Tài liệu Hoàn thiện hoạt động Nhập khẩu máy phát điện Elemax - Nhật của Công ty TNHH Thiên Hoà An: Lời mở đầu
Sau những năm tháng chuẩn bị và chờ đợi, ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là sự kiện quan trọng, có tính thời sự cả trong nước và quốc tế. Vào WTO chúng ta đồng thời đón nhận thời cơ và thách thức. Thời cơ thì ít mà thách thức thì nhiều nhưng WTO thực sự là sân chơi bình đẳng cho những ai muốn tham gia và có khả năng tham gia. Là sinh viên của trường Kinh tế quốc dân, khoa Thương mại, chuyên ngành Thương mại quốc tế, em cũng ... Ebook Hoàn thiện hoạt động Nhập khẩu máy phát điện Elemax - Nhật của Công ty TNHH Thiên Hoà An
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hoạt động Nhập khẩu máy phát điện Elemax - Nhật của Công ty TNHH Thiên Hoà An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có nhiều băn khoăn trước sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới. Liệu rằng việc ra nhập có làm cho tính chất thương mại quốc tế trở lên phức tạp hay không? Câu trả lời vẫn còn là một bài toán khó. Nhưng chính điều đó lại là động lực thôi thúc em muốn tìm hiểu về hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới. Xuất phát từ lý do đó, em đã chọn công ty TNHH Thiên Hoà An làm nơi thực tập. Công ty Thiên Hoà An là công ty có hoạt động thương mại quốc tế điển hình với nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu là chủ yếu. Công ty nhập khẩu nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng em lựa chọn sản phẩm máy phát điện Elemax- Nhật. Bởi lẽ đây cũng chính là sản phẩm nhập khẩu chủ đạo của công ty TNHH Thiên Hoà An. Mặt khác, hoạt động nhập khẩu máy phát điện là hoạt động thiết thực đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong tình hình nước ta hiện nay có rất ít các nhà máy sản xuất máy phát điện, tình trạng mất điện vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động nhập khẩu máy phát điện cũng góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Với tất cả lí do trên, thêm vào đó là sự yêu thích của bản thân muốn hiểu biết thêm về hoạt động nhập khẩu máy phát điện nên em đã quyết định chọn đề tài thực tập là “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật của công ty TNHH Thiên Hoà An”.
Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là hoạt động nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật.
Phạm vi nghiên cứu của để tài là trong công ty TNHH Thiên Hoà An. Đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu ở khía cạnh kinh tế mà không đi sâu vào khía cạnh kỹ thuật của máy phát điện Elemax- Nhật.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được sử dụng chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Phương pháp duy vật biện chứng là đặt đối tượng nghiên cứu trong mối liên hệ với các đối tượng khác và đặt nó trong trạng thái tĩnh. Phương pháp duy vật lịch sử tức là đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể nào đó. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích so sánh, phương pháp đánh giá định tính và định lượng.
Đề tài được kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận của hoạt động nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật của công ty TNHH Thiên Hoà An
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật của công ty TNHH Thiên Hoà An
Chương 3: Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật của công ty TNHH Thiên Hoà An .
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY PHÁT ĐIỆN ELMAX- NHẬT CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN HOÀ AN
Sự cần thiết nhập khẩu máy phát điện
Thực trạng thiếu điện của Việt Nam ngày càng tăng
Để thấy được tình trạng thiếu điện hiện nay của nước ta trong những năm gần đây thì hãy dừng lại ít phút để đọc các con số do tập đoàn điện lực Việt Nam ( EVN) thống kê năm 2006 và 2007 cũng như là dự báo thiếu điện vào năm 2008, 2009.
Bảng1: Kết quả thiếu điện năm 2006, 2007 và dự báo thiếu điện 2008,2009
Năm
2006
2007
2008
2009
Thiếu điện
1,1
6,6
8,6
10,3
Đơn vị: Tỉ Kwh
Nguồn : Theo báo Sài Gòn Giải Phóng
Những con số trên đã cho thấy Việt Nam ngày càng thiếu điện trầm trọng. Vậy thì ngoài giải pháp lâu dài là người dân phải có ý thức tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lí và tránh lãng phí thì việc sử dụng máy phát điện có thể được coi là giải pháp trước mắt có hiệu quả.
Nhu cầu sử dụng điện
Trước hết phải khẳng định rằng điện không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Trong khi đó nhu cầu của con người lại là vô cùng. Con người có rất nhiều nhu cầu và ngày càng đa dạng, phức tạp. Trước kia, thời xa xưa không có điện chúng ta vẫn sống và hoạt động bình thường. Nhưng giờ mất điện chỉ vài tiếng đồng hồ trở thành vấn đề lớn, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của tất cả các ngành nghề. Đơn giản vì ngày nay việc thực hiện sản xuất và giao dịch chủ yếu thông qua máy móc, công nghệ tiên tiên hiện đại. Do đó có thể nói nhu cầu sử dụng điện gần như trở thành nhu cầu thiết yếu của con người.
Nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao trong tiêu dùng gia đình và sản xuất trong khi khả năng cung cấp điện ngày càng hạn chế. Thêm vào đó là tốc độ đầu tư cho các công trình nguồn điện còn rất chậm.
Quan trọng hơn cả là chúng ta đang sống ở thời đại của công nghệ thông tin, thời đại khoa học kĩ thuật, không có điện liệu chúng ta có thể sản xuất sản phẩm hữu hình và vô hình để phát triển đất nước hay không?
Hình thức nhập khẩu
Có năm hình thức nhập khẩu chủ yếu, phổ biến hiện nay là nhập khẩu uỷ thác, nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu liên doanh, nhập khẩu hàng đổi hàng và nhập khẩu tái xuất
1.2.1. Nhập khẩu uỷ thác
Nhập khẩu uỷ thác là hình thức nhập khẩu mà doanh nghiệp nhập khẩu có khả năng tài chính nhưng không trực tiếp mua hàng ở nước ngoài mà phải thuê một doanh nghiệp khác, uỷ thác cho doanh nghiệp này mua trực tiếp hàng hoá thông qua hợp đồng uỷ thác.
Doanh nghiệp được uỷ thác chỉ đứng ra đại diện cho doanh nghiệp uỷ thác tìm và thực hiện giao dịch với người bán ở nước ngoài mà không phải bỏ vốn.
Doanh nghiệp được uỷ thác phải lập hai hợp đồng riêng biệt. Một là hợp đồng mua bán ngoại thương được lâp với người bán ở nước ngoài. Hai là, hợp đồng uỷ thác được lập với doanh nghiệp uỷ thác.
1.2.2. Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp mua hàng của người bán ở nước ngoài mà không qua người thứ ba.
Mối quan hệ giữa ngưới bán và ngưới mua được điều chỉnh bởi hợp đồng ngoại thương.
1.2.3. Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh được hiểu đơn giản là hình thức nhập khẩu hàng hóa mà các doanh nghiệp liên kết với nhau một cách tự nguyện trong đó có ít nhất một doanh nghiệp là doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp.
Mục đích của hoạt động nhập khẩu liên doanh là các doanh nghiệp nhập khẩu phối hợp với nhau thúc đẩy hoạt động nhập khẩu.
Các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu liên doanh được hưởng lợi nhuận dựa trên tỉ lệ phẩn trăm vốn góp.
Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp phải lập hai hợp đồng. Một là, hợp đồng ngoại thương với người bán nước ngoài. Hai là, hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp còn lại trong liên doanh.
1.2.4. Nhập khẩu hàng đổi hàng
Nhập khẩu hàng đổi hàng là hình thức nhập khẩu mà cùng một hợp đồng nhập khẩu tiến hành đồng thời hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu.
Trong hình thức nhập khẩu hàng đổi hàng phải đảm bảo giá trị của hàng hoá nhập khẩu và giá trị của hàng hoá xuất khẩu là tương đương nhau.
1.2.5. Nhập khẩu tái xuất
Nhập khẩu tái xuất hiểu đơn giản là hình thức nhập khẩu hàng hoá vào trong nước của doanh nghiệp nhập khẩu để xuất sang nước thứ ba, thu lợi nhuận.
Trong hình thức này phải đảm bảo điều kiện là hàng hoá tái xuất là không được qua chế biến ở nước tái xuất.
1.3. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu máy phát điện
Máy phát điện là thiết bị biến cơ năng thành điện năng. Nó là sản phẩm vật chất, hữu hình, thuộc mặt hàng kĩ thuật. Nó có 3 chức năng cơ bản là hiệu chỉnh hiệu điện áp, chỉnh lưu và phát điện. Máy phát điện giữ vai trò chủ đạo trong các thiết bị cung cấp điện.
Đây là mặt hàng kỹ thuật nên đòi hỏi sự am hiểu, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, biết cách vận hành, sử dụng và bảo quản máy phát điện.Máy phát điện có nhiều dòng sản phẩm, khác nhau về mẫu mã, công suất, điện năng, động cơ, nhiên liệu và trọng lượng. Đây là đặc điểm tạo nên tính phức tạp cho mặt hàng này nên các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động nhập khẩu hết sức lưu ý.
