Tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc: ... Ebook Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc
143 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trong quá trình đó cơ hội mở ra rất nhiều nhưng thách thức cũng không hề ít đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nắm bắt được thời cơ, vượt qua khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển. Để có thể thực hiện được điều đó thì hệ thống thông tin kịp thời, chính xác và có hiệu quả là một trong những yêu cầu bắt buộc.
Ngành dược phẩm là một ngành sản xuất kinh doanh đặc thù trong nền kinh tế quốc dân vói những sản phẩm phục vụ chủ yếu cho đông đảo quần chúng nhân dân. Chính vì vậy nó có ảnh hưởng xã hội rất rộng lớn. Trong xu hướng hội nhập và mở cửa hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm có rất nhiều cơ hội để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết trong và ngoài nước để sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt, hợp túi tiền đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, hạn chế nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành dược phẩm cũng gặp không ít những khó khăn, nhất là trong việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm cũng như nghiên cứu sản xuất các loại dược phẩm đặc trị mà lâu nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Để khắc phục khó khăn, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất, đầu tư thêm trang thiết bị công nghệ, mua quyền sáng chế thì việc tăng cường công tác quản lý là yêu cầu thật sự bức xúc và cần thiết hiện nay trong ngành dược phẩm.
Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm chí phí sản xuất, góp phần hạ giá thành sản phẩm là những biện pháp cơ bản giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận, giúp đưa sản phẩm đến tay đông đảo người tiêu dùng. Là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính - kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế đặc biệt là thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế hạch toán tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp dược phẩm nói riêng cho thấy kế toán, đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chưa bám sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó việc chọn đề tài luận văn “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc” để nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn, có tính khả thi.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trình bày một cách có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc.
Trên cơ sở lý luận và thực tế khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc để đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc.
3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của ngành sản xuất công nghiệp, trong đó đi sâu nghiên cứu quy trình tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp phân bổ chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm từ đó hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm các loại dược phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc; cụ thể, đề tài nghiên cứu thực trạng tại 3 doanh nghiệp điển hình là:
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
Công ty Cổ phần Dược TW Mediplantex
Nguồn tài liệu được sử dụng là các thông tin và số liệu thực tế đã khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc trong những năm gần đây làm luận cứ để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng với các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, luận văn nghiên cứu, phân tích, các vấn đề lý luận và thực tiễn một cách khoa học và lôgíc.
Phần trình bày trong luận văn được kết hợp diễn giải với quy nạp, giữa lời văn và bảng biểu, sơ đồ minh hoạ.
6. Những đóng góp của luận văn
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Trình bày và đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dược phẩm từ đó nêu rõ những kết quả và tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện.
Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dược phẩm.
7. Tên và kết cấu của luận văn
Tên: "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc"
Kết cấu:
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc
Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
1.1 Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
1.1.1 Chi phí sản xuất
1.1.1.1 Bản chất của chi phí sản xuất
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao của các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố trên. Sự tham gia của các yếu tố đó vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp có sự khác nhau và hình thành khoản chi phí tương ứng. Để tạo ra sản phẩm, lao vụ dịch vụ thì các doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí chủ yếu đó là: Hao phí về lao động vật hoá như: chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định....Và hao phí lao động sống cần thiết như: chí phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động, các khoản tính theo lương....Đó chính là chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp.
Như vậy chi phí có thể hiểu một cách trìu tượng là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng trong hợp đồng sản xuất kinh doanh. Những nhận thức về chi phí có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thể hiện nhưng tất cả đều thừa nhận một vấn đề chung: chi phí là phí tổn về tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích kinh doanh. Hay nói cách khác, bản chất của chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ)
Dưới góc độ kế toán tài chính, chi phí sản xuất được nhận thức như những khoản phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm. Trong lĩnh vực kế toán tài chính, chi phí được đặt trong mối quan hệ với tài sản, vốn sở hữu của doanh nghiệp và thường phải đảm bảo bởi những chứng cứ nhất định (chứng từ) chứng minh là phí tổn thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dưới góc độ kế toán quản trị, chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát sinh trong một hợp đồng sản xuất kinh doanh, những phí tổn mất đi do chọn lựa phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh… Như vậy, trong kế toán quản trị khi xem xét chi phí cần chú ý đến sự lựa chọn so sánh theo mục đích sử dụng, ra quyết định kinh doanh hơn là chú trọng vào chứng cứ.
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Khi xét về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí .. của chi phí trong quá trình kinh doanh, chi phí có rất nhiều loại khác nhau. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí, cần phải phân loại chi phí hay sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo đặc trưng nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên, lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán.
Sau đây, ta xem xét một số cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh chủ yếu:
* Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí (theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí)
Đây là cách phân loại dựa vào nội dung kinh tế của chi phí. Về thực chất chủ yếu có ba yếu tố chi phí là chi phí về sức lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí, các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Theo cách phân loại này thì chi phí được chia làm bảy yếu tố:
+ Yếu tố nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ,…sử dụng vào sản xuất - kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
+ Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất - kinh doanh trong kỳ.
+ Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho người lao động
+ Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao động
+ Yếu tố khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào việc sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Tác dụng trực tiếp của cách phân loại này là để tập hợp chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của chi phí mà không xét đến công dụng địa điểm phát sinh của chi phí. Ngoài ra, cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết tỷ trọng từng yếu tố chi phí sản xuất qua đó đánh giá, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, cung cấp tài liệu cho việc lập dự toán chi phí sản xuất. Tuy nhiên cách phân loại này có nhược điểm là không tính được giá thành cho từng đơn vị sản phẩm do không phân biệt được chi phí theo mục đích và công dụng.
* Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo chức năng hoạt động
Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại. Toàn bộ chi phí được chia thành 2 loại là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
- Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chi phí sản xuất được chia thành 3 loại:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị của nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,.. dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
+ Chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh tại phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí ngoài sản xuất: là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng: là toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm; bao gồm các khoản chi phí như vận chuyển, bốc vác, bao bì, lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, khấu hao TSCĐ và những chi phí liên quan đến dự trữ, bảo quản sản phẩm, hàng hoá,..
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí hành chính, kế toán, quản lý chung..
Cách phân loại này giúp kế toán thấy rõ được chức năng của từng khoản mục chi phí mà không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Cách phân loại này giúp cho nhà quản trị dự toán được các khoản mục chi phí trọng yếu trong CPSX sản phẩm, cung cấp số liệu cho việc xây dựng kế hoạch giá thành và quản lý giá thành theo khoản mục chi phí, từ đó xác định nguyên nhân, đề ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo cách thức kết chuyển chi phí
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
+ Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua. Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì các chi phí này bảo gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí sản phẩm được xem là gắn liền với từng đơn vị sản phẩm, hàng hoá khi chúng được sản xuất ra hoặc được mua vào, chúng gắn liền với sản phẩm, hàng hoá tồn kho chờ bán và khi sản phẩm, hàng hoá được tiêu thụ thì mới trở thành phí tổn để xác định kết quả kinh doanh.
+ Chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh. Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hoặc trong kỳ không có hoặc có ít doanh thu thì chúng được tính thành phí tổn của kỳ sau để xác định kết quả kinh doanh.
* Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
Cách phân loại này căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí để phân loại, chi phí được chia thành 2 loại:
+ Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí và được hạch toán vào đối tượng có liên quan. Thông thường chi phí trực tiếp là các chi phí đơn nhất cấu tạo bởi một yếu tố như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương,..
+ Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do đó nó được phân bổ vào các đối tượng có liên quan theo các tiêu thức nhất định. Chi phí gián tiếp thường là những chi phí tổng hợp của nhiều chi phí đơn nhất.
* Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí
Với các cách phân loại nêu trên, các chi phí phát sinh được xem là các thông tin quá khứ, độ lớn của nó chỉ có thể được xác định sau khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành. Chính vì vậy, các cách phân loại chi phí trên chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị trong việc xác định các xu hướng biến động và mối quan hệ giữa chi phí phát sinh, sản lượng thực hiện và lợi nhuận thu được; lập kế hoạch và lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả nhất.
Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí thường được áp dụng trong kế toán quản trị, cách phân loại này sẽ khắc phục những hạn chế kế trên. Nguyên tắc phân loại dựa trên mối quan hệ của chi phí phát sinh với mức độ, quy mô của hoạt động làm phát sinh chi phí ấy. Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành biến phí (chi phí biến đổi), định phí (chi phí cố định) và chi phí hỗn hợp.
