LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng Viglacera, Bộ xây dựng. Công ty chuyên sản xuất các loại sản phẩm gạch và ngói đất sét nung với công nghệ hiện đại của ITALIA. Những tri thức và kinh nghiệm mà Công ty tích luỹ hơn 30 năm qua đã được chuyển thể vào sản phẩm nhằm tạo ra những viên gạch, viên ngói phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Nhiều năm liền, Công ty đạt được danh hiệu hàng Việt na
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hệ thống tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m chất lượng cao do Nhà nước công nhận. Nhưng điều làm Công ty vui mừng hơn đó là sự tin tưởng của khách hàng - điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia thị trường muốn tồn tại và phát triển đều rất cần.
Tham gia kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là tất yếu. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói nung là khoảng 300 doanh nghiệp phân bố rải rác trên tất cả các tỉnh thành của cả nước; ngoài ra còn có hàng ngàn cơ sở sản xuất thủ công. Như vậy, thị trường sản xuất và kinh doanh gạch, ngói nung có cường độ cạnh tranh rất cao.
Ngoài ra, Công ty còn phải đối mặt với những khó khăn như thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị, yếu kém trong khâu quản lý và cung ứng nguyên vật liệu, trình độ lao động chưa đáp ứng yêu cầu công nghệ, yếu kém trong khâu tiêu thụ hàng hóa…vv
Hoạt động tiêu thụ giữ vị trí trọng yếu trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty vì nếu sản xuất ra sản phẩm mà không tiêu thụ được thì sẽ không có được thu nhập để chi trả cho những chi phí sản xuất kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty không thể tồn tại và phát triển lâu dài được. Tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa thì vấn đề ở khâu tiêu thụ không phải là không bán được hàng hóa mà có một số vấn đề trong quá trình tiêu thụ sản phẩm như vấn đề về nghiên cứu thị trường; vấn đề về quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm; vấn đề về cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuât;…vv
Vì vậy mà tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa” để phân tích những mặt mạnh, mặt yếu trong khâu tiêu thụ sản phẩm tại Công ty từ đó đề xuất những giải pháp nhằm làm cho hệ thống tiêu thụ sản phẩm hoàn thiện và hiệu quả hơn.
Chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chương I. Tổng quan về Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Chương II. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Chương III. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo Công ty cùng các phòng ban đặc biệt là phòng kinh doanh – tiêu thụ sản phẩm.Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngoài ra, tôi mong muốn được gửi lời cảm ơn tới cô giáo Trần Thị Thạch Liên – người đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi rất nhiều trong quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành chuyên đề thực tập này.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA
1.1 GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA
1.1.1 Thông tin chung về Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HOÀ
Tên giao dịch quốc tế: VIGLACERA XUÂN HOÀ JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VIGLACERA XUÂN HOÀ, JSC
Trụ sở chính: Thôn An Trung, xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội
Điện thoại: 84-4-35811366/84-4-35810011/84-4-35995363.
Fax: 84-4-35811390
Mobile: 0915924329
Website: xuanhoaceramic.com
viglaceraxuanhoa.com.vn
Email: thanhxuan133@yahoo.com
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:0103009411 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 29 tháng 09 năm 2005 và đăng ký thay đổi lần 2 ngày 22 tháng 12 năm 2006, ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đất sét nung và các loại vật liệu khác
Đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, xây lắp công trình công nghiệp và dân dụng;
Chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói, đất sét nung;
Kinh doanh vận tải;
Kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại;
Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản;
Khai thác và chế biến nguyên, vật liệu xây dựng;
Kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
1.1.3.1 Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà tiền thân là nhà máy gạch Xuân Hoà, được hình thành do sáp nhập 3 Xí nghiệp gạch: Xuân Hoà, Bá Hiến, Cầu Xây từ năm 1978 theo quyết định số 86/BXD – TCLĐ ngày 12 tháng 1 năm 1978 của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
Tháng 3 năm 1993 nhà máy gạch Xuân Hoà có quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước – Nhà máy gạch Xuân Hoà trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp thuỷ tinh và Gốm xây dựng – BXD theo quyết định số 085A/BXD – TCLĐ ngày 24 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trụ sở đặt tại xã Tân Dân – Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội, đăng ký kinh doanh số 109751 của UBND thành phố Hà Nội.
Tháng 8 năm 1994 nhà máy gạch Xuân Hoà đổi tên thành Công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà theo quyết định số 481/BXD – TCLĐ ngày 30 tháng 7 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngày 17/12/2004 theo quyết định số 2021/QĐ – BXD “V/v: Chuyển Công ty gốm xây dựng Xuân Hoà thành Công ty Cổ phần Xuân Hoà thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Ngày 29/09/2005 được cấp giấy phép kinh doanh lần đầu và ngày 08/11/2005 đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất – Số: 0103009411. Công ty bắt đầu chuyển đổi hoạt động thành Công ty Cổ phần Xuân Hoà Viglacera từ ngày 29/09/2005.
Tháng 01/2007 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà theo chủ trương của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng về phát triển thương hiệu Viglacera.
Với bề dày lịch sử hơn 30 năm trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) bằng đất sét nung, Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà đã và đang ngày một phát triển và luôn xứng đáng là đơn vị hàng đầu trong ngành.
1.1.3.2 Quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Từ khi sáp nhập 3 Xí nghiệp gạch Xuân Hoà, Bá Hiến, Cầu Xây thành Nhà máy gạch Xuân Hoà (1978). Nhà máy hoạt động theo cơ chế bao cấp, hàng hóa sản xuất và tiêu thụ hàng năm do Bộ xây dựng và Liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói sành sứ xây dựng giao kế hoạch. Nhà máy được Nhà nước giao cho vùng nguyên liệu đất sẵn có thuộc khu vực của nhà máy. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là gạch đặc và ngói.
Thời kỳ 1986 – 1992: Kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế đất nước, Nhà máy đã đổi mới cơ cấu, tiến hành sản xuất những sản phẩm thị trường cần chứ không phải là những sản phẩm mình có như thời kỳ trước. Cụ thể, nhà máy chuyển từ sản xuất gạch đặc sang sản xuất gạch rỗng. Điều này đã giúp Nhà máy tiết kiệm vật tư rất nhiều (đất giảm 35%, than giảm 15% so với sản xuất gạch đặc). Nhờ đó hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Từ năm 1992 đến năm 1997, dưới sự chỉ đạo của Bộ xây dựng, Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty là vừa tập trung tổ chức sản xuất ở các nhà máy đầu tư thiết bị mới nhằm phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị, tăng sản lượng, sản xuất đa dạng sản phẩm có giá trị nhằm giảm tiêu hao vật tư, hạ giá thành sản phẩm, tăng thêm nguồn thu để trả nợ vay vốn đầu tư, không ngừng ổn định, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên đồng thời tiếp tục mở rộng thêm phương hướng mới là hợp tác sản xuất kinh doanh với một số đơn vị trong Tổng công ty để sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu rộng lớn của thị trường. Cụ thể, công ty đã cho ra đời nhiều sản phẩm mới như gạch R60, R150, R250…
Năm 1992, Công ty tách Nhà máy gạch Cầu Xây thành Công ty Cổ phần Gốm Cầu Xây, do vậy Công ty còn lại hai Nhà máy gạch Xuân Hoà và Bá Hiến. Tháng 3 năm 1992, Công ty đã đầu tư tại Nhà máy gạch Xuân Hoà 1 hệ lò Tuynel liên hợp với công suất ban đầu là 20 triệu viên QTC/năm. Tháng 9 năm 1993, Nhà máy gạch Xuân Hoà tiếp tục đầu tư thêm một hệ thống lò Tuynel có cùng công suất.
Tháng 11 năm 2001, được sự đồng ý của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Công ty đã khởi công xây dựng Nhà máy gạch Cotto Bình Dương và đến năm 2002 đã cho ra đời sản phẩm gạch Cotto Bình Dương có chất lượng cao được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Ngày 14/6/2004 Nhà máy gạch Cotto Bình Dương được bàn giao cho Công ty Gốm xây dựng Hạ Long thuộc Tổng công ty Viglacera quản lý và điều hành.
