Tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm May gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh: ... Ebook Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm May gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm May gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi më ®Çu
Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh... Vì vậy, muốn đứng vững trên thị trường và đạt được lợi nhuận tối đa thì các doanh nghiệp phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mà giá cả lại phù hợp với người tiêu dùng. Để đạt được những mục tiêu này thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất sản phẩm nhằm giảm chi phí và hạ giá thành.
Một trong những công cụ quản lý không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh là hach toán kế toán, trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm. Vì vậy công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu cần thiết và là vấn đề mà các doanh nghiệp thường xuyên quan tâm.
Tổ chức đúng đắn, hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho bộ máy quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp thường xuyên nắm bắt được tình hình thực hiện các định mức chi phí về vật tư, tiền vốn, tình hình kế hoạch hạ giá thành, tình hình lãng phí và thiệt hại xảy ra ở từng khâu của quá trình sản xuất... cung cấp những tài liệu xác thực để chỉ đạo sản xuất kinh doanh, để phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất, đánh giá thành tích và khuyết điểm của từng người, từng bộ phận để thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và có hệ thống nguyên tắc tiết kiệm trong sản xuất, khai thác mọi khả năng để tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
Công ty TNHH Ngọc Đỉnh là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chuyên thực hiện gia công hàng may xuất khẩu. Trong những năm mới đi vào hoạt động này, Công ty đã và đang khẳng định được chất lượng tay nghề của mình trên thị trường quốc tế. Hiện nay, Công ty đã có được những bạn hàng lớn từ các nước phát triển trên thế giới. Với phương châm không ngừng đổi mới cơ cấu sản phẩm, chủ động trong sản xuất, Công ty luôn thực hiện các biện pháp quản lý và hạch toán kế toán thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng ấy, cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty, em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm May gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập chuyên ngành của em gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm May gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm May gia công tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian cũng như phương pháp tìm hiểu thực tế Công ty và với sự hiểu biết còn hạn chế, nên khi làm chuyên đề này em không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của PGS. TS Nguyễn Thị Lời và các anh chị ở phòng kế toán Công ty TNHH Ngọc Đỉnh nhằm hoàn thiện hơn nữa bài viết của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Tæng quan vÒ c«ng ty tnhh ngäc ®Ønh
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
Tên công ty: Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
Tên bằng tiếng Anh: SUMMIT COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: SUMMIT CO. LTD
Địa chỉ: xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Công ty được thành lập dựa trên đơn và hồ sơ dự án của bà Huang, Shu Hui (sinh ngày 03/11/1971, số hộ chiếu 210628443 ngày 06/02/2004 do Bộ Ngoại giao Đài Loan cấp; Địa chỉ: F22, No32, Lane 150, Singyun St., Nei-Hu District, Taipei City 114, Đài Loan (R.O.C)) đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên xét duyệt. SUMMIT CO. LTD có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong số vốn của công ty, mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Các hoạt động chính của SUMMIT CO. LTD:
- Gia công, thiết kế và sản xuất các sản phẩm may mặc và đồ da như áo Jacket, áo gió, áo thể thao...
- Hoạt động xuất khẩu: Tất cả các loại hàng hoá sản xuất ra đều được dùng để xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật,...
- Hoạt động nhập khẩu: Công ty chú trọng tới việc nhập các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho ngành Dệt may (như máy may công nghiệp, máy thêu, máy nhuộm, máy là, máy cắt). Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Nga...
- Hoạt động tạm nhập tái xuất: bông thô, sợi, hoá chất thuốc nhuộm, nguyên phụ liệu may (khuy, khoá, ren,...)
- Xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư sản xuất...
Công ty TNHH Ngọc Đỉnh là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam vào tháng 5/2006 với tổng số vốn đầu tư đăng ký của Công ty là 3.000.000 USD (Ba triệu đô la Mỹ), vốn pháp định là 1.500.000USD. Mặt hàng chủ yếu của Công ty là quần áo may sẵn, quần áo thể thao, đồ da,... sản phẩm của Công ty sau khi sản xuất được đóng gói và xuất khẩu trực tiếp cho các nước đặt hàng.
Từ những ngày đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã có những bước phát triển nhất định với những máy móc thiết bị tiên tiến. Năm 2008, công ty đầu tư mở thêm phân xưởng sản xuất đồ da, máy móc thiết bị nhập nhiều khiến cho tổng giá trị TSCĐ dài hạn của công ty tăng cao là 22,42 tỷ đồng.
Cùng với việc TSCĐ dài hạn tăng lên thì Nguồn vốn Công ty cũng tăng lên đáng kể. Sự đầu tư này là một giai đoạn trong dự án phát triển mở rộng sản xuất của Công ty. Tăng quy mô vốn chứng tỏ rằng Công ty đang trong quá trình phát triển, xâm nhập nền kinh tế thị trường.
Kết quả đạt được trong những năm qua:
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1
Doanh thu (tỷ đồng)
2,62
24,23
35,55
2
Lợi nhuận (tỷ đồng)
(0,99)
0,09
3
Nộp ngân sách (tỷ đồng)
-
-
-
4
Thu nhập bình quân
(Triệu đồng/người/tháng)
0,86
0,96
1,31
Do mới đi vào hoạt động nên Công ty được ưu đãi chưa phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc trực tuyến, được phân chia thành các phòng, ban, phân xưởng phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Đứng đầu là Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh Giám đốc và các Phó Giám đốc điều hành trực tiếp các đơn vị, phòng ban chức năng. Kế toán trưởng, trưởng phòng xuất nhập khẩu trực tiếp nhận các chỉ tiêu giao nộp Giám đốc và đến cuối kỳ kinh doanh báo cáo kết quả của đơn vị mình cho Giám đốc. Các phòng chức năng có nhiệm vụ giúp việc và chịu sự quản lý của Giám đốc, cung cấp các thông tin thuộc chức năng của mình, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo ra quyết định chỉ đạo kinh doanh kịp thời đúng đắn.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Phòng Hành chính
Phòng
Kế toán
Phòng XNK
Phòng KD & PTTT
Phòng
Kỹ thuật
Tổ
Bảo vệ
Phân xưởng
da
Phân xưởng
vải
Phòng giác mẫu
Phòng cắt
Xưởng may
Phòng In
thêu
Đóng gói
Phòng giác mẫu
Phòng cắt
Xưởng may
Phòng In
thêu
Đóng gói
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
¨ Giám đốc: Người có quyền hạn, trách nhiệm cao nhất trong Công ty về mọi mặt sản xuất kinh doanh, đại diện cho mọi trách nhiệm và quyền lợi của Công ty trước pháp luật và các cơ quan hữu quan, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ của Giám đốc:
- Nhận vốn đầu tư, đất, tài nguyên và các nguồn lực khác do Hội đồng quản trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giao để xây dựng, sử dụng và phát triển Công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn;
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, phương án đầu tư liên doanh, đề án tổ chức quản lý Công ty. Tổ chức điều hành mọi hoạt động và ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định của Công ty.
- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trước toàn bộ cán bộ công nhân viên, cơ quan hữu quan khác theo quy định; Chịu sự kiểm tra giám sát của tổ chức giám sát do Hội đồng quản trị bầu ra và do chính phủ, các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định theo pháp luật.
¨ Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc điều hành công việc Công ty theo sự phân công nhiệm vụ của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Hội đồng quản trị về những công việc được giao.
