Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia tại Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội

Tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia tại Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội: ... Ebook Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia tại Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3150 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia tại Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hoà cùng xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá về hợp tác kinh tế đang nổi trội, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, với tính phụ thuộc nhau về kinh tế và thương mại giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc, Việt Nam đã và đang không ngừng cố gắng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nền kinh tế hoà nhập vào sự năng động của khu vực Đông Nam Á, hay nói rộng hơn là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Với xuất phát điểm từ một nước có nên nông nghiệp lạc hậu, còn nhiều hạn chế về trình độ khoa họcvè kỹ thuật thì con đường nhanh nhất để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là cần nhanh chóng tiếp cận những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài. Để làm được điều này thì nghiệp vụ Nhập khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhập khẩu cho phép phát huy tối đa nội lực trong nước đồng thời tranh thủ được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên Thế Giới. Nhập khẩu thúc đẩy tái sản xuất mở rộng liên tục và có hiệu quả vì vậy khuyến khích sản xuất. Làm thế nào để có được những công nghệ tốt nhất, hiện đại nhất với thời gian và chi phí ít nhất đạt hiệu quả cao? Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm Bia, Rượu chiếm thị phần lớn và tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Hoà chung với tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì Tổng công ty đã tiến hành đầu tư những dây truyền thiết bị máy móc hiện đại và tự động từ nước ngoài dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài. Mặt khác Nguyên liệu dùng trong sản xuất bao gồm: malt, gạo, đường, hoa hublon và nhiều nguyên liệu phụ trợ khác. Trong khi đó nguồn nguyên liệu chính để sản xuất bia chính là Malt và hublon thì sản phẩm trong nước không đáp ứng được vì thị trường nguyên liệu bia trong nước còn rất hạn chế về kỹ thuật trồng lẫn một chiến lược đầu tư nguồn nguyên liệu. Thị trường phong phú về nguồn nguyên liệu bia chính là ở Pháp, Úc, Đức, Bỉ và Tiệp. Đây chính là những nguồn hàng mà Tổng công ty cần hướng tới để tổ chức nghiệp vụ nhập khẩu tìm nguồn nguyên liệu sản xuất bia. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội trên cơ sở kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã được truyền đạt tại nhà trường cộng với một số kinh nghiệm thực tế đã được thu được từ sự giúp đỡ của phòng vật tư nguyên liệu, Với mục đích tìm hiểu thêm và hoàn thiện về nghiệp vụ nhập khẩu nguyên liệu cho quá trình sản xuất bia tại các nhà máy của Tổng công ty. Tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu Nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia tại Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội” Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu về quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia tại một đơn vị sản xuất, đồng thời qua đó rút ra được các kết quả cũng như những hạn chế vẫn còn tồn tại trong quy trình nhập khẩu cho sản xuất. từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động nhập khẩu nguyên liệu của Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội . Trên cơ sở mục đích của đề tài, Chuyên đề thực tập bao gồm những phần chính sau: Chương 1: Những vấn đề chung của nhập khẩu Nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia ở doanh nghiệp Bia - Rượu – NGK Hà Nội. Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia của Tổng công ty CP Bia - Rượu – NGK Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia của tổng công ty CP Bia - Rượu -NGK Hà Nội. Qua đây tôi xin chân thành cám ơn Thầy Hoàng Đức Thân, thầy giáo trực tiếp hướng dẫn tôi, cùng tập thể cán bộ nhân viên phòng Vật tư Nguyên liệu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này. Do còn hạn chế về kinh nghiệm nên không khỏi có thiếu xót mong sự góp ý của thầy giáo và các bạn. Sau đây là nội dung chi tiết của chuyên đề. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH CHO SẢN XUẤT BIA Ở TỔNG CÔNG TY CP BIA - RƯỢU – NGK HÀ NỘI 1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu cho sản xuất bia 1.1.1 Khái niệm và phân loại nguyên vật liệu cho sản xuất bia Khái niệm: Nguyên liệu chính là đầu vào quan trọng hơn cả để làm nên chất lượng sản phẩm. Đối với ngành Bia - Rượu – NGK, nguồn nguyên liệu sản xuất rất đa dạng. Ngoài thứ nguyên liệu chung khong thể thiếu là nước thì mỗi loại đồ uống lại có những nguyên liệu đặc trưng riêng như malt, hublon (ngành bia), gạo, sắn, men (ngành rượu); hoa quả, nguồn nước khoáng (ngành nước giải khát). Ngày nay khi các loại đồ uống ngày càng đa dạng thì nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất cũng theo đó mà phong phú hơn. Nguyên vật liệu được phân loại theo công dụng, có các loại: Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu, cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Gồm có: + Nguyên liệu tạo nên bia thành phẩm: Malt, gạo, Đường, Cao hoa, Hoa viên. +Nguyên liệu đóng gói của sản phẩm: vỏ lon, nắp lon, hộp giấy, chai thuỷ tinh, nhãn chai, nắp chai, nhãn Foil, két nhựa. Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, mẫu mã của sản phẩm hoặc được sử dụng để bảo đảm cho công cụ lao động hoạt động bình thường hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý. Gồm có: Bột trợ lọc, nước giaven, keo dán nhãn, muối ăn, một số hoá chất khác. Nhiên liệu: là những thứ được tiêu dùng cho sản xuất là nguồn năng lượng như than, dầu FO, hơi đốt... Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên. Chủ yếu là các loại phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất, hoặc từ việc thanh lý tài sản cố định. ( Bảng nguyên vật liệu chi tiết, tờ phụ lục số 1) 1.1.2 . Đặc điểm nguyên vật liệu cho sản xuất bia Liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội là các nguyên liệu cho quá trình nấu bia như malt, cao hoa, hoa viên (hublon) Còn các nguyên vật liệu khác đều được nhập từ các nhà máy sản xuất hay nguồn cung ứng ở trong nước. Nấu bia là cả một nghệ thuật, gắn với nó cũng là những công đoạn rất phức tạp. Có cả những nguyên vật liệu chính và những nguyên vật liệu phụ để sản xuất ra bia. Nguyên vật liệu chính: Trong sản xuất bia: malt, hoa hublon và nước là những nguyên liệu chính, đóng vai trò chủ yếu, góp phần quyết định chất lượng sản phẩm, hương thơm đặc trưng, vị đắng dịu, lớp bọt trắng mịn, hàm lượng dinh dưỡng cao….có thể nói , tất cả những yếu tố đó được tạo nên từ những nguyên liệu này. Nói cách khác, chính malt, hoa hublon và nước đã tạo cho bia có một hương vị quyến rũ và đặc trưng không thể thay thế. Malt - Đại mạch Đây là nguyên liệu chủ yếu được sử dụng trong sản xuất bia. Đại mạch có nhiều loại, nhưng thông thường người ta chỉ sử dụng loại đại mạch hai hàng trong công nghiệp sản xuất bia. Malt là một loại bán thành phẩm và giàu chất dinh dưỡng: 16 – 18% chất thấp phân tử dễ hòa tan + hệ enzyme đặc biệt phong phú, chủ yếu là amylase và protease. Ngoài đại mạch, trong công gnhiệp sản xuất bia, để giảm giá thành sản phẩm, người ta đưa ra hai loại nguyên liệu thay thế: nhóm dạng hạt và nhóm dạng đường. Nhóm dạng hạt bao gồm: Tiểu mạch ( dân gian còn quen gọi là bobo), gạo, thóc tẻ và ngô. Để giảm giá thành, người ta có thể sử dụng ngũ cốc làm thế liệu, và lượng tối đa là 