Hoàn thiện kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp tại Công ty sản xuất Bánh mứt kẹo Đông Đô

Lời nói đầu Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá ngày càng trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy các quốc gia thể hiện rõ chỗ đứng của mình trên trường quốc tế. Mỗi quốc gia đều không ngừng nỗ lực phấn đấu trong lĩnh vực kinh tế nhằm khẳng định vị thế của mình. Sự cạnh tranh gay gắt đó đòi hỏi các quốc gia cần xây dựng chiến lược phù hợp để đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Sự phát triển của một doanh nghiệp sẽ tạo cơ sở, nền tảng vững chắc cho một nền kinh tế. Nền kinh

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp tại Công ty sản xuất Bánh mứt kẹo Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tề thị trường với bước đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý kinh tế đã khẳng định rõ hơn vai trò, vị trí của thông tin kế toán trong quản trị doanh nghiệp. Là một thành phần của kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tinh đúng, tinh đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị chỉ ra được phương án, biện pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản trị lựa chọn phương án sản xuất tối ưu, xác định được tính khả thi của phương án đó, đồng thời định vị được giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi. Sau bước chuyển mình từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi đáng kể. Những doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được giá nguyên vật liệu rẻ, giá nhân công rẻ để có được những sản phẩm có chất lượng tốt mà giá thành hạ. Một trong những doanh nghiệp nhà nước làm được điều này là Công ty sản xuất Bánh Mứt kẹo Đông Đô. Sau quá trình thực tập tại Công ty sản xuất Banh Mứt kẹo Đụng Đụ , nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên em chọn đề tài : “Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp tại Công ty sản xuất Banh Mứt kẹo Đụng Đụ ” cho chuyên đề thực tập của mình. Phạm vi nghiờn cứu Về Nội Dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quá trình hoàn thiện cpsx và tính giá thành tại công ty bánh mứt kẹo Đông Đô về Thời gian: Thời gian lấy số liệu từ quý I năm 2007 Về Thời gian thực tập: 29/11/2007 tới 29/02/2008 Nội dung chuyên đề thực tập gồm 2 phần chính như sau: Phần 1: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phần 2 Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty. Với một đề tài tổng hợp bao gồm nhiều nội dung, đồng thời lần đầu tiên tiếp cận với thực tế, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô nhằm hoàn thiện hơn đề tài của mình. Phần 1: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất Bánh Mứt Kẹo Đ ông Đô. I. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty sản xuấT BáNH mứt kẹo đông đô. 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty sản xuất Banh Mứt Kẹo Đông Đô. Công ty Cổ Phần sản xuất sản xuất Banh Mứt Kẹo Đông Đô. Với tên giao dịch là Đ ông Đô Confectioney Joint Stock Company được thành lập theo quyết định số 191/QĐ-BCN ngày 23/11/2003 của bộ công nghiệp, có trụ sở tại 76 xuan phương từ Liêm Hà nội Trải qua gần nửa thế kỷ, Công ty sản xuất sản xuất Banh Mứt Kẹo Đông Đô. Mang nhiều tên gọi khác nhau, qua nhiều Bộ quản lý, đánh dấu sự thay đổi của từng loại hình sản xuất và phản ánh xu thế phát triển của nhà máy. Tháng 1/1959 chỉ với 9 cán bộ do Tổng công ty nông thổ sản Miền Bắc gửi sang đã xây dựng một cơ sở thí nghiệm để sản xuất hạt trân châu(ta pi ô ca) trên một mảnh đất có diện tích 22500 m2.Từ giữa năm 1959 đến tháng 4/1960 thực hiện chủ trương của Tổng công ty nông thổ sản Miền Bắc, cơ sở đã nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất thành công mặt hành miến từ nguyên liệu đậu xanh.Thành tích này vừa là nguồn động viên cổ vũ lớn lao đối với cán