Công ty Ngọc Đỉnh có ba Phó giám đốc: Phó giám đốc sản xuất điều hành các công việc liên quan đến sản xuất của Công ty; Phó giám đốc kinh doanh điều hành các công việc liên quan đến tình hình kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty; Phó giám đốc quản lý chung.
Các Phó giám đốc có nhiệm vụ:
- Trực tiếp phụ trách sản xuất, quản lý và chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch hàng năm, hàng tháng, từng lô hàng phải đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng v.v...
- Giám sát quản lý kỹ thuật, định mức sản xuất, xây dựng và tổ chức việc duyệt đơn giá.
- Tổ chức kiểm tra nâng cao tay nghề công nhân hàng năm, quản lý thiết bị, có kế hoạch định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị. Công tác an ninh, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy v.v...
- Nhận nhiệm vụ, uỷ quyền của Giám đốc. Có quyền điều hành các phòng ban, phân xưởng, giao quyền cho các giám đốc phân xưởng và trưởng các phòng ban chức năng.
¨ Các phòng ban chức năng:
· Phòng Hành chính: tham mưu cho Giám đốc những công việc sau:
- Xây dựng nội quy và quy chế quản lý công ty, kiện toàn bộ máy quản lý, tuyển dụng lao động, giao tiếp với các khách hàng, hướng dẫn họ đến các bộ phận khách hàng.
- Tiếp nhận các thủ tục hành chính và tổ chức kiểm tra tổ bảo vệ, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ an ninh trong Công ty, tổ chức theo dõi chấm công, bấm giờ để xây dựng đơn giá tiền lương, tính lương kịp thời theo đúng chế độ nhà nước, thanh toán các chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội cho công nhân.
- Quản lý tốt tài liệu, văn bản, hồ sơ cán bộ công nhân viên. Bảo quản tốt tài sản của khối hành chính, tài sản chung của Công ty, và thường xuyên tu sửa có dự trù khi mua sắm
- Nghiên cứu xem xét các thủ tục cần thiết như: quyết định tiếp nhận hợp đồng lao động, sổ lao động và bảo hiểm y tế trình giám đốc phê duyệt báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền.
· Phòng Kế toán: Giúp Giám đốc chỉ đạo tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật:
- Quản lý, theo dõi chính xác vốn và nguồn vốn. Sử dụng tốt vốn của Công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển.
- Tham mưu giúp Giám đốc ký các Hợp đồng kinh tế. Mở sổ sách phù hợp với mô hình kinh doanh của Công ty, làm tốt công tác ghi chép ban đầu, định khoản chính xác và hạch toán theo quy định của nhà nước. Chứng từ nhập xuất vật tư hàng hoá cập nhật sổ sách theo định kỳ, thường xuyên có sự luân chuyển, đối chiếu giữa các bộ phận.
- Thanh quyết toán các Hợp đồng kinh tế phát sinh. Phân tích hoạt động kinh tế ít nhất một năm một lần sau khi quyết toán xong. Quản lý chặt chẽ các khoản công nợ, tiền mặt và theo dõi các khoản tiền gửi Ngân hàng.
- Các phiếu thu, chi tiền phải được sự đồng ý của giám đốc và kế toán trưởng. Kiểm tra những chứng từ giả mạo, những chi phí không hợp lệ trước khi trình duyệt. Lập các báo cáo thuế, các báo cáo tài chính liên quan, báo cáo kế toán theo định kỳ...
· Phòng Xuất nhập khẩu: Có các chức năng sau:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, từng đơn đặt hàng. Tham mưu giúp Giám đốc ký kết các hợp đồng với đối tác.
- Làm thủ tục đăng ký hải quan để tiếp nhận nguyên vật liệu và thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo chỉ định của khách hàng. Kết thúc hợp đồng phải làm thanh toán với hải quan nơi đăng ký mở tờ khai.
· Phòng Kỹ thuật: Giúp Giám đốc thực hiện việc quản lý kỹ thuật:
- Nghiên cứu sáng tạo mẫu chào hàng. Sao chép mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng. May sản phẩm mẫu để hướng dẫn công nhân may trên chuyền và giải chuyền, xây dựng quy trình công nghệ hợp lý.
- Tổ chức kiểm tra chất lượng trên dây chuyền may. Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho từng mã hàng và tổ chức đội ngũ kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm hàng lần cuối trước khi xuất hàng. Nghiên cứu định mức tiêu hao vật tư, lao động cho từng sản phẩm và công đoạn, giúp cho việc khảo sát và tính lương chính xác.
- Lựa chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật nòng cốt cho Công ty.
· Phòng Kinh doanh và phát triển thị trường: có chức năng như sau:
- Tiếp nhận các Hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng của khách hàng, xem xét đơn đặt hàng xem Công ty có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không. Tham mưu cho Giám đốc ký kết các Hợp đồng kinh tế
- Tìm hiểu và phát triển thị trường tiềm năng. Tiếp nhận những ý kiến phản hồi của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
· Bộ phận kho:
- Quản lý vật tư, hàng hoá, sản phẩm nhập hay xuất kho đều phải có hoá đơn, chứng từ cụ thể. Quản lý kho thông qua hệ thống thẻ kho, sổ kho.
- Sản phẩm hàng hoá phải kiểm tra thường xuyên liên tục để biết thiếu thừa, thông báo cho ban quản lý và khách hàng để giải quyết kịp thời.
- Theo dõi chặt chẽ nguyên vật liệu chính (vải) ở nhà cắt để quản lý lượng vải thiếu thừa, tiết kiệm định mức của công ty.
· Bộ phận Sản xuất: Bộ phận sản xuất của Công ty TNHH Ngọc Đỉnh gồm 2 phân xưởng là phân xưởng da và phân xưởng vải. Trong mỗi phân xưởng đều có các phòng: phòng mẫu, phòng cắt, phòng in, xưởng thêu, các dây chuyền may, bộ phận hoàn thiện, đóng gói sản phẩm. Phân xưởng da có 7 chuyền may, phân xưởng vải có 5 chuyền may.
III. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ sản phẩm
Công ty TNHH Ngọc Đỉnh chủ yếu gia công hàng may mặc xuất khẩu. Mặt hàng gia công của Công ty là áo Jacket 3 lớp, 5 lớp, áo quần thể thao, áo khoác... với số lượng, chủng loại, mẫu mã chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, dựa vào các Hợp đồng đã được ký kết. Các sản phẩm xuất khẩu đảm bảo các yêu cầu như: yếu tố kỹ thuật, kiểu dáng, chất lượng mà khách hàng đưa ra. Hàng may mang tính thời trang, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, đóng gói đúng theo yêu cầu khách hàng và theo chất lượng của sản phẩm... Vì vậy ngoài đầu tư dây chuyền công nghệ, Công ty còn phải tuyển dụng đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm, khéo léo, cẩn thận.