50% chứ không thể thay thế hoàn toàn malt. Trong đó, gạo được coi là nguyên liệu thay thế lý tưởng và được sử dụng nhiều hơn cả, với lượng gạo thay thế đến 20%, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể sản xuất được các loại bia có chât slượng hảo hạng. Nhóm dạng đường bao gồm: Đường mía, đường củ cải, đường thuỷ phân (glucoza), đường invertaza, xiro tinh bột. Trong công nghiệp sản xuất bia, malt được chia làm hai loại: malt vàng và malt đen. Ngoài malt vàng và malt đen, người ta còn sử dụng một số loại malt đặc biệt khác, nhằm tạo thêm cho bia màu sắc và hương vị mới lạ, phong phú. Các loại malt đó là: + Malt caramel: loại malt này được sử dụng như một chất phụ gia nhằm tạo cho bia hương và vị đặc trưng cho bia. Liều lượng malt caramel cho bia vàng là 2-5 %, bia đen từ 5-10%. Đối với bia đen, malt caramel được sử dụng còn nhằm tăng cường độ màu của sản phẩm. + Malt mang hương vị cà phê: loại malt này có màu cà phê sẫm, mùi giống như mùi cà phê, được dùng để nhuộm màu cho bia đen, liều lượng từ 2-5%. + Malt diastilin: loại malt này được sử dụng để bổ sung trong trường hợp malt nguyên liệu không được đồ hoá tốt, độ nhuyễn chưa cao. + Malt melanoid: là loại malt đen, chỉ được sử dụng trong sản xuất bia đen vì chúng có khả năng làm cho sản phẩm mang vị ngọt đậm đà, hương vị ngọt đậm đà, hương thơm đặc trưng, cải thiện khả năng giữ bọt. Liều lượng sử dụng malt melanoid từ 10% - 12%. + Malt proteolin: Khi sử dụng loại malt này sẽ nâng cao hiệu suất đường. STT Chỉ tiêu kiểm tra Tiêu chuẩn 1 Ngoại quan Màu vàng rơm, không có mốc, không sâu mọt 2 Độ ẩm <=5% 3 Độ hòa tan trên chất khô xay nhuyễn >=80% 4 Protein tổng 9,5-11% 5 Hoạt lực 260 - 320WK 6 Cỡ hạt >2,5 mm >=85% Cỡ hạt <2,2 mm >=1,5% 7 Độ trong <= 5 EBC 8 Thời gian đường hoá < 15phút 9 Tốc độ lọc Bình thường 10 Độ màu 3,0-4,5 EBC 11 pH 5,6-6 12 Protein hòa tan 4,0-4,7% 13 Chỉ số Kolbatch 38-43 Hoa hublon Hoa bia là thực vật dạng dây leo (Humulus lupulus), sống lâu năm (30-40 năm), có chiều cao trung bình từ 10-15 m. Hoa houblon có hoa đực và hoa cái riêng cho từng cây. Trong sản xuất bia chỉ sử dụng hoa cái chưa thụ phấn. Hoa hublon là nguyên liệu cơ bản đứng thứ hai sau đại mạch, hoa hublon làm cho bia có vị đắng dịu, hương thơm đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt, làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của bia. Chính vì những tính năng cực kỳ đặc biệt như vậy mà qua mấy thiên niên kỷ tồn tại và phát triển của ngành bia, hoa hublon vẫn giữ được vai trò độc tôn, đóng vai trò là nguồn nguyên liệu không thể thay thế trong ngành công nghiệp này. Thành phần hóa học: - Nước : 11 -13% - Chất đắng : 15 -21% - Polyphenol : 2,5 -6% - Protein : 15 – 21% - Cellulose : 12 -14% - Tinh dầu thơm : 0,3 – 1% - Chất khoáng : 5 – 8% - Các hợp chất khác : 26 – 28%. Nấm men Men bia là các vi sinh vật có tác dụng lên men đường. Các giống men bia cụ thể được lựa chọn để sản xuất các loại bia khác nhau, nhưng có hai giống chính là men ale (Saccharomyces cerevisiae) và men lager (Saccharomyces uvarum), với nhiều giống khác nữa tùy theo loại bia nào được sản xuất. Nấm men sinh sôi nhanh, tế bào lại chứ nhiều vitamin, acid amin không thay thế, hàm lượng protein chiếm tới 50% trọng lượng khô của tế bào. Nấm men dùng trong sản xuất bia thường là các chủng thuộc giống Saccharomyces, chúng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong môi trường nước mạch nha như các loại đường hoà tan, các hợp chất nitơ ( các acid amin, peptit) vitamin và các nguyên tố vi lượng….qua màng tế bào, Sau đó hàng loạt các phản ứng sinh hoá mà đặc trưng là quá trình trao đổi chất để chuyển hoá các chất này thành những dạng cần thiết cho quá trình phát triển và lên men của nấm men được tiến hành. Nước Trong bia thành phẩm, hàm lượng nước chiếm từ 77% - 90%, Với một tỷ lệ lớn như vậyngười ta coi nước là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất bia. Nhiều loại bia chịu ảnh hưởng hoặc thậm chí được xác định theo đặc trưng của nước trong khu vực sản xuất bia. Mặc dù ảnh hưởng của nó cũng như là tác động tương hỗ của các loại khoáng chất hòa tan trong nước được sử dụng trong sản xuất bia là khá phức tạp, nhưng theo quy tắc chung thì nước cứng là phù hợp hơn cho sản xuất các loại bia sẫm màu như bia đen, trong khi nước mềm là phù hợp hơn cho sản xuất các loại bia sáng màu. Trước khi xây dựng hoặc phát triển một nhà máy bia nào thì Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội luôn có những khảo sát kĩ lưỡng về nguồn nước đảm bảo cho ra một sản phẩm giữ vững được thương hiệu trên thị trường. STT Chi tiêu kiểm tra Yêu cầu 1 pH 6,5 - 7,5 2 Độ kiềm tổng TAC <= 4oF 3 Độ cứng tổng <= 5 oF 4 Độ đục <= 20NP Nguyên vật liệu phụ: Một số nhà sản xuất bia còn cho thêm một hay nhiều chất làm trong vào bia mà không bị bắt buộc phải công bố như là một thành phần của bia. Các chất làm trong phổ biến là thạch- thu được từ bong bóng cá; caragin- thu được từ tảo biển; rêu Ireland (loài tảo đỏ có tên khoa học Chondrus crispus); và giêlatin. Do các thành phần này có thể thu được từ động vật, việc sử dụng hay tiêu thụ các sản phẩm động vật liên quan cần phải có các thông số kỹ thuật cụ thể trong quá trình lọc của nhà sản xuất bia. Đánh giá nguồn nguyên liệu nhập khẩu: Ở Việt Nam, có tới 60 – 70% nguyên liệu cho sản xuất bia phải nhập khẩu, trong đó có malt. Theo thống kê của hiệp hôi Rượu – Bia – NGK Việt Nam, mỗi năm ngành Bia Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 120.000 đến 130.000 tấn malt với giá khoảng 400$/tấn. Như vậy mỗi năm các công ty bia sẽ phải bỏ ra một khoản ngoại tệ khá lớn cho nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Đã có những dự án trồng tiểu mạch và đại mạch ở các tỉnh miền núi phía Bắc( Tam Điệp, Phú Xuyên) nước ta với quy mô nhỏ nhưng chưa đem lại hiệu quả do chưa nghiên cứu kĩ về thị trường, thổ nhưỡng và giống cho phù hợp. Ở Việt Nam công ty TNHH Đường Man là một trong những doanh nghiệp đầu tiên sản xuất malt với công suất 40.000 tấn/năm, là một tín hiệu tốt cho ngành sản xuất nguyên liệu ở Việt Nam. Để sản xuất được một mẻ bia thì cần số lượng nguyên liệu như sau: Bảng 1 : Nguyên liệu theo sản lượng mẻ nấu của các loại bia Sản phẩm Sản lượng (1000ml) Malt (kg) Gạo (kg) Đường (kg) Hoa viên (kg) Cao hoa (kg) Bia hơi 400 2900 2000 800 20 3 Bia chai 400 3100 2000 800 20 5 Bia lon 320 3100 2000 800 20 5 1.2 Nội dung hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu Để thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu ở Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội hay bất cứ công ty nào thì cũng phải thực hiện tuần tự theo các bước của quá trình nhập khẩu. Đó là - Nghiên cứu thị trường người cung ứng: Đây là khâu quan trọng nhất, đảm bảo cho chất lượng vật tư cung cấp cho quá trình sản xuất được tốt và hiệu quả. - Đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu: Là bước tiến hành thứ hai sau khi đã chọn được nhà cung ứng. Tiến hành thương thảo, quyết định những điều khoản sao cho phù hợp với điều kiện của công ty nhất, đảm bảo lợi ích của đôi bên. - Thực hiện hợp đồng đã được kí kết: Quá trình thực hiện các điều khoản trong hợp đồng, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng thời hạn sao cho đúng hợp đồng, giúp cho quá trình sản xuất được liên tục. 1.2.1 Nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu Khi đã có danh mục hàng hoá cần cung ứng cho quá trình sản xuất và hoạt động tại Tổng công ty, Ban lãnh đạo Công ty và các trưởng phòng sẽ thống nhất với nhau việc tìm nguồn hàng và tìm nhà cung ứng. Có hai nguồn được sử dụng nhiều nhất: + Xem xét hàng hoá do các nhà cung ứng trực tiếp đến chào hàng tại Tổng công ty. Người cung ứng nước ngoài sẽ phải có đầy đủ bộ hồ sơ về chứng nhận hàng hoá, đảm bảo tiêu chuẩn tại các tổ chức ở nước người xuất khẩu ( tiêu chuẩn ISO 22000, tiêu chuẩn chất lượng của Châu Âu..vv..v). Sau khi đã có bộ hồ sơ của hàng hoá và hàng mẫu thì phòng kỹ thuật của Tổng công ty sẽ tiến hành kiểm tra sự phù hợp của hàng hoá đó với quá trình sản xuất bia tại Công ty. Kết quả kiểm tra cùng với các điều khoản hợp lý thì sẽ tiến tới thương thảo ký kết hợp đồng cung cấp cho Tổng công ty. + Tham gia các hoạt động triển lãm thương mại và cập nhật các thông tin vật tư từ tạp chí về vật tư cũng như trên Internet một cách thường xuyên. Tại Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội luôn luôn cập nhật những trang tin về thương mại cũng như các tạp chí cung ứng vật tư. Bên cạnh đó việc tham gia những hội chợ thương mại thường niên về nguyên vật liệu trong và ngoài nước cũng luôn được chú trọng để nắm được xu hướng hàng hoá sắp tới, các nguồn hàng mới và tìm được những đối tác có uy tín và có khả năng cung ứng hàng hoá hợp lý nhất cho công ty. Việc đặt quan hệ hợp tác với một đối tác mới chỉ được thực hiện khi gặp trục trặc với những nhà cung cấp truyền thống. Sau khi biết được tên tuổi của các nhà cung ứng cần thiết thì Tổng công ty có một tiêu chí đánh giá người cung ứng ( Phụ lục 2: tiêu chí đánh giá người cung ứng). Dựa vào sự so sánh về điểm mạnh, yếu của các nhà cung ứng, sự phong phú và đảm bảo chất lượng nguồn hàng và dựa vào sự cần thiết về nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trực tiếp tại tổng công ty và các công ty con mà đưa ra những phương án tối ưu về người cung ứng để lựa chọn ra được các công ty đảm bảo đủ điều kiện. 1.2.2 Đàm phán kí kết hợp đồng Nhập Khẩu nguyên vật liệu Sau quá trình nghiên cứu thị trường đã chọn được những thị trường có khả năng cung cấp nguyên liệu với đủ phẩm chất mà Tổng công ty cần. + Đối với các nhà cung ứng truyền thống, đã có quá trình thương thảo hợp đồng đi đến thống nhất về lợi ích giữa hai bên từ lâu, đã có sự liên kết chặt chẽ, có những thuận lợi về điều kiện thanh toán, giao hàng và có mức giá ưu đãi nhất thì Tổng công ty tiến hành ký hợp đồng theo từng năm với kế hoạch vận chuyển do phòng vật tư nguyên liệu của Tổng công ty đảm nhận. Hợp đồng sẽ thường xuyên được điều chỉnh qua các năm tuy nhiên quá trình thương thảo sẽ được rút gọn lại. + Đối với các nhà cung ứng mới, tiến hành mời thầu sử dụng phương pháp mời chào giá cạnh tranh. Sau khi họp hội đồng thẩm định, đánh giá xếp hạng hồ sơ dự thầu, đánh giá các điều kiện về giá cả và điều kiện của nhà cung ứng thấy thoả mãn và đạt các tiêu chí mà công ty đề ra thì bên Tổng công ty sẽ gửi giấy đến nhà thầu được chọn để thương thảo, đàm phán tiến tới kí kết hợp đồng, thoả thuận các điều khoản sao cho đôi bên cùng có lợi. Nếu như cuộc đàm phán không thành công thì tiếp tục gửi giấy báo đến nhà thầu xếp hạng thứ 2, đề nghị việc thương thảo hợp đồng. Với đặc điểm là một Tổng công ty có quy mô lớn trong sản xuất bia - Rượu – NGK tại Việt Nam, bên cạnh đó cần một lượng nguyên liệu khá lớn hàng năm nên việc đàm phán kí kết hợp đồng cũng có những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên để cuộc thương lượng thành công với đối tác nước ngoài và có lợi nhất với Công ty thì Tổng công ty cũng luôn lưu ý đến các vấn đề: - Quá trình kinh doanh của đối tác tại Việt Nam - Uy tín của Doanh nghiệp đó trên Thế Giới như thế nào - Giá cả nguyên vật liệu và tình hình biến động tại thời điểm đó - Quan tâm đến tỷ giá thanh toán Kết quả của quá trình đàm phán, thương thảo hợp đồng là một bản hợp đồng chuẩn mang đầy đủ các thông tin về mặt hàng, chất lượng hàng hoá, số lượng, điều kiện thanh toán, thời gian thanh toán và các điều khoản về tranh chấp. (Phụ lục 3: Bản mẫu hợp đồng kí kết với đối tác Úc về nhập khẩu malt bia) 1.2.3 Thực hiện hợp đồng Nhập khẩu nguyên vật liệu Quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau: Ký hợp đồng nhập khẩu. Mở L/C ( Chứng từ thanh toán nhập khẩu) Đôn đốc giao hàng Mua bảo hiểm Thuê phương tiện vân tải Thủ tục hải quan Tiếp nhận hàng Giao hàng cho người mua nội địa Thủ tục thanh toán Giải quyết tranh chấp (nếu có) Đây là quá trình dễ xảy ra sai xót dẫn đến việc giao hàng không đúng tiến độ hoặc có những tranh chấp, sự cố phát sinh cần được giải quyết ngay để kịp thời giải toả hàng đưa vào sản xuất đúng tiến độ. 1.3 Đặc điểm của Tổng công ty CP Bia- Rượu- NGK Hà Nội 1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển Năm 1890 người Pháp xây dựng nhà máy bia tại Hà nội phục vụ cho người dân Hà nội và những công chức Việt Nam tại một số thành phố ở miền Bắc. Nhà máy bia ban đầu mang tên một cặp vợ chồng người Pháp tên là Hommel, chỉ có 30 lao động và sản xuất khoảng 150lít bia/ngày Năm 1954, thủ đô Hà Nội được giải phóng . Tháng 8/1957, chính phủ quyết định khôi phục lại nhà máy. 15/08/1958, mẻ bia nấu thử đầu tiên thành công, sản phẩm được đặt tên là bia Trúc Bạch ra đời sản lượng đạt 300.000 lít bia/ năm. Nhà máy được mang tên nhà máy bia Hà Nội. Năm 1978 nhà máy bia Hà Nội được cộng hoà dân chủ Đức giúp đỡ cải tạo nhà nấu và năm 1983 nhà nấu liên hợp được đưa vào sử dụng, nâng công suất lên 30 triệu lít/năm. Năm 1993 Nhà máy bia Hà Nội được đổi tên thành Công ty bia Hà Nội và bắt đầu quá trình đầu tư đổi mới thiết bị nâng công suất lên 50 triệu lít/năm. Năm 1997 bước vào quá trình chuyển mình lớn mạnh của công ty. Đến nay hệ thống nồi lên men, nhà nấu, dây chuyền chiết bia hơi, bia chai mới được đưa vào hoạt động. Năm 2003 thực hiện nghị quyết Trung Ương III về đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp, sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và một số đơn vị thành viên của tổng công ty cũ thành Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thành lập theo quyết định số 75/2003/QĐ – BCN ngày 16/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp; là Tổng Công ty Nhà nước tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Năm 2007 theo chủ trương của chính phủ và của bộ công thương , tổng công ty đã thực hiện xong việc cổ phần hoá, IPO ra công chúng với tên gọi là : Tổng công ty CP Bia - Rượu – NGK Hà Nội. Hiện nay Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội giữ vai trò công ty mẹ với nhiều công ty con, công ty liên kết, trải dài từ Hà Nội, các tỉnh thành phía Bắc đến miền Trung. 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng công ty CP Bia-Rượu-NGK Hà Nội 1.3.2.1 Tôn chỉ hoạt động - Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại công ty mẹ và hoàn thành các nhiệm vụ do bộ giao cho. - Tối đa hoá hiệu quả hoạt động của tổ hợp Công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết. 1.3.2.2 Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm - Sản xuất, kinh doanh các loại: bia, rượu, nước giải khát, cồn, bao bì. - Xuất nhập khẩu các loại: sản phẩm bia, rượu, nước giải khát, cồn, bao bì, nguyên vật liệu, các loại thương hiệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải khát. - Dịch vụ đầu tư, tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo, xây, lắp đặt thiết bị và công trình chuyên ngành bia rượu nước giải khát. - Tạo nguồn vốn đầu tư, cho vay vốn, đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên kết. Kinh doanh khách sạn, du lịch, hội trợ triển lãm, thông tin quảng cáo và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 1.3.2.3 Nhiệm vụ - Xây dựng và tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh. - Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ấy. -Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng kinh tế có liên quan. - Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Tổ chức khâu bảo quản đảm bảo quá trình lưu thông hàng hoá diễn ra thường xuyên liên tục và ổn định trên