Lời nói đầu
Đầu tư được coi là động lực phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế đi lên, nâng cao tổng sản phẩm xã hội, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam theo kịp các nước trên thế giới.
Nhu cầu tư đối với nước ta hiện nay rất lớn và khẩn trương, nhưng vấn đề đặt ra không kém phần quan trọng là làm thế nào để đầu tư có hiệu quả?
Một trong những phương thức cho vay có hiệu quả là lập và thẩm định dự án đầu tư. Đối với các Ngân hàng thương mại để đạt được hiệu quả cao khi cho vay, nhấ
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Tiên Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t là cho vay trung và dài hạn thì việc phân tích đánh giá dự án đầu tư đặc biệt là về phương diện tài chính của dự án là khâu quan trọng trong cho vay tín dụng đầu tư làm tốt công tác thẩm định dự án đầu tư sẽ góp phần nâng cao hiệu quả vốn vay làm rủi ro cho Ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất.
Trong những năm qua công tác thẩm định dự án đầu tư đã có nhiều đổi mới thích ứng với nền kinh tế thị trường. Hơn nữa trong công cuộc đổi mới, với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vì vậy chúng ta cũng thu được nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định để ngày càng hoàn thiện về nội dung và phương pháp.
Hệ thống Ngân hàng nhà nước ta đang trong quá trình phấn đấu để đi lên đổi mới một cách toàn diện không thể không tránh khỏi những khó khăn trở ngại nhất định. Bên cạnh những kết quả đạt được, đáng khích lệ, công tác thẩm định dự án đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu về đầu tư cũng như yêu cầu đổi mới của hệ thống Ngân hàng và của cả Đất nước. Vấn đề quan trọng là phải rút ra những mặt tồn tại thiếu sót để có biện pháp khắc phục nhằm đưa ra hoạt động thẩm định dự án đầu tư ngày càng hoàn thiện hơn.
Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du, từ thực tế của hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh em đã chọn đề tài nghiên cứu về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du, chuyên đề mong muốn đưa ra một cái nhìn có hệ thống lý luận và thực tế hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du, qua đó nêu lên những khó khăn, vướng mắc và tồn tại trong quá trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng. Chuyên đề cũng mạnh dạn đưa ra những kiến nghị và giải pháp mong muốn phần nào có thể góp phần giải quyết những khó khăn và tồn tại đó.
Nội dung chuyên đề gồm ba phần:
Phần I:Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du.
Phần II:Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du.
Phần III:Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du.
PHẦN I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU.
I.Qúa trình hình thành và phát triển,chức năng ,nhiệm vụ của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.
1.1. -Tình hình kinh tế ,xã hội của huyện Tiên Du.
Tiên Du là một huyện đồng bằng của tỉnh Bắc Ninh gồm 15 xã và 1 thị trấn, có vị trí tự nhiên khá thuận lợi: nằm trên trục quốc lộ 1A Bắc-Nam, có đường sắt, đường cao tốc chạy qua với diện tích tự nhiên 105,5km2, dân số 126.286 người, với 29.668 hộ, trong đó hộ sản xuất nông nghiệp : 28.207, hộ làng nghề: 800, hộ làm kinh tế trang trại: 66, hộ kinh doanh:298, hộ khác: 297.
Thu nhập của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp quy thóc đạt 62.500 tấn, đến hết năm 2008 toàn huyện có đàn trâu: 1.441 con, đàn bò 5.227 con,đàn lợn: 60.000 con. Về công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đạt giá trị tổng sản lượng 35,5 tỷ đồng. Hoạt động thương mại và dịch vụ đã phát triển thông qua việc buôn bán qua biên giới Trung Quốc và vào Nam, nhưng nhìn chung còn nhỏ lẻ, tự phát. Toàn huyện chỉ có hơn 500 hộ có đăng ký kinh doanh. Khu công nghiệp cũng đã được hình thành và đang đi vào hoạt động, góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, cho ngân sách huyện.
Trên địa bàn huyện cũng có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, gồm: doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ gia đình cá nhân, thuộc các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống như dệt vải, sản xuất giấy . . . ngày càng phát triển mạnh.
Trên địa bàn huyện hiện nay đã có rất nhiều các tổ chức tín dụng cùng hoạt động, gồm Ngân hàng khu công nghiệp, Ngân hàng công thương, Ngân hàng Sài Gòn- Thương tín, ngân hàng chính sách xã hội và 3 quỹ tín dụng nhân dân.
Tóm lại: Tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện đã và đang phát triển tốt, nhu cầu đầu tư ngày càng lớn, cho vay tín dụng của ng ân hàng ngày càng nhiều, đặc biệt quy mô vốn vay của các doanh nghiệp ,các xí nghiệp ngày càng cao đòi hỏi hoạt động thẩm định của ngân hàng ngày càng phải chặt chẽ hơn,bộ máy thẩm định ngày càng phải được hoàn thiện hơn.
1.2. -Qúa trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Du tiền thân trước đây là Chi nhánh ngân hàng Nhà nước huyện Tiên Sơn trực thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Bắc (cũ). Khi Chính phủ ban hành Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện Tiên Sơn được chuyển thành chi nhánh Ngân hàng Phát triển nông nghiệp huyện Tiên Sơn (hoạt động từ tháng 7/1988).
Sau khi có 2 pháp lệnh Ngân hàng, Chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Tiên Sơn được chuyển thành Chi hánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Tiên Sơn trực thuộc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà Bắc .
Thực hiện Quyết định số 68/TTg ngày 25/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện là Từ Sơn và Tiên Du, Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam đã ra QĐ thành lập NHNo & PTNT huyện Tiên Du trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh .
-Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.
Theo quyết định của hội đồng quản trị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam số 169/QĐ/HĐQT ngày 07/09/2000 đã qui định :
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Tiên Du nói riêng có chức năng:
Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của Ngân Hàng Nông nghiệp
Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự uỷ quyền của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nông nghiệp .
Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nông nghiệp.
Chi nhánh NHNN &PTNT Huyện Tiên Du có nhiệm vụ :
Huy động vốn :
a) Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ,có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức ,cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ .
b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi , trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo qui định của Ngân hàng Nông nghiệp.
c) Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ ,chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế ,cá nhân trong nước và nước ngoài theo qui định của Ngân hàng Nông nghiệp .
d) Được phép vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
Cho vay :
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế; cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền .
Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, với các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết :trìnhNgân hàng Nông nghiệp cấp trên quyết định.
Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
Kinh doanh dịch vụ : thu, chi tiền mặt; két sắt,nhận cất giữ các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền ;thẻ thanh toán ; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tín dụng tài chính, tín dụng các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước ; các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp quy định.
Làm dịch vụ cho Ngân hàng Người nghèo.
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định.
Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tièn tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Chấp hành đầy đủ các báo cáo ,thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên giao.
Trong thực tế Huyện Tiên Du là một địa bàn tập trung nhiều xí nghiệp lớn của tỉnh Bắc Ninh, đã và đang hình thành các khu công nghiệp, các dự án đầu tư xin vay vốn càng nhiều ,đặc biệt các dự án có quy mô vốn lớn,thời gian đầu tư dài,đời sống kinh tế xã hội của huyện ngày càng cao, thuận lợi cho ngân hàng mở rộng và phát huy các nghiệp vụ của mình. Cho đến nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Tiên Du có những sản phẩm chính như là:
Thanh toán trong nước:
Mở tài khoản cho cá nhân và tổ chức kinh tế.
Chuyển tiền nhanh thanh toán trong nước.
Thu chi tại chỗ theo khả năng và yêu cầu của khách hàng.
Thu hộ, chi hộ; chi trả hộ lương.
Chi trả kiều hối.
Sản phẩm tiền gửi và kho quỹ:
Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế, tổ chức,cá nhân với lãi suất linh hoạt.
Nhận tiền gửi qua đêm.
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
Sản phẩm tín dụng:
Cho vay ngắn, trung và dài hạn tổ chức kinh tế, cá nhân.
Phát hành bảo lãnh Ngân hàng các loại.
Chiết khấu thương phiếu, chứng từ có giá.
Tư vấn đầu tư, thương mại, thẩm định các đối tác.
Cho vay trả góp.
Cho vay thấu chi.
Cho vay tiêu dùng CBCNV.
Cho vay mua nhà ở.
Với quy mô hoạt động kinh doanh tăng lên khá nhanh cùng với sự đa dạng hoá hoạt động và nâng cao chất lượng kinh doanh, NHNN &PTNT Huyện Tiên Du đã thực sự trưởng thành đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế xã hội không chỉ với tỉnh Bắc Ninh mà còn với các tỉnh khác.
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.
2.1. -Mô hình tổ chức bộ máy quản lý.
Sơ đồ cơ cấu các phòng tổ
Ban giám đốc
Phòng KH - KD
Phòng Tín dụng
Phòng KT - NQ
Phòng HC - NS
Ngân hàng cấp III chợ Sơn
Ngân hàng cấp III chợ Và
Ngân hàng cấp III xã Hoàn Sơn
Ngân hàng cấp III khu công nghiệp
Ghi chú:
· :Chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc
· :chỉ đạo nghiệp vụ của các phòng trung tâm
2.2. -Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
2.2.1. Phòng Kế hoạch – Kinh doanh.
Nghiên cứu, đề xuất chiến lược của khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.
Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán đến các chi nhánh NHNo& PTNT trên địa bàn.
Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh NHNo& PTNT trên địa bàn.
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết.
Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.
Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn cho vay an toàn và đạt hiệu qua cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo sự phân cấp uỷ quyền.
Cán bộ thẩm định đi sâu xem xét tìm hiểu tính chính xác, những tồn tại của dự án, những chỗ nào thắc mắc cần phải tìm hiểu làm thế nào để không bỏ sót các cơ hội đầu tư và đồng thời hạn chế thấp nhất yếu tốt rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.
Để đảm bảo đạt được các mục tiêu của công tác thẩm định dự án Ngân hàng Huyện Tiên Du có một phương án hay quy trình thẩm định dự án đầu tư một cách khoa học trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin đồng thời kết hợp với kinh nghiệm thực tế.
Việc thẩm định dự án được tiến hành cụ thể từng nội dung nhưng trong thực tế các nội dung của dự án thường liên quan chặt chẽ với nhau nên có thể tiến hành đồng thời nhiều nội dung và tuỳ theo tính chất đầu tư cụ thể của dự án, người thẩm định có thể lược bỏ bước nào được coi là không cần thiết.
Một dự án được chủ đầu tư gửi đến Ngân hàng Huyện Tiên Du, sau khi tiếp nhận dự án ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các nội dung sau:
+ Thẩm định tư cách pháp nhân vay vốn
- Thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
Khi xem xét hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp cán bộ thẩm định thường yêu cầu có đủ các hồ sơ sau:
Quyết định thành lập doanh nghiệp.