Tháng 9 năm 2003 Công ty gốm xây dựng Xuân Hoà lại tách Nhà máy gạch Bá Hiến thành Công ty Cổ phần Bá Hiến Viglacera theo quyết định số 1105/QĐ – BXD ngày 14/8/2003 và quyết định số 1260/QĐ – BXD ngày 22/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Sự chuyển đổi cơ chế cùng chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình. Để đứng vững trên thị trường doanh nghiệp phải tìm ra một hướng đi nhằm đảm bảo được mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp như mở rộng hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác, cổ phần hoá… Không nằm ngoài vòng xoáy của thị trường, Công ty cũng dần dần chuyển hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức Công ty Cổ phần. Chính vì vậy Công ty Cổ phần Xuân Hoà thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng đã được hình thành ngày 17/12/2004 theo quyết định số 2021/QĐ – BXD. Ngày 29/9/2005 được cấp giấy phép kinh doanh lần đầu và ngày 08/11/2005 đăng ký thay đổi lần thứ nhất - số 0103009411. Công ty bắt đầu chuyển đổi hoạt động thành Công ty Cổ phần Xuân Hoà Viglacera từ ngày 29/09/2005 và tháng 01/2007 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà.
Từ khi hình thành cho đến nay đứng trước bao thăng trầm, biến động của môi trường kinh doanh, Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà vẫn đứng vững và không ngừng phát triển. Công ty đã xây dựng được thương hiệu về sản xuất vật liệu xây dựng trên thị trường Việt nam. Sản phẩm của công ty hiện có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc, nó không chỉ có mặt trong các công trình lớn, trọng điểm quốc gia mà nó còn đi vào từng mái nhà, từng gia đình người Việt Nam.
Tháng 12 năm 2002, sản phẩm của Công ty đã đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 – 2000. Đây là tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước Việt nam công nhận. Song quan trọng hơn sản phẩm của công ty đã được khách hàng tin tưởng và đón nhận.
Với những thành tích đạt được, Công ty đã nhận được nhiều danh hiệu thi đua khen thưởng của Nhà nước và cấp trên, cụ thể: Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc hoàn thành tốt nhiệm vụ qua các năm từ 1992-2004; Bằng khen của Bộ xây dựng qua các năm 1994, 1995, 1997, 1998, 1999, 2000, 2002, 2005, 2008; Huân chương lao động hạng ba năm 1997; Huân chương lao động hạng hai năm 2001…
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA
Hoạt động theo cơ chế thị trường, Công ty tự quyết định quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình đồng thời phải cạnh tranh để đứng vững trên thị trường. Sự cạnh tranh không chỉ đến từ các doanh nghiệp trong nước mà Công ty còn phải cạnh tranh với những đối thủ rất lớn và nhiều tiềm lực đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới vì xu thế của thời đại là hội nhập và phát triển. Trong đó, sản phẩm vật liệu xây dựng (VLXD) đến từ Trung Quốc với mẫu mã phong phú và giá rẻ là một thách thức lớn đối với công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà. Nhưng với sự linh hoạt, năng động và kinh nghiệm hoạt động trong hơn 30 năm, Công ty luôn luôn đổi mới và sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bộ máy quản trị thông minh và linh động đủ sức nắm bắt sự biến động của thị trường. Chất lượng sản phẩm không ngừng được cải tiến và nâng cao. Công ty đã có những chính sách đa dạng hoá sản phẩm giúp giảm chi phí và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Vì vậy có thể nói, Công ty có đủ năng lực để sản xuất và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Mỗi năm Công ty sản xuất và cung ứng hàng trăm triệu viên gạch, ngói cho thị trường trên toàn quốc. Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa đang dần chuẩn hoá các đặc tính kỹ thuật cao cấp để thoả mãn mọi nhu cầu trang trí, xây dựng và đạt đến sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp hiện đại và cổ kính tạo nên sự hoàn mỹ cho các công trình kiến trúc. Nhờ đó đã tạo ra thương hiệu giúp Công ty có được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Điều này thể hiện ở số lượng sản phẩm bán ra, doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được qua các năm.
1.2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà được cổ phần hoá vào cuối năm 2005. Từ khi thay đổi hình thức hoạt động thì cơ cấu tổ chức của công ty cũng thay đổi cho phù hợp. Dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty:
Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hoà
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
CHỦ TỊCH
HĐQT – GĐ
Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư
Phòng tổ chức hành chính
Xưởng cơ điện
Phó Giám đốc Kinh doanh
Phó giám đốc sản xuất
Kế toán trưởng
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Phòng kế toán – Tài chính
Nhà máy sản xuất Xuân Hoà
Phòng kinh doanh – tiêu thụ sản phẩm
Phân xưởng sản xuất
PX 1
PX 2...
...
…
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa)
٭Nhiệm vụ chức năng của các bộ phận:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất trong Công ty, là đại hội của những người đồng sở hữu thành lập, thảo luận và thông qua điều lệ của Công ty. Đại hội cổ đông được triệu tập vào cuối năm để giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của Công ty theo điều lệ như sau: Quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển của Công ty và kế hoạch SXKD hàng năm, bầu bãi nhiệm các thành viên của hội đồng quản trị và ban kiểm soát Công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT): là bộ máy quản lý của Công ty với số thành viên là 5 người trong đó ông Nguyễn Trung Thành – giám đốc Công ty là chủ tịch. HĐQT toàn quyền quyết định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng cổ đông. Đây là nơi họp bàn ra các quyết định, phương hướng phát triển, hoạch định các kế hoạch phát triển ở hiện tại và trong tương lai của Công ty.
Ban kiểm soát: thay mặt cho cổ đông kiểm soát mọi hoạt động SXKD, điều hành Công ty. Gồm 3 người, trưởng ban kiểm soát là người đứng đầu có nhiệm vụ phân công trách nhiệm cho các kiểm soát viên phụ trách như:
Kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trình đại hội cổ đông về báo cáo thẩm tra bảng tổng kết năm báo cáo năm tài chính.
Báo cáo với đại hội cổ đông về những sự kiện tài chính bất thường. Thông báo tình hình kết quả kiểm soát cho hội đồng quản trị.
Giám đốc (Chủ tịch HĐQT): là người được HĐQT bầu ra, đứng đầu bộ máy quản lý của nhà máy. Là người điều hành mọi hoạt động SXKD trong của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền hạn được giao.
Phó giám đốc kinh doanh: là người giúp giám đốc (GĐ) trong công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty và thay mặt giám đốc khi GĐ vắng mặt. Trực tiếp quản lý phòng kinh doanh – tiêu thụ sản phẩm. Chịu trách nhiệm trước GĐ.
Phó GĐ sản xuất: phụ trách công tác sản xuất trong doanh nghiệp và thay mặt GĐ về lĩnh vực sản xuất khi GĐ vắng mặt. Trực tiếp điều hành hoạt động của Nhà máy sản xuất Xuân Hòa và các phân xưởng sản xuất. Chịu trách nhiệm trước GĐ.
Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ công tác kế toán tài chính tại công ty, chỉ đạo phối hợp thống nhất công tác tài chính kế toán, giúp GĐ trong lĩnh vực quản lý kinh tế tài chính. Tổ chức công tác báo cáo tài chính với cấp trên và Nhà nước, thanh quyết toán công tác kết quả SXKD hàng tháng, quý, năm. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước GĐ.
Các phòng ban:
Phòng tổ chức hành chính: phụ trách về công việc quản lý nhân sự, giải quyết các chế độ chính sách về lao động, tiền lương, chế độ bảo hiểm và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Phụ trách về các văn bản hành chính của Công ty. Theo dõi công văn đến, đi và quản lí con dấu. Chịu sự quản lý trực tiếp của GĐ Công ty
Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư: Tham mưu giúp giám đốc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư. Giám sát kĩ thuật, theo dõi thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001- 2000 và việc khai thác áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện. Xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty cho các xí nghiệp thực hiện. Xây dựng các văn bản, các quy chế các quy định cụ thể có liên quan đến sản xuất kinh doanh khoa học kỹ thuật công nghệ và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Chịu sự quản lý trực tiếp của GĐ công ty.
Phòng kế toán – tài chính: Tham mưu cho giám đốc để hoàn thành tốt mọi công tác về tài chính theo chế độ hiện hành của nhà nước. Kết hợp với các phòng ban liên quan hoàn thành mọi báo cáo, thực hiện đầy đủ các quy định của Công ty với Nhà nước về mặt tài chính. Lập các báo cáo kiểm kê, kiểm toán và thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Cân đối và cung cấp tài chính kịp thời phục vụ tốt mọi dự án xây dựng đổi mới và cải tiến công nghệ của Công ty. Chịu sự quản lý trực tiếp của Kế toán trưởng.
