Hoàn thiện hình thức trả lương tại Công ty taxi Mai Linh Hà Nội

Lời mở đầu Tiền công, tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp, là công cụ quan trọng khuyến khích lợi ích vật chất cho người lao động, đảm bảo tái sản xuất nói chung và sức lao động nói riêng. Trong cơ chế thị trường hiện nay, sức lao động thực sự trở thành hàng hoá thì tiền công tiền lương là yếu tố quyết định rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp việc trả lương bao nhiêu, như thế nào, đó là điều cần phải xem xét kỹ lưỡng. Do đó, việc lựa chọn trả một hình thức trả lư

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hình thức trả lương tại Công ty taxi Mai Linh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng hợp lý cho mỗi doanh nghiệp là việc làm tất yếu. Hiện này cùng với việc trả lương theo thời gian thì hình thức trả lương theo sản phẩm ngày càng được áp dụng rộng rãi với nhiều chế độ linh hoạt, đảm bảo công bằng chính xác giữa sức lao động bỏ ra và tiền công thu được của người lao động. Song để hình thức trả lương theo sản phẩm phát huy được tính năng ưu việt của nó trong các doanh nhgiệp là điều cần phải nghiên cứu. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp phải từng bước hoàn thành và hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm trong điều kiện phạm vi cho phép của doanh nghiệp mình. Vì vậy, trong quá trình thực tập tại Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà NộI, tôi đi vào nghiên cứu vấn đề " Hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty taxi Mai Linh Hà Nội Bài viết gồm ba phần lớn: Phần I: Cở sở lý luận và sự cần thiết của tiền lương Phần II: Phân tích thực trạng trả lương tại công ty taxi Mai Linh Hà Nội Phần III: Hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty taxi Mai Linh Hà Nội Mặc dù, đã có cố gắng nhưng vẫn còn có những hạn chế chưa thể khắc phục hết được như kiến thức có hạn, còn thiếu ý kiến chủ quan của cá nhân trong khi đó thời gian nghiên cứu tài liệu hạn hẹp, khiến cho bài làm còn thiếu lôgíc, thiếu sót mà sinh viên chưa tự thấy được. Do vậy rất mong sự chỉ bảo của thầy giáo và bạn đọc . Xin chân thành cảm ơn pgs.TS Trần Xuân Cầu và các cô, chú phòng quản trị nhân lực đã tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bài chuyên đề này. Phần I Lý luận chung về tiền lương và sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương I. Lý luận chung về tiền lương 1. Khái niệm. a. Khái niệm tiền lương Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách cố định thường xuyên theo một đơn vị thời gian có thể là lương tuần hay lương tháng. Tiền lương thường được áp dụng để trả cho những người làm công việc khó tiến hành định mức cũng như đo lường, đánh giá kết quả lao động một cách chính xác… ví dụ như lao động quản lý. b. Khái niệm tiền công. Tiền công là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ thực hiện một công việc nào đó, tùy thuộc vào thời gian làm việc thức tế hoặc tuỳ thuộc vào số sản phẩm hoặc khối lượng công việc thực tế đã hoàn thành. Tiền công thường áp dụng để trả cho những công nhân sản xuất, những người làm công việc có thể định mức được một cách chính xác và kết quả lao động đo lường cụ thể… Như vậy tiền công với tiền lương có một đặc điểm khác nhau rất rõ, đó là: tiền lương đường là cố định theo kỳ, còn tiền công sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào kết quả lao động đó hoàn thành trong kỳ. 2. Các yêu cầu và chức năng của tiền lương. 2.1 Yêu cầu. Khi tổ chức tiền lương cho người lao động cầu phải đạt được các yêu cầu sau: Thứ nhất, phải đảm bảo tái sản xuất lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Thứ hai, làm cho năng suất lao động không ngừng được nâng cao. Thứ ba, là phải đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và đảm bảo sự công bằng cho người lao động. 2.2 Chức năng của tiền lương. Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp, nó phản ánh mỗi quan hệ kinh tế trong việc tổ chức trả lương, trả công cho người lao động, do đó tiền lương bao gồm các chức năng sau: Tiền lương là một công cụ để thực hiện chức năng phân phối thu nhập quốc dân, chức năng thanh toán giữa người sử dụng lao đông và người lao động. Tiền lương có nhiệm vụ tái sản xuất sức lao động thông qua việc sử dụng tiền lương để trao đổi lấy các tư liệu tiêu dùng của người lao động. Tiền lương còn có chức năng kích thích con người tham gia lao động, bởi lẽ tiền lương là một quan trọng vế thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao động. Do đó người ta sử dụng nó để quản lý nhằm thúc đẩy người lao động trong công việc hăng hái lao động và sáng tạo. Như vậy tiền lương có vai trò hết sức quan trọng. Trong doanh nghiệp thì tiền lương phải đảm bảo được sự công bằng và phải khuyến khích được người lao động tăng khả năng làm việc của họ 3. Những nguyên tắc cơ bản của tiền lương. 3.1 Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân là một nguyên tắc hết sức quan trọng trong tổ chức tiền lương. Vì chỉ có như vậy thì mới tạo cơ sở để giảm giá thành, hạ giá bán và tăng tích luỹ. Tiền lương bình quân tăng lên phụ thuộc vào những nhân tố chủ quan do nâng cao năng suất lao động (nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt tổn thất về thời gian lao động..). Năng suất lao động tăng lên không chỉ vì những lý do trên mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác (áp dụng kỹ thuật mới..). như vậy tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng là có khả năng khách quan hơn tăng tốc độ của tiền lương bình quân. Trong mỗi doanh nghiệp muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ thì việc làm tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng lương bình quân là hết sức quan trọng. Nếu vi phạm vào những nguyên tắc trên thì sẽ tạo nên những khó khăn trong việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của người lao động . 3.2. Tiền lương ngang nhau cho những người lao động như nhau. Nguyên tắc này đưa ra nhằm đảm bảo sự công bằng trong công tác trả lương cho người lao động. Những người có cùng tay nghề và năng suất lao động như nhau thì phải được trả lương như nhau không được có sự phân biệt đối sử về tuổi tác cũng như về giới tính. 3.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong những doanh nghiệp khác nhau. Trình độ lành nghề bình quân của những người lao động, điều kiện lao động và những ý nghiã kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân là khác nhau. điều này có ảnh hưởng đến tiền lương bình quân của người lao động. Đương nhiên là những nghề có tính chất phức tạp về kỹ thuật cao hoặc có vị trí mũi nhọn trong nền kinh tế thì mức lương trả cho những người lao động trong các ngành này phải cao hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên việc trả lương như thế nào để tránh sự chênh lệch quá lớn góp phần vào sự phân hoá giầu nghèo trong xã hội là điều đáng lưu ý. Tiền lương trả đúng sức lao động sẽ khuyến khích người lao động làm việc. Tiền lương trả cao hơn sẽ làm giảm năng suất lao động vì vậy trả lương cho người lao động cần hoạt động đúng nguyên tắc của tiền lương. 4. Các hình thức trả lương. 4.1 Hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo thời gian dựa vào thời gian lao động và bậc lương của người lao động. Tiền lương tính theo cách này không gắn trực tiếp với kết quả sản xuất của người lao động. Cách tính suất lương theo cấp bậc như sau: S giờ i = S giờ 1 x Ki S ngày i = S ngày 1 x Ki S tháng i = S tháng 1 x Ki Trong đó: S giờ i, S ngày i, S tháng i :Suất lương giờ, ngày, tháng của công nhân bậc i kí hiệu chung là STGi S giờ 1, S ngày 1, S tháng1 :Mức lương của công nhân bậc 1 được quy định ở tháng lương. Ki :Hệ số lương của công nhân bậc i được quy định ở tháng lương. Sau khi tính được STGi ta tính lương thời gian theo công thức sau: (1-I) Lương Tgi= STGi x thời gian làm việc thực tế Hình thức trả lương theo thời gian bao gồm hai chế độ. Theo thời gian giản đơn và theo thời gian có thưởng. 