Khi tiến hành hoạt động nhập khẩu tất nhiên các doanh nghiệp Việt Nam phải làm việc với đối tác nước ngoài và thị trường nước ngoài.Điều này làm cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn và rủi ro hơn.Nguyên nhân chính ở đây là do có sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, luật pháp giữa các quốc gia trên thế giới.Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện hoạt động nhập khẩu ở thị trường nước ngoài cụ thể nào đó cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
Một đặc điểm nữa mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý khi tiến hành hoạt động nhập khẩu máy phát điện, đó là hệ thống thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp nước ngoài, thị trường nước ngoài .Chính khoảng cách về địa lý đã làm cho thông tin trở nên khó tin cậy.Còn nếu muốn có thông tin chính xác thì chỉ còn cách tay sờ, mắt thấy sản phẩm, điều này có thế làm được nhưng liệu doanh nghiệp nhập khẩu có đủ khả năng tài chính hay không khi tiến hành hoạt động nhập khẩu liên tục.Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm các nguồn cung cấp thông tin đảm bảo chính xác, đầy đủ và toàn diện.
Trong hoạt động nhập khẩu hợp đồng mua bán ngoại thương cũng là một phần rất quan trọng. Nó ràng buộc trách nhiệm của mỗi bên và là cơ sở để giải quyết tranh chấp không mong muốn xảy ra. Do đó các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động nhập khẩu cần lập hợp đồng ngoại thương chặt chẽ đảm bảo quyền lợi cho mình
1.4. Nội dung của hoạt động nhập khẩu máy phát điện
1.4.1. Nghiên cứu thị truờng máy phát điện
Nghiên cứu thị trường là hoạt động quan trọng đầu tiên, giúp doanh nghiệp hiểu người tiêu dùng muốn gì, doanh nghiệp phải làm gì để đáp ứng được nhu cầu đó trong giới hạn năng lực của mình. Nghiên cứu thị trường hiệu quả bao nhiêu thì tốt cho doanh nghiệp bấy nhiêu. Sự nghiên cứu hời hợt không khoa học là dấu hiệu cho thấy sự thất bai đang đến gần.
1.4.1.1. Nghiên cứu thị trường trong nước
a) Cầu về máy phát điện
Cầu về máy phát điện là lượng máy phát điện mà người mua muốn mua và có khả năng thanh toán.
Người mua máy phát điện ở đây là người tiêu dùng gia đình hay nhà sản xuất.
Nhân tố tác động mạnh nhất đến cầu về máy phát điện đó là thu nhập của người tiêu dùng và giá cả của máy phát điện.Cầu về máy phát điện tăng lên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng và giá máy phát điện phù hợp với túi tiền..
b) Cung về máy phát điện
Cung về máy phát điện là lượng máy phát điện mà người bán muốn bán và chấp nhận giá bán.
Yếu tố tác động mạnh nhất đến cung máy phát điện là giá cả máy phát điện, đối thủ cạnh tranh và thị trường tiêu thụ máy phát điện.Cung về máy phát điện tăng lên khi giá tăng, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
1.4.1.2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Khi tiến hành hoạt động nhập khẩu, làm việc với đối tác nước ngoài mà chỉ dừng lại ở nghiên cứu thị trường trong nước thì cho dù nghiên cứu trong nước có tốt bao nhiêu cũng không tránh được những thất bại.
Khi tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài ngoài vấn đề nghiên cứu văn hoá và pháp luật nước đó các doanh nghiệp thường tập trung nghiên cứu nhà cung cấp máy phát điện hiện tại trên thị trường quốc dựa trên các tiêu chí chất lượng, uy tín và khả năng cung ứng của nhà sản xuất.
1.4.2. Lựa chọn nguời bán máy phát điện
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường máy phát điện trong nước và quốc tế doanh nghiệp nhập khẩu xây dựng chiến lược và lập kế hoạch nhập khẩu. Việc xây dựng chiến lược nhập khẩu này nhằm đạt mục đã tiêu đề ra.
Trước khi đàm phán với đối tác để đi đến kí kết hợp đồng thì doanh nghiệp phải xác định rõ đối tác và sản phẩm mà đối tác cung cấp. Việc tìm được một đối tác làm ăn trong bối cảnh hiện nay cũng không phải là khó nhưng đối tác đó có đáng tin cậy không thì lại là vấn đề khá. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng nghiên cứu thị trường và tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo doanh nghiệp.
1.4.3. Đàm phán với đối tác đi đến kí kết hợp đồng nhập khẩu máy phát điện
Sau khi đã lựa chọn được đối tác cung cấp máy phát điện thì doanh nghiệp bắt tay vào đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng nhập khẩu máy phát điện.
1.4.3.1. Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu
Chủ thể của hợp đồng là pháp nhân có quốc tịch khác nhau. Pháp nhân ở đây là tổ chức hoặc cá nhân.
Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá. Hàng hóa được di chuyển từ các nước khác nhau trên thế giới.
1.4.3.2. Đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu
Mục đích cuối cùng của đàm phán là đi đến ký kết hợp đồng. Đàm phán làm sao đảm bảo được lợi ích chung của các bên tham gia, tạo được mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với đối tác.Do đó đàm phán không những là một môn khoa học mà còn là nghệ thuật.
Có rất nhiều hình thức đàm phán nhưng cơ bản vẫn là ba hình thức: đàm phán bằng thư, bằng điện thoại và trực tiếp. Mỗi một hình thức đàm phán có những ưu điểm và hạn chế riêng. Quan trọng là doanh nghiệp phải cân đối chi phí đàm phán và thời gian đàm phán, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Đàm phán bằng thư có ưu điểm nổi bật là ít tốn kém, có thể giao dịch với nhiều đối tác làm ăn cùng một thời gian, có thời gian để cân nhắc trước khi thư được gửi đi. Nhưng đàm phán bằng thư có nhược điềm là thời gian đàm phán kéo dài.
Đàm phán trực tiếp có ưu điểm là đàm phán nhanh, giải quyết vấn đề thắc mắc một cách triệt để nhưng chi phí cho đàm phán cực kỳ cao.
So với hai hình thức đàm phán trên hình thức đàm phán bằng điện thoại nằm ở vị trí trung gian. Chi phí đàm phán bằng điện thoại cao hơn đàm phán bằng thư nhưng thấp hơn đàm phán trực tiếp. Đàm phán qua điện thoại vẫn cho kết quả đàm phán nhanh nhưng không diễn giải được hết ý muốn trình bày.
1.4.3.3. Nội dung của hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng ngoại thương có hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu.Do đó hợp đồng nhập khẩu mang những đặc điểm của hợp đồng ngoại thương.
Trong hợp đồng nhập khẩu trước hết chúng ta cũng phải xác định chủ thể của hợp đồng là ai, tức là trong hợp đồng phải nêu rõ tên và địa chỉ của người bán và người mua.
Sau đó là các điều khoản của hợp đồng. Trong hợp đồng ngoại thương hay trong hợp đồng nhập khẩu có 6 điều khoản bắt buộc là điều khoản về tên hàng, điều khoản về số lượng, điều khoản về chất lượng, điều khoản về giá cả hàng hoá nhập khẩu, điều khoản về phương thức thanh toán, điều khoản về địa điểm và thời gian giao hàng. Ngoài các điều khoản bắt buộc còn có thêm các điều khoản như điều khoản về bảo hiểm, bảo hành, bất khả khảng, phạt và bồi thường thiệt hại, trọng tài…
Trong điều khoản về tên hàng cần ghi chính xác tên hàng theo một trong những các thức sau:
Ghi tên hàng bao gồm cả tên thông thường, tên thương mại và tên khoa học của hàng nhập khẩu
Ghi tên hàng kèm theo tên nơi sản xuất ra hàng hoá
Ghi tên hàng kèm theo tên của nhà sản xuất ra hàng hoá
Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hoá
Điều khoản về chất lượng hàng hoá là điều khoản nhằm bổ sung, làm rõ cho điều khoản tên hàng. Việc lựa chọn phương pháp qui định phẩm chất hàng hoá giống mẫu cho trước hay dựa vào tiêu chuẩn hàng hoá có sẵn hay dựa vào nhãn hiệu hay dựa vào tài liệu kỹ thuật… điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của hàng hoá nhập khẩu.
Điều khoản về số lượng hàng hoá bao gồm các vấn đề liên quan đến mặt lượng của hàng hoá như đơn vị tính và phương pháp tính số lượng, trọng lượng của hàng hoá. Việc qui định càng rõ bao nhiêu càng thuận lợi cho doanh nghiệp bấy nhiêu.
Trong điều khoản về giao hàng cần qui định rõ thời gian, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.
Trong điều khoản về giá cả hàng hoá cần qui định rõ các vấn đề về đồng tiền tính giá là đồng tiền của nước nào, mức giá được qui định theo phương pháp nào, chọn điều kiện thương mại quốc tế nào để tính giá và một số vấn đề liên quan đến giá như giảm giá hay chiết khấu thương mại.
