Tài liệu Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ở Tổng Công ty Chè Việt Nam trong quá trình cổ phần hoá: ... Ebook Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ở Tổng Công ty Chè Việt Nam trong quá trình cổ phần hoá
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ở Tổng Công ty Chè Việt Nam trong quá trình cổ phần hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu theo trực tuyến 6
Sơ đồ 1.2: Mô hình cơ cấu theo trực tuyến 7
Sơ đồ 1.3: Mô hình cơ cấu theo trực tuyến – chức năng 8
Sơ đồ 1.4: Mô hình cơ cấu theo trực tuyến – tham mưu 9
Sơ đồ 1.5: Mô hình cơ cấu theo ma trận 10
Sơ đồ 1.6: Mô hình cơ cấu tổ chức một công ty sản xuất kinh doanh 11
Sơ đồ 1.7: Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thương mại 12
Sơ đồ 1.8: Mô hình tổ chức của doanh nghiệp dịch vụ 13
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Tổng Công ty Chè Việt Nam 20
Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức TCT Chè Việt NAm công ty mẹ 52
Sơ đồ 4.1: TCT Chè VN theo kiến nghị 68
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của TCT Chè VN một số năm gần đây 29
Bảng 2.3: Nguyên liệu và sản phẩm sản xuất ra của TCT Chè VN một số năm gần đây 29
Bảng 2.4: Báo cáo lao động TCT Chè VN Tính đến 31/06/2005 31
Bảng 3.1: Một số mục tiêu chủ yếu 51
Bảng 3.3. Lao động tại thời điểm chuyển sang cổ phần 60
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Doanh nghiệp Nhà nước
DNNN
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ NN-PTNT
Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp Chè Việt Nam
LHCXNCNN Chè Việt Nam
Hội đồng quản trị
HĐQT
Sản lượng
SL
Xuất nhập khẩu
XNK
Trách nhiệm hữu hạn
TNHH
Tổ chức thương mại thế giới
WTO
Quản trị nhân lực
QTNL
Tổng công ty
TCT
LỜI MỞ ĐẦU
Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá đã đóng vai trò chủ đạo lớn trong nền kinh tế quốc dân, góp phần to lớn vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và kiến thiết đất nước. Tuy nhiên càng về sau, mô hình quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp đã bộc lộ nhiều nhược điểm, chính nó đã kìm hãm sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là vào cuối những năm 70. Trong hoàn cảnh đó, việc tìm ra một phương thức quản lý mới, đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ, khủng hoảng đã trở thành một yêu cầu bức thiết nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (Tháng 12-1986) đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở đất nước ta với việc đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức cán bộ và phong cách lãnh đạo, từ đổi mới hệ thống chính trị đến đổi mới kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)
Đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng ta. Để đẩy mạnh sự hội nhập của nền kinh tế, từ đầu những năm 90, Đảng đã chủ trương cổ phần hoá một số DNNN. Trong 10 năm đầu của thế kỷ 21, phần lớn các doanh nghiệp sẽ chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần trong đó có Tổng công ty chè Việt Nam.
Là một đơn vị mạnh và đầu tàu của ngành chè, TCT đang từng bước chủ động hội nhập và tiến vững mạnh trên thị trường.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã tìm hiểu về khía cạnh liên quan đến cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty. Được sự giúp đỡ tận tình của các bác cán bộ lãnh đạo Tổng công ty cũng như các bác các chú trong phòng phòng Tổ chức pháp chế Tổng Công ty Chè Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài báo cáo chuyên đề thực tập là:
“ Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ở Tổng Công ty Chè Việt Nam trong quá trình cổ phần hóa “ với mục tiêu góp phần làm hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức quản lý ở Tổng Công ty Chè Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Nội dung chuyên đề thực tập gồm bốn chương.
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ CƠ CẤU TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI TCT CHÈ VIỆT NAM
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Trong quá trình viết báo cáo, do hạn chế về nhận thức nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được lời góp ý của thầy giáo cũng như lãnh đạo Tổng công ty để nhận thức về vấn đề được sáng tỏ và chuyên đề hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn!
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ CƠ CẤU TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP
1. một số quan niệm cơ bản về cơ cấu tổ chức
Cơ cấu là sự phân chia tổng thể thành những bộ phận nhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện từng chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm phục vụ mục tiêu chung.Theo quan điểm của các nhà Xã hội học thì cơ cấu được đặc trưng bởi sự phân chia vai trò và trách nhiệm giữa các thành viên, giữa các bộ phận, các đơn vị của tập thể trên cơ sở phối hợp chặt chẽ những cái đã phân chia. Có hai loại cơ cấu thường được quan tâm đó là cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức. Trong đó cơ cấu chính thức là dựa vào những mối quan hệ qua lại giữa các thành viên của tập thể trên cơ sở những nhiệm vụ đã được xác định trong cơ cấu tổ chức
Tổ chức là một tập hợp các cá nhân riêng lẻ tương tác lẫn nhau, cùng làm việc hướng tới những mục tiêu chung và mối quan hệ làm việc làm của họ được xác định theo cơ cấu nhất định (Duncan, 1981, giáo trình hành vi tổ chức )
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo quyền lực nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức ( Griffin và Moorhead, 2001) Cơ cấu tổ chức xác định các công việc, được chính thức phân công, tập hợp và phối hợp như thế nào ( Robbin, 1998)
Như vậy mục đích của cơ cấu tổ chức là bố trí sắp xếp và phối hợp các hoạt động của con người trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung. Cơ cấu tổ chức được thể hiện thông qua các sơ đồ cơ cấu tổ chức. Sơ đồ cơ cấu tổ chức thể hiện vị trí, mối quan hệ báo cáo và các kênh thông tin chính thức trong tổ chức. Sơ đồ cơ cấu tổ chức cho biết số cấp quản lý, cấp quyền lực tồn tại trong tổ chức
Ngày nay vai trò của con người ngày càng được khẳng định. Con người và công tác quản lý con người thường là nguyên nhân thành công hay thất bại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một thực thể hết sức quan trọng hình thành lên doanh nghiệp lên tổ chức, tuy nhiên những con người đó tồn tại như thế nào và hoạt động của họ được phân chia, đồng thời phối kết hợp ra sao để duy trì tốt hoạt động của doanh nghiệp đó? Giải quyết thắc mắc này chính là đã làm nổi bật lên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp_ đặc trưng cho một hệ thống tổ chức doanh nghiệp.
Hệ thống tổ chức doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân) được chuyên môn hóa có những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích nhất định; có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc vào nhau; được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp.
Môi trường khách quan luôn luôn biến đổi và để thích nghi với sự biến đổi đó hệ thống tổ chức của doanh nghiệp cũng biến đổi theo, do vậy nó mang trong mình tính lịch sử. Trong mỗi một thời điểm biểu hiện bằng sự phát triển hay suy thoái hay đạt ngưỡng của sự phát triển thì lại có một quan điểm mới thích nghi với sự biến đổi đó. Dưới đây là những cơ cấu tổ chức theo quan điểm khác nhau theo lịch sử.
1.1. Lý luận quản lý cổ điển về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Kinh nghiệm chủ yếu của các học giả nổi tiếng của lý luận cổ điển và những người theo họ là kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp ở thời kỳ đầu của thế kỷ XX.
Theo các học giả của lý luận cổ điển thì việc điều hòa, phối hợp trong nội bộ doanh nghiệp không quan trọng. Họ nhận định một cách đơn giản rằng, sau khi phân công trong nội bộ doanh nghiệp, những mục tiêu nhỏ của các tổ hợp lao động được tổng hợp lại sẽ trở thành mục tiêu lớn của doanh nghiệp. Nếu cần điều phối thì hoàn toàn có thể dựa vào nhân viên quản lý kinh doanh ở tầng lớp trên giải quyết. Lý luận của họ là công nhân viên phải nghe theo sự chỉ huy của giám đốc. Do đó, cơ cấu điều phối có hiệu quả duy nhất chỉ có thể là tầng lớp giám đốc.
Nhưng lý luận quản lý cổ điển còn có rất nhiều khiếm khuyết. Trước hết, nó rất khó khích lệ tính tích cực của doanh nghiệp. Thứ hai, sự hạn chế của lý luận đó rất dễ biểu hiện ở những doanh nghiệp lớn vì ở đó, tầng nấc phân công rất phức tạp. Thứ ba, trên thực tế, các giám đốc ngày càng nhận thức được rằng, nếu chỉ dựa vào sự lãnh đạo ở tầng cao của doanh nghiệp thì rất khó thực hiện được sự điều hòa, phối hợp trong tổ hợp lao động cơ sở và nó sẽ không tự động hợp thành mục tiêu lớn của doanh nghiệp.
1.2. Lý luận quản lý hiện đại về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Trường phái quản lý hệ thống trong lý luận quản lý hiện đại cho rằng, cơ cấu tổ chức là do nhiệm vụ sản xuất và tố chất (chất lượng) của công nhân viên của doanh nghiệp quyết định. Về mặt này, nghiên cứu của một số học giả Mỹ về quản lý đều thừa nhận tính hữu hiệu của lý luận này. Họ cho rằng, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng có liên quan đến thành công của doanh nghiệp. Họ đã trình bày những yếu tố chủ yếu cấu thành cơ cấu tổ chức của những doanh nghiệp thành công, nhưng lại chưa đề ra được một đường lối hữu hiệu, hoàn chỉnh để giải quyết vấn đề cơ cấu tổ chức doanh nghiệp một cách có hệ thống.
2. Các cấp độ và một số cơ cấu tổ chức doang nghiệp
2.1. Các cấp độ của cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, công ty phải gồm có 3 cấp độ như sau:
- Cấp độ cơ cấu vĩ mô: là cách sắp xếp, tổ chức vị trí, vai trò của từng cá nhân trong công ty.
- Cấp độ vi mô: là cách qui định quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí mà các cá nhân trong công ty nắm giữ.
- Hệ thống bổ trợ: bao gồm hệ thống điều hành của tổ chức, quá trình quản lý sự phát triển của công ty, hệ thống văn hoá công ty và hệ thống quản lý hoạt động công ty.
Công ty sẽ không thực hiện có hiệu quả các chức năng của mình nếu 3 cấp cơ cấu này không được thiết lập một cách đúng mức để hỗ trợ cho hoạt động của công ty. Ngoài ra, khi đánh giá hoạt động của một công ty hoặc khi thành lập một công ty mới ta cũng cần phải xem xét 3 cấp độ cơ cấu này.
2.2. Một số hình thức cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
2.2.1 Cơ cấu theo trực tuyến
Cơ cấu theo trực tuyến là một mô hình tổ chức bộ máy quản lý đơn giản nhất, trong đó người dưới nhận sự điều hành và trách nhiệm trước người lãnh đạo trực tiếp cấp trên.
Ưu điểm là đơn giản, rõ ràng do đó sự chỉ huy thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả thực hiện công việc của người cấp dưới. Tuy nhiên cơ cấu này đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp, đồng thời cơ cấu này làm hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao theo chuyên môn.
Kiểu cơ cấu này chỉ áp dụng với tổ chức có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp, điều này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Người lãnh đạo
Người lãnh đạo trực tuyến 1
Người lãnh đạo trực tuyến 1
Các đối tượng quản lý
Các đối tượng quản lý
Sơ đồ 1.1. Mô hình cơ cấu theo trực tuyến
2.2.2 Cơ cấu theo chức năng
Cơ cấu theo chức năng là loại cơ cấu mà trong đó tổng nhiệm quản lý được phân chia chi các bộ phận riêng biệt theo các chức năng quản lý và hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hóa, chỉ đảm nhiệm một số chức năng nhất định.
Ưu điểm của cơ cấu nay là thu hút được các chuyên gia vào giải quyết các vấn đề về chuyên môn, giảm bớt gánh năng cho người lãnh đạo. Tuy nhiên, do đối tượng quản lý chịu nhiều sự lãnh đạo của nhiều thủ trưởng khác nhau, kiểu cơ cấu này làm suy yếu chế độ thủ trưởng.
Người lãnh đạo
Người lãnh đạo chức năng C
Người lãnh đạo chức năng B
Người lãnh đạo chức năng A
Đối tượng quản lý 3
Đối tượng quản lý 2
Đối tượng quản lý 1
Sơ đồ1.2. Mô hình cơ cấu theo chức năng
2.2.3 Cơ cấu trực tuyến - chức năng
Cơ cấu này là sự kết hợp của hai cơ cấu trên, theo đó mối liên hệ giữa người cấp dưới và người lãnh đạo là một đường thẳng ( trực tuyến ), còn những bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lưòi chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của cán bộ trực tuyến.
Ưu điểm của cơ cấu này là cơ cấu quản lý thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, đồng thời thu hút được các chuyên gia trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo, giảm bớt gánh nặng cho quản lý. Tuy nhiên, nếu thông tin không ăn khớp ở hai cấp quản lý sẽ dẫn đến sự chồng chéo.
