MỤC LỤC
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SGD NHNN & PTNT VIỆT NAM 23
2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SGD 23
2.1.2 Khái quát quá trình hoạt động kinh doanh của SGD 24
2.1.2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển 24
2.1.2.2 Mô hình tổ chức của SGD 26
2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu 26
2.1.2.4 Các giải pháp SGD đã thực hiện hiệu quả 31
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI SGD 33
2.
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.1 Tài khoản và chứng từ sử dụng 33
2.2.2 Quy trình kế toán HĐV qua tài khoản tiền gửi 33
2.2.2.1 Kế toán nhận tiền gửi 34
2.2.2.2 Kế toán chi trả tiền gửi 35
2.2.2.3 Kế toán trả lãi tiền gửi 35
2.2.3 Quy trình kế toán huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm 37
2.2.3.1 Kế toán nhận tiền gửi tiết kiệm 37
2.2.3.2 Kế toán chi trả tiền gửi tiết kiệm 38
2.2.3.3 Kế toán hạch toán và chi trả lãi 39
2.2.4 Quy trình kế toán huy động vốn qua việc phát hành giấy tờ có giá 40
2.2.4.1 Kế toán phát hành GTCG 40
2.2.4.2 Kế toán tiền lãi 41
2.2.4.3 Kế toán chi trả GTCG 41
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH 42
2.3.1 Những kết quả đã đạt được 42
2.3.2 Những điểm hạn chế và nguyên nhân 43
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNN & PTNT 45
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NHNH & PTNT TRONG NĂM 2010 45
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN 46
3.2.1 Đẩy mạnh và hoàn thiện hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán huy động vốn 46
3.2.2 Hoàn thiện quy trình kế toán huy động vốn 47
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán 48
3.2.4 Các biện pháp hỗ trợ khác 48
3.2.4.1. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn. 48
3.2.4.2. Thực hiện chích sách lãi suất huy động linh hoạt. 49
3.2.4.3. Gắn liền việc tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả. 50
3.2.4.4. Thực hiện tốt chích sách khách hàng và chiến lược Marketing. 51
3.2.4.5. Phát huy tối đa yếu tố con người. 51
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI SGD NHNN&PTNN VIỆT NAM. 52
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ. 52
3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước. 53
3.3.3. Kiến nghị với NHNN&PTNT Việt Nam. 54
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
NHTM
Ngân hàng thương mại
SGD
Sở Giao Dịch
NHNN&PTNT
Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn
VHĐ
Vốn huy động
TKTG
Tài khoản tiền gửi
GTCG
Giấy tờ có giá
KKH
Không kỳ hạn.
CKH
Có kỳ hạn
HĐV
Huy động vốn
TKTCTD
Tài khoản tổ chức tín dụng
TCKT
Tổ chức kinh tế
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
NHNN
Ngân hàng nhà nước
TTQT
Thanh toán quốc tế
NHTM
Ngân hàng thương mại
CMT
Chứng minh thư
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1: Mức tăng trưởng huy động vốn 27
Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng 28
Bảng 2.3: Kết quả dịch vụ thanh toán quốc tế 29
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh 30
Bảng 2.5 Tình hình huy động tiền gửi khách hàng 36
Bảng 2.7: Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm 39
Bảng 2.8 Tình hình huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá 41
LỜI NÓI ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài
Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và ổn định không thể không cần đến những kênh dẫn vốn, trong nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển, người ta tập trung nhiều sự chú ý tới thị trường trung gian tạo ra nguồn tài chính cho các doanh nghiệp quan trọng hơn so với thị trường tài chính. Trong hệ thống các trung gian tài chính, người ta chủ yếu nhắc tới các NHTM với chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, tiền vốn được huy động từ những người có vốn là để thực hiện mục tiêu cung ứng vốn cho những người cần nó. Vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước và là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế mỗi quốc gia.
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế của chúng ta đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức mới mẻ. Gia nhập WTO, các ngân hàng được hoạt động trong môi trường chuyên nghiệp hơn, có cơ hội liên kết, hợp tác, phát triển với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm, khai thác thị trường. Bên cạnh đó, các NH cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính mạnh, trình độ năng lực quản lý chuyên nghiệp, hệ thống sản phẩm đa dạng có chất lượng cao hơn. Hơn nữa, do xuất phát điểm và trình độ phát triển của ngành Ngân hàng nước ta còn thấp cả về công nghệ và trình độ quản lý, tổ chức chuyên môn nghiệp vụ, khả năng huy động vốn trong nền kinh tế còn thấp, nhất là vốn trung dài hạn và tiết kiệm nội bộ. Hiện nay ngành NH đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trước xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, giải quyết những khó khăn về vốn, về công nghệ, về nhân lực...nhằm đẩy nhanh công tác huy động vốn Ngân hàng và một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc huy động vốn Ngân hàng đó là hiệu quả hoạt động kế toán huy động vốn hiện nay.
Trong quá trình thực tập tại SGD, em nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng mà hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và SGD NHNN & PTNT rất quan tâm và tìm mọi cách để hoàn thiện. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, SGD còn có những hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Do đó em mạnh dạn chọn đề tài: “ Hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề án thực tập.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ lý luận kế toán huy động vốn của NHTM
- Thông qua việc phân tích thực trạng kế toán HĐV tại SGD NHNN & PTNT rút ra kết quả đạt được và, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó
- Tìm kiếm, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán HĐV tại SGD.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, luận giải, thống kê… để đánh giá phân tích các thông tin, số liệu có liên quan đến công tác kế toán huy động vốn tạiSGD.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Chuyên đề tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán huy động vốn tại SGD NHNN&PTNT. Số liệu chủ yếu là trong 3 năm (2007 - 2009).
5. Kết cấu của đề án.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề án gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về huy động vốn và hiệu quả kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kế toán huy động vốn tại SGD NHNN&PTNT Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại SGD NHNN&PTNN Việt Nam.
Mặc dù vậy để giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn đòi hỏi phải có thời gian và kiến thức thực tế phong phú. Song vì thời gian nghiên cứu thực tế không nhiều, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn hạn chế, hơn nữa đề tài là một vấn đề khá rộng nên bài viết khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô cũng như ban lãnh đạo và tập thể cán bộ tại SGD NHNN & PTNT Việt Nam để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị, cô chú trong SGD cũng như sự chỉ bảo nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Thu Thảo trong quá trình hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM
1.1. VHĐ VÀ VAI TRÒ CỦA VHĐ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM.
1.1.1. Khái niệm VHĐ và các hình thức HĐV của NHTM.
1.1.1.1. Khái niệm VHĐ.
Nguồn vốn của NHTM là giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được thông qua nghiệp vụ huy động vốn, đi vay, vốn tự có, và các nghiệp vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn vốn của NHTM bao gồm hai nguồn chủ yếu là vốn tự có và vốn huy động. Mỗi loại nguồn vốn có nội dung kinh tế, yêu cầu quản lý và phương pháp hạch toán khác nhau.
" VHĐ của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM ."
1.1.1.2. Các hình thức HĐV của NHTM.
a. HĐV qua nghiệp vụ tiền gửi
Nghiệp vụ tiền gửi của NHTM bao gồm tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm dân cư.
● Tiền gửi: Gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn: loại tiền gửi này của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào NH với mục đích chính để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn là người gửi tiền có thể gửi và rút tiền ra bất cứ lúc nào trong phạm vi số dư tiền tài khoản. Với tính chất linh hoạt của số dư và người gửi tiền được hưởng các lợi ích thanh toán nên tiền gửi thanh toán không được NH trả lãi hoặc được trả nhưng với lãi suất rất thấp.
- Tiền gửi có kỳ hạn: loại tiền gửi này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào NHTM với mục đích để hưởng lãi.
Đặc điểm của tiền gửi có kỳ hạn là người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Tuy nhiên do những lý do khác nhau, người gửi tiền có thể rút tiền trước hạn, trường hợp này người gửi tiền không được hưởng lãi hoặc được hưởng theo lãi suất thấp, tuỳ theo quyết định của Ngân hàng.
● Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhạn tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của luật pháp về bảo hiểm tiền gửi.
Mục đích của người gửi tiền tiết kiệm là để hưởng lãi và để tích luỹ, do vậy tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được dùng để phát hành sec hay thực hiện các khoản thanh toán khác ngoại trừ người gửi tiền đề nghị trích tài khoản tiền gửi tiết kiệm để trả nợ vay hay chuyển sang một tài khoản khác của chính chủ tài khoản.