Nguyên vật liệu chính của ngành may là vải (khoảng 80%) còn lại là chỉ, cúc, khoá, mex, mac... Hiện nay, nguyên vật liệu chính của Công ty chủ yếu do khách hàng nước ngoài đưa đến, một phần nhỏ thì nhập của các công ty dệt may trong nước. Quy trình công nghệ của ngành may tương đối phức tạp, có nhiều khâu, mỗi khâu lại có nhiều bước thực hiện. Công ty TNHH Ngọc Đỉnh là loại hình gia công hàng may mặc trên dây chuyền công nghiệp hiện đại, sản phẩm sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng. Khi có đơn đặt hàng, Bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm xem các mẫu vẽ rồi chọn nguyên vật liệu. Sau đó đưa sang phòng Cắt để cắt mẫu rồi may, in thêu... hoàn chỉnh sản phẩm mẫu. Sản phẩm này được đưa lại cho bên đặt hàng kiểm tra, nếu đúng thì bắt đầu đi vào sản xuất.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất
Đơn đặt hàng
Phòng mẫu
Phòng Cắt
Phòng May
Là, dập cúc
Hoàn thiện
Đóng gói
Phòng In thêu
IV. Tổ chức công tác kế toán
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Ngọc Đỉnh được tổ chức theo mô hình tập trung. Mọi công việc từ khâu lập chứng từ đến hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp đều được thực hiện tại phòng kế toán. Công ty có 8 nhân viên kế toán, mỗi người phụ trách và kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Kế
toán tiền mặt, TSCĐ
Kế toán thuế, TGNH, Quỹ
Kế toán vật tư, kho
Kế toán lương
Kế toán doanh thu
Kế toán tổng hợp
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán
¨ Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của các bộ phận kế toán, tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh. Phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản, quy định của chế độ tài chính. Chịu trách nhiệm về công tác tài chính của Công ty trước Tổng giám đốc
¨ Kế toán thanh toán: Kiểm tra giám sát các nghiệp vụ mua bán, theo dõi công nợ, đối chiếu, cập nhật các số liệu từ đó cân đối giữa thu và chi.
¨ Kế toán tiền mặt, TSCĐ: Theo dõi các khoản thu, chi bằng tiền mặt của Công ty. Theo dõi sự tăng giảm của các TSCĐ trong Công ty
¨ Kế toán Thuế, TGNH, Quỹ: Theo dõi chi phí thuế đầu vào phát sinh. Xuất hoá đơn cho khách hàng. Kết hợp với kế toán trưởng tiến hành phân tích quyết toán của đơn vị, lập báo cáo tài chính, xác định kết quả kinh doanh. Theo dõi các tài khoản tiền gửi và sự tăng giảm của chúng tại các ngân hàng. Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến thu, chi và tồn quỹ của Công ty
¨ Kế toán Vật tư, kho: Cập nhật và theo dõi tiến độ sản xuất của các phân xưởng để kịp thời mua nguyên vật liệu, vật tư thiết bị sử dụng cho đơn hàng. Nhập kho nguyên vật liệu, vật tư khi nhà cung cấp giao. Xuất kho theo yêu cầu sản xuất. Lưu trữ giấy tờ xuất nhập kho, theo dõi đồ nghề cá nhân của công nhân.
¨ Kế toán Lương: Theo dõi tình hình cán bộ, công nhân viên đi làm, chấm công tính lương và thanh toán lương. Làm hợp đồng lao động, đăng ký Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
¨ Kế toán Doanh thu: Ghi nhận các khoản doanh thu phát sinh, tính toán tổng doanh thu. Ghi nhận các khoản giảm doanh thu (nếu có)
¨ Kế toán Tổng hợp: Theo dõi nguyên vật liệu, số lượng chất lượng sản phẩm, tính giá các thành phẩm... Tổng hợp tất cả các tài khoản.
3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty
Với đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh của Công ty, công tác hạch toán kế toán giữ vai trò quan trọng, thực hiện đầy đủ chức năng kế toán của mình, giám đốc quá trình hình thành, vận động và phát triển của tài sản. Công tác kế toán tại Công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của một quá trình hạch toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán cho đến lập các Báo cáo kế toán. Hình thức ghi sổ được Công ty vận dụng là hình thức Nhật ký chung.
Nhật ký chung là hình thức kế toán đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Nhật ký chung
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng Cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Hiện nay công tác kế toán tại Công ty TNHH Ngọc Đỉnh được thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006.
Hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống chứng từ sử dụng tại Công ty hiện nay được thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
Bao gồm:
- Chứng từ về tiền: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng...
- Các chứng từ bán hàng: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng
- Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu giao hàng, phiếu nhận hàng, phiếu xuất kho.
- Chứng từ khác: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ nguyên vật liệu, dụng cụ...
Công ty áp dụng phương pháp Nhật ký chung để ghi sổ kế toán. Hệ thống sổ kế toán của Công ty bao gồm các sổ sau: Nhật ký chung; Nhật ký thu tiền, chi tiền, mua hàng, bán hàng; Sổ Cái; Sổ chi tiết các tài khoản; Sổ kho, thẻ kho; Sổ quỹ, sổ phụ Ngân hàng
· Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, có thể chuyển đổi dễ dàng thành các khoản tiền được biết trước mà không cần phải thông báo.
· Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá thành thực tế và giá trị thuần có thể thực hiện được (là giá bán ước tính trừ chi phí bán hàng ước tính và sau khi đã lập dự phòng cho hàng hư hỏng, lỗi thời và chậm luân chuyển). Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, giá trị được xác định như sau: Với nguyên vật liệu, hàng hoá: giá vốn thực tế tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Với thành phẩm và chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: giá vốn nguyên vật liệu và lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung có liên quan được phân bổ dựa trên mức độ hoạt động bình thường.
· Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
- Nguyên giá TSCĐ gồm giá mua và những chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định được vốn hoá và chi phí bảo trì sửa chữa được tính vào báo cáo kết quả kinh doanh. Khi tài sản được bán hoặc thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế được xoá sổ và bất kỳ các khoản lỗ nào phát sinh do thanh lý nhượng bán đều được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời gian sử dụng ước tính của tài sản. Thời gian sử dụng ước tính như sau:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: 12 năm
+ Máy móc, thiết bị: 4-7 năm
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn: 10 năm
+ Thiết bị dụng cụ quản lý: 4-7 năm
+ Tài sản cố định khác: 5 năm
Việc tính và trích khấu hao tài sản cố định tại Công ty được thực hiện theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành.
· Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí khác: Chi phí trả trước dài hạn là chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng với giá trị lớn và được phân bổ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian từ 4 đến 7 năm
· Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Các nghiệp vụ phát sinh bằng đồng ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm tài sản và công nợ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá quy định vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ được kết chuyển vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.
· Phương pháp tính thuế GTGT: Việc tính và hạch toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty được áp dụng theo phương pháp khấu trừ
· Các phương thức tiêu thụ: chủ yếu là chuyển hàng theo hợp đồng do Công ty TNHH Ngọc Đỉnh chủ yếu là nhận gia công hàng may mặc.
· Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: D.thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hoá đã chuyển sang người mua.
· Nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính: Lãi tiền vay của các khoản vay liên quan trực tiếp đến việc mua, xây dựng hay sản xuất những tài sản cần một khoảng thời gian tương đối dài để hoàn thành và đưa vào sử dụng, được cộng vào nguyên giá tài sản cho đến khi tài sản đã sẵn sàng để sử dụng. Lãi vay được ghi nhận như một khoản chi phí trong năm tài chính.