Phòng kinh doanh – tiêu thụ sản phẩm: phụ trách về công tác kinh doanh của Công ty và quản lý công tác bán sản phẩm. Lập báo cáo kết quả kinh doanh tiêu thụ sản phẩm qua các thời điểm khác nhau. Chịu sự quản lý trực tiếp của Phó GĐ kinh doanh.
٭Mối liên hệ giữa các bộ phận và các cấp quản trị:
Là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động độc lập nên mối quan hệ giữa các bộ phận trong Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà chủ yếu là quan hệ dọc từ cấp trên xuống cấp dưới như giữa cổ đông với HĐQT và ban kiểm soát; giữa HĐQT với GĐ; giữa GĐ với kế toán trưởng, phó GĐ sản xuất, phó GĐ kinh doanh, với phòng tổ chức hành chính và phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư;…vv.
Bên cạnh đó, Công ty còn có mối quan hệ ngang – mối quan hệ bộ phận đồng cấp. Đó là mối quan hệ giữa HĐQT với ban kiểm soát, 2 bộ phận này đều chịu sự quản lý trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông hay mối quan hệ giữa phòng tổ chức hành chính với phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư với 2 phó GĐ sản xuất và kinh doanh và với kế toán trưởng,…vv.
1.2.2 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà là sản xuất và kinh doanh VLXD trong đó chủ yếu là gạch đặc và ngói. Hiện nay thị trường VLXD Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường có tốc độ phát triển nhanh và sôi động gồm nhiều chủng loại sản phẩm với kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc khá đa dạng, chất lượng ngày một được nâng lên và giá cả có xu hướng giảm dần theo xu thế chung, đồng thời có nhiều nguồn gốc xuất xứ trong và ngoài nước. Hàng hoá VLXD do Việt Nam sản xuất không chỉ được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà đã có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới. Nhiều khu vực kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh một số chủng loại sản phẩm VLXD đã được hình thành tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.
Theo dự báo của Bộ Xây dựng, thị trường VLXD nước ta sẽ phát triển nhanh và mạnh trong giai đoạn tới. Đặc biệt, từ năm 2008 đến năm 2020 nhu cầu xây mới và mở rộng các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông đường bộ, cầu cống, bến cảng; các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi; các KCN - KCX... ngày càng phát triển; xây dựng mới và nâng cấp các hệ thống đô thị và xây dựng nhà ở của nhân dân trên toàn bộ lãnh thổ cũng ngày một cao (dự báo đến năm 2020 tỷ lệ đô thị Việt Nam sẽ tăng lên đến 45,24%). Nhu cầu tăng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và kinh doanh VLXD phát triển.
Những đặc điểm chủ yếu về sản phẩm của Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa:
Sản phẩm được sản xuất theo quy chuẩn của Nhà nước từ kích thước, mẫu mã đến hình dáng bên ngoài.
So với hầu hết các sản phẩm khác thì sản phẩm gạch, ngói có tần suất mua/đầu người là ít hơn còn khối lượng sản phẩm/1 lần mua là nhiều hơn.
Ngành kinh doanh này phụ thuộc nhiều vào chính sách của Nhà nước vì nó phụ thuộc vào chính sách quy hoạch đô thị hoặc chính sách phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước.
Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết
Sản phẩm chủ yếu của Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa là gạch đặc và ngói nhưng nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường và khả năng sản xuất của mình mà Công ty đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm khác có sự đồng bộ về công nghệ với những kích thước, kiểu dáng và chất lượng khác nhau như gạch nem tách 250, nem tách 300, gạch lá dừa, gạch thẻ đỏ, ngói hài, ngói bò…Như vậy, Công ty có sự đa dạng hoá sản phẩm cao. Do đó thị trường của Công ty rất rộng lớn. Điều này cũng phù hợp với chiến lược kinh doanh mà Công ty xây dựng là chiến lược thâm nhập và bao phủ thị trường. Tuy nhiên, thị trường mà Công ty hướng đến nhiều nhất là thị trường người dân có thu nhập trung bình. Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu thụ nên phương thức sử dụng để tiêu thụ hàng hóa là vừa bán buôn vừa bán lẻ thông qua các đại lý, nhà phân phối và các cửa hàng. Một trong những chiến lược mà Công ty đặt ra là: “Chiếm lĩnh thị trường trong nước tạo cơ sở để vươn ra thị trường quốc tế”
1.2.3 Đặc điểm về công nghệ tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên thế kỷ XVIII đã đánh dấu thời kỳ bùng nổ và phát triển của khoa học công nghệ (KHCN) trên toàn cầu. Khoa học - kỹ thuật – công nghệ - sản xuất và thị trường có mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc lẫn nhau. Kỹ thuật, công nghệ không thể chỉ phát triển từ kinh nghiệm thực tế như trước đây mà chủ yếu phải từ các kết quả nghiên cứu khoa học. Ngược lại, nghiên cứu khoa học lại dựa vào kỹ thuật, công nghệ, sản xuất. Trình độ công nghệ và sản xuất phát triển cho phép tạo ra vốn và những phương tiện, thiết bị ngày càng hoàn thiện cho công tác nghiên cứu, thúc đẩy khoa học phát triển ngày một nhanh hơn. Để sáng tạo ra một công nghệ mới thường đòi hỏi phải có phương tiện kỹ thuật hiện đại. Mặt khác, công nghệ mới sáng tạo ra phương tiện kỹ thuật mới.
a. Đặc điểm về máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Ngày nay, loài người đang chứng kiến những thay đổi to lớn trong các lĩnh vực do tác động ngày càng mạnh mẽ của KHCN. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng tiến bộ KHCN hiện đại vào sản xuất kinh doanh, vì các sản phẩm có hàm lượng KH – CN cao sẽ thắng thế trong các cuộc cạnh tranh. Các doanh nghiệp SXKD phải tạo được thế mạnh trên thị trường bằng những sản phẩm có năng lực làm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng về số lượng, chất lượng, kiểu dáng, tính thẩm mỹ của sản phẩm và quan trọng hơn là phải có năng lực thoả mãn người tiêu dùng cao hơn nhưng chi phí sản xuất thấp hơn.
Nắm bắt xu thế, công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà đã không ngừng đầu tư dây truyền công nghệ hiện đại nâng cao năng lực sản xuất của mình.
