Lời mở đầu
Đứng trước sự thay đổi từng ngày của khoa học công nghệ và sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, nguồn nhân lực đã thực sự trở thành tài sản quý giá đối với các công ty. Bởi vì một công ty chỉ có thể tồn tại và phát triển được nếu dựa trên cơ sở phát huy hiệu quả của người lao động trong công ty mình.
Một trong những yếu tố cơ bản nhằm duy trì, củng cố và phát triển nguồn nhân lực tại công ty là việc trả đúng, trả đủ tiền lương cho người lao động. Trong thực tế, mỗi cô
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty đều phải lựa chọn cho mình những hình thức trả lương cho phù hợp. Tuy nhiên, cho dù hình thức trả lương nào thì chúng cũng có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Vì vậy, việc áp dụng và không ngừng hoàn thiện hình thức trả lương là vấn đề cần thiết đối với các công ty.
Sau thời gian thực tập, tìm hiểu tại Công ty Sứ Thanh Trì, em nhận thấy về cơ bản, việc lựa chọn hình thức trả lương theo sản phẩm cho người lao động là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến việc hoàn thiện hình thức trả lương này nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của nó. Đứng trước thực tế đó, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì” cho quá trình thực tập của mình.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty.
Phạm vi nghiên cứu là số liệu, tài liệu về công tác trả lương theo sản phẩm do cán bộ công nhân viên trong Công ty cung cấp.
Kết cấu bài viết gồm 3 chương:
Chương I: Tiền lương và hình thức tiền lương theo sản phẩm.
Chương II: Phân tích thực trạng công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì.
Chương I:
tiền lương và hình thức tiền lương theo sản phẩm
I) khái niệm về tiền lương, tiền lương theo sản phẩm:
1) Khái niệm về tiền lương:
1.1. Tiền lương:
Tiền lương theo bộ luật lao động của nước cộng hoà XHCNVN qui định thì : Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.Trong đó, mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước qui định và được trả cho người lao động cố định theo một đơn vị thời gian, có thể theo ngày, theo tháng, hoặc theo tuần.
Tiền lương là một bộ phận cơ bản trong hệ thống thù lao để trả cho người lao động. Tiền lương được gọi là thù lao cơ bản, tiền lương khác với các loại thù lao dưới dạng khuyến khích: Tiền hoa hồng, tiền thưởng, phân chia năng suất, lợi nhuận …hay các phúc lợi: BHXH, các chương trình giải trí, phương tiện đi lại …Đó là : Tiền lương được trả đều đặn thường xuyên, mang tính chất ổn định và đó là phần thu nhập chính để đảm bảo cho cuộc sống của người lao động.
1.2. Tiền lương tối thiểu:
Tiền lương tối thiểu là mức tiền lương thấp nhất áp dụng trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, ở mức độ nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu đựơc ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và dược qui định cho từng thời kỳ nhất định.
Mức lương tối thiểu bao gồm mức lương tối thiểu chung áp dụng chung thống nhất trong cả nước, mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho từng vùng lãnh thổ nhất định và mức lương tối thiểu ngành áp dụng cho từng ngành kinh tế- kỹ thuật nhất định.
Mức lương tối thiểu dùng làm căn cứ để xác định các mức lương cho các loại lao động khác.
1.3. Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế:
Tiền lương danh nghĩa là lượng tiền mà người lao động nhận được sau một thời gian làm việc nhất định theo ngày, tuần hay tháng với số lượng hay chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Tiền lương danh nghĩa phụ thuộc vào thời gian làm việc, số lượng sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn về chất lượng và đơn giá tiền lương cho từng sản phẩm nhất định.
Tiền lương thực tế: Đó là lượng hàng hoá thực tế mà người lao động sử dụng tiền lương của mình để mua. Do vậy tiền lương thực tế phụ thuộc vào giá cả hàng hoá trên thị trường.
2) Bản chất của tiền lương:
2.1.Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung :
Tiền lưong được hiểu là một phần của thu nhập quốc dân nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động. Như vậy tiền lương chịu sự chi phối trực tiếp của nhà nước, do đó tiền lương đó tiền lương được phân phối một cách bình quân, không khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệt tình với công việc. Đồng thời tiền lương cũng không quan tâm đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2. Trong nền kinh tế thị trường:
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khi sức lao động được xem là hàng hoá, tiền lương là giá cả sức lao động. Hay tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị hao phí sức lao động trên cơ sở hợp đồng lao động. Tiền lương không chỉ dùng để phân phối mà tiền lương dùng để trao đổi, nó mang phạm trù giá trị. Như vạy trong nền kinh tế thị trường tiền lương đã được coi là yếu tố của sản xuất.Tiền lương không chỉ để tái sản xuất sức lao động, mà còn là đầu tư cho người lao động.
Tiền lương mang bản chất kinh tế, phản ánh các quan hệ kinh tế vì lượng tiền mà trả cho người lao động là lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Ngoài ra tiền lương là bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy tiền lương cần phải tính toán và quản lý chặt chẽ.
Mặt khác tiền lương còn mang bản chất các quan hệ kinh tế xã hội: Do tính chất đặc biệt của xã hội mà tiền lương không chỉ phản ánh các quan hệ kinh tế mà còn phản ánh rất quan trọng liên quan đến đời sống và trật tự xã hội, tiền lương càng quán triệt được tính công bằng, thì các quan hệ xã hội càng được củng cố.
3) Vai trò của tiền lương và những nguyên tắc cơ bản:
3.1. Tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, giúp cho họ trang trải các chi tiêu, các nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình. Ngoài ra tiền lương còn phản ánh địa vị của gia đình trong xã hội. Vì vậy tiền lương cao sẽ khuyến khích người lao động học tập và nâng cao trình độ lành nghề, nâng cao chất lượng lao động và nâng cao sự đóng góp của họ đối với tổ chức và gia đình. Vì thế người lao động rất tự hào về mức lương cao, muốn được tăng lương.
Đối với doanh nghiệp tiền lương được coi là một yếu tố đầu vào, là một bộ phận của chi phí sản xuất. Do đó nếu tăng lương hoặc giảm tiền lương thì sẽ ảnh hưởng đến giá cả. Nếu giá tăng thì thị phần sẽ giảm. Đồng thời tiền lương còn là động lực để duy trì người lao động trong tổ chức, là công cụ để quản lý người lao động. Nói cách khác, tiền lương là đòn bẩy quan trọng để kích thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Những nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý tiền lương .
3.2.1. Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau .
Nguyên tắc này dựa theo nguyên tắc phân phối theo lao động dùng thước đo dựa trên năng suất lao đọng, chất lượng lao động và thời gian hao phí. Nguyên tắc này được thực hiện nó sẽ đảm bảo tính công bằng, khuyến khích người lao động làm việc, học tập nâng cao trình độ trong làm việc.
3.2.2. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
Xuất phát điểm là năng suất lao động không ngừng tăng lên là quy luật kinh tế của mọi hình thái kinh tế xã hội và tiền lương của người lao động cũng phải tăng lên do tác động của nhiều yếu tố. Do đó tăng năng suất lao động và tiền lương bình quân có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tăng năng suất lao động lớn hơn tiền lương bình quân là điều kiện để phát triển doanh nghiệp.
3.2.3. Đảm bảo tính hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong doanh nghiệp .
Việc đảm bảo tính hợp lý về tiền lương giữa những người làm công việc khác nhau sẽ có tác dụng tạo tâm lý tốt cho người lao động trong doanh nghiệp thúc đẩy tinh thần làm việc của họ, họ yên tâm làm việc.
4) Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương:
4.1. Môi trường bên ngoài:
4.1.1.Lương bổng trên thị trường:
Bất cứ một tổ chức nào cũng đứng trong xu thế cạnh tranh với các tổ chức khác về chất lượng giá cả, thị trường. Tiền lương là một phần của chi phí, vì vậy nó cũng làm tác động đến giá cả, vì vậy việc quan tâm đến mức lương trên thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp có cùng ngành nghề, từ đó lập kế hoạch về mức lương cho doanh nghiệp mình, từ đó đồng thời cũng làm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường, mặt khác tiền lương hợp lý còn có tác dụng giữ người lao động ở lại doanh nghiệp mình. Tuy nhiên tiền lương cũng không được quá cao hay quá thấp so với thị trường.
