LỜI MỞ ĐẦU
Bản chất cốt lõi của phát triển kinh tế là sự phát triển của hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới, sự phát triển này gắn với quá trình lưu chuyển tiền tệ, điển hình là hoạt động thanh toán quốc tế.
Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới vào năm 2007 Việt Nam đã và đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ tới xuất nhập khẩu của Việt Nam, không chỉ trên khía cạnh tìm kiếm, mở rộng thị t
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường mà còn về vấn đề rủi ro trong thanh toán quốc tế với bạn hàng nước ngoài. Trong thời kỳ khủng hoảng, các quốc gia tăng cường thắt chặt tín dụng, các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu hàng của Việt Nam và phải chờ hàng được bán xong thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể nhận tiền. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước lại thiếu kinh nghiệm, lúng túng trong hoạt động thanh toán quốc tế, dẫn đến những thiệt hại rất lớn đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bởi vậy, việc hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu – những đơn vị trực tiếp tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là hết sức quan trọng để tiến tới giảm thiểu những rủi ro không đáng có.
V-Coalimex là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu than với giá trị xuất khẩu hàng chục triệu USD một năm. Từ năm 2005, cùng với việc chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phan trực thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Than Khoáng Sản Việt Nam, hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng phát triển, đánh dấu bằng việc tăng lên đáng kể của kim ngạch xuất khẩu cũng như hoạt động thanh toán xuất khẩu. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, khi rất nhiều các doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phá sản thì vấn đề hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán xuất khẩu nói riêng của V-Coalimex trở nên hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh làm cơ sở cho tăng trưởng ổn định, bền vững.
Được sự giúp đỡ của ThS Nguyễn Thị Liên Hương và các cô chú trong phòng nghiệp vụ 5, tôi đã lựa chọn đề tài tài “Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex” để nghiên cứu và viết chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề bao gồm các nội dung sau:
Chương I : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN V-COALIMEX
ChươngI : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI
V - COALIMEX
ChươngIII: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI V-COALIMEX
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
V-COALIMEX
1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1. Thông tin chung
V- Coalimex là một công ty cổ phần, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ), sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước.
Sau đây là một vài nét cơ bản về công ty:
Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Than -TKV
Tên viết tắt : V-Coalimex
Tên tiếng Anh: Vinacomin- Coal Import Export Joint Stock Company
Biểu tượng của công ty:
Trụ sở: 47 phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (04) 39424634
Fax: (04) 39422350
Email: coalimex@fpt.vn
Website: www.coalimex.vn
Giấy CN ĐKKD: số 0103006588 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 25/1/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 23/3/2009
Vốn điều lệ: 48.275.600.000 (Bốn mươi tám tỷ hai trăm bảy lăm triệu sáu trăm nghìn đồng)
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty V-Coalimex đã trải qua bề đày hơn 25 năm hoạt động. Lịch sử đó được chia thành 3 thời kỳ, mỗi thời kỳ đánh dầu từng bước xây dựng, phát triển và đổi mới không ngừng của công ty, phù hợp với sự thay đổi của đất nước và phát triển ngành công nghiệp Than.
Thời kỳ từ năm 1982 đến năm 1984
Công ty được thành lập từ ngày 01/01/1982 trên cơ sở chuyển Công ty Vật tư trực thuộc Bộ Điện Than thành Công ty xuất nhập khẩu Than và Cung ứng vật tư ( Coalimex) trực thuộc Bộ Mỏ và Than, sau đó trực thuộc Bộ Năng Lượng, nay là Bộ Công Thương với nhiệm vụ chính là: Xuất khẩu than, nhập khẩu, cung ứng thiết bị, hóa chất
Thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2004
Sau khi Tổng công ty Than được thành lập ngày 10/10/1994 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Ngày 01/04/1995, Bộ Năng Lượng ra quyết định số 137NL/TCCB chuyển Công ty xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tư về trực thuộc tổng công ty Than Việt Nam,
Ngày 25/12/1996 Công ty được đổi tên là Công ty xuất nhập khẩu than và hợp tác quốc tế, tên giao dịch viết tắt là “Coalimex” được giữ nguyên. Trong thời kỳ này ngành nghề chính của công ty vẫn được duy trì, tuy nhiên theo cơ cấu tổ chức mới. Công ty giảm nhiệm vụ gia công đặt hàng trong nước và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp nhưng được bổ sung nhiệm vụ Xuất khẩu lao động.
Thời kỳ từ năm 2005 đến nay
Thời kỳ chuyển đổi hình thức sở hữu vốn của công ty. Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo quyết định số 149/QĐ- BCN ngày 01/12/2004 của Bộ Công nghiệp, Nhà Nước (đại diện là Tập Đoàn Công Nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam) giữ cổ phần chi phối. Với tên gọi là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Than Việt Nam
Từ ngày 01/01/2007, công ty đổi tên thành công ty cổ phần xuất nhập khẩu Than - TKV
Tiếp tục kế thừa các nhiệm vụ truyền thống, công ty mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư, liên kết đầu tư xây dựng các công trình, văn phòng cho thuê….
2. Chức năng , nhiệm vụ của công ty
2.1. Chức năng công ty bao gồm:
Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác: than mỏ, các sản phẩm chế biến từ than, thiết bị, phương tiện vận tải, xe máy phụ tùng, vật tư các loại, khoáng sản, kim khí, nguyên nhiên liệu, vật liệu, hóa chất, hàng công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, đồ uống: rượu bia các loại, thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến, thiết bị viễn thông, điện tử, hàng điện máy, điện lạnh.
Tư vấn du học nước ngoài
Dịch vụ cho thuê thiết bị, máy móc, ký gửi hàng hóa
Kinh doanh địa ốc, văn phòng cho thuê
Dịch vụ vận tải hàng hóa
Hoạt động xuất nhập khẩu lao động
Đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
Kinh doanh, xuất nhập khẩu cát đã qua chế biến
Sản xuất, chế biến than mỏ và các khoáng sản khác
San lấp mặt bằng
Kinh doanh các mặt hàng nông sản
Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, thủy hải sản.
Kinh doanh Nitrat Amon hàm lượng cao
2.2. Nhiệm cụ của công ty :
Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ, kể cả xuất nhập khẩu tự doanh cũng như uỷ thác và các kế hoạch có liên quan.
Tự tạo nguồn vốn, quản lý khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả, nộp ngân sách Nhà nước.
Tuân thủ các chính sách, các chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch quốc tế do Nhà nước ban hành.
Nâng cao chất lượng mặt hàng sản xuất, gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.
Làm tốt các công tác xã hội.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của V-Coalimex
(Nguồn: V-Coalimex)
Đại hội đồng cổ đông : Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty,…
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 3 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên không quá 05 năm.
Hội đồng quản trị công ty gồm :
Ông Phạm Minh Châu - Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ông Phạm Hồng Khanh - Ủy viên Hội đồng quản trị
Ông Nguyễn Anh Đức - Ủy viên Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc: Ban Giám đốc của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Than – TKV gồm 03 thành viên, trong đó có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị, Điều lệ Công ty. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Ban Giám đốc gồm:
Ông Phạm Hồng Khanh – Giám đốc công ty
Ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Giám đốc công ty
Ông Nguyễn Anh Đức – Phó Giám đốc công ty
Phòng Kế Toán Tài Chính: Có nhiệm vụ thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của nhà nước
về chuẩn mực, nguyên tắc kế toán…, đồng thời theo dõi phản ảnh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan và điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh, đảm bảo vốn được quay vòng nhanh và có hiệu quả nhất.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý các vấn đề liên quan tới nhân sự của công ty như sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực cho các bộ phận đồng thời tổ chức các khóa huấn luyện đào tạo nhân viên để nâng cao nghiệp vụ khi cần thiết.
Phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu: Công ty hiện có 5 phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu và 1 phòng nghiệp vụ chuyên trách về mảng xuất nhập khẩu than với nhiệm vụ chính là tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu.
Phòng đầu tư: Phòng Đầu tư chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Lãnh đạo công ty, có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong công tác đầu tư và quản lý đầu tư trong các lĩnh vực sau:
Đầu tư các dự án liên doanh, liên kết trong và ngoài nước, các dự án có yếu tố nước ngoài.
Hỗ trợ các đầu tư nước ngoài trong việc giơi thiệu và sử dụng các thiết bị mới và công nghệ cao ở mỏ than Việt Nam thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị cải tiến các thiết bị mới phù hợp với điều kiện mỏ than ở Việt Nam.