Về điều khoản thanh toán cần phải qui định rõ ràng các ba vấn đề. Thứ nhất, đồng tiền thanh toán là đồng tiền nào, đồng tiền thanh toán có thể trùng với đồng tiền tính giá nhưng nếu không trùng thì phải qui định thêm tỉ giá hối đoái. Đồng tiền tính giá thường chọn là đồng tiền mạnh trên thị trường và có tính ổn định cao. Thứ hai, xác định thời hạn thanh toán là trả trước, trả ngay hay trả sau. Thứ ba, xuất trình chứng từ thanh toán phải như thế nào cho phù hợp để được thanh toán. Vấn đề thứ ba này thường sử dụng trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng.
Hợp đồng nhập khẩu là cơ sở pháp lý quan trọng ràng buộc trách nhiệm của người bán và người mua. Việc qui định càng rõ ràng và chặt chẽ bao nhiêu càng có lợi cho doanh nghiệp bấy nhiêu. Nên các doanh nghiệp cũng cần hết sức lưu ý vấn đề này không nên quá chủ quan vì chủ quan tức là tạo cơ hội cho những chính thất bại của doanh nghiệp mình.
1.4.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng
1.4.4.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Trong quá trình nhập khẩu hàng hoá thì vấn đề xin giấy phép nhập khẩu là vấn đề đầu tiên cần phải làm. Giấy phép nhập khẩu là văn bản pháp lý quan trọng cho phép doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá. Tuỳ theo hàng hoá kinh doanh của doanh nghiệp mà thủ tục xin giấy phép nhập khẩu sẽ khác nhau.
1.4.4.2. Làm thủ tục thanh toán ban đầu cho bên xuất khẩu
Sau khi đã kí hợp đồng nhập khẩu với điểu khoản được qui định rõ ràng trên hợp đồng và xin được giấy phép nhập khẩu thì doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành làm thủ tục thanh toán ban đầu cho bên xuất khẩu. Đây chỉ là bước đầu thanh toán và nó phụ thuộc vào doanh nghiệp nhập khẩu lựa chọn phương thức thanh toán nào.
Đối với phương thức thanh toán T/T trả trước công việc đầu tiên mà doanh nghiệp nhập khẩu phải làm để thực hiện thanh toán là viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng, sau khi lệnh chuyển tiền được ngân hàng chấp nhận thì tiền từ tài khoản của doanh nghiệp nhập khẩu sẽ đươc chuyển sang tài khoản của người bán.
Trong phương thức thanh toán thư tín dụng (phương thức thanh toán L/C) doanh nghiệp nhập khẩu viết đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng phát hành L/C, sau đó thực hiện việc ký quĩ nếu L/C được chấp nhận để mở. Tuy rằng L/C được lập trên cơ sở hợp đồng nhập khẩu nhưng nó hoàn toàn độc lập với L/C. Tính chất độc lập của L/C được thể hiện ở ba điểm sau. Thứ nhất là việc sửa đổi hợp đồng không có nghĩa là sửa đổi L/C và ngược lại. Thứ hai là hợp đồng hết hạn hiệu lực điều đó không có nghĩa là L/C trở nên vô giá trị. Thứ ba là việc thực hiện hợp đồng và việc thực hiện L/C độc lập với nhau trong trường hợp hàng hoá được giao rồi nhưng bộ chứng từ thanh toán xuất trình không phù hợp thì người thụ hưởng cũng không được tiền thanh toán. Nói chung phương thức thanh toán bằng thư tín dụng an toàn bao nhiêu thì tình rất phức tạp nhiều lên bấy nhiêu. Do đó các doanh nghiệp khi đã quyết định lựa chọn phương thức thanh toán này cần phải hiểu rõ bản chất của nó. Nói như vậy bởi vì nhiều doanh nghiệp hiện nay thực hiện việc thanh toán theo phương thức này như một thói quen, phụ thuộc rất lớn và các ngân hàng trong khi trình độ và nghiệp vụ của ngân hàng trong phương thức này cũng chưa thể nói là chuyên nghiêp. Nên khi phát sinh những vấn đề bất lợi cho doanh nghiệp mình doanh nghiệp mới giật mình cầu cứu. Làm việc với đối tác nước ngoài không dễ như chúng ta tuởng. Họ có kinh nghiệm và nắm luật rất chắc các doanh nghiệp không tỉnh táo và hiểu biết thì luôn ở thế bị động và gặp nhiều rủi ro. Có những trường hợp người bán không giao hàng nhưng vẫn nhận được tiền thanh toán vì lý do họ hiểu rõ phương thức thanh toán bằng thư tín dụng chỉ dựa trên chứng từ mà không liên quan đến hàng hoá nên họ tìm cách làm chứng từ giả mạo. Trong thời đại hiện nay việc làm giả mạo giấy tờ, chứng từ rất tinh vi. Do đó doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm để phản ứng linh hoạt với sự biến động của thị trường.
1.4.4.3. Thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hoá
Do phạm vi của đề tài chỉ tập trung vào vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nên chỉ đề cập đến vấn đề thuê tàu chuyên chở hàng hoá mà không đề cập đến vấn đề thuê phương tiện vận tải nói chung.
Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu mua hàng hoá theo điều kiện FAS hay điều kiện FOB thì doanh nghiệp giành được quyền thuê tàu và trả cước phí chặng chính (cước phí từ cảng đi đến cảng đến).
Trường hợp mà doanh nghiệp nhập khẩu mua hàng hoá theo điều kiện CIF hay điều kiện CFR thì người bán giành quyền thuê tàu, trả cước phí chặng chính và mua bảo hiểm đối với trường hợp mua hàng hoá theo điều kiện CIF.
Khi thuê tàu chọn hãng tàu uy tín và con tàu đảm bảo cho chuyên chở hàng hoá được an toàn.
Khi mua bảo hiểm cho hàng hoá cũng vậy, việc chọn mua bảo hiểm ở công ty bảo hiểm uy tín và chất lượng sẽ thuận lợi rất nhiều cho bên giành được quyền mua bảo hiểm.
1.4.4.5. Làm thủ tục khai báo hải quan
Trước hết phải khẳng định rằng hàng hoá nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan chính là biện pháp quản lý của chính phủ buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải chấp hành để hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam.
Để làm thủ tục hải quan thì doanh nghiệp nhập khẩu phải làm những công việc như sau:
Khai và nộp tờ khai hải quan nhập khẩu
Đưa hàng hoá đến địa điểm qui định để kiểm tra thực tế hàng hoá
Nộp thuế nhập khẩu theo qui định của pháp luật
1.4.4.6. Nhận hàng
Sau khi làm xong thủ tục hải quan doanh nghiệp nhập khẩu có thể nhận hàng mà mình đặt mua của nước ngoài. Muốn nhận được hàng thì doanh nghiệp nhập khẩu phải xuất trình được bộ chứng từ nhận hàng. Sau khi được nhận hàng thì trước đó doanh nghiệp nhập khẩu đã phải có sự chuẩn bị hệ thống kho bãi để đón nhận hàng về. Công việc chuẩn bị kho bãi tưởng chừng như đơn giản nhưng đã có rất nhiều trường hợp hàng về mà không có chỗ để do sự bố trí sắp xếp không hợp lý trong khâu tổ chức nhận hàng từ nước ngoài và xuất hàng vào thị trường nội địa.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY PHÁT ĐIỆN ELEMAX- NHẬT CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN HOÀ AN
2.1. Khái quát về công ty TNHH Thiên Hoà An
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của công ty TNHH Thiên Hoà An
Sự ra đời và phát triển của công ty Thiên Hoà An
Công ty Thiên Hoà An được thành lập năm 1996 tại Việt Nam theo hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam, giấy phép số 005065 do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội cấp ngày 4 tháng 10 năm 1996 và giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 048961 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà nội cấp ngày 12 tháng 10 năm 1996.
Tuy mới thành lập được 12 năm nhưng công ty liên tục phát triển, không ngừng lớn mạnh và nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Thiên Hoà An
Cũng như tất cả các công ty khác công ty TNHH Thiên Hoà An trước khi ra đời cũng đã định sẵn tôn chỉ và mục đích của mình. Việc xác định như vậy đánh dấu sự tồn tại có mặt của công ty đồng thời cũng cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa công ty TNHH Thiên Hoà An với các công ty khác.
Thiên Hoà An là công ty TNHH được các nhà sản xuất máy phát điện, máy công trình, máy xây dựng, máy công cụ và các thiết bị khác tại một số thị trường lớn trên thế giới như Nhật, Italia, Đức, Nga, Nam Triều Tiên, Trung Quốc, Đài Loan uỷ quyền là nhà phân phối chính thức sản phẩm của họ tại Việt Nam
Tôn chỉ hoạt động của Thiên Hòa An là lấy “chất lượng và chữ tín ” làm hàng đầu cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên hùng hậu, được đào tạo bài bản, có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng phục vụ khách hàng.Với hệ thống cửa hàng, chi nhánh, đại lý trên toàn quốc, Công ty Thiên Hòa An sẽ cung cấp cho khách hàng một cách kịp thời, thuận tiện và hiệu quả nhất những sản phẩm của công ty.