4.1.2. Chi phí sinh hoạt:
Tiền lương phải phù hợp với chi phí sinh hoạt, phải đảm bảo cho người lao động đủ chi phí sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và phần nào đó có tích luỹ, có như vậy thì người lao động mới có thể làm việc được và làm việc một cách an toàn cho bản thân họ và đảm bảo về năng suất chất lượng của công việc.
4.1.3. Các yếu tố về công đoàn trong tổ chức và các giải pháp công đoàn ở các tổ chức khác.
Hiện nay ở nhiều công ty vai trò của công đoàn chỉ đóng một vai trò thứ yếu trong các vấn đề về lương bổng và đãi ngộ. Tuy nhiên nếu có sự kết hợp giữa bộ phân lao động tiền lương với tổ chức công đòan trong các lĩnh vực : Các tiêu chuẩn để xếp loại lao động, các hình thức trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, các mức trênh lệch lương. Nếu công ty muốn áp dụng các kế hoạch trả lương kích thích sản xuất thành công, công ty cũng phải bàn bạc với họ. Có công đoàn ủng hộ, các kế hoạch này dễ thành công.
4.1.4. Tác động của nền kinh tế :
Mức lương của doanh nghiệp luôn biến động tỷ lệ thuận với biến động của nền kinh tế, khi nền kinh tế biến động thì cũng làm cho nền kinh tế bị ảnh hưởng,tức là khi nền kinh tế suy thoái thì mức lương thấp và ngược lại khi nền kinh tế ổn định thì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng xấu, có nghĩa là nguồn lao động của doanh nghiệp không bi dôi dư, nh vậy mức lương của người lao động sẽ tương đối ổn định.
4.1.5. Luật pháp:
Chính sách tiền lương của từng công ty là khác nhau, nhưng đều phải tuân theo những qui định của nhà nứơc chính sách của nhà nước đặt ra: Qui định về mức lương tối thiểu, chủng tộc, giới tính, tôn giáo...
4.2. Các yếu tố bên trong tổ chức:
4.2.1. Chính sách của công ty:
tiền lương vừa là chi phí vừa là một loại tài sản của doanh nghiệp. Chi phí phản ánh qua lao động, tài sản vì thúc đẩy nhân viên nỗ lực. Vì vậy chính sách của công ty ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương, tuỳ từng công ty mà chính sách của tiền lương là giảm chi phí hạ gía thành, hay chính sách là dùng tiền lương làm động lực thu hút nhân tài, hay là kết hợp cả hai. Chính sách về tiền lương của công cy có thể thay đổi theo từng thời kỳ nhất định tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của công ty. Chính sách tiền lương phù hợp sẽ có sẽ tác động tốt đến tiền lương và tình hình thực tế của công ty.
4.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Một công ty có nhiều cấp quản trị thì quản trị cấp cao nhất thường quyết định cơ cấu lương bổng, điều này ảnh hưởng không tốt đến tiền lương vì họ không đi sâu vào nhân viên, không hiểu được mức độ phức tạp một cách chi tiết, măt khác nếu để các lãnh đạo trực tuyến lập kế hoạch về tiền lương thì hệ thống tiền lương sẽ hợp lý hơn .
Ngoài ra bầu không khí văn hoá của công ty ảnh hưởng đến phương pháp tuyển mộ người lao động, thái độ làm việc đến đánh giá thực hiện công việc và do đó nó ảnh hưởng đến việc sắp xếp lương bổng.
4.3. Yếu tố về công việc:
Công việc là yếu tố chính quyết định đến tiền lương. Bản chất công việc xác định các yếu tố về trình độ, kỹ năng và trình độ của người lao đông để có thể làm được công vệc đó (Thông qua phân tích công việc và mô tả công việc). Công việc mà đòi hỏi kỹ năng kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm càng cao thì đòi hỏi ở người lao động càng lớn và vì vậy tiền lương cũng tỷ lệ thuận.
Để xác định mức độ thực hiện công việc để tính lương cho người lao động được chính xác thì công ty thực hiện dựa vào bảng đánh giá công việc.Để đánh giá thực hiện công việc, cần phải lựa chon những yếu tố căn bản hiện diện trong mọi công việc, đó là các yếu tố kỹ năng, sức cố gắng, trách nhiệm và các điều kiện làm việc. Từ những yếu tố này nhà phân tích sẽ đối chiếu với tất cả các công việc khác nhau. Mỗi công việc đòi hỏi một mức độ kỹ năng, sức cố gắng, trách nhiệm khác nhau, vì vậy nhà phân tích phải dựa vào bảng phân tích để xác định mức độ hoàn thành công việc của từng người khác nhau để tiến hành trả lương một cách công bằng.
4.4. Các yếu tố về cá nhân người lao động.
Các yếu tố về cá nhân người lao động bao gồm sự thực hiện công việc, kinh nghiệm, thâm niên công tác, ý thích cá nhân. Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn kết quả của thực hiện lao động của người lao động, do đó ảnh hưởng rát lớn đến tiền lương.
- Sự hoàn thành công tác: Đó là khối lượng công việc mà người lao động thực hiện được trong một đơn vị thời gian nhất định, nó quyết định đến tiền lương của người lao động.Do đó cấp quản tri phải áp dụng hệ thống lương dựa vào sự hoàn thành công việc, phương pháp này đãi ngộ người lao động theo năng suất của họ. Ngoài ra phương pháp này cũng kích thich người lao động nỗ lực hết mình.
- Thâm niên công tác: Hiện nay ở Việt Nam yếu tố thâm niên công tác vẫn được rất coi trọng trong việc phân chia lương và thăng tiến, do vậy yếu tố này cũng ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động.
- Kinh nghiệm làm việc: Kinh nghiệm là một yếu tố ảnh hưởng đến lương bổng và đãi ngộ, kinh nghiêm làm việc giúp người lao động thực hiện công việc dễ dàng do họ đã được làm quen với công việc. Hiện nay hầu hết các cơ quan tổ chức trên thế giới đều dựa vào yếu tố này để tuyển chọn và xét lương bổng. Tuy nhiên, kinh nghiệm cũng có mặt khong tốt nếu kinh nghiệm có cả mặt xấu, do vậy khi xét lương bổng thì cấp quản lý phải quan tâm hạn chế những nhược điểm này.
- ý thích cá nhân: ý thích cá nhân có ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động, việc người lao động được làm công việc mà mình yêu thích thì sẽ có tác động đến sư hăng say trong công việc và kich thích sự sách tạo của người lao động, từ đó dẫn đến người lao động đạt năng suất cao trong công việc. Do vậy cấp quản trị phải chú ý đến sở thích của từng người mà bố trí công việc cho hợp lý để phát huy khả năng làm việc của người lao động.
- Các yếu tố khác thuộc về cá nhân người lao động có ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động như: Sự trung thành của nhân viên, tính tiềm năng ... Tuy nhiên khi áp dụng để tính lương thì đòi hỏi cấp quản trị phải khéo léo tránh tình trạng thiên vị dẫn tới sự không công bằng trong trả lương cho người lao động.
5) Khái niệm về tiền lương theo sản phẩm:
5.1. Khái niệm:
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương trong đó tiền lương được xác định phụ thuộc vào mức lương theo cấp bậc công việc, mức lao động, đơn giá sản phẩm và số sản phẩm thực tế sản xuất ra.
Theo hình thức này tiền lương mỗi người lao động được tính như sau:
Lsp= (ĐGi * Qi)
Trong đó :
Lsp: Tiền lương thực tế người lao động nhận được
ĐGi: Đơn giá sản phẩm i
Qi: Số sản phẩm i mà người lao động sản xuất ra
i: = ( 1, n )
Hình thức trả lương theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề và trình độ nghề nghiệp để nâng cao năng suất lao động của mình từ đó làm năng suất lao động của công ty tăng nhanh, tuy nhiên hình thức trả lương này cũng có nhược điểm là dễ làm cho người lao động chạy theo số lượng sản phẩm mà không chú ý đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, từ đó làm dãn đến tạo ra nhiều sản phẩm không đạt tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến chất lương sản phẩm và uy tín của công ty.
Do vậy khi áp dụng hình thức tiền lương này thì cấp quản trị phải chý ý tới việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình thực hiện công việc của người lao động.