thị trường. - Chăm lo và không ngừng nâng cao vật chất cũng như tinh thần cho người lao động. Thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên. 1.3.2.4 Sơ đồ tổ chức công ty mẹ 1.3.2.5 Chức năng của từng phòng ban - Hội đồng quản trị: là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Công ty mẹ; là chủ sở hữu các công ty con mà Công ty mẹ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và phần vốn của công ty mẹ tại các Doanh nghiệp khác. - Ban kiểm soát: Do HĐQT lập ra, hoạt động theo quy chế do HĐQT phê duyệt, có nhiệm vụ kiểm tra giám sáttính hợp pháp, tính chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty mẹ, quyết định của Chủ tịch HĐQT đối với các đơn vị thành viên do Công ty mẹ đầu tư toàn bộ vốn điều lệ. Tổng giám đốc và giám đốc các bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của công ty mẹ theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. - Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty mẹ theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với điều lệ Công ty mẹ và các nghị quyết, quyết định của HĐQT; chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Giám đốc điều hành các mảng hành chính – pháp lý, thương mại thị trường, sản xuất kĩ thuật : chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trực tiếp điều hành các vấn đề được Tổng giám đốc giao cho phù hợp với các mảng hoạt động, phạm vi công việc của mình. - Các phòng ban chức năng: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước tổng công ty về lĩnh vực phù hợp với tên gọi và phạm vi hoạt động của mình được Tổng giám đốc giao cho. - Các xí nghiệp sản xuất trực thuộc trực tiếp của Tổng công ty: Trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm và đảm bảo cung ứng sản phẩm đúng tiêu chuẩn ra phục vụ thị trường . 1.3.3 Đặc điểm các nguồn lực của Tổng công ty Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội là một trong những doanh nghiệp lớn mạnh nhất trong ngành sản xuất đồ uống Việt Nam, với bề dày lịch sử 118 năm. Quá trình phát triển không ngừng để đứng vững ở thị trường trong nước và dần vươn ra thị trường quốc tế. Để có những thành công đó thì Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội phải trải qua một quá trình tích luỹ và học hỏi rất nhiều để tạo nên một nguồn lực vững chắc cho sự phát triển không ngừng của Tổng công ty trong ngành đồ uống Việt Nam. 1.3.3.1 Đặc điểm về nguồn nhân lực Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty luôn được đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cho sản xuất và vận hành. Nhân viên ở bộ phận quản lí có trình độ, công nhân dưới các phân xưởng cũng là những công nhân lành nghề có kiến thức trong lĩnh vực hoạt động. Do xác định nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định đối với sự phát triển của Tổng công ty, nên công tác phát triển nguồn nhân lực, chăm lo đời sống của CBCNV được chú trọng, đảm bảo lương thưởng hợp lí, sử dụng hợp lý quỹ phúc lợi nên CBCNV của Tổng công ty luôn có tinh thần trách nhiệm và gắn bó với Công ty. Nhiều sáng kiến, cải tiến, khắc phục khó khăn, tiết kiệm vật tư đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm lợi hàng tỉ đồng cho toàn Tổng công ty. Biểu 1 : Biểu đồ cán bộ công nhân viên trong tổng công ty từ năm 2004 đến năm 2007 Nguồn: Kỷ yếu đồ uống Việt Nam 10 Năm đổi mới và hội nhập Có thể nói nguồn nhân lực là một bộ phận không thể thiếu được của bất cứ một doanh nghiệp nào. Tại Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội công tác nguồn nhân lực luôn luôn được coi trọng và xem là hạt nhân của sự phát triển. CBCNV nhà máy luôn luôn có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đóng góp nhiều ý tưởng sáng kiến cải tiến mới cho hoạt động sản xuất và vận hành bộ máy tổ chức quản lý. Những ý tưởng sáng tạo như: Giai đoạn 1975 CBCNV nhà máy đã chế tạo được thùng chứa bia hơi hay còn gọi là bom bia, chế tạo các téc chứa bia đặt trên xe ôtô. Năm 1981 CNCNV nhà máy đã tự kết nối hoàn thiện và đưa vào sản xuất thành công dây truyền sản xuất mới. Những năm gần đây, với phương châm gắn nghiên cứu khoa học thực tiễn sản xuất, Tổng Công ty đã chủ trì một số đề tỡi nghiên khoa học bằng cả nguồn vốn của Bộ vỡ của Tổng Công ty. - Hoàn thành và đã bảo vệ cấp cơ sở 02 đề tài cấp Bộ, hiện đang tiến hành làm thủ tục để bảo vệ cấp Bộ: + Nghiên cứu sử dụng siro malto thay thế một phần malt đại mạch trong sản xuất bia quy mô công nghiệp; + Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ và thiết bị, sản xuất rượu cao độ từ quả vải thiều. - Đang tiến hành nghiên cứu 01 đề tài cấp Tổng Công ty, theo đúng tiến độ đề tài sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2009: “ Nghiên cứu sự tạo đục trong quá trình sản xuất bia, ứng dụng kỹ thuật mới nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản của bia chai thành phẩm”. Về công tác đào tạo cán bộ: Tổ chức các khoá đào tạo theo kế hoạch, theo lĩnh vực. Xây dựng các hội thảo kỹ thuật – kinh nghiệm sản xuất bia tới các công ty con. Phối hợp tổ chức đào tạo cho cán bộ ở công ty con và công ty liên kết. 1.3.3.2 Đặc điểm nguồn lực bên trong của nhà máy - Nguồn lực Công nghệ: Cùng với chuyển đổi mô hình quản lý, thì việc đầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất chính là chìa khoá cho sự phát triển của Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội. Từ nhà nấu, lò hơi, hệ thống xử lý nước nuôi cấy men, lên men bằng tank từ động ngoài trời, hệ thống lọc, lạnh, xử lý nước thải…đều được thay mới và cải tiến. Hai dây chuyền chiết chai công suất 30 nghìn chai /giờ được lắp đặt thay thế dây chuyền cũ có công suất 10-15 nghìn chai/giờ. Đây là những dây chuyền với các thiết bị hoàn toàn tự động như máy gắp két, gắp chai, rửa chai, kiểm tra chai, chiết, đóng nút, thanh trùng, máy dán nhãn, in hạn sử dụng….. Bên cạnh đó còn có hệ thống chiết keg 120keg/giờ(2000) và 240 keg/giờ (2005) đã góp phần làm giảm hao phí sản xuất và giảm lao động nặng nhọc. Tất cả sự đầu tư theo chiều sâu về máy móc đều được sự hỗ trợ kĩ thuật và nhập khẩu từ CHLB Đức. Nguồn lực về sản xuất: Bên cạnh nhà máy sản xuất tại Tổng công ty thì Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội còn có 3 chi nhánh tại Phố Nối(Hưng Yên), Nam Định, Nghệ An và các công ty con ở Thái Bình, Hải Dương, Quảng Bình cùng sản xuất loại bia mang thương hiệu Bia Hà Nội phục vụ thị trường, đóng góp một phần không nhỏ vào sản lượng hàng năm của Tổng công ty. + Đến nay dây truyền sản xuất bia tại công ty mẹ đã đạt công suất lên tới 140 triệu lit/năm, đã đạt một công suất khá cao so với 100triệu lit/năm vào năm 2004. + Nhà máy bia Hà Nội tại Vĩnh Phúc đang mở rộng giai đoạn 2 lên 200 triệu lit/năm. + Công ty bia Thanh Hoá đang được mở rộng lên 80 triệu lit/năm. + Công ty bia Hà Nội - Quảng Bình đang nâng công suất lên 25 triệu lit/năm. + Công ty bia Hà Nội - Hải Dương đang được nâng công suất lên 50 triệu lit/ năm . + Công ty bia Hà Nôi – Vũng Tàu : 50triệu lit/năm. + Nhà máy bia Hà Nội – Hưng Yến : 50 triệu lít/ năm . + Nhà máy bia Hà Nội tại Hải Phòng: 25 triệu lit/năm. + Nhà máy bia Hà Nội tại Quảng Trị : 25 triệu lit/năm. Tất cả các giai đoạn đầu tư, nâng cấp đều đượcTổng công ty chọn các phương án đầu tư từng bước có trọng điểm vừa để phù hợp với khả năng nguồn vốn, vừa đảm bảo sản xuất và việc làm cho người lao động. Bảng 2: Sản lượng sản xuất bia ( tính cho toàn Tổng công ty) Sản lượng Đơn vị 2005 2006 2007 2008 Toàn Tổng công ty triệu lít 256.6 306.4 362.2 370.6 Công ty mẹ triệu lít 112.6 121.8 134.8 139.2 Công ty con triệu lít 144 184.6 227.4 231.4 Nguồn: Tạp chí đồ uống Việt Nam Biểu đồ sản lượng sản xuất bia qua 4 năm Có thể nhận thấy rằng sản lượng qua những năm liên tiếp ko ngừng ra tăng vì sự mở rộng của các nhà máy sản xuất bia Hà Nội, đồng thời sự mở rộng thị trường tiêu thụ cũng dẫn đến quá trình gia tăng trong sản xuất bia của toàn Tổng công ty - Nguồn lực từ các công ty con và công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty: Quá trình sản xuất bia chỉ là một trong những lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty. Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội có các công ty con liên quan đến mảng đầu tư, cung ứng, hỗ trợ cung ứng và hỗ trợ tiêu thụ phục vụ cho._. hoạt động của Tổng công ty và các công ty thành viên như: +Công ty thuỷ tinh San Miguel tinh San Miguel Yamamura Hải Phòng: cung cấp vỏ chai bia cho toàn Tổng công ty. + Công ty cổ phần bao bì Bia - Rượu - NGK: chuyên sản xuất, cung cấp nút chai các loại cho toàn Tổng công ty. +Công ty bao bì HABECO: cung cấp hộp giấy, nhãn chai bia, két nhựa các loại cho toàn Tổng công ty . + Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Bia - Rượu – NGK Hà Nội, Công ty cổ phần HAREC đầu tư và thương mại: chuyên tổ chức đầu tư, tìm hiểu các dây truyền hay kĩ thuật mới phục vụ cho toàn Tổng công ty và cho thị trường. + Công ty vận tải HABECO: chuyên thực hiện các hợp đồng vận tải và làm đảm nhận làm thủ tục thông quan cho các lô hàng nhập khẩu tại Tổng công ty, và cho các đơn vị có nhu cầu. + Công ty Cổ phần thương mại Bia hà Nội HABECO- TRADING: có nhiệm vụ phân phối toàn bộ sản phẩm bia hơi Hà Nội theo chiến lược kinh doanh chung của Tổng công ty. 1.3.3.3 Nguồn lực tài chính Sự chuyển đổi thành công ty cổ phần: Năm 2007 vừa qua Tổng công ty đã chính thức chuyển thành Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu – NGK Hà Nội. Theo Quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày 28-12-2007 về thành lập công ty cổ phẩn: Vốn điều lệ của Habeco là 2.318 tỷ đồng. Tập đoàn Bia Carlberg Đan Mạch, một trong những tập đoàn bia nổi tiếng thế giới là một cổ đông chiến lược. + Số cổ phần do Nhà nước nắm giữ tại Tổng Công ty là 189.592.400 cổ phần, chiếm 81,79% vốn điều lệ. + Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động là 1.290.200 cổ phần, chiếm 0,56% vốn điều lệ. + Cổ phần bán ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược là 36.550.000 cổ phần, chiếm 15,77% vốn điều lệ. + Cổ phần bán ra bên ngoài là 4,367.400 cổ phần, chiếm 1,88% vốn điều lệ. Nguồn vốn của Tổng công ty chủ yếu là vốn ngân sách, chiếm hơn 86% tổng vốn, vốn đi vay chiếm một tỉ lệ nhỏ, chủ yếu là vay ngắn hạn. Tài sản lưu động chủ yếu là tiền mặt, Tổng công ty áp dụng phương thức bán hàng trả tiền ngay ( hoặc trả chậm trong một thời gian ngắn và chỉ với số lượng nhỏ) nên các khoản phải thu thấp - Sự đóng góp nguồn tài chính từ các công ty con và công ty liên kết Ngoài khoản thu từ sản xuất trực tiếp tại nhà máy của Tổng công ty thì các công ty con cũng đóng góp hàng năm vào doanh thu của Tổng công ty và có cả sự chia sẻ lợi nhuận từ các công ty liên kết thông qua số cổ phẩn đóng góp của Tổng công ty vào các công ty đó. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH CHO SẢN XUẤT BIA CỦA TỔNG CÔNG TY CP BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI 2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội 2.1.1 Những sản phẩm chính của Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội Đóng vai trò là công ty mẹ, Tổng công ty đảm nhận việc sản xuất và kinh doanh Bia hoạt động chiếm tỷ trọng đến 70% trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Những sản phẩm của HABECO là: - Bia chai 330ml Là sản phẩm tuổi đời rất trẻ của Habeco - ra đời năm 2005, dòng sản phẩm này được xác định là hướng vào đối tượng tiêu dùng cao cấp, hệ thống phân phối chủ yếu là các nhà hàng khách sạn.Với độ cồn cao hơn các loại sản phẩm khác của Habeco - 4,6%. - Bia chai 450ml Đây là sản phẩm chủ đạo của thương hiệu Bia Hà Nội với sản lượng sản xuất hàng năm chiếm 70% tổng sản lượng của Bia Hà Nội. Bia được chiết vào chai thủy tinh màu nâu dung tích 450ml. Bia xuất xưởng trong những chiếc két nhựa màu nâu với 20 chai 1 két. -Bia Hơi Là một sản phẩm của Thủ đô thắm đượm màu nắng của trời và hương thơm từ lòng đất, Bia hơi Hà Nội có chất lượng cao, ổn định, hương vị thơm, mát. Mặc dù hơn hẳn các sản phẩm bia hơi thương hiệu khác nhưng giá của Bia hơi Hà Nội rất phù hợp với túi tiền của khách hàng. - Bia Lager Là sản phẩm mới của Habeco, được sản xuất thử từ đầu năm 2007 và chính thức đưa ra thị trường vào giữa năm 2007. - Bia Lon 330ml Sản phẩm Bia Lon của Tổng công ty có dung tích 330ml được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1992. Đây là loại bia thích hợp cho những chuyến du lịch bởi tính thuận tiện của nó, với độ cồn 4,2% - Bia tươi Là sản phẩm mới của Habeco, được sản xuất thử từ đầu năm 2007 và chính thức đưa ra thị trường vào giữa năm 2007. Ngoài ra Tổng công ty còn có công ty công ty con là công ty cổ phần cồn rượu Hà nội, với các loại sản phẩm: - Rượu Anh Đào Cherry Liquor Nồng độ: 20%v Dung tích chai: 750ml - Rượu Cà phê Coffee Liquor Nồng độ:20%v Dung tích chai:750ml - Rượu Chanh Lemon Liquor Nồng độ: 29,5%v - 25 %v Dung tích chai: 500ml;750ml - Rượu Hà Nội Hanoi Liquor Nồng độ: 29,5%v & 35 %v Dung tích chai: 500mlchai thuỷ tinh & 500mlchainhựa 2.000ml can nhựa & 4000ml can nhựa - Rượu Lúa Mới New Rice Vodka Nồng độ: 29,5%v,25 %v Dung tích chai:500ml;750ml - Rượu Thanh Mai Apricol Liquor Nồng độ: 29,5%v & 25 %v Dung tích chai:500ml,750ml - Rượu Vodka BlueBird Bluebird Vodka Nồng độ: 39,5%v Dung tích chai:500ml; 750ml - Rượu Zuz 20 xanh, đỏ, vàng Zuz 20 Liquor Nồng độ: 19,5%v Dung tích chai: 300ml - Vodka Hà Nội (Nhãn xanh) Vodka Hanoi (Blue Label) Nồng độ: 29,5%v, 39,5%v Dung tích chai:300ml;750ml - Vodka Hà Nội (Nhãn Đỏ) Vodka Hanoi (Red Label) Nồng độ: 29,5%v, 39,5%v Dung tích chai:300ml; 750ml Trong đề tài sẽ chỉ nghiên cứu về mặt hàng sản xuất chính của Tổng công ty, đó là mặt hàng bia các loại. 2.1.2 Hoạt động đầu tư xây dựng của Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội Có 3 giai đoạn đầu tư đổi mới tài sản cố định quan trọng nhất, đó là: - Giai đoạn 1 (1989-1991): đầu tư nâng công suất lên 30 triệu lit/năm Với tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng lắp đặt mới dây truyền chiết lon, máy lọc bia và các thiết bị phụ trợ khác. - Giai đoạn 2 (1991-1995): đầu tư nâng công suất lên 50 triệu lit/ năm. Với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng. Công tác đầu tư giai đoạn này chú trọng vào các hàng mục công trình cần thiết như đầu tư hệ thống bồn lên men ngoài trời đáp ứng công suất 20 triệu lit/năm; đầu tư dây truyền chiết chai công suất 15000 chai/giờ và đầu tư mở rộng nhà xưởng cũng như các công trình phụ trợ khác. - Giai đoạn 3 (2001-2003): đầu tư nâng công suất lên 100 triệu lit/năm Giai đoạn này, HABECO đã kí kết hợp đồng với nhà thầu chính là công ty Zieman - CHLB Đức để thực hiện gói thầu đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ. Dự án với tổng mức đầu tư khoảng 410 tỷ đồng. Từ năm 2004 đến nay, HABECO chú trọng đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao công suất chất lượng, mở rộng cơ cấu sản phẩm. Các dự án lần lượt hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả như: 240 keg/giờ; dự án đầu tư dây truền chiết bia lon 18000lon/giờ; dự án đầu tư hệ thống nhập xuất và dự trữ nguyên liệu; dự án đầu tư hệ thống khử khí nước và pha bia tự động; dự án đầu tư hệ thống thanh trùng nhanh 60 hl/giờ và các thiết bị bán bia tươi; dự án đầu tư hệ thống tiết giảm năng lượng cho hệ thống lạnh…. 