bộ nhân viên của cơ sở vừa giúp họ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất miến trong năm 1960.Trên cơ sở đó xưởng miến Hoàng Mai chính thức ra đời,đánh dấu một bước ngoặt đầu tiên cho quá trình phát triển nhà máy sau này. Năm 1961 xưởng miến Hoàng Mai đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất mặt hàng xì dầu, tinh bột ngô và cung cấp nguyên liệu làm pin cho nhà máy Pin Văn Điển. Năm 1966 trước yêu cầu của đất nước, Viện thực vật lấy đây làm nơi thử nghiệm đề tài thực phẩm để giải quyết hậu cần tại chỗ. Do vậy xưởng miến Hoàng Mai được đổi tên thành Nhà máy thực phẩm Đông Đô. Được sự hỗ trợ của bộ công nghiệp nhẹ, nhà máy trang bị thêm một số thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mới như: mạch nha, dầu đậu tương, nước chấm lên men.Đây là sự tiến bộ vượt bậc của nhà máy, tuy nhiên trong giai đoạn này xí nghiệp không phải là một đơn vị sản xuất kinh doanh mà chỉ là một cơ sở thực nghiệm hoạt động theo kế hoạch của cấp trên. Cho nên phát huy quyền chủ động sáng tạo và năng lực sản xuất bị hạn chế. Giữa tháng 6/1970 thực hiện chỉ thị của bộ lương thực phẩm, nhà máy đã chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của Thủ Đô bàn giao sang với công suất là 900 tấn/năm. Lúc này nhà máy sản xuất thêm các loại kẹo, đường nha và giấy tinh bột. Để phù hợp với tình hình mới, một lần nữa nhà máy lại mang tên mới là Nhà máy thực phẩm Đông Đô. Với đội ngũ công nhân không ngừng lớn mạnh, tổng số đã lên tới 555 người. Cuối năm 1976 nhà máy được nhà nước phê chuẩn phương án mở rộng diện tích mặt bằng khoảng 300.000 m2 với công suất thiết kế là 6000 tấn/năm. Lúc này tổng số cán bộ công nhân viên nhà máy là 800 người, con số này của năm 1980 là 900 người. Những năm 1981-1985 là thời gian ghi nhận bước chuyển mình của nhà máy từ giai đoạn sản xuất thủ công có một phần cơ giới hoá sang sản xuất cơ giới hoá một phần thủ công. Đó là quá trình phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên chức nhà máy nhằm từng bước áp dụng thành công tiến bộ khoa học kĩ thuật, thực hiện mở rộng quy mô sản xuất,nhất là sản xuất hàng xuất khẩu trong điều kiện nhà máy gặp nhiều khó khăn. Cho đến năm 1985 nhà máy Đông Đô có 6 chủng loại sản phẩm là: Kẹo mềm cà phê, kẹo mềm sô cô la, kẹo cứng nhân các loại (nhân dứa, sô cô la, cà phê, bạc hà ), kẹo mè xửng, kẹo chuối vừng lạc , kẹo vừng xốp. Để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ sản xuất trong thời kì mới .Năm 1987 nhà máy một lần nữa đổi tên thành Nhà máy Đông Đô trực thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Đến năm 1990 nhà máy có 4 phân xưởng kẹo. Năm 1992 số luợng cán bộ công nhân viên chức là 1500 người.Năm 1993 tách một bộ phận liên doanh với Nhật Bản thành lập công ty liên doanh Đông Đô. Sản phẩm chủ yếu là kẹo cứng, bánh snack... Năm 1995 thành lập công ty liên doanh An Nam – Group với Hoa Kỳ , sản phẩm chính là mì chính, hiện nay công ty này đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hiện nay công ty một công ty liên doanh với nước ngoài An Nam – Group với Hoa Kỳ, Công ty còn có các chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 7 xí nghiệp thành viên là : + Xí nghiệp kẹo + Xí nghiệp Bánh + Xí nghiệp phụ trợ + Xí nghiệp kẹo Chew & Toffe + Xí nghiệp kẹo Jelly + Nhà máy Thực phẩm Việt Trì + Nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định Do yêu cầu phù hợp với tình hình sản xuất và kinh doanh cũng như yêu cầu của nền kinh tế nói chung, ngày 23/11/2006 Bộ công nghiệp quyết định đổi tên công ty thành công ty Sản xuất Bánh Mứt kẹo Đông Đô. 2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 2.1.Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Sản xuất Bánh Mứt kẹo Đông Đô Xí nghiệp kẹo cứng Xí nghiệp kẹo mềm Xí nghiệp kẹo chew toffee Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đỗc kinh doanh Phó Tổng giám đốc tài chính Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì Văn phòng Phòng K C S Phòng kỹ thuật Xí nghiệp bánh Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Đội xe Kho Chi nhánh Đà Nẵng Xí nghiệp phụ trợ Sơ đồ 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận sản xuất kinh doanh. Đứng đầu bộ máy quản lý là Tổng giám đốc do hội đồng quản trị quyết định.Tổng giám đốc có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty theo đúng chế độ, tuân thủ chế độ luật pháp hiện hành, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và tập thể người lao động của công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó tổng giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm về giá trị nguyên vật liệu,tiêu thụ sản phẩm, giám sát hoạt động của phòng kinh doanh để đảm bảo quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Phó tổng giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm về tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra giám sát phòng tài vụ, quản lý giám sát nguồn vốn, xác định nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng kỹ thuật và phòng KCS: chịu trách nhiệm vềt kỹ thuật của quy trình công nghệ, tính toán để đưa ra các định mức, tỉ lệ khấu hao tài sản cố định, nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra nâng cao chất lượng sản phẩm. Phòng kế toán: đảm bảo vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp thành viên dưới hình thái giá trị để phản ánh cụ thể vào chi phí đầu vào, tính kết quả đầu ra. Phân tích kết quả kinh doanh của từng tháng, quý, năm, phân phối lợi nhuận cho các cổ đông và cung cấp thông tin chính xác về tài chính cho ban quản trị. Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh (ngắn và dài hạn) cân đối kế hoạch sản xuất và chỉ đạo cung ứngvật tư, thoi dõi việc mua vật tư, tiêu thụ sản phẩm, tham dò thị trường mới. Bộ phận văn phòng: có chức năng định mức thời gian cho các loại sản phẩm, tiền lương thưởng cho cán bộ công nhân viên chức trong công ty, tuyển dụng lao động mùa vụ, mua bảo hiểm cho người lao động, phục vụ và tiếp khách. Các xí nghiệp thành viên: Chịu trách nhiệm trực tiếp sản xuất sản phẩm cho công ty. 3.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất Quá trình sản xuất đơn giản, chế biến liên tục khép kín, sản xuất với mẻ lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá một phần thủ công. Do chu kỳ sản xuất ngắn và đối tượng sản xuất lại là bánh kẹo nên khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành. Vì vậy mà đặc điểm sản xuất của công ty là không có sản phẩm dở dang. Hoà đường Nấu Làm nguội Máy lăn còn Vuốt keo Gói tay Sàng làm lạnh Dập hình Bơm nhân Tạo nhân Gói máy Đóng túi Sơ đồ 2. Qui trình sản xuất kẹo cứng Hoà đường Nấu Làm nguội Quật keo Cán keo Gói tay Máy lăn còn Máy vuốt Gói máy Chặt miếng Đóng túi Sơ đồ 3. Qui trình sản xuất kẹo mềm: Hoà đường Nấu Bơm chuyển sản phẩm Bàn làm lạnh Máy dập hình Khay chứa kẹo Quật xốp Đùn vuốt Hàm lạnh Gói máy Đóng túi Chọn kẹo Sơ đồ 4. Qui trình sản xuất kẹo Chew Nguyên liệu Nhào trộn Nướng vỏ bánh Làm nguội Đánh trộn kem Cắt bánh Phết kem Khối kem Nguyên liệu Đóng túi Sơ đồ 5. Qui trình sản xuất bánh 4. Đăc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Sản xuất Bánh Mứt kẹo Đông Đô 4.1. Bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty Sản xuất Bánh Mứt kẹo Đông Đô. Được tổ chức theo mô hình tập trung. Nghĩa là toàn bộ công tác kế toán của Công ty được tập trung ở phòng tài vụ, các xí nghiệp thành viên không tổ chức riêng bộ máy kế toán. Phòng kế toán có 8 nhân viên trong đó: 1 kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người phụ trách và chỉ đạo chung các hoạt động của phòng tài vụ, là người trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác quản lý hạch toán, chỉ đạo và hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kế toán trong toàn bộ Công ty, đồng thời tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động sản xuất kinh doanh. 