Quyết định bổ nhiệm giám đốc; kế toán trưởng
Biên bản bầu hội đồng quản trị
Giấy phép kinh doanh
Giấy phép hành nghề phù hợp
+ Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư.
+ Thẩm định các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực lao động...)
Khi thẩm định cầm xem xét các mặt
Cơ sở pháp lý kỹ thuật để xác định qui mô trữ lượng và khả năng cung cấp của các yếu tố đầu vào.
Chất lượng các yếu tố đầu vào
Các hình thức cung cấp khai thác
Giá cả đầu vào...
+ Thẩm định về mặt tài chính.
Vấn đề tổng vốn đầu tư.
Vấn đề nguồn vốn đầu tư.
Về khả năng trả nợ.
Vấn đề khả năng sinh lời.
Vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro.
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài.Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.Đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng Giám đốc cho phép nhân rộng.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo& PTNT trực thuộc trên địa bàn.
Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo& PTNT giao.
2.2.2. Phòng Kế toán – Ngân quỹ.
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi, tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo& PTNT trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp phê duyệt.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo& PTNT trên địa bàn.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
Làm dịch vụ tin học.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh.
2.2.3. Phòng Hành chính – Nhân sự.
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý cuả chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh NHNo& PTNT phê duyệt.
Xây dựng triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh trực thuộc địa bàn.Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc NHNo& PTNT.
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh NHNo& PTNT.
Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan.
Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp.
Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh NHNo& PTNT
Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh NHNo&PTNT.
Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo& PTNT.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản,sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật dẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.
Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá-tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên.
Xây dựng lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
Đề xuất mạng lưới kinh doanh trên địa bàn.
Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc tên địa bàn theo cơ chế khoán tài chính của NHNo& PTNT.
Thực hiện các công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.
Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, ngành Ngân hàng trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp thẩm quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp.
Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh NHNo& PTNT quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng.
Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh NHNo& PTNT.
Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao.
2.2.4. Phòng tín dụng.
Phòng tín dụng có vai trò không thể thiếu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du. Phòng tín dụng có quan hệ trực tiếp với khách hàng, giữ các chức năng làm thủ tục, kí kết hợp đồng tín dụng với khách hàng. Tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du phòng tín dụng có 08 cán bộ, trong đó có 01 trưởng phòng, 02 phó phòng. Trưởng phòng quản lý hoạt động chung hoạt động của phòng, 01 phó phòng đảm nhiệm hoạt động cho vay doanh nghiệp phó phòng còn lại đảm nhiệm hoạt động cho vay khác. Các cán bộ còn lại phân địa bàn mỗi người phụ trách cho vay một địa bàn cụ thể. Phòng tín dụng không những có chức năng kí kết hợp đồng mà còn đảm nhiệm chức năng tư vấn cho khách hàng thủ tục cho vay cũng như thủ tục kí kết hợp đồng với ngân hàng. Cán bộ tín dụng cũng có chức năng thẩm định tài sản cầm cố cho vay của khách hàng, đảm bảo tiến độ trả lãi cũng như hoàn vốn của khách hàng.
2.2.5. Các chi nhánh trực thuộc.
Chi nhánh cấp 3: Có chức năng và nhiệm vụ như trung tâm hoạt động theo sự chỉ huy trực tiếp của trung tâm, có trụ sở đặt tại các địa bàn xa trung tâm. Hiện tại các chi nhánh cấp 3 của Ngân hàng huyện Tiên Du vẫn đi thuê trụ sở làm việc, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn quy mô nhỏ. Các Chi nhánh cấp 3 hoạt động độc lập với trung tâm cuối tháng các giao dịch được gửi về trung tâm để vào sổ tính toán.
-Trình độ chuyên môn.
+ Cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng : 33 cán bộ.
+ Cán bộ có trình độ trung cấp : 7 cán bộ.
+ Cán bộ có trình độ sơ cấp : 3 cán bộ.
Hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Tiên Du đã kịp thời điều chỉnh và tăng cường cán bộ giữa các bộ phận để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
III.Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du những năm gần đây.
Mặc dù điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng NHNo & PTNT huyện Tiên Du đã luôn cố gắng để thực hiện những mục tiêu kinh doanh đã đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện và xây dựng Ngân hàng ngày càng lớn mạnh.
Các biện pháp đơn vị đã triển khai thực hiện:
- Từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện đầu tư có hiệu quả; giữ vững quan hệ với các khách hàng truyền thống và không ngừng khai thác các khách hàng mới .
- Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ, học tập các văn bản mới cho cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện chiến lược khách hàng: Tổ chức tuyên truyền, mở rộng huy động vốn, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, các chủ trương chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn . . .
- Bám sát định hướng phát triển kinh tế của huyện, tập trung đầu tư vốn góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã, thôn, các Đoàn thể, đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ để thực hiện đầu tư có hiệu quả, mở rộng các loại hình tín dụng khác(Vay đời sống, cầm cố, cho vay vốn đi lao động ở nước ngoài . . .)
- Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể hàng quý, các chỉ tiêu về cho vay, huy động vốn được giao cụ thể cho từng phòng, từng cán bộ công nhân viên, và được tính vào lương kinh doanh theo kết quả thực hiện.
- Đặc biệt coi trọng công tác tư tưởng, phong cách giao dịch và ý thức, thái độ phục vụ khách hàng.
- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua quý, các ngày lễ lớn. thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm túc, kịp thời.
Với việc triển khai thực hiện tốt đã mang lại kết quả rất khả quan, thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2006-2008
Đơn vị : Triệu đồng
stt
CHỈ TIÊU
NĂM
2006
NĂM
2007
NĂM
2008
Tăng, giảm 2007 so với 2006
Tăng, giảm 2008 so với 2007
Số tiền
Tỷ lệ%
Số tiền
Tỷ lệ %
1
Tổng NV huy động
231.273
277.340
341 493
+46067
+19,92
+ 46.067
+23,13
2
Tổng dư nợ
184.895
201.044
288 973
+16149
+8,73
+ 16.149
+43,74
Trong đó: Nợ QH
7.058
1.762
1 655
-5296
-75
- 3.573
-6,07
Tỉ lệ % NQH/Dư nợ
3,82
0,88
0,57
-2,94
-0,31
3
Kết quả tài chính
A
Tổng thu trong năm
24.600
31.201
47 389
+6601
+26,83
+ 6.601
+51,88
B
Tổng chi trong năm
19.200
28.365
40.584
+12.219
+47,73
+ 12.219
+43,08
C
Lợi nhuận
5.400
2.836
6.805
-2,564
47,48
3.969
+139,95
( Nguồn số liệu: Bảng cân đối, báo cáo kết quả kinh doanh các năm.)
Nhìn vào bảng 1 ta thấy kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng thu được kết quả cao. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 ,2007 của chi nhánh NHNo và PTNT huyện Tiên Du thu được kết quả cao. Riêng năm 2008 nguồn vốn huy động và lợi nhuận tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể:
Tổng nguồn vốn huy động năm 2008 so với năm 2007 tăng là 23,13% tăng lên 3,21% so với tổng nguồn vốn huy động của năm 2007 so với năm 2006.Tổng thu trong năm 2008 so với năm 2007 là 51,88% tăng 25,05% so năm 2007 với 2006. Vì vậy, lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 tăng vượt lên 2982,09%.
Như vậy, ta thấy trong 3 năm 2006, 2007, 2008 kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tăng lên rõ rệt. Tổng nguồn vốn huy động tăng đồng thời tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ giảm xuống. Điều này làm cho lợi nhuận tăng lên gần 3 lần. Có được kết quả như trên là do sự cố gắng của tập thể lãnh đạo và nhân viên NHNo và PTNT huyện Tiên Du đã triển khai và thực hiện các giải pháp đã nêu ra ở trên.
3.1.Nguồn vốn
Nguồn vốn là vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu đối với NHNo&PTNT huyện Tiên Du, chi nhánh đã thực hiện rất nhiều biện pháp để tăng nguồn vốn huy động, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn ngày càng gay gắt, quyết liệt. Những năm qua NHNo&PTNT huyện Tiên Du đã có quá trình tăng trưởng quy mô nguồn vốn lớn, liên tục, ổn định; luôn đứng đầu trong tỉnh về huy động vốn. Đặc biệt nguồn vốn ngoại tệ ngày càng lớn được huy động chủ yếu từ nguồn kiều hối.
KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN PHÂN THEO HÌNH THỨC
HUY ĐỘNG 2006-2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện
+- 2007 so 2006
+- 2008 so 2007
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Tổng nguồn vốn huy động
231.273
277.340
341.493
+46.067
+19,92
+64.153
+23,13
1- TGTT của TCKT, cá nhân
32.516
31.425
70.446
-1.091
-3,36
+39.021
+1241,72
2- Tiền gửi tiết kiệm
182.586
193.877
265.183
+11.291
+0,18
+71.306
+36.78
3- Phát hành Giấy tờ có giá
16.171
52.038
5.864
+35.867
+2217,98
-46.174
-88,73
( Nguồn số liệu lấy từ cân đối qua các năm )
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả huy động vốn không ngừng tăng lên qua 3 năm 2006, 2007, 2008. Cụ thể:
Nguồn huy động từ tiền gửi thanh toán của các TCKT, cá nhân năm 2008 so với 2007 tăng 1241,72%, ngược lại nguồn vốn này năm 2007 so 2006 giảm 3,36%. Nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm năm 2008 so với năm 2007 tăng 36,78% cao hơn 36,6% so năm 2007 với năm 2006. Nguồn vồn từ phát hành giấy tờ có giá năm 2008 so 2007 giảm 88,73% nhưng nguồn vốn này năm 2007 so năm 2006 tăng 2217,98%.
Qua đó, ta thấy tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Điều này cho thấy tầm quan trọng của huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Do vậy, Ngân hàng nên huy động tối đa nguồn vốn nhàn dỗi trong dân cư, đó là một tiềm năng lớn cần được đẩy mạnh.
* - Theo loại đồng tiền huy động
KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN THEO LOẠI TIỀN
HUY ĐỘNG TỪ NĂM 2006-2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện
+- 2007 so 2006
+-2008 so 2007
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Số tiền
Tỷ lệ%
Số tiền
Tỷ lệ %
Tổng nguồn vốn huy động
231.273
277.340
341.493
+46.067
+19,92
+64.153
+23,13
1- Nội tệ
218.498
255.166
310.510
+36.668
+16,18
+55.344
+21,69
% so tổng VHĐ
94.5
92
91
-2,5
-1
2- Ngoại tệ quy VND
12.775
22.174
30.983
+9.399
+73,57
+8.809
+39,73
% so tổng VHĐ
5.5
8
9
+2,5
+1
( Nguồn số liệu lấy từ cân đối qua các năm )
Qua bảng 3 ta thấy, bên cạnh sự tăng trưởng của nguồn vốn từ nội tệ thì nguồn vốn ngoại tệ cũng tăng nhanh qua các năm. Cụ thể:
Nguồn vốn huy động từ nội tệ năm 2008 so 2007 tăng 21,69% cao hơn 4,91% so năm 2007 với 2006. Nguồn vốn huy động từ nội tệ quy VNĐ năm 2008 so 2007 tăng 39,73% thấp hơn tỷ lệ tăng năm 2007 so 2006 là 73,57%.
