MỞ ĐẦU
Kinh tế thế giới ngày nay đã có sự biến đổi về chất do xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá. Công nghệ thông tin-ngành công nghiệp mũi nhọn, phát triển với nhịp độ siêu tốc đã tạo nên cơ sở hạ tầng của nền văn minh kỹ thuật số, đã thâm nhập mọi ngành kinh tế, mọi lĩnh vực đời sống con người. Cuộc cách mạng phát kiến, ứng dụng Internet và thương mại điện tử đã tạo ra những biến đổi căn bản phương thức giao dịch, quản lý và sản xuất kinh doanh. Hàng loạt khái niệm mới đang định hướng tiến tr
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình phát triển, kinh tế tri thức, thương mại điện tử, giáo dục điện tử, Chính phủ điện tử, Ngân hàng điện tử và bao gồm cả thanh toán điện tử-bộ phận cấu thành hoạt động kinh tế thương mại điện tử đã đem lại những thành tựu vượt bậc trong hoạt động của các ngân hàng hiện đại ngày nay.
Đứng trước những biến đổi đó, hệ thống thanh toán qua ngân hàng cũng được hiện đại hoá, tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế có hiệu quả và đã từng bước phát triển, tác động tích cực đến lưu thông tiền tệ, hoạt động của các doanh nghiệp, dân cư và bản thân ngân hàng. Tuy nhiên theo đánh giá khách quan, hệ thống thanh toán qua ngân hàng Việt Nam còn nhiều bất cập và là khâu yếu trong các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. Chất lượng dịch vụ thanh toán còn nhiều hạn chế, thanh toán không dùng tiền mặt chưa phát triển, gây lãng phí, mất an toàn và kém hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và hệ thống thanh toán nói riêng còn nhiều vướng mắc.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại là đòi hỏi bức thiết của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trước vấn đề cấp thiết đó, tác giả lựa chọn chuyên đề: “Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam” làm chuyên đề báo cáo tốt nghiệp.
Chương I:
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN TỬ GIỮA CÁC NGÂN HÀNG
1.1. Thanh toán vốn giữa các ngân hàng với hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.1.1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt
Cùng với sự phát triển của loài người, hệ thống thanh toán đã và đang tiến triển từ nhiều thế kỷ, kèm theo đó là dạng tiền. Ở thời kỳ đầu những kim loại quý như vàng, bạc… được dùng làm phương tiện chính để thanh toán. Sau đó những tài sản tiền giấy bắt đầu được dùng trong thanh toán với những tính năng ưu việt hơn hẳn tiền kim loại đó là gọn nhẹ. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, tiền giấy bắt đầu bộc lộ những trở ngại là chúng dễ bị đánh cắp, tốn kém trong quá trình in ấn, phát hành và vận chuyển. Không những thế thanh toán bằng tiền mặt ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm:
+ Tính an toàn trong thanh toán sẽ không đảm bảo nếu thanh toán bằng tiền mặt. Nếu khách hàng cầm một lượng tiền lớn trong tay để đem đi thanh toán thì nguy cơ bị mất hay trộm cướp là rất lớn.
+ Chi phí xã hội tăng trong việc phát hành, kiểm đếm, bảo quản vận chuyển tiêng mặt, tiêu huỷ tiền rách nát.
+ Thanh toán bằng tiền làm ảnh hưởng đến tính liên tục của chu kỳ sản xuất, quá trình thanh toán sẽ diễn ra chậm, vốn bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn giảm, thời gian và chi phí cho quá trình thanh toán tăng. Ngân hàng không phát huy được hết vai trò trung gian thanh toán và vai trò giám sát nền kinh tế của mình.
+ Trong quá trình thanh toán bằng tiền mặt, đồng tiền nằm im không vận động, không sinh lời.
+ Thanh toán bằng tiền mặt dễ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham ô, biển thủ công quỹ, rửa tiền, trốn thuế…
+ Thanh toán bằng tiền mặt không giúp cho ngân hàng và các cơ quan quản lý được lượng tiền mặt trong lưu thông, điều hành tốt các chính sách kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Khi nền kinh tế phát triển ở mức độ cao, nhu cầu thanh toán tăng nhanh cả về số lượng và giá trị một lần thanh toán. Hơn thế, do yêu cầu hội nhập và xu hướng toàn cầu hoá đòi hỏi ngành ngân hàng không thể chậm chân trong phương thức phục vụ thanh toán cho khách hàng.
Với sự trợ giúp của computer và công nghệ viễn thông hiện đại đã cho ra đời một hệ thống thanh toán tốt hơn, khắc phục được những nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt và đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Đó là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán không trực tiếp dùng tiền mặt trong quan hệ chi trả lẫn nhau giữa các tổ chức kinh tế, cá nhân trong xã hội. Để biểu hiện quan hệ thanh toán, nó thực hiện bằng cách trích chuyển vốn tiền tệ từ TK này sang TK khác hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các TCTD. Thanh toán không dùng tiền mặt có sự tách biệt tương đối giữa vận động hàng hoá và tiền tệ về thời gian cũng như không gian.
Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời đã làm tròn chức năng trung gian thanh toán trong nền kinh tế của ngân hàng. Nó đã khắc phục được hầu hết nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt. Đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện đại và là bước phát triển tất yếu trong tiến trình hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng ra thế giới.
1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa thanh toán vốn giữa các ngân hàng.
* Khái niệm:
Thanh toán vốn giữa các ngân hàng là việc thanh toán vốn tiền tệ giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc giữa các ngân hàng khác hệ thống phát sinh trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ và điều chuyển tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và nghiệp vụ điều chuyển tiền của chính bản thân ngân hàng.
* Ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt:
- Thanh toán không dùng tiền mặt tiết kiệm được chi phí xã hội gắn với việc in ấn, vận chuyển, bảo quản, cất trữ tiền mặt và tiêu huỷ tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
- Thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. Bất kỳ một chu kỳ sản xuất kinh doanh nào cũng bắt đầu từ khâu thanh toán và kết thúc bằng khâu thanh toán. Do vậy tổ chức thanh toán tốt, nhanh gọn, chính xác sẽ rút ngắn được chu kỳ sản xuất, tăng tốc độ lưu chuyển vốn và đảm bảo khả năng an toàn vốn. Quy trình thanh toán ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra trôi chảy sẽ giúp lưu thông hàng hoá thông suốt, hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả và nền kinh tế sẽ có được đà tăng trưởng cần thiết.
- Thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngân hàng quản lý chặt chẽ lượng tiền mặt trong lưu thông và quản lý tốt hoạt động của nền kinh tế qua chức năng thanh toán của ngân hàng.
- Thanh toán không dùng tiền mặt giúp các ngân hàng, TCTD tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế vào ngân hàng. Từ đó ngân hàng mở rộng cho vay, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn trong nền kinh tế. Như vậy ngân hàng đã thực hiện được việc điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, giúp cho nền kinh tế phát triển một cách toàn diện, cân đối.
- Qua việc quản lý biến động về số dư TK gửi tiền thanh toán của khách hàng, ngân hàng thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát tình hình hoạt động, khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Đây là cơ sở để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng và đầu tư có hiệu quả.
- Thông qua số dư TK tiền gửi thanh toán của khách hàng, ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn với chi phí thấp. Như vậy, với việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt ngân hàng có thể thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn có chi phí cao tăng tỷ trọng nguồn vốn có chi phí thấp. Đây là cơ sở để ngân hàng có thể hạ lãi suất cơ bản, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
- Thanh toán không dùng tiền mặt giúp làm tăng vòng quay vốn cho khách hàng, tăng sự vận động của vật tư tiền vốn trong nền kinh tế quốc dân. Tổ chức tốt thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn tránh thời gian ứ đọng vốn, chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm thời gian thanh toán nhanh hơn và vốn kịp thời tham gia vào chu kỳ sản xuất tiếp theo.
- Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện tập trung được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế vào ngân hàng để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt nghiệp vụ này ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng mở TK tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, nhờ đó ngân hàng có thể tập trung được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để mở rộng và tăng cường đầu tư tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng.