Hợp tác với các đối tác nước ngoài để thực hiện những dự án hiện đại trong một số lĩnh vực trong công nghiệp khai thác than Việt Nam.
Các chi nhánh :
Nhiệm vụ và chức năng chính của các chi nhánh như sau
Chi nhánh công ty tại Hà Nội
Hoạt động xuất khẩu lao động
Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi lao động tại nước ngoài
Chi nhánh tại Quảng Ninh
Sản xuất, chế biến than mỏ và các khoáng sản khác
Xuất nhập khẩu than, kinh doanh vật tư, hàng hóa, thiết bị…
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh
Xuất khẩu lao động
Xuất nhập khẩu kinh doanh vật tư, hàng hóa, thiết bị….
Kinh doanh các mặt hàng nông sản
Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, thủy hải sản
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Trong giai đoạn 2006, nước ta phải đương đầu với nhiều thiên tai, dịch bệnh, gây thiệt hại cho nhiều địa phương, ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của cả nước nói chung cũng như ngành than nói riêng. Tuy nhiên đây cũng là năm đầu tiên Tập Đoàn TKV Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con và vẫn giữ vững mức độ tăng trưởng tạo nên những yếu tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển của V-Coalimex. Cụ thể, năm 2006 công ty đã đạt được kim ngạch xuất khẩu than vượt trội do Công ty đẩy mạnh xuất khẩu than ra nước ngoài.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của V-Coalimex
giai đoạn 2006-2009
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Xuất khẩu than(lượng)
Tấn
5.238.432
5.262.568
4.493.343
5.191.868
Tổng Doanh thu
Triệu đồng
582.866
295.688
350.000
720.000
Kim ngạch xuất khẩu than, trong đó:
- Xuất khẩu ủy thác (*)
USD
183.989.000
161.131.509
196.118.603
184.522.995
343.791.811
330.066.320
265.436.009
237.200.714
Kim ngạch nhập khẩu than
USD
54.320.000
35.008.160
62.254.316
91.395.439
Lợi nhuận trước thuế
Triệu đồng
18.711
19.152
31.020
31.199
Lợi nhuận sau thuế
Triệu đồng
18.711
16.470
26.991
23.399
Tiên lương bình quân
Trđồng/người/
tháng
5,4
7,6
8,2
8,4
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính công ty các năm 2006-2009)
Năm 2006: Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Năm 2007: Công ty được miễn 50% thuế thu nhập doanh nghiệp
Năm 2008: Công ty được miễn 50% thuế thu nhập doanh nghiệp
Năm 2009: Công ty được miễn 50% thuế thu nhập doanh nghiệp
Ghi chú: (*) Do V-Coalimex có chức năng kinh doanh, xuất khẩu ủy thác nên kim ngạch xuất khẩu được tính cho Công ty chứ không phải công ty ủy thác vì vậy ta có thể thấy trên Bảng 1 kim ngạch xuất khẩu than có giá trị rất lớn. Năm 2008 công ty nhận xuất khẩu ủy thác với kim ngạch lớn nhất đạt 330.066.320 USD.
Năm 2007 là một mốc quan trọng đánh dấu việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO với cơ hội và thách thức mới. Cùng với sự phát triển chung của cả nước, ngành Than - Khoáng sản cũng có vận hội mới: giá than, khoáng sản đều tăng cao do nhu cầu ngày càng tăng mà nguồn cung thì có hạn. Tuy nhiên, vấn đề trở ngại đối với sự phát triển là sự hạn chế về khoa học công nghệ, giá cả vật tư đầu vào tăng nhiều.
Năm 2008 là một năm đầy khó khăn thử thách đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập bởi nền kinh tế thế giới đang đi vào giai đoạn suy thoái, khiến cho nền kinh tế của hầu hết các nước lâm vào khó khăn. Thất nghiệp gia tăng, tiêu dùng giảm sút tại các nước tư bản - những thị trường xuất khẩu chủ chốt của công ty đã khiến cho sản lượng xuất khẩu giảm so với các năm trước, riêng với giá than do vẫn giữ được ở mức cao nên giá trị xuất khẩu đạt được vẫn cao, thậm chí còn hơn năm trước.
Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu than qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009 có những biến động ngược chiều. Năm 2007 công ty đã thực hiện xuất khẩu được 5.262.568 tấn than các loại, tăng 0.5% so với năm 2006. Đến năm 2008 công ty đã xuất khẩu được 4.493.343 tấn than các loại, so với cùng kỳ năm 2006 sản lượng than xuất khẩu chỉ đạt 86% nhưng giá trị kim ngạch đạt 175% . Do giá than năm 2008 tăng cao nên cả tổng doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với năm 2006 và 2007. Bởi vậy thu nhập của cán bộ công nhân viên toàn công ty đã tăng lên đáng kể, đạt 8.2 triệu/người/tháng. Năm 2009 xuất khẩu 5.191.868 tấn than, đạt 104% sản lượng so với kế hoạch năm và 115% so với năm 2008.
Như vậy qua một vài con số ta có thể thấy, năm 2008 là năm thành công của công ty, doanh số, lợi nhuận luôn đạt ở mức cao tuy nhiên sang năm 2009 một số chỉ tiêu của công ty đã giảm so với năm trước đó như lợi nhuận sau thuế giảm 3.592 triệu đồng (giảm 13.3% so với năm 2008) và kim ngạch xuất khẩu giảm 78.355.802USD (giảm 22.8% so với năm trước). Sở dĩ như vậy là vì năm 2009, công ty chịu ảnh hưởng của nhiều tác động khách quan: .
Do giá than năm 2009 giảm nên giá trị kim nghạch chỉ đạt 77% so với cùng kì năm 2008 .
Chính sách quản lý tiền tệ trong thanh toán đối ngoại chặt chẽ, tỷ giá đồng VN và ngoại tệ khác biến động nhiều.
Một số bộ phận trong công ty vẫn còn lúng túng trước những biến động và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường nên mặc dù đã có được định hướng nhưng việc triển khai vẫn còn chậm, chưa chủ động tìm được việc làm, tính sáng tạo còn hạn chế khi gặp khó khăn, kết quả công việc chưa cao.
Trong giai đoạn này, hoạt động xuất khẩu lao động của công ty có nhiều tiến bộ và mở ra hướng phát triển tốt về thị trường. Cụ thể trong năm 2006, chi nhánh tại Hà Nội vừa phải ổn định tổ chức vừa phải ổn định nơi làm việc nhưng vẫn đưa được 805 người đi làm việc tại nước ngoài đạt 160% kế hoạch năm. Năm 2007 công ty thực hiện đưa được 1.258 lao động đi làm việc tại nước ngoài trong đó thị trường Đài Loan 1.018 lao động, thị trường Nhật Bản 12 lao động, thị trường Malaysia 139 lao động, thị trường Quatar 48 lao động và thị trường lao động mới có nhiều tiềm năng là Jordani 41 lao động. Năm 2009 tại thị trường truyền thống của công ty như Đài Loan còn khó khăn hơn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên tạo cạnh tranh việc làm cao giữa dân bản địa và người lao động nước ngoài, bên cạnh đó do chưa khai thác được thêm thị trường mới , đơn hàng mới do vậy năm 2009 chi nhánh Hà Nội vẫn chưa hoàn thành được kế hoạch, cụ thể như sau: đưa được 480 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 87% kế hoạch( trong đó lao động trực tiếp là 60 người đạt 81% kế hoạch), giá trị sản xuất đạt 87% kế hoạch.
Ngoài ra công ty còn có các hoạt động kinh doanh khác như: đầu tư phát triển, cho thuê văn phòng: Tháng 11/2009, 99% diện tích sàn đã được cho thuê tại dự án 29-31 Đinh bộ lĩnh. Giá trị sản xuất kinh doanh từ cho thuê văn phòng năm 2009 đạt 6tỉ đồng góp phần làm tăng giá trị sản xuất của công ty và hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Các dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ quản lý và kinh doanh được thực hiện đúng theo quy chế công ty và hoàn thành kế hoạch đề ra.
5. Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian qua.
(Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của công ty các năm 2006-2009)
Thông qua Biểu đồ trên ta nhận thấy: Trong giai đoạn 2006-2008 giá trị xuất khẩu tăng mạnh do giá than trên thị trường quốc tế tăng cao, cụ thể là năm 2006 công ty đã xuất khẩu được 5.238.432 triệu tấn than các loại đạt 169% kế hoạch xuất khẩu được giao. Tới năm 2007 công ty thực hiện xuất khẩu được 5.262.568 tấn than đạt 105% kế hoạch năm. Năm 2008 tuy lượng than xuất khẩu chỉ đạt 4.493.343.triệu tấn, ít hơn cùng kỳ năm 2006, 2007 nhưng vì giá than tăng cao nên giá trị xuất khẩu tăng lên đáng kể. Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu của V-Coalimex các năm 2006, 2007, 2008
Năm 2009 giá than giảm dẫn đến giá trị xuất khẩu giảm 78.355.802 so với năm trước.
Đối với công tác nhập khẩu ủy thác, cung ứng vật tư, năm 2007, việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu ủy thác, vật tư, thiết bị cho sản xuất than giảm nhiều (doanh thu lĩnh vực nhập khẩu ủy thác, cung ứng vật tư năm 2007 bằng 64.8% so với năm 2006). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm doanh thu năm 2007. Để khắc phục, công ty đang thực hiện tăng cường nhập khẩu các hàng hóa thiết bị mà công ty có thế mạnh, phù hợp với điều kiện, nhu cầu của thị trường như mặt hàng lốp đặc chủng các loại, và bước đầu đã cho thấy những kết quả khả quan đóng góp vào tăng trưởng doanh thu trong năm 2008. Ngoài ra, nhằm mở rộng ra hướng kinh doanh hàng hóa đa dạng phục vụ thị trường ngoài ngành, trong năm 2007 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu ủy thác các mặt hàng nguyên liệu vật liệu phục vụ các ngành sản xuất, hàng tiêu dùng cho thị trường như: thực phẩm tươi sống, đông lạnh, … đồng thời xúc tiến việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản ra nước ngoài.
Mặt khác, về công tác xuất khẩu lao động, trong thời gian 2006-2008 công ty đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này, kết quả đạt được rất đáng khích lệ như trình bày ở phần trên. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, công ty đã chú trọng đến công tác đào tạo tay nghề, dạy tiếng cho lao động và tích cực tìm kiếm thị trường mới có tiềm năng lâu dài. Nguồn: Báo cáo tổng kết của V-Coalimex năm 2006
Thị trường lao động năm 2009 của cả nước nói chung và công ty nói riêng vẫn còn khó khăn.
5.1. Hoạt động xuất khẩu của V-Coalimex:
Hiện tại mặt hàng xuất khẩu chính của công ty vẫn là các loại than, khoáng sản. Trước khi Tổng công ty Than được thành lập, các khách hàng lớn của công ty Coalimex có thể kể đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Đông Âu. Sau nhiều thay đổi sắp xếp về thị trường xuất khẩu than, hiện nay V-Coalimex được tập đoàn TKV ủy quyền giao dịch, ký hợp đồng xuất khẩu than với các khách hàng ở thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Âu, Ấn Độ, Cuba, Đài Loan và các nước Đông Nam Á khác.
Thị trường Hàn Quốc:
Hàn Quốc là một trong những nhà nhập khẩu than Anthracite lớn nhất thế giới. Hiện nay Hàn Quốc nhập khẩu của Việt Nam khoảng 1 triệu tấn than mỗi năm bao gồm các loại: than cục, cám Vàng Danh, Uông Bí, than cám Hòn Gai. Than Việt Nam được sử dụng cho rất nhiều ngành công nghiệp cũng như nhu cầu dân dụng ở Hàn Quốc. Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu của V-Coalimex năm 2007
Thông qua một công ty thương mại của Thụy Điển, Than Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào thị trường này từ trước năm 1983. Tuy nhiên đến năm 1984 Hàn Quốc mới thật sự trở thành thị trường tiềm năng tiêu thụ than Việt Nam. Đơn vị tiên phong trong việc đưa than Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc là hãng Đại Hàn Coal mà trực tiếp là Sam Sung.
Với sự cạnh tranh quyết liệt của các nước xuất khẩu than khác là Trung Quốc, Nga, Nam Phi, Indonesia, Úc… nhưng với quyết tâm khai thác tối đa tiềm năng của thị trường này, bên cạnh việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống khi thuận lợi cũng như khi khó khăn nên than Việt Nam ngày càng thâm nhập sâu rộng hơn vào các ngành kinh tế cũng như đời sống sinh hoạt của Hàn Quốc và bạn hàng lớn nhất của V-Coalimex hiện nay là công ty Daeshin.
Thị trường các nước Xã hội chủ nghĩa:
Trong thời gian từ năm 1982 đến năm 1988 Công ty còn xuất khẩu than sang các nước XHCN như: Liên Xô, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Rumani, cộng hòa Sec… theo nghị định thư của Chính Phủ. Từ năm 1996 công ty mở rộng vào thị trường Bungari, bình quân mỗi năm tiêu thụ khoảng 500 nghìn tấn và cho đến nay công ty vẫn duy trì được cung cấp than vào thị trường này mặc dù đây là công việc rất khó khăn vì giá cước vận tải cao, cạnh tranh gay gắt với than của Nga và Ucraina – hai quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi trong vận tải sang Bungari.
Thị trường Trung Quốc:
Hiện nay thị trường Trung Quốc là thị trường lớn nhất của V-Coalimex cũng như của toàn ngành Than. Than Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cung cấp cho các nhà máy điện ở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây chiếm khoảng 70%. Ngoài ra công ty còn cung cấp than cho các nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng tại khu vực đảo Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, cho nhà máy thép Baosteel ở Thượng Hải….
Do đón bắt được nhu cầu lớn của thị trường Trung Quốc, công ty đã chủ động tìm kiếm và tiếp cận khách hàng cũng như nhà sử dụng cuối cùng từ rất sớm. Đến nay V-Coalimex đã có những khách hàng lớn, mua than rất ổn định ở Trung Quốc. Đặc biệt chúng ta đã ký được biên bản thỏa thuận chung cung cấp than dài hạn với tập đoàn điện lực Yudean Quảng Đông để cung cấp mỗi năm hơn 2-3 triệu tấn than cho Tập Đoàn này đến năm 2010. Nguồn: Báo cáo tổng kết của V-Coalimex năm 2008
Các thị trường khác
Ngoài các thị trường lớn của V-Coalimex như Trung Quốc, Hàn Quốc thì các thị trường khác như: Bungari, Cuba, Thái Lan, Đài Loan, Philipin, Ấn Độ… cũng hết sức quan trọng vì đây đều là các khách hàng truyển thống của công ty từ rất lâu và sử dụng các loại than có chất lượng cao dùng cho công nghiệp xi măng, thép, hóa chất, luyện kim và nhiệt điện…
Bằng uy tín, kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ trong những năm qua, V-Coalimex luôn là đơn vị đi đầu trong việc tìm kiếm khai phá các thị trường mới cho than VIệt Nam.
Bảng 2: Sản lượng, giá trị xuất khẩu than vào các thị trường của V-Coalimex giai đoạn 2006-2009
STT
Thị Trường
Sản Lượng than( Tấn)
Giá Trị ( USD)
2006
2007
2008
2009
2006
2007
2008
2009
1
Trung Quốc trong đó
4.047.000
3.724.726
2.707.028
3.241.933
123.046.613
113.170.924
163.147.552
139.389.105
- Chính ngạch
3.702.234
3.054.661
2.445.355
2.874.848
115.042.547
96.249.479
153.890.418
124.484.017
- Tiểu ngạch
344.766
670.065
261.673
367.085
8.004.066
16.921.445
9.257.134
14.905.088
2
Hàn Quốc
520.008
755.005
1.037.906
1.673.692
24.667.509
37.754.699
97.782.728
93.057.771
3.
Các thị trường khác
473.228
403.229
434.653
276.243
28.351.708
30.467.879
65.742.933
32.989.134
Tổng
5.238.432
5.265.568
4.493343
5.191.868
183.959.738
196.118.603
343.791.811
265.436.009
(Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của công ty các năm 2006-2009)
( Nguồn báo cáo xuất khẩu của công ty năm 2009)
Sản lượng xuất khẩu than vào các thị trường truyền thống chính của công ty là Trung Quốc và Hàn Quốc tăng cao hơn so với năm 2008 trong đó sản lượng than vào Trung Quốc đạt 120% và 161% so với cùng kì năm 2008.Giá than tại Trung Quốc đang cao hơn giá than thế giới cùng chủng loại (lúc cao điểm lên tới hơn 46%) là một lý do kích thích nước này nhập khẩu than nhiều hơn trong thời gian tới. Nhưng so với năm trước sản lượng than vào các thị trường nhỏ lẻ chỉ đạt gần 50%. Thị trường than tiểu ngạch 3 tháng cuối năm 2009 ổn định trở lại và mang lại giá trị sản xuất chính cho chi nhánh và đảm bảo thu nhập cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Bên cạnh sản phẩm Than Việt Nam thì cát trắng và đá vôi của Việt Nam cũng đã được Hàn Quốc, Đài Loan biết tới thông qua V-Coalimex. Vì vậy mà công tác xuất khẩu của công ty nói riêng và Tập Đoàn TKV nói chung đã được mở ra một hướng mới: sản phẩm xuất khẩu không chỉ giới hạn trong phạm vi than các loại mà còn mở rộng ra cho nhiều sản phẩm, khoáng sản khác tới nhiều nước trên thế giới.
