Lời n
ói đầu
Tiền công, tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp, là công cụ quan trọng khuyến khích lợi ích vật chất cho người lao động, đảm bảo tái sản xuất nói chung và sức lao động nói riêng.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, sức lao động thực sự trở thành hàng hoá thì tiền công tiền lương là yếu tố quyết định rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp việc trả lương bao nhiêu, như thế nào, đó là điều cần phải xem xét kỹ lưỡng. Do đó, việc lựa chọn trả một hình thức tr
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hình thức trả lương lao động theo sản phẩm tại Xí nghiệp Vận dụng toa xe hàng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả lương hợp lý cho mỗi doanh nghiệp là việc làm tất yếu.
Hiện này cùng với việc trả lương theo thời gian thì hình thức trả lương theo sản phẩm ngày càng được áp dụng rộng rãi với nhiều chế độ linh hoạt, đảm bảo công bằng chính xác giữa sức lao động bỏ ra và tiền công thu được của người lao động. Song để hình thức trả lương theo sản phẩm phát huy được tính năng ưu việt của nó trong các doanh nhgiệp là điều cần phải nghiên cứu. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp phải từng bước hoàn thành và hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm trong điều kiện phạm vi cho phép của doanh nghiệp mình.
Vì vậy, trong quá trình thực tập tại Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà NộI, tôi đi vào nghiên cứu vấn đề " Hoàn thiện hình thức trả lương lao động theo sản phẩm tại xí nghiệp".
Bài viết gồm ba phần lớn:
Phần I:
Cở sở lý luận hình thức trả lương theo sản phẩm trong doanh nghiệp nhà nước.
Phần II:
Phân tích thực trạng trả lương theo sản phẩm tại XNVDTXH.
Phần III:
Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại XNVDTXH.
Chuyên đề này hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của TS Trần Xuân Cầu và các cô, chú ở phòng tổ chức lao động đã cung cấp tài liệu chỉ bảo từ chỗ mơ hồ trở thành rõ ràng.
Mặc dù, đã có cố gắng nhưng vẫn còn có những hạn chế chưa thể khắc phục hết được như kiến thức có hạn, còn thiếu ý kiến chủ quan của cá nhân trong khi đó thời gian nghiên cứu tài liệu hạn hẹp, khiến cho bài làm còn thiếu lôgíc, thiếu sót mà sinh viên chưa tự thấy được. Do vậy rất mong sự chỉ bảo của thầy giáo và bạn đọc .
Xin chân thành cảm ơn TS Trần Xuân Cầu và các cô, chú phòng tổ chức lao động đã tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bài chuyên đề này.
Hà nội ngày 10 tháng 7 năm 2001
Phần I
Cở sở lý luận về hình thức trả lương sản phẩm trong doanh nghiệp nhà nước
i.Hình thức trả lương theo sản phẩm
Khái niệm
Hình thức trả lương theo sản phẩm cho người lao động dựa vào trực tiếp vào số lượng chất lượng sản phẩm ( hay dịch vụ ) mà họ đã hoàn thành
n
TLsp = ồ ĐGi ´ SFi
i=1
Trong đó:
ĐGi: đơn giá tiền lương sản phẩm
SFi: số lượng sản phẩm
i: chủng loại sản phẩm
TL: sản phẩm phụ thuộc vào số lượng sản phẩm
Đơn giá đơn giá được tính:
Khái niệm:
Đơn giá là số lượng tiền tệ quy định để trả cho người lao động khi chế tạo lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng
SLcv
ĐG = hoặc ĐG =SLcv ´ Mtg
Msl
Trong đó:
ĐG : đơn giá sản phẩm
SLcv : suất lương cấp bậc công việc
Msl : mức sản lượng
Mtg : mức thời gian
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm
*Quán triệt tốt nguyên tắc trả lương theo lao động, vì tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành. Điều này sẽ có tác dụng làm tăng năng suất của người lao động.
*Trả lương theo sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ lành nghề, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo .....Để nâng cao khả năng làm việc và năng suất lao động.
*Trả lương theo sản phẩm còn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao và hoàn thành công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động trong làm việc của người lao động.
Nhược điểm
*Nếu không tổ chức tốt khâu kiểm tra dẫn đến sản phẩm không đảm bảo chất lượng
*Hình thức trả lương sản phẩm phải có chi phí cao hơn so với hình thức trả lương khác bởi vì nó liên quan tới khâu định mức
3. Điều kiện trả lương sản phẩm
*Phải xây dựng được các định mức lao động có căn cứ khoa học . Đây là điều kiện quan trọng làm cơ sở để tính toán đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch quỹ lương và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiền lương của doanh nghiệp
*Đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc.Tổ chức phục vụ nơi làm việc nhằm đảm bảo cho người lao động có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức năng suất lao động nhờ vào giảm bớt thời gian tổn thất do phục vụ tổ chức và phục vụ kỹ thuật
*Làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm. Nghiệm thu nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra theo đúng chất lượng đã quy định, tránh hiện tượng chạy theo số lượng đơn thuần. Qua đó, tiền lương được tính và trả theo đúng số lượng thực tế
*Giáo dục tốt ý thức và trách nhiệm của người lao động để họ vừa phấn đấu nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và sử dụng hiệu quả nhất máy móc thiết bị và các trang bị làm việc khác
4.Phạm vi áp dụng hình thức trả lương sản phẩm.