5.2. Đối tượng áp dụng:
Hình thức trả lương theo sản phẩm chủ yếu dùng để trả cho công nhân sản xuất ra sản phẩm, các công việc có thể quan sát được rõ ràng cụ thể, có thể định mức được. Như vậy hình thức trả lương này chỉ áp dụng cho công nhân sản xuất chính, công nhân phục vụ, tổ bốc xếp.
II) Các điều kiện áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm:
Để có thể áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm đạt hiệu quả cao, phát huy được hết khả năng làm việc của công nhân sản xuất, công nhân phục vụ, không bị lãng phí nguyên vật liệu, đồng thời đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm thì công ty cần phải đảm bảo một số các điều kiện sơ bản như: Định mức lao động có căn cứ khoa học, tổ chức phục vụ nơi làm việc, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm.
1) Tổ chức và phục vụ nơi làm việc:
1.1. Tổ chức nơi làm việc:
1.1.1. Khái niệm:
Tổ chức nơi làm việc là hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những thiết bị, dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tự nhất định.
1.1.2. Nội dung của tổ chức nơi làm việc : Bao gồm 3 nội dung sau
- Thiết kế nơi làm việc : Trong sản xuất hiện đại sản phẩm sản xuất ra ngày càng luôn đổi mới, máy móc thiết bị cũng thường xuyên được hoàn thiện, do vậy cũng phải thường xuyên cải tiến và thiết kế lại nơi làm việc cho phù hợp. Việc thiết kế nơi làm việc được tiến hành theo trình tự sau:
Chọn thiết bị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho phù hợp; chọn phương án bố trí tối ưu cho từng nơi làm việc cụ thể.
Thiết kế các phương án và thao thác làm việc lao động hợp lý. Trên cơ sở đó tính thời gian làm việc, đồng thời xác định luôn cả mức thời gian cho các bước công việc.
Xây dựng hệ thống làm việc theo chức năng
Tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nơi làm việc như: Số lượng công nhân tại nơi làm việc, lượng sản phẩm sản xuất ra cho một giờ mức tại nơi làm việc; Dự kiến các yếu tố của điều kiện lao động tại các nơi làm việc.
- Trang bị nơi làm việc : Trang bị nơi làm việc là đảm bảo đầy đủ các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ...cần thiết cho nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và chắc năng lao động. Nơi làm việc cần được trang bị các loại sau:
Các thiết bị chính (thiết bị công nghệ) là những thiết bị để người công nhân dùng để trực tiếp tác động vào đối tượng lao động .
Các thiết bị phụ: Là các thiết bị giúp cho người công nhân thực hiện quá trình lao động với hiệu quả cao hơn. Các thiết bị phụ có thể dùng để bốc xếp, vận chuyển ...
Các trang bị công nghệ: Bao gồm các loại dụng cụ kiểm tra, dụng cụ cắt gọt
Các trang bị tổ chức: bàn ghế, giá đỡ…
Các trang bị thông tin liên lạc .
Các trang bị an toàn vệ sinh công nghiệp, phục vụ vệ sinh công nghiệp.
_ Bố trí nơi làm việc: Là sắp xếp một cách hợp lý trong không gian tất cả các phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc, việc bố trí nơi làm việc bao gồm 3 loại sau: Bố trí chung, bố trí bộ phận và bố trí riêng.
1.2. Phục vụ nơi làm việc:
1.2.1. Khái niệm:
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo các điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động. Hay nói cách khác tổ chức phục vụ nơi làm việc là tổ chức đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho các nơi làm việc để quá trình lao động diễn ra một cách liên tục và có hiệu quả cao.
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là điều kiện không thể thiếu được của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Nếu tổ chức phục vụ nơi làm việc chu đáo sẽ cho phép sử dụng tốt thời gian lao động của công nhân và công suất của máy móc thiết bị, góp phần cải tiến các phương pháp và thao tác lao động, củng cố kỷ luật lao động và đẩy mạnh thi đua trong tổ chức.
1.2.2. Các hình thức phục vụ nơi làm việc:
- Hình thức phục vụ tập trung: Là hình thức phục vụ trong đó tất cả các nhu cầu phục vụ theo chức năng đều do các trung tâm phục vụ đáp ứng. Hình thức này chủ yếu được áp dụng cho sản xuất hàng khối và sản xuất hàng loạt, hình thức này có ưu điểm là cho phép sử dụng một cách có hiệu quả lao động và thiết bị phục vụ; Cho phép tiến hành tự động hoá các khâu phục vụ do đó có thể nâng cao chất lượng phục vụ.
- Hình thức phục vụ phân tán: Là hình thức phục vụ trong đó các hình thức phục vụ chức năng phục vụ không tập trung thành các trung tâm mà các phân xưởng, bộ phận sản xuất, tổ sản xuất tự đảm nhiệm lấy việc phục vụ của mình. Hình thức này có ưu điểm là dễ quản lý và lãnh đạo nhưng có nhược điểm là hiệu quả kinh tế thấp, tốn nhiều lao động. Hình thức này được áp dụng cho sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc, khi nhu cầu phục vụ không lớn và không ổn định .
- Hình thức phục vụ hỗn hợp: Là hình thức phục vụ trong đó có chức năng thì phục vụ tập trung, có chức năng thì phục vụ phân tán. Hình thức này kết hợp được ưu điểm của cả hai hình thức trên và là hình thức được áp dụng phổ biến nhất trong các công ty hiện nay.
Trong tổ chức có 3 chế độ phục vụ như sau:
Chế độ phục vụ trực nhật: Là chế độ phục vụ được tiến hành khi có nhu cầu phục vụ xuất hiện. Chế độ này đơn giản nhưng hiệu quả kinh tế thấp vì lãng phí thời gian lao động và công suất máy móc thiết bị. Do đó nó được áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc.
Chế độ phục vụ theo kế hoạch dự phòng: Là chế độ phục vụ trong đó mọi công việc phục vụ được tiến hành theo một kế hoạch đã vạch ra từ trước phù hợp với kế hoạch sản xuất sản xuất của công ty. Chế độ phục vụ này có đặc điểm là đảm bảo cho sản xuất được nhịp nhàng liên tục, giảm dược tổn thất thời gian của công nhân chính và của công suất máy móc thiết bị. Nó được áp dụng cho sản xuất hàng loạt lớn.
Chế độ phục vụ theo tiêu chuẩn là chế độ phục vụ mà mọi chức năng phục vụ đều đã được tính toán và qui định thành tiêu chuẩn và tiến hành phục vụ theo tiêu chuẩn đó, chế độ phục vụ này là chế độ phục vụ hoàn chỉnh nhất, đề phòng được hỏng hóc thiết bị, loại trừ được lãng phí thời gian ở nơi làm việc và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Nó được áp dụng cho sản xuất hàng loạt khối và điều kiện là sản xuất liên tục và ổn định.
1.2.3. Vai trò của tổ chức phục vụ nơi làm việc:
- Tổ chức phục vụ nơi làm việc là khâu đầu tiên, quan trọng, đồng thời diễn ra trong suốt quá trình sản xuất ra sản phẩm, phải là công việc khó khăn vì sản phẩm được sản xuất ra tại một địa điểm cố định, nên việc thiết kế, trang bị và bố trí nơi làm việc được thực hiện và cải tiến dễ dàng.
- Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc làm cho việc thực hiện trả lương theo sản phẩm được thực hiện dễ dàng, giảm được thời gian hao phí lao động không cần thiết và hạn chế được tới mức tối đa thời gian hao phí không làm ra sản phẩmcủa người lao động
Như vậy để thực hiện được hình thức trả lương theo sản phẩm thì công ty cần phải quan tâm tới việc tổ chức và phục vụ lơi làm việc một cách khoa học, đầy đủ nhất.
2) Công tác định mức có căn cứ khoa học:
2.1. Khái niệm:
Định mức lao động là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng và áp dụng các mức lao động đối với tất cả các quá trình lao động.
Mức có căn cứ khoa học là mức đã tính đến những nhân tố xã hội, tâm sinh lý, nhân tố kinh tế và nhân tố tổ chức kỹ thuật tối ưu.