- Tổ chức tốt thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngân hàng kiểm soát được các hoạt động của nền kinh tế và tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Từ đó ngân hàng có thể thực hiện tốt nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng, nó cũng tạo cơ sở cho khách hàng phấn đấu có tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Thanh toán không dùng tiền mặt còn là cơ sở thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM. Mục đích của các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng không chỉ để lấy lãi mà còn để mua các dịch vụ ngân hàng, mục đích này dần trở thành mục đích chính của khách hàng. Sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng được đo bằng số lượng và chất lượng các dịch vụ mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng. Thu từ phí dịch vụ cũng là một nguồn thu quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của các ngân hàng.
- Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp NHNN kiểm soát được mức tạo tiền và mức tăng tín dụng, góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Tổ chức tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt cũng là giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tổ chức tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp các cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật ngăn chặn và phát hiện được nạn tham ô, biển thủ công quỹ, hối lộ, rửa tiền, trốn thuế…
1.1.3. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu.
Nghị định 30/CP ngày 09/05/1996 ban hành quy chế phát hành và sử dụng séc. Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Ngày 26/03/2002 NHNN ban hành quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Ngày 27/03/2002 NHNN ban hành quyết định số 235/2002/QĐ-NHNN về việc chấm dứt phát hành ngân phiếu thanh toán và kể từ ngày 01/04/2002 ngân phiếu thanh toán không còn được sử dụng. Với nội dung các văn bản này, hiện nay hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam bao gồm:
a) Thanh toán bằng séc
Séc là lệnh trả tiền của chủ TK được lập trên mẫu do NHNN quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ TK tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc.
Séc có nhiều loại: séc lĩnh tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc du lịch…, ở Việt Nam séc chỉ bao gồm séc chuyển khoản và séc bảo chi.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông séc, séc được chia thành séc ký danh và séc vô danh. Trừ những séc có cụm từ “không chuyển nhượng” còn lại có khả năng chuyển nhượng. Thời hạn hiệu lực của séc là 15 ngày kể từ ngày ký phát. Trường hợp ngày kết thúc thời hạn hiệu lực là ngày nghỉ thì thời hạn đó được lùi vào ngày làm việc kế tiếp.
b) Uỷ nhiệm chi-chuyển tiền
Uỷ nhiệm chi (UNC) là lệnh chi tiền của chủ TK được lập theo mẫu in sẵn của chủ ngân hàng yêu cầu trích TK theo số tiền ghi trên UNC để trả cho người thụ hưởng.
Nội dung kinh tế của UNC khá phong phú, ngoài việc thanh toán hàng hoá dịch vụ, thanh toán công nợ, nộp thuế… UNC còn dùng để chuyển tiền giữa các ngân hàng với nhau. Thủ tục thanh d UNC đơn giản không gây phiền hà cho khách hàng, chì sau một thời gian ngắn bên bán đã nhận được tiền mà không phải đến ngân hàng làm thủ tục. Ưu điểm nổi bật của UNC là: an toàn, hiệu quả và đặc biệt thuận tiện dưới sự trợ giúp của các thành tựu khoa học phát triển. Tuy nhiên việc trả tiền cho người thụ hưởng là do thiện chí của người mua. Nếu người mua không sòng phẳng trong thanh toán thì quyền lợi của người bán sẽ không được đảm bảo.
Chuyển tiền dưới hình thức séc chuyển tiền cầm tay: trường hợp này áp dụng cho người thụ hưởng trực tiếp cầm séc chuyển tiền nộp vào ngân hàng. Như vậy séc chuyển tiền cầm tay là hình thức chuyển tiền gắn với UNC. Séc chuyển tiền cầm tay chỉ áp dụng chuyển tiền trong phạm vi một hệ thống ngân hàng. Thời hạn chuyển tiền của séc là không quá 30 ngày theo lịch.
c) Uỷ nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu (UNT) là chứng từ thanh toán do người bán lập để đòi tiền hàng đã giao cho người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên chứng từ. UNT là loại chứng từ không cần có sự chấp nhận thanh toán của người mua nên khi ngân hàng nhận từ người bán nếu thoả mãn các điều kiện ghi sổ thì sẽ tính ngay TK của người mua chuyển ngay vào TK của người bán theo số tiền ghi trên UNT. UNT có phạm vi thanh toán rộng, tuy nhiên các giao dịch thanh toán áp dụng thường nhỏ, thủ tục thanh toán phức tạp và quyền lợi của người bán nhiều khi không được đảm bảo.
d) Thư tín dụng
Thư tín dụng là một hình thức thanh toán theo sự thoả thuận giữa hai bên mua và bán trong điều kiện bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trả phù hợp với giá trị hàng hoá mà bên bán đã giao theo hợp đồng hay đơn đặt hàng đã ký. Thư tín dụng được dùng để thanh toán giữa các khách hàng có TK ở hai ngân hàng khác nhau. Mỗi thư tín dụng chỉ dùng để thanh toán cho một người thụ hưởng. Số tiền tối thiểu của thư tín dụng là 10 triệu đồng, thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 3 tháng.
Trong thanh toán bằng thư tín dụng, khả năng đảm bảo bằng chi trả là chắc chắn theo những điều khoản mà hai bên đã thoả thuận. Nhưng thủ tục mở thư tín dụng phiền hà, người mua hàng sẽ bị đọng vốn do phải ký gửi một khoản tiền lớn trên TK tiền gửi để đảm bảo thanh toán mà không được hưởng lãi.
e) Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một hình thức do ngân hàng phát hành để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, lĩnh tiền mặt. Thẻ thanh toán gắn liền với kỹ thuật điện tử, tin học nên khả năng thanh toán tiện lợi, nhanh chóng chính xác nên được áp dụng cho nhiều đối tượng. Thẻ thanh toán có nhiều loại:
- Thẻ ghi nợ: áp dụng với các khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng, do giám đốc phát hành thẻ xem xét quyết định. Mỗi thẻ có hạn mức tối đa, khách hàng chỉ có thể thanh toán trong phạm vi hạn mức thẻ.
- Thẻ ký quỹ thanh toán: áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng. Muốn sử dụng thẻ này khách hàng phải lưu ký tiền vào tài khoản riêng tại ngân hàng và được sử dụng thẻ có giá trị thanh toán bằng số tiền ký quỹ ghi trong thẻ đã đăng ký.
- Thẻ tín dụng: áp dụng với khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay tiền. Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng chấp nhận bằng văn bản.
1.2. Phương thức thanh toán điện tử liên ngân hàng.
1.2.1. Khái quát về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Căn cứ vào Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và quyết định số 44/2002/QG-TTg ngày 21/3/2002 của thủ tướng chính phủ về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Ngày 9/4/2002 Thống đốc NHNN ban hành QĐ số 309/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng theo đó:
Thanh toán điện tử liên ngân hàng là quá trình xử lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng, được thực hiện qua mạng máy tính.
* Các bên tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng gồm:
Trung tâm thanh toán quốc gia: là trung tâm đặt tại ngân hàng trung ương, thực hiện các chức năng của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng: Chức năng tiểu hệ thống giá trị cao (Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao là tiểu hệ thống của hệ thanh toán điện tử liên ngân hàng, thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các khoản thanh toán giá trị cao và thanh toán khẩn), chức năng chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị thấp (Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp là tiểu hệ thống của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thực hiện thanh toán các khoản giá trị thấp), xử lý các TK tiền gửi thanh toán, giao diện với hệ thống chuyển tiền điện tử và các chức năng kiểm tra hệ thống, bao gồm phần cứng, phần mềm và truyền thông.
Trung tâm xử lý tỉnh: là trung tâm đặt tại chị nhánh NHNN tỉnh thành phố và SGD NHNN thực hiện chức năng xử lý các lệnh thanh toán của tiểu hệ thống giá trị thấp; chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị cao trong phạm vi hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Trung tâm điều hành hệ thống: là một bộ phận cấu thành của trung tâm thanh toán quốc gia đảm nhiệm các chức năng quản lý và kiểm soát hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Thành viên trực tiếp (viết tắt là thành viên): là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã đăng ký, được cấp có thẩm quyền chấp nhận tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và có TK tiền gửi tại SGD NHNN.