-Hình thức trả lương sản phẩm đườc áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất chế tạo sản phẩm.
-Xuất phát từ mục tiêu của trả lương sản phẩm làm thế nào để khuyến khích công nhân làm nhiều sản phẩm, áp dung chỉ những nơi sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn, nhiều ở những nơi sản xuất thủ công, bán cơ giới .
-Hình thức trả lương sản phẩm áp dụng ở những nơi sản xuất giai đoạn có chu kỳ sản xuất
-Hình thức trả lương sản phẩm áp dụng ở những nơi tự động, liên tục
-Hình thức trả lương sản phẩm áp dụng những nơi có thể định mức được
5.Các chế độ trả lương theo sản phẩm .
a)Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân .
Lương công nhân nhận được phụ thuộc đơn giá và số lượng sản phẩm mà công nhân đó chế tạo đảm bảo chất lượng.
-Tính đơn giá tiền lương:
Đơn giá tiền lương là mức tiền lương dùng để trả cho người lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay công việc. Đơn giá tiền lương được tính như sau :
L0
ĐG =
Q
hoặc ĐG =Lo .T
Trong đó: ĐG - Đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm
Lo -Lương cấp bậc của công nhân trong kỳ (tháng,ngày)
Q-Mức sản lượng của công nhân trong kỳ.
T- Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm .
Tiền lương trong kỳ mà một công nhân hưởng lương theo chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được tính như sau :
L1 = ĐG ´ Q1
Trong đó :
L1:Tiền lương thực tế mà công nhân nhận được
Q1: Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành
Ví dụ:
Một công nhân cơ khí làm công việc bậc 7 có mức lương cấp bậc ngày là 18000đ. Mức sản lượng là 6 sản phẩm. Trong ngày, công nhân đó hoàn thành 7 sản phẩm. Tiền lương của công nhân được tính như sau:
Xác định đơn giá tiền lương .
18000đ
ĐG= =3000đ/sản phẩm
6
Tính tiền lương thực tế nhận được trong ngày là:
3000đ´7 =21.000đ
Ưu điểm, nhược điểm của chế độ tiền lương sản phẩm tiền lương trực tiếp cá nhân
*Ưu điểm:
Dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ
Khuyến khích công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động tăng tiền lương một cách trực tiếp
*Nhược điểm:
Dễ làm công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm
Nếu không có thái độ và ý thức làm việc tốt sẽ ít quan tâm đến tiết kiệm vật tư, nguyên liệu hay sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị.
*Phạm vi áp dụng
Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân được áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính độc lâp tương đối, có thể định mức, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt.
b. Chế độ trả lương sản phẩm tập thể
Chế độ trả lương sản phẩm tập thể tiền lương của công nhân nhận được căn cứ vào đơn giá tập thể, sản lượng sản phẩm, cách phân chia tiền lương cho từng nhân viên
_ Tính đơn giá tiền lương :
Đơn giá tiền lương được tính như sau :
+ Nếu tổ hoàn thành nhiêu sản phẩm trong kỳ ta có:
LCB
ĐG= (1)
Q0
+ Nếu tổ hoàn thành một sản phẩm trong kỳ ta có:
ĐG =LCB´ T0
Trong đó:
ĐG: Đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tổ.
n: Số công nhân trong tổ
Q0: Mức sản lượng của cả tổ
T0: Mức thời gian của tổ
+Tính tiền lương thực tế được tính như sau:
L1 =ĐG´ Q1
Trong đó:
L1:Tiền lương thực tế tổ nhận được
Q1: Sản lượng thực tế của tổ đã hoàn thành
Phạm vi áp dụng
Chế độ này áp dụng để trả lương cho một nhóm người lao động (tổ sản xuất...) khi họ hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định. Chế độ trả lương sản phẩm tập thể áp dụng cho những công việc đòi hỏi nhiều người cùng tham gia thực hiện, mà công việc của mỗi cá nhân có liên quan đến nhau.