Người lãnh đạo cấp 1
Người lãnh đạo chức năng A
Đối tượng quản lý 1
Người lãnh đạo chức năng B
Người lãnh đạo chức năng C
Đối tượng quản lý 2
Đối tượng quản lý 3
Người lãnh đạo chức năng A
Người lãnh đạo chức năng B
Người lãnh đạo chức năng C
Người lãnh đạo cấp 2
Sơ đồ 1.3. mô hình cơ cấu theo trực tuyến - chức năng
2.2.4 Cơ cấu theo trực tuyến – tham mưu
Với cơ cấu người lãnh đạo ra mệnh lệnh và chịu trách nhiệm đối với người thừa hành trực tiếp của mình, khi gặp các vấn đề phức tạp thì người lãnh đạo sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia ở bộ phận tham mưu giúp việc.
Ưu điểm của cơ cấu này là người lãnh đạo tận dụng được những tài năng, chuyên môn của các chuyên gia, giảm bớt sự phức tạp của cơ cấu tổ chức. Nhưng đòi hỏi người lãnh đạo phải tìm kiếm được các lĩnh vực cần tham mưu.
Người lãnh đạo
Tham mưu 1
Tham mưu 2
Tham mưu 3
Người lãnh đạo tuyến 1
Người lãnh đạo tuyến 2
Tham mưu 2
Các đối tượng quản lý
Tham mưu 2
Các đối tượng quản lý
Tham mưu 1
Tham mưu 1
Sơ đồ 1.4. Mô hình cơ cấu theo trực tuyến – tham mưu
2.2.5 Cơ cấu ma trận
Cơ cấu ma trận được xây dựng bằng cách kết hợp hai hình thức: bộ phận hóa theo chức năng và bộ phận hóa theo sản phẩm hay dự án.
Đặc điểm của cơ cấu này là phá vỡ khái niệm tập trung trong điều hành. Những nhân viên trong tổ chức chịu sự lãnh đạo của hai hay nhiều người lãnh đạo thuộc hai hay nhiều dòng quyền lực như: giám đốc bộ phận chức năng và giám đốc sản phẩm hay dự án. Cơ cấu ma trận tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp khi tổ chức có nhiều hoạt động phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi áp dụng mô hình này là những xung đột về quyền lực và vai trò. Cơ cấu ma trận phù hợp với những tổ chức khi tổ chức có 3 điều kiện: tổ chức gặp phải áp lực từ bên ngoài trong việc tập trung những nỗ lực đáp ứng được những yêu cầu, tổ chức gặp phải áp lực về năng lực xử lý thông tin cao, tổ chức gặp phải áp lực về chia sẻ nguồn lực.
Lãnh đạo dự án M
Lãnh đạo dự án N
Ngêi L·nh ®¹o
Người lãng đạo chức năng C
Người lãng đạo chức năng D
Người lãng đạo chức năng B
Người lãnh đạo chức năng A
Nhân viên A dự án M
Nhân viên B dự án M
Nhân viên C dự án M
Nhân viên D dự án M
Nhân viên A dự án N
Nhân viên B dự án N
Nhân viên C dự án N
Nhân viên D dự án N
Sơ đồ 1.5. Mô hình cơ cấu theo ma trận
3. Các mô hình tổ chức quản lý bộ máy hiện nay ở Việt Nam
- Ở doanh nghiệp kinh doanh sản xuất công nghiệp và xây dựng
Phó giám đốc marketing
Giám đốc
Trợ lý giám đốc
trưởng phòng nhân sự
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc tài chính
Nghiên cứu thị trường
Lập kế hoạch marketing
Quảng cáo
Quản lý bán hàng
Bán hàng
Kỹ thuật cơ khí
Kỹ thuật điện
Thiết kế
Quản lý kỹ thuật
Kiểm tra chất lượng
Lập kế hoạch tài chính
Ngân quỹ
Lập kế hoạch sản xuất
Phân xưởng 1
Dụng cụ
Phân xưởng 2
Phân xưởng 3
Kế toán chung
Kế toán chi phí
Thống kê và xử lý số liệu
Sơ đồ 1.6. Mô hình cơ cấu tổ chức một công ty sản xuất kinh doanh
+ Ưu điểm của cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp sản xuất này là: hiệu quả tác nghiệp cao nếu nhiệm vụ tác nghiệp có tính chất lặp đi lặp lại hang ngày, phát huy được đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hóa, giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng chủ yếu, đơn giản hóa việc đào tạo, chú trọng nhiều hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên, và tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.
+ Nhược điểm của mô hình này là: thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra các chỉ tiêu và chiến lược, thiếu sự phối hợp giữa các phòng chức năng, chuyên môn hóa phức tạp và tạo ra cách nhìn quá hạn hẹp ở các cán bộ quản lý chung, đổ trách nhiệm về vấn đề thựchiện mục tiêu chung của tổ chức cho các cấp lãnh đạo cao nhất.
Doanh nghiệp thương mại
Tổng giám đốc
Phó TGĐ tài chính
Quản lý bán buôn
Quản lý bán lẻ
Quản lý giao dịch với cơ quan nhà nước
Phó TGĐ kinh doanh
Phó TGĐ nhân sự
Giám đốc phân phối sản phẩm
Giám đốc nghiên cứu thị trường
Sơ đồ 1.7. Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thương mại
+ Ưu điểm: tạo sự hiểu biết về khách hành tốt hơn , đảm bảo khả năng chắc chắn hơn là khi soạn thảo các quyết định, khách hàng sẽ được giành vị trí nổi bật để xem xét, tạo cho khách hàng cảm giác họ có những cung ứng tin cậy, tạo ra hiệu năng lớn hơn cho việc định hướng các nỗ lực phân phối.
+ Nhược điểm: tranh giành nguồn lực một cách không có hiệu quả, thiếu sự chuyên môn hóa, đôi khi không thích hợp với những họa động nào khác ngoài Marketing, các nhóm khách hàng có thể không phải luôn xác định rõ ràng.
-Doanh nghiệp dịch vụ
Phó giám đốc marketing
Giám đốc
Phó giám đốc
R& D
Phó giám đốc
tài chính
Phó giám đốc
dịch vụ
Phụ trách dịch vụ thông tin
Phụ trách quan hệ giao dịch
Phụ trách nhân sự
Phụ trách dịch vụ hàng hóa
Sơ đồ 1.8. Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp dịch vụ
+ Ưu điểm: tiết kiệm được chi phí do lợi thế quy mô của hoạt động chuyên môn hóa và sử dụng được các chuyên gia giỏi với tư cách là những người tham mưu.
+ Nhược điểm: nguy cơ gây tốn kém nhiều cho các bộ phận dịch vụ, tạo nên “tính phi hiệu quả của hiệu quả” và vấn trong việc đạt được dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các bộ phận được phục vụ.
4. thiết kế cơ cấu tổ chức
4.1. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức:
Tính mục tiêu: cơ cấu tổ chức đó thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để thực hiện những mục tiêu của tổ chức.
Tính tối ưu: trong cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phòng ban, bộ phận , phân hệ và con người để thực hiện các hoạt động cần thiết. Giữa các bộ phận và cấp tổ chức đều thiết lập được những mối quan hệ hợp lý với số cấp nhỏ nhất
Tính tin cậy: cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của tất cả các thông tin được sủ dụng trong tổ chức, nhờ đó đảm bảo phối hợp tốt các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của tổ chức
Tính linh hoạt: Được coi là một hệ tĩnh, cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng linh hoạt với bất kì tình huống nào xảy ra trong tổ chức cũng như ngoài môi trường
Tính hiệu quả: Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo thực hiện được những mục tiêu của tổ chức với chi phí nhỏ nhất.
4.2. Tiêu chuẩn để đánh giá và thiết lập cơ cấu tổ chức
- Mức độ hỗ trợ của cơ cấu đối với mục tiêu chiến lược của công ty
- Mức độ tạo ra giá trị của các chức năng và những chức năng nào cần thiết để hỗ trợ tốt hơn cho mục tiêu của công ty
- Mức độ hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu của các vị trí, vai trò nhất định.
- Các vị trí công việc có đủ quyền hạn thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả hay không?
- Mối quan hệ giữa người có nghĩa vụ báo cáo và người được báo cáo có được xác lập rõ ràng?
- Mức độ của việc kiểm soát và số cấp độ cần có trong công ty để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu một cách có hiệu quả.
- Các thành viên trong ban lãnh đạo và yếu tố kỹ thuật cũng như các nhân viên có đủ năng lực và kỹ năng để hoàn thành vai trò được giao?
- Mức độ phối hợp hoạt động giữa các phòng ban và các bộ phận chức năng. Các hệ thống hỗ trợ cần có để tổ chức thực hiện chức năng đạt hiệu quả cao.
4.3. Các bước cơ bản tiến hành thiết kế cơ cấu tổ chức
Theo Giáo sư Jay W.Lorsch các bước cơ bản thiết kế cơ cấu tổ chức bao gồm:
Bước 1: Hoạch định đơn vị theo yêu cầu của nhiệm vụ
Căn cứ vào những nguyên tắc của khái niệm dị biệt và tổng hợp, trước hết người ta ghép những nhiệm vụ cùng loại với nhau. Điều đó vừa có ích, cho việc triệt tiêu dị biệt, vừa có thể thường xuyên đơn giản hóa nhiệm vụ điều phối và tổng hợp. Sau đó là đem những đơn vị thường xuyên đòi hỏi điều hòa, phối hợp ghép lại với nhau. Như thế sẽ dễ cho việc thông qua các tầng nấc quản lý để điều phối hoạt động sản xuất của doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo thống nhất. Do đó những đơn vị có mức độ dị biệt ít, mức độ tồng hợp cao cần phải ghép lại với nhau. Nhưng nếu có một số đơn vị mà mức độ dị biệt nhỏ, mức độ nương tựa lẫn nhau tương đối ít hoặc ngược lại, mức độ dị biệt lớn, mức độ nương tựa lẫn nhau cũng cao thì việc phân định nhiệm vụ cho những đơn vị đó sẽ đi theo xu hướng phức tạp hóa. Trong tình hình như vậy người ta phải có sự lựa chọn, tức là khi phân định cần nhấn mạnh chuẩn mực của mức độ dị biệt đồng thời nhấn mạnh cả chuẩn mực của mức độ tổng hợp.
Bước 2:Phương pháp thiết kế tổng hợp
Việc hoạch định đơn vị theo yêu cầu nhiệm vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến biện pháp và phương thức thiết kế. Trong bất cứ doanh nghiệp nào, biện pháp quan trọng và chủ yếu nhất là căn cứ vào nhiệm vụ của các đơn vị để hoạch định cơ cấu quản lý kinh doanh. Nhưng kết quả nghiên cứu của Lorsch cho thấy, ngoài cơ cấu quản lý kinh doanh của doanh nghiệp ra, còn cần có một số biện pháp tổng hợp khác mới có thể tổ chứcmột cách hữu hiệu hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thí dụ, thiết lập trong doanh nghiệp một bộ phận tổng hợp chuyên trách hoặc một cơ cấu tổng hợp liên bộ phận.
Bước 3: Thiết kế tốt các đơn vị trực thuộc
Trọng điểm của bước này là thiết lập một cơ chế vận hành tốt. Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ của bộ phận và nhu cầu của các thành viên có ý nghĩa đặc biệt đối với vấn đề khích lệ công nhân viên. Do đó phải thiết kế tốt tiêu chuẩn công tác chế độ thưởng phạt và những chế độ quy tắc chặt chẽ của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn nữa là việc thiết kế cơ cấu lãnh đạo bộ phận và cơ chế giám sát phải có lợi cho việc điều hòa, phối hợp mối quan hệ giữa các bộ phận chứ không phải là ngược lại.
Về cơ chế vận hành, chúng ta không những phải xét đến cơ chế vận hành trong nội bộ các đơn vị, mà còn phải xét đến cơchế vận hành lớn phục vụ cho toàn bộ doanh nghiệp, tức là vừa phải thiết kế cơ chế vận hành khuyến khích sự dị biệt, vừa phải thiết lập cơ chế vận hành tổng thể nhằm xúc tiến việc tổng hợp và điều hòa, phối hợp. Để xí nghiệp có thể thích ưng được với những thách thức của hoàn cảnh, cần phải thiết kế một chế độ khen thưởng và tiêu chuẩn công tác vừa có lợi cho việc khuyến khích dị biệt vừa có lợi cho việc xúc tiến tổng hợp và điều hòa, phối hợp.
Khi thiết kế cơ cấu cơ bản và cơ chế vận hành của doanh nghiệp, còn cần phải xem xét vai trò và ảnh hưởng của nó đối với việc giải quyết mâu thuẫn và xung đột trong nội bộ doanh nghiệp. Cơ cấu cơ bản cần làm cho mối liên hệ và sự điều hòa, phối hợp giữa các bộ phận được quán triệt đến từng nhân viên cụ thể có khả năng đảm nhận nhiệm vụ đó. Nếu bổ nhiệm những nhân viên đó tham gia ý kiến vào quyết sách của doanh nghiệp thì có thể hình thành một cơ chế giải quyết mâu thuẫn và xung đột trong nội bộ doanh nghiệp một cách hữu hiệu.
Như vậy, viêc thiết kế cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với mô hình doanh nghiệp, với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, nhằm phát huy thế mạnh nội bộ của doanh nghiệp đó là mối liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp để cùng hướng đến mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Và cơ cấu tổ chức của mỗi doanh nghiệp luôn vận động không ngừng ngày càng hoàn thiện nhằm khai thác nguồn lực của doanh nghiệp một cách tốt nhất. Trên đây là những vấn đề lý luận liên quan đến cơ cấu tổ chức, dựa trên cơ sỏ những lý luận này em đã tiến hành phân tích vể cow cấu tổ chức tại Tổng công ty chè Việt Nam và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng công ty khi tiến hành cổ phần hoá.