Nguồn vốn nội tệ tăng lên chiếm tỷ trọng ngày càng lớn do tiền gửi từ dân cư trong nước tăng lên. Ngân hàng đã có chính sách hợp lý để huy động tối đa nguồn vốn trong nước.
* - Theo kỳ hạn huy động
KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN PHÂN THEO KỲ HẠN HUY ĐỘNG TỪ NĂM 2006-2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện
+- 2007 so 2006
+- 2007 so 2007
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Tổng nguồn vốn huy động
231.273
277.340
341.493
+ 46.067
+19,92
+64.153
+23,13
1- Tiền gửi không kỳ hạn
30.860
30.494
22.343
- 366
-1,19
-8.151
-26,45
2- Tiền gửi có kỳ hạn
200.413
246.846
319.150
+46.433
+23,17
+72.304
+29,29
a- Loại dưới 12 tháng
30.710
80.855
34.953
+50.145
+163,29
-45.902
-56,77
b- Loại từ 12 đến < 24T
159.503
158.955
161.580
- 548
-0,34
+2.625
+1,65
c- Loại trên 24 tháng
10.200
7.036
122.617
- 3.164
-31,02
+115.581
+1642,71
( Nguồn số liệu lấy từ cân đối qua các năm )
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên qua các năm. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2008 so 2007 giảm 26,73% thấp hơn 25,54% năm 2007 so năm 2006. Tiền gửi có kỳ hạn năm 2008 so năm 2007 tăng 29,29% cao hơn 6,12% so năm 2007 với 2006. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2008 so năm 2007 giảm 56,77%, ngược lại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng tăng 1,65 % và tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng tăng 1642,71% năm 2008 so năm 2007.
Như vậy, nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn dần giảm xuống, ngược lại nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn tăng lên. Trong đó, loại tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng tăng lên đồng thời tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm xuống. Do vậy, NHNo và PTNT huyện Tiên Du nên coi trọng nguồn vốn này vì đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động trong việc mở rộng đầu tư và nâng cao nguồn vốn.
3.2.Dư nợ
Tình hình dư nợ năm 2007 - 2008
Đơn vị : Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
2006
NĂM
2007
NĂM
2008
Tăng, giảm 2007 so với 2006
Tăng, giảm 2008 so với 2007
Số tiền
Tỷ lệ%
Số tiền
Tỷ lệ %
Tổng dư nợ
184.895
201.044
288 973
+16149
+8,73
+ 16.149
+43,74
Trong đó: Nợ QH
7.058
1.762
1 655
-5296
-75
- 3.573
-6,07
Tỉ lệ % NQH/Dư nợ
3,82
0,88
0,57
-2,94
-0,31
( Nguồn Báo cáo tổng kết cuối năm của phòng Tín Dụng)
Tồng dư nợ năm 2008 so với năm 2007 tăng 43,74%, tỉ lệ này tăng 35,01% so với tỷ lệ tăng năm 2007 với năm 2006. Trong đó, tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ năm 2008 so với năm 2007 giảm 0,31%, giảm đi 2,63% so với NQH/ Tổng dư nợ năm 2007 so với năm 2006.
Trích lập dự phòng rủi do và xử lý rủi do
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2008
I. Trích dự phòng rủi ro
3612
6922
9076
1. Nợ thông thường
3537
5472
8571
2. Nợ các dự án uỷ thác đầu tư
75
1450
505
II. Tổng nợ đã được XLRR thu hồi được
1062
8506
7034
1. Nợ thông thường
944
6152
6625
2. Nợ các dự án uỷ thác đầu tư
118
2354
409
( Nguồn báo cáo tổng kết chi nhánh năm 2008 )
Uỷ thác đầu tư là việc ngân ngân hàng uỷ thác cho tổ chức ,cá nhân,công ty nào đó thay mặt mình đầu tư vào các dự án ,chứng khoán hay vào các đơn vị tổ chức…Trong đó ngân hàng phải có vốn nhàn rỗi ,mong muốn tham gia vào các dự án ,thị trường chứng khoán,mong muốn thực hiện đầu tư thông qua một định chế đầu tư với năng lực chuyên môn cao,có khả năng thu nhập,nắm bắt phân tích các thông tin thị trường ,đưa ra quyểt định đầu tư đúng đắn dựa trên phân tích khách quan.
3.3.Công tác Kế toán - Ngân quỹ
Công tác hạch toán kế toán ngày càng được hoàn thiện, phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, quản lý được khối lượng lớn dư nợ, tiền gửi của khách hàng. Làm tốt các dịch vụ thanh toán chuyển tiền, chi trả kiều hối …từ năm 2006 đến 2008 đã thực hiện 3528 cuộc chuyển tiền với doanh số chuyển tiền là 2.690.849 triệu đồng.
Công tác ngân quỹ luôn luôn được quan tâm coi trọng hàng đầu, đảm bảo tuyệt đối an toàn không để xảy ra thiếu mất tiền.
3.4.Công tác Hành chính – Nhân sự
Công tác hành chính, văn phòng đã đi vào hoạt động có nề nếp, mở sổ sách theo dõi công văn đi, đến, theo dõi kho ấn chỉ một cách khoa học.
Bố trí cán bộ trực cơ quan 24/24 giờ, do đó việc bảo vệ tài sản, an ninh trật tự cơ quan được giữ vững. Công tác điều chuyển tiền đến các chi nhánh, phòng giao dịch và chuyển tiền nộp về tỉnh đúng quy trình, đảm bảo an toàn.
Việc chấp hành nội quy cơ quan, giờ giấc làm việc được thực hiện tương đối tốt
3.5.Công tác kiểm tra và tự kiểm tra.
Trong năm, NHNo huyện Tiên Du đã tổ chức 2 đoàn tự kiểm tra các chuyên đề tại T._.rung tâm và các chi nhánh ngân hàng cấp III, các phòng giao dịch. Sau kiểm tra đã có biên bản đưa ra những vấn đề còn sai sót cần chỉnh sửa theo từng chuyên đề tín dụng, kế toán. Hàng tháng các phòng chuyên đề thực hiện tự kiểm tra chuyên đề của mình nhằm phát hiện và chỉnh sửa kịp thời các sai sót trong quá trình tác nghiệp.
Sau các đợt kiểm tra, tự kiểm tra đã tổ chức họp rút kinh nghiệm và chỉnh sửa ngay những sai sót, có báo cáo chỉnh sửa gửi phòng chuyên đề và phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ của tỉnh.
3.6.Hoạt động phong trào đoàn thể.
Đã phát động nhiều đợt thi đua sôi nổi trong toàn thể cán bộ công nhân viên, tạo không khí vui tươi phấn khởi, động viên khích lệ anh chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao như: Thi đua hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh quý I, II, III, IV năm 2008; Thi đua phát huy truyền thống đơn vị anh hùng lao động, ra sức phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2008; Tổ chức đợt thi đua vận động huy động vốn có thưởng trên toàn quốc và huy động vốn trên địa bàn,…
Vận động chị em phụ nữ tham gia phong trào " Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc" …
Tổ chức các phong trào văn hoá thể thao trong đơn vị, các cuộc giao lưu thể thao với Huyện ủy, UBND huyện và các xã tạo bầu không khí thân thiện, hiểu biết lẫn nhau, tranh thủ sự giúp đỡ và thúc đẩy mối quan hệ phối hợp bền chặt giữa ngân hàng với chính quyền các cấp.
Hoạt động của Đoàn thanh niên sôi nổi, hiệu quả hơn do được chi bộ, chính quyền, công đoàn quan tâm hướng dẫn về nội dung, giúp đỡ kinh phí để hoạt động ...
3.7.Những kết quả đạt được,hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.
3.7.1.Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua, NHNo & PTNT huyện Tiên Du đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động tín dụng và công tác huy động vốn phục vụ cho sự phát triển kinh tế của địa phương và phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hoá Ngân hàng nói riêng.Hoạt động kinh doanh của Ngân hang luôn đạt hiệu quả cao.
Có được thành tích đó là do ban Giám đốc đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao đến công tác huy động vốn và sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong cơ quan.
Ngân hàng đã luôn quan tâm, giữ mối quan hệ mật thiết với các khách hàng truyền thống, theo dõi chặt chẽ tình hình kinh tế của địa phương để triển khai các biện pháp huy động phù hợp. Đồng thời cũng tìm hiểu các Ngân hàng bạn để có chính sách tiếp thị, chính sách lãi suất hiệu quả.
NHNo huyện Tiên Du cũng đã chú trọng tới việc đổi mới phong cách giao dịch, áp dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hoá các hình thức huy động, kỳ hạn huy động và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, quảng cáo.
Nhờ có những biện pháp trên mà nguồn vốn của Ngân hàng không ngừng được tăng lên,lợi nhuận cũng tăng đều qua các năm.
3.7.2.Mặt tồn tại
- Nhìn vào cơ cấu nguồn tiền gửi phân theo kỳ hạn gửi ta thấy tiền gửi thanh toán còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn huy động (10%), đây là nguồn vốn có lãi suất thấp và có thể thu được lệ phí thông qua các dịch vụ thanh toán, từ đó tăng thu nhập cho Ngân hàng. Vì vậy, NHNo & PTNT huyện Tiên Du cần có biện pháp để nâng cao tỷ trọng của nguồn vốn này.
- Mức lãi suất của NHNo & PTNT huyện Tiên Du còn thấp hơn các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn, phong cách giao dịch tuy đã được đổi mới nhưng còn chưa tốt, các tiện ích của dịch vụ còn hạn chế, hệ thống luân chuyển chứng từ còn qua nhiều khâu nên thời gian giao dịch với khách hàng còn chậm.
- Các kỳ hạn huy động vốn đã được đa dạng hoá nhưng vẫn chưa thuận tiện bằng các tổ chức tín dụng khác, ví dụ: kỳ hạn huy động của NHNo & PTNT huyện Tiên Du thấp nhất là 1 tháng trong khi tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín có kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần . . .
- Một vài doanh nghiệp vay vốn với số lượng lớn, do làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn phát sinh, không trả được lãi.