Ví dụ :
Để chế tạo sản phẩm A phải qua 3 bước công việc
Công việc 1đòi hỏi cấp bậc II hệ số 1,47 yêu cầu 1 công nhân làm 20 ngày
Công việc 2 đòi hỏi cấp bậc IV hệ số 1,78 yêu cầu 2 công nhân làm 25 ngày
Công việc 3 đòi hỏi cấp bậc VI hệ số 2,67 yêu cầu 1 công nhân làm 18 ngày
Mức sản lượng tập thể =5 sản phẩm /h
1 tháng 10.000 sản phẩm
Đơn giá tiền lương được tính như sau :
(1,47+1,78´2+2,67) ´180.000
ĐG = = 1575
5´22´8
TL=10.000´1575 =15750.000
Cách phân chia tiền lương cho từng thành viên trong tập thể
Phương pháp 1 Theo hệ số điều chỉnh(kđc)
B1 Tính tiền lương cấp bậc cho từng thành viên và cả tổ
1,47´180.000
CN1= ´ 20 = 240545,45
22
1,78´2´180.000
CN2= ´ 25 = 728184,81
22
2,67 ´ 180.000
CN3 = ´ 18 = 393218,18
22
ồTL cấp bậc của cả tổ =1361944
B2 Tính hệ số điều chỉnh (Kđc)
ồTL thực lĩnh của cả tổ
Kđc=
ồTL cấp bậc cả tổ
15.750.000
= = 11,563
1361944
B3 Tính tiền lương thực lĩnh của từng thành viên
CNa = 240545 ´ 11,563 = 2781422
2CNb=(728181 ´ 11,563)/2 =4209978
CNc =393218,18´11,563 =4546781
ồ=11538181
Phương pháp 2 : Theo giờ ( hoặc ngày ) hệ số
B1 Tính quy đổi ra hệ số ngày
2´25´1,78
Bậc IV đổi bậc II = = 60,54
1,47
18´2,67
Bậc VI đổi bậc II= = 32,69
1,47
Bậc II=20´1,47=29,4
Vậy ồCNbậc II=122,63
B2 Tính tiền lương cho ngày theo hệ số:
ồTL thực lĩnh 11538181
= = =94089,3
ồngày hệ số 122,63
Bước 3 Tính tiền lương thực lĩnh từng người
CN 1=20 ´ 94089,3 =1881786
2CN2=2´30,27´94089,3= 569616
CN3=32,69 ´ 94089,3= 3075779
ồ5527181
Phương pháp 3 Theo hệ số thời gian:
Hệ số thời gian phản ánh mức độ đóng góp của từng thành viên . Hệ số bình bầu A,B,C hệ số lương theo thứ tự hệ số 1.5 ,1,0.7
Tính tiền lương cấp bậc từng thành viên và của cả tổ sau đó lấy phần tiền lương vượt ngoài tiền lương cấp bậc bằng cách lấy tổng tiền lương thực lĩnh trừ tổng tiền lương cấp bậc
5527181- 1361944
Tổng tiền lương cấp bậc = =5101573,5
3.2
CNa=TL cb+HStgian´5101573,5
=240545,45 + 1,5 ´ 5101573,5 =7892905,7
CNb=2 (728181,81+1´5101573,5) =11659510,62
CNc=393218,18 + 0,7 ´ 5101573,5 =3964319,63
ồ23516735,95
Ưu điểm, nhược điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể:
* Ưu điểm:
Trả lương sản phẩm tập thể có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ để cả tổ làm việc hiệu quả hơn, khuyến khích các tổ lao động làm việc theo mô hình tổ chức lao động theo tổ tự quản .
*Nhược điểm:
Chế độ trả lương sản phẩm tập thể cũng có hạn chế khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân, vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả tổ chứ không trực tiếp phụ thuộc vào kết quả làm việc của bản thân họ....
c. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng để trả lương cho những lao động làm công việc phục vụ hay phụ trợ, phục vụ cho hoạt động của công nhân chính .
Tính đơn giá tiền lương :
Đơn giá tiền lương được tính theo công thức như sau :
L
ĐG =
M´Q
Trong đó: ĐG:đơn giá tiền lương của công nhân phụ, phù trợ.
L:lương cấp bậc của công nhân phụ, phù trợ .
M:Mức phục vụ của công nhân phụ, phù trợ.
Q: Mức sản lượng của công nhân chính.
-Tính tiền lương thực tế :
Tiền lương thực tế của công nhân phụ, phụ trợ tính theo công thức sau:
L1=ĐG.Q1
Trong đó :
L1 :Tiền lương thực tế của công nhân phụ
ĐG:đơn giá tiền lương phục vụ.
Q1 :Mức hoàn thành thực tế của công nhân chính.
Tiền lương thực tế của công nhân phụ -phục vụ còn có thể tính được dựa vào mức năng suất lao động thực tế của công nhân chính, như sau:
L Q1 L
L1= ĐG. ´ = ĐG .