+ Biến phí: là những khoản mục chi phí mà độ lớn của nó có quan hệ tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. Tuỳ thuộc vào đặc điểm và nội dung cụ thể của hoạt động mà người ta lựa chọn tiêu thức phù hợp để xác định mức độ hay quy mô của hoạt động tương ứng. Chẳng hạn, với hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ hoạt động được xác định qua sản lượng sản xuất hoặc sản lượng tiêu thụ.
Biến phí có đặc điểm là tổng biến phí tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động còn biến phí đơn vị thì mang tính ổn định, không biến động khi mức độ hoạt động thay đổi.
Biến phí thường bao gồm các khoản mục chi phí trực tiếp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,..
+ Định phí: là những khoản mục chi phí mà độ lớn của nó không đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa mức độ hoạt động tối thiểu mà mức độ hoạt động tối đa mà đơn vị dự tính thực hiện.
Định phí có đặc điểm là tổng định phí ổn định, không biến động khi mức độ hoạt động thay đổi còn định phí đơn vị tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động.
Định phí thường bao gồm các khoản chi phí gián tiếp như các chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh...
+ Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và yếu tố định phí, chẳng hạn như chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định. Ở một khối lượng sản phẩm sản xuất nhất định thì chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí, vượt trên khối lượng đó thì chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của biến phí.
1.1.2 Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm
1.1.2.1 Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Về mặt bản chất chi phí và giá thành sản phẩm giống nhau, nghĩa là cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn chúng cho một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm là nói là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. Đứng trên giác độ quá trình hoạt động để xem xét, thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục, còn việc tính giá thành sản phẩm là một điểm cắt có tính chu kỳ để so sánh chi phí với đại lượng kết quả, nên tại thời điểm tính giá thành có thể có khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó, gọi là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang kỳ này để tiếp tục sản xuất chứa đựng một lượng chi phí sản xuất cho nó, gọi là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần chi phí phát sinh trong kỳ. Hơn nữa, giá thành sản phẩm mang tính chủ quan, phụ thuộc vào những phương pháp tính toán phân bổ như việc ghi nhận trước vào giá thành sản phẩm những khoản được coi là chi phí nhưng thực tế chưa phát sinh hoặc những chi phí thực tế đã chi ra nhưng được phân bổ cho nhiều kỳ, nhằm đảm bảo một sự ổn định tương đối cho giá thành sản phẩm qua các thời kỳ.
1.1.2.2 Các loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau, có nhiều cách phân loại giá thành khác nhau.
Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia làm ba loại:
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu, là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Giá thành định mức: được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Trong khi giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch thì giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với các thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất.
+ Giá thành thực tế: là chi tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn trong việc vận dụng các giải pháp về kinh tế, tổ chức, kỹ thuật,… để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ để nhà quản lý xem xét, định giá bán sản phẩm và xác định nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước đồng thời phân chia kết quả kinh doanh.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được nguyên nhân vượt hay hụt định mức chi phí trong kỳ hạch toán từ đó để có biện pháp điều chỉnh chi phí cho phù hợp.
Xét theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành hai loại:
+ Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
+ Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Giá thành tiêu thụ còn được gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ
=
Giá thành sản xuất sản phẩm
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí tiêu thụ sản phẩm
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: hao phí sản xuất và kết quả sản xuất. Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế trong đó chi phí sản xuất phản ánh hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất.
Hơn nữa trong công tác hạch toán kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai công việc liên tiếp và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất có thể ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Đồng thời công tác tập hợp chi phí sản xuất chính xác, đầy đủ, một cách khoa học và hợp lý sẽ làm tăng tính chính xác của thông tin giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có những điểm khác nhau. Về mặt thời gian, chi phí sản xuất gắn liền với một thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm liên quan đến nhiều kỳ. Về mặt giá trị, chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong kỳ sản xuất kinh doanh không tính đến việc chi phí đó có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa trong khi đó giá thành sản phẩm là chỉ tiêu luôn gắn với sản phẩm hoàn thành, bao gồm những chi phí tính cho khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ mà không tính đến chi phí đó phát sinh ở kỳ nào.
Ta có công thức thể hiện mối liên hệ giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất như sau:
Tổng giá thành sp hoàn thành
=
Chi phí sản xuất DDĐK
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (đã trừ các khoản thu hồi ghi giảm chi phí)
-
Chi phí sản xuất DDCK
Như vậy, nếu giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hay không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Nói một cách khác, chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.
1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại với nội dung kinh tế, công dụng, địa điểm phát sinh khác nhau. Do đó để hạch toán đúng đắn chi phí sản xuất cần xác định những phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp - đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên, cần thiết cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Doanh nghiệp chỉ có thể tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất nếu xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm địa đIểm phát sinh chi phí, mục đích, công dụng của chi phí, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Từ những căn cứ nói trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nơi phát sinh và nơi chịu chi phí, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: từng phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp, từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ qui trình công nghệ, từng sản phẩm, đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm hoặc bộ phận, chi tiết sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là khái niệm dùng để chỉ một khối lượng kết quả hoàn thành cần phải tính giá thành. Hay nói cách khác, đó chính là các sản phẩm, nửa thành phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết. Việc xác định hợp lý đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp. Trong thực tế, một đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể trùng với một đối tượng tính giá thành. Trong nhiều trường hợp khác một đối tượng hạch toán chi phí sản xuất lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm. Ngược lại, một đối tượng tính giá thành cũng có thể bao gồm nhiều đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính giá thành và kỹ thuật tính giá thành ở doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp căn cứ trên các cơ sở khác nhau để phân biệt đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một.
- Nếu căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: sản xuất giản đơn hay phức tạp
Với sản xuất giản đơn: đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất một thứ sản phẩm) hoặc có thể là nhóm sản phẩm (nếu sản xuất nhiều thứ sản phẩm cùng tiến hành trong một quá trình lao động). Đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm cuối cùng.
Với sản xuất phức tạp: đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm,… còn đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
- Nếu căn cứ vào loại hình sản xuất: đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn.
Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất nhỏ hàng loạt: đối tượng hạch toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn.
Với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (đơn giản hay phức tạp) mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ… còn đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm.
- Nếu căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: dựa trên cơ sở trình độ, yêu cầu và tổ chức quản lý để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở các góc độ khác nhau, ngược lại nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại.
Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là vấn đề có ý nghĩa lớn, mang tính định hướng cho tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời thể hiện được mục đích và phạm vi tiến hành hai giai đoạn của công tác kế toán nêu trên.
1.3 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
1.3.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dưới góc độ kế toán tài chính
Do sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí, còn phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành cho một đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.
1.3.1.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạng của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm,… Thông thường các doanh nghiệp sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất gián tiếp.
Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng cho những chi phí có thể xác định được đối tượng chịu chi phí n._.gay từ khi phát sinh. Căn cứ vào chứng từ ban đầu, kế toán hạch toán vào tài khoản phù hợp theo từng loại và chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Sử dụng phương pháp này đòi hỏi công tác hạch toán phải được tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ theo đúng đối tượng chịu chi phí.
Trong khi đó, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất gián tiếp được sử dụng trong trường hợp không xác định mức chi phí cho từng đối tượng riêng biệt. Các chi phí phát sinh được tập hợp vào một tài khoản chung, sau đó phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo các tiêu thức phân bổ thích hợp. Tiêu thức phân bổ chi phí có thể là tổng giờ công lao động trực tiếp, tổng tiền lương sản phẩm… Các tiêu thức phân bổ được lựa chọn trên cơ sở mối liên hệ trực tiếp và mối tương quan tỉ lệ thuận với chi phí cần phân bổ đồng thời việc phân bổ phải đơn giản, dễ tính toán. Việc phân bổ chi phí được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ
Bước 2: Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng
* Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Tùy theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà công tác kế toán chi phí sản xuất được thực hiện theo một trong hai phương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) và phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK). Khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, các doanh nghiệp đều áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên vì nguyên vật liệu có giá trị lớn, cần theo dõi cụ thể, chi tiết.
* Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng hạch toán chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, .. được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng biện pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm. Để tính toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chính xác, kế toán cần kiểm tra số nguyên vật liệu đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết, giá trị phế liệu thu hồi nếu có để loại ra khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ.