Đơn vị thành viên trực tiếp (viết tắt là đơn vị thành viên): là một đơn vị thành viên được kết nối trực tiếp với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Thành viên gián tiếp: là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thông qua thành viên trực tiếp.
* Chính sách pháp lý:
Ngày 21/03/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 44/2002/QĐ-TTg cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán đã tạo tiền đề cho việc triển khai và phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng được ban hành kèm theo quyết định số 309/200//QĐ-NHNN đã quy định rõ các vấn đề về thanh toán điện tử liên ngân hàng như đối tượng và phạm vi áp dụng, quy định về chứng từ điện tử, quy định về thành viên, quy định về quản lý và vận hành hệ thống, quy định về hạch toán kế toán trong hệ thống, quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia vào hệ thống, vi phạm và xử lý vi phạm…
* Mô hình tổ chức kỹ thuật:
Phần mềm: Để vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, NHNN đã xây dựng dự án IPBS-Chương trình xử lý giao dịch Br/CI-TAD. BR/CI-TAD (Terminal Access Device for SBV-Branch & Credit institution) là chương trình phần mềm dành cho các chi nhánh NHNN và các TCTD tham gia vào hệ thống thanh toán liên hàng xây dựng. BR/CI-TAD cho phép các ngân hàng sử dụng các dịch vụ của thanh toán điện tử liên ngân hàng như: giao dịch giá trị thấp, giao dịch giá trị cao, thanh toán bù trừ… hoặc sử dụng để thực hiện một số công việc khác có liên quan đến hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng như các vấn tin khác nhau và đối soát dữ liệu.
BR/CI-TAD được cài đặt trên máy PC của NHNN tại các nơi có trung tâm xử lý cấp tỉnh (PPC) của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, Br-TAD trao đổi dữ liệu với máy chủ của PPC trong môi trường mạng LAN. CI-TAD do các TCTD sử dụng và các máy tính cài đặt CI-TAD có thể được kết nối với máy chủ của PPC theo nhiều phương thức khác nhau: Dial up, X.25, LAN to LAN.
Khi đóng vai trò ngân hàng A: CI-TAD cung cấp các chức năng thực hiện giao dịch tại ngân hàng gửi.
Nhập dữ liệu lệnh chuyển tiền.
Huỷ lệnh chuyển tiền.
Yêu cầu hoàn lệnh chuyển tiền.
Đăng ký cảnh báo số dư TK quyết toán.
Tạo file giao dịch.
Điện tra soát lệnh chuyển tiền đi.
Lệnh chuyển tiền đi chờ xử lý.
Khi đóng vai trò là ngân hàng B: Chương trình xử lý giao dịch CI-TAD cung cấp các chức năng cho việc xử lý giao dịch đến.
Kiểm soát lệnh chuyển tiền đến.
Từ chối/chấp nhận lệnh chuyển tiền đến.
Từ chối/chấp nhận yêu cầu hoàn chuyển giao dịch đến.
Tạo file kết quả cho giao dịch đến.
Điện tra soát lệnh chuyển tiền đến.
Lệnh chuyển tiền đến chờ xử lý.
Ngoài ra BR/CI-TAD còn giúp tra cứu số liệu như vấn tin lệnh chuyển tiền đi, vấn tin hạn mức tổng thể và cảnh báo, vấn tin về TK người nhận, tra cứu lệnh chuyển tiền đi, tra cứu lệnh huỷ giao dịch, tra cứu lệnh chuyển tiền đến, tra cứu các yêu cầu hoàn chuyển…
* Các loại giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng:
- Thanh toán có giá trị thấp (LV Credit payment): Chuyển một lượng tiền có giá trị thấp từ hội sở chính hay chi nhánh của một TCTD thành viên đến hội sở chính hay chi nhánh của một TCTD thành viên khác.
- Thanh toán nợ có uỷ quyền trước (LV Pre-Authorizel Debit): Yêu cầu thanh toán nợ vào một ngày nhất định do một TCTD đã được uỷ quyền trước khởi phát. Khi nhận được yêu cầu này, một lượng tiền sẽ được rút ra từ TK khách hàng uỷ quyền và ghi có cho TCTD được uỷ quyền (Dịch vụ này chỉ được thực hiện đối với các ngân hàng đã thiết lập TK tiền gửi).
- Thanh toán có giá trị cao (HV Credit payment): Chuyển tiền giữa các TCTD thành viên hay giữa hội sở chính/chi nhánh thông qua TK quyết toán tại SAPS theo chế độ thời gian thực (real time). Chuyển kết quả thực hoá thanh toán bù trừ giấy của TCTD thành viên tới SAPS và hạch toán vào TK quyết toán của TCTD đó.
Tuỳ thuộc vào loại giao dịch mà quá trình thực hiện một giao dịch phải đi qua hay không đi qua các bước sau:
+ Nhập liệu: Đây là quá trình tạo các giao dịch, chỉ khi người sử dụng là Originator (người tạo giao dịch) thì mới có thể tạo được giao dịch.
+ Kiểm soát và xác thực giao dịch: Xác thực các giao dịch do Originator tạo ra có đúng hay không.
+ Kiểm soát và duyệt lần cuối giao dịch: Chỉ những giao dịch ở trạng thái chờ giao duyệt. Giao dịch đi qua trạng thái này sẽ được đưa vào trạng thái chờ gửi.
* Dịch vụ file:
Các giao dịch có thể được truyền từ CI lên PPC bằng các tin điện (Message), mỗi giao dịch là một tin điện để xử lý tức thời nhưng đồng thời các giao dịch có thể gộp lại trong một hoặc nhiều file. Một file có thể chứa một hoặc nhiều giao dịch. Các giao dịch trong một file phải cùng loại, không thể đóng gộp nhiều dịch vụ vào một file.
Ngoài các file là các bó giao dịch còn có các file chứa những thông tin khác như thông tin tổng hợp, báo cáo, đối soát, các file được chuyển theo cả hai chiều từ CI lên PPC và ngược lại.
Dữ liệu trong file trước khi chuyển sẽ được mã hoá đối với những trường hợp cần thiết. Tất cả các thao tác trên file chỉ được thực hiện bởi những user (người sử dụng) có mức phân quyền là Approve (người duyệt cuối cùng). Những giao dịch đã được chuyển bằng tin điện hoặc đã được đóng file trước đó thì không thể đóng lại được.
1.2.2. Một số quy định trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng được ban hành theo quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN đã quy định rõ các vấn đề về thanh toán điện tử liên ngân hàng như đối tượng và phạm vi áp dụng, quy định về chứng từ điện tử, quy định về thành viên, quy định về quản lý và vận hành hệ thống, quy định về hạch toán kế toán trong hệ thống, quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia vào hệ thống, vi phạm và xử lý vi phạm.
1.2.2.1. Thủ tục tham gia và rút khỏi hệ thống:
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán muốn tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng phải gửi đơn tham gia hệ thống đến ban điều hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo mẫu biểu quy định.
Thành viên và đơn vị thành viên muốn rút khỏi hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng phải gửi đơn rút khỏi hệ thống đến Ban điều hành thanh toán điện tử liên ngân hàng trước 2 tuần kể từ ngày dự định rút khỏi hệ thống theo mẫu quy định.
Khi có thông báo của Ban điều hành chấp thuận Đơn rút khỏi hệ thống, thành viên và các đơn vị thành viên trực thuộc phải ngừng tham gia hệ thống vào cùng thời gian do Ban điều hành ấn định.
1.2.2.2. Quy định về quản lý và vận hành hệ thống:
- Ban điều hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHNN thành lập thành phần gồm:
+ Một phó thống đốc NHNN là trưởng ban.
+ Đại diện lãnh đạo của một số đơn vị tại trụ sở chính NHNN và là thành viên.
- Kiểm tra tính hợp lệ của lệnh thanh toán: các lệnh thanh toán trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng lập dưới dạng chứng từ điện tử theo quy định của NHNN. Trong quá trình sử dụng, các thành viên hoặc đơn vị thành viên phải kiểm tra và chịu trách nhiệm pháp lý nếu sử dụng chứng từ bất hợp pháp. Thông tin cần kiểm tra gồm:
+ Loại và khuôn dạng của các dữ liệu.
