Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ (nhật ký chứng từ - Ko lý luận)

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CPDP: Cổ phần dược phẩm CP: Chi phí BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế KPCĐ: Kinh phí công đoàn NVL: Nguyên vật liệu NCTT: Nhân công trực tiếp TK: Tài khoản TSCĐ: Tài sản cố định SXC: Sản xuất chung SXKDDD: Sản xuất kinh doanh dở dang SPDD: Sản phẩm dở dang DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ 9 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức dây chuyền sản xuất tại chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ 13 Sơ đồ

doc128 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ (nhật ký chứng từ - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. 3: Dây chuyền sản xuất thực phẩm chức năng 15 Sơ đồ 1.4: Dây chuyền sản xuất dạng bào chế Siro thuốc uống 16 Sơ đồ1.5: Dây chuyền sản xuất thuốc viên nang mềm 17 Sơ đồ 1.6: Tổ chức bộ máy kế toán 17 Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí - chứng từ 24 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất tại chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ 30 Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Chứng từ đối với phần hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất 31 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tình hình tài sản nguồn vốn của chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ 6 Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty 7 Biểu số 2.1 PHIẾU NHẬP KHO 35 Biểu số 2.2 PHIẾU XUẤT VẬT TƯ THEO HẠN MỨC 36 Biểu số 2.3 SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ 37 Biểu số 2.4 BẢNG TỔNG HỢP HÀNG XUẤT 38 Biểu số 2.5 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6211 39 Biểu số 2.6 BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU 41 Biểu số 2.7 BẢNG KÊ SỐ 4 42 Biểu số 2.8 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 43 Biểu số 2.9 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 44 Biểu số 2.10 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6211 45 Biểu số 2.11 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG KỲ 1 50 Biểu số 2.12 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG KỲ 2 51 Biểu số 2.13 BẢNG THANH TOÁN TIỀN THƯỞNG SẢN PHẨM 52 Biểu số 2.14 LƯƠNG ĐỘC HẠI 53 Biểu số 2.15 TRÍCH BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH 54 Biểu số 2.16 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 55 Biểu số 2.17 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6221 56 Biểu số 2.18 BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ 60 Biểu số 2.19 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 62 Biểu số 2.20SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6271 63 Biểu số 2.21 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 65 Biểu số 2.22 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 1541 66 Biểu số 2.23 BÁO CÁO SẢN PHẨM DỞ DANG 68 Biểu số 2.24 BẢNG TỔNG HỢP GIỜ CÔNG, CHI PHÍ NVL 70 Biểu số 2.25 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 71 Biểu số 2.26 BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 72 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền Kinh tế thị trường, cạnh tranh là một xu thế tất yếu, đó là động lực mạnh mẽ thúc đầy sản xuất phát triển. Bất kì một đơn vị sản xuất kinh doanh nào cũng muốn có sự kết hợp tối ưu giữa các yếu tố sản xuất nhằm mục đích là tạo ra những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, được thị trường chấp nhận rộng rãi. Mặt khác, bất kỳ doanh ngiệp kinh doanh nào cũng cần theo dõi thường xuyên các thông tin về giá cả thị trường nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm dịch vụ tốt với chi phí sản xuất hợp lý để đạt được mức lợi nhuận tối đa. Trước sự biến động mạnh mẽ của nền Kinh tế thế giới, và sự linh hoạt của nền Kinh tế thị trường, Canh tranh không chỉ đơn thuần là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm mà còn là cạnh tranh về giá cả sản phẩm. Do vậy, vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm được coi là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Vấn đề này tuy không phải là vấn đề mới lạ nhưng nó luôn là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp sản xuất. Chính vì vậy các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh cần có những giải pháp gì để có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và có sức hấp dẫn trên thị trường. Chính vì thế, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác quản lý cũng như công tác đánh giá và phân tích chỉ tiêu chi phí và giá thành sản phẩm, bởi lẽ thông qua số liệu do bộ phận kế toán cung cấp, các nhà quản lý biết được tình hình chi phí và giá thành của từng loại sản phẩm và kết quả hoạt động kinh doanh để phân tích đánh giá chính xác tình hình thực hiện các định mức, tình hình sử dụng lao động, vật tư, …từ đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với sự phát triển củ đơn vị và như cầu thị trường. Thấy được vị trí và vai trò quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, được sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị, cô chú tại phòng kế toán của đơn vị đặc biệt là sự nhiệt tình chỉ bảo của thầy giáo THS Trương Anh Dũng, em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ". Nội dung của chuyên đề ngoài phẩn mở đầu và kết luận , gồm 3 phẩn cơ bản sau đây: Chương 1: Tổng quan về chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đơn vị sản phẩm tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và sự hiểu biết, bài viết của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, em kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô trong khoa Kế toán- Kiểm toán, các anh chị, cô chú tại phòng Kế toán tài chính Chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ để bài viết của em hoàn hiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths.Trương Anh Dũng với những ý kiến góp ý quý báu và sự tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để em hoàn thiện bài viết này. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRƯỜNG THỌ Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Trường Thọ Công ty Cổ phần Dược phẩm Trường Thọ tiền thân là Công ty Cổ phần Dược phẩm Trường Thọ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2000. Trong xu thế đổi mới và hội nhập cùng sự phát triển chung của cả Ngành, ban lãnh đạo Công ty CPDP Trường Thọ đã quyết định đầu tư xây dựng chi nhánh tại Tỉnh Nam Định. - Tên giao dịch đầy đủ của chi nhánh là: “Chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ” - Địa chỉ chi nhánh: Lô M1, đường N3, khu công nghiệp Hoà Xá, Tỉnh Nam Định. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103013520 cấp ngày 15/08/2006 Được sự ủng hộ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, Sở Y tế Nam Định và các ban ngành có liên quan, ngày 02 tháng 11 năm 2006 nhà máy đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề Y, Dược tư nhân với phạm vi chuyên môn hành nghề: Sản xuất thuốc từ dược liệu, dạng bào chế: Viên nén không bao, Viên nén bao, Viên nang cứng, Viên hoàn cứng, Viên hoàn mềm, thuốc bột, trà thuốc, thuốc nước uống, và đủ điều kiện triển khai sản xuất thực phẩm chức năng. Hiện nay, Chi nhánh nói riêng và Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ nói chung đã được bộ Y tế cấp Sổ đăng ký cho khoảng 20 sổ đăng kí thuốc và được cục Vệ sinh An toàn thực phẩm cấp khoảng 10 sổ chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm chức năng. Các sản phẩm của chi nhánh được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại nên có chất lượng cao được thị trường chấp nhận rộng rãi và được người tiêu dùng tín nhiệm. - Vốn điều lệ của chi nhánh là 65 tỷ đồng được chia thành 65.000 cổ phiếu với mệnh giá 100.000 đồng một cổ phiếu. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Được đầu tư xây dựng vào năm 2004 và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2006, chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ có chức năng và nhiệm vụ là sản xuất và kinh doanh thuốc Tân dược chữa bệnh cho nhân dân, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên của chi nhánh và đảm bảo có lãi nộp nhà nước. Hiện nay, đất nước đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhiều loại thuốc ngoại được nhập về trong nước tạo nên tính cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Trước tình hình này, công ty đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu đạt các tiêu chuẩn ISO 9001:2000, GSP-WHO, GMP-WHO, GLP-WHO,… mở rộng và đa dạng hoá các loại hình hoạt động của mình. Chi nhánh giờ đây không chỉ là đơn vị sản xuất và kinh doanh thuốc tân dược với các sản phẩm chủ đạo như: Viên bổ sủi Multivitamin, Viên bổ sủi bọt Ossizan Multivitamin C, Viên nang mềm dầu Gấc, Viên nang mềm dầu Gan cá, Cao Tioga, Thuốc ho Bổ phế chỉ khái lộ, Thuốc ho Bổ phế Trường Bách Diệp,…, mà còn mở rộng hoạt động của mình sang các lĩnh vực xuất nhập khẩu, tư vấn dịch vụ khoa học kĩ thuật và chuyển giao công nghệ dược và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Công nghệ và dây chuyền sản xuẩt của chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Với phương châm “Tôn trọng khách hàng và cam kết mang tới cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng hiệu quả”, Chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ đã thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO phiên bản 9001:2000 từ năm 2007 và tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP-WHO, phòng kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn GLP-WHO từ năm 2007, công ty đã và đang xây dựng hệ thống phân phối đạt tiêu chuẩn GDP-WHO, GPP-WHO. Chi nhánh có một hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại với công nghệ hoàn thiện và quy mô mở rộng, sản xuất trong môi trường khép kín, vô trùng, các công đoạn sản xuất nhanh với các kĩ thuật hoá lí cao, chuẩn xác đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm. Nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO gồm các dây chuyền dạng bào chế sau: - Dây chuyền sản xuất viên sủi bọt. - Dây chuyền sản xuất thuốc viên không beta – lactam như viên nén, viên bao, viên nang cứng. - Dây chuyền sản xuất thuốc bột đóng túi. - Dây chuyền sản xuất viên nang mềm. Ngoài ra, để chuẩn bị cho kế hoạch triển khai GMP – WHO, các sản phẩm đông dược theo quy định của Cục quản lý dược, Chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ phối hợp với Viện Dược Liệu triển khai dự án nuôi trồng dược liệu tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng với diện tích khoảng 100 ha, tổng vốn đầu tư tại Cao Bằng khoảng 10 tỉ đồng. Các sản phẩm chính và thị trường tiêu thụ của chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Các sản phẩm của chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại nên có chất lượng cao được thị trường chấp nhận rộng rãi và được người tiêu dùng tín nhiệm với các sản phẩm chủ đạo như: Thuốc ho bổ phế Chỉ khái lộ, Thuốc ho Bổ phế - viên nén, Thuốc ho bổ phế Trường Bách Diệp, Cao Tioga, Viên bổ sủi bọt Ossizan Multivitamin C,… Hiện nay thị trường tiêu thụ của chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ là các tỉnh miền Bắc và miền Trung, trong đó chủ yếu là các tỉnh phía Bắc. Tính từ tỉnh Thanh Hoá trở ra, chi nhánh có hơn 80 đơn vị khách hàng thường xuyên với lượng mua lớn nhất là 850 triệu đồng một tháng, và lượng mua trung bình là 250 triệu đồng một tháng. Còn từ Thanh Hoá đến Quảng Bình, chi nhánh có khoảng 45 đơn vị khách hàng với lượng mua trung bình hàng tháng là 350 triệu đồng. Chi nhánh cũng đang xây dựng một kênh phân phối đa cấp khá hoàn chỉnh trên thị trường. Sản phẩm của chi nhánh được phân phối đến các công ty dược phẩm tỉnh, huyện, các bệnh viện, đại lí thuốc,…và đến tận tay người tiêu dùng. Tình hình tài chính của chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ trong những năm gần đây Tình hình tài sản, nguồn vốn Bảng 1.1: Tình hình tài sản nguồn vốn của chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Đơn vị: đ Chỉ tiêu (Trung bình) Năm 2007 Năm 2006 1. Tổng tài sản 390.062.236.110 320.176.129.550 - Tài sản ngắn hạn 179.837.365.496 192.043.644.966 - Tài sản dài hạn 210.224.870.614 128.132.484.584 2. Tổng nguồn vốn 390.062.236.110 320.176.129.550 - Nợ phải trả 232.534.516.290 160.156.996.116 - Nguồn vốn chủ sở hữu 157.527.719.820 160.019.133.434 Qua bảng trên ta thấy, cơ cấu tài sản, nguồn vốn của chi nhánh trong năm 2007 có sự thay đổi đáng kể. Trong năm 2006, Nguồn vốn chủ sở hữu đủ để trang trải cho toàn bộ tài sản dài hạn, ngoài ra còn trang trải 1 phần cho tài sản ngắn hạn. Điều đó cho thấy tiềm lực của chi nhánh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính chủ động trong việc huy động vốn và thanh toán. Tuy nhiên, năm 2007, mặc dù tổng tài sản của chi nhánh tăng so với năm 2006 là 69.886.106.560 (tăng 21,83%), nhưng cơ cấu tài sản, nguồn vốn không hợp lí: 74,93 % tài sản dài hạn được trang trải bằng nguồn vốn chủ sở hữu, phần còn lại (25,07 %) được trang trải bằng nợ phải trả. Như vậy, nợ phải trả dùng để trang trải cho toàn bộ tài sản ngắn hạn, 1 phần cho tài sản dài hạn. Điều đó chứng tỏ tổng tài sản của chi nhánh tăng lên, chủ yếu là do tăng các khoản nợ phải trả, điều này làm giảm tính chủ động về tài chính của đơn vị và khả năng thanh toán chung thấp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ Đơn vị tính:1000 đ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 CL năm 2007-2006 Tuyệt đối Tỷ lệ(%) 1. Tổng doanh thu 96.568.725 86.148.674 10.420.051 12,095 2. Các khoản giảm trừ 198.206 320.539 -122.333 38,165 Giảm giá hàng bán 102.319 180.214 -77.895 43.224 Hàng bán bị trả lại 95.884 140.325 44.441 31.670 3. Doanh thu thuần 96.370.519 85.828.135 10.542.384 12,283 4. Giá vốn hàng bán 80.951.235 75.528.762 5.422.473 7.179 5. Lợi nhuận gộp 15.419.284 10.299.373 5.119.911 49.711 6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 105.493 189.675 -84.182 44.382 7. Chi phí tài chính 3.756.165 2.635.520 1.120.645 42.521 8. Chi phí bán hàng 2.985.484 1.852.628 1.132.856 61.149 9. Chi phí quản lý 6.815.947 5.186.394 1.629.553 31.420 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.967.181 814.506 1.152.675 141,518 11. Thu nhập khác 215.774 200.368 15.406 7.689 12. Chi phí khác 45.389 27.302 18.087 66.248 13. Lợi nhuận khác 170.385 173.066 -2.681 1.549 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.137.566 987.572 1.149.994 116.447 15. Thuế TNDN 598.518,48 276.520,16 321.998,32 116.447 16. Lợi nhuận sau thuế 1.539.047,52 711.051,84 827.995,68 116.447 Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 của công ty tương đối khả quan. Trong năm 2007, doanh thu của công ty đã tăng 10.420.051.000đ, đạt 12,095% so với năm 2006, trong đó doanh thu thuần của chi nhánh tăng 10.542.384.000đ, đạt 12,283% so với năm 2006, Giá trị hàng bán bị trả lại đã có xu hướng giảm 44.441.000đ chiếm 31,67% so với năm 2006. Điều đó cho thấy, chất lượng sản phẩm của chi nhánh đã tăng