· Hệ thống báo cáo kế toán sử dụng tại Công ty: Hệ thống báo cáo của Công ty được lập và trình bày theo Chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam. Hệ thống báo cáo tài chính năm mà Công ty cần phải lập bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Hàng ngày, Doanh nghiệp có báo cáo tình hình sử dụng quỹ Tiền mặt và ngoại tệ, thu, chi, tăng giảm trong ngày do kế toán tiền mặt lập và gửi cho các nhà quản lý. Báo cáo kho cũng được kế toán kho theo dõi và lập bảng tổng hợp hàng ngày. Báo cáo ngày còn có báo cáo ở các xưởng sản xuất như: kế hoạch sản xuất, đã sản xuất được bao nhiêu sản phẩm, còn lại kế hoạch là bao nhiêu?... Báo cáo này phục vụ cho mục đích quản trị của Doanh nghiệp.
Hàng tháng, kế toán phải lập các báo cáo sau: Báo cáo tình hình công nợ của khách hàng. Báo cáo thuế, Bảng kê xuất nhập khẩu.
Hồ sơ hoàn thuế được doanh nghiệp lập 2 lần một năm vào cuối quý 2 và cuối quý 4
Cuối năm, Doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính tổng hợp, xác định lỗ lãi và nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước Việt Nam.
Chương II
thùc tr¹ng kÕ to¸n chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm may gia c«ng t¹i C«ng ty TNHH Ngäc §Ønh
I. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty
1. Chi phí sản xuất
Trong doanh nghiệp, chi phí bỏ ra cho khâu sản xuất được gọi là chi phí sản xuất. Nói cách khác, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định, được biểu hiện bằng tiền.
Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau cả về nội dung, tính chất và công dụng, vai trò, vị trí... trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán thì cần phải phân loại chi phí sản xuất.
Xuất phát từ những yêu cầu và mục đích của quản lý, chi phí sản xuất được phân loại theo những tiêu thức khác nhau như theo yếu tố chi phí hoặc phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Để phục vụ cho việc tập hợp quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chi phí, chi phí được phân loại theo yếu tố. Phân loại theo yếu tố chi phí thì theo quy định hiện hành tại Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia ra làm các yếu tố như sau:
- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất- kinh doanh.
- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương
- Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục. Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm ở Việt Nam bao gồm các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp)
- Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi xác định chi phí để tính giá thành thực tế sản phẩm thì chỉ bao gồm ba loại chi phí là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Kế toán của Công ty TNHH Ngọc Đỉnh tiến hành phân loại chi phí theo cách phân loại thứ hai, tức là phân loại chi phí theo khoản mục chi phí.
Công ty TNHH Ngọc Đỉnh cũng giống như các công ty trong ngành may mặc khác đều có một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp theo kiểu chế biến liên tục (Cắt, may, là gấp, đóng gói) kết hợp với chế biến song song bao gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau cấu thành. Kết quả sản xuất của mỗi giai đoạn đều tạo ra bán sản phẩm và trở thành đối tượng chế biến của giai đoạn tiếp theo.
Trong giai đoạn may, sản phẩm lại được chia nhỏ thành nhiều chi tiết như: tay áo, thân áo, cổ áo,... và được giao cho nhiều người cùng sản xuất rồi ghép nối thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng mới xác định là thành phẩm.
Trong ngành thời trang may mặc thì kiểu dáng và chất lượng của sản phẩm là những tiêu chí đầu tiên để cho khách hàng ra quyết định chọn lựa. Vì vậy nếu sản phẩm thiếu một trong hai tiêu chí trên sẽ khó có thể tiêu thụ. Hiện nay, vải vóc (nguyên vật liệu chính) trong nước sản xuất chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài. Vì vậy mà Công ty chỉ thực hiện may gia công còn nguyên vật liệu chính, một phần nguyên vật liệu phụ và mẫu thiết kế là do khách hàng cung cấp theo đúng số lượng, chủng loại, phẩm chất ghi trong hợp đồng. Chính vì vậy mà tỷ trọng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ chiếm khoảng từ 5%-10% tổng chi phí sản xuất của hàng nhận gia công trong kỳ; chủ yếu là nguyên vật liệu phụ.
Khi chuyển nguyên vật liệu (vải, da thuộc...) cho Công ty thì khách hàng đã tính toán định mức hao hụt của vật liệu và quy định cho Công ty thực hiện trong Hợp đồng kinh tế.
Như vậy, với đặc điểm là một doanh nghiệp may gia công nên việc tính giá thành sản phẩm thực tế ở Công ty chỉ là giá gia công sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên phụ liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
1.1. Chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp
Như trên đã trình bày, Công ty TNHH Ngọc Đỉnh la một công ty chuyên may gia công, nguyên vật liệu chính là vải và da, một phần nguyên phụ liệu là do bên đặt hàng cung cấp. Do vậy mà yếu tố nguyên vật liệu trực tiếp không được đưa vào để tính giá gia công sản phẩm. Với nguyên vật liệu chính này, kế toán chỉ theo dõi về số lượng, không theo dõi về mặt giá trị, do đó không được hạch toán vào chi phí sản xuất phát sinh trong tháng.
Tuy nhiên, may mặc là một ngành cần rất nhiều nguyên phụ liệu như: chỉ may, chỉ thêu, cúc, phécmăngtuya, ghim, thùng carton, túi nilon, phấn... Những phụ liệu này trong nước có thể đáp ứng. Vì vậy mà khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thay thế bằng chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp.
Chỉ may có rất nhiều loại như: chỉ may 210 D/2, chỉ may 210 D/3, chỉ may 40S/2, chỉ may 60S/3, chỉ may 30S/3...
Thùng Carton cũng có rất nhiều loại như: Carton 800x650x450, 650x550x500, 900x630x400, 850x630x350...
Túi PE để đựng sản phẩm: túi PE vát in 70x100, túi PE kẹp miết 12x18, túi PE vát không in 60x140, túi PE vát in 5 lần 71x86...
1.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra còn bao gồm cả chi phí các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế được tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ quy định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
Ngoài những chi phí liên quan đến công nhân trực tiếp sản xuất được đưa vào chi phí nhân công trực tiếp thì tại Công ._.ty TNHH Ngọc Đỉnh còn có thêm một khoản mục nữa, đó là chi phí thuê gia công bên ngoài. Khi có nhiều đơn đặt hàng mà năng lực sản xuất của Công ty không đáp ứng được thì tất yếu phải thuê ngoài. Chi phí thuê gia công ngoài được tính vào chi phí nhân công trực tiếp của Công ty để tập hợp tính giá thành.
1.3. Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất ra một sản phẩm sau chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
Trong một doanh nghiệp may gia công thì chi phí nhân công trực tiếp có giá trị lớn nhất sau đấy là chi phí sản xuất chung. Công ty TNHH Ngọc Đỉnh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chi phí sản xuất chung của Công ty được tập hợp từ các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng.
- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý phân xưởng.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng
- Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn
- Chi phí khác mua ngoài bằng tiền mặt
- Chi phí cho hàng gia công ngoài
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại công ty:
Đối với các doanh nghiệp khi kế toán chi phí sản xuất thì phải làm sao xác định được đối tượng kế toán chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp.
Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất như phần trên đã trình bày kết hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty là thực hiện gia công những đơn hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn nên các phân xưởng được giao nhiệm vụ sản xuất từng mã hàng với kích cỡ khác nhau. Do đó, Công ty đã xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, trong đó lại chi tiết cho từng loại mã hàng.