Bảng 1.1 Thiêt bị sản xuất chủ yếu của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
1. MMTB, công cụ
Nước sản xuất
Năm sử dụng
Số lượng
- Máy tiện vạn năng
Italia
1980
1 cái
- Máy bào ngang
Việt Nam
1980
1 cái
- Máy ủi ĐT 75
Liên Xô
1993
1 cái
- Lò tuynel số 1
Việt Nam
1980
1 cái
- Hệ thống sấy nhiệt
Việt Nam
1980
1 cái
- Va gông nung gạch
Việt Nam
1980
13 cái
- Lò tuynel liên hợp
Việt Nam
1993
1 cái
2. MMTB sản xuất
- Hệ máy sản xuất gạch
Việt Nam
1998
1 cái
- Quạt litâm lò nung
Việt Nam
1998
1 cái
- Máy nghiền xa luân
Việt Nam
2002
1 hệ
- Hai hầm sấy
Việt Nam
2002
2 cái
- Máy dập ngói
Việt Nam
2003
1 cái
3. MMTB đang dùng
a. Hệ thống điện
- Máy phát điện
Liên Xô
1980
1 cái
- Máy biến áp 360kv a
Bungari
1980
1 cái
- Máy biến áp 630kv b
Bungari
1980
1 cái
b. Khu tạo hình
- Máy nhào hai trục
Việt Nam
1999
1 cái
- Máy cắt tự động
Việt Nam
1996
1 cái
- Máy ép dẻo chân không
Italia
1980
1 cái
- Máy nghiền răng
Italia
1980
1 cái
- Băng tải cao su
Bungari
1980
1 cái
- Máy nghiền thô
Italia
1980
1 cái
- Máy nạp nguyên liệu
Việt Nam
1992
1 cái
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa)
Ngoài những MMTB dùng cho hoạt động sản xuất trực tiếp thì công ty còn đầu tư một số loại thiết bị văn phòng khác:
Bảng 1.2 Thiết bị văn phòng của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà
Tên
Nước sản xuất
Năm mua
Số lượng
Máy vi tính
Việt Nam
1993
6 cái
Máy in
Việt Nam
1998
3 cái
Máy photo
Việt Nam
1989
2 cái
Bàn ghế
Việt Nam
1978
10 bộ
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa)
Những loại MMTB này được nhập ở những thời điểm, những nguồn khác nhau do đặc điểm của doanh nghiệp và nhiệm vụ SXKD ở mỗi thời điểm là khác nhau. Công ty đã đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của khách hàng trong từng giai đoạn khác nhau. Cụ thể, Công ty tập trung nâng cao năng suất lao động (công suất đạt 20 triệu viên/năm) khi thị trường yêu cầu số lượng sản phẩm nhiều, chất lượng tương đối. Nhưng trong giai đoạn hiện nay do khách hàng không chỉ đòi hỏi về số lượng mà còn yêu cầu về chất lượng và tính thẩm mỹ nên Công ty đã chú trọng đến các yếu tố như mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, bao bì… Nhìn một cách tổng thể thì công nghệ mà Công ty sử dụng không phải là hiện đại nhất để làm tăng chi phí sản xuất nhưng cũng không phải là lạc hậu để tạo ra những sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Công nghệ này là phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên, khoa học công nghệ phát triển từng ngày từng giờ, nếu không kịp thời nắm bắt, trang bị KHCN mới Công ty sẽ lạc hậu, không có khả năng cạnh tranh. Chính vì điều này mà năm 2008 Công ty đã đưa ra những phương án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ như đầu tư cho phần xây lắp, đầu tư phần thiết bị, thiết bị phụ trợ:
-Phương án 1: Hoàn thiện dây truyền sản xuất ngói tự động của Ý với chi phí là: 5.787.520 n.đ.
-Sau khi giai đoạn 1 kết thúc, phương án 2 sẽ đầu tư hệ khí pha than để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường, giảm nhân công với tổng mức đầu tư là: 5.051.617 n.đ. Tổng chi phí cho cả hai phương án trên là 10.786.754 n.đ. Dự tính năm 2009 sẽ thực hiện phương án đầu tư này.
Ngoài đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, Công ty tiếp tục sửa chữa lớn để ổn định sản xuất, năm 2008 sửa chữa lớn TSCĐ là 850 triệu đồng.
b. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Công ty có 14 tổ sản xuất theo một quy trình công nghệ liên tục và khép kín. Quy trình công nghệ sản xuất gạch tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà được diễn giải như sau: nguyên vật liệu đi từ kho nguyên liệu đến máy ủi rồi vào máy cấp liệu thùng sau đó pha thêm than vào máy nhào hai trục. Từ máy nhào 2 trục đến cán thô rồi máy cán mịn rồi pha thêm than vào máy nhào 2 trục có lọc lưới sau đó cho sản phẩm vào máy nhào đùn liên hợp có hút chân không rồi vào máy cắt tự động (Galét) cũng cho vào máy này. Sản phẩm của máy cắt tự động sẽ được pha thêm than rồi cho vào nhà phơi kính, sử dụng máy dập 5 mặt để dập rồi cho vào sấy Tuynel. Sản phẩm cuối cùng của khâu này chính là thành phẩm. Dưới đây là sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa:
Sơ đồ 1.2 Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Kho đất sét
Máy ủi
Băng tải 1 (có thiết bị pha)
Than cám cỡ hạt (1 – 3mm)
Máy cấp liệu thùng
Máy cán thô
Băng tải 2
Máy nghiền xa luân
Máy điều phối đất
Sấy trong tuynel
Băng tải 3
Máy cán mịn
Máy cắt tự động
Phơi trong nhà kính
Ga lét
Nước
Máy nhào đun liên hơp có lưới chân không
Sản phẩm được làm nguội
Thành phẩm
Tiêu thụ
KCS
(Nguồn: Phòng kế hoạch, kỹ thuật vật tư Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa)
c. Đặc điểm về đổi mới và chuyển giao công nghệ tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Thực hiện đổi mới và chuyển giao công nghệ, Công ty có được những công nghệ, thiết bị mới để có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, mẫu mã, màu sắc phù hợp hơn với nhu cầu thị hiếu khách hàng giúp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và của Công ty trên thị trường. Ngoài ra, đổi mới và chuyển giao công nghệ còn góp phần giải quyết được nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, giảm lao động nặng nhọc, độc hại, biến đổi cơ cấu lao động theo hướng: nâng cao tỷ lệ lao động chất xám, có kỹ thuật, giảm lao động phổ thông, lao động giản đơn.
Tuy nhiên, Công ty cũng gặp phải những khó khăn khi thực hiện đổi mới và chuyển giao công nghệ. Khó khăn đầu tiên là vấn để vốn để thực hiện. Lợi nhuận trung bình hàng năm của công ty là 2 tỷ đồng trong khi chi phí để thực hiện 2 phương án trên lên tới 10 tỷ đồng, một số vốn không nhỏ với một Công ty có quy mô vừa. Thứ hai là khó khăn về trình độ lao động trong Công ty. Trình độ lao động của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa không cao vì vậy khó có thể tiếp nhận hoặc làm chủ được công nghệ một cách hoàn chính trong khoảng thời gian ngắn. Một khó khăn nữa là sự khác biệt về văn hóa, thị hiếu. Máy móc thiết bị mà Công ty nhập chủ yếu là ở nước ngoài mà nhu cầu, thị hiếu của khách hàng nước ngoài và khách hàng trong nước là khác nhau do có sự khác biệt về văn hóa
Đó là thực trạng sử dụng và đổi mới, chuyển giao công nghệ tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà. Đổi mới và chuyển giao công nghệ là những vấn đề mang tính chiến lược và lâu dài vì vậy mà cần phân tích những thuận lợi, khó khăn, phân tích những mặt lợi, mặt hại của vấn đề đó rồi mới có thể đưa ra những quyết định chiến lược đúng đắn và kịp thời được
1.2.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà hoạt động trong lĩnh vực SXKD VLXD; cụ thể là gạch và ngói. Do đó nguyên vật liệu chính (NVL) là đất sét trong đó có đất sét ruộng và đất sét đồi. Nhiên liệu phục vụ quá trình sản xuất bao gồm than cám 5 Quảng Ninh; than cám 6 Quảng Ninh, dầu Điêgen; xăng, mỡ IC2, dầu lạc, nước và một số phụ gia khác. Những loại vật liệu này khá sẵn trên thị trường và không thường xuyên biến đổi nên công ty khá thuận tiện trong việc thu mua.
NVL là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu trong quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất chủ yếu để hình thành nên sản phẩm. Vì vậy, Công ty luôn duy trì và phát triển mối quan hệ lâu dài và ổn định với các nhà cung cấp để có nguồn cung ứng nguyên vật liệu bền vững. Nguồn nguyên liệu của Công ty là nguồn nguyên liệu mà làng nghề chum vại Hương Canh đã khai thác và sử dụng hàng trăm năm nay. Mỗi năm, Công ty ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp theo số lượng hàng đã được đặt trước trên cơ sở khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ cũng như những dự báo về kế hoạch kỳ tiếp theo và sự biến động của giá cả thị trường. Điều này đã tạo._. tiền đề cho sự ổn định của khối lượng NVL đầu vào, đồng thời cũng đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra theo đúng kế hoạch đã đặt ra.