Xét về tính chất kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm được chia thành 2 loại là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm người gửi tiền có thề rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Xét về mục đích gửi tiền, tiền gửi tiết kiệm được phân thành:
Tiết kiệm xây dựng nhà ở.
Tiết kiệm mua sắm tài sản có giá trị cao.
Tiết kiệm hưởng lãi suất mà dự thưởng.
..v..vv.
Tiền gửi tiết kiệm được phản ánh trên các tài khoản “tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn”, “tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn”, “tài khoản tiết kiệm khác”.
b. HĐV bằng việc phát hành các giấy tờ có giá
Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do Ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường.
Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá.
Như vậy, để đạt được hiệu quả trong kế toán HĐV, ngân hàng phải có chiến lược thích hợp, phù hợp với khả năng, mục tiêu chiến lược kinh doanh của mình.
1.1.2. Vai trò của VHĐ.
Nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong tổng nguồn vốn của NHTM thì vốn tự có chỉ chiếm một phần nhỏ, còn phần lớn là vốn ngân hàng huy động được từ bên ngoài. Nếu như vốn tự có là" tấm đệm" bảo vệ an toàn và điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thì vốn huy động sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vai trò đó được thể hiện như sau:
- Vốn huy động là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình.
- Quyết định quy mô tín dụng, khả năng sinh lời cũng như các hoạt động kinh doanh khác của NHTM.
- Tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh.
- Quyết định năng lực canh tranh của các NHTM.
Với những vai trò hết sức quan trọng như vậy, các ngân hàng cần quan tâm tìm mọi biện pháp để thực hiện tốt các mặt hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động kế toán huy động vốn.
1.2 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HĐV
1.2.1. Khái niệm, vai trò của kế toán huy động vốn.
Kế toán HĐV là việc thu thập, ghi chép xử lý, phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các khoản tiền gửi, phát hành GTCG. Trên cơ sở đó cung cấp các thông tin phục vụ lãnh đạo chỉ đạo về nguồn vốn đầu vào, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Vai trò kế toán huy động vốn được thể hiện như sau:
- Kế toán HĐV phản ánh chính xác loại vốn huy động, tổng hợp số liệu nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý ngân hàng.
- Giúp bảo vệ an toàn tài sản tại đơn vị ngân hàng.
- Ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ tính toán trả lãi, kể cả lãi thực trả và lãi dự trả, qua đó biết được chi phí HĐV một cách chính xác.
Ngoài ra những thông tin về nghiệp vụ kế toán HĐV còn phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán….được thực hiện dễ dàng hơn.
1.2.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng trong kế toán HĐV.
1.2.2.1 Tài khoản sử dụng
Hệ thống tài khoản phản ánh nghiệp vụ HĐV bao gồm:
Tài khoản tiền gửi của khách hàng ( SH42)
TK421: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam
TK422: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ
TK423: Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam
TK424: Tiết gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng
TK425: Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam
TK426: Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ.
Kết cấu:
Bên Có ghi: số tiền khách hàng gửi vào
Bên Nợ ghi: số tiền khách hàng rút ra
Số dư có: phản ánh số tiền khách hàng hiện còn gửi ngân hàng
Các tài khoản này được mở chi tiết theo tên khách hàng.
Tài khoản phát hành giấy tờ có giá ( SH43)
TK431: Mệnh giá GTCG bằng đồng Việt nam
TK432: Chiết khấu GTCG bằng VNĐ
TK433: Phụ trội GTCG bằng VNĐ
TK434: Mệnh giá GTCG bằng ngoại tệ và vàng
TK435: Chiết khấu GTCG bằng ngoại tệ và vàng
TK436: Phụ trội GTCG bằng ngoại tệ và vàng.
Các tài khoản vay
TK403,404: Vay NHNN bằng đồng VN và ngoại tệ
TK415,416: Vay các TCTD trong nước bằng đồng VN và ngoại tệ
TK417,418: Vay các NH nước ngoài bằng đồng VN và ngoại tệ
TK419: Vay chiết khấu và tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
Kết cấu:
Bên có ghi: số tiền NHTM đi vay
Bên nợ ghi:- số tiền NHTM trả nợ
- Số tiền bị xử lý chuyển nợ quá hạn
Số dư có: phản ánh số tiền còn nợ NH khác
● Tài khoản nhận tiền ủy thác đầu tư cho vay bằng đồng VN và ngoại tệ ( SH 483 và 484)
Kết cấu:
Bên có ghi: Số vốn nhận được từ các tổ chức giao vốn
Bên nợ ghi: Số vốn đã thanh toán với tổ chức giao vốn (khi đã giải ngân cho khách hàng vay)
Số dư có: Phản ánh số vốn nhận của các tổ chức giao vốn nhưng chưa giải ngân cho khách hàng
● Tài khoản lãi phải trả (SH49)
Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi dồn tính (theo nguyên tắc cơ sở dồn tính) tính trên các tài khoản nguồn vốn (tiền gửi của khách hàng, tiền vay các tổ chức khác ) mà NHTM phải trả khi đến hạn. Số lãi này đã hạch toán vào chi phí trong kỳ nhưng chưa trả cho khách hàng.
Kết cấu:
Bên có ghi: Số tiền lãi phải trả dồn tính
Bên nợ ghi: Số tiền lãi đã trả
Số dư có: Phản ánh số tiền lãi phải trả dồn tính, chưa thanh toán
● Tài khoản chi phí chờ phân bổ (SH 388)
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát hành ( như chi phí trả lãi trước) nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển phân bổ các khoản chi phí này vào chi phí của các kỳ kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán.
Kết cấu:
Bên Nợ ghi: Chi phí chờ phân bổ (chi trả trước) phát sinh trong kỳ
Bên Có ghi: Chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí trong kỳ
Số dư Nợ: Phản ánh các khoản chi phí trả trước chưa được phân bổ
1.2.2.2. Chứng từ sử dụng.
Các chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ HĐV rất phong phú và đa dạng bao gồm cả chứng từ giấy và chứng từ điện tử. Một số loại chứng từ phổ biến là:
- Nhóm chứng từ tiền mặt: giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt.
- Nhóm chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu…
- Nhóm chứng từ điện tử: Uỷ nhiệm chi điện tử, uỷ nhiệm thu điện tử,thẻ thanh toán...
- Các loại trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
- Các loại sổ tiết kiệm.
- Các loại hợp đồng tín dụng đi vay và nhận vốn
Các chứng từ này phải đảm bảo tính pháp lý cao, không được sử dụng lẫn lộn các chứng từ. Trên chứng từ phải có đầy đủ chữ ký của khách hàng và ngân hàng theo chế độ chứng từ của ngân hàng.
1.3 QUY TRÌNH KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN.
1.3.1. Kế toán tiền gửi thanh toán
Sau khi tài khoản tiền gửi được thiết lập, chủ tài khoản sử dụng tài khoản của mình để nộp tiền, lĩnh tiền theo mục đích đã định
Kế toán nhận tiền gửi:
- Kế toán nhận tiền gửi bằng tiền mặt:
Người gửi tiền lập giấy nộp tiền kèm tiền mặt vào ngân hàng. Căn cứ vào chứng từ thu tiền mặt, sau khi đã kiểm đếm đủ tiền, kế toán sẽ hạch toán:
Nợ: TK Tiền mặt (SH 1011)
Có: TK Tiền gửi KKH/ khách hàng (SH 4221.xx)
- Kế toán nhận tiền gửi bằng chuyển khoản.
Kế toán căn cứ vào các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để hạch toán:
Nợ: TK Tiền gửi người chi trả (SH4221.xx) (nếu thanh toán cùng NH)
Hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng. (nếu thanh toán khác NH)
Có: TK Tiền gửi/ người thụ hưởng. (SH4221.xx)
Kế toán chi trả tiền gửi thanh toán
- Kế toán chi trả bằng tiền mặt:
Chủ tài khoản phát hành sec tiền mặt gửi NH để lĩnh tiền mặt từ tài khoản thanh toán. Nhận sec kế toán kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, kiểm soát số dư tài khoản, hạn mức thấu chi (nếu áp dụng thấu chi tài khoản), vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính, làm thủ tục chi tiền cho người có tên ghi trên tờ séc.