Các môi quan hệ trong quá trình hoạt động
Trong kinh doanh không thể không có mối quan hệ. Doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại nếu đơn độc một mình.Nhưng phạm vi của mối quan hệ rộng hay hẹp còn tuỳ vào bản thân doanh nghiệp đó.
Đối với công ty Thiên Hoà An có trụ sở chính tại 146 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình đã tạo được rất nhiều mối quan hệ. Trước hết là mối quan hệ với các cửa hàng ở Hà Nội cũng như các chi nhánh của nó ở các tỉnh trên toàn quốc. Mục đích của mối quan hệ này là nhằm phát triển công ty, phát triển sản phẩm của công ty và chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Tiếp nữa,công ty Thiên Hòa An đã tạo dựng được nhiều mối quan hệ với khách hàng là người tiêu dùng, các cơ quan, các công ty, các khu công nghiệp cũng như các nhà cung cấp uy tín trên thế giới.
Công ty cũng đã hợp tác với nhiều hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới tại các nước Nhật bản, Ý, Nga, Đức, Hàn quốc và Trung Quốc để phân phối và cung cấp cho thị trường nội địa nhửng sản phẩm chất lượng cao như máy phát điện, máy nén khí, máy xây dựng, máy bơm...
Tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần đây
Bảng2: Báo cáo tài chính của công ty năm 2004 - 2006
Đơn vị : 1000 VND
STT
Tài sản
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng tài sản
51.671.360
47.872.825
65.839.038
2
Tổng nợ phải trả
37.594.947
28.031.658
36.737.151
3
Vốn lưu động
45.067.674
41.511.107
59.674.390
4
Doanh thu thuần
125.772.509
155.581.899
169.974.399
5
Lợi nhuận trước thuế
256.037
303.845
363.499
6
Lợi nhuận sau thuế
184.373
218.768
261.719
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH Thiên Hoà An
Bảng báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng vốn trong những thời kì nhất định và tình hình tài sản của công ty tại những thời điểm nhất định. Trên cơ sở đó, công ty nhận biết được thực trạng tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó đưa ra các quyết định quan trọng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận sau thuế được tính bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong đó thuế suất thu nhập doanh nghiệp được tính là 28%. Bảng số liệu trên cho thấy lợi nhuận sau thuế luôn dương và tăng qua các năm.
Năm 2005 tăng 18,9% so với năm 2004, năm 2006 tăng 19,6% năm 2005. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở phân tích lợi nhuận sau thuế thì chưa đủ cơ sở để đưa ra kết luận hoạt động của công ty là hoạt động hiệu quả. Do đó ta sẽ phân tích thêm một số chỉ tiêu: hệ số sinh lời trên tài sản ( ROA), hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu( ROE), hệ số sinh lời trên doanh thu( ROS)
ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
ROA = Lợi nhuận thuần/ Tổng tài sản = Lợi nhuận thuần/ Doanh thu thuần x Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần X Doanh thu thuần/ Tổng tài sản X Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu
Hay ROE = ROS x ROA x Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả
Do vậy ta có bảng sau:
Bảng 3: Bảng tính vốn chủ sở hữu, ROA, ROS, ROE
Năm
2004
2005
2006
Vốn chủ sở hữu
14.076.413
19.844.17
29.101.887
ROS
0,00146
0,0014
0,0154
ROA
0,0036
0,0046
0,004
ROE
0,013
0,011
0,0009
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH Thiên Hoà An
ROS cho biết 1đồng doanh thu thuần thu được bao nhiêu lợi nhuận về cho doanh nghiệp
ROA cho biết doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sản thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
ROE cho biết 1 đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Kết hợp kết quả của bảng 2 và bảng 3 ta thấy. Năm 2006 tổng tài sản là lớn nhất, lợi nhuận sau thuế lớn nhất, hệ số sinh lời trên doanh thu cũng là lớn nhất nhưng hệ số sinh lời trên tài sản lại không phải là lớn nhất. Điều này cho thấy năm 2006 sử dụng tài sản để sinh lợi nhuận là chưa hiệu quả. Nguyên nhân chính ở đây là do doanh nghiệp tăng các khoản phải thu khách hàng tăng nhanh hơn các khoản phải trả khách hàng. Do đó biện pháp ở đây là cần quan tâm nghiên cứu cách thức bán hàng chiết khấu, giảm giá để thu tiền ngay làm cho khoản phải thu khách hàng giảm tương đối.
Mặc dù vốn chủ sở hữu và hệ số sinh lời trên tài sản của năm 2004 là nhỏ nhất nhưng hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu của năm 2004 lại là lớn nhất. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu của năm của năm 2005 và năm 2004 chưa hiệu quả bằng năm 2004. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn so với mức tăng về vốn chủ hữu. Do đó giải pháp ở đây là giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lí để lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp ở trong tình trạng muốn mở rộng mạng luới phân phối sản phẩm đến các tỉnh lẻ thì vấn đề cắt giảm các chi phí thuê cửa hàng và chi phí thuê kho bãi, chi phí bán hàng và chi phí quản lí trở thành vấn đề không phải dễ dàng.
Như vậy qua phân tích ở trên một lần nữa lại khẳng định rằng khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp không dừng lại ở phân tích lợi nhuận sau thuế mà còn phân tích thêm các chỉ tiêu tài chính khác nữa để làm rõ nguyên nhân tăng giảm của lợi nhuận sau thuế và có các giải pháp để khắc phục.
Tình hình doanh thu trong 4 năm gần đây
Bảng 4:Doanh thu của cônh ty năm 2004 -2007
Năm
Doanh thu thuấn hàng năm VND
Quy đổi ra USD
2004
125.772.509.000
8.189.534
2005
155.581.899.000
9.941.911
2006
169.974.399.000
10.590.305
2007
220.966.719.000
13.810.419
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH Thiên Hoà An
Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại.
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy doanh thu thuần hàng năm tăng. Điều này cho thấy số lượng máy phát điện Elemax- Nhật của công ty tiêu thụ ở thị trường Việt Nam ngày càng tăng. Nếu như so với năm 2004 năm 2005 tăng 24%, năm 2006 so với năm 2005 chỉ tăng 10%, thì đến 2007 tăng so với năm 2006 là 30%. Một con số quả là không nhỏ.Và nó cũng chính là cơ sở để công ty TNHH Thiên Hoà An lập kế hoạch nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật cho những năm tiếp theo.
Khả năng tín dụng của công ty
Ngân hàng cung cấp tín dụng cho công ty TNHH Thiên Hoà An là ngân hàng Eximbank Việt Nam -chi nhánh Hà Nội
Hạn mức tín dụng: 40.000.000.000 VND
Bằng chữ: Bốn mươi tỷ đồng
Để được ngân hàng cấp cho khoản hạn mức tín dụng lớn như vậy cũng không phải dễ dàng. Nó xuất phát từ hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty không những hoạt động hiệu quả mà còn giữ được uy tín với ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động của mình.
Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu trong lĩnh vực sản xuất,kinh doanh
Nhà thầu ở đây chính là công ty TNHH Thiên Hoà An có trụ sở ở 146 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt, bảo dưỡng và bảo trì máy phát điện, đặc biệt lá máy phát điện Elemax- Nhật,máy diesel Onis Visa – Italy và Denyo- Nhật. Công ty đã được khách hàng trong cả nước đánh giá cao và trở thành một trong những nhà cung cấp máy phát điện hàng đầu tại Việt Nam . Hầu hết các công trình lớn, các ngân hàng, các toà nhà văn phòng, các mạng viễn thông (Vitel, Vinaphone, Nottel) đều sử dụng sản phẩm máy phát điện Elemax- Nhật do công ty TNHH Thiên Hoà An cung cấp.
Căn cứ vào lịch sử phảt triển, uy tín._. và sức mạnh thương hiệu và khả năng cung ứng phát triển sản phẩm nên hãng máy phát điện Elemax- Nhật đã chọn công ty Thiên Hoà An là nhà phân phối chính thức và duy nhất sản phẩm của hãng tại Việt Nam. Sự kết hợp giữa bên cung cấp với chất lượng tốt nhất và nhà phân phối có uy tín và dịch vụ hậu mãi tốt nhất đã đem lại sự hài lòng cho khách hàng Việt Nam.
Do có những phẩm chất ưu việt về độ bền, độ tin cậy, hiệu suất làm việc cao, vận hành thiết bị dễ dàng đặc biệt là hiệu quả kinh tế cao, nên máy phát điện Elemax- Nhật được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm sử dụng.
Với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên nghiệp được tập huấn bởi chính hãng và được sự hỗ trợ về kỹ thuật, trang thiết bị tiên tiến của nhà chế tạo, đảm bảo thực hiện dịch vụ hậu mãi một cách tốt nhất cho khách hàng.