M Q0 M
Trong đó : L1 , L, ĐG, M, như trên
In:chỉ số hoàn thành năng suất lao động của công nhân chính
Ví dụ:Một công nhân phục vụ bậc 3 có mức lương ngày là 18.000đ/ngày định mức phục vụ của công nhân đó là 3 máy cùng loại, mỗi máy do một công nhân chính vận hành có định mức sản phẩm là 20 sản phẩm /máy/ca.Trong ngày, công nhân chính trong các máy hoàn thành lượng sản phẩm tương ứng là 25 sản phẩm, 24sản phẩm và 18sản phẩm.
-Đơn giá tiền lương của công nhân phụ trong trường hợp này tính như sau:
18.000
ĐG=
3´20
-Tiền lương thực tế của người công nhân phụ trong trường hợp này tính như sau:
L1= 300´(25+24+18)
=300đ´67=20.100đồng
Ưu điểm, nhược điểm của chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp:
*Ưu điểm:
Chế độ trả lương khuyến khích công nhân phụ -phụ trợ tốt hơn hoạt động của công nhân chính, góp phần nâng cao hiêu suất hoạt động của công nhân chính.
*Nhược điểm:
Tiền lương của công nhân phụ -phụ trợ phụ thuộc vào kết quả thực tế của công nhân chính mà kết quả này nhiều khi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do vậy, có thể làm hạn chế sự cố gắng của công nhân phụ .
d)Chế độ trả lương sản phẩm khoán .
Chế độ trả lương sản phẩm khoán áp dụng cho nhưng công việc được giao khoán cho công nhân .Chế độ này được thực hiện khá phổ biến trong ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản, hoặc trong một số ngành khác khi công nhân làm các công việc mang tính đột xuất, công việc không thể xác định một định mức lao động ổn định trong thời gian dài được ...
Tiền lương khoán được tính như sau :
LI =ĐGK ´ QI
Trong đó :
LI : Tiền lương thực tế công nhân nhận được
ĐGK : Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc
QI: Số lượng sản phẩm được hoàn thành
Một trong vấn đề quan trọng trong chế độ trả lương này là xác định đơn giá khoán, đơn giá tiền lương khoán được tính toán dựa vào phân tích nói chung và các khâu công việc trong các công việc giao khoán cho công nhân .
Ưu điểm, nhược điểm của chế độ trả lương khoán:
*Ưu điểm
Trả lương theo sản phẩm khoán có tác dụng làm cho người lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc, giảm thời gian lao động, hoàn thành nhanh công việc giao khoán.
*Nhược điểm
Việc xác định đơn giá giao khoán phức tạp, nhiều khi khó chính xác, việc trả sản phẩm khoán có thể làm cho công nhân bi quan hay không chú ý đầy đủ đến công việc bộ phận trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán.
e. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng
Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng là kết hợp trả lương theo sản phẩm (theo chế độ đã trình bày ở phần trên ) và tiền thưởng.
Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng gồm hai phần:
Phần trả lương theo đơn giá cố định và số lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành .
Phần tiền thưởng được tính dựa vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thưởng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Tiền lương sản phẩm có thưởng tính theo công thức:
L(m.h)
Lth =L +
100
Trong đó:
Lth : Tiền lương sản phẩm có thưởng
L : Tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định
m :Tỷ lệ phần trăm tiền thưởng ( tính theo tiền lương theo sản phẩm với đơn giá cố định )
h : Tỷ lệ phần trăm hoàn thành vượt mức sản lượng được tính thưởng .
Ví dụ : Một công nhân hoàn thành kế hoạch sản lượng là 102%. Tiền lưong sản phẩm tính theo đơn giá cố định của công nhân đó là 760.000 đồng. Theo quy định, cứ hoàn thành vượt mức 1% thì được thưởng 1,5% tiền lương theo sản phẩm với đơn giá cố định .
Tiền lương theo sản phẩm có thưởng của công nhân tính như sau :
760.000´1,5´2
Lth=760.000 + = 782.800 đồng
100
Ưu điểm, nhược điểm trả lương sản phẩm có thưởng:
*Ưu điểm:
Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng này khuyến khích công nhân tích cực làm việc hoàn thành mức sản lượng....
*Nhược điểm:
Việc phân tích tính toán xác định các chỉ tiêu tính thưởng không chính xác có thể làm tăng chi phí tiền lương, bội chi quỹ tiền lương ...
f. Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến
Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến thường được áp dụng ở những "khâu yếu" trong sản xuất. Đó là khâu có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất.
Trong chế độ trả lương này dùng hai loại đơn giá :
Đơn giá cố định dùng để trả cho những sản phẩm thực tế đã hoàn thành.
Đơn giá luỹ tiến dùng để tính lương cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm . Đơn giá luỹ tiến là đơn giá cố định nhân với tỷ lệ tăng đơn giá . Tiền lương tính theo công thức sau:
LLt = ĐGQ1 + ĐG ´ k(Q1- Qo)
Trong đó:
LLt : Tổng tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến .
ĐG : Đơn giá sản phẩm tính theo sản phẩm
Q1 : Sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành
Qo : Sản lượng đạt mức khởi điểm
k : Tỷ lệ tăng thêm để có được đơn giá luỹ tiến
Trong chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến, tăng tỷ lệ đơn giá hợp lý được xác định dựa vào phần trăm chi phí sản xuất gián tiếp cố định. Tỷ lệ này được xác định như sau :
ddc´ tc
k = ´ 100%
dL
Trong đó:
k: Tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý
ddc : Tỷ trọng chi phí sản xuất, gián tiếp cố định trong giá thành sản phẩm
tc : Tỷ lệ của số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố định dùng để tăng đơn giá
dL : Tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng.
Ưu điểm, nhược điểm chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến
*Ưu điểm:
Việc tăng đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm làm cho công nhân tích cực làm việc tăng năng suất lao động .
*Nhược điểm
áp dụng chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến dễ làm cho tốc độ tăng của tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động của khâu áp dụng trả lương sản phẩm luỹ tiến.
II. Sự cần thiết phải hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại XNVDTXH
1.Theo yêu cầu của tổ chức tiền lương .
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho người lao động. Tiền lương phải kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động. Tiền lương là thước đo mức độ cống hiến của người lao động.
Trả lương phải được hợp lý công bằng hợp lý giữa người lao động, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu.
2.Theo yêu cầu hình thức trả lương lao động theo sản phẩm.
Trả lương theo sản phẩm là hình thức khá công bằng, gắn kết quả sản xuất kinh doanh với thu nhập của người lao động .
Trả lương theo sản phẩm quán triệt đầy đủ các nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng cuả người lao động . Khuyến khích người lao động ra sức học tập và nâng cao trình độ lành nghề .
Trả lương theo sản phẩm làm tốt sẽ đảm bảo cho công tác quản lý lao động và làm cho người lao động thêm yêu nghề và làm việc có tinh thần trách nhiệm cao.
Vì vậy, để khai thác được mọi khả năng phục vụ cho quá trình sản xuất và thực hiện đúng theo yêu cầu cuả hình thức trả lương lao dộng theo sản phẩm, cần phải hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm .
3.Yêu cầu của sản xuất và người lao động .
Quá trình sản xuất bao giờ cũng phải đạt hiệu quả cao nhất. Đó là mục tiêu phấn đấu của mỗi doanh nghiệp. Trả lương theo sản phẩm đã đạt hiệu quả trong quá trình sản xuất. Song trả lương theo sản phẩm hợp lý đúng đắn sẽ khai thác mọi khả năng tiềm tàng của người lao động cho quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm là phải hoàn thiện điều kiện trả lương theo sản phẩm, hoàn thiện hình thức trả lương trả lương, hoàn thiện mặt khác.... Vì vậy cần phải hoàn thiện trả lương lao động theo sản phẩm tại XNVDTXH
Hơn nữa, con người bao giờ cũng mong muốn được đối xử công bằng và được ngày một hoàn thiện mình hơn. Trả lương xứng đáng sẽ khuyến khích họ làm việc tốt hơn, tạo niềm tin vào bản thân họ làm cho họ hết lòng vì công việc. Vì vậy hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm cũng là khai thác hết khả năng tiềm ẩn trong người lao động góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phần II
Phân tích thực trạng trả lương theo sản phẩm trong xí nghiệp vận dụng toa xe hàng:
Quá trình hình thành và phát triển :
Năm 1954 ngay sau khi hoà bình lập lại, Đảng và nhà nước đã có chủ trương khôi phục và xây dựng các tuyến đường sắt khu vực miền bắc nước ta. Ngày 12-8-1954 được chính phủ giao nhiệm vụ Bộ GTVT đã thành lập ban nguyên cứu đường sắt, với nhiệm vụ nguyên cứu vạch kế hoạch, khôi phục và xây dựng mới các tuyến đuờng sắt và xây dựng cơ quan tổng cục đường sắt . Ngày 6-4-1995 Tổng cục đường sắt được thành lập (chỉ thị số 505/TTg do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký). Các tuyến đường Hà Nội - Mục Nam Quan. Yên Viên- Việt Trì -Lào Cai. Văn Điển -Nam Định -Ninh Bình . Gia Lâm, Hải Phòng đã vừa tiến hành khôi phục và tiến hành khai thác . Tổng cộng lúc này ngành đường sắt có 662km, toa xe trên cơ sở là của Pháp để lại , có 802 toa xe =152 toa xe khách và 650 toa xe hàng . Đường xấu, toa xe thiếu nhiều, hàng hoá không đều trên hai chiều trong thời gian cả năm . Tỷ trọng vận tải hàng hoá và hành khách chiếm tỷ lệ 37% tổng trọng lượng ngành GTVT . Để phục vụ cho công tác chạy tàu lúc này toàn ngành mới có 5 trạm khám xe là: Trạm khám xe Hà Nội, Lạng Sơn, Nam Định , Hải Phòng ,Yên Bái.