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành
Tên công ty: TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
Tên giao dịch : VINATEA
Địa chỉ : số 92 Võ Thị Sáu, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tel: (04) 6226990 Fax: (04) 6226991
Vốn điều lệ của công ty mẹ tại thời điểm 31/12/2004 là: 227.734.998.133 đồng (Hai trăm hai bảy tỷ, bảy trăm ba tư triệu, chín trăm chín tám nghìn, một trăm ba ba đồng).
Tôn chỉ hoạt động của TCT là:
“Tín nhiệm -Chất lượng – Lâu dài - Bền vững”
Quá trình thành lập:
Tiền thân của Tổng công ty chè Việt Nam hiện nay là Liên Hiệp Các Xí Nghiệp Công Nông Chè Việt Nam ( gọi tắt là Liên Hiệp) . Trong quá trình hoạt động tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong hơn 600 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè tại Việt Nam. Tổng công ty được thành lập theo thông báo số 5820-CP/ĐMDN ngày 13/10/1995 của chính phủ và QĐ số 394 NN-TCCB/QĐ tháng 12/1995 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn( Bộ NN-PTNT). Tuy mới được thành lập nhưng trên thực tế Tổng công ty đã trải qua quá trình phát triển lâu dài từ các nhà máy và LHCXNCNN chè Việt Nam.
Năm 1974, LHCXNCNN chè Việt Nam được thành lập, là sự hợp nhất của các nhà máy chế biến chè xuát khẩu của Trung ương và một số xí nghiệp chè Hương ở Miền Bắc. Liên hiệp được hình thành trọng tâm nhiệm vụ là chế biến và xuất khẩu chè theo kế hoạch nhà nước giao cho. Đây chính là quá trình vận động liên kết trong ngành chè theo chiều ngang.
Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 30/4/1975, cả hai miền Nam, Bắc bắt đầu công cuộc tái thiết đất nước, tình hình sản xuất kinh doanh của cả nước nói chung và của ngành chè nói riêng hết sức gặp khó khăn. Những mâu thuẫn nảy sinh giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ của Trung ương với nhau trong vấn đề quản lý sản xuất và vùng nguyên liệu chè. Tình hình này đã làm cho sản lượng nguyên liệu đưa vào chế biến chỉ đạt không đến 50% công suất.
Đứng trước tình hình đó, liên tục các Quyết định của chính phủ được đưa ra: Quyết định số 75( tháng 3/1979); Quyết định số 224(tháng 6/1979) về việc thống nhất tổ chức ngành chè, hợp nhất hai khâu trồng chế biến và giao cho các nông trường trồng chè của địa phương, đều chịu sự thống nhất quản lý của Trung ương. Trên cơ sở các quyết định này, vào năm 1980, LHCXNCNN chè Việt Nam được thành lập.
Ban đầu, liên hiệp được tổ chức theo mô hình quản lý ngành dọc, được chia thành ba loại chủ yếu sau:
Xí nghiệp liên hợp công nghiệp- nông nghiệp : đây là những xí nghiệp lớn, có quy mô vùng hoặc liên vùng, bao gồm các nông trường, các xí nghiệp chế biến chè; có 2 xí nghiệp:
Xí nghiệp liên hiệp chè Trần Phú ( huyện Văn Chấn – Yên bái): gồm 4 nông trường và 3 xí nghiệp, sản lượng 70 tấn búp tươi/ngày
Xí nghiệp chè sông Lô( Huyện Yên Sơn- Tuyên Quang) gồm 2 nông trường và 3 xí nghiệp , tổng công suất 73.5 tấn /ngày.
Hai xí nghiệp này chiếm 1/3tổng sản lượng chè của toàn Liên Hiệp, là đơn vị xuất khẩu chủ lực của ngành chè lúc đó.
Các xí nghiệp công nông nghiệp : gồm 1 nông trường và xí nghiệp chế biến. Hình thành ở một số vùng : Quân Chu( Bắc Thái); Tân Trào(Sơn Dương- Hà Tuyên); Biển Hồ( Gia lai)
Các xí nghiệp trực thuộc : gồm các nông trường, các xí nghiệp chế biến chè hương và chè xuất khẩu.
Bước sang năm 1989, Đảng và Nhà Nước thực hiện đường nối đổi mới kinh tế, chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Trong xu hướng ấy, ngành chè cũng có những đổi mới tích cực. Cuối năm 1988, Liên hiệp giải thể hai xí nghiệp liên hiệp công nông nghiệp, đồng thời tổ chức mô hình sản xuất thống nhất là xí nghiệp công nông nghiệp với quy mô 1 nông trường + 1 xí nghiệp chế biến và các đơn vị dịch vụ. các xí nghiệp này thuẹc hiện sản xuất và chế biến chè thành phẩm. Mặc dù thị trường truyền thống về chè của liên hiệp bị mất do nhũng biến động về chính trị đầu thập niên 90, nhưng thay vào đó là những thị trường mới : Anh, Đài Loan, Irac, Singapo, Pháp…với giá XK từ 700-800USD/tấn. Tính đến năm 1994 kim ngạch XK chè đã đạt tới 18.295 USD.Toàn Liên Hiệp có 21 xí nghiệp công nông nghiệp và 15 đơn vị dịch vụ
Tháng 12/1995 theo QĐ số 394 NN- TCCB/QĐ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc sắp xếp lại Liên Hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam và đổi tên thành Tổng công ty chè Việt Nam. Thực hiện chương trình đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của chính phủ, ngày 13/9/2005, theo QĐ số 2374/QĐ- BNN/ĐMDN của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về chuyển Tổng công ty chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Hiện nay trong điều lệ doanh nghệp của VINATEA, nhiệm vụ đầu tiên là trực tiếp sản xuất và kinh doanh, hình thức sở hữu của Tổng công ty hiện nay là đa sở hữu, cơ cấu của tổng công ty bao gồm:
25 nhà máy chế biến chè hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung ổn định.
2 trung tâm tinh chế và đóng gói chè.
2 nhà máy chế tạo thiết bị và phụ tùng cho các nhà máy chế biến chè.
1 trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp.
2 công ty xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông, thủy lợi.
3 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.
1 công ty 100% vốn hoạt động tại Nga.
2 công ty liên doanh quy mô lớn với nước ngoài về trồng và chế biến và xuất khẩu chè.
2. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Chức năng, nhiệm vụ:
TCT chè VN với chức năng tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch và các dự án đầu tư phát triển vùng sản xuất chè chuyên canh và thâm canh có năng suất và chất lượng cao. TCT tham gia xây dựng các mối quan hệ và hợp tác đầu tư, khuyến nông, khuyến lâm với các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè góp phần xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần thực hiện cải tạo môi trường sinh thái.
TCT là một DN đầu mối nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư chuyên dùng phục vụ công nghệ chế biến chè. Đồng thời tổ chức và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất chè, để từng bước đưa công nghệ chế biến chè ở VN tiến kịp trình độ thế giới.
TCT tham gia nghiên cứu giống chè mới; quy trình canh tác, thu hoạch chè và công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chè. Đồng thời đa dạng mẫu mã, bao bì sản phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
TCT Chè VN hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo QĐ số 2374/QĐ-BNN/ĐMDN của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT. Trong đó, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty mẹ là sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại chè; kinh doanh vật tư, nguyên nhiên vật liệu, máy móc, phụ tùng, thiết bị chế biến chè. Ngoài ra, công ty mẹ tham gia đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực dịch vụ tư vấn đầu tư và khoa học kĩ thuật; kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất; thi công xây lắp, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, công trình thuỷ lợi, làm đường giao thông; kinh doanh nhà ở và bất động sản; kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà hàng, vận tải.
3. Sơ đồ tổ chức tct
3.1. Sơ đồ:
Sơ đồ 2. 1: m« h×nh tæ chøc Tæng C«ng ty chÌ ViÖt Nam
Ban kiểm soát
P. Kế hoạch đầu tư
P.chất lượng sản phẩm KCS
P. Kỹ thuật
P. Kế toán tài chính
P.Kinh doanh 1,2,3
Văn Phòng
Tổng giám đốc
Cty TM&DL Hồng Trà
Cty Chè Việt Cường
VP
._.
đại diện
tại
Đức
Cty TM Hương Trà
Cty chè Sài Gòn
Phó tổng giám đốc
c«ng ty mÑ
Hội đồng quản trị
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
P. Tổ chức pháp chế
Chi nhánh Chè Hải Phòng
XN
CK
Mai Đình
XN
TC
chè
Kim
Anh
Cty KDTM TH Nam Sơn
Công ty liên kết
- Cty CP Chè Kim Anh
- Cty CP Chè Hà Tĩnh
- Cty CP Chè Quân Chu
- Cty CP Chè Thái Nguyên
- Cty CP Chè Bắc Sơn
- Cty LD Chè Phú Đa
- Cty CP Cơ khí Chè
- Cty CP xây lắp VTKT
- Cty CP Thái Bình Dương
Công ty con
- Cty CP Chè Nghĩa Lộ
- Cty CP Chè Trần Phú
- Cty CP Chè Liên Sơn
- Cty Chè Ba Đình(LB Nga)
- Cty CP Chè Long Phú
- Cty Chè Mộc Châu
- Cty Chè Sông Cầu
3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.1. Phòng tài chính- kế toán:
Chức năng: Là tham mưu giúp việc cho Hội Đồng Quản Trị, Tổng giám đốc về lĩnh vực tài chính, đầu tư tài chính, hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế đối với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của tổng công ty và các đơn vị trực thuộc công ty mẹ.
Nhiệm vụ chủ yếu: Quản lý và theo dõi hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty đầu tư tại các công ty thành viên, công ty liên kết và trên thị trường chứng khoán. Thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty mẹ, tổng hợp theo dõi tình hình hoạt động tài chính của các công ty con và công ty liên doanh liên kết.
Thẩm định về mặt tài chính và hiệu quả kinh tế đối với các dự án đầu tư, hợp đồng kinh tế, mua bán vay và cho vay theo sự phân cấp quản lý của Tổng công ty.
Tổng hợp xử lý và lưu giữ các tài liệu, số liệu về tài chính, kế toán theo đúng các chuẩn mực kế toán, luật kế toán và các quy định quản lý tài chính hiện hành. Thực hiện tác nghiệp về nghiệp vụ kế toán văn phòng của công ty mẹ. Tư vấn, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ kế toán- tài chính cho các đơn vị thành viên.
Chủ trì kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, thanh toán, giao nộp. Tình hình quản lý, sử dụng các loại tài sản vật tư, tiền vốn của tổng công ty kể cả vốn đưa vào liên doanh, liên kết, hợp tác.
Lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm của công ty mẹ và tổng hợp toàn bộ hoạt động tài chính của tổng hợp công ty mẹ - cong ty con.
Phối hợp với các phòng ban và hội đồng giá của Tổng công ty xây dựng kế hoạch giá mua, giá bán, giá tồn kho các loại vật tư, hàng hóa và tài sản của Công ty mẹ. Thực hiện nhiệm vụ khác do tổng giám đốc giao.
3.2.2. Phòng Kế hoạch - đầu tư:
Chức năng: Là tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc trong các lĩnh vực: Kế hoạch và các chiến lược trong sản xuất kinh doanh, đầu tư, hợp tác liên doanh, liên kết.
Nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh dài hạn, trung hạn, và hàng năm của công ty mẹ, chủ trì lập các dự án liên doanh liên kết về sản xuất kinh doanh chè và các dịch vụ khác của Tổng công ty.
Đánh giá phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của các đơn vị thành viên, tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và Tổng công ty. Kiểm tra, điều độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và các đơn vị trực thuộc.
Chủ trì cùng các phòng ban liên quan lập các dự án đầu tư, dự án hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. chủ trì, phối hợp với các phòng và các đơn vị của Tổng công ty xây dựng các định mức kinh phí kỹ thuật, theo dõi và giám sát thực hiện các định mức đó.
Thống kê, tổng hợp các thông tin liên quan đến sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Lập các báo cáo tổng hợp và báo cáo thống kê theo định kỳ để báo cáo Tỏng giám đốc và các cơ quan hữu quan. Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ liên quan đến chương trình hợp tác Liên Xô – Ba Lan; phối hợp các phòng kế toán tài chính đối chiếu và thu hồi công nợ chương trình hợp tác Liên Xô _ Ba Lan, các chương trình vay nợ và đầu tư ODA.
Phối hợp với các phòng và Hội đồng giá của Tổng công ty xây dựng kế hoạch giá mua, giá bán, giá tồn kho các loại vật tư, hàng hóa và tài sản của công ty mẹ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
3.2.3. Phòng kĩ thuật
Chức năng: là tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc về lĩnh vực kĩ thuật nông nghiệp, công nghiệp, thiết bị máy móc và xây dựng cơ bản.
Nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng và chỉ đạo, làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái chè và kỹ thuật sản xuất chế biến chèphù hợp với các điều kiện nguyên liệu và thiết bị hiện có đáp ứng yêu cầu của từng đơn vị và nhu cầu thị trường tiêu thụ chè. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ phối hợp các tổ chức khoa học kỹ thuật trong và ngoài ngành nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất của công ty. Tiến hành tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân kỹ thuật, đào tạo sát hạch tay nghề công nhân. Đồng thời phối hợp với các phòng liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.2.4. Phòng Kiểm tra chất lượng và sản phẩm
Chức năng: Làm tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc về kiểm tra chất lượng sản phẩm chè.
Nhiệm vụ chủ yếu: Kiểm tra chất lượng sản phẩm về các chỉ tiêu hóa lý, cảm quan chè nhập kho xuất kho. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về chất lượng chè nhập kho và chè tiêu thụ ra thị trường. Chỉ đạo kỹ thuật sàng, phân loại, tinh chế, đấu trộn chè. Phối hợp với phòng kinh doanh để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng chè nội tiêu và phát triển sản phẩm chè mới. phối hợp với phòng kỹ thuật công nghiệp chỉ đạo và tư vấn quy trình sản xuất của đơn vị khi phát hiện thấy sản phẩm có khuyết tật. đồng thời phối hợp với các phòng ban khác có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.2.5. Phòng tổ chức- pháp chế
Chức năng: Là tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc về các lĩnh vực: quản lý và tổ chức nhân sự; các chế độ chính sách đối với người lao động thuộc công ty mẹ; công tác dân quân tự vệ và nghĩa vụ quân sự; thi đua khen thưởng; thanh tra – pháp chế; giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến công ty mẹ.
Nhiệm vụ chủ yếu: Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ công nhân viên trong công ty mẹ, xây dựng các phương án quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Quản lý hồ sơ cán bộ, hồ sơ lao động của cán bộ công nhân viêncơ quan Tổng công ty và các đơn vị báo sổ. Thực hiện chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của nhà nước (lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn vệ sinh lao động).
Ngoài ra, phòng tiến hành tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng công ty. Tổ chức xây dựng chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty. Thực hiện việc thi chuyển ngạch, nâng bậc.
Thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật trong phạm vi của công ty mẹ. Soạn thảo hoặc thẩm định tính pháp lý của các nội quy quy chế của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về pháp lý và tư vấn đối với hoạt động của công ty mẹ. Tổ chức phát động , hướng dẫn phong trào thi đua theo dõi và tổng kết phong trào thi đua lao động sản xuất trong toàn Tổng công ty. Đồng thời phối hợp với các phòng liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.2.6. Văn phòng
Chức năng: Là tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc về công tác trong lĩnh vực văn phòng.
Nhiệm vụ chủ yếu: Đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các cơ sở vật chất mang tính chất văn phòng để lãnh đạo các phòng ban trong cơ quan công ty mẹ hoạt động bình thường. Thực hiện quản lý, tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ nhà cửa, trang thiết bị và tài sản của cơ quan văn phòng công ty mẹ.
Khối văn phòng Tổng công ty thực hiện quản lý, cập nhật và phát triển trang web của Tổng công ty, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của Tổng công ty trên internet. Tiến hành quản lý mạng LAN trong Tổng công ty, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị ngoại vi và máy tính của văn phòng Tổng công ty.
Làm công tác văn thư lưu trữ; đón tiếp và hướng dẫn khách đến làm việc tại Tổng công ty…
3.2.7. Các phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh số 1: Thực hiện xuất khẩu chè vào thị trường Iraq, Gordani, Lyban, Angeri và một số khách hàng tại các thị trường Trung đông; khai thác kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trên cơ sở các phương án kinh doanh có hiệu quả.
Phòng kinh doanh số 2: Thực hiễnuất khẩu chè vào thị trường: SNG, Đức, Pakistan, Thổ Nhĩ kỳ, Iran, Châu phi, Châu mỹ và các nước khác; khai thác kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trên cơ sở các phương án kinh doanh có hiệu quả.
Phòng kinh doanh số 3: Chịu trách nhiệm quản lý các loại bao bì, nhãn mác sản phẩm chè hiện có và nghiên cứu phát triển các loại sản phẩm chè của công ty mẹ. quản lý mã vạch sản phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp và chịu trách nhiệm đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm chè của Tổng công ty. Thực hiện kinh doanh chè và nông sản thực phẩm tại thị trường nội địa; tổ chức và thực hiện việc xúc tiến thương mại trong nước.
3.3 Các đơn vị thành viên và mối quan hệ giữa Tổng Công ty với các đơn vị thành viên
Tổng Công ty có các đơn vị thành viên là những DNNN hạch toán độc lập, những doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và những đơn vị sự nghiệp.
Quan hệ giữa Tổng Công ty và các đơn vị thành viên là quan hệ cấp trên, cấp dưới, cụ thể như sau:
v Với thành viên là DNNN hạch toán độc lập:
- Doanh nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng Công ty.
- HĐQT, Tổng giám đốc Tổng Công ty có các quyền đối với đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập như sau:
+ Uỷ quyền cho Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với Điều lệ doanh nghiệp đã được HĐQT Tổng Công ty phê chuẩn. Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước HĐQT, Tổng giám đốc, trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật giám đốc, phó giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp;
+ Phê duyệt kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm...
v Với thành viên là DNNN hạch toán phụ thuộc:
Có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng Công ty, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng Công ty. Tổng Công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh của đơn vị. Quyền hạn và nhiệm vụ của doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc được cụ thể hoá trong Điều lệ Tổ chức và hoạt động của đơn vị do HĐQT phê chuẩn.
v Với thành viên là các đơn vị sự nghiệp:
Thực hiện chế độ lấy thu bù chi, Quy chế Tổ chức và hoạt động của đơn vị do HĐQT phê chuẩn.
3.4 Xí nghiệp công nông nghiệp (XNCNN)
Bộ máy tổ chức trong các xí nghiệp công nông nghiệp gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng ban giúp việc. Hoạt động theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của xí nghiệp do HĐQT phê chuẩn.
Sau đây, em đi sâu vào phân tích tình hình quản lý ở khâu chế biến sản phẩm và khâu sản xuất nguyên liệu.
Bộ phận chế biến sản phẩm được tổ chức thành các nhà máy, xưởng chế biến. Xí nghiệp ban hành hệ thống định mức lao động, định mức vật tư kỹ thuật, định mức chi phí quản lý để thực hiện ở các nhà máy, xưởng chế biến. Trên cơ sở định mức, xí nghiệp khoán chi phí cho từng đầu tấn sản phẩm, có chế độ thưởng, phạt chất lượng sản phẩm, tiền lương sản phẩm được chi trả cho từng công đoạn như héo, vò, sàng phân loại…
- Trong nông nghiệp có các đội sản xuất nông nghiệp. Công nhân trong đội làm việc tập trung theo từng nhóm, tiền lương được trả cho cả nhóm theo kết quả làm việc từng công đoạn (làm cỏ, bón phân, thu hái…). Từ năm 1995, thực hiện Nghị định 01/CP của Chính phủ, vườn chè được giao cho người lao động (người nhận khoán) theo các nội dung chủ yếu sau:
+ Người nhận khoán hoàn trả giá trị vườn chè còn lại trên sổ sách kế toán trong thời hạn nhất định (10 năm);
+ Người nhận khoán phải trồng chè theo đúng quy trình kỹ thuật của đơn vị;
+ Người nhận khoán được hưởng toàn bộ kết quả lao động của mình trên mảnh đất nhận khoán và phải bán chè búp tươi thu được trên vườn chè nhận khoán cho đơn vị theo giá thoả thuận;
+ Thời gian nhận khoán tối đa là 50 năm, vườn chè được thừa kế nếu người nhận khoán qua đời;
+ Việc giao khoán được thực hiện bằng các hợp đồng kinh tế.
Đến nay, 90% vườn chè của Tổng Công ty đã được giao khoán theo Nghị định 01/CP, 10% không giao khoán được do thiếu lao động hoặc do vườn chè quá xấu, điều kiện sản xuất quá khó khăn nên không có người nhận.
Sau khi giao khoán, hình thức đội sản xuất vẫn còn nhưng bộ máy của đội sản xuất trước đây (đội trưởng, cán bộ kỹ thuật, thống kê kế toán) không còn nữa, chỉ có một đội trưởng kiêm nhiệm: vừa nhận vườn chè khoán vừa làm công tác dội trưởng.
- Từ năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 135/2005/NĐ-CP thay cho Nghị định 01/CP. Sự thay đổi chủ yếu của Nghị định 135/2005/NĐ-CP đối với các vườn chè đã giao khoán theo Nghị định 01/CP là:
+ Thời gian nhận khoán tối đa là 30 năm;
+ Nếu người nhận khoán qua đời, vườn chè không dược thừa kế mà xem xét thực tế để giao khoán lại;
+ Người ngoài địa phương không được nhận khoán vườn chè.
Nghị định mới đã ra đời để thay thế cho Nghị định cũ tuy nhiên sự thay đổi không nhiều. Trong khi đó việc phải ký lại (hoặc ký phụ kiện bổ sung) hàng nghìn hợp đồng kinh tế với các hộ dân do có sự thay đổi trong Nghị định mới sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề phức tạp. Vì vậy, tất cả các đơn vị trong Tổng Công ty chè Việt Nam đến nay chưa thực hiện được Nghị định 135/2005/NĐ-CP.
4. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh chè của TCT Chè VN một số năm gần đây
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
KH năm 2007
1
GT tổng sản lượng
Triệu đ
330.000
369.427
340.525
331.220
354.119
2
Doanh thu
Triệu đ
709.597
1.001.254
924.330
886.687
940.500
3
Kim ngạch XNK
1000USD
21.998
37.884
35.889
32.902
37.137
4
Lợi nhuận trước thuế
Triệu đ
42.645
8.429
3.387
3.333
4.700
5
Nộp ngân sách
Triệu đ
38.000
36.401
31.798
34.992
35.500
6
Lao động BQ
Người
4.860
3.850
3.260
3.021
2.100
7
Thu nhập bq đầu người
1000đ
650
700
730
790
820
Bảng 2.3: Nguyên liệu và sản phẩm sản xuất ra của TCT Chè VN một số năm gần đây
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
KH năm 2007
1
Nguyên liệu
Tấn
52.074
55.256
53.808
59.598
62.050
2
Chè búp tươi tự sản xuất
Tấn
39.273
41.531
43.140
45.117
44.905
3
Chè đen
Tấn
9.169
12.238
10.420
12.870
14.310
4
Chè xanh
Tấn
3.282
4.078
4.387
4.541
4.950
5
Chè nội tiêu
Tấn
472
417
405
317
370
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001 – 2005 và 2006 (Vinatea)
Nhìn chung sản lượng chè của TCT tăng đều qua các năm,
Về cơ cấu các mặt hàng chè sản xuất ra thì chè đen vẫn chiếm tỉ trọng lớn trên 60% và cũng là mặt hàng phổ biến của TCT.
Với những kết quả đã đạt được, có thể nhận thấy rằng sự phát triển không ngừng của tập thể Vinatea trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chè, trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển, đương đầu với khó khăn và thử thách bằng những thế mạnh và phát huy những cơ hội có được đã đạt được những thành thành quả to lớn, xứng đáng là đơn vị nòng cốt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Chè của cả nước.
5. Một số hoạt động QTNL tại Tổng công ty chè Việt Nam.
5.1 Tình hình lao động tại Tổng công ty
Hiện nay, TCT trực tiếp điều hành 26 cơ sở chế biến với tổng công suất 349 tấn/ngày và 3 trung tâm tinh chế và đấu trộn với tổng công suất 70-100 tấn/ca. Với 3021 lao động (5/2005) có trình độ kĩ sư cử nhân trở nên cộng với hàng nghìn những công nhân hằng ngày lao động sản xuất. Ngoài bộ phận lao động có trình độ trên, Tổng công ty chè Việt Nam còn một bộ phận rất lớn là lao động thủ công làm việc trên nông trường chè. Lao động là yếu tố quan trọng trong hoạt động SX-KD. Yếu tố lao động sẽ quyết định năng suất sản xuất của công ty. Yếu tố lao động gắn liền với năng lực sản xuất và chuyên môn nghiệp vụ góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Đến tháng 5/2005 toàn Tổng công ty có 3 021 lao động, trong đó có 440 lao động có trình độ. Cùng với tiến độ cổ phần hóa tại Tổng công ty chè Việt nam theo chủ trương của nhà nước, hiện nay, số lượng lao động ngày được tinh giảm để cơ cấu lại tổ chức Công ty theo mô hình cổ phần hóa nhằm phát huy tối đa vai trò của mô hình doanh nghiệp hiện đại phù hợp với môi trường kinh doanh trong thời đại mới.
Lực lượng lao động của công ty đa số đều dược đào tạo qua trường lớp, hàng năm được bồi dưỡng và đào tạo, dó đó có trình độ có kiến thức, tuy nhiên chủ yếu trưởng thành trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung nên còn thiếu năng động hạn chế khi hội nhập với thị trường quốc tế. Mặt khác lao động trong nông nghiệp chủ yếu là giao khoán mà khoán những 30- 50 năm, khi nghỉ hưu con cái được thừa kế, số thừa kế này doanh nghiệp không đưa vào biên chế, không ký hợp đồng lao động. Số thừa kế này chủ yếu được đào tạo qua thực tế và kinh nghiệm gia đình. Do vậy đây cũng là một vấn đề khó khăn về lao động mà doanh nghiệp cần giải quyết.