+ Tính hợp pháp của người khởi tạo dữ liệu.
+ Ngày tháng, tổng kiểm tra.
+ Tính duy nhất.
+ Các yếu tố bắt buộc đối với lệnh thanh toán.
+ Mã xác nhận tin điện.
+ Mã đơn vị tham gia, mã thiết bị sử dụng đầu cuối và mã người duyệt.
+ Thời gian làm việc áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
- Thời điểm các đơn vị ngừng nhận chứng từ thanh toán trong ngày của khách hàng là 15h30’ của ngày làm việc. Các chứng từ nhận sau 15h30’ sẽ được xử lý vào ngày làm việc tiếp theo.
- Thời điểm các đơn vị ngừng lệnh thanh toán là 15h45’ của ngày làm việc.
- Thời điểm hoàn thành xử lý các công việc trong ngày của toàn hệ thống là 16h30’ của ngày làm việc.
1.2.2.3. Ghi nhật ký các giao dịch:
Quá trình xử lý các giao dịch được hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tự động ghi dưới dạng các file dữ liệu nhật ký. Định kỳ, các file nhật ký phải được lưu trữ ra các file thiết bị mang tin (băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, CD-ROM) và được bảo quản theo chế độ quy định như đối với việc bảo quản chứng từ điện tử. Các đơn vị phải có trách nhiệm xuất trình các file dữ liệu nhật ký cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có yêu cầu. Quy định về nhật ký như sau:
+ Đối với thành viên, đơn vị thành viên, ghi nhật ký các yêu cầu giao dịch và tin điện kết quả.
+ Đối với trung tâm thanh toán quốc gia, trung tâm xử lý tỉnh, ghi nhật ký các tin điện giao dịch và kết quả xử lý.
1.2.2.4. Vấn tin đối chiếu:
1. Vấn tin: thành viên và các đơn vị thành viên thực hiện vấn tin về thông tin số dư TK và các thông tin liên quan của mình bằng cách gửi tin điện yêu cầu vấn tin. Hệ thống sẽ tự động kiểm tra tính hợp lệ của các yêu cầu này và cung cấp các thông tin trả lời.
2. Đối chiếu: công việc đối chiếu được thực hiện hằng ngày vào thời điểm cuối giờ làm việc.
a) Số liệu đã hạch toán trong ngày tại Trung tâm thanh toán quốc gia và trung tâm xử lý tỉnh là căn cứ gốc để đối chiếu thanh toán.
b) Về nguyên tắc toàn bộ lệnh thanh toán phát sinh phải được đối chiếu khớp đúng giữa số liệu tại trung tâm thanh toán quốc gia, trung tâm xử lý tỉnh với các đơn vị thành viên ngay trong ngày, trừ trường hợp bất khả kháng như sự cố kỹ thuật, truyền thông.
c) Công việc đối chiếu lệnh thanh toán được thực hiện cho từng ngày riêng biệt. Trong trường hợp có sự cố không thể hoàn thành ngay trong ngày theo quy định thì được phép kéo dài sang ngày làm việc kế tiếp sau khi sự cố được khắc phục. Tuy nhiên việc đối chiếu dù được thực hiện vào ngày kế tiếp nhưng vẫn phải phản ánh theo ngày phát sinh lệnh thanh toán.
d) Trung tâm xử lý tỉnh nhận dữ liệu lệnh thanh toán liên tỉnh từ trung tâm thanh toán quốc gia và tổng hợp với dữ liệu lệnh thanh toán trên địa bàn mình quản lý để chuyển cho các đơn vị thành viên đối chiếu.
e) Các đơn vị thành viên nhận số liệu và đối chiếu với số lệnh thanh toán thực chuyển và nhận trong ngày như sau:
- Doanh số Nợ (Có) trên biểu “báo cáo chuyển tiền đi” phải bằng doanh số Nợ (Có) trên biểu “đối chiếu chuyển tiền đi”.
- Doanh số Nợ (Có) trên biểu “báo cáo chuyển tiền đến” phải bằng doanh số Nợ (Có) trên biểu “đối chiếu chuyển tiền đến”.
- Chênh lệch kết quả đối chiếu trên biểu “đối chiếu chuyển tiền đi” và “đối chiếu chuyển tiền đến” phải bằng 0.
Trong trường hợp có sai khác, các đơn vị thành viên phải thông báo, phối hợp với trung tâm xử lý tỉnh và trung tâm thanh toán quốc gia để xử lý.
1.2.2.5. Quy định về xử lý thiếu vốn trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Về xử lý trường hợp thiếu vốn hoặc hạn mức nợ ròng:
- Đối với lệnh thanh toán giá trị cao hoặc khẩn:
+ Thực hiện thấu chi theo quy định của Thống đốc NHNN.
+ Bổ sung vốn từ chính nguồn vốn của thành viên.
+ Bổ sung vốn thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ.
+ Lệnh thanh toán đó được chuyển tạm vào hàng đợi, khi đủ tiền lệnh thanh toán được xử lý.
+ Đến cuối ngày giao dịch, TK tiền gửi thanh toán tương ứng vẫn không đủ tiền, những lệnh thanh toán lưu trong hàng đợi sẽ tự động bị huỷ bỏ. Các thành viên và đơn vị thành viên thực hiện dịch vụ vấn tin để kiểm tra tình trạng của các khoản thanh toán này.
- Đối với lệnh thanh toán giá trị thấp:
a) Trường hợp không đủ hạn mức nợ ròng:
+ Đợi đến lúc đủ hạn mức nợ ròng, lệnh thanh toán mới được thực hiện.
+ Thành viên có thể tăng ngay hạn mức nợ ròng theo quy định.
b) Trường hợp thiếu vốn trong TK tiền gửi thanh toán, các thành viên phải thực hiện:
+ Thực hiện thấu chi trong thanh toán theo quy định.
+ Bổ sung từ chính nguồn vốn thành viên.
+ Bổ sung vốn thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ.
+ Đến cuối ngày làm việc, các thành viên thiếu vốn không có khả năng bổ sung đủ tiền để thanh toán các khoản phải trả ròng, thanh toán điện tử liên ngân hàng sẽ thực hiện giải pháp cho vay qua đêm theo quy định của NHNN.
Trong năm 2006, toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những thành công về hoạt động thanh toán đáng ghi nhận: Tăng khối lượng, tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt, tăng tốc độ thanh toán nói chung của nền kinh tế, an toàn trong thanh toán cao, các phương tiện thanh toán có xu hướng phát triển. Hệ thống thanh toán, công nghệ thanh toán đã và đang được hiện đại hoá với công nghệ tiên tiến. Trong điều kiện hội nhập, các cơ chế thanh toán hiện đại đang được hoàn thiện và xây dựng mới.
1.3. Điều kiện thực hiện và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng.
1.3.1. Điều kiện thực hiện
Các thành viên tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng phải tuân thủ theo các điều kiện sau:
- Phải có TK tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch NHNN.
- Phải duy trì số dư TK tiền gửi thanh toán bảm bảo thực hiện quyết toán bù trừ qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
- Phải thiết lập, duy trì và quản lý hạn mức nợ ròng và thực hiện đầy đủ các quy định về ký quỹ các chứng từ có gửi tại NHNN.
- Phải đăng ký tên, chức vụ, chữ ký mẫu và địa chỉ liên hệ của cán bộ được giao trách nhiệm, hoặc uỷ quyền thực hiện thanh toán điện tử liên ngân hàng của đơn vị.
- Phải đăng ký thiết bị đầu cuối và kênh truyền thông mà thành viên sử dụng khi tham gia hệ thống, đảm bảo vận hành các thiết bị và phần mềm đầu cuối của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động tốt.
1.3.2. Các nhân tố bên trong
- Yếu tố con người:
Thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống thanh toán với trình độ công nghệ cao, chính vì vậy mỗi ngân hàng ._.khi tham gia vào hệ thống đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ về tin học. Với mỗi cán bộ có trình độ cao về tin học, công nghệ sẽ giúp cho hệ thống thanh toán điện tử đạt hiệu quả cao nhất, giảm thiểu được những sai sót có thể xẩy ra do hạn chế về xử lý hệ thống.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nói riêng. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đòi hỏi phải có máy móc, thiết bị, phần mềm đạt theo tiêu chuẩn của NHNN mới có thể tham gia vào hệ thống. Chính vì vậy ngân hàng phải không ngừng đầu tư hiện đại hoá thiết bị nhằm bảm bảo liên lạc thông suốt chính xác, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng của chuyển tiền.
