mỗi tháng., là căn cứ để lập bảng thanh toán lương khoán (biểu số 2.12) Biểu số 2.12: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG KHOÁN Tháng 11/2007 Phân xưởng kem xốp STT Tên sản phẩm Sản lượng (kg) Đơn giá lương (đ/kg) Lương khoán SP 1 Bánh kem xốp 210g 21.000 2.620 55.020.000 2 Bánh kem xốp 280g 37.000 2.010 74.370.000 3… Bánh kem xốp vani sữa 145g 40.000 1.665 66.600.000 4 Bánh kem xốp sôcôla 145g 15.000 1.798 26.970.000 5 Goodtime 160g 20.000 1.560 31.200.000 6 Hello Misa 420g 29.000 2.125 61.625.000 7 Limousine 250gTổng cộng 36.000 1.880 67.880.000 Tổng cộng 198.000 383.665.000 Theo bảng thanh toán lương thì tiền lương phải trả cho CNSX tại phân xưởng kem xốp, đối với bánh kem xốp 210g là XXXXXXXXXXX3255.45020.000đ. Khoản phụ cấp. Ngoài khoản tiền lương trên, người lao động còn được hưởng một số khoản phụ cấp thuộc quỹ lương do doanh nghiệp quy định như: phụ cấp ca 3, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại. Phụ cấp ca 3: Người lao động làm vào ban đêm được hưởng 25% lương cơ bản làm ban ngày ngoài tiền lương cơ bản. Phụ cấp làm ca 3 Lương ngày cơ bản Số ngày làm đêm 0.25 = * * Lương ngày công cơ bản Lương tối thiểu * Hệ số cấp bậc Số ngày theo chế độ = Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ được hưởng khoản phụ cấp làm thêm giờ là 75% lương cơ bản ngày, nếu làm vào dịp lễ tết thì được 200%. Phụ cấp trách nhiệm: để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, ngoài lương thời gian, nhân viên quản lý phân xưởng còn nhận được tiền phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương tối thiểu. Phụ cấp độc hại: là khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng khi làm việc phải tiếp xúc với chất độc hại và khoản phụ cấp được hưởng tuỳ thuộc vào khâu làm việc của người lao động. Tháng 11/2007, tổng mức phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất phân xưởng kem xốp là 252.410.000đXXXXXX. Mức phụ cấp phân bổ cho từng loại sản phẩm được tính theo công thức: CP lương khoán SP (i) Phụ cấp phân bổ cho SP (i) Tổng phụ cấp của CNSX của PX SXSP (i) Tổng lương khoán của CNSX của PX = * Tổng chi phí lương khoán của phân xưởng kem xốp theooe bảng thanh toán lương khoán (Biểu số 2.12) là 383.665.000đXXX và mức lương khoán cho sản phẩm bánh kem xốp 210g là 55.020.000đ.XXX Khoản phụ cấp phân bổ cho bánh kem xốp 210g là: 5.930.000đ 52.410.000 * 55.020.000 / 383.665.000 = 7.515.927đXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX Khoản khác. Là các khoản chi phí chi trả cho công nhân ngoài tiền lương và phụ cấp, như các khoản tiền thưởng, trợ cấp khó khăn… Có 2 loại thưởng là thưởng trong lương và thưởng định kỳ. Thưởng trong lương: thưởng theo số công làm việc trong tháng của công nhân viên, chia làm 4 loại: Loại 1: Khi CNV đi làm đủ, không nghỉ buổi nào trong tháng, thưởng 200.000đ/tháng. Loại 2: Khi CNV nghỉ từ 1 – 3 ngày làm việc trong tháng, thưởng bằng 80% loại 1, tức 160.000đ/tháng. Loại 3: Khi CNV nghỉ từ 4 – 6 ngày làm việc trong tháng, thưởng bằng 60% loại 1, tức 120.000đ/tháng. Loại 4: Khi CNV nghỉ từ 6 – 8 ngày làm việc trong tháng, thưởng bằng 40% loại 1, tức 80.000đ/tháng. Nghỉ quá 8 ngày làm việc trong tháng thì không được hưởng khoản tiền thưởng này. Thưởng định kỳ: là khoản tiền thưởng công ty trích từ quỹ khen thưởng , phúc lợi thưởng cho CNV vào các dịp lễ tết. Kế toán sẽ tập hợp các khoản này theo từng phân xưởng rồi tiến hành phân bổ cho từng loại SP theo chi phí lương khoán của SP đó. Tổng các khoản khác của CNSX của phân xưởng sản xuất SP (i) Tổng lương khoán của CNSX của PX Khoản khác phân bổ cho SP(i) = Cp