4.4.1 Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn. Người lao động được trả lương theo chế độ này thì tiền lương của họ được tính theo công thức (1). Tiền lương cao hay thấp phụ thuộc vào bậc lương và thời gian làm việc thực tế của người lao động. Chế độ tiền lương này có mặt hạn chế ở chỗ tiền lương không gắn với kết quả lao động. Ngoài ra nó còn không có tác dụng khuyến khích người lao động hoàn thành công việc với kết quả cao. Ưu điểm của chế độ này là việc tính lương dễ dàng. 4.1.2 Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng. Người lao động nếu được trả lương theo chế độ này thì ngoài phần tiền lương họ được nhận theo công thức (1) thì họ còn nhận được thêm phần tiền thưởng khi họ đạt được những chỉ tiêu về số lượng, chất lượng theo quy định. Chế độ này đã phần nào khắc phục được những nhược điểm của chế độ trả lương theo thời gian giản đơn. Kết quả lao động có ảnh hưởng tới tiền lương của người lao động. Việc tính toán chỉ tiêu thưởng là tương đối phức tạp vì những người hưởng lương theo hình thức trả lương thời gian thường là lao động làm công tác quản lý do đó rất khó để xác định được kết quả lao động của họ để đặt ra chỉ tiêu thưởng cụ thể. 4.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm. 4.2.1 Các điều kiện áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm Thứ nhất là các điều kiện để bảo đảm tính toán chính xác hơn giá sản phẩm. Phải xây dựng được các mức lao động có căn cứ khoa học đây là yếu tố cơ bản nhất. Chỉ có xác định được mức có căn cứ kho học thì sản lượng giao cho người lao động mới đúng từ đó mới xác định chính xác được đơn giá sản phẩm. Mức lao động là đại lượng lao động cần thiết được quy định để làm ra được một khối lượng sản phẩm nhất định hoặc một công việc cụ thể. Cần nhận thức rõ định mức và xác định đơn giá trong chế độ trả lương theo sản phẩm là công tác hết sức quan trọng. Định mức là cơ sở để xác định đơn giá do đó công việc đầu tiên là phải tiến hành định mức lao động một cách đúng đắn. Cần phân công bố trí lao động một cách hợp lý, phù hợp với cấp bậc công việc. Đi đôi với định mức lao động cần phải xét cấp bậc công việc một cách chính xác. Cấp bậc công việc xác định mức độ phức tạp hay việc làm của công nhân. Trả lương sản phẩm phải theo đơn giá trả lương tính theo cấp bậc công việc. Do đó muốn đơn giá chính xác ngoài việc có hệ thống định mức lao động thì còn phải xác định đúng đắn cấp bậc công việc. Thứ hai là các điều kiện đảm bảo tái sản xuất liên tục và chất lượng. Phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc. Kết quả hoàn thành trong ca làm việc ngoài sự cố gắng của công nhân còn do trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc quyết định. Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc, hạn chế tới mức tối đa thời gian không làm việc sẽ tạo điều kiện cho công nhân hoàn thành vượt mức quy định. Để tiến hành trả lương theo sản phẩm chính xác còn phải căn cứ vào chất lượng sản phẩm được sản xuất ra. Muốn vậy cần thực hiện tốt công tác thông kê nghhiệm thu sản phẩm. Do thu nhập của công nhân phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy định trong sản xuất vì thế để đảm bảo tính chính xác, công bằng trong công việc trả lương thì cần phải tổ chức tốt công tác thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm thường xuyên. 