Đối với những chi phí nào liên quan đến một mã sản phẩm, kế toán sẽ căn cứ vào số liệu trên các chứng từ để tập hợp trực tiếp cho mã sản phẩm đó. Đối với những chi phí có liên quan đến nhiều mã sản phẩm như chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ tập hợp lại rồi phân bổ cho từng mã hàng theo thời gian làm ra một sản phẩm. Công việc hạch toán được kế toán của công ty tập hợp và tính theo kỳ kế toán tháng.
2. Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hay một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kĩ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm là căn cứ quan trọng để định giá bán thành phẩm, xác định kết quả sản xuất kinh doanh của hoạt động sản xuất.
Phân loại giá thành sản phẩm:
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội, giá thành cá biệt, còn có khái niệm giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ, v.v...
Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:
- Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Xét theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ:
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
=
Giá thành sản xuất sản phẩm
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí tiêu thụ sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại đơn vị:
Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty và chu kỳ sản xuất ngắn hạn (theo từng đơn đặt hàng), sản phẩm sản xuất ra lại bao gồm nhiều loại khác nhau cả về mẫu mã và kích thước, và chỉ có sản phẩm hoàn thành ở công đoạn cuối cùng mới được coi là thành phẩm, do đó Công ty xác định đối tượng tính giá thành là theo từng mã sản phẩm đã nhập kho trong kỳ.
Để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời về giá thành, sau khi tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, kế toán chi phí và giá thành sẽ tiến hành tính tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng mã sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng. Như vậy, kỳ tính giá thành của Công ty là theo kỳ kế toán tháng.
II. Trình tự và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay dịch vụ.
Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản đầu tiên cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp trong ngành may mặc là rất đa dạng và phong phú, được chia thành hai loại là nguyên vật liệu chính và nguyên phụ liệu, trong đó:
Nguyên vật liệu chính bao gồm các loại vải, da, bông, ... như vải chính, vải ngoài, vải thô, da lộn, da thuộc... với nhiều chủng loại, màu sắc, và đặc tính khác nhau.
Nguyên phụ liệu là những loại vật liệu đi kèm với nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, làm phong phú hình dáng bên ngoài và tăng giá trị sử dụng cho sản phẩm.
Để theo dõi các khoản chi phí này, kế toán sử dụng tài khoản 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết thành:
TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu chính
TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu phụ
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên phụ liệu xuất dùng trực tiếp cho sản phẩm
Bên Có: Kết chuyển chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
* Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính:
Như đã trình bày ở trên, với nguyên vật liệu chính Công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng, không theo dõi về mặt giá trị nên không hạch toán vào chi phí sản xuất phát sinh trong tháng.
Tùy thuộc vào đơn đặt hàng của khách, Công ty đưa ra kế hoạch sản xuất trong tháng và định mức nguyên vật liệu chính tiêu hao cho một sản phẩm do phòng Kỹ thuật chuyển tới, phòng kế toán lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính (Biểu số 1) để sản xuất thử sản phẩm mẫu.
Biểu số 1
PhiÕu xuÊt kho Số: 02/3
Ngày 01 tháng 3 năm 2009
Họ và tên người nhận hàng: Trần Thị Thanh
Địa chỉ (bộ phận): Phòng kỹ thuật
Lý do xuất kho: May mẫu, làm bảng mẫu mã sản phẩm Nardo Jacket
Xuất tại kho: Kho nguyên liệu
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (SP, HH)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
600D POLYCORDURA
m
3,0
3,0
2
POLYMESH
m
3,0
3,0
3
30Z BOTHSIDE SPIRAL
m
2,5
2,5
4
EX-TEX Z-LINER
m
3,0
3,0
5
210T N/TAFFETA P/D
m
4,0
4,0
Cộng
Sau khi sản phẩm mẫu đạt yêu cầu thì phòng kế hoạch sẽ phân bố dây chuyền sản xuất. Kế toán lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính (Biểusố 2). Căn cứ vào hoá đơn vận chuyển, hoá đơn bán hàng, lệnh sản xuất, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, số lượng thực tế nhập xuất... thủ kho ghi tình hình biến động vào thẻ kho, nguyên vật liệu chính sẽ được chuyển đến giai đoạn đầu tiên là phân xưởng cắt. Phân xưởng cắt sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình sẽ tạo ra các bán thành phẩm và chuyển số bán thành phẩm này sang các công đoạn tiếp theo. Đối với các nguyên vật liệu do bên đặt hàng cung cấp mà Công ty tiết kiệm được từ các hợp đồng gia công, Công ty tiến hành nhập kho để sử dụng tiếp cho các đơn đặt hàng tiếp theo.
Biểu số 2
PhiÕu xuÊt kho số 06/3
Ngày 02 tháng 3 năm 2009
Họ và tên người nhận hàng: Trương Văn Thế
Địa chỉ (bộ phận): Phân xưởng Textile 1
Lý do xuất kho: May sản phẩm Nardo Jacket
Xuất tại kho: Kho nguyên liệu
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (SP, HH)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
600D POLYCORDURA
m
3.000
3.000
2
POLYMESH
m
3.000
3.000
3
30Z BOTHSIDE SPIRAL
m
2.500
2.500
4
EX-TEX Z-LINER
m
3.000
3.000
5
210T N/TAFFETA P/D
m
4.000
4.000
Cộng
* Kế toán chi phí nguyên vật liệu phụ:
Thông thường đối với hàng gia công xuất khẩu thì nguyên phụ liệu cũng do khách hàng đem đến, tuy nhiên cũng có trường hợp do có sự thoả thuận của hai bên mà Công ty tự cung cấp để hoàn thiện sản phẩm. Về cơ bản thì việc ghi chép và hạch toán nguyên phụ liệu cũng tương tự như nguyên vật liệu chính.
- Với nguyên phụ liệu do khách hàng mang tới thì kế toán chỉ theo dõi sự biến động về mặt số lượng như nguyên vật liệu chính mà không hạch toán vào chi phí sản xuất.
- Với những nguyên vật liệu phụ mà Công ty tiến hành thu mua thì kế toán sẽ theo dõi sự biến động trên cả hai mặt số lượng và giá trị. Chi phí này được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm.
Chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp được đưa vào để tính giá thành phẩm trong công ty bao gồm: chi phí thu mua túi PE, ép nhãn mác, thùng Carton và chỉ may. Đối với những phụ liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sản phẩm thì được kế toán hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thì kế toán tiến hành phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí. Tiêu thức phân bổ được sử dụng là phân bổ theo số lượng sản phẩm:
Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu phân bổ cho từng sản phẩm
=
Tổng tiêu thức phân bổ của từng sản phẩm
x
Tỷ lệ phân bổ
Vật liệu phụ xuất kho cho các phân xưởng sẽ căn cứ trên định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm và số lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch. Do công ty có ít danh điểm nguyên phụ liệu cho nên để tiện cho công tác quản lý kịp thời, chính xác Công ty đã sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên phụ liệu và phương pháp tính giá nhập trước xuất trước để xác định giá trị hàng xuất kho.