3.7.3.Nguyên nhân
* - Nguyên nhân khách quan
+ Môi trường kinh tế xã hội: Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. Tình hình giá cả thị trường tăng lên, sự mất giá của đồng tiền, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự ra đời của thị trường chứng khoán . . . đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn.
+ Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp lý trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng vẫn còn nhiều thiếu sót, không đồng bộ, nhất quán:
- Thủ tục rườm rà, nhiều chữ ký kiểm soát, các thể chế quy định về huy động nguồn vốn chậm đổi mới, quy định quá tỷ mỷ chặt chẽ có chỗ không cần thiết, sổ tiết kiệm, kỳ phiếu 24 đến 36 tháng là những chứng từ có giá nhưng không được chiết khấu, không được chuyển nhượng … như vậy, không phù hợp nền kinh tế khi có thị trường chứng khoán ra đời.
Do yếu tố về khung lãi suất và chính sách lãi suất của NHNN: Trong những năm qua, thông qua chính sách lãi suất NHNN đã giảm dần sự can thiệp trực tiếp của mình vào hoạt động kinh của các NHTM. Như vậy từ thấp đến cao, NHNN đã tạo thế chủ động, linh hoạt cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh và điều tiết cung cầu về vốn, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức tín dụng trong một khung lãi suất qui định.
+ Môi trường cạnh tranh: Hiện nay, NHNo &PTNT huyện Tiên Du phải chịu một sức ép cạnh tranh với các TCTD trên địa bàn cũng như các TCTD ( tổ chức tín dụng) ở địa bàn khác vì các TCTD này đã được hình thành từ rất sớm như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư,... Điều này đòi hỏi NHNo&PTNT huyện Tiên Du phải không ngừng vươn lên, tìm ra các biện pháp hữu hiệu để thoả mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn, sự cạnh tranh diễn ra trên nhiều phương diện khác nhau (lãi suất, chất lượng dịch vụ, chính sách khách hàng, tiếp thị, phong cách giao dịch . . .).
* - Nguyên nhân chủ quan.
Một là, các hình thức huy động vốn của Ngân hàng chưa thật sự phong phú, chưa có hình thức huy động tiền ở một nơi và có thể rút được tiền ở nhiều nơi trong cùng một hệ thống để tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng, mới dừng lại ở việc chuyển tiền qua thanh toán liên Ngân hàng.
Hai là, chính sách khách hàng của Ngân hàng vẫn chưa phát huy tối đa tác dụng của mình. Qua khảo sát thực tế, nhiều người vẫn chưa hiểu biết nhiều về các dịch vụ mới của Ngân hàng, về các hình thức huy động vốn của Ngân hàng, nhiều khách hàng truyền thống của Ngân hàng có tài khoản tiền gửi tại nhiều Ngân hàng khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn huy động của Ngân hàng bị phân tán và đang chịu một sức hút mạnh mẽ từ phía các Ngân hàng bạn. Do đó, chính sách khách hàng phải tạo ra được động lực, đánh thẳng vào tâm lý và quyền lợi của khách hàng.
Ba là. chưa áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, phong cách giao dịch còn chưa tốt do nhận thức của cán bộ còn chưa đầy đủ.
Bốn là, hình thức quảng cáo, tiếp thị của Ngân hàng còn chưa hấp dẫn, liên tục, chỉ làm công tác quảng cáo, tiếp thị mỗi khi cần huy động vốn đáp ứng được nhu cầu cấp bách của mình trong một thời gian nào đó, chính vì thế sự hiểu biết và lòng tin của người dân về Ngân hàng còn hạn chế và làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng .
Năm là ,Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế đặc biệt là khâu thẩm định tài chính, thẩm định dự án đầu tư. Phong cách giao dịch của một số cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu kinh doanh trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh.
PHẦN II.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU.
I.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.
1.1.Nhân tố khách quan.
1.1.1. Môi trường pháp luật.
Các văn bản pháp luật là yếu tố trực tiếp định hướng và ảnh hưởng đến công tác thẩm định. Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định các dự án đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đã được quy định cụ thể và gần đây đã được bổ sung sửa đổi để ngày càng phù hợp và cập nhật hơn với thực tế hiện nay. Những tiến bộ hay những mặt còn hạn chế của các văn bản pháp luật chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác thẩm định cũng như việc ra quyết định đầu tư.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du cần có những trao đổi trực tiếp với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh để có những điểu chỉnh và bổ sung hợp lý đối với những văn bản pháp luật về thẩm định dự án đầu tư,để có những quy định thực sự chặt chẽ phù hợp với đặc thù của địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Tóm lại môi trường pháp luật là một nhân tố khách quan tác động nhiều đến thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du. Vậy kính mong các ban ngành có thẩm quyền có những điều chỉnh chặt chẽ và phù hợp hơn để hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du đạt kết quả cao hơn nữa.
1.1.2. Môi trường kinh tế - xã hội.
Tình trạng nền kinh tế là nhân tố vĩ mô nên có ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển lành mạnh sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, tích luỹ trong nền kinh tế gia tăng sẽ mở rộng thị trường tiềm năng về vốn của Ngân hàng thương mại. Thu nhập dân cư cao và ổn định, tiền tiết kiệm tăng lên thì số vốn huy động được dồi dào. Mặt khác nền kinh tế ổn định sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng thay cho việc dự trữ vàng, ngoại tệ hay các tài sản khác.
Trên địa bàn huyện cũng có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, gồm: doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ gia đình cá nhân, thuộc các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống như dệt vải, sản xuất giấy . . . ngày càng phát triển mạnh. Nhu cầu đầu tư ngày càng lớn, đòi hỏi phải có nguồn vốn để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Nhu cầu đầu tư ngày càng lớn và đi k èm với nó là nhiều dự án thiếu tính khả thi.Chính vì vậy Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du không ngừng đúc rút những kinh nghiệm qua các năm để ngày càng hoàn thiện công tác thẩm định của ngân hàng.
1.2.Nhân tố chủ quan.
1.2.1. Phương pháp thẩm định.
Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng nội dung của dự án cần xem xét. Việc lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp đối với từng dự án là một yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng thẩm định. Các phương pháp thường được sử dụng đó là phương pháp so sánh, phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. Tuy nhiên phương pháp chung để thẩm định là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp hoặc thông lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế.
Để hoàn thiện nhiệm vụ thẩm định về mặt chuyên môn như đã nói ở trên (đảm bảo không đầu tư dự án tồi và không bỏ sót các dự án tốt), công tác thẩm định phải thực hiện 2 nhiệm vụ cụ thể sau:
-Xem xét, kiểm tra :Nhằm xác định tính đúng đắn của dự án so với các quy định của pháp luật, các chuẩn mực về kinh tế, kỹ thuật.
- Đánh giá : Nhằm xác định mức độ khả thi của dự án (tốt, tồi) đến mức nào để xếp thứ bậc, lựa chọn.
Thực hiện các nhiệm vụ nói trên, trong thẩm định dự án cần có các phương pháp thích hợp. Việc lựa chọn phương pháp thẩm định tác động rất nhiều đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư.
Phương pháp chung để thẩm định, đánh giá là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực đă được quy định bởi luật pháp và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp hoặc thông lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế.
Đối chiếu các nội dung thẩm định nêu trên có một số nội dung thẩm định bằng cách đối chiếu so sánh với luật pháp, chính sách ( những vấn đề thuộc về pháp lý, nghĩa vụ tài chính, đền bù giải phóng mặt bằng,…); một số nội dung phải so sánh với các tiêu chuẩn quy phạm (sử dụng đất đai, công nghệ thiết bị, môi trường…); một số nội dung phải so sánh đối chiếu với các điều kiện thông lệ hoặc thực tế đã thực hiện (các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính, về hiệu quả đầu tư,…)
Cán bộ thẩm định Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du dùng phương pháp thống kê kinh nghiệm và kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu chi phí đầu tư, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu hay chi phí sản xuất nói chung). Phương pháp này yêu cầu cán bộ đầu tư là người có kinh nghiệm và khả năng hiểu biết rộng và bao quát, tuy nhiên với những dự án đầu tư cần kiến thức sâu về lĩnh vực chuyên ngành thường gây khó khăn cho cán bộ thẩm định. Mặt khác, việc thẩm định mức chi phí đầu tư, cơ cấu chi phí đầu tư,… cần phải dựa trên một mức đã có sẵn tạo ra hiệu quả không khách quan trong việc thẩm định, do không rõ ràng trong việc lấy mức so sánh.
Phương pháp thẩm định dự án đầu tư là một nhân tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động thẩm định,cho nên thiết nghĩ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du nên lựa chọn nhiều phương pháp thẩm định dự án đầu tư, với mỗi đặc thù của dự án đầu tư cán bộ thẩm định lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp.
1.2.2. Lựa chọn đối tác .
Đối tác là một khía cạnh quan trọng trong dự án đầu tư. Việc lựa chọn đối tác không chỉ quyết định đến chất lượng, hiệu quả của dự án mà còn là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định. Đối tác là người trong nước, nước ngoài ở nhiều khu vực, nhiều nước khác nhau nên việc tìm hiểu về đối tác và luật lệ không phải dễ dàng đặc biệt là các đối tác nước ngoài. Dự án đầu tư có thể giới thiệu cho nhiều đối tác khác nhau nhằm lựa chọn được nhà đầu tư thích hợp nhất, có đủ tư cách pháp lý, năng lực tài chính và kinh nghiệm thực hiện dự án.
Trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư tín dụng việc lựa chọn đối tác hay lựa chọn khách hàng là một việc phức tạp vì đến với ngân hàng có rất nhiều khách hàng, mỗi khách hàng lại có những dự án đầu tư khác nhau để xin ngân hàng hỗ trợ vốn kinh doanh. Tuy nhiên hoạt động lựa chọn đối tác vẫn là một hoạt động không thể thiếu, tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du việc lựa chọn khách hàng đã được chú trọng. Tuy nhiên hoạt động lựa chọn đối tác vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc và chưa phản ánh đúng ý nghĩa của hoạt động, việc lựa chon đối tác chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân của từng cán bộ thẩm định và thực hiện mang tính hình thức trên văn bản là chủ yếu.
Lựa chọn đối tác là một nhân tố chủ quan có thể điểu chỉnh được từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du và cán bộ thẩm định cho nên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du cần trú trọng tập chung nhiều hơn và cần có những qui định chặt chẽ hơn.