5.2. Hoạt động nhập khẩu của V-Coalimex
Cùng với hoạt động xuất khẩu than, hoạt động nhập khẩu cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh của công ty. Với kim ngạch nhập khẩu hàng năm từ 60-80 triệu USD, phục vụ đắc lực và kịp thời cho sản xuất than cũng như các ngành kinh tế khác, đóng góp hàng chục tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Với năng lực và kinh nghiệm trên 25 năm cùng mối quan hệ thân thiết, truyền thống lâu đời với bạn hàng trong nước và quốc tế, V-Coalimex là nhà phân phối chính thức tại Việt Nam của các tập đoàn lớn và uy tín trên thế giới như: CATERPILAR, VOLVO, SANDVIK…Các thiết bị được công ty nhập khẩu về hiện đang phát huy hiệu quả trong khai thác mỏ ở Việt Nam: Máy combain đào lò tự hành AM-50hz, máy xúc EKG-5, máy xúc lật hông, máy khoan xúc tự hành TAMROCK, xe tải khung động VOLVO…Ngoài công tác nhập khẩu đơn thuần, V-Coalimex còn thực hiện tốt chủ trương của nhà nước và tập đoàn TKV về nội địa hóa thiết bị. V-Coalimex đã kết hợp với nhà sản xuất Ba Lan, Nga, Tiệp Khắc và các đơn vị cơ khí trong nước sản xuất nội địa hóa thành công một số thiết bị quan trọng như: máy đào lò AM-50hz, giàn chống tự hành, đèn thợ mỏ… Với tiềm lực tài chính vững chắc, cán bộ nghiệp vụ nhập khẩu có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, nên V-Coalimex luôn cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng và tiến độ qua đó nhận được sự tin tưởng từ người cung cấp, người sử dụng, ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu của V-Coalimex các năm 2006, 2007, 2008
Trong giai đoạn 2006-2009, nói chung hoạt động nhập khẩu của công ty cũng có nhiều biến động trái chiều. Năm 2006, tập đoàn TKV đi vào giai đoạn phát triển với mục đích đẩy mạnh khai thác, tăng sản lượng than tiêu thụ, đây là yếu tố thuận lợi đối với V-Coalimex trong công tác kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ các đơn vị sản xuất trong ngành. Tuy nhiên do giá cả nhiên liệu, nguyên liệu chính trên thị trường thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng lớn đến các hợp đồng nhập khẩu cung cấp thiết bị, vật tư cho mỏ, bên cạnh đó áp lực cạnh tranh giữa các đơn vị hoạt động trong và ngoài ngành cũng rất gắt gao.
Bước sang năm 2007, giá trị nhập khẩu của công ty đã bị ảnh hưởng không nhỏ, một mặt do cơ chế điều hành về kinh doanh thương mại và dịch vụ của Tập Đoàn thay đổi, mặt khác các công ty ngoài ngành đã thâm nhập khá sâu vào thị trường nội bộ Tập Đoàn nên sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, việc thực hiện các hợp đồng ủy thác, vật tư, thiết bị cho sản xuất than không còn là thế mạnh của công ty nữa, các mặt hàng vật tư chuyên dùng trước đây phải nhập từ nước ngoài để phục vụ sản xuất như thép lò nay đã sản xuất được trong nước, toàn bộ phụ tùng xe Volvo các mỏ đã làm trực tiếp với hãng cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Công ty nhập khẩu để phục vụ khối sản xuất than là chính, tham gia phục vụ ngành khai thác khoáng sản và các ngành sản xuất khác trong Tập Đoàn như điện, bauxit chưa được nhiều, các hợp đồng ký và thực hiện trong năm 2007 là vật tư và thiết bị nhỏ lẻ nhiều nên giá trị kim ngạch nhập khẩu toàn công ty đạt thấp so với năm 2006.
Với những nỗ lực của cán bộ công nhân viên tại toàn thể công ty thì sang năm 2008 và 2009, một số mặt hàng truyền thống vẫn giữ được thị trường và tăng trưởng mạnh về giá trị, việc thực hiện các hợp đồng kinh doanh nhập khẩu thiết bị, vật tư của công ty tăng cao so với cùng kỳ năm 2007, giá trị kim ngạch nhập khẩu năm 2008 bằng 178% so với cùng kỳ năm 2007.Năm 2009 giá trị kim ngạch đạt 91 triệu USD, cao nhất từ trước tới nay,hoàn thành 183% giá trị được giao và tăng 147% so với năm 2008.
Hiện nay công ty có hai loại hình kinh doanh nhập khẩu chính đó là nhập khẩu kinh doanh và nhập khẩu ủy thác, bên cạnh đó từ năm 2007 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã bắt đầu thực hiện các hợp đồng nhập khẩu ủy thác các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ các ngành sản xuất, hàng tiêu dùng cho thị trường như: thực phẩm tươi sống, đông lạnh… Mặc dù giá trị của các hợp đồng này chưa lớn nhưng đã thể hiện được sự cố gắng trong việc mở ra hướng kinh doanh hàng hóa đa dạng phục vụ thị trường ngoài ngành.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của công ty được chia thành 4 nhóm chính đó là:
Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất (máy khoan, máy xúc lật, máy xúc thủy lực, phụ tùng gạt, phụ tùng khoan, máy phát điện, phụ tùng máy đào lò, máy hút bụi, các bộ phận đèn lò, phụ tùng cấp cứu mỏ, bình thở,phụ tùng xe có động cơ, thiết bị điện, các thiết bị khác)
Xe các loại: xe gạt, ô tô tải, xe nâng hàng
Hàng tiêu dùng: Thịt đông lạnh, thủy hải sản đông lạnh, hương liệu thực phẩm, đường mía…
Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất: Các loại lốp đặc chủng, giấy, thép các loại, keo tụ, nhựa dẻo…
Bảng 3. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của V-Coalimex
giai đoạn 2006-2009
Nội dung
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
USD
9.011.452
8.485.107
25.821.541
30.215.300
Xe các loại
USD
28.500.310
18.979.208
13.614.130
15.264.135
Hàng tiêu dùng
USD
1.717.656
4.025.969
5.042.336
Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
USD
18.928.272
3.946.086
18.792.675
20.589.689
Tổng:
56.440.034
33.128.057
62.254.315
71.111.460
(Nguồn : Báo cáo nhập khẩu của công ty các năm 2006-2009)
Tùy vào nhu cầu phục vụ sản xuất mỗi năm mà công ty nhập khẩu trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho phù hợp. Năm 2006, nắm bắt nhu cầu chuyên chở tại các mỏ than, công ty đã tập trung đầu tư để nhập khẩu một lượng lớn các xe Volvo, ô tô tải để phục vụ nhu cầu cấp thiết của ngành. Giá trị của các hợp đồng nhập khẩu xe thường là rất lớn. Năm 2006, mặt hàng xe chiếm 50.6% kim ngạch nhập khẩu. Bên cạnh đó nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng không phải là nhỏ. Công ty phải liên tụ._.c nhập khẩu một lượng lớn các loại lốp đặc chủng, thép…để phục vụ sản xuất và các mặt hàng này thường chiếm trên 30% kim ngạch nhập khẩu.
Về thị trường nhập khẩu, hầu hết các máy móc trang thiết bị, xe, công ty nhập từ Mỹ, Nhật, Liên Bang Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Thụy Điển… Còn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thì chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.
Từ năm 2007, khi bắt đầu nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm đông lạnh thì thị trường nhập khẩu của công ty khá đa dạng: Ấn Độ, Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Malayxia, Úc, Đan Mạch , Achentina, Canada… để phục vụ được nhu cầu
thị hiếu của người tiêu dùng. Bước sang năm 2008 thị trường nhập khẩu mặt hàng này ngày càng đa dạng hơn và kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng lên đáng kể từ 1.7 triệu USD lên 4 triệu USD.