Chi phí NVLTT thực tế sử dụng trong
kỳ
=
Trị giá thực tế của NVL xuất kỳ trước chưa sử dụng đến chuyển sang kỳ này
+
Trị giá thực tế của NVL xuất đưa vào trực tiếp chế tạo sản phẩm trong kỳ
-
Trị giá thực tế của NVL xuất dùng để chế tạo sản phẩm còn lại cuối kỳ chưa sử dụng
-
Giá trị phế liệu thu hồi
Để phản ánh, tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất kế toán sử dụng tài khoản 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Quá trình tập hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 154
TK 111, 112, 331
VAT đầu vào được khấu trừ
TK 133
Trị giá NVL mua ngoài
dùng trực tiếp vào sản xuất
Trị giá NVL thực tế dùng
trực tiếp sản xuất
Trị giá NVL xuất kho dùng
trực tiếp vào sản xuất
Trị giá NVL còn chưa
sử dụng
TK 152
TK 621
TK 152
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
* Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
CPNCTT là những khoản tiền trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ, như tiền lương chính, lương phụ và các khoản đóng góp cho các quĩ BHXH, BHYT, KPCĐ do đơn vị sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp sản xuất.
Đối với CPNCTT có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí thì căn cứ vào chứng từ gốc tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng có liên quan.
Trường hợp CPNCTT có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tập hợp thì áp dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn phân bổ thường là: chi phí tiền lương định mức, chi phí tiền lương kế hoạch, giờ công định mức, hoặc giờ công thực tế, khối lượng SP sản xuất.
CPNCTT được phản ánh và tập hợp trên TK 622 - " Chi phí nhân công trực tiếp”. Cuối kỳ, kế toán thực hiện kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp từ tài khoản này sang tài khoản 154 - "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để xác định giá thành sản phẩm hoàn thành. Quá trình tập hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo sơ đồ 1.2.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 334
TK 338
TK 622
TK 154
Lương chính, lương phụ, phụ cấp trả cho CNTT sx
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của CNSX
Kết chuyển CPNCTT
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
* Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất còn lại ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp kể trên. Theo nội dung kinh tế của chi phí: chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Để hạch toán, tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 - "Chi phí sản xuất chung". Cuối kỳ, kế toán thực hiện kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tài khoản 154 - "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để xác định giá thành sản phẩm hoàn thành. Trong trường hợp chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành, kế toán phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Những tiêu thức thường được sử dụng là chi phí nhân công trực tiếp, tiền lương công nhân sản xuất, chi phí định mức, số giờ máy,..
Quá trình tập hợp, phân bổ và kết chuyển CPSXC theo sơ đồ 1.3
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Chi phí bằng tiền khác
Phân bổ, trích trước các
khoản chi phí sản xuất
Chi phí khấu hao TSCĐ
Phân bổ và kết chuyển chi
phí sản xuất chung
Lương và các khoản trích
theo lương của nhân viên PX
TK 214
TK 152, 153
TK 142, 335
TK 111, 112
TK 154
TK627
TK 334, 338
Chi phí vật liệu, dụng cụ
phục vụ sản xuất
Chi phí vật liệu, dụng cụ
phục vụ sản xuất
* Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất sau khi được hạch toán riêng theo từng khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC cần được kết chuyển để hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Để phản ánh quá trình tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 154 - CPSXKDDD. TK này được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ... của các bộ phận sản xuất - kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế biến)
Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất được khái quát qua sơ đồ 1.4
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 621
TK 622
TK 627
TK 154
TK 152
TK 138
TK 155
TK 632
TK 157
Kết chuyển CPNVLTT
Kết chuyển CPNCTT
Kết chuyển CPSXC
Phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng
Bồi thường phải thu do sản phẩm hỏng
Giá thành thành phẩm nhập kho
Giá thành sản phẩm bán không qua kho
Giá thành sản phẩm gửi bán
1.3.1.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. Sở dĩ các doanh nghiệp phải kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang là do trong toàn bộ các chi phí tập hợp được như CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC là bao gồm cả giá trị sản phẩm dở dang nhưng phần chi phí được tính vào giá thành sản phẩm lại không bao gồm giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do đó, giá thành sản phẩm có được tính đúng, tính đủ hay không phụ thuộc vào việc giá trị sản phẩm dở dang có được tính chính xác hay không. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất và tính chất sản phẩm của doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tỷ trọng của các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau:
* Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính
Theo phương pháp này toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm chịu, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm phần chi phí vật liệu chính xuất dùng để sản xuất sản phẩm.
Giá trị SPDD
cuối kỳ
=
Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng
x
Số lượng SPDD cuối kỳ
Số lượng SPHT + Số lượng SPDD cuối kỳ
Phương pháp trên có ưu điểm là tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít, nhưng độ chính xác không cao vì chỉ tính vào sản phẩm dở dang khoản chi phí nguyên vật liệu chính. Do đó áp dụng phương pháp này trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ.
* Đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, kế toán dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí NVL chính phải được xác định theo số thực tế đã dùng.
Tổng giá trị sản phẩm dở dang
=
Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang
+
Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang
Trong đó:
Giá trị NVL chính trong SPDD
=
Toàn bộ chi phí NVL chính phát sinh
x
Số lượng SPDD cuối kỳ
Số lượng SPHT + Số lượng SPDD cuối kỳ
Chi phí chế biến nằm trong SPDD
=
Tổng chi phí chế biến sản phẩm
x
Số lượng SPHT tương đương
Số lượng SPHT + Số lượng SPHT tương đương
Số lượng SPHT tương đương là số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi theo mức độ hoàn thành (%)
Tổng chi phí chế biến sản xuất sản phẩm bao gồm: giá trị vật liệu phụ tiêu hao cho sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Phương pháp này có ưu điểm là kết quả có độ chính xác cao nhưng khối lượng tính toán nhiều, tốn thời gian vì phải kiểm kê sản phẩm dở dang về số lượng và mức độ hoàn thành của chúng. Phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm làm dở lớn, biến động nhiều và các khoản mục chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng ngang nhau trong tổng chi phí của một phân xưởng.
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Phương pháp thường áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất những loại sản phẩm mà chi phí chế biến có tỷ trọng thấp trong tổng chi phí. Thực chất, đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị sản phẩm dở dang
=
Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang
+
50% chi phí chế biến
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí NVL trực tiếp còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm chịu. Công thức tính giá sản phẩm dở dang như sau:
Giá trị SPDD cuối kỳ
=
Giá trị SPDD đầu kỳ
+
CPNVLTT phát sinh trong kỳ
x
Số lượng SPDD cuối kỳ
Số lượng SPHT
+
Số lượng SPDD cuối kỳ
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hay kế hoạch
Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức hao phí sản xuất hợp lý và đã thực hiện phương pháp tính giá thành định mức. Ngoài ra, trên thực tế người ta còn áp dụng những phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kế kinh nghiệm...
1.3.1.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Tuỳ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành mà có thể áp dụng một trong số các phương pháp sau để tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): phương pháp này áp dụng khi đối tượng tính giá thành tương ứng với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho tới khi hoàn thành sản phẩm; mặt hàng sản phẩm ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ, toàn bộ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.
Những doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để tính giá thành thì công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng, sau khi đã tập hợp được chi phí phát sinh trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Phương pháp tổng cộng chi phí: phương pháp này sử dụng trong trường hợp một đối tượng tính giá thành liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí. Tức là với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng. Khi đó, giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt, nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc...
Phương pháp hệ số: phương pháp này áp dụng trong trường hợp một đối tượng hạch toán chi phí tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành, thích hợp với những doanh nghiệp trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, doanh nghiệp phải xác định được hệ số chi phí cho từng đối tượng tính giá thành hay từng sản phẩm. Sau đó, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm tiêu chuẩn, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm tiêu chuẩn và giá thành từng loại sản phẩm.
Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi
=
Số lượng của từng loại sản phẩm
x
Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
=
Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn đã quy đổi
Sau khi xác định được giá thành của sản phẩm quy đổi, kế toán xác định giá thành thực tế của các sản phẩm theo công thức sau:
Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
x
Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại
Phương pháp tỷ lệ: Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) để tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại
=
Gi¸ thµnh kÕ ho¹ch (hoÆc ®Þnh møc) ®¬n vÞ s¶nphÈm tõng lo¹i
x
Tû lÖ chi phÝ
Trong đó:
Tỷ lệ chi phí
=
Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm
x 100
Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của tất cả sản phẩm
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp một đối tượng hạch toán chi phí tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành. Khi áp dụng phương pháp tỷ lệ chi phí, các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm sẽ giảm được khối lượng công việc cần hạch toán, việc tính giá thành sản phẩm sẽ thuận lợi hơn.
Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: phương pháp này áp dụng trong trường hợp trong cùng một công nghệ sản xuất (một đối tượng hạch toán chi phí), doanh nghiệp vừa thu được sản phẩm chính, vừa thu được sản phẩm phụ nhưng đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm chính. Khi đó, để tính giá thành sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như xác định bằng giá bán, bằng giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu.