1.2.3. Thông tin.
Thông tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được trong công tác thẩm định. Thông tin đầy đủ và chính xác là cơ sở cho việc thẩm định đạt kết quả cao. Ngược lại thông tin không đầy đủ và phiến diện sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm về tính khả thi của dự án, từ đó có thể đưa đến những quyết định đầu tư sai lầm. Đặc biệt đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, đối tác là người nước ngoài ở nhiều khu vực khác nhau nên việc tìm hiểu, thu thập thông tin chính xác về họ lại càng trở nên cần thiết. Các thông tin cần thiết cho việc thẩm định một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm cả các thông tin về đối tác trong nước cũng như nước ngoài. Đối với bên Việt Nam cần tìm hiểu các thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam tham gia liên doanh như tư cách pháp lý, ngành nghề định kinh doanh, khả năng tài chính trong tham gia liên doanh…Đối với bên nước ngoài, các thông tin không thể thiếu được là tư cách pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử phát triển, uy tín, vị thế của đối tác trong kinh doanh, đạo đức doanh nghiệp, công nghệ áp dụng vào Việt Nam…Ngoài ra cũng cần có những thông tin chính xác liên quan đến các chính sách mới, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế.
Để có được nguồn thông tin có chất lượng thì phương pháp thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy bên cạnh việc phối hợp giữa các Nhà nước, cơ quan, công ty để thu được những thông tin từ nhiều nguồn và nhiều chiều, vấn đề xử lý, phân tích và lưu ttữ thông tin cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng và từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động này.
Cũng cần nói thêm thông tin ở đây được hiểu theo nghĩa thông tin hai chiều tức là thông tin cần biết của dự án, chủ dự án và các vấn đề có liên quan tới dự án tới cán bộ thẩm định đồng thời cần nguồn thông tin từ cán bộ thẩm định tới người lập dự án cũng rất quan trọng, đó là những thông tin về quy tắc, quy chế, những yêu cầu đối với những dự án được hỗ trợ vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du. Hiện tại công công tác truyền đạt thông tin này chủ yếu là do cán bộ thẩm định tư vấn trực tiếp khách hàng, đây là phương pháp truyền đạt thông tin có hiệu quả nhất, cán bộ thẩm định có thể trả lời trực tiếp những thắc mắc của khách hàng và khách hàng có thể nắm rõ được ngay những vấn đề cần thắc mắc của mình. Tuy nhiên, cần có các nguồn tuyên truyền gián tiếp khác như các hình thức thông tin đại chúng và đặc biệt Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du nên mở một trang web riêng để phục vụ phát triển kinh doanh. Do khách hàng không nắm bắt rõ thủ tục cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du dẫn đến hậu quả khách hàng có thể đến với ngân hàng khác hoặc làm thủ tục với ngân hàng nhưng chất lượng không đạt so với những yêu cầu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du.
1.2.4. Quy trình thẩm định dự án.
Khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thẩm định dự án là thực hiện các công việc thẩm định. Thực hiện tốt khâu này sẽ đảm bảo được những yêu cầu đặt ra trong công tác thẩm định. Để thực hiện tốt khâu này phải có một quy trình thẩm định hợp lý, khoa học. Cơ sở hình thành quy trình thẩm định dự án là nhiệm vụ tổng quát của công tác thẩm định dự án:
Phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án về công nghệ, kinh tế, xã hội, môi trường…
Đề xuất và kiến nghị với nhà nước chấp nhận hay không chấp nhận dự án, nếu chấp nhận thì với những điều kiện nào.
Việc thứ nhất là công việc xem xét, đánh giá chuyên môn của các chuyên gia. Việc thứ hai là của các nhà quản lý: lựa chọn phương án và điều kiện phù hợp nhất. Xây dựng được một quy trình thẩm định phù hợp sẽ đảm bảo được các yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý ngành và phối hợp các ngành, các địa phương trong việc đánh giá, thẩm định và xử lý những vấn đề tồn tại của dự án; đồng thời đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định các dự án, cho phép phân tích đánh giá sâu sắc các căn cứ khoa học và thực tế các vấn đề chuyên môn; bên cạnh đó còn đơn giản hoá được công tác tổ chức thẩm định mà vẫn nâng cao được chất lượng thẩm định
1.2.5. Đội ngũ cán bộ thẩm định.
Đội ngũ cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định chất lượng công tác thẩm định và góp phần không nhỏ trong việc giúp Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Họ là những người trực tiếp tổ chức, thực hiện công tác thẩm định và đưa ra những đánh giá, xem xét mang tính chủ quan của mình về dự án đầu tư dựa trên những cơ sở khoa học và tiêu thức chuẩn mực khác nhau.
Các tố chất của cán bộ thẩm định bao gồm cả năng lực, trình độ, kinh nghiệm và tư cách đạo đức nghề nghiệp. Để công tác thẩm định đạt kết quả cao đòi hỏi người cán bộ thẩm định phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa năng lực sẵn có của bản thân, trình độ chuyên môn và những kinh nghiệm từ thực tế, đặc biệt phải có một phẩm chất đạo đức nghề nghiệp vô tư trong sáng, biết đặt lợi ích của công việc lên hàng đầu trong quá trình thực thi nhiệm vụ trách nhiệm của mình để đưa ra những kết luận khách quan về dự án, làm cơ sở đúng đắn cho việc ra quyết định đầu tư.
Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong thẩm định dự án.
Để thẩm định đánh giá dự án, vấn đề quan trọng và cần thiết là việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, mặc dù trong thẩm định đánh giá dự án cũng có những vấn đề được phân tích lựa chọn trên cơ sở định tính. Việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật cần thiết phải giải quyết hai vấn đề là định lượng và xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ tiêu đó. Để có cơ sở đánh giá dự án thì việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu hướng dẫn là rất cần thiết, trước hết là các chỉ tiêu về tài chính và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án như: tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho từng loại dự án, thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn, hệ số bảo đảm trả nợ, suất đầu tư hoặc suất chi phí cho các loại công trình, hạng mục công trình… Đây là những điểm cần phải được đặc biệt chú ý đối với các cơ quan quản lý đầu tư tổng hợp như các bộ và từng địa phương.
III.Quy trình thẩm định dự án
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
khả năng sử dụng vốn vay
khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.
Mục tiêu:
Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt
Từ chối cho vay với một khách hàng tôt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theohạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
III.Nhân sự cho công tác thẩm định
Họ là những người trực tiếp tổ chức, thực hiện công tác thẩm định và đưa ra những đánh giá, xem xét mang tính chủ quan của mình về dự án đầu tư dựa trên những cơ sở khoa học và tiêu thức chuẩn mực khác nhau.
Các tố chất của cán bộ thẩm định bao gồm cả năng lực, trình độ, kinh nghiệm và tư cách đạo đức nghề nghiệp. Để công tác thẩm định đạt kết quả cao đòi hỏi người cán bộ thẩm định phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa năng lực sẵn có của bản thân, trình độ chuyên môn và những kinh nghiệm từ thực tế, đặc biệt phải có một phẩm chất đạo đức nghề nghiệp vô tư trong sáng, biết đặt lợi ích của công việc lên hàng đầu trong quá trình thực thi nhiệm vụ trách nhiệm của mình để đưa ra những kết luận khách quan về dự án, làm cơ sở đúng đắn cho việc ra quyết định đầu tư.
Nhân sự thực hiện công tác thẩm định số lượng cán bộ thẩm định là 03 người trong đó 01 cán bộ có trình độ đại học, 02 cán bộ có trình độ trung cấp. Tổ trưởng tổ thẩm định có thâm niên làm việc là trên ba năm các cán bộ thẩm định còn lại có thâm niên công tác là một đến hai năm.
VI.Phương pháp thầm định.
Phương pháp chung để thẩm định, đánh giá là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực đă được quy định bởi luật pháp và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp hoặc thông lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế.
Đối chiếu các nội dung thẩm định nêu trên có một số nội dung thẩm định bằng cách đối chiếu so sánh với luật pháp, chính sách ( những vấn đề thuộc về pháp lý, nghĩa vụ tài chính, đền bù giải phóng mặt bằng,…); một số nội dung phải so sánh với các tiêu chuẩn quy phạm (sử dụng đất đai, công nghệ thiết bị, môi trường…); một số nội dung phải so sánh đối chiếu với các điều kiện thông lệ hoặc thực tế đã thực hiện (các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính, về hiệu quả đầu tư,…)
Cán bộ thẩm định Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du dùng phương pháp thống kê kinh nghiệm và kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu chi phí đầu tư, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu hay chi phí sản xuất nói chung). Phương pháp này yêu cầu cán bộ đầu tư là người có kinh nghiệm và khả năng hiểu biết rộng và bao quát, tuy nhiên với những dự án đầu tư cần kiến thức sâu về lĩnh vực chuyên ngành thường gây khó khăn cho cán bộ thẩm định. Mặt khác, việc thẩm định mức chi phí đầu tư, cơ cấu chi phí đầu tư,… cần phải dựa trên một mức đã có sẵn tạo ra hiệu quả không khách quan trong việc thẩm định, do không rõ ràng trong việc lấy mức so sánh.
Phương pháp thẩm định dự án đầu tư là một nhân tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động thẩm định,cho nên thiết nghĩ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du nên lựa chọn nhiều phương pháp thẩm định dự án đầu tư, với mỗi đặc thù của dự án đầu tư cán bộ thẩm định lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp.
V.Nội dung thẩm định dự án tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.
Công tác thẩm định dự án đầu tư trong nước được quy định tại điều 26,27,28 và Điều 29 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định tại Điều 106 và Điều 107 Nghị định 24/CP.
Theo các quy định tại các văn bản nói trên, yêu cầu nội dung thẩm định của từng loại dự án có khác nhau, tuy nhiên có thể xếp thành 5 nhóm yếu tố cần được xem xét, đánh giá như sau:
Thẩm định các yếu tố về pháp lý: xem xét tính hợp pháp của dự án nói chung theo quy định của pháp luật; Sự phù hợp của các nội dung dự án với các quy định hiện hành đã thể hiện trong các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách áp dụng đối với dự án. Sự phù hợp về quy hoạch (ngành và lãnh thổ), quy định về khai thác và bảo về tài nguyên,…
Thẩm định các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật: Xem xét, đánh giá trình độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả các giải pháp công nghệ, kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho dự án.
Thẩm định các yếu tố về kinh tế, tài chính của dự án: Xem xét tính khả thi, sự hợp lý của các yếu tố kinh tế, tài chính( nguồn vốn, mức chi phi, mức thu, các chế độ và các nghĩa vụ tài chính,…) được áp dụng trong các nội dung của dự án.
Thẩm định các điều kiện về tổ chức thực hiện, quản lý vận hành dự án: Xem xét, đánh giá tính hợp lý, tính chất ổn định bền vững của các giải pháp và yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện và vận hành đảm bảo mục tiêu dự định của dự án.