1.2.5 Đặc điểm về lao động tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Bất cứ một tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người. Con người là đối tượng lao động rất quan trọng trong tổ chức vì vậy việc quản lý và sử dụng lao động có tác động lớn đến công ty. Công ty phải quản lý và sử dụng sao cho họ phát huy được khả năng của mình làm tăng năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty. Dưới đây là bảng cơ cấu lao động theo lao động trực tiếp và gián tiếp của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa:
Bảng 1.3 Lao động trực tiếp của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà
stt
Khu vực
Số lao động chính
(người)
số lao động hợp đồng
(người)
1
Tạo hình
70
10
2
Xếp va goòng
30
6
3
Đốt lò
45
5
4
Ra lò
40
10
5
Cơ khí
17
3
6
Tách nem
30
6
7
Xử lý ngói
26
4
8
Phơi đảo - vận chuyển
50
10
9
Chế biến ngói
50
6
10
Nghiền than
12
3
11
Tổng
370
63
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa)
Bảng 1.4 Lao động gián tiếp của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà
STT
Phòng, ban
Số lao động (người)
1
Giám đốc
1
2
Phó giám đốc
2
3
Tiêu thụ
4
4
Kế toán
5
5
Tổ chức hành chính
3
6
Kế hoạch kĩ thuật vật tư
7
7
Kế hoạch
2
8
Tổng
24
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa)
Số lượng lao động trực tiếp là 433 người (chiếm 92.13% tổng số lao động toàn Công ty) và lao động gián tiếp là 37 người (chiếm 7.87% tổng số lao động toàn Công ty) bao gồm cả nhân viên bảo vệ và nhân viên nhà ăn. Cơ cấu lao động như vậy là hợp lý vì hình thức hoạt động của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa là vừa sản xuất vừa kinh doanh. Số lao động gián tiếp ở các phòng ban rất hợp lý không gây cồng kềnh, tốn kém chi phí.
Hiện nay Công ty có 470 người trong đó lao động nữ là 188 người chiếm 40% tổng số lao động toàn Công ty
Bảng 1.5 Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Trình độ
Tổng số người
Tỷ trọng
Đại học
17
3,62%
Cao đẳng và Trung cấp
24
5,11%
Công nhân kỹ thuật
329
70%
Lao động phổ thông
100
21,27%
Cộng
470
100%
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa)
Số lao động có chuyên môn, trình độ là 370 người chiếm 78,73% tổng lao động. Lao động phổ thông là 100 người chiếm 21,27% tổng lao động trong Công ty. Trước đây, đối với ngành sản xuất gạch, ngói thì trình độ lao động này là cao và ở Việt Nam ít có doanh nghiệp nào có được nhưng trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như thế này thì trình độ lao động này vẫn chưa đủ để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh về sản phẩm. Hơn nữa, với chiến lược kinh doanh bao phủ thị trường thì Công ty cần đầu tư thêm để nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động.
Với mục tiêu tăng cường và nâng cao trình độ cho người lao động, Công ty có xây dựng những chính sách nhân lực như: thực hiện các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa những người lao động với nhau, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, mở các lớp bồi dưỡng về lý luận cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty
Về chính sách lương, thưởng; Công ty thực hiện trả lương cho lao động theo 2 hình thức là lương sản phẩm và lương thời gian. Phương pháp trả lương theo sản phẩm tức là công ty trả lương theo số sản phẩm mà người lao động tạo ra trong tháng, quý, năm. Mục tiêu của phương pháp là khuyến khích người lao động tăng năng suất. Tuy nhiên, phương pháp này có thể dẫn tới tình trạng người lao động ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng hợp lý MMTB... Còn phương pháp trả lương theo thời gian tức là công ty trả lương theo số thời gian thực tế mà họ làm việc. Phương pháp này thường áp dụng cho các công việc sản xuất nhưng khó định mức được cụ thể, hoặc công việc đòi hỏi chất lượng cao… Cả hai hình thức này đều có gắn phần lương theo năng suất dựa trên kết quả công tác trong tháng của mỗi cá nhân để khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, đảm bảo tính trung thực, kỷ luật trong Công ty. TNBQ 1 lao động/năm là 1.850 n.đ là tương đối cao và hợp lý nên đã tạo động lực giúp họ làm việc hiệu quả, gắn bó với Công ty hơn. Bên cạnh đó, Công ty cũng có những chính sách đãi ngộ thích hợp (thưởng nếu vượt chỉ tiêu,…) nhằm phát huy tính khả năng, tính sáng tạo người lao động và nhằm thu hút thêm nhân lực trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, có trình độ và có tư tưởng cầu tiến gia nhập Công ty.
1.2.6 Đặc điểm về vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Vốn là một yếu tố đầu vào rất quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nếu không có vốn kinh doanh thì không thể có các yếu tố đầu vào khác như nguyên vật liệu, lao động, công nghệ,…vv và như vậy không thể coi là hoạt động sản xuất kinh doanh được. Hơn nữa, nếu việc đầu tư vốn cho hoạt động tiêu thụ không đúng đắn có thể sẽ không thúc đẩy tiêu thụ mà còn gây ra tốn kém chi phí. Vì vậy Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa cần phải xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng nguồn vốn để vừa tránh lãng phí vừa đem lại hiệu quả cao.
Bảng 1.6 Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà năm 2008
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Vốn lưu động
Vốn cố định
Vốn CSH
Vốn vay
Số tiền
800.000
27.769.425
18.289.100
10.280.325
Tỷ trọng
2,8%
97,2%
64,02%
35,98%
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa)
Tổng vốn năm 2008 của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà là 28.569.425 n.đ trong đó vốn lưu động là 800 triệu đồng chiếm 2,8% và vốn cố định là 27.769.425 n.đ chiếm 97,2%. Với cơ cấu vốn theo nguồn vốn thì vốn CSH là 18.289.100 n.đ chiếm 64,02% và vốn vay là 10.280.325 n.đ chiếm 35,98% trong tổng vốn.
Việc đảm bảo vốn cho hoạt động SXKD của Công ty cũng gặp phải một số khó khăn. Thứ nhất; thị trường cạnh tranh gay gắt, KHCN không ngừng phát triển đòi hỏi Công ty phải đổi mới công nghệ (ĐMCN), tạo ra những sản phẩm có đủ sức cạnh tranh. Nhưng vấn đề ĐMCN gặp phải khó khăn rất lớn đó là cần số vốn nhiều. Công nghệ mà Nhà máy sử dụng thường là được nhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí sẽ cao hơn nhiều công nghệ trong nước do đó có thể Công ty không đủ vốn để ĐMCN làm mất cơ hội kinh doanh. Thứ hai; nếu Công ty không quản lý và sử dụng vốn tốt, cơ cấu vốn không hợp lý thì có thể không khuyến khích hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao
Vì vậy cần thiết lập được một kế hoạch quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển...
1.2.7 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà là doanh nghiệp sản xuất các loại gạch, ngói phục vụ xây dựng với dây chuyền sản xuất cơ giới hoá, quy trình sản xuất liên tục và khép kín. Phương pháp tổ chức sản xuất mà Công ty lựa chọn là phương pháp sản xuất dây chuyền. Đây được coi là phương pháp tiên tiến và có hiệu quả nhất vì nó đáp ứng được tất cả các yêu cầu của sản xuất là liên tục, nhịp nhàng và cân đối. Quá trình sản xuất được chia nhỏ thành nhiều bước công việc theo một trình tự hợp lý, chuyên môn hóa nơi làm việc và được tổ chức theo hình thức đối tượng, tạo các băng chuyền giúp giảm thiểu thời gian lãng phí trong sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Số lượng sản phẩm nhiều vì dây chuyền sản xuất liên tục. Hơn nữa, phương pháp này còn thể hiện tính tự động hóa cao. Tuy nhiên, sản xuất theo dây chuyền cũng có những nhược điểm. Đó là khi một công đoạn nào đó bị lỗi hoặc hỏng sẽ ảnh hưởng đến cả dây chuyền, dây chuyền sẽ tạo ra sản phẩm hỏng hoặc cả dây chuyền không thể hoạt động được. Nhiệm vụ sản xuất phải ổn định và sản lượng phải lớn. Ngoài ra, phân công lao động quá sâu, mỗi công nhân chỉ thực hiện một vài thao tác nên dễ bị nhàm chán không phát huy được sự sáng tạo của họ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA
Trước đây người ta hiểu tiêu thụ là hoạt động bán hàng nhưng theo nghĩa đầy đủ thì “hoạt động tiêu thụ là một quá trình trong đó người có hàng hóa tìm hiểu, khám phá và gợi mở nhu cầu của người mua và tìm cách thỏa mãn nhu cầu ấy một cách tốt nhất trên cơ sở lợi ích thỏa đáng và lâu dài của cả hai bên” (theo James M.Comer – Quản trị bán hàng. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1995, tr 44). Quan điểm này cho thấy, tiêu thụ là một quá trình phức tạp được cấu thành từ nhiều hoạt động khác nhau và có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Tôi sẽ tiến hành nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm theo cách tiếp cận chia quá trình tiêu thụ thành ba giai đoạn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là giai đoạn trước bán hàng; giai đoạn bán hàng và giai đoạn sau bán hàng. Mỗi giai đoạn có nhiều công việc cụ thể khác nhau nhưng áp dụng vào Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa thì có những công việc sau:
Giai đoạn trước bán hàng:
Hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng
Xây dựng chiến lược và chính sách tiêu thụ sản phẩm
Hoạch định chương trình bán hàng
Giai đoạn bán hàng:
Thực hiện các hoạt động hỗ trợ bán hàng
Thực hiện bán hàng
Giai đoạn sau bán hàng:
Thực hiện các dịch vụ sau bán hàng
Làm báo cáo tiêu thụ và tổng kết tiêu thụ
2.1 MỘT SỐ KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA
2.1.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thời gian của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động tiêu thụ của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Năm
Sản lượng tiêu thụ (viên)
Doanh thu tiêu thụ
(nghìn đồng)
Lợi nhuận ròng
(nghìn đồng)
2004
42.939.223
26.636.918
(2.044.500)
2005
36.417.947
25.357.950
2.110.434
2006
34.878.403
27.606.296
1.681.306
2007
34.547.058
31.624.809
3.419.627
2008
40.683.555
40.870.223
4.790.360
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa)
Nhìn vào bảng 2.1 và đồ thị 2.1 ở trên ta có thể thấy có sự thay đổi số liệu ở tất cả các chỉ tiêu từ số lượng sản phẩm tiêu thụ đến doanh thu và lợi nhuận ròng. Cụ thể:
Năm 2004, số lượng sản phẩm mà Công ty tiêu thụ được là 42.939.223 viên, đem lại doanh thu là 26.636.918 n.đ. Tuy nhiên, Công ty vẫn bị lỗ hơn 2 tỷ đồng do chi phí vận hành thử Nhà máy gạch Cotto Bình Dương quá lớn nên doanh thu đạt được không đủ để trang trải cho chi phí đó. Vì nhà máy này hoạt động không hiệu quả nên đến cuối năm thì Công ty tiến hành bàn giao cho Công ty Gốm xây dựng Hạ Long theo chủ trương của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng.