Bảng 2.4: Báo cáo lao động TCT Chè VN tính đến 31/06/2005
STT
Đơn vị
Tổng số
Chia ra
Trình độ
HS lương
Nam
Nữ
Tiến
Sĩ
Thạc
Sĩ
Kỹ sư
Cử nhân
BQ
1
Văn phòng TCT
98
56
42
5
3
63
4
2
XNCK Mai đình
21
19
2
0
0
4
2.75
3
CTTMDL Hồng trà
29
18
11
0
0
5
3.43
4
CT Thái bình dương
120
58
62
0
0
39
2.97
5
CTTMTH Nam sơn
103
74
29
0
1
60
2.8
6
CTTM Hương trà
28
13
15
0
0
22
3.2
7
CT chè Hải phòng
15
7
8
0
0
13
2.56
8
CT chè Sài gòn
107
63
44
0
0
25
3.33
9
CT chè Ba Đình
46
29
17
0
0
17
3.15
10
CT chè Việt Cường
3
2
1
1
0
2
3.27
11
CT chè Yên Bái
216
110
106
0
0
10
2.55
12
CT chè Thái nguyên
140
74
66
0
0
8
3.07
13
CT chè Bắc Sơn
162
105
57
0
0
16
1.45
14
CT chè Văn Tiên
103
59
44
0
0
14
2.63
15
XN Kim Anh
26
19
7
0
0
3
2.98
16
CT chè Mộc Châu
789
352
437
0
0
20
2.64
17
CT chè Sông Cầu
403
174
229
0
0
19
2.77
18
CT chè Long Phú
288
156
132
0
0
24
3.05
19
Viện ng/c chè
287
132
155
10
9
39
2.64
20
TTDD&ĐTBNNĐS
37
16
21
0
0
8
3.07
5.2 Quy chế trả lương cho cán bộ công nhân viên trong tổng công ty chè Việt Nam
Tiền lương mềm hàng tháng của CBCNV trong cơ quan được trả 1 lần vào ngày mồng 2 hàng tháng theo công thức sau:
T= (A x B)/22 x C x K
Trong đó:
A là hệ số tiền theo công việc của CBCNV
B là mức tiền lương tối thiểu do CQ TCT quy định theo từng quý
C là số ngày công thực tế đi làm trong tháng
K là hệ số được đánh giá theo tiêu chuẩn A, B, C
5.3 Đánh giá thực hiên công việc
Bảng tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành công việc (K) của cán bộ CNV
trong cơ quan Tổng Công ty Chè Việt Nam
1. Loại A Hệ số K = 1 Hoàn thành tốt công việc được giao. Chấp hành tốt nội quy, quy chế của Tổng Công ty.
2. Loại B Hệ số K = 0,8 Hoàn thành tốt công việc được giao, có đôi lần vi phạm quy chế làm việc ở mức độ nhẹ.
3. Loại C Hệ số K = 0,4 Hoàn thành công việc được giao nhưng hiệu quả không cao, đôi lần vi phạm quy chế làm việc.
4. Loại D Hệ số K = 0 Còn nhiều việc được giao nhưng không hoàn thành. Chấp hành quy chế làm việc chưa tốt.
Tiêu chuẩn A, B, C, D được tính theo từng quý.
Tiêu chuẩn cả năm được xét như sau:
4 quý A Xếp loại A cả năm
3 quý A + 1 quý B Xếp loại A cả năm giảm 20%
3 quý A + 1 quý C Xếp loại B cả năm
2 quý A + 2 quý B Xếp loại B cả năm
2 quý A + 1 quý B + 1 quý C Xếp loại B cả năm giảm 20%
2 quý A + 1 quý B + 1 quý D Xếp loại C cả năm
2 quý A + 2 quý D Xếp loại C cả năm giảm 20%
1 quý A + 1 quý B + 1 quý C + 1 quý D Xếp loại C cả năm
3 quý A + 1 quý D Xếp loại B cả năm giảm 20%
4 quý B Xếp loại C cả năm
3 quý B + 1 quý C Xếp loại C cả năm
Có từ 3 quý D trở lên Xếp loại D cả năm
Các trường hợp khác, hội đồng sẽ xem xét thực tế
5.4. Đào tạo
Căn cứ vào yêu cầu công việc cũng như dự kiến phát triển sản xuất kinh doanh trong tương lai, Ban lãnh đạo hoặc trưởng các đơn vị có tránh nhiệm xác định nhu cầu đào tạo của bộ phận mình vào PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐÀO TẠO và gửi tới Phòng Tổ chức Pháp chế. Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế thông báo cho các bộ phận liên quan về kế hoạch đào tạo và chịu trách nhiệm tổ chức các khóa đào tạo nội bộ hoặc làm các thủ tục cần thiết cho người được cử đi đào tạo bên ngoài. Tổng Giám đốc hoặc người được ủy quyền phê duyệt quyết định tổ chức hoặc cử người đi đào tạo.
Đào tạo nội bộ:
Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế lên lịch chi tiết cho khóa đào tạo nội bộ, trong lịch phải nói rõ: thời gian, địa điểm, thành phần học viên, giảng viên, trong trường hợp mời giáo viên bên ngoài đến đào tạo, Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế phải viết đề xuất trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Kết thúc khóa đào tạo, Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế căn cứ vào kết quả bài thi cuối khoá lập báo cáo tổng kết khóa học và trình Tổng Giám đốc làm căn cứ đánh giá.
Đào tạo bên ngoài
Các cán bộ công nhân viên được cử đi đào tạo bên ngoài phải làm cam kết với Tổng Công ty về thời gian phục vụ sau khóa học. Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế chịu trách nhiệm tạo điều kiện để người đi học hoàn thành khóa học. Kết thúc khóa học, học viên phải làm báo cáo tổng kết và trình kết quả học tập để Trưởng bộ phận và Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế làm căn cứ đánh giá. Toàn bộ hồ sơ liên quan đến các khóa đào tạo đều phải được lưu trữ đầy đủ tại Phòng Tổ chức Pháp chế và Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế có trách nhiệm quản lý lưu giữ các hồ sơ này. Trưởng các phòng ban, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động hàng năm báo cáo tổng kết trình độ năng lực của các nhân viên trong đơn vị mình.
5.5.Tuyển dụng
Khi có nhu cầu về tuyển dụng nhân sự các bộ phận lập yêu cầu tuyển dụng của đơn vị mình và nộp cho cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế xem xét sơ bộ và trình Tổng Giám đốc phê duyệt theo mẫu PHIẾU ĐỀ XUẤT TUYỂN DỤNG. Tổng Giám đốc xem xét và phê duyệt đề xuất tuyển dụng này. Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế căn cứ vào trách nhiệm xác định các tiêu chuẩn để tuyển dụng liên hệ với các đơn vị cung cấp nhân lực hoặc đăng tin tuyển dụng. Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế trực tiếp hoặc phối hợp với các bộ phận và tổ chức thi tuyển, phỏng vấn tuyển dụng.Kết qủa tuyển dụng phòng Tổ chức Pháp chế trình Tổng Giám đốc xem xét, phê duyệt. Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế thực hiện các thủ tục cần thiết để nhận người mới vào thử việc. Tùy theo trường hợp cụ thể, hết thời gian thử việc các Trưởng bộ phận có người mới phải gửi nhận xét về nhân viên mới theo biểu mẫu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỬ VIỆC cho Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế. Cán bộ phụ trách nhân sự của Phòng Tổ chức Pháp chế, căn cứ vào nhận xét của các bộ phận sẽ làm thủ tục tiếp nhận nhân viên mới (soạn thảo hợp đồng, bổ túc hồ sơ, ...) để trình Tổng Giám đốc duyệt.
6- Đánh giá về cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Chè Việt Nam trước khi cổ phần hoá.
6.1. Kết quả đạt được
Tổ chức của Tổng Công ty theo hình thức trực tuyến - chức năng. Mô hình tổ chức này đã hoạt động có hiệu quả trong thời gian dài khi nền kinh tế cũng hoạt động theo phương thức kế hoạch hóa tập trung, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban được xác định rõ ràng, không có hiện tượng chồng chéo. Mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, giữa các phòng ban được gắn kết hơn. Chế độ trách nhiệm cá nhân đó được đề cao. Tổng Công ty không còn là cơ quan quản lý như trước đây mà đã trực tiếp kinh doanh, nhiệm vụ quản lý ngành và nhiều nhiệm vụ mang tính chất xã hội đó được loại bỏ. Đây là một thay đổi quan trọng tạo nên sự năng động của Tổng Công ty, góp phần làm cho các hoạt động của Tổng Công ty gắn với thị trường hơn, các đơn vị thành viên không còn phải nộp phí quản lý để “nuôi” cơ quan Tổng Công ty như trước nữa.
6.2- Tồn tại
Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN thì mô hình tổ chức này đó bộc lộ nhiều tồn tại như:
- Cơ cấu của Tổng Công ty cũ nặng nề, nhiều đơn vị sự nghiệp không có liên quan đến sản xuất kinh doanh, nhiều việc làm mang tính xã hội như làm cầu, đường…ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của đơn vị.
- Doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính nhưng kế hoạch sản xuất và rất nhiều hoạt động phải trình Tổng Công ty quyết định. Điều đó hạn chế tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của doanh nghiệp dẫn đến ỷ lại, dựa dẫm vào cấp trên.
- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và Tổng Công ty được thực hiện qua hợp đồng kinh tế nhưng Tổng Công ty lại là cấp trên của doanh nghiệp, Vì vậy, khó có thể có sự bình đẳng giữa hai bên .
- Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc cũng ký nhận và cũng chịu trách nhiệm về vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Tổng Công ty đó làm cho trách nhiệm của hai chức vụ chủ chốt không rõ ràng dẫn đến sự đùn đẩy, hoặc dẫm chân lẫn nhau trong quá trình điều hành. Đây là nguyên nhânn quan trọng dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc ở nhiều Tổng Công ty. Ở Tổng Công ty Chè Việt Nam, điều đó không xảy ra nhưng khi quyền hạn và trách nhiệm bị chồng chéo lẫn nhau thì khó có thể hoạt động tốt được.
- Việc giao khoán vườn chè theo Nghị định 01/CP đó nâng cao được tinh thần trách nhiệm của lao động nhận khoán, khai thác được nguồn nhân lực, vốn, vật tư để đầu tư thâm canh vườn chè. Sau 10 năm thực hiện, năng suất vườn chè đó tăng gấp 2 -3 lần, đời sống cũng được ổn định. Nhưng khi hội nhập với kinh tế thế giới, cách giao khoán như trên đó phá vỡ mối liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến sản phẩm vốn có từ khi thành lập các xí nghiệp công nông nghiệp năm 1979. Trong cơ chế mới nhiều cơ sở chế biến chè được xây dựng ngay trong vựng nguyên liệu của các đơn vị. Những cơ sở này thường được đầu tư ít, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không bảo đảm an toàn lao động, không thực hiện chế độ đối với công nhân nên có điều kiện nâng giá để thu hút nguyên liệu. Điều khoản hai bên mua bán theo giá thoả thuận ghi trong hợp đồng giao khoán theo Nghị định 01/CP đó cho phép người nhận khoán được bán cho người trả giá cao nhất. Mối liên kết giữa khâu sản xuất nguyên liệu với chế biến sản phẩm đó bị phá vỡ, nguyên liệu chè búp tươi bị bán ra ngoài cho tư thương. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đó đầu tư ứng trước phân bón, thuốc trừ sâu cho người làm chè nhưng cũng chỉ nhận được chè búp tươi khi các cơ sở bên ngoài ngừng sản xuất. Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, công suất sử dụng thấp, giá thành sản phẩm cao, hiệu quả của sản xuất kinh doanh thấp, nhiều doanh nghiệp đó bị thua lỗ.
- Bộ máy quản lý của Tổng Công ty rất cồng kềnh, nặng nề làm tăng chi phí quản lý, giảm sự năng động trong chỉ đạo điều hành một yêu cầu rất quan trọng khi chuyển sang cơ chế thị trường.
Với bộ máy cồng kềnh nặng nề như vậy, với những tồn tại lớn về tổ chức và điều hành, Tổng Công ty không thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên thị trường khi Việt Nam đó bước vào hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trước tình hình đó, Chính phủ chủ trương phải sắp xếp lại tổ chức của Tổng Công ty theo hướng cổ phần hoá.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI TCT CHÈ VIỆT NAM
1. tình hình thực hiện sắp xếp đổi mới tct giai đoạn 1996-2006
Như ở chương hai đã giới thiệu sơ qua về quá trình hình thành và lịch sử phát triển của TCT Chè VN. Có thể tóm tắt lại quá trình đổi mới tại TCT qua một số mốc quan trong như sau:
- TCT Chè VN được thành lập năm 1996 trên cơ sở sắp xếp lại Liên hiệp các xí nghiệp Công – Nông nghiệp Chè Việt Nam.
Khi mới thành lập, TCT có 23 doanh nghiệp thành viên sản xuất chè và 6 đơn vị sự nghiệp (bao gồm: 01 Viện nghiên cứu chè; 01 Trung tâm điều dưỡng; 01 Trung tâm kiểm tra chất lượng chè và 03 bệnh viện).