1 kế toán vật tư: Làm công tác hạch toán chi tiết vật tư cũng như hạch toán nhập-xuất-tồn vật tư. 2 kế toán thanh toán: Tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Tổng hợp tình hình thanh toán nội bộ và bên ngoài của Công ty. Hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình vốn lưu động và quá trình thanh toán tiền vay. 1 kế toán TSCĐ: hạch toán chi tiết và tổng hợp sự biến động của tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa tài sản cố định và xây dựng cơ bản. 1 kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán tiền lương có nhiệm vụ hạch toán chi tiét tổng hợp chi phí theo từng đối tượng và tính giá thành sản phẩm, hạch toán tiền lương và các khoản tính theo lương. Mở sổ kế toán chi tiết và tổng hợp cho chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1 kế toán tiêu thụ thành phẩm: Tổ chức chi tiết và tổng hợp sản phẩm hoàn thành và nhập kho, tiêu thụ, xác định doanh thu, kết quả tiêu thụ, theo dõi tình hình thanh toán doanh thu với khách hàng, tổ chức ghi sổ chi tiết. 1 thủ quỹ: theo dõi thu, chi, quản lý trực tiếp tiền mặt hiện có và có thể đối chiếu với kế toán thanh toán. Ngoài ra, ở dưới các xí nghiệp của Công ty đều có các nhân viên kế toán thống kê, có nhiệm vụ ghi chép số liệu ban đầu, gửi lên Phòng Kế toán. Vì Công ty có quy mô lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nên Công ty đã áp dụng máy vi tính vào công tác hạch toán kế toán, do đó đã đáp ứng được nhu cầu về thu nhập và xử lý thông tin nhanh nhậy để có những quyết định kịp thời và phù hợp. Kế toán trưởng KT vật liệu & CCDC KT giá thành và tiền lưong Kế toán tổng hợp KT tiêu thụ thành phẩm KT XDCB& TSCĐ KT tiền gửi ngân hàng Kế toán tiền mặt và thanh toán Thủ quĩ Kế toán các XN thành viên Sơ đồ 6. Mô hình bộ máy kế toán 4.2. Tổ chức hạch toán sổ kế toán. Chứng từ gốc và các bảng Phân bổ Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản Bảng tổng hợp kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng kê Ghi chú Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng Sơ đồ 7. Qui trình hạch toán theo phương pháp Nhật ký chứng từ Công ty Sản xuất Bánh Mứt kẹo Đông Đô đã áp dụng hình thức sổ Nhật ký Chứng từ để thực hiện công tác hạch toán kế toán trong công ty. Hình thức sổ này đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán, thực hiện chuyên môn hoá và phân công chuyên môn hoá lao động kế toán. Hầu hết sổ kết cấu theo một bên của tài khoản nên giảm một nửa lượng ghi sổ, mặt khác hình thức các sổ kế toán Nhật kí chứng từ đảm bảo cung cấp thông tin cho quản lý là tập hợp báo cáo định kì kịp thời hạn. Việc áp dụng hình thức này của công ty là hoàn toàn hợp lí vì công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, khối lượng công tác kế toán nhiều và phức tạp. Bên cạnh đó công ty có đội ngũ kế toán đông đảo, trình độ cao cho phép chuyên môn hoá trong phân công lao động kế toán. Với hình thức Nhật kí chứng từ công ty sử dụng các loại sổ + Nhật kí chứng từ số: 1,2,4,5,7,8,9,10. + Sổ chi tiết vật tư số: 2,5,6. + Bảng kê số: 1,2,4,6,8. + Bảng phân bổ tiền lương,chi phí. +Sổ cái. Ngoài ra do công ty áp dụng kế toán máy nên ngoài sổ chi tiết thường như sổ chi tiết vật tư, thành phẩm ... công ty còn thiết kế một mẫu sổ chi tiết theo dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên máy như: báo cáo doanh thu, báo cáo công nợ ... Phương pháp báo cáo hàng tồn kho của công ty: là kê khai thường xuyên. Hình thức này theo dõi phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình xuất nhập tồn kho trên sổ kế toán . Vì doanh nghiệp kinh doanh các loại mặt hàng nên áp dụng hình thức này là hoàn toàn hợp lý. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng của công ty là khấu trừ. Việc tính thuế GTGT được thực hiện riêng biệt từng phần hành. II . Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty sản xuất thương mại Hai mươi bốn 1. Một số vấn đề chung về công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Sản xuất Bánh Mứt kẹo Đông Đô 1.1. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để công tác quản lý các hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả, mỗi doanh nghiệp đều luôn cố gắng tìm biện pháp tốt nhất giúp cho mỗi phần hành phát huy tối đa nguồn lực của mình. Công Ty Sản xuất Bánh Mứt kẹo Đông Đô quản lý CPSX và tính giá thành thông qua hệ thộng định mức CPSX và giá thành định mức. Công ty Sản xuất Bánh Mứt kẹo Đông Đô thành lập một “Hội đồng xây dựng định mức” đây là bộ phận tính toán và đưa ra được hệ thống định mức chi phí sản xuất trong kì cho các sản phẩm. Trong phạm vi chi phí và giá thành, hệ thống định mức gồm: + Định mức về CPNVLTT trong tính giá thành sản phẩm được xây dựng cho từng tấn sản phẩm mỗi loại. Chi phí về NVLTT sẽ hạch toán theo định mức cũ đã xây dựng. Vậy khoản mục CPNVLTT hoàn toàn co thể kiểm soát được. Trong sản xuất kinh doanh, nếu công nhân tiết kiệm được nguyên vật liệu so với định mức thì phần chênh lệch đó họ được hưởng. Ngược lại, nếu họ sử dụng lãng phí so với định mức thì phần vượt định mức họ se phải bù cho công ty. Cùng với việc thực hiện chính sách này, phòng kiểm tra chất lượng của công ty sẽ kiểm tra và phê duyệt về chất lượng sản phẩm được sản xuất ra. + Hội đồng xây dựng định mức cũng đưa ra định mức về lương trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm (hay còn gọi là lương khoán). Như vậy, lương trả cho công nhân sẽ dựa vào định mức lương khoán và số lượng sản phẩm đặt tiêu chuẩn sản xuất ra. Về thực chất, đây là hình thức trả lưong theo sản phẩm đã khuyến khích được người công nhân tăng năng suất lao động. Chi phí nhân công trực tiếp trong đó có khoản “lương” sẽ được hoạch toán theo định mức lương đã quy định. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được trích theo tỷ lệ nhất định so với lương cơ bản(căn cứ vào mức lương tối thiểu và hệ số cấp bậc). Các khoản phụ cấp khác, kinh phí công đoàn của Công ty đều có thể kiểm soát được do đó mà khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm cũng sẽ được xác định trong một khung nhất định phục vụ cho kế hoạch giá thành sản phẩm. + Ngoài CPNVLTT và CPNCTT, hội đồng xây dựng định mức cũng xây dựng mức khoán cho CPSXC. Nhưng mức khoán này chỉ có chức năng phục vụ cho quản lý mà không có chức năng ghi sổ. Với những khoản chi phí này cuối tháng các xí nghiệp phải trình lên công ty “ Bảng kê chứng từ chi phí ” có liên quan kèm theo các chứng từ gốc của mỗi nghiệp vụ chi. Kế toán có nhiệm vụ xem xét các ngiệp vụ chi dó về sự hợp lí, hợp lệ của chúng. Nếu thực chi nhỏ hơn mức khoán thì không cần phải giải trình. Nếu thực chi lớn hơn mức khoán thì xí nghiệp phải giải trình chi tiết và đầy đủ về phần vượt này để kế toán xem xét. Việc hạch toán các chi phí khoán trong chi phí sản xuất chung là theo số thực chi đảm bảo không quá tối thiểu hoá khoản chi. Giúp cho công tác theo dõi việc thực hiện các định mức đồng thời thu thập nguồn số liệu cho việc hoàn thiện hệ thống định mức trong các kì sau, công ty cử nhân viên thống kê xuống tận các xí nghiệp để theo dõi về số lượng thực dùng, đồng thời định kì lập các báo cáo để gửi lên công ty như: Báo cáo vật tư, Bảng quyết toán định mức lương, Bảng kê chứng từ chi phí... Có thể thấy rằng, việc quản lí CPSX và tính giá thành sản phẩm thông qua hệ thống định mức là một bước tiến rõ rệt khẳng định sự năng động của ban lãnh đạo công ty trong việc sử dụng đòn bẩy kinh tế nhằm tăng năng suất lao động vừa mang lợi về cho công ty, vừa khuyến khích lợi ích vật chất cho người lao động và đem lại thành công trên thương trường. 