1.3.3. Các nhân tố bên ngoài
- Môi trường pháp lý:
+ Thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống thanh toán hiện đại nhất hiện nay, tuy nhiên vẫn còn một số ngân hàng chưa thể tham gia trực tiếp vào hệ thống do còn chưa đáp ứng được các yêu cầu về thành viên. Chính vì vậy, cũng không nên quá khắt khe, như vậy sẽ mở rộng được số lượng ngân hàng tham gia hệ thống.
+ Thời gian quy định về thanh toán hiện nay còn hạn chế, do vậy chưa thể đáp ứng được các nhu cầu thanh toán cao của nền kinh tế.
+ Sự phát triển của công nghệ mới trong hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi cần phải có các quy định pháp lý mới. Các dịnh vụ thanh toán điện tử chỉ hiệu quả và an toàn thực sự khi nó đúng luật. Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật phần lớn bỏ quên không công nhận các hợp đồng trực tuyến, các chữ ký điện tử, các thông điệp và thư tín điện tử, hoá đơn điện tử hoặc các công cụ tài chính phi vật thể, tiền mặt điện tử hoặc hệ thống thanh toán trên Internet, và phần lớn đòi hỏi phải có bằng chứng hữu hình cho giao dịch để nó được thừa nhận tại toà án. Để thuận tiện và đảm bảo an toàn trong thanh toán điện tử, hệ thống pháp lý cần vượt qua được các rào cản pháp lý cũ kỹ này, ví dụ tính hợp lệ của chữ ký điện tử, hợp đồng trực tuyến, hoá đơn điện tử hoặc các công cụ tài chính phi vật thể phải được đưa ra.
Chương II:
THỰC TRẠNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.
2.1. Khái quát về hệ thống thanh toán của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngân hàng Công thương Việt Nam là một NHTM Nhà nước lớn tại Việt Nam, được thành lập trong bối cảnh đất nước chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước từ tháng 7/1988 trên cơ sở tách ra từ hệ thống NHNN Việt Nam. Sau đó Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) được thành lập theo quyết định số 402/QĐ ngày 14/11/1990 của Chủ tịch HĐBT; Quyết định số 67/QĐ-NH2 ngày 27/3/1993, Quyết định số 285/QĐ-NH ngày 21/9/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Sự đổi mới cơ bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam được tổ chức thực hiện theo mô hình hai cấp và thể hiện rõ qua việc thực hiện hai luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng.
Trên cơ sở đó, Ngân hàng nhà nước đã triển khai ba hệ thống thanh toán chính trong ngân hàng: Đó là hệ thống thanh toán nội bộ trong từng ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng qua ngân hàng Ngà nước và hệ thống thanh toán qua tài khoản tiền gửi của các NHTM tại ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra còn phương thức thanh toán song phương giữa hai ngân hàng với nhau.
Hệ thống thanh toán của NHCTVN
NHCTVN
Thanh toán trong hệ thống
Thanh toán ra ngoài hệ thống
Thanh toán ra ngoài lãnh thổ Việt Nam
TT
VNĐ (EPS)
TT ngoại tệ (IBS)
TT
song biên EEPS
TT
điện tử LNH IBPS
TT
bù trừ
TT qua tiền gửi tại NHNN
TT
quốc tế qua SWIFT
TT
quốc tế qua TELEX
2.2. Cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT tại Việt Nam.
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy.
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của xã hội, cơ cấu tổ chức bộ máy của NHCT cần bao gồm 11 phòng cụ thể: Phòng kế toán giao dịch, Phòng tài trợ thương mại, Phòng khách hàng số 1, Phòng khách hàng số 2, Khách hàng các nhân, Thông tin điện toán, Phòng tổ chức hành chính, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phòng tổng hợp tiếp thị, Phòng kế toán tài chính.
Chức năng của các phòng như sau:
Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các chức năng giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của nhà nước và của NHCTVN. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.
Phòng tài trợ thương mại: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại các chi nhánh theo quy định của NHCTVN.
Phòng khách hàng số 1: Nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT.
Phòng khách hàng số 2: Nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT.
Phòng khách hàng cá nhân:Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VND & ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT. Quản lý hoạt động của các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch.
Phòng thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của ngân hàng.
Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại ngân hàng theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh toàn ngân hàng.
Phòng tiền tệ kho quỹ: Nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và của NHCT. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
Phòng kiểm tra nội bộ: Là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm đảm bảo theo đúng pháp luật của nhà nước và cơ chế quản lý của ngành.
Phòng tổng hợp tiếp thị: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của ngân hàng.
Phòng kế toán tài chính: Là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực hiện công tác tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ ngân hàng theo đúng qui định của Nhà nước và của NHCT.
2.2.2. Hoạt động kinh doanh của NHCT tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Về hoạt động huy động vốn.
Công tác HĐV luôn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của NH. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì NH cần phải mở rộng hoạt động HĐV. Bởi vì hoạt động của NH là “đi vay để cho vay” do đó công tác HĐV của mỗi NH là hoạt động cơ bản để đánh giá hiệu quả của các chính sách HĐV, cơ cấu HĐV của mỗi NH, bất kỳ NH nào cũng chú trọng đến hoạt động này. Nói cách khác, vốn là phương tiện quyết định năng lực kinh doanh, năng lực tài chính, sự nỗ lực của NH và vốn là hoạt động cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của NH trên thị trường. Ngoài ra, vốn không những là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh của NH.
Nhận thức được điều đó, NHCT đã có nhiều cố gắng trong công việc khơi nguồn vốn huy động. Đây là một trong những công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của NH.
Một mặt, NH thu hút được nguồn vốn tạm thời nhà rỗi trong dân cư tạo thu nhập cho họ, mặt khác lại ổn định mở rộng quy mô tín dụng. Và để có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động đầu tư, cho vay, NH đã thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức và biện pháp HĐV từ mọi nguồn trong và ngoài nước. NH đặc biệt chú trọng tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn thông qua việc phát HĐV kỳ phiếu, trái phiếu tăng tiền gửi và tiền tiết kiệm dài hạn trong dân cư.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHCT
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
I. Huy động vốn
Trong đó: - VNĐ
- Ngoại tệ
3043
2533
510
100
83,24
16,76
3423
2900
523
100
84,72
15,28
4052
3242
810
100
80,01
19.99
1. TG của TCKT
1400
46,00
1700
50,34
2154
53,16
2. TG của Dân cư
Trong đó: - TGTK
- TG kỳ phiếu
1643
1443
200
54,00
47,40
6,6
1723
1550
173
49,66
45,28
4,38
1898
1612
286
46,84
39,78
7,06
(Nguồn: Số liệu phòng tổng hợp)
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động liên tục tăng trong ba năm, năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2004 tổng nguồn vốn huy động bao gồm cả VNĐ và Ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt đến 3043 tỷ đồng.
Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động bao gồm cả VNĐ và Ngoại tệ quy đổi VNĐ đến 31/12/2005 đạt 3423 tỷ đồng, tăng 380 tỷ đồng so với năm 31/12/2004, tốc độ tăng 12,49%.
Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động bao gồm cả VNĐ và Ngoại tệ quy đổi VNĐ đến 31/12/2006 đạt 4052 tỷ đồng, tăng 629 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 18,38%.
Trong đó:
- Vốn huy động bằng VNĐ năm 2004 đạt 2533 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 83,24% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2005 đạt 2900 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 84,72% tổng nguồn vốn huy động, tăng 367 tỷ đồng so với năm 2004. Năm 2006 đạt 3242 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 80,01% tổng nguồn vốn huy động, tăng 342 tỷ đồng so với năm 2005.
- Vốn huy động bằng Ngoại tệ năm 2004 đạt 510 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 16,76% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2005 đạt 523 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 15,28% tổng nguồn vốn huy động, tăng 13 tỷ đồng so năm 2004. Năm 2006 đạt 810 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 19,99% tổng nguồn vốn huy động, tăng 287 tỷ đồng so với năm 2005.