lên, thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng hơn năm 2006. Ngoài ra, xem xét tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần năm 2007 là 84% thấp hơn 4,1% so với năm 2006 (88,1%), chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty đã tăng lên, công ty đã đạt được thành tích ban đầu trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ BỘ PHẬN KINH DOANH PHÒNG TC-KT PHÒNG TC-HC PX GMP-WHO PX CƠ ĐIỆN PX THỰC PHẨM CHỨC NĂNG PX ĐÔNG DƯỢC PHÒNG KẾ HOẠCH CUNG ỨNG PHÒNGNGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THỬ PHÒNGKIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHÒNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PGĐ. THƯỜNG TRỰC PGĐ SẢN XUẤT GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban Bộ máy quản lý của mỗi đơn vị là một khâu quan trọng không thể thiếu, nó đảm bảo sự giám sát chặt chẽ đối với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đảm bảo sự phát triển đúng hướng, đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu xã hội. Thiết lập một cơ cấu bộ máy quản lý hợp lý có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển và kinh doanh hiệu quả. Hiện nay, chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ có tổng số lao động là 450 người, trong đó có khoảng 40 dược sĩ đại học, 3 dược sĩ trình độ thạc sĩ, 20 dược sĩ trình độ cao đằng, 100 dược sĩ trung học, 30 cán bộ-nhân viên trình độ đại học khác, và các công nhân. Bộ máy quản lý của chi nhánh được tổ chức theo từng cấp, câp dưới chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cấp trên gần nhất. Điều này sẽ được làm rõ hơn khi xem xét chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban. Giám đốc: Giám đốc chi nhánh là người phụ trách chung quản lý chi nhánh về mọi mặt hoạt động, là người chịu trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động trước tổng giám đốc công ty, hội đồng quản trị, và đại hội đồng cổ đông. Giám đốc quản lý và kiểm tra mọi phần hành thông qua sự trợ giúp của hai phó giám đốc và các trưởng phòng ban. Phó giám đốc Dưới Giám đốc là phó giám đốc, phó giám đốc là người giúp đỡ Giám đốc quản lý hoạt động hàng ngày của chi nhánh trong phạm vi nhất định, hoặc theo sự uỷ quyền của giám đốc. Chi nhánh có 2 phó giám đốc là: Phó giám đốc sản xuất và phó giám đốc thường trực. Phó giám đốc sản xuất: là người phụ trách hoạt động sản xuất của nhà máy và quản lý các phân xưởng: - Phân xưởng GMP-WHO - Phân xưởng Đông dược - Phân xưởng Thực phẩm chức năng - Phân xưởng Cơ điện Phó giám đốc thường trực: phụ trách các phòng ban: - Phòng Tổ chức - Hành chính - Phòng Tài chính - Kế toán - Phòng Kinh doanh. Phòng Đảm bảo chất lượng Phòng Đảm bảo chất lượng có nhiệm vụ: - Thiết lập, tổ chức và quản lý hệ thống đảm bảo chất lượng với các nguyên tắc theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, GMP-WHO và các quy định của Bộ Y tế. - Tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình thao tác chuẩn S.O.P trong toàn bộ quá trình từ khi nhập NVL, phụ liệu, bảo quản, cấp phát, sản xuất, phân phối và lưu thông. - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiên việc thu hồi, tái chế, thanh lý sản phẩm. - Thanh tra, đánh giá nội bộ theo quy trình đã được ban hành. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện an toàn - bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ. - Phối kết hợp với phòng Kế hoạch - Cung ứng trong việc lựa chọn nhà cung cấp. - Phối kết hợp với phòng KCS định kỳ tiến hành kiểm tra, kiểm soát môi trường khu vực sản xuất. - Xây dựng kế hoạch đào tạo và huấn luyện kỹ thuật cho công nhân trong nhà máy. Phòng Kiểm tra chất lượng (KCS) Phòng Kiểm tra chất lượng có các nhiệm vụ: - Kiểm tra, kiểm nghiệm nguyên vật liệu, phụ liệu, bán thành phẩm, thành phẩm theo các tiêu chuẩn đã đăng ký. - Theo dõi chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình từ sản xuất, phân phối, tiêu thụ đến khi hết hạn sử dụng - Xây dựng định mức vật tư và hóa chất tiêu hao cho các mẫu kiểm nghiệm - Định kỳ kiểm tra các phương tiện đo lường, kiểm nghiệm của phòng kiểm tra chất lượng, tổ kho, phân xưởng sản xuất. - Tham gia đánh giá các nhà cung ứng NVL, bao bì đóng gói. - Phối kết hợp với các các phòng ban có liên quan để kiểm tra môi trường khu vực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Phòng Nghiên cứu - Sản xuất thử Phòng Nghiên cứu - Sản xuất thử có nhiệm vụ: - Nghiên cứu các mặt hàng chi nhánh đang sản xuất: tuổi thọ các mặt hàng, mức độ sai hỏng các mặt hàng (nếu có),.. - Cùng với phòng Kinh doanh, nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. - Tổ chức tiếp nhận, bàn giao quy trình công nghệ. Phòng Kế hoạch - Cung ứng Phòng Kế hoạch - Cung ứng có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, lao động, tiền lương,.., thu mua và quản lý vật tư đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu, bao bì tá dược,…đầy đủ và kịp thời cho sản xuất. Phòng Tài chính - Kế toán Phòng tài chính - Kế toán có nhiệm vụ: - Ghi chép và hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân tích các thông tin kế toán theo yêu cầu quản lý của Giám đốc - Lập kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, việc thu, nộp, thanh toán, việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn. - Cung cấp kịp thời, đầy đủ nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh - Lập và nộp các Báo cáo tài chính đúng và kịp thời, thanh toán, quyết toán với cơ quan thuế Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Tổ chức - Hành chính có các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổ chức sắp xếp và quản trị bộ máy nhân sự cho chi nhánh - Xây dựng và tham mưu cho Giám đốc các chính sách về tuyển dụng, lương, thưởng và bảo hiểm, tổ chức năng suất. Phòng Kinh doanh Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng và tham mưu cho giám đốc các chiến lược kinh doanh và tiếp thị sản phẩm, phân phối các sản phẩm do chi nhánh sản xuất, theo dõi các hợp đồng tiêu thụ và quản lý các quầy hàng, cửa hàng thuốc của chi nhánh. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất Đặc điểm tổ chức sản xuất Sơ đồ tổ chức sản xuất Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức dây chuyền sản xuất tại chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ PGĐ sản xuất Phân xưởng Cơ điện Phân xưởng thực phẩm chức năng Phân xưởng Đông dược Phân xưởng GMP-WHO Dây chuyền Viên nén sủi Dây chuyền Viên nang mềm Dây chuyền thuốc viên nén Đông dược Dây chuyền chiết xuất dược liệu và nấu Thuốc nước Dây chuyền Thuốc viên sủi bọt Dây chuyền Thuốc dạng rắn Đặc điểm tổ chức sản xuất Xét về cơ cấu ngành nghề, chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ là đơn vị chuyên về một ngành duy nhất là sản xuất thuốc, với mặt bằng sản xuất tương đối rộng khoảng 10.000 m2, các bộ phận sản xuất được tách riêng theo nhiệm vụ, chức năng. Chi nhánh có 3 phân xưởng sản xuất chính và một phân xưởng sản xuất phụ. Ba phân xưởng sản xuất chính, đó là: - Phân xưởng Đông dược: gồm 2 dây chuyền sản xuất, có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm thuốc dạng bào chế Siro (như thuốc ho bổ phế chỉ khái lộ, Siro thuốc ho Trường Bách Diệp,..), thuốc nước (thuốc uống Tioga, thuốc uống bổ phế chỉ khái lộ xanh,..), thuốc viên (viên nén bao đường Hoạt huyết dưỡng não, viên nén bao đường Tioga, viên nén ngậm gừng GinCa,..), thuốc bột (Gastromax,..) - Phân xưởng thực phẩm chức năng: có 1 dây chuyền sản xuất, có nhiệm vụ sản xuất Viên nén sủi (Multivitamin, Ossizan C, Dassmulti, Tovalgan, EF500,..) và thuốc sủi bọt (Tovalgan 500,..) - Phân xưởng GMP - WHO: Gồm 3 dây chuyền sản xuất, có nhiệm vụ sản xuất thuốc Viên nang mềm (viêm nang mềm dầu gấc, viên nang mềm hỗn hợp vitamin,...), thuốc dạng rắn, và Thuốc viên sủi bọt. Phân xưởng sản xuất phụ chính là phân xưởng cơ điện, có nhiệm vụ sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị cung cấp điện, hơi nước phục vụ cho phân xưởng sản xuất chính. Tại chi nhánh, để thực hành tiết kiệm và gọn nhẹ cơ cấu nhân sự sản xuất, chi nhánh thiết lập các tổ: tổ nang mềm, tổ xử lý nguyên liệu, tổ thành phẩm, tổ dập viên ép vỉ và tổ pha chế phục vụ chung cho cả 3 phân xưởng sản xuất chính, là các phân xưởng GMP-WHO, phân xưởng Đông dược, và phân xưởng Thực phẩm chức năng. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Sản phẩm của công ty gồm nhiều loại, mỗi loại có những tiêu chuẩn, định mức riêng nên quy trình sản xuất cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung chúng đều có quy trình sản xuất khép kín và tuyệt đối vô trùng, bao gồm 3 giai đoạn cơ bản: - Giai đoạn chuẩn bị: chuẩn bị NVL, tá dược, ... cho sản xuất - Giai đoạn sản xuất: Đưa NVL, tá dược, ... vào dây chuyền sản xuất thích hợp sau đó phân chia theo lô. - Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho: tiến hành kiểm nghiệm đóng dấu xác nhận thành phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho. Tại chi nhánh hiện nay, có 3 phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng gồm nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau. Sau đây là quy trình một số dây chuyền sản xuất điển hình: Dây chuyền sản xuất thực phẩm chức năng Sơ đồ1. 3: Dây chuyền sản xuất thực phẩm chức năng Xử lý nguyên liệu Trộn bột kép Trộn ngoài Tạo hạt Sấy hạt Dập viên Đóng gói cấp 1 Đóng gói cấp 2 Tiến trình Giải trình Thiết bị công nghệ Xử lý nguyên liệu Nhận NVL từ kho, cân chia, nghiền tán, sấy hóa chất đến độ ẩm quy định theo từng sản phẩm - Cân điện tử - Máy tán siêu tốc Trộn bột kép Trộn hỗn hợp thuốc tạo hỗn hợp đồng nhất Máy nhào ngang Tạo hạt Cho hỗn hợp thuốc tạo hạt trên máy xát hạt lắc nhằm tạo ra hạt thuốc đồng đều Máy xát hạt lắc Sấy hạt Cho hạt vào tủ sấy, tiến hành sấy theo thời gian cụ thể từng mặt hàng Tủ sấy Trộn ngoài Hạt sau khi sấy, chuyển sang trộn ngoài, trộn tá dược trơn Máy trộn lập phương loại 100kg Dập viên Hạt sau khi trộn ngoài tiến hành dập thành viên nén Máy dập viên ZP11 Đóng gói cấp 1 Đóng tuýp Đóng gói cấp 2 Đóng thùng Dây chuyền sản xuất dạng bào chế Siro, thuốc uống Sơ đồ 1.4: Dây chuyền sản xuất dạng bào chế Siro thuốc uống Sơ chế dược liệu Cô dịch chiết Rút dịch chiết Chiết xuất Nấu siro, thuốc uống Hoàn thiện Siro, thuốc uống Đóng thành phẩm Tiến trình Giải trình Thiết bị công nghệ Sơ chế dược liệu Vật liệu sau khi lĩnh về, tiến hành nhặt rồi cho vào máy rửa sạch, thái và đập (nếu cần) tùy theo yêu cầu từng loại sản phẩm - Máy rửa dược liệu - Máy thái, đập dược liệu - Tủ hấp dược liệu Chiết xuất Dược liệu sau khi sơ chế cho vào nồi, đổ ngập nước, cấp hơi vào nồi để gia nhiệt nấu - Nồi chiết xuất - Hệ thống bơm tuần hoàn Rút dịch chiết Sau khi đun đủ thời gian, rót dịch chiết ra khỏi nồi vào các thùng chứa inox Cô dịch chiết Dịch chiết được bơm vào hệ thống cô chân không, gia nhiệt hệ thống cô, bơm rút chân không làm giảm áp suất tăng khả năng bay hơi nước - Nồi cô chân không - Buồng nước ngưng - Hệ thống bơm dịch vào nồi cô chân không Nấu siro, thuốc uống Sau khi cô dịch chiết còn thể tích yêu cầu, rút dịch chiết ra ngoài cho vào nồi trộn đồng nhất, thêm các tá dược và tiến hành gia nhiệt ở nhiệt độ yêu cầu - Nồi khuấy trộn đồng nhất Hoàn thiện siro, thuốc uống Sau khi khuấy đồng nhất, rút dịch triết pha thêm các tá dược để hoàn thiện. Đóng thành phẩm Dịch chiết sau khi hoàn thiện rót vào các chai - Máy xiết nút chai - Thiết bị đo nhiệt độ Dây chuyển sản xuất thuốc viên nang mềm Sơ đồ1.5: Dây chuyền sản xuất thuốc viên nang mềm Xử lý nguyên liệu Pha chế dịch vỏ Pha chế dịch ruột Tạo nang Sấy nang Chọn viên/Đóng lọ hay ép vỉ Đóng thùng Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt Kế toán lương Thủ quỹ Kế toán giá thành Kế toán tài sản cố định Kế toán vật tư Kế toán thanh toán Kế toán bán hàng Nhân viên kinh tế PX Đông dược Nhân viên kinh tế PX thực phẩm chức năng Nhân viên kinh tế PX WHO-GMP Nhân viên kinh tế PX cơ điện Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 1.6: Tổ chức bộ máy kế toán Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của chi nhánh có 10 người trong đó có 8 người trình độ Đại học và môt người có trình độ cao đẳng làm kế toán lương và một người có trình độ trung cấp làm thủ quỹ, ngoài ra còn có 4 nhân viên kinh tế ở các phân xưởng. Bộ máy kế toán của chi nhánh có nhiệm vụ tổ chức hạch toán ghi chép các nghiệp vụ kế toán, lập các báo tài chính hàng quý, báo cáo tài chính năm, xây dựng các quy tắc tài chính, cấn đối các nguồn vốn của chi nhánh, thanh toán công nợ và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước,.. Sự phân công lao động tại phòng kế toán như sau: Kế toán trưởng: Nhiệm vụ: + Tổ chức sắp xếp, quản lý và điều hành nhân sự phòng TC-KT theo đúng quy định của Nhà nước và điều lệ công ty. + Tổ chức hệ thống kế toán để tiến hành ghi chép, hạch toán, giải thích các Báo cáo tài chính trước ban giám đốc và cơ quan thuế + Quản lý hoạt động ngân sách của nhà máy. + Hoạch định và đưa ra những quyết định tài chính ngắn hạn + Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra các phần hành kế toán + Phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các quy định và chế độ kế toán mới Mối liên hệ công tác: + Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh, Giám đốc tài chính tổng công ty trong công tác hoạch định chiến lược tài chính, phân tích tình hình tài chính chi nhánh + Báo cáo tình hình tài chính cho Ban giám đốc theo yêu cầu + Thông tin, hỗ trợ và phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả với các trưởng phòng ban, trong nhà máy, cơ quan Quản lý nhà nước Kế toán tổng hợp Nhiệm vụ: + Tổng hợp thông tin, kiểm tra sự cân đối giữa sốliệu kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, lập các Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,..) + Quản lý về mặt tài chính các đề tài và kiểm tra tính hợp lý củ các khoản chi phí của các đề tài Mối liên hệ công tác: + Nhận sự chỉ đạo và báo cáo Kế toán trưởng + Nhận thông tin và thông tin trực tiếp các kế toán viên + Liên hệ các bộ phận khác trong chi nhánh theo quy định Kế toán thanh toán Nhiệm vụ: + Hạch toán các khoản thu chi bằng tiền mặt, séc hoặc bằng chuyển khoản + Theo dõi các khoản phải thu, phải trả và tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà nước. Mối liên hệ công tác: + Nhận sự chỉ đạo, phân công, điều hành trực tiếp của Kế toán trưởng Kế toán Tài sản cố định: Nhiệm vụ: + Theo dõi tình hình biến động tài sản cố định và tình hình khấu hao, sửa chữa tài sản cố định Mối liên hệ công tác: + Nhận sự chỉ đạo và báo cáo phụ trách phòng Kế toán-Tài chính + Nhận thông tin và thông tin trực tiếp các kế toán viên và các bộ phận liên quan Kế toán vật tư: Nhiệm vụ: + Mở sổ theo dõi vật liệu theo từng nhóm cả 2 mặt: hiện vật và giá trị, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ + Cuối kỳ tổng hợp số liệu lập bảng kê theo dõi nhập-xuất-tồn và tính giá vật liệu theo phương pháp Nhập trước-Xuất trước. Mối liên hệ công tác: + Nhận sự chỉ đạo và báo cáo Kế toán tổng hợp + Nhận thông tin và thông tin trực tiếp các kế toán viên, thủ kho Kế toán giá