2.2. Các loại mức:
- Mức thời gian: Là số lượng thời gian cần thiết được qui định để hoặc một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định hoàn thành công việc này hay công việc khác trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
- Mức sản lượng:Là số sản lượng sản phẩm được qui định để người lao động hay một nhóm người lao động có trình độ thành thạo nhất định phải hoàn thành trong đơn vị thời gian với những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định.
- Mức thời gian phục vụ: Là số lượng thời gian được qui định để một hay một nhóm người lao động có trình độ nhất định phục vụ đơn vị thiết bị., đơn vị diện tích sản xuất trong những điều kiện tổ chức –kỹ thuật nhất định.
- Mức phục vụ: Là số lượng đơn vị thiết bị được qui định để một nhóm người lao động phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Mức phục vụ là đại lượng nghịch đảo của mức thời gian phục vụ.
2.3. Các phương pháp định mức lao động:
2.3.1. Phương pháp tổng hợp : Là phương pháp xây dựng mức không dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bộ phận của bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật hoàn thành nó, thời gian hao phí chỉ được qui định cho toàn bộ công việc. Gồm có 3 phương pháp: Thống kê, kinh nghiệm và dân chủ bình nghị.
Phương pháp kthống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc ở thời kỳ trước.
Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được của cán bộ quản lý định mức, quản đốc phân xưởng hoặc công nhân sản xuất.
Phương pháp dân chủ bình nghị: Là phương pháp xây dựng mức cán bộ định mức dự tính bằng thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa ra cho công nhân thảo luận, bình nghị quyết định.
Phương pháp tổng hợp không phải là phương pháp định mức khoa học, tuy nhiên nó cũng có những ưu điểm là đơn giản, tốn ít công, áp dụng rộng rãi trong những điều kiện trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động còn thấp.
2.3.2. Phương pháp phân tích : Là phương pháp xây dựng mức bằng cách phân chia và nghiên cứu tỷ mỷ quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc được định mức và các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí. Trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp hoàn thiện quá trình lao động như : Qui định chế độ làm việc có hiệu quả hơn của máy móc thiết bị, sử dụng các phương pháp và thao tác lao động hợp lý …đồng thời loại trừ những nhược điểm trong tổ chức nơi làm việc, và điều kiện lao động …xuất phát từ kết quả nghiên cứu khoa học đó xác định hao phí thời gian cần thiết cho mỗi yếu tố, và mức thời gian cho bước công việc nói chung.
Các mức lao động được xây dựng bằng phương pháp phân tích đều là mức có căn cứ khoa học. Phương pháp phân tích bao gồm phương pháp tính toán, phương pháp phân tích khảo sát và phương pháp so sánh điển hình.
Phương pháp phân tích tính toán chủ yếu dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn hoặc các công thức thực nghiệm biểu hiện sự phụ thuộc của thời gian hao phí với các yếu tố ảnh hưởng. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong những điều kiện sản xuất hàng loạt, vì nó cho phép xây dựng mức nhanh chóng tốn ít công sức đảm bảo tính đồng nhất của mức.
Phương pháp phân tích khảo sát: Là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu nghiên cứu khảo sát tại nơi làm việc. Các phương pháp khảo sát cơ bản để nghiên cứu hao phí thời gian làm việc là chụp ảnh, bấm giờ hoặc kết hợp giữa chụp ảnh và bấm giờ. Phương pháp này thường được áp dụng trong loại hình sản xuất hàng khối. Trong loại hình sản xuất hàng loạt lớn và vừa áp dụng chủ yếu cho các khâu công việc có tính chất sản xuất hàng khối. Trong sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc thì áp dụng để xây dựng mức cho các bước công việc điển hình.
Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức dựa trên những hao phí của mức điển hình. Phương pháp này thường áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc.
2.4. Sự cần thiết của định mức lao động có căn cứ khoa học:
- Định mức lao động càng hướng tới xác định hao phí lao động tối ưu và phấn đấu tiết kiệm thời gian lao động, thì nó càng ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện quá trình tổ chức lao động khoa học. Nhờ việc xác định các mức lao động khoa học mà việc tính hao phí thời gian theo yếu tố giúp ta đánh giá được mức độ hợp lý của tổ chức lao động hiện tại, phát hiện những thiếu sót làm lãng phí thời gian cần phải có biện pháp khắc phục.
- Mặt khác, việc áp dụng những mức lao động có căn cứ khoa học, trong điều kiện tổ chức tổ chức lao động tiến bộ lại cho phép áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tiến tiến trong tổ chức sản xuất và tổ chức lao động đối với tất cả người lao động và toàn công ty, từ đó làm cho người lao động phát huy hết năng lực của mình tăng năng suất lao động.
- Định mức lao động một cách khoa học sẽ là động lực để người lao động có thể thực hiện được mức đạt năng suất lao động, có thể làm cho người lao động tái sản xuất sức lao động.
- Định mức lao động khoa học còn là cơ sở để xây dựng đơn giá một cách đúng đắn nhất, tạo điều kiện để người lao động cố gắng nỗ lực làm việc, tăng năng suất lao động.
3) Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm:
3.1. Khái niệm:
Kiểm tra phân loại sản phẩm là một bộ phận của quá trình sản xuất bao gồm một hệ thống các biện pháp nhằm kiểm tra về quá trình sản xuất nhằm đảm bảo cho sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao.
3.2.Các loại kiểm tra phân loại:
Trong công ty thường có các loại kiểm tra phân loại sản phẩm là: Kiểm tra chất lượng nguyên nhiên vật liệu và máy móc thiết bị trước khi đưa vào sản xuất, kiểm tra về tình hình chấp hành các qui định về kỹ thuật phương pháp và thao tác lao động, kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động ngay trong quá trình chế tạo sản phẩm, kiểm tra kiểm nghiệm các chi tiết chế tạo và kiểm tra phân loại phân cấp sản phẩm.
3.3. Sự cần thiết của kiểm tra nghiệm thu sản phẩm:
- Chất lượng của sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trong mà bắt buộc các công ty luôn phải quan tâm tới nó. Chất lượng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, qui trình công nghệ, tay nghề công nhân mà còn phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm ý thức chấp hành nội qui sản xuất, kỷ luật kỹ thuật của người sản xuất. Vì vậy trong thực tế đòi hỏi việc kiểm tra phân loại sản phẩm luôn được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra tránh tình trạng chạy theo số lượng sản phẩm mà không quan tâm tới chất lượng sản phẩm đã qui định, từ đó việc tính lương theo sản phẩm trả đúng theo kết quả thực tế.
- Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm là khâu xuyên suốt của quá trình sản xuất, công tác này phải được thực hiện liên tục trong mỗi công đoạn của quá trình sản xuất để quá trình sản suất được diễn ra liên tục, không có phế phẩm và lãng phí nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất.
III) Các chế độ trả lương theo sản phẩm :
1) Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.
1.1. Khái niệm, đối tượng áp dụng:
Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là chế độ trả lương theo sản phẩm áp dụng đối với từng công nhân, trong đó tiền lương tỷ lệ thuận với lượng sản phẩm sản xuất ra.
Chế độ tiền lương này được áp dụng đối với những công nhân trực tiếp sản xuất, công việc có tính chất tương đối độc lập, có thể định mức, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, một cách cụ thể riêng biệt.
1.2. Ưu nhược điểm:
Ưu điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là dễ tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ, khuyến khích công nhân tích cực làm việc, tận._. dụng mọi thời gian lao động, nâng cao tay nghề để nâng cao năng suất lao động, tăng tiền lương một cách trực tiếp. Tuy nhiêmn khi áp dụng chế độ trả lương này có nhược điểm là người lao động dễ xảy ra tình trạng là chỉ quan tâm tới số lượng sản phẩm. Nếu người lao đông không có thái độ ý thức làm việc tốt sẽ ít quan tâm đến tiết kiệm vật tư, sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị công nghệ tại nơi làm việc.
2) Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể:
2.1. Khái niệm, đối tượng áp dụng:
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lương trong đó tiền lương được trả cho một nhóm người lao động theo khối lượng công việc thực tế mà họ đã đảm nhận và sau đó được phân chia tới từng người theo một phương pháp nhất định nào đó.
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể áp dụng cho những công việc đòi hỏi nhiều người cùng tham gia thực hiện mà công việc của mỗi cá nhan có liên quan đến nhau.