NHCT luôn đổi mới, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn kết hợp với áp dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, từ doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Đồng thời không ngừng áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác thanh toán, giao dịch tiền gửi tiết kiệm.
Đạt được kết quả trên, NHCT đặc biệt chú trọng đổi mới về phong cách phục vụ khách hàng, quan tâm chăm sóc khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, chủ động phục vụ khách hàng tại đơn vị nhất là các đơn vị cá nhân có doanh số hoạt động lớn.
Đẩy mạng hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, kết hợp với các hình thức khuyến mãi nhằm vào mục tiêu huy động vốn, đặc biệt là trong các đợt phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng…nên đã thu hút được khách hàng gửi tiền. Chủ động tiếp cận các đơn vị thuộc các tổ chức chính trị -xã hội, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức tài chính phi Ngân hàng có nguồn thu để thu hút vốn.
Đầu tư cho vay nền kinh tế.
Các NH đều hoạt động dựa trên nguyên tắc đi vay để cho vay do vậy các NHTM nói chung và NHCT nói riêng không những chú trọng đến công tác huy động vốn mà còn đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốn, đặc biệt là công tác tín dụng. Nguồn vốn huy động được cần phải được lưu thông mới sinh ra lợi nhuận cho NH, đồng thời thực hiện nhiệm vụ cung ứng vốn cho nền kinh tế nên thông qua hoạt động đầu tư, cho vay NH cung ứng vốn ra thị trường.
Công tác tín dụng của NHCT ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2002, dư nợ đạt 1670 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,6% tổng dư nợ cho thấy sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, các cá nhân chưa có độ ăn khớp nhịp nhàng nên kết quả vừa không đạt kế hoạch vừa không tương xứng với tiềm năng của NH, cho đến năm 2003 dư nợ của NHCT tăng lên là 2042 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,48% tổng dư nợ, năm 2004 tổng dư nợ đạt 2150, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,6% tổng dư nợ.
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại NHCT
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. Phân theo loại cho vay
- Dư nợ ngắn hạn
1250
58,14
1752
66,19
1627
61,28
- Dư nợ dài hạn
900
41,86
895
33,81
1028
38,72
2. Phân theo thành phần kinh tế
- Dư nợ quốc doanh
1800
83,72
1829
69,10
2105
79,28
- Dư nợ ngoài quốc doanh
350
16,28
818
30,90
550
20,72
3. Nợ quá hạn
10
0,6
8
0,48
10
0,6
Cộng
2150
100
2647
100
2655
100
(Nguồn số liệu phòng tổng hợp)
Qua bảng chỉ tiêu phân theo thành phần kinh tế cho thấy dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh là tương đối ổn định, tăng nhanh qua các năm. Năm 2004 dơ nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh là 1800 tỷ đồng, năm 2005 là 1829 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 29 tỷ đồng, năm 2006 là 2105 tỷ đồng tăng 276 tỷ đồng so với năm 2005. Bên cạnh công tác đầu tư vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh thì các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng được NHCT quan tâm, đầu tư phát triển theo định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhưng việc cho vay này là không ổn định. Năm 2004 dư nợ là 350 tỷ đồng chiếm 16,28% tổng dư nợ, đến năm 2005 lên tới 818 tỷ đồng chiếm 30,90% tổng dư nợ, nhưng đến năm 2006 thì tổng dư nợ giảm xuống chỉ còn 550 tỷ đồng chiếm 20,72% tổng dư nợ. NHCT cần quan tâm hơn nữa đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Hoạt động tín dụng của NHCT đã có sự chuyển biến tích cực về chất, mức độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý và giám sát, cho vay thận trọng, không chạy theo số lượng mà hướng tới một cơ cấu tín dụng cân đối, hợp lý. Chủ động rút dần dư nợ đối với doanh nghiệp yếu kém.
Vốn tín dụng đã được đầu tư có hiệu quả vào các doanh nghiệp, kinh doanh các ngành hàng lương thực thực phẩm, dược phẩm, hoá chất, ngành công nghệ truyền hình, bưu chính viễn thông, điện lực và dịch vụ giao thông vận tải. Cơ cấu khách hàng cũng từng bước được thay đổi, khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa; khách hàng tư nhân tăng lên rõ rệt, làm cho cơ cấu tín dụng bền vững hơn.
2.3. Thực trạng thanh toán điện tử tại NHCT Việt Nam.
2.3.1. Hệ thống thanh toán điện tử VND
Hệ thống thanh toán điện tử VND (gọi tắt là EPS) là chương trình ứng dụng thực hiện các dịch vụ chuyển tiền điện tử VND cho khách hàng trong toàn hệ thống, được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực thanh toán chuyển tiền điện tử đầu tiên trong hệ thống NHTM quốc doanh ở Việt Nam. Nó được nghiên cứu và xây dựng từ những năm 1994, 1995 và chính thức đưa vào triển khai trong toàn hệ thống NHCTVN từ 01/7/1996. Hệ thống EPS thực chất là việc thanh toán liên hàng điện tử được tổ chức thực hiện trong nội bộ hệ thống NHCTVN giữa các chi nhánh ngân hàng tỉnh, thành phố, sở giao dịch, quận, huyện, thị xã, khu vực trực thuộc hệ thống.
Khi mới triển khai, mỗi ngày chỉ có 2-300 chứng từ với 92 đơn vị tham gia, đến năm 2003 mỗi ngày chứng từ đã lên tới 5-7 nghìn, có ngày cao điểm lên tới 10-12 nghìn với 120 đơn vị tham gia. Do đó, thường xuyên xẩy ra tình trạng quá tải hệ thống, nhất là vào giờ cao điểm (từ 14h30 đến 15h30) và những tháng cuối năm dữ liệu đầy, máy chủ thường xuyên bị trục trặc không hoạt động được, tốc độ xử lý còn chậm.
Trước những vấn đề bất cập trên, Ban lãnh đạo NHCTVN đã quyết định thực hiện đổi mới, xây dựng lại hệ thống EPS bằng nội lực của các cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ NHCTVN trên cơ sở những trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có nhằm nâng cao tính an toàn, bảo mật của hệ thống, tăng nhanh tốc độ xử lý giao dịch, mở rộng phạm vi thanh toán, tích hợp với các hệ thống khác và phát triển theo xu hướng hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán. Sau gần một năm tập trung xây dựng, hệ thống đã được triển khai chính thức từ 01/01/2004.
Hệ thống EPS được xây dựng theo mô hình kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung. Các chuyển tiền Đi - Đến được tổ chức kiểm soát và đối chiếu tập trung tại Trung tâm thanh toán (TTTT). Tức là mọi nghiệp vụ thanh toán phát sinh từ ngân hàng phát lệnh và kết thúc tại ngân hàng nhận lệnh đều được hạch toán tập trung tại TTTT. TTTT mở đầy đủ các tài khoản điều chuyển vốn cho từng chi nhánh để hạch toán, đối chiếu và quản lý nguồn vốn trong thanh toán đối với từng chi nhánh. Hàng ngày, các giao dịch chuyển tiền của Đi từ Ngân hàng phát lệnh được chấm dứt theo thời gian quy định đồng thời phải nhận hết chứng từ từ TTTT về, sau đó thực hiện tạo file đối chiếu bao gồm toàn bộ các chứng từ đã chuyển đi và nhận về với TTTT trong ngày để đối chiếu theo từng chứng từ với TTTT. Nếu khớp đúng mới được kết thúc ngày làm việc.