4.2.2 Các chế độ trả lương theo sản phẩm. Tiền lương trả theo sản phẩm là hình thức cơ bản đang được áp dụng trong các khu vực sản xuất vật chất hiện nay. Việc tính lương theo sản phẩm cho người lao động được căn cứ vào đơn giá, số lượng, chất lượng sản phẩm của người công nhân làm ra lương sản phẩm được tính theo công thức sau: Lsp = ĐG x Q Trong đó: Lsp :Lương trả theo sản phẩm ĐG :Đơn giá sản phẩm. Được tính theo công thức sau ĐG = L -------------- M Hoặc ĐG = Lx T Trong đó: ĐG :Đơn giá sản phẩm L :Lương tính theo cấp bậc công việc M :Mức sản lượng T :Mức thời gian Q :Số lượng sản phẩm thực tế được sản xuất ra trong kỳ tính lương So với hình thức trả lương thời gian thì hình thức trả lương theo sản phẩm có ưu điểm hơn hẳn. Quán triệt đầy đủ nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động, gắn liền tiền lương với kết quả sản xuất của mỗi người. Do đó kích thích người lao động nâng cao chất lượng lao động khuyến khích họ học tập về văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ để nâng cao trình độ lành nghề của mình, từ đó cải tiến kỹ thuật, sử dụng tốt máy móc thiết bị. Dưới đây là các chế độ trả lương của hình thức trả lương theo sản phẩm. a. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân . Lương công nhân nhận được phụ thuộc đơn giá và số lượng sản phẩm mà công nhân đó chế tạo đảm bảo chất lượng. -Tính đơn giá tiền lương: Đơn giá tiền lương là mức tiền lương dùng để trả cho người lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay công việc. Đơn giá tiền lương được tính như sau : L0 ĐG = Q hoặc ĐG =Lo .T Trong đó: ĐG - Đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm Lo -Lương cấp bậc của công nhân trong kỳ (tháng,ngày) Q-Mức sản lượng của công nhân trong kỳ. T- Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm . Tiền lương trong kỳ mà một công nhân hưởng lương theo chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được tính như sau : L1 = ĐG ´ Q1 Trong đó : L1:Tiền lương thực tế mà công nhân nhận được Q1: Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành *Ưu điểm: Dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ Khuyến khích công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động tăng tiền lương một cách trực tiếp *Nhược điểm: - Dễ làm công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm - Nếu không có thái độ và ý thức làm việc tốt sẽ ít quan tâm đến tiết kiệm vật tư, nguyên liệu hay sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị. *Phạm vi áp dụng Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân được áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính độc lâp tương đối, có thể định mức, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. b. Chế độ trả lương sản phẩm tập thể Chế độ trả lương sản phẩm tập thể tiền lương của công nhân nhận được căn cứ vào đơn giá tập thể, sản lượng sản phẩm, cách phân chia tiền lương cho từng nhân viên _ Tính đơn giá tiền lương : Đơn giá tiền lương được tính như sau : + Nếu tổ hoàn thành nhiêu sản phẩm trong kỳ ta có: LCB ĐG= (1) Q0 + Nếu tổ hoàn thành một sản phẩm trong kỳ ta có: ĐG =LCB´ T0 Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tổ. n: Số công nhân trong tổ Q0: Mức sản lượng của cả tổ T0: Mức thời gian của tổ +Tính tiền lương thực tế được tính như sau: L =ĐG´ Q Trong đó: L:Tiền lương thực tế tổ nhận được Q: Sản lượng thực tế của tổ đã hoàn thành Phạm vi áp dụng Chế độ này áp dụng để trả lương cho một nhóm người lao động (tổ sản xuất...) khi họ hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định. Chế độ trả lương sản phẩm tập thể áp dụng cho những công việc đòi hỏi nhiều người cùng tham gia thực hiện, mà công việc của mỗi cá nhân có liên quan đến nhau. * Ưu điểm: Trả lương sản phẩm tập thể có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ để cả tổ làm việc hiệu quả hơn, khuyến khích các tổ lao động làm việc theo mô hình tổ chức lao động theo tổ tự quản . *Nhược điểm: Chế độ trả lương sản phẩm tập thể cũng có hạn chế khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân, vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả tổ chứ không trực tiếp phụ thuộc vào kết quả làm việc của bản thân họ.... c. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng để trả lương cho những lao động làm công việc phục vụ hay phụ trợ, phục vụ cho hoạt động của công nhân chính . Tính đơn giá tiền lương : Đơn giá tiền lương được tính theo công thức như sau : L ĐG = M´Q Trong đó: ĐG:đơn giá tiền lương của công nhân phụ, phù trợ. L:lương cấp bậc của công nhân phụ, phù trợ . M:Mức phục vụ của công nhân phụ, phù trợ. Q: Mức sản lượng của công nhân chính. -Tính tiền lương thực tế : Tiền lương thực tế của công nhân phụ, phụ trợ tính theo công thức sau: L=ĐG.Q Trong đó : L :Tiền lương thực tế của công nhân phụ ĐG:đơn giá tiền lương phục vụ. Q :Mức hoàn thành thực tế của công nhân chính. Tiền lương thực tế của công nhân phụ -phục vụ còn có thể tính được dựa vào mức năng suất lao động thực tế của công nhân chính, như sau: L Q L L= ĐG. ´ = ĐG . M Q0 M Trong đó : L , L, ĐG, M, như trên I :chỉ số hoàn thành năng suất lao động của công nhân chính *Ưu điểm: Chế độ trả lương khuyến khích công nhân phụ -phụ trợ tốt hơn hoạt động của công nhân chính, góp phần nâng cao hiêu suất hoạt động của công nhân chính. *Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ -phụ trợ phụ thuộc vào kết quả thực tế của công nhân chính mà kết quả này nhiều khi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do vậy, có thể làm hạn chế sự cố gắng của công nhân phụ . d. Chế độ trả lương sản phẩm khoán . Chế độ trả lương sản phẩm khoán áp dụng cho nhưng công việc được giao khoán cho công nhân .Chế độ này được thực hiện khá phổ biến trong ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản, hoặc trong một số ngành khác khi công nhân làm các công việc mang tính đột xuất, công việc không thể xác định một định mức lao động ổn định trong thời gian dài được ... Tiền lương khoán được tính như sau : L =ĐK ´ Q Trong đó : L : Tiền lương thực tế công nhân nhận được ĐK : Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc Q: Số lượng sản phẩm được hoàn thành Một trong vấn đề quan trọng trong chế độ trả lương này là xác định đơn giá khoán, đơn giá tiền lương khoán được tính toán dựa vào phân tích nói chung và các khâu công việc trong các công việc giao khoán cho công nhân . Ưu điểm, nhược điểm của chế độ trả lương khoán: *Ưu điểm Trả lương theo sản phẩm khoán có tác dụng làm cho người lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc, giảm thời gian lao động, hoàn thành nhanh công việc giao khoán. *Nhược điểm Việc xác định đơn giá giao khoán phức tạp, nhiều khi khó chính xác, việc trả sản phẩm khoán có thể làm cho công nhân bi quan hay không chú ý đầy đủ đến công việc bộ phận trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán. e. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng là kết hợp trả lương theo sản phẩm (theo chế độ đã trình bày ở phần trên ) và tiền thưởng. Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng gồm hai phần: Phần trả lương theo đơn giá cố định và số lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành . Phần tiền thưởng được tính dựa vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thưởng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Tiền lương sản phẩm có thưởng tính theo công thức: L(m.h) Lth =L + 100 Trong đó: Lth : Tiền lương sản phẩm có thưởng L : Tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định m :Tỷ lệ phần trăm tiền thưởng ( tính theo tiền lương theo sản phẩm với đơn giá cố định ) h : Tỷ lệ phần trăm hoàn thành vượt mức sản lượng được tính thưởng . *Ưu điểm: Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng này khuyến khích công nhân tích cực làm việc hoàn thành mức sản lượng.... *Nhược điểm: Việc phân tích tính toán xác định các chỉ tiêu tính thưởng không chính xác có thể làm tăng chi phí tiền lương, bội chi quỹ tiền lương ... II. Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương. Công tác trả lương của các doanh nghiệp được thể hiện có ý nghĩa rất quan trọng. Lựa chọn được các hình thức, chế độ trả lương hợp lý không những trả đúng, đủ cho người lao động mà còn làm cho tiền lương trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi người hăng say làm việc. Lương trả theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian thực tế đã tiêu hao dài hay ngắn và trình độ thành thạo của người thợ để quy định, mà không quan tâm đến sản phẩm thực tế sản xuất ra như vậy việc trả lương theo thời gian chỉ phản ánh được số lượng và thời gian của mỗi công nhân mà chưa phản ánh được về mặt chất lượng. Qua đó ta thấy rằng lương trả theo sản phẩm có ưu điểm hơn hẳn lương trả theo thời gian ở chỗ lương trả theo sản phẩm được trả căn cứ và số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra. Lương của người lao động nhiều hay ít, tuỳ thuộc vào sản phẩm mình làm ra nhiều hay ít tốt hay xấu. Vì thế đây là một hình thức trả lương công bằng hợp lý cần áp dụng nhất là những nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm. Để chuyển sang cơ chế thị trường, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể không hoàn thiện các hình thức trả lương vì nó chính là một nọi dung của tự chủ sản xuất.Mặt khác nó có tác dụng tích cực trong quá trình tổ chức sản xuất, đẩy nhanh quá trình tự chủ. Do đó hình thức trả lương theo sản phẩm thể hiện tính khoa học cao hơn so với hình thức trả lương theo thời gian và là hình thức thích hợp nhất để thực hiện phân phối theo lao động, kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động. Vì thế việc các doanh nghiệp chọn hình thức trả lương hợp lý có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất mà vẫn thu được lợi nhuận cao. Bởi tiền lương cao là động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn và giá trị thặng dư do họ đem lại cũng lớn hơn nhiều. Công tác trả lương trong các doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung từ việc lập và sử dụng quỹ lương các chế độ trả lương lao động. Việc tính toán phân phối tiền lương đúng đủ công bằng gắn tiền lương với số lượng và chất lượng đến việc chi trả tiền lương đến tay người lao động. Thực tế cho thấy việc tính toán xác định đơn giá tiền lương trong hình thức trả lương sản phẩm là rất phức tạp liên quan đến vấn đề kinh tế, kỹ thuật, như hệ thống các định mức lao động, định mức vật tư đông thời còn đòi hỏi phải thay đổi do biến động của giá cả, máy móc.. Trong các doanh nghiệp đa số các hệ số định mức là lạc hậu hoặc xây dựng thiếu chính xác. Có những khâu những đoạn có thể xây dựng định mức để tiến hành trả lương theo sản phẩm như doanh nghiệp vẫn trả lương theo thời gian. Từ đó do chủ quan mà đơn giá tiền lương tính cao hơn thực tế. Người lao động nhận tiền lương cao hơn so với giá trị mà họ bỏ ra. Hoặc là đơn giá thấp hơn thực tế, thiệt thòi cho người lao động. Vì vậy vấn đề này rất cần thiết các doanh nghiệp cần chú ý. Mặt khác một số công tác như phục vụ nơi làm việc, kiểm tra chất lượng sản phẩm là nội dung không thể thiếu được để đảm bảo cho công tác trả lương được thực hiện tốt. Trong nền kinh tế thị trường khi các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh dưới sự điều tiết của cả bàn tay vô hình (thị trường) và bàn tay hữu hình (nhà nước) thì việc quản lý sản xuất kinh doanh cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật làm sao cho vừa đúng theo quy định của nhà nước nhưng vẫn có tính mềm dẻo, nhạy bén cần thiết. Trong công tác trả lương cũng vậy hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp dựa trên các hình thức chế độ trả lương họ đã tìm được những phương pháp trả lương mới. Để đảm bảo việc phân phối tiền lương công bằng, Phù hợp với đặc điểm của sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời phát huy tối đa vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương. Bên cạnh các doanh nghiệp làm tốt công tác trả lương còn có không ít những doanh nghiệp làm chưa tốt bởi những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Hệ thống chính sách tiền lương của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa mang tính ổn định, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác tiền lương còn thấp chưa coi trọng đúng mức lợi ích kinh tế của người lao động. Không