Năm 2005 đánh dấu sự đổi mới toàn diện trong cơ cấu của Công ty. Đó là việc chuyển đổi hoạt động sang hình thức Công ty cổ phần. Cổ phần hoá giúp công ty hoạt động độc lập, tự chủ trong mọi hoạt động SXKD nên bước đầu đã đem lại những kết quả đáng mừng. Mặc dù, sản phẩm tiêu thụ giảm 6.521.276 viên tức giảm 15,19% và doanh thu giảm 1.278.968 n.đ tức giảm 4,8% so với năm 2004 nhưng lợi nhuận ròng lại tăng là do tổng chi phí giảm (bàn giao Nhà máy Cotto Bình Dương và giảm sản lượng). Lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 2.136.075 n.đ. Lợi nhuận sau thuế của Công ty sau khi đã đóng thuế cho Nhà nước là 2.110.434 n.đ vì năm 2004 Công ty lỗ nên năm 2004 công ty được nhận một khoản bằng với số thuế mà đáng ra họ phải đóng nếu lợi nhuận dương do Cơ quan thuế trả. Nhưng trên thực tế thì Công ty không được nhận tiền mà khoản tiền đó sẽ được trừ vào khoản thuế Công ty đóng cho Nhà nước năm 2005. Do đó, Công ty chỉ phải đóng 25.641 n.đ thuế năm 2005.
Năm 2006, hoạt động của Công ty đã dần ổn định và quy hoạch hơn nhưng trên thị trường lại là năm khó khăn với nền kinh tế nói chung và đối với ngành sản xuất gạch đỏ nói riêng. Giá cả vật tư, nguyên vật liệu đầu vào tăng trong khi giá bán sản phẩm lại giảm, tiêu thụ khó khăn nhưng Công ty đã tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ. Sản lượng tiêu thụ giảm 1.539.544 viên tức giảm 4,23% so với năm 2005 nhưng doanh thu tiêu thụ lại tăng 2.248.346 n.đ tức tăng 8,87% và lợi nhuận ròng giảm 429.128 n.đ tức giảm 20,33% so với năm 2005. Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm là do doanh thu thu được không bù đắp được những chi phí mà Công ty đã chi ra
Năm 2007, Công ty gặp nhiều khó khăn do giá nguyên, nhiên vật liệu và các loại vật tư khác tiếp tục tăng từ 20 – 25% và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đến từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại, các cơ sở sản xuất tư nhân và từ các doanh nghiệp nước ngoài. Dựa trên tình hình năm 2006 và dự báo về xu thế trong những năm tới mà Công ty đã có những kế hoạch để chủ động đối phó với tình hình trên; đó là thực hiện thu hẹp sản xuất những sản phẩm giá trị thấp, không đem lại lợi nhuận cao và thị trường không có nhu cầu nhiều đồng thời Công ty cũng đa dạng hoá sản xuất các loại sản phẩm có giá trị cao như ngói 22, gạch NT300 và các loại sản phẩm khác. Hơn nữa, Công ty đã chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhất là sản phẩm ngói các loại và gạch trang trí khác; các giải pháp marketing giúp khâu tiêu thụ hàng hoá. Do vậy dù sản lượng tiêu thụ giảm 0,95% tức giảm 331.345 viên nhưng doanh thu lại tăng 4.018.513 n.đ tức tăng 14,56% và lợi nhuận ròng tăng 1.738.321 n.đ tức tăng 103,02% so với năm 2006.
Cuối năm 2007 đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới. Hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt nam nói riêng đều bị ảnh hưởng nhưng mức độ không giống nhau. Về phía Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hoà với kết quả đạt được năm 2007 cùng với việc phân tích đúng đắn nhu cầu khách hàng nên họ vẫn mạnh dạn mở rộng sản xuất. Tưởng rằng Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hoà sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng thực tế thì hoàn toàn bất ngờ, sản lượng tiêu thụ của công ty năm 2008 tăng 6.136.497 viên tức tăng 17,76%; doanh thu tiêu thụ đã tăng 9.245.414 n.đ tức tăng 29,23%; lợi nhuận ròng tăng 1.370.733 n.đ tức tăng 40,08% so với năm 2007. Đây là một kết quả mà khó có doanh nghiệp nào trong thời kỳ khủng hoảng có thể đạt được. Có được kết quả như thế trong thời kỳ khủng hoảng là do Công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch mà Công ty đã lập đầu năm. Bằng sự linh hoạt, sáng tạo và mạo hiểm của mình Công ty đã có được những kết quả rất tốt đẹp. Tuy nhiên, mức lợi nhuận đó so với chỉ số tăng trưởng của năm 2007 so với 2006 thì lại giảm bởi vì dù doanh thu tăng nhưng đồng thời tổng chi phí cũng tăng rất nhiều.
2.1.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thị trường của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Trước đây nước ta rất nghèo nên việc xây những ngôi nhà sử dụng VLXD như xi măng, cát, sỏi, gạch, ngói.. không phải đa số người dân có thể làm được. Nhưng từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế có sự đổi mới chính sách, cơ chế hoạt động nên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) vào năm 2020 và những chính sách mở cửa thông thương với các nước trên thế giới đã kéo theo sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của các tỉnh, thành phố cũng như các vùng, các khu vực nói riêng. Những khu công nghiệp, khu chế xuất; các doanh nghiệp; những con đường; các khu đô thị, công viên…vv đang ngày một được hình thành tạo cơ sở hạ tầng thực hiện CNH, HĐH đất nước. Đời sống của dân cư cũng được nâng cao. Chính vì vậy mà Chính phủ xác định ngành sản xuất và kinh doanh VLXD là một ngành có tiềm năng phát triển trong hiện tại và tương lai.