Nợ: TK tiền gửi thanh toán (SH 4221.xx)
Có: TK Tiền mặt.(SH 1011)
- Kế toán chi trả bằng chuyển khoản.
Chủ tài khoản sử dụng các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như lệnh chi (uỷ nhiệm chi), sec chuyển khoản...để trích tài khoản của mình chuyển trả tiền cho người thụ hưởng.
Nợ: TK Tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản-người chi trả (SH 4221.xx)
Có: TK Tiền gửi thanh toán của thụ hưởng (SH 4221.xx) (nếu thanh toán cùng NH)
Hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng ( nếu thanh toán khác NH)
Lệ phí chuyển tiền: lệ phí chuyển tiền thu theo tỉ lệ do từng hệ thống NHTM quy định.
Thuế GTGT: là mức thuế (thuế xuất) áp dụng đối với loại hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT do Bộ Tài chính quy định
Kế toán trả lãi tài khoản tiền gửi thanh toán
Hàng tháng ( vào ngày gần cuối tháng) kế toán tính và trả lãi các tài khoản tiền gửi thanh toán. Số lãi này được nhập vào TK của chủ tài khoản ( lãi nhập gốc-lãi kép)
Bút toán phản ánh chi trả lãi tiền gửi:
Nợ: TK chi phí - chi trả lãi tiền gửi
Có: TK tiền gửi thanh toán của khách hàng
13.2 Kế toán tiền gửi có kỳ hạn
Đặc điểm của tài khoản tiền gửi có kỳ hạn là người gửi tiền chỉ được rút tiền khi tài khoản tiền gửi đã đến hạn trả, trường hợp vì lý do nào đó người gửi rút tiền ra trước hạn thì NH sẽ áp dụng chế tài như khoản tiền gửi không được hưởng lãi, hoặc áp dụng mức lãi suất thấp do NH quy định. Trường hợp đến hạn rút tiền nhưng người gửi không đến rút tiền thì coi như gửi tiếp kì hạn mới
Kế toán nhận tiền gửi:
Căn cứ vào giấy nộp tiền, kế toán sẽ nhập dữ liệu vào máy tính.
Nợ: TK tiền mặt (SH1011) hoặc TK tiền gửi không kỳ hạn (SH4221.xx)
Có: TK tiền gửi có kỳ hạn (SH4222.xx)
Kế toán chi trả tiền gửi:
Khác với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, khi khách hàng rút tiền từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn phải rút trọn số tiền của kỳ hạn
- Khách hàng rút tiền bằng tiền mặt:
Nợ: TK tiền gửi có kỳ hạn (SH4222.xx)
Có: TK tiền mặt ( SH1011)
- Khách hàng chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.
Nợ: TK tiền gửi có kỳ hạn (SH4222.xx)
Có: TK tiền gửi không kỳ hạn (SH4221.xx)
Kế toán trả lãi tiền gửi có kỳ hạn
Việc trả lãi tiền gửi có kỳ hạn cho người gửi tiền được thực hiện khi đáo hạn (trả cùng gốc). Tuy nhiên thực hiện nguyên tắc cơ sở dồn tính thì hàng tháng tiến hành tính lãi và hạch toán số lãi đó vào tài khoản chi phí trả lãi đối ứng với TK “lãi phải trả cho tiền gửi”. Khi đáo hạn người gửi tiền rút gốc kế toán hạch toán trả lãi cho khách hàng từ tài khoản “lãi phải trả cho tiền gửi” tổng số tiền lãi.
Công thức tính lãi hàng tháng:
Tiền lãi = số tiền gửi vào*lãi suất tiền gửi/ tháng.
Sau khi tính dược số lãi phải trả, hàng tháng kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Bút toán:
Nợ: TK chi phí trả lãi
Có: TK lãi phải trả cho tiền gửi. (SH4911)
Khi khách hàng đến lĩnh lãi (cùng gốc) kế toán lập phiếu chi lãi và hạch toán:
Nợ: TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH4911)
Có: TK thích hợp (TK tiền mặt hay TK tiền gửi không kỳ hạn)
13.3. Kế toán tiền gửi tiết kiệm
a, Đặc điểm quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm
- Về thủ tục mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm: Căn cứ để mở TK tiền gửi tiết kiệm là chứng minh thư nhân dân của người gửi tiền. Đối với người nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì phải có hộ chiếu và thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền. Sau khi kiểm soát các giấy tờ tuỳ thân cơ sở nhận tiền gửi tiết kiệm sẽ mở cho người gửi tiền một tài khoản tiết kiệm thích hợp.
- Chứng từ sử dụng: Ngoài giấy nộp tiền và lĩnh tiền còn sử dụng các loại chứng từ chuyên dùng:
+ Thẻ tiết kiệm: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
+ Phiếu lưu: là hình thức sổ tờ rời được lập ra theo thẻ tiết kiệm để lưu lại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm với mục đớch theo dừi tỡnh hỡnh giao dịch tiết kiệm của người gửi tiết kiệm.
b, Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm
Sau khi hoàn thành thủ tục mở tài khoản cho khách hàng, kế toán sẽ tiến hành hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình giao dịch với khách hàng.
Kế toán nhận tiền gửi:
- Lần đầu tiên gửi tiết kiệm người gửi tiền xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu ( đối với người nước ngoài), viết giấy nộp tiền và phiếu lưu, đăng kí mẫu chữ kí trên phiếu lưu sau đó trao giấy nộp tiền và phiếu lưu cho nhân viên giao dịch tiết kiệm, nộp tiền mặt cho bộ phận ngân quỹ.
Về hạch toán, căn cứ vào chứng từ ghi:
Nợ: TK tiền mặt ( SH 1011)
Có: TK tiết kiệm không kỳ hạn hoặc TK tiết kiệm có kỳ hạn (4231-4232)
- Các lần gửi tiếp theo:
+ Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: người gửi tiền viết giấy nộp tiền kèm thẻ tiết kiệm gửi cho nhân viên giao dịch tiết kiệm sau đó trả lại thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền. Trường hợp này không phải lập thẻ tiết kiệm và phiếu lưu mới.
+ Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: do loại tiết kiệm có kì hạn mở tài khoản theo từng kỳ hạn và mỗi thẻ tiết kiệm có kỳ hạn chỉ xác định 1lần gửi và rút duy nhất nên người gửi tiền có kỳ hạn gửi món mới thì xem như gửi lần đầu nên phải làm các thủ tục như gửi lần đầu tiên.
Kế toán chi trả tiền gửi tiết kiệm:
- Chi trả tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: người rút tiền viết giấy lĩnh tiền mặt kèm thẻ tiết kiệm và chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu gửi nhân viên giao dịch tiết kiệm. Nhân viên giao dịch kiểm soát chứng minh thư nhân dân, thẻ tiết kiệm, giấy lĩnh tiền, chữ kí của người rút tiền so với mẫu chữ kí đã đăng kí trên phiếu lưu:
+ Nếu người gửi tiền chỉ rút một phần của số tiền trên thẻ tiết kiệm thì sau khi ghi số tiền rút ra vào thẻ tiết kiệm và phiếu lưu, rút số dư (số tiền còn lại) sẽ trả lại thẻ tiết kiệm cho người gửi để giao dịch tiếp.
+ Nếu người gửi tiền rút toàn bộ số tiền của thẻ tiết kiệm thì sau khi làm các thủ tục như trường hợp một nhân viên giao dịch sẽ thu hồi thẻ tiết kiệm từ người gửi để bảo quản cùng phiếu lưu.