2.2. Ưu nhược điểm:
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ để cả tổ làm việc có hiệu quả hơn.
Nhưng chế độ trả lương này hạn chế khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả nhóm chứ không chỉ trực tiếp phụ thuộc vào cá nhân họ. Ngoài ra chế độ tiền lương này còn gây ra tính ỷ lại nếu không có sự quản lý về tinh thần trách nhiệm cho công nhân viên.
3) Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
3.1. Khái niệm, đối tượng áp dụng:
Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp là chế độ trả lương cho những người làm công việc phục vụ mà công việc của họ có ảnh hưởng nhiều tới kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm.
Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp thường áp dụng để trả lương cho công nhân phục vụ, làm những công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị, điều chỉnh trong các phân xưởng cơ khí.
3.2. Ưu nhược điểm:
Ưu điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp là khuyến khích công nhân phục vụ, phục vụ tốt hơn cho hoạt động của công nhân chính. Bên cạnh ưu điểm trên thì chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp có nhược điểm làm hạn chế sự cố gắng làm việc của công nhân phụ. Bởi vì, tiền lương của công nhân phục vụ phụ thuộc vào kết quả làm việc thực tế của công nhân chính, mà kết quả này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
4) Chế độ trả lương khoán:
4.1. Khái niệm, đối tượng áp dụng:
Chế độ trả lương khoán là chế độ trả lương trong đó tiền lương sẽ được trả cho toàn bộ khối lượng công việc được giao khoán cho cả nhóm.
Chế độ trả lương khoán được áp dụng cho những công việc mà nếu được giao cho từng chi tiết, từng bộ phận thì sẽ không có lợi cho việc bảo đảm chất lượng thực hiện. Trong thực tế chế độ trả lương này thường áp dụng trong các dây cuyền lắp ráp, trong ngành xây dựng sửa chữa cơ khí.
4.2. Ưu nhược điểm:
Chế độ trả lương khoán làm cho người công nhân tích cực cải tiến lao động để giảm thời gian làm việc. Nhưng do việc xác định đơn giá khoán phức tạp nhiều khi khó chính xác, nên trả lương khoán nhiều khi làm cho công nhân không chú ý đến một số công việc trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán .
5) Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng:
5.1. Khái niệm, đối tượng áp dụng:
Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng là kết hợp trả lương theo sản phẩm và tiền thưởng khi công nhân có số lượng sản phẩm thực hiện cao hơn mức qui định.
Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng được áp dụng khi công ty cần hoàn thành gấp một khối lượng công việc trong một thời gian nhất định.
5.2. Ưu nhược điểm:
Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng khuyến khích người lao động tích cực làm việc hoàn thành vượt mức sản lượng tăng năng suất lao động.Tuy nhiên, nếu phân tích, tính toán các chỉ tiều thưỏng không chính xác có thể làm tăng chi phí tiền lương, bội chi quĩ lương.
6) Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến :
6.1. Khái niệm, đối tượng áp dụng:
Là chế độ trả lương theo sản phẩm kết hợp với đơn giá luỹ tiến khi công nhân có số lượng sản phẩm thực hiện trên mức qui định.
Chế độ trả lương này được áp dụng từng khâu yếu hoặc quan trong trong quá trình sản xuất mà việc nâng cao năng suất lao động ở đó có tác dụng thúc đẩy sản xuất những bộ phận sản xuất khác có liên quan.
6.2. Ưu nhược điểm:
Ưu điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến là việc tăng đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm làm cho công nhân tích cực làm việc dẫn đến tăng năng suất lao động. Bên cạnh những ưu điểm trên thì chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến có nhược điểm là dễ làm cho tốc độ tăng tiền lương nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động của những khâu áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến.
iv) Sự cần thiết phải hoàn thiện hình thức tiền lương theo sản phẩm tại công ty Sứ thanh trì :
Công ty Sứ thanh trì thuộc tổng công ty VIGLACERA với chức năng chuyên sản xuất các loại thiết bị vệ sinh và vật liệu xây dựng, sản phẩm làm ra được tính bằng chiếc, mang tính chất đơn lẻ. Vì vậy lương của người lao động trong công ty thường được tính theo sản phẩm cá nhân và sản phẩm tập thể.
Để việc tính lương theo sản phẩm tại công ty được chính xác thì việc nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa về hình thức tiền lương này tại công ty là rất cần thiết, việc đảm bảo về các điều kiện để trả lương theo sản phẩm cũng chính là làm cho người lao động làm việc đạt năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, khai sử dụng đúng máy móc thiết bị công nghệ.
Hiện nay ở công ty tôi nhận thấy rằng việc tính lương theo sản phẩm còn có một số vấn đề cần phải hoàn thiện hơn nữa cần phải bổ xung để việc trả lương theo sản phẩm được tốt hơn như việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc hiện nay là chưa chu đáo, việc định mức lao động và công tác kiểm tra quá trình sản xuất và nghiệm thu sản phẩm tại công ty, đồng thời ý thức trách nhiệm của người lao đọng chưa cao làm ảnh hưởng đến năng suất chung của cả tổ, của công ty nói chung và ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động nói riêng.
Công tác định mức lao động hiện nay chủ yếu dựa trên thống kê kinh nghiệm,việc tổ chức phục vụ nơi làm việc hiện đang áp dụng chế độ phục vụ trực nhật phân tán nhưng chưa đảm bảo yêu cầu, không có kế họach trực nhật nên việc phục vụ vệ sinh tại nơi làm việc chưa chu đáo làm ảnh hưởng đến năng suất lao động của người lao động tại nơi làm việc; Đồng thời công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm hiện nay của công ty chủ yếu tập trung vào khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, và thiết bị dùng để kỉêm tra hiện nay còn chưa có mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kiểm tra.
Vì vậy việc tiến hành hoàn thiện hình thức tiền lương tại công ty hiện nay là rất cần thiết, từ đó việc trả lương theo sản phẩm được đảm bảo tính công bằng và chính xác.
CHƯƠNG II :
Phân tích thực trạng hình thức trả lương theo sản phẩm tại công ty sứ thanh trì
I) Đặc điểm về công ty sứ Thanh Trì ảnh hưởng đến tiền lương theo sản phẩm tại công ty:
1) Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty sứ Thanh Trì có nguồn gốc sơ khai từ một cơ sở sản xuất nhỏ chuyên sản xuất bát của tư nhân, sau khi được tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh,từ đó đến nay công ty đã tồn tại và phát triển theo những giai đoạn chính sau:
1.1. Giai đoạn từ 1961-1986:
Sau khi tiếp quản và chuyển thành xí nghiệp quốc doanh, ngày 24/03/1961 xí nghiệp gạch Thanh Trì được thành lập theo quyết định của bộ trưởng bộ Kiến Trúc ( nay là Bộ Xây Dựng ). Xí nghiệp gạch Thanh Trì trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp sành sứ thuỷ tinh, với nhiệm vụ sản xuất các loại gạch nem, gạch chịu lửa cấp thấp, gạch lát vỉa hè, ống thoát nước... với sản lượng rất nhỏ khoảng vài trăm viên mỗi năm.
Tới năm 1980 Xí nghiệp gạch Thanh Trì được đổi tên thành nhà máy Sành Sứ xây dựng Thanh Trì. Nhà máy lúc đó có khoảng 250 công nhânvà bắt đầu đi vào sản xuất sản phẩm gốm sứ tráng men, và sản phẩm vệ sinh.
1.2. Giai đoạn từ 1987 đến nay:
Sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đất nước ta chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong thời kỳ này công ty vẫn giữ nguyên đường lối làm ăn theo lối cũ không thay đổi đương lối mới,do vậy không theo kịp cơ chế cạnh tranh của thị trường, vì vậy trong thời gian này công ty gặp rất nhiều khó khăn trong công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đến tháng 12/1991 ban lãnh đạo công ty dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây Dựng và Liên Hịêp các xí nghiệp thuỷ tinh và gốm xây dựng ( nay là Tổng Công Ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng ) cho nhà máy ngừng sản xuất để đổi mới công nghệ và nhập dây chuyền sản xuất.