Bảng 4: Thị trường nhập khẩu của V-Coalimex giai đoạn 2006-2009
Nước
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Trung Quốc
USD
2.016.469
585.537
4.123.361
5.648.485
Mỹ
USD
1.283.040
12.569.234
10.387.282
11.658.552
Nhật
USD
6.551.306
10.477.194
17.592.408
18.551.100
Liên bang Nga
USD
14.811.265
1.262.307
9.402.177
10.545.542
Thái Lan
USD
711.413
74.100
Malayxia
USD
607.031
797.841
931.112
Ba Lan
USD
1.270.896
428.562
1.302.800
2.155.125
Thụy Điển
USD
17.702
2.621.900
Thị trường khác
USD
29.171.524
6.989.326
18.648.446
20.455.355
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu của công ty các năm 2006-2009 )
Năm 2009 là một năm thành công đối với hoạt động nhập khẩu của công ty khi kim ngạch nhập khẩu tăng vọt tới hơn 91 triệu USD và giá trị nhập khẩu từ các thị trường cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt năm 2009 kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật là khá lớn vì chủ yếu máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất chất lượng cao đều được nhập khẩu từ thị trường này. Bên cạnh đó công ty cũng nhập khẩu khá nhiều từ Trung Quốc nhưng giá trị nhập khẩu các mặt hàng không lớn và hầu hết đều là thiết bị vật tư không đòi hỏi yêu cầu quá cao về mặt kỹ thuật cũng như chất lượng.
( Nguồn báo cáo nhập khẩu của công ty năm 2009)
Nhìn chung, trong giai đoạn 2006-2009 tình hình nhập khẩu của công ty có những lúc giảm sút do sự cạnh tranh gay gắt trong và ngoài ngành, tuy nhiên đến năm 2009, nhờ nỗ lực rất lớn của công ty mà kim ngạch nhập khẩu lại tăng vượt trội. Thị trường nhập khẩu chính vẫn giữ vững tại các nước Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc, đây là những thị trường lớn mà công ty nên duy trì mức tăng trưởng ổn định.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI V - COALIMEX
1. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V- Coalimex trong thời gian hiện nay.
1.1. Yếu tố khách quan
1.1.1. Các biện pháp hỗ trợ của nhà nước
Nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bởi vậy Nhà nước ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Về thuế suất: Nếu như trước đây 6/6/2008 Bộ Tài Chính đã ban hành điều chỉnh tăng thuế suất xuất khẩu than từ 15% lên 20% làm cho lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của V-Coalimex giảm đi ít nhiều thì vừa qua mức thuế suất này được áp dụng ở mức 10% Nguồn:
để khuyến khích xuất khẩu trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Quyết định này của Bộ Tài Chính sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than của công ty trong thời gian sắp tới để đạt chỉ tiêu ngành Than đưa ra là xuất khẩu 5 triệu tấn than với kim ngạch xuất khẩu 235 triệu USD trong năm 2009. Cùng với sự gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu thì hoạt động thanh toán xuất khẩu tại công ty cũng sẽ được mở rộng hơn.
Về tài chính: Bộ Tài Chính tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp than được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các dự án xử lý môi trường. Thông qua đó mở rộng được hoạt động xuất khẩu với nguồn vốn lớn đồng nghĩa với việc hoạt động thanh toán xuất khẩu cũng sẽ được mở rộng theo.
Ngoài ra, các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh trong đó có V-Coalimex còn được hưởng thêm một số ưu đãi sau:
Giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu của năm đầu tiên thực hiện xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu mặt hàng mới, xuất khẩu ra thị trường một quốc gia mới hoặc lãnh thổ mới.
Giảm 50% thuế thu nhập phải nộp cho phần thu nhập thêm do xuất khẩu trong năm sau cao hơn năm trước.
Giảm 20% thuế thu nhập phải nộp do phần thu nhập có được do có doanh thu xuất khẩu cao hơn 50% tổng doanh thu, duy trì thị trường xuất khẩu ổn định về giá trị trong 3 năm liên tục.
Các biện pháp này cho thấy rõ định hướng của Nhà nước trong việc sản xuất trong nước gắn liền với thị trường xuất khẩu, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hướng nền kinh tế theo hướng xuất khẩu.
1.1.2. Biến động của tỷ giá hối đoái
Theo các nhà kinh tế dự báo trên thời báo kinh tế Việt Nam thì tỷ giá USD/VND sẽ có xu hướng tăng trong khi đó kể từ ngày 24/3/2009 ngân hàng nhà nước đã nới rộng biên độ tỷ giá giữa VND và USD từ 3% lên 5% Nguồn:
để tỷ giá biến động linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường thế giới. Vì vậy, giá hàng xuất khẩu sẽ tăng trong đó có cả than, đây cũng là một yếu tố có lợi cho hoạt động xuất khẩu than của V-Coalimex vì đồng tiền thanh toán mà công ty sử dụng chủ yếu là đồng USD.
1.1.3. Dịch vụ tại ngân hàng ngày một tốt hơn.
Chất lượng dịch vụ tại ngân hàng là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện nay, do nhiều năm Công ty đã thực hiện tốt khâu tài chính, luôn có tình hình tài chính công khai, minh bạch, không có nợ xấu nên V-Coalimex là một khách hàng VIP đặc biệt của Ngân hàng Vietcombank, đây là ngân hàng luôn đi đầu trong việc cải tiến công nghệ để hoàn thiện chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn. Vì thế hoạt động thanh toán của công ty thường diễn ra suôn sẻ, thời gian chuyển tiền rút ngắn chỉ còn 1 tới 2 ngày, điều này giúp công ty tránh được ứ đọng vốn trong thời gian chờ thanh toán. Đây cũng là ngân hàng uy tín nhất tại Việt Nam hiện nay, vì vậy nó góp phần giúp V-Coalimex không cần mất chi phí cho ngân hàng xác nhận khi thực hiện thanh toán bằng tín dụng chứng từ do Vietcombank mở L/C.
1.2. Nhân tố khách quan.
1.2.1. Quy mô, uy tín của V-Coalimex
V-Coalimex là công ty đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu than các loại cũng như nhập khẩu trang thiết bị máy móc cung ứng cho sản xuất trong và ngoài ngành.Công ty đã đạt được rất nhiều thành tích như :
Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Năm 1998;
Đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới – Năm 2000;
Huân chương Lao động Hạng Nhất -năm 1991; Huân chương Quân Công Hạng Ba – năm 1990; Huân chương Độc lập Hạng Ba - năm 2005;
1578 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước các hạng;
985 Huân chương Lao động các Hạng (Hạng Nhì, Ba) cho các tập thể, cá nhân;
835 Bằng khen, Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Bộ, Tỉnh, Ngành và Tỉnh Quảng Ninh.
05 Lần giữ Cờ thưởng luân lưu của Bác Hồ (1965, 1972, 1973, 1974, 1977);
02 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Với bề dày hơn 25 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, công ty đã tạo được sự tin tưởng cho đối tác kể cả các tập đoàn lớn, có uy tín trên thế giới và giữ được quan hệ hợp tác, làm ăn lâu dài được với các bạn hàng lớn như: Daeshin, Đại Hàn Coal…và không ngừng tăng kim ngạch xuất khẩu qua các năm để từ đó hoạt động thanh toán xuất khẩu trong công ty ngày càng được phát triển hơn.
Bên cạnh đó công ty vừa công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2009. Tình hình tài chính của Công ty được khái quát qua các số liệu như sau:
Bảng 5 : Khái quát tình hình tài chính của công ty qua 2 năm 2008-2009
Đvt: tr VNĐ
Chỉ tiêu
2008
2009
Tỷ lệ 2009/2008
Tăng/Giảm % (+/-)
1.Tổng tài sản
Trong đó:
a. Tài sản ngắn hạn
b. Tài sản dài hạn
347.990
300.468
47.521
681.460
633.375
48.085
1,95
95%
2.Tổng nợ phải trả
Trong đó:
a. Nợ ngắn hạn
b. Nợ dài hạn
264.351
259.302
5.049
593.487
580.567
20.920
2,24
124%
3.Vốn chủ sở hữu
83.638
87.972
1,05
5%
4.Tổng Doanh thu
444.065
1.268.820
2,85
185%
5.Lợi nhuận sau thuế
26.991
23.399
0,87
(13%)
6. Hệ số thanh toán ngắn hạn (6=1a/2a)
1,16
1,09
7. Hệ số nợ (7=2/1)
0,76
0,87
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2008-2009)
Như vậy qua bảng số liệu trên ta có thể thấy Công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hệ số đạt 1,09) tuy nhiên hệ số nợ của Công ty là 0,87 cho thấy nguồn vốn vay bên ngoài chiếm 87% trên tổng nguồn vốn, điều này dẫn đến khả năng tự tài trợ của Công ty không cao. Bên cạnh đó tổng tài sản, tổng nợ và tổng doanh thu năm 2009 đều tăng so với năm 2008 tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của năm 2009 lại giảm so với năm 2008 (giảm 13%), như vậy khả năng quản lý chi phí của Công ty trong năm 2009 không tốt bằng năm 2008.