2.1.3 Chính sách phân phối Để đảm bảo sản phẩm được đưa đến đúng đối tượng, thời gian, địa điểm, đúng cơ cấu, chủng loại mà thị trường yêu cầu. Chính sách phân phối của Tổng công ty thực hiện theo đúng yêu cầu khách hàng, theo các hợp đồng kinh tế với các đại lý và sử dụng chủ yếu là kênh phân phối gián tiếp. Tổng công ty không kiểm soát toàn bộ hoạt động tiêu thụ trên hệ thống phân phối mà việc điều hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn do các đại lý đảm nhận. Tổng công ty chỉ có các cán bộ phụ trách từng khu vực thị trường, tiến hoành hoạt động kí kết hợp đồng đại lý, thu thập thông tin, ý kiến phản hồi từ phía khách hàng và nắm được tình hình tiêu thụ thông qua các đại lý do mình phụ trách. Tình hình phân phối và tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty luôn trong tình trạng sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không có tình trạng hang tồn kho. Sơ đồ : Chính sách phân phối sản phẩm Tổng công ty Đại lý cấp 1 (Hợp đồng đại lý) Đại lý cấp 1 (Hợp đồng đại lý) Đại lý cấp 2 Đại lý cấp 2 Cửa hàng tổng hợp Nhà hàng khách sạn Cửa hàng bán tại nhà Cửa hàng tổng hợp Nhà hàng khách sạn Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng Tổng công ty luôn có những cán bộ luôn luôn theo dõi, bám sát thị trường, chăm sóc khách hàng chu đáo bằng những chính sách phân phối bia công bằng, hợp lí, hỗ trợ khách hàng khi họ gặp khó khăn, tích cực xây dựng nhiều đại lý tại các tuyến huyện, thị và lựa chọn những khách hàng tiềm năng để đầu tư mở rộng thị trường. Hiện nay Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội đã có trên 470 đại lý phân phối trong cả nước. Thị trường tiêu thụ rộng mở, không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga…. Công tác tiêu thụ được đổi mới, vươn ra các thị trường trước đây chưa có hoặc có rất ít bia Hà Nội như các tỉnh từ Nghệ An trở vào khu vực miền Nam. Tổng công ty liên tục tổ chức các chương trình khuyến mại, quảng bá rộng rãi hình ảnh thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa nhân viên hỗ trợ bán hàng tại các thị trường như Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và có chính sách khuyến khích đối với các đại lý có sản lượng tiêu thụ lớn. Bảng 3: Sản lượng tiêu thụ Bia qua các năm ở Tổng công ty Năm Tổng SL tiêu thụ (trlit) Bia chai (trlit) Bia hơi (trlit) Bia lon (trlit) 2004 97.700 65.433 25.877 6.390 2005 120.000 83.180 28.260 8.560 2006 147.500 103.721 32.700 11.079 2007 199.000 140.375 38.797 19.828 2008 246.000 180.800 42.200 23.000 Nguồn: Tạp chí HABECO 50 năm phát triển vươn lên tầm cao mới của HABECO Đây chính là kết quả tất yếu của việc mở rộng thị trường tiêu thụ và những chính sách thúc đẩy tiêu thụ của Tổng công ty Bên cạnh việc phát triển thị trường tiêu thụ trong nước, Tổng Công ty cũng luôn chú trọng, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới như Đài Loan, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Thái Lan... với tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2008 đạt xấp xỉ 100 nghìn đô la Mỹ, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Bảng 4: Sản lượng Bia xuất khẩu Đơn vị: nghìn lít Năm 2006 2007 2008 Tổng sản lượng 24 78 112 Bia chai 16 73 97 Bia lon 8 5 15 Nguồn: phòng kế hoạch thị trường Biểu đồ 2: Sản lượng bia xuất khẩu Theo đuổi mục tiêu phát triển thương hiệu Bia Hà Nội ra Quốc tế thì công ty đã không ngừng có những chiến lược và kế hoạch nhằm tìm kiếm đối tác, tìm kiếm khách hàng và thúc đẩy mạnh mẽ việc mang thương hiệu Bia Hà Nội tới các khách hàng quốc tế, và bước đầu của sự thành công thể hiện ở sự tăng trưởng không ngừng của sản lượng bia xuất khẩu được thống kê ở bảng trên. 2.1.4 Các chỉ tiêu kinh doanh chính của Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội trong bốn năm gần đây Với chủ trương mở rộng sản xuất và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó phát huy được sức cạnh tranh của Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội trên thị trường. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh đã có nhiều cải tiến rõ rệt, biểu hiện ở sự tăng lên doanh thu, lợi nhuận và sự mở rộng thị trường theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tài sản cố định được đầu tư nhiều và có đổi mới khi cần thiết. Có thể thấy sự phát triển qua một vài số liệu dưới đây: Bảng 5: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu các năm gần đây Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Giá trị SXCN 1.535.690 1.921.275 2.456.373 2.799.300 Công ty mẹ 718.290 859.814 1.003.933 1.091.100 Công ty con 817.400 1.061.461 1.452.440 1.708.200 2 Doanh thu CN 2.067.667 2.472.900 3.138.690 4.162.200 Công ty mẹ 1.136.000 1.229.172 1.477.991 1.822.700 Công ty con 931.667 1.243.728 1.660.699 2.339.500 3 Nộp ngân sách 891.741 1.141.887 1.444.955 2.041.700 Công ty mẹ 533.920 648.867 828.513 1.150.000 Công ty con 357.821 493.010 616.442 891.700 4 Tổng lợi nhuận trước thuế 472.860 532.342 605.867 578.700 Công ty mẹ 279.472 360.731 392.197 320.000 Công ty con 193.388 171.611 213.67 258.700 Nguồn: Báo cáo Tổng kết của Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội Đánh giá kết quả kinh doanh của 2 năm qua (2007, 2008): Năm 2007: Trong năm 2007, tình hình thị trường tiếp tục có nhiều biến động phức tạp. Giá nhiều loại vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất bia, rượu liên tục thay đổi ở mức cao(đặc biệt là cao hoa( tăng hơn 2 lần), hoa viên (tăng gấp 2 lần), malt (tăng gấp 1,7 lần), hoa thơm ( tăng 1,5lần), làm tăng chi phí, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong khi thực hiện chủ trương ổn định giá của chính phủ, Tổng công ty đã không tăng giá bán nên lợi nhuận thực hiện không cao mặc dù sản lượng tăng nhiều so với cùng kỳ. Bên cạnh đó sự tràn ngập của hàng giả, hàng nhái và hàng lậu cộng với sức cạnh tranh từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Với những biện pháp khắc phục khó khăn Tổng công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu với tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2006, chất lưọng và giá thành luôn ổn định. Kết quả năm 2007 đạt được: - Giá trị SXCN toàn Tổng công ty thực hiện được 2.456,3 tỷ đồng, đạt 107,5% kế hoạch và tăng 27,8% so với cùng kì - Doanh thu CN thực hiện được 3.138,6 tỷ đồng đạt 106,7% kế hoạch và tăng 26,9% so với cùng kỳ - Nộp ngân sách thực hiện được 1.444,9 tỷ đồng đạt 113,5% kế hoạc và tăng 26,5% so với cùng kỳ Tổng lợi nhuận trước thuế thực hiện được 605,8 tỷ đồng, đạt 133,6% kế hoạch và tăng 13,8% so với cùng kỳ - Sản phẩm chủ yếu: + Bia các loại sản xuất được 362,2 triệu lit, đạt 106% kế hoạch và tăng 18,2% so với cùng kỳ + Rượu các loại sản xuất được 13,7 triệu lit, đạt 118,6% kế hoạch và tăng 45,8% so với cùng kỳ + Cồn toàn bộ sản xuất được 5,7 triệu lit, đạt 143,7% kế hoạch và tăng 75,6% so với cùng kỳ. Năm 2008: là năm đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp nói chung và với Tổng Công ty nói riêng. Tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp. Sự suy yếu của thị trường tài chính, tốc độ tăng GDP của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay. Giá dầu thô, lương thực và nhiều loại nguyên vật liệu, vật tư trên thế giới liên tục thay đổi ở mức cao gây áp lực cho sản xuất trong nước, làm tăng giá thành sản xuất cũng như giá cả nhiều loại hàng hoá tiêu dùng. Bên cạnh đó, rất nhiều các yếu tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của Tổng Công ty như tỷ giá USD, EUR lên xuống thất thường, lãi suất cho vay ngân hàng tăng cao ở mức kỷ lục, thiên tai dịch bệnh liên tiếp và đặc biệt là tình hình thời tiết trong năm diễn biến phức tạp, rét đậm rét hại kéo dài, mưa lũ thất thường… dẫn đến sức mua trên thị trường đối với các mặt hàng tiêu dùng giảm rõ rệt làm ảnh hưởng nhiều đến công tác tiêu thụ của Tổng Công ty. Mặc dù ngay từ đầu năm Tổng Công ty luôn tích cực phát động phong trào thi đua và thúc đẩy các hoạt động như tiếp thị quảng bá rộng dãi hình ảnh, thông tin và thương hiệu sản phẩm. Liên tục củng cố và phát triển các hệ thống tiêu thụ, mở rộng thị trường, tổ chức các chương trình khuyến mại, các dịch vụ chăm sóc khách hàng, hỗ trợ các đại lý, nhà hàng lớn, tham gia vào các hội chợ triển lãm, thay đổi mẫu mã bao bì và đa dạng hoá chủng loại sản phẩm... Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung trong năm 2008, lạm phát đầu năm tăng cao và cuối năm - dịp tiêu thụ bia mạnh trong năm lại bị thiểu phát dẫn đến sức mua trên thị trường giảm rõ rệt. Do vậy công tác sản xuất và tiêu thụ bia các loại của toàn Tổng Công ty trong năm 2008 nhìn chung đạt không cao so với kế hoạch và cùng kỳ. Trong đó, sản phẩm bia hơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thời tiết nên gặp khó khăn nhất, sản lượng bia hơi toàn Tổng Công ty chỉ đạt 81,4% kế hoạch năm và 81,8% so với cùng kỳ. Với những nỗ lực, cố gắng vượt bậc của toàn thể cán bộ CNV trong tổ hợp Công ty mẹ – Công ty con, toàn Tổng Công ty đã hoàn thành kế hoạch năm 2008 đã đề ra với một số chỉ tiêu chủ yếu sau : - Giá trị SXCN : 2.799,3 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch và tăng 11,8% so với cùng kỳ; Trong đó : Công ty mẹ : 1.091,1 tỷ đồng, đạt 105,9% kế hoạch và tăng 8,7% so với cùng kỳ. - Doanh thu CN : 4.162,2 tỷ đồng, đạt 103,2% kế hoạch và tăng 28,4% so với cùng kỳ; Trong đó : Công ty mẹ : 1.822,7 tỷ đồng, đạt 103,1% kế hoạch và tăng 23,3% so với cùng kỳ. - Sản xuất bia các loại: 370,6 triệu lít, đạt 92,5% kế hoạch và 99,2% so với cùng kỳ Trong đó: Công ty mẹ : 139,2 triệu lít, đạt 100,15% kế hoạch và tăng 3,2% so với cùng kỳ. - Sản xuất rượu các loại : 19 triệu lít, đạt 120,2% kế hoạch và tăng 30,1% so với cùng kỳ ; - Tổng lợi nhuận trước thuế : 578,7 tỷ đồng, đạt 121,9% kế hoạch và 97,3% so với cùng kỳ ; Trong đó : Công ty mẹ : 320 tỷ đồng, đạt 120,7% kế hoạch và 93,8% cùng kỳ. - Nộp ngân sách : 2.041,7 tỷ đồng, đạt 112,8% kế hoạch và tăng 35,3% cùng kỳ. Trong đó : Công ty mẹ : 1.150 tỷ đồng, đạt 117,5% kế hoạch và tăng 38,8% cùng kỳ. 2.2 Thực trạng hoạt động Nhập Khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia của Tổng công ty Bia - Rượu -NGK Hà Nội 2.2.1 Phân tích thực trạng nhập khẩu Nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia của Tổng công ty Bia - Rượu -NGK Hà Nội Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu Nguyên vật liệu chính Đơn vị: 1000USD Năm 2005 2006 2007 2008 Giá trị nhập khẩu 6.882 8.434 119.809 223.25 Công ty mẹ 4.019 5.127 7.427 15.000 Công ty con 2.863 3.307 112.382 208.25 Nguồn: Phòng vật tư nguyên liệu Tổng công ty Do sự mở rộng sản xuất của toàn Tổng công ty, sự tăng lên của các chi nhánh, các công ty con và công ty thành viên qua các năm nên tình hình nhập Nguyên vật liệu cho sản xuất bia qua các năm luôn tăng lên, đặc biệt là hàng hoá cho công ty con tăng mạnh. Điều này có thể thấy trên bảng kim ngạch nhập khẩu ở trên. Bảng trên không chỉ phản ánh kim ngạch nhập khẩu NVLC mà còn có nhập khẩu máy móc phụ tùng và các phụ gia công nghiệp ngoài NVLC sản xuất bia. Nhận xét: Trong khi so sánh năm 2006 và 2005 thì chỉ tăng 22,55% thì Năm 2007 và năm 2008 có mức độ Nhập khẩu tăng đột biến so với các năm khác: năm 2007 tăng 1.320% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 86,33%. Lý giải cho điều này chính là sự thay đổi cơ cấu của Tổng công ty thành Tổng công ty Cổ phần với nhiều chi nhánh, nhiều công ty con cùng sản xuất bia được sát nhập và đầu tư với nguồnvốn và nguồn NVLC do Công ty mẹ đảm nhiệm việc mua hàng và phân phối xuống các công ty con. Quá trình mở rộng đầu tư nhà xưởng phục vụ giai đoạn đầu tư theo chiều sâu từ năm 2004 nhằm nâng cao công suất và chất lượng. Vì vậy có sự tăng lên đáng kể về kim ngạch Nhập khẩu tại Tổng công ty. Điều này có thể nhận thấy ở kim ngạch nhập khẩu của Công ty mẹ so với công ty con tại số liệu năm 2006 và 2007. Năm 2007 kim ngạch nhập khẩu tại Công ty con tăng lên đáng kể, sự tăng lên này chủ yếu là từ máy móc sản xuất. Như vậy, trong suốt 3 năm với sản lượng bia hàng năm tăng mạnh thì đòi hỏi một lượng nguyên liệu đầu vào tương xứng cũng tăng đều theo các năm. Năm 2008 là giai đoạn bắt đầu đưa vào chạy thử mở rộng sản xuất bia tại các công ty con và chi nhánh do đó báo hiệu rằng năm 2009 sẽ có sự tăng lên đáng kể về lượng nhập nguyên liệu phục vụ cho sản xuất bia. Bảng 7: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng Đơn vị: kg TT Mặt hàng 2006 2007 2008 1 Malt Pháp 6.226.902 7.766.900 8.720.280 2 Malt Úc 6.544.796 7.309.338 9.502.139 3 Hoa viên Tiệp 28.133 30.240 32.436 4 Hoa Viên Đức 19.209 27.010 36.140 5 Cao hoa 20.307 25.380 28.846 6 Hoa thơm 3.639 5.040 8.103 Nguồn: Phòng vật tư nguyên liệu. Mặt hàng NVLC được nhập khẩu nhiều nhất tại Tổng công ty chính là Malt, một nguyên liệu chính để tạo nên sản phẩm bia. Dựa vào số liệu bảng 6 cũng cho thấy việc kim ngạch nhập khẩu được phản ánh tại bảng 6 chủ yếu là mua các máy móc phụ tùng nhằm hoàn thiện công tác đầu tư giai đoạn ba, đầu tư theo chiều sâu. Số liệu nhập khẩu theo các mặt hàng NVLC cho thấy sự tăng trưởng liên tục về sản lượng sản xuất bia của toàn công ty. Tuỳ vào giá cả và chất lượng tại thời điểm đó mà Tổng công ty quyết định ký kết số lượng hàng hoá nhiều hay ít với các đối tác. Năm 2008 là một năm với nhiều khó khăn cho công tác tiêu thụ bia nên tổng lượng nhập khẩu tăng lên không đáng kể so với công suất có thể sản xuất được của các nhà máy. Bảng 8: Nhập khẩu theo thị trường Đơn vị: 1000 USD TT Thị trường 2006 2007 2008 1 Pháp 2.179 2.680 3.139 2 Úc 2.092 2.743 3.478 3 Đức 1.524 2.038 2.831 4 Tiệp 828 1.024 1.146 Nguồn: phòng vật tư nguyên liệu Số liệu tại Bảng 8 là tính nhập khẩu riêng NVLC không kể máy móc và phụ tùng sản xuất, cũng như các phụ gia công nghiệp nhập khẩu. Số liệu thống kê trên đây là tổng hợp của cả các thị trường được nhập khẩu qua trung gian. Bắt đầu từ năm 2008 Tổng công ty tiến hành nhập nhiều loại hoa viên và hoa thơm với độ alpha khác nhau do nhu cầu sản xuất các loại bia khác nhau tăng lên. Qua bảng trên có thể biết được các thị trường nguyên liệu chủ yếu mà Tổng công ty đặt quan hệ đối tác đều là những thị trường nguyên liệu bia lớn trên thế giới, những nước có nền công nghiệp sản xuất bia hàng đầu. Nhập khẩu Malt tại Pháp và Úc có thể thấy là tương đối đồng đều, đây là hai quốc gia có diện tích trồng đại mạch lớn nhất trên thế giới, chất lượng hàng đầu, do giá cả và chất lượng của 2 nhà cung cấp này là tương xứng, việc chia ra như vậy để giảm bớt rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng và nhập hàng vào kho bảo đảm tiến độ sản xuất bia. Các thị trường khác như Đức, Tiệp lại nổi tiếng về nguyên liệu tạo nên hương vị đắng, thơm của bia chính là hoa viên, hoa thơm và cao hoa, hai quốc gia này đều nổi tiếng với những hương vị bia nổi tiếng trên thế giới. Năm 2008 Tổng công ty nhập khẩu thêm hoa viên thơm từ thị trường Úc do cần nhiều nguồn hoa hơn để đưa vào sản xuất. Thống kê về thị trường cho thấy hoạt động nghiên cứu thị trường nguyên liệu nhập khẩu luôn hướng tới những nhà cung cấp có uy tín và có khả năng cung cấp với số lượng cao cho quá trình sản xuất toàn Tổng công ty. - Các mặt hàng Nhập khẩu: Danh mục nhà cung cấp nguyên liệu cho Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội Sản phẩm nhà cung cấp nhà sản xuất Malt Pháp Malteries Franco-Belges MFB Malteries Franco-Belges MFB Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam Malteriies du Chateau Malt Úc Joe White Maltings Pty.Ltd Joe White Maltings Pty.Ltd Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam Hoa houblon thơm dạng viên nén loại Sazz ( Séc) Công ty Thái Bình Dương Hoa houblon đắng dạng viên nén loại Freniant (Séc) Công ty Thái Bình Dương Hoa viên 45 thơm Hallertau Traditon