lương khoán SP (i) * Tháng 11/20007, các khoản thưởng phải trả cho CNSX phân xưởng kem xốp là XXXXX42264.765.000đ , số tiền này phân bổ cho SP bánh kem xốp 210g là: 4.011.500đ 264.765.000 * 55.020.000 / 383.665.000 = 37.968.984đ XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX Các khoản phụ cấp và khoản thưởng vừa tính của SP bánh kem xốp 210g sẽ được ghi tương ứng vào cột phụ cấp và khoản khác trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu số 2.125). Như vậy chi phí tiền lương thực tế bao gồm: lương chính, khoản phụ cấp, các khoản khác của SP bánh kem xốp 210g là: 3250.450020.000 + 57.930515.000927 + 437.011968.500984 = 9425.391504.500911đ XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX Sau khi tính xong lương và các khoản phụ cấp cho người lao động tại phân xưởng sẽ được tổng hợp trên bảng tổng hợp tiền lương trong tháng (biểu số 2.13). Trong bảng tổng hợp tiền lương của phân xưởng kem xốp thì lương công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm bao gồm lương của 3 tổ: tổ trộn, tổ máy và tổ đóng túi, mỗi tổ có những công việc nhất định, lương công nhân của từng tổ tính theo công thức: Tiền lương theo SP từng tổ trong tháng Số lượng công việc i hoàn thành trong tháng Đơn giá công việc i = * Dựa vào số ngày công của CNSX được ghi trong bảng chấm công, tính được lương 1 ngày công của công nhân Tổng lương theo sản phẩm của tổ trong tháng Tổng số ngày công của cả tổ trong tháng Lương 1 ngày công của CN trong tổ = Từ đó tính ra lương sản phẩm của 1 công nhân dựa vào số ngày công được ghi trong bảng chấm công. Lương sản phẩm của một công nhân trong tổ Lương 1 ngày công của công nhân trong tổ Tổng số ngày công của CN đó trong tháng = * Đối với tổ văn phòng trong phân xưởng kem xốp thì cách tính lương cho nhân viên trong tổ được áp dụng là lương theo thời gian. Lương thời gian của từng nhân viên PX Lương ngày công cơ bản Số ngày công hưởng lương thời gian = * Căn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho các phân xưởng thông qua nhập sản lượng thực tế, lương chính, phụ cấp, và các khoản khác (biểu số 2.14). Biểu số 2.13: BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG PHÂN XƯỞNG KEM XỐP Tháng 11/2007 Tổ Các khoản được hưởng Tồng cộng Các khoản khấu trừ Thực lĩnh Ký nhận Lương Phụ cấp Khoản khác Văn phòng 52.812.870 7.766.598 40.386.312 40.386.312 100.965.780 Cộng TK 627 52.812.870 7.766.598 40.386.312 100.965.780 100.965.780 Trộn 100.198.000 14.285.360 70.953.670 185.437.030 185.437.030 Máy 185.000.650 26.984.640 138.807.000 350.792.290 350.792.290 Đóng túi 98.466.350 11.140.000 55.004.330 164.610.680 164.610.680 Cộng TK 622 383.665.000 52.410.000 264.765.000 700.840.000 700.840.000 Tổng cộng 436.477.870 60.176.598 305.151.312 801.805.780 801.805.780 Biểu số 2.14: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 11/2007 Đơn vị: đồng Phân xưởng SL (tấn) Lương chính Phụ cấp Khoản khác Khoản khấu trừ Thực lĩnh Kem xốp 198 436.477.870 60.176.598 305.151.312 902.771.560 Lương khô 239 543.087.960 73.361.780 376.638.950 993.088.690 Gatô 222 498.000.000 68.047.450 340.123.000 906.170.450 … Cộng … Các khoản trích theo lương. Theo chế độ hiện hành, ngoài chi phí về lương còn phải trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ như sau: KPCĐ : 2% tổng tiền lương thực tế của CNSX BHXH : 15% tổng tiền lương cơ bản của CNSX BHYT : 2% tổng tiền lương cơ bản của CNSX Cách tính lương cơ bản: Lương tối thiểu * (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp + trách nhiệm) Tổng số ngày công trong tháng theo chính sách thờ gián làm việc của công ty Số ngày