- Chi trả tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: do tiết kiệm có kỳ hạn chỉ chi trả toàn bộ số tiền gửi một lần khi đáo hạn nên đến hạn trả người gửi tiền cũng làm các thủ tục như tiết kiệm không kỳ hạn để lĩnh toàn bộ số tiền của thẻ tiết kiệm: sau khi hoàn thành chi tiền cho người gửi thẻ tiết kiệm có kỳ hạn được giữ lại để bảo quản cùng phiếu lưu
- Bút toán phản ánh chi trả tiền gửi tiết kiệm:
+ Chi trả bằng tiền mặt:
Nợ: TK tiết kiệm không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn (4231-4232)
Có: TK tiền mặt (SH 1011)
Nợ: TK TGTK KKH/ khách hàng
Có: TK Tiền mặt
+ Chi trả bằng chuyển khoản:
Nợ: TK tiết kiệm không kỳ hạn hoặc TK tiết kiệm có kỳ hạn (4231-4232)
Có: TK cho vay (nếu người gửi tiết kiệm trả nợ vay ngân hàng)
Hoặc tài khoản tiền gửi thích hợp
Kế toán chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm
- Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thực hiện theo định kỳ tháng áp dụng phương pháp tính lãi tính số tháng. Ngày cuối tháng nhân viên kế toán tiết kiệm tiến hành tính lãi cho tất cả các tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn. Việc trả lãi được thực hiện bằng hai cách: hoặc là trả tiền mặt trực tiếp cho người gửi hoặc là nhập lãi vào tài khoản tiết kiệm của người gửi tiền (lãi nhập gốc)
+ Trả lãi bằng tiền mặt trực tiếp cho người gửi tiền: kế toán lập phiếu chi, hạch toán:
Nợ: TK trả lãi tiền gửi ( SH 801)
Có: TK tiền mặt ( SH1011)
+ Trả lãi nhập gốc: dùng bảng kê tính lãi làm chứng từ, hạch toán
Nợ: TK trả lãi tiền gửi (SH 801)
Có: TK tiết kiệm không kỳ hạn của người gửi (SH 4231)
- Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Chi trả lãi tiên gửi tiết kiệm có kỳ hạn được thực hiện khi khoản tiền đó đáo hạn (trả lãi sau). Tuy nhiên do NHTM áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tính nên hàng tháng phải tính lãi trong kỳ để hạch toán số lãi này vào TK chi phí đối ứng với TK lãi phải trả.
+ Hàng tháng tính lãi, hạch toán:
Nợ: TK trả lãi tiền gửi (SH 801)
Có: TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 491)
+ Khi trả lãi cho người gửi tiền: lập phiếu chi, hạch toán:
Nợ: TK phải trả lãi cho tiền gửi (SH491)
Có: TK Tiền mặt (SH 1011)
Trường hợp người gửi tiền lĩnh tiền trước hạn thì kế toán phải làm thủ tục để hoàn nhập số lãi hàng tháng đã hạch toán dự trả sau khi trừ số lãi người gửi tiết kiệm có kì hạn lĩnh trước hạn được hưởng theo quy định của NHTM nhận tiền gửi.
+ Bút toán chi lãi cho người gửi tiền lĩnh trước hạn:
Nợ: TK lãi phải trả cho người gửi tiền (SH 491)
Có: TK tiền mặt (lĩnh bằng tiền mặt)
+ Bút toán hoàn nhập để giảm chi phí:
Nợ: TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 491)
Có: TK chi phí trả lãi
1.3.4. Quy trình kế toán HĐV qua việc phát hành GTCG.
Người mua GTCG sau khi làm thủ tục nộp tiền vào ngân hàng phát hành GTCG sẽ được nhận các loại GTCG thích hợp từ ngân hàng phát hành.
1.3.4.1 Kế toán phát hành GTCG theo mệnh giá
- Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG theo mệnh giá
Nợ: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi...): Số tiền thu bán GTCG
Có: TK mệnh giá GTCG (TK 431 hoặc 434)
- Kế toán trả lãi phát hành GTCG theo mệnh giá
+ Định kỳ trả lãi: Nợ: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803): Số tiền lãi trong kỳ
Có: TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác
+ Trả lãi sau (trả lãi cùng gốc khi đáo hạn):
Định kỳ hạch toán dự trả lãi
Nợ: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803):lãi trong kỳ
Có: TK lãi phả trả về phát hành GTCG (TK492)
Khi thanh toán GTCG hạch toán trả lãi cho khách hàng
Nợ: TK lãi phải trả về phát hành GTCG (492): tổng tiền lãi
Có: TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác
+trả lãi GTCG trước, số tiền trả lãi trước được khấu trừ vào mệnh giá của GTCG và được hạch toán vào TK “ chi phí chờ phân bổ” sau đó được phân bổ vào TK chi trả lãi theo từng định kỳ
Tại thời điểm phát hành GTCG:
Nợ: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi..): số tiền thực thu (mệnh giá – lãi)
Nợ: TK chi phí chờ phân bổ (TK 388): tiền lãi
Có: TK mệnh giá GTCG (TK 431/434): mệnh giá GTCG
Định kỳ phân bổ lãi vào TK chi phí
Nợ: TK chi phí trả lãi phát hành (803): số tiền lãi phân bổ theo kỳ
Có: TK chi phí chờ phân bổ (TK 388)
- Thanh toán GTCG: Nợ: TK mệnh giá GTCG (TK431/434)
Có: TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác
1.3.4.2 Kế toán phát hành GTCG có chiết khấu
- Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG có chiết khấu
Khoản chiết khấu khách hàng được hưởng được khấu trừ vào mệnh giá của GTCG, như vậy KH chỉ phải nộp tiền chênh lệch giữa mệnh giá GTCG và khoản chiết khấu
Nợ: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi...): Số tiền thu về bán GTCG (mệnh giá - khoản chiết khấu)
Nợ: TK chiết khấu GTCG (TK 432/435): số tiền chiết khấu
Có: TK mệnh giá GTCG (TK 431/434)
- Kế toán trả lãi phát hành GTCG và phân bổ chiết khấu
+ Trả lãi GTCG theo định kỳ (tháng) : việc trả lãi được kết hợp với phân bổ khoản chiết khấu trong kỳ và được phản ánh vào TK “chi trả lãi phát hành GTCG”
Nợ: TK lãi phải trả phát hành GTCG (TK803): số tiền lãi + khoản chiết khấu phân bổ trong kỳ
Có: TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác: số lãi
Có: TK chiết khấu GTCG (TK432/435): số tiền phân bổ chiết khấu trong kỳ
+ Trả lãi GTCG sau (trả lãi khi thanh táon GTCG đáo hoạn): định kỳ phải hạch toán dự trả lãi trong kỳ cùng với phân bổ chiết khấu trong kỳ. Khi thanh toán GTCG sẽ trả lãi cho KH cùng gốc
Định kỳ thanh toán dự trả lãi và phân bổ chiết khấu
Nợ: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803): số lãi + khoản chiết khấu phân bổ trong kỳ
Có: TK lãi phải trả về phát hành GTCG (TK 492): số lãi
Có: TK chiết khấu GTCG (TK 432/435): số tiền phân bổ chiết khấu
Đến thời hạn thanh toán GTCG chi trả lãi cho KH
Nợ: TK lãi phải trả về phát hành GTCG (TK 492): tổng lãi
Có: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi)
Ngoài ra còn có bút toán chi trả gốc
+ Trả lãi trước (trả lãi ngay khi phát hành GTCG có chiết khấu). Khoản lãi này cùng với khoản chiết khấu được trừ vào mệnh giá GTCG, người mua GTCG chỉ phải nộp số tiền chênh lệch. Số tiền trả lãi được hạch toán vào TK “ chi phí chờ phân bổ”, định kỳ sẽ phân bổ vào TK803 cùng với khoản chiết khấu phân bổ trong kỳ.
Tại thời điểm phát hành GTCG
Nợ: TK thích hợp (1011 hoặc tiền gửi..): số tiền thực thu (mệnh giá – (tiền lãi + khoản chiết khấu))
Nợ: TK chi phí chờ phân bổ (TK388): số tiền trả lãi trước
Nợ: TK chiết khấu GTCG (TK432/435): số tiền chiết khấu
Có: TK mệnh giá GTCG (TK431/434): số tiền theo mệnh giá
Định kỳ (tháng) phân bổ lãi và khoản chiết khấu trong kỳ
Nợ: TK chi trả lãi phát hành GTCG (TK803): tổng số tiền phân bổ
Có: TK chi phí chờ phân bổ (TK388): số tiền lãi phân bổ
Có: TK chiết khấu GTCG (TK 432/435): số tiền chiết khấu phân bổ
- Kế toán thanh toán GTCG có chiết khấu khi đáo hạn
1.3.4.3 Kế toán phát hành GTCG có phụ trội
- Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG có phụ trội
Khoản phụ trội được người mua GTCG chấp nhận và phải nộp vào NH phát hành GTCG cùng mệnh ._.giá GTCG ngay khi mua GTCG. Khoản phụ trội được hạch toán vào TK “ phụ trội GTCG” và từng định kỳ được phân bổ dần để giảm chi phí đi vay (hạch toán vào bên Có TK 803)
Nợ: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi...): số tiền thu về bán GTCG (mệnh giá + khoản phụ trội)
Có: TK phụ trội GTCG (TK 433/436): số tiền phụ trội
Có: TK mệnh giá GTCG (TK 431/435): số tiền mệnh giá
- Kế toán trả lãi và phân bổ khoản phụ trội:
+ Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ: số tiền lãi trả trong kỳ được phản ánh vào bên Nợ Tk 803, khoản phân bổ phụ trội trong kỳ được phản ánh vào bên Có TK 803 để giảm chi phí.