Diện tích chè do TCT trực tiếp quản lý và tổ chức sản xuất là 6.490 ha, tổng công suất chế biến đạt 400 tấn búp tươi/ngày. Mỗi năm, TCT trực tiếp sản xuất được 20.000 tấn chè phục vụ cho xuất khẩu và nội tiêu. Sản lượng chè xuất khẩu hàng năm của TCT chiếm khoảng 30-40% tổng sản lượng chè xuất khẩu cả nước với khả năng xuất khẩu được 30.000 tấn chè thành phẩm/năm.
Đến năm 2005, sau 11 năm, công tác sắp xếp cơ cấu TCT như sau: 06 đơn vị liện doanh với nước ngoài; 11 đơn vị chuyển sang công ty cổ phần; 3 đơn vị chuyển sang công ty TNHH Nhà nước một thành viên; 07 đơn vị bàn giao về bộ và các tỉnh.
- Cuối năm 2005, TCT Chè VN chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con dựa theo Quyết định 203/2005/QĐ-TTg ngày 11/8/2005 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt đề án chuyển TCT Chè VN sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, và Quyết định 2374/QĐ-BNN/ĐMDN ngày 13/9/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển TCT Chè VN sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con.
Đến 31/12/2006, cơ cấu tổ chức của TCT Chè VN như hình ….
2. kế hoạch sắp xếp đổi mới tct năm 2007 và 2008
Theo Quyết định 102/2005/QĐ-TTg ngày 11/08/2005, Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 12/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 2374/QĐ-BNN/ĐMDN ngày 13/9/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì lộ trình thực hiện đổi mới của TCT trong năm 2007 và 2008 là:
Năm 2007:
CPH 3 Cty TNHH nhà nước 1 thành viên, TCT không giữ cổ phần chi phối”
Cty TNHH Nhà nước 1 thành viên Chè Sông Cầu;
Cty TNHH Nhà nước 1 thành viên Chè Mộc Châu;
Cty TNHH Nhà nước 1 thành viên Chè Long Phú;
Cty Chè Long Phú đã có quyết định tiến hành CPH, đã xác định xong giá trị doanh nghiệp trình Bộ quyết định để làm cơ sở xây dựng phương án CPH.
Giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu 2 đơn vị
Cty Chè Yên Bái
Xí nghiệp Chè Văn Tiên (đã giải thể xong)
Chuẩn bị cổ phần hóa Cty mẹ:
- CPH 2 đơn vị trực thuộc TCT (TCT không giữ cổ phần chi phối)
+ Cty Chè Việt Cường
+ Trung tâm PHCN&ĐTBNN Đồ Sơn
- Tiến hành một số công việc chuẩn bị để cổ phần hóa TCT- cty mẹ trong năm 2008 như: Xử lý tồn tại về tài chính, trong đó tồn tại lớn nhất là công nợ phải trả đầu tư các nhà máy chè từ nguồn ODA, công nợ phải thu hàng hợp tác Liên Xô – Ba Lan với các doanh nghiệp chè ở c._. gói thành phẩm chè Ô long , chè xanh nội tiêu: 300 tấn.
- Thu nhập bình quân của người lao động từ 1,2 tr đồng/ người/ tháng, lên 2,0 tr đồng/người/ tháng.
Công ty chè Sông Cầu- hạch toán phụ thuộc Tcty:
- Trồng thay thế chè già và trồng thêm 142 ha bằng giống chè LDP1, đưa diện tích chè của công ty 550 ha, năng suất lên: 10,0 tấn/ha. Quản lý chặt sản lượng chè búp tươi hàng năm khoảng 5.500 tấn.
- Liên kết, lồng gép các Dự án trong đó có Dự án của VINATEA ký với Bộ Lao động - TBXH ( từ 2007 – 2010 ) để tổ chức trồng mới chè vùng dân 100 ha, tập trung ở thị trấn Sông Cầu( 30 ha) và xã Khe Mo ( 70 ha ) bằng giống chè LDP1, đưa diện tích vùng dân từ 800 ha lên 900 ha. Phối hợp đầu tư thâm canh tăng năng suất bình quân từ 7,0 tấn/ha lên 9,0 tấn/ha. Sản lượng từ 5.600 tấn lên 8.100 tấn. Đảm bảo thực hiện tốt việc ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo Quyết định số 80/CP của Chính Phủ.
- Công nghiệp chế biến: Đầu tư 1 dây chuyền chế biến chè xanh theo công nghệ Nhật Bản, nâng cấp 1 dây chuyền chế biến chè đen hiện có, nâng cấp 2 xưởng chế biến chè xanh .
- Sản lượng sản phảm đạt: 3.000tấn. Trong đó 50% chè đen = 1.500 tấn, 50% chè xanh= 1.500 tấn ( có 700 tấn chè Sencha để tinh chế đóng gói nhỏ xuất kẩu sang Nhật Bản).
- Chuyển đến XN tinh chế Kim Anh (100%) để tinh chế, đóng bao, đóng gói nhỏ xuất khẩu và nội tiêu.
- Thu nhập bình quân của người lao động từ 0,7 tr đồng/ người/ tháng, lên 1,2 tr đồng/người/tháng.
Công ty chè Việt Cường- hạch toán phụ thuộc Tcty:
- Trồng thay thế chè già (50ha) và trồng thêm ( 50 ha) bằng giống chè LDP1, đưa diện tích chè của công ty lên 380 ha, năng suất từ 6,7 tấn/ha, lên 10,0 tấn/ha. Sản lượng chè búp tươi tự sx đạt 3.800 tấn/ năm.
- Liên kết, lồng gép các Dự án trong đó có Dự án của VINATEA ký với Bộ Lao động – TBXH ( từ 2007- 2010) để tổ chức trồng mới chè vùng dân 130 ha, tập trung ở xã Vân Hội( 60 ha) và xã Việt Cường ( 70 ha ) bằng giống chè LDP1, đưa diện tích vùng dân từ 350 ha lên 500 ha. Phối hợp đầu tư thâm canh tăng năng suất bình quân từ 4,5 tấn/ha lên 9 tấn/ha. Sản lượng từ 1.570 tấn lên 4.500 tấn. Đảm bảo thực hiện tốt việc ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo Quyết định số 80/CP của Chính Phủ.
- Sản lượng chè búp tươi toàn công ty đạt : 8.300 tấn/ năm
- Công nghiệp chế biến: Đầu tư nâng cấp nhà máy chế biến chè đen, mở rộng quy mô và nâng cấp 2 xưởng chế biến chè xanh .
- Sản lượng sản phảm: 1.800 tấn. Trong đó 50% chè đen= 900 tấn, 50% chè xanh= 900 tấn
- Chuyển đến XN tinh chế Kim Anh (100%) để tinh chế, đóng bao, đóng gói nhỏ xuất khẩu.
- Thu nhập bình quân của người lao động từ 0,7 tr đồng/ người/ tháng lên 1,2 tr đồng/ người/ tháng.
4.2.1.2- Hệ thống tinh chế, đấu trộn, đóng gói, tổng kho:
Xí nghiệp tinh chế chè Kim Anh - hạch toán báo sổ của Tcty:
- Tổng kho, giao nhận, bảo quản, dự trữ chiến lược chè.
- Tiếp nhận toàn bộ chè đen, chè xanh được sản xuất tại Mộc Châu, Sông Cầu, Việt Cường: 9.500 tấn/ năm để tinh chế, đóng gói nhỏ dưới 3kg xuất khẩu 7.500 tấn. Nội tiêu: 2.000 tấn, được đóng gói, hộp nhỏ: 50, 100, 200, 500 gram - Tiếp nhận chè khô thu gom từ các doanh nghiệp khác để tinh chế, đấu trộn, đóng bao xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu: 3.000 tấn/ năm
Xưởng tinh chế chè Cổ Loa ( Hà Nội ) –hạch toán báo sổ của Tcty:
- Tiếp nhận chè Tổng công ty thu gom ở các doanh nghiệp khác.
- Mở rộng nhà xưởng, đầu tư thiết bị sàng phân loại, tách tạp chất.
- Đóng bao chè xuất khẩu ( dưới dạng nguyên liệu ): 2.000 tấn/ năm
Chi nhánh Tcty tại Hải Phòng- hạch toán báo sổ của Tcty:
- Tiếp nhận chè của Tổng công ty thu mua từ các doanh nghiệp khác.
- Tổ chức tinh chế, đóng bao chè xuát khẩu dưới dạng thô: 4.000 tấn/ năm
- Tổng kho hàng nhập khẩu.
- Làm các thủ tục xuất – nhập khẩu.
- Kinh doanh dịch vụ thương mại khác.
Công ty chè Sài Gòn- hạch toán báo sổ của Tcty:
- Thu mua chè khô từ các doanh nghiệp khác, tinh chế, đấu trộn để xuất khẩu chè thô: 5.700 tấn/ năm.
4.2. 1.3- Hệ thống tổ chức kinh doanh hàng hoá:
Các phòng Kinh doanh:
- Phòng Kinh doanh số1: Xuất khẩu chè và kinh doanh hàng nhập khẩu.
- Phòng Kinh doanh số2: Xuất khẩu chè và kinh doanh hàng nhập khẩu.
- Phòng Kinh doanh số3: Kinh doanh chè nội tiêu khu vực Miền Bắc.
- Phòng Kinh doanh số4: Kinh doanh chè nội tiêu khu vực Miền Trung.
- Phòng Kinh doanh số5: Kinh doanh tổng hợp.
Công ty TM & Du lịch Hồng Trà - hạch toán phụ thuộc Tcty:
- Xuất khẩu chè.
- Kinh doanh du lịch.
- Kinh doanh tổng hợp.
Công ty TM Nam Sơn:hạch toán phụ thuộc Tcty:
- Kinh doanh hàng nhập khẩu.
- Kinh doanh tổng hợp.
Công ty TM Hương Trà- hạch toán phụ thuộc Tcty:
- Xuất khẩu chè.
- Kinh doanh tổng hợp.
Công ty chè Sài Gòn – hạch toán phụ thuộc Tcty:
- Thu gom chè tại các tỉnh phía Nam để xuất khẩu dưới dạng thô.
- Kinh doanh tổng hợp.
- Kinh doanh chè nội tiêu khu vực Miền Nam.
Công ty Ba Đình ( tại LB Nga) - hạch toánphụ thuộc Tcty.
- Thiết lập các kênh phân phối chè đóng gói nhỏ của Vinatea tại Nga và các nước SNG.
- Đại diện của VINATEA tại Nga và SNG để bán chè nguyên liệu cho các doanh nghiệp đống gói của Nga và SNG.
- Lo nguồn hàng nhập khẩu từ Nga và SNG cho Tổng công ty
4.2. 1.4- Hệ thống kinh doanh dịch vụ và tài chính:
Tham gia quản lý và hưởng cổ tức tại các doanh nghiệp cổ phần, liên doanh:
- Công ty cổ phần chè Trần Phú- Công ty con ( 51% VĐL)
- Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ - Công ty con ( 51% VĐL)
- Công ty cổ phần chè Liên Sơn - Công ty con ( 51% VĐL)
- Công ty cổ phần chè Kim Anh - Công ty liên kết ( 30% VĐL )
- Công ty cổ phần chè Quân Chu - Công ty liên kết (12% VĐL)
- Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh - Công ty liên kết (17,4% VĐL)
- Công ty cổ phần Cơ khí chè - Công ty liên kết ( 15% VĐL)
- Công ty cổ phần chè Thái Nguyên- Công ty liên kết ( 17,2% VĐL)
- Công ty cổ phần chè Bắc Sơn- Công ty liên kết ( 44,3% VĐL)
- Công tyTNHH 2 TVkhách sạn Indochine-Côngtyliênkết (có30% VĐL )
- Công ty TNHH 2 TV chè Phú Đa – Công ty liên kết ( có 45% VĐL)
- Công ty CP Điều dưỡng-du lịch Đồ Sơn- Công ty liên kết( Dự kiến 30 % VĐL)
- Công ty cổ phần Long Phú- Công ty liên kết ( 35% VĐL)
- Đầu tư xây nhà cho thuê văn phòng, kho tàng tại Hà Nội, Hải Phòng & TP Hồ Chí Minh
Đầu tư, kinh doanh khác:
- Đầu tư tài chính tại Ngân hàng Eximbank
- Đầu tư tài chính tại Công ty chứng khoán Biển Việt.
- Bán 100% cổ phần tại Công ty CP Xây lắp VTKT và Thái Bình Dương.
Nhu cầu vốn đầu tư: 200.000 trđ
- Đầu tư trồng chè giống mới của Tổng công ty: 400 ha x 60 trđ/ha= 24.000 trđ
- Liên kết đầu tư nguyên liệu vùng dân:680 ha x 10 tr đ/ha= 6.800 trđ
- Đầu tư thâm canh chè của Tổng công ty: 1.310 ha x 10 trđ/ha= 13.100 trđ
- Đầu tư thâm canh chè vùng dân: 2.685 ha x 5 trđ/ha= 13.425 trđ
- Đầu tư xây dựng nhà máy mới: 5 nhà máy x 3.000 trđ = 15.000 trđ
- Đầu tư cải tạo nhà máy cũ: 6 nhà máy x 500 trđ = 3.000 trđ
- Đầu tư hệ thống đóng gói nhỏ: 5.000 trđ
- Đầu tư xây dựng thương hiệu:20.000 trđ
- Vốn lưu động: 100.000 trđ
4.2.2 Mô hình tổ chức quản lý mới của Tổng công ty:
4.2.2.1. TCT Cổ phần Chè VN bao gồm các thành phần sau:
- Văn phòng Tổng Công ty
- Công ty TM&DL Hồng Trà
- Công ty chè Sài Gòn
- Công ty KDTMTH Nam Sơn
- Công ty Thương mại Hương Trà
- Chi nhánh XNK chè Hải Phòng.