Thẩm định về hiệu quả đầu tư: Xem xét đánh giá hiệu quả dự án đầu tư từ các góc độ khác nhau (tài chính,kinh tê, xã hội) trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự án làm căn cứ quyết định đầu tư.
Dự án được xem và khả thi khi việc thẩm định xem xét theo yêu các yếu tố nói trên cho những kết quả đánh giá là tốt hoặc khả quan so với các chuẩn mực thích hợp.
Nội dung thẩm định chi tiết theo từng nhóm yếu tố tóm tắt trong bảng dưới đây:
Nội dung thẩm định chi tiết theo từng yếu tố
Các mặt (yếu tố) cần thẩm định
nội dung cần xem xét
PHÁP LÝ
- Tư cách pháp nhân
- Năng lực của chủ đầu tư ( chuyên môn, tài chính)
- Sự phù hợp về chủ trương, QH ngành, lãnh thổ
-Sự phù hợp về mặt lụât pháp chung của VN
- Các quy định, chế độ khuyến khích, ưu đãi
CÔNG NGHỆ, KỸ THUẬT
- Sự hợp lý về địa điểm xây dựng (về quy hoạch XD, đảm bảo an ninh quốc phòng)
- Sử dụng đất đai, tài nguyên.
- Tính hiên đại, hợp lý của công nghệ, thiết bị sử dụng cho dự án
- Các tiêu chuẩn , quy phạm, giải pháp kỹ thuật xây dựn
- Các tiêu chuẩn và giải pháp đảm bảo môi trường
KINH TẾ,
TÀI CHÍNH
- Thị trường, quy mô đầu tư;
- Thời hạn hoạt động
- Khả năng đảm bảo vốn đầu tư( nguồn vốn)
- Chi phí: đầu tư, vận hành, các nghĩa vụ và chế độ tài chính
- Kết quả: Tài chính( doanh thu và lợi nhuận ), kinh tế
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN,
VẬN HÀNH
- Khả năng đảm bảo các yếu tố đầu vào, đầu ra
- Các giải pháp tổ chức thực hiện dự án ( đặc biệt là vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng)
- tổ chức bộ máy quản lý, các điều kiện vận hành
- Chuyển giao công nghệ đào tạo
HIỆU QUẢ
- Hiệu quả tài chính
- Hiệu quả kinh tế, xã hội
- Hiệu quả tổng hợp
Nguồn: chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Tiên Du
Đối với công tác thẩm định dự án đầu tư chi nhánh ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du thường xuyên coi trọng, bố trí cán bộ có trình độ để giúp các doanh nghiệp xây dựng các dự án đầu tư có hiệu quả.
5.1. Thẩm định tư cách pháp nhân vay vốn.
- Thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
Khi xem xét hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp cán bộ thẩm định thường yêu cầu có đủ các hồ sơ sau:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp: Công ty, điều lệ công ty
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc; kế toán trưởng
- Biên bản bầu hội đồng quản trị
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy phép hành nghề phù hợp
5.2.Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư.
Vai trò của đầu tư rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế nhưng khi xét riêng từng dự án ta lại thấy có dự án đạt được mục tiêu này lại không đạt mục tiêu khác. Có những dự án lợi nhuận thu được cao nhưng lại ảnh hưởng tới môi trường sinh thái hoặc có những dự án lợi nhuận rất thấp, thậm chí bị lỗ nhưng lại giải quyết số lượng lớn đến việc làm cho người lao động. Bên c._. tư ít có phương án so sánh để lựa chọn.
- Trong các tổ chức tư vấn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và ngoại tỉnh (bao gồm các thành phần kinh tế), số cơ quan tư vấn có năng lực, kinh nghiệm phù hợp, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các lĩnh vực đầu tư rất ít:
+ Các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý (hoặc nắm giữ cổ phần chi phối sau khi cổ phần hoá) có năng lực về chuyên môn và nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lập dự án. Nhưng hiện nay số doanh nghiệp này ít so với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Hoặc có trường hợp các doanh nghiệp có năng lực nhưng do nhiều hợp đồng nên đã hợp thức hoá tư cách pháp nhân cho cá nhân lập dự án.
+ Các doanh nghiệp tư vấn ngoài quốc doanh, doanh nghiệp thuộc các tổ chức Hội nghề nghiệp, hạn chế nhiều về đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, năng lực thiết bị và kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án nhưng lại tham gia lập khá nhiều các dự án trên địa bàn tỉnh do việc lựa chọn, chỉ định thầu tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi không có sự xem xét, kiểm tra năng lực nhà thầu.
- Phần lớn các chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong công tác chuẩn bị đầu tư, thường khoán trắng cho cơ quan tư vấn trong việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, chuẩn bị các hồ sơ thủ tục liên quan như: Ý kiến đề nghị phê duyệt dự án của cơ quan cấp trên quản lý chủ đầu tư, ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý chuyên ngành kỹ thuật, tờ trình đề nghị phê duyệt dự án, biên bản nghiệm thu hồ sơ dự án đầu tư .... Do vậy, nội dung dự án chủ đầu tư không nắm được và không xem xét, đánh giá dự án trên vai trò là cơ quan quản lý thực hiện dự án.
6.3.1.2. Cơ quan chủ trì thẩm định (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du) và phương pháp thẩm định:
+ Cơ quan chủ trì thẩm định đang còn giới hạn trong việc xem xét, đánh giá của cơ quan nhà nước, trong khi năng lực, trình độ chuyên môn không thể đáp ứng yêu cầu đa dạng của các dự án; Chưa sử dụng các tổ chức (chuyên gia) tư vấn độc lập. Do vậy, kết quả thẩm định thường xuôi chiều, chấp nhận nội dung dự án và kiến nghị của chủ đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác cải cách hành chính (rút ngắn thời gian thẩm định).
+ Cán bộ thẩm định chưa chịu khó nghiên cứu học tập, thu thập thông tin về các lĩnh vực đầu tư để phục vụ công tác thẩm định; Có nơi, có lúc ý thức trách nhiệm, thái độ, phương pháp công tác chưa tốt dẫn đến những đánh giá gây khó khăn, phiền hà cho cơ sở.
- Sự phối hợp chỉ đạo và trách nhiệm của các ngành, các cấp:
Công tác thẩm định dự án được tập trung đầu mối tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du . Chất lượng tham gia góp ý thẩm định dự án của các ngành còn hạn chế, nhất là đối với các cơ quan quản lý ngành và các cấp quản lý địa bàn vùng dự án (Thường là đồng ý với các kiến nghị của chủ dự án là cơ quan trực thuộc ngành quản lý). Chưa đi sâu nghiên cứu các nội dung thẩm định thuộc chức năng quản lý của ngành để có ý kiến góp ý cho cơ quan chủ trì thẩm định trong việc xác định quy mô đầu tư, giải pháp thực hiện dự án và cơ chế nguồn vốn đầu tư có hiệu quả và đảm bảo tính khả thi.
PHẦN III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU.
I.Mục tiêu kinh doanh năm 2010 của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động trong những năm đổi mới, định hướng đổi mới của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh, những mục tiêu phát triển kinh tế của huyện Tiên Du đã xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2010, NHNo&PTNT huyện Tiên Du xác định mục tiêu hoạt động chủ yếu là lĩnh vực Nông nghiệp Nông thôn, phục vụ trực tiếp cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá .
Tăng trưởng bền vững, an toàn, hiệu quả và phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Trong đó:
- Nguồn vốn huy động vốn tại địa phương hàng năm tăng từ 25-30 %.
- Tín dụng tăng trưởng bền vững, đầu tư có hiệu quả: dư nợ tăng từ 15-20%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1% .
- Phát triển các dịch vụ Ngân hàng theo hướng hiện đại và tiện ích.
- Hoạt động Ngân hàng đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Tăng nguồn thu từ dịch vụ thông qua các dịch vụ bảo lãnh, chuyển tiền, dịch vụ WU, dịch vụ bảo hiểm . . .
II.Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.
Trong những năm gần đây ngân hàng đã thực sự đổi mới đạt được các thành tựu to lớn, đóng góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Hoạt động ngân hàng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, tích cực trong huy động vốn, mở rộng đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo ra những điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài - một nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm qua. Hệ thống ngân hàng đã phát triển với tốc độ khá cao cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đa dạng hoá sản phẩm cung cấp cho nền kinh tế, làm giảm mức rủi ro cho hoạt động Ngân hàng. Hoà chung với sự đi lên của toàn ngành ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã từng bước tự hoàn thiện mình đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên ngân hàng, mở rộng và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng đầu tư đặc biệt là cho vay trung và dài hạn ngân hàng đã gặt hái được nhiều thành công, nhiều dự án đã và đang hoạt động hiệu quả. Trong những năm qua hoạt động thẩm định dự án đầu tư rất được ngân hàng chú ý và luôn tạo điều kiện để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên bên cạnh những mặt được thì hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du vẫn còn một số tồn tại và khó khăn.
Do công tác thẩm định dự án đầu tư rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du. Làm tốt công tác thẩm định dự án không những giảm rủi ro, tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà còn tạo ra được cơ hội đầu tư cho chủ đầu tư, tạo lợi ích cho nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, góp phần lành mạnh hoá hoạt động ngân hàng, đưa nền kinh tế phát triển vững mạnh.
Từ thực tế đã chỉ ra trên đây cùng những tồn tại, khó khăn và vướng mắc trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du đã được đề cập trong chương II. Sau thời gian thực tế tại Ngân hàng em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với mong muốn được góp phần nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du.
III.Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.
3.1.Giải pháp về kỹ thuật
Các hạn chế về kỹ thuật có nguyên nhân lớn từ phía cán bộ thẩm định do ý thức học hỏi cũng như hiểu biết về kỹ thuật còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc thẩm định. Vì vậy giải pháp quan trọng để khắc phục hạn chế này là nâng cao hiểu biết về kỹ thuật cho cán bộ thẩm định bằng các khoá học bồi dưỡng đồng thời cán bộ thẩm định phải luôn luôn trau rồi kiến thức của bản thân. Về mặt Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du nên tổ chức các cuộc thi để khuyến khích tinh thần học tập của cán bộ và nên tổ chức một tổ chức tư vấn về kỹ thuật nhằm nghiên cứu những tiến bộ khoa học, cập nhập kiến thức kịp thời cho cán bộ nhân viên ngân hàng.
Trong việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án nên sử dụng chi phí vốn bình quân ( WACC) làm lãi xuất chiết khấu. Có như thế mới phản ánh chính xác giá trị lãi ròng mà dự án đem lại.