1.2. Hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 1.2.1. Hệ thống tài khoản Nhằm phục vụ cho công tác hạch toán chi phí sản uát và tính giá thành sản phẩm căn cứ vào chế độ hiện hành công ty sử dụng các tài khoản sau: TK 621, TK 622, TK 627, TK 154. + TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.Tài khoản này được mở như sau: -Với sản phẩm chính: TK 621 được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm 621: Kẹo chew nhân taro 621: Bánh kem xốp hương hoa quả ... -Với sản phẩm phụ: TK 621 được mở chi tiết cho từng bộ phận sản xuất phụ 621: Tổ in hộp 621: Tổ gia công túi Việt Trì ... + TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở như sau: -Với sản phẩm chính: TK 622 được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm 622: Kẹo nhân sôcôla 622: Kẹo bắp bắp ... -Với sản phẩm phụ: TK 622 được mở chi tiết cho từng bộ phận sản xuất 622: Tổ rang xay cà phê 622: Tổ in hộp ... + TK 627: Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng xí nghiệp 627: Xí nghiệp Bánh 627: Xí nghiệp Kẹo cứng 627: Xí nghiệp kẹo mềm ... Ngoài ra 627 còn mở chi tiết cho từng bộ phận sản xuất 627: Tổ gia công bột gạo tẻ 627: Tổ rang xay cà phê + TK154: CPSX kinh doanh dở dang. Tài khoản này được chi tiết như sau: -Với sản phẩm chính: TK 154 được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm 154: Kẹo cam mềm 154: Kẹo chew khủng long ... 1.2.2.Hệ thống sổ sách Công ty Sản xuất Bánh Mứt kẹo Đông Đô sử dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ cho nên khi hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm công ty đã sử dụng các loại sổ sau: Sổ chi phí nguyên vật liệu Sổ chi tiết xuất vật liệu Sổ chi tiết Nợ TK 627 Bảng phân bổ số 1: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Bảng tổng hợp phát sinh TK 152, 153. Bảng kê số 4 Bảng kê số 6 Nhật kí chứng từ số 7 Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty. Phần 2: Chi phí sản xuất kinh doanh thep yếu tố. Bảng tính giá thành phẩm Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154. Tất cả các sổ cái trên mở cho tài khoản tổng hợp mà không chi tiết cho từng loại sản phẩm. Ngoài các sổ trên, kế toán còn sử dụng các loại Nhật kí_ Chứng từ có liên quan đến tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm như nhật ký chứng tù số 10, nhật kí chứng tù số 8. Chứng từ gốc Bảng kê số 6 Bảng tổng hợp phát sinh TK 153 Sổ chi tiết Nợ TK 627 Bảng phân bổ số 1 Tổ chi tiết xuất vật liệu Sổ chi phí NVL Bảng tổng hợp phát sinh TK 152 Bảng kê số 4 Nhật kí chứng từ số 7 Sổ tổng hợp Nợ TK 627 Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Bảng tính giá thành sản phẩm Sơ đồ 8: Trình tự ghi sổ kế toán hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty Sản xuất Bánh Mứt kẹo Đông Đô. 1.3. Đối tượng phương pháp trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại công ty. 1.3.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Sản phẩm của công ty được chia làm hai loại sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Với sản phẩm chính: Sản phẩm chính của công ty Bánh Mứt kẹo Đông Đô. bao gồm các loại bánh kẹo. Vào cùng một thời điểm thì trên mỗi dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm. Các quy trình sản xuất đều khép kín, kết thúc một ca máy thì sản phẩm hoàn thành và không có sản phẩm dở dang.Điều đó có nghĩa là CPNVLTT và CPNCTT sẽ hoàn toàn tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Đối với sản phẩm CPSXC sẽ tập hợp theo từng xí nghiệp sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm. Như vậy đối tượng hạch toán chi phí là từng loại sản phẩm mà công ty sản xuất. Với sản phẩm phụ: Sản phẩm phụ của công ty dược tiến hành ở các bộ phận sản xuất phụ.Ví dụ: Tổ gia công túi ở xí nghiệp Việt Trì... Các sản phẩm phụ sau khi hoàn thành sẽ nhập kho trở thành nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm chính. Vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm phụ là từng bộ phận sản xuất phụ. 1.3.