Kinh nghiệm trong sản xuất được thể hiện:
Năm 1998 đã bắt tay vào sản xuất các sản phẩm cơ khí
Năm 1999 lắp ráp các linh kiện điện tử
Kinh nghiệm trong kinh doanh được thể hiện:
Kinh doanh máy phát điện từ năm 1996 đến nay
Máy nén khí điện, Diesel từ năm 1996 đến nay
Máy xây dựng, bơm nước từ năm 1996 đến nay
Máy khai thác đá từ năm 1996 đến nay
Kinh doanh xe máy công trình từ năm 2000 đến nay
Trong 2 năm gần đây sản xuất được máy trộn, vận than, giàn giáo
Doanh thu được từ hoạt động kinh doanh máy phát điện và các máy xây dựng là 155.581.899.000 VND,năm 2005và 169.974.399.000 VND, năm 2006.
Tổng số lao động hiện có 39 cán bộ và nhân viên trong lĩnh vực sản xuất và 126 cán bộ trong lĩnh vực kinh doanh.
Công nghệ
Thiên Hoà An là nhà phân phối sản phẩm của nhà sản xuất máy phát điện, máy công trình, máy xây dựng, máy công cụ và các thiết bị khác của Nhật, Italia, Đức, Nga, Nam Triều Tiên, Trung Quốc, Đài Loan.Do đó công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu của nước ngoài.
Nhân lực
Thiên Hòa An có đội ngũ làm việc đông đảo gần 200 người. Với đội ngũ kĩ sư được đào tạo bài bản, được trang bị các kiến thức về công nghệ mới và có nhiều năm kinh nghiệm, sáng tạo trong công việc.
Bộ máy cơ cấu tổ chức nhân lực qui mô và chuyên sâu vào từng lĩnh vực.
Cán bộ của công ty TNHH Thiên Hoà An không những được trang bị về cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu công việc mà còn được hưởng rất nhiều khoản ưu đãi như tiền thưởng, tiền làm thêm giờ.
aanhanh 2.1.2. Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Thiên Hoà An
Nhìn chung bộ máy hoạt động của Công ty Thiên Hòa An được tổ chức khoa học và hợp lý, mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng đều vì mục tiêu chung của công ty là hướng tới khách hàng, lấy khách hàng là trung tâm, đáp ứng nhanh chóng và kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng. Đứng đầu Công ty là Hội đồng thành viên, dưới là tổng giám đốc và phó tổng giám đốc, và ban giám đốc điều hành.Trong ban giám đốc điều hành gồm giám đốc kinh doanh, giám đốc tài chính, giám đốc phát triển chi nhánh và đại lí, giám đốc kỹ thuật.
Công ty Thiên Hòa An hoạt động theo mô hình Công ty TNHH trên mười thành viên, cơ cấu của bộ máy tổ chức bao giờ cũng có Hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc, ban kiểm soát trong đó:
- Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
- Tổng giám đốc, giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về quyền và nghĩa vụ của mình.
- Ban kiểm soát có quyền và nghĩa vụ do điều lệ của công ty qui định .
Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty là sự kết hợp giữa nhiều kiểu cơ cấu tổ chức như cơ cấu ma trận, cơ cấu theo miền, cơ cấu theo chức năng.
Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm điều hành và quản lí công việc của phòng kế toán- tài chính.
Giám đốc kinh doanh thì quản lí và điều hành hoạt động của cửa hàng bán lẻ, phòng xuất nhập khẩu, các trung tâm tư vấn bảo hiểm, các kho lưu trữ hàng hóa, các chi nhánh của Hưng Yên
Giám đốc phát triền đại lí và phát triền chi nhánh điều hành và quản lí cửa hàng 409, các đại lí phía Bắc, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Vinh, chi nhánh Đà Nẵng.
Giám đốc kĩ thuật điều hành và quản lí phòng kỹ thuật, xưởng sản xuất cơ khí, ban kiểm tra kỹ thuật
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Thiên Hoà AN
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Thiên Hoà An
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM Đ ỐC
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
TRỢ LÍ GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC KINH DOANH
GIÁM ĐỐC PHÁT TRIỂN ĐẠI LÝ VÀ CHI NHÁNH
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
TRUNG TÂM TƯ VẤN
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG DV SAU BÁN HÀNG
PHÒNG TỔNG HỢP
GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG DỰ ÁN
Nguồn : Phòng hành chính,nhân sự
2.1.3. Hệ thống chi nhánh, cửa hàng của công ty TNHH Thiên Hoà An
Hệ thống chi nhánh cửa hàng của công ty TNHH Thiên Hoà An rải khắp từ Nam chí Bắc
Ở Miền Bắc ngoài trụ sở chính ở 146 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội còn có các trung tâm, cửa hàng ở Hà Nội, chi nhánh ở Hưng Yên và Hải Phòng
Hệ thống các Trung tâm, cửa hàng ở Hà Nội
Trung tâm tư vấn và giới thiệu máy phát điện (150 Trường Chinh, Đống Đa)
Cửa hàng kinh doanh và giới thiệu sản phẩm (169 đường Trường Chinh, Đống Đa)
Cửa hàng 488 Nguyễn Văn Cừ- Gia Lâm
Cửa hàng 668 (Km 1 đường 70- Huyện Thanh Trì)
Trung tâm dịch vụ bảo hành và sửa chữa thiết bị (178 Trường Chinh, Thanh xuân)
Nhà máy sản xuất cơ khí (Km1 đường 70- Huyện Thanh Trì).
Chi nhánh Hưng Yên (Km1, Quốc lộ5, Như Quỳnh, Văn Lâm)
Chi nhánh Hải Phòng (Km3, đường Hà Nội).
Ở Miền Nam có chi nhánh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh địa chỉ 150 Lý Thường Kiệt, Phường 8. Ngoài ra còn có cửa hàng 19A Đường Cộng Hoà, Phường 13, Quận Tân Bình.
Ở Miền Trung có chi nhánh ở Đà Nẵng và Vinh
Chi nhánh Đà Nẵng (243 Trường Chinh)
Chi nhánh Vinh (số 05,Mai Hắc Đế, Thành phố Vinh)
2.1.4. Ngành kinh doanh của công ty TNHH Thiên Hoà An
Những ngành nghề kinh doanh chính của công ty TNHH Thiên Hoà An :
Buôn bán
Tư vấn
Thiết kế lắp đặt
Chuyển giao công nghệ
Bảo dưỡng và sửa chữa máy thiêt bị
Hoạt động sản xuất
Thương mại xuất nhập khẩu
Các sản phẩm kinh doanh của công ty TNHH Thiên Hoà An:
Máy phát điện
Được kinh doanh ngay từ khi thành lập năm 1996 và đây cũng là mặt hàng bán chạy nhất của công ty.Thiên Hòa An là nhà phân phối chính thức máy phát điện có công suất 1KVA- 2060KVA của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Elemax-Nhật Bản, Denyo-Nhật Bản, OnisVisa-Italia, Máy phát hàn Elemax- Denyo.
Máy nén khí ,máy sấy khí
Thiên Hòa An là nhà phân phối chính thức máy nén khí có lưu lượng 0,2m3/phút- 30m3/phút của các hãng nổi tiếng như Abac-Italia, Denyo-Nhật Bản, Puma-Đài Loan, Khai sơn-Trung Quốc .
Máy xây dựng
Công ty nhận cung cấp rất nhiều loại máy xây dựng đáp ứng nhu cầu của khách hàng như:trạm trộn bê tông, máy trộn bê tông, máy đầm đất đầm bê tông, máy cắt bê tông, giàn giáo,cột chống, cốt pha, máy cắt uốn thép,máy xoa bê tông máy mài sàn bê tông, búa phá bê tông, khoan lấy mẫu bê tông và các thiết bị hỗ trợ khác…của các hãng nổi tiếng như Unggiang, Jinlong, Quang lục, Hoàn vũ, Cao vĩnh lực…
Máy khai thác đá
Công ty cung cấp dây truyền nghiền sàng đá, máy nghiền đá di động liên hợp, đầu nghiền đá các loại, máy cấp liệu, máy sàng rung, máy khoan đá, mũi khoan và các thiết bị hỗ trợ đi kèm.
Máy bơm
Công ty là nhà phân phối chính thức máy bơm phục vụ các công trình công nghiệp và dân dụng của các hãng nổi tiếng như MATRA Italia, ISURUMI Nhật Bản,CP Đài Loan.
Máy và thiết bị nâng hạ
Vận thăng nâng hàng, vận thăng lồng, palăng điện xích, tời mặt đất, xe nâng hàng kéo tay, chạy diesel.
Máy công trình
Máy xúc đào,xe trải khảm, lu tĩnh rung, cẩu xích
Máy công cụ và thiết bị bảo dưỡng
Máy cắt mài khoan đánh bóng, súng vặn bulông vít, bơm dầu mỡ, bàn nâng xe.