Để theo dõi chặt chẽ vật liệu xuất kho, trên cơ sở phiếu nhập kho, xuất kho (Biểu số 3) kế toán chi phí sử dụng sổ Chi tiết TK 6212 (Biểu số 4) tập hợp toàn bộ chi phí nguyên phụ liệu dùng cho sản xuất chi tiết cho từng sản phẩm. Cuối tháng, dựa vào sổ chi tiết cho từng sản phẩm, kế toán tiến hành tập hợp các số liệu vào bảng phân bổ nguyên phụ liệu cho từng sản phẩm theo từng dây chuyền sản xuất (Biểu số 5)
Biểu số 3
PhiÕu xuÊt kho số 35/3
Ngày 16 tháng 3 năm 2009
Họ và tên người nhận hàng: Trương Văn Thế
Địa chỉ (bộ phận): Phân xưởng Textile 1
Lý do xuất kho: May sản phẩm Nardo Jacket
Xuất tại kho: Kho nguyên liệu
STT
Tên vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Túi PE vát in 70x100
T11
Cái
450
450
1.900
855.000
2
Thùng Carton 85x60x30
C24
Thùng
450
450
4.000
1.800.000
Cộng
2.655.000
Biểu số 4
sæ chi tiÕt tµi kho¶n
Tài khoản 6212 - Chi phí nguyên vật liệu phụ
Tên phân xưởng: PX Textile 1
Tên sản phẩm: Nardo Jacket
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi Nợ tài khoản 6212
SH
NT
Tổng số tiền
Chia ra
Chỉ
Túi PE
Carton
Số phát sinh trong kỳ
08/3
02/3
- Xuất chỉ
1522
7.125.000
7.125.000
15/3
04/3
- Xuất túi PE
1522
750.500
750.500
21/3
06/3
- Xuất thùng Carton
1522
1.580.000
1.580.000
35/3
16/3
- Xuất túi PE, thùng Carton
1522
2.655.000
855.000
1.800.000
31/3
Cộng số phát sinh trong kỳ
154
12.110.500
7.125.000
1.605.500
3.380.000
Ghi Có TK 6212
154
12.110.500
Số dư cuối kỳ
0
Biểu số 5
B¶ng ph©n bæ nguyªn phô liÖu
Tháng 3 năm 2009
Stt
Phân xưởng
Diễn giải
Ghi Nợ TK 6212
Ghi Có TK 1522
Túi PE
Ép nhãn
Thùng Carton
Chỉ
1
Textile 1
Nardo Jacket
..........
Xuất cho PX Textile 1
12.110.500
.........
21.798.900
1.605.500
........
2.889.900
3.380.000
.......
6.084.000
7.125.000
.......
12.825.000
2
Textile 2
Xuất cho PX Textile 2
6.786.000
1.833.500
3.860.000
1.092.500
3
Textile 3
Xuất cho PX Textile 3
19.299.000
4.104.000
8.640.000
6.555.000
4
Textile 4
Xuất cho PX Textile 4
12.543.000
1.273.000
4.520.000
5.040.000
1.710.000
5
Textile 5
Xuất cho PX Textile 5
10.162.000
1.292.000
4.120.000
4.750.000
6
Leather 1
Xuất cho PX Leather 1
18.672.000
1.482.000
3.450.000
7.280.000
6.460.000
7
Leather 2
Xuất cho PX Leather 2
13.477.500
1.425.000
7.920.000
4.132.500
8
Leather 3
Xuất cho PX Leather 3
12.460.000
47.500
9.800.000
2.612.500
9
Leather 4
Xuất cho PX Leather 4
8.355.500
940.500
2.760.000
4.655.000
10
Leather 5
Xuất cho PX Leather 5
7.806.000
1.073.500
5.640.000
1.092.500
11
Leather 6
Xuất cho PX Leather 6
8.878.000
1.083.000
5.800.000
1.995.000
Cộng số phát sinh trong kỳ
140.237.900
17.443.900
7.970.000
66.944.000
47.880.000
Biểu số 6 Sæ nhËt ký chung
Năm 2009
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi S.Cái
STT dòng
Số hiệu TKĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
NK01/3
01/3
Mua Carton 600x600x450
152
13.560.000
111
13.560.000
XK01/3
01/3
Xuất Sport Leather Jeans
632
386.000.000
155
386.000.000
XK02/3
01/3
May mẫu Nardo Jacket
621
1521
..........
....
................
.....
XK05/3
02/3
May mẫu Retro Jacket
621
1521
XK06/3
02/3
May sản phẩm Nardo Jacket
621
SL: 857
1521
XK07/3
02/3
Xuất chỉ, túi PE
621
16.758.000
1522
16.758.000
.............
PC05/3
03/3
Mua băng dính
627
232.500
111
232.500
PC06/3
03/3
Mua văn phòng phẩm
627
60.000
111
60.000
XK15/3
04/3
Xuất túi PE
621
5.233.900
1522
5.233.900
XK21/3
06/3
Xuất thùng Carton
621
23.428.000
1522
23.428.000
.........................
PC62/3
10/3
Chi phí sửa moto
627
2.850.000
111
2.850.000
...........................
Cộng chuyển trang sau
Biểu số 6 (tiếp).
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi S.Cái
STT dòng
Số hiệu TKĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
.........................
XK35/3
16/3
Xuất túi PE, thùng Carton
621
2.655.000
1522
2.655.000
....................
XK41/3
20/3
Xuất chỉ cho L1-6, T1-5
621
19.152.000
1522
19.152.000
.......................
XK43/3
21/3
Xuất nhãn mác cho L1, T4
621
7.970.000
1522
7.970.000
.....................
XK47/3
25/3
Xuất túi PE cho L1-6, T1-5
621
6.628.000
1522
6.628.000
......................
XK51/3
28/3
Xuất thùng Carton
621
23.436.000
1522
23.436.000
...........................
31/3
Kết chuyển CP NVL
154
140.237.900
621
140.237.900
31/3
Kết chuyển CP NCTT
154
1.144.596.000
622
1.144.596.000
31/3
Kết chuyển CPSXC
154
1.358.817.791
627
1.358.817.791
31/3
Nhập kho thành phẩm
155
2.643.651.691
154
2.643.651.691
Cộng chuyển trang sau
Hàng ngày, kế toán tiến hành lấy số liệu từ sổ Nhật ký chung (Biểu số 6) đưa vào Sổ Cái TK 621 (Biểu số 7). Cuối tháng tính tổng số phát sinh trên Sổ Cái TK 621 rồi kết chuyển sang Sổ Cái TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Biểu số 7
Đơn vị: Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
Đ/c: Dân Tiến - Khoái Châu - Hưng Yên
Sæ c¸i
Năm 2009
Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ
Diễn giải
Số
hiệu TKĐƯ
Số tiền
Số
hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Số phát sinh trong tháng 3
XK 07/3
02/3
Xuất chỉ cho L1-6, T1-5
1522
16.758.000
XK 15/3
04/3
Xuất túi PE cho L1-6, T1-5
1522
5.233.900
XK 21/3
06/3
Xuất thùng Carton cho L1-6, T1-5
1522
23.428.000
XK 22/3
10/3
Xuất chỉ cho L1-6, T1-5
1522
11.970.000
XK 35/3
16/3
Xuất túi PE cho L1-6, T1-5
1522
5.582.000
XK 35/3
16/3
Xuất thùng Carton cho L1-6, T1-5
1522
20.080.000
XK 41/3
20/3
Xuất chỉ cho L1-6, T1-5
1522
19.152.000
XK 43/3
21/3
Xuất nhãn mác cho L1, T4
1522
7.970.000
XK 47/3
25/3
Xuất túi PE cho L1-6, T1-5
1522
6.628.000
XK 51/3
28/3
Xuất thùng Carton cho L1-6, T1-5
1522
23.436.000
31/3
Kết chuyển chi phí tháng 3
154
140.237.900
Cộng số phát sinh tháng 9
140.237.900
140.237.900
Số dư cuối tháng
0
0
Ngày......... tháng........ năm.........