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Với sản phẩm chính: Do đối tượng hạch toán CPSX sản phẩm chính là từng loại sản phẩm nên phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm chính là phương pháp hạch toán chi phí theo từng loại sản phẩm. Với sản phẩm phụ: Do đối tượng hạch toán CPSX sản phẩm phụ là từng bộ phận sản xuất nên phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm phụ sẽ là phương pháp hạch toán CPSX theo từng bộ phận sản phẩm phụ. 1.3.3. Trình tự hạch toán CPSX Chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Bánh Mứt kẹo Đông Đô được khái quat theo trình tự sau: Bước 1: Tập hợp chi phí có liên quan đến từng đối tượng sử dụng: CPNVLTT được hạch toán cho từng loại sản phẩm ( đối với sản phẩm chính) hoặc theo từng bộ phận sản xuất (đối với sản phẩm phụ) theo định mức tiêu hao. - CPNCTT: + Lương được hạch toán theo định mức lương cho từng sản phẩm. + Phụ cấp chi phí khác, BHXH, BHYT, KPCĐ được tập hợp, sau đó phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức khoán theo từng loại sản phẩm. Bước 2: Tập hợp và phân bổ lao vụ của xí nghiệp phụ trợ cho xí nghiệp bánh và xí nghiệp kẹo theo tiêu thức tấn sản phẩm đã sản xuất ra. Bước 3: Tập hợp CPSX cho từng í nghiệp còn lại và phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng loại sản phẩm của các xí nghiệp đó theo tiêu thức sản lượng. 2. Thực trạng công tác chi phí sản xuất tại công ty. 2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.1.1. Hạch toán chí phí sản xuất sản phẩm chính. Tại công ty Bánh Mứt kẹo Đông Đô tất cả các loại vật liệu cấu thành nên sản phẩm một cách hữu hình, tức là kiểm soát được sự có mặt của chúng trong sản phẩm thì đều được coi là nguyên vật liệu trực tiếp, không kể giá trị lớn hay nhỏ. Nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi trên tài khoản 152 và chi tiết theo từng loại CPNVLTT là giá trị của các loại nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm: đường sữa, tinh dầu, muối tinh phẩm , băng dính, softening ... Quá trình hạch toán CPNVLTT như sau: Toàn bộ chứng từ liên quan đến việc nhập, xuất vật tư, thủ kho sẽ gửi cho kế toán nguyên vật liệu vào cuối mỗi tháng. Trên cơ sở chứng từ nhận được, kế toán nguyên vật liệu tiến hành phân loại chứng từ theo từng nhóm, từng loại, và đối tượng sử dụng. Ngoài việc theo dõi về số lượng nguyên vật liệu tiêu hao, kế toán nguyên vật liệu còn theo dõi về mặt giá trị. Các thông tin về nhập, xuất trên các phiếu nhập, phiếu xuất kế toán sẽ nhập vào máy tính để lập báo cáo nhập xuất tồn chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu. Các phiếu nhập được cập nhập về cả số lượng và giá trị nguyên vật liệu. Các phiếu xuất chỉ cập nhật về mặt số lượng. Số liệu trên báo cáo nhập xuất tồn được đối chiếu với thủ kho thông qua báo cáo kho. Cuối tháng sau khi tập hợp số lượng từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm cuối tháng, nhân viên thông kê các xí nghiệp sẽ lập báo cáo vật tư gửi lên cho kế toán nguyên vật liệu. Kế toán nguyên vật liệu tiến hành đối chiếu báo cáo vật tư với các phiếu xuất kho và các định mức để xác định tính đúng dắn của các báo vật tư đó. Ví dụ: Cuối tháng 03/2007 nhân viên thống kê của Xí nghiệp kẹo gửi lên báo cáo trong đó có báo cáo vật tư của kẹo nhân nho: Báo cáo vật tư xí nghiệp kẹo Tháng 3/2007 Sản phẩm : Kẹo nhân nho Sản lượng thực tế: 3800 kg STT Tên vật tư Đ.V Vật tư sử dụng Đ.M T.h C.L 1 Đưòng kính Kg 1400 370,25 368,42 -1,83 2 Glucose 1 - 2045 530,4 538,16 7,76 3 Softening - 115 31,8 30,26 -1,54 4 Sáp thực vật - 110 29,62 28,95 -0,67 5 Sữa gầy - 73 