thành Nhiệm vụ:+ Nhận báo cáo từ các phân xưởng, tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán khác có liên quan để tính giá thành. Mối liên hệ công tác: + Nhận sự chỉ đạo và phân công điều hành trực tiếp của Kế toán tổng hợp + Nhận thông tin và thông tin trực tiếp cho các kế toán viên và bộ phận có liên quan Kế toán bán hàng: Nhiệm vụ: + Theo dõi thành phẩm về mặt giá trị và chất lượng, theo dõi doanh thu bán hàng và các khoản phải thu, xác định kết quả kinh doanh, tiến hành kê khai thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Mối liên hệ công tác: + Nhận sự chỉ đạo và phân công điều hành trực tiếp của kế toán tổng hợp + Nhận thông tin và thông tin trực tiếp cho các kế toán viên và các bộ phận liên quan Kế toán tiền mặt Nhiệm vụ: + Theo dõi các khoản tài sản tăng giảm liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản cho vay ngân hàng. Mối liên hệ công tác: + Nhận sự chỉ đạo và phân công điều hành trực tiếp của kế toán trưởng. Kế toán lương Nhiệm vụ: + Tập hợp số liệu từ các phân xưởng sản xuất và các phòng ban, tính tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, lập bảng phân bổ tiền lương. Mối liên hệ công tác: + Nhận sự chỉ đạo và phân công điều hành trực tiếp của kế toán tổng hợp. Thủ quỹ Thủ quỹ có nhiệm vụ cùng với kế toán tiến hành thu chi theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi, tồn quỹ, bảo quản quỹ tiền mặt tại đơn vị, cuối ngày lập Báo ._.cáo quỹ. Các nhân viên kinh tế phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi chi phí NVL trực tiếp phát sinh của từng loại sản phẩm, lập Báo cáo hàng tháng gửi kế toán giá thành. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Chính sách kế toán áp dụng tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Hiện tại, đơn vị áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Đơn vị áp dụng niên độ kế toán theo năm tài chính, bắt đầu từ ngày 01/01/N đến hết ngày 31/12/N. Kỳ kế toán được áp dụng tại đơn vị là tháng. Đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam đồng. Hình thức ghi sổ tại đơn vị là hình thức Nhật kí - chứng từ. Phương pháp hạch toán tỷ giá ngoại tệ là phương pháp tỷ giá hạch toán Phương pháp tính khấu hao Tài sản cố định là phương pháp đường thẳng. Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng tại đơn vị là phương pháp Khấu trừ. Phương thức theo dõi hàng tồn kho là phương pháp Kê khai thường xuyên. Phương pháp đánh giá hàng tồn kho tại đơn vị là phương pháp Nhập trước- xuất trước. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang là theo vật liệu chính, và tính giá thành theo khoản mục. Các khoản giảm trừ doanh thu tại đơn vị bao gồm: Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, và chiết khấu thương mại. Phương thức tiêu thụ tại đơn vị là các phương thức: Tiêu thụ hàng trực tiếp, Bán hàng qua quầy hàng, nhà thuốc của đơn vị, bán hàng qua đại lý-bán đúng giá hưởng hoa hồng, Chuyển hàng chờ chấp nhận. Hệ thống chứng từ kế toán Hiện tại, đơn vị đang sử dụng các loại chứng từ được ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Cụ thể là: - Các chứng từ về Tài sản cố định: Biên bản đánh giá lại TSCĐ: Biên bản kiểm kê TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao: Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành - Các chứng từ bán hàng: Hoá đơn giá trị gia tăng Phiếu xuất kho Bảng thánh toán hàng qua đại lý Báo cáo doanh số bán hàng hàng tháng - Các chứng từ hạch toán về lao động và tiền lương: Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Bảng thanh toán tiền lương nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội Biên bản điều tra tai nạn lao động Bảng thanh toán tiền cơm ca - Các chứng từ hạch toán hàng tồn kho Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Thẻ kho Bảng kê tính giá nguyên vật liệu xuất kho Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn Ngoài ra, đơn vị còn sử dụng một số chứng từ riêng sử dụng trong nội bộ như: Biên bản đối chiếu công nợ, bảng phân loại nợ,… Hệ thống tài khoản kế toán Đơn vị sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính, tuy nhiên đơn vị không sử dụng toàn bộ hệ thống tài khoản này mà tuỳ thuộc theo yêu cầu quản lý và được chi tiết đến cấp 2, cấp 3 đối với 1 số tài khoản. - TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, được mở chi tiết đến cấp 2 và cấp 3 theo tên ngân hàng và loại tiền. Ví dụ: TK 1121-BIDV: Tiền gửi Việt Nam đồng tại ngân hàng BIDV TK 1122-Agribank: Tiền gửi bằng ngoại tệ tại ngân hàng Agribank,.. - TK 621, 622, 627 được mở chi tiết đến cấp 2 và cấp 3 theo nguyên vật liệu chính-phụ và theo các phân xưởng. Ví dụ: TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng Đông dược TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng thực phẩm chức năng TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng GMP-WHO - TK 154 được mở chi tiết đến tài khoản cấp 2 theo nơi phát sinh. Ví dụ: TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại phân xưởng Đông dược TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại phân xưởng Thực phẩm chức năng TK 1543: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại phân xưởng GMP – WHO TK 1544: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại phân xưởng Cơ điện Hệ thống sổ sách kế toán Căn cứ vào quy mô và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị lựa chọn hình thức ghi sổ Nhật kí – Chứng từ. Hình thức này có ưu điểm là tránh được sự ghi chép trùng lặp, dễ chuyên môn hoá lao động kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạp hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, và lập các báo cáo tài chính kịp thời. Ngoài ra, hình thức Nhật kí - Chứng từ còn cho phép kết hợp rộng rãi giữa việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép, kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). Với việc sử dụng hình thức Nhật kí - Chứng từ, hiện tại, đơn vị đang sử dụng các nhật kí chứng từ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10. (Đơn vị không sử dụng nhật kí chứng từ số 9), và các bảng kê số 1, 2, 4, 5, 6, 10, 11. Để phục vụ cho công tác hạch toán chi tiết, đơn vị sử dụng các loại sổ chi tiết cho các tài khoản 131, 331 (chi tiết cho từng đối tượng khách hàng, nhà cung cấp), 141, 142, 1521, các tài khoản có Thẻ như sổ quỹ tiền mặt, sổ tài sản cố định, sổ tiền gửi ngân hàng (chi tiết cho từng ngân hàng), và các sổ theo dõi chi phí cho từng phân xưởng. Quy trình ghi sổ tại đơn vị được thực hiện như sau: Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí - chứng từ Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Sổ cái BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hệ thống báo cáo kế toán Hệ thống báo cáo của đơn vị bao gồm các loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này do Kế toán trưởng lập và chỉ có giá trị khi có đầy đủ chữ kí của Kế toán trưởng và Giám đốc. Ngoài các báo cáo tài chính, công ty còn lập các báo cáo nội bộ như: Báo cáo tình hình công nợ, Bảng kê đối chiếu công nợ,... CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CPDP TRƯỜNG THỌ Đặc điểm phân loại chi phí sản xuất tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Quản lý và hạch toán chi phí sản xuất là vấn đề quan trọng đối với mỗi đơn vị sản xuất. Việc quản lý và hạch toán chi phí sản xuất phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, ngành nghề sản xuất, đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất và yêu cầu quản lý của đơn vị đó. Với những đặc điểm riêng của mình, tại các