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất của Công ty TNHH Ngọc Đỉnh là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, các chi phí trực tiếp thực hiện lao vụ bao gồm: Tiền lương chính, lương phụ, lương thêm giờ, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tính theo tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất.
Lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo thời gian làm việc của mỗi công nhân trong tháng. Với mức lương ký hợp đồng ban đầu, Công ty tiến hành tính tiền lương trung bình ngày của công nhân đó.
Lương bình quân ngày
=
Lương ký hợp đồng
26 ngày lao động quy định
Sau khi tính được lương trung bình ngày thì căn cứ vào bảng chấm công số ngày đi làm của công nhân để tính ra lương theo thời gian làm việc. Theo hình thức này thì:
Lương thời gian = Lương bình quân ngày x Số ngày đi làm thực tế
Ngoài ra công nhân còn có tiền làm thêm giờ. Những khoản này đều được tính vào chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ.
Tiền công làm thêm giờ được Công ty trả cho mỗi công nhân theo đúng quy định là:
Tiền công 1 giờ làm thêm = Tiền công 1 giờ x 1.5
Tiền công 1 giờ = Tiền công ngày / 8 tiếng
- Nếu làm thêm giờ vào ngày lễ hoặc chủ nhật thì được tính theo quy định là gấp 2 lần mức lương ngày.
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”. Nội dung và kết cấu như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất vào tài khoản tính giá thành.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của từng bộ phận gửi lên phòng Tổ chức cán bộ lao động tiền lương. Tại đây, bộ phận tiền lương sẽ tính toán và xác định số tiền thực tế phải trả cho công nhân sản xuất và lập bảng thanh toán lương cho từng dây chuyền, từng phân xưởng rồi chuyển sang cho phòng kế toán tài chính. Tại phòng kế toán, sau khi nhận được các bảng thanh toán lương (Biểu số 8, Biểu số 9) do phòng tổ chức chuyển sang, kế toán lương sẽ tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 10). Dựa vào Bảng theo dõi sản phẩm (Biểu số 11), kế toán tiến hành tính và phân bổ tiền lương cho từng mã sản phẩm và vào sổ chi tiết cho từng mã sản phẩm đó (Biểu số 12).
Các khoản trích theo lương bao gồm:
Trích BHXH: là 15% trên tổng lương cơ bản của công nhân sản xuất
Trích BHYT: Được mua hàng năm trên cơ sở trích 2% tổng tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất.
Hiện nay, Công ty chưa thực hiện trích kinh phí công đoàn vào chi phí theo quy định. Vì công ty chưa tham gia vào tổ chức công đoàn địa phương. Tuy nhiên, hiện nay trong nội bộ Công ty đã có bộ phận công đoàn và có quỹ công đoàn do công nhân tổ chức.
Biểu số 8
Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
B¶ng thanh to¸n l¬ng th¸ng 3/2009
Đơn vị: Phân xưởng Textile 1
Đơn vị tính: Đồng
S
T
T
Họ và tên
Bộ phận
Lương
cơ bản
Số ngày làm việc
Làm thêm giờ
Các khoản khấu trừ
Tổng lương còn được nhận
Số
giờ
Đơn
giá
Thành
tiền
BHXH, BHYT
Công đoàn
Khác
1
Ngô Hoàng Trí
ST1
980.000
23
60
7.067
424.020
58.800
9.800
1.222.300
2
Luyện Thị Phượng
ST1
1.010.000
24
62
7.284
451.608
60.600
10.100
1.313.200
3
Trương Văn Thế
ST1
1.040.000
25
62
7.500
465.000
62.400
10.400
45.000
1.392.200
4
Nguyễn Vĩnh Khiêm
ST1
1.020.000
25
62
7.356
456.072
61.200
10.200
1.320.500
5
Nguyễn Thị Điệu
ST1
960.000
24
60
6.923
415.380
57.600
9.600
1.234.300
6
Trương Thị Ngọc
ST1
1.010.000
24
60
7.284
437.040
60.600
10.100
1.298.500
...............................
.....
......
......
.....
......
.......
.......
.......
.......
........
Tổng cộng
Biểu số 9
Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
B¶ng thanh to¸n l¬ng th¸ng 3/2009
Phân xưởng Textile
STT
Bộ phận
Số người
Tổng lương
BHXH (6%)
Công đoàn
Lương còn lại
1
Dây chuyền Textile 1
81
99.387.000
5.054.400
842.400
93.490.200
2
Dây chuyền Textile 2
88
110.616.000
5.491.200
915.200
104.209.600
3
Dây chuyền Textile 3
84
101.808.000
4.939.000
823.000
96.046.000
4
Dây chuyền Textile 4
89
99.680.000
5.126.400
854.400
93.699.200
5
Dây chuyền Textile 5
85
86.700.000
4.896.000
816.000
80.988.000
Cộng
427
498.191.000
25.507.000
4.251.000
468.433.000
6
Quản lý phân xưởng
4
5.308.000
235.200
39.200
5.033.600
7
Phòng mẫu, cắt, hoàn thiện...
101
102.515.000
5.817.600
969.600
95.727.800
8
Bảo vệ
18
16.200.000
972.000
162.000
15.066.000
9
Kho
11
13.750.000
726.000
121.000
12.903.000
10
Giám sát
33
44.979.000
2.178.000
363.000
42.438.000
Cộng
167
182.752.000
9.928.800
1.654.800
171.168.400
Tổng cộng
594
680.943.000
35.435.800
5.905.800
639.601.400
Biểu số 10
Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
B¶ng ph©n bæ tiÒn l¬ng vµ b¶o hiÓm x· héi
Tháng 3/2009
Stt
Đối tượng sử dụng
(Ghi Nợ các tài khoản)
Ghi Có TK 334 - Phải trả
người lao động
Ghi Có TK 338 - Phải trả,
phải nộp khác
Tổng cộng
Lương
Các khoản khác
Cộng Có TK 334
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Cộng Có TK 338
1
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Phân xưởng Textile
Phân xưởng Leather
999.488.000
498.191.000
501.297.000
999.488.000
498.191.000
501.297.000
128.036.500
63.767.500
64.269.000
17.071.500
8.502.300
8.569.200
145.108.000
72.269.800
72.838.200
1.144.596.000
570.460.800
574.135.200
2
TK 627: Chi phí sản xuất chung
Phân xưởng Textile
Phân xưởng Leather
378.286.000
182.752.000
195.534.000
378.286.000
182.752.000
195.534.000
51.607.500
24.822.000
26.785.500
6.881.000
3.309.600
3.571.400
58.488.500
28.131.600
30.356.900
436.774.500
210.883.600
225.890.900
3
TK 334: Phải trả công nhân viên
Phân xưởng Textile
Phân xưởng Leather
25.663.500
9.425.500
16.238.000
5.132.500
1.885.000
3.247.500
30.796.000
11.310.500
19.485.500
30.796.000
11.310.500
19.485.500
Tổng cộng
1.377.774.000
1.377.774.000
205.307.500
29.085.000
234.392.500
1.612.166.500
Do công ty tính lương công nhân theo thời gian làm việc của họ nên khi vào sổ chi tiết cho từng sản phẩm, kế toán tiến hành phân bổ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất của từng dây chuyền cho mỗi sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đó.