Giá trị sản phẩm chính được xác định như sau:
Tổng giá thành sản phẩm chính
=
Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ
+
Tổng CPSX phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm phụ thu hồi
-
Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
Phương pháp liên hợp: là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc... Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ..
Tuy nhiên, một lưu ý với các doanh nghiệp là doanh nghiệp nên áp dụng nhất quán một phương pháp hạch toán chi phí với phương pháp tính giá thành đã lựa chọn bởi việc doanh nghiệp lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành là dựa trên những căn cứ như quy mô sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cũng như đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.
1.3.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dưới góc độ kế toán quản trị
Dưới góc độ kế toán quản trị, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần dựa vào tính chất sản xuất của mình để lựa chọn một trong hai phương pháp sau để xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.3.2.1 Phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo công việc
Phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo công việc ghi chép lại một cách chi tiết thông tin của từng sản phẩm, nhóm sản phẩm tương tự nhau. Phương pháp này được áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, sản phẩm được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.
Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí là đơn đặt hàng của khách hàng. Chi phí sản xuất được tập hợp vào tài khoản “CPSXKDDD”, tài khoản này được mở chi tiết cho từng đơn đặt hàng và phản ánh trên các phiếu chi phí công việc (phiếu sản xuất). Cuối tháng hoặc cuối năm, tổng chi phí tập hợp trên các phiếu chi phí công việc phải bằng tổng số dư nợ trên tài khoản “CPSXKDDD”.
Sự vận động của sản phẩm và các chi phí sản xuất gắn liền với sản phẩm được biểu hiện qua sơ đồ 1.5
Sơ đồ 1.5: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo công việc
Phân xưởng sản xuất
Kho thành phẩm
Thành phẩm
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- CP NVL TT
- CP NC TT
- CPSXC phân bổ
Giá thành đơn đặt hàng đã hoàn thành
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định căn cứ trên phiếu xuất kho hoặc bảng phân bổ vật liệu. Chi phí nhân công trực tiếp được căn cứ trên bảng phân bổ tiền lương hoặc bảng chấm công, phiếu theo dõi sản phẩm hoàn thành. Chi phí sản xuất chung được xác định theo mức phân bổ cho từng đơn đặt hàng. Căn cứ phân bổ thường là theo tổng thời gian lao động trực tiếp, tổng chi phí nhân công trực tiếp, tổng số giờ máy hoạt động...
Các chi phí trên được tập hợp trên phiếu chi phí công việc. Phiếu này là một loại sổ chi tiết dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo công việc. Mỗi đơn đặt hàng phải lập một phiếu chi phí công việc mà không quan tâm tới số lượng sản xuất trong đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, phiếu này có tác dụng như một sổ phụ phản ánh chi phí sản xuất và có tác dụng như một báo cáo về sản phẩm sản xuất dở dang.
1.3.2.2 Phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất
Phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất ghi chép theo từng phân xưởng khi sản phẩm được chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác và trên cơ sở đó, xác định được chi phí và giá thành cho từng đơn vị sản phẩm. Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm và sản phẩm lần lượt đi qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau, sản phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn này sẽ là đối tượng chế biến của giai đoạn tiếp sau.
Sản phẩm được tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo quá trình sản xuất có các đặc điểm:
- Có cùng hình thái, kích cỡ;
- Có kích cỡ nhỏ;
- Không có giá trị cao;
- Được đặt mua sau khi sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí của phương pháp này không phải từng lô hàng sản phẩm cụ thể mà là các công đoạn hoặc từng bộ phận sản xuất khác nhau của doanh nghiệp, thường là các phân xưởng sản xuất.
Theo phương pháp này, mỗi công đoạn sản xuất hoặc mỗi phân xưởng sản xuất mở một tài khoản “CPSXKDDD” riêng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành của mỗi bước hay của mỗi phân xưởng. Thành phẩm hoàn thành của phân xưởng cuối cùng được chuyển vào kho thành phẩm.
Đặc điểm quá trình sản xuất áp dụng phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất và đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp này được biểu hiện qua sơ đồ 1.6
Sơ đồ 1.6: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo quá trình sản xuất
Phân xưởng II
Kho thành phẩm
Phân xưởng I
Thành phẩm
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang PX II
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang PX I
- CP NVL (B)
- CP NC TT
- CPSXC phân bổ
Giá thành sản phẩm đã hoàn thành nhập kho
Giá thành sản phẩm hoàn thành chuyển từ PX I sang PX II
- CPNVL TT (A)
- CP NC TT
- CPSXC phân bổ
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất của từng phân xưởng được tập hợp vào tài khoản “CPSXKDDD” đồng thời theo dõi trên báo cáo sản xuất. Báo cáo sản xuất là báo cáo tổng hợp các hoạt động sản xuất diễn ra trong kỳ của một phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng sản xuất phải lập một báo cáo sản xuất để xác định chi phí theo quá trình sản xuất, chi phí của phân xưởng này chuyển cho phân xưởng sau và chi phí của phân xưởng cuối cùng kết tinh vào trong thành phẩm. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với nhà quản lý để kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động sản xuất của từng phân xưởng.
1.4 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.4.1. Tại Pháp
Theo kế toán Pháp, chi phí sản xuất được hiểu là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh nhằm sinh lợi cho doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm hai bộ phận:
Chi phí mua vật tư, hàng hoá và các loại dự trữ khác cho sản xuất
Các phí tổn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
Một điểm tương tự của kế toán Pháp so với kế toán Việt Nam đó là kế toán Pháp cũng không tính vào chi phí những số tiền bỏ ra như mua sắm TSCĐ hữu hình, vô hình, mua chứng khoán... nhưng tính vào chi phí một số khoản doanh nghiệp không phải trả như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dự phòng...
Một điểm khác biệt của kế toán Pháp so với kế toán nước ta đó là: đối với kế toán Việt Nam, giá thành sản xuất sản phẩm được tính dựa vào chi phí sản xuất sản phẩm trong khi với kế toán Pháp, giá thành sản phẩm bao gồm cả giá phí sản xuất và giá phí phân phối và được tính như sau:
Giá thành sản xuất sản phẩm = Giá phí sản xuất + Giá phí phân phối
Trong đó:
Giá phí sản xuất bao gồm giá phí những vật liệu sử dụng trong sản xuất và các chi phí về sản xuất như chi phí nhân công, chi phí tu bổ, sửa chữa...
Giá phí phân phối bao gồm các chi phí về tiêu thụ sản phẩm, chi phí vận chuyển, bao bì, đóng gói, thuế, bảo hiểm
Như vậy, giá thành sản phẩm của kế toán Pháp có thêm chỉ tiêu giá phí phân phối thực chất chính là chi phí bán hàng. Xuất phát từ quan điểm giá thành là toàn bộ hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được bù đắp bằng doanh thu bán hàng nên nội dung cấu thành nên giá thành sản phẩm của kế toán Pháp phản ánh đầy đủ lượng hao phí mà doanh nghiệp phải bù đắp.
Trong kế toán Pháp, phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được sử dụng là phương pháp kiểm kê định kỳ.
TK nguyên liệu, TK các loại dự trữ sản xuất khác
Kết chuyển tồn cuối năm
TK chênh lệch tồn kho NVL, TK chênh lệch tồn kho các loại dự trữ sản xuất khác
TK kết quả hoạt động kinh doanh
Kết chuyển tồn đầu năm
Kết chuyển chi phí
Kết chuyển chi phí
TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng...
TK mua hàng
TK dịch vụ mua ngoài
TK dự phòng
TK Nhà nước – Thuế
TK nhân viên lương nợ lại
TK thuế, đảm phụ và các khoản phải nộp
TK chi phí nhân viên
TK chi phí quản lý thông thường
Kết chuyển chi phí
Kết chuyển chi phí
Kết chuyển chi phí
Kết chuyển chi phí
Chi mua hàng, dịch vụ
Giảm giá bớt giá, hồi khấu kết chuyển vào cuối năm
Nộp thuế theo định kỳ
Xác định lương của nhân viên
Sơ đồ 1.7: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kế toán Pháp
Khái quát hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ của kế toán Pháp qua sơ đồ 1.7
1.4.2. Tại Mỹ
Kế toán Mỹ tương đối giống với kế toán Việt Nam. Theo kế toán Mỹ, thuật ngữ “chi phí” được sử dụng để phản ánh giá trị của các nguồn lực đã hao phí để có được các hàng hoá, dịch vụ. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu đo lường các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành sản phẩm chia làm hai loại gồm: giá thành sản phẩm (hay giá phí sản xuất) và giá thành (hay giá phí) chung cho kỳ kế toán.