HHT 10%alpha ( Đức) Công ty TNHH và vận tải Thái Tân HopSteiner Hoa viên 45 thơm Hallertau Nugget HNU 10%alpha ( Đức) Công ty TNHH và vận tải Thái Tân HopSteiner Hoa viên 45 thơm Hallertau Perle HPE 8% alpha (Đức) Công ty TNHH và vận tải Thái Tân Joh Barth and Sohn GmbH and Co.KG Hoa viên đắng 90 pride of Ring wood 9% alpha (Úc) Công ty TNHH và vận tải Thái Tân Hop Products Autralia Cao CO2 Extract 30% alpha Victoria/Topaz (Úc) Công ty TNHH và vận tải Thái Tân Joh Barth and Sohn GmbH and Co.KG Hoa viên đặc biệt thơm type 45 Hallertau Spalt Sellect HSE 6% ( Đức) Công ty TNHH và vận tải Thái Tân HopSteiner Trên đây là bảng kê danh mục mặt hàng nguyên liệu chính nhập khẩu để sản xuất bia và đơn vị cung cấp tại Việt Nam lẫn đơn vị cung cấp nước ngoài. Tổng công ty ngoài nhập Nguyên liệu bia còn nhập các thiết bị phụ tùng thay thế đồng bộ và một vài loại phụ gia công nghiệp cho sản xuất bia. - Thị trường nhập khẩu: Trong những năm qua, Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội đã thiết lập quan hệ được quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín trên Thế giới. Công ty thường tiến hành kinh doanh nhập khẩu từ các thị trường như: Pháp, Úc, Bỉ, Tiệp. Đó là những thị trường truyền thống và nổi tiếng về cung cấp nguyên liệu bia trên Thế giới. - Các hình thức Nhập khẩu: Phân loại có 5 loại hình nhập khẩu đó là: a) Nhập khẩu trực tiếp: là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, Doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tính toán chi phí đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có lãi, đúng phương hướng, chính sách, luật pháp quốc gia cũng như quốc tế. b) Nhập khẩu đổi hàng: Nhập khẩu đổi hàng cung với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là một hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, thanh toán không dung tiền mà dung hàng hoá, ở đây, mục đích của nhập hàng không phải chỉ để thu lãi từ hoạt động nhập mà còn nhằm để xuất được hàng thu lãi từ hoạt động xuất khẩu. c) Nhập khẩu gián tiếp ( nhập khẩu uỷ thác): Là hoạt động nhập khẩu được hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập một số loại hàng hoá nhưng không tham gia quan hệ nhập khẩu trực tiếp, đã uỷ thác cho daonh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập hàng theo yêu cầucủa mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một phần thù lao gọi là phí uỷ thác. d) Nhập khẩu liên doanh: Là nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu tực tiếp, nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát trienẻ theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên cùng chia lãi hay cùng chịu lỗ. e) Nhập khẩu tái xuất: Là hoạt động nhập hàng nhưng không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nào đó nhằm thoả mãn nhu cầu và lợi nhuận. Những hàng nhập khẩu này không được qua chế biến ở nước tái xuất. Trong các hình thức nhập khẩu trên đây thì hình thức thường được sử dụng tại Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội là Nhập khẩu tự doanh và nhập khẩu qua trung gian ( Các bên đối tác của Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội được liệt kê trên bảng các mặt hàng Nhập khẩu ở trên). 2.2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia của Tổng công ty Bia - Rượu -NGK Hà Nội Quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu tại nhà máy được thực hiện theo một quy trình như sau: 2.2.2.1 Nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu chính Mục đích: Tìm kiếm, đánh giá người cung ứng theo các tiêu chí cơ bản, nhằm đưa ra được những người cung ứng có tiềm năng, năng lực trong lĩnh vực cung cấp hàng hoá và dịch vụ liên quan đến chất lượng sản phẩm, để lựa chọn đưa vào danh sách người cung ứng được phê duyệt. Tiến hành: Sau khi lập kế hoạch mua nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia, dựa trên kế hoạch sản xuất trong năm cần sử dụng (thông thường kế hoạch được lập trước một năm), lập thành Phiếu yêu cầu mua hàng và được Tổng giám đốc phê duyệt thì sẽ tiến hành tìm kiếm nhà cung ứng cho các sản phẩm yêu cầu. Việc tìm kiếm người cung ứng tại công ty được tiến hành chủ yếu là từ các nguồn truyền thống, công ty thường hay đặt mối quan hệ hợp tác với các nhà cung ứng truyền thống đã cộng tác với Tổng công ty lâu năm. Tuy nhiên Tổng công ty cũng có các nguồn thông tin để cập nhật thông tin về thị trường nguyên vật liệu cho sản xuất bia, đó là từ các hội chợ nước ngoài mà công ty được mời tham gia và từ tạp chí vật tư do bộ công thương xuất bản cùng với nguồn thông tin trên mạng internet. Vì việc đặt quan hệ với các khách hàng truyền thống được đặt lên hàng đầu nên chỉ khi có một trục trặc về việc thực hiện hợp đồng thì Tổng công ty mới sử dụng đến nguồn thông tin trên để tiếp xúc với các nhà cung ứng mới. Việc tìm kiếm người cung ứng nguyên vật liệu chính có sự sàng lọc cẩn thận: chấp nhận những đơn vị có đăng kí kinh doanh hợp pháp, địa chỉ cụ thể, thực hiện hợp đồng có uy tín, đáp ứng được các yêu cầu về chủng loại, chất lượng, giá cả, số lượng, tiến độ giao hàng, ưu tiên các đơn vị sản xuất trực tiếp ra sản phẩm đã áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9000 ISO 14000… Sau khi đã cập nhật được tên tuổi của các nhà cung ứng có đủ khả năng cung cấp hàng hoá cho công ty thì sẽ tiến hành đến giai đoạn kiểm tra mẫu và phê duyệt giá: Kiểm tra mẫu: Đối với NVLC có tiêu chuẩn chất lượng quy định - Phòng vật tư: + Thông tin trực tiếp đến người cung ứng hoặc tel/ fax Phiếu đề nghị chào hàng, yêu cầu gửi mẫu, chào giá hàng. + Chuyển mẫu hàng cho phòng công nghệ kiểm tra, viết phiếu đề nghị kiểm tra mẫu - Phòng công nghệ kiểm tra mẫu hàng và gửi kết quả cho phòng vật tư Phê duyệt giá: Đối với mặt hàng NVLC do Tổng giám đốc duyệt mua, nếu mẫu hàng đạt yêu cầu, trưởng phòng vật tư (VT) phối hợp với trưởng phòng tài vụ (TV) xét giá, đề xuất ý kiến và trình Tổng giám đốc duyệt. 2.2.2.2 Đàm phán kí kết hợp đồng Nhập khẩu NVLC Đối với NVLC mua với số lượng lớn, chất lượng hàng hoá liên quan đến chất lượng sản phẩm và cần có sự ràng buộc trách nhiệm của người bán. Việc mua hàng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào các Phiếu yêu cầu mua hàng, mẫu, giá đã được duyệt nhân viên cung cấp vật tư thông tin đến người cung ứng bằng tel/fax Đơn đặt hàng và cùng người cung ứng thảo hợp đồng mua hàng. Thực trạng tại công ty sử dụng mối quan hệ với những nhà cung ứng truyền thống về cung cấp NVLC nên việc đàm phán và thương thảo hợp đồng tiến hành theo quy trình rút gọn hơn đối với những nhà cung cấp mới. Việc đàm phán có thể được tiến hành qua thư gửi người cung ứng, nếu những trường hợp cần một sự thoả thuận chắc chắn và có sửa đổi nhiều trong hợp đồng cũ thì sẽ tiến hành gặp trực tiếp đối tác tại Việt Nam hoặc sang trụ sở của người cung ứng tại nước ngoài để đi đến thống nhất. Các hợp đồng sẽ được kí kết theo từng năm và có sự phân bố giao hàng thành từng đợt được nêu rõ trong hợp đồng. Các đợt giao hàng có thể thảo luận riêng với người cung ứng, sắp xếp và bố trí sao cho hợp lí căn cứ vào kế hoạch đã được lập từ trước của phòng vật tư nguyên liệu. Trưởng phòng VT, trưởng phòng TV kiểm soát hợp đồng đã đầy đủ các nội dung theo Luật định và các điều khoản thoả thuận khác thì ký xác nhận, trình Tổng giám đốc ký chính thức. Hợp đồng được lập thành 04 bản : Gửi người cung ứng 02 bản, lưau Phòng VT 01 bản, Phòng TV 01 bản. 2.2.2.3 Thực hiện hợp đồng Nhập khẩu NVL Chuẩn bị nhận hàng Nhận được thông báo thời gian hàng về của người cung ứng, nhân viên cung cấp báo hoặc viết Giấy báo hàng về tới các bộ phận có liên quan đến việc nhập hàng: Bảo vệ, thủ kho, phòng CN/KC. Các quy trình bên tron._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22027.doc
Tài liệu liên quan