Về các đối tác có quan hệ làm ăn với Công ty, ngoài công tác xuất khẩu than cho các đơn vị nước ngoài, thì 50% doanh thu bán than thuộc về các Công ty trong cùng tập đoàn Công nghiệp và Khoáng sản than TKV.
1.2.2. Trình độ và khả năng của cán bộ thanh toán quốc tế tại V-Coalimex
Sau khi chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ Phần với bộ máy hoạt động mới, việc đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thời mở cửa đòi hỏi công ty phải có một đội ngũ nhân viên thật sự có năng lực cũng như trình độ chuyên môn, ngoại ngữ. Công ty có một lợi thế là luôn có những cán bộ công tác lâu năm, có một bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Những cán bộ này đã và đang sát cánh cùng đội ngũ nhân viên ngày càng được trẻ hóa trong công ty để hỗ trợ về nghiệp vụ, giúp hạn chế rủi ro. Để đáp ứng được đòi hỏi của công việc, cán bộ thanh toán của công ty ngày càng giỏi về nghiệp vụ, giúp hoạt động thanh toán quốc tế của công ty ngày càng chuyên nghiệp hơn.
1.2.3. Quan hệ với ngân hàng và Tập Đoàn TKV
Từ trước tới nay, bằng uy tín của mình, V-Coalimex đã giữ vững mối quan hệ với các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank…để những ngân hàng này tạo điệu kiện thuận lợi cho công ty khi thanh toán các hợp đồng xuất khẩu, cấp tín dụng cho công ty để mở rộng hoạt động xuất khẩu. Nguồn tài chính của công ty được hỗ trợ từ phía ngân hàng, Tập Đoàn TKV và nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu. Vì thế V-Coalimex có khả năng tài chính bền vững, tạo được uy tín đối với các ngân hàng.
Không chỉ có vậy, hiện nay Tập Đoàn TKV trong đó V-Coalimex là đơn vị thành viên còn mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để có được nguồn tín dụng lớn hơn như ký kết hợp đồng vay vốn trị giá 58 triệu USD cùng ngân hàng Standard Chartered vào ngày 16/9/2008 và đặc biệt năm ngày 29/3/2010 tại Hà Nội, tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký kết thỏa thuận vay 150 triệu USD của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho các dự án phát triển ngành than.Được biết, khoản tiền này nằm trong chương trình tài trợ năng lượng và tài nguyên của JBIC có lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại thông thường 30% với thời hạn vay 5 năm. Đổi lại, TKV phải đảm bảo nguồn than xuất khẩu ổn định cho thị trường Nhật Bản mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn than cục 5, than cám 1 (loại than nhiệt lượng cao dùng cho sản xuất thép).
Nhờ đó V-Coalimex cũng được phía tập đoàn cho vay ưu đãi để mở rông hoạt động xuất nhập khẩu. Mở rộng được hoạt động xuất nhập khẩu với nguồn vốn lớn cũng đồng nghĩa với việc hoạt động thanh toán cũng sẽ được mở rộng theo.
2. Thực trạng hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex thời gian qua.
Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động thanh toán, là khâu quyết định đến kết quả kinh doanh của Công ty, ảnh hưởng đến vốn và lợi nhuận của Công ty, Công ty V-coalimex đã vận dụng hết sức linh hoạt các phương thức và phương tiện thanh toán quốc tế đối với các bạn hàng, cố gắng xây dựng một quá trình thanh toán an toàn và hiệu quả trong khả năng của mình.
Về phương tiện thanh toán: Công ty thường sử dụng phương tiện thanh toán là hối phiếu trả tiền ngay: khi người mua nhìn thấy hối phiếu này thì phải trả tiền ngay cho người bán. Hối phiếu này giúp cho người xuất khẩu thu hồi vốn nhanh, quay vòng vốn nhanh, đứng trên phương diện là người xuất khẩu công ty sẽ rất có lợi.
Về điều kiện thanh toán:
Tiền tệ thanh toán: Hiện nay, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và trước sự suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế Mỹ, EU cùng các nền kinh tế phát triển khác, tỷ giá của các đồng ngoại tệ liên tục biến đổi từng ngày từng giờ. Sự biến đổi này ảnh hưởng khá lớn tới giá trị của các hợp đồng xuất khẩu của công ty bởi V-Coalimex thường xuyên có các hợp đồng xuất khẩu than trị giá hàng triệu USD. Các đồng tiền sử dụng trong thanh toán xuất khẩu là các đồng ngoại tệ mạnh như USD, EUR, GBP, JPY…Như đã phân tích ở trên thì thị trường xuất khẩu than chính của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu năm 2009, đồng Won mất giá quá mức so với USD, bên cạnh đó là sự sụt giá của đồng EUR so với USD do tâm lý nắm giữ đồng USD như một tài sản an toàn trong thời kỳ khủng hoảng và lo ngại các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Âu sẽ hồi phục chậm chạp hơn so với Mỹ. Nguồn: ngày 06/03/2009
Bởi vậy, đồng USD vẫn là đồng tiền thanh toán an toàn nhất và là đồng tiền chiếm tỷ trọng hơn 90% tổng giá trị các hợp đồng xuất khẩu của V-Coalimex. Bên cạnh đó trong một số ít các hợp đồng thì công ty vẫn sử dụng đồng JPY vì cuối năm 2008 đồng JPY vẫn được coi là khá an toàn vì nó tăng giá so với đồng USD và Nhật cũng là một thị trường nhập khẩu chính của V-Coalimex.
Trong các hợp đồng mua bán ngoại thương, công ty không sử dụng tiền mặt mà sử dụng tiền tín dụng thông qua việc thanh toán qua các ngân hàng. Sau đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đồng tiền trong thanh toán hợp đồng xuất khẩu:
(Nguồn báo cáo xuất nhập khẩu của công ty qua các năm)
Thời gian thanh toán: Trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, V-Coalimex thường áp dụng linh hoạt các hình thức thời gian thanh toán như trả tiền trước, trả tiền sau, trả tiền ngay hoặc kết hợp tùy vào từng đối tượng bạn hàng. Thời gian trả tiền sau thường không quá 60 ngày kể từ ngày công ty hoàn thành nghĩa vụ giao hàng bằng phương thức chuyển tiền.
Địa điểm thanh toán: Hiện nay, công ty có tài khoản ngoại tệ và nội tệ tại các ngân hàng lớn như Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank) và một số ngân hàng khác để qua đó thực hiện giao dịch thanh toán các hợp đồng xuất khẩu. Trên thực tế thì 90% các hợp đồng xuất khẩu được công ty thực hiện giao dịch qua Vietcombank tại Việt Nam. Đây là ngân hàng lớn, có nhiều chi nhánh tại nước ngoài, nhờ đó các giao dịch được tiến hành thuận lợi hơn, thời gian thanh toán nhanh hơn nên tiền vốn ít bị ứ đọng.
Phương thức thanh toán: Đây là điều kiện quan trọng nhất trong điều khoản thanh toán của hợp đồng mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu bởi nó quyết định mức độ rủi ro trong khâu thanh toán. Trên thực tế, đối với từng mặt hàng, bạn hàng cụ thể mà công ty quyết định sử dụng phương thức thanh toán nào cho phù hợp. Các phương thức thanh toán chính mà công ty thường sử dụng đó là thanh toán bằng tín dụng thư không hủy ngang (Irrevocable L/C), thanh toán bằng điện chuyển tiền (T/T), thanh toán nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P). Trong ba phương thức thanh toán này, phương thức thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhất là với các hợp đồng xuất khẩu than có giá trị lớn vì nó có độ an toàn cao nhất đối với người xuất khẩu. Hai phương thức còn lại là T/T và D/P ít được sử dụng hơn.