Trả lãi trong kỳ:
Nợ: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803): số tiền lãi trong kỳ
Có: TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác
Phân bổ khoản phụ trội trong kỳ
Nợ: TK phụ trội GTCG (TK 433/436): số tiền phân bổ phụ trội
Có: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803)
+ Trả lãi sau (trả lãi cùng gốc khi thanh toán GTCG): từng định kỳ phải tính và hạch toán dự trả lãi trong kỳ, đồng thời hạch toán phân bổ khoản phụ trội để giảm chi phí.
Kế toán dự trả lãi:
Nợ TK: trả lãi phát hành GTCG (TK 803): số lãi trong kỳ
Có TK: lãi phải trả về phát hành GTCG (TK492)
Kế toán phân bổ khoản phụ trội trong kỳ
Nợ: TK phụ trội GTCG (TK 433/436): số tiền phụ trội phân bổ trong kỳ
Có: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803)
Kế toán chi trả lãi cho khách hàng khi thanh toán GTCG
Nợ: TK lãi phải trả về phát hành GTCG (TK 492): tổng lãi
Có: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK thích hợp khác)
+ Trả lãi trước (trả lãi ngay khi phát hành GTCG): số tiền trả lãi trước được khấu trừ vào mệnh giá cộng khoản phụ trội, người mua chỉ phải nộp khoản chênh lệch. Số tiền lãi trả trước được hạch toán vào TK “chi phí chờ phân bổ” để từng định kỳ phân bổ vào TK 803 cùng với khoản phụ trội.
Kế toán tại thời điểm phát hành GTCG
Nợ: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi..): tổng số tiền thực thu (mệnh giá + khoản phụ trội - lãi trả trước)
Nợ: TK chi phí chờ phân bổ (TK388): số tiền lãi
Có: TK phụ trội GTCG (TK 433/438): số tiền phụ trội
Có: Tk mệnh giá GTCG (TK431/434): mệnh giá GTCG
Kế toán phân bổ số lãi theo định kỳ vào TK chi phí
Nợ: TK trả lãi phát hành GTCG (TK 803): lãi phân bổ trong kỳ
Có: TK chi phí chờ phân bổ (TK 388)
Kế toán phân bổ khoản phụ trội trong kỳ
Nợ: TK phụ trội GTCG ( TK433/435): khoản phụ trội trong kỳ
Có: TK trả lãi phát hành GTCG ( TK803)
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN HĐV.
Hiệu quả kế toán HĐV chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng, đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp để nâng cao hiệu quả kế toán HĐV. Các nhân tố đó là:
1.4.1. Mô hình giao dịch
Mô hình giao dịch mà ngân hàng áp dụng không những ảnh hưởng mà còn quyết định đến hiệu quả công tác kế toán. Mô hình giao dịch sẽ quyết định đến việc luân chuyển chứng từ, tài khoản sử dụng trong kế toán.
Nếu ngân hàng áp dụng mô hình giao dịch một cửa thì khi đó chứng từ sử dụng trong giao dịch sẽ là chứng từ điện tử, chữ ký sử dụng là chữ ký điện tử. Khách hàng chỉ làm việc với một nhân viên ngân hàng, người đó sẽ trực tiếp xử lý tất cả các việc nhận tiền gửi, chi trả tiền gửi cho khách hàng trong phạm vi hạn mức quy định cho nhân viên giao dịch. Mọi công việc của kế toán được thực hiện hoàn toàn trên máy vi tính, từ đó giúp cho việc hạch toán được chính xác và nhanh chóng.
Ngược lại, nếu ngân hàng mà áp dụng mô hình giao dịch nhiều cửa thì việc luân chuyển chứng từ và sử dụng chứng từ rất cồng kềnh. Điều này làm cho công tác kế toán giảm đi rõ rệt.
1.4.2. Kỹ thuật nghiệp vụ kế toán.
Kỹ thuật nghiệp vụ kế toán là công cụ mà kế toán sử dụng trong hoạt động của mình. Kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm tài khoản sử dụng, chứng từ và các yếu tố trên chứng từ.
Ngân hàng có hệ thống tài khoản hợp lý, sử dụng tài khoản linh hoạt sẽ tạo ra nhiều tiện ích, thuận lợi cho khách hàng, đồng thời giúp kế toán thuận tiện trong công tác hạch toán, quản lý.
1.4.3. Công nghệ ngân hàng.
Ngân hàng có công nghệ hiện đại trợ giúp thì kế toán viên sẽ phản ánh nghiệp vụ một cách chính xác, nhánh chóng, giảm việc thực hiện thủ công. Như ngân hàng áp dụng các phần mềm tính lãi chuyên dùng sẽ giúp kế toán viên không phải tính lãi thủ công. Việc áp dụng công nghệ sẽ giảm bớt thời gian thực hiện mỗi nghiệp vụ. Hiệu quả công tác kế toán được nâng lên rõ rệt.
1.4.4. Yếu tố con người.
Nhân viên ngân hàng là người trực tiếp thực hiện các giao dịch. Nếu họ có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ về tin học, ngoại ngữ cùng khả năng giao tiếp thì thực hiện công việc sẽ nhanh chóng, chính xác hơn. Với kiến thức tổng hợp trên nhiều mặt và sự hiểu biết của mình, họ có thể tư vấn cho khách hàng những vấn đề cần thiết, tạo thuận tiện trong quá trình giao dịch. Sự tinh thông trong nghiệp vụ sẽ giúp nhân viên kế toán thực hiện tốt công việc của mình, tránh xảy ra sai sót đáng tiếc.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SGD NHNN & PTNT VIỆT NAM
2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SGD
Năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế thế giới suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội của nước ta. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước. Trong bối cảnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 5,32%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 56,6 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 68,8 tỷ USD, nhập siêu vẫn ở mức 12,2 tỷ USD. Vốn đầu tư phát triển cả năm đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008 và đạt 106,8% kế hoạch năm. Lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng BQ năm 2009 là 6,88%
Năm 2009, Chính phủ ban hành NĐ59 về tổ chức hoạt động NHTM, NH Nhà nước thực hiện điều hành giá đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ , như kết hợp giữa điều hành tỷ giá và lãi suất , kịp thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu , phát triển nông nghiệp, nông thôn...các NH đã tích cực triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất, từ đó tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để ngăn chặn nguy cơ tái lạm phát, NHNN thực hiện các biện pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng trong quý IV/2009.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2009 gặp nhiều khó khăn, thị trường ngoại hối biến động phức tạp, xuất khẩu giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu mất cân đối, các doanh nghiệp xuất khẩu lo ngại rủi ro tỷ giá đã găm giữ ngoại tệ làm cho thị trường thiếu hụt nguồn cung trong khi hoạt động nhập khẩu vẫn gia tăng. Mặt khác, chương trình hỗ trợ lãi suất từ gói kích cầu của chính phủ đã kích thích nhiều doanh nghiệp chuyển sang vay VND để hưởng lãi suất ưu đãi thay vì vay USD như trước đây đã tạo áp lực lớn lên nhu cầu ngoại tệ.
2.1.2 Khái quát quá trình hoạt động kinh doanh của SGD
2.1.2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển
SGD NHNN & PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNN & PTNN Việt Nam theo quyết định số 235/QĐ/HĐ Hội đồng quản trị-02 ngày 16/02/1999 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNN Việt Nam. SGD là đơn vị hạch toán phụ thuộc, hoạt động kinh doanh trực tiếp như một SGD và làm nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNN & PTNT Việt Nam về lĩnh vực ngoại tệ.
Khi mới thành lập ( tháng 5 năm 1999) , SGD NHNN có cơ cấu tổ chức gồm 6 phòng nghiệp vụ với tổng số 42 cán bộ nhân viên.