Với cách phân tích độ nhậy một chiều tại chi nhánh đã cho những kết quả xác định độ biến động của các chỉ tiêu khi cố định các chỉ tiêu còn lại. Với cách đó chỉ có thể xác định được xu hướng thay đổi các chỉ tiêu tài chính khi một biến riêng lẻ nào đó thay đổi. Trong thực tế, dự án chịu sự chi phối của tổ hợp các yếu tố. Để có thể khảo sát được sự biến động rõ hơn của NPV, IRR hay chỉ tiêu tài chính khác khi có sự tham gia của nhiều yếu tố ta có thể sử dụng bảng phân tích độ nhậy hai chiều. Cách phân tích này có nghĩa là ta cho hai trong số các biến hay biến động, thay đổi ( Các biến còn lại cố định). Để từ đó xem sự giao động của các chỉ tiêu NPV, IRR, … Xác định với sự biến động nào thì kết quả là dự án không khả thi và sự biến động nào thì kết quả cho dự án là khả thi.
3.2.Giải pháp về con người
Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ, triển khai kịp thời các chỉ thị nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các văn bản chỉ đạo của ngành đến toàn thể CBVC trong đơn vị.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ có thể tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học …
Thực hiện triệt để khoán tài chính đến nhóm và người lao động, thưởng phạt nghiêm minh, đúng người, đúng việc, đúng thời điểm.
Con người luôn là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động. Để các hoạt động tốt thì yếu tố con người phải được đặt lên hàng đầu. Các hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn càng phải đòi hỏi yếu tố con người cao hơn đối với các lĩnh vực khác. Đồng vốn trong tay ngân hàng khi cho vay, các chủ đầu tư có thể thiên biến vạn hóa nó đi mà ngân hàng không thể kiểm soát hết mà vẫn phải thu hồi về. Cái phức tạp đó của công tác thẩm định lại càng đòi hỏi chất lượng của cán bộ thẩm định.
Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du có thể thực hiện bằng các cách sau:
Tổ chức những khóa học ngắn hạn để nâng cao trình độ về chuyên môn cho cán bộ. Đặc biệt là toán học xác suất và ngoại ngữ cho cán bộ để họ có thể nhậy bén hơn trong việc tính toán, xử lý và giao tiếp trong công việc. Tạo điều kiện để họ có thể áp dụng những cách phân tích rủi ro hay phân tích thị trường bằng các chỉ tiêu định lượng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó nên đầu tư nhiều hơn nữa những loại sách về những lĩnh vực kỹ thuật, xã hội.
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du nên chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng để cán bộ thẩm định có thời gian hoàn thành công việc tốt hơn.
Hiện chi nhánh chưa có phòng Marketting, phòng nghiên cứu thị trường riêng. Đây là một mảng rất quan trọng, không chỉ giúp cho việc tìm kiếm khách hàng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du, mà còn tư vấn cho cán bộ thẩm định về thị phần, thị trường của sản phẩm của dự án. Giúp dự báo những rủi ro về khả năng tiêu thụ sản phẩm. Yếu tố này quyết định trực tiếp tới khả năng trả nợ của chủ đầu tư.
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du thực hiện chế độ khen thưởng, khuyến khích động viên các cán bộ làm việc tốt hơn.
Cán bộ thẩm định tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du cần học hỏi tiếp cận những kiến thức về kỹ thuật, trình độ công nghệ máy móc thiết bị,… Đồng thời để khắc phục hạn chế tình trạnh cán bộ thẩm định không thể nhận biết đánh giá những máy móc, thiết bị hiện đại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du cần có liên hệ mật thiết với các tổ chức tư vấn có liên quan đến máy moc thiết bị, công nghệ hiện đại, đưa cán bộ thẩm định đi học tập, tập huấn để cập nhập những kiến thức về máy móc thiết bị,công nghệ hiện đại.
3.3.Nâng cao chất lượng thông tin thẩm định.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và tiếp thị bằng các hình thức: quảng cáo, khuyến mại, tờ rơi, …
Bám sát các dự án đền bù, giải phóng mặt bằng để thu hút tiền gửi vào ngân hàng.
Thường xuyên giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp, phong cách giao dịch cho cán bộ để giữ vững khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới đến giao dịch với ngân hàng.
Bám sát các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nắm bắt các dự án đủ điều kiện để đầu tư vốn tín dụng có hiệu quả.
Tiếp cận với các DN vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh trên địa bàn để tiến hành đầu tư vốn. Có các chính sách ưu đãi phù hợp đối với các khách hàng truyền thống.
Mở rộng cho vay dịch vụ cầm đồ (đối với chứng từ có giá) để tăng thu dịch vụ cho ngân hàng.
Tích cực phân tích nợ đã được xử lý rủi ro đến từng khách hàng để kịp thời nắm bắt những khách hàng có nguồn thu để kịp thời thu hồi nợ.
Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, thường xuyên phân tích nợ trong hạn tiềm ẩn rủi ro, nợ quá hạn, nợ tồn đọng để giảm thiểu nợ quá hạn, nợ rủi ro phát sinh.
Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương trong việc thẩm định để đầu tư và trong xử lý các vụ việc vay nợ tồn đọng hoặc có khả năng xảy ra rủi ro.
Khai thác mọi nguồn thu, tìm mọi biện pháp để tăng thu dịch vụ, … tiết kiệm mọi khoản chi phí, đảm bảo quỹ thu nhập.
Lĩnh vực của dự án chi nhánh rất phong phú và phức tạp. Bởi vậy tìm kiếm thông tin để giúp cho công việc thẩm định là rất khó khăn. Hơn nữa nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan khác. Tôi xin mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình:
Trước hết chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du phải tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng hiểu vai trò của việc cung cấp đẩy đủ các thông tin chính xác. Để từ đó chủ đầu tư có thể cộng tác với chi nhánh ngân hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Đồng thời chi nhánh cộng tác, giao lưu với các ngân hàng khác có cùng đối tác để học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ thông tin về khách hàng tránh được rủi ro đạo đức do thông tin không cân xứng.
Trong thẩm định kỹ thuật, một trong những khó khăn mà cán bộ thẩm định gặp phải là các thông tin về thông số kỹ thuật. Một vài năm trở lại đây khi việc nối mạng internet đã trở nên phổ biến ở Việt Nam và tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du cũng đã nối mạng gần như là đầy đủ, thì quá trình khai thác thông tin về thiết bị, công nghệ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Vì vậy cán bộ thẩm định tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông huyện Tiên Du nên thôn qua hệ thống máy tính có nối mạng truy cập vào các website của các hãng sản xuất và cung cấp thiết bị cho dự án, từ đó có đựơc các thông tin cần thiết cho việc thẩm định.
Để dự án được lập chính xác, đúng với thực chất ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du cần lập một bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin, tư vấn xây dựng dự án. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du cần xin kinh phí của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh để thành lập một tổ tư vấn xây dựng dự án, cần tuyển thêm những cán bộ có trình độ đại học để đưa vào bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin, tư vấn xây dựng dự án. Bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin cần có thêm chức năng hướng dẫn chủ dự án tới các trung tâm, tổ chức tư vấn phù hợp để đảm bảo chất lượng hồ sơ dự án
Để khắc phục tình trạng thời gian tiếp nhận hồ sơ quá dài ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du nên có những hướng dẫn quy trình thẩm định dự án cụ thể bằng những bàng thông báo được gián trên tường tại phòng thẩm định hoặc bổ xung thêm chức năng hướng dẫn quy trình thẩm định dự án cho bộ phận tư vấn chuyên trách cung cấp thông tin của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du, ngoài ra ngân hàng có thể thông qua truyền thông đại chúng, đưa quy trình thẩm định dự án lên website của ngân hàng. Đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du cần làm rõ trách nhiệm, nhiệm vụ vụ thể của từng bộ phận trong thẩm định tránh hoạt động trồng chéo của các bộ phận.
3.4. Tăng cường chặt chẽ hơn nữa công tác thẩm định dự án sau đầu tư. Thường xuyên xuống cơ sở theo dõi, tư vấn cho chủ đầu tư về việc sử dụng nguồn vốn vay tài trợ hiệu quả.
Công tác thẩm định dự án sau đầu tư là một hoạt động cần được trú trọng và nâng cao hơn nữa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Tiên Du. Sau khi cho khách hàng vay vốn hỗ trợ dự án đầu tư ngân hàng cần giữ mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, luôn theo sát hoạt động của dự án bằng báo cáo kinh doanh hàng tháng, hàng quý của khách hàng đồng thời cán bộ thẩm định cần phải đến địa bàn hoạt động của dự án đầu tư để nắm bắt tình hình thực tế. Nếu cán bộ thẩm định nhận thấy những điểm không phù hợp cần đưa ra bàn bạc với chủ dự án cùng tìm ra phương án khắc phục.
3.5. Giải pháp đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Tiên Du.
Chủ động thu thập thông tin kịp thời, nhanh chóng, phân tích và sử dụng một cách chính xác.
Trong phần phân tích thực trạng đã thấy rõ rằng lượng thông tin thu được để phục vụ cho quá trình thẩm định dự án tại Ngân hàng thiếu chính xác và chưa đầy đủ. Một điều không thể thiếu khi thẩm định dự án và mở rộng tín dụng là nguồn thông tin tín dụng. Nguồn thông tin ngoài ngành cũng có vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả của dự án. Trong khi đó nguồn thông tin mà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Tiên Du thu được từ trung tâm phòng ngừa rủi ro CIC rất giới hạn và không đầy đủ. Từ những thực tế đó vấn đề đặt ra đối với Phòng thẩm định cũng như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Tiên Du là phải chọn lọc và xử lý thông tin có hiệu quả trong việc thẩm định dự án cũng như quyết định cho vay. Bên cạnh đó phải thường xuyên chủ động thu thập thông tin qua sách báo, tạp chí của cả trong và ngoài ngành, mở rộng mối quan hệ với các chi nhánh Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh để trao đổi kế thừa thông tin tạo ra nguồn thông tin đa dạng phong phú để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.
Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa phòng thẩm định và các phòng tín dụng.
Khi khách hàng đến vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Tiên Du cán bộ tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ, xem xét và thẩm định dự án sản xuất kinh doanh và kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sau đó sẽ viết tờ trình tín dụng gửi lên Ban giám đốc chi nhánh. Toàn bộ hồ sơ được chuyển qua phòng thẩm định. Phòng thẩm định sẽ thẩm định dự án và viết phiếu thẩm định. Như vậy cả cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định đều thẩm định dự án và có ý kiến đề xuất cho vay hay không? Vì vậy để có được những kết luận chính xác cũng như việc thẩm định được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi thì Phòng thẩm định cần phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các phòng tín dụng trên cơ sở đó bàn bạc và trao đổi thông tin cho nhau.