Tháng 11/1912 Nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động chính thức và đã thu được kết quả rất khả quan( chỉ trong vòng 11 tháng mà năng suất đạt 20.400 sản phẩm gấp 3-4 lần sản lượng của cả năm 1990 và 1991 ) với chất lượng và mẫu mã đều đạt chất lượng như qui định của Bộ xây dựng và của tổng công ty đã đề ra.
Năm 1993, nhà máy sứ Thanh Trì được chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước theo quyết định thành lập số 076/BXD - TCL ngày 24/03/1993.
Năm 1994 nhà máy đổi tên thành Công Ty sứ Thanh Trì theo quyết định đổi tên doanh nghiệp nhà nước số 484/BXD - TCLĐ ngày 30/7/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109762 ngày 21/08/1994 của uỷ ban kế hoạch nhà nước. Cũng trong năm này, sau khi áp dụng thành công việc sản xuất sứ theo tiêu chuẩn " VITREUOS CHINA " công ty đã ký hợp đồng mua và nắp đặt dây chuyền công nghệ và thiết bị hiện đại của ITALY. Ngày 02/09/1995 dây chuyền công nghệ mới này chính thức đi vào hoạt động và đã sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm đạt tiêu chuẩn CHÂU ÂU. Dây chuyền này có công suất thiết kế là 70.000 sản phẩm/ năm với vốn đầu tư là 53 tỷ đồng Việt Nam.
Năm 1996, dưới thành quả đã thu được từ năm 1994 công ty đã quyết định đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị mới và hiện đại của ITALY, Anh, Mỹ với công suất 400.000 sản phẩm/ năm. Công trình được khởi công từ ngày 19/05/1996 và đi vào hoạt động ngày 19/04/1997 với tổng số vốn đầu tư lên đến 90 tỷ đồng Việt Nam.
Năm 1998, tận dụng một số máy móc thiết bị không sử dụng tới để đầu tư, cải tạo, mở rộng. Ngày 01/06/1998 Công ty đã liên kết với xí nghiệp xây dựng Việt Trì tiến hành xây dựng và đưa vào sản xuất thành công dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh có công suất 150.000 sản phẩm / năm. Do vậy tổng công suất của công ty hiện nay là 650.000 sản phẩm/ năm.
Tháng 01/2001 xí nghiệp gạch Việt Trì được tách ra khỏi Công Ty Sứ Thanh Trì theo quyết định của Tổng Công Ty.
Tháng 08/2002 Công ty đã thành lập công ty sứ Bình Dương thuộc tỉnh Bình Dương, với chế độ hoạch toán độc lập.
Với công tác quản lý, tổ chức cán bộ, Công ty luôn xác định công tác phát triển nguồn nhân lực, đầu tư vào con người là một việc quan trọng phải làm thường xuyên.
Với công tác tiêu thụ, hiện tại công ty đã có các đại lý ở 63 tỉnh thành trong cả nước và đã có chi nhánh tại Đà nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện tại Nga, lắp đặt dây chuyền mới tại Bình Dương và xây dựng nhà máy tại Ucraina.
Với sự cố gắng như vậy, trong các năm 2000,2001,2002, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được kết quả như sau:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ 2000-2002
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2002/2000
1.
Tổng giá trị sản xuất
Tr.đg
69.535
104.94
112.70
1.6207
2.
Sản lượng
Cái
497.02
636.98
550.36
1.1073
3.
doanh thu
Tr.đg
90.305
105.24
127.74
1.4145
4.
Lao động
Người
547
615
460
0.8409
5.
Thu nhập (l/tháng)
1000đ
1.004
1.202
1.467
1.4611
6.
NSLĐ
Tỷđ/l
0.1651
0.1711
0.2777
1.6820
Nguồn : Phòng tài chính kế toán
Trải qua rất nhiều khó khăn công ty sứ Thanh Trì đến nay đã dần dần đi vào hoạt động ổn định và có sự tăng trưởng qua các năm.
Tổng giá trị sản xuất tăng đều đặn qua các năm năm 2002 là 112.70 triệu đồng gấp 1.6207 lần so với năm 2000; Với sản lượng nhiều gấp gần 1.2 lần và tiếp tục được tăng lên trong các năm tiếp theo. Điều này chứng tỏ mấy năm trở lại đây công ty đang dần đi vào hoạt động có hiệu quả.
Đặc biệt về tình hình doanh thu của công ty trong các năm tăng rất đều đặn năm 2002 doanh thu của công ty là 127.744 triệu đồng gấp 1.415 lần so với năm 2000 trong khi số lượng lao động trong công ty chỉ bằng 0.84 lần so với năm 2000, nguyên nhân là do trong năm 2002 công ty đã mở dây chuyền sản xuất mới ở Bình Dương, tuy nhiên điều này cũng cho thấy công ty sử dụng máy móc công nghệ mới tương đối có hiệu quả.
Về tiền lương của người lao động cũng được tăng lên qua các năm, tuy nhiên ta thấy rằng tốc độ tăng tiền lương của công ty còn tương đối lớn so với tốc độ tăng năng suất lao động bằng 0.868 lần so với tốc độ tăng năng suất lao động.
2) Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty:
2.1. Chức năng của công ty được qui định trong điều lệ:
Công ty thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh sản phẩm sứ vệ sinh từ đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ kiện, sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh và các loại hàng hoá có liên quan đến vật liệu xây dựng, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiến tiến, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật. tiến hành các hoạt động snả xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do nhà nước giao.
2.2. Nhiệm vụ của công ty trong cơ chế thị trường:
- Sản xuất mặt hàng sứ vệ sinh phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
- Các sản phẩm của công ty mang nhãn hiệu độc quyền Viglacera bao gồm:
Thân bệt: Chủ yếu là các loại VI1, VI1T, VI5
Lavabo: VI1T, VI3, VIT, VI8...
Chân chậu:VI1T, VI2, VI3...
- Nghiên cứu nhu cầu và khả năng của thị trường về sản phẩm sứ vệ sinh để xây dựng chiến lược phát triển của công ty, xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về sản xuất hàng năm để trình lên Bộ Xây Dựng duyệt.
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, thực hiện đúng kế hoạch, nhiệm vụ nhà nước giao.
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Chấp hành pháp luật và thực hành đúng chế độ chính sách của nhà nước giao, sử dụng có hiệu quả tiền vốn, vật tư, tài sản và đất đai nhà nước giao. Đồng thời có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho ngân sách nhà nước.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và an toàn xã hội theo quan điểm, chính sách pháp luật của nhà nước.
- Chịu trách nhiệm về tính sát thực của các hoạt động tài chính.
3) Đặc điểm của công ty ảnh hưởng tới trả lương theo sản phẩm:
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý:
Trước đây do sản lượng còn nhỏ, công nghệ kỹ thuật còn giản đơn, số lượng công nhân còn ít nên cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Cơ cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng, giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban, phân xưởng. Kể từ khi công ty mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh thì cơ chế một thủ trưởng theo kiểu trực tuyến không còn phù hợp nữa. Đến nay qui mô sản xuất tăng lên rất nhiều cơ cấu tổ chức phức tạp hơn rất nhiều, vì vậy hiện nay công ty đã chuyển sang cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo chế độ một thủ trưởng, vừa phát huy quyền độc lập tự chủ, phát huy tính sáng tạo giữa các phòng ban.
Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty, giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổng công ty và trước tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc trợ giúp cho giám đốc giải quyết các công việc trong toàn công ty hoặc được uỷ quyền điều hành công ty khi giám đốc đi vắng.
Phòng tổ chức lao động: Có chức năng chính là tham mưu cho giám đốc công ty về việc sắp xếp và bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động cho phù hợp công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ của nhà nước và qui chế của công ty.
Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, qua đó giám sát các mặt tài chính của công ty. Cuối kỳ lập báo cáo tổng hợp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng kinh doanh nội địa và xuất khẩu:Hai phòng này kết hợp với phòng KCS, giám đốc xí nghiệp sản xuất khuôn thực hiện việc xem xét hợp đồng và ký kết hợp đồng dưới sự phê duyệt của Giám Đốc công ty, lập đơn đặt hàng gửi phòng kế hoạch đầu tư, đồng thời quản lý tiền hàng, cơ sở vật chát mà công ty giao cho.