Chức năng của SGD NHNN & PTNT Việt Nam
- Làm đầu mới trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNN
- Đầu mối thực hiện các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của NHNN khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản
- Trung tâm ngoại tệ tiền mặt
- Trực tiếp kinh doanh đa năng
- Đầu mối chi trả kiều hôi
- Quản lý, vận hành hệ thống SWIFT, quan hệ ngân hàng đại lý
- Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp
Nhiệm vụ của SGD NHNN & PTNT Việt Nam
- Thực hiện các nhiệm vụ đầu mối của hệ thống NHNN
- Trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng, chủ yếu các doanh nghiệp lớn
● Huy động vốn
● Cho vay
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ và các loại cho vay khác theo quy định.
● Bảo lãnh
● Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của NHNN
● Kinh doanh ngoại hối
● Cung ứng các dịch vụ thanh toán ngân quỹ
● Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác
● Kinh doanh vàng bạc theo quy đinh của NHNN
● Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng
● Tư vấn khách hàng xây dựng dự án
- Đầu mối triển khai, quản lý mạng lưới dịch vụ chi trả kiều hối
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNN
- Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của NHNN
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của Sở giao dịch cũng như việc quảng bá thương hiệu của NHNN
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNN
- Chấp hành đầy đủ báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc
- Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại Trụ sở chính NHNN và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịch
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao
2.1.2.2 Mô hình tổ chức của SGD
● Ban giám đốc bao gồm: - Giám đốc
- Các phó giám đốc
● Sơ đồ các phòng ban:
Ban
Giám
Đốc
Phòng
Hành
Chính
Nhân Sự
Phòng
Kinh Doanh
Ngoại
Tệ
Phòng
Thanh
Toán
Quốc
Tế
Phòng
Kế
Toán
Và
Ngân
Quỹ
Phòng
Kiểm
Tra
Kiểm
Soát
Nội
Bộ
Phòng
Quản
Lý
Rủi
Ro
Phòng
Nguồn
Vốn
Và
Kế
Hoạch
Tổng
Hợp
Phòng
Tín
Dụng
Phòng
Swift
Phòng
quản lý kinh doanh vốn
Phòng
Ngân Hàng
Đại
Lý
Phòng
Điện
Toán
Phòng kiều hối
Và Mar
2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu
2.1.2.3.1 Kết quả công tác huy động vốn:
Trong quá trình hoạt động, ban lãnh đạo SGD đã xác định công tác huy động vốn được đưa lên hàng đầu. Do vậy SGD đã tăng cường hoạt động tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của các phường xung quanh trụ sở và kết quả đạt được là:
Biểu đồ 2.1: Mức tăng trưởng huy động vốn
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
Qua biểu đồ trên ta thấy tổng nguồn huy động không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2008, tổng huy động là 15.035 tỷ đồng, tăng 4045 tỷ đồng (36,81%) so với năm 2007, vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2008 7,55%. Đến năm 2009 con số này là 24.755 tỷ đồng, tăng 9.720 tỷ đồng (64,65%) so với năm 2008. Trong đó cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế năm 2009 bao gồm: Nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư đạt 3.766 tỷ đồng, giảm 144 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 15% trong tổng nguồn vốn ( nguồn vốn dân cư giảm do tháng 2/2009 Sở giao dịch bàn giao nguồn vốn dân cư của 3 phòng giao dịch về chi nhánh là 460 tỷ đồng); nguồn vốn của các tổ chức đạt 20.989 tỷ đồng, tăng 9.865 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 85% trong tổng nguồn vốn.
Như vậy, tình hình huy động vốn mà SGD đạt được trong những năm qua là rất khả quan. Để đạt được kết quả này, trong những năm qua SGD đã luôn chủ động đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng vốn thông qua chính sách marketing cũng như chính sách khách hàng, chính sách lãi suất linh hoạt và thích hợp để có thể giữ vững khách hàng truyền thống, phân công những cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt tiếp cận với khách hàng, đổi mới lề lối và phong cách phục vụ. Về cơ sở vật chất, SGD đã cải tạo, nâng cấp trang thiết bị nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Do vậy SGD đã huy động được nguồn vốn khá lớn, nguồn vốn huy động qua các năm không ngừng tăng lên qua các năm với tốc độ cao, đủ để đáp ứng nhu cầu của mình.
2.1.2.3.2 Kết quả hoạt động tín dụng
Nếu coi huy động vốn là đầu vào trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thì hoạt động tín dụng được coi là đầu ra. Do đó vấn đề mở rộng tín dụng cũng có vai trò rất quan trọng vì nếu như đầu ra của hoạt động không tốt, trong đó nguồn vốn huy động tăng mạnh thì điều này sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn và phải chuyển vốn về trung ương. Nhận thức rõ điều đó, ngay từ khi bắt đầu hoạt động, việc triển khai cho vay đối với khách hàng đã được quan tâm, các phòng nghiệp vụ đã xác định rõ định hướng đầu tư tín dụng đối với các thành phần kinh tế, từng loại hình doanh nghiệp. Kết quả đạt được của SGD như sau:
Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2007
2008
Doanh số cho vay
4960
7774
Doanh số thu nợ
3605
6680
Tổng dư nợ
4290
5474
Nợ xấu
29,68
56
Nợ quá hạn
20,3
22,2
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
Với bảng trên ta có thể thấy doanh số cho vay năm 2008 tăng 2813 tỷ (tăng 57%) so với năm 2007, doanh số thu nợ tăng 3074 tỷ ( tăng 85%) so với năm 2007 và tổng dư nợ đã tăng 1184 tỷ đồng, như vậy hoạt động tín dụng vẫn được thực hiện tốt trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Năm 2009, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 7065 tỷ đồng, tăng 1591 tỷ (29%) so với năm 2008, trong đó cơ cấu dư nợ theo đồng tiền bao gồm:
Dư nợ nội tệ: 4163 tỷ đồng, tăng 1251 tỷ (43%) so với 2008, chiếm 59% trong tổng dư nợ.
Dư nợ ngoại tệ: 160,14 triệu USD và 1,14 triệu EUR, tăng 13,98 triệu USD và 0,73 triệu EUR so với 2008. Đạt 99,64% so với chỉ tiêu kế hoạch quý IV/2009 được giao.
Cơ cấu dư nợ theo thời gian:
- Dư nợ cho vay ngắn hạn: 1968 tỷ đồng giảm 230 tỷ đồng so với 2008, chiếm tỷ trọng 28% trong tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay trung và dài hạn: 4077 tỷ đồng, tăng 1820 tỷ đồng so với 2008, chiếm tỷ trọng 72% trong tổng dư nợ.
Năm 2009 có nhiều biến động, kinh tế thế giới suy thoái, các hệ thống ngân hàng đổ vỡ, thị trường trong nước thay đổi theo nhiều thái cực bất lực. Chính phủ, NHNN, NHNH & PTNT Việt Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo về hoạt động tín dụng, tăng cường thu hồi nợ, hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát. Sở giao dịch đã thực hiện những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, chú trọng công tác bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ. Bám sát định hướng về tăng trưởng tín dụng của NH Nhà nước Việt Nam, thực hiện tốt chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ. Thực hiện phân tích xếp loại khách hàng,duy trì tốt đối với các khách hàng có uy tín, giảm dần dư nợ đối với khách hàng vay vốn có dấu hiệu rủi ro.
2.1.2.3.3 Kết quả kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế
Bảng 2.3: Kết quả dịch vụ thanh toán quốc tế
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Thanh toán quốc tế
567tr USD
844,5tr USD
560,2tr USD
Mua bán ngoại tệ
480 tr USD
750 tr USD
625 tr USD
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
Hoạt động thanh toán của SGD có tăng trong các năm 2007, 2008, trong đó thanh toán hàng Nhập khẩu tăng 137 tr USD (27,9%) so với 2007, thanh toán hàng Xuất khẩu tăng 264%, tổng thu dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tăng 80%, chiếm 38,8% trong tổng thu dịch vụ năm 2008. Năm 2009, tình hình kinh tế quốc tế gặp nhiều khó khăn cùng với việc hội nhập ngày càng sâu rộng của kinh tế trong nước nên hoạt động thanh toán
Xuất Nhập khẩu, mua bán ngoại tệ… cũng bị ảnh hưởng dẫn đến sụt giảm trong kết quả kinh doanh ngoại tệ.