Căn cứ quan trọng của việc quyết định tài trợ vốn cho dự án đầu tư là kết quả thẩm định dự án. Để giảm được những rủi ro trong cho vay tín dụng đầu tư, nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Ngoài việc thẩm định về mặt tài chính đầu tư cũng như tài chính của doanh nghiệp cán bộ thẩm định cần phải thẩm định một cách chi tiết cụ thể về phương diện kỹ thuât, thị trường cũng như khả năng quản lý của chủ đầu tư. Do đó cần phải xác định các mặt sau:
- Đối với phần phân tích thị trường khi xem xét khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án không nên chấp nhận các dự án chỉ có một nguồn tiêu thụ duy nhất (Chẳng hạn như sản phẩm của dự án chỉ cung cấp cho một công ty hay một doanh nghiệp khác).
- Đánh giá được khả năng trả nợ và sự sẵn sàng hoàn trả nợ vay của chủ đầu tư. Để có cơ sở đánh giá khả năng và sự sẵn sàng hoàn trả nợ vay trong quá trình thẩm định cần xác định được các mặt sau.
+ Uy tín là yếu tố quan trọng là khả năng và sự sẵn sàng trả nợ vay.
+ Khả năng tạo ra lợi nhuận: Khả năng tạo ra lợi nhuận phụ thuộc vào khố lượng hàng hoá, giá bán, giá thành, chi phí. Bên cạnh đó khả năng tảoa lợi nhuận phụ thuộc rất lớn vào địa điểm kinh doanh chất lượng hàng hoá, công tác quảng cáo, kỹ năng lao động, kỹ năng quản lý, trong đó năng lực quản lý là yếu tố quan trọng nhất. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo và khả năng quản lý của họ .
Trước thực trạng về hoạt động kinh doanh và công tác thẩm định đã nói ở trên đòi hỏi chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Tiên Du cần có những giải pháp kịp thời nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn và vướng mắc trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, đồng thời có các kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trung ương, Ngân hàng Nhà nước và cán bộ ngành liên quan nhằm tháo gỡ những vướng mắc khó khăn đó tạo điều kiện cho hoạt động thẩm định dự án đầu tư ngày càng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả và chất lượng thẩm định dự án đầu tư, kịp thời cho vay góp phần vào việc phát triển kinh tế thủ đô và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
IV. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh giao chỉ tiêu kế hoạch sát với thực tế, đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du, kịp thời quan tâm đến công tác tăng trưởng dư nợ và huy động vốn theo từng thời điểm cho phù hợp.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng, bảo đảm tiền vay, mở lớp đào tạo kỹ năng thẩm định và phương pháp cho vay đối với doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp và văn hoá doanh nghiệp cho cán bộ ở cơ sở nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh bổ sung thêm nguồn vốn tài trợ UTĐT cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Tiên Du, đặc biệt là nguồn vốn trung hạn.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh quan tâm hỗ trợ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du trong việc đề nghị cấp đất xây dựng các trụ sở làm việc của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du cấp III, các phòng giao dịch.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh báo cáo uỷ ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo huyện đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chỉ đạo các xã, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc sang nuôi thuỷ sản, tạo thành các khu nuôi thuỷ sản tập trung; triển khai kế hoạch dồn điền đổi thửa để đảm bảo vốn đầu tư của ngân hàng có trọng điểm hơn.
Hiện nay tỉnh Bắc Ninh đang thực hiện chính sách thu hut đầu tư nhằm phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở tiềm năng sẵn có. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động tại địa phương có hạn. Vì vậy đề nghị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ thêm vốn cho chi nhánh để có đủ điều kiện tham gia tài trợ các dự án phát triển tỉnh nhà.
Đồng thời ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu giữa ban lãnh đạo trung ương và chi nhánh để trau rồi, trao đổi thêm kinh nghiệm.
KẾT LUẬN
Thẩm định dự án là một nội dung rất quan trọng, nó không chỉ quyết định đến hiệu quả hoạt động của dự án, giúp các ngân hàng đưa ra quyết định cho vay, từ đó quiết định đến hoạt động của các ngân hàng. Hiện nay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác thẩm định dự án rất được chú trọng quan tâm. Ngân hàng đã ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống, công tác thu thập thông tin phục vụ cho công tác thẩm định được quan tâm… Do vậy mà số lượng và chất lượng thẩm định các dự án ngày càng tăng. Tuy nhiên công tác thẩm định vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế: nội dung thẩm định còn nhiều thiếu sót, phương pháp thẩm định, phân tích rủi ro của dự án chưa phong phú, hạn chế về đội ngũ cán bộ thẩm định, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định còn thiếu và lạc hậu so với công nghệ ngành ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác thẩm định dự án nói riêng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ngân hàng nói chung, trong thời gian tới Ngân hàng cần phải quan tâm một cách thích đáng hơn nữa đến công tác thẩm định dự án.
Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du được sự giúp đỡ tận tình của ThS. Nguyễn Thị Thu Hà và các cô, chú Phòng Tín Dụng. Em đã hoàn thành chuyên đề với đề tài "Hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông huyện Tiên Du”.
Vì thời gian có hạn, cùng với kiến thức có phần hạn chế, do đó chuyên đề không tránh khỏi sai sót. Bản thân em mong muốn được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thu Hà và các cô chú cán bộ, nhân viên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu khácGiáo trình Kinh tế đầu tư - TS. Từ Quang Phương - TS. Nguyễn Bạch Nguyệt.
2. Nguyễn Hồng Minh (2004-2005), Quản trị rủi ro trong đầu tư
3. Vũ Công Tuấn (2002), Thẩm định dự án đầu tư, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Lập và quản lý dự án đầu tư, nhà xuất bản thống kê, đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội
5. Báo cáo quyết toán năm và bảng tổng kết tài sản đến ngày 31 tháng 12 năm 2006,2007,2008 của NHNo&PTNT huyện Tiên Du.
6. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006,2007,2008 của NHNo&PTNT huyện Tiên Du
7. Lịch sử phát triển NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh 8 năm xây dựng và trưởng thành
8. Đề án chiến lược kinh doanh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh năm 2008 đến 2010.
9. Các tài liệu tham khảo khác
MỤC LỤC
Lời nói đầu……………… 1
PHẦN I:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU………. 3
I.Qúa trình hình thành và phát triển,chức năng ,nhiệm vụ của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du……………… 3
1.1. -Tình hình kinh tế ,xã hội của huyện Tiên Du……………. 3
1.2. -Qúa trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du………………………. 4
-Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du. 4
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.
2.1. -Mô hình tổ chức bộ máy quản lý……………………….. 6
2.2. -Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban………………….. 9
2.2.1. Phòng Kế hoạch – Kinh doanh………………………….. 9
2.2.2. Phòng Kế toán – Ngân quỹ……………………. 10
2.2.3. Phòng Hành chính – Nhân sự……………………… 12
2.2.4. Phòng tín dụng…………………………….. 14
2.2.5. Các chi nhánh trực thuộc………………………………. 14
2.3-Trình độ chuyên môn………………………. 15
III.Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du những năm gần đây…………………………….. 15
3.1.Nguồn vốn……………………………. 19
3.2.Dư nợ…………………………………….. 26
3.3.Công tác Kế toán - Ngân quỹ………………………….. 27
3.4.Công tác Hành chính – Nhân sự……………………….. 28
3.5.Công tác kiểm tra và tự kiểm tra………………………….. 28
3.6.Hoạt động phong trào đoàn thể……………………….. 29
3.7.Những kết quả đạt được,hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế…….. 29
3.7.1.Những kết quả đạt được……………………….. 29
3.7.2.Mặt tồn tại…………………………………… 30
3.7.3.Nguyên nhân…………………………………. 30
PHẦN II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU…………….. 33
I.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du……………………………… 33
1.1.Nhân tố khách quan……………………………. 33
1.1.1. Môi trường pháp luật………………………… 33
1.1.2. Môi trường kinh tế - xã hội…………………………………. 34
1.2.Nhân tố chủ quan………………………………….. 34
1.2.1. Phương pháp thẩm định…………………………………. 34
1.2.2. Lựa chọn đối tác ………………………………… 36
1.2.3. Thông tin…………………………………………….. 37
1.2.4. Quy trình thẩm định dự án…………………………………… 38
1.2.5. Đội ngũ cán bộ thẩm định……………………………… 39
Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong thẩm định dự án……………… 39
III.Quy trình thẩm định dự án……………………. 40
III.Nhân sự cho công tác thẩm định………………………………… 41
VI.Phương pháp thầm định…………………………. 42
V.Nội dung thẩm định dự án tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du. 43
5.1. Thẩm định tư cách pháp nhân vay vốn. ……………. 45
5.2.Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư……………………… 45
5.3.Thẩm định các yếu tố đầu vào ( nguyên vật liệu,nhiên liệu , động lực lao động …)……………………………………………… 47
5.4.Thẩm định về mặt tài chính . ……………………. 48
5.4.1. Thẩm định tài chính doanh nghiệp………………………………. 50
5.4.2. Thẩm định nguồn vốn đầu tư……………………………… 54
5.4.3. Thẩm định thời gian hoàn vốn của dự án………………………….. 56
5.4.4. Thẩm định khả năng sinh lời của dự án…………………………….. 57
5.4.5.Thẩm định về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư…………………………… 58
VI. Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du…………………………………… 59
6.1. Kết quả đạt được………………………………………… 59
6.2.Hạn chế trong công tác thẩm định…………………………….. 60
6.2.1. Yếu tố thông tin…………………………………. 60
6.2.2. Yếu tố con người………………………………….. 60
6.2.3. Yếu tố kỹ thuật trong quá trình thẩm định………………………… 60
6.2.4.Công tác thẩm định dự án……………………………………. 61
6.3.Nguyên nhân của các hạn chế………………………………. 66
6.3.1. Nguyên nhân khách quan……………………………….. 66
6.3.2. Nguyên nhân chủ quan. ......................................... 67
6.3.1.1. Chất lượng dự án do năng lực các tổ chức tư vấn và trách nhiệm chủ đầu tư:................................................................. 67
6.3.1.2. Cơ quan chủ trì thẩm định (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du) và phương pháp thẩm định: ......................... 68
PHẦN III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU………….. 70
I.Mục tiêu kinh doanh năm 2010 của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du……………………………………………… 70
II.Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du…………………………….. 71
III.Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du…………………………… 72
3.1.Giải pháp về kỹ thuật ……………………………… 72
3.3.Nâng cao chất lượng thông tin thẩm định…………………. 73
3.4. Tăng cường chặt chẽ hơn nữa công tác thẩm định dự án sau đầu tư. Thường xuyên xuống cơ sở theo dõi, tư vấn cho chủ đầu tư về việc sử dụng nguồn vốn vay tài trợ hiệu quả………………………… 76
3.5. Giải pháp đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Tiên Du………………………………… 77
IV. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU…………………… 81
KẾT LUẬN…………………………………….. 83
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21738.doc