- Công ty chè Việt Cường
- Công ty chè Mộc Châu
- Công ty chè Sông Cầu
4.2.2.2- Bộ máy quản lý
- Hội đồng quản trị: Gồm 05 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu theo tiêu chuẩn quy định chung và Điều lệ Tổng Công ty, là cơ quan quản lý cao nhất của Tổng Công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông.
- Ban Kiểm soát: gồm 03 thành viên do Đại hội cổ đông bầu theo tiêu chuẩn, quy định chung và theo Điều lệ Tổng Công ty.
Chủ tịch HĐQT và Trưởng Ban Kiểm soát làm theo chế độ chuyên trách, các uỷ viên khác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
4.2.2.3- Bộ máy điều hành:
- Tổng Giám đốc: Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê trên cơ sở tiêu chuẩn quy định tại Điều lệ Tổng Công ty cổ phần, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty nhằm thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Nghị quyết của Hội đồng quản trị.
- Giúp việc cho Tổng Giám đốc có 04 Phó Tổng Giám đốc.
Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất
Phó Tổng giám đốc phụ trách xuất- nhập khẩu
Phó Tổng giám đốc phụ trách nội chính
Phó Tổng giám đốc đặc trách vùng chè trọng điểm.
- Có 5 phòng chức năng:
+ Phòng Tổ Chức - Hành Chính.
+ Phòng Kế toán -Tài chính.
+ Phòng Kế hoạch - Tổng Hợp.
+ Phòng Quản lý sản xuất.
+ Phòng KCS
- Có 5 phòng Kinh doanh:
- Phòng Kinh doanh số1: Xuất khẩu chè và kinh doanh hàng nhập khẩu.
- Phòng Kinh doanh số2: Xuất khẩu chè và kinh doanh hàng nhập khẩu.
- Phòng Kinh doanh số3: Kinh doanh chè nội tiêu khu vực Miền Bắc.
- Phòng Kinh doanh số4: Kinh doanh chè nội tiêu khu vực Miền Trung.
- Phòng Kinh doanh số5: Kinh doanh tổng hợp.
4.2.2.4- Các tổ chức sản xuất - kinh doanh trực thuộc:
- Công ty chè Mộc Châu- Trồng và chế biến chè
- Công ty chè Sông Cầu - Trồng và chế biến chè
- Công ty chè Việt Cường - Trồng và chế biến chè
- Công ty TM&DL Hồng Trà- Kinh doanh thương mại & du lịch.
- Công ty chè Ba Đình - Kinh donh chè tại LB Nga.
- Công ty TM Hương Trà- Kinh doanh thương mại- Du lịch.
- Công ty KDTMTH Nam Sơn - Kinh doanh kinh doanh thương mại
- Chi nhánh XNK chè Sài Gòn - Kinh doanh thương mại và tinh chế chè
- Chi nhánh XNK chè Hải Phòng - Giao nhận và tinh chế, đóng bao chè
- Xí nghiệp tinh chế chè Kim Anh - Giao nhận, tinh chế, đóng gói chè
- Xí nghiệp cơ khí Mai Đình - Sản xuất, kinhdoanh thiết bị chế biến chè
4.2.2.5- Tình hình sắp xếp lại lao động tại thời điểm chuyển sang cổ phần:
Đổi mới lại cơ cấu tổ chức theo xu hướng hiện đại hóa, chuyên môn hóa sâu và theo xu hướng chung của thế giới không tránh khỏi tình trạng tinh giảm biên chế. Và tất yếu là xảy ra tình trạng dôi dư lao động khi chuyển sang mô hình TCT Cổ Phần Chè Việt Nam.
Bảng 3.3: Lao động tại thời điểm chuyển sang cổ phần:
TT
Bộ phận
LĐ hiện có
Nhu cầu sử dụng
Dự kiến dôi dư
Ghi chú
1
Văn phòng TCTy
93
73
20
2
XN Kim Anh
29
24
5
3
XN Mai Đình
21
19
2
4
Công ty Hồng Trà
57
47
10
5
Công ty Hương Trà
16
14
2
6
Công ty Nam Sơn
24
19
5
7
CN chè Hải Phòng
28
16
2
8
Công ty chè Sài Gòn
34
30
4
9
Công ty chè Việt Cường
211
201
10
10
Công ty chè Mộc Châu
704
679
25
11
Công ty chè Sông Cầu
405
380
25
Cộng
1.622
1.512
110
Như vậy, sau khi cơ cấu lại TCT để chuyển thành TCT cổ phần Chè Việt Nam với 3 đơn vị sản xuất chè chủ lực là Công ty chè Mộc Châu, Sông Cầu và Việt Cường thì số lao động toàn TCT dôi dư ra là 110 người. Do đó, cần có cơ chế chính sách giải quyết ổn thỏa với số lao động dôi dư trên trong quá trình cơ cấu lại TCT. Theo hướng thiết kế lại cơ cấu tổ chức theo mô hình TCT CP Chè Việt Nam trên, nhằm mục tiêu phát huy tối đa và phối hợp hiệu quả giữa các phòng ban và quan trọng là sự sáp nhập 3 đơn vị sản xuất chè có vườn chè trực tiếp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liên kết sản xuất chế biến chè an toàn nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng Chè của TCT trên thị trường, xứng đáng vị trí then chốt của cả nước trong xuất khẩu chè.
4.3 Đánh giá
4.3.1 Những thay đổi chủ yếu trong tổ chức quản lý theo mô hình mới
Tổ chức quản lý ở công ty mẹ và mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết được thể hiện trong Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Chè Việt Nam ban hành theo Quyết định số 2591QĐ/BNN-ĐMDN ngày 7/9/2006 của Bộ NN-PTNT.
Những thay đổi chủ yếu trong tổ chức quản lý theo mô hình mới là:
- Chuyển từ mối quan hệ hành chính cấp trên - cấp dưới sang mối quan hệ đầu tư tài chính, phát huy cao độ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính chủ động trong sản xuất - kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết. Công ty mẹ không được can thiệp vào hoạt động của các công ty con bằng mệnh lệnh hành chính. Mối quan hệ thương mại được thực hiện qua hợp đồng kinh tế, trong đó hai bên hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật.
- Công ty mẹ được chủ động sử dụng vốn và tài sản Nhà nước giao; được tự chủ kinh doanh; được chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh; như vậy là tính chủ động, tự chủ trong kinh doanh được đề cao đồng thời với đề cao trách nhiệm phải sử dụng có hiệu quả, phải bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao.
- Chủ tịch HĐQT thay mặt HĐQT ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước đầu tư cho Công ty mẹ. Việc Tổng giám đốc cùng ký với HĐQT đã bị bãi bỏ. Sự thay đổi này đã làm rõ hơn và càng nặng nề hơn trách nhiệm của HĐQT.
- HĐQT có quyền tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương của Tổng giám đốc sau khi được sự chấp thuận của đại diện chủ sở hữu.
- Quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con là công ty cổ phần, công ty liên kết, công ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông tại công ty con, công ty liên kết theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
4.3.2 Kết quả đạt được
Tổng công ty Chè Việt Nam được đánh giá là một đơn vị có tiến độ cổ phần hoá nhanh và thực hiện nghiêm túc lộ trình theo quy định của Bộ NN-PTNT. Tất cả các công ty thành viên của Tổng công ty khi chuyển sang cổ phần đều đã hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, tài chính của công ty đã được sử lý trong sạch, lành mạnh, bộ máy quản lý được sắp xếp gọn nhẹ. Các đơn vị đều được chủ động linh hoạt hơn trong sản xuất kinh doanh, quyền làm chủ của người lao động được phát huy. sản xuất bước đầu đã gắn với thị trường. Một số đơn vị trước khi cổ phần hoá gặp nhiều khó khăn nay đã vươn lên hoạt động có hiệu quả, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao rõ rệt như: Công ty cổ phần chè Liên Sơn (Yên Bái), Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh. Nhìn chung, cổ phần hoá đã đem lại sức sống mới cho các doanh nghiệp.
4.3.3 Tồn tại
Phương thức quản lý ở các công ty cổ phần còn mang nặng dấu ấn của thời kỳ bao cấp nên việc điều hành doanh nghiệp còn chậm được đổi mới. Các doanh nghiệp cổ phần của ngành chè quy mô nhỏ, vốn ít (vốn điều lệ chỉ khoảng 1 -2 tỷ đồng) lại ở vùng sâu, vùng xa nên khả năng cạnh tranh để tìm thị trường, xây dựng thương hiệu gặp nhiều khó khăn.
- Mối liên kết giữa Tổng Công ty với các công ty con, công ty liên kết chưa chặt chẽ. Công ty mẹ chưa xây dựng được chiến lược phát triển chung để phối hợp hành động, để phát huy thế mạnh của mỗi đơn vị, để sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trong khi số vốn đầu tư ra ngoài hiện lớn gấp ba lần số vốn công ty mẹ trực tiếp quản lý. Các đại diện phần vốn của Tổng Công ty ở các công ty con, công ty liên kết hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy được vai trò của công ty mẹ, chưa hỗ trợ được cho doanh nghiệp.
- Sau khi thành lập, trên cơ sở chè là ngành sản xuất chính, Tổng Công ty đã xây dựng được một số ngành như xây dựng, cơ khí chế tạo để hỗ trợ cho sự phát triển chè. Tuy nhiên các đơn vị này đều đã được cổ phần hoá, Tổng Công ty không giữ cổ phần chi phối nên đến nay chỉ còn lại sản xuất chè, từ kinh doanh đa ngành đã trở lại thành kinh doanh đơn ngành.
- Các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp như thông tin thương mại, đào tạo …chưa theo kịp tiến trình đổi mới nên các công ty cổ phần cẩm thấy bị hẫng hụt trong thời gian đầu.
- Về chính sách: Cổ phần hoá là một hình thức mới ở nước ta trong quá trình thực hiện, Nhà nước ta đã phải nhiều lần điều chỉnh chính sách. 04 Nghị định của Chính phủ được ban hành làm căn cứ pháp lý cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp: Nghị định số 44-1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần; Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần; Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần; nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần. Về chế độ đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại khi tiến hành cổ phần hoá: Thời gian đầu, người lao động thực hiện theo Bộ luật Lao động; Năm 2002, thực hiện theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước; năm 2007, thực hiện theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty Nhà nước. Do có nhiều sự thay đổi về chế độ chính sách nên các doanh nghiệp của Tổng Công ty tuỳ theo thời điểm được tiến hành khác nhau, có những sự ưu đãi khác nhau, có phương pháp tính giá trị tài sản khác nhau nên không tạo ra được sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Tổng công ty đang cùng các doanh nghiệp cổ phần tích cực tìm biện pháp khắc phục các tồn tại trên.
Qua phân tích, chúng ta thấy Tổng công ty Chè Việt Nam đã thực hiện đầy đủ và đúng tất cả các quyết định về cổ phần hoá của Thủ tướng Chính phủ, nhưng kết quả của việc thực hiện đúng các quyết định đó đã không làm Tổng công ty Chè Việt Nam mạnh lên. Ngược lại, năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần chè Việt Nam sẽ bị yếu đi, sẽ rất khó để duy trì sự tồn tại như hiện nay chứ không thể nói đến sự phát triển ổn định và bền vững trong tương lai, mục đích của cổ phần hoá ở Tổng công ty đã không đạt được. Để giải quyết tồn tại này, cần điều chỉnh lại cơ cấu của công ty mẹ.
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
1. Kiến nghị và giải pháp
Từ sự phân tích trên, để Tổng Công ty Chè Việt Nam có thể phát triển bền vững sau cổ phần hoá, làm chủ lực cho ngành chè Việt Nam hội nhập có hiệu quả trong khu vực và trên thế giới, em có một số kiến nghị sau:
- Ngay sau cổ phần hoá, cần tích cực tuyên truyền phổ biến Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty, để người lao động hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công ty cổ phần. Vận động công nhân lao động không bán cổ phần của mình để đảm bảo quyền lợi lâu dài trong công ty. Phòng Tổ chức pháp chế hoặc Công đoàn đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản, cho phù hợp với Luật doanh nghiệp, Luật công đoàn và Luật lao động, xem xét ký Thoả ước lao động tập thể, hướng dẫn người lao động giao kết HĐLĐ cho phù hợp với Luật lao động và Luật doanh nghiệp. Đồng thời đề xuất các hình thức, biện pháp, đối tượng để đào tạo lại, đào tạo mới, nâng cao trình độ nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh.Lãnh đạo Tổng Công ty cần tổ chức quán triệt từ các cấp bộ Đảng đến toàn thể cán bộ công nhân viên và các tổ chức quần chúng. Đặc biệt, cần phải tạo ra sự đồng thuận cao đối với tập thể cán bộ công nhân viên những đơn vị chuyển từ hạch toán độc lập sang hạch toán phụ thuộc, chuyển từ cổ phần hoá riêng rẽ sang cổ phần hoá chung với Tổng Công ty. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra được một động lực mới cho Tổng Công ty Chè Việt Nam hoạt động sau cổ phần hoá.