Có thể nói, năm 1996 công cuộc đổi mới kỹ thuật của NHCTVN đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong phong cách làm việc văn minh công nghệ trong ngân hàng. Chỉ sau 6 tháng (tính đến ngày 31/12/1996) 92 chi nhánh NHCTVN đã được thực hiện thống nhất với sự chỉ đạo của NHCTVN, đã chuyển về TTTT 398.682 chứng từ đi và đến, 398 thông điện báo, 600 điện tra soát và 100 tập tin đối chiếu nhanh với doanh số thanh toán là 96.043 tỷ VNĐ, tất cả đều thông suốt và an toàn. Năm 1997 tổng số chứng từ đi và đến là: 984.148, số tiền là: 224.278 tỷ đồng. Năm 2003 tổng số chứng từ đi và đến là: 1.758.630 tăng 179% so với năm 1997, số tiền là: 661.988 tỷ tăng 295% so với năm 1997. Những năm sau đều tăng 30-40% so với năm trước. Thể hiện qua biểu sau:
Bảng 4: Kết quả thực hiện hệ thống TTĐT từ năm 2004-2006
Đơn vị: tỷ đồng
Số TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
1
Uỷ nhiệm chi
673.404
141.249
827.903
191.412
906.093
290.639
2
Uỷ nhiệm thu
32.173
638
34.164
660
34.316
723
3
Séc
14.912
1.698
13.276
1.541
9.728
1.565
4
Ch. tiền nội bộ
38.310
41.273
52.024
67.450
63.327
75.308
5
Giấy nộp tiền
269.947
10.302
334.633
13.957
392.031
17.567
6
Lệnh ĐHV
2.793
42.269
2.696
41.607
2.365
7.436
7
Chuyển vốn ĐH
4.957
49.385
5.765
54.561
5.421
1.025
8
C T về KHNN
10.846
9.013
14.541
2.845
13.640
2.427
Tổng cộng
1.047.342
295.828
1.285.002
374.043
1.426.921
396.690
Nguồn: Trung tâm thanh toán Ngân hàng Công thương Việt Nam
Qua bảng trên cho thấy tốc độ phát triển thanh toán của NHCTVN ngày càng tăng trưởng cả về số món cũng như số tiền, đặc biệt Uỷ nhiệm chi chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán (72%). Điều đó phản ánh phần nào tính ưu việt thanh toán điện tử của NHCT.
Qua biểu trên nhận thấy việc triển khai chương trình thanh toán điện tử của NHCTVN không chỉ nâng cao uy tín đối với khách hàng mà còn nâng cao vị thế của NHCTVN, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán. Đồng thời là tiền đề cho việc mở rộng mạng lưới thanh toán ra ngoài hệ thống dẫn đường cho các Ngân hàng thương mại mở tài khoản lẫn nhau để thực hiện thanh toán thu chi hộ. Việc mở rộng thanh toán song phương với các ngân hàng khác của NHCT mang ý nghĩa lớn ở đây đó là tạo được nguồn vốn lớn trong thanh toán góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của NHCT.
Hệ thống EPS mới xây dựng mô hình tổ chức đối chiếu theo 2 phương thức:
- Đối chiếu tức thời từng chứng từ, đối chiếu hai chiều (bên truyền và bên nhận) đảm bảo các bên cùng giám sát quá trình đối chiếu. Hệ thống tổ chức đối chiếu liên tục 24/24h.
- Đối chiếu tập trung theo kỳ để đảm bảo sự chính xác về số liệu hạch toán giữa các bên tham gia.
Sơ đồ 1: Mô hình tổng thể hệ thống chuyển tiền điện tử NHCTVN
Trung tâm thanh toán NHCTVN
Chi nhánh NHCT A
Chi nhánh NHCT B
PGD, QTK 01
PGD 02
PGD 01
PGD 02
EEPS
,…
,…
IBPS
,…
,…
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức hạch toán
Sơ đồ 3: Sơ đồ xử lý chứng từ đi tại NHPL từ chứng từ giấy
Khách hàng
Kế toán viên
Nhập chứng từ vào KTGD
thành chứng từ TTĐT
Kiểm soát
- K/Soát nghiệp vụ
- Ấn định bút toán
- Chữ ký điện tử
Truyền số liệu về trung tâm thanh toán
- In bảng thống kê, bảng đối chiếu.
- In phục hồi chứng từ khi cần thiết
No
Yes
No
Yes
Sơ đồ 3 cho thấy quy trình luân chuyển chứng từ đã được bỏ bớt qua các khâu trung gian, chứng từ chuyển tiền điện tử được tiếp nhận và xử lý trực tiếp từ các giao dịch viên sau đó chuyển tiếp đến cho các kiểm soát viên.
Kiểm soát viên thực hiện kiểm soát, kiểm soát viên phải nhập lại một số yếu tố cần thiết để đảm bảo sự chính xác giữa chứng từ gốc với chứng từ điện tử trên máy tính. Nếu khớp đúng, chấp nhận ghi ký hiệu mật, chương trình tự động chuyển đi. Ở đây các chứng từ điện tử không cần thiết phải in ra lưu cùng chứng từ gốc.
Quá trình lập và kiểm soát chứng từ điện tử mới đã có bước đổi mới. Khi lập chứng từ, mọi chuyển tiền đều được tiếp nhận và xử lý từ các giao dịch viên, giao dịch viên không phải gõ tên khách hàng trong trường hợp chuyển tiền từ tài khoản nên tránh được sai sót, nhầm lẫn và giảm thời gian lập chứng từ tăng năng suất lao động; chương trình tự động kiểm tra được số dư khách hàng tạo khả năng an toàn trong thanh toán; giao dịch viên được chủ động trong việc thanh toán, thời gian làm việc. Quy trình lập, kiểm soát, luân chuyển chứng từ được tổ chức khoa học, chặt chẽ, chứng từ được rải đều cho các thanh toán viên, khắc phục được tình trạng dồn tắc, ứ đọng chứng từ; tính nhất quán, bảo mật chứng từ được nâng cao; chứng từ được tự động chuyển đi một cách nhanh chóng, giảm thiểu thời gian chuyển tiền của khách hàng.
Sơ đồ 4: Sơ đồ xử lý chứng từ đi tại NHPL từ chứng từ điện tử
Sơ đồ 5: Sơ đồ xử lý chứng từ đến tại trung tâm thanh toán
Ngân hàng nhận lệnh thanh toán
EPS tại CN tự động phân loại chứng từ
Nội bộ
CT đi TT_PGD
Bù trừ ĐT
Các hệ thống #
Sơ đồ 6: Sơ đồ xử lý chứng từ đến tại NHPL
Ngân hàng phát lệnh thanh toán
TTTT xử lý
EPS 999
EPS tại 999 tự động phân loại chứng từ chuyển đến hệ thống thanh toán tương ứng
Nội bộ
Song biên
Liên NH
Hệ thống #
TTTT hạch toán
Nợ TK: ĐCV Ngân hàng phát lệnh
Có TK: ĐCV Ngân hàng nhận lệnh
NH nhận lệnh
Sơ đồ 2, 3, 4 và 5 cho thấy hệ thống EPS mới đã thiết kế cổng giao diện để tự động kết nối với các hệ thống TTĐT khác từ bên ngoài hệ thống chuyển vào hoặc các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin khác trong nội bộ ngân hàng cũng như từ trong hệ thống để đi chuyển tiếp với các hệ thống khác… . Điều này làm tăng nhanh tốc độ xử lý đồng thời đảm bảo sự chính xác cao trong quá trình tổ chức thanh toán, chuyển tiền của hệ thống.
Do không khống chế thời gian truyền nhận, các chi nhánh của NHCT được hoàn toàn chủ động về thời gian giao dịch trong ngày, thời gian giao dịch với khách hàng nhiều hơn, tạo nhiều thuận lợi cho việc thanh toán, giải ngân, chu chuyển vốn của khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHCT. Đồng thời cải thiện thời gian làm việc của CBCNV, không bị áp lực về thời gian, giảm thiểu thời gian làm ngoài giờ…
Hiệu quả nhất là hệ thống đã đáp ứng được mục tiêu mở rộng mạng lưới thanh toán trong và ngoài hệ thống. Chương trình được xử lý tích hợp, tự động cho việc thanh toán song phương với các NHTM khác với khối lượng thanh toán lớn, không tốn kém nhiều nhân lực, nhiều thời gian và ách tắc trong quá trình thanh toán. Đồng thời mở rộng thanh toán trong hệ thống đến các quỹ tiết kiệm và phòng giao dịch.