Với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm và chế độ sau bán hàng.Sản phẩm của Công ty Thiên Hòa An ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng, đánh giá cao.
2.2. Hình thức nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật của công ty TNHH Thiên Hoà An
Hình thức nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật của công ty TNHH Thiên Hoà An là hình thức nhập khẩu trực tiếp. Công ty tự tìm kiếm và giao dịch với nhà sản xuất máy phát điện Elemax- Nhật mà không thông qua bên thứ 3.
Đặc điểm của nhập khẩu trực tiếp máy phát điện Elemax- Nhật của công ty TNHH Thiên Hoà An là công ty được hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được và cũng phải gánh chịu mọi rủi ro đối với hàng hoá nhập khẩu.
2.3. Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy phát điện Elemax - Nhật của công ty TNHH Thiên Hoà An
2.3.1. Nghiên cứu thị trường máy phát điện elemax- Nhật
2.3.1.1 Nhu cầu máy phát điện Elemax- Nhật của thị trường trong nước
Chỉ dựa vào doanh số bán máy phát điện Elemax- Nhật của công ty Thiên Hoà An trong những 3 năm gần đây cũng đủ để biết nhu cầu về máy phát điện Elemax- Nhật ở thị trường Việt Nam như thế nào.
Bảng 5: Doanh số bán máy phát điện Elemax- Nhật
Năm
Doanh số bán máy phát điện Elemax- Nhật
2005
3.000
2006
3.350
2007
4.900
Nguồn:Phòng kinh doanh
Doanh số bán tăng qua các năm điều này cho thấy cầu về máy phát điện Elemax- Nhật tăng qua các năm. Năm 2007 so với năm 2006 và 2005 mức tăng về doanh số bán có thể nói là tăng vọt. Đây cũng là điều đáng mừng cho các nhà kinh doanh máy phát điện Elemax- Nhật khi mà tình trạng thiếu điện vào năm 2008 trầm trọng hơn năm 2007. Theo kết quả báo cáo của tập đoàn điện lực Việt Nam đã nêu ở bảng 1 thì năm 2007 thiếu điện là 6,6 tỉ Kwh, năm 2008 dự báo thiếu điện là 8,6 tỉ Kwh. Như vậy thì tình trạng thiếu điện của năm 2008 tăng 30,3 % so với năm 2007. Điều này tạo cho các nhà nhập khẩu máy phát điện có nhiều cơ hội kinh doanh và cạnh tranh hơn.
2.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh máy phát điện Elemax- Nhật của công ty TNHH Thiên Hoà An trong thị trường Việt Nam
Trong kinh doanh cạnh tranh tất yếu. Cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay khi mà Việt Nam đã là thành viên chính thức của chức thương mại thế giới WTO thì tính chất cạnh tranh trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Rất nhiều các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu máy phát điện về phân phối tại thị trường trong nước giống như công ty TNHH Thiên Hòa An.Tuy có thể thấy ngay thế mạnh của công ty TNHH Thiên Hoà An là được nhà sản xuất sản phẩm máy phát điện Elemax- Nhật của Nhật ủy quyền là nhà phân phối độc quyền chính thức của họ tại Việt Nam. Nhưng điều đó không nói lên mức độ cạnh tranh có giảm.
Để cạnh tranh thì cần phải xác định chính xác đối thủ cạnh tranh của mình là ai, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì. Nếu đối thủ cạnh tranh yếu thì doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá bán và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, nếu đối thủ cạnh tranh mạnh thì sự cạnh tranh về giá cả là đáng kể.
Theo số liệu báo cáo và tổng hợp từ phòng nghiên cứu thị trường, hiện tại công ty Thiên Hoà An đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ là công ty Thành Phát, công ty Lifan,công ty Minh Toan, công ty Tiến Liên và công ty Phúc Tiến.
Tên hiệu các sản phẩm cạnh tranh hiện đang tiêu thụ trên thị trường: Lifan, Daimtsu; Máy phát điện Daihatsu (công ty Phúc Tiến) có các model: XR950, XR1800, XR2500,XR2200; MFĐ giả Honda (công ty Thành Phát) có model GF: 2GF 2.2KVA, 2.8GF-3, 4GF-3,5GF-3,5GF-4.
Về hình thức, kiểu dáng,mẫu mã
Các sản phẩm cạnh tranh có hình thức và mẫu mã giống sản phẩm máy phát điện Elemax- Nhật của công ty Thiên Hòa An nhất là các máy phát điện có gam màu đỏ. Máy phát điện của Thành Phát có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nhưng giá thành hơi cao, tiêu thụ chậm.
Về chất lượng sản phẩm cạnh tranh
Các sản phẩm cạnh tranh có chất lượng không cao, không ổn định nhưng thực tế khách hàng có thể chấp nhận được.
Thiên Hòa An đang phải đối mặt với hàng lắp ráp trong nước.
Về giá của các sản phẩm cạnh tranh
Hiện nay hầu hết giá của sản phẩm cạnh tranh bán ra thấp hơn 1/3 giá của máy phát điện Elemax- Nhật. Tiêu biểu nhất giá của Lifan bán thấp hơn giá của sản phẩm máy phát điện Elemax- Nhật của Thiên Hòa An 25-35%.
Tốc độ tiêu thụ sản phẩm cạnh tranh
Sản phẩm máy phát điện cạnh tranh được tiêu thụ mạnh ở thị trường các tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh loại có công suất nhỏ như XR2200 và XR 2500. Máy phát điện của công ty Phúc Tiến tiêu thụ mạnh vì có chất lượng tốt và giá cả hợp lí.
2.3.1.3. Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Nếu chỉ dừng lại ở nghiên cứu thị trường trong nước thì chưa đủ để đưa ra một kết luận chính xác và toàn diện mà doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu cả thị trường nước ngoài- nơi mà doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật.
Ở đây doanh nghiệp quan tâm nhiều đến thị trường Nhật vì máy phát điện Elemax- Nhật được sản xuất ở Nhật. Như chúng ta đã biết Nhật là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới. Đặc điểm nổi bật của thị trường Nhật là khắt khe đối với sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng về tiêu chuẩn kỹ thuật. Chính đặc điểm này tạo tâm lý hoàn toàn an tâm cho người tiêu dùng trong nước khi sử dụng sản phẩm máy phát điện Elemax- Nhật của Nhật.
Ngoài thị trường Nhật doanh nghiệp cũng cẫn quan tâm tới các thị trường khác, nơi sản xuất ra các máy phát điện cạnh tranh. Theo thông tin của báo kinh tế hợp tác đăng trên trang Web
hiện nay trên thị trường có khoảng 30 loại máy phát điện từ Mỹ, Canada, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc…với giá dao động từ 2 triệu đồng đến hàng chục triệu đồng, thậm chí là trăm triệu đồng. Như vậy Thiên Hoà An cần phải phát huy hơn nữa lợi thế cạnh tranh và có chiến lược kinh doanh cụ thể.
2.3.2. Lập kế hoạch nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật
2.3.2.1. Cơ sở lập kế hoạch cho nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường biết được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cần gì, muốn gì kết hợp với khả năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch để đáp ứng nhu cầu khách hàng và mục tiêu của doanh nghiệp đề ra.
Máy phát điện Elemax- Nhật có rất loại khác nhau về công suất, điện áp, nhiên liệu, trọng lượng, động cơ.
Bảng 6:Dòng sản phẩm thuộc máy phát điện Elemax- Nhật
MODEL
Công suất (KVA)
Điện áp
(V)
Động cơ
Nhiên liệu
Trọng lượng (Kg)
50Hz
60Hz
SHX1000
1.0
1.0
220
HONDA
Xăng
13.6
SHX2000
1.9
1.9
220
HONDA
Xăng
21
SH1900
1.6
1.9
220
HONDA
Xăng
29
SH2900
2.4
2.9
220
HONDA
Xăng
34
SH4000
3.7
4.1
220
HONDA
Xăng
51
SH5000
4.5
5.0
220
HONDA
Xăng
54
SH6000
5.5
6.0
220
HONDA
Xăng
65
SH3200EX
2.6
3.2
220
HONDA
Xăng
44
SH3900EX
3.3
3.9
220
HONDA
Xăng
46
SH4600EX
4.0
4.6
220
HONDA
Xăng
63
SH5300EX
4.7
5.3
220
HONDA
Xăng
68
SH6500EX
5.8
6.5
220
HONDA
Xăng
75
SH6500EXS
5.8
6.5
220
HONDA
Xăng
75
SH7600EX
6.5
7.6
220
HONDA
Xăng
78
SH7600EXS
6.5
7.6
220
HONDA
Xăng
78
SH11000
9.5
10.5
220
HONDA
Xăng
188
SHT11500
10.5
11.5
220/380
HONDA
Xăng
190
SH15D
12.0
13.0
220
HONDA
Diesel
341
SHT15D
13.0
15.0
220/380
HONDA
Diesel
341
SHT25D
20.0
22.0
220/380
KUBOTA
Diesel
540
Nguồn: www.thienhoaan.com
Cùng là máy phát điện Elemax- Nhật nhưng cầu về từng loại là khác nhau. Và giá cho mỗi loại là khác nhau Nên lượng nhập cho mỗi loại là khác nhau. Doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể xem là nhâp loại nào, số lượng là bao nhiêu, giá cả như thế nào đảm bảo vừa có lãi, vừa có thể cạnh tranh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đối với công ty TNHH Thiên Hoà An, một công ty làm ăn uy tín và lâu năm thì cơ sở lập kế hoạch nhập khẩu còn dựa trên đơn những đặt hàng có sẵn của khách hàng.