ngừng hoàn thiện công tác trả lương là một yêu cầu khách quan đối với một doanh nghiệp. Theo hướng lựa chọn được thể hiện tốt các hình thức trả lương hợp lý và hoàn thiện các điều kiện để thực hiện tốt các hình thức trả lương. Hoàn thiện chế độ trả lương theo sản phẩm và chế độ trả lương theo thời gian là hai chế độ trả lương chính được áp dụng phổ biến theo cơ sở hoàn thiện việc tính đơn giá sản phẩm, kết hợp tiền lương với kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp Phần II Phân tích thực trạng trả lương hiện nay tại công ty taxi mai linh hà nội I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty a. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Mai Linh nói chung. Từ khi có sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Đảng và Nhà nước ta chủ trương hình thành nền kinh tế nhiều thành phần. Tại thời điểm này Ông Hồ Huy đang công tác tại công ty Du Lịch Sài Gòn_nắm được cơ hội_Ông đã cùng những người bạn thành lập đội xe kinh doanh Du Lịch. Tiền thân của công ty cổ phần Mai Linh ngày nay. Đến năm 1993 chuyển từ đội xe thành công ty Trách nhiệm hữu hạn Mai Linh. Từ một qui mô nhỏ bé , vốn đầu tư ban đầu chỉ có 300 triệu đồng, với hai đầu xe và 25 lao động. Ngành nghề kinh doanh : Làm du lịch và bán vé máy bay, hoạt động giới hạn trong phạm vi TP Hồ Chí Minh. Với phong cách làm việc riêng biệt, độc đáo, quyết đoán đồng thời nhhờ vào đội ngũ cán bộ, nhân viên đạo đức tốt, nhiệt tình, tận tuỵ, trung thành và giàu kinh nghiệm, làm việc hết mình, năng động, sáng tạo, hiệu quả. Do vậy, công ty cổ phần Mai Linh đã tạo dần cho mình một chỗ đứng và dần một lớn mạnh, tạo ra được uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước. Tên công ty: Công ty cổ phần Mai Linh Ngày thành lập: 12/07/1993 theo quyết định số 038/GP – UB do uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh – Giấy phép chuyển đổi thành công ty cổ phần Mai Linh số 038 cấp ngày 05/06/2002. Địa chỉ công ty: 64 – 68 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84-8)8298888 Fax: (84-8)8225999 E-mail: mlhn.ml@mailinhcorp.com.vn Website: Ngành nghề kinh doanh: Du lịch, vận tải hành khách, thương mại, sửa chữa bảo dưỡng ô tô, đào tạo nghề. Vốn điều lệ: 36 tỉ Vốn đầu tư nay toàn hệ thống 500 tỉ. Từ một quy mô nhỏ bé vốn ban đầu chỉ có 300 triệu đồng với 02 đầu xe và 25 lao động hoạt động giới phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, đến nay Công ty đã phát triển với tổng đầu xe lên tới gần 2000 xe với khoảng gần 4000 lao động tại 18 tỉnh thành trong nước, tiến tới mở rộng trên 61 tỉnh thành trong cả nước và các nước trong khu vực. Trong chiến lược phát triển dài hạn ( đến năm 2010) Công ty chủ trương phát huy nội lựclà chính, huy động phần lớn vốn cổ phần bằng nguồn vốn của cán bộ công nhân viên, với hình thức đóng góp bằng nguồn tiết kiệm từ tiền lương, bằng nguông tiền nhàn rỗi của cá nhân và gia đình. Ngoài ra công ty cũng chủ trương huy động thêm nguồn vốn từ các tổ chức xã hội( Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, Công đoàn...). Trên hệ thống gia đình Mai Linh trong cả nước, với các đối tượng trên sẽ được hưởng mức cổ tức ưu đãi hàng năm 12%/năm. Khởi đầu chỉ với lĩnh vực cho thuê xe và kinh doanh dịch vụ Taxi, đến nay Công ty đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác: như tham gia xây dựng địa ốc, xây dựng 05 trung tâm bảo dưỡng sửa chữa ô tô (04 trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh, 01 trung tâm tại Hà Nội) – Làm đại lý bán vé máy bay cho hơn 10 hãng hàng không trong nước và quốc tế; xây dựng và đã đưa vào hoạt động có hiệu quả một số công ty thành viên: Hãng ISUZU VN ( Liên doanh Việt Nhật); KIA_Huynh Dai (của Hàn Quốc). Khối du lịch Mai Linh với nhiều công ty lữ hành, trung tâm du lịch, trung tâm xe cho thuê, trung tâm bán vé máy bay phân bổ trên khắp miền đất nước là định hướng chính của công ty trong tương lai. Khối du lịch cũng góp phần thúc