19,85 19,21 -0,64 6 Váng sữa - 72,2 19 19 0 7 Nhãn nhân nho Cuộn 51,5 13,55 13,55 0 8 Băng dính - 12,5 3,2 3,3 0,1 ... Biểu số 1: báo cáo vật tư xí nghiệp kẹo Trong biểu số 1 Cột vật tư sử dụng là số vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất được 3800 kg kẹo nhân nho. Cột ĐM là định mức về số lượng vật tư tính cho một tấn sản phẩm. Cột TH = Vật tư sử dụng/ sản lượng thực tế (tính bằng tấn) Cột CL = Cột TH – Cột ĐM Sau khi đã đối chiếu tính đúng đắn của báo cáo vật tư, kế toán nguyên vật liệu lập Sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm (xem biểu số 2) Chi phí nguyên vật liệu được hạch toán theo định mức nguyên vật liệu đã xây dựng: Chi phí NVLTT Sản lượng thực ĐMNVL loại (j) Đơn giá Sản xuất sản phẩm = tế sản phẩm * cho một tấn sản * NVL Loại(i) loại (i) phẩm loại (i) loại (j) Đơn giá xuất nguyên vật liệu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Trị giá thực tế NVL (j) + Trị giá thực tế NVL (j) Tồn đầu tháng nhập trong tháng Đơn giá bình quân = của NVL (j) Số lượng NVL (j) + Số lượng NVL (j) tồn đầu tháng nhập trong tháng Về thực chất, Sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm là cơ sở để tập hợp chi phí như vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm đó. Ví dụ: Với loại kẹo nhân nho được sản xuất trong tháng 03/ 2007, kế toán nguyên vật liệu lập sổ này như sau: Sổ chi phí nguyên vật liệu Tháng 3/2007 Sản phẩm: kẹo nhân nho Sản lượng thực tế STT Mã VT Tên vật tư Số lượng Đơn giá Số tiền 1 Đường kính 1406,95 3.800 5.346.410 2 Glucose 1 2015,52 2.950 5.346.410 3 Softening 120,84 6.790 820.504 4 Sáp thực vật 112,56 26.800 3.0160608 5 Sữa gầy 75,43 34.600 2.609.878 6 Váng sữa 72,2 12.050 870.010 7 Nhãn nhân nho 51,5 165.040 8.499.560 8 Băng dính 12,16 5.500 66.880 ... Cộng 40.850.780 Biểu số 2: Sổ chi phí nguyên vật liệu Trong đó: Cột số lượng = ĐM * Sản lượng tực tế. Số tiền = Số lượng * Đơn giá. Đơn giá do máy tính áp cho từng loại nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất. Toàn bộ chi phí trong sổ chi phí nguyên vật liệu này được hạch toán vào bảng tính giá thành sản phẩm như sau: Nợ TK 621: ( chi tiết cho từng loại sản phẩm) Có TK 152 Khi đối chiếu với báo cáo vật tư về thực tế xuất dùngvà định mức nguyên vật liệu, kế toán sẽ xác định được xí nghiệp sử dụng tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. - Nếu tiết kiệm thì phần nguyên vật liệu tiết kiệm được đơn vị sẽ được hưởng và Công ty mua lại của Xí nghiệp nên hạch toán như sau: Nợ TK 152: Phần nguyên vật liệu tiết kiệm được Có TK 336: Chi tiết đơn vị sử dụng tiết kiệm - Nếu lãng phí thì phần nguyên vật liệu sử dụng lãng phí coi ngư xí nghiệp vay của công ty và sẽ được hạch toán như sau: Nợ TK 136: Chi tiết đơn vị sử dụng lãng phí nguyên vật liệu Có TK 152: Phần nguyên vật liệu bị sử dụng lãng phí. Song song với việc lập Sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, kế toán nguyên vật liệu, căn cứ vào phiếu xuất kho cho các mục đích khác nhau, riêng xuất cho sản xuât trực tiếp thì sẽ căn cứ vào điịnh mức để vào sổ chi tiết xuất vật liệu cho tát cả các mục đích đó ( xem biểu số 3 ). Thực chất trên sổ này, kế toán ghi Có TK 152 đối ứng với Nợ các TK khác. Sổ chi tiết xuất nguyên vật liệu mở chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu. Số liệu tổng cộng trên sổ này được sử dụng để ghi vào bên Có Bảng tổng hợp phát sinh TK 152 ( biểu số 4 ). Sổ chi phí nguyên vật liệu phải được hoàn thành trước bảng tổng hợp phát sinh TK 152 vì công ty hạch toán chi phí NVLTT theo định mức nên phần vượt hoặc tiết kiệm được so với định mức có liên quan đến TK 136, TK 366 chỉ khi hoàn thành sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, xác định phần vượt hoặc tiết kiệm đó thì kế toán n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34880.doc
Tài liệu liên quan