Đến năm 1957 các tuyến đường trên được khôi phục song và đưa vào khai thác tuyến phía nam tàu chaỵ đến Ninh Bình, tuyến phía tây tàu chạy đến Lào Ca , vận tải toàn ngành đạt 283 triệu tấn km hàng hoá và 13 triệu tấn km hành lý, 987 hành khách km. Đến ngày 30-8-1960 tuyến đường sắt Hà Nội -Thái Nguyên được đưa vào khai thác . Như vậy đến cuối năm 1964 toàn ngành chính thức khai thác và sử dụng là 926 km. Tuyến phía Nam được khai thác đến vinh và hơn 100km đường goòng Hà Tĩnh - Quảng Bình . Lúc này có thêm KCTX Thanh Hoá, Trạm KCTXVinh, Trạm KCTX Lưu Xá...tốc độ kỹ thuật các đoàn tàu thấp,. Tàu khách 29,8 km/h (1964), tàu hàng 21 km/h (1964),vận tải hàng hoá đạt 594 triệu tấn hàng hoá /km, hành khách đạt 1.140 triệu hành khách /km.
Năm 1965 đế quốc Mỹ đánh phá Miền Bắc, một số ga, cầu trên các tuyến đường sắt bị đánh phá . Để phục vụ cho công tác vận tải hàng hoá và hành khách, phương tiện toa xe cũng được nhà nước cung cấp với số lượng lớn .
Cụ thể:
1965 1968
Đường 1m : toa xe khách 319 365
Toa xe hàng 1764 3258
Đường 1435: Toa xe khách 0 59
Toa xe hàng 0 136
Năm 1968 tuyến đường sắt kép - Hạ Long được đưa vào khai thác. Lúc này có thêm trạm KCTX Mạo Khê.
Sau giải phóng miền Nam, ngày 13-6-1976 Bộ GTVT giao nhiệm vụ cho Tổng cục đường sắt quản lý đường sắt thống nhất. Đoạn đường sắt từ ga Vinh đến Sai Gòn đã được nối liền, phương tiện toa xe lúc này càng được tăng lên và có nhiều chủng loại. Tổng số toa xe toàn ngành là 5275 TX=4.416 (TX hàng)+859 (TX khách). Để phục vụ chạy tàu TCĐS thành lập một số trạm KCTX ở các tình phía Nam. Đoạn Vinh - Đồng Hới thành lập trạm KCTX Phúc Trạch và Đồng Hới.
Đồng thời với sự phát triển kinh tế xã hội một số nhà máy. Khu công nghiệp mới xây dựng như Nhà Máy supe Lâm Thao, giấy Bãi Bằng, xi măng Bỉm Sơn, phân lân Cầu Yên. TTổng công ty apatít Lào cai .... Để phục vụ vận tải hàng hoá ở các chân hàng lớn một số trạm KCTX Tiên Kiên, KCTX Bỉm Sơn, KCTX và một số tổ KCTX.
Những năm 1976 -1980 tổ chức quản lý và khai thác những ngành chưa phù hợp . Năm 1979-1980 liên tục phải bỏ nhiều chuyến tàu hàng vì lý do thiếu than . Tốc độ lữ hành đầu máy và quay vòng toa xe thấp. Năng suất vận tải toa xe giảm nhanh chóng chỉ bằng 38% của năm 1964. Tàu khách, tàu hàng đều chậm so với kế hoạch, tổng số toa xe toàn ngành 6127 toa xe .Trong đó có 382 toa xe không có phụ tùng sửa chữa. Tai nạn GTĐS xảy ra nhiều và có những vụ nghiêm trọng.
Thời gian quay vòng toa xe so với năm 1964 (nếu lấy năm năm 1964 là 100%)
1964 1976 1977 1978 1979 1980
100 191 175 180 212 274
Năm 1981 -1985 đầu máy toa xe được bổ sung, toa xe được đóng mới và nhập thêm mới để cân đối với nhiệm vụ vận chuyển. Nhưng do năng lực sửa chữa của nhà máy còn thấp và các trạm cũng chưa tăng cường đầu tư đúng mức , nên số toa xe vận dụng chưa cao. Có thời điểm như năm 1982 số xe hàng vận dụng 2800/59650. Năm 1983 có 1800 toa xe hư hỏng nằm ở các ga gây khó khăn cho việc đưa đón tàu và nâng cao năng lực vận tải của toàn ngành.