2.3.2. Hệ thống thanh toán quốc tế và chuyển tiền điện tử ngoại tệ trong hệ thống NHCTVN
Trong những năm trước đây, do hoạt động thanh toán quốc tế của NHCTVN còn chưa phát triển, việc truyền nhận thông tin đối với các giao dịch TTQT giữa NHCTVN với các ngân hàng, các tổ chức tài chính khác và ngược lại đều chủ yếu được thực hiện bằng hình thức gửi thư hoặc thông qua hệ thống TELEX. Đầu năm 1995, để đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động TTQT của toàn hệ thống, NHCTVN đã tham gia vào hệ thống thanh toán viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Đây là một hệ thống thanh toán cho phép các ngân hàng có thể gửi và nhận các bức điện liên quan trong giao dịch TTQT một cách nhanh chóng, trực tiếp và đảm bảo an toàn bằng cách sử dụng các mẫu điện được quy định cho từng loại nghiệp vụ cụ thể. Tham gia vào hệ thống thanh toán này mỗi ngân hàng được cung cấp một mã nhận dạng riêng để thực hiện giao dịch (gọi là SWIFTCODE), trong đó quy định hội sở chính của ngân hàng sẽ bao gồm 8 ký tự, các chi nhánh thành viên gồm 11 ký tự. Ví dụ SWIFTCODE của NHCTVN là ICBVVNVX, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm là ICBVVNVX122, NHCT Đà Nẵng là ICBVVNVX480 … Hiện nay có thể nói 95% số lượng các bức điện sử dụng trong giao dịch TTQT của NHCTVN đã được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT. Hình thức TELEX và gửi đường thư thường dùng trong trường hợp các ngân hàng chưa tham gia vào hệ thống SWIFT.
Tại hội sở chính NHCTVN, bộ phận SWIFT được bố trí thành một tổ độc lập trực thuộc Tổng giám đốc NHCTVN. Hiện nay mọi giao dịch TTQT chuyển đi và nhận đến của hệ thống NHCTVN với các ngân hàng khác trong nước và nước ngoài, trừ các giao dịch phát sinh từ TKTG ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam liên quan đến các khoản chuyển tiền cho khách hàng trong hệ thống NHCT vẫn được NHNTVN thực hiện giao nhận bằng cách trả báo có vào ngày làm việc hôm sau, còn lại đều được gửi và nhận thông qua hệ thống SWIFT. Để tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy nhanh chóng tốc độ giao dịch, thanh toán của các chi nhánh NHCT trong hoạt động TTQT, Ban lãnh đạo NHCTVN đã cho đăng ký SWIFT giao dịch của tất cả các chi nhánh thực hiện TTQT với các ngân hàng trên thế giới từ năm 2001.
2.3.3. Thanh toán trong hệ thống hiện đại hoá ngân hàng (INCAS)
Tháng 11/2003, NHCTVN chính thức triển khai hệ thống INCAS (giai đoạn 1) trong khuôn khổ dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán. Xây dựng các hệ thống thông tin quản lý quan hệ khách hàng và hệ thống quản lý nội bộ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ mới.
Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, đảm bảo sự phát triển lâu dài và hội nhập quốc tế của NHCT. Từng bước xây dựng hệ thống các sản phẩm dịch vụ tập trung vào khách hàng, đa dạng hoá các kênh phân phối sử dụng công nghệ mới. Đảm bảo quản lý và xử lý tập trung giao dịch khách hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý đáp ứng yêu cầu phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng theo khách hàng/nhóm khách hàng/đơn vị quản lý của ngân hàng, kiểm soát rủi ro…
Sơ đồ 7: Mô hình tổ chức và chức năng mới
Sơ đồ 8: Mô hình sàn giao dịch
Hệ thống tập trung xây dựng một số nội dung nghiệp vụ sau:
- Tiền gửi
- Cho vay
- Tài trợ thương mại
- Chuyển tiền
- Ngân quỹ
- Nghiệp vụ khác
* Nghiệp vụ tiền gửi: Định ra và triển khai các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng, theo dõi phân tích đánh giá các nguồn tiền gửi để có kế hoạch kịp thời cho việc sử dụng vốn.
* Nghiệp vụ cho vay: Thiết kế một hệ thống có các chức năng Thực hiện các nghiệp vụ cho vay; tạo sản phẩm và khai báo tham số để theo dõi món vay, phân tích quản lý các món vay theo khách hàng, ngành nghề, sản phẩm vay; theo dõi các món vay; lập báo cáo; trích lập phòng ngừa rủi ro.
* Nghiệp vụ tài trợ thương mại: Xây dựng một hệ thống tích hợp, là module thực hiện việc tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh của hệ thống NHCTVN.
* Nghiệp vụ chuyển tiền: Xây dựng một hệ thống đảm bảo các hoạt động chuyển tiền của NHCTVN trong và ngoài nước thông qua giao diện với SWIFT và hệ thống thanh toán liên ngân hàng của NHNN. Đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ hiện tại của NHCTVN. Tổ chức thực hiện và duy trì các loại hình dịch vụ thanh toán: kiều hối, nhờ thu, séc du lịch… theo đúng các chuẩn quốc tế mà các ngân hàng hiện đại trên thế giới thực hiện.
* Nghiệp vụ Ngân quỹ: Nghiệp vụ ngân quỹ (Treasury) là nghiệp vụ đầu tư và quản lý các nghiệp vụ trên thị trường mở, thị trờng liên ngân hàng và các nghiệp vụ mua bán, kinh doanh ngoại tệ. Hệ thống xây dựng bao gồm: Xử lý giao dịch; quản lý rủi ro; xử lý thanh toán (Back office); hạch toán kế toán; tham số; vấn tin; báo cáo; hỗ trợ đặt kế hoạch, ra quyết định và quản lý hồ sơ thông tin khách hàng (CIF).
* Nghiệp vụ khác: Bao gồm các chức năng: kinh doanh, đại lý bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ; dịch vụ két; kinh doanh chứng khoán và uỷ thác đầu tư; dịch vụ tiền lương, thu thuế và các hoạt động khác.
2.3.4.Tình hình thực hiện thanh toán thẻ điện tử tại NHCTVN
* Sản phẩm và dịch vụ thẻ điện tử do NHCTVN phát hành
- Hệ thống ATM: sản phẩm này cung cấp cho khách hàng dịch vụ rút tiền mặt hoặc sử dụng các dịch vụ khác thông qua hệ thống ATM của NHCTVN.
- Thẻ tín dụng: thẻ do các NHTM là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế phát hành trên cơ sở tín chấp hoặc thế chấp bằng chứng từ có giá. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền bằng hàng hoá dịch vụ trong phạm vi hạn mức tín dụng của mình được ngân hàng phát hành thẻ cấp.
* Các loại thẻ NHCTVN chấp nhận thanh toán
- Thẻ do các ngân hàng nội địa phát hành
+ Thẻ VISA
+ Thẻ MASTER
+ Thẻ ATM của NHCTVN phát hành
+ Thẻ tiền lẻ của NHCTVN phát hành
- Thẻ do các ngân hàng nước ngoài phát hành
+ Thẻ VISA
+ Thẻ MASTER
* Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ
a. Hệ thống ATM
Tháng 10 năm 2001, NHCTVN là ngân hàng đầu tiên đưa hệ thống giao dịch tự động (ATM) đi vào hoạt động tại Việt Nam.
Giai đoạn đầu, các máy ATM được triển khai tại Hà Nội, sau đó đến thành phố Hồ Chí Minh. Sang năm 2002, NHCTVN triển khai mở rộng tại Đà Nẵng và Hải Phòng. Đến tháng 3/2004 mạng lưới ATM đã mở rộng tại các tỉnh lớn như Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Bình, Khánh Hoà, Cần Thơ, Bình Dương. Các dịch vụ hệ thống ATM hiện cung cấp bao gồm: Dịch vụ rút tiền mặt, dịch vụ vấn tin số dư, dịch vụ vấn tin giao dịch, dịch vụ đổi PIN, dịch vụ thanh toán hoá đơn, chuyển khoản và chuyển lương cho doanh nghiệp. Việc ra đời hệ thống ATM đã góp phần tạo dựng hình ảnh của NHCTVN là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ. Khách hàng được tiếp cận, sử dụng công nghệ, phương tiện hiện đại, được đáp ứng các nhu cầu giao dịch với ngân hàng mà không bị hạn chế về thời gia._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0373.doc