Ví dụ: Dây chuyền Textile 1 trong tháng 3 sản xuất 3 loại sản phẩm khác nhau:
Biểu số 11
B¶ng theo dâi s¶n phÈm
Dây chuyền
Tên sản phẩm
Số SP sản xuất
Số giờ sản xuất
Textile 1
Nardo jacket
857
98
Adventure jacket
498
135
Sympatex speed jacket
12
12
Cộng
245
Textile 2
Ventus III jacket
747
94
Streefighter JKT
820
120
...............
..........
..........
Tổng cộng
1.350
Leather 1
Sport leather jeans
52
8
Retro leather jacket
510
82
Vanucci racing II JKT
285
69
Apex pants
520
100
Cộng
259
........
........
.......
Tổng cộng
1.726
Tổng
3.076
Khi đó chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ cho mỗi sản phẩm theo công thức sau:
Chi phí tiền lương cho một sản phẩm
=
Tổng lương dây chuyền SXSP
x
Số giờ SXSP
Tổng số giờ làm của
dây chuyền SXSP
Tổng số SP
Như vậy, với một sản phẩm mã Nardo Jacket thì:
- Tiền lương của dây chuyền Textile 1 là 99.387.000đ
- Chi phí tiền lương cho một sản phẩm:
99.387.000
x
98
= 40.566đ
245
857
- Tổng chi phí nhân công trực tiếp cho mã sản phẩm Nardo Jacket là:
40.566 x 857 = 34.765.062đ
Chi phí tiền lương của công nhân gián tiếp cũng được phân bổ theo tiêu thức như trên.
Như vậy, với sản phẩm Nardo Jacket thì:
- Tiền lương của công nhân gián tiếp PX Textile là 182.752.000đ
- Tổng số giờ lam việc của cà nhà máy là: 3.076 giờ trong đó tổng số giờ làm việc của dây chuyền Textile là 1.350 giờ
Vì vậy:
- Chi phí lương nhân viên gián tiếp trong 1 sản phẩm Nardo jacket là:
182.752.000
x
98
= 13.537đ
1.350
857
- Chi phí lương gián tiếp cho mã sản phẩm Nardo Jacket là:
13.537 x 857 = 11.601.209đ
- Tổng chi phí lương cho sản phẩm Nardo Jacket là: 46.366.271đ
Tương tự như vậy, với Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế, kế toán cũng tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm trong một dây chuyền sản xuất.
Ví dụ: Với sản phẩm Nardo Jacket ta có:
Chi phí BH công nhân gián tiếp
=
BHXH công nhân gián tiếp
x
Số giờ SXSP
Tổng số giờ SXSP
Tổng số SP sản xuất
Chi phí BH công nhân SX trực tiếp
=
BHXH công nhân SX trực tiếp
x
Số giờ SXSP
Số giờ SX của dây chuyền
Số SP sản xuất
Như vậy, tổng chi phí bảo hiểm phân bổ cho sản phẩm Nardo Jacket là:
(
28.131.600
+
14.320.800
) x 98 = 2.042.144 + 5.728.316 = 7.770.460đ
1.350
245
Trong đó: BHXH của CNTT là : 5.728.316đ
BHXH của CN gián tiếp là: 2.042.144đ
Biểu số 12
Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
Sæ chi tiÕt tµi kho¶n
Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Tên phân xưởng: Phân xưởng Textile 1
Sản phẩm: Nardo Jacket
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi Nợ tài khoản 622
SH
NT
Tổng số tiền
Chia ra
Lương
BHXH
BHYT
Số phát sinh trong kỳ
31/3
- Lương công nhân trực tiếp
334
34.765.062
34.765.062
- Các khoản trích theo lương
338
5.728.316
5.054.399
673.117
Cộng số phát sinh trong kỳ
40.493.378
31/3
Ghi Có TK 622
154-T1
40.493.378
Số dư cuối kỳ
0
Cuối tháng, kế toán tiến hành lấy số liệu từ sổ Nhật ký chung (Biểu số 6) đưa vào Sổ Cái TK 622 (Biểu số 13).
Biểu số 13
Đơn vị: Công ty TNHH Ngọc Đỉnh
Đ/c: Dân Tiến - Khoái Châu - Hưng Yên
Sæ c¸i
Năm 2009
Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TKĐƯ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Số phát sinh trong tháng 3
31/3
Chi phí NC PX Textile 1 - 5
334
498.191.000
31/3
Chi phí NC PX Leather 1 - 6
334
501.297.000
31/3
Chi phí BHXH Textile 1 - 5
338
72.269.800
31/3
Chi phí BHXH Leather 1 - 6
338
72.838.200
31/3
Kết chuyển chi phí tháng 3
154
1.144.596.000
Cộng số phát sinh tháng 3
1.144.596.000
1.144.596.000
Số dư cuối tháng
0
0
Ngày tháng năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
3. Hạch toán chi phí sản xuât chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, được tập hợp theo nội dung phát sinh và phân bổ cho các mã hàng theo tiêu thức thời gian sản xuất.
Để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung, kế toán công ty sử dụng tài khoản 627 và chi tiết theo từng nội dung.
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất
TK 6273: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
* Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm các khoản tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp chức vụ... và các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế theo tỷ lệ tiền lương
Dựa trên bảng chấm công từ các phân xưởng chuyển về, phòng tổ chức sẽ lập bảng thanh toán tiền lương cho bộ phận quản lý và phục vụ sản xuất. Lương và các khoản trích theo lương được tính giống công nhân sản xuất trực tiếp, ngoài ra họ còn được công thêm lương trách nhiệm quản lý. Bảng thanh toán lương này được đưa về phòng kế toán tiền lương lấy căn cứ lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 10).
Việc phân bổ chi phí lương gián tiếp cho từng mã sản phẩm đã được trình bày ở phần chi phí lương bên trên.
Theo đó chi phí lương gián tiếp cho mã sản phẩm Nardo Jacket là 11.601.209đ và BHXH, BHYT trích theo lương là 2.042.144đ, trong đó BHXH là 1.801.887đ còn BHYT là 240.257đ
* Kế toán chi phí dụng cụ sản xuất.
Chi phí dụng cụ sản xuất là chi phí do việc sử dụng công cụ dụng cụ (CCDC) tại các phân xưởng như máy cắt, máy may, bàn là, máy sấy... có giá trị thấp và không thoả mãn điều kiện là TSCĐ.
Đối với CCDC xuất dùng cho nhiều năm tài chính, Kế toán sẽ tiến hành điều chuyển và phân bổ chi phí thông qua TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn. Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu lập Bảng phân bổ CCDC (Biểu số 14) và kế toán chi phí sẽ tiến hành lên bảng phân bổ chi phí trả trước cho từng mã sản phẩm và Sổ Cái TK 627.
Đối với CCDC xuất dùng trong 1 năm tài chính thì kế toán tiến hành phân bổ thông qua TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn. Hàng tháng, kế toán nguyên vật liệu lập Bảng phân bổ chi phí trả trước (Biểu số 16) và tiến hành lên bảng phân bổ chi phí trả trước cho từng mã sản phẩm và sổ cái TK 627
Ví dụ: Phân bổ chi phí trả trước cho mã sản phẩm Nardo Jacket:
Chi phí trả trước phân bổ cho mã SP Nardo Jacket
=
4.238.349 + 9.086._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21523.doc