- Trong cơ cấu tổ chức mới, do có những đơn vị lớn với hàng nghìn công nhân lại ở cách xa văn phòng Tổng Công ty hàng trăm cây số nên Tổng Công ty cần phải xây dựng một quy chế hoạt động cho phù hợp. Trong đó, cần chú ý phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc, tránh tư tưởng chờ đợi, dựa dẫm, ỷ lại vào Tổng Công ty.
- Xây dựng một chiến lược phát triển chung cho cả công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Tổng Công ty, khai thác được khả năng tiềm tàng, thế mạnh của mỗi đơn vị nhằm đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của cả tổ hợp và lợi ích của từng thành viên. Xây dựng chiến lược về thị trường bền vững, thiết lập hệ thống kênh phân phối hợp lý, khoa học trong nước và tại các nước nhập khẩu chè của Vinatea, trong đó chú trọng ổn định các thị trường lớn ( Nga, Đức, Pakítan…) bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp có hệ thống phân phối hoàn chỉnh, thiết lập kênh phân phối mới và khai thác thêm các thị trường mới. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu Vinatea trên thị trường trong và ngoài nước. Thường xuyên nghiên cứu thị hiếu của khách hàng để sản xuất các sản phẩm phù hợp. Tăng nhanh tỷ lệ xuất khẩu chè thành phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Phát triển kinh doanh đa ngành trong đó sản xuất chè là ngành chính. Để hỗ trợ cho phát triển chè, chú trọng những ngành là thế mạnh của Tổng Công ty về môi trường sinh thái, đất đai, lao động.
- Tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại bộ máy cơ quan văn phòng Tổng công ty theo hướng tinh giản hơn, hiệu quả hơn. Xây dựng chế độ tiền lương hợp lý, trả lương theo kết quả đóng góp của người lao động, có cơ chế thu hút người tài về tham gia xây dựng và phát triển tổng công ty. Tinh giảm lao động gián tiếp trong cơ quan, triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO ở cơ quan Tổng Công ty, bảo đảm cho công việc không bị chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý và giảm chi phí trong giá thành.
- Tại thời điểm chuyển sang cổ phần hóa, lao động hiện có là 1622 người trong khi nhu cầu sử dụng là 1512 người, như vậy lao động dôi dư của Tổng công ty là 110 người. Do đó Tổng công ty cần có chính sách hợp lý và thỏa đáng cho lượng lao động này.
- Xây dựng đội chuyên gia kỹ thuật mạnh, đủ khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ hiện đại của thế giới trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt , chế biến chè, phân phối, quản lý. Trên cơ sở đó, Tổng công ty sẽ hình thành một bộ phận dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho toàn ngành chè về giống, canh tác, chế biến, cơ khí, quản lý, đầu tư.
- Sắp xếp lại các công ty thương mại hạch toán phụ thuộc mà thực chất hoạt động như các phòng kinh doanh theo hướng chuyển thành các phòng kinh doanh để giảm bớt lao động gián tiếp. Đồng thời, tạo thêm việc làm để giải quyết lao động dôi dư, nhất là đối với số lao động trẻ đã qua đào tạo được Tổng Công ty tiếp nhận trong những năm gần đây.
- Hình thức trực tuyến chức năng thực hiện ở Tổng Công ty trong thời gian qua đã phù hợp với thực tế, phát huy được hiệu quả, cần tiếp tục củng cố hoàn thiện trong thời gian tới.
Ngoài ra, để giải quyết tồn tại lớn trong tiến trình cổ phần hoá đã trình bày ở trên, em xin đề nghị điều chỉnh lại cơ cấu của công ty mẹ để khi cổ phần hoá công ty mẹ không chỉ có các bộ phận kinh doanh mà phải có cả các vườn chè, các nhà máy chế biến có quy mô đủ lớn. Để có được mô hình như vậy, không thể tiến hành cổ phần hoá riêng lẻ ba doanh nghiệp sản xuất chế biến chè hiện có là các công ty chè Mộc Châu, Sông Cầu, Việt Cường (công ty chè Long Phú về cơ bản đã hoàn thành tiến độ cổ phần hoá, đang chuẩn bị Đại hội đồng cổ đông) mà đưa vào công ty mẹ ba đơn vị sản xuất chế biến chè nói trên chuyển thành các đơn vị hạch toán phụ thuộc, sau đó sẽ cổ phần hoá toàn Tổng công ty.
Đây là ba đơn vị sản xuất lớn có vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến nằm trên các vùng chè trọng điểm thuộc ba tỉnh Sơn La, Yên Bái , Thái Nguyên với diện tích vườn chè 1.100 ha, năng suất đạt 15 tấn búp tươi/ha (cao nhất cả nước) và 09 dây chuyền hiện đại sản xuất các sản phẩm chè đen và chè xanh. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cho phép xây dựng các vùng nguyên liệu có hương vị đặc trưng. làm cơ sở để Tổng công ty sản xuất các loại chè đặc biệt có giá trị gia tăng cao, nâng cao được vị thế và uy tín thương hiệu VINATEA trên thị trường thế giới và trong nước, từ đó làm “đầu kéo” dẫn dắt các doanh nghiệp trong toàn ngành chè phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh thắng lợi trên thương trường.
Với cơ cấu này, Tổng công ty cổ phần Chè Việt Nam - Công ty mẹ, bao gồm:
a) Văn phòng Công ty mẹ.
b) Các đơn vị trực thuộc:
- Công ty chè Sông Cầu ;
- Công ty chè Mộc Châu;
- Công ty chè Việt Cường;
- Công ty Chè Sài Gòn;
- Công ty Thương mại và Du lịch Hồng Trà;
- Kho Kim Anh
- Chi nhánh Chè Hải Phòng;
Việc điều chỉnh này cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ về tổ chức các Tổng công ty - Công ty mẹ:
“Văn phòng, cơ quan quản lý của Tổng công ty, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp cùng với một hoặc một số công ty thành viên hạch toán độc lập có vị trí then chốt trong Tổng công ty hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty được tổ chức lại thành công ty mẹ”
(Điểm a, mục 1, điều 37 Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ).
Như vậy cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Chè Việt Nam có sơ đồ như sau:
SƠ ĐỒ 4.1: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ VIỆT NAM THEO KIẾN NGHỊ
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Cty
chè Mộc Châu
Cty
chè Việt Cườngng
Cty
chè Sông Cầu
Kho
Kim
Anh
Cty TM&DL Hồng Trà
Chi nhánh chè Hải Phòng
Cty
chè Sài Gòn
P.
Kỹ thuật
P. Kế toán tài chính
P.
Kế hoạch đầu tư
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY MẸ
P.
KCS
P.
Kinh doanh
1,2,3,4…
Văn phòng
P. Tổ chức pháp chế
CÔNG TY CON
- Cty CP chè Nghĩa Lộ
- Cty CP chè Trần Phú
- Cty CP chè Liên Sơn
- Cty chè Ba Đình (LB Nga)
CÔNG TY LIÊN KẾT
- Cty CP chè Kim Anh- Cty CP chè Hà Tĩnh
- Cty CP chè Quân Chu- Cty CP Cơ khí chè
- Cty CP chè Thái Nguyên- Cty CP Thái Bình Dương
- Cty CP chè Long Phú- Cty CK Biển Việt
- Cty CP chè Bắc Sơn- Cty CP Long Phú
- Cty LD chè Phú Đa- Cty LD KS Indochine
- Cty CP Xây lắp VTKT
- Cty CP Khách sạn Đồ Sơn
Với cơ cấu này, công ty mẹ không chỉ làm nhiệm vụ thương mại mà còn trực tiếp sản xuất nguyên liệu, chế biến sản phẩm, sản xuất và thương mại được gắn kết với nhau. Việc điều chỉnh này tuy chưa nhiều, quy mô của công ty mẹ tuy chưa đủ lớn nhưng đây là giải pháp cần thiết để cổ phần hoá Tổng công ty.
Việc điều chỉnh cơ cấu này sẽ cho phép Tổng công ty cổ phần chè Việt Nam chủ động hơn trong hoạt động xúc tiến thương mại, trong xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược khách hàng.
Việc điều chỉnh cơ cấu này còn cho phép công ty mẹ đưa những giống mới, có chất lượng cao như Kim Tuyên, Ngọc Thuý, Bát Tiên... vào sản xuất để thay đổi cơ cấu giống chè. Từ những nguyên liệu mới có chất lượng cao này, Tổng công ty có thể sản xuất được các sản phẩm chè có đặc trưng riêng, có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần các sản phẩm thông thường. Hiện nay, sản phẩm chè xanh Vân Sơn của Tổng công ty đã được bán với giá 690.000 đồng/kg nhưng với số lượng nhỏ (50 tấn/năm). Với 1.100 ha chè chất lượng cao, Tổng công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất chè Vân Sơn, đồng thời nghiên cứu sản xuất thêm các mặt hàng cao cấp khác để phục vụ cho các thị trường trọng điểm ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Á.
Việc điều chỉnh cơ cấu này cũng cho phép tăng thêm 35% vốn do công ty mẹ trực tiếp quản lý, nâng cao tiềm lực tài chính cho Tổng công ty cổ phần.
Việc điều chỉnh cơ cấu này không chỉ tăng thêm sức mạnh của công ty mẹ mà còn khai thác được tiềm năng, phát huy thế mạnh của các đơn vị thành viên, những đơn vị được trở thành các bộ phận hạch toán phụ thuộc công ty mẹ. Dựa vào sức mạnh của công ty mẹ về thương hiệu, thị trường, tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực, các đơn vị này sẽ có đủ điều kiện để phát triển trồng các giống chè mới có chất lượng cao trên quy mô lớn, đổi mới công nghệ, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của các nhà nhập khẩu, các nhóm tiêu dùng khác nhau trong xã hội, nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm, tạo thêm được việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Với cơ cấu tổ chức mới này, Tổng Công ty cổ phần chè Việt Nam có điều kiện để trở thành một doanh nghiệp mạnh, đủ sức làm chủ lực cho sự phát triển ngành chè Việt Nam trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.
KẾT LUẬN
Đổi mới, sắp xếp lại tổ chức của doanh nghiệp để phù hợp với xu hướng phát triển đi lên của xã hội thể hiện quan điểm và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
Trong thời gian qua, hệ thống tổ chức của Tổng Công ty Chè Việt Nam cũng đã được đổi mới, sắp xếp lại. Từ một đơn vị làm chức năng quản lý các doanh nghiệp và giúp Bộ quản lý ngành chè trong phạm vi cả nước chuyển sang làm nhiệm vụ trực tiếp sản xuất kinh doanh. Từ một đơn vị quản lý không chỉ các doanh nghiệp sản xuất mà còn quản lý rất nhiều các đơn vị sự nghiệp, phúc lợi xã hội như bệnh viện, bệnh xá, trường học, Viện nghiên cứu và cả hạ tầng cơ sở như cầu, đường giao thông, điện cao thế chuyển sang chỉ làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Từ một đơn vị được tổ chức theo quan hệ hành chính, cấp trên - cấp dưới, chuyển sang hoạt động theo quan hệ đầu tư tài chính, hoàn toàn bình đẳng. Từ một đơn vị thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động theo Luật DNNN, được sự hỗ trợ, bao cấp của Nhà nước chuyển sang chế độ đa sở hữu, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Chè Việt Nam đã có những sự thay đổi về cơ bản.
Trong bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em xin nêu những nét chính của sự thay đổi trên, một số kết quả đạt được và những tồn tại trong từng giai đoạn đồng thời xin đưa ra một số kiến nghị để giải quyết các tồn tại hiện nay.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Vũ Huy Tiến đã trực tiếp hướng dẫn em viết báo cáo thực tập, trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo Tổng Công ty, đặc biệt là các bác, các chú cùng các anh chị cán bộ phòng Tổ chức Pháp chế đã giúp đỡ em hoàn thành tốt kì thực tập tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2008
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
Dương Trung Kiên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thạc sỹ nguyễn Vân Điềm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị Nhân lực_ NXB Lao đông- Xã hội (2004)_
Nguyễn Hữu Thân - Giáo trình quản trị nhân sự_ NXB lao động xã hội, (1998)
Giáo trình hành vi tổ chức _ NXB thống kê Hà Nội(2003)
Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty chè Việt Nam(2006)
Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty, kiến nghị phương án tổ chức và các giải pháp nhằm xây dựng tổng công ty chè Việt Nam phát triển vững mạnh làm nòng cốt cho sự phát triển của toàn ngành chè Việt Nam.
Đề án cổ phần hoá Tổng công ty chè Việt Nam
Công văn hội nghị toàn quốc đổi mới DNNN.
TS Đoàn Thị Thu Hà & Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình Quản trị học, Khoa khoa học quản lý đại học kinh tế quốc dân
Trang web
Trang Web
Trang Web
trang Web
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34852.doc