Phòng ké hoạch đầu tư: Là phòng tham mưu cho Giám Đốc Công Ty về công tác lập và tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và triển khai công tác kinh doanh tại công ty.
Phòng kỹ thuật -KCS có chức năng giúp Giám Đốc công ty thực hiện quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc trong toàn công ty.
Xí nghiệp sản xuất khuôn cung cấp và sửa chữa khuôn cho nhà máy Sứ Thanh Trì theo đúng kế hoạch đã giao, đồng thời cung cấp cho nhà máy những khuôn mới để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Nhà máy sứ ThanhTrì thực hiện các kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch đầu tư đã lập, kiểm soát các quá trình sản xuất đảm bảo kế hoạch sản xuất hàng tháng, sản xuất thử nghiệm và bảo đảm chế độ công nghệ được duy trì.
Mỗi bộ phận trong công ty là một mắt xích quan trọng bảo đảm cho công ty hoạt động một cách nhịp nhàng thống nhất và đúng kế hoạch.
3.2. Hoạt động sản xuất sản phẩm và thị trường tiêu thụ:
- Hoạt động sản xuất sản phẩm:
Chiến lược sản xuất sản phẩm của công ty là chuyên sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp để phục vụ nhu cầu thị trường. Công ty chọn hương sản xuất sản phẩm là phải đa dạng về mẫu mã, chủng loại, phong phú về màu sắc và phải đạt chất lượng cao. Hiện nay các sản phẩm của công ty đa dạng gồm nhiều chủng loại, mẫu mã phong phú, bao gồm:
Xí bệt, két nước các loại: 29 loại
Chậu các loại: 15 loại
Xí xổm
Tiểu treo
5. Các sản phẩm khác
Tuy nhiên để hoàn chỉnh sản phẩm của mình, công ty phải nhập một số san phẩm phụ như nắp xí bệt, vòi hoa sen...
Về màu sắc, hiện nay sản phẩm của công ty có rất nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp:Trắng, Ngà, Hồng, cốm, Mận, Đen, Xanh nhạt, Xanh đậm. Với cơ cấu màu thì căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng như sau:
Trắng: 70%
Cốm, Ngà, Hồng: 20%
Mận, Xanh nhạt: 5%
Đen, Xanh đậm: 5%
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty:
Đến nay thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty rộng khắp cả nước. Sản pẩm của công ty đã đạt tiêu chuẩn về chất lượng Châu Âu. Đây là một lợi thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Đó là sức mạnh để sản phẩm của công ty cạnh tranh với các sản phẩm vệ sinh trong nước và quốc tế.
Các sản phẩm sứ vệ sinh mang nhãn hiệu VIGLACERA của công ty hiện nay đang được tiêu thụ trong và ngoài nước. Đối với thị trường trong nước, với mạng lưới tiêu thụ rộng khắp 63 tỉnh thành trong cả nước sản phẩm của công ty có mặt trong hầu hết các cửa hàng vật liệu xây dựng, chiếm khoảng 30% thị phần trong cả nước.
Trong đó sản phẩm tiêu thụ tại thị trường tiêu thụ tại miền bắc chiếm khoảng 52,5%, miền trung chiếm khoảng 14,7% miền nam chiếm khoảng 24,5% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty.
Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của công ty mới ở giai đoạn thăm dò, phát triển thị trường, do vậy sản lượng tiêu thụ ở thị trường này còn thấp, chỉ chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng tiêu thụ.
Hiện nay, sản phẩm sứ vệ sinh của công ty đã được người tiêu dùng ở các nước như ITALY, Ucraina, Nga… chấp nhận. Doanh thu xuất khẩu hàng năm ngày một tăng (năm 1999 là 416.480 USD, năm 2000 là 476.075 USD, năm 2001 là 758.160 USD).
Năm 2001 công ty đã ký hợp đồng với Iraq trị giá 1,5 triệu USD, năm 2002 công ty đã ký hợp đồng với Hàn Quốc trị giá 1,2 triệu USD, năm 2003 ký hợp đồng với Mianma, dự kiến ký hợp đồng với Pháp vào đầu năm 2004. Đây là những thắng lợi quan trọng trong thị trường xuất khẩu của công ty.
Cùng với sự phát triển đó, ban lãnh đạo công ty đã đề ra mục tiêu phấn đấu tương lai của công ty và nâng cao hơn nữa sản lượng và chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã các mặt hàng, tăng cường hơn nữa công tác tiêu thụ trong nước và ngoài nước, xây dựng mối quan hệ: Công ty- đại lý – cửa hàng tiêu thụ, nâng cao uy tín mặt hàng của công ty trên thị trường trong và ngoài nước, mục tiêu phấn đấu đưa thị phần lên 40% đến năm 2005. Đồng thời mở rộng qui mô của công ty, tăng số lượng và chất lượng lao động, nâng cao mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và có chiến lược thu hút nhân tài ở bên ngoài vào công ty.
3.3. Đặc điểm về qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Đối với mỗi công ty, qui trình công nghệ là yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Mức độ chất lượng sản phẩm của công ty và năng suất lao động phụ thuộc trình độ hiện đại, cơ cấu, khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị. Muốn sản phẩm có chất lượng, đủ khả năng cạnh tranh thì phải có công nghệ mới, hiện đại, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng va khả năng của công ty. Trong khi nguồn tài nguyên cạn kiệt, khan hiếm, đòi hỏi phải ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để đạt chất lượng cao với mức chi phí hợp lý.
Chiến lược sản xuất sản phẩm của công ty sứ Thanh Trì là sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những mục tiêu chủ yếu của công ty để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy công ty đã không ngừng thay đổi và nhập ngoại máy móc thiết bị hiện đại của nước ngoài từ các nước như Anh, Italy, Mỹ. Đây là những dây chuyền công nghệ rất hiện đại và đông bộ, có khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng cũng như số lượng ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên việc khai thác hết khả năng của máy móc hiện nay của công ty còn hạn chế rất nhiều chỉ đạt khoảng 75% công suất thiết kế.
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống chất lượng ISO-9002, và hệ thống 5S của Nhật Bản nhằm đảo bảo chất lượng cho sản phẩm sứ của công ty.
Việc áp dụng công nghệ mới hiện nay của ITALY, nung một lần không hở .Trình độ công nghệ đạt tiêu chuẩn Châu Âu, có những ưu việt sau:
- Chu trình sản xuất ngắn.
- Dây chuyền tự động và cơ giới cao.
- Mặt bằng sản xuất gọn, chi phí xây dựng cơ bản nhỏ.
- Chí phí nguyên liệu thấp, giá thành hạ, hiệu quả kinh doanh cao.
- Chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty Sứ Thanh Trì
( Trang sau )
Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty Sứ Thanh Trì
Loại bỏ
Chế tạo khuôn
Chế tạo men
Nhập kho
Đóng gói
Phân loại
Lò nung
Dán chữ
Phun men
Hoàn thiện
Sấy mộc
Tạo hình
Chế tạo hồ
Nhập NVL
Kiểm tra
Chế tạo hồ:
Các nguyên liệu thô ( đất sét, cao lanh, quarz, tràng thạch...) được nạp vào máy nghiền bi với tỉ lệ thích hợp của bài phối liệu cho từng loại sản phẩm vệ sinh. Vật liệu được nghiền trong men với thời gian từ 6 – 10 giờ để thành hồ, hồ lỏng được tháo vào bể chứa và được khuấy đều bởi các máy khuấy liên tục để tăng sự đồng nhất.
Tạo hình:
Sau khi đã tạo được hồ, hồ sẽ được chuyển lên băng chuyền của từng loại sản phẩm dẫn đến mỗi loại khuôn của dây chuyền đó, thông qua hệ thống máy ép, hồ sẽ được các máy ép thực hiện chu kỳ ép 13 – 16 lần/phút ( lực ép, chu kỳ ép được cài đặt theo chương trình làm việc tự động).
Sấy mộc:
Sản phẩm mộc tự động dẫn vào máy sấy đứng, máy sấy đứng được cấp nhiệt tự động, và nạp dỡ sản phẩm tự động. Độ ẩm còn lại của sản phẩm phải đạt tới 0% - 1% để đưa vào dây chuyền phun men.