Giá thành sản phẩm: là các chi phí liên quan tới quá trình sản xuất sản phẩm.
Giá thành chung cho kỳ kế toán: là các giá phí liên quan các hoạt động chung cho một kỳ kế toán. Như vậy, giá thành chung bao gồm cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất, kế toán Mỹ khác với kế toán Việt Nam là kế toán Mỹ hạch toán các khoản NVL hay nhân công trực tiếp không hạch toán chi phí riêng cho từng khoản mục như CPNVLTT, CPNCTT mà hạch toán thẳng vào chi phí kinh doanh dở dang như sau:
Nợ TK “Sản phẩm dở dang”
Có TK “Nguyên vật liệu”
Nợ TK “Sản phẩm dở dang”
Có TK “Tiền lương”
Riêng đối với chi phí sản xuất chung thì không hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang mà được tập hợp riêng và hạch toán tương tự như đối với kế toán Việt Nam. Sở dĩ như vậy là do nguyên vật liệu và chi phí nhân công gián tiếp phục vụ nhu cầu chung cho phân xưởng không thể tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng trong quá trình sản xuất nên phải tiến hành tập hợp riêng, đến cuối kỳ mới phân bổ cho từng đơn đặt hàng.
Một điểm nữa giống với kế toán Việt Nam là kế toán Mỹ hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp hạch toán chi phí theo phương pháp kiểm kê định kỳ ít được sử dụng.
Khái quát hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên của kế toán Mỹ qua sơ đồ 1.8
TK nguyên vật liệu
TK sản phẩm dở dang
TK thành phẩm
TK GVHB
TK CPSXC
Chi phí NVLTT
Giá thành sản phẩm hoàn thành
Giá vốn thành phẩm tiêu thụ
Chi phí NVL gián tiếp
TK phải trả người bán
TK khấu hao luỹ kế
TK phải trả CNV
Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sx
Khấu hao TSCĐ dùng cho sx
Chi phí nhân công gián tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
K/c CPSXC
Sơ đồ 1.8: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kế toán Mỹ
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM THUỘC KHU VỰC MIỀN BẮC
2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc
2.1.1 Đặc điểm sản phẩm, quy trình sản xuất và tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc
2.1.1.1 Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm
Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc là các doanh nghiệp thuộc hệ thống ngành dược Việt Nam, là ngành sản xuất và kinh doanh đặc thù và có vai trò quan trọng trong cuộc sống, đó là nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh phục vụ cho người dân, do đó đòi hỏi phải có sự chính xác trong công nghệ, đảm bảo được những tiêu chuẩn về sản xuất thuốc an toàn.
Sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm là các loại thuốc có giá trị sử dụng cao, yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật tỉ mỉ, chặt chẽ theo công thức đã được quy định sẵn. Tuỳ vào các tiêu chí khác nhau ta có thể chia thành những chủng loại sản phẩm khác nhau:
- Nếu căn cứ vào tiêu chuẩn thì gồm sản phẩm đạt tiêu chuẩn và sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn đó có thể là tiêu chuẩn của Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn của Anh, Pháp, Mỹ...
- Nếu căn cứ vào tác dụng của thuốc thì các sản phẩm gồm thuốc kháng sinh, thuốc cảm cúm, thuốc đường ruột, thuốc đường hô hấp, thuốc mắt, thuốc chữa bệnh ngoài da,..
- Nếu căn cứ theo hình thức thì bao gồm thuốc viên, cốm bột, thuốc nước, siro,..
Do đặc tính riêng biệt của sản phẩm nên quy trình sản xuất thuốc khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự chính xác trong từng công đoạn cụ thể, đảm bảo các tiêu chuẩn đã đặt ra. Sản phẩm được sản xuất qua ba giai đoạn chủ yếu:
- Giai đoạn chuẩn bị: chuẩn bị nguyên vật liệu, phụ liệu, tá dược…
- Giai đoạn tổ chức sản xuất sản phẩm: theo từng bước cụ thể phụ thuộc vào từng loại thuốc có công thức pha chế khác nhau
- Giai đoạn nhập kho thành phẩm và phân phối: sản phẩm sau kh._. phòng kế toán tài vụ và các phòng ban, bộ phận, cá nhân có liên quan.
* Đối với nguồn nhân lực thực hiện công tác kế toán
- Cần nắm vững luật kế toán, chuẩn mực kế toán mới ban hành và chế độ quản lý tài chính và hạch toán kế toán để vận dụng cho đúng. Đảm bảo đúng quy trình hạch toán và đúng nguyên tắc kế toán.
- Có kế hoạch tài chính để chủ động nguồn vốn cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các giải pháp đề ra.
- Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật chính xác và khoa học phục vụ cho việc lập các định mức chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc kiểm tra và phát hiện những chênh lệch bất hợp lý giữa các chỉ tiêu thực tế với định mức, kế hoạch.
* Về sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật
Lịch sử phát triển của việc thiết lập hệ thống thông tin cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ở các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chứng minh rằng sự ứng dụng phần mềm kế toán vào quản lý doanh nghiệp là một điều tất yếu. Hiện nay đa số các doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm đều đã mua và sử dụng các phần mềm kế toán tuy nhiên chưa khai thác hết được năng lực của máy móc thiết bị cũng như của các phần mềm kế toán. Những thông tin có được từ các phần mềm kế toán vẫn chỉ bao gồm các thông tin kế toán tài chính là chủ yếu, còn thông tin kế toán quản trị chưa có hoặc có thì rất ít.
Vì vậy trước nhu cầu thông tin kế toán quản trị hiện nay đòi hỏi các nhà quản trị và các kế toán viên cần biết đặt hàng cho các chuyên viên phần mềm những yêu cầu quản lý của mình để họ có thể cung cấp được các phần mềm hiệu quả.
KẾT LUẬN
Để thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế có tính toàn cầu thì thông tin về chi phí và giá thành có vị trí đặc biệt quan trọng và vô cùng hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Vì thế, thực hiện tốt kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn là một vấn đề mang tính thời sự cao. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tế khảo sát, tác giả đã lựa chọn đề tài "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc" cho luận văn của mình.
Luận văn đã thực hiện được những nội dung sau:
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính và kế toán quản trị ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tham khảo được một số kinh nghiệm về kế toán chi phí và tính giá thành ở một số nước.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá được thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành từ đó đánh giá được ưu nhược điểm và nguyên nhân của những tồn tại.
- Luận văn đã nêu rõ được sự cần thiết, yêu cầu cơ bản và giải pháp để hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành cho phù hợp với yêu cầu quản lý và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
Những đề xuất, kiến nghị trong luận văn được xuất phát từ yêu cầu thực tế với cơ sở lý luận khoa học nên phù hợp và có tính khả thi cao. Tuy nhiên do trình độ có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chứng từ và sổ kế toán, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
Nguyễn Thị Minh Phương (2004), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
Khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Kinh tế TP HCM (2002), Kế toán chi phí, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Đặng Thị Loan (2006), Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Phan Đức Dũng (2006), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Phan Đức Dũng (2006), Kế toán chi phí giá thành, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
Bộ Tài Chính (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
Phân xưởng viên
PHIẾU SẢN XUẤT
Mặt hàng: Dehanozen Tháng 1/2008
Lô mẻ: 09 Số lượng: 5,580,320 (Nhập kho 6,363,410)
(Đơn vị: đồng)
TT
Tên hàng
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Dehazofol
Kg
3475.8
52,800
183,522,240
2
Phenyl
Kg
124.9
492,750
61,544,475
3
Clofenin
Kg
18.75
357,048
6,694,650
4
Sắn
Kg
485.2
5,144
2,495,626
5
Tal
Kg
240
5,250
1,260,000
6
QE
Kg
15.7
1,251,153
19,643,102
7
PVP
Kg
68.95
411,105
28,345,690
8
Getalin
Kg
24.13
70,500
1,701,165
9
Nilon
Kg
23.6
33,750
796,500
10
Nước cất
Kg
625
750
468,750
11
Mgstearat
Kg
20.5
40,500
830,250
12
Phim A
Kg
902.6
32,475
29,311,935
13
Phim
Kg
67
33,855
2,268,285
14
N/thiếc
Kg
169.9
195,750
33,257,925
15
N/thiếc-I
Kg
22.35
261,750
5,850,113
16
Hòm
Chiếc
413
9,041
3,733,727
17
Chun
Kg
13.5
42,450
573,075
18
Băng dính
Cuộn
13
8,595
111,735
Tổng
382,409,242
Ngày 31/01/2008
Kế toán
(Ký, họ tên)
Phụ lục 02
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU
Phân Xưởng Viên
(Tháng 1/2008)
TT
Tên sản phẩm
Chi phí NVLTT
1
Ampixilin
440,234,964
2
Ankitamol
14,980,445
3
Cao xoa sao vàng
110,177,048
4
Cinnanizin
213,767,136
5
Cloramphenicol
56,320,734
6
Cloramphenicol
19,503,527
7
Cloxit bao đường
81,261,228
8
Coly đexa
25,148,778
9
Dehanozen
382,409,242
……………
…………….