2.3.2.2. Các bước lập kế hoạch nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật
Bước 1: Bộ phận Marketing nghiên cứu thị trường máy phát điện trong và ngoài nước sau đó báo cáo kết quả lên ban lãnh đạo và bộ phận xuất nhập khẩu
Bước2: Ban lãnh đạo, bộ phận xuất nhập khẩu đưa ra kế hoạch nhập khẩu cụ thể và phương án dự phòng cho máy phát điện Elemax- Nhật.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật
Để thực hiện được kế hoạch nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật không chỉ là công việc của một phòng ban mà phải là sự kết phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban.
Công việc của phòng Xuất nhập khẩu
Tìm nguồn hàng đảm bảo
Giao dịch đi đến kí kết hợp đồng
Tổ chức thực hiện hợp đồng
Công việc của phòng tài chính- kế toán
Thanh toán tiền thuê tàu, tiền mua bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật
Nộp thuế nhập khẩu
Kiểm tra chứng từ cùng ngân hàng phát hành L/C trong trường hợp thanh toán bằng L/C
Cùng với bộ phận xuất nhập khẩu chuẩn bị chứng từ để đi nhận hàng
Bộ phận kho bãi
Nhận hàng về kho
Bố trí xếp hàng trong kho một cách hợp lí, tránh sự chồng chéo
Bảo quản hàng theo đúng tiêu chuẩn, tính chất của hàng nhập kho.
Bảng 7: Bảng kế họạch và tình hình thực hiện nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật năm 2007
Tên sản phẩm
Kế hoạch nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật
( chiếc)
Thực hiện kế hoạch nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật
( chiếc)
Phần trăm thực hiện so với kế hoạch
(%)
SH2900–2.4KVA
540
700
130
SH5000-4.5KVA
100
90
90
SH6000-5.5KVA
160
250
156
SH5300EX-4.7KVA
7200
9700
135
SH7600EX-6.5KVA
1180
2000
169
SH7600EXS-6.5KVA
1540
1900
123
SH11000DXS-9.5KVA
340
500
147
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu
Bảng số liệu trên chỉ đề cập đến các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất mà không đi chi tiết vào tất cả các loại máy phát điện Elemax- Nhật nhập khẩu năm 2007.
2.3.3. Giao dịch và kí kết hợp đồng
Hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Thiên Hoà An là hoạt động nhập khẩu trực tiếp nên công ty tự tìm kiếm bạn hàng và thực hiện giao dịch để kí hợp đồng
Bảng8: Bảng kết quả kí kết hợp đồng nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật những năm gần đây
Kết quả kí kết hợp đồng nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật
2005
2006
2007
Số lượng hợp đồng
80
92
112
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu
Số lượng hợp đồng kí kết với Nhật ngày càng nhiều. Hoạt động đàm phán chủ yếu bằng điện thoại, bằng e-mail và Fax.
2.3.4. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật
Đối với công ty TNHH Thiên Hoà An vì đã được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp giấy phép kinh doanh số 048961. Thêm vào đó mặt hàng máy phát điện Elemax- Nhật nằm trong mặt hàng đã đăng ký kinh doanh. Nên bỏ qua bước xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
2.3.4.1. Bước đầu làm thủ tục thanh toán
Công ty TNHH Thiên Hoà An là khách hàng thường xuyên của hai ngân hàng là ngân hàng Eximbank (ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam) và ngân hàng Techcom bank (Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam)
Trong các hợp đồng nhập khẩu được ký kết với Nhật công ty chủ yếu sử dụng chủ yếu hai phương thức thanh toán đó là thanh toán bằng T/T trả trước và thanh toán bằng thư tín dụng. Nhưng phương thức thanh toán bằng T/T được sử dụng nhiều hơn bởi mối quan hệ của công ty TNHH Thiên Hoà An với nhà sản xuất máy phát điện Elemax- Nhật của Nhật là lâu năm. Nhưng vẫn có những hợp đồng ký với nhà sản xuất máy phát điện Elemax- Nhật sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng bởi vì muốn đảm bảo cho lô hàng ít rủi ro hơn. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là phương thức thanh toán an toàn nhất so với các phương thức khác nhưng chi phí giao dịch thanh toán cao nhất.
Với hợp đồng mà thanh toán bằng T/T trả trước để thực hiện bước đầu thanh toán thì nhân viên phòng xuất nhập khẩu của công ty đến ngân hàng xuất trình lệnh chuyển tiền và hợp đồng nhập khẩu
Với hợp đồng thanh toán L/C để thực hiện bước đầu thanh toán nhân viên phòng xuất nhập khẩu của công ty đến ngân hàng mở thư tín dụng xuất trình đơn xin mở thư tin dụng(L/C)
L/C được lập trên cơ sở của hợp đồng nhập khẩu giữa công ty Thiên Hoà An và nhà cung cấp máy phát điện Elemax- Nhật. Nhưng điều này không đồng nghĩa L/C và hợp đồng nhập khẩu là một. Hợp đồng nhập khẩu và L/C hoàn toàn độc lập với nhau.
Ngân hàng mở L/C tiếp nhận đơn xin mở L/C nếu chấp nhận thì yêu cầu công ty ký quĩ 10% tổng giá trị của hợp đồng nhập khẩu. Tỉ lệ ký quĩ này có được là do mối quan hệ của công ty với ngân hàng.
2.3.4.2. Thuê tàu chuyên chở máy phát điện Elemax- Nhật
Công ty nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật theo giá FOB nên công ty giành được quyền thuê tàu. Việc tìm thuê tàu đảm bảo cả về chất lượng và uy tín cũng không phải là dễ nhưng doanh nghiệp giành được quyền thuê tàu sẽ chủ động hơn trong các hoạt động của mình vừa góp phần phát triển dịch vụ thuê tàu của nước nhà.
Công ty thuê tàu chuyên chở hàng hoá từ cảng Tokyo của Nhật Bản tời cảng Hải Phòng của Việt Nam.
2.3.4.3. Mua bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu
Cũng xuất phát từ việc nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật theo giá FOB nên doanh nghiệp giành được quyền mua bảo hiểm cho hàng hoá. Việc mua bảo hiểm cho hàng hoá là có lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu khi hàng hoá xẩy ra những rủi ro không mong muốn. Và cũng giống như thuê tàu, việc giành được quyền mua bảo hiểm cho hàng hoá cũng giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động của mình và cũng góp phần phát triển dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam.
Thông thường khi không có thoả thuận khác thì công ty mua bảo hiểm ở mức tối thiểu 110% tổng giá trị của hợp đồng nhập khẩu.
2.3.4.4.Làm thủ tục hải quan
Khi hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam thì bắt buộc phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Để làm thủ tục hải quan cho máy phát điện Elemax- Nhật nhập khẩu doanh nghiệp thực hiện khai báo hải quan, nộp và xuất trình hồ sơ hải quan, xuất trình máy phát điện Elemax- Nhật để kiểm tra thực tế và nộp thuế nhập khẩu.
Khi khai báo hải quan nhập khẩu doanh nghiệp thực hiện theo mẫu của tờ khai hải quan nhập khẩu do Tổng cục Hải quan qui định, khai rõ ràng, chính xá, đầy đủ theo nội dung trên tờ khai hải quan.
Sau khi khai báo hải quan, doanh nghiệp nộp và xuất trình các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan.Trong bộ hồ sơ hải quan bao gồm các chứng từ phải nộp và các chứng từ phải xuất trình để cơ quan hải quan đối chiếu kiêm tra.
Những chứng từ bắt buộc doanh nghiệp phải nộp là tờ khai hải quan nhập khẩu, hợp đồng nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ, chứng nhận kiểm dịch…Những chứng từ như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số kinh doanh…phải xuất trình cho cơ quan hải quan để họ kiểm tra đối chiếu.
Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp bắt buộc phải xuất trình máy phát điện Elemax- Nhật nhập khẩu cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá. Việc xuất trình phải đảm bảo đầy đủ và chính xác như mô tả trong hồ sơ hải quan.
Bước cuối cùng doanh nghiệp phải làm khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu là nộp thuế nhập khẩu.Phương pháp tính thuế nhập khẩu do nhà nước qui định nhưng doanh nghiệp phải tự tính.