Phun men:
Sản phẩm được tráng men bởi hệ thống tráng đĩa văng và sau đó đi vào các thiết bị dán chữ. Một dây chuyền được bố trí từ 3-5 máy in chữ.
Nung sản phẩm:
Sản phẩm sau khi phun men đựơc đưa máy chất tải để đưa lên các xe goòng, việc chất tải hoàn toàn được làm tự động. Sản phẩm ở các toa xe goòng được dẫn đến máy dỡ tải và được làm sạch để được đưa vào lò nung. Sản phẩm được nung trong lò với thời gian thích hợp do yêu cầu công nghệ.
Phân loại sản phẩm:
Sản phẩm sau khi đi qua lò nung với thời gian khoảng 30 phút đã được nung chín, sau đó được tự động qua bộ phận phân loại sản phẩm để lựa chon ra các loại sản phẩm qua màu sắc, kích cỡ, khối lượng. Sau đó công nhân phân loại và cho vào hộp, đóng gói và ghi ngày sản xuất.
3.4. Đặc điểm của máy móc thiết bị, nguyên vật liệu:
3.4.1. Máy móc thiết bị:
Máy móc thiết bị là điều kiện tiên quyết, là tiền đề cơ bản trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Năm 1994 công ty đã nhập máy móc thiết bị công nghệ hiện đại của Italyvới công suất thiết kế là 75000 sản phẩm/năm. Dây chuyền đã đi vào hoạt động và đã cho được kết quả đáng kể.
Tháng 5/1996 và tháng 4/1997 công ty đã thực hiện 2 lần đầu tư cải tạo và mở rộng dây chuyền sản xuất với máy móc thiết bị rất hiện đại.
Hiện nay, công ty đã có các loại máy móc thiết bị hiện đại, có tính tự động hóa cao như:
Nguyên liệu: Có máy nghiền bi, hệ thống bơm đổ rót, hệ thống sàng khử từ đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
Tạo hình: Có hãng két MCO28E2, hãng chậu LVA110V2, băng ASTB, băng bệt LBRE3, băng BCC60 được nhập từ Italy.
Lò nung: Có lò nung tuynel và lò nung Shuttel đều nhập từ Italy với công nghệ tương đối hiện đại.
Phương pháp nung một lần không hở.
Phun men áp lực cao.
Thay men frit bằng men sống.
Máy nghiền bi.
Máy bơm bùn.
3.4.2. Nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu dùng để sản xuất sứ vệ sinh bao gồm nguyên vật liệu dùng sản xuất hồ và nguyên liệu dùng để chế tạo men.
Nguyên vật liệu dùng để chế tạo hồ bao gồm: Đất sét, cao lanh, quarz, tràng thạch. Nguyên liệu này chủ yếu được khai thác trong nước do một số nhà cung cấp cung ứng: Đất sét lấy ở Hải Dương, Cao lanh và quarz lấy ở Yên Bái.
Nguyên vật liệu dùng để chế tạo men bao gồm: Cao lanh, Tràng thạch, quarz, CaCO3.ZnO, thuỷ tinh lỏng, chất chống vữa, bột màu, thạch cao. Nguyên liệu dùng để chế tạo men vừa nhập ngoại vừa sử dụng từ các nhà cung ứng trong nước như: Cao lanh ở Yên Bái, quarz ở Thanh Hoá, feldspar nhập của ấn Độ hoặc sử dụng ở Phú Thọ, kẽm nhập từ Trung Quốc, mầu công nghiệp nhập chủ yếu của Nhật, Đài loan và của Anh.
Trước khi nhập vào kho của công ty các loại nguyên liệu đều phải qua sự kiểm tra của phòng kỹ thuật-KCS theo các thông số đã được thoả thuận trước với nhà cung ứng nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Việc xuất nguyên vật liệu cho sản xuất phụ thuộc vào định mức tiêu hao vật tư và kế hoạch sản xuất sản phẩm.
Định mức tiêu hao vật tư ( Tính cho 1kg sứ )
Stt
Tên vật tư
Đơn vị tính
Định mức
I.
NVL chính
kg
1.
Cao lanh
-
0,3
2.
Feldspar
-
0.495
3.
Thạch anh
-
0.135
4.
Đất sét
-
0.57
5.
BaCO3
-
0.0009
6.
Men
-
0.101
II.
Vật liệu phụ
Kg
1.
Bi nghiền
-
0.0033
2.
Thạch cao
-
0.13
III.
Nguyên liệu
Kg
1.
Gas
-
0.258
2.
Dầu hoả
-
0.777
3.5. Đặc điểm của đội ngũ lao động:
Lực lượng lao động của công ty là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định quá trình snả xuất. Khi còn trong thời kỳ kinh tế bao cấp, Các công ty đều có bộ máy cồng kềnh, hoạt động kếm hiệu quả. Bởi vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ đầu tiên và đặc biệt quan trọng của công ty là cố gắng sắp xếp lại bộ máy tổ chức và lực lượng lao động sao cho phù hợp với thiết bị công nghệ mới và cơ chế làm việc mới sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất, giảm chi phí tới mức thấp nhất về lao động trong giá thành sản phẩm, góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh được trong cơ chế thị trường như hiện nay.
Công ty đã có những biện pháp đổi mới về kỹ thuật công nghệ, tổ chức lại lao động, đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho cán bộ công nhân viên, có kế hoạch cải tiến phương pháp lao động để người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Mặt khác công ty cũng rất chú ý đến việc sắp xếp kiện toàn bộ máy sản xuất, các bộ phận công việc trong các phân xưởng.
Năm 2002 số lượng lao động của công ty là 460 người. Đến cuối năm 2003 số lượng lao động là 510 người, với số lượng lao động trực tiếp đã tăng lên 342 người trong khi lao động phục vụ giảm xuống còn 63 người. Như vậy công ty đã chú trong đến việc cải tiến lại lực lượng lao động, đặc biệt là công nhân sản xuất, tăng công nhân sản xuất trực tiếp, giảm lao động phụ trong công ty. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và chi phí cũng như doanh thu của công ty. Tuy nhiên chất lượng lao động trong công ty hiện nay còn rất hạn chế, đặc biệt là lao động trực tiếp tại công ty, chủ yếu là thợ bậc 3, bậc 4, bậc 5, còn thợ bậc 6, bậc 7 trong công ty là rất ít, cả công ty chỉ có một vài người. Số liệu cụ thể trong năm 2002, 2003 được thống kê như sau:
Số lượng và chất lượng lao động của công ty năm 2002, 2003.
Trình độ
chuyên môn
Năm 2002
Năm 2003
Số người
%
Số người
%
Tổng số LĐ
460
100
510
100
I. LĐ gián tiếp
92
20
105
20,6
1. Đại học
64
69,5
70
66,7
2. Cao đẳng
8
8,7
15
14,8
3. Trung cấp
20
21,8
20
19,1
II. LĐ trực tiếp
282
61,3
342
67
1. LĐ sản xuất
266
94,3
329
96,2
2. LĐ cơ khí
16
5,7
13
3,8
III. LĐ phục vụ
86
18,7
63
12,4
Nguồn: Phòng tổ chức lao động
Qua bảng số lượng lao động trên ta thấy, năm 2003 so với năm 2002 thì số lượng lao động trong toàn công ty tăng lên 50 người trong đó lao động trực tiếp tăng lên là 60 người, lao động gián tiếp tăng lên 13 người, lao dộng phục vụ giảm đi 23 người, như vậy ta thấy rằng trong các năm qua công ty đã có chủ trương tăng số lượng lao động trực tiếp và giảm số lượng lao động gián tiếp và lao động phục vụ. Tuy nhiên ta thấy răng số lượng lao động gián tiếp trong công ty là vẫn còn rất cao, năm 2002 tỉ lệ này chiếm 20% nhưng đến năm 2003 tỉ lệ này lại chiếm 20,6% như vậy là lực lượng lao động gián tiếp tại công ty là còn rất cao, ảnh hưởng đến chi phí lao động, theo tôi công ty nên xem xét lại số lượng lao động này để có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn nữa, mặt khác tỉ lệ lao động gián tiếp có trình độ cao đẳng và trung cấp vẫn còn nhiều chiếm 30,5% năm 2002 và chiếm 33,9 % trong năm 2003, điều này cũng lam ảnh hưởng đến công tác trả lươn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Q0045.doc