Bảng 6: Tổng hợp các phương thức thanh toán
xuất khẩu của Công ty
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
Tổng kim nghạch XK
183.989.000
196.118.603
343.791.811
265.436.009
Phương thức chuyển tiền(T/T)
55.564.943
44.779.951
30.108.854
30.153.230
Phương thức nhờ thu(D/P)
31.478.257
30.542.000
23.275.400
20.432.631
Phương thức tín dụng chứng từ(L/C)
96.945.800
120.796.652
290.407.557
224.850.148
Đơn vị: USD
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Bảng 7 : Cơ cấu sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu tại công ty V-coalimex.
Đơn vị: %
Năm
Phương thức
2006
2007
2008
2009
Phương thức chuyển tiền
30,2
22,8
8,7
11,3
Phương thức nhờ thu
17,1
15,5
6,7
7,6
Tín dụng chứng từ
52,7
61,7
84,6
81,1
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Phương thức chuyển tiền: Là một phương thức thanh toán đơn giản, phương thức chuyển tiền có thể giúp cho Công ty với tư cách là một nhà xuất khẩu hàng hoá thu được tiền hàng một cách nhanh chóng.Tuy nhiên đây cũng chính là phương thức có nhiều rủi ro do không có sự ràng buộc nào giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, sử dụng phương thức này trong hoạt động xuất khẩu, Công ty sẽ là người chịu rủi ro lớn, việc nhận tiền thanh toán phụ thuộc vào thiện chí và khả năng của người nhập khẩu vì V-Coalimex thường chỉ áp dụng phương thức này đối với các hợp đồng xuất khẩu có giá trị không quá cao và với các bạn hàng lâu năm, có uy tín như các nhà máy Xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng tại khu vực đảo Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, nhà máy thép Baosteel ở Thượng Hải.
Thực hiện thanh toán bằng phương thức này có ưu điểm là chi phí thấp, tiện lợi với những đối tác quen thuộc từ lâu và khá nhanh chóng vì thông thường, kể từ khi công ty bắt đầu chuyển tiền trong khoảng từ 1 đến 3 ngày , đối tác có thể nhận được tiền nếu hệ thống dịch vụ của ngân hàng hoạt động tốt.
Công ty thường thông qua ngân hàng ngoại thươngViệtNam (Vietcombank) để thực hiện nhận tiền thanh toán qua phương thức chuyển tiền:
Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán chuyển tiền gồm 5 bước sau:
Ngân hàng chuyển tiền -----------4------------------> Vietcombank
2 3 5
Người nhập khẩu <--------------1------------------- V-coalimex
Bước 1: Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, Công ty sẽ thực hiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị nhập khẩu.
Bước 2: Đơn vị nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hoá đơn, viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền.
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh bằng điện cho Vietcombank (là ngân hàng đại lý hoặc là ngân hàng do V-coalimex chỉ định) để trả tiền cho công ty.
Bước 5: Vietcombank thực hiện trả tiền cho công ty .
Phí chuyển tiền mà công ty thường phải trả cho ngân hàng Vietcombank:
Phí cung ứng hối phiếu/séc: 1USD/tờ
Phí dịch vụ: 0,1% trị giá hối phiếu( tối thiểu 5USD, tối đa 200 USD)
Điện phí: 5 USD
Thông qua xem xét các hợp đồng xuất khẩu của V-Coalimex, trong cùng một hợp đồng xuất khẩu, công ty còn thường xuyên sử dụng song song hai phương thức chuyển tiền và tín dụng chứng từ, thường từ 90-95% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng tín dụng thư không hủy ngang, phần còn lại sẽ được thanh toán bằng TTR sau khi hàng hóa đã được giao.
Nhìn chung, khi thanh toán bằng phương thức TTR, việc thu hồi tiền hàng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thiện chí trả tiền của người nhập khẩu nên công ty thường áp dụng phương thức này trong các hợp đồng nhập khẩu nhiều hơn là hợp đồng xuất khẩu.
Phương thức nhờ thu: Trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa nếu sử dụng phương thức này, công ty sẽ được phía ngân hàng khống chế giúp bộ chứng từ cho tới khi việc thanh toán được hoàn tất. Để đảm bảo an toàn, Công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P) hơn là phương thức nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A) và nhờ thu phiếu trơn. Khi đó, chứng từ hàng hoá (hoá đơn, vận đơn, hoặc các chứng từ vận chuyển khác và nếu cần, hợp đồng hoặc chứng nhận bảo hiểm) cùng với hối phiếu do Công ty ký phát sẽ được chuyển cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài nhờ thanh toán.
Tuy nhiên áp dụng phương thức này trong thanh toán quốc tế vẫn chứa đựng những rủi ro đối với người xuất khẩu đó là khi người nhập khẩu không có thiện chí nhận hàng, họ sẽ từ chối bộ chứng từ cũng như từ chối thanh toán. Bởi vậy, phương thức thanh toán này có thể coi là sự lựa chọn trung gian có lợi cho cả hai bên. Trên thực tế phương thức nhờ thu D/P cũng được công ty áp dụng trong một số ít các hợp đồng với các bạn hàng lâu năm, làm ăn tốt đó là với các công ty như Hãng Đại Hàn Coal, mà trực tiếp là Sam Sung, hãng Tokyohits Cooperativesociety của Nhật Bản. Giá trị các hợp đồng có sử dụng phương thức này chỉ chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của công ty.
Thời gian thanh toán bằng nhờ thu: Đối với các hợp đồng xuất khẩu sử dụng phương thức thanh toán D/P công ty thường mất từ 10 đến 30 ngày để thu được tiền hàng, thời gian này nhiều khi còn phụ thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu. Trong các hợp đồng xuất khẩu, nếu V-Coalimex muốn chiết khấu bộ chứng từ cho ngân hàng, công ty phải gửi giấy đề nghị chiết khấu chứng từ hàng xuất trong vòng 10 ngày kể từ ngày ngân hàng gửi bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài và thời gian chiết khấu tối đa là 30 ngày.
Sơ đồ 3: Quy trình thanh toán qua phương thức D/P:
Vietcombank----------------(3)------------------> Ngân hàng đại lý
<--------(6)----------------------
(7) (2) (4) (5)
V-coalimex -------------------(1)-----------------> Người nhập khẩu
Bước 1: Sau khi ký hợp đồng, Công ty tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu.
Bước 2: Đồng thời Công ty lập bộ chứng từ hàng hoá và ký phát hối phiếu gửi đến ngân hàng Vietcombank (là ngân hàng phục vụ của Công ty ) nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu.
Bước 3: Vietcombank gửi thư uỷ nhiệm kèm theo hối phiếu và toàn bộ bộ chứng từ cho ngân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu nhờ thu hộ tiền của người nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra thì giữ lại bộ chứng từ và gửi hối phiếu cho người nhập khẩu.
Bước 5: Người nhập khẩu tiến hành trả tiền thì mới được ngân hàng trao cho bộ chứng từ để đi nhận hàng.
Bước 6: Ngân hàng đại lý chuyển trả tiền cho Vietcombank
Bước 7: Vietcombank trả tiền cho Công ty
Bảng 8: Biểu phí thanh toán quốc tế theo phương thức
nhờ thu tại ngân hàng Vietcombank :
STT
DỊCH VỤ
MỨC PHÍ
1
Bộ chứng từ nhờ thu
1.1
Đăng ký /Mở giao dịch nhờ thu chứng từ gửi đến/đi
10 USD/giao dịch
1.2
Thanh toán nhờ thu gửi đi trong nước (thu phí ngay khi gửi bộ chứng từ đi nhờ thu)
0,15%/trị giá nhờ thuTối thiểu 10 USDTối đa 200 USD
1.3
Thanh toán nhờ thu gửi đi nước ngoài (thu phí ngay khi gửi bộ chứng từ đi nhờ thu)
0,2% trị giá nhờ thuTối thiểu 20 USDTối đa 200 USD
2
Điện phí
2.1
Điện phí, Telex phí, Fax, Gửi bằng thư bảo đảm/ bằng hình thức chuyển phát nhanh
Thu theo mức phí của Bưu điện hoặc của hãng chuyển phát nhanh
Phương thức tín dụng chứng từ: Đây là phương thức được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất hiện nay trong các hợp đồng xuất khẩu vì nó đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán. Bên mua phải ký quĩ mở L/C để đảm bảo rằng họ sẽ thanh toán tiền hàng khi nhận được bộ vận đơn phù hợp. Bên bán chỉ nhận được tiền hàng khi họ xuất trình một bộ vận đơn hoàn hảo để chứng minh nghĩa vụ giao hàng của mình.