2.3.4.5. Nhận hàng
Sau khi có quyết định của cơ quan hải quan cho thông quan nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật thì doanh nghiệp chuẩn bị những công việc cần thiết cho việc nhận hàng. Trước hết doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trong bộ chứng từ nhận hàng. Rồi chuẩn bị hệ thống kho bãi để chứa hàng. Và phải có trước kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu
2.3.5. Đội ngũ thực hiện hoạt động nhập khẩu
Trong hoạt động nhập khẩu cũng như trong các hoạt động khác yếu tố con người luôn là quan trọng và không thể thiếu được. Nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nhiệp. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia nên cần có những con người có trình độ và nghiệp vụ. Hiện nay công ty TNHH Thiên Hoà An có khoảng 200 công nhân viên chức, có năng lực trình độ đáp ứng được nhu cầu công việc.
Nếu muốn thực hiện hoạt động nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật thì đòi phải có thêm nghiệp vụ nhập khẩu và trình độ ngoại ngữ ngoài những đòi hỏi của doanh nghiệp kinh doanh thông thường ở trong nước.
2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật của công ty TNHH Thiên Hoà An
2.4.1. Kết quả đạt đuợc
Bảng 9: Kết quả kinh doanh năm 2005 -2007
Năm
2005
2006
2007
Doanh số bán hàng
(Đơn vị: chiếc)
3.000
3.350
4.900
Lợi nhuận sau thuế
(Đơnvị: 1000VND)
218.768
261.719
314.063
Nguồn : Phòng kế toán – tài chính
Trong suốt quá trình hoạt động của mình công ty TNHH Thiên Hoà An đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể.
Trước hết phải nói đến là doanh số bán máy phát điện Elemax- Nhật tăng qua các năm. Theo bảng 5, nếu như doanh số bán hàng của năm 2005 mới chỉ là 3000 chiếc thì năm 2007 đã lên tới 4900 chiếc, một con số có thể nói là tăng đột biến. Nhưng có lẽ không dừng lại ở con số đó, theo thông tin từ phòng kinh doanh của công ty thì mới có 3 tháng đầu năm 2008 khi mà khí trời vẫn còn se lạnh công ty đã bán đươc 3000 máy phát điện Elemax- Nhật.
Để đạt được những con số đó phải kể đến công lao to lớn của phòng nghiên cứu thị trường và chiến lược kinh doanh nhập khẩu của ban lãnh đạo. Phòng nghiên cứu thị trường đã hoàn thành vai trò của mình. Họ đã nắm bắt chính xác nhu cầu của thị trường trong nước, đối thủ cạnh tranh và nhà cung cấp máy phát điện và có đưa ra dự báo được tình trạng thiếu điện trong nhưng năm sau đó. Nguồn thông tin từ phòng nghiên cứu thị trường chính là cơ sở để công ty lên kế hoạch nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật và thực hiện chiến lược, mục tiêu của công ty.
Cùng với doanh số bán hàng tăng là lợi nhuận tăng. Thực tế cho thấy lợi nhuận sau thuế tính trên tổng tài sản của công ty hàng năm trung bình tăng 5%, còn lợi nhuận sau thuế tăng trung bình qua các năm khoảng 19%. Với những con số đó chắc không cần phải bình luận thêm về chiều hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cùng với sự tăng lên của doanh số bán và lợi nhuận đó là uy tín công ty đối với khách hàng ngày càng được nâng lên. Ngày càng nhiều khách hàng biết đến và sử dụng máy phát điện Elemax- Nhật của công ty TNHH Thiên Hoà An.
Chính vì hoạt động hiệu quả trong nhiều năm liên tiếp mà công ty TNHH Thiên Hoà An nhận được sự tín nhiệm tuyệt đối của tập đoàn Ailet của Nhật. Ngày 10/2/2008 vừa qua công ty TNHH Thiên Hoà An chính thức được tập đoàn Ailet công nhận là đại lý độc quyền và duy nhất phân phối máy phát điện Elemax- Nhật tại Việt Nam. Đây là sự kiện trọng đại đối với công ty và khách hàng.Nhật Bản là nước nổi tiếng trong kinh doanh lấy chữ tín và chất lượng làm trọng. Do đó khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng khi sử dụng máy phát điện Elemax- Nhật của công ty Thiên Hoà An.
Dù là một công ty lớn nhưng Thiên Hoà An luôn cần có sự hỗ trợ của ngân hàng. Đặc biệt là các ngân hàng có dịch vụ thanh toán quốc tế vì phần lớn doanh nghiệp thực hiện vay ngoại tệ để thanh toán chi phí nhập khẩu. Với uy tín và kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả của mình, công ty luôn nhận được sự ưu tiên của các ngân hàng trong việc vay ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank. Theo thông tin từ phòng tài chính- kế toán thì ngân hàng này đã cung cấp cho công ty khoản tín dụng 40.000.000.000 VND(Bốn mươi tỉ đồng).
Một kết quả nữa đó là công ty TNHH Thiên Hoà An đã không mắc phải sai lầm như hầu hết các doanh nghiệp Việt nam khi tiến hành hoạt động nhập khẩu, đó là nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật theo giá FOB( free on board). Trước kia, vì hiểu không đúng về nơi chuyển rủi ro theo giá CIF là ở cảng đến nên hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu đã lựa chọn mua hàng hoá theo giá CIF để tránh rủi ro cho mình. Chính sai lầm này, họ đã nhường quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho nước xuất khẩu. Điều này là một bất lợi vì doanh nghiệp nhập khẩu phải chấp nhận chi phí thuê tàu do bên xuất khẩu đưa ra. Mặt khác không góp phần phát triển các dịch vụ của nước mình.
Hiểu đúng về điều kiện thương mại quốc tế thì mua hàng theo điều kiện FOB hay CIF thì nơi chuyển rủi ro đều là lan can tàu tại cảng đi nhưng mua hàng theo điều kiện FOB có lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu còn mua hàng theo điều kiện CIF có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu.
2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những thành tựu đã đặt được thì công ty TNHH Thiên Hoà An cũng có những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong hoạt động nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật.
Tồn tại lớn nhất mà có lẽ không phải chỉ có ở công ty TNHH Thiên Hoà An đó là trình độ ngoại ngữ của đội ngũ tham gia vào hoạt động nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật chưa đáp ứng được. Nói đến trình độ ngoại ngữ ở đây là nói ở hai khía cạnh.Một là ngoại ngữ dùng để giao tiếp thông thường. Hai là ngoại ngữ chuyên ngành. Hạn chế của doanh nghiệp nhập khẩu vẫn là ngoại ngữ chuyên ngành. Khi làm ăn với đối tác nước ngoài đòi hỏi ngoại ngữ chuyên ngành nhiều hơn để có thể ký được những hợp đồng chặt chẽ về mặt pháp lý, vừa đảm bảo có lợi cho mình, tránh mắc bẫy của đối phương, vừa giảm chi phí thuê phiên dịch mà chưa chắc đảm bảo quyền lợi của mình.
Một hạn chế nữa là hệ thống kho bãi của công ty chưa nhiều và ở xa các cửa hàng. Hệ thống kho bãi chưa nhiều ảnh hưởng đến số lượng hàng nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật, và có thể phát sinh thêm chi phí thuê kho bãi. Hệ thống kho bãi còn khá xa nơi bán hàng điều này buộc doanh nghiệp phải cộng thêm chi phí chuyên chở máy phát điện từ kho bãi đến các cửa hàng vào giá bán máy phát điện Elemax- Nhật.
Tiếp nữa là khâu nhận hàng còn chủ quan, tin tưởng vào bên giao hàng và chưa đưa ra giải pháp chặt chẽ khắc phục tình trạng này nên vẫn còn để xảy ra tình trạng hàng về kho mới phát hiện ra thiếu hàng. Và tất nhiên trong trường hợp này doanh nghiệp tự giải quyết và chấp nhận khoản lỗ từ việc thiếu hàng.
Một tồn tại nữa là công ty lựa chọn phương thức thanh toán T/T trả trước không an toàn. Vì với phương thức thanh toán T/T trả trước doanh nghiệp tiến hành trả tiền trước khi nhận hàng hoá. Trong trường hợp tiền đến tay nhà xuất khẩu rồi mà họ không giao hàng cho bên nhập khẩu thì bên nhập khẩu cũng phải chấp nhận rủi ro này. Để hạn chế rủi ro này doanh nghiệp nhập khẩu nên chọn phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Còn nếu doanh nghiệp không muốn mất chi phí thanh toán cao như phương thức tín dụng chứng từ có thể chọn phương thức thanh toán bằng T/T trả sau có lợi hơn.
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu không thể bỏ qua vấn đề tỉ giá hối đoái.
Tỉ giá hối đoái ảnh hưởng rất lớn đến chi phí nhập khẩu máy phát điện Elemax- Nhật. Tỉ giá lên thì bất lợi cho nhà nhập khẩu vì phải trả chi phí nhập khẩu lớn hơn so với thời điểm kí hợp đồng. Còn tỉ giá hối đoái giảm có ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11452.doc