Tổng
2,383,906,680
Ngày 31/01/2008
Kế toán
(Ký, họ tên)
Phụ lục 03
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Tháng 1/2008
(Đơn vị: đồng)
TT
Tên sản phẩm
Đvt
Số lượng SP
Chi phí NVLTT
1
Ampixilin
Vỉ
1,296,200
440,234,964
2
Ankitamol
Vỉ
494,600
14,980,445
3
Cao xoa sao vàng
Hộp
280,500
110,177,048
4
Cinnanizin
Vỉ
8,275,200
213,767,136
5
Cloramphenicol
Lọ
260,100
56,320,734
6
Cloramphenicol
Hộp
60,870
19,503,527
7
Cloxit bao đường
Vỉ
498,179
81,261,228
8
Coly đexa
Hộp
39,390
25,148,778
9
Dehanozen
Vỉ
5,580,320
382,409,242
10
Gastro-kite
Gói
19,320
4,903,877
11
Giảm đau TK
Vỉ
4,894,000
112,635,185
12
Haphogin
Vỉ
255,200
134,250,339
13
Ho bổ phế
Lọ
20,890
34,036,050
14
Kiện phế thuỷ
Lọ
31,270
92,998,856
15
Lucicom
Vỉ
547,910
205,481,348
………………
…………….
Tổng cộng
3,169,465,494
Hà Tây, ngày 31 tháng 01 năm 2008
Kế toán
(Ký, họ tên)
Phụ lục 04
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
SỔ CHI TIẾT TK 621
Tháng 1/2008
(đơn vị:đồng)
TT
Tên đơn vị
Thành tiền
1
Phân xưởng Viên
2,383,906,680
2
Phân xưởng Mắt ống
468,087,234
3
Phân xưởng Đông Dược
317,471,580
Tổng cộng
3,169,465,494
Ngày 31/01/2008
Kế toán trưởng
(Ký,họ tên)
Phụ lục 05
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31/1/2008
Mẫu số 01 SKT
Số: 07
(Đơn vị :đồng)
Nội dung
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Xuất kho NVL cho sản xuất
621
152
3,169,465,494
Tổng cộng
3,169,465,494
Người ghi sổ
(ký, họ tên )
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 1 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
Phụ lục 06
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
Tháng 01 năm 2008
(Đơn vị:đồng)
TT
CTGS
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
1
Số 07
Xuất NVL cho sản xuất
152
3,169,465,494
1
Số 10
Kết chuyển CP NVLTT
154
3,169,465,494
Cộng phát sinh
3,169,465,494
3,169,465,494
Người ghi sổ
(ký, họ tên )
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
Phụ lục 07
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Tháng 1 năm 2008
(đơn vị: đồng)
TT
Tên sản phẩm
Đvt
Số lượng SP
Chi phí NVLTT
1
Ampixilin
Vỉ
1,296,200
5,982,534
2
Ankitamol
Vỉ
494,600
2,754,738
3
Cao xoa sao vàng
Hộp
280,500
15,232,541
4
Cinnanizin
Vỉ
8,275,200
16,860,353
5
Cloramphenicol
Lọ
260,100
13,266,959
6
Cloramphenicol
Hộp
60,870
5,325,900
7
Cloxit bao đường
Vỉ
498,179
6,011,972
8
Coly đexa
Hộp
39,390
4,196,321
9
Detazofol
Vỉ
6,879,520
23,919,797
10
Dehanozen
Vỉ
6,363,410
11,239,559
11
Gastro-kite
Gói
19,320
2,842,830
12
Giảm đau TK
Vỉ
4,894,000
8,844,365
13
Haphogin
Vỉ
255,200
1,859,270
14
Ho bổ phế
Lọ
20,890
7,030,130
15
Kiện phế thuỷ
Lọ
31,270
13,568,673
16
Lucicom
Vỉ
547,910
4,708,188
………………
Tổng cộng
226,449,867
Hà Tây, ngày 31 tháng 01 năm 2008
Kế toán
(Ký, họ tên)
Phụ lục 08
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 1 năm 2008
Mẫu số 01 SKT
Số: 8
(đơn vị: đồng)
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Lương và phụ cấp bộ phận TT sản xuất
622
338
194,177,495
Trích Bảo hiểm XH
622
3383
16,481,039
Trích Bảo hiểm YT
622
3384
2,197,472
Trích KPCĐ
622
3382
2,835,000
Ngày 31 tháng 1 năm 2008
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Phụ lục 09
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
(Đơn vị: đồng)
TT
CTGS
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
1
Số 8
Phân bổ tiền lương
334
194,177,495
2
Số 8
Trích Bảo hiểm XH
3383
16,481,039
3
Số 8
Trích Bảo hiểm YT
3384
2,197,472
4
Số 8
Trích KPCĐ
3382
2,835,000
5
Số 10
Kết chuyển CPNCTT
154
215,691,005
Cộng phát sinh
215,691,005
215,691,005
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Phụ lục 10
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUÂT CHUNG
Tháng 1 năm 2008
(đơn vị:đồng)
TT
Tên sản phẩm
Đvt
Số lượng SP
Chi phí SXC
1
Ampixilin
Vỉ
1,296,200
9,841,881
2
Ankitamol
Vỉ
494,600
4,341,221
3
Cao xoa sao vàng
Hộp
280,500
7,485,687
4
Cinnanizin
Vỉ
8,275,200
17,947,623
5
Cloramphenicol
Lọ
260,100
6,000,854
6
Cloramphenicol
Hộp
60,870
2,718,756
7
Cloxit bao đường
Vỉ
498,179
6,315,980
8
Coly đexa
Hộp
39,390
17,198,754
9
Detazofol
Vỉ
6,879,520
33,685,962
10
Dehanozen
Vỉ
6,363,410
11,964,363
11
Gastro-kite
Gói
19,320
1,417,826
12
Giảm đau TK
Vỉ
4,894,000
13,127,930
13
Haphogin
Vỉ
255,200
4,138,730
14
Ho bổ phế
Lọ
20,890
2,664,600
15
Kiện phế thuỷ
Lọ
31,270
18,618,489
16
Lucicom
Vỉ
547,910
6,982,244
……
Tổng cộng
230,419,923
Hà Tây, ngày 31 tháng 01 năm 2008
Kế toán
(Ký, họ tên)
Phụ lục 11
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 1 năm 2008
Mẫu số 01 SKT
Số: 09
(đơn vị: đồng)
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
CPSXC phát sinh bằng tiền mặt
627
111
42,988,500
CPSXC phát sinh bằng TGNH
627
112
37,200,000
Trích khấu hao TSCĐ
627
214
71,530,277
Phân bổ CCDC
627
153
37,500,000
Kết chuyển chi phi trả trước
627
142
4,500,000
Lương phải trả cho nhân viên PX
627
334
31,040,570
Trích BHXH
627
3383
4,438,745
Trích BHYT
627
3384
591,833
Trích KPCĐ
627
3382
630,000
Ngày 31 tháng 1 năm 2008
Người ghi sổ
(Ký, họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ và tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
Phụ lục 12
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627
Tháng 01 năm 2008
(Đơn vị: đồng)
TT
CTGS
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
1
Số 9
CPSXC phát sinh bằng tiền mặt
111
42,988,500
CPSXC phát sinh bằng TGNH
112
37,200,000
Trích khấu hao TSCĐ
214
71,530,277
Phân bổ CCDC
142
37,500,000
Kết chuyển chi phi trả trước
153
4,500,000
Lương phải trả cho nhân viên PX
334
31,040,570
Các khoản trích theo lương
338
5,660,577
2
Số 10
Kết chuyển chi phí SXC
154
230,419,923
Cộng phát sinh
230,419,923
230,419,923
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
Người ghi sổ
(Ký, họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ và tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
Phụ lục 13
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC
Sản phẩm: Dehanozen
Số lượng sản phẩm hoàn thành: 6,363,410 vỉ
Khoản mục CP
Giá trị SPDD đầu kỳ
CP SX phát sinh trong kỳ
Giá trị SPDD cuối kỳ
Tổng giá thành SP hoàn thành
Giá thành đơn vị sản phẩm HT
1. CP NVL TT
57,824,979
382,409,242
4,648,550
435,585,672
68.45
2. CP NC TT
-
11,239,559
-
11,239,559
1.77
3. CP SX chung
-
11,964,363
-
11,964,363
1.88
Cộng
57,824,979
405,613,164
4,648,550
458,789,593
72.10
Phụ lục 14
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 1 năm 2008
Mẫu số 01 SKT
Số:10
(đơn vị: đồng)
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Kết chuyển CPNVLTT
154
621
3,169,465,494
Kết chuyển CPNCTT
154
622
215,691,005
Kết chuyển CPSXC
154
627
230,419,923
Ngày 31 tháng 1 năm 2008
Người ghi sổ
(Ký, họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ và tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
Phụ lục 15
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154
Tháng 01 năm 2008
(Đơn vị: đồng)
TT
CTGS
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
273,935,562
1
10
Kết chuyển CPNVLTT
621
3,169,465,494
Kết chuyển CPNCTT
622
215,691,005
Kết chuyển CPSXC
627
230,419,923
2
11
Nhập kho thành phẩm
155
3,781,647,071
Cộng phát sinh
3,615,576,422
3,781,647,071
Dư cuối kỳ
107,864,913
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
Người ghi sổ
(Ký, họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ và tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên)
Phụ lục 16
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI
170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/01/2008
Số dư đầu kỳ:
Chứng từ
Bộ phận
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
…
…
…
…
…
…
…
10/01
PX 695
PX Viên
1523
827,052
10/01
PX 695
PX Viên
1524
11,022,828
10/01
PX 696
PX Viên
1522
31,844,327
10/01
PX 696
PX Viên
1523
5,396,867
10/01
PX 696
PX Viên
1524
11,410,475
…
…
…
…
…
…
…
31/01
PKT
PB CPNVLTT 621->1541
2,340,826,416
31/01
PKT
PB CPNVLTT 621->1549
6,750,000
Tổng phát sinh Nợ: 2,340,826,416
Tổng phát sinh Có: 2,340,826,416
Số dư cuối kỳ:
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
Phụ lục 17
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI
170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội
NHẬT KÝ CHUNG
Năm 2008
Đvt: đồng
Số trang trước chuyển sang
1,255,526,060
1,158,544,310
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
…
…
…
…
…
….