Hiện nay, sản phẩm của Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hoà đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Phân đoạn thị trường mà Công ty đi sâu khai thác ở các tỉnh thành đó là thị trường những người dân có thu nhập trung bình. Công ty xác định: Chiếm lĩnh đoạn thị trường bình dân này trước để lấy uy tín, thương hiệu từ đó phát triển sản phẩm để đáp ứng
Phụ lục 1 biểu thị sản lượng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm từ năm 2004 đến năm 2008 tại một số thị trường trọng tâm của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa. Sản lượng và doanh thu thay đổi qua các năm và các tỉnh thành khác nhau. Đó là 7 trong số 12 thị trường trọng tâm của Công ty, tỉ trọng của các thị trường này là rất cao (trên 65% doanh thu tiêu thụ trong cả nước). Các thị trường đó được coi là thị trường trọng tâm của Công ty vì tại các thị trường đó số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ cũng như lợi nhuận cao hơn các khu vực thị trường khác. Hơn nữa, những thị trường này tương đối gần với Công ty nên có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyên, quản lý,… Ngoài 7 thị trường đó thì thị trường trọng tâm của Công ty còn có thị trường Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa và Hòa Bình
Số lượng sản phẩm tiêu thụ bởi các khách hàng tại Hà Nội giảm dần từ 7.225.100 viên năm 2004 xuống 5.198.255 viên năm 2008 nhưng doanh thu tiêu thụ thì ngược lại tăng từ 4.482.019 n.đ năm 2004 lên 5.200.646 n.đ năm 2008 do giá thành sản phẩm tăng dần nên giá bán cũng tăng theo, giá bán tăng làm doanh thu tiêu thụ tăng. Ba thị trường khách hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong thị trường trọng tâm của Công ty luôn là Hà Nội, Hưng Yên – Thái Bình và Vĩnh Phúc nhưng vị trí cao nhất thì luôn có sự thay đổi qua các năm từ năm 2004 đến năm 2008. Cụ thể; năm 2004 thứ tự là Hà Nội (chiếm 23,88%), Hưng Yên – Thái Bình (chiếm 20,33%) và Vĩnh Phúc (chiếm 14,38%); năm 2005 là Hưng Yên – Thái Bình (chiếm 21,94%), Hà Nội (chiếm 21,36%) và Vĩnh Phúc (chiếm 16,32%); năm 2006 là Hưng Yên – Thái Bình (chiếm 24,19%); năm 2007 là Hưng Yên – Thái Bình (chiếm 22,7%), Vĩnh Phúc (chiếm 19,68%), Hà Nội (chiếm 17,89%) và năm 2008 thì Vĩnh Phúc giữ vị trí đầu (chiếm 23,11%), vị trí thứ hai là Hưng Yên – Thái Bình (chiếm 21,7%), Hà Nội (chiếm 17,27%).
Bảng 2.2 Sản lượng tiêu thụ tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên – Thái Bình của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa qua các năm
Sản lượng
2004
2005
2006
2007
2008
Hà Nội
7,225,100
5,038,948
4,890,750
4,650,789
5,198,255
Vĩnh Phúc
4,350,200
3,850,000
4,530,755
5,115,210
6,957,148
Hưng Yên - Thái Bình
6,150,200
5,175,910
5,978,120
5,899,250
6,532,870
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa)
Nhìn vào sơ đồ ta thấy, sản lượng tiêu thụ tại các thị trường đều có sự biến động tăng giảm thường xuyên qua các năm vì thị trường trong những năm đó biến đổi rất nhiều. Thị trường có nhiều biến động và biến động mạnh nhất là Hà Nội còn thị trường Hưng Yên – Thái Bình thì sự biến động ít hơn 2 thị trường khác
Sản lượng có sự tăng giảm liên tục, nguyên nhân tăng là do:
Nguyên nhân tăng:
Khách hàng tiếp nhận sản phẩm của Công ty từ những ngày đầu sản phẩm xuất hiện trên thị trường, tâm lý tiêu dùng theo thói quen nên họ tiếp tục sử dụng sản phẩm của Công ty.
Sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng về kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã, chất lượng và giá cả nên khách hàng đã lựa chọn tiêu dùng sản phẩm của Công ty .
Do tại các thị trường này chưa có nhiều đối thủ tham gia nên cường độ cạnh tranh thấp. Hoặc khách hàng muốn thay đổi thói quen tiêu dung cũ và quyết định sử dụng sản phẩm của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa. Trường hợp này khó xảy ra hơn nên muốn có được cơ hội này thì yêu cầu với Công ty là có hệ thống kênh phân phối rộng khắp, bao phủ được thị trường, Công ty dám mạo hiểm nhảy vào những thị trường mới, nhiều khó khăn hơn
Công ty tồn tại và phát triển đã hơn 30 năm nay nên Công ty cũng đã tạo được một vị trí nào đó trên thị trường và trong tâm trí người tiêu dùng.
Nguyên nhân giảm:
Do để mất khách hàng (sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, mối quan hệ giữa Công ty và nhà phân phối, hoặc giữa nhà phân phối với khách hàng không tốt làm cho khách hàng không tiêu dùng sản phẩm của Công ty...).
Do mức độ cạnh tranh quá cao, thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Chưa có chính sách Marketing đúng đắn và phù hợp.
Do khoảng cách địa lý (địa bàn có ít nhà phân phối mà thị trường lại rộng thì khoảng cách giữa nhà phân phối và khách hàng lớn,...
Với khả năng sản xuất của Công ty cùng với sự phát triển của thị trường thì việc đầu tư mở rộng và phát triển thị trường là có tính khả thi và có tiềm lực phát triển. Tuy nhiên không thể thực hiện một cách vội vàng và cẩu thả được mà đòi hỏi Công ty phải có sự chuẩn bị, phải tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trường để có thể đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời
2.1.3 Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo loại sản phẩm của Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Bảng 2.3 Kết quả tiêu thụ một số loại sản phẩm của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa năm 2008
Loại sản phẩm
Đơn vị tính
S.lượng sản xuất
S.lượng tiêu thụ
Tỉ lệ s.lượng tiêu thụ/s.lượng sản xuất
Gạch xây QTC
Viên
10.954.533
9.651.201
88,1%
Gạch nem tách 250
Viên
12.411.417
12.337.271
99,4%
Gạch lá dừa 200*100
Viên
680
680
100%
Gạch nem tách 300
Viên
894267
900042
100,65%
Gạch bó thềm
Viên
6253
6487
103,74%
Ngói hài tiểu
Viên
211936
214436
101,18%
Gạch nem rỗng
Viên
48150
18550
38,53%
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa)
Bảng trên cho thấy sản phẩm của Công ty có những sản phẩm sản lượng tiêu thụ bằng với sản lượng sản xuất như gạch lá dừa 200*100, số lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ đều là 680 viên hoặc sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn sản lượng sản xuất ra cụ thể; tỉ lệ sản lượng tiêu thụ/sản lượng sản xuất gạch nem tách 300 là 100,65%, gạch bó thềm là 103,74% và ngói hài tiểu là 101,18%. Đó hầu hết đều là những sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành cao. Ngoài ra, gạch xây QTC, gạch nem tách 250 và gạch nem rỗng đều là những sản phẩm có tỉ lệ sản lượng tiêu thụ/ sản lượng sản xuất dưới 100%; tức là sản xuất thì nhiều nhưng tiêu thụ được ít hơn đặc biệt là gạch nem rỗng chỉ tiêu thụ được 18550 viên trong khi sản xuất 48150 viên. Xu thế tiêu dùng sản phẩm gạch ngói là tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao, có tính thẩm mỹ, không chỉ phục vụ cho nhu cầu xây dựng mà còn cả nhu cầu trang trí.
2.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA
2.2.1 Thực trạng thực hiện giai đoạn trước bán hàng của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà
2.2.1.1 Vấn đề nghiên cứu thị trường và khách hàng của Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa
a. Nghiên cứu thị trường và khách hàng của Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Khách hàng là người tiêu dùng sản phẩm của Công ty. Khách hàng không chỉ là người tiêu dùng cuối cùng mà còn là cả những nhà phân phối (NPP) như nhà bán buôn, nhà bán lẻ…vv. Khách hàng là người trả lương cho doanh nghiệp, nếu không có khách hàng thì Công ty không thể tồn tại và phát triển được. Muốn có khách hàng, muốn khách hàng tiêu dùng sản phẩm của mình thì không có cách nào khác là phải đáp ứng nhu cầu, mong muốn của họ. Mà những khách hàng khác nhau lại có nhu cầu, mong muốn khác nhau. Vì vậy cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. “Công ty phải sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải cái mà mình có.”
Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng giúp Công ty biết được khách hàng thích sản phẩm gì, chất lượng như thế nào, màu sắc, kiểu dáng ra làm sao, biết thái độ, suy nghĩ về sản phẩm; biết họ đánh giá, nhận xét như thế nào về Công ty…vv. Hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên để có những đánh giá khách quan giúp Công ty đưa ra chiến lược, kế hoạch đúng đắn.