Biểu 1 :Kết quả vận tải
Năm
Hàng hoá (đơn vị triệu tấn )
Hành khách(đơn vị triệu lượt người)
1981
1982
1983
1984
1985
3,42
3,27
4,2
4,12
4,06
21,68
19,47
21,00
23,6
19,1
" Nguồn theo phòng hành chính tổng hợp "
Theo đề nghị của TCĐS ngày 9-3-1989 Bộ GTVT và Bưu điện đã ký quyết định số 366/QĐ-TCCB_LĐ thành lập 3 xí nghiệp liên hiệp vận tải ĐSKV1,2,3
Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội ngày 1- 4 -1989 chính thức đi vào hoạt động. Số lượng công nhân viên gần 1600 người. Đến tháng 5 năm 1990 tiếp nhận nhà máy toa xe Lương Sơn sát nhập và CBCNV lúc này là 1900 CBCNVC. Hiện nay, toàn bộ CBCNVC của xí nghiệp là 1700 người .Trong đó công nhân trực tiếp sản xuất là1550 người được biên chế thành các trạm khám chữa toa xe và công tác trên tàu nằm rải rác các ga trên 5 tuyến đường sắt ở miền bắc. Từ ngày thành lập đến nay, xí nghiệp luôn hoàn thành kế hoạch được giao, giữ vững an toàn chạy tàu về mọi mặt, chất lượng tàu hàng ngày càng tăng, thu nhập của CBCNVC năm sau tăng hơn so với năm trước, thu nhập bình quân năm 2000 là 1000.000 đ/người /tháng. Xí nghiệp được tặng cờ đơn vị dẫn đầu thi đua của ngành đường sắt, của Bộ Giao Thông Vận Tải . Năm 1996 Xí nghiệp được chính phủ tặng bằng khen .Trụ sở của xí nghiệp đóng tại 130 Lê Duẩn- Hà Nội
Cơ cấu tổ chức quản lý của xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội.
Bộ máy lãnh đạo của XNVDTXH bao gồm:
Giám đốc chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của XN và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình, giúp việc cho giám đốc gồm 4 phó giám đốc:
*Phó giám đốc phụ trách công tác vận dụng và cứu chữa, cứu viện đầu máy toa xe. Trực tiếp chỉ huy điều hành các trạm khám xe công tác khám, sửa chữa và cứu viện khi có sự cố, tai nạn trở ngại giao thông đường sắt xảy ra.
*Phó giám đốc phụ trách công tác sửa chữa trực tiếp chỉ đạo công tác sửa chữa định kỳ toa xe tại phân xưởng Yên Viên và thay mặt giám đốc XN chỉ đạo công tác bắt đi các nhà máy XN sửa chữa giao tiếp toa xe và nghiệm thu toa xe hàng xuất xưởng theo hợp đồng sửa chữa với các đơn vị sửa chữa.
*Phó giám đốc phụ trách nội chính đồng thời là thủ trưởng cơ quan và trực tiếp chỉ đạo công tác phục vụ tàu hàng và thanh toán lương sản phẩm với các trạm và các đơn vị trong toàn XN.
* Phó giám đốc kiêm phân đoạn trưởng phân đoạn Vinh được thay mặt giám đốc XN tại khu vực chỉ đạo công tác vận tải, phục vụ vận tải, bảo vệ sản xuất và công tác cứu viện từ Thanh Hoá đến các ga Đồng Hới.
Bộ máy quản lý tham mưu cho giám đốc:
Gồm 9 phòng ban chức năng. Mỗi phòng có bố trí một truởng phòng và 1 hoặc 2 phó phòng để lãnh đạo phòng thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng mình. Phân đoạn Vinh là bộ phận tham mưu chỉ đạo sản xuất hàng ngày tại khu vực.
các đơn vị trực tiếp sản xuất:
Các trạm khám xe:
Gồm 19 trạm khám xe được bố trí trên 5 tuyến đường để thực hiện công tác khám chữa các đoàn tàu khách và hàng để đảm bảo an toàn và cung cấp toa xe tốt phục vụ yêu cầu vận tải như sau:
+Khu vực đầu mối Hà Nội bố trí 2 trạm khám xe Giáp bát và Yên viên
+Tuyến Hà Nội -Lạng Sơn có trạm KX Đồng Mỏ ,Yên trạch và Đồng Đăng
+Tuyến Hà Nội -Hải Phòng có trạm khám xe ở Hải phòng
+Tuyến Hà Nội -Hạ Long có trạm khám xe mạo khê
+Tuyến Hà Nội -Lào Cai có trạm khám xe Tiên kiên, Yên Bái, Pom hán, Lào Cai
+Tuyến đường sắt Bắc -Nam có trạm khám xe Nam Định, Ninh Bình, Bỉm Sơn, Thanh Hoá, Vinh, Phúc Trạch, Cầu Giát.