Có một số trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng phương thức thanh toán này ví dụ như ngân hàng phát hành L/C bị phá sản hay không đủ khả năng thanh toán. Tuy nhiên trường hợp này rất ít xảy ra vì các hợp đồng có giá trị lớn, bên bán thường yêu cầu mở L/C tại ngân hàng lớn, có uy tín hay yêu cầu phải có thêm một ngân hàng xác nhận.
Phương thức thanh toán này hiện nay là phương thức tối ưu cho tất cả các hợp đồng và áp dụng được với nhiều đối tượng mua bán hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, phương thức này khá tốn kém ở chi phí mở L/C, chí phí cho ngân hàng xác nhận, ngân hàng chỉ định (nếu có) và thời gian thanh toán không nhanh bằng T/T và D/P vì ngân hàng còn mất thời gian để kiểm tra xem bộ chứng từ có phù hợp yêu cầu hay không rồi mới quyết định thanh toán cho người xuất khẩu. Nhưng để giảm thiểu rủi ro một cách thấp nhất, nhất là đối với những bạn hàng mới hay ký kết những hợp đồng có giá trị lớn, V-Coalimex thường hay áp dụng phương thức thanh toán này, đặc biệt với các hợp đồng xuất khẩu than lớn.
Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu than đều được công ty thương lượng, đàm phán để có thể áp dụng phương thức tín dụng chứng từ vào điều khoản thanh toán của hợp đồng. Bởi vậy, tỷ lệ các hợp đồng sử dụng phương thức thanh toán này thường chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Thông thường, quy trình thanh toán L/C đối với hoạt động xuất khẩu của công ty được thực hiện như sau:
Sơ đồ 4 : Quy trình thanh toán L/C của công ty V-coalimex
Trong đó:
Người yêu cầu là nhà nhập khẩu
Người hưởng lợi: công ty V-coalimex
Ngân hàng thông báo: Vietcombank
Quy trình như sau
Bước 1 : Hai bên kí kết hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C
Bước 2 : Nhà xuất khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở một bức thư tín dụng để cam kết trả tiền cho V-Coalimex.
Bước 3: Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở L/C sẽ lập ra một bức thư tín dụng và qua Vietcombank sẽ thông báo và chuyển L/C đến cho Công ty.
Bước 4: Vietcombank sau khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng phát hành sẽ thông báo L/C cho Công ty. Công ty có thể nhận L/C giao tại trụ sở của ngân hàng hoặc qua đường bưu điện hoặc yêu cầu giao tận tay nếu doanh số giao dịch lớn..
Bước 5: Công ty sau khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C thì kiểm tra kỹ nội dung của L/C, đối chiếu với các điều khoản hợp đồng đã ký kết . Nếu thấy không thể thực hiện được đầy đủ, đúng các điều kiện, điều khoản qui định trong L/C thì lập tức yêu cầu ngân hàng mở L/C sửa đổi L/C thông qua ngân hàng mở L/C. Khi Công ty đã chấp nhận L/C nhận được, Công ty sẽ chuẩn bị hàng hoá và giao hàng vào thời gian quy định đồng thời lập các chứng từ theo yêu cầu trong L/C.
Bước 6: Sau khi giao hàng, Công ty lập một chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C và qua Vietcombank xuất trình cho ngân hàng mở L/C yêu cầu thanh toán.
Bước 7: Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì trả tiền cho V-coalimex, nếu không phù hợp thì từ chối trả tiền và gửi lại bộ chứng từ.
Bước 8: Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
Bước 9: Người nhập khẩu tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì trả tiền cho ngân hàng, nếu không phù hợp thì từ chối trả tiền và trả lại bộ chứng từ.
Bộ chứng từ thanh toán thường bao gồm:
Hối phiếu
Thư yêu cầu thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng L/C
Hoá đơn thương mại (03 bản)
Chứng từ vận tải (vận đơn) : 02 bản (01 bản gốc)
Bản kê chi tiết hàng hoá (packing list) : 03 Bản
Các loại giấy tờ về hàng hoá : giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch, biên lai giao hàng
Các giấy tờ khác (nếu yêu cầu)
Khi bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với các điều khoản, điều kiện của L/C, Vietcombank sẽ thanh toán cho Công ty theo một trong hai hình thức:
Thanh toán khi nhận được tiền từ ngân hàng nước ngoài.
Thanh toán ngay một số tiền nhất định dưới hình thức chiết khấu chứng từ.
Bảng 9: Biểu phí thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank:
Thông báo thư tín dụng
20USD
Thông báo sửa đổi thư tín dụng
10USD
Thanh toán một bộ chứng từ
0,2 %
(tối thiểu 10USD, tối đa 150USD)
- Chuyển nhượng
+ Trong nước
+ Ngoài nước
30USD/1giao dịch
40USD/1giao dịch Xác nhận L/C của ngân hàng đại lý phát hành thu theo biểu phí áp dụng cho các ngân hàng đại lý.
3. Quy trình tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex
Trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu thì phương thức thanh toán được V-Coalimex sử dụng chủ yếu là L/C và trong nội bộ công ty thì hoạt động này được thực hiện tại hai bộ phận kế toán tài chính và xuất khẩu.
Sơ đồ 5: Quy trình tổ chức thực hiện thanh toán xuất khẩu tại
V-Coalimex
Ký kết hợp đồng
Gom hàng, tạo lập bộ chứng từ (phòng xuất nhập khẩu)
Kiểm tra chứng từ L/C (phòng xuất nhập khẩu)
Giao hàng (phòng xuất nhập khẩu)
Xuất trình bộ chứng từ, thanh toán (phòng kế toán tài chính)
(1) (2)
(2) (3)
(1)
Bước 1: Sau khi ký kết hợp đồng, phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ chuẩn bị nguồn than từ các mỏ và tạo lập bộ chứng từ xuất trình; phòng kế toán tài chính sẽ giao dịch với ngân hàng để nhận L/C cho phòng xuất nhập khẩu kiểm tra L/C.
Bước 2: Sau khi chấp nhận L/C, phòng xuất nhập khẩu sẽ tiến hành giao hàng.
Bước 3: Phòng kế toán tài chính mang bộ chứng từ tới ngân hàng để xuất trình thanh toán.
4. Những rủi ro gặp phải trong thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex
4.1. Rủi ro sai biệt trong bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu
Đứng từ phía Công ty XNK than -TKV với vai trò là người xuất khẩu, biểu hiện rõ rệt nhất của rủi ro trong thanh toán là đã giao hàng nhưng không nhận được tiền hàng.
Rủi ro dễ gặp nhất là việc Công ty lập bộ chứng từ gửi hàng khi thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Bộ chứng từ xuất trình là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động thanh toán quốc tế. Những sai sót tưởng như rất nhỏ bé, đơn giản như sai chính tả, tên, địa chỉ, số lượng và cả những sai sót lớn hơn như thiếu loại chứng từ, không thống nhất với nhau, hối phiếu ghi sai người ký phát đều gây khó khăn cho Công ty trong việc thanh toán. Bên cạnh đó, Công ty phải lập một bộ chứng từ hoàn hảo để có thể nhận tiền từ ngân hàng hay từ người mua khi có yêu cầu. Nhưng trên thực tế, để có thể lập được một bộ chứng từ hoàn hảo là một điều rất khó khăn nếu như không nhận được thiện chí từ phía người mua. Bởi vậy, việc lập bộ chứng từ chính xác so với yêu cầu trong L/C là cực kỳ quan trọng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trên là do quy trình nghiệp vụ giao dịch bằng L/C tại công ty không cẩn thận, dẫn đến việc đọc và giải thích L/C chưa cụ thể, bộ phận nghiệp vụ thiếu trách nhiệm, dẫn đến lỗi chính tả, lỗi đánh máy, in ấn….Tính không cẩn thận là tư duy phổ biến hiện còn tồn tại trong nhiều doanh nghiệp xuất - nhập khẩu trong nước với logic cũ là “một bên chỉ cần mở L/C là bên kia chuyển hàng” mà không quan tâm đến tính chuẩn xác của L/C ngay khi nhận được.
Tình trạng thiếu kinh nghiệm và thiếu sự phối kết hợp giữa các bộ phận của doanh nghiệp hiện nay là phổ biến mà chủ yếu là do cách quản lý của doanh nghiệp và sự không hiểu biết về UC._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31248.doc