2.1.2.3.4 Kết quả phát triển sản phẩm dịch vụ mới:
Nhận rõ vai trò quan trọng của dịch vụ trong ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, SGD đã có nhiều nỗ lực thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: chuyển tiền trong nước, quốc tế, dịch vụ thu hộ, chi hộ, giữ hộ GTCG, chuyển tiền Western Union, thẻ ATM, trả lương qua thẻ ATM…Trong năm 2009, SGD đã triển khai kịp thời và áp dụng hiệu quả các sản phẩm dịch vụ mới như Mobile Banking ( hiện có 2536 khách hàng sử dụng dịch vụ) và ví điện tử, gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi, tham gia thử nghiệm Internet Banking, mua hàng qua mạng. SGD cũng ký kết hợp đồng kết nối thanh toán với các khách hàng như: Techcombank, Baovietbank, NH liên doanh Việt Nga, Công ty bưu chính Viettel, Bảo hiểm bộ quốc phòng…, tổ chức và tham gia thuyết trình giải pháp kết nối thanh toán và chuẩn bị ký kết hợp đồng kết nối thanh toán với TienphongBank, ABIC.
2.1.2.3.5 Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh phản ánh nỗ lực của Ngân hàng dưới tác động của nhiều nhân tố, NH thường xuyên theo dõi, phân tích các chỉ tiêu kết quả đáng chú ý để thấy rõ thành công và hạn chế trong hoạt động kinh doanh. Việc đánh giá kết quả đúng sẽ cho thấy lợi thế cũng như khó khăn mà NH phải đối mặt.
Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của NHNN & PTNT Việt Nam, Sở giao dịch đã từng bước khẳng định mình và đạt được kết quả như sau:
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng thu
859,5
1590
4019
Tổng chi
576,18
1256
3091
Lợi nhuận
283,3
334
946
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh
Theo số liệu bảng trên, nhìn chung lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đây là dấu hiệu của sự tăng trưởng ổn định và bền vững trong kinh doanh của Sở giao dịch.
Để có được sự tăng trưởng như vậy thì trong những năm qua, SGD luôn cố gắng để nâng cao các khoản thu nhập, tạo điều kiện tiếp theo cho sự phát triển của Ngân hàng trong những năm tới.
2.1.2.4 Các giải pháp SGD đã thực hiện hiệu quả
● Tăng cường tiềm lực tài chính
Chỉ đạo triệt để thực hành tiết kiệm chi phí, từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động và cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng giảm thấp lãi suất đầu vào, nâng dần lãi suất cho vay. Chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, tập trung xử lý nợ xấu, thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.
● Nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, thị phần
- Nghiên cứu, phân tích thị trường, thị phần, tăng thị phần đối với khách hàng truyền thống và thu hút thêm những khách hàng mới.
- Tổ chức hội nghị khách hàng, tiến hành phân loại và lập danh mục khách hàng từ đó có các biện pháp tiếp cận bằng nhiều hình thức như: quảng cáo trên Đài truyền hình, Báo, in tờ rơi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tiện ích ngân hàng, khuyến mãi bằng lãi suất,phí…góp phần tăng nhanh số lượng khách hàng phục vụ.
- Phân tích tài chính và phân loại khách hàng để có cơ chế ưu đãi phù hợp với từng đối tượng khách hàng và thực hiện tốt chính sách khách hàng. Xử lý kịp thời những biến động lãi suất trên thị trường đề điều hành lãi suất cho vay, huy động phù hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh.
● Tạo động lực cho hoạt động kinh doanh:
Kết hợp tốt lợi ích cá nhân và lợi ích chung toàn cơ quan, qua các chính sách khen thưởng kịp thời về huy động vốn, có ưu đãi xứng đáng với các cán bộ có thành tích tốt, đóng góp lợi ích nhiều cho Sở giao dịch đã tạo động lực phấn đấu tốt trong nội bộ cơ quan. Trong năm đã khen thưởng trên 30 lượt cán bộ có nhiều đóng góp trong huy động vốn, số vốn huy động đạt 800 tỷ đồng.
● Ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển sản phẩm mới:
Thực hiện trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ công tác của các phòng chuyên môn và Ban lãnh đạo, xây dựng hệ thống truyền tin nội bộ phục vụ công tác điều hành, ứng dụng nhanh các công nghệ mới trong cung cấp dịch vụ đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động, góp phần giảm bớt thời gian thực hiện và lao động thủ công, tăng tiện ích với khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của Sở giao dịch.
● Kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Công tác tuyển dụng tuân thủ các quy định, quy trình thi tuyển để lựa chọn đội ngũ cán bộ mới có chất lượng tốt. Công tác luân chuyển cán bộ được đẩy mạnh nhằm tạo điều kiện cho cán bộ thích nghi với nhiều môi trường làm việc. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm được quan tâm thường xuyên, đặc biệt nhiều cán bộ trẻ được tin tưởng bổ nhiệm, qua đó đã phát huy tối đa năng lực, trí tuệ, sức trẻ, sức sáng tạo cho hoạt động kinh doanh của SGD.
Tạo nguồn nhân lực: bổ sung và tuyển mới cán bộ bố trí đầy đủ nhân sự cho các bộ phận để thực thi nhiệm vụ, các cán bộ được trang bị đầy đủ kiến thức về hoạt động ngân hàng, kỹ năng làm việc, trình độ công nghệ và ngoại ngữ, đáp ứng được yêu cầu mới trong xu thế cạnh tranh ngày càng lớn trên địa bàn. Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng thường xuyên.
Giữ vững kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo khách quan, công bằng, tạo sự đồng thuận trong cơ quan.
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI SGD
2.2.1 Tài khoản và chứng từ sử dụng
Chứng từ kế toán là cơ sở để ghi chép, hạch toán vào sổ sách kế toán Ngân hàng. SGD NHNN&PTNT sử dụng các loại chứng từ và hệ thống tài khoản kế toán của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chứng từ kế toán HĐV sử dụng tại chi nhánh gồm nhiều loại nhằm phục vụ cho công tác hạch toán và theo dõi nguồn vốn huy động như:
- Chứng chỉ tiền mặt: Giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt.
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu.
- Các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
- Các loại sổ tiết kiệm.
Khách hàng đến giao dịch chỉ phải làm việc với một giao dịch viên, mọi thủ tục chứng từ và rút tiền đều thực hiện một cửa, khi vượt qua một mức thu - chi đã phân quyền trước thì khách hàng sẽ sang gặp giao dịch viên khác. Chứng từ luân chuyển giữa các giao dịch viên trong từng bộ phận nghiệp vụ phải được luân chuyển trong nội bộ Ngân hàng (không qua tay khách hàng). Chứng từ thanh toán ra khác Ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán bù trừ...thì luân chuyển qua mạng nội bộ, mạng liên ngân hàng, bưu điện hoặc giao nhận chứng từ trực tiếp giữa các ngân hàng có liên quan.
2.2.2 Quy trình kế toán HĐV qua tài khoản tiền gửi
Căn cứ quyết định 1498/2005/QĐ-NHNN ngày 13/10/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế giao dịch một cửa áo dụng với các Tổ chức Tín dụng, để đáp ứng yêu cầu quản lý công tác huy động vốn thống nhất và đồng bộ trong toàn hệ thống, SGD đã áp dụng chương trình kế toán "giao dịch một cửa". Theo đó toàn bộ nghiệp vụ kế toán HĐV được tác nghiệp trên máy, trong phần mềm quản lý hoạt động HĐV. Nghĩa là khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến quá trình nhận, chi trả tiền gửi; hạch toán và chi trả lãi tiền gửi thì kế toán phải kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ bằng giấy, đảm bảo sự khớp đúng với các thông tin trên máy. Sau khi kiểm tra, nếu đúng thì kế toán sẽ phản ánh kịp thời vào sổ sách kế toán đối với từng khách hàng. Việc tính lãi tiền gửi đều do chương trình xử lý tự động, các chứng từ và mẫu biểu được lập tự động trong chương trình.
Ngân hàng Nông Nghiệp mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng để nhận vốn và thực hiện thanh toán, mở thủ tục và sử dụng tài khoản, hạch toán thực hiện theo quy định hiện hành. NH nhận các loại tiền gửi của các khách hàng là các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức
Tiền gửi không kỳ hạn ( tiền gửi thanh toán)
Tiền gửi có kỳ hạn: từ 1 tháng trở lên (được tính tròn tháng)
Các loại tiền gửi khác
NH Nông nghiệp Việt Nam nhận tiền gửi của khách hàng bằng VNĐ, ngoại tệ (USD), và một số ngoại tệ có khả năng chuyển đổi khác.