phân xưởng sản xuất chính (Phân xưởng Đông dược, phân xưởng Thực phẩm chức năng, và phân xưởng GMP-WHO), chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ phân loại chi phí theo các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Đây là cách phân loại dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo đó, chi phí sản xuất tại đơn vị bao gồm 3 khoản mục chi phí: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Trong đó: - Chi phí NVL trực tiếp: phản ánh toàn bộ giá trị NVL liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: chi phí NVL chính và chi phí NVL phụ, bao bì, ... Chi phí NVL chính: chiếm phần lớn trong chi phí NVL trực tiếp cấu thành nên sản phẩm như: Bạch linh củ, Cát cánh, Thiên môn đông, Tỳ bà diệp, Ma hoàng, Ngũ vị tử, acid Benzoic,.... Định mức về NVL chính trong chi phí sản xuất sản phẩm đối với ngành Dược được Bộ y tế quy định và các đơn vị sản xuất thuốc buộc phải tuân theo. Chi phí NVL phụ: là những NVL không làm nên thực thể của sản phẩm nhưng là một phần không thể thiếu đảm bảo chất lượng sản phẩm. Mỗi đơn vị sản xuất thuốc có công thức riêng cho sản phẩm sản xuất do phòng Đảm bảo chất lượng xây dựng các định mức NVL phụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định ( BHXH, BHYT, KPCĐ) - Chi phí sản xuất chung: Gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp nói trên, như: chi phí khấu hao, chi phí vật liệu phụ, chi phí dịch vụ mua ngoài,.... Tại phân xưởng sản xuất phụ (phân xưởng cơ điện), chi phí sản xuất được tập hơp vào khoản mục chi phí sản xuất và kinh doanh dở dang-Phân xưởng Cơ điện (TK 1544), cuối tháng kế toán sẽ tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất chung tại các phân xưởng sản xuẩt chính. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức kế toán quá trình sản xuất, đó là cơ sở để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác và thuận tiện. Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, hoạt động sản xuất sản sản phẩm được diễn ra ở 3 phân xưởng chính (Phân xưởng Đông dược, phân xưởng Thực phẩm chức năng, phân xưởng GMP-WHO), mỗi phân xưởng lại có các quy trình công nghệ sản xuất khác nhau (Ví dụ: phân xưởng Đông dược gồm 2 dây chuyền sản xuất, có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm thuốc dạng bào chế Siro (như thuốc ho bổ phế chỉ khái lộ, Siro thuốc ho Trường Bách Diệp...), thuốc nước (thuốc uống Tioga, thuốc uống bổ phế chỉ khái lộ xanh...), phân xưởng Thực phẩm chức năng có 1 dây chuyền sản xuất, có nhiệm vụ sản xuất Viên nén sủi (Multivitamin, Ossizan C, Dassmulti, Tovalgan, EF500,..) và thuốc sủi bọt (Tovalgan 500),... Thêm vào đó, các phân xưởng sản xuất này hoàn toàn độc lập với nhau. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của đơn vị là theo từng phân xưởng sản xuất. Trong mỗi phân xưởng sản xuất lại bao gồm nhiều mặt hàng đa dạng về tính năng công dụng, dây chuyền công nghệ và đặc điểm sản xuất, nên trong mỗi phân xưởng, đơn vị lại tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho từng mặt hàng riêng biệt. Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ có 3 phân xưởng sản xuất chính (phân xưởng Đông dược, phân xưởng Thực phẩm chức năng, và phân xưởng GMP-WHO), mỗi phân xưởng gồm nhiều dây chuyền công nghệ sản xuất. Các dây chuyền sản xuất được diễn ra theo một dây chuyền công nghệ khép kín, gồm nhiều công đoạn sản xuất nối tiếp nhau, trong đó sản phẩm của giai đoạn sản xuất trước là đầu vào của giai đoạn sản xuất tiếp theo, không có bán thành phẩm nhập kho (hoặc bán ra ngoài). Do đó, đối tượng tính giá thành sản phẩm sản xuất tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ là sản phẩm hoàn thành ở từng phân xưởng sản xuất. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Do đặc điểm riêng về quy mô sản xuất và quy trình công nghệ nên chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí sản xuất, do đó các nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tập hợp ghi chép thường xuyên trong kỳ. Do sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, đồng thời sản phẩm được sản xuất hàng loạt với chu kỳ sản xuất ngắn nên kế toán theo dõi chi phí sản xuất theo từng tháng. Tính giá thành sản phẩm sản xuất là công tác quan trọng đối với mỗi đơn vị sản xuất. Phương pháp tính giá thành hợp lý với đặc điểm sản xuất của đơn vị sẽ góp phần quan trọng trong công tác kế toán chi phí sản xuất từ đó ảnh hưởng lớn đến việc xác định lợi nhuận và kết quả kinh doanh của đơn vị. Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, do đơn vị sản xuất sản phẩm với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn, đồng thời đối tượng kế toán chi phí là từng phân xưởng sản xuất, nên đơn vị lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất là phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp). Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian kể từ thời điểm lập sổ kế toán chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất đến khi khóa sổ để tính giá thành. Tại công ty CPDP Trường Thọ, do đặc điểm sản xuất, đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và đặc điểm tiêu thụ sản phẩm nên kỳ tính giá thành sản phẩm sản xuất của đơn vị là hàng tháng, và được tính vào cuối tháng. Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào các chứng từ gốc của các nghiệp vụ phát sinh và Bảng tổng hợp giờ công, chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ,...do các nhân viên kinh tế gửi lên cho kế toán giá thành, Bảng phân bổ lương và BHXH, Bảng phân bổ khấu hao,... kế toán tiến hành mở sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí (từng phân xưởng). Cụ thể là kế toán mở các sổ chi tiết TK 621, 622, 627 và 154 theo dõi riêng cho từng phân xưởng để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ kế toán giá thành tiến hành lập thẻ tính giá thành làm căn cứ tính giá thành cho từng mặt hàng. Trong chuyên đề “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ”, em xin trình bày thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phâm Siro Bổ phế chỉ khái lộ, sản phẩm được sản xuất tại phân xưởng Đông dược, với kỳ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất tại chi nhánh công ty CPDP Trường Thọ TK 152,111,112,331 TK 334,338 TK 214,111,112,3331 TK 154 TK 621 TK 622 TK 627 TK 154 TK 152 TK 155 TK 157 TK 632 CP NVL trực tiếp CP nhân công trực tiếp CP Sản xuất chung CP SXKD phụ Các khoản ghi giảm CP Nhập kho Gửi bán Tiêu thụ thẳng Kết chuyển CP NVL Kết chuyển CP NCTT Kết chuyển CP SXC Tổng giá thành thực tế sản xuất Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Chứng từ đối với phần hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất Chứng từ gốc và các bảng phân bổ lương và BHXH, Bảng phân bổ KH TSCĐ , Bảng phân bổ NVL Nhật ký chứng từ số 7 Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng kế số 4 Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Giải thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu sổ sách Kế toán chi phí sản xuất tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hóa, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển hết 1 lần vào giá trị sản phẩm. Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ... được xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất ra sản phẩm như: Bạch linh củ, Cát cánh, Thiên môn đông, Tỳ bà diệp, Ma hoàng, Ngũ vị tử, acid Benzoic.... Chi phí NVL là 1 khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ, chính xác khoản mục này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm. Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, Chi phí NVL trực tiếp được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất và bao gồm các chi phí sau: - NVL chính: chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí NVL trực tiếp, cấu thành nên thành phần chính của sản phẩm sản xuất như: các loại thảo dược (Bạch linh củ, Cát cánh, Thiên môn đông, Tỳ bà diệp, Ma hoàng, Ngũ vị tử....), các loại hóa chất (acid Benzoic...) ... Định mức về NVL chính trong chi phí sản xuất sản phẩm đối với ngành Dược được Bộ y tế quy định định mức NVL chính. - NVL phụ: là những NVL không làm nên thực thể của sản phẩm nhưng lại không thể thiếu đê đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất như: vải phin lọc, chổi cước, silicagel, parafin cục ... Định mức NVL phụ do phòng Đảm bảo chất lượng xây dựng đối với từng loại sản phẩm. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho Hiện nay chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ quản lý NVL theo cả chỉ tiêu giá trị lẫn chỉ tiêu hiện vật. Giá trị ghi sổ của NVL nhập kho được tính theo công thức: Giá thực tế của NVL nhập kho = Giá mua trên hóa đơn (không VAT) + Chi phí thu mua (nếu có) Giá mua trên hóa đơn: Là giá đã trừ đi chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng mua được hưởng Chi phí thu mua: Gồm các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bao bì .... Đơn giá NVL nhập kho = Giá thực tế của vật liệu nhập kho Số lượng NVL nhập kho Giá trị NVL xuất kho được tính theo phương pháp Nhập trước - Xuất trước, theo phương pháp này, số vật liệu nào nhập kho trước thì sẽ được xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác, giá thực tế của vật liệu nhập kho trước sẽ là giá thực tế của vật liệu xuất kho trước. Do đó, giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu nhập kho sau cùng. Giá trị NVL xuất dùng = Số lượng NVL xuất dùng x Đơn giá NVL xuất kho Tài khoản sử dụng Do đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ là từng phân xưởng sản xuất nên chi phí NVL trực tiếp cũng được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất. TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” được chi tiết thành 3 TK cấp 2 như sau: - TK 6211: Chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng Đông dược - TK 6212: Chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng Thực phẩm chức năng. - TK 6213: Chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng GMP-WHO Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, NVL sử dụng cho sản xuất gồm nhiều chủng loại với các chức năng biệt dược khác nhau, được mã hóa theo từng nhóm để tiện theo dõi và kiểm tra. Do đó TK 152 - Nguyên vật liệu được mở chi tiết thành 8 tài khoản cấp 2 như sau: - TK 1521: Nguyên vật liệu chính - TK 1522: Nguyên vật liệu phụ - TK 1523: Nhiên liệu - TK 1524: Phụ tùng thay thế - TK 1525: Vật liệu và thiết bị xây dựng - TK 1526: Thiết bị xây dựng cơ bản - TK 1527: Phế liệu thu hồi - TK 1528: Vật liệu khác. Chứng từ sử dụng Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, để kế toán chi phí NVL trực tiếp, đơn vị sử dụng các sổ sách và chứng từ sau đây: - Phiếu nhập kho: Biểu số 2.1 - Phiếu xuất vật tư theo hạn mức: Biểu số 2.2 - Bảng tổng hợp hàng xuất: Biểu số 2.3 - Sổ chi tiết TK 621: Biểu số 2.4 - Bảng phân bổ chi phí NVL: Biểu số 2.5 - Bảng kê số 4: Biểu số 2.6 - Nhật ký chứng từ số 7: Biểu số 2.7 - Sổ Cái TK 621: Biểu số 2.8 Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại chi nhánh Công ty CPDP Trường Thọ, nguyên vật liệu được sử dụng cho sản xuất là các loại bột, biệt dược, tá dược... rất đa dạng về chủng loại, nhiều loại được nhập khẩu từ nước ngoài nên có giá thành cao. Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí NVL, đơn vị sử dụng “Phiếu xuất vật tư theo hạn mức”. “Phiếu xuất vật tư theo hạn mức” do phòng Kế hoạch – Cung ứng lập làm 3 liên. liên 1 lưu tại phòng Kinh doanh, liên 2 lưu tại thủ kho, liên 3 giao cho phân xưởng sản xuất. Khi có nhu cầu vật tư, cán bộ phân xưởng mang phiếu này xuống kho để thủ kho ghi số lượng NVL thực xuất. Cuối tháng (hoặc khi hết hạn mức), thủ kho thu lại phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức của các phân xưởng và tính ra tổng số vật tư đã lĩnh, số hạn mức còn lại và ký vào cả 2 liên. Sau đó thủ kho sẽ trả lại cho phân xưởng sản xuất 1 liên và chuyển cho kế toán NVL 1 liên để ghi sổ Khi phát sinh các nghiệp vụ nhập - xuất nguyên vật liệu, thủ kho lập “Phiếu nhập kho”, “Phiếu xuất kho theo hạn mức”. Các chứng từ này được chuyển lên cho kế toán NVL để ghi “sổ chi tiết vật tư”. Sau khi đối chiếu sổ chi tiết vật tư với thẻ kho do thủ kho lập, kế toán lập ra “Bảng tổng hợp hàng xuất” chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất và từng loại NVL xuất dùng. Tại các phân xưởng sản xuất, các nhân viên kinh tế phân xưởng sẽ theo dõi chi tiết chi phí NVL trực tiếp cho từng sản phẩm thông qua việc mở sổ chi tiết cho từng loại sản phẩm được sản xuất tại phân xưởng của mình. Căn cứ vào “Bảng tổng hợp hàng xuất”, “Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức” và các chứng từ khác có liên quan, kế toán NVL tổng hợp giá trị của từng loại vật tư xuất trong tháng lập “Bảng phân bổ NVL” chi tiết cho từng bộ phận sử dụng. Từ các số liệu trên “Bảng phân bổ NVL”, kế toán vào “Bảng kê số 4” (Ghi nợ TK 621) rồi vào “Nhật ký chứng từ số 7”. Biểu số 2.1 CHI NHÁNH CÔNG TY CPDP TRƯỜNG THỌ Lô M1, Đường N3, KCN Hòa Xá, Nam Định MẤU SỐ 01-VT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU NHẬP KHO Ngày 15 tháng 10 năm 2008 Số: 965 Nợ TK 1331, 1522 Có TK 331 Họ tên người giao hàng: Vũ Thúy Hằng Địa chỉ: Phòng Kế hoạch – Cung ứng Lý do nhập hàng: Vũ Thúy Hằng nhập kho màng nhôm HHDN, màng nhôm ép vỉ, Dầu Parafin, Vanila, Aspartame, Natri Benzoate, Natri Bicacbonate, Natri Sacarin (Hợp đồng 0017344 ngày 06/10/2008) Nhập tại kho: Nguyên liệu STT Tên hàng Mã số Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Màng nhôm hoạt huyết dưỡng não Kg 102 102 175.000 17.850.000 2 Màng nhôm ép vỉ trắng Kg 8 8 146.000 1.168.000 3 Dầu Parafin g 5.500 5.500 39 214.500 4 Vanila g 1.000 1.000 220 220.000 5 Aspartame g 25.000 25.000 363 9.075.000 6 Natri Benzoate g 95.000 95.000 36 3.420.000 7 Natri Sacarin g 7.500 7.500 370 2.775.000 8 Natri Bicacbonate Kg 500 500 8.700 4.350.000 Cộng 39.072.500 Thuế VAT 3.907.250 Tổng cộng 42.979.750 Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi hai triệu chín trăm bảy chín ngàn bảy trăm năm mươi đồng Ngày 20 tháng 10 năm 2008 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng PHIẾU XUẤT VẬT TƯ THEO HẠN MỨC Ngày ... tháng 10 năm 2008 Số 845 STT Mã vật tư Tên nhãn hiệu Đvt Hạn mức được duyệt Số lượng xuất Đơn giá Thành tiền Ngày 10/10 Ngày 20/10 ... Cộng A B C D 1 2 3 4 5 6 7 1 Bạch linh củ Kg 30 10 8,8 ... 18,8 40.000 752.000 2 Cát cánh Kg 51,24 17,1 15 ... 32,1 40.000 1.284.000 3 Tỳ bà diệp Kg 97,5 32,5 28,5 ... 61 11.500 701.500 4 Tang bạch bì Kg 56,34 18,7 16,4 ... 35,1 11.200 393.120 5 Ma hoàng Kg 19,68 6,6 28,4 ... 35 22.000 770.000 6 Thiên môn đông Kg 36,24 12,1 10,6 ... 22,7 87.000 1.974.900 7 Bạc hà diệp Kg 49,98 16,7 14,6 ... 31,3 13.500 422.550 8 Bán hạ Kg 56,25 18,8 16,4 ... 35,2 13.500 475.200 9 Cam thảo Kg 17,73 5,9 5,2 ... 11,1 42.500 471.750 10 Bách hộ Kg 187,5 62,5 54,6 ... 117,1 19.700 2.036.870 11 Mơ muối Kg 42,18 14,1 12,3 ... 26,4 11.700 308.880 12 Tinh dầu bạc hà Kg 2.473,5 824,5 721,4 ... 