công thực tế của nhân viên trong tháng * = Lương cơ bản Khoản BHXH, BHYT phân bổ cho từng SP Tổng BHXH (BHYT) của PX SXSP Tổng CP lương khoán của CNSX PX CP lương khoán SP từng SP = * KPCĐ = CP lương thực tế SP * 2 % Kế toán tiến hành tính BHXH, BHYT, KPCĐ đưa vào CPSX cho từng loại SP của mỗi phân xưởng theo tiêu thức phân bổ là tiền lương khoán của từng phân xưởng. Lưuơng cơ bản của CNSX phân xưởng kem xốp tháng 11/2007 là 269.864.000đXXXXXXXX, căn cứ vào tiền lương khoán SP của CNSX phân xưởng kem xốp là 383.665.000đXXXX và tiền lương sản phẩm bánh kem xốp 210g là 58.281.000đXXX (biểu số 2.12). Khi đó: Tổng cộng các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất sản phẩm bánh kem xốp 210g bằng 3.355.500đ BHXH tính vào chi phí NCTT của sản phẩm bánh kem xốp 210g là: 15% * ( 269.864.000 * 58.281.000 / 383.665.000 ) = 6.149.092đ BHYT tính vào chi phí NCTT của sản phẩm bánh kem xốp 210g là: 2% * ( 269.864.000 * 58.281.000 / 383.665.000 ) = 819.879đ KPCĐ tính vào chi phí NCTT của sản phẩm bánh kem xốp 210g là: 2% * 39.828.000 = 796.560đ Các khoản lương, phụ cấp, khoản khác và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu số 2.125). Các khoản lương và khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH được chi tiết theo từng sản phẩm sản xuất của từng phân xưởng (biểu số 2.125). Biểu số 2.125: CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 11/2008 Đơn vị tính: đồng Tên SP Ghi Có TK 334 Cộng Có TK 334 Ghi Có TK 338 Cộng Có TK 338 Tổng cộng Lương Phụ cấp Khác KPCĐ (3382) BHXH (3383) BHYT (3384) TK 622 … Bánh kem xốp 210g 32.450.000436.477.870 5.930.00060.176.598 4.011.500305.151.312 42.391.500801.805.780 67196.560 2.039.0616.149.092 68919.879 7.765.5313.355.500 809.571.31145.747.000 Bánh kem xốp 280g Goodtime 160g Hello Misa 420g … TK 627 40.965.780 4.056.100 45.021.880 … Kem xốp 55.758.630 7.860.350 37.346.800 100.965.780 7.149.553 1.300.056 606.491 9.056.100 110.021.880 Gatô … … TK 641 … Tổng cộng Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.15: CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 11/2008 Đơn vị tính: 1000 đồng STT Ghi Nợ TK sử dụng Ghi Có TK 334 Có TK 338 PN + PT khác Lương chính Phụ cấp Khác Cộng Có TK 334 Tháng 11 2.345.637.813 2.345.637.813 95.628.901 1 TK622 703.294.800 703.294.800 28.621.413 … Kem xốp 153.124.562 153.124.562 8.457.125 … 2 TK627 135.191.600 135.191.600 10.189.531 … Kem xốp 23.965.780 23.965.780 2.056.100 … 3 TK641 1.237.226.213 1.237.226.213 38.958.809 4 TK642 269.925.200 269.925.200 18.048.679 5 ….. Cộng 4.691.275.626 Ngày …tháng …năm … Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán sẽ vào bảng tính giá thành sản phẩm (biểu số 2.27), bảng kê số 4 (biểu số 2.22) và nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 2.23). Chi phí NCTT cho từng sản phẩm sẽ được theo dõi trên sổ chi tiết TK 622 Biểu số 2.136: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622 Tháng 11/20078 Sản phẩm: Bánh kem xốp 210g Đơn vị: đồng Diễn giải TL đối ứng PS Nợ PS Có Tiền lương CNSX 334 42.391.500100.023.400 Khoản trích theo lương 338 3.355.50014.865.0007.765.531 Kết chuyển chi phí NCTT 154 45.747.000 114.888.400 Cộng 45.747.000114.888.400 114.888.400 Chi phí NCTT của công ty được theo dõi chung trên Sổ cái TK 622 Biểu số 2.147: SỔ CÁI TK 622 Năm 20078 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị: đồng STT Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này … Tháng 11 Tháng 12 Cộng 334 66703.294.800 338 6628.621.413 Cộng phát sinh Nợ 731.916.213 Cộng phát sinh Có 731.916.213 Số dư cuối tháng Nợ Có 