Quy trình kế toán HĐV qua tài khoản tiền gửi thanh toán bao gồm các nội dung như mở tài khoản; nhận tiền gửi, chi trả tiền gửi và lãi…
Trước hết để giao dịch, khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng. Bộ phận kế toán giao dịch sẽ hướng dẫn khách hàng những thủ tục cần thiết. Tiếp đó hướng dẫn khách hàng viết giấy nộp tiền vào tài khoản rồi chuyển chứng từ cho kiểm soát viên. Khi nhận lại chứng từ từ kiểm soát viên, kế toán giao dịch sẽ ghi số hiệu tài khoản, mã số giao dịch vào giấy đăng ký mở tài khoản rồi trả lại cho khách hàng liên chứng từ theo quy định, còn một liên chuyển cho bộ phận quét chữ ký để lưu vào hệ thống.
2.2.2.1 Kế toán nhận tiền gửi
Ví dụ 1: Ngày 13/12/2009 công ty Cổ Phần Sản xuất và đầu tư xây dựng Hà Nội nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi thanh toán, số tiền là 200 tr đồng.
Căn cứ vào chứng từ gửi tiền của khách hàng bao gồm thông tin cá nhân, số tiền gửi, số tài khoản, bẳng kê nộp tiền mặt, nhân viên kế toán kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và hạch toán vào máy như sau:
Nợ: TK 101101: 200 tr đồng
Có: TK 421101( Cty CPSX và ĐTXD Hà Nội): 200 tr đồng
2.2.2.2 Kế toán chi trả tiền gửi
Khách hàng có thể rút tiền mặt tại máy ATM của hệ thống Agribank hoặc đến Ngân hàng nếu không sử dụng thẻ hoặc có nhu cầu muốn chuyển khoản.Khi đó khách hàng phải xuất trình chứng minh thư, hộ chiếu (đối với người nước ngoài). Kế toán sẽ kiểm tra thông tin của khách hàng trên máy vi tính, kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng. Nếu số tiền rút nhỏ hơn số dư trên tài khoản, kế toán sẽ in chứng từ, đưa cho khách hàng ký sau đó sẽ trả tiền cho khách hàng và thông báo số dư mới họ biết. Trong trường hợp số tiền rút của khách hàng vượt quá hạn mức quy định của giao dịch viên phải có xác nhận của kiểm soát viên.
Ví dụ 2: Ngày 15/3/2010 Sở giao dịch nhận được uỷ nhiệm chi của Công ty CPSX và ĐTXD Hà Nội từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn số tiền 100 tr đồng cho Hợp tác xã Xuân Thanh có tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư phát triển Lai Châu.
Kế toán kiểm tra chứng từ, nếu đầy đủ hợp lệ sẽ hạch toán như sau:
Nợ: TK 421101 (Cty CPSX và ĐTXD Hà Nội): 100 tr đồng
Có: TK 5192 : 100 tr đồng
2.2.2.3 Kế toán trả lãi tiền gửi
Đối với hình thức tiền gửi không kỳ hạn, lãi được tính trả hàng tháng theo phương pháp tính lãi theo tích số, nếu khách hàng không lĩnh ra được kế toán nhập lãi vào gốc. Hiện này lãi suất không kỳ hạn ở SGD đối với VND là 3%/tháng. Hàng tháng kế toán sẽ hạch toán
Nợ: TK 80101
Có: TK 421101 (khách hàng)
Với chính sách huy động vốn hợp lý qua hình thức nhận tiền gửi khách hàng, Sở giao dịch đã đạt được kết quả như sau
Bảng 2.5 Tình hình huy động tiền gửi khách hàng
Đơn vị: tr đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
Tiền gửi của khách hàng trong nước
2.908.520
63,05%
5.048.821
73.15%
Tổng VHĐ từ tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá
4.612.741
100
6.901.529
100
Nguồn: Bảng cân đối chi tiết năm 2008,2009
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trong nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn và có xu hướng tăng qua các năm: năm 2008 tỷ trọng của tiền gửi khách hàng chiếm 63,05% tổng huy động, năm 2009 là 73,15% . Hơn nữa, từ năm 2008 đến năm 2009 có sự tăng mạnh mẽ trong việc huy động vốn qua tiền gửi khách hàng từ 2.908 tỷ lên 5.048 tỷ đồng. Điều này cho thấy hiệu quả của các hình thức huy động vốn tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn và khả năng tài chính tiềm tàng trong dân cư cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn đối với nền kinh tế và là năm đặc biệt thử thách đối với hệ thống Ngân hàng, SGD đã có nhiều chính sách để tập trung triển khai các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện có và dịch vụ mới để củng cố và phát triển thị trường, giữ vững vai trò của mình trong hệ thống Ngân hàng, tạo điều kiện để có thể phát triển vững chắc trong năm 2009, và đã có được kết quả rất tốt. Cùng với sự đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ, nhân tố con người được SGD chú trọng và nâng cao về nhận thức, trách nhiệm, trình độ kế toán huy động vốn ngày càng được nâng cao, có thể tư vấn, hướng dẫn khách hàng khi có thắc mắc, thủ tục cũng đơn giản đi rất nhiều. Do đó đã thu hút người dân đến gửi tiền nhiều hơn. Mặt khác các dịch vụ ngân hàng tiện ích và hiện đại phát triển nhanh, đặc biệt là dịch vụ thẻ, dịch vụ tài khoản cá nhân nên đã thu hút được lượng tiền gửi lớn từ dân cư. Tuy nhiên, vì các khoản tiền gửi của dân cư tăng lên sẽ dẫn đến tổng khối lượng chứng từ, bút toán tăng lên rất nhiều, tính phức tạp của nghiệp vụ kế toán từ đó cũng tăng lên.
2.2.3 Quy trình kế toán huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm
Tài khoản tiền gửi tiết kiệm là nghiệp vụ kế toán huy động vốn truyền thống của SGD và nó có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, đời sống của nhân dân không ngừng nâng cao nên người dân có điều kiện tích luỹ hơn hay nói cách khác là khoản tiền nhàn rỗi nhiều hơn, hoạt động của các Ngân hàng cũng ngày càng mở rộng và đa dạng. Do đó, khách hàng đến ngân hàng gửi tiền tiết kiệm trở nên phổ biến và ngày càng tăng lên.
Hiện nay SGD NHNN % PTNT có những hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm như sau:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với các kỳ hạn là 1 tháng, 3 tháng, 8 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng
Tiền gửi tiết kiệm bậc thang: đây là hình thức tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi gồm 6 bậc
Tiền gửi tiết kiệm gửi góp: trong kỳ hạn gửi góp khách hàng phải gửi đều đặn theo định kỳ đã thoả thuận với Ngân hàng
Tiền gửi tiết kiệm có dự thưởng
Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ được đảm bảo giá trị theo vàng
Tiền gửi tiết kiệm bằng vàng
2.2.3.1 Kế toán nhận tiền gửi tiết kiệm
Khi khách hàng đến Ngân hàng để mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, kế toán giao dịch sẽ yêu cầu khách hàng phải có chứng minh thư nhân dân làm căn cứ để mở tài khoản. Tiếp đó, kế toán sẽ hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ các thông tin như: họ tên, chứng minh thư, ngày cấp, nơi cấp, bảng kê các loại tiền gửi….theo mẫu của ngân hàng. Sau đó, kế toán sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ do khách hàng lập, nếu đúng thì sẽ tiến hành mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng. Kế toán viên tiến hành viết sổ tiết kiệm, nhận thông tin vào hệ thống, ghi mã số khách hàng, số sổ tiết kiệm vào thẻ lưu rồi chuyển cho kiểm soát viên. Sau khi nhận lại chứng từ từ kiểm soát viên, kế toán giao dịch sẽ trả lại sổ tiết kiệm, chứng minh thư cho khách hàng và lưu lại thẻ lưu theo hồ sơ khách hàng ngay trong ngày. Trường hợp giao dịch một cửa và trong hạn mức phân quyền, giao dịch viên phải thu tiền trước sau đó mới lập sổ, ký tên trên sổ và lấy đủ chữ ký, dấu theo quy định.
Ví dụ 3: Ngày 5/4/2010 khách hàng Nguyễn Đức A._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25581.doc