đẩy các ngành nghề khác như taxi, thương mại, dịch vụ sửa chữa ô tô... tạo thành định hướng phát triển đa dạng hoá sản phẩm của Mai Linh. Hiệu quả của quá trình hoạt động là phát triển quy mô tăng trưởng vốn, doanh thu và lợi nhuận. Tạo nguồn nhân lực dồi dào, đào tạo, chăm sóc đội ngũ những người lao động trong công ty và đóng góp cho xã hội. Với chủ trương xây dựng công ty thành một đại gia đình của những người lao động có thu nhập cao hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề. Công ty luôn ưu tiên tuyển dụng lao động có tay nghề phù hợp từ chính thân nhân những người đang công tác tại công ty. Đối với xã hội, ban lãnh đạo công ty thưỡng xuyên vận động toàn công ty đóng góp cho những chương trình phúc lợi xã hội như: Cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, cứu trợ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam. Tập thể công ty Mai Linh và những cá nhân ưu tú của công ty trong toàn hệ thống gia đình Mai Linh liên tục được Đảng, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội tặng thưởng như: Huy Chương, Bằng khen, Giấy khẹn. Trong đó công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội là một trong những công ty con của công ty cổ phần Mai Linh. b. Giới thiệu về công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội: Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội là một đơn vị thành viên của công ty cổ phần Mai Linh ( công ty mẹ ) hạch toán độc lập. Tên công ty: Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội (chuyển đổi từ công ty TNHH Mai Linh Hà Nôi). Số đăng kí kinh doanh: 0102001845 ngày 21/02/2001. Tên giao dịch: ML – HN JOIHT STOCK COMPANY Tên viết tắt: MAILINH – HANOI J.S.C Địa chỉ trụ sở chính: 60 Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 8222555 Fax: 9424555 Email: mlhn@mailinhcorp.com.vn Chức năng và nội dung hoạt động của Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội: Công ty đăng kí kinh doanh các loại hình sau: Vận tải hành khách bằng xe Taxi. Vận chuyển hành khách đường bộ bằng Taxi nước và xe Bus Vận tải hành khách bằng Taxi nước ( xuồng máy) Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, phương tiện vận tải Lữ hành nội địa Đại lý bán vé máy bay trong nước và quốc tế Đại lý bán lẻ xăng dầu Sửa chữa, đóng mới phương tiện thuỷ, bộ Vốn điều lệ: 11.788.111.666 đồng Công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội là tiền thân của chi nhánh công ty TNHH Du lịch – Thương mại – Vận tải Hành khách Mai Linh. Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, công ty luôn là lá cờ đầu trong những công ty thành viên cùng hệ thống Mai Linh hoạt động tại khu vực miền Bắc. Là một trong những công ty có uy tín nhất về dịch vụ Taxi và xe cho thuê tại khu vực miền Bắc mà đặc biệt là khu vực Hà Nội. Cho đến nay,Công ty đã khẳng định được vai trò của mình và từng bước đi lên trong nền kinh tế thị trường. Trong nhữmg năm đầu hoạt động tại thành phố Hà Nội (1995), hoạt động của Công ty có rất nhiều khó khăn. Trong một phạm vi nhỏ hẹp, đầu tiên chi nhánh – tiền thân của công ty cổ phần Mai Linh Hà Nội đặt tại 15 phố Phủ Doãn – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Chỉ có 12m2 với tổng cộng có 5 nhân viên. Ngành nghề kinh doanh chính lúc đó là kinh doanh dịc vụ du lịch. Hoà cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, thang 6 năm 1997, công ty Mai Linh ( công ty mẹ) quyết định mở thêm ngành kinh doanh – bổ sung ngành nghề vận chuyển hành khách công cộng bằng xe Taxi tại địa bàn Hà Nội. Từ năm 2000 đến năm 2002 Công ty liên tục đổi mới phương tiện, thay hơn 50% chủng loại xe hiện đang kinh doanh là xe KIA ( của Hàn Quốc) bằng xe TOYOTA COROLA ( của Nhật Bản). cụ thể là đã đổi 80 KIA và mua 80 xe TOYOTA COROLA 4 chỗ mới. Đánh giá tổng thể năm 1999 công ty đã khẳng định được vị thế của mình. Các sản phẩm ( dịch vụ ) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0014.doc
Tài liệu liên quan