1543,9 280 432.292 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng Biểu số 2.3 CHI NHÁNH CÔNG TY CPDP TRƯỜNG THỌ Lô M1, Đường N3, KCN Hòa Xá, Nam Định Mẫu số S10-DN (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC) Phân xưởng Đông dược SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008 TK 1521: Nguyên vật liệu chính Tên kho: Kho Nguyên vật liệu Loại vật tư: Tỳ bà diệp Đơn vị tính: Kg Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Đơn giá (đ/kg) Nhập Xuất Tồn Số hiệu Ngày tháng Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền A B C D 1 2 3 4 5 6 7 Tồn đầu kỳ 11500 32,5 373750 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... PN 954 3/10 Mua Tỳ bà diệp 331 11.500 50 575.000 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... PX 845 10/10 Xuất kho sản xuất Siro Bổ phế đợt 1 1521 11.500 32,5 373750 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... PX 853 20/10 Xuất kho sản xuất Siro Bổ phế đợt 2 1521 11.500 28,5 327750 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng cộng - Sổ này có 1 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 1. - Ngày mở sổ Ngày … tháng 10 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Biểu số 2.4 CHI NHÁNH CÔNG TY CPDP TRƯỜNG THỌ Lô M1, Đường N2, KCN Hòa Xá, Nam Định BẢNG TỔNG HỢP HÀNG XUẤT Phân xưởng Đông dược Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008 Tài khoản 1521 STT Mã Vật tư Tên vật tư TKĐƯ ĐV tính Đơn giá SL Thành tiền 1 Bạch linh củ 6211 Kg 40.000 75 3.000.000 2 Cát cánh 6211 Kg 40.000 105 4.200.000 3 Tỳ bà diệp 6211 Kg 211 2.426.500 4 Tang bạch bì 6211 Kg 11.200 160 1.792.000 5 Ma hoàng 6211 Kg 22.000 74 1.628.000 6 Thiên môn đông 6211 Kg 87.000 65 5.655.000 7 Bạc hà diệp 6211 Kg 98 13.500.000 8 Dầu Parafin 6271 g 39 97.800 3.814.200 9 Aspartame 6271 g 363 256.410 93.076.830 10 Natri Benzoate 6211 g 842.400 30.526.400 ... ... … .. .. .. .. .. Tổng cộng 9.255.862.457 Tài khoản 1522 STT Mã Vật tư Tên vật tư TKĐƯ ĐV tính Đơn giá SL Thành tiền 1 Dây đai 6212 Kg 22000 162 3.564.000 2 Túi PE các loại 6212 Kg 4000 2460 9.840.000 3 Găng tay CS mỏng 6212 Đôi 1100 438 481.800 4 Găng tay PE 6212 Đôi 654 130.800 5 Vải phin 6212 m 8000 144 1.152.000 6 Gas 6212 kg 17700 126 2.230.200 ... ... … ... ... ... ... ... Tổng cộng 211.321.509 Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký tên) (Ký tên) Biểu số 2.5 CHI NHÁNH CÔNG TY CPDP TRƯỜNG THỌ Lô M1, Đường N2, KCN Hòa Xá, Nam Định Phân xưởng Đông dược SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6211 Sản phẩm Siro Bổ phế chỉ khái lộ (Lọ 125ml) Tháng 10 năm 2008 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Ghi Nợ TK 621 Ghi Có TK 621 Số hiệu Ngày tháng NVL chính NVL phụ NVL khác Cộng PX 845 10/10 Bạch linh củ 1521 15.200.000 15.200.000 PX 845 10/10 Cát Cánh 1521 9.049.600 9.049.600 PX 845 10/10 Tỳ Bà diêp 1521 12.117.827 12.117.827 PX 845 10/10 Tang bì 1521 5.634.659 5.634.659 PX 845 10/10 Ma hoàng 1521 5.432.960 5.432.960 PX 845 10/10 Thiên môn đông 1521 28.152.880 28.152.880 PX 845 10/10 Bạc hà diệp 1521 2.674.730 2.674.730 PX 845 10/10 Bán hạ 1521 3.759.375 3.759.375 PX 845 10/10 Cam thảo 1521 2.753.525 2.753.525 PX 845 10/10 Bách hộ 1521 27.312.500 27.312.500 PX 845 10/10 Ô mai mơ 1521 7.493.107 7.493.107 PX 845 10/10 Gừng 1521 5.144.000 5.144.000 PX 845 10/10 Cồn 1521 14.757.200 14.757.200 PX 845 10/10 Phèn chua 1521 1.225.000 1.225.000 PX 845 10/10 Tinh dầu BH 1521 3.692.580 3.692.580 PX 845 10/10 Acidbenzoic 1521 4.177.189 4.177.189 PX 845 10/10 Đường biên hòa 1521 60.599.681 60.599.681 PX 845 10/10 Trứng vịt 1521 37.880.000 37.880.000 PX 845 10/10 Chai Bổ phế 1522 26.101.980 26.101.980 PX 845 10/10 Nắp nhôm vàng 1522 9.988.937,5 9.988.937,5 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Ghi Nợ TK 621 Ghi Có TK 621 Số hiệu Ngày tháng NVL chính NVL phụ NVL khác Cộng PX 845 10/10 Thùng Siro chỉ khái lộ 1522 5.070.500 5.070.500 PX 845 10/10 Phiếu đóng hòm 1522 416.800 416.800 PX 853 20/10 Hộp Siro chỉ khái lộ 1522 19.762.587 19.762.587 PX 853 20/10 Tem Lôgoxanh 1522 1.062.215,25 1.062.215,25 PX 853 20/10 Băng dính to 1522 1.225.000 1.225.000 PX 853 20/10 Dây đai 1522 2.198.000 2.198.000 PX 853 20/10 Túi PE các loại 1522 11.467.408,75 11.467.408,75 PX 853 20/10 Găng tay CS dài 1522 258.200 258.200 PX 853 20/10 Găng tay CS ủng 1522 533.000 533.000 PX 853 20/10 Găng tay PE 1522 76.000 76.000 PX 853 20/10 Khăn lau tay 1522 654.600 654.600 PX 853 20/10 Vải phin 1522 254.000 254.000 PX 853 20/10 Gas 1522 759.954,75 759.954,75 Vải gạc 1522 124.000 124.000 Kết chuyển CPNVLTT 1541 9.467.183.964 Cộng phát sinh 9.255.862.455 211.321.509,3 9.467.183.964 Ngày … tháng 10 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký tên) (Ký tên) Biểu số 2.6 CHI NHÁNH CÔNG TY CPDP TRƯỜNG THỌ Lô M1, Đường N2, KCN Hòa Xá, Nam Định BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 10 năm 2008 TK Có TK Nợ TK 152 TK 142 Tổng cộng TK 1521 TK 1522 Cộng Có TK 152 142 15.516.686,9 1544 767.996,4 767.996,4 767.996,4 621 9.625.234.637 229.936.848,9 9.855.171.486 9.855.171.486 6211 9.255.862.455 211.321.509,3 9.467.183.964 9.467.183.964 6212 139.745.740,2 5.076.839,9 144.822.580,1 144.822.580,1 6123 229.626.441 13.538.499,7 243.164.940,7 243.164.940,7 6272 1.243.390,5 3.547.258 4.790.648,5 83.515.779,6 88.306.428,1 62721 1.243.390,5 1.035.114,3 2.278.504,8 2.278.504,8 62722 1.888.262,2 1.888.262,2 83.515.779,6 85.404.041,8 62723 623.881,5 623.881,5 623.881,5 … … … … … … Cộng 9.641.994.714 234.188.103,6 9.876.182.818 83.515.779,6 9.959.698.598 Ngày …tháng 10 naưm 2008 Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký tên) (Ký tên) Biểu số 2.7 CHI NHÁNH CÔNG TY CPDP TRƯỜNG THỌ Lô M1, Đường N2, KCN Hòa Xá, Nam Định Mẫu số S04b3-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG KÊ SỐ 4 Tháng 10 năm 2008 TK C111 C142 C1521 C1522 C153 C1544 C214 C334 C338 C621 C622 C627 Tổng 154 12.091.270,4 703.996,7 1.091.871 4.499.253 115.754.907,4 13.302.562,9 10.709.142.110 394.124.303,1 702.978.265 1541 381.405.733,5 94.201.661,4 193.573.618,7 1542 9.789.634.366 230.758.128,7 441.212.642,2 1543 538.102.013,9 69.164.513 68.192.004,1 1544 12.091.270,4 703.996,7 1.091.871 4499253 115.754.907,4 13.302.562,9 621 9.625.234.637 229.936.848,9 6211 9.255.862.455 211.321.509,3 6212 139.745.740,2 5.076.839,9 6213 229.626.441 13.538.499,7 622 346.061.301,3 48.063.001,8 6221 83.471.795 10.729.866,4 6222 201.823.360,2 28.934.768,5 6223 60.766.146,1 8.398.366,9 627 120.677.004,8 104.881.307,3 1243.390,5 7.492.756,7 1.844.896,9 250.509.744,1 123.809.713,5 36.645.618,9 4.666.082,3 6271 36.645.618,9 4.666.082,3 62711 11.887.758,3 1.386.402,6 62712 15.320.652,6 2.072.721,2 62713 9.437.208 1.206.958,5 6272 83.515.779,6 1.243.390,5 3.547.258 62721 1.243.390,5 1.035.114,3 62722 83.515.779,6 1.888.262,2 62723 623.881,5 6278 39.904.150 250.509.744,1 62781 7.356.800 66.565.813,6 62782 26.354.350 168.025.012,1 62783 6.193.000 15.918.918,4 Cộng 132.768.275,2 104.881.307,3 9.626.478.028 238.133.602,3 2.936.767,9 250.509.744,1 128.308.966,5 498.461.827,6 66.031.647 10.709.142.110 394.124.303,1 702.978.265 Ngày … tháng 10 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký tên) (Ký tên) Biểu số 2.8 CHI NHÁNH CÔNG TY CPDP TRƯỜNG THỌ Lô M1, Đường N2, KCN Hòa Xá, Nam Định Mấu số S04a7-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Tháng 10 năm 2008 TK C111 C142 C152 C153 C154 C214 C334 C338 C621 C622 C627 Tổng 1541 381.405.733,5 94.201.661,4 193.573.618,7 1542 9.789.634.36._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31201.doc