03/01
PC 128
Thay bánh xe cho phân xưởng Mắt
627
345,000
Tiền mặt VND
111A
345,000
03/01
PX 695
CPNVL trực tiếp
621
827,079
NVL – bột, hộp nhãn
1523
827,079
CPNVL trực tiếp
621
11,022,828
NVL – giấy thiếc, lọ, hòm
1524
11,022,828
10/01
PX 696
CPNVL trực tiếp
621
31,844,327
NVL – NL hóa chất
1522
31,844,327
CPNVL trực tiếp
621
5,396,867
NVL – bột, hộp nhãn
1523
5,396,867
CPNVL trực tiếp
621
11,410,475
NVL – giấy thiếc, lọ, hòm
1524
11,410,475
19/01
PN 200
Nhập kho thành phẩm
155
94,268,969
CP SXKD dở dang
154
94,268,969
…
…
…
…
……
…
31/01
PKT 3
CP nhân công trực tiếp
622
190,777,979
Phải trả công nhân viên
334
190,777,979
31/01
PKT 4
CP nhân công trực tiếp
622
22,219,811
Bảo hiểm xã hội
3383
22,219,811
31/01
PKT 5
CP nhân công trực tiếp
622
2,962,640
Bảo hiểm y tế
3384
2,962,640
31/01
PKT 6
CP nhân công trực tiếp
622
2,962,640
Kinh phí công đoàn
3382
2,962,640
31/01
PKT
Phân bổ CPNVLTT
1541
2,340,826,367
CPNVL trực tiếp
621
2,340,826,367
31/01
PKT
Phân bổ CPNVLTT
1549
6,750,000
CPNVL trực tiếp
621
6,750,000
31/01
PKT
Phân bổ CP NCTT
1541
215,417,795
CP nhân công trực tiếp
622
215,417,795
31/01
PKT
Phân bổ CP NCTT
1549
3,505,274
CP nhân công trực tiếp
622
3,505,274
31/01
PKT 3
CP sản xuất chung
627
31,593,758
Phải trả công nhân viên
334
31,593,758
31/01
PKT 17
CP sản xuất chung
627
105,000,000
Trích hơi đốt
3351
105,000,000
31/01
PKT 18
CP sản xuất chung
627
52,500,000
PB CCDC tháng 03/06
1421
52,500,000
31/01
PKT 19
CP sản xuất chung
627
7,500,000
Trích quét vôi
3351
7,500,000
31/01
PKT 32
CP sản xuất chung
627
53,378,619
KHTSCD T01/08
2141
32,355,554
KHTSCD T01/08
2141
13,236,723
KHTSCD T01/08
2141
7,425,056
KHTSCD T01/08
2141
361,287
31/01
PKT
PB CPC 627->1541
1541
299,516,169
CP sản xuất chung
627
299,516,169
31/01
PKT
PB CPC 627->1549
1549
2,504,043
-
CP sản xuất chung
627
2,504,043
…
…
…
…
….
…
Phụ lục 18
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI
170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tài khoản: 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/01/2008
Số dư đầu kỳ:
TK đ/ư
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
1
2
3
4
Số phát sinh trong kỳ
2,347,576,416
2,347,576,416
152
Nguyên liệu, vật liệu
2,347,454,285
1521
Nguyên liệu, vật liệu – thuốc độc kháng sinh
397,526,889
1522
Nguyên liệu, vật liệu – nguyên liệu hóa chất
832,603,989
1523
Nguyên liệu, vật liệu – bột, hộp phấn
495,203,900
1524
Nguyên liệu, vật liệu – giấy thiếc, lọ hòm
622,119,507
153
Công cụ, dụng cụ
122,132
1531
Công cụ, dụng cụ
122,132
154
Chi phí SXKD dở dang
2,347,576,416
1541
Chi phí SXKD dở dang sản phẩm
2,340,826,416
1549
Chi phí SXKD dở dang sơ chế
6,750,000
Tổng phát sinh Nợ: 2,347,576,416
Tổng phát sinh Có: 2,347,576,416
Số dư cuối kỳ:
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
Phụ lục 19
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI
170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tài khoản: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Từ ngày: 01/01/2008 đến ngày 31/01/2008
Số dư đầu kỳ:
TK đối ứng
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
1
2
3
4
Số phát sinh trong kỳ
218,923,068
218,923,068
154
Chi phí SXKD dở dang
218,923,068
1541
Chi phí SXKD dở dang sản phẩm
215,417,795
1549
Chi phí SXKD dở dang sơ chế
3,505,274
334
Phải trả công nhân viên
190,777,979
338
Phải trả, phải nộp khác
28,145,090
3382
Kinh phí công đoàn
2,962,640
3383
Bảo hiểm xã hội
22,219,811
3384
Bảo hiểm y tế
2,962,640
Tổng phát sinh nợ: 218,923,068
Tổng phát sinh có: 218,923,068
Số dư cuối kỳ:
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
Phụ lục 20
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI
170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tài khoản: 627 – Chi phí sản xuất chung
Từ ngày: 01/01/2008 đến ngày 31/01/2008
Số dư đầu kỳ:
TK đ/ư
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
1
2
3
4
Số phát sinh trong kỳ
302,020,212
302,020,212
111
Tiền mặt
8,842,500
1111
Tiền mặt việt nam
8,842,500
1111A
Tiền mặt công ty
8,842,500
112
Tiền gửi ngân hàng
22,636,500
1121
Tiền gửi ngân hàng VND
22,636,500
11212
Tiền VND Công thương
22,636,500
142
Chi phí trả trước
52,500,000
1421
Chi phí trả trước
52,500,000
152
Nguyên liệu, vật liệu
5,978,289
1524
Nguyên vật liệu – giấy thiếc, lọ, hòm
5,978,289
153
Công cụ, dụng cụ
14,590,548
1531
Công cụ, dụng cụ
14,590,548
154
Chi phí SXKD dở dang
302,020,212
1541
Chi phí SXKD dở dang sản phẩm
299,516,169
1549
Chi phí SXKD dở dang sơ chế
2,504,043
214
Hao mòn TSCĐ
53,378,618
2141
Hao mòn TSCĐ
53,378,618
334
Phải trả công nhân viên
31,593,758
335
Chi phí phải trả
112,500,000
3351
Chi phí trích trước
112,500,000
Tổng phát sinh Nợ: 302,020,212
Tổng phát sinh Có: 302,020,212
Số dư cuối kỳ:
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
Phụ lục 21
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI
170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tài khoản: 1541 – Chi phí SXKD dở dang sản phẩm
Từ ngày: 01/01/2008 đến ngày 31/01/2008
Số dư đầu kỳ: 1,088,462,636
TK đ/ư
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
1
2
3
4
Số dư nợ đầu kỳ
1,088,462,636
Số phát sinh trong kỳ
2,855,760,380
2,582,816,840
Số dư nợ cuối kỳ
1,361,406,176
155
Thành phẩm
2,582,816,840
621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2,340,826,416
622
Chi phí nhân công trực tiếp
215,417,795
627
Chi phí sản xuất chung
299,516,169
Tổng phát sinh Nợ: 2,855,760,380
Tổng phát sinh Có: 2,582,816,840
Số dư cuối kỳ: 1,361,406,176
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
Phụ lục 22
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI
170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tài khoản: 1549 – Chi phí SXKD dở dang sơ chế
Từ ngày: 01/01/2008 đến ngày 31/01/2008
Số dư đầu kỳ: 14,407,287
TK đ/ư
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
1
2
3
4
Số dư nợ đầu kỳ
14,407,287
Số phát sinh trong kỳ
12,759,318
20,416,605
Số dư nợ cuối kỳ
6,750,000
152
Nguyên liệu, vật liệu
20,416,605
621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
6,750,000
622
Chi phí nhân công trực tiếp
3,505,274
627
Chi phí sản xuất chung
2,504,043
Tổng phát sinh Nợ: 12,759,318
Tổng phát sinh Có: 20,416,605
Số dư cuối kỳ: 6,750,000
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
Phụ lục 23
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI
170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
Mã SP
Tên sản phẩm
Đvt
Dở dang đầu kỳ
Chi phí NVL
Giá thành
Khoản mục chi phí
Dở dang cuối kỳ
Số lượng
Tổng giá thành
Giá thành đv
CPNVL thực tế
Chi phí lương
Chi phí chung
Chi phí khác
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
9091
Trà gừng (hộp 10 gói)
Hộp
19,765,926
4,000
16,664,820
4,166.21
15,812,742
390,600
355,056
106,422
3,953,184