Phòng Kế hoạch kỹ thuật vật tư Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa làm nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Thông thường, kế hoạch sản xuất hàng năm được xây dựng căn cứ vào thực tế sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm trước. Điều này làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty mang tính chủ quan. Công ty chỉ lên kế hoạch dựa trên những yếu tố chủ quan của mình mà chưa tính đến nhu cầu của thị trường vì vậy có thể dẫn đến kết quả không chính xác, không thực tế:
Bảng 2.5 Kết quả tiêu thụ sản phẩm và kế hoạch của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa năm 2004
Đơn vị tính: viên
Sản phẩm
Sản lượng sản xuất
Sản lượng tiêu thụ
Kế hoạch đề ra
Gạch xây QTC
20.149.253
13.500.216
24.870.000
Gạch R60
1000
500
1000
Gạch nem tách 300
980320
810457
1.000.000
Ngói 22v/m2
8.250.210
5.910.245
9.000.000
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa)
Nói thế không có nghĩa là Công ty không thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường, tuy nhiên vấn đề ở đây là Công ty tiến hành quá ít và thực hiện một cách bột phát không có kế hoạch. Năm đầu tiên Công ty nghiên cứu thị trường khi chỉ là một doanh nghiệp độc lập năm 2004 và mới đây nhất là vào năm 2008. Môi trường kinh doanh nhiều biến động, thị trường cạnh tranh gay gắt vậy mà hoạt động nghiên cứu thị trường tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa lại không được quan tâm đúng mức.
b. Đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa
Hiện nay, cả nước có hơn 300 nhà máy sản xuất gạch sử dụng công nghệ nung bằng lò tuynel, gồm gần 100 doanh nghiệp nhà nước và trên 200 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra còn có hàng ngàn cơ sở sản xuất bằng lò thủ công truyền thống và gần 250 doanh nghiệp sản xuất bằng lò liên tục kiểu đứng [Báo cáo ngành gạch, AIT, 2003].
Các doanh nghiệp sản xuất gạch phân bố rộng trên cả nước, tập trung ở các vùng nông thôn, dọc theo các bãi sông, đầm, hồ, nơi có nguồn đất sét phong phú. Tại mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước đều có các doanh nghiệp sản xuất gạch bằng lò tuynel, lò thủ công truyền thống, lò liên tục kiểu đứng.
Hơn nữa, ngành sản xuất VLXD nói chung và sản xuất gạch ngói nói riêng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Đó là những ngành được khuyến khích phát triển trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Chính vì vậy mà thị trường sản xuất và kinh doanh gạch ngói mà Công ty tham gia có sự cạnh tranh khá cao. Mà chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa là chiến lược bao phủ thị trường tức là sản phẩm của Công ty phải được tiêu dùng trên cả nước nên Công ty phải cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp trong cả nước. Tuy nhiên, Công ty xác định đối thủ cạnh tranh lớn hiện tại là Công ty cổ phần Cầu Xây – Hà Nội, Công ty cổ phần Bá Hiến Viglacera vì đây là 2 công ty sản xuất những sản phẩm giống của Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa đó là gạch và ngói nung; có vị trí gần với Công ty và có công nghệ tương đối giống của Công ty. Bên cạnh đó, 3 công ty này trước đây đều thuộc nhà máy gạch Xuân Hòa sau này mới tách ra thành 3 đơn vị sản xuất và kinh doanh độc lập nên phương pháp hoạt động và quản lý của họ phần nào đó có sự tương đồng.
Bảng 2.6 So sánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa với đối thủ cạnh tranh năm 2008.
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Công ty cổ phần Viglacer Xuân Hòa(1)
Công ty cổ phần Cầu Xây – Hà Nội
Công ty cổ phần gạch Bá Hiến
Số lượng(2)
Tỉ lệ% (2)/(1)
Số lượng(3)
Tỉ lệ% (3)/(1)
Sản lượng sản xuất
viên
40.224.320
45.547.411
113,23%
29.887.654
74,3%
Sản lượng tiêu thụ
viên
40.683.555
42.150.210
103,61%
35.451.245
87,14%
Doanh thu tiêu thụ
n.đ
40.870.223
44.439.176
108,73%
36.587.262
89,52%
Lợi nhuận ròng
n.đ
4.790.360
4.998.256
104,34%
4.120.155
86,01%
Nhìn vào bảng trên ta thấy, quy mô sản xuất của Công ty Cầu Xây cao hơn Công ty Xuân Hòa, sản lượng sản xuất bằng 113,23%, sản lượng tiêu thụ bằng 103,61%; doanh thu tiêu thụ bằng 108,73%. Không chỉ có quy mô sản xuất lớn hơn mà Công ty Cầu Xây còn hoạt động hiệu quả hơn Công ty Xuân Hòa, thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận ròng, lợi nhuận ròng của Công ty Cầu Xây bằng 104,34% so với Công ty Xuân Hòa. Một đối thủ khác là Công ty cổ phần gạch Bá Hiến (viết tắt: Công ty Bá Hiến). Mặc dù xác định đây là một đối thủ lớn nhưng kết quả của Công ty Bá Hiến lại thấp hơn so với Công ty Xuân Hòa, sản lượng sản xuất năm 2008 chỉ bằng 74,3%; sản lượng tiêu thụ chỉ bằng 87,14%; doanh thu tiêu thụ chỉ bằng 89,52% và lợi nhuận ròng chỉ bằng 79,75% so với Công ty Xuân Hòa nhưng nếu so sánh về tỉ lệ tăng sản lượng tiêu thụ so với Công ty Xuân Hòa thì Công ty Bá Hiến lại có tỉ lệ cao hơn. Năm 2008, sản lượng sản phẩm sản xuất của Công ty Bá Hiến là 29.887.654 viên, sản lượng tiêu thụ là 35.451.245 viên, tỉ lệ sản lượng tiêu thụ so với sản lượng sản xuất là 118,61% trong khi ở Công ty Xuân Hòa tỉ lệ đó chỉ là 101,14%.
Bên cạnh đó, quy mô của họ chỉ bằng 74,3% nhưng doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận ròng của họ tương ứng bằng 89,52% và 86,01% so với Công ty Xuân Hòa.
Như vậy, đây là 2 đối thủ cạnh tranh rất lớn của Công ty. Họ có quy mô sản xuất lớn hơn, có thị phần lớn hơn, có tốc độ phát triển cao hơn đồng thời có phương pháp quản lý hiệu quả hơn nên Công ty cần phải có những biện pháp đúng đắn để cạnh tranh với họ.
c. Sự biến động của thị trường gạch, ngói đất sét nung
Thời đại ngày nay là thời đại mở cửa và hội nhập, nhất là khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới vào tháng 11 năm 2006 thì các chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với các ngành kinh tế, các doanh nghiệp trong nước dần được tháo bỏ. Các rào cản đối với các doanh nghiệp nước ngoài cũng bị thay thế dần bởi những chính sách thông thoáng hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cùng tham gia sân chơi thị trường Việt nam được công bằng hơn. Đến năm nay thì có rất nhiều chính sách bảo hộ, rào cản đã được nới nỏng cho nhiều ngành kinh tế, các doanh nghiệp tự quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình nhưng đối với ngành VLXD trong đó có sản xuất kinh doanh gạch ngói thì vẫn phụ thuộc nhiều vào chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước và của các tỉnh, thành trong cả nước.
Đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên cần hoàn thiện nhiều yếu tố để làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế như hoàn thiện cơ sở vật chất, xây dựng các công trình công nghiệp...Không có đất nước nào, vùng nào hay tỉnh thành nào được gọi là phát triển, được gọi là công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi mà không có những con đường, những doanh nghiệp hay những khu công nghiệp... Mà muốn xây dựng được những yếu tố đó thì phải có gạch, ngói và những sản phẩm xây dựng khác. Gạch, ngói là những nguyên vật liệu chủ yếu và quan trọng tạo ra những công trình cơ sở hạ tầng. Do vậy mà Nhà nước ta chưa thể để cho ngành kinh tế này hoạt động trôi nổi trên thị trường được.
Hơn nữa, sản phẩm gạch, ngói là._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2503.doc