2.1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, ngoài 2 khoản mục chi phí NVL, CP NCTT, chi phí sản xuất chung tại công ty còn bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu + Chi phí công cụ dụng cụ + Chi phí trả trước + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Để theo dõi toàn bộ chi phí SXC của từng phân xưởng như phân xưởng kem xốp, phân xưởng lương khô, phân xưởng gatô,… kế toán sử dụng sổ chi tiết Nợ K 627. Căn cứ vào sổ này, kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm để vào bảng tính giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng. Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng như: quản đốc phân xưởng, cán bộ văn phòng, nhân viên kỹ thuật. Cách tính lương cho nhân viên phân xưởng được áp dụng là lương theo thời gian. CKế toán chi phí nhân viên phân xưởng được căn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu số 2.13). Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng được phản ánh trên sổ chi tiết Nợ TK 627 và trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu số 2.1215). Với bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu số 2.125) chi phí tiền lương của nhân viên phân xưởng là: 23.965.780 4100.965.780đ và các khoản trích theo lương là: 49.056.100đ 2.056.100 Kế toán chi phí vật liệu: Chi phí NVL dùng chung cho các phân xưởng sản xuất với mục đích phục vụ và quản lý (băng dính, túi đựng hàng…). Việc cấp NVL theo nhu cầu thực tế tại mỗi phân xưởng. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho sẽ nhập số lượng thực xuất vào máy. Biểu số 2.158: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 30/11/2007 Số 002K Xuất tại kho: KCT Người nhận hàng: Phạm Ngọc Minh. Phân xưởng: kem xốp STT Tên vật tư Mã VTsố ĐVT Số lượng ĐG TT Yêu cầu Thực xuất … 4 Băng dính 174KCT Cuộn 241.000 5 Túi nilon 421KCT Kg 9.650 … Tổng … … … … Cuối tháng sau khi tính đơn giá bình quân xuất dùng NVL, từ đó tính ra giá trị vật liệu xuất dùng chung cho từng phân xưởng và phản ánh vào sổ chi tiết Nợ TK 627 tương ứng với từng phân xưởng. tương tự như trên. Chi phí vật liệu sẽ được cấp theo nhu cầu thực tế tại các phân xưởng. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để tiến hành tổng hợp. Kế toán tính ra chi phí NVL dùng cho phân xưởng kem xốp tháng 11/2007 là 38.255.800131.255.800đ . Kế toán chi phí công cụ, dụng cụ: công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng gồm có: khăn mặt, ủng cao su… Giá trị CCDC nhỏ, thuộc loại phân bổ 1 lần. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho Biểu số 2.169: PHIẾU XUẤT KHO CÔNG CỤ DỤNG CỤ Xuất tại kho: KCT Số: 007K Người nhận hàng: Phạm Ngọc Minh. Phân xưởng: kem xốp Ngày 30/11/20078 STT Tên vật tư Mã số Đv tính Số lượng ĐG TT Yêu cầu Thực xuất Găng tay 45KT Đôi 63.000 Khẩu trang 23KT Cái 48.000 … Cộng Cuối tháng sau khi tính ra đơn giá bình quân, từ đó kế toán sẽ tính ra giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho từng phân xưởng và phản ánh vào sổ chi tiết Nợ TK 627 tương ứng với từng phân xưởng. Chi phí CCDC dùng cho phân xưởng kem xốp tháng 11/2007 là 195.670.260đ83524.687.8670.260đ Số liệu tổng cộng của xác phiếu xuất CCDC được phản ánh bên Có bảng tổng hợp phát sinh TK 153. Biểu số 2.1720: BẢNG TỔNG HỢP PHÁT SINH TK 153 Tháng 11/2007 Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có TK 111 879.642.000 TK 627 – Chi phí SXC 1.748.620.000 TK 641 – Chi phí bán hàng 30.006.550 … … … Cộng … … Bảng tổng hợp phát sinh TK 153 được dùng để vào Bảng kê số 4 (biểu số 2.22) và Nhật ký chứng từ số 7 (biểu số2.23 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31456.doc