9060
Vitamin B1 2000v
Viên
136,231,176
65,887,871
9061
Vitamin B1 06 100v
Viên
35,318,322
60,501,548
7,816,800
76,820,339
9.83
47,168,202
7,082,021
19,312,670
3,257,447
48,651,668
9114
Vitamin C 0,1g lọ 100v
Viên
28,888,994
1,958,400
41,496,098
21.19
28,888,994
3,011,040
8,211,107
1,384,958
9059
Viên ích mẫu
Viên
2,474,100
195,749,621
606,120
216,627,615
357.40
198,222,221
4,395,885
11,987,579
2,021,931
1,102,869,924
2,347,576,416
2,603,233,445
2,082,290,165
159,316,926
302,020,212
59,606,142
1,368,156,176
Tháng 01 năm 2008
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
Phụ lục 24
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI
170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội
THẺ GIÁ THÀNH
Tháng 01 năm 2008
Sản phẩm: Vitamin B1 06 100v
Mã VT
Khoản mục chi phí SXKD
Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ
Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ
Chi phí SXKD cuối kỳ
Giá thành sản phẩm dịch vụ trong kỳ
Giá thành
Giá thành đơn vị
Tỷ trọng (%)
1
2
3
4
5
6
7
8
Vitamin B1 06 100v 7.816.800
35,318,322
90,153,684
48,651,668
76,820,339
9.83
100
Tổng chi phí tiền lương
10,339,467
5,839,467
1.32
13
Tổng chi phí nguyên vật liệu
35,318,322
60,501,548
48,651,668
47,168,202
6.03
62
Tổng chi phí sản xuất chung
19,312,670
19,312,670
2.48
25
2045
Gelatin
433,158
742,014
596,682
578,490
0.08
1
2056
Lactoza
322,127
551,814
443,736
430,205
0.06
1
2057
Magnesi stearat
94,626
162,098
130,349
126,375
0.02
0
2094
Thiamine mononitrat
14,719,920
25,215,750
20,276,973
19,658,697
2.52
26
3003
Bột talc DD
860,085
1,473,357
1,184,784
1,148,658
0.15
1
3004
Tinh bột sắn
1,376,336
2,357,712
1,895,928
1,838,120
0.24
2
3032
Parafin
324,116
555,222
446,477
432,861
0.06
1
3081
Nhãn Vitamin B1 100 06
873,329
1,496,043
1,203,027
1,166,345
0.15
2
3088
Phiếu kiểm tra (7.2x12)
3,842
6,581
5,292
5,130
0
0
3089
Băng đảm bảo
4,697
8,046
6,470
6,273
0
0
4002
Băng dính to
44,685
76,548
61,556
59,678
0.02
0
4003
Bông mỡ
672,491
1,152,000
926,369
898,122
0.12
1
4052
Lọ nhựa 15ml
14,121,042
24,189,849
19,452,006
18,858,885
2.42
25
4145
Hòm Vitamin B1 06
1,278,348
2,189,856
1,760,949
1,707,255
0.23
2
4154
Nước RO
98,465
168,672
135,636
131,501
0.02
0
4197
Túi PE80x100cm
91,059
155,987
125,435
121,611
0.02
0
NGƯỜI LẬP BIỂU
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
KẾ TOÁN TRƯỞNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 5
1.1 Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 5
1.1.1 Chi phí sản xuất 5
1.1.1.1 Bản chất của chi phí sản xuất 5
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 6
1.1.2 Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm 12
1.1.2.1 Giá thành sản phẩm 12
1.1.2.2 Các loại giá thành sản phẩm 13
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 14
1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 15
1.3 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 18
1.3.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dưới góc độ kế toán tài chính 18
1.3.1.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 18
1.3.1.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 25
1.3.1.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 27
1.3.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dưới góc độ kế toán quản trị 31
1.3.2.1 Phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo công việc 31
1.3.2.2 Phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất 33
1.4 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 34
1.4.1. Tại Pháp 34
1.4.2. Tại Mỹ 37
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM THUỘC KHU VỰC MIỀN BẮC 38
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM THUỘC KHU VỰC MIỀN BẮC 39
2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 39
2.1.1 Đặc điểm sản phẩm, quy trình sản xuất và tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 39
2.1.1.1 Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm 39
2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 42
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 46
2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 48
2.2.1 Nội dung chi phí sản xuất và việc quản lý chi phí sản xuất 48
2.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 50
2.2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 50
2.2.2.2 Đối tượng, kỳ tính giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 50
2.2.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 52
2.2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 53
2.2.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 61
2.2.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 67
2.2.3.4 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 75
2.2.3.5 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 76
2.2.3.6 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 80
2.2.3.7 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 81
2.3 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 83
2.3.1 Ưu điểm 83
2.3.2 Nhược điểm 84
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM THUỘC KHU VỰC MIỀN BẮC 87
3.1 Phương hướng phát triển của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 87
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 88
3.3 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 90
3.3.1 Các yêu cầu cơ bản 90
3.3.2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 91
3.4 Nội dung hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc 91
3.4.1 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính 92
3.4.1.1 Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán chi phí sản xuất 92
3.4.1.2 Hoàn thiện việc phân bổ công cụ, dụng cụ có giá trị lớn 92
3.4.1.3 Hoàn thiện hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất 93
3.4.2 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị 96
3.4.2.1 Hoàn thiện việc phân loại chi phí phục vụ kế toán quản trị 96
3.4.2.2 Xây dựng hệ thống chi phí sản xuất định mức và giá thành định mức 98
3.4.2.3 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo chi phí định mức 102
3.4.2.4 Xây dựng các dự toán chi phí 108
3.4.2.5 Xây dựng hệ thống báo cáo phục vụ kế toán quản trị 109
3.5 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện 115
3.5.1 Về phía Nhà nước 115
3.5.2 Về phía doanh nghiệp 115
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 119
Phụ lục 01 120
Phụ lục 02 121
Phụ lục 03 122
Phụ lục 04 123
Phụ lục 05 123
Phụ lục 06 124
Phụ lục 07 125
Phụ lục 08 126
Phụ lục 09 126
Phụ lục 10 127
Phụ lục 11 128
Phụ lục 12 128
Phụ lục 13 129
Phụ lục 14 130
Phụ lục 15 130
Phụ lục 16 131
Phụ lục 17 132
Phụ lục 18 133
Phụ lục 19 134
Phụ lục 20 135
Phụ lục 21 136
Phụ lục 22 136
Phụ lục 23 137
Phụ lục 24 138
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ths-17.doc