.Các trạm CTTT gồm 5 trạm
*Trạm CTTT Giáp Bát phục vụ các mác tàu hàng Bắc Nam, HBN1/2, và GS1/2 theo BĐCT tàu của Liên Hiệp ĐSVN. Ngoài ra còn phuục vụ các mác tàu khu đoạn: Giáp Bát -LThao, Giáp Bát -Phủ Lý-Nam Đinh-Bỉm Sơn, các tàu thoi dồn GBát -HĐông-Thường Tín, GBát -Yviên.....
*Trạm CTTT Yên Viên phục vụ các mác tàu khu đoạn YViên-HPhòng, Yviên-Kép -MKHê-ĐMỏ, YViên-LXá, Yviên -Lthao-Tkiên. Các mác tàu thoi khu vực YViên- GBát-PThuỵ-Cloa-ĐAnh, ĐMỏ-NDương-ĐKinh-LSơn-ĐĐăng, MKhê-UBí-CThành, HPhòng -Tlý-VCách..
*Trạm CTTT Yên Bái phục vụ các mác tàu khu đoạn YBái -PHán -LCai, YBái-LThao, YBái-YViên. Các mác tàu thoi Lào Cai-Plu, Quặng-K3...
*Trạm CTTT Thanh Hoá phục vụ các mác tàu AN GS1/2 GBát- Thanh Hoá, 280/289 GB-TH và TH-V, các mác tàu thoi TH-Ythái, NBình-BSơn...và các mác tàu khu đoạn đột xuất khu đoạn TH-Vinh.
*Trạm CTTT Đồng Hới được phân đoạn phục vụ các mác tàu khu đoạn 280/289 ĐH-V,đi AN GS1/2 khu đoạn TH-V và V-ĐH, mác tàu hạm đá 511/512 và các mác tàu thoi khu vực đột xuất khác.
.Trạm giao tiếp I Đồng Hới:
Thực hiện nhiệm vụ giao tiếp toa xe khách và hàng với LHII tại phân giới điểm
Phân xưởng sửa chữa Yên Viên:
Với nhiệm vụ sửa chữa niên tu toa xe hàng là 550 xe/năm. Ngoài ra phân xưởng còn được giao nhiệm vụ sản xuất phụ tùng thhiết bị toa xe và các nhiệm vụ đột xuất khác phục vụ công tác vận tải của xí nghiệp.
Các đội cứu viện chuyên trách.
+ Đội cứu viện cơ giới KC5363
+ Đội cứu viện cơ động Hà Nội thuộc phòng VDCC quản lý
+ Đội cứu viện cẩu 60 tấn hơi nước 1.435 thuộc trạm KCTX Yên Viên quản lý
+Đôi cứu viện cẩu OCTON thuộc trạm KCTX Vinh quản lý.
2. Nhiệm vụ chủ yếu của XNVDTXH
Là một trong 38 Xí Nghiệp thành viên của XNLHI, XNVDTXHHN phải phối hợp tốt với các đơn vị khác trong dây truyền sản xuất vận tải tạo ra sản phẩm cuối cùng của ngành là Tấn KM. Với chức năng của mùnh Xí Nghiệp đảm nhận những nhiệm vụ chính sau:
* Quản lý gần 3500 toa xe hàng LHĐSVN giao cho LHI tổ chức duy tu bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa đảm bảo cung cấp đủ đầu xe vận dụng vận tải hàng hoá của ngành. Chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng số toa xe được giao quản lý.
*Tổ chức khám chữa các đoàn khách, hàng theo qui định tác nghiệp, đảm báo ATCT, AT thương vụ các đoàn tàu hàng khai thác trên 5 tuyến đường thuộc phạm vi LHI quản lý .
*Tổ chức cung cấp các trưởng tàu hàng và nhân viên công tác để phục vụ hết các đoàn tàu hàng theo yêu cầu vận tải LHI và LHĐSVN . Các đoàn tàu hàng Bắc Nam theo BĐCT, tàu liên tuyến, tàu khu đoạn, tàu hàng LVQT thuộc phạm vi khai thác của LHI.
* Thực hiện công tác giao tiếp toa xe tại phân giới điểm Đồng Hới và tổ chức công tác giao tiếp BVTX hàng theo QĐ639 VC/LHI thực hiện chủ trương toa xe hàng có chủ.
*ứng phó cứu viện kịp thời, nhanh chóng , an toàn các vụ tai nạn, trở ngại, các phương tiện vận tải, đầu máy toa xe trên đường sắt.
*Sửa chữa nhỏ toa xe hàng và các nhiệm vụ đốt xuất khác theo kế hoạch của LHI